1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu tại việt nam

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài, Tăng Trưởng Kinh Tế Và Biến Đổi Khí Hậu Tại Việt Nam
Tác giả Đoàn Duy Trường, Nguyễn Thị Kim Dung, Đào Phương Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 12,8 MB

Nội dung

Nguyễn Thị Thanh Trang 3 BÁO CÁO TỔNG KẾTĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAMSinh viên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Kim Dung - K57E4

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thanh

Hà Nội - 2023

Trang 3

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: ĐOÀN DUY TRƯỜNG

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K57E3, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Năm thứ:2 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM DUNG

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K57E4, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Sinh viên thực hiện: ĐÀO PHƯƠNG ANH

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: K57E3, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Người hướng dẫn

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh

Trang 4

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC

HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Họ và tên: ĐOÀN DUY TRƯỜNG

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc

Sơ lược thành tích: Sinh viên giỏi

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng nhóm chúng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học

có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trongbài nghiên cứu do chúng tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan

và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bốtrong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Nhóm tác giả

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong môi trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò

vô cùng quan trọng và cần thiết Nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viênkhẳng định mình trong lĩnh vực chuyên môn yêu thích, cũng như rèn luyệncách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía

Để thực hiện nghiên cứu thành công đề tài này, nhóm đã nhận đượcđược sự giúp đỡ, quan tâm từ nhiều tổ chức, cá nhân Nhóm xin trân trọngcảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo trường Đại học Thương Mại cùng với cácthầy cô khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã nỗ lực truyền đạt kiến thứcquý báu và tạo ra sân chơi bổ ích cho sinh viên Đặc biệt, nhóm xin gửi lờicảm ơn chân thành đến Ths Nguyễn Thị Thanh, giảng viên khoa Kinh tế vàKinh doanh quốc tế, người trực tiếp hướng dẫn nhóm, đã luôn dành thờigian quan tâm, truyền đạt kiến thức và động viên nhóm trong quá trình thựchiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tuy có nhiều cố gắng nhưngkhông thể tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về tài liệu nghiên cứu cũngnhư năng lực bản thân Chính vì vậy, nhóm mong muốn nhận được ý kiếnđóng góp từ quý thầy cô, các bạn sinh viên cũng như những người quan tâmđến đề tài để bài làm được hoàn thiện

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

Trang 7

cứu khoa… 94% (32)

44

Nghiên CỨU TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA…Nghiên

cứu khoa… 100% (7)

96

NCKH - Nghiên cứu các yếu tố ảnh…Nghiên

cứu khoa… 100% (5)

61

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết…Nghiên

cứu khoa… 100% (3)

50

NCKH Trí tuệ cảm xúc - 19 - sâdcxced

95

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

1.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế 3

1.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu 7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.3.1 Mục tiêu chung 11

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 11

1.4 Tính mới của đề tài 11

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 12

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 12

1.6 Phương pháp nghiên cứu 12

1.6.1 Mô hình nghiên cứu 12

1.6.2 Phương pháp ước lượng 15

1.6.3 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 18

1.7 Cấu trúc đề tài 19

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 20

2.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu 20

2.1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 20

Nghiên cứu khoa… 100% (3) Nghiên cứu khoa học Nghiên

cứu khoa… 100% (3)

63

Trang 9

2.1.2 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế 27

2.1.3 Tổng quan về biến đổi khí hậu 33

2.2 Mối quan hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu 35

2.2.1 Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 35

2.2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu 39

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM 42

3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 42

3.1.1 Thực trạng dòng vốn và số dự án 42

3.1.2 Thực trạng cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư 46

3.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 48

3.3 Thực trạng biến đổi khí hậu Việt Nam 51

3.4 Phân tích kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và biến đồi khí hậu 53

3.4.1 Thống kê mô tả 53

3.4.2 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế 56

3.4.3 Tác động của tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu 59

3.4.4 Dự báo 60

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

4.1 Kết luận 74

4.2 Kiến nghị 75

4.2.1 Đối với Chính phủ 75

4.2.2 Đối với doanh nghiệp 76

4.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

(Auto Regressive)

(Autoregressive Integrated Moving Average)

4 ARDL Mô hình tự hồi quy phân phối trễ

(Autoregressive Distributed Lag)

(Association of South East Asian Nations)

7 APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình

Dương Asia-Pacific Economic Cooperation)

(Environmental Kuznets Curve)

(Foreign Direct Investment)

(Foreign Portfolio Investment

(Gross National Product)

(Gross Domestic Product)

(Generalized Method of Moments)

Trang 11

16 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(International Monetary Fund)

(Moving Average)

(Middle East and North Africa)

(Merger & Acquisition)

(Non-governmental organization)

(North American Free Trade Agreement)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)

(Ordinary Least Squares)

(Official Development Assistance)

26 PACF Chức năng tương quan tự động một phần

(Production possibility frontier)

(Per Capita Income)

(Research and Development))

(Total Factor Productivity)

Trang 12

31 TNCs Công ty xuyên quốc gia

(Vector Autoregression)

(World Trade Organization)

37 2SLS Phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất hai giai

đoạn (two stage ordinary least squares)

Trang 13

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1 Diễn biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1990 đến2020 43Bảng 3.2 Phát thải khí CO2 các năm 2000, 2010, 2013, 2014 và 2020 52Bảng 3.3 Mô tả giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và sốmẫu quan sát dùng trong nghiên cứu .53Bảng 3.4 Ma trận tương quan giữa các biến trong FDI tác động đến tăng trưởng kinh

tế (GDP) 55Bảng 3.5 Ma trận tương quan giữa các biến trong tác động của tăng trưởng kinh tế đếnphát thải CO2 55Bảng 3.6 Tóm tắt kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF 56Bảng 3.7 Kết quả hồi quy các biến trong mô hình tác động FDI đến tăng trưởng kinh

tế 56Bảng 3.8 Tóm tắt kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF 59Bảng 3.9 Kết quả hồi quy biến trong mô hình tác động của tăng trưởng kinh tế đếnbiến đổi khí hậu 59Bảng 3.10 Lượng phát thải CO2 giai đoạn 2019 – 2022 70Bảng 3.11 Kết quả hồi quy các biến trong mô hình tác động FDI đến tăng trưởng kinh

tế (sau khi dự báo dữ liệu) 71Bảng 3.12 Kết quả hồi quy các biến trong mô hình tác động của tăng trưởng kinh tếđến biến đổi khí hậu (sau khi dự báo dữ liệu) 72

Trang 14

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Mô hình các nhân tố định lượng tác động đến biến đổi khí hậu của Việt Nam 12Hình 2.1 Đường cong môi trường EKC 40Hình 3.1 Xu hướng vận động của dòng vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1990 đến năm

2020 44Hình 3.2 Cơ cấu đầu tư theo quốc gia/vùng lãnh thổ tính đến năm 2020 47Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2020 49Hình 3.4 Nồng độ khí phát thải CO2 bình quân đầu người từ năm 1990 đến năm 2020 51Hình 3.5 Dự báo dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2021-2031 61Hình 3.6 Hàm tự tương quan - Autocorrelation function (ACF) - FDI 61Hình 3.7 Hàm tự tương quan một phần - Partial autocorrelation function (PACF) -FDI 62Hình 3.8 Dự báo GDP bình quân đầu người tại Việt Nam giai đoạn 2021-2031 63Hình 3.9 Hàm tự tương quan - Autocorrelation function (ACF) – GDP 63Hình 3.10 Hàm tự tương quan một phần - Partial autocorrelation function (PACF) -GDP 64Hình 3.11 Dự báo năng suất lao động tại Việt Nam giai đoạn 2021-2031 65Hình 3.12 Hàm tự tương quan - Autocorrelation function (ACF) - NS 66Hình 3.13 Hàm tự tương quan một phần - Partial autocorrelation function (PACF) -

NS 66Hình 3.14 Dự báo độ mở thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2021-2031 67Hình 3.15 Hàm tự tương quan - Autocorrelation function (ACF) - OPE 68Hình 3.16 Hàm tự tương quan một phần - Partial autocorrelation function (PACF) -OPE 68Hình 3.17 Dự báo lượng phát thải CO2 bình quân đầu người tại Việt Nam giai đoạn2021-2031 69Hình 3.18 Hàm tự tương quan - Autocorrelation function (ACF) – CO 69Hình 3.19 Hàm tự tương quan một phần - Partial autocorrelation function (PACF) -CO2 70

Trang 15

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế cùng với bối cảnh toàn cầu hóa, vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế củacác nước nhận đầu tư Đầu tư nước ngoài cung cấp công nghệ cho nền kinh tế, kíchthích việc sản xuất máy móc, thiết bị, điển hình là các nước đang phát triển thì để đápứng nhu cầu sản xuất trong nước cần phải nhập nhiều máy móc, thiết bị, linh phụ kiện;tạo ra nhiều việc làm và cải thiện trình độ lao động; giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

để hàng hóa thâm nhập sâu vào các thị trường khác nhau; đẩy nhanh quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế thông qua việc làm đa dạng hóa các lĩnh vực và các ngành nghềkinh tế khác nhau,

Tại Việt Nam, các chuyên gia và cơ quan quản lý nhà nước cũng nhận định, FDI

là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế, góp phần bổ sungvốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham giavào chuỗi cung ứng toàn cầu Năm 1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua

đã đánh dấu một bước biến chuyển lịch sử trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoàivào Việt Nam Sau hơn 30 năm tích cực mở cửa đón nhận đầu tư, Việt Nam vẫn giữvững được vị trí là một địa điểm đầu tư tin cậy, sôi động, hiệu quả và chất lượng Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDIvào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 Trong tháng 1/2022, ViệtNam thu hút được 103 dự án FDI được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 388 triệuUSD, tăng 119,1% về số dự án và giảm 70,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm

2021 Kết quả thu hút các dự án mới trong tháng 1/2023 được đánh giá là tín hiệu tíchcực, mở ra cơ hội cho Việt Nam trong năm 2023 khi nhiều dự báo cho thấy Việt Nam

có thể thu hút 36-38 tỷ USD.Tuy nhiên, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trongtháng 1/2023 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022 (Tổng cục thống kê, 2022).Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu rõ xu hướng vận động của dòng vốn FDI trong nềnkinh tế để đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm thu hút và tăng cườngdòng vốn FDI đầu tư tại Việt Nam

Vậy, liệu việc tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là mộtbức tranh tăng trưởng kinh tế hoàn mỹ, không có khiếm khuyết? Thực tế cho thấy, bên

Trang 16

cạnh những mặt tích cực mà FDI mang lại đến nước tiếp nhận đầu tư, thì cũng có rấtnhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môitrường, Trong đó, đáng lo ngại là vấn đề ô nhiễm môi trường Tại Việt Nam, hiện có

có 283 khu công nghiệp (KCN) với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụmcông nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung.Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường,công nghệ sản xuất lạc hậu Đây là những con số thống kê cho thấy nguy cơ và hiệntượng ô nhiễm đến môi trường đất, nước và không khí đang ở mức báo động Tìnhtrạng ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp và đô thị ngoài việc dẫn đến nhữngnguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi, thì còntác động rất lớn đến môi trường sinh thái cũng như ô nhiễm nguồn nước Chẳng hạn, ônhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm trẻ em dưới 5 tuổi mắccác bệnh đường hô hấp với tỉ lệ cao Tại nhiều khu công nghiệp, ô nhiễm môi trường

do chất thải công nghiệp đã làm nhiễm độc các nguồn nước, tác động xấu đến hoạtđộng kinh tế, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởibiến đổi khí hậu, trong đó, dân cư và hoạt động kinh tế tập trung tại khu vực Đồngbằng sông Cửu Long, khu vực miền Trung phải chịu rủi ro cao nhất Ngoài ra, phầnlớn rừng phòng hộ ngập mặn đã bị phá hủy, khai thác thủy hải sản quá mức đã làm cạnkiệt nguồn thủy sản ven bờ, đe dọa sinh kế của những người liên quan Tình trạng phárừng tự nhiên ở đầu nguồn góp phần gây ra lũ lụt thường xuyên và có sức tàn phá lớnhơn đối với đất canh tác và khu dân cư phía hạ nguồn Theo một ước tính của Ngânhàng Thế giới, ước tính thiệt hại hàng năm khoảng 34 triệu USD do rừng phòng hộngập mặn bị phá hủy

Từ đó có thể thấy, bên cạnh những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế,FDI còn gây ra những hệ lụy không mong muốn cho nước nhận đầu tư Nhưng, liệurằng trong tương lai, FDI có tiếp tục làm nghiêm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môitrường? Có lời giải nào cho bài toán về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biếnđổi khí hậu? Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này nên nhóm quyết định tìm hiểu về

đề tài “Nghiên cứu về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởngkinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam” để đi tìm trả lời cho những câu hỏi như đã

đề cập trước đó Căn cứ vào kết quả phân tích được, nhóm sẽ đưa ra những kiến nghị,

Trang 17

giải pháp để tăng cường, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả mà khônggây ra những hệ lụy về môi trường tại Việt Nam sau này.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia FDIkhông chỉ có những tác động trực tiếp đến nền kinh tế của nước sở tại (như đóng gópvào GDP, góp phần tạo việc làm, đóng góp tích cực vào xuất khẩu và thu ngân sáchnhà nước), mà còn đóng góp gián tiếp cho nước nhận đầu tư, như tạo ra môi trườngcạnh tranh buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới sáng tạo, thích nghi vớicông nghệ hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh, quản trị doanh nghiệp lỗi thời; chuyểngiao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước và nâng cao trình

độ chuyên môn, tay nghề cho lao động… Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoàinước chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Nhìn chung, các nghiên cứuxoay quanh hai vấn đề: FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và FDI cótác động tiêu cực hoặc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế

1.2.1.1 FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), người ta thường kết luận rằng FDI cótác động tích cực đến hiệu quả tăng trưởng của quốc gia thông qua nhiều kênh khácnhau FDI là một cách để làm tăng vốn vật chất và vốn nhân lực của nước chủ nhà, từ

đó làm tăng GDP thực Hơn nữa, FDI giúp tạo ra sự lan tỏa công nghệ, chuyển giaokiến thức phát triển cho các doanh nghiệp mới, đồng thời tạo cơ hội cho các nước tiếpnhận đầu tư hội nhập vào nền kinh tế thương mại toàn cầu

Một nghiên cứu của Trevino và Upadhyaya (2003) sử dụng dữ liệu chuỗi thờigian tổng hợp từ năm quốc gia đang phát triển ở châu Á cho thấy FDI kích thích pháttriển kinh tế bằng cách bổ sung cho nền kinh tế địa phương của nước sở tại Ngoài ra,Dunning (1993) cho rằng FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyếnkhích kết hợp, áp dụng công nghệ nước ngoài vào sản xuất của nước sở tại trong khiMello (1999) lập luận rằng FDI nâng cao trình độ tri thức ở nước sở tại thông qua đàotạo lao động, nâng cao kỹ năng Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cũng ủng hộ lậpluận rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng cho các quốc gia chủ nhà

Trang 18

Borensztein và cộng sự (1998) kết luận rằng FDI đóng vai trò quan trọng, gópphần vào tăng trưởng kinh tế của 69 quốc gia đang phát triển trong hơn hai thập kỷhơn là nguồn vốn đầu tư trong nước Tuy nhiên, lợi ích tối đa từ FDI chỉ có thể đạtđược bởi các quốc gia khi các nền kinh tế có nguồn vốn nhân lực tối thiểu Hơn nữa,khi điều tra về tác động của FDI và đầu tư trong nước, Borensztein và cộng sự (1998)nhận thấy hiệu ứng lấn át, nghĩa là, một đô la tăng lên trong dòng vốn FDI dẫn đến sựgia tăng trong tổng đầu tư của nền kinh tế nước chủ nhà hơn một đô la, vào khoảng từ1,5 đến 2,3 lần mức tăng của dòng vốn FDI Vì vậy, bên cạnh tác động của nó đối vớitiến bộ công nghệ, FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng tổng vốn tíchlũy trong nền kinh tế nước chủ nhà

Zhang (2001) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở 11nền kinh tế của Mỹ Latinh và Đông Á và báo cáo rằng FDI đóng vai trò như một công

cụ làm tăng tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, mức độ làm tăng tăng trưởng kinh tế của nóphụ thuộc vào đặc điểm của đất nước Đặc biệt, FDI có xu hướng thúc đẩy tăng trưởngkinh tế nhiều hơn khi các nước sở tại áp dụng cơ chế thương mại tự do hóa, cải thiệngiáo dục và do đó điều kiện về nguồn nhân lực, khuyến khích FDI định hướng xuấtkhẩu và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Choe (2003) đã sử dụng mô hình vecto tự hồi quy (VAR) để khám phá mối quan

hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, FDI và GDP ở 80 quốc gia trong giai đoạn 1971

- 1995 Kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực mạnh mẽ giữa tăng trưởng kinh tế vàdòng vốn FDI nhưng không có nghĩa là dòng vốn FDI cao sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh

tế nhanh chóng Đồng thời cũng chỉ ra rằng tác động từ tăng trưởng đến FDI rõ rànghơn là từ FDI đến tăng trưởng

Tiwari (2011) báo cáo rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng quá trình tăngtrưởng kinh tế ở các nước châu Á Ông cũng đề cập thêm rằng vốn và lao động cũngrất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Mehic và cộng sự (2013) báo cáo rằng tồntại mối liên hệ tích cực và có ý nghĩa giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở bảy quốc giaĐông Nam Omri và Kahouli (2014) báo cáo rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả haichiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở 13 quốc gia MENA Pegkas (2015) báo cáorằng FDI là yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở các nước Eurozone.Durmaz (2017) báo cáo rằng FDI có tác động lan tỏa đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Từ

Trang 19

những kết quả trên có thể kết luận rằng các quốc gia càng duy trì được chất lượng thểchế của mình thì tăng trưởng kinh tế và dòng vốn FDI càng tốt.

Tại Việt Nam cũng có rất nhiều bài nghiên cứu về tác động của FDI đến tăngtrưởng kinh tế Tiêu biểu là bài nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, ThS Vũ XuânNguyệt Hồng, ThS Trần Toàn Thắng, TS Nguyễn Mạnh Hải về tác động của FDI đếntăng trưởng kinh tế Việt Nam xuất bản năm 2006 Nhóm tác giả đã sử dụng phươngpháp bình phương nhỏ nhất hai bước (2SLS) có chú ý đến tương quan chuỗi và tínhdừng của chuỗi khi sử dụng chuỗi số liệu theo thời gian Mô hình cũng sử dụng biếnhoinhapkt đặc trưng cho ảnh hưởng kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới Kếtquả cho thấy FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Kết quả này khẳng địnhlại những đánh giá định tính trước đây cho rằng, hội nhập mang lại cơ hội thuận lợi,nhưng cũng có khó khăn, thách thức cho nền kinh tế, tuy nhiên, tác động tiêu cực là rấtnhỏ và tác động tích cực là lớn

Nhìn chung, FDI được cho là có tác động tích cực trực tiếp đến hiệu quả kinh tếcủa nước chủ nhà bằng cách góp phần hình thành tổng vốn cố định Với giả định vềtính bổ sung, FDI dự kiến sẽ kích thích đầu tư trong nước cũng như bổ sung tiềm năngtiết kiệm và đầu tư hạn chế của một nền kinh tế đang công nghiệp hóa Ngoài ra, FDIđược cho là có tác động tích cực gián tiếp đến hiệu quả kinh tế bằng cách giúp nềnkinh tế tiếp nhận công nghệ thấp hơn bắt kịp bằng cách nâng cao năng lực công nghệcủa các doanh nghiệp địa phương và khuyến khích sản xuất địa phương, phổ biến kiếnthức và đổi mới

1.2.1.2 FDI có tác động tiêu cực hoặc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Trong khi có rất nhiều bằng chứng cho thấy tác động tích cực của FDI đối vớităng trưởng kinh tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng FDI không có tác động tích cựchoặc thậm chí có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế

Mặc dù FDI làm tăng mức đầu tư và cả năng suất của các khoản đầu tư, cũng nhưmức tiêu dùng ở nước chủ nhà, nhưng nó làm giảm tốc độ tăng trưởng do bóp méo giáyếu tố hoặc phân bổ sai nguồn lực

Bos, Sanders và Secchi (1974) đã nghiên cứu tác động của FDI của các công tyHoa Kỳ đối với tăng trưởng tại nước sở tại Kết quả cho thấy một mối quan hệ tiêu cựcgiữa hai biến này Lời giải thích được đưa ra là do dòng lợi nhuận quay trở lại Hoa Kỳ

Trang 20

vượt quá mức đầu tư mới cho mỗi năm trong giai đoạn được kiểm tra 1965-1969.Trong khoản đầu tư mới cũng bao gồm cả thu nhập tái đầu tư, khiến dòng tiền ra vượtquá dòng tiền vào Do đó, hầu hết FDI đến từ nguồn vốn huy động được ở nước sở tạithay vì từ Hoa Kỳ, điều này khiến FDI gây ra sự phân phối lại vốn từ các nước thâmdụng lao động sang các nước thâm dụng vốn Bos, Sanders và Secchi (1974) đã xácđịnh một yếu tố khác gây ra những tác động tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng, đó

là sự bóp méo giá cả do chủ nghĩa bảo hộ và độc quyền, và cuối cùng là sự cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên

Saltz (1992) đã phân tích tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tại cácnước thế giới thứ ba Kết quả kiểm định thực nghiệm của ông cho thấy mối tươngquan nghịch giữa mức độ FDI và tăng trưởng trong giai đoạn 1970-1980 Giải thíchcủa ông đồng ý với giải thích của Bos, Sanders và Secchi (1974), rằng mức sản lượngcủa nước chủ nhà sẽ bị đình trệ trong trường hợp FDI có thể xảy ra độc quyền vàchuyển giá, điều này sẽ gây ra việc sử dụng lao động dưới mức, gây ra sự tụt hậu vềmức cầu tiêu dùng trong nước và cuối cùng sẽ dẫn đến tăng trưởng trì trệ

Cùng với đó, De Mello (1999) khi nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) đối với tích lũy vốn, tăng trưởng sản lượng và năng suất nhân tố tổng hợp(TFP) trong nền kinh tế nhận đầu tư đã sử dụng dữ liệu bảng của 32 nước thuộc OECD

và không thuộc OECD trong giai đoạn 1970 - 1990 Kết quả cho thấy, đối với nhữngnước không thuộc OECD - nước tiếp nhận chuyển giao công nghệ, FDI làm giảm tăngtrưởng năng suất nhân tố tổng hợp bằng cách thúc đẩy tích lũy vốn của nhà sản xuất,dựa trên hiệu ứng bổ sung Bên cạnh đó, các nền kinh tế này cũng kém hiệu quả hơntrong việc sử dụng công nghệ mới do vốn FDI không hiện đại hơn hoặc hiệu quả hơnnhiều so với những vốn hiện có trong nước FDI hầu như không có tác động làm cảithiện công nghệ, kỹ năng quản lý và tổ chức nhà nước, do đó không thể khẳng địnhFDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các nước không thuộc OECD Sau đó, vào năm 2002, Carkovic và Levine đã thu thập dữ liệu của 72 quốc giađang phát triển trong giai đoạn 1960 - 1995 để đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế của các quốc giá đó Họ đã sử dụng phương pháp OLS và công cụ ướctính GMM (Generalized Method of Moments) để xác định hiệu quả tác động của dòngvốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Kết quả của họ chỉ ra rằng đối với cả các nềnkinh tế phát triển và đang phát triển, dòng vốn FDI không gây ảnh hưởng độc lập đến

Trang 21

tăng trưởng kinh tế Cụ thể, thành phần ngoại sinh của FDI không có tác động tích cựcđến tăng trưởng kinh tế, thậm chí cho phép đối với trình độ học vấn, trình độ phát triểnkinh tế, mức độ phát triển tài chính và độ mở thương mại của nước nhận đầu tư.Nghiên cứu của Menciger (2003) về vai trò của FDI đến tăng trưởng kinh tế của

8 nước EU sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian 1994 - 2001 đã chỉ ra rằng FDI có tác độngtiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong thời kì chuyển đổi của các quốc gia này, cụ thểFDI làm giảm khả năng bắt kịp về tăng trưởng của các nước này với EU Điều có thểđược giải thích bằng đặc điểm của FDI và các quốc gia đó Các nước này có nền kinh

tế quy mô nhỏ và FDI quá tập trung vào thương mại và tài chính nên đã có tác độngtiêu cực đến năng suất trong các ngành của nền kinh tế nói chung FDI chủ yếu là cáchoạt động mua lại liên quan đến quá trình tư nhân hóa quy mô lớn và thường có động

cơ chính trị Mua lại không phải là đầu tư tự động vào tài sản thực, vì tiền thu được từviệc bán được chi cho tiêu dùng và nhập khẩu, gây ra mối quan hệ đồng biến giữa FDI

và thâm hụt tài khoản vãng lai phát triển thành nợ nước ngoài

Trong khi đó, John và McNally (1998) đã chỉ ra nguy cơ gây hại môi trường củaFDI, đặc biệt là trong ngành khai khoáng, khi mà các doanh nghiệp FDI có xu hướngdịch chuyển đầu tư vào các nước có chính sách môi trường lỏng lẻo hoặc không tồntại Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong các bài nghiên cứu của Moran (1998) vàEricson Irandoust (2001)

Có thể nói, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều bài nghiên cứu về tácđộng của FDI đến tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư bằng phương phápđịnh tính, định lượng hoặc kết hợp hai phương pháp trên Nhìn chung, có thể thấy FDI

có tăng trưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển bằng cáchchuyển giao công nghệ, khuyến khích sản xuất, nâng cao trình độ phát triển dân trínhưng cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực nếu những nước đó có chính sách môitrường lỏng lẻo hay phân bổ sai nguồn lực

1.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu, chất lượng môi trườngđược thể hiện qua Đường cong môi trường Kuznets Đường cong môi trường Kuznets(EKC) là một mô hình lý thuyết thể hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa tăngtrưởng kinh tế và suy thoái môi trường Mức độ ô nhiễm của một quốc gia tăng lên

Trang 22

cùng với sự phát triển và công nghiệp hóa, thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người.Tuy nhiên khi các quốc gia đạt đến mức thu nhập nào đó và bắt đầu sử dụng sự giàu có

để cải thiện chất lượng môi trường thì mối quan hệ này sẽ ngược lại và tăng trưởngkinh tế bắt đầu có tác động tích cực đến môi trường

Nghiên cứu của Grossman và Krueger (1991) đã đặt giả thuyết rằng một quốcgia có thương mại càng cởi mở thì các tiêu chuẩn về môi trường sẽ càng thấp hơn đểduy trì khả năng cạnh tranh quốc tế Đối với nồng độ SO2 trong khí quyển đô thị, họ

đã tìm thấy bằng chứng trái ngược với giả thuyết và kết luận rằng mức SO2 thấp hơnđáng kể ở các thành phố và nằm ở các quốc gia tiến hành nhiều hoạt động thương mại.Đối với các chất ô nhiễm khác, họ không tìm thấy mối quan hệ với thương mại Tiếptục vào năm 1995, Grossman và Krueger (1995) đã kiểm tra mối quan hệ dạng rút gọngiữa thu nhập bình quân đầu người và các chỉ số môi trường khác nhau, bao gồm: ônhiễm không khí đô thị, tình trạng chế độ oxy trong lưu vực sông, ô nhiễm phân củalưu vực sông và ô nhiễm lưu vực sông bởi kim loại nặng Nghiên cứu không tìm thấybằng chứng nào cho thấy chất lượng môi trường ngày càng xấu đi cùng với tăngtrưởng kinh tế Thay vào đó, đối với hầu hết các chỉ số, tăng trưởng kinh tế mang lạimột giai đoạn suy giảm ban đầu, sau đó là một giai đoạn cải thiện tiếp theo Các bướcngoặt đối với các chất gây ô nhiễm khác nhau là khác nhau, nhưng trong hầu hết cáctrường hợp, chúng xảy ra trước khi một quốc gia đạt được thu nhập bình quân đầungười là 8000 đô la

Nghiên cứu của Suri và Chapman (1998) đã sử dụng biến phụ thuộc là lượng tiêuthụ năng lượng thương mại cùng với dữ liệu chuỗi thời gian và xuyên quốc gia của 33nước trong khoảng thời gian 20 năm để kiểm định giả thuyết EKC Kết quả chỉ ra rằng

có sự tồn tại đường cong môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển Bêncạnh đó, họ ước tính bước ngoặt của mức tiêu thụ năng lượng nằm ở mức 55.000 đô lakhi không có thương mại và lên đến 224.000 đô la khi có thương mại, một mức nằmngoài phạm vi và khó có thể đạt được bởi bất kỳ quốc gia nào trong tương lai gần Ởcác quốc gia đang phát triển, nằm trên đoạn dốc lên của đường cong, xuất khẩu hànghóa chế tạo là nguồn chính thúc đẩy mức tiêu thụ năng lượng của họ Sự gia tăngnhanh chóng về năng lượng này, kết hợp với việc kiểm soát không đáng kể các chấtgây ô nhiễm đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng khí thải gây ô nhiễm Hầu hết

Trang 23

hàng xuất khẩu từ các nước công nghiệp hóa được tiêu thụ ở các nước công nghiệphóa.

Cùng với dữ liệu chuỗi thời gian từ 1980 đến 2009, Saboori và cộng sự (2012) đã

sử dụng phân tích đồng liên kết, phương pháp tiếp cận ARDL và các bài kiểm tra độ

ổn định để tìm ra mối liên hệ dài hạn và nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và phát thảiCO2 ở Malaysia Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại mối quan hệ lâu dài giữacác biến khi CO2 là biến phụ thuộc Họ phát hiện ra mối quan hệ hình chữ U ngượcgiữa lượng khí thải CO2 và tăng trưởng kinh tế trong cả dài hạn và ngắn hạn, do đóủng hộ giả thuyết EKC

Theo Đường cong Kuznets Môi trường (ECK), mối quan hệ giữa lượng CO2bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người có dạng chữ U ngược Tuy nhiên,các nghiên cứu trước đây đối với nền kinh tế Tây Ban Nha chỉ xem xét sự tồn tại củacác mối quan hệ tuyến tính Cách tiếp cận như vậy có thể thiếu linh hoạt để phát hiệnhình dạng thực sự của mối quan hệ Chính vì vậy, trong nghiên cứu của mình, Esteveand Tamarit (2012) với dữ liệu của Tây Ban Nha, đã tính đến mối quan hệ phi tuyếntính có thể có thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đồng liên kết ngưỡng Họ thấy rằngmặc dù EKC có thể không tuân theo mô hình chữ U ngược nhưng có bằng chứng chothấy về lâu dài, tăng trưởng kinh tế dẫn đến giảm lượng khí thải CO2 và do đó cảithiện môi trường

Ngược lại, một số nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết EKC

Trong khi tập trung vào nền kinh tế Ấn Độ, Ghosh (2010) đã báo cáo rằng thiếubằng chứng về sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và lượngphát thải CO2 Ngoài ra, trong ngắn hạn, bất kỳ nỗ lực nào để giảm phát thải cacbon

có thể dẫn đến giảm thu nhập quốc gia

Nghiên cứu của Sinha và cộng sự (2017) cũng cho thấy sự hiện diện của Đườngcong môi trường EKC hình chữ N ở các quốc gia N -11

Trong một nghiên cứu đáng chú ý khác, Onafowora và Owoye (2014) đã phântích đường cong môi trường EKC ở các nền kinh tế được chọn như Brazil, TrungQuốc, Ai Cập, Nhật Bản, Mexico, Nigeria, Hàn Quốc và Nam Phi Tuy nhiên, họ chỉ

có thể tìm thấy bằng chứng về EKC ở Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia pháttriển duy nhất trong tập dữ liệu của họ

Trang 24

Saboori và cộng sự (2012) đã điều tra mối quan hệ giữa lượng khí thải CO2 vàtăng trưởng kinh tế ở Indonesia dựa trên giả thuyết EKC cho giai đoạn 1971–2007bằng cách kết hợp mức tiêu thụ năng lượng và độ mở thương mại Phân tích đồng liênkết được thực hiện bằng cách tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy ARDL được phát triểnbởi Pesaran và cộng sự (2001) Nghiên cứu khẳng định rằng phát thải CO2 giảm ởmức độ tăng trưởng kinh tế ban đầu, sau đó đạt đến một bước ngoặt và tăng lên khimức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn Do đó, kết quả không ủng hộ giả thuyết EKC Hệ

số co giãn của phát thải CO2 đối với mức tiêu thụ năng lượng lần lượt là 1,246 và0,854 trong dài hạn và ngắn hạn và có ý nghĩa rất lớn Điều này ngụ ý rằng cứ tăng 1%mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người thì lượng khí thải CO2 sẽ tăng 1,246% trongdài hạn và 0,854% trong ngắn hạn Hệ số độ mở thương mại dương và có ý nghĩatrong dài hạn trong khi nó âm và không có ý nghĩa trong ngắn hạn Điều này cho thấyrằng 1% tăng ngoại thương sẽ dẫn đến tăng 0,229% lượng phát thải CO2 bình quânđầu người trong dài hạn, trong khi đóng góp của nó vào phát thải CO2 là không đáng

kể trong ngắn hạn

Một nghiên cứu của Narayan và Narayan (2010) tập trung vào 43 quốc gia đangphát triển đã báo cáo rằng mặc dù có bằng chứng về EKC ở các nước Nam Á và TrungĐông nhưng kết quả cho ra lại trái ngược nhau Điều này ngụ ý rằng có thể có sựkhông đồng nhất giữa các khu vực và do đó, lý thuyết đường cong môi trường khôngphù hợp với tất cả các quốc gia

Nhìn chung, trên thế giới đã có các nghiên cứu bằng phương pháp định tính/địnhlượng chỉ ra ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu ở các quốc giakhác nhau thông qua lý thuyết về Đường cong môi trường EKC Ở Việt Nam cũng đã

có những nghiên cứu chỉ ra tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế và môitrường nhưng chưa có nghiên cứu nào dự báo về tác động của FDI và tăng trưởng kinh

tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong tương lai

Do đó, trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận về tác động của FDI đến biến đổi khíhậu kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, bài nghiên cứu sẽ xây dựng, bổsung những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Đồng thời sử dụngcác phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích thực trạng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài và tăng trưởng kinh tế tác động đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam Cuốicùng, kết hợp kết quả nghiên cứu định lượng và định tính để làm cơ sở xây dựng hệ

Trang 25

thống giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI và chất lượng môi trường ViệtNam trong thời gian tới.

Trang 26

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và lượng hóa tác động của FDI vớităng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại và dựbáo về tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Namtrong tương lai

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của FDI, tăngtrưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những dự báo về tác động của FDI, tăngtrưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Thứ ba, đề xuất chính sách, giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDIxanh để giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1.4 Tính mới của đề tài

Nghiên cứu tập trung sử dụng mô hình định lượng đánh giá tác động của FDI vàtăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2020 Cụthể, những điểm mới của nghiên cứu gồm có:

Thứ nhất, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được cập nhật từ năm 1990 đến

2020, được tổng hợp từ Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầutư

Thứ hai, ngoài việc phân tích mối quan hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và biếnđổi khí hậu trong thời điểm hiện tại, nhóm còn thực hiện dự báo mối quan hệ đó trongtương lai thông qua việc sử dụng mô hình chuỗi thời gian ARIMA (AutoregressiveIntegrated Moving Average), để từ đó nhà nước và các doanh nghiệp có những cơ sở,căn cứ để có những chính sách, giải pháp phù hợp

Thứ ba, những kiến nghị và giải pháp mà nhóm đề cập được căn cứ dựa trênnhững số liệu được phân tích thực tế, có tính thiết thực, phù hợp với bối cảnh pháttriển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Trang 27

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế đếnbiến đổi khí hậu tại Việt Nam

Phạm vi về không gian: Số liệu được thu thập liên quan đến FDI, tăng trưởngkinh tế và lượng phát thải CO2 tại Việt Nam

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 1.1 Mô hình các nhân tố định lượng tác động đến biến đổi khí hậu của Việt Nam

Sự ra đời của mô hình tăng trưởng Tân Cổ điển (giữa thế kỷ XX) được coi là môhình hoàn chỉnh đầu tiên về tăng trưởng kinh tế với việc tập trung vào bốn biến số, đó

là sản lượng (Y), lượng vốn (K), lao động (L) và trình độ công nghệ (A) với xuất phátđiểm từ hàm sản xuất Cobb-Douglas Hàm sản xuất Cobb-Douglas được đưa ra bởi

Trang 28

Charles W Cobb và Paul H Douglas, là một hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính, trong

đó hàm ý rằng, các yếu tố sản xuất có thể được thay thế bởi một yếu tố khác đến mộtmức độ nhất định Với sự gia tăng tỉ lệ trong các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng tăng theo

tỉ lệ tương tự Vì vậy, lợi tức sẽ không đổi theo qui mô Từ phương trình cơ bản này,nhiều nghiên cứu kinh tế dựa trên việc phát triển mô hình để tính toán đóng góp củacác yếu tố cho tăng trưởng Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có hai yếu tố đầu vào

là lao động (L) và vốn (K) được xem xét Nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất tân cổđiển làm cơ sở để xây dựng mô hình thực nghiệm mối quan hệ giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế Dựa trên hàm sản xuất Cobb - Douglas, nếu bỏ qua yếu tố công nghệ(A) thì hàm sản xuất tổng quát được viết như sau:

Y = f(K, L) (1)Trong đó, Y là mức sản lượng, K là vốn được sử dụng và L là lao động

Trong điều kiện nền kinh tế mở, có thể đưa thêm các biến kiểm soát khác vào môhình để giải thích thêm sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế Để xác định hiệntrạng biến đổi khí hậu của 1 quốc gia ta có thể căn cứ vào lượng phát thải khí CO2.Sau đấy, các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu trên thế giới cũng đãtiếp cận và vận dụng lượng phát thải CO2 như một phương pháp hiệu quả và được sửdụng rộng rãi để phân tích dữ liệu về biến đổi khí hậu (Lê Quang Đức và cộng sự(2020), Jiang và cộng sự, 2020; Abdouli và Omri, 2020; Ali và cộng sự, 2020; An vàcộng sự, 2021; Weimin và cộng sự, 2021; Shakib và cộng sự, 2021)

Với mục đích của nghiên cứu, lượng phát thải CO2 đã được tính toán, sử dụng đểđánh giá tình trạng biến đổi khí hậu của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới.Đặc biệt, các biến CO2 có độ lệch chuẩn tương đối lớn Vì vậy, nhóm tác giả đã lấy lncủa biến đó để phân phối là phân phối chuẩn, nhóm tác giả sẽ đo lường logarit tự nhiêncủa CO2 (ln CO2) để khắc phục cho tình trạng bất cân xứng của chỉ số này (Lê QuangĐức và cộng sự, 2022)

FDI - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủđầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nướckhác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó FDI đóng vai tròquan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế của các nước FDI có khả năng thúc đẩy

Trang 29

tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cho nước nhận đầu

tư, mang lại phương thức sản xuất mới cho các doanh nghiệp địa phương và nâng caochất lượng lao động, từ đó tăng cơ hội việc làm cho người dân (Lee, 2013; Omri vàKahouli, 2014) Tuy nhiên, sự gia tăng FDI đã vô tình tạo áp lực khổng lồ lên tàinguyên môi trường nước sở tại Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quanthuận giữa FDI và lượng phát thải CO2 - nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậutrên toàn cầu (Paul và cộng sự, 2021; Jiang và cộng sự, 2021; Yan, 2021; Rashid vàcộng sự, 2021; Bardi và Hfaiedh, 2021) Do đó, trong nghiên cứu này, dấu hiệu kỳvọng về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế là tích cực từ đó kéo theo sự gia tăngcủa lượng phát thải CO2

OPE - Độ mở thương mại của Việt Nam

Độ mở thương mại, được tính bằng tỷ lệ của tổng xuất và nhập khẩu của hànghóa dịch vụ trên tổng sản phẩm quốc nội, đơn vị phần trăm Đây là một yếu tố giữ vaitrò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và có ảnh hưởng đến biến đổikhí hậu (Lê Quang Đức và cộng sự, 2022) Độ mở nền thương mại càng lớn thì tốc độtăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu càng lớn và ngược lại Vìvậy, sự thay đổi của độ mở thương mại của nước ta được cho là cũng có mối quan hệcùng chiều với tăng trưởng kinh tế và từ đó kéo theo sự gia tăng lượng phát thải CO2

NS - Năng suất lao động của Việt Nam

Năng suất lao động xã hội, phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đobằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu,thường là một năm lịch, đơn vị triệu đồng trên người Có thể nói, năng suất lao động làyếu tố chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng GDP theo hướngtăng năng suất lao động tuy là một thách thức nhưng có tiềm năng để tạo ra tăngtrưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Năng suất laođộng cao được kỳ vọng là sẽ ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, từ đó cũng

có ảnh hưởng tích cực đến lượng phát thải CO2 (Nguyễn Ngọc, 2018)

GDP - Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Việt Nam

Về mặt lý thuyết, khi tổng giá trị sản phẩm trong một quốc gia tăng lên thì cónghĩa lượng hàng hóa của quốc gia đó cũng tăng lên và đi kèm với tăng trưởng kinh tếquốc gia Hay nói cách khác, GDP thực tế của Việt Nam càng cao thì tốc độ tăngtrưởng kinh tế của quốc gia đó càng cao Do đó, GDP thực tế của Việt Nam được kỳ

Trang 30

vọng sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên lượng phát thải CO2 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vànhấn mạnh tác động của nhân tố này tới biến đổi khí hậu (Joseph Nowarski, 2022;Ryan P Thombs và cộng sự 2019).

1.6.2 Phương pháp ước lượng

1.6.2.1 Mô hình hồi quy

Sau khi có được dữ liệu các biến phụ thuộc lẫn độc lập, giá trị của các biến sốkinh tế: FDI và GDP cùng với biến số về môi trường: CO2 được chuyển đổi thànhlogarit tự nhiên (ln) Tiếp theo, nhằm đo lường tác động của FDI đến tăng trưởng kinh

tế và tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải CO2, nhóm tác giả thực hiện hai mô hìnhnghiên cứu Mô hình nghiên cứu thứ nhất sử dụng mô hình hồi quy bội MLR nhằm dựđoán giá trị của biến phụ thuộc GDP dựa trên giá trị của các biến độc lập khác Môhình này cũng cho phép chúng ta xác định sự phụ hợp với tổng thể của mô hình vàđóng góp tương đối của từng yếu tố dự báo vào tổng phương sai được giải thích Vớigiả định là tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô như: Năngsuất lao động (ns), Độ mở thương mại (ope) và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi)

- Mô hình hồi quy tuyến tính

Mô hình hồi quy tuyến tính ở dạng tổng quát như sau:

𝑦𝑦 = 0 + 𝑦 𝑦1 1,𝑦 𝑦 + + ⋯ 𝑦𝑦𝑦𝑦,𝑦 + 𝑦𝑦

Trong đó: 𝑦𝑦 là một hàm tuyến tính của biến dự báo k; (𝑦1,𝑦 ⋯ 𝑦𝑦,𝑦 , , ) hoặcbiến dự báo 𝑦1,𝑦 và 𝑦𝑦 là một nhiễu trắng (thường được coi là một thuật ngữ lỗikhông tương quan), và ( 0, 1, , 𝑦 𝑦 ⋯ 𝑦𝑦 ) là các tham số

- Mô hình hồi quy bội MLR

Sử dụng phân tích hồi quy bội nhằm phát triển một mô hình kết nối các biếnphản hồi và biến dự đoán, chúng tôi quan sát các giả định bằng việc kiểm tra tầm quantrọng của các mối quan hệ Khi các giả định được xác định, điều đó có nghĩa là cácphân phối xác suất của 𝑦𝑦 và 𝑦𝑦 đều có phân phối chuẩn, mỗi phân phối có cùngphương sai và độc lập với nhau Tuy nhiên, một số giả định của mô hình hồi quy tuyếntính thường bị vi phạm khi áp dụng cho dữ liệu chuỗi thời gian

Mô hình nghiên cứu thứ hai sử dụng mô hình hồi quy đơn SLR với giả địnhlượng phát thải CO2 phụ thuộc vào sự tăng trưởng GDP

Từ phương trình (1), tác giả phát triển hai mô hình nghiên cứu có dạng như sau:gdp = f(ns, ope, fdi)

Trang 31

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tại Việt Nam

NS: Năng suất lao động xã hội tại Việt Nam

OPE: Độ mở thương mại tại Việt Nam

FDI: Dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

CO2: Biến đại diện để đo lường tình trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam - Lượngphát thải khí CO2

1.6.2.2 Mô hình ARIMA

Mô hình ARIMA là một kỹ thuật phân tích được sử dụng rộng rãi trong dự báochuỗi thời gian Poongodi M và cộng sự đã sử dụng mô hình ARIMA để ước tính tỷ lệđóng cửa Bitcoin vào năm 2021 và đạt được độ chính xác 49%, đây là một kết quả khảquan Năm 2020, Jinan Fiaidhi et al đã phát triển một dự án tương tự, trong đó họ sửdụng phương pháp ARIMA để chọn các mô hình có Sai số Bình phương Trung bình(MSE) thấp nhất

Theo các phát hiện, Mô hình ARIMA hoạt động tốt hơn Mô hình Mạng nơ-ron vàkết quả rất có ý nghĩa khi tính thời vụ bị lược bỏ Vào năm 2014, một nghiên cứu vềhiệu quả của phân tích chuỗi thời gian trong việc dự đoán giá trị cổ phiếu ở Ấn Độ đãđược thực hiện bởi Mondal, Shit và Goshami Họ đã làm việc với dữ liệu trong 23tháng qua và mô hình ARIMA có thể dự đoán các biến động của thị trường chứngkhoán với độ chính xác hơn 85% Mặc dù ARIMA là một phương pháp dự báo bỏ quacác biến độc lập trong quá trình dự đoán, nhưng điều này phù hợp với dữ liệu thống kêđược kết nối và yêu cầu một số giả định, chẳng hạn như mô hình tự tương quan vàtheo mùa Ưu điểm của ARIMA là tính độc lập và hiệu quả của nó trong khi xử lý dữliệu tài chính theo chuỗi thời gian cũng như lợi ích của việc cung cấp các dự báo ngắnhạn chính xác Ngoài ra, nó có khả năng xử lý sự khác biệt của dữ liệu theo mùa và dựđoán dữ liệu lịch sử khó nắm bắt về mặt kỹ thuật Trong bài nghiên cứu này, mô hìnhARIMA được sử dụng để đưa ra dự đoán số liệu trong 10 năm tới của các biến cótrong mô hình

Trang 32

ARIMA có tên đầy đủ là Autoregressive Integrated Moving Average (Tự hồi quytích hợp trung bình trượt), được xây dựng vào năm 1970 bởi George Box và GwilynJenkins, là một mô hình dự báo chuỗi thời gian được sử dụng rộng rãi trong thị trườngtài chính nhằm dự báo các chuyển động trong tương lai của thị trường tài chính Môhình ARIMA được xây dựng bằng việc kết hợp mô hình Moving Average (MA) -Trung bình động và Auto-regressive (AR) - Tự hồi quy, cả hai mô hình đều dự đoáncác giá trị trong tương lai bằng cách sử dụng dữ liệu có độ trễ Hàm tuyến tính sẽ baogồm những quan sát dừng quá khứ và những sai số dự báo quá khứ và hiện tại:y(t) = a0 + a1y(t-1) + a2y(t-2) + + apy(t-p) + e(t) + b1e(t-1) +b2e(t-2) + + bqe(t-q)Trong đó:

y(t): dữ liệu được quan sát ở hiện tại

y(t-p), và e(t-q): quan sát dừng và sai số dự báo quá khứ

a0, a1, a2, , b1, b2, : các hệ số phân tích hồi quy

Nếu như chỉ sử dụng các giá trị có độ trễ của mô hình AR, ta chỉ có thể phân tíchcác quy trình thay đổi theo thời gian vì chúng dựa trên ý tưởng dự báo biến bằng cách

sử dụng kết hợp tuyến tính những dữ liệu thu được trong quá khứ Tuy nhiên, việc chỉ

sử dụng đơn thuần mô hình AR có thể dẫn đến dự đoán không chính xác vì chúng chỉ

dự trên dữ liệu ở quá khứ Nhưng khi kết hợp với mô hình MA thì chất lượng dự đoán

có thể được cải thiện Kết hợp mô hình AR với thứ tự p và mô hình MA với thứ tự q cóthể tạo ra mô hình ARIMA(p, d, q) Thứ tự trễ được gọi là p, phản ánh số lượng quansát có độ trễ được kết hợp trong mô hình này Đối với d, đó là số lần sai phân cần thiết

để có được một chuỗi thời gian đứng yên Thứ tự của đường trung bình động được kýhiệu là q, biểu thị kích thước của cửa sổ trung bình động

Các bước chính được chúng tôi thực hiện với mô hình như sau:

Bước 1: Nhận dạng mô hình

Bước 2: Ước lượng tham số – Chức năng tương quan tự động (ACF) và Chứcnăng tương quan tự động một phần (PACF) cho xác định bậc của mô hình ARIMA(các thông số p và q)

Bước 3: Kiểm tra mô hình Xác định các tham số bằng cách sử dụng các giá trịAIC nhỏ nhất nhằm đạt được kết quả phù hợp nhất

Bước 4: Kiểm tra chẩn đoán: Xác định dư lượng của Đồ thị ACF và PACF saocho giống nhau và độc lập

Trang 33

Bước 5: Dự báo dữ liệu: Chi tiêu FDI trong tương lai được dự báo cho nhữngnăm tới cùng với giới hạn dưới của nó và các giá trị giới hạn trên với độ tin cậy 95%.Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy

và mô hình ARIMA để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, tăngtrưởng kinh tế đến lượng phát thải CO2 và dự báo số liệu của các nhân tố trong môhình trong mười năm tới Các thủ tục phân tích định lượng sẽ được thực hiện thôngqua phần mềm SPSS

1.6.3 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Dựa trên mô hình các nhân tố định lượng tác động đến biến đổi khí hậu tại ViệtNam (hình…) kết hợp cùng các phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành tínhtoán, thu thập các số liệu liên quan, cụ thể như sau:

FDI - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Đối với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập số liệu về dòng vốnFDI vào Việt Nam giai đoạn 1990-2020 từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới(Worldbank), đơn vị: đô la Mỹ

OPE - Độ mở thương mại của Việt Nam

Độ mở thương mại được tính bằng tỷ lệ của tổng xuất và nhập khẩu của hàng hóadịch vụ trên tổng sản phẩm quốc nội, đơn vị phần trăm Nhóm tác giả đã tự tiến hànhtổng hợp và tính toán số liệu về độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2020

NS - Năng suất lao động của Việt Nam

Thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trongthời kỳ tham chiếu, thường là một năm lịch, đơn vị triệu đồng trên người Nhóm tácgiả đã tiến hành thu thập số liệu năng suất lao động vào Việt Nam giai đoạn 1990-2020

từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê

GDP - Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Việt Nam

Dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Việt Nam được thuthập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) với dữ liệu thời gian tronggiai đoạn năm 1990-2020, đơn vị đô la Mỹ

CO2 - Lượng phát thải khí CO2 tại Việt Nam

Dữ liệu về lượng phát thải khí CO2 được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàngThế giới (Worldbank) trong giai đoạn 1990-2020, đơn vị là tấn trên người

Trang 34

1.7 Cấu trúc đề tài

Đề tài được tổng kết thành 4 chương như sau:

- Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Chương II: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăngtrưởng kinh tế và biến đổi khí hậu

- Chương III: Phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài,tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu tại Việt Nam

- Chương IV: Kết luận và khuyến nghị

Trang 35

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu

2.1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1.1 Khái niệm

Tại hội thảo của Hiệp hội Luật quốc tế ở Hen xinh ki (Phần Lan) năm 1966, đầu

tư nước ngoài được định nghĩa như sau: "Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từnước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệpkinh doanh hoặc dịch vụ"

Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2005 quy định: “Đầu tư nước ngoài làviệc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp phápkhác để tiến hành hoạt động đầu tư”

Tóm lại, Đầu tư Quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cánhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiệncác hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặcđạt các hiệu quả xã hội

Đầu tư quốc tế có thể chia làm hai loại: đầu tư tư nhân quốc tế và đầu tư phi tưnhân quốc tế Đầu tư tư nhân quốc tế bao gồm ba hình thức là đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI), đầu tư chứng khoán nước ngoài (FPI) và tín dụng tư nhân

FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khácvới ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (control - tham gia vào việc đưa ra các quyếtđịnh quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty) làtiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa FDI và đầu tư chứng khoán

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiệnnhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổcủa một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư làgiành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp

Theo Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì FDI được thực hiệnnhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những

Trang 36

khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nóitrên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánhthuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii)Tham gia vào một doanh nghiệp mới; và (iv) cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).

Còn UNCTAD xác định, FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằmthu về những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đất nước trong một doanh nghiệp (chinhánh ở nước ngoài) ở một nước khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn cónhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế ấy Định nghĩanày không cho chúng ta biết chính xác một việc đầu tư là gì

WTO cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ mộtnước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư)với quyền quản lý tài sản đó” Khái niệm này nhấn mạnh rằng FDI là một tài sản.Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trongtrường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là

“công ty con” hay “chi nhánh công ty”

Luật Đầu tư Việt Nam 2014 cũng định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” làviệc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đểtiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”

Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư củamột nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằmgiành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó

2.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận Cácnước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh

và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu pháttriển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìmkiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn phápđịnh hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểmsoát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Các nước thường quy địnhkhông giống nhau về vấn đề này Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là 10%, Pháp và

Trang 37

Anh là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt đầu tư trực tiếp vàđầu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theo quy định của OECD(1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanhnghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vàoquản lý doanh nghiệp

Quyền quản lý, điều hành kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiphụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn Nếu nhà đầu tư góp vốn 100% thì doanh nghiệp

đó là hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài quản lý và điều hành Nói tóm lại tỷ lệ gópvốn của nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì quyền điều hành, quản lý ra quyết địnhcàng lớn

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ít chịu sự chi phối của chính phủ, ít bị phụ thuộc vàocác mối quan hệ giữa nước chủ nhà và nước tiếp nhận đầu tư

FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cho các nướctiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bíquyết kĩ thuật, cán bộ quản lý vào nước nhận đầu tư để thực hiện các dự án.Chủ đầu tư tự quyểt định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu háchnhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không cónhững ràng buộc về chính trị Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh

mà không phải lợi tức

2.1.1.3 Phân loại FDI

2.1.1.3.1 Theo cách thức thâm nhập

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 2 hình thức:

- Đầu tư mới (greenfield investment): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựngmột cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư Hình thức này thường đượccác nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm

và giá trị gia tăng cho nước này

- Sáp nhập và mua lại (merger & acquisition): chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sápnhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư Theo quy định củaLuật Cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực

từ ngày 1 tháng 7 năm 2005: Sáp nhập (merger) doanh nghiệp là việc một hoặc một sốdoanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình

Trang 38

sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sápnhập; Mua lại (acquisition) doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặcmột phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc mộtngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại FDI chủ yếu diễn ra dưới hình thức mua lại.M&A được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng hơn hình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tưthường thấp hơn và cho phép chủ đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn.

2.1.1.3.2 Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 3 hình thức:

- FDI theo chiều dọc (vertical FDI): nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu (Backwardvertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênhphân phối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI) Như vậy, doanh nghiệp chủ đầu

tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sản xuất và phân phốimột sản phẩm cuối cùng

- FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuấtcùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nướcchủ đầu tư Như vậy, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hình thức FDInày chính là sự khác biệt của sản phẩm Thông thường FDI theo chiều ngang được tiếnhành nhằm tận dụng các lợi thế độc quyền hoặc độc quyền nhóm đặc biệt là khi việcphát triển ở thị trường trong nước vi phạm luật chống độc quyền

- FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếpnhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

2.1.1.3.3 Theo định hướng của nước nhận đầu tư

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 3 hình thức:

- FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứngcho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu.Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các ràocản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải

- FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới không phảihoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn trêntoàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư Các yếu tố quan trọng ảnh

Trang 39

hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vàovới giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.

- FDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể ápdụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nướcmình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI để giải quyết tìnhtrạng thâm hụt cán cân thanh toán

2.1.1.3.4 Theo định hướng của chủ đầu tư

Theo tiêu chí này FDI được chia thành 2 hình thức:

- FDI phát triển (expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu củadoanh nghiệp ở nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này giúp chủ đầu tư tăng lợi nhuậnbằng cách tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra nước ngoài

- FDI phòng ngự (defensive FDI): nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nước nhậnđầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và như vậy lợi nhuận của các chủ đầu tưcũng sẽ tăng lên

2.1.1.3.5 Theo hình thức pháp lý

Tùy theo quy định của luật pháp nước nhận đầu tư, FDI có thể được tiến hànhdưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau ở Việt Nam, FDI được tiến hành dưới cáchình thức pháp lý chủ yếu là:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiếnhành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm vụ chia kết quảkinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

Hình thức FDI này có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tưnước ngoài Điểm đặc biệt của hình thức này là không hình thành pháp nhân mới (cácbên đối tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Hợp đồng với tư cách pháp nhân cũ củamình) Hình thức này thường áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt như Viễnthông, dầu khí, hoặc chỉ áp dụng khi các chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập vào mộtthị trường mới mà họ chưa biết rõ

- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sởhợp đồng liên doanh ký giữa 2 bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể đượcthành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nướcngoài, để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Trang 40

Trong hình thức FDI này, cũng có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủđầu tư nước ngoài Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hình thành phápnhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh

Khác với hai hình thức trên, hình thức FDI này không có sự tham gia của chủđầu tư Việt Nam Cũng giống như liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàicũng hình thành pháp nhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam

- BOT (Build - Operate - Transfer): Đây là hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng donhà nước kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước, sau đó vận hành vàkhai thác một thời gian và cuối cùng là chuyển giao

2.1.1.4 Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam

2.1.1.4.1 Khung khổ chính sách thu hút FDI

Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi ViệtNam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu tưNước ngoài năm 1987 Cho đến nay, Luật Đầu tư Nước ngoài liên tục được sửa đổi vàhoàn thiện gần đây nhất vào năm 2020 Xu hướng chung của thay đổi chính sách ViệtNam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nướcngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tưtrong nước Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môitrường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam

Bên cạnh diễn biến về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực cóvốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong 17 năm quacòn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là: (1) sự thay đổi về nhận thức và quan điểm củaĐảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI; (2) chính sách thu hút FDI của cácnước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn đầu tưFDI vào Việt Nam và; (3) những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài

2.1.1.4.2 Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cho đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vai trò của đầu tưnước ngoài nói chung, FDI nói riêng đã có nhiều thay đổi Những thay đổi này xuất

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN