Nổi bật như sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp được hiểu như thế nào cho đúng, phát triển nó ra sao, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sinh kế theo hướng
Trang 1_
NGUYỄN CÔNG NAM
PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI – 2024
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 2_
NGUYỄN CÔNG NAM
PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: PGS.TS Bùi Huy Nhượng 2: PGS TS Nguyễn Thị Nguyệt
HÀ NỘI – 2024
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi Số liệu,
kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân được tham khảo được trích dẫn trung thực
Số liệu và kết quả khảo sát trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng hoặc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Công Nam
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của
các tập thể và cá nhân để hoàn thành luận án “Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội”
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy, cô: PGS TS Bùi Huy Nhượng và PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án Thầy, cô đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình làm luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Ban Lãnh đạo Viện, Ban Lãnh đạo và tập thể Văn phòng Viện và các các thầy, cô giảng dạy tại Viện Chiến lược phát triển, các thầy, cô giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Lãnh đạo và tập thể các phòng chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng kinh tế UBND các huyện trên địa bàn Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội, các nhà khoa học và đơn vị liên quan đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại Viện Chiến lược phát triển đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án
Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Công Nam
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 11
1.1 Tổng quan về sinh kế theo hướng bền vững 11
1.1.1 Về sinh kế 11
1.1.2 Về sinh kế theo hướng bền vững 13
1.2 Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững 18
1.2.1 Đô thị hóa của thành phố và ảnh hưởng của nó tới sinh kế của ngoại thành 18
1.2.2 Chính sách phát triển khu vực ngoại thành 21
1.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng ở ngoại thành 23
1.2.4 Khả năng tài chính để phát triển sinh kế của khu vực ngoại thành 24
1.2.5 Yếu tố con người của vùng ngoại thành 26
1.3 Tổng quan về hiệu quả phát triển sinh kế 29
1.3.1 Về bản chất hiệu quả phát triển sinh kế 29
1.3.2 Về đánh giá hiệu quả phát triển sinh kế 32
1.4 Đánh giá kết quả tổng quan 38
1.4.1 Những điểm có thể kế thừa cho luận án 38
1.4.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ 38
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG 40
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương 40
2.1.1 Khái niệm về sinh kế theo hướng bền vững ở ngoại thành 40
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 62.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương 532.1.3 Đánh giá phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương 63
2.2 Kinh nghiệm phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của một số thành phố trực thuộc trung ương ở trong nước 66
2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 662.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng 682.2.3 Bài học cho thành phố Hà Nội đối với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành 70
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 72 3.1 Khái quát ảnh hưởng từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ngoại thành Hà Nội
và tình hình thực hiện chức năng của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội đối với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp 72
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ngoại thành Hà Nội và ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 723.1.2 Tình hình thực hiện chức năng của chính quyền thành phố Hà Nội để phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp 86
3.2 Thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
ở ngoại thành Hà Nội 92
3.2.1 Khái quát phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp 933.2.2 Đánh giá phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
ở ngoại thành Hà Nội thông qua điều tra khảo sát 109
3.3 Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 118
3.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân đối với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 1183.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển sinh kế lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội 120
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 124
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 74.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 124
4.1.1 Bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành thành phố Hà Nội đến năm 2030 1244.1.2 Định hướng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 130
4.2 Giải pháp gia tăng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành phố Hà Nội đến năm 2030 138
4.2.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp 1384.2.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 138
KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 174
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 8CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
DFID Bộ Phát triển Quốc tế Anh
IDS Viện Nghiên cứu Phát triển
IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế
MHSKBV Mô hình sinh kế bền vững
NSLĐ Năng suất lao động
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 9Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
SPSS Thống kê cho các ngành khoa học xã hội
UDCNC Ứng dụng công nghệ cao
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mẫu khảo sát các ý kiến đối với các lĩnh vực sinh kế tiêu biểu ở ngoại thành
Hà Nội 8
Bảng 2: Bảng giá trị của thang đo 9
Bảng 2.1: Tổng hợp sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp có thể phát triển ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương 52
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội 74 Bảng 3.2: Dân số thành thị, diện tích đất nông nghiệp giảm của Hà Nội giai đoạn 2011-2022 80
Bảng 3.3: Tổng hợp các chủ trương, chính sách phát triển sinh kế bền vững ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2022 81
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về hệ thống giao thông khu vực ngoại thành Hà Nội 82
Bảng 3.5: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn ngoại thành Hà Nội 83
Bảng 3.6: Một số tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 86
Bảng 3.7: Lao động làm việc theo loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 94
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản của Hà Nội đến năm 2022 95
Bảng 3.9: Tổng hợp phát triển sinh kế bền vững đối với lĩnh vực trồng trọt 96
Bảng 3.10: Thu nhập của các dạng sinh kế quan trọng trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2022 103
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu về sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội 104
Bảng 3.12: Thu nhập của sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2022 105
Bảng 3.13: Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực chăn nuôi 106
Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu về sinh kế trong chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội 108
Bảng 3.15: Lĩnh vực và đối tượng mẫu khảo sát 110
Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về lao động sinh kế trong các lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 118
Bảng 4.1: Dự báo đô thị hóa của thành phố Hà Nội 126
Bảng 4.2: Dự báo đất nông nghiệp và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 129
Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm của thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030 131
Bảng 4.4: Dự báo chỉ số so sánh về hiệu quả của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 132
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 11Bảng 4.5: Dự báo một số chỉ tiêu hiệu quả của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2030, giá hiện hành 134Bảng 4.6: Dự báo một số chỉ tiêu hiệu quả của sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản năm 2030, giá hiện hành 137Bảng 4.7: Dự báo vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 141Bảng 4.8: Dự báo đào tạo nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội 146
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án 4
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Hà Nội 73
Hình 3.2: Dân số các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2022 76
Hình 3.3: Diện tích đất nông nghiệp giảm và số lao động nông nghiệp Hà Nội 79
dôi dư giai đoạn 2011 -2022 79
Hình 3.4: Đánh giá của các chủ thể sản xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp 111
Hình 3.5: Số lao động thường xuyên bình quân của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính 113
Hình 3.6: Thu nhập bình quân 1 lao động theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính 113
Hình 3.7: Lợi nhuận bình quân theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính 114
Hình 3.8: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả kinh tế 115
Hình 3.9: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả xã hội 116
Hình 3.10: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả môi trường 117
Hình 4.1: Vùng ngoại thành và định hướng lên quận của các huyện của thành phố Hà Nội đến năm 2030 127
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát về phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội 174 Phụ lục 2: Mô hình phân tích 180 Phụ lục 3: Thiết kế bảng thang đo xây dựng bảng hỏi 183 Phụ lục 4: Kết quả tổng hợp tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các mô hình sinh kế nông nghiệp theo hướng bền vững 187 Phụ lục 5: Nội dung chi tiết của phần phân tích định lượng mô hình 189 Phụ lục 6: Một số hình ảnh khảo sát các mô hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp khu vực ngoại thành Hà Nội 197
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận cũng còn những vấn đề chưa rõ Vấn đề phát triển sinh kế đã được giới quản lý cũng như các nhà khoa học quan tâm và bàn thảo nhiều nhưng sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành những thành phố trực thuộc trung ương đang có nhiều vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu thỏa đáng Nổi bật như sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp được hiểu như thế nào cho đúng, phát triển nó ra sao, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp là gì và thứ tự quan trọng của chúng ra sao; chỉ tiêu nào phản ánh sinh kế bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương là gì thì dường như chưa được nghiên cứu đầy đủ
Thực tiễn vấn đề sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội còn ít được được nghiên cứu và thực tiễn phát triển đang còn nhiều khó khăn, hạn chế Thứ nhất, tốc độ ĐTH của Hà Nội đã, đang và sẽ diễn ra nhanh (tỷ
lệ ĐTH của Hà Nội năm 2022 khoảng 53,9%), diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi phục vụ phát triển phi nông nghiệp cũng khá nhiều Ở ngoại thành Hà Nội có khoảng 4,2 triệu người sinh sống (lớn hơn số dân của nhiều tỉnh ở vùng ĐBSH: Dân số của Hưng Yên khoảng 1,28 triệu, Bắc Ninh 1,46 triệu, Hà Nam 0,88 triệu người [Tổng cục thống kê, 2022] Số người nông dân bị giảm đất sản xuất tăng, số lao động nông nghiệp dôi dư rất lớn Lâu nay sinh kế nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội rất phức tạp, đa tổ chức và tuy đã có thay đổi nhưng nhìn chung sự thay đổi chưa đủ sức làm giàu cho nông dân, chưa tạo ra sự bền vững cần thiết cho phát triển nông nghiệp Sự phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của ngoại thành Hà Nội Thứ hai, sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng ghi nhận (đã xuất hiện những lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn UDCNC…) nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khiếm khuyết, nhiều vấn đề thực tiễn chưa được tổng kết rút kinh nghiệm và chưa rõ Chẳng hạn, sinh
kế trong lĩnh vực nông nghiệp không giống như sinh kế trong lĩnh vực phi nông nghiệp
mà cụ thể là sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chậm hơn, chịu ảnh hưởng nhiều
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 15của yếu tố tự nhiên nhưng việc tổng kết thực tiễn về sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được triển khai đủ mức
Như những điều trình bày ở trên tác giả chọn chủ đề “Phát triển sinh kế theo
hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội” làm đề tài luận
án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội để gia tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển tốt hơn kinh tế - xã hội ngoại thành cũng như của thành phố Hà Nội trong tương lai
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:
Để hoàn thành mục tiêu trên, tác giả sẽ tập trung thực hiện bốn nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương và khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số đối tượng tương đồng
- Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế theo hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội, từ đó xác định mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của thành công cũng như của hạn chế trong những năm vừa qua
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030
- Nhiệm vụ 4: Để phục vụ việc nghiên cứu luận án tác giả sẽ tiến hành tổng quan các công trình khoa học đã công bố và có liên quan tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội gắn với phát triển kinh
tế - xã hội
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 163.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Luận án sẽ nghiên cứu sinh kế theo hướng bền vững trong
lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ làm
rõ nội dung, bản chất của sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và tập trung nghiên cứu những sinh kế quan trọng hơn, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp theo thứ tự quan trọng; chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương Đồng thời, luận án tiến hành đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 Trong đó, luận
án tập trung vào các sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Về mặt thời gian: Luận án đánh giá hiện trạng phát triển sinh kế ở ngoại thành
Hà Nội giai đoạn 2015-2022 và định hướng đến 2030
- Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở ngoại thành Hà Nội và
trong quá trình nghiên cứu tác giả xem xét mối quan hệ giữa khu vực ngoại thành với nội thành Trong quá trình nghiên cứu sinh kế ngoại thành Hà Nội tác giả sẽ khảo cứu kinh nghiệm của một số thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam
4 Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu luận án chỉ ra những việc phải làm và quy trình triển khai các công việc đó để đạt được mục tiêu đề ra (Hình 1)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 17Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Dưới đây là quy trình nghiên cứu của luận án:
(1) Luận án triển khai tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững phục vụ cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cần thiết, để so sánh trong quá trình đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
(2) Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sinh kế nói chung và phát riển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương Trong đó, luận án nghiên cứu nội dung, bản chất của phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp; đánh giá phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương
(3) Khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số thành phố trực thuộc trung ương
ở Việt Nam để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
2.Nghiên cứu cơ sở lý
luận về phát triển sinh kế
1.Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đã công bố để
tham khảo cho việc xác định phương pháp nghiên cứu, nghiên
cứu lý luận ở ô số 2 và đề xuất định hướng, giải pháp
4 Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
5 Định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030
3.Khảo cứu kinh nghiệm
phát triển sinh kế theo hướng
bền vững trong lĩnh vực
nông nghiệp của một số
thành phố trực thuộc trung
ương trong nước
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 18(4) Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2015-2022
(5) Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030
5 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận
Luận án triển khai nghiên cứu từ các cách tiếp cận chủ yếu sau:
(1) Tiếp cận hệ thống: Mỗi một ngành kinh tế là một bộ phận của hệ thống kinh
tế quốc dân, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các phân hệ còn lại trong hệ thống và với những yếu tố khác bên ngoài hệ thống (điều kiện tự nhiên, thị trường) Nông nghiệp được coi là một hệ thống Các phần tử cấu thành nên hệ thống này không hoạt động đơn lẻ mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và có quan hệ với các hệ thống khác Bất cứ một bộ phận nào của hệ thống thay đổi đều ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại của nông nghiệp và làm thay đổi cả hệ thống Coi mỗi lĩnh vực sinh
kế trong nông nghiệp là một phần trong hệ thống kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực kinh tế diễn ra trên địa bàn ngoại thành Hà Nội Khi tiếp cận chính sách phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp càng cần chú ý tính
đa chiều và tính hệ thống
Mặc dù luận án nghiên cứu về sự phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội, nhưng trên quan điểm hệ thống, thì lãnh thổ ngoại thành là bộ phận của Thủ đô Trong lãnh thổ này, bao gồm các hệ thống con (các xã, thị trấn, thị xã) có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau Vì vậy, luận án nghiên cứu, tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong phát triển sinh kế theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội
(2) Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: luận án tiếp cận phát triển sinh kế bền vững ở ngoại thành từ việc nghiên cứu từng lĩnh vực sinh kế đến mỗi sinh kế cụ thể; tiếp cận phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp tới nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nghiên cứu sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế Đồng thời, nghiên cứu chính sách đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở vùng ngoại thành Hà Nội
(3) Tiếp cận từ quan điểm lãnh thổ: Trong quá trình tìm hiểu thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, luận án chú ý yêu cầu phát triển theo lãnh thổ Từ đó đưa ra những định hướng phát triển sinh kế gắn kết theo các địa bàn lãnh thổ ở ngoại thành cũng như coi trọng sự liên quan tới ĐTH của thành phố
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 19(4) Tiếp cận liên ngành: phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong các lĩnh vực nông nghiệp cụ thể, ngoài ra còn có những lĩnh vực tiêu biểu khác Các sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành nền sản xuất nông nghiệp thống nhất cho ngoại thành Hà Nội
(5) Tiếp cận thực chứng: Với đặc thù của sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp như đã đề cập là diễn tiến chậm, thay đổi sinh kế cũng không nhanh như trong các lĩnh vực phi nông nghiệp nên việc tổng kết, rút kinh nghiệm là việc làm vô cùng cần thiết Từ thực tiễn phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp cần đúc rút kinh nghiệm để không rơi vào tình trạng đã thất bại cũng như rút ra bài học cho những trường hợp thành công để không bỏ lỡ thời cơ cũng như không mất thời gian phải mày mò
(6) Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: theo nguyên tắc mỗi thành công hay thất bại đều có nguyên nhân của nó Luận án sử dụng cách tiếp cận nhân quả để tìm ra nguyên nhân của những thành tựu, của những hạn chế của quá trình phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
5.2 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này để phân
tích, đánh giá về số liệu thống kê cho các vấn đề về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở ngoại thành Hà Nội từ năm 2015 đến 2022 Đồng thời, phân tích tương quan giữa ĐTH, phát triển kinh
tế - xã hội với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
Để có số liệu đưa vào phân tích tác giả đã phải xử lý nguồn thông tin sơ cấp thành nguồn thông tin thứ cấp Thông tin, số liệu thứ cấp được xử lý sau khi thu thập, tập trung số liệu liên quan đến hoạt động sinh kế tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp liên quan đến luận án được lấy từ báo cáo của Tổng Cục thống kê, lấy số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội), Sở Du lịch Hà Nội
- Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng để phân tích, so sánh các chỉ số về phát
triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp qua các năm của ngoại thành Hà Nội để nhận biết động thái của phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 20lĩnh vực nông nghiệp để thấy rõ hơn mức độ phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội qua các năm
- Phương pháp chuyên gia: tác giả sử dụng phương pháp này để xin ý kiến các
chuyên gia công tác tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Chiến lược phát triển, các phòng ban chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Sở
Du lịch Hà Nội nhằm thu nhập thêm thông tin phục vụ cho luận án Đồng thời, tác giả lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi khảo sát và thẩm định các kết quả nghiên cứu Tác giả trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và cán bộ quản lý am hiểu vấn đề nghiên cứu để thu thập thêm thông tin cũng như để kiểm định những nhận định, những kết luận của tác giả luận án
- Phương pháp diễn giải và quy nạp: sử dụng để lý giải các tư tưởng, quan điểm
của tác giả cũng như để tổng quát hóa các nhóm ý kiến về vấn đề được nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước Đồng thời, phương pháp này được sử dụng phố biến trong phần trình bày hiện trạng và định hướng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
- Phương pháp khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát các lĩnh vực sinh kế quan
trọng là hộ gia đình, trang trại, HTX, DN sản xuất nông nghiệp và tác giả tập trung, ưu tiên các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, UDCNC,….cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn quy định (là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững) Và các loại hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch ngoại thành
Hà Nội Những người được lựa chọn phỏng vấn là chủ hộ, thành viên ban chủ nhiệm HTX, chủ trang trại, lãnh đạo DN đều có thông tin về triển khai sản xuất nông nghiệp,
có kiến thức tốt về sản xuất nông nghiệp, có khả năng đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả phát triển các mô hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ngoại thành Hà Nội
Tác giả trình bày xây dựng bảng hỏi và thang đo tại phụ lục 3 Tác giả tiến hành phỏng vấn các đối tượng dựa trên thông tin qua bảng hỏi đã được thiết kế theo hình thức trực tuyến trên tính năng Google Form và phỏng vấn trực tiếp Thời gian khảo sát từ khảo sát từ 01/3/2023 tới 1/6/2023, tác giả chỉ sử dụng số liệu điều tra khảo sát đến hết năm 2022 Sau khi nhận được dữ liệu, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu để có được bộ
dữ liệu tốt phục vụ nghiên cứu, phản ánh khách quan đặc điểm của đối tượng Kết quả
sẽ thiếu đi độ tin cậy nếu dữ liệu có những thông tin gây nhiễu Tổng số phiếu sau khi
đã làm sạch dùng để phân tích là 352 phiếu Tác giả tổng hợp dữ liệu nhận được trên công cụ Microsoft Excel 2019 và xử lý trên phần mềm SPSS version 22
Nội dung khảo sát nhằm thu thập các thông tin diện tích canh tác, số lao động, đầu tư, doanh thu… của các lĩnh vực sinh kế quan trọng trong nông nghiệp ở ngoại thành
Hà Nội tính toán được các chỉ tiêu ở bảng 1
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 21Bảng 1: Mẫu khảo sát các ý kiến đối với các lĩnh vực sinh kế tiêu biểu
ở ngoại thành Hà Nội
- Phương pháp mô hình toán: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá
tác động của những yếu tố chính đến hiệu quả phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội Các kỹ thuật phân tích số liệu được thực hiện thông qua phần mềm ứng dụng SPSS version 22 Đối với mô hình nghiên cứu, dựa trên các nội dung tổng quan nghiên cứu và những gợi ý của các chuyên gia kinh tế, cán bộ quản lý các cấp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu luận án (chi tiết tại phụ lục 2)
* Giả thuyết nghiên cứu: giả thuyết nghiên cứu là xem xét các yếu tố liên quan
đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành (chi tiết tại phụ lục 3)
* Thang đo nghiên cứu
Tác giả thiết kế bảng thang đo đối với các lĩnh vực sinh kế trong nông nghiệp để đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả đối với một số sinh kế nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội Tác giả sử dụng phép đánh giá trung bình
Trồng lúa Trồng rau
sạch
Trồng hoa, cây cảnh
Trồng cây
ăn quả
Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi gia cầm
Nuôi thủy sản
1 Thu nhập bình quân đầu
người (triệu đồng/ người)
2 Năng suất lao động
(triệu đồng/ người)
3 Vốn đầu tư/lao động
(công cụ, phân bón, thuốc
sinh học, nhà kho bảo
quản) (triệu đồng/ người)
4 Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu (%)
5 Số lao động có việc làm
do SKBV (nghìn người)
6 Tỷ lệ nộp ngân sách nhà
nước trên doanh thu (%)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 22theo thước đo Likert 5 mức độ, trong đó, thước đo được chia thành 5 mức độ là 5 phần, phân phối mỗi phần có giá trị tương ứng của thang đo
Bảng 2: Bảng giá trị của thang đo
2 1.81-2.60 Ảnh hưởng ít/hiệu quả kém
3 2.61-3.40 Ảnh hưởng trung bình/ hiệu quả trung bình
4 3.41-4.20 Ảnh hướng lớn/hiệu quả cao
5 4.21-5.0 Ảnh hưởng rất lớn/ hiệu quả rất cao
Nguồn: Phạm Xuân Giang, Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), Chính xác hóa một khái niệm trong nghiên cứu định lượng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 46 [18]
Sử dụng phương pháp này tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến hiệu quả sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp và phân tích những đánh giá chủ thể sản xuất về hiệu quả của sinh kế về kinh tế, xã hội và môi trường Đồng thời, đo lường các chỉ tiêu về đầu tư, NSLĐ, tỷ suất lợi nhuận… của các lĩnh vực sinh kế quan trọng hơn trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
6 Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về mặt lý luận và học thuật: Luận án làm rõ thêm, sâu sắc hơn về phát triển
sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành các thành phố trực thuộc trung ương Luận án làm rõ nội hàm, bản chất sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (được hiểu là phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả trong thời gian tương đối dài và có chiều hướng tiến bộ ổn định, không trồi sụt, góp phần gia tăng thu nhập và tạo dựng đời sống tốt hơn, ổn định hơn cho người dân Sự phát triển này phải gắn với tăng trưởng xanh, bền vững trong từng lĩnh vực sinh kế Luận án chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp theo thứ
tự quan trọng của chúng: (i) Năng lực quản trị của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương; (ii) Chính sách phát triển ngoại thành, phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và về ĐTH của thành phố trực thuộc ương; (iii) Kết
cấu hạ tầng của ngoại thành; (iv) Khả năng tài chính để phát triển sinh kế ở ngoại thành;
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 23(v) Yếu tố con người của ngoại thành; (vi) Ảnh hưởng từ toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 Đồng thời, luận án nêu rõ yêu cầu và đề xuất 8 chỉ tiêu đánh giá phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương
6.2 Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chủ trương và trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng, đề xuất 6 giải pháp phát triển sinh
kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 ở ngoại thành Hà Nội ((i) Rà soát và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội nói riêng; (ii) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn, KHCN và đào tạo nhân lực cho người dân tham gia sinh kế; (iii) Thu hút DN lớn đầu tư vào nông nghiệp ở ngoại thành; (iv) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp trong việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, thương hiệu và tạo lập thị trường; (v) Phát triển nông nghiệp gắn với các lĩnh vực phi nông nghiệp ở ngoại thành; (vi) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội)
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của luận án bao gồm 4 chương sau:
Chương 1 Tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
Chương 2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương Chương 3 Thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Chương 4 Định hướng và giải pháp để phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong
lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 24CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1.1 Tổng quan về sinh kế theo hướng bền vững
1.1.1 Về sinh kế
Tương đối nhiều công trình đề cập nội dung về sinh kế Khái niệm sinh kế đầu tiên được nhóm nghiên cứu tổ chức WCED (nay còn được biết với tên gọi Ủy ban Brundtland ) đưa ra năm 1987 là sự dự trữ đầy đủ về lương thực và tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu cơ bản [101] Các học giả Robert Chambers and Gordon R Conway (1991) đưa ra khái niệm cụ thể hơn: “Sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (các kho, các tài nguyên, yêu cầu và quyền truy cập) và các hoạt động cần thiết tạo nên cách thức kiếm sống” [101] Cách tiếp cận sinh kế của hai học giả được cho là đầy đủ hơn mặc dù chỉ nhấn mạnh đến yếu tố quyền hoặc cơ hội được tiếp cận các loại nguồn vốn và được nhiều nhà khoa học vận dụng nghiên cứu Kế thừa khái niệm trên, các học giả nhóm IDS [93] cho rằng sinh kế gồm khả năng, tài sản (có nguồn lực xã hội và vật chất) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”
Tiếp tục được phát triển từ các nghiên cứu trước, học giả Frank Ellis (2000) [92]
đưa ra khái niệm sinh kế bao gồm những tài sản (vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính và xã hội), các hoạt động và khả năng tiếp cận những tài sản này (thông qua trung gian là các thể chế và quan hệ xã hội) cùng nhau quyết định đến mức sống mà cá nhân hoặc hộ gia đình có được Học giả đã chỉ ra năm loại vốn (tài sản) đều
là những thành phần hữu ích khi phân tích về tài sản làm nền tảng cho các chiến lược sinh kế của cá nhân, hộ gia đình và nhấn mạnh cơ hội được tiếp cận nguồn vốn sinh kế Trong đó, năm loại vốn đều là những thành phần hữu ích khi phân tích về tài sản làm nền tảng cho các chiến lược sinh kế của cá nhân và hộ gia đình Nghiên cứu của nhóm DFID (2001) [128] định nghĩa: “Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (cả vật chất và các nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để tạo nên cách kiếm sống” Các học giả đã chỉ ra yếu tố về khả năng thực hiện, cũng như các nguồn lực kinh tế, xã hội và tự nhiên mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ trong cuộc sống Đây là khái niệm sinh kế được nhiều học giả kế thừa trong nghiên cứu thực tế
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 25Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt (2006) [86], sinh kế được hiểu là: “Việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” Trong nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, các học giả thường kế thừa quan điểm của các học giả nước ngoài đề xuất khái niệm sinh kế cho từng đối tượng, cộng đồng người cụ thể Học giả Trần Hồng Hạnh và cộng sự (2018) [22] định nghĩa sinh kế là bao gồm những nguồn lực và hoạt động tiếp cận, sử dụng để tìm kiếm các cơ hội, động lực và khả năng để mưu sinh và phát triển của từng cá nhân, cộng đồng cư dân hoặc một quốc gia Học giả Vũ Minh Tiến và cộng sự (2018) [75] đề xuất khái niệm sinh kế là cách sinh sống, cách kiếm ăn, kế sinh sống, kế sinh nhai, là “một phương tiện” để đảm bảo các nhu cầu cần thiết của cuộc sống Đó là sự kết hợp các nguồn lực đa dạng gồm các nguồn vốn (vật chất, con người, tự nhiên, tài chính) và các nhóm hỗ trợ chính thức và phi chính thức (nguồn vốn xã hội) để thực hiện các hoạt động sinh kế
Học giả Lê Anh Vũ (2022) [87] chỉ ra sinh kế là cách thức để ổn định và bảo đảm cuộc sống dựa vào các năng lực của bản thân đặt dưới sự tác động của bối cảnh tự nhiên
và kinh tế - xã hội Khái niệm này được xem xét ở góc độ chuyên ngành công tác xã hội nên nhấn mạnh đến năng lực cá nhân, gia đình và cộng đồng và khả năng tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ từ đó làm tăng hiệu quả các hoạt động công tác xã hội Theo học giả Ngô Thị Phương Lan và cộng sự (2019) [39] cho rằng sinh kế là “hoạt động phục vụ quá trình sinh sống của con người ở các xã hội khác nhau”, chính là cách thức mưu sinh của con người, đảm bảo thích nghi với môi trường sinh thái các vùng miền và môi trường
xã hội nên hoạt động sinh kế chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái, văn hóa, tâm lý,
xã hội của cộng đồng dân cư Từ đó học giả chỉ ra khái niệm sinh kế tộc người là cách thức mưu sinh của các nhóm người, cộng đồng người cụ thể có chung một tộc danh Đồng quan điểm với các học giả trên, học giả Hoàng Việt, Vũ Thị Minh và cộng sự (2020) [88] cho rằng sinh kế của người dân là toàn bộ các khả năng, các tài sản vật chất
và xã hội và các hoạt động cần thiết cho việc mưu sinh Từng cá nhân, mỗi gia đình đều lựa chọn sinh kể cụ thể để tồn tại và phát triển Hoạt động sinh kế mang lại những điều kiện để chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, hộ gia đình được nâng cao, trước hết là điều kiện về thu nhập
Như vậy, các định nghĩa trên có điểm chung đều chỉ ra ba hợp phần quan trọng tạo nên một sinh kế là tài sản, năng lực và hoạt động cần thiết để kiếm sống; đây là các điều kiện quan trọng bảo đảm cho hoạt động sinh kế, quyết định sự tồn tại của các nhóm xã hội trong quá trình phát triển Các nghiên cứu đều nhấn mạnh sinh kế là một hiện tượng kinh tế - xã hội và không bất biến, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề xuất thỏa đáng về sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 26trung ương Nhiều tác giả chưa nói đến các điều kiện bên ngoài một cách đủ mức để phát triển sinh kế
1.1.2 Về sinh kế theo hướng bền vững
1.1.2.1 Sinh kế theo hướng bền vững
Có khá nhiều học giả đề cập tới sinh kế theo hướng bền vững, nhưng nhìn chung chưa phân tích một cách đầy đủ vấn đề này để khảo cứu sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
Quan điểm về sinh kế theo hướng bền vững được tổ chức WCED đề cập năm
1987 với khái niệm an ninh sinh kế bền vững Một hộ gia đình có thể đạt được an ninh sinh kế bền vững theo nhiều cách – thông qua quyền sở hữu đất đai, vật nuôi hoặc cây cối; quyền chăn thả, câu cá, săn bắn và hái lượm; thông qua việc làm ổn định với mức thù lao xứng đáng; hoặc thông qua các hoạt động biểu diễn tiết mục đa dạng (biểu diễn
vở kịch, bản nhạc…) [101] Kế thừa quan điểm này của hội đồng WCED, Robert Chambers and Gordon R Conway (1991) [101], cho rằng sinh kế bền vững có thể thích ứng và phục hồi sau cú sốc, căng thẳng, có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản của mình; mang lại các cơ hội sinh kế theo hướng bền vững cho thế hệ tiếp theo; đóng góp lợi ích cho các sinh kế khác ở cấp địa phương và toàn cầu cũng như trong cả ngắn
và dài hạn Sinh kế theo hướng bền vững có sự kết hợp của khả năng, công bằng và tính bền vững Tính bền vững của một sinh kế thể hiện trên 2 phương diện: bền vững
về môi trường là khả năng bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, giữ gìn cho các thế hệ tương lai; bền vững về xã hội là khả năng giải quyết những căng thẳng
và đột biến [101]
Tiếp tục phát triển trên quan điểm của Robert Chambers and Gordon R Conway (1991), nhóm nghiên cứu IDS (1998) [93] chỉ ra một sinh kế bền vững khi nó có thể thích ứng với những căng thẳng, cú sốc, có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản của mình, đồng thời không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên Cùng quan điểm trên, Hanstad và cộng sự (2004) [22] cũng nhấn mạnh sự bền vững của một sinh kế thể hiện qua khả năng phục hồi trước những tác động, hoặc thúc đẩy các khả năng và các nguồn tài sản hiện tại và trong tương lai nhưng không làm suy giảm đến các nguồn lực
tự nhiên Học giả Neefjes (2000) [22] cho rằng sinh kế của một cá nhân hay một hộ gia đình được xem là bền vững khi có thể đối phó và phục hồi khi xảy ra các căng thẳng và
cú sốc cũng như duy trì hoặc làm tăng khả năng và tài sản của họ hiện tại và cả trong tương lai nhưng gây tổn hại đến các nguồn lực môi trường
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 27Quan điểm của DFID (2001) [128] về một sinh kế bền vững thể hiện ở 4 khía cạnh sau đây: (1) Kiên cường đối mặt khi xảy ra sự căng thẳng và những cú sốc bên ngoài; (2) Không có sự phụ thuộc vào hỗ trợ của bên ngoài (hoặc nếu có thì chính sự
hỗ trợ này phải mang tính kinh tế và thể chế bền vững); (3) Khả năng duy trì năng suất dài hạn và (4) Không gây suy yếu sinh kế hoặc có sự thỏa hiệp để tạo cơ hội sinh kế cho người khác Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng để thể hiện tính đa khía cạnh của một sinh kế bền vững đó là nhấn mạnh đến sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế Tuy nhiên, rất ít sinh kế đủ điều kiện để đạt được sự bền vững trên cả bốn khía cạnh kể trên, chỉ có thể cân bằng tối ưu cho cả 4 khía cạnh
Dựa trên quan điểm các học giả nước ngoài, các học giả Việt Nam đề xuất khái niệm sinh kế bền vững đối với từng nghiên cứu cụ thể Nghiên cứu chuyển đổi sinh kế của các DTTS ở vùng biên giới Việt –Trung, học giả Trần Hồng Hạnh và cộng sự (2018) [22] cho rằng sinh kế bền vững là “khi nó có khả năng đương đầu, khắc phục
và phục hồi trước áp lực của những cú sốc, các rủi ro, những thay đổi tiêu cực không lường trước mà không làm suy thoái các nguồn sống, trong đó có nguồn tài nguyên” Khi nghiên cứu sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế ở Việt Nam, học giả Vũ Minh Tiến và cộng sự (2018) [75] chỉ ra một sinh kế là bền vững thể hiện khả năng duy trì liên tục hoặc nâng cao mức sống hiện tại mà không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên Để đạt được, sinh kế đó cần vượt qua và phục hồi lại sau những biến động, khó khăn và những cú sốc (thiên tai, khủng hoảng kinh tế)
Các học giả Hoàng Việt, Vũ Thị Minh và cộng sự (2020) [88] quan niệm một sinh kế bền vững khi nó ổn định tương đối theo thời gian, ít hoặc hầu như không bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực trong quá trình phát triển Nói cách khác, sinh kế bền vững
ít chịu ảnh hưởng của các cú sốc như thiên tai; tai nạn, rủi ro bệnh tật, rủi ro do thị trường biến động hay các rủi ro khác Sinh kế bền vững trên bốn khía cạnh: kinh tế, thể chế, xã hội và môi trường Đây có thể nói là cách trình bày tương đối rõ hơn để tham khảo
1.1.2.2 Một số khung lý thuyết về sinh kế theo hướng bền vững
Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến sinh kế theo hướng bền vững và họ đề xuất các các khung lý thuyết Trong phạm vi luận án hướng tới vùng ngoại thành trong lĩnh vực nông nghiệp nên tác giả nghiên cứu khung sinh kế theo hướng bền vững nông thôn của IDS (1998); khung sinh kế theo hướng bền vững của DFID (2001), khung phân tích sinh
kế theo hướng bền vững của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD, 2004) và một
số khung sinh kế tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 28a Khung sinh kế nông thôn bền vững của IDS
Khung sinh kế của nhóm IDS (1998) [93] nhấn mạnh đến các thành phần cốt lõi, bao gồm: (1) Bối cảnh bên ngoài; (2) Nguồn lực sinh kế; (3) Thể chế và chính sách; (4) Chiến lược sinh kế và (5) Kết quả sinh kế bền vững Cụ thể:
Bối cảnh bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế, xã hội, thể chế, chính sách, văn
hóa và điều kiện tự nhiên Những tác động của bối cảnh đến sinh kế như: định hướng phát triển kinh tế, dân số; sự thay đổi liên quan mùa vụ, dịch bệnh, sự biến đổi của điều kiện thời tiết; khả năng tiếp cận thị trường, cơ hội việc làm, điều kiện công nghệ thông tin
Nguồn lực sinh kế gồm toàn bộ năng lực vật chất hoặc phi vật chất được con
người sử dụng trong quá trình duy trì, phát triển sinh kế của họ
Thể chế và chính sách được cấu trúc bởi các quy tắc và chuẩn mực của xã hội
luôn được sử dụng liên tục và rộng rãi Thể chế và chính sách có thể là chính thức hoặc không chính thức và chứa đựng quyền lực Chúng có chức năng trực tiếp hay gián tiếp làm trung gian ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tài sản sinh kế, quyết định lựa chọn các chiến lược sinh kế và dẫn đến kết quả sinh kế
Chiến lược sinh kế là sự kết hợp của các hoạt động được lựa chọn nhằm đạt được
mục tiêu sinh kế Chiến lược sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các tài sản sinh kế, các yếu
tố liên quan đến chính sách, thể chế và quy trình Chiến lược sinh kế ở vùng nông thôn bao gồm sinh kế trong lĩnh vực phi nông nghiệp và nông nghiệp
Kết quả sinh kế là những thành tựu đạt được hoặc đầu ra của các chiến lược sinh
kế như sự thay đổi về thu nhập, tăng cường phúc lợi, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tính tổn thương và nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng bền vững hơn Khi các
cá nhân, hộ gia đình kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau theo các hoạt động sinh
kế cụ thể sẽ đạt được những thành quả sinh kế tương ứng Kết quả sinh kế gắn liền với
an ninh sinh kế và có ảnh hưởng đến với sự bền vững môi trường
b Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
Mục tiêu của việc xây dựng khung sinh kế bền vững của nhóm DFID là tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong việc giảm nghèo bằng cách tìm ra một bộ nguyên tắc cốt lõi và quan điểm toàn diện trong thiết kế các hoạt động giúp đỡ người nghèo cải thiện sinh kế Các thành phần (yếu tố) của khung sinh kế DFID có thể được hiểu chi tiết như sau:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 29- Vốn sinh kế gồm 5 loại: (1) Vốn con người (H): Là kiến thức, cũng như các kỹ năng, khả năng làm việc và tình trạng sức khỏe cho phép mỗi con người theo đuổi chiến lược sinh kế cụ thể và đạt được mục tiêu sinh kế; (2) Vốn tự nhiên (N): Là các yếu tố sinh học vật lý như nước, không khí, đất, ánh nắng mặt trời, rừng, khoáng sản Nó phản ánh trữ lượng tài nguyên thiên nhiên; (3) Vốn tài chính (F): Là nguồn lực tài chính được
cá nhân sử dụng nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của họ; (4) Vốn xã hội (S): Là các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thức và không chính thức mang lại cơ hội và lợi ích có thể được tạo ra bởi con người trong việc theo đuổi về sinh kế của họ và (5) Vốn vật chất (P): gồm các điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản cũng như các công cụ, thiết
bị phục vụ cho hoạt động sinh kế
- Cấu trúc và các quy trình thực hiện: Thành phần này bao gồm các thể chế, các
tổ chức, chính sách và pháp luật để xác định khả năng tiếp cận nguồn vốn, các điều khoản trao đổi giữa tài sản và lợi nhuận trên chiến lược sinh kế khác nhau
- Chiến lược sinh kế: Được xây dựng từ một loạt các lựa chọn, dựa trên nguồn lực của một hộ gia đình, chuyển đổi cấu trúc và quy trình Chiến lược sinh kế là sự kết hợp của các hoạt động đã được lựa chọn để đạt được mục tiêu sinh kế của họ hoặc tập hợp các quyết định để sử dụng tốt nhất các nguồn vốn có sẵn Đây là một quá trình liên tục nhưng luôn có những điểm quyết định quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thành công cũng như sự thất bại của chiến lược Những điểm này có thể bao gồm lựa chọn mùa vụ, tham gia vào một hoạt động mới, thay đổi các hoạt động khác và điều chỉnh quy mô hoạt động
- Kết quả sinh kế: Là mục tiêu hay kết quả của chiến lược sinh kế Kết quả nói chung là cải thiện phúc lợi của người dân như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
- Bối cảnh dễ bị tổn thương: Điều này phản ánh những cú sốc, xu hướng và thời
vụ Những yếu tố này không thể kiểm soát bởi con người trong các hoàn cảnh ngắn và trung hạn
c Khung sinh kế bền vững của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD)
Khung sinh kế IFAD năm 2004 [66] có một số đặc điểm như sau:
- Đặt đối tượng sinh kế (người nghèo) là trung tâm, các yếu tố khác được sắp xếp trong mối quan hệ nhân quả với đối tượng
- Yếu tố tinh thần được nhấn mạnh trong đời sống của đối tượng sinh kế như dân tộc, tôn giáo, trình độ được xem xét khi phân tích sinh kế của người nghèo
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 30- Nguồn vốn cá nhân được đề cập trong nguồn lực tài chính, phản ánh điều kiện
mà cá nhân và các hộ gia đình lựa chọn sinh kế Nó được thiết kế để nhấn mạnh vai trò nội lực của chủ thể trong lựa chọn và thúc đẩy hành động sinh kế
- Các yếu tố như vai trò các tổ chức, cơ chế chính sách thể hiện sự thúc đẩy hỗ trợ phát triển cho đối tượng trung tâm Thị trường có vai trò quan trọng khi lựa chọn cơ hội và phản ánh mức độ mà đối tượng trung tâm có thể thực hiện được nguyện vọng sinh kế
- Vai trò của văn hóa cũng được đề cập trong khung sinh kế, bao gồm các chuẩn mực xã hội và văn hóa tác động đến chiến lược sinh kế của người nghèo
d Một số khung sinh kế của các học giả Việt Nam
Dựa trên cấu trúc cơ bản của các khung sinh kế trên, nhiều học giả Việt Nam đã xây dựng khung nghiên cứu phù hợp với đối tượng, khu vực nghiên cứu cụ thể Học giả Trần Thị Hồng Nhung (2022) [52] đã tập trung 3 thành phần khi nghiên cứu sinh kế và giảm nghèo tại cộng động dân cư ven biển tỉnh Nam Định là chiến lược sinh kế, nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế Học giả Vũ Minh Tiến và cộng sự (2018) [75] đề xuất khung sinh kế cho nhóm lao động yếu thế dựa trên khung sinh kế của các học giả DFID
và IFAD Để có sinh kế bền vững, người lao động yếu thế cần được tiếp cận các nguồn vốn trong thực hiện các chiến lược sinh kế để nhận thu nhập, lương thực, thực phẩm,
sự tôn trọng… từ đó xác định mức độ bền vững của sinh kế Ngoài ra, các học giả chỉ
ra đặc điểm của lao động yếu thế là tính dễ bị tổn thường, người lao động nghèo nên khung sinh kế cần đặt người nghèo làm trung tâm và nhấn mạnh trách nhiệm tạo điều kiện để giúp đỡ người nghèo ứng phó với các yếu tố dễ bị tổn thương
Hai học giả Trần Bá Uẩn và Nguyễn Văn Song (2020) [85] xây dựng khung lý thuyết tác động đến sinh kế hộ nông dân do sự phát triển của du lịch tại địa phương, trong đó, các nguồn vốn, sự ảnh hưởng của chính quyền, chính sách liên quan đến du lịch, dẫn đến sinh kế của các hộ gia đình thay đổi
Học giả Lê Anh Vũ (2022) [87] xây dựng khung sinh kế cho lao động Khmer nhập cư, trong đó biến phụ thuộc là hoạt động hỗ trợ sinh kế và biến độc lập là đặc điểm lao động Khmer nhập cư Các học giả Bùi Thị Bích Lan, Nguyễn Thị Tâm và cộng sự (2022) [40] đưa ra khung sinh kế của cộng đồng dân cư vùng tái định cư thủy điện dựa trên khung nghiên cứu của DFID Trong đó, các học giả nhấn mạnh hơn “yếu tố văn hóa, xã hội” để xem xét ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vùng tái định cư
Nhìn chung, các học giả đều cho rằng sinh kế theo hướng bền vững là sinh kế có khả năng phục hồi do tác động của các cú sốc, có thể tiếp tục duy trì phát triển trong tương lai Các học giả đề cập tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững của nhiều đối
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 31tượng nghiên cứu ở các vùng, tỉnh khác nhau, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập thỏa đáng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương
1.2 Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững
Các học giả đề cập đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững, tác giả nhóm các yếu tố chính như sau:
1.2.1 Đô thị hóa của thành phố và ảnh hưởng của nó tới sinh kế của ngoại thành
Nhìn chung, các công trình thu thập được đều nhấn mạnh ĐTH ảnh hưởng đến sinh kế ngoại thành ĐTH nội thành và ĐTH ngay ở ngoại thành đều có ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững
Nghiên cứu của Quang Nguyen, Doo-Chul Kim (2020) [99] phản ánh trong quá trình ĐTH đã gây ra sự mất mát lớn diện tích đất canh tác ở vùng ngoại thành Hà Nội nên người dân phải chuyển đổi sinh kế ĐTH tạo cơ hội cho người dân vùng ngoại thành
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, gia tăng cơ hội việc làm tại các đô thị lớn Đồng thời, người dân phải chủ động tận dụng những thay đổi xung quanh để tìm kiếm phương thức mưu sinh mới nhằm gia tăng thu nhập Do đó, cần có sự chuẩn bị thông qua hoàn thiện kế hoạch đền bù và quy trình quy hoạch đô thị nhằm tạo ra chính sách ĐTH và thu hồi đất phù hợp với người dân vùng ngoại thành
Cùng quan điểm trên, học giả Trịnh Thị Hạnh (2018) [23] cho rằng ngoài những
cơ hội cho người dân ngoại thành Hà Nội, tác động của ĐTH còn tạo ra không ít thách thức trong tạo việc làm sau chuyển đổi, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, phân hóa xã hội và các tác động đến môi trường khác Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ giải quyết sinh kế cho người dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp, như: gắn quy hoạch phát triển đô thị với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất; chính quyền địa phương chuẩn bị các hình thức hỗ trợ người dân trước khi chuyển đổi đất đai sang mục đích sử dụng khác;
tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ việc làm tại chỗ
Học giả Phan Thị Ngọc (2021) [79] chỉ ra quá trình đất nông nghiệp bị thu hồi
để xây dựng CSHT đô thị như hệ thống giao thông, trung tâm thương mại, khu nhà ở,
đô thị mới,… làm giảm diện tích đất để thực hiện chiến lược sinh kế trong nông nghiệp
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 32trên địa bàn làng Gia Trung1 Khi khu công nghiệp Quang Minh được đưa vào hoạt động
đã thu hút LLLĐ lớn đến làm việc từ nhiều tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ
An, Bắc Giang,… dẫn đến sự phát triển của nhiều chiến lược sinh kế khác nhau, trong
đó có loại hình dịch vụ cung ứng, cho thuê nhà trọ Hiện cho thuê nhà trọ đã là chiến lược sinh kế lâu dài của nhiều hộ gia đình (320 hộ, chiếm khoảng 80% tổng số hộ) Do
đó, khi xây dựng chính sách phát triển sinh kế cho các hộ gia đình bị thu hồi đất ở ngoại thành cần phải quan tâm đến chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp, đô thị, chính sách với lao động nhập cư,…
Qua khảo sát gần 500 hộ thuộc sáu xã ngoại thành Hà Nội, học giả Trần Quang Tuyến (2014) [84] đã chỉ ra việc giảm diện tích đất canh tác làm gia tăng số người lựa chọn sinh kế là sản xuất phi nông nghiệp, trong đó tập trung vào những công việc phi chính thức Đồng quan điểm này, học giả Nguyễn Thị Thu Hường (2019) [32] nhận thấy
sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đại Mạch (Đông Anh,
Hà Nội) làm biến đổi tài sản sinh kế, biến đổi chiến lược sinh kế và biến đổi kết quả sinh
kế người dân, trong đó có bộ phận không nhỏ là phụ nữ nên cần có giải pháp trực tiếp phát triển sinh kế cho đối tượng này
Học giả Nguyễn Thị Phương Châm (2014) [7] nhận thấy trong giai đoạn
1997-2014, trên địa bàn xã có tới 46 dự án được triển khai, làm giảm đất nông nghiệp là 339,8
ha, ảnh hưởng đến sinh kế của 6.000 hộ gia đình, sự chuyển đổi sinh kế diễn ra trong bối cảnh ĐTH ở Xuân Đỉnh (một xã ven đô Hà Nội) diễn ra mạnh mẽ ĐTH dẫn đến sự phát triển các chiến lược sinh kế mới hình thành phù hợp hơn với nhu cầu đương đại như kinh doanh dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà trọ, làm bánh mứt kẹo, hoạt động vận tải
và các dịch vụ khác Các hoạt động sinh kế trong lĩnh vực phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao hơn so với sinh kế trong nông nghiệp, đời sống người dân được cải thiện hơn Mặt trái của ĐTH là khi số người nhập cư tăng lên dẫn đến sự phát triển tệ nạn xã hội, khó quản lý và duy trì nếp sống truyền thống,… Học giả chỉ ra rằng người dân cần chủ động lựa chọn sinh kế tương ứng phù hợp với quá trình ĐTH Tương tự, học giả Lê Hoài Dương [79] nhận thấy sinh kế của người dân Nghi Tàm trước năm 1986 là các ngành nghề là đánh bắt thủy sản, trồng dâu, nuôi tằm, trồng lúa, trồng rau, trồng màu, trồng hoa, buôn bán nhỏ Đến nay nhiều ngành nghề bị mai một, chỉ còn nghề trồng hoa, cây cảnh và phát triển thêm một số sinh kế mới như nuôi cá cảnh, chim cảnh, cho thuê biệt thự đem lại thu nhập tốt hơn Tuy nhiên, các sinh kế người dân bị ảnh hưởng của sự cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt
Trang 33Các học giả Đào Thế Anh và cộng sự (2019) [1] cho rằng quỹ đất sản xuất nông nghiệp giảm nhanh chóng do tác động ĐTH, CNH ở 5 đô thị lớn (thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh) và ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế một bộ phận lao động lớn ngoại thành Tuy nhiên, qua nghiên cứu học giả Minh Hoang Vu và Hiroyuki K (2017) [96] cho thấy quá trình chuyển đổi sinh kế ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sau khi thu hồi đất có những điểm khác biệt nhau, mặc dù đều là hai thành phố lớn của cả nước Sự chuyển đổi này ở thành phố Hồ Chí Minh được cho là phức tạp hơn do người dân có thu nhập cao hơn và gói bồi thường cũng cao hơn
Sự thích ứng và chuyển đổi sinh kế tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra nhanh hơn Hà Nội Ở Hà Nội, do sự phụ thuộc cao vào nông nghiệp, trong khi thu nhập của người dân thấp nên việc thu hồi đất đã buộc nhiều người vẫn phải làm nông nghiệp và sau đó làm gia tăng thu nhập thông qua các công việc phi nông nghiệp được trả lương cao hơn Phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp khiến sinh kế của người dân vùng ngoại thành
Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn khi chuyển đổi
Học giả Nguyễn Đức Hữu (2020) [31] cho rằng sinh kế của người dân có nhiều đổi thay do tăng các khu công nghiệp Minh Đức, Phúc Điền, Nam Sách,…, nhiều đô thị mới hình thành trên địa bàn tỉnh Hải Dương Giai đoạn 2001-2010 có 54.326 hộ gia đình với tổng số lao động là 113.142 người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp do thu hồi đất Một bộ phận người dân làm nông nghiệp đã chuyển sang sinh kế trong lĩnh vực công nghiệp, cung cấp các dịch vụ cho lao động ngoại tỉnh như cho thuê trọ, mở quán cơm bình dân, mở cửa hàng giải khát, cắt tóc,… Sự thay đổi từ quá trình CNH, ĐTH đã mang lại những tác động tích cực: như tạo việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập hơn trước; cải thiện mức sống của hộ gia đình, tạo điều kiện phát triển giáo dục, y tế…nhưng cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế như người nghèo ít cơ hội cải thiện cuộc sống của mình, thay đổi đời sống văn hóa, giá trị cuộc sống ở nông thôn
Học giả Zhaoxu Liu (2016) [105] cũng nhận thấy ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc quá trình ĐTH, CNH thúc đẩy chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ hệ thống
hộ phân tán (hộ làm nghề truyền thống) sang hộ quản lý quy mô lớn (hộ chuyên nghiệp) Đồng thời có sự dịch chuyển lao động nông nghiệp quy mô lớn sang các lĩnh vực khác
có mức thu nhập cao hơn
Nhìn chung, đã có những nghiên cứu sự biến đổi sinh kế người dân do sự tác động của ĐTH, CNH ở ngoại thành các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó
có thành phố Hà Nội Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến sự biến đổi chiến lược sinh kế của người dân và sự thay đổi thu nhập, chưa có nghiên cứu nào đánh giá
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 34sâu sắc ảnh hưởng của ĐTH, CNH đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững cho ngoại thành Hà Nội
1.2.2 Chính sách phát triển khu vực ngoại thành
Vai trò quan trọng của chính sách trong phát triển sinh kế đã được nhiều nghiên cứu đề cập Học giả Lư Thúy Liên (2022) [44] nhận thấy trong hơn 20 năm qua, các chính sách chủ yếu tập trung vào trọng tâm nghề nghiệp và việc làm, để tạo sinh kế ổn định cho cư dân tái định cư ở thành phố Đà Nẵng trong quá trình CNH, HĐH, gồm: chính sách hỗ trợ tìm việc làm; đào tạo nghề; hỗ trợ thông tin về thị trường lao động; chính sách hỗ trợ tín dụng góp phần ổn định sinh kế của nhân dân Nhờ đó các chiến lược sinh kế ngày càng đa dạng hơn, người dân ngoài duy trì hoạt động sinh kế truyền thống trong nông nghiệp, ngư nghiệp còn tham gia các sinh kế có xu hướng tăng lên như thợ xây dựng, thợ điện nước, thợ sắt, thợ hàn, trang trí nội thất, thiết kế phong cảnh, giúp việc nhà, bảo vệ, thu gom ve chai, phế liệu,… Tuy nhiên, còn khá nhiều người dân tái định cư thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, chủ yếu là người lớn tuổi và phụ nữ Học giả Nguyễn Đức Hữu (2020) [31] cũng chỉ ra các chính sách đối với sinh kế của người dân ở Hải Dương trong bối cảnh CNH, ĐTH tập trung vào chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người nông dân bị thu hồi đất; chính sách giải quyết việc làm
và dạy nghề cho người nông dân ở Hải Dương Các tác giả này chưa đề cập đến quy hoạch phát triển cũng như chưa đề cập chính sách ĐTH đối với ngoại thành
Học giả Lại Tiến Dĩnh (2020) [12] cho rằng trong hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS tại vùng Tây Nam Bộ (gồm 13 tỉnh, chủ yếu là dân tộc Khmer và Chăm) các cơ chế chính sách từng bước được đổi mới theo hướng chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang
hỗ trợ cho cộng đồng, hỗ trợ người dân tự vươn lên thoát nghèo Nhờ triển khai các dự
án nâng cao nguồn vốn sinh kế liên quan đến hỗ trợ ưu đãi tín dụng, đầu tư xây dựng CSHT, hỗ trợ giống con cây trồng, các chương trình dạy nghề miễn phí,… đã giúp cải thiện cuộc sống các DTTS Số hộ được vay ưu đãi phát triển sản xuất là hơn 521.000 lượt hộ, tạo việc làm mới cho hơn 142.000 lao động thiểu số Các chính sách hỗ trợ có tác động tích cực góp phần thay đổi sinh kế, tuy nhiên người dân có tâm lý ỷ lại, không muốn thay đổi, không chủ động, mạnh dạn để cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho chính gia đình mình (Đặng Đình Đào và cộng sự, 2014) [16]
Nhờ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, trong đó có chính sách quản lý rừng, sinh kế của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer gồm người Xtiêng, Mạ, Mnông sinh sống tại Bình Phước đã chuyển từ hình thức canh tác du canh du cư, trồng lúa với kỹ thuật canh tác là chọc lỗ và tra hạt, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên (nhất
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 35là đất nông nghiệp, năng suất thấp sang chiến lược sinh kế nông nghiệp đa dạng hơn như trồng lúa, trồng cây công nghiệp và làm thuê (cạo mủ cao su, cắt cỏ mướn,…) Đời sống các cộng đồng tộc người này được nâng cao hơn, nhưng chưa bền vững do phụ thuộc vào đất đai sản xuất của hộ và sự biến động thị trường nhất là với cây công nghiệp, trong khi trình độ còn hạn chế, sức khỏe, ngôn ngữ Vì vậy, khi triển khai các chính sách đối với sinh kế các tộc người cần chú trọng năng lực thích nghi với các thay đổi cho cộng đồng các tộc người này, trong đó xây dựng tâm lý an tâm, tự chủ thực hiện các chiến lược sinh kế (Ngô Thị Phương Lan, 2014) [36] Tương tự, cũng nhờ các chính sách chuyển đổi cây trồng, vốn, tập huấn sản xuất, kỹ thuật canh tác nên sinh kế của người Rục ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã thay đổi tích cực giảm phụ thuộc vào rừng, từ chủ yếu dựa vào tự nhiên bằng nghề săn bắn, hái lượm đã chuyển sang chiến lược sinh kế mới như canh tác lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm (Trần Tấn Đăng
Long, 2019) [47]
Theo các học giả Huỳnh Ngọc Thu, Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Thị Hương (2018) [72] khi khu dự trữ sinh quyển Lang Biang được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2015, sinh kế của người dân có nhiều thay đổi Sinh kế của các cộng đồng dân tộc chủ yếu dưới dạng khai thác lâm sản dựa vào nguồn tài nguyên rừng đã chuyển sang khai thác sản phẩm từ rừng nhưng chỉ tại những cánh rừng do chính
họ quản lý
Học giả Đàm Thị Hệ (2017) [27] nhận thấy ngoài các nguồn lực sinh kế và các yếu tố rủi ro bên ngoài (như giá cả nông sản thay đổi, thiên tai,…) còn có tác động của các chính sách liên quan đến sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Học giả Vũ Minh Tiến và cộng sự (2018) [75] chỉ ra các chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền đã mạng lại nhiều hiệu quả trước mắt, chủ yếu là chính sách vay vốn, đồng thời, các chính sách hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm giúp giảm khó khăn cho người lao động yếu thế và tăng sự quyết tâm cao để thoát nghèo Trịnh Thị Lê, Lê Thị
Mỹ Tâm, Hồ Thị Hằng (2022) [43] cũng đưa ra nhận định nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất của người dân huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An tuy còn ở trình độ thấp nhưng đã tăng lên đáng kể đang góp phần giảm nghèo “bền vững” trên địa bàn huyện Nhưng nếu chính sách thực thi không hiệu quả có thể là yếu tố cản trở sự phát triển sinh kế của dân cư tại địa phương (Ngô Thị Phương Lan, 2016) [37]
Học giả Nguyễn Thị Huyền (2023) [33] chỉ ra các tiêu chí đánh giá chính sách
hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên gồm: tính hệ thống, tính phù hợp, tính minh bạch, tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính công bằng, tính khả thi và mức độ thực
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 36hiện mục tiêu của chính sách Từ đó học giả đề xuất giải pháp về hoạch định, quản lý và triển khai chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân đạt hiệu quả cao nhất
Nhìn chung, các nghiên cứu đề cập đến các chính sách phát triển sinh kế của các đối tượng khác nhau, trong đó chủ yếu là các chính sách phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS, vùng khó khăn, nhưng chưa có nghiên cứu làm rõ sự tác động của chính sách phát triển sinh kế khu vực ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương Đặc biệt, ngoài những chính sách chung còn có những chính sách đặc thù ảnh hưởng lớn đến sinh
kế người dân trong lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
1.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng ở ngoại thành
Nhìn chung các tác giả coi trọng yếu tố kết cấu hạ tầng ở địa phương Học giả Trần Anh Tài và các cộng sự (2022) [67] nhận thấy nguồn vốn vật chất còn thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn là một trong các nguyên nhân dẫn đến phát triển sinh kế của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm 15 tỉnh) còn hạn chế mặc dù đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng CSHT Khu vực sinh sống như thành thị, nông thôn có ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược sinh kế và thu nhập của hộ gia đình Tương tự, sinh
kế của đồng bào DTTS Tây Bắc chủ yếu là phát triển nông nghiệp trên các đồi, ruộng bậc thang, nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, cá ở các nguồn nước do điều kiện tự nhiên và CSHT còn kém phát triển mặc dù hệ thống thống đường bộ đang từng bước phát triển,
đã khai thác các đường cao tốc Hà Nội - Yên Bái- Lào Cai, Hà Nội- Bắc Giang, Hà Nội –Thái Nguyên; hệ thống đường sắt có năng lực vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu; đường thủy, đường hàng không còn hạn chế (Tạ Thị Đoan, 2021) [17]
Nhờ các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như chương trình 1352,… đã nâng cao kết cấu hạ tầng, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, như trường hợp người Mạ ở khu vực xung quanh Vườn quốc gia Cát Tiên (Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016) [55], người dân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng, 2012) [76]
Khi CSHT được đầu tư phát triển thuận lợi là điều kiện phát triển các sinh kế Trường hợp tại khu dự trữ sinh quyển thế giới tại huyện Cần Giờ, sinh kế trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tăng như phục vụ ăn uống, khách sạn, buôn bán đồ lưu niệm, bán hàng thủ công mỹ nghệ, vòng tay, vỏ sò, ốc… đã nâng cao và đa dạng hóa thu nhập của người dân (Ngô Thị Phương Lan, 2016) [37] Tương tự, CSHT tại các khu tái định cư phân bố trên địa bàn 6 quận, thành phố Đà Nẵng khang trang hơn, sinh kế của người dân
2 K hoảng 1000 xã trong 1.715 xã thuộc diện khó khăn, các huyện đặc biệt khó khăn được Chính Phủ lựa chọn để đầu tư.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 37thay đổi khi sự xuất hiện những nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ du lịch với mật độ dày đặc,… trên những con đường du lịch như Hồ Nghinh, Dương Đình Nghệ, Hà Bổng,… (Lư Thúy Liên, 2022) [44] Đồng quan điểm trên, học giả Cheng Qian và cộng sự (2017) [90] cho rằng trong các yếu tố CSHT địa phương có ảnh hưởng đến phát triển sinh kế khi phát triển du lịch ở khu vực dãy núi Hoàng Sơn3 Kết quả nhờ sự phát triển du lịch cộng đồng đã góp phần cải thiện rất nhiều chất lượng đời sống người dân địa phương
Học giả Manyu Wang và cộng sự (2021) [95] nhận thấy các điều kiện về CSHT (vốn vật chất) có ảnh hưởng đáng kể đến sự đa dạng hóa sinh kế của những người chăn gia súc tại tỉnh Cam Túc và Thanh Hải, Trung Quốc Chính quyền cần tăng cường đầu
tư CSHT thông tin, mở rộng và hoàn thiện vùng phủ sóng tín hiệu mạng tạo điều kiện liên lạc giữa những người chăn gia súc và giữa họ với thế giới bên ngoài thuận lợi hơn Tương tự, học giả Shanta Paudel và cộng sự (2014) [103] cũng nhấn mạnh rằng tình trạng CSHT nông thôn ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế và sự lựa chọn sinh kế của
hộ gia đình khu vực nông thôn ở Bangladesh Trong đó, xây dựng các công trình thủy lợi như một điều kiện tiên quyết là để thúc đẩy sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp và kết nối giao thông làm tăng khả năng liên kết người nghèo ở nông thôn với thị trường
Các học giả Dilruba Khatun và B.C Roy (2012) [91] cũng khẳng định CSHT nông thôn
là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hoá sinh kế của các hộ gia đình tại bang West Bengal, Ấn Độ Sự khác biệt về khu vực sống tạo nên sự khác biệt về đa dạng sinh kế ở các nhóm sinh kế
Nhìn chung, đa phần các học giả đề cập đến nội dung kết cấu hạ tầng của địa phương đối với phát triển sinh kế của người dân dưới dạng nguồn vốn vật chất theo quan niệm của nhóm nghiên cứu DFID Cơ sở hạ tầng chủ yếu được đề cập đến hệ thống giao thông, có nghiên cứu của Manyu Wang và cộng sự (2021) [95] bàn về hạ tầng thông tin liên lạc Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ tác động điều kiện kết cấu
hạ tầng đối với phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp khu vực ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương
1.2.4 Khả năng tài chính để phát triển sinh kế của khu vực ngoại thành
Học giả Trịnh Thị Hạnh (2020) [24], Đỗ Thị Thu Hiền (2023) [30] cho rằng nếu thiếu nguồn vốn tài chính, các chủ thể có thể bỏ lỡ cơ hội để phát triển sinh kế và thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững Để phát triển sinh kế bền vững phải quan tâm đến phân
3 Dãy núi Hoàng Sơn đã được tổ chức Unesco công nhận là di sản thế giới
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 38bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính vì mọi sự phát triển luôn đi cùng với chu kỳ khủng hoảng kinh tế
Theo học giả Trần Anh Tài và các cộng sự (2022) [67] mặc dù người dân có cơ hội vay ưu đãi các nguồn vốn theo quy định nhưng với từng hộ không quá lớn nên nguồn vốn tài chính để phát triển sinh kế ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn hạn chế Các hộ nông dân miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế cũng gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn phát triển sinh kế (Dương Viết Tân, 2021)[70] Nguồn vốn tài chính hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng các DTTS vùng biên giới Việt - Trung tại hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai chủ yếu
là từ ngân sách Nhà nước (Trần Hồng Hạnh và cộng sự, 2018) [22] Nguyễn Mạnh Dũng (2023) [13], chỉ ra vốn tài chính của hộ gia đình DTTS, miền núi, biên giới tại tỉnh Hà Giang có quy mô nhỏ, phụ thuộc vào tiền người thân gửi về, khó có khả năng giúp họ chuyển đổi nghề, chỉ đủ hỗ trợ những khó khăn trước mắt và trang trải các chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ
Ngoài nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng thương mại
có đóng góp không nhỏ hỗ trợ hoạt động sinh kế với đồng bào DTTS Tây Bắc (Tạ Thị Đoan, 2021) [17], Nguyễn Hồng Nhung (2023) [53]; và nhờ chương trình 135, các hộ dân tộc ít huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có thể tiếp cận tốt hơn các nguồn tín dụng
để phát triển sinh kế (Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng, 2012) [76] Tương tự, nguồn vốn tài chính trong cộng đồng của người Mạ khu vực xung quanh Vườn quốc gia Cát Tiên đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, các hộ gia đình có nguồn vốn sản xuất, nhưng còn nhiều hộ sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi chưa hiệu quả (Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016) [55]
Học giả Ngô Thị Phương Lan (2018) [38], Phan Anh Tú (2019) [39] cùng chỉ ra nguồn vốn tài chính hỗ trợ phát triển sinh kế của nhóm DTTS người Khmer tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh được sử dụng trong các chiến lược sinh kế trồng lúa, màu, cây lấy dầu và các loại cây khác như cây sao, mù u, cây keo tai tượng có giá trị kinh tế cao Đối với hoạt động chăn nuôi, các gia đình sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ tập trung chăn nuôi bò, nuôi các loại gia cầm và nuôi tôm vào mùa nước mặn Tuy nhiên, một số sinh
kế như sinh kế của người dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi nhu cầu
vốn đầu tư lớn như hoạt động NTTS (nuôi nghêu, tôm, hàu) (Ngô Thị Phương Lan, 2016) [37]
Học giả Lư Thúy Liên (2022) [44] nhận thấy nguồn vốn tài chính của cư dân tái định cư ở thành phố Đà Nẵng trong quá trình CNH, HĐH đã có sự thay đổi đáng chú ý: người dân có tiền tiết kiệm hơn, tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn để chủ động phát triển sinh kế Học giả Bùi Văn Tuấn (2015) [80] và Bùi Văn Tuấn (2021) [79] cũng chỉ
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 39ra sự đa dạng nguồn vốn tài chính để phát triển sinh kế của người dân ở quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm gồm tiền bán đất (có trên 80% các hộ gia đình bán đất), vay ngân hàng (chiếm 61,0%), vay quỹ tín dụng (38,4%), tổ chức xã hội (41,7%)
Các học giả Dilruba Khatun và B.C Roy (2012) [91] khẳng định trong các yếu tố
tác động đến sự đa dạng hoá sinh kế của các hộ gia đình tại bang West Bengal, Ấn Độ
có điều kiện về tài sản, khả năng tiếp cận nguồn tài chính Các hộ gia đình gặp khó khăn
để phát triển kinh tế trong đó có nguyên nhân là có ít tài sản, thiếu các khoản tín dụng Học giả Manyu Wang và cộng sự, 2021 [95] cũng cho rằng vốn tài chính tạo điều kiện thuận lợi hơn về tiếp cận công nghệ và các nguồn lực cần thiết khác để phát triển sinh
kế của những người chăn gia súc tại tỉnh Cam Túc và Thanh Hải
Nhìn chung, các học giả đều nhận thức đúng đắn về vai trò tài chính đối với phát triển sinh kế của người dân, trong đó đã có nghiên cứu đề cập đến nguồn vốn đối với phát triển sinh kế ở ngoại thành Hà Nội nhưng chỉ dừng lại nêu sự đa dạng nguồn vốn sinh kế Chưa có công trình nghiên cứu đánh giá đầy đủ sự ảnh hưởng của vốn tài chính đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương
1.2.5 Yếu tố con người của vùng ngoại thành
Theo học giả Lê Thanh Sơn (2018) [60] khi nghiên cứu các hộ bị tác động do thu hồi đất tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ thì nguồn vốn con người và chiến lược sinh kế của hộ gia đình có mối quan hệ mật thiết do trình độ dân trí ảnh hưởng đến lựa chọn công việc và tạo ra thu nhập của hộ Bằng kiểm chứng định lượng, nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của việc thu hồi đất và vốn con người (ở đây xét đến trình độ học vấn của thành viên hộ) đều tác động đến hiệu quả sinh kế của người dân (thể hiện thu nhập của người dân thay đổi) Học giả Trịnh Thị Hạnh (2020) [24] khẳng định nguồn vốn con người có vai trò then chốt đối với sự phát triển bền vững của sinh kế vì yếu tố tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm tỷ trọng trong giá trị hàng hóa thì chất lượng của yếu tố con người có ý nghĩa quyết định Chất lượng yếu tố con người ở đây là lao động đã qua đào tạo, có trình độ kỹ thuật và làm chủ KHCN Tương tự, học giả Vũ Minh Tiến và cộng
sự (2018) [75] cho rằng vốn con người là quan trọng nhất và có vai trò quyết định đến hoạt động sinh kế trong năm nguồn vốn, gồm các yếu tố thuộc về đặc điểm con người như trình độ tay nghề chuyên môn, độ tuổi, giới tính,…
Trong nguồn vốn nhân lực, trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến phát triển sinh kế của người DTTS ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, là ứng dựng nhiều kiến thức mới và mô hình mới trong sản xuất cũng đã được người dân tiếp thu và ứng dụng
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Trang 40tại địa phương (Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng, 2012) [76] Đồng quan điểm trên, học giả Trần Hồng Hạnh và cộng sự (2018) [22] khẳng định về vốn con người còn hạn chế như trình độ dân trí thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo đang là vấn đề cản trở phát triển sinh kế của các DTTS vùng biên giới Việt - Trung Nguồn vốn con người của đồng bào DTTS Tây Bắc mặc dù có nhiều cải thiện về trình
độ học vấn thấp, kỹ năng… nhưng còn thấp so với các vùng khác nên cần được quan tâm đào tạo phổ biến kiến thức, hỗ trợ y tế góp phần phát triển sinh kế của người dân (Tạ Thị Đoan, 2021) [17] Tương tự, học giả Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016) [55] nhận thấy vốn con người trong phát triển sinh kế đã có những cải thiện tích cực, cụ thể là hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khoẻ được quan tâm, kỹ năng và kiến thức lao động sản xuất của người Mạ khu vực xung quanh Vườn quốc gia Cát Tiên được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn ở trình độ thấp Học giả Nguyễn Mạnh Dũng (2023) [13], cũng khẳng định vốn con người hạn chế trên các khía cạnh về trình độ, năng lực lao động và tỷ lệ phụ thuộc cao có tác động đến phát triển sinh kế hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang Học giả
Lê Ánh Dương (2018) [15] cho rằng các yếu tố chủ quan (ý thức, trình độ và năng lực của hộ) tác động đến sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định, nguồn vốn này chỉ ở mức trung bình
Học giả Vũ Trường Giang (2020) [19] xem trọng vai trò của đội ngũ tri thức bản địa đối với phát triển sinh kế bền vững cho các DTTS ở vùng Đông Bắc vì họ có kiến thức, trình độ KHKT hiện đại đã và đang đóng góp nâng cao hiệu quả sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó giúp giảm tỷ lệ nghèo đói ở các DTTS Họ còn là lực lượng thúc đẩy sự thay đổi nhận thức và điều chỉnh tập quán sản xuất từ khai thác thiên nhiên một chiều sang hướng đầu tư, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường Đồng thời,
họ cũng trực tiếp đóng góp, duy trì những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng, xây dựng xã hội công bằng ở vùng Đông Bắc
Hai học giả Sanzidur Rahman, Shaheen Akter (2014) [102] nhận thấy các hộ gia đình nghèo về tài nguyên và ít học ở các làng thường chọn sinh kế làm công ăn lương
là chủ yếu Trong khi đó, những chủ hộ trẻ tuổi, các hộ gia đình có trình độ học vấn cao hơn thường tham gia sinh kế phi nông nghiệp Các yếu tố tác động đến sự đa dạng hoá sinh kế của các hộ gia đình tại bang West Bengal, Ấn Độ như kinh nghiệm của chủ hộ (tuổi), trình độ học vấn, địa vị xã hội, trình độ đào tạo (Dilruba Khatun and B.C Roy, 2012) [91] Đồng quan điểm trên, các học giả Cheng Qian và cộng sự (2017) [90] chỉ ra vốn con người khi phát triển sinh kế gắn với du lịch ở khu vực dãy núi Hoàng Sơn, gồm tình trạng sức khoẻ, kỹ năng và kiến thức lành nghề, khả năng lãnh đạo,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế