1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG MỎ ĐẤT HIẾM YÊN PHÚ

177 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Mỏ Đất Hiếm Yên Phú
Trường học Trung tâm Khoa học Công nghệ Mỏ và Môi trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Yên Bái
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 9,86 MB

Nội dung

Do đó cơng ty tiến hành lập hồ sơ xin gia hạn GPKTKS và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản gia hạn số 134/GP-BTNMT ngày 06/08/2021 cho Cơng ty Cổ phần

Trang 1

BÁO CÁO

ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

MỎ ĐẤT HIẾM YÊN PHÚ

(Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ đất hiếm

Yên Phú, Xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”)

Yên Bái, 2023

Trang 3

M ỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 3

1 Tên chủ cơ sở 3

2 Tên cơ sở 3

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở 6

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 6

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 7

3.3 Sản phẩm của cơ sở 13

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 14

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở 14

4.2 Nhu cầu cấp điện, cấp nước của cơ sở 15

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 18

5.1 Đặc điểm tự nhiên 18

5.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án 18

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 22

2.1 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 22

2.2 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 22

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 23

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 25

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 25

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 48

3.3 Các công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 53

Chất thải rắn được thu gom và lưu trữ theo từng loại: chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp 54

3.3.1 Quặng đuôi thải, bùn thải 54

Trang 4

3.3.2 Đối với chất thải rắn sinh hoạt 54

3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 55

3.4 Các công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 55

3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 57

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 58

3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 68

3.9 Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp 70

3.10 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường 70

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 72

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 72

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 72

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa: 72

4.1.3 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải: Không xả thải 72

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải 72

4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải 72

4.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa: 2.000 m3/giờ 72

4.2.3 Dòng khí thải: 01 dòng 72

4.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 72

4.2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải: 73

4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 73

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 76

5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ năm 2022 76

5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ năm 2023 80

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 89

6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án: 89

6.2 Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 92

6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 92

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 93

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 96

Trang 5

8.1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường 96 8.2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 96

Trang 6

DANH M ỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 7

DANH M ỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tọa độ khép góc khu vực mỏ 3

Bảng 1.2 Nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất sử dụng cho cơ sở 14

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các công trình bảo vệ môi trường của Mỏ và nhà máy 23

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của bể tự hoại khu vực văn phòng 33

Bảng 3.3 Định mức tiêu hao năng lượng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 40

Bảng 3.4 Bảng thông số kích thước hồ thải quặng đuôi 41

Bảng 3.5 Bảng thông số kích thước đập chắn 41

Bảng 3.6 Thông số của hố lắng khai trường khai thác 45

Bảng 3.7 Thông số của hồ lắng ngoài khai trường khai thác 45

Bảng 3.8 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 46

Bảng 3 9 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải lò sấy quặng 49

Bảng 3.10 Nhu cầu điện năng, nước và hóa chất cho vận hành hệ thống xử lý khí thải nồi hơi 52

Bảng 3.11 Bảng tổng hợp khối lượng chất thải nguy hại của cơ sở 56

Bảng 3.12 Các hạng mục công trình thay đổi so với ĐTM 68

Bảng 4.2 Bảng giá trị giới hạn nồng độ các chất các ô nhiễm sau xử lý của khí thải trước khi xả thải ra môi trường 73

Bảng 5.1 Kết quả quan trắc nước mặt năm 2022 76

Bảng 5.2 Kết quả quan trắc nước ngầm năm 2022 77

Bảng 5.3 Kết quả quan trắc không khí xung quanh năm 2022 78

Bảng 5.4 Kết quả quan mẫu đất 2022 79

Bảng 5 5 Kết quả quan trắc nước mặt năm 2023 80

Bảng 5.6 Kết quả quan trắc không khí xung quanh năm 2023 80

Bảng 5.7 Kết quả quan mẫu đất 2023 81

Bảng 5.8 Bảng tổng hợp giá trị quan trắc giám sát môi trường liều gamma 82

Bảng 5.9 Bảng tổng hợp liều hiệu dụng các vị trí giám sát môi trường khí phóng xạ 84

Bảng 5.10 Bảng kết quả quan trắc các nhân phóng xạ trong mẫu sol khí 85

Bảng 5.11 Bảng kết quả phân tích mẫu đất 86

Bảng 5.12 Bảng kết quả quan trắc hoạt độ các nhân phóng xạ và tổng hoạt độ alpha, beta trong nước 87

Bảng 5.13 Bảng kết quả quan trắc nồng độ radon, thoron trong nước 88

Trang 8

DANH M ỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Vị trí khu vực trên bản đồ vệ tinh 4

Hình 1.2 Sơ đồ khu vực cơ sở 5

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác quặng đất hiếm 8

Hình 1.4 Quặng nguyên khai tại khai trường 11

Hình 1.5 Đập thô, bunke rót quặng nguyên khai vào băng tải 11

Hình 1.6 Tuyến băng tải vận chuyển quặng nguyên khai về nhà máy tuyển 11

Hình 1.7 Hình ảnh một số loại nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất phục vụ sản xuất của cơ sở 14

Hình 1.8 Sơ đồ cân bằng nước nhà máy 17

Hình 1.9 Hình ảnh bể nước tuần hoàn 18

Hình 1 10 Hiện trạng khu vực khai thác của mỏ 19

Hình 1.11 Hình ảnh khu vực văn phòng và nhà ở cán bộ 20

Hình 1.12 Mặt bằng khu vực nhà máy tuyển của Cơ sở 21

Hình 3 1 Hình ảnh sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực mặt bằng sân công nghiệp 25

Hình 3.2 Hình ảnh rãnh thoát nước khu vực bãi thải 27

Hình 3.3 Ao tự nhiên ngoài khu vực ranh giới cơ sở 27

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khai trường khai thác 28

Hình 3.5 Hướng thoát nước khu mỏ 29

Hình 3.6 Hình rãnh rãnh, hố ga, ao lắng nước mưa phía Đông khai trường 30

Hình 3 7 Hình ảnh rãnh thu nước mưa dọc tuyến đường và hệ thống cống hố ga thu, thoát nước 30

Hình 3.8 Sơ đồ thu gom thoát nước thải 31

Hình 3.9 Sơ đồ thu gom nước kèm thải quặng đuôi 31

Hình 3.10 Mô hình bể tự hoại 33

Hình 3.11 Hình ảnh trạm xử lý nước thải sinh hoạt 39

Hình 3 12 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải xưởng tuyển 42

Hình 3.13 Hình ảnh hồ thải quặng đuôi 44

Hình 3.14 Hình ảnh bể lắng khu vực sân quặng sắt 44

Hình 3.15 Hình ảnh thùng chứa thải quặng đuôi đặt tại cos 90 44

Hình 3.16 Sơ đồ thoát nước mưa 45

Trang 9

Hình 3.17 Sơ đồ xử lý khí thải 48 Hình 3.18 Hình ảnh cây xanh 53 Hình 3 19 Hình ảnh bãi thải rắn 54 Hình 3.20 Hình ảnh kho lưu giữ chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại của cơ

sở 55

Hình 3.21 Hình ảnh kho chất thải nguy hại 57

Trang 10

M Ở ĐẦU

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương là chủ đầu tư cơ sở Mỏ đất hiếm Yên Phú (Dự án “Khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ đất hiếm Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”) Công ty đã được đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án theo Quyết định số 856/QĐ-BTNMT ngày 13/05/2011 Đến ngày 13/06/2013, Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 927/GP-BTNMT với tổng trữ lượng khai thác là 1.894.617 tấn quặng (tương ứng 23.569 tấn tổng oxit đất hiếm TR2O3 và 259.615 tấn tinh quặng sắt 60% Fe) trên diện tích là 6,24ha, thời hạn khai thác là 8 năm Tuy nhiên, đến năm 2021 Công ty vẫn chưa thực hiện khai thác hết phần trữ lượng theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 927/GP-BTNMT Do đó công ty tiến hành lập hồ sơ xin gia hạn GPKTKS và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 134/GP-BTNMT ngày 06/08/2021 cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương được tiếp tục khai thác quặng đất hiếm bằng phương pháp lộ thiên tại khu vực Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đến ngày 13/07/2028

Loại hình dự án: Khai thác và chế biến khoáng sản

Ngày 30/09/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2262/GP-UBND cho phép Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Dương được xả nước thải từ Xưởng tuyển quặng đất hiếm tại mỏ đất hiếm Yên Phú vào nguồn tiếp nhận là suối Ngòi Thia

Năm 2021, Công ty tiến hành lập kế hoạch vận hành thử nghiệm gửi Sở TNMT tỉnh Yên Bái Tuy nhiên, sau khi Sở TNMT Yên Bái đi kiểm tra, dự án không đủ điều kiện để VHTN theo quy định Công ty cũng đã khắc phục các tồn tại theo biên bản kiểm tra của Sở TNMT Yên Bái

Mỏ đất hiếm Yên Phú (Dự án “Khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ đất

hiếm Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”) thuộc loại hình sản

suất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định

tại mục số 1, Cột 3, Phụ lục II, phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của

Luật bảo vệ môi trường

Căn cứ số thứ tự 3, Phụ lục III – Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao

Trang 11

Căn cứ Khoản 2, Điều 39 và điểm a, Khoản 1, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 Cơ sở thuộc đối tượng phải lập Giấy phép môi trường

trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép

Mẫu báo cáo theo Phụ lục X, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số

08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp

lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự

án nhóm I hoặc nhóm II)

Trang 12

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 Tên chủ cơ sở

thành phố Hà Nội, Việt Nam

0101292119 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu, ngày 03/09/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 15, ngày 13/10/2021

2 Tên cơ sở

“Mỏ đất hiếm Yên Phú”

(Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ

đất hiếm Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”)

- Địa điểm cơ sở: Khu vực mỏ đất hiếm Yên Phú thuộc địa phận xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có diện tích khu vực khai thác là 6,24ha được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ xác định như sau:

Trang 13

Hình 1.1 Vị trí Mỏ đất Hiếm trên bản đồ vệ tinh

Ranh giới khu vực thuê đất

Ranh giới khu khai thác

Trang 14

Hình 1.2 Vị trí một số các hạng mục công trình của Mỏ đất hiếm

Hồ thải quặng đuôi số 2

Hồ thải quặng đuôi số 3

Trang 15

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng: Giấy phép xây dựng số

37/2017/GPXD của Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên ngày 08/06/2017

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 927/GP-BTNMT ngày 13/6/2013 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 134/GP-BTNMT ngày 06/8/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Giấy chứng nhận số 99/TD-PCCC về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy

và chữa cháy ngày 10/11/2017 của Phòng cảnh sát PCCC và CNCH;

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 1373/GP-UBND ngày 30/07/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái;

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 89/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

môi trường, các giấy phép môi trường thành phần

+ Quyết định số 856/QĐ-BTNMT ngày 13/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ đất hiếm Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”; + Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2262/GP-UBND ngày 30/09/2020 cho phép xả nước thải sau hệ thống xử lý tự chảy theo ống thoát nước xả ra ven bờ Ngòi Thia với lưu lượng 280 m3/ngày đêm

Tổng mức đầu tư của dự án: 142.534.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi hai

tỷ năm trăm ba mươi tư triệu đồng)

Căn cứ điểm e, khoản 2, điều 8 và căn cứ khoản 1, điều 9 của Luật đầu tư công số 39/QH 14 ngày 13/06/2019

→ Dự án nhóm B phân loại theo tiêu chí quy định của pháp Luật về đầu tư công

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

a Công suất khai thác

- Diện tích khu vực khai thác: 6,24 ha;

Trang 16

- Phương pháp khai thác: lộ thiên;

- Độ cao khai thác: đến mức +35 m;

- Trữ lượng được phép khai thác:

+ Trữ lượng địa chất 2.219.427 tấn đất quặng (tương ứng 27.681 tấn tổng ôxít đất hiếm TR2O3, 295.792 tấn tinh quặng sắt 60% Fe);

+ Trữ lượng khai thác 1.894.617 tấn đất quặng (tương ứng 23.569 tấn tổng ôxít đất hiếm TR2O3, 259.615 tấn tinh quặng sắt 60% Fe);

- Công suất được phép khai thác:

- Năm thứ 1 (XDCB mỏ): 44.565 tấn đất quặng (tương ứng 554 tấn tổng

ô xít đất hiếm TR2O3, 6.110 tấn tinh quặng sắt 60% Fe);

- Năm thứ 2 đến năm thứ 8: 261.670 tấn đất quặng/năm (tương ứng 3.255 tấn tổng ôxít đất hiếm TR2O3/năm, 35.875 tấn tinh quặng sắt 60% Fe/năm);

- Năm thứ 9: 18.362 tấn đất quặng (tương ứng 230 tấn tổng ô xít đất hiếm

TR2O3, 2.380 tấn tinh quặng sắt 60% Fe)

(Theo giấy phép khai thác khoáng sản số 927/GP-BTNMT ngày 13/06/2013)

b Công suất nhà máy chế biến

- Công suất chế biến tinh quặng đất hiếm có hàm lượng 30%: 3.255 tấn/năm

- Công suất chế biến tinh quặng sắt có hàm lượng 60%: 35.875 tấn/ năm

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Công nghệ sản xuất của cơ sở bao gồm 02 công đoạn chính: khai thác quặng đất hiếm và tuyển quặng đất hiếm

a Công nghệ khai thác quặng đất hiếm

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương khai thác quặng đất hiếm bằng phương pháp lộ thiên, không tiến hành nổ mìn Quặng được khai thác bằng máy

xúc thủy lực gầu ngược kết hợp với ô tô tự đổ

Trang 17

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác quặng đất hiếm

Mở vỉa:

- Mở tuyến hào mở vỉa men theo sườn núi phía Tây Bắc của thân quặng 1 lên cos+115m và áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp cho phần thân quặng nằm trên mực xâm thực địa phương và áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc hai bờ công tác cho phần thân quặng nằm dưới mực xâm thực địa phương

- Đường được thi công bằng máy xúc và máy gạt, đất đào một phần được chuyển sang khu vực đắp nền, phần còn lại được đổ sang sườn núi

- Sau khi đã có tuyến đường tiến hành thi công bạt ngọn từ cos +135m xuống cos+125m, tạo bãi xúc ban đầu ở cos +115 m Quá trình thi công bạt ngọn được thực hiện bằng máy xúc, máy gạt kết hợp với ô tô tự đổ, bãi xúc được tạo ra phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các thiết bị làm việc an toàn và đạt công suất khai thác

Bốc xúc, vận chuyển đất đá thải tại khai trường bằng ô tô

Bốc xúc, vận chuyển quặng nguyên khai tại khai trường bằng

ô tô

Bụi, khí

Vận chuyển bằng ô

tô đi đổ thải Vận chuyển bằng băng tải

Bãi thải đất đá Xưởng tuyển

Trang 18

- Đất phủ và đá kẹp được chuyển về bãi thải đất đá, quặng thu hồi sẽ được chở về bãi chứa quặng tạm thời Sau khi tạo diện xúc ban đầu tiến hành khai thác

mỏ theo trình tự thi công như sau:

+ Đất phủ: Đất phủ và đất kẹp sẽ được máy gạt và máy xúc chất tải lên ô tô

tự đổ vận chuyển về bãi thải đất đá

+ Quặng đất hiếm: quặng được khai thác bằng máy xúc thủy lực gầu ngược

kết hợp với ô tô tự đổ Máy xúc đứng đứng ở phân tầng trung gian xúc quặng ở gương trên và dưới mức máy đứng chất tải trực tiếp lên ô tô Quặng đất hiếm sẽ được vận tải trực tiếp về bãi trộn liệu trung hòa hàm lượng tại khai trường sau đó cấp về bunke vận chuyển bằng băng tải về xưởng tuyển Sau đó lần lượt thi công từng tầng cho đến hết biên giới mỏ theo biện pháp thi công như trên

- Quá trình khai thác mỏ được chia làm hai thời kỳ:

+ Thời kỳ đầu: Khai thác trên cos+85m, áp dụng hệ thống khai thác theo lớp bằng kết hợp lớp xiên, vận tải trực tiếp

+ Thời kỳ sau: Khi mỏ khai thác hết quặng đến cos +85m thì phần diện tích

đã khai thác phía Đông sẽ được sử dụng làm bãi thải trong Tiến hành khai thác các khối quặng nằm dưới cos +85m áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc hai

- Trình tự khai thác đối với các tầng xuống sâu (từ mức +60m trở xuống): Tiến hành khai thác từ hướng Tây Bắc về hướng Đông Nam Ban đầu tiến hành đào khu vực hố bơm khu vực phía Tây Bắc sau đó mở rộng dần về hướng Đông Nam

- Khai thác thân quặng 1 trước từ cos + 135m xuống tới cos + 85m sẽ tiến hành

mở vỉa chuẩn bị khai thác đối với thân quặng 2 Từ năm khai thác thứ 5 sẽ tiến hành khai thác song song cả hai thân quặng 1 và 2

Hệ thống khai thác:

Để phù hợp với phương án mở vỉa, thiết kế khai thác mỏ theo phương pháp khai thác hỗn hợp không có khoan nổ mìn (do đất đá và quặng có độ cứng trung bình f < 4): áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng kết hợp lớp xiên, vận tải trực tiếp cho phần thân quặng nằm trên mực xâm thực địa phương và áp dụng

Trang 19

hệ thống khai thác xuống sâu dọc hai bờ công tác cho phần thân quặng nằm dưới mực xâm thực địa phương Hệ thống khai thác này có khả năng cơ giới hoá cao, khi cần thiết có thể nâng công suất mỏ một cách dễ dàng

Các thông số hệ thống khai thác:

- Chiều cao tầng khai thác : ht = 5

+ Chiều cao phân tầng trên : hpt1 = 3,0m

+ Chiều cao phân tầng dưới : hpt2 = 2,0m

Công tác vận tải trong mỏ:

- Tổng khối lượng vận tải hàng năm của mỏ khi đạt công suất thiết kế là: 420.395 tấn (tương ứng 196.425 m3), cung độ vận tải trung bình: 900m

Vị trí, thông số và dung tích bãi thải:

Bãi thải rắn với tổng diện tích 30.000 m2 nằm ở phía Đông Nam khu vực khai thác:

- Xây dựng đập chắn bãi thải đất đá: Xây dựng đập rọ đá để ngăn không cho đất đá thải đã đổ trên bãi thải tràn xuống phía bãi thải quặng đuôi phía dưới, mà chỉ để cho nước mưa chảy qua Đập xây dựng cao 5m từ cos +75m đến cos +80m, phía hạ lưu được xếp bằng các rọ đá hộc kích thước 1x1x2m, phía thượng lưu đổ sạn sỏi, cát và đất sét

Trang 20

Hình 1.4 Quặng nguyên khai tại khai trường

Hình 1.5 Đập thô, bunke rót quặng nguyên khai vào băng tải

Hình 1.6 Tuyến băng tải vận chuyển quặng nguyên khai về nhà máy tuyển

Trang 21

b Công nghệ tuyển quặng đất hiếm

Hình 1.4 Quy trình công nghệ tuyển đất hiếm của cở sở

Quặng nguyên khai được gia công đập, sàng phân đoạn để giảm kích thước tới d ≤ 20 mm tại khai trường, sau đó được vận chuyển bằng băng tải sang khu vực nhà máy tuyển Trước tiên, quặng nguyên khai đã được gia công tới d ≤ 20

mm được chứa vào bunke quặng đầu Tiếp theo được cấp liệu bằng băng tải định

Quặng đầu nguyên khai

Đập - 20 mm

Quặng tinh sắt

Tuyển nổi chính đất hiếm

Bọt vét Khuấy

Hồ chứa Quặng đuôi

Tuyển tinh 1 Tuyển vét đất hiếm

Trung gian Tuyển tinh 2, 3

Quặng tinh đất hiếm

Trang 22

lượng 40 tấn/h vào máy rửa đánh tơi - sàng tang quay để làm tơi bằng nước và phân cấp hạt 3 mm Cấp hạt > 3 mm được chuyển bằng băng tải lên cấp liệu vào máy nghiền bi, trong khi cấp hạt ≤ 3mm được bơm lên phân cấp xyclon để phân cấp d = 0,30 mm Cấp hạt > 0,30 mm là sản phẩm cát xyclon được cấp liệu vào máy nghiền bi để nghiền cùng với cấp hạt > 3 mm của sàng quay đánh tơi

Cát quặng sau nghiền bi được bơm lên phân cấp xyclon để phân cấp tách cỡ hạt > 0,30 mm cho quay lại máy nghiền Các sản phẩm bùn tràn xyclon có cỡ hạt

≤ 0,30 mm được chuyển vào máy tuyển từ ướt dạng tang quay để tách và thu hồi quặng tinh sắt manhetit

Sản phẩm không có từ tính sau công đoạn tuyển từ được bơm vào phân cấp xyclon để phân cấp hạt 0,074 mm sản phẩm bùn tràn xyclon có độ mịn ~ 90 % cấp ≤0,074 mm được bơm vào hệ thiết bị cô đặc để thách bớt nước, sau đó chuyển vào thùng khuấy tiếp xúc với các hóa chất thuốc tuyển gồm: Na2CO3: 1500 g/t, Thủy tinh lỏng: 1000 g/t, Lignin: 500 g/t, Hồ tinh bột: 370 g/t, Berol (axit béo kỹ thuật): 500 g/t, sau đó chuyển vào máy tuyển nổi thô đất hiếm, tiếp đó bùn quặng trong ngăn máy tuyển nổi thô được chuyển sang công đoạn 3 lần tuyển nổi vét đất hiếm Các sản phẩm bọt tuyển nổi vét đất hiếm được tuần hoàn trở lại khâu tuyển nổi thô đất hiếm và tuyển nổi vét phía trước nó Sản phẩm bọt tuyển nổi thô được chuyển vào khâu tuyển tinh 3 lần để lấy ra quặng tinh đất hiếm có hàm lượng ~

20 % TREO Bùn quặng trong các ngăn máy tuyển tinh là sản phẩm trung gian được quay vòng tuần hoàn vào khâu tuyển nổi thô đất hiếm và các khâu tuyển tinh phía trước Bùn quặng máy tuyển nổi vét là quặng thải được bơm lên bãi thải rắn, phần quặng đuôi được giữ lại trên bề mặt thải, phần nước theo địa hình thu về hồ thải quặng đuôi (03 hồ) và sử dụng tuần hoàn lại cho nhà máy

Sản phẩm bọt tuyển nổi được bơm lên bể cô đặc để tách bớt nước, sau đó chuyển vào máy lọc ép khung bản để tách nước Tiếp đó được cấp vào máy sấy tang quay để làm khô sau đó đóng bao để chuyển vào cất giữ trong kho Khí thải

từ lò sấy tang quay được xử lý bằng hệ thống xyclon khí và buồng thu bụi có phun nước để làm sạch khí thải và thu hồi bột quặng tinh đất hiếm trước khi hòa vào môi trường không khí

Trang 23

Ngu ồn: Theo Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung

cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở

Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho cơ sở được thống kê như sau:

Bảng 1.2 Nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất sử dụng cho cơ sở

TT Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất Đơn vị tính lượng/năm Khối Công đoạn

Trang 24

4.2 Nhu cầu cấp điện, cấp nước của cơ sở

4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở

Theo thống kê của cơ sở năm 2022, tổng nhu cầu sử dụng điện của cơ sở khi hoạt động tối đa công suất là 5.605.331 kWh/năm

* Nguồn cấp điện

Mỏ đã có trạm biến áp 3200KVA đặt ở cos +101 m, diện tích trạm khoảng 20m2, Nhà cấp 4 có mái che lợp tôn Quanh trạm biến áp lập hàng rào B40, cao

2,0 mét

4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

Nhu cầu sử dụng nước tại mỏ đất hiếm chủ yếu là nước cho quá trình sản xuất và sinh hoạt

* Cấp nước sinh hoạt, ăn uống:

- Tổng số lao động tại mỏ và nhà máy chế biến khoảng 70 người

Hiện tại, Cơ sở có khoảng 70 cán bộ công nhân viên chủ yếu là lao động địa

phương

Nước sinh hoạt được lấy từ 02 giếng khoan (giếng G1 và giếng G3) với vị trí tọa độ, lưu lượng và chế độ khai thác như sau:

Số hiệu giếng Tọa độ (VN2000, kinh tuyến trục 104 o 45’, múi chiếu 3 o ) Lưu lượng

m 3 /ngày thác giờ/ngày Chế độ khai

* Cấp nước cho sản xuất bao gồm:

Nguồn nước cấp cho quá trình sản xuất bao gồm 2 nguồn: Nguồn nước cấp mới và nguồn nước tuần hoàn lại Với tổng nhu cầu cấp vào cho quá trình tuyển

là 980 m3/ngày đêm trong đó cấp mới từ suối Ngòi Thia là 260 m3/ngày đêm,

nước tuần hoàn từ quá trình sản xuất là 720 m3/ngày đêm

+ Nguồn nước cấp mới chính là nguồn nước Công ty lập hồ sơ xin phép khai thác tại suối Ngòi Thia Nguồn nước được bơm bằng 02 máy bơm có công suất động cơ 37KW đặt cạnh bờ suối về và chứa tại bể chứa có dung tích 50m3 (bể trung chuyển) đặt tại khu vực bãi tuyển quặng sắt sau đó bơm lên bể chứa nước tuần hoàn dung tích khoảng V=820m3 Lượng nước khai thác cung cấp cho các khâu công

Trang 25

nghệ như: đánh tơi quặng, các khâu tuyển nổi và pha chế thuốc tuyển Nước từ bể tuần hoàn được phân nhánh cung cấp cho các quá trình tuyển khác nhau

+ Nguồn nước tuần hoàn lại chủ yếu là nước tuần hoàn từ quá trình tuyển quặng, nước cùng bùn thải sau quá trình tuyển sẽ được thu gom lại các bãi thải quặng đuôi, nước được bơm ngược lại bể chứa nước tái tuần hoàn sau đó tái sử dụng phục cho các quá trình chế biến và tuyển tinh quặng

Trang 26

Hình 1.8 Sơ đồ cân bằng nước nhà máy

Trang 27

Hình 1.9 Hình ảnh bể nước tuần hoàn

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Mỏ và xưởng tuyển khai thác chế biến quặng đất hiếm Yên Phú,

thuộc địa phận xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cách thị trấn Mậu A khoảng 20km về phía Đông Nam

Địa hình: Khu vực có địa hình đồi núi với địa hình độ cao tuyệt đối từ 100 –

890m, cao nhất là núi Bốc (cao 1165m) Nhìn chung địa hình có độ cao tăng dần Đông sang Tây

Hệ thống giao thông: giao thông trong khu vực tương đối thuận tiện, mỏ nằm

cách thị trấn trung tâm huyện Văn Yên khảng 15km và cách thành phố Yên Bái khoảng 40km Công ty cũng đã tiến hành nâng cấp tuyến đường dân sinh cạnh khu vực dự án

Sông suối: Tại khu vực mỏ đất hiếm Yên Phú có suối Ngòi Thia chảy qua

cách mỏ khoảng 300m về phía Tây Nam, cách hồ thải quặng đuôi 40m về phía Tây Nam Suối Ngòi Thia là một phụ lưu cấp 1 của sông Hồng, chảy ở các huyện phía Tây tỉnh Yên Bái Suối Ngòi Thia được bắt nguồn từ hợp lưu nhiều suối ở vùng núi huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái trong đó dòng lớn nhất là “Nậm Tia”,

từ phía Tây của xã Xả Hồ và xã Hát Lìu đổ về

Mỏ đất hiếm và nhà máy chế biến quặng đất hiếm Yên Phú thuộc xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cách thị trấn Mậu A khoảng 20km về phía Đông Nam Bao gồm các hạng mục công trình:

Bể chứa nước tuần hoàn

Bể chứa nước tuần hoàn

Đường ống cấp nước từ Ngòi Thia

Bể chứa nước sinh hoạt

Trang 28

- Khu vực khai thác với diện tích là 6,24 ha

- Khu vực Xưởng tuyển quặng và văn phòng điều hành mỏ khoảng: 21,39ha

- Khu vực bãi thải đất đá: 3,0 ha

- Hồ thải quặng đuôi: 2,9ha

- Tuyến đường vận tải mỏ và đất lưu không khoảng 8,59ha

❖ Khu vực khai thác (diện tích 6,24 ha)

Hiện nay, khu vực khai thác đã khai thác đến cost +110m Bên trong khai trường bố trí máy đập hàm trước khi qua băng tải về xưởng nghiền tinh

Hình 1.10 Hiện trạng khu vực khai thác của mỏ

❖ Khu vực văn phòng và nhà ở cán bộ

Tại khu vực này bố trí văn phòng, nhà ăn, nghỉ ngơi cho cán bộ, ngoài ra tại khu vực này còn bố trí phòng thí nghiệm

Trang 29

Hình 1.11 Hình ảnh khu vực văn phòng và nhà ở cán bộ

❖ Khu vực nhà máy tuyển (diện tích 21.390 m 2 )

Khu vực nhà máy tuyển bao gồm xưởng tuyển tinh, xưởng tuyển nổi, xưởng sấy, sân quặng sắt

Nhà điều hành Nhà ăn

Nhà vệ sinh Phòng thí nghiệm

Trang 30

Hình 1.12 Mặt bằng khu vực nhà máy tuyển của Cơ sở

Trang 31

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

Về Quy hoạch bảo vệ môi trường: Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh được quy định tại điều 23, 24 Luật bảo vệ môi trường 2020 Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái Vì vậy theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 42 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày

17 tháng 11 năm 2020; việc cấp phép môi trường sẽ không căn cứ vào quy hoạch

bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh

Về quy hoạch môi trường quốc gia: Hiện nay Thủ tướng chính phủ mới ban

hành quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020 quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm

2050 Hiện nay Quy hoạch vẫn chưa xây dựng xong

Theo quy định tại điểm b khoản 2, điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý

ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh Theo quy định tại điểm a, d, khoản 3 điều 8 Luật bảo

vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường

Theo quy định tại điểm e, khoản 1 điều 42 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020 Tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, tỉnh Yên Bái chưa ban hành khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở Do vậy, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở chưa

đề cập đến nội dung này

Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo xả nước thải vào nguồn nước dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ đất hiếm Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” đã có nội dung đánh giá khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải và nội dung này không thay đổi

Trang 32

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN

PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Các công trình bảo vệ môi trường được tổng hợp tại bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các công trình bảo vệ môi trường của Mỏ và nhà máy

I Công trình thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

I.1 Thu gom, thoát

nước mưa

- Nước mưa bề mặt bằng xưởng tuyển, nhà điều hành, nhà ở công nhân → Rãnh thoát xung quanh → ao lắng nước mưa số 03 (cạnh hồ thải số 03) → giếng thu nước tại hồ thải quặng đuôi số 03 → suối Ngòi Thia qua thân đập chính bằng 2 cống BTCT D1000

- Nước mưa mái → PVC 90-110 → Rãnh thoát xung quanh → ao lắng nước mưa số 3 (cạnh hồ thải số 03) → giếng thu nước tại hồ thải quặng đuôi số 03 → suối Ngòi Thia qua thân đập chính bằng 2 cống BTCT D1000

- Nước mưa khu vực hồ thải quặng đuôi → hố thu → Rãnh đất → ao lắng nước mưa số 03 (cạnh hồ thải số 03)

→ giếng thu nước số 2 (tại hồ thải quặng đuôi số 03) → suối Ngòi Thia qua thân đập chính bằng 2 cống BTCT D1000

- Nước mưa khu vực bãi thải quặng đuôi → rãnh thoát nước bằng đất → ao nước tự nhiên ngoài khu vực

I.2 Thu gom, thoát

nước thải

- Nước thải sinh hoạt → Ống dẫn HDPE D110 → Bể điều hoà → Bể xử lý hợp khối, công suất 30 m 3 /ngày đêm → Ống dẫn HDPE D110 → Hồ thải quặng đuôi số

03 → bể nước tuần hoàn

- Nước mưa bề mặt khu khai thác:

+ Phía Đông Nam, Tây Nam khu khai thác → Rãnh đất

→ hố thu → hồ lắng khai trường số 1 → ao lắng nước mưa số 3 (cạnh hồ thải số 3)→ giếng thu nước số 2 (tại

hồ thải quặng đuôi số 03) → suối Ngòi Thia qua thân đập chính bằng 2 cống BTCT D1000

+ Phía Tây Bắc khu khai thác → Rãnh đất → Hồ lắng khai trường số 2 → Hệ thống thoát nước tuyến đường vận chuyển → ao lắng nước mưa số 1 → ao lắng nước mưa số 2 → phục vụ rửa đường, tưới nước khu khai thác

- Nước mưa bề mặt bãi chứa quặng sắt → Hố lắng 4 ngăn → Thùng chứa bằng thép cos 90 số 1→ Hồ thải quặng đuôi số 02 → bể trung hòa và keo tụ → hồ thải quặng đuôi số 3 → bể nước tuần hoàn

- Nước theo quặng đuôi thải nhà máy tuyển (từ thùng chứa

Trang 33

II Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

II.1 Công trình xử lý bụi, khí thải

- Chế độ vận hành: Liên tục

2.000

m 3 /giờ

II.2 Biện pháp xử lý bụi, khí thải

- Phun nước chống bụi bằng xe téc trên khai trường, tuyến đường và mặt bằng SCN để giảm thiểu bụi

- Trồng cây xanh xung quanh mặt bằng xưởng tuyển, nhà điều hành, bãi thải quặng đuôi

III Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

III.1 Biện pháp thu gom, lưu giữ đất đá thải, bùn thải

Hồ thải quặng đuôi bao gồm 03 hồ tổng diện tích 2,9ha, sâu trung bình 7m, đáy bãi chống thấm bằng HDPE và lớp đất sét dày 0,5m Hồ thải quặng đuôi

số 1, diện tích 1,05 ha, dung tích chứa khoảng 80.000 m 3 ; hồ thải quặng đuôi

số 2, diện tích 1,05 ha, dung tích chứa khoảng 80.000 m 3 Hồ thải quặng đuôi

số 3 có diện tích 0,8 ha, dung tích chứa khoảng 56.000 m 3

- Bùn thải từ các hệ thống XL (bể tự hoại, NTSH, Các rãnh nước hố ga) định

kỳ sẽ được nạo vét và đưa về bãi thải

III.2 Biện pháp thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

- Trang bị thùng chứa rác bằng nhựa có nắp đậy dung tích 50 lít để lưu chứa rác thải sinh hoạt tại cơ sở

- Hợp đồng vận chuyển, xử lý rác với đơn vị có chức năng vận chuyển đưa đi

xử lý theo quy định

Trang 34

III.4 Biện pháp lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Xây dựng 01 kho chứa với diện tích 20 m 2

IV Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Xây dựng 01 kho lưu giữ CTNH có diện tích 10 m 2

- Hợp đồng thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định

V Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

-

Các nguồn có phát sinh tiếng ồn của cở sở bao gồm: Máy đập, máy nghiền, máy sàng Để giảm thiểu ảnh hưởng đến người lao động và khu vực xung quanh Công ty đã lắp đặt hệ thống chống rung đối với các thiết bị xưởng tuyển, định kỳ bảo dưỡng các thiết bị máy móc và vận hành đúng quy trình

kỹ thuật

VI Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Trang bị hệ thống PCCC cho nhà xưởng và được thẩm duyệt theo quy định của pháp luật

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Diện tích hứng thủy tự nhiên chảy vào dự án khá lớn, do vậy để đảm bảo xử

lý nước mưa chảy tràn của dự án đạt hiệu quả cao, chủ đầu tư đã xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước mưa chảy tràn như sau:

* Đối với hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực mặt bằng sân công nghiệp

Công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo cho việc thoát nước mưa trên mái và bề mặt Xưởng tuyển Toàn bộ nước mưa chảy tràn xung quanh khu nhà được thu gom bằng hệ thống rãnh thoát nước có tấm đan, tường rãnh xây 110 gạch đặc, vữa xi măng mác 75# với chiều dài khoảng 900m

về ao lắng cạnh hồ thải số 3

Hình 3 1 Hình ảnh sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực mặt

bằng sân công nghiệp

Ao lắng nước mưa

số 03

Giếng thu nước

số 2

Suối Ngòi Thia

Trang 35

- Nước mưa phát sinh từ các khu vực mái nhà xưởng tuyển, khu nhà văn phòng điều hành, nhà tập thể công nhân bằng các đường ống thu nước PVC 90 –

110 thẳng đứng thu về hệ thống rãnh thoát bao quanh khu vực

- Nước mưa trên các khu vực sân bãi và đường nội bộ được thu gom về các rãnh thoát bao quanh khu vực như trên về ao lắng nước mưa số 03 (cạnh hồ thải quặng đuôi số 03)

Hình 3.2 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa trên mái nhà, sân đường nội

bộ

* Đối với hệ thống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn khu vực hồ thải quặng đuôi

và khu vực bãi thải

Đối với khu vực phía Bắc hồ thải quặng đuôi (hồ thải quặng đuôi số 01) nước mưa chảy tràn bằng các rãnh đào quanh hồ thải đấu nối vào tuyến rãnh thoát nước mưa chân khu vực khai thác về hố thu chảy về ao lắng nước mưa số 03 (cạnh hồ thải quặng đuôi số 03) sau đó về giếng thu số 02 và chảy ra suối Ngòi Thia

Đối với bãi thải rắn: Công ty cũng đã tiến hành xây dựng rãnh thoát nước mưa bằng đất men theo tuyến đường phía Đông Nam khu bãi thải đưa thu nước

về ao tự nhiên ngoài khu vực cơ sở

Trang 36

Hình 3.2 Hình ảnh rãnh thoát nước khu vực bãi thải

Hình 3.3 Ao tự nhiên ngoài khu vực ranh giới cơ sở

1.2 Thu gom, thoát nước thải

1.2.1 Thu gom, thoát nước khu vực khai thác

Khu vực khai trường khai thác được bao quanh bởi khu phụ trợ và các bãi thải của mỏ, vì vậy nước mưa chảy tràn từ khai trường khai thác theo độ dốc tự nhiên chảy vào hệ thống rãnh thu nước xung quanh khu mỏ cụ thể như sau:

Ao thu nước tự nhiên

Trang 37

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khai trường khai thác

- Đối với nước mưa chảy tràn từ các mặt tầng, sườn tầng phía Tây Bắc của khai trường, công ty tiến hành đào cách rãnh thu nước bằng đất có có kích thước trung bình rộng: 0,4-0,5m, sâu 0,3-0,5m theo địa hình chảy về hố lắng khai trường

số 1 với diện tích khoảng 66 m2 Nước sau hồ lắng sẽ theo hướng dốc địa hình chảy về hệ thống thoát nước tuyến đường vận chuyển bằng rãnh xây 110 gạch đặc, vữa xi măng với chiều dài 200 m Trên dọc tuyến rãnh, công ty tiến hành đào các hố ga để lắng tạm thời trước khi qua cống D1000 chảy về ao lắng nước mưa

số 1 có diện tích khoảng 230 m2 sau đó sẽ chảy về ao lắng nước mưa số 2 có diện tích 1.800m2

- Đối với nước mưa chảy tràn từ các mặt tầng, sườn tầng phía Tây Nam và Đông Nam, công ty tiến hành đào cách rãnh thu nước bằng đất có có kích thước trung bình rộng: 0,4-0,5m, sâu 0,3-0,5m theo địa hình chảy về hố lắng khai trường

số 2 với diện tích khoảng 70 m2 Nước sau hố lắng khai trường số 2 sẽ chảy về hố thu tại chân khu vực khai thác sau đó bằng đường cống D500 với chiều dài 27 m chảy về ao lắng nước mưa số 3 (cạnh hồ thải số 3) có diện tích 120 m2 Nước sau quá trình lắng tại hồ lắng nước mưa bằng rãnh đất có chiều dài khoảng 64 m về giếng thu nước số 2 (tại hồ thải số 3) sau đó thoát ra môi trường bằng 2 đường ống D1000 với chiều dài khoảng 64m

Phía Đông Nam,

Tây Nam

Rãnh đất:

B:0,4–0,5m H:0,3-0,5m

HT thoát nước tuyến đường vận chuyển

Ao lắng

số 3

Ao lắng nước mưa

số 1

Tuần hoàn tưới đường

Rãnh đất:

B:0,4–0,5m H:0,3-0,5m

Ao lắng nước mưa

số 2

Trang 38

Hình 3.5 Hướng thoát nước khu mỏ

Hố thu chân khu vực KT

KHU KHAI THÁC

Hố lắng khai trường số 2

Hố lắng khai trường số 1

KHU KHAI THÁC

Trang 39

Hình 3.6 Hình rãnh rãnh, hố ga, ao lắng nước mưa phía Đông khai trường

Hình 3.7 Hình ảnh rãnh thu nước mưa dọc tuyến đường và hệ thống cống

hố ga thu, thoát nước

Hồ lắng nước mưa

Hồ thải số 3

Cống D1000

Trang 40

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hố lắng, chủ cơ sở tiến hành nạo vét hồ lắng định kỳ, tần suất nạo vét phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của khu vực Tuy nhiên việc nạo vét hồ lắng sẽ được tiến hành trước mùa mưa để đảm bảo hồ hoạt động hiệu quả trong mùa mưa lũ

1.2.2 Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất

Hình 3.8 Sơ đồ thu gom thoát nước thải

Ngoài ra còn 1 phần nước thải đi theo thải quặng đuôi Dưới đây là sơ đồ thu gom thải quặng đuôi:

Hình 3.9 Sơ đồ thu gom nước kèm thải quặng đuôi

Nước thải khu

Hệ thống xử

lý nước thải

30 m 3 /ng.đ

HDPE D110

Hồ thải quặng đuôi số 3

TUẦN HOÀN

Cống BTCT D800

Thùng chứa

PVC D200

Tự chảy

Trạm bơm trung gian 1

Trạm bơm trung gian 2

Bãi thải

Quặng đuôi thải

Hồ thải quặng đuôi số 01

Lưu giữ tại bãi thải

Nước sau lắng

PVC D110 Bơm

Hồ thải quặng đuôi số 02

Hồ thải quặng

đuôi số 03 Tuần

hoàn

Ngày đăng: 24/02/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w