Nhóm đã thực hiện nghiên cứu về “Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và triển khai bản vẽ bằng phần mềm Revit cho Sơn Nam Center” khi nắm được nhu cầu cấp thiết đó và đưa ra n
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MAI NGÂN
TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
VÀ TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG PHẦN MỀM REVIT
CHO SƠN NAM CENTER
S K L 0 1 1 5 5 4
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2023
TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
VÀ TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG PHẦN MỀM REVIT CHO
SƠN NAM CENTER
GVHD: PGS TS Đặng Thành Trung Sinh viên thực hiện:
Trang 3TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2023
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt Mã ngành đào tạo: 52510206
Khóa: 2019 – 2023 Hệ đào tạo: Chính quy
Tên đề tài: TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ
TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG PHẦN MỀM REVIT CHO
SƠN NAM CENTER
1 Nhiệm vụ đề tài:
- Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và rút ra nhận xét
- Tính toán chọn thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí - thông gió
- Dựng mô hình Revit cho hệ thống điều hòa không khí, thông gió cho dự án
2 Sản phẩm của đề tài
- Kết quả tính toán
- Mô hình hệ thống dựng bằng phần mềm Revit
3 Ngày giao nhiệm vụ đề tài: 13/04/2023
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 23/07/2023
Trang 4TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2023
PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Dành cho giảng viên hướng dẫn) Tên đề tài: TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ
TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG PHẦN MỀM REVIT CHO
SƠN NAM CENTER
3 Nguyễn Mai Ngân 19147015
Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt Mã ngành đào tạo: 52510206 Khóa: 2019 – 2023 Hệ đào tạo: Chính quy Họ và tên GVHD: PGS TS Đặng Thành Trung Ý KIẾN VÀ NHẬN XÉT 1 Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên (không đánh máy)
Trang 5
2.2 Nội dung đồ án: (Cơ sở lý luận, tính thực tiễn và khả năng ứng dụng của đồ án, các hướng dẫn nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển.)
Trang 6
2.4 Những thiếu sót và tồn tại (nếu có):
Trang 8
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2023
PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Dành cho giảng viên phản biện) Tên đề tài: TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ
TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG PHẦN MỀM REVIT CHO
SƠN NAM CENTER
3 Nguyễn Mai Ngân 19147015
Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt Mã ngành đào tạo: 52510206 Khóa: 2019 – 2023 Hệ đào tạo: Chính quy Họ và tên GVPB: Th.S Lại Hoài Nam Ý KIẾN VÀ NHẬN XÉT 1 Nhận xét về kết quả thực hiện của ĐATN (không đánh máy) 1.1 Kết cấu, cách thức trình bày ĐATN:
Trang 9
có thể tiếp tục phát triển.)
1.3 Kết quả đạt được:
Trang 10
2 Câu hỏi
Trang 13
Nhiệt, tất cả Quý thầy (cô) trong trường đã hướng dẫn, tận tâm, tận tình giúp đỡ để chúng
em có được nhiều bài học và hành trang cho mình trong suốt bốn năm học tập tại trường
Trong suốt quá trình học tập tại trường, chúng em được tiếp thu những kiến thức hữu ích,
được tạo điều kiện trong những thao tác thực hành tại xưởng Nhiệt được tiếp xúc với nhiều
hệ thống và thiết bị có trong ngành học và ngành kỹ thuật Nhiệt Nhờ đó, chúng em được
trang bị những kiến thức về chuyên ngành để phục vụ cho việc thực hiện đồ án và trong
công việc sau này Được đồng ý của giảng viên hướng dẫn, nhóm đã hoàn thành đề tài
“Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và triển khai bản vẽ bằng phần mềm
REVIT cho Sơn Nam Center”
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Đặng Thành Trung, thầy
đã đưa ra đề tài, hướng dẫn trực tiếp, hỗ trợ nhóm em rất tận tình cũng như bổ sung cho
chúng em lượng kiến thức chuyên ngành mà chúng em còn yếu, thầy cũng giúp chúng em
đưa ra những giải pháp để chúng em có thể khắc phục những vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện đồ án Chúng em cũng cảm ơn lời động viên của người thân và các bạn
cùng khóa đã hỗ trợ
Các thiếu sót khi tiến hành thực hiện đồ án thì không tránh khỏi Nhóm em mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy (cô) để nhóm em rút kinh nghiệm cho những
lần làm viêc sau Nhóm em xin trân trọng cảm ơn các Thầy (cô) đã dành thời gian xem đồ
án!
Cuối cùng, nhóm em xin gửi Quý thầy (cô) lời chúc sức khỏe và thành công!
Trang 14nhiều lĩnh vực Trong đó, lĩnh vực về ngành nhiệt nói chung gọi là lĩnh vực ĐHKK, trong các công trình lớn thì ĐHKK có nhiều tác động về việc đáp ứng được nhu cầu cho đời sống sản xuất Đặc biệt, với tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp và sự ảnh hưởng của việc thế giới ngày càng nóng lên vì thế tác động đến cuộc sống của con người
Để phục vụ tốt hơn cho mọi người thì nhu cầu sử dụng ĐHKK là cần thiết và đang có xu hướng tăng nhanh Dù đây là một giải pháp tối ưu cho việc đối đầu lại với không khí ngày càng tăng cao nhưng không thể phủ nhận trong giai đoạn này nó là một sự lựa chọn phù hợp nhất
Có thể thấy vị trí của điều hòa không khí là đặc biệt quan trọng đối với đời sống và sản xuất Do đó, đối với một kỹ sư thì việc học tập và nghiên cứu để đưa ra ra những hệ thống ĐHKK là cấp thiết Việc đảm bảo hoạt động của một hệ thống điều hòa không khí hoạt động đúng với công suất và tiết kiệm chi phí là rất quan trọng Nhóm đã thực hiện nghiên cứu về “Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và triển khai bản vẽ bằng phần mềm Revit cho Sơn Nam Center” khi nắm được nhu cầu cấp thiết đó và đưa ra những đóng góp cải tiến hơn
Những sai sót trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp là việc không thể tránh khỏi, nhóm rất mong nhận được những đóng góp của Quý thầy (cô) để chúng em có thể cải thiện những sai sót
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 15TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
RSHF (Room Sensible Heat Factor): Hệ số nhiệt hiện phòng
GSHF (Grand Sensible Heat Factor): Hệ số nhiệt hiện tổng
ESHF (Effective Sensible Heat Factor): Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng
ERSH (Effective Room Sensible Heat): Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng
ERLH (Effective Room Latent Heat): Nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng
COP (Coefficient Of Performance): Hệ số hiệu quả năng lượng
BF (Bypass Factor): Hệ số đi vòng
AC (Air Conditioning): Điều hòa không khí
AHU (Air Handling Unit): Hệ thống xử lý không khí
FCU (Fan Coil Unit): Thiết bị xử lý không khí
VRV (Variable Refrigerant Volume): Hệ thống điều hòa trung tâm
HVAC (Heating, Ventilating and Air Conditioning)
2D (2-Dimension): Đồ họa trong không gian 2 chiều
3D (3-Dimension): Đồ họa trong không gian 3 chiều
B.I.M (Building Information Modeling): Quá trình tạo lập và sử dụng mô hình
thông tin cho các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình
VIP (Very Important Person): Sang trọng
WC (Water - Closet): Nhà vệ sinh
Trang 16Hình 1.2 Máy điều hòa không khí loại Multi [4] 3
Hình 1.3 Hệ thống điều hòa trung tâm VRV [5] 4
Hình 1.4 So sánh hệ VRV giải nhiệt gió và VRV giải nhiệt nước [6] 4
Hình 1.5 Hệ thống điều hòa trung tâm VRV giải nhiệt nước [7] 5
Hình 1.6 Phối cảnh nhà hàng tiệc cưới Sơn Nam-Sơn Nam Center [10] 7
Hình 2.1 Sơ đồ tính toán nhiệt theo phương pháp Carrier [12] 13
Hình 2.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp 28
Hình 2.3 Biểu diễn sơ đồ tuần hoàn 1 cấp trên đồ thị I - d [11] 29
Hình 2.4 Sơ đồ tuần hoàn một cấp với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng [11] 30
Hình 2.5 Đường hệ số nhiệt hiện của phòng RSHF [11] 32
Hình 2.6 Hệ số đi vòng BF biểu diễn trên đồ thị t - d [11] 34
Hình 2.7 Đồ thị t - d biểu thị mối quan hệ giữa các hệ số RSHF, GSHF, ESHF [11] 35
Hình 2.8 Xác định điểm nút bằng ẩm đồ Carrier dựng trên phần mềm AutoCAD 37
Hình 2.9 Kết quả tải lạnh phòng tiệc lớn tầng 3 41
Hình 2.10 Dàn lạnh giấu trần nối ống gió hồi sau [16] 44
Hình 3.1 Giao diện ứng dụng ASHRAE Duct Fitting Database 47
Hình 3.2 Cài đặt đơn vị cho phần mềm 47
Hình 3.3 Giảm vuông chuyển tròn 48
Hình 3.4 Tổn thất của một giảm vuông chuyển tròn 48
Hình 3.5 Chức năng Select Fan 49
Hình 3.6 Nhập chi tiết các thông số 50
Hình 3.7 Danh sách quạt phù hợp 50
Hình 3.8 Thông số của quạt cấp gió tươi 51
Hình 3.9 Bản vẽ chi tiết của quạt cấp gió tươi 51
Hình 3.10 Giao diện phần mềm Duct Checker Pro 54
Hình 3.11 Nhập thông số lưu lượng gió và kích thước miệng gió thải 55
Hình 3.12 Thông số kích thước ống phụ 55
Hình 3.13 Thông số kích thước ống chính 56
Hình 3.14 Giảm vuông chuyển tròn 57
Hình 3.15 Tổn thất của một giảm vuông chuyển tròn 58
Trang 17Hình 3.18 Thông số của quạt gió thải 60
Hình 3.19 Bản vẽ chi tiết của quạt thải 60
Hình 3.20 Nhập thông số lưu lượng gió và kích thước miệng gió cấp 62
Hình 3.21 Nhập lại thông số lưu lượng gió cấp 62
Hình 3.22 Thông số lưu lượng gió cấp đã thỏa điều kiện 63
Hình 3.23 Nhập thông số lưu lượng gió và kích thước miệng gió hồi 63
Hình 3.24 Thông số lưu lượng gió hồi đã thỏa điều kiện 64
Hình 4.1 Cơ chế hoạt động của Worksets trong Revit 66
Hình 4.2 Các file của công trình được thực hiện bằng Revit 66
Hình 4.3 Mô hình kết cấu 3D của công trình Sơn Nam Center dựng bằng Revit 67
Hình 4.4 Mô hình kiến trúc 3D của công trình Sơn Nam Center dựng bằng Revit 67
Hình 4.5 Kiến trúc công trình Sơn Nam Center ở các tầng 68
Hình 4.6 Mô hình 3D hệ thống ống gió của công trình Sơn Nam Center 68
Hình 4.7 Mô hình hệ thống HVAC tầng 1 69
Hình 4.8 Mô hình hệ thống HVAC tầng 2 69
Hình 4.9 Mô hình hệ thống HVAC tầng 3 và tầng mái 70
Hình 4.10 Hệ thống hút khí thải nhà vệ sinh 70
Hình 4.11 Bảng Interference Check 71
Hình 4.12 Bảng thông báo các vị trí xung đột 72
Hình 4.13 Thông báo đã hết xung đột 72
Hình 4.14 Điền số tầng cần bóc tách vào ô "Comments" 73
Hình 4.15 Chọn mục “New Schedule/ Quantities ” 73
Hình 4.16 Chọn và đặt tên cho khối lượng cần bóc tách 74
Hình 4.17 Các biến cần đưa vào khi thực hành bóc tách khối lượng 74
Hình 4.18 Chọn tầng để thống kê từng tầng 75
Hình 4.19 Tìm lệnh để xuất ra tệp Notepad 75
Hình 4.20 Bảng thống kê hệ thống ống gió tầng 1 đã xuất ra file Excel 76
Hình phụ lục 2.1 Project Outline 96
Trang 18Hình phụ lục 2.6 Các thông số thời gian và thiết bị hoạt động trong phòng 98
Hình phụ lục 2.7 Các thông số chi tiết khác 99
Hình phụ lục 2.8 Thông số kích thước mái hiên (nếu có) 99
Hình phụ lục 2.9 Chức năng Material II 100
Hình phụ lục 2.10 Chức năng Extension 100
Hình phụ lục 2.11 Giao diện Sum/Print 101
Hình phụ lục 4.1 Giao diện khởi động Revit 108
Hình phụ lục 4.2 Giao diện làm việc Revit .108
Hình phụ lục 4.3 Thanh Ribbon .109
Hình phụ lục 4.4 Thanh Properties khi không click chọn đối tượng .110
Hình phụ lục 4.5 Thanh Properties khi click chọn đối tượng Supply Air .110
Hình phụ lục 4.6 Thanh Project Browser .111
Hình phụ lục 4.7 Công cụ Quick Access .111
Hình phụ lục 4.8 Công cụ View Control .111
Hình phụ lục 4.9 Mặt bằng tầng 1 .111
Hình phụ lục 4.10 Mặt bằng tầng 2 112
Hình phụ lục 4.11 Mặt bằng tầng 3 112
Hình phụ lục 4.12 Mặt bằng tầng mái .112
Trang 19Bảng 2.1 Thông số vi khí hậu tối ưu thích ứng với các trạng thái lao động 9
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn không khí ngoài (gió tươi) theo yêu cầu vệ sinh cho các phòng được ĐHKK tiện nghi (trích Phụ lục F – TCVN 5687: 2010) [14] 10
Bảng 2.3 Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) cho các phòng được thông gió cơ khí (trích Phụ lục G – TCVN 5687: 2010) [14] 11
Bảng 2.4 Thông số thiết kế hệ thống điều hòa không khí trong và ngoài nhà cho công trình 12
Bảng 2.5 Lượng nhiệt bức xạ mặt trời lớn nhất xâm nhập qua cửa kính và Lượng nhiệt bức xạ mặt trời đến bên ngoài cửa kính 15
Bảng 2.6 Lượng nhiệt bức xạ vào phòng 16
Bảng 2.7 Hệ số tác động tức thời nt theo hướng 17
Bảng 2.8 Thông số vật liệu tường của công trình 20
Bảng 2.9 Hệ số truyền nhiệt k qua cửa ra vào 21
Bảng 2.10 Hệ số truyền nhiệt qua kính cửa sổ, W/m2.K 21
Bảng 2.11 Hệ số truyền nhiệt k, W/(m2.K) của sàn hay trần chọn theo công trình 22
Bảng 2.12 Nhiệt tỏa ra từ người trưởng thành (W/người) 25
Bảng 2.13 Thông số tại hai điểm N và T đã biết theo phần chọn các thông số tính toán 31 Bảng 2.14 Các thông số của các trạng thái 38
Bảng 2.15 Năng suất của dàn lạnh có sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp 39
Bảng 2.16 So sánh tải lạnh tính tay với tải lạnh thiết kế và dùng phần mềm Heat Load 42 Bảng 3.1 So sánh lưu lượng gió tươi tính tay với thiết kế 52
Bảng 3.2 So sánh lưu lượng gió thải tính tay với thiết kế 61
Bảng phụ lục 2.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11 80
Bảng phụ lục 2.2 Nhiệt truyền qua mái Q21 81
Bảng phụ lục 2.3 Nhiệt truyền qua tường Q22t 81
Bảng phụ lục 2.4 Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c 84
Bảng phụ lục 2.5 Nhiệt truyền qua kính cửa sổ vào Q22k 86
Bảng phụ lục 2.6 Nhiệt truyền qua nền Q23 87
Trang 20Bảng phụ lục 2.11 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5 93
Bảng phụ lục 2.12 Các hệ số nhiệt hiện 94
Bảng phụ lục 2.13 Chọn FCU cho công trình Sơn Nam Center 101
Bảng phụ lục 2.14 Chọn dàn nóng cho công trình Sơn Nam Center 102
Bảng phụ lục 3.1 Lưu lượng cấp gió tươi 103
Bảng phụ lục 3.2 Tổn thất ma sát trên đường ống 104
Bảng phụ lục 3.3 Tổn thất áp suất cục bộ 104
Bảng phụ lục 3.4 Tổng tổn thất áp suất 104
Bảng phụ lục 3.5 Thông số quạt cấp gió tươi 105
Bảng phụ lục 3.6 Lưu lượng gió thải nhà vệ sinh 105
Bảng phụ lục 3.7 Chọn miệng gió thải nhà vệ sinh 105
Bảng phụ lục 3.8 Kích thước ống phụ 105
Bảng phụ lục 3.9 Kích thước ống chính 106
Bảng phụ lục 3.10 Tổn thất áp suất trong hệ thống gió thải nhà vệ sinh 106
Bảng phụ lục 3.11 Thông số quạt gió thải 106
Bảng phụ lục 3.12 Số miệng gió cấp và gió hồi 107
Trang 21LỜI MỞ ĐẦU xiv
DANH MỤC VIẾT TẮT xv
DANH MỤC HÌNH ẢNH xvi
DANH MỤC BẢNG xix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 1
1.1 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí 1
1.1.1 Hệ thống điều hòa không khí cục bộ 2
1.1.2 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm 3
1.1.3 Tầm quan trọng của ĐHKK đối với con người và hoạt động sản xuất 5
1.1.3.1 Đối với con người 5
1.1.3.2 Đối với sản xuất 6
1.1.4 Nhiệm vụ đề tài 6
1.1.5 Nội dung đề tài 6
1.2 Giới thiệu về công trình Sơn Nam Center 6
1.3 Tầm quan trọng của đề tài 8
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT 9
2.1 Tính toán phụ tải lạnh 9
2.1.1 Chọn thông số tính toán 9
2.1.2 Tính cân bằng nhiệt ẩm 12
2.1.2.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11 13
2.1.2.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ Q21 17
2.1.2.3 Nhiệt truyền qua kết cấu bao che Q22 19
2.1.2.4 Nhiệt truyền qua nền Q23 22
Trang 222.1.2.7 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4 24 2.1.2.8 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QhN và QaN 26 2.1.2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5a 26 2.1.2.10 Nhiệt tổn thất do các nguồn nhiệt khác Q6 27 2.1.2.11 Tổng phụ tải lạnh của công trình Q0 28 2.2 Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí 28 2.2.1 Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí 28 2.2.2 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí 29 2.3 Tính kiểm tra tải nhiệt bằng phần mềm Heat Load 40 2.3.1 Giới thiệu phần mềm 40 2.3.2 Các bước tính tải lạnh cho dự án 41 2.3.3 Kết quả sau tính toán 41 2.3.4 So sánh tải lạnh 42 2.4 Tính toán kiểm tra và chọn thiết bị chính của hệ thống 43 2.4.1 Lựa chọn hãng cung cấp 43 2.4.2 Chọn FCU 43 2.4.2 Chọn dàn nóng 44 CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THÔNG GIÓ 45 3.1 Hệ thống cấp gió tươi 45 3.1.1 Mục đích cấp gió tươi 45 3.1.2 Xác định tốc độ không khí trong ống 45 3.1.3 Tính lưu lượng cấp gió tươi 45 3.1.4 Xác định kích thước ống 45 3.1.5 Tính toán tổn thất áp suất 45 3.1.5.1 Tổn thất ma sát trên đường ống 46
Trang 233.1.6 Tính chọn quạt cấp gió tươi 49 3.2 Hệ thống gió thải nhà vệ sinh 52 3.2.1 Mục đích của việc hút gió thải 52 3.2.2 Lưu lượng gió thải nhà vệ sinh 52 3.2.3 Chọn miệng gió thải 53 3.2.4 Xác định kích thước ống gió thải 55 3.2.4.1 Kích thước ống phụ 55 3.2.4.2 Kích thước ống chính 56 3.2.5 Tính tổn thất áp suất trên đường ống 56 3.2.5.1 Tổn thất ma sát trên đường ống 57 3.2.5.2 Tổn thất áp suất cục bộ 57 3.2.6 Tính chọn quạt gió thải 59 3.3 Tạo áp cầu thang và hút khói hành lang 61 3.3.1 Tạo áp cầu thang 61 3.3.2 Hút khói hành lang 61 3.4 Chọn thiết bị liên quan 61 3.4.1 Chọn miệng gió cấp 61 3.4.2 Chọn miệng gió hồi 63 CHƯƠNG 4 TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG REVIT 65 4.1 Giới thiệu về phần mềm Revit 65 4.2 Sử dụng Worksets trong Revit triển khai lại bản vẽ kiến trúc và hệ thống HVAC của công trình Sơn Nam Center 65 4.2.1 Khái niệm Worksets trong Revit 65 4.2.2 Mô hình kết cấu 3D của công trình Sơn Nam Center 66
Trang 244.3 Kiểm tra và xử lý xung đột 70 4.4 Bóc tách khối lượng bằng phần mềm Revit 72 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 5.1 Kết luận 77 5.2 Kiến nghị 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 80 Phụ lục Chương 2 Tính tải lạnh 80 Phụ lục 2.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11 80 Phụ lục 2.2 Nhiệt truyền qua mái Q21 81 Phụ lục 2.3 Nhiệt truyền qua kết cấu bao che Q22 81 Phụ lục 2.4 Nhiệt truyền qua nền Q23 87 Phụ lục 2.5 Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31 88 Phụ lục 2.6 Nhiệt tỏa ra do máy móc Q32 89 Phụ lục 2.7 Nhiệt do người tỏa ra Q4 91 Phụ lục 2.8 Nhiệt do gió tươi mang vào QN 92 Phụ lục 2.9 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5 93 Phụ lục 2.10 Các hệ số nhiệt hiện 94 Phụ lục 2.11 Các bước tính tải lạnh bằng Heat Load 95 Phụ lục 2.12 Chọn FCU cho công trình 101 Phụ lục 2.13 Chọn dàn nóng cho công trình 102 Phụ lục Chương 3 Tính toán thông gió 103 Phụ lục 3.1 Lưu lượng cấp gió tươi 103 Phụ lục 3.2 Tổn thất áp suất trong hệ thống cấp gió tươi 104 Phụ lục 3.3 Chọn quạt cấp gió tươi 105
Trang 25Phụ lục 3.5 Chọn miệng gió thải nhà vệ sinh 105 Phụ lục 3.6 Xác định kích thước ống gió thải 105 Phụ lục 3.7 Tổn thất áp suất trong hệ thống gió thải nhà vệ sinh 106 Phụ lục 3.8 Chọn quạt gió thải 106 Phụ lục 3.9 Chọn miệng gió cấp và miệng gió hồi cho công trình 107 Phụ lục Chương 4 Triển khai bản vẽ bằng phần mềm Autodesk Revit 108 Phụ lục 4.1 Chi tiết cách sử dụng phần mềm Revit 108 Phụ lục 4.2 Các mặt bằng của công trình Sơn Nam Center 111
Trang 26CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển và hội nhập cùng với các nước khác trên thế giới về khoa học kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống con người Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung và ngành công nghệ kỹ thuật Nhiệt nói riêng cũng đóng vai trò quan trọng trong các ngành xây dựng, cơ điện trên thế giới và ở Việt Nam, chúng được áp dụng lên các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, tòa nhà lớn, trường học lớn, để nước ta bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới Tại các thành phố lớn, các công trình xây dựng đều đi kèm với các hệ thống điều hòa không khí, cơ điện, phòng cháy chữa cháy và những hệ thống khác Thông qua đó, ta nhìn thấy được tầm quan trọng của hệ thống điều không khí trong ngành Nhiệt đóng vai trò lớn để thúc đẩy sự phát triển của các thành phố lớn trong thời kỳ hiện đại hóa Cùng với sự phát triển đó nên những
hệ thống điều hòa buộc phải cần có cách để tối ưu cách sử dụng thuận tiện nhất cho người vận hành Do đó cần phải phát triển những phần mềm, hệ thống mới để phù hợp với tất cả công trình trong các lĩnh vực khác nhau Vì vậy, đó là những thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu và phát triển các hệ thống mới Đồng thời, công tác giúp giảm thiểu chi phí vận hành, sử dụng hiệu quả nguồn lao động và nguồn năng lượng khi thi công các hệ thống điều hòa không khí đóng vai trò quan trọng đối với các kỹ sư ngành Nhiệt Nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS TS Đặng Thành Trung, chúng em đã được giao nhiệm
vụ thực hiện đề tài: “Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và triển khai bản vẽ bằng phần mềm revit cho Sơn Nam Center”, qua đó chúng em đã có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hệ thống điều hòa không khí trong cuộc sống hiện nay
1.1 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí
Điều hòa không khí hay còn gọi là điều hòa nhiệt độ (tên tiếng Anh: Air Conditioning, thường được viết tắt là AC hoặc A/C) là quá trình loại bỏ nhiệt và độ ẩm trong không gian cần điều hòa để cải thiện nhiệt độ giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái [1]
Chúng ta cần nâng cao tính tự động hóa của hệ thống để phát triển hệ thống điều hòa không khí tốt nhất Hệ thống phải có tính kỹ thuật và thẩm mỹ cao phù hợp với mục đích khi sử dụng trong công trình Để có thể hỗ trợ rút ngắn thời gian, tránh đi những trường hợp sai sót và đơn giản hóa các bước trong quá trình thi công Tính toán hợp lý mức chi phí mua sắm trang thiết bị, vật tư đối với mọi công trình giúp tránh đi trường hợp dư
Trang 27thừa quá nhiều hoặc thiếu vật tư trong công trình Khi đưa vào hoạt động thì chúng ta phải đảm bảo làm sao để hệ thống hoạt động an toàn, duy trì được tuổi thọ cao, tiết kiệm năng lượng và mang lại hiệu suất làm việc tốt nhất cho nhà đầu tư
Trong cuộc sống hiện nay, những hệ thống điều hòa không khí đã và đang được phát triển và cải tiến về mặt kỹ thuật, mẫu mã đa dạng và độc đáo Dựa vào các yêu cầu từ nhà đầu tư mà những nhà thiết kế đưa ra tư vấn hợp lý để lựa chọn hệ thống điều hòa không khí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo vốn đầu tư kinh tế và các chi phí vận hành một cách hợp lý [2] Hai hệ thống điều hòa không khí cơ bản được sử dụng thông dụng trong công trình là:
- Hệ thống điều hòa không khí cục bộ
- Hệ thống điều hòa không khí trung tâm
1.1.1 Hệ thống điều hòa không khí cục bộ
Các loại máy điều hòa có năng suất làm lạnh nhỏ được gọi là hệ thống điều hòa không khí cục, bộ chỉ sử dụng trong một không gian nhất định Nó thường được sử dụng cho các văn phòng, căn hộ, nhà riêng hoặc các khu vực nhỏ khác để cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường làm việc hoặc sinh hoạt thoải mái hơn Máy điều hòa không khí với dàn bay hơi làm lạnh không khí trực tiếp, dàn ngưng giải nhiệt bằng gió 1 cụm hoặc
2 hay nhiều cụm và các loại máy điều hòa được thể hiện ở Hình 1.1
Trang 28Máy điều hòa loại Multi thực chất là dạng máy điều hòa có một dàn nóng, thường
có 2 đến 5 dàn lạnh, mỗi dàn lạnh hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau Các máy điều hòa
có chủng loại khác nhau có thể ghép lại một cách hợp lý Đây là một sự lựa chọn tốt cho các căn hộ hay các tòa nhà văn phòng có nhiều phòng cần làm mát Máy điều hòa Multi có
độ ổn định cao và hiệu suất tiêu thụ năng lượng đáng kể cao hơn so với máy điều hòa không khí thông thường Loại này có tính năng tiết kiệm diện tích lắp đặt, tiết kiệm năng lượng giảm thiểu chi phí vận hành và giảm lượng khí thải carbon
Hình 1.2 Máy điều hòa không khí loại Multi [4]
1.1.2 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm
❖ Hệ thống điều hòa VRV (Variable Refrigerant Volume)
➢ Hệ thống điều hòa VRV giải nhiệt gió
Kiểu hệ thống lạnh thường sử dụng cho các tòa nhà cao tầng, các công trình lớn nhưng bị hạn chế về vị trí và không gian lắp đặt dàn nóng riêng được gọi là hệ thống điều hòa VRV Hệ thống này sử dụng nguyên lý thay đổi lưu lượng môi chất lạnh giữa dàn nóng đến các dàn lạnh từ đó thay đổi công suất lạnh cho phù hợp với yêu cầu không gian cần điều hòa Đối với hệ thống điều hòa VRV, chủ đầu tư có thể dùng một hoặc nhiều dàn nóng với nhiều dàn lạnh VRV, cũng có thể dùng dàn lạnh VRV kết hợp với dàn lạnh dân dụng được thể hiện ở Hình 1.3 bên dưới
Trang 29Hình 1.3 Hệ thống điều hòa trung tâm VRV [5]
Với công nghệ phát triển như ngày nay, các hệ thống điều hòa VRV được nâng cấp
và hoàn thiện hơn rất nhiều về yêu cầu kỹ thuật, chức năng và tính thẩm mỹ
Tuy vậy, hệ thống điều hòa VRV vẫn có khuyết điểm đáng lo ngại về chiều dài ống gas kết nối đến dàn nóng đặt ngoài trời giải nhiệt gió cho phép có giới hạn nên chỉ phù hợp với tòa nhà dưới 20 tầng Để khắc phục khuyết điểm đó nên hệ thống điều hòa VRV đã phát triển thêm loại VRV giải nhiệt nước Dưới đây là Hình 1.4 so sánh hệ thống VRV giải nhiệt gió và nước
Trang 30Nguyên lý hoạt động của hệ thống VRV giải nhiệt nước tương tự như loại giải nhiệt gió thông thường ở phía dàn lạnh bằng môi chất lạnh từ dàn nóng đến các dàn lạnh Nhưng phía dàn nóng giải nhiệt thay vì giải nhiệt gió thì các dàn nóng sẽ là kiểu kín và giải nhiệt thông qua nước bởi tháp giải nhiệt và bơm nước Nước giải nhiệt sẽ được bơm vận chuyển lên tháp giải nhiệt đặt ngoài trời Việc này giúp công tác bố trí dàn nóng trở nên dễ dàng hơn đối với các dự án lớn Cách phân bố hệ thống điều hòa trung tâm VRV giải nhiệt nước được thể hiện qua Hình 1.5 bên dưới
Hình 1.5 Hệ thống điều hòa trung tâm VRV giải nhiệt nước [7]
1.1.3 Tầm quan trọng của ĐHKK đối với con người và hoạt động sản xuất
1.1.3.1 Đối với con người
Trong đời sống của chúng ta và hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người thì nhiệt độ là yếu tố đóng vai trò quan trọng Điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và nhu cầu sản xuất
Nhiệt độ là yếu tố liên quan đến môi trường xung quanh Nếu nhiệt độ môi trường thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sinh hoạt thường ngày và sản xuất [8] Đối với đời sống xã hội càng phát triển, con người càng khắt khe hơn với điều kiện xung quanh Sự tiện nghi và thoải mái được đặt lên hàng đầu thì việc yêu cầu giải pháp điều hòa không khí với các công nghệ hiện đại hơn là vô cùng cần thiết
Trang 311.1.3.2 Đối với sản xuất
Với điều kiện phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, ngoài nhu cầu phục vụ con người thì nhu cầu sản xuất đóng vai trò cơ cấu phát triển của nền kinh tế [9] Vì vậy, không thể
kể đến vai trò mà điều hòa không khí mang lại Lĩnh vực điều hòa không khí đã có bước tiến vượt bậc ngày càng xuất hiện nhiều trong các ngành nghề khác như y học, ngành dược, thủy sản, chế biến thủy hải sản,… Việc đưa điều hòa không khí vào trong các ngành khác
để đảm bảo chất lượng sản phẩm của các hóa chất, linh kiện và thiết bị sẽ có yêu cầu nhiệt
độ và độ ẩm ổn định
1.1.4 Nhiệm vụ đề tài
Thông qua đề tài, sinh viên cần đạt được những mục tiêu:
- Tính đúng tải lạnh của Sơn Nam Center bằng 2 phương pháp: Phương pháp thủ công
và sử dụng phần mềm tính tải Head Load
- So sánh, đánh giá kết quả tính toán của 2 phương pháp trên
- So sánh, đánh giá kết quả sinh viên tính toán với kết quả từ phía tư vấn thiết kế
- Dựng lại mô hình 3D hệ thống lạnh của công trình Sơn Nam Center bằng phần mềm Revit
1.1.5 Nội dung đề tài
1.2 Giới thiệu về công trình Sơn Nam Center
Công trình Sơn Nam Center là kiến trúc nhà hàng tiệc cưới thiết kế theo phong cách hiện đại, có 3 tầng nổi, diện tích 2100 m2 nằm trên khu đất hai mặt tiền đường lộ có bốn mặt thoáng tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi đến đây Nhà hàng tiệc cưới Sơn Nam được thiết kế kiến trúc bởi Công ty cổ phần Kiến trúc và xây dựng D.O.O.R.W.A.Y
Dự án này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tổ chức ở các nhà hàng tiệc cưới sang trọng, bên cạnh đó còn phục vụ các nhu cầu khác của các cơ quan ban ngành như dự thảo, hội họp, đại hội cổ đông thường niên
Chủ đầu tư của công trình Sơn Nam Center là Công ty Cổ phần Sơn Nam và vị trí công trình nằm trên đường Lê Hồng Phong, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Hình 1.6 thể hiện phối cảnh Sơn Nam Center
Trang 32Hình 1.6 Phối cảnh nhà hàng tiệc cưới Sơn Nam - Sơn Nam Center [10]
Thông số cơ bản các phòng của Sơn Nam Center được thể hiện ở Bảng 1.1
Bảng 1.1 Thông tin cơ bản các phòng của Sơn Nam Center
Tầng 1
Diện tích cho thuê 1 405 Diện tích cho thuê 2 240 Diện tích cho thuê 3 330 Diện tích cho thuê 4 266
Trang 33Tầng 3
1.3 Tầm quan trọng của đề tài
Điều hòa không khí là một phần không thể thiếu trong đời sống và sản xuất, có tại hầu hết ở các văn phòng, tòa nhà, trường học, trung tâm thương mại, siêu thị, Ngoài ra, các nơi mang tính chất đặc thù như cơ sở nghiên cứu hóa học, xưởng sản xuất, bệnh viện
và những nơi đặc thù khác cần một hệ thống kiểm soát không khí nghiêm ngặt
“Sơn Nam Center” là Trung tâm tổ chức Sự kiện và Tiệc cưới thuộc Khách sạn Sơn Nam tọa lạc tại vị trí trung tâm của thành phố Nam Định Sơn Nam Center được xây dựng
từ năm 2017 với thiết kế tinh tế, không gian sang trọng và hiện đại Với mục đích chủ yếu
là tổ chức tiệc cưới thì nhu cầu cần có một hệ thống điều hòa không khí ổn định để tạo được không gian thoáng mát là rất quan trọng Điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng khi đặt niềm tin lựa chọn Sơn Nam Center tổ chức các sự kiện quan trọng Với nhu cầu trên, nhóm quyết định chọn đề tài cho đồ án: “Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và triển khai bản vẽ bằng phần mềm Revit cho Sơn Nam Center”, tính toán sử dụng phương pháp Carrier và phần mềm Heat Load So sánh với kết quả phía tư vấn thiết kế, chọn thiết bị cho cả hệ thống, dựng mô hình 3D hệ thống lạnh bằng phần mềm Revit Qua đề tài này này, nhóm chúng em được vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng cho đề tài, qua đó giúp chúng em có thêm kinh nghiệm thực tế , là bàn đạp tốt cho các công trình khác trong tương lai
Trang 34CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT
2.1 Tính toán phụ tải lạnh
2.1.1 Chọn thông số tính toán
❖ Thông số đầu vào của công trình
Sơn Nam Center nằm trên đường Lê Hồng Phong, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Công trình tọa lạc trên một khuôn viên đẹp phù hợp với mục đích xây dựng nhà hàng tiệc cưới Toàn bộ các không gian của công trình đều cần điều hòa Sảnh và hành lang ở các tầng được lắp trần giả phù hợp để lắp đặt các thiết bị và đường ống của hệ thống điều hòa không khí
Để tính toán phụ tải lạnh cho công trình, bước đầu ta cần xác định được thông số đầu vào của công trình thông qua địa điểm cụ thể và xác định mọi nguồn nhiệt ảnh hưởng đến không gian điều hòa từ đó tính toán tải cho công trình Ở đây nhóm chúng em lựa chọn tính toán tải lạnh bằng phương pháp Carrier
Trước khi sử dụng phương pháp Carrier để tính tải, ta cần xác định các thông số trong nhà và ngoài nhà (xem Bảng 2.1) gồm các đại lượng như sau:
- Nhiệt độ t (℃)
- Độ ẩm tương đối φ (%)
❖ Chọn thông số thiết kế trong nhà
Bảng 2.1 Thông số vi khí hậu tối ưu thích ứng với các trạng thái lao động
𝜑, %
Vận tốc gió v, m/s
Nhiệt
độ t, o
C
Độ ẩm tương đối
𝜑, %
Vận tốc gió v, m/s
1 Nghỉ ngơi tĩnh tại 22÷24 70÷60 0,1÷0,2 25÷28 70÷60 0,5÷0,6
2 Lao động nhẹ 21÷23 70÷60 0,4÷0,5 23÷26 70÷60 0,8÷1,0
3 Lao động vừa 20÷22 70÷60 0,8÷1,0 22÷25 70÷60 1,2÷2,5
4 Lao động nặng 18÷20 70÷60 1,2÷1,5 20÷23 70÷60 2,0÷2,5
Trang 35❖ Tiêu chuẩn gió tươi và số lần thay đổi không khí
Tiêu chuẩn gió tươi là lượng gió bên ngoài cần được cấp để đảm bảo lượng oxy cho con người trong phòng, có đơn vị đo là m3
/h trên một người hoặc một m2 sàn Lượng gió tươi tùy vào công năng phòng, loại công trình, và số người trong phòng (xem Bảng 2.2 và
2.3)
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn không khí ngoài (gió tươi) theo yêu cầu vệ sinh cho các phòng
được ĐHKK tiện nghi (trích Phụ lục F – TCVN 5687: 2010) [14]
27 (m3/h.m2)
Bội số thay đổi không khí là lượng không khí bên ngoài cấp và thải cho không gian
có thông gió cơ khí (không điều hòa) nhà vệ sinh, như nhà bếp, …
Trang 36Bảng 2.3 Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) cho các phòng được thông gió cơ khí
* Áp dụng đối với chiều cao phòng 2,5 m Khi chiều cao phòng trên 2,5 m, phải tính theo
tỷ lệ tăng của chiều cao;
** Sảnh có diện tích dưới 10 m2 không đòi hỏi phải có thông gió cơ khí
Đối với phòng trong tầng hầm, bội số trao đổi không khí có thể tăng thêm từ 20 - 50 %
❖ Chọn thông số thiết kế trong và ngoài nhà
Dựa vào tư vấn thiết kế và tài liệu tham khảo [12] có thể đưa ra thông số thiết kế ngoài nhà của Sơn Nam Center là:
Trang 37- Nhiệt độ không khí ngoài trời: t N =32,8 ℃
- Độ ẩm không khí ngoài trời: N =66 %
Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà vào mùa hè [15] như sau:
- Nhiệt độ không khí trong phòng: t = T 25 ℃
Enthalpy, I (kJ/kg)
Dung ẩm, d (g/kgkkk)
Nhiệt độ đọng sương, ts (℃)
Trang 38Hình 2.1 Sơ đồ tính toán nhiệt theo phương pháp Carrier [12]
2.1.2.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11
Ta có công thức tính lượng nhiệt bức xạ mặt trời qua kính sau [12]:
11 11' t
Q =Q n (2.1) Trong đó:
– Hệ số ảnh hưởng độ chênh lệch nhiệt độ của nhiệt độ đọng sương không khí
so với nhiệt độ đọng sương của không khí trên mặt nước biển
kh
– Hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ kh =1, khung kim loại lấy kh =1,17
Trang 39 – Hệ số ảnh hưởng của mây mù
Công trình sử dụng kính trong tráng màng phản xạ và có màn che
R
R = (2.4) Trong đó:
H là độ cao của khu vực đang tính với mặt nước biển, ( )m ;
Độ cao của tầng 3 so với mực nước biển là 20,6 m
Đựa vào công thức 2.5 ta tính ra C =1,0004738 (ta chọn 1)
❖ Hệ số chênh lệch nhiệt độ đọng sương
20
10
s ds
t
= − − (2.6)
Ta có t = S 25,61 ℃, dựa vào công thức 2.6 ta tính được ds =0,92707(chọn ds = ) 1
Trang 40❖ Hệ số ảnh hưởng mây mù
Để tính toán cho một hệ thống điều hòa không khí, ta chọn khi thời tiết ít mây nhất
để lượng tải được tính lớn nhất để đảm bảo lượng tải ổn định cho tòa nhà Vì vậy, chúng
em chọn mm = 1
❖ Hệ số ảnh hưởng của khung
Các khung cửa làm bằng kim loại nên ta chọn kh = 1,1 7 [12]
❖ Hệ số kính
Công trình sử dụng kính Antisun màu nâu đồng, 12mm Ta tra Bảng 4.3 tài liệu [12]
ta được m =0,58 Ngoài ra, theo bảng trên thì ta có được các hệ số khác như:
0,74
k
= ; k =0,05; k =0,21
❖ Hệ số mặt trời
Công trình dùng màn che Brella trắng kiểu Hà Lan, tra Bảng 4.4 tài liệu [12] ta có
hệ số r =0,33 Theo bảng trên, ta chọn được các thông số khác như:
0,09
m
= ; m =0,77; m =0,14Xét đến công trình:
- Công trình sử dụng khung thép nên lấy bằng F
- Vì hệ thống điều hòa hoạt động liên tục và thành phố Nam Định nằm bán cầu Bắc, thuộc vĩ độ 20 và có nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 6
- Công trình gồm 4 hướng kính là Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc Tra theo Bảng 4.2 [12], ta xác định được
Bảng 2.5 Lượng nhiệt bức xạ mặt trời lớn nhất xâm nhập qua cửa kính và Lượng nhiệt
bức xạ mặt trời đến bên ngoài cửa kính
R Tmax (W/m2 ) 486 230 486 230
R N (W/m 2 ) 552,27 261,36 552,27 261,36
Thay RN vào công thức (2.3) ta tính được Rk (xem bảng 2.6)