Môn học Quản lý dự án nghiên cứu những nguyên tắc quản lý dự án bao gồm việc lựa chọn dự án, hoạch định chi tiết, kiểm soát dự án, quản lý chất lượng và kỹ thuật, quản lý rủi ro một cách
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Biên Soạn:
Nguyễn Ngọc Dương
www.hutech.edu.vn
Trang 2QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP
Ấn bản 2015
Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập: tailieuhoctap@hutech.edu.vn
Trang 3MỤC LỤC I
MỤC LỤC
MỤC LỤC I HƯỚNG DẪN IV
BÀI 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN 1
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA QUẢN TRỊ DỰ ÁN 5
1.3 NHỮNG DẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN 5
TÓM TẮT 7
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 8
BÀI 2: TỔ CHỨC CÔNG VIỆC HÌNH THÀNH DỰ ÁN 9
2.1 CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ NHỮNG HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG 9
2.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN 13
2.3 NGHIÊN CỨU SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ DỰ ÁN 15
2.4 CHIẾN LƯỢC CỦA DỰ ÁN 22
TÓM TẮT 23
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 23
BÀI 3: XÁC ĐỊNH KINH PHÍ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 25
3.1 CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO CÁC GIAI ĐOẠN…NGÂN SÁCH 25
3.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐẦU TƯ 27 TÓM TẮT 41
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 41
BÀI 4: HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN 43
4.1 XÉT DUYỆT BAN ĐẦU CỦA CHỦ NHIỆM DỰ ÁN 43
4.2 CUỘC HỌP BAN ĐẦU VỚI CHỦ ĐẦU TƯ 44
4.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 46
4.4 CƠ CẤU PHÂN CHIA CÔNG VIỆC 50
4.5 THÀNH LẬP ĐỘI NGŨ NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DỰ ÁN 52
4.6 CUỘC HỌP KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN 53
4.7 CÁC HẠNG MỤC / CÔNG VIỆC CỤ THỂ 55
4.8 CÔNG VIỆC CẦN PHẢI LÀM SAU PHIÊN HỌP KHỞI ĐỘNG 58
4.9 KẾ HOẠCH LÀM VIỆC CỦA DỰ ÁN 59
TÓM TẮT 63
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 63
BÀI 5: TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 64
5.1 LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ 64
5.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ 66
5.3 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA 67
5.4 PHƯƠNG PHÁP LẬP TIẾN ĐỘ 68
Trang 4II MỤC LỤC
5.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN ĐỘ MẠNG 71
5.6 LẬP SƠ ĐỒ MẠNG TỪ CƠ CẤU PHÂN CHIA CÔNG VIỆC 75
5.7 ẤN ĐỊNH THỜI GIAN THỰC HIỆN 77
5.8 ỨNG DỤNG CỦA MÁY VI TÍNH 81
5.9 HỆ THỐNG MÃ HÓA TIẾN ĐỘ 82
5.10 BIỂU ĐỒ CHI PHÍ THEO THỜI GIAN 85
TÓM TẮT 87
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 87
BÀI 6: THEO DÕI VÀ KIỂM SOÁT DỰ ÁN 91
6.1 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 91
6.2 CHU TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH, THEO DÕI VÀ KIỂM SOÁT DỰ ÁN 92
6.3 LIÊN KẾT CƠ CẤU PHÂN CHIA CÔNG VIỆC (WBS) VỚI MẠNG 96
6.4 HỆ THỐNG MÃ HÓA DÙNG CHO CÁC BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 98
6.5 TIẾN ĐỘ VÀ VIỆC THEO DÕI THỜI GIAN, CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN 99
6.6 TIẾN ĐỘ NGANG VÀ ĐỒ THỊ THỂ HIỆN TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN…THỜI GIAN 101 6.7 ĐO LƯỜNG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN – PHẦN VIỆC… CÔNG VIỆC 102
6.8 ĐO LƯỜNG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN – PHẦN VIỆC…CÔNG VIỆC 104
6.9 ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI CỦA DỰ ÁN BẰNG ĐỒ THỊ HỢP NHẤT THỜI GIAN, CHI PHÍ VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC 105
6.10 ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI DỰ ÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ ĐẠT ĐƯỢC 107
6.11 ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI DỰ ÁN CÓ NHIỀU HẠNG MỤC HAY…HOÀN THÀNH 109
TÓM TẮT 111
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 111
BÀI 7: GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 115
7.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA THI CÔNG XÂY DỰNG 115
7.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 116
7.3 CÁC DẠNG ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG 118
7.4 CÁC NHÀ THẦU ĐỦ ĐIỀU KIỆN VÀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 121
7.5 RÀ SOÁT LẠI QUÁ TRÌNH ĐẤU THẦU 122
7.6 BÍ QUYẾT ĐỂ DỰ ÁN THÀNH CÔNG 123
7.7 CÁC MỐI QUAN HỆ VớI NHÀ THẦU THI CÔNG 124
7.8 RÀ SOÁT LẠI CÁC NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 125
7.9 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 126
7.10 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 128
7.11 AN TOÀN LAO ĐỘNG 129
7.12 QUẢN LÝ NHỮNG PHÁT SINH, THAY ĐỔI 130
7.13 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN 131
TÓM TẮT 133
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 133
BÀI 8: HOÀN THÀNH DỰ ÁN 135
8.1 HỆ THỐNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ VẬN HÀNH THỬ 135
Trang 5MỤC LỤC III
8.2 NGHIỆM THU 136
8.3 BẢO HÀNH 138
8.4 GIẢI CHẤP 138
8.5 BẢN VẼ HOÀN CÔNG 138
8.6 SẮP XẾP HỒ SƠ DỰ ÁN 139
8.7 TỔNG KẾT SAU DỰ ÁN 139
8.8 PHẢN HỒI TỪ CHỦ ĐẦU TƯ 140
TÓM TẮT 140
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 140
BÀI 9: NHỮNG LỜI KHUYÊN ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN 141
9.1 YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN 142
9.2 CÁCH THỨC PHÂN CÔNG 144
9.3 CÁCH THỨC KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC 145
9.4 CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH 146
9.5 CÁCH THỨC QUẢN LÝ THỜI GIAN 148
9.6 KHẢ NĂNG GIAO TIẾP 149
9.7 KHẢ NĂNG TRÌNH BÀY 150
9.8 CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP 151
9.9 CÁCH THỨC VIẾT THƯ GIAO DỊCH VÀ LÀM BÁO CÁO 153
TÓM TẮT 154
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
Trang 6IV HƯỚNG DẪN
HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Trong thế giới ngày nay, không ai phủ nhận vai trò quan trọng và to lớn của quản trị trong việc bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường của đời sống kinh tế xã hội Đối với sự phát triển của từng đơn vị hay cộng đồng và cao hơn nữa của cả một quốc gia, quản trị càng có vai trò quan trọng Sự nhận thức của tuyệt đại đa
số trong dân cư về vai trò của quản trị cho đến nay hầu hết đều thông qua cảm nhận từ thực tế Muốn nâng cao nhận thức về vai trò của quản trị, Một mặt cần nâng cao nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vai trò của quản trị, làm cơ sở cho
việc hiểu biết về quản trị và thực hành quản trị, và nâng cao trình độ quản trị Mặt
khác, cần đẩy mạnh truyền thông, quảng bá để cho người ta chọn học ngành quản trị cho thiệt đông
Quản trị giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phục vụ không lợi nhuận.
Quản trị luôn là yếu tố được các doanh nghiệp coi trọng Nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược và chức năng quản trị doanh nghiệp khác nhau Có những doanh nghiệp thành công nhưng cũng có những doanh nghiệp thất bại Vậy làm thế nào để doanh nghiệp đi đúng hướng?
Môn học Quản lý dự án nghiên cứu những nguyên tắc quản lý dự án bao gồm việc lựa chọn dự án, hoạch định chi tiết, kiểm soát dự án, quản lý chất lượng và kỹ thuật, quản lý rủi ro một cách chi tiết đầy đủ và cho sinh viên hiểu về các kỹ thuật
mà một nhà quản lý dự án phải biết sử dụng
NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1: Xác định nhiệm vụ của dự án: Bài này cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, mục đích của quản trị dự án, những dạng quản lý dự án và các chức năng của công tác quản trị dự án
Trang 7HƯỚNG DẪN V
Bài 2: Tổ chức công việc hình thành dự án: Bài này cung cấp các phương thức quản lý dự án và những hình thức hợp đồng, các giai đoạn của dự án, đồng thời nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô dự án
Bài 3: Xác định kinh phí đầu tư của dự án: Nội dung chính của bài là giúp sinh viên xác định chi phí xây dựng công trình theo các giai đoạn của dự án vốn ngân sách, chỉ
ra ý nghĩa của việc lập dự toán công trình và dự trù kinh phí đầu tư, cách thức dự trù
sơ bộ kinh phí đầu tư của bên chủ đầu tư, trong đó phân tích kinh tế lựa chọn dự án đầu tư, chi phí thiết kế, giá thầu thi công và hợp đồng xây lắp
Bài 4: Hoạch định dự án: Bài này giúp sinh viên hoạch định các bước để hoàn thành một dự án cụ thể: xét duyệt ban đầu của chủ nhiệm dự án, cuộc họp ban đầu với chủ đầu tư, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, cơ cấu phân chia công việc, cách thành lập đội ngũ những người thực hiện dự án, họp khởi động dự án, các hạng mục cụ thể, các công việc cần làm sau phiên họp khởi động và kế hoạch làm việc của dự án
Bài 5: Tiến độ dự án: Bài này giúp sinh viên nắm bắt lợi ích, nguyên tắc của việc lập kế hoạch và tiến độ, trách nhiệm của các bên tham gia, phương pháp lập tiến độ
và cách lập sơ đồ mạng từ cơ cấu phân chia công việc
Bài 6: Theo dõi và kiểm soát dự án: Nội dung bài này trang bị cho sinh viên các kiến thức về hệ thống kiểm soát, chu trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát dự án, cách theo dõi tiến độ và thời gian chi phí của dự án, đồng thời giúp học viên đánh giá được trạng thái của dự án
Bài 7: Giai đoạn thi công xây dựng: Xác định tầm quan trọng của thi công xây dựng, công tác đấu thầu và các nhiệm vụ trong giai đoạn thi công
Bài 8: Hoàn thành dự án: Bài này cung cấp cho sinh viên các bước cần thực hiện sau khi dự án được hoàn thành: giới thiệu hệ thống kiểm tra chất lượng và vận hành thử, nghiệm thu, bảo hành, giải chấp, bản vẽ hoàn công, sắp xếp hồ sơ dự án, tổng kết sau dự án và phản hồi của chủ đầu tư
Bài 9: Những lời khuyên để thực hiện dự án: Tầm quan trọng của yếu tố con người: cách thức phân công, cách thức khích lệ tinh thần làm việc, quản lý thời gian; khả năng giao tiếp, trình bày, tổ chức các cuộc họp; cách thức viết thư giao dịch và đảm bảo
Trang 8VI HƯỚNG DẪN
KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học quản trị dự án công nghiệp đòi hỏi sinh viên có nền tảng về quản trị học, có những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và quản trị nhân sự.
YÊU CẦU MÔN HỌC
Sinh viên phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà
CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, sinh viên cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học Đối với mỗi bài học, sinh viên đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài học Kết thúc mỗi ý của bài học, sinh viên trả lời câu hỏi ôn tập và kết thúc toàn bộ bài học, sinh viên làm các bài tập
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
- Điểm quá trình: 50% Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập
- Điểm thi: 50% Hình thức bài thi tự luận trong 90 phút Nội dung gồm các bài tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 9
Trang 9BÀI 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN 1
BÀI 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA
DỰ ÁN
Quản lý dự án là một môn học, một hoạt động kinh doanh, một chiến lược và thực
sự là một nghề Một số tạp chí và bản tin xuất bản chuyên viết về vấn đề này Một thư viện nhỏ có thể chỉ bao gồm các cuốn sách về quản lý dự án Có những buổi đào tạo và hội thảo chỉ tập trung vào lĩnh vực quản lý dự án Dường như mọi điều cần về quản lý dự án đã có sẵn Với tất cả các thông tin về chủ đề này, sẽ hợp lý hơn nếu sinh viên được cung cấp những kiến thức sâu, những cải tiến và điều chỉnh đối với môn học
Mục đích cần đạt trong bài 1:
- Hiểu được dự án là gì và các nhân tố chính trong một dự án
- Nắm được mục đích và chức năng của quản lý dự án
- Xác định được các dạng chính của công việc quản lý dự án
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Dự án là một nhóm công việc được thực hiện theo một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước và sử dụng nguồn lực có giới hạn
Một dự án gồm có ba nhân tố: quy mô, kinh phí và thời gian Khi giao và nhận dự
án thì điều quan trọng là ba thành tố này phải được xác định rõ ràng
Hình 1.1: Các thành tố quan trọng của dự án
Quy mô
Kinh phí Thời gian
Chất lượng
Trang 102 BÀI 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN
Quy mô: thể hiện khối lượng và chất lượng công việc được thực hiện
Kinh phí: chi phí thực hiện công việc tính bằng tiền
Thời gian: Thời gian bắt đầu trình tự thực hiện các công việc và thời gian hoàn thành dự án
Chất lượng: dự án phải đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư dự án, khách hàng là một bộ phận không thể tách rời của dự án
Xem xét thông tin dự án sau:
- Quy mô: 4 tuyến đường chính vào khu đô thị Thủ Thiêm
Kinh phí: 10,000 tỷ VNĐ
Thời gian: 04/2013 – 2016
Chất lượng: đáp ứng UBND TPHCM và Công ty Đại Quang Minh
Do vậy, có ba bước chính cần phải thực hiện trước khi xem xét một dự án là:
- Xác định quy mô dự án: nhiệm vụ ban đầu trong giai đoạn hình thành dự án là xác định quy mô của dự án, trước cả khi xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án hay thời gian thực hiện Kinh phí và thời gian hoàn thành dự án phụ thuộc vào quy mô của dự án