- Sản phẩm từ RC5/RC9 và RC4, RCDM của mỏ Nam RồngĐồi Mồi sau khi được tách khí sơ bộ tại bình tách V400 trên các giàn này được vận chuyển đến RP1 dưới dạng dầu bão hòa khí thông
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư: LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO Địa chỉ văn phòng: 105 Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Nguyễn Quỳnh Lâm
Chức vụ: Tổng Giám đốc Điện thoại: (84) 254 3839.871; Fax: (84) 254 2939.857;
Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng cho phép Liên doanh dầu khí Việt – Xô hoạt động số: 136 HĐBT ngày 19 tháng 6 năm 1981;
Quyết định số 654/QĐ TTg ngày 04/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên
Xí nghiệp Liên doanh Việt Xô thành Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro.
TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên dự án đầu tư: “SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN MỎ RỒNG, LÔ 09-1, ĐIỀU
2.1 Địa điểm thực hiện dự án đầu tư Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô 09 1 tại bồn trũng Cửu Long ngoài khơi vùng biển Đông Nam Việt Nam
Mỏ Rồng bao gồm 7 khối nâng của đá móng với 7 vòm nâng trầm tích tương ứng: Đông – Bắc Rồng, Đông Rồng, Trung tâm Rồng và Đông Nam Rồng Bản đồ và tọa độ vị trí
Lô 09 1 ngoài khơi Đông Nam Việt Nam được thể hiện chi tiết trong Hình 1.1 và Bảng 1.1 dưới đây
Bảng 1.1 Tọa độ vị trí dự án Điểm Vĩ độ Kinh độ Điểm Vĩ độ Kinh độ
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017” (Vietsovpetro, 2019).
Hình 1.1 Vị trí mỏ Rồng trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam
2.2 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (trong báo cáo này gọi tắt là Vietsovpetro) là liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí giữa chính phủ Việt Nam và Liên bang các nước CHXHCN Xô Viết nay là Liên bang Nga Đại diện cho phía Việt Nam là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đại diện cho phía Nga là Công ty Cổ phần Dầu khí Zarubezhneft Vietsovpetro là công ty hiện đang vận hành các hoạt động dầu khí tại Lô 09–1 thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam theo các căn cứ pháp lý sau:
Quyết định cấp phiếu thẩm định báo cáo ĐTM số 963/MTg cho “Đề án khai thác thử mỏ Rồng và xây dựng đường ống dẫn dầu từ mỏ Rồng đến mỏ Bạch Hổ” ngày 29/04/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (trước đây);
Quyết định số 802/QĐ BTNMT ngày 26/12/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09–1 điều chỉnh”;
Giấy xác nhận số 115/GXN TCMT ngày 26/12/2014 của Tổng cục Môi trường về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09–1 điều chỉnh”;
Giấy xác nhận số 156/GXN TCMT ngày 20/12/2017 của Tổng cục Môi trường về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Xây dựng giàn RC 9 khu vực Trung tâm mỏ Rồng”;
Quyết định số 1954/QĐ BTNMT ngày 29/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09–1 điều chỉnh năm 2017”
2.3 Quy mô của dự án đầu tư
Dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển Mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017” do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro hiện đang vận hành các hoạt động dầu khí tại Lô 09 1 thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam theo Hiệp định giữa chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổng mức vốn đầu tư: 3.311.000.000.000 VNĐ (Ba nghìn ba trăm mười một tỷ Việt
Căn cứ theo điểm c, khoản 2, Điều 8 về tiêu chí phân loại dự án theo Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, dự án được phân loại là dự án nhóm A, thuộc lĩnh vực khai thác dầu khí
Căn cứ theo Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại số thứ tự 7 mục I – Mức I (Khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên)
Căn cứ theo Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án thuộc số thứ tự 1 mục I (Dự án nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường)
Do đó, dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động đến môi trường ở mức độ cao.
CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1 Công suất của dự án đầu tư
Công suất thiết kế của dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển Mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017” là sản lượng khai thác tối đa khoảng 743.500 tấn dầu/năm và 618.800 m 3 khí/ngày.đêm
3.2 Công nghệ của dự án đầu tư
Dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017” thực hiện khai thác tại 03 giàn cố định là RP 1, RP 2, RP 3 và 07 giàn nhẹ là RC 1/RC 3, RC 7, RC
2, RC 5/RC 9, RC 6 được phân chia gồm các khu vực sau: Đông Nam Rồng (RP 3, RC
2), Đông Rồng (RP 2), Trung tâm Rồng (RP 1, RC 6), Nam Trung tâm Rồng (RC 5/RC
9), Đông Bắc Rồng (RC 1/RC 3, RC 7) Sơ đồ kết nối các công trình của mỏ Rồng được thể hiện trong Hình 1.2
Hình 1.2 Sơ đồ kết nối các công trình của mỏ Rồng
Giàn cố định (MSP) là một trong các công trình khai thác dầu khí biển chính trong quá trình xây dựng mỏ Hiện tại trên mỏ đang vận hành 03 giàn MSP (RP 1, RP 2, RP 3) Giàn cố định có thể thực hiện khoan giếng bằng tháp khoan và hệ thống khoan có sẵn trên giàn
Sản phẩm khai thác được sau đó được đưa vào hệ thống xử lý, tách khí và tiếp tục vận chuyển
Về mặt kết cấu MSP bao gồm 02 khối chân đế Phần trên các khối chân đế được nối với nhau bằng module chịu lực và kết cấu thượng tầng Kết cấu khối thượng tầng được cấu tạo từ các block module riêng lẻ, được lắp đặt thành 02 (hai) tầng và bố trí trên đó các thiết bị công nghệ cần thiết Khối thượng tầng bao gồm bộ hệ thống khoan, khai thác, năng lượng
(máy phát điện dùng diesel công suất 1500kW) và khu nhà ở (cho 70 người) Chức năng của khối thượng tầng của giàn là đảm bảo có thể đồng thời khoan và vận hành cụm 16 giếng khai thác thông qua 01 tổ hợp khoan
Về cấu trúc và chức năng các giàn nhẹ (BK) trên mỏ Rồng có thể chia ra làm hai nhóm giàn nhẹ:
Nhóm thứ nhất gồm RC 1/RC 3 và RC 5/RC 9 với đặc trưng cấu trúc là 02 công trình biển riêng biệt nối với nhau bằng cầu dẫn
Nhóm thứ hai gồm RC 6 và RC 7 được xây dựng theo thiết kế chuẩn của Technics Offshore Engineering, có kết cấu và các bố trí các thiết bị tương tự nhau
Công tác khoan trên giàn nhẹ được thực hiện nhờ tàu khoan
Do đó, cả giàn cố định và giàn nhẹ đều thực hiện nhiệm vụ vận hành các giếng khoan và khai thác dầu, khí tại các giếng Các giàn được liên kết với nhau bằng hệ thống đường ống ngầm để thu gom và vận chuyển các sản phẩm khai thác giữa các giàn và đưa về điểm tập trung cho các quá trình tách/xử lý và thu hồi thành phẩm Sản phẩm khai thác tại các giàn là hỗn hợp bao gồm dầu, nước đồng hành, khí đồng hành Tại mỗi giàn sẽ tiến hành tách khí sơ bộ, sau đó sẽ được dẫn về RP 2 và FSO 3/6 để tiếp tục tách nước và thu hồi dầu Tại mỏ Rồng, có hai hướng vận chuyển dầu chính để đưa sản phẩm đến FSO 3/6 (tàu Chí Linh, VSP 01, VSP 02) cho quá trình tách nước và thu sản phẩm dầu, cụ thể được thể hiện trong Hình 1.3:
- Vận chuyển qua giàn RP 1: sản phẩm của các giàn RP 1, RC 5/RC 9, RC 6;
- Vận chuyển qua giàn RP 2: sản phẩm của các giàn RP 2, RP 3/RC 2, RC 1/RC 3, RC
Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017”
Hình 1.3 Sơ đồ vận chuyển sản phẩm khai thác ở mỏ Rồng
Sản phẩm giếng khai thác được vận chuyển đến và xử lý trên RP 1 gồm có:
- Sản phẩm từ các giếng khai thác trên giàn RP 1 dưới dạng hỗn hợp lỏng khí được dẫn đến bình tách bậc 1 (bình C 3) trên giàn RP 1 Từ C 3 dầu bão hòa khí được đo và chuyển tiếp sang bình tách bậc 2 (bình C 2) Khí tách ra từ bình C 3 được đo, sau đó vận chuyển theo đường ống ngầm đến giàn nén khí mỏ Rồng (DGCP) để tiếp tục xử lý,
FSO-3/6 nén thành khí cao áp hoặc đưa ra đuốc trên RP 1 để đốt (trong trường hợp dừng giàn nén khí hoặc khi cần thiết để đảm bảo an toàn công nghệ)
- Sản phẩm từ RC 5/RC 9 và RC 4, RC DM (của mỏ Nam Rồng Đồi Mồi) sau khi được tách khí sơ bộ tại bình tách V 400 trên các giàn này được vận chuyển đến RP 1 dưới dạng dầu bão hòa khí thông qua hệ thống đường ống ngầm, sau đó trộn chung với hỗn hợp dầu khí của RC 6 vào bình tách bậc 1 (bình C 1) Dầu của RC DM, RC 4, RC 5/RC 9, RC 6 sau khi tách dầu và khí được đo riêng biệt, dầu được chuyển tiếp sang bình C 2 Khí tách ra từ bình C 1 được đo, sau đó đưa sang giàn nén khí DGCP để tiếp tục xử lý, nén thành khí cao áp hoặc đưa ra đuốc trên RP 1 để đốt (trong trường hợp dừng giàn nén khí hoặc khi cần thiết để đảm bảo an toàn công nghệ)
- Trong bình tách đệm C 2, dầu của RC DM, RC 4, RC 5/RC 9, RC 6 được trộn chung với dầu RP 1 để tiếp tục tách khí thấp áp Dầu nước sau bình C 2 được bơm đến tàu chứa dầu (FSO 3/6) để tiếp tục tách nước và dầu Khí thấp áp sau bình C 2 được chuyển ra đuốc trên RP 1 để đốt bỏ
- Để tự động hóa quá trình kiểm soát thành phần sản phẩm, hệ thống công nghệ trên giàn còn được trang bị một số hệ thống đo và thiết bị lấy mẫu tự động, bố trí tại các điểm:
Sau bình C 3 để kiểm soát thành phần sản phẩm (dầu nước) của giàn RP 1;
Sau bình C 1 để kiểm soát thành phần sản phẩm (dầu nước) của giàn RC DM, RC
Sau bình C 2 để kiểm soát thành phần sản phẩm (dầu nước) trước khi bơm ra tàu chứa dầu
- Sản phẩm khai thác từ các giếng khai thác của các giàn đưa về RP 2 bao gồm: sản phẩm khai thác từ các giếng trên giàn RP 2; sản phẩm của RC 1/RC 3, RC 7 (sau khi tách khí sơ bộ); dầu bơm từ RP 3/RC 2 và sản phẩm dầu bão hòa khí của giàn CTC 1, CTC 2 (mỏ Cá Tầm) được dẫn đến bình tách bậc 1 (bình C 1) trên giàn RP 2
- Toàn bộ chất lỏng từ sau bình tách C 1 được đưa sang hệ thống gia nhiệt dầu thô trước khi sang bình tách bậc 2 (bình C 2) Khí tách khỏi dầu sau bình tách C 1 được đi qua bộ đo và chuyển vào hệ thống thu gom khí và đưa đến giàn nén khí DGCP để tiếp tục xử lý, nén thành khí cao áp hoặc đưa ra đuốc trên RP 2 để đốt khi dừng giàn nén khí hoặc khi cần thiết để đảm bảo an toàn trong vận hành công nghệ, một phần khí được sử dụng làm nhiên liệu cho hệ thống gia nhiệt dầu
- Hệ thống gia nhiệt được sử dụng để làm nóng dầu để tăng hiệu quả xử lý tách nước khỏi dầu Công tác gia nhiệt được thực hiện bằng cách đốt khí hydrocacbon đồng hành, nhiên liệu khí đồng hành sử dụng là khí được tách ra sau bình tách bậc 1, lưu lượng 10.000 – 12.000 Nm 3 /ngày đêm Hỗn hợp lỏng sau khi được gia nhiệt được đưa sang bình tách bậc 2 (bình tách 3 pha C 2)
NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 16 1 Nguyên, nhiên liệu, vật liệu của dự án đầu tư
4.1 Nguyên, nhiên liệu, vật liệu của dự án đầu tư
Giai đoạn khai thác sử dụng một số hóa chất để giảm hiện tượng đông đặc và đóng sáp của sản phẩm khai thác tại mỏ Danh mục các hóa chất dự kiến sử dụng trong hoạt động khai thác mỏ Rồng cụ thể như sau:
Bảng 1.2 Hóa chất dự kiến sử dụng trong giai đoạn khai thác
Stt Tên Thành phần chính
Tổng lượng sử dụng (tấn/năm)
Thu gom và vận chuyển dầu
Chất phá/khử nhũ tương DMO 86318 hoặc tương đương
Chất phá/khử nhũ tương
Chất phá/khử nhũ tương PX 0190 hoặc tương đương
Chất phá/khử nhũ tương DMC Demul hoặc tương đương
Hỗn hợp polime trong dung môi hữu cơ 35 50
Chất phá/khử nhũ tương TPS 609 hoặc tương đương
Chất chống đông đặc VX 7484 hoặc tương đương
1.115.409 Chống đông đặc dầu thô
Chất chống đông đặc PAO83363rev hoặc tương đương
Chất chống đông đặc PAO32930 hoặc tương đương
Stt Tên Thành phần chính
Tổng lượng sử dụng (tấn/năm)
Chất chống đông đặc TPD1210 hoặc tương đương
Xử lý nước biển trước khi bơm ép
1 Chất khử TPO 1312 hoặc tương đương
2 Chất khử OS 802 oxy hoặc tương đương
Techni Hib 377 hoặc tương đương
Chất đông tụ/ chất keo tụ CTP 1 hoặc tương đương
Chất đông tụ/ chất keo tụ
Chất đông tụ/ chất keo tụ TB 6524 hoặc tương đương
Chất đông tụ/ chất keo tụ CTP 2 hoặc tương đương
Polyalkylsiloxane + Polyether modified silicone fluid + Silica (hay Silicon dioxide)
Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017”
Ngoài các hóa chất sử dụng trong quá trình thu gom, vận chuyển dầu và dùng để xử lý nước biển trước khi bơm ép có thành phần, nồng độ như mô tả ở trên, các hóa chất sử dụng để xử lý sản phẩm dầu mỏ có thành phần là các chất có độ độc cao nhưng các hóa chất này chỉ tan trong dầu, không tan trong nước Vì vậy, sau khi bơm vào dòng lưu thể, các hóa chất này sẽ tồn lưu trong sản phẩm dầu mỏ (với nồng độ nằm trong ngưỡng quy định của sản phẩm dầu thương mại) và được xuất bán Các hóa chất này sẽ không được thải bỏ ra môi trường biển
4.2 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng
Nhu cầu sử dụng điện phục vụ giai đoạn khai thác của dự án: 5800kW/h
Nguồn cung cấp điện: nguồn cung cấp điện chính cho các giàn là từ hệ thống cung cấp điện hợp nhất của mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng theo tuyến cáp ngầm 22kV hoặc 6,3kV tùy vị trí và các trạm biến áp được lắp đặt ngay trên các giàn Nguồn điện dự phòng là các máy phát diesel
4.3 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước
4.3.1 Nhu cầu sử dụng nước
- Hoạt động sinh hoạt của nhân công làm việc trên các công trình ở khu vực mỏ Rồng: khoảng 72,2 m 3 /ngày
- Hoạt động khai thác: do đặc thù của dự án, quá trình xử lý sản phẩm khai thác không sử dụng nước, tuy nhiên có phát sinh nước khai thác thải do nước vỉa đồng hành xuất hiện trong quá trình khai thác (nước đồng hành) Theo ước tính, tổng lượng nước khai thác thải lớn nhất của mỏ Rồng khoảng 6.270 m 3 /ngày.đêm, bao gồm:
Nước khai thác thải từ hoạt động của các giàn khai thác tại mỏ Rồng: 3.552 m 3 /ngày.đêm;
Nước khai thác thải từ hoạt động của các giàn khai thác tại mỏ Nam Rồng Đồi Mồi: 597,3 m 3 /ngày.đêm (mỏ Rồng tiếp nhận sản phẩm khai thác từ các giàn mỏ Nam Rồng Đồi Mồi theo báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 1985/QĐ BTNMT ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Thiết kế khai thác sớm thân dầu trong móng mỏ Nam Rồng Đồi Mồi” và Văn bản số 2667/TCMT TĐ ngày 31/12/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành tại mỏ Nam Rồng Đồi Mồi);
Nước khai thác thải từ hoạt động của các giàn khai thác tại mỏ Cá Tầm (CTC 1, CTC 2): 2.120,7 m 3 /ngày.đêm (mỏ Rồng tiếp nhận sản phẩm khai thác từ các giàn của mỏ
Cá Tầm theo báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 1996/QĐ BTNMT ngày 18/8/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Kế hoạch phát triển mỏ Cá Tầm, Lô 09 3/12”)
Nước sạch được vận chuyển bằng các tàu dịch vụ từ bờ ra các công trình ở mỏ Rồng.
CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tóm tắt sơ lược về dự án: Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (trong báo cáo này gọi tắt là Vietsovpetro) tiền thân là Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt – Xô, là công ty hiện đang vận hành các hoạt động dầu khí tại Lô 09 1 thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam
Vietsovpetro được thành lập vào năm 1981, có trụ sở tại Vũng Tàu, là liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí giữa chính phủ Việt Nam và Liên bang các nước CHXHCN Xô Viết nay là Liên bang Nga Đại diện cho phía Việt Nam là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đại diện cho phía Nga là Công ty Cổ phần Dầu khí Zarubezhneft
- Năm 1995, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (trước đây) cấp phiếu thẩm định báo cáo ĐTM số 963/MTg cho “Đề án khai thác thử mỏ Rồng và xây dựng đường ống dẫn dầu từ mỏ Rồng đến mỏ Bạch Hổ” ngày 29/04/1995 Theo đề án, mỏ Rồng thực hiện khai thác tại 03 giàn cố định là RP 1, RP
2, RP 3 và 06 giàn nhẹ là RC 1/RC 3, RC 2, RC 5, RC 6, RC 7
- Năm 2014, Vietsovpetro thực hiện báo cáo ĐTM dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09–1 điều chỉnh” và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quyết định số 802/QĐ–BTNMT ngày 06/5/2014 Quyết định này cho phép mỏ Rồng thực hiện khai thác tại 03 giàn cố định là RP 1, RP 2, RP 3 và 06 giàn nhẹ là RC 1/RC 3, RC 2, RC 5, RC 6, RC 7
- Sau đó, Vietsovpetro được Tổng cục Môi trường cấp Giấy xác nhận số 115/GXN– TCMT ngày 26/12/2014 về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1 điều chỉnh” Các công trình bảo vệ môi trường đã được phê duyệt bao gồm:
+ Hệ thống thu gom, xử lý nước khai thác thải trên tàu Chí Linh Tàu Chí Linh xử lý toàn bộ nước khai thác thải từ mỏ Rồng và Nam Rồng Đồi Mồi bằng hệ thống hydrocyclone;
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, gồm: o Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải xuống biển tại 03 giàn cố định RP 1, RP 2, RP 3, công suất 30 m 3 /ngày.đêm; o Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và thải xuống biển tại 06 giàn nhẹ RC 1/RC 3, RC 2, RC 5, RC 6, RC 7; o Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải xuống biển tại tàu chứa dầu Chí Linh;
+ Hệ thống thu gom, xử lý nước sàn: Toàn bộ nước thải sàn nhiễm dầu tại các giàn cố định và giàn nhẹ được thu gom bởi hệ thống thu gom kín và hở Phần nước sàn nhiễm dầu được bơm ngược lại hệ thống xử lý nước khai thác để xử lý;
+ Công trình, thiết bị, biện pháp xử lý bụi, khí thải tại 3 giàn cố định RP 1, RP 2, RP 3: đã có hệ thống đuốc đốt tại các giàn cố định;
+ Công trình, thiết bị, biện pháp lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH, CTRTT: o Đã trang bị 03 máy ép rác thải sinh hoạt không nguy hại tại 3 giàn cố định RP 1, RP 2, RP 3, định kỳ được thu gom và vận chuyển về bờ để tiếp tục xử lý; o Đã trang bị 03 máy nghiền chất thải thực phẩm trước khi thải xuống biển tại 3 giàn cố định RP 1, RP 2, RP 3; o Đã trang bị máy ép rác thải sinh hoạt không nguy hại tại tàu Chí Linh, định kỳ được thu gom và vận chuyển về bờ để tiếp tục xử lý; o Đã trang bị máy nghiền chất thải thực phẩm trước khi thải xuống biển tại tàu Chí Linh; o Đã thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại vào các thùng chứa chuyên dụng; o Đã ký hợp đồng với các đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển đi xử lý theo quy định
+ Công trình, thiết bị, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình, biện pháp, giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường khác
- Năm 2016 2017, Vietsovpetro thực hiện báo cáo ĐTM dự án “Xây dựng giàn RC 9 khu vực Trung tâm mỏ Rồng” và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quyết định số 1172/QĐ BTNMT ngày 08/8/2016 Sau đó, Vietsovpetro được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho giàn RC
9 này tại Giấy xác nhận số 156/GXN TCMT ngày 20/12/2017, các công trình bảo vệ môi trường của giàn RC 9 đã được phê duyệt bao gồm:
Hệ thống thu gom, xử lý nước sàn: hệ thống thu gom kín và hở để thu gom nước chảy qua các khu vực nhiễm dầu vào dòng lưu thể để bơm đi xử lý;
Hệ thống thu gom, xử lý nước khai thác thải: hệ thống hydrocyclone để xử lý nước khai thác thải và xả xuống biển;
Công trình xử lý, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: thu gom, phân loại, sau đó vận chuyển vào bờ và chuyển giao đơn vị chức năng thu gom đi xử lý
- Năm 2019, Vietsovpetro thực hiện báo cáo ĐTM dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09–1 điều chỉnh năm 2017” và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quyết định số 1954/QĐ BTNMT ngày 29/07/2019 Theo báo cáo ĐTM này:
Dự án được thực hiện khai thác tại 03 giàn cố định là RP 1, RP 2, RP 3 và 09 giàn nhẹ là RC 1/RC 3, RC 2, RC 5/RC 9, RC 6, RC 7 (không tăng số lượng giàn khai thác so với các hồ sơ đã được phê duyệt)
Dự án bổ sung các công trình chính phục vụ cho quá trình khai thác như: tuyến ống dẫn khí gaslift mới từ giàn RC 1/RC 3 về giàn RP 1; bổ sung máy nén khí booster trên giàn RP 3 và hệ thống gia nhiệt dầu thô trên giàn RP 2
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017” tại Lô 09 1 tại bồn trũng Cửu Long ngoài khơi vùng biển Đông Nam Việt Nam do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư đang vận hành với lĩnh vực khai thác dầu khí
Vietsovpetro đã xây dựng chương trình tổng thể nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (NCHSTHD) cho các đối tượng khai thác thuộc Lô 09 1 cho thời gian 5 năm tới “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1” sẽ được tiếp tục nghiên cứu và cập nhật với tần suất 5 năm/lần
Nguyên tắc chính áp dụng để triển khai sơ đồ xây dựng mỏ Rồng:
- Tận dụng tối đa sản phẩm khai thác được (dầu và khí);
- Giảm thiểu đốt bỏ khí tại mỏ Rồng;
- Giảm tối đa chi phí đầu tư xây dựng mỏ Rồng;
- Vận chuyển, sản phẩm khai thác được đến các giàn cố định gần nhất để tập trung xử lý, sau đó vận chuyển đến các tàu dầu trên mỏ Rồng;
- Đảm bảo số lượng nước ép vỉa cần thiết và khí gaslift từ nguồn trung tâm trên mỏ Rồng và mỏ Bạch Hổ
Như vậy, dự án phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường và đã được phê duyệt tại Quyết định số 1954/QĐ BTNMT ngày 29/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017”.
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG
Dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017” tại Lô 09 1 tại bồn trũng Cửu Long ngoài khơi vùng biển Đông Nam Việt Nam do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư đang vận hành với lĩnh vực khai thác dầu khí
Vietsovpetro đã xây dựng chương trình tổng thể nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (NCHSTHD) cho các đối tượng khai thác thuộc Lô 09 1 cho thời gian 5 năm tới “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1” sẽ được tiếp tục nghiên cứu và cập nhật với tần suất 5 năm/lần
Nguyên tắc chính áp dụng để triển khai sơ đồ xây dựng mỏ Rồng:
- Tận dụng tối đa sản phẩm khai thác được (dầu và khí);
- Giảm thiểu đốt bỏ khí tại mỏ Rồng;
- Giảm tối đa chi phí đầu tư xây dựng mỏ Rồng;
- Vận chuyển, sản phẩm khai thác được đến các giàn cố định gần nhất để tập trung xử lý, sau đó vận chuyển đến các tàu dầu trên mỏ Rồng;
- Đảm bảo số lượng nước ép vỉa cần thiết và khí gaslift từ nguồn trung tâm trên mỏ Rồng và mỏ Bạch Hổ
Như vậy, dự án phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường và đã được phê duyệt tại Quyết định số 1954/QĐ BTNMT ngày 29/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án “Sơ đồ công nghệ phát triển mỏ Rồng, Lô 09 1, điều chỉnh năm 2017”
2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Mỏ Rồng thuộc Lô 09 1 đang trong giai đoạn khai thác Chất lượng các thành phần môi trường tại khu vực mỏ Rồng vẫn đang nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép của các quy chuẩn, cụ thể được thể hiện qua kết quả giám sát định kỳ tại mỏ Rồng sau đây Kết quả được tham khảo theo Báo cáo quan trắc môi trường khu vực mỏ Bạch Hổ Rồng năm 2017 và năm 2019 2020
Toàn bộ nước khai thác tại mỏ Rồng được xử lý bằng hệ thống xử lý nước khai thác thải trên giàn RP 2 (xử lý một phần nước trong dầu), tàu chứa dầu FSO 3/6 (tàu Chí Linh hay tàu có chức năng tương tự, cụ thể là tàu VSP 01 hoặc VSP 02, xử lý lượng nước còn lại trong dầu) để xử lý đạt hàm lượng dầu trong nước xả biển