1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

T80 bài ứng dựng đình lý thales và pi ta go để đo khoản cách

10 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Định Luật Thalès, Định Lí Pythagore Và Tam Giác Đồng Dạng Để Đo Chiều Cao, Khoảng Cách
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 415,66 KB

Nội dung

Năng lực + Biết bố trí các dụng cụ, xác định các điểm, đo độ dài các đoạn thẳng để phục vụ đo chiều cao, khoảng cách+ Biết sử dụng kiến thúc đã học lập được công thức tính chiều cao, kho

Trang 1

Ngày soạn / / 2023

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT THALÈS, ĐỊNH LÍ PYTHAGORE VÀ TAM GIÁC

ĐỒNG DẠNG ĐỂ ĐO CHIỀU CAO, KHOẢNG CÁCH (số tiết:3)

Tiết 1-2 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT THALÈS

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

– Ứng dụng Định lí Thalès để gián tiếp đo các chiều cao trong thực tiễn như ngọn cây, tòa nhà, tòa tháp,

– Ứng dụng định lí Pythagore và tam giác đồng dạng để gián tiếp đo khoảng cách giữa những điểm không tới được

2 Năng lực

+ Biết bố trí các dụng cụ, xác định các điểm, đo độ dài các đoạn thẳng để phục vụ

đo chiều cao, khoảng cách

+ Biết sử dụng kiến thúc đã học lập được công thức tính chiều cao, khoảng cách + Đo độ dài đoạn thẳng cẩn thận chú ý đến tính chính xác

+ Biết tính toán để đưa ra kết quả cuối cùng, so sánh nhận xét với các nhóm khác

+ Học sinh tự nghiên cứu trước bài và làm bài tập trong SGK

+ Học sinh có khả năng làm việc nhóm, cặp đôi để thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ học tập

3 Phẩm chất Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi

dưỡng hứng thú học tập cho HS

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, máy tính, máy chiếu, Chia lớp thành nhóm (6hs/nhóm), yêu cầu nhóm chuẩn bị các dụng cụ như trong phần chuẩn bị của HĐ1,

2 SGK

2 Học sinh: SGK, thước thẳng, máy tính

III Tiến trình dạy học.

1 Hoạt động 1: Mở đầu (5’)

a) Mục tiêu:

- Nhắc lại kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài thực hành

- HS hình thành động cơ học tập và hình dung được nội dung bài học

b)Tổ chức thực hiện

1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng Hình ảnh để giới thiệu cho HS các đo

chiều cao của 1 cây Nội dung

Trang 2

Em hãy quan sát hình và dự đoán xemđnhữn đoạn thẳng nào ta xác định được số đo?

2: Thực hiện nhiện vụ: HS tập trung quan sát Hình , dự đoán

GV hướng dẫn HS tập trung vào các yếu vị trí cần dựng đoạn thẳng MN và xác định điểm C và A

2: Sản phẩm:

- dự đoán:cách xác định điểm C và A dựng được đoạn thẳng MN

- Dụngư lại hình vẽ mô phỏng trên giấy theo hình vẽ

3: Báo cáo, thảo luận:

- GV huy động tinh thần xung phong của HS; gọi 1-2 HS có hình vẽ đúng

- GV tổ chức cho HS thảo luận: Ta có thể dùng cách gì để kiểm tra các dự đoán trên đúng hay sai?

4: Kết luận, nhận định:

- GV chốt Dựa vào quan sát ta có thể ứơc chừng một vật có chiều cao, có số đo khác nhau Tuy nhiên, để chắc chắn, chúng ta cần sử dụng các công cụ đo đạc để khẳng định.

Trang 3

Nội dung:

1 Sử dụng giấy, thước kẻ đo đọ dà các đoạn thẳng AC = , AB = , AA’=

2 Dựa vào hình vẽ em nhận xét gì về AC và A’C’, em rút ra những nhận xét gì

về tam giác A’BC’có AC // A’C’

1 Hoạt động 2: Một số yếu tố cơ bản cần xác định chiều cao của ngọn cây , ( tòa nhà , Tòa tháp (khoảng 15 phút)

a) Mục tiêu: HS phát hiện được một số yếu tố cơ bản về chiều cao của ngọn cây

thông qua đo đạc và so sánh số liệu đo đạc.

b)Tổ chức thực hiện:

1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát giấy có hình vẽ thực hiện Nội dung.

2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đo đạc, so sánh số liệu đo đạc, rút ra nhận xét

GV quan sát và giúp đỡ những HS bắt đầu thực hiện nhiệm vụ; có thể gợi ý cho

HS những yếu tố cần xác định và đo;

3: Báo cáo, thảo luận:

- GV chọn 3 HS lên Bảng ghi kết quả đo và những nhận xét được rút ra từ số liệu.

- GV tổ chức cho HS thảo luận: (i) quan sát kết quả trên Bảng, nêu lại định lý

Sản phẩm:

1 Kết quả đo các đoạn thẳng đoạn thẳng AC = , AB = , AA’=

2 Nhận xét:

3 AC // A’C’ (1) AC/A’C’ =BA/ BA’( theo định lý thalé)

Trang 4

4: Kết luận, nhận định:

2 GV chốt lại Định lý thalé GV dành thời gian và yêu cầu HS vẽ hình ghi

3 Hoạt động 3: Xây dựng phương án thực hành (khoảng 20 p)

a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để xây dựng phương án thiết kế

dựng cột song song với cây và đo các đoan thẳng đã định

b)Tổ chức thực hiện:

1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu về một số ứng dụng về cách xác định

chiều cao của 1 vật bằng những dụng cụ đã chuẩn bị ; yêu cầu HS vận dụng những kiến thức về định lý thalès, kĩ năng đo đạc chính xác các yếu tố khac về các đoạn thẳng Nhiệm vụ cụ thể như mục Nội dung.

Em hãy quan sát hình ảnh và sử dụng các vật liệu trên để xây dựng phương án tìm

số liệu chính sác

2: Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng các kiến thức/kĩ năng đã học để xây dựng

và lựa chọn các phương án; tính toán minh chứng để bảo vệ cho thiết kế lựa chọn.

3: Báo cáo, thảo luận:

- GV di chuyển trong lớp để quan sát, phát hiện và đặt câu hỏi gợi ý để HS định hướng xem xét lại thiết kế của mình.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi dãy bàn 1 nhóm), so sánh thiết

kế theo yêu cầu đã cho; thống nhất lựa chọn một thiết kế chung của nhóm.

4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét chung về hoạt động của lớp; nhấn mạnh các tiêu chí; vận dụng những kiến thức/kĩ năng đã học.

Trang 5

4 Hoạt động 4: Thưc hiện đo (khoảng 20 phút)

Trang 6

Mục tiêu: - Các nhóm HS thực hiện đặt được cọc tiêu và xác định điểm B chính

xác

a) Tổ chức thực hiện:

1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Mỗi nhóm chọn vị trí khác nhau để cùng đo chiều cao của một cây (GV chỉ định)

– Dựng cọc AC thẳng đứng trên mặt đất, chỉnh cho thước ngắm đi qua đỉnh C' của ngọn cây

– Xác định giao điểm B của đường thẳng đi qua CC' (chứa thước ngắm) với mặt đất (sử dụng dây mảnh để xác định )

- Dùng dây cước thợ xây để tạo đường thẳng đi qua 3 điểm B, A, A’ sau đó dùng thước

dây, thước cuộn để do khoảng cách AC, BA', BA

- Lập công thức tính chiều cao A'C'

2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe và quan sát, ghi nhớ GV giới thiệu các bước thực hành

- Nhóm trưởng phân công, tổ chức các thành viên thực hiện

3: Báo cáo, thảo luận:

-GV yêu cầu HS sắp xếp gọn gàng sản phẩm thu được và báo cáo để GV kiểm tra.

4: Kết luận, nhận định:

- GV khẳng định cách đo chiều cao của một vật thông qua cách đo các đoạn thẳng liên quan

- Trong quá trình thực hành cần cẩn thận, đo đạc chính xác để tránh sai số quá lớn

- Thông qua cách đo trên ta có thể đo chiều cao của các vật khác như: nhà cao tầng, cột phát sóng truyền hình…

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và vận dụng thêm (khoảng 25 phút)

a)Mục tiêu: HS giải thích và khẳng định được số liệu tính toán, đo đạc trong bản

thiết kế là chính xác và phù hợp với sản phẩm đã chế tạo.

b)Tổ chức thực hiện:

1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nhắc lại tiêu chí của sản phẩm; nhấn mạnh về

sự phù hợp của sản phẩm với bản thiết kế; nhấn mạnh 2 đường thẳng song song

Trang 7

trrong theles

Nội dung: Thuyết trình giới thiệu sản phẩm trong 3 phút

Sau đó, GV giao nhiệm vụ như mục

Nội dung.

1 Giới thiệu về cách đo chỉ rõ hình vẽ

2)Tự nhận xét về sản phẩm của nhóm: kích thước phù hợp với tính toán trong thiết kế hay không?

3) Nêu khó khăn, kinh nghiệm hoặc chia sẻ quá trình làm (nếu có).

2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thuyết trình và trả lời câu hỏi thảo luận GV tổ chức,

điều hành.

Sản phẩm:

+ dựng được hình như bản thiết kế, nội dung thuyết trình và nội dung lời thảo luận.

3: Báo cáo, thảo luận:

- GV tổ chức cho HS kiểm tra chéo về kết quả/ sản phẩm (đo đạc lại số liệu) của các nhóm (có thể thực hiện phiếu đánh giá gắn với tiêu chí cụ thể).

4: Kết luận, nhận định:

- GV sử dụng các sản phẩm của HS, lựa chọn những điểm cần lưu ý trong các trình bày, bình luận và giải thích cụ thể gắn với kiến thức/kĩ năng của bài.

- GV tổng hợp lại những nội dung kiến thức cốt lõi và nhấn mạnh về tư duy áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

- Thời gian còn lại, GV có thể yêu cầu HS thực hiện một số bài tập trong SGK.

Trang 8

Tiết số 3 ĐỊNH LÍ PYTHAGORE VÀ TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG ĐỂ ĐO CHIỀU

CAO, KHOẢNG CÁCH

a) Mục tiêu:

– Ứng dụng định lí Pythagore và tam giác đồng dạng để đo khoảng cách những điểm không tới được

– Sử dụng các dụng cụ để bố trí cách đo theo hướng dẫn.

b) Nội dung: HS bố trí dụng cụ, lập công thức tính, đo đạc, tính toán để đo khoảng cách.

c) Sản phẩm: Khoảng cách điểm giáo viên chỉ định (không tới được VD: đài phun

nước trong hồ nước ở công viên, trường học, một địa điểm bên kia bờ sông lớn).

d) Tổ chức thực hiện:

Nhóm sử dụng phương pháp 1

* GV giao nhiệm vụ học tập :

- GV chỉ định đo khoảng cách từ điểm A đến điểm B

- Yêu cầu HS đọc kĩ, ghi nhớ các bước

+ Chọn điểm A, Dùng giác kế chọn một điểm C sao cho AC vuông góc AB, chọn điểm

D trên đường thẳng BC sao cho AD vuông góc BC (chú ý dùng dây căng để tạo một phần đoạn thẳng AB, BC Tạo các đoạn thẳng AC, AD, DC).

+ Dựa vào kiến thức đã học lập công thức tính đoạn AB

+Tiến hành Đo độ dài các đoạn thẳng AC, AD và tính ra kết quả độ dài đoạn thẳng AB

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS lắng nghe và quan sát GV giới thiệu các bước

- Nhóm trưởng phân công, tổ chức các thành viên thực hiện

* Báo cáo, thảo luận :

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm cùng phương pháp so sánh kết quả với nhau, nhận xét

Dùng định lí Pythagore và tam giác đồng dạng để đo khoảng cách những điểm không tới được

PP 1

Trang 9

B1: Chọn điểm A, Dùng giác kế chọn một điểm C sao cho AC vuông góc AB, chọn điểm D trên đường thẳng BC sao cho AD vuông góc BC

B2: Diện tích tam giác ABC bằng:

Do đó

2

AD

2

AC AD AB

 B3: Đo độ dài các đoạn thẳng AC, AD và tính ra kết quả độ dài đoạn thẳng AB

* Kết luận, nhận định:

- GV khẳng định cách đo khoảng cách giữa hai điểm mà một điểm không tới được thông qua cách đo các đoạn thẳng liên quan qua việc ứng dụng định lí Pythagore

- Trong quá trình thực hành cần cẩn thận, đo đạc chính xác để tránh sai số quá lớn

- Thông qua cách đo trên ta có thể đo khoảng cách mà một điểm giữa hồ, điểm bên kia

bờ sông lớn…

TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(2’)

- Ghi nhớ: Các bước thực hành đo chiều cao, khoảng cách mà một điểm không tới được

- Xem lại bài tập đã làm trong tiết học

- Thực hành vẽ hình ở nhà trên phần mềm GeoGebra, các thao tác với phần mềm

- Chuẩn bị giờ sau: Thực hành “ Tính toán trên phân thức đại số và vẽ đồ thị hàm số với phần mềm GeoGebra”

Trang 10

Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm

Tiêu chí Điểm tối đa

Xác định được điểm B , hai đường thẳng // 25

Tính được chiều cao của vật theo định lý 25

Tổng điểm 100

Phiếu đánh giá số 2:Đánh giá bài báo cáo sản phẩm

Tiêu chí Điểm tối đa

Bản thiết kế được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi; 20

Tổng điểm 50

Ngày đăng: 20/02/2024, 11:10

w