1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) ước lượng hàm cầu cà phê g7 của công ty cổ phần trungnguyên trên địa bàn thành phố hà nội trong giai đoạn 2020 2021và đưa ra dự đoán

84 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ước Lượng Hàm Cầu Cà Phê G7 Của Công Ty Cổ Phần Trung Nguyên Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Trong Giai Đoạn 2020 - 2021 Và Đưa Ra Dự Đoán
Tác giả Trần Thị Trang, Nguyễn Công Tráng, Nguyễn Anh Tú, Vũ Thị Tuyết, Bùi Thị Thu Uyên, Vũ Thị Uyên, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trần Thảo Vân, Bùi Hồng Vi, Nguyễn Quang Việt, Chu Thị Ngọc Hà
Người hướng dẫn THS. Lương Nguyệt Ánh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Học Quản Lý
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 8,86 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu về mặt lý luậnKhái quát cơ sở lý luận về vấn đề ước lượng, phân tích về mặt hàng cà phê G7trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2021 và dự báo cầu ti

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(LẦN 1) HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ

Nhóm thực hiện cuộc họp nhằm mục đích chia nhiệm vụ

3 Nội dung cuộc họp

Thời gian: Vào lúc 20h00 ngày 13/03/2022

Trang 3

Cách thức: Họp trực tuyến qua phần mềm Zoom.

Nhiệm vụ của thành viên trong nhóm:

+ Nhóm trưởng đề xuất đề cương bài thảo luận của nhóm

+ Các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến

+ Tiến hành phân chia nhiệm vụ

4 Đánh giá chung

Cuộc họp có sự tham gia đầy đủ của tất cả các thành viên trong nhóm, mọi ngườiđều thống nhất và nhất trí cao với nội dung đã được triển khai trong cuộc họp.Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h30 phút cùng ngày

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(LẦN 2) HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ

Nhóm thực hiện cuộc họp nhằm mục đích chỉnh sửa nội dung

3 Nội dung cuộc họp

Trang 5

Thời gian: Vào lúc 20h00 ngày 25/03/2022.

Cách thức: Họp trực tuyến qua phần mềm Zoom

Nhiệm vụ của thành viên trong nhóm:

+ Nhóm trưởng để xuất ý kiến về những phần bài làm cần chỉnh sửa

+ Các thành viên tiến hành chỉnh sửa bài

4 Đánh giá chung

Cuộc họp có sự tham gia đầy đủ của tất cả các thành viên trong nhóm, mọi ngườiđều thống nhất và nhất trí cao với nội dung đã được triển khai trong cuộc họp.Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h30 phút cùng ngày

Trang 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(LẦN 3) HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ

Nhóm thực hiện cuộc họp nhằm mục đích hoàn thiện thảo luận

3 Nội dung cuộc họp

Hệ thốngthông tin… None

Bai tap mau PTTK HTQL Thu Vien Sinh…

Hệ thốngthông tin… None

12

Trang 9

Thời gian: Vào lúc 20h00 ngày 03/04/2022.

Cách thức: Họp trực tuyến qua phần mềm Zoom

Nhiệm vụ của thành viên trong nhóm:

+ Nhóm trưởng và các thành viên tiến hành hoàn thiện sản phẩm

4 Đánh giá chung

Cuộc họp có sự tham gia đầy đủ của tất cả các thành viên trong nhóm, mọi ngườiđều thống nhất và nhất trí cao với nội dung đã được triển khai trong cuộc họp.Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h30 phút cùng ngày

Trang 10

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Lớp

hành chính

Mã sinh viên Công việc Đánh

Trang 11

83 Chu Thị Ngọc

Hà K55F1 19D160011 Chương 2

Trang 12

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 3

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.3 Đối tượng, mục tiêu và pham vi nghiên cứu 8

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 8

1.4 Phương pháp nghiên cứu 8

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 9

1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 9

1.5 Kết cấu bài thảo luận 10

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 11

2.1 Một số lý luận cơ bản về cầu 11

2.1.1 Cầu và các khái niệm có liên quan đến cầu 11

2.1.2 Các yếu tố tác động đến lượng cầu 13

2.1.3 Độ co dãn của cầu 16

2.2 Ước lượng cầu 19

2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của ước lượng cầu 19

2.2.2 Ước lượng cầu đối với ngành chấp nhận giá và ước lượng cầu cho hãng định giá 19

2.3 Dự báo cầu 26

2.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của dự báo cầu 26

2.3.2 Các phương pháp dự báo cầu 26 CHƯƠNG 3 ƯỚC LƯỢNG CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ G7 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN NĂM 2020- 2021

Trang 13

VÀ ĐƯA RA DỰ BÁO VỀ NHU CẦU TIÊU DÙNG SẢN PHẨM G7 TRONG NĂM

2022 30

3.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 của Công ty Cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội giai đoạn năm 2020-2021 30

3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 của Công ty Cổ phần Trung Nguyên 33

3.2.1 Nhân tố khách quan 33

3.2.2 Nhân tố chủ quan 35

3.3 Ước lượng cầu về sản phẩm cà phê G7 của Công ty Cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội giai đoạn năm 2021 - 2022 37

3.3.1 Các bước ước lượng 37

3.3.2 Kết quả ước lượng 39

3.3.3 Một số kết luận rút ra 50

3.4 Những thành công và hạn chế của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội giai đoạn năm 2021 - 2022 51

3.4.1 Thành công 51

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 53

CHƯƠNG 4 DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU DÙNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÀ PHÊ G7 CỦA CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 56

4.1 Phương hướng và mục tiêu trong việc tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 đến năm 2022 56

4.1.1 Mục tiêu của Công ty Cổ phần Trung Nguyên trong việc tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 56

4.1.2 Phương hướng của Công ty Cổ phần Trung Nguyên trong việc tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 57

4.2 Dự báo cầu sản phẩm cà phê G7của Công ty Cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội năm 2022 58

4.2.1 Kết quả dự báo 58

4.2.2 Một số kết luận rút ra 61

4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của sản phẩm cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới 62

4.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của sản phẩm cà phê hòa tan G7 trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới 63

KẾT LUẬN 66

Trang 14

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 67DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hướng dẫn,giúp đỡ và góp ý tận tình của ThS Lương Nguyệt Ánh

Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến ThS Lương Nguyệt Ánh

đã tận tình chỉ bảo cho nhóm trong suốt quá trình làm bài nghiên cứu và hoàn thànhbài nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế - Luật,trường Đại học Thương Mại đã trang bị và truyền thụ kiến thức cho nhóm trong suốtquá trình nghiên cứu

Mặc dù có nhiều cố gắng song với sự hạn chế kiến thức cũng như thời gian tiếpcận với thực tế chưa nhiều, bài nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện và đạtkết quả tốt hơn

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Trang 16

LỜI CAM ĐOAN

Do còn nhiều hạn chế cả về kiến thức cũng như thời gian, cho nên trong quá trìnhthực hiện, bài nghiên cứu của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót Tuy nhiên,những nội dung trình bày trong bài nghiên cứu này là những kết quả của mà nhómnghiên cứu đã đạt được dưới sự hướng dẫn của ThS Lương Nguyệt Ánh Nhómnghiên cứu xin cam đoan rằng, những nội dung trình bày trong bài bài nghiên cứu nàykhông phải là bản sao chép từ bất kì bài nghiên cứu nào trước đó Nhóm nghiên cứuxin chịu mọi trách nhiệm trước bài nghiên cứu của mình!

15

Trang 17

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởngkinh tế khá cao, trung bình khoảng 6 - 8%/năm Bên cạnh đó, mức sống của người dânngày càng được cải thiện Điều đó đã giúp cho nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóangày càng được chú trọng và quan tâm nhưng nhu cầu của người tiêu dùng thì luônthay đổi khi các điều kiện xung quanh họ thay đổi Điều đó đã khiến cho nhiều sảnphẩm xảy ra hiện trạng dư thừa trong khi nhiều sản phẩm thì bị thiếu hụt trầm trọng

Từ những khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh trên, các nhà quản lý đãkhông ngừng tìm cách giúp giúp cho doanh nghiệp của họ có được kết quả kinh doanhtốt nhất Để giữ vị thế trên thương trường, nhà sản xuất phải nhanh chóng thích ứngvới thị trường biến động cũng như liên tục đem đến những sản phẩm chất lượng vàdịch vụ đột phá đến khách hàng Vì vậy, họ cần đến ước lượng và dự báo về cầu củangười tiêu dùng để có thể đưa ra được một quyết định sản xuất đúng đắn cho doanhnghiệp của họ

Và trong ngành công nghiệp sản xuất cà phê, có thể nói dự báo nhu cầu sản phẩmchính là xuất phát điểm của quản trị sản xuất Điều đó là do trong suốt quá trình hoạtđộng, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các nguồn lực như: nguyên vật liệu, nhiên liệu,nhân công, máy móc thiết bị… khiến cho họ càng phải thận trọng trong quá trình ướclượng và dự báo Bởi chỉ cần họ dự báo thừa hoặc thiếu một lượng nhất định sẽ khiếncho doanh thu bị hao hụt đi rất nhiều

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đềtài “Ước lượng hàm cầu cà phê G7 của Công ty Cổ phần Trung Nguyên trên địa bànthành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2021 và đưa ra dự đoán về nhu cầu tiêudùng mặt hàng này trong năm 2022” dưới góc nhìn của Phòng nghiên cứu thị trườngcủa Công ty Cổ phần Trung Nguyên

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc thu thập thông tin, qua đó đưa ra được các ước lượng và dự báo cầu của thịtrường trở nên một vấn đề vô cùng cấp thiết, đó chính là yếu tố sẽ tạo nên sự khác biệtcho doanh nghiệp Những thông tin được dự báo chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp

có thể đưa ra được nhiều phương án hơn để tiếp cận với thị trường, đồng thời tạo nên

sự khác biệt và thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình Điều này đồng nghĩavới việc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sẽ trở nên ngày càngmạnh mẽ hơn, từ đó giúp tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp cực kỳ lớn mạnh.Chính vì vậy, tốc độ và chất lượng của các ước lượng và dự báo cầu của các doanhnghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn đứngvững trên một thị trường đã trở nên chuẩn bị bão hòa như ở Việt Nam hiện nay Vàđặc biệt, đối với một thị trường cực kỳ rộng lớn và biến đổi không ngừng như thịtrường cà phê hiện nay, thì nguồn thông tin và số liệu ước lượng dự báo cầu lại càngtrở nên quan trọng và mang ý nghĩa quyết định hơn bao giờ hết

Cà phê G7 là thương hiệu cà phê hòa tan của Tập đoàn Trung Nguyên, bao gồmnhiều sản phẩm khác nhau như G7 3in1, 2in1, G7 hòa tan đen v.v ra mắt thị trườngViệt Nam lần đầu tiên vào cuối năm 2003 Cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm G7 đãxuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên thế giới và hiện diện trên quầy kệ những chuỗi siêuthị của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v G7 cũng xuất hiệntrên tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines, và là là sản phẩm cà phê duy nhấtphục vụ các hội nghị thượng đỉnh quốc tế tổ chức tại Việt nam như hội nghị APEC,ASEAN, ASEM, WEF, Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu, Hoa hậu Trái đất 2010,làm quà tặng ngoại giao cho các quốc vương nguyên thủ

Tuy nhiên hiện nay cũng có thông tin cho rằng do quá mải mê chạy đua vớiStarbucks, The Coffee Bean và Highland coffee trong phân khúc cà phê chuỗi, TrungNguyên đang dần thất thế với các đối thủ khác, đặc biệt khi Nestlé và Vinacafe cónhững điều chỉnh về chiến lược kinh doanh, và sự xuất hiện thương hiệu cà phê hòatan Phindeli, cà phê hòa tan Dao coffee chia sẻ thị trường gây ra sự bất ổn về giá cả,cung, cầu Vì vậy, việc tìm được hướng đi đúng đắn cho thị trường cà phê G7 là vấn

đề cần phải cân nhắc thật cẩn thận Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài phân tích và dự đoáncầu về mặt hàng cà phê G7 trên địa bàn TP Hà Nội tại công ty Trung Nguyên là hếtsức cần thiết

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

17

Trang 19

Việc thực hiện ước lượng và dự báo cầu là một vấn đề được nhiều nhà kinh tếquan tâm Tuy nhiên mỗi tác giả lại có những cách tiếp cận và các hướng tiếp cận khácnhau Có thể điểm tên một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ (2008): “Phân tích và dự báo cầu mặt hàng sữacủa công ty TNHH thương mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” Đề tài đã đisát vào mục tiêu nghiên cứu, có đầy đủ số liệu thứ cấp và sơ cấp, đã ứng dụng đượcphần mềm kinh tế lượng (Eview và SPSS) trong phân tích Song đối tượng của đề tài

là mặt hàng sữa và thời gian đưa ra dự báo ngắn chỉ tới năm 2010

Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Thuận (2016): “Nghiên cứu những yếu tố tác đô ªngđến hành vi tiêu dùng cà phê nguyên chất của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh” Bàinghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Kết quảcho thấy trong 6 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng cà phê nguyên chất của giớitrẻ thành phố Hồ Chí Minh, nhân tố có mức ảnh hưởng lớn nhất là “Thương hiệu sảnphẩm”, tiếp theo là “Giá cả cảm nhận”, “Yếu tố cá nhân”, “Yếu tố phân phối”,

“Chương trình chiêu thị”, “Yếu tố sức khỏe”

Nghiên cứu của Nguyễn Huyền (2019): “Phân tích tình hình cung cầu Cà phêViệt Nam 2007 – 2017” Tác giả phân tích về thực trạng thị trường tiêu dùng Cà phêViệt Nam trong vòng 10 năm từ 2007 – 2017, từ đó đưa ra nhận xét về thuận lợi vàkhó khăn trong phạm vi kinh tế vi mô của lĩnh vực này Dựa trên những dữ liệu đãđược thu thập, tác giả thực hiện dự báo giá cà phê trong giai đoạn 2018 – 2020 Tácgiả đã phỏng đoán rằng trong giai đoạn này, cung cà phê có thể sẽ giảm, cầu cà phê cóthể giảm nhẹ

Nghiên cứu của Phạm Thị Cẩm Chi (2013) “Phân tích và dự báo cầu về sảnphẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội đếnhết năm 2010” Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát thực

tế, thu thập số liệu thông tin và phương pháp phân tích số liệu: sử dụng mô hình kinh

tế lượng, phương pháp OLS Bài nghiên cứu đã ước lượng phương trình hàm cầu vàđưa ra dự báo

Trang 20

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuyên (2015) “Phân tích và dự báo cầu về mặthàng may mặc của Công ty Cổ phần xuất khẩu và thương mại TOT Việt Nam trên địabàn Hà Nội đến năm 2020” Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp dự báo theo chuỗithời gian và theo phương pháp phân tích hồi quy: dự báo về thu nhập; dự báo về giátrung bình 1 sản phẩm may mặc TOT và Ninomaxx; dự đoán về dân số Bài nghiêncứu chỉ ra rằng cầu về hàng may mặc của công ty có xu hướng tăng liên tục theo cácnăm Cầu quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên tốc độtăng vẫn còn chậm Dự báo cầu về may mặc của công ty trong tương lai tiếp tục tăng.Trong đó giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ củacông ty, còn có yếu tố chất lượng sản phẩm quyết định lòng tin của khách hàng Đểtăng doanh thu, công ty cũng nghiên cứu phát triển dòng sản phẩm mới, cải tiến mẫu

mã, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm,phát triển mở rộng hệ thống kênh phân phối, nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóckhách hàng

Nghiên cứu của Nông Thu Hiền (2016): “Phân tích dự báo cầu về sản phẩm càphê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên tại Hà Nội năm 2015-2016” Bàinghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp: phương pháp phântích dữ liệu: sử dụng mô hình kinh tế lượng, phương pháp tổng hợp thống kê Cụ thể:Nghiên cứu khái quát về phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế; nghiên cứu khái quát vềthu thập, xử lý và tổ chức dữ liệu; nghiên cứu một số phương pháp phân tích dự báo:hồi quy tuyến tính, san bằng mũ, trung bình động

Nghiên cứu của Trần Đức Quỳnh, Hoàng Thị Kiều Chinh (2020): “Thị trường càphê năm 2020” Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tại Việt Nam, năm 2020 giá trong nướcbiến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuốinăm, dự báo giá cà phê sẽ phục hồi vào năm 2021 nhờ sản lượng giảm

Nghiên cứu của Phạm Thị Cẩm Thi (2013): “Phân tích và dự báo cầu về sảnphẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội đếnhết năm 2010” Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu để khai thác sốliệu mức thu nhập và mức tiêu thụ, Phân tích dữ liệu: sử dụng mô hình kinh tế lượng,phương pháp tổng hợp thống kê

19

Trang 21

Như vậy, có thể thấy tuy đã có những đề tài nghiên cứu về mặt hàng cà phê G7nhưng việc nghiên cứu về vấn đề phân tích và dự báo cầu về mặt hàng cà phê G7 tạicông ty cổ phần Trung Nguyên giai đoạn 2020-20201 là hết sức cần thiết Trên cơ sở

kế thừa hệ thống lý luận và thực tiễn của các công trình đó, nhóm nghiên cứu đề tàinày với mong muốn phân tích và dự đoán cầu về mặt hàng cà phê G7 trên địa bàn HàNội của công ty cổ phần Trung Nguyên giai đoạn 2020-2021 và đưa ra một số giảipháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng cà phê G7 của công ty trong thời gian tới

1.3 Đối tượng, mục tiêu và pham vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ước lượng, dự báo cầu từ đóước lượng, phân tích cầu về mặt hàng cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội của công ty cổphần Trung Nguyên giai đoạn 2020-2021 và dự báo cầu tiêu dùng của mặt hàng nàytrong năm 2022

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu về mặt lý luận

Khái quát cơ sở lý luận về vấn đề ước lượng, phân tích về mặt hàng cà phê G7trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2021 và dự báo cầu tiêu dùng của mặthàng này trong năm 2022

Thứ ba, đề xuất giải pháp, kiến nghị giúp cải thiện nhằm nâng cao khả năng tiêuthụ sản phẩm cà phê G7 của Công ty Trung Nguyên trên địa bàn thành phố Hà Nộitrong thời gian tới

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội

 Phạm vi thời gian: Từ năm 2020 đến năm 2021

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 22

Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của đề tài, nhóm em đã sửdụng các phương pháp:

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trìnhnghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thườngtốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thuthập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở đểlập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhấtcủa giai đoạn quan trọng này Dữ liệu gồm 2 nguồn: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp:là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễthu thập, ít tốn thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập:

Thứ nhất, nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong tổ chức như các báo cáo về doanh thubán hàng, báo cáo về hoạt động sản xuất của Tập đoàn Hòa Phát

Thứ hai, nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài tổ chức như các niên giám thống kê,các ấn phẩm thương mại, các trang web điện tử

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiêncứu, đó là các dữ liệu gốc chưa được qua xử lý

Vì thời gian tiến hành thảo luận ngắn gây ảnh hưởng đến quá trình thu thập sốliệu nên trong bài báo cáo nhóm chỉ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua nghiêncứu dựa vào khai thác về số liệu mức thu nhập dân cư của người Hà Nội và mức tiêuthụ cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội Từ hai bộ số liệu này đưa ra kết luận nghiên cứu

1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng để so sánh sản lượng tiêu thụmặt hàng cà phê G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên theo thời gian và để so sánhvới đối thủ cạnh tranh là Nescafe Qua đó thấy được sự thay đổi trong sản lượng bánhàng, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này

- Phương pháp nghiên cứu định tính: hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng càphê và tổng quan những lý do tác động đến sự ảnh hưởng này Nó cũng là một tronggiải pháp để điều tra trả lời cho câu hỏi tại sao và làm thế nào để đánh giá về cầu mặthàng cà phê G7 một cách toàn diện nhất

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện nhằm mục đích thu thậpcác thông tin định lượng về yếu tố tác động đến hành vi của người tiêu dùng cà phê G7tại TP Hà Nội Kết quả thu được sẽ là cơ sở dữ liệu nhằm kiểm định mô hình nghiên

21

Trang 23

cứu và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định có hay không có sự khác biệt về cường độtác động của các yếu tố đến cà phê G7 của người tiêu dùng tại Hà Nội theo các đặcđiểm của mẫu nghiên cứu.

- Phương pháp hồi quy: để ước lượng các tham số sản lượng tiêu thụ, giá sảnphẩm, thu nhập người tiêu dùng và giá của hàng hóa thay thế để thực hiện ước lượng

và dự báo trong phương trình hồi quy

Phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyếtnghiên cứu và đo lường cường độ tác động của các yếu tố

Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng phần mềm xử lý Eviews,qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồngthời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phùhợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu,các nội dung phân tích tiếp theo

Kiểm tra về dấu, kiểm định ý nghĩa thống kê, phân tích giá trị R2 và kiểm định F

để có thể tin tưởng sử dụng kết quả ước lượng mô hình

1.5 Kết cấu bài thảo luận

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu liệu tham khảo đề tài cókết cấu gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về nghiên cứu đề tài

Chương 2 Một số lý luận về ước lượng và dự báo cầu

Chương 3 Ước lượng cầu về sản phẩm cà phê g7 của công ty cổ phần trungnguyên trên địa bàn Hà Nội giai đoạn năm 2020- 2021 và đưa ra dự báo về nhu cầutiêu dùng sản phẩm G7 trong năm 2022

Chương 4 Dự báo nhu cầu tiêu dùng và một số đề xuất nhằm nâng cao khả năngtiêu thụ sản phẩm cà phê G7 của công ty trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới

Trang 24

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO

CẦU 2.1 Một số lý luận cơ bản về cầu

2.1.1 Cầu và các khái niệm có liên quan đến cầu

 Cầu

Theo giáo trình Kinh tế học vi mô của trường Đại học Thương mại, cầu (ký hiệu

là D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tạicác mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác khôngđổi

Khi phân tích cầu của của người tiêu dùng nào đó chúng ta phải ứng vào mộtkhông gian và thời gian cụ thể Ví dụ, cầu về phở vào buổi sáng khác với buổi trưa

 Lượng cầu

Lượng cầu (ký hiệu là Q ) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà ngườiDmua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhấtđịnh

 Luật cầu

Luật cầu thể hiện qua số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã chotăng lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố kháckhông đổi

Giá cả tăng thì lượng cầu giảm: P↑=¿QD↓

Giá cả giảm thì lượng cầu tăng:P↓=¿QD↑

Phần lớn mọi loại hàng hóa đều có khả năng thay thế bởi loại hàng hóa kháccùng chủng loại Ví dụ: Mỗi một que kem Tràng Tiền giá là 5.000 đồng/que, một sinhviên tên là My có thể ăn cùng một lúc 3 que cho thỏa thích, nhưng do chi phí đầu vàotăng nên nhà quản lý của hãng kem quyết định tăng giá mỗi que kem lên 7.000đồng/que, tâm lý bị chi phối về khả năng thanh toán nên sinh viên đó giảm tiêu dùngxuống còn 2 que hoặc chuyển sang mua kem của hãng khác với giá rẻ hơn

Đồ thị 2.1 Hàng hóa Giffen.

23

Trang 25

Hầu hết các loại hàng hóa (dịch vụ) trên thị trường đều tuân theo luật cầu, chỉ cómột số rất ít hàng hóa không tuân theo luật cầu, ngược với luật cầu, được gọi là hànghóa Giffen Hàng hóa Giffen: Do nhà thống kê và kinh tế học Sir Robert Giffen(1837–1910) người Anh đưa ra Hàng hóa gọi là Giffen khi mà tác động thu nhập đủlớn để làm lượng cầu giảm khi giá giảm Điều này có nghĩa là đường cầu dốc lên (nhưđường cung) Trường hợp này hiếm khi xảy ra và ít được quan tâm trong thực tế Vídụ: Lũ lụt, dịch bệnh dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng nhưng cầu về những mặthàng này không hề giảm mà lại tăng.

 Phương trình và đồ thị đường cầu

Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu,khi đó chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản:

Đường cầu là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá Các điểmnằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định

Trang 26

Đồ thị 2.2 Đồ thị đường cầu.

Theo quy ước trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng, ta xây dựngđược đường cầu D Với tham số b > 0, đồ thị đường cầu là đường dốc xuống về phíaphải, có độ dốc âm Độ dốc của đường cầu thường được xác định bằng công thức:

2.1.2 Các yếu tố tác động đến lượng cầu

Theo lý thuyết về cầu ở trong kinh tế học, người tiêu dùng có xu hướng gia tănglượng hàng hóa được cầu khi giá của nó giảm xuống và người lại, giảm do ảnh hưởngcủa thu nhập và ảnh hưởng thay thế Lý thuyết cầu đóng một vai trò quan trọng giúpnhà quản lý có thể nhìn nhận chính xác các yếu tố tác động đến việc tiêu thụ sản phẩmcủa một doanh nghiệp và đưa ra được quyết định đúng đắn về sản xuất Tùy thuộc vàocác loại hàng hóa khác nhau mà các yếu tố tác động khác nhau Bên cạnh các yếu tố

cơ bản như giá và thu nhập thì còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu về sảnphẩm, hàng hóa Sau đây là một số yếu tố tác động đến cầu:

 Giá cả hàng hóa dịch vụ (P)

Giá cả hàng hóa dịch vụ là một yếu tố cơ bản nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đếnlượng cầu theo luật cầu: “Khi giữ nguyên các yếu tố liên quan không đổi, lượng cầu vềmột hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào giá theo quan hệ: Nếu giá hàng hóa dịch vụ tănglên, lượng cầu đối với hàng hóa dịch vụ giảm xuống và ngược lại”

 Thu nhập của người tiêu dùng (M)

Xem xét đối với các loại hàng hóa (xa xỉ, cao cấp, thiết yếu và thứ cấp) Thunhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối

25

Trang 27

với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng Nếuthu nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một loại hàng hóa khitất cả các yếu tố khác là không đổi, ta gọi hàng hóa đó là hàng hóa thông thường.Trong hàng hóa thông thường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ Hàng hóathiết yếu là các hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu

là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập Có một số loại hàng hóa vàdịch vụ mà khi các yếu tố khác là không đổi, thu nhập tăng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng.Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp Đối với loại hàng hóa này, thu nhậptăng khiến người tiêu dùng có cầu ít đi, và thu nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầutăng lên Khi xét một loại hàng hóa nào đó là hàng hóa xa xỉ, thông thường hay thứcấp người ta thường xác định tại một không gian, và thời gian cụ thể Một loại hànghóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hàng hóa thứ cấp

Ví dụ hàng hóa thứ cấp: Chúng ta có thể quen thuộc hơn với một số hàng hóa thứcấp mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày Bao gồm mì ăn liền, bánh mì, đồ hộp… Khingười dân có thu nhập thấp hơn, họ có xu hướng mua những loại sản phẩm này.Nhưng khi thu nhập của họ tăng lên, họ thường từ bỏ những thứ này để mua nhữngmón đồ đắt tiền hơn

Sự thay đổi có thể được giải thích bởi các lý do khác nhau Chẳng hạn như chấtlượng cao hơn (ví dụ: mì ăn liền so với thịt), các tính năng bổ sung (ví dụ: điện thoại

cơ bản so với điện thoại thông minh) hoặc tình trạng kinh tế xã hội uy tín hơn (ví dụ:quần áo thông thường so với quần áo hàng hiệu)

Ví dụ về hàng hóa thông thường về quần áo: Tùy vào thương hiệu và chất lượngvải mà khi thu nhập tăng, mọi người sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn tại các cửahàng quần áo sang trọng Khi thu nhập giảm, họ sẽ có xu hướng mua quần áo tại cáccửa hàng bán lẻ và hàng ký gửi có mức giá trung bình

Ví dụ về hàng hóa vừa là hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp: về dịch vụđường sắt: Khi mới thành lập, vận tải đường sắt được coi là hàng hóa thông thường vì

nó là phương tiện nhanh nhất để chuyển đến người dùng Ngày nay, ở nhiều quốc giakhác, vận tải đường sắt là một phương tiện thứ cấp Vì nó chậm và giá cả phải chănghơn so với máy bay

Khi tiền lương hàng tháng tăng lên thì sẽ mua nhiều đồ dùng cá nhân hơn, tíchtrữ tiền bạc để du lịch hoặc tham gia nhiều hơn vào các nhu cầu giải trí Còn trong tìnhhình dịch bệnh phức tạp, thu nhập giảm đi thì nhu cầu mua đồ tiêu dùng cá nhân, dulịch hay các hoạt động giải trí cùng sẽ giảm đi

Trang 28

 Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng (P )R

Nhu cầu về một hàng hóa nào đó chịu sự ảnh hưởng bởi giá cả của hàng hóa cóliên quan Có 2 loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế thường đề cập đó làhàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung

Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng cóthể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường, hàng hóa thay thế là những loạihàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từmặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi Nếu các yếu

tố khác là không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giácủa mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), ví dụ như: chè và cà phê, rau muống vàrau cải, nước chanh và nước cam

Ví dụ: Khi giá thịt gà giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua thịt gànhiều hơn thay thế cho thịt heo vì thịt gà và heo đều là những hàng hóa có thể thỏamãn nhu cầu tương tự nhau trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt

Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổsung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó Nếu các yếu tố kháckhông đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa

bổ sung của nó tăng (giảm), ví dụ: kem và sữa chua đông lạnh, áo thun và áo sơ mi, véxem phim và băng video

Ví dụ: Máy tính và phần mềm Khi giá máy tính giảm xuống thì xu hướng đimua máy tính và cài đặt phần mềm tăng lên Hàng hóa bổ sung thường được sử dụngcùng với nhau để phát huy giá trị

 Thị hiếu (T)

Thị hiếu là sở thích hay sự quan tâm của một nhóm người về loại hàng hóa dịch

vụ nào đó mà có ảnh hưởng để tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Tuy nhiên, thịhiếu của người tiêu dùng thường khó quan sát và không thể lượng hóa được Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố: tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính,tôn giáo Thị hiếu có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn đến quảngcáo Nếu xác định đúng thị hiếu người tiêu dùng, nhà sản xuất sẽ đáp ứng được tốt hơnnhu cầu của họ, kích thích người tiêu dùng cầu nhiều hơn về sản phẩm mà họ sản xuấtra

 Kỳ vọng về giá của người tiêu dùng (P )e

27

Trang 29

Kỳ vọng là những dự đoán của người tiêu dùng về diễn biến của thị trường trongtương lai về giá cả, về thu nhập, về giá cả hàng hóa liên quan, về số lượng người muahàng…

Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người tiêu dùng thì lượng cầu hiện tại sẽgiảm,đường cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại

 Số lượng người tiêu dùng (N)

Số lượng người mua cho thấy quy mô của thị trường Thị trường càng nhiềungười tiêu dùng thì cầu đối với hàng hóa, dịch vụ càng lớn Thị trường càng ít ngườitiêu dùng thì cầu về hàng hóa, dịch vụ càng nhỏ

 Các yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố đã kể trên, sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụcòn phụ thuộc và một số yếu tố khác như các yếu tố thuộc về chính sách kinh tế củachính phủ, điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường chính trị

Ví dụ: Khi thời tiết vào mùa đông, cầu về chăn ga, gối đệm, lò sưởi của ngườidân sẽ tăng lên đột biến, đặc biệt là vào những đợt rét đậm rét hại Trong khi đó, khivào mùa hè, cầu về các mặt hàng như quạt, điều hòa, tủ lạnh tăng mạnh còn cầu vềchăn ga, gối đệm lại giảm mạnh

2.1.3 Độ co dãn của cầu

Độ co dãn của cầu về một hàng hoá tính theo một biến số nào đó (giá cả, thunhập ) biểu thị mức độ thay đổi trong lượng cầu về hàng hoá này nhằm đáp ứng mộtmức thay đổi nhất định của biến số nói trên, trong điều kiện các yếu tố khác là khôngđổi Người ta thường đề cập tới độ co dãn của cầu theo giá, độ co dãn của cầu theo thunhập và độ co dãn của cầu theo giá chéo

2.1.3.1 Độ co dãn của cầu theo giá

Độ co dãn của cầu theo giá là sự thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi củagiá

Trang 30

2.1.3.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập

Độ co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu vềmột loại hàng hoá trước sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các yếu tố kháckhông thay đổi

Công thức xác định:

Trong đó:

+ EI là độ co dãn của cầu theo thu nhập

+ QD là lượng cầu của hàng hoá

+ I là mức thu nhập

+ ∆ biểu thị các mức thay đổi

Độ co dãn của cầu theo thu nhập cho chúng ta biết, nếu các điều kiện khác đượcgiữ nguyên thì khi thu nhập tăng lên 1%, lượng cầu hàng hoá sẽ tăng hay giảm baonhiêu phần trăm

Vì là thước đo mức độ thay đổi của nhu cầu khi thu nhập thay đổi nên độ co dãncủa cầu theo thu nhập có thể cho chúng ta những thông tin hữu ích về triển vọng kinhdoanh một loại hàng hoá trong tương lai

29

Trang 31

2.1.3.3 Độ co dãn của cầu theo giá chéo

Độ co dãn chéo của cầu hay còn gọi là độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóaliên quan đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá

cả của một loại hàng hoá khác

Biểu diễn theo công thức ta có:

Trong đó:

+ EXY là độ co dãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y

+ QDX là lượng cầu của hàng hoá X

+ PY là mức giá của hàng hoá Y

+ ∆ biểu thị mức thay đổi

Các phương pháp tính EXY cũng được sử dụng tương tự như trong trường hợptính các độ co giãn khác

Độ co dãn chéo của cầu cho chúng ta biết, nếu các điều kiện khác được giữnguyên thì khi giá cả hàng hóa liên quan thay đổi 1%, lượng cầu hàng hoá sẽ tăng haygiảm bao nhiêu phần trăm

Trang 32

2.2 Ước lượng cầu

2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của ước lượng cầu

2.2.1.1 Khái niệm

Ước lượng là việc xác định giá trị của một hoặc nhiều biến số được xác định.Ước lượng cầu được hiểu là sử dụng các kỹ thuật để lượng hóa các tham số của hàmcầu, từ đó ta có thể phân tích các giá trị lượng hóa của hàm cầu Các kỹ thuật đượcthực hiện dựa trên nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên điều cần thiết để ướclượng hàm cầu là có số liệu thị trường liên quan Phương pháp định lượng để ướclượng hàm cầu dựa trên số liệu thống kê số lớn được thu thập trên thị trường Điều nàygiúp kết quả của phương pháp ước lượng hàm cầu mang tính khách quan hơn

2.2.1.2 Sự cần thiết phải ước lượng cầu

Thông tin về cầu rất cần thiết đối với nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất Cácdoanh nghiệp đều sử dụng các ước lượng hàm cầu thực nghiệm khi đưa ra quyết định

về giá cả và sản lượng sản xuất Việc thống kê, ước lượng, dự báo cầu sản phẩm đượcthực hiện hết sức chuyên nghiệp, có thể do chính 1 phòng kinh doanh của các doanhnghiệp lớn thực hiện hoặc do một bên thứ ba như các trung tâm nghiên cứu, phân tíchthị trường độc lập thực hiện Khi chúng ta tiêu dùng 1 sản phẩm, dịch vụ nào đó, cácthông tin cá nhân được lưu lại, đó là những dữ liệu thống kê hữu ích về sở thích tiêudùng, về các yếu tố tác động đến cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ Ngày nay, với sựtiến bộ của khoa học công nghệ, việc sử dụ dữ liệu lớn hoặc trí tuệ nhân tạo cho phépcác nhà kinh tế học thực hiện các ước lượng và dự báo cầu tiêu dùng về 1 hàng hóanào đó dễ dàng hơn bao giờ hết

2.2.2 Ước lượng cầu đối với ngành chấp nhận giá và ước lượng cầu cho hãng định giá

2.2.2.1 Ước lượng cầu đối với ngành chấp nhận giá

a Vấn đề đồng thời trong ước lượng cầu của ngành đối với hãng chấp nhận giá

Đối với đường cầu của ngành chấp nhận giá, dữ liệu quan sát được về giá vàlượng được xác định một cách đồng thời bởi cung và cầu giao nhau Do vậy, sự thayđổi của giá và lượng cân bằng là do tất cả các yếu tố có thể làm dịch chuyển cầu hoặccung gây ra và ước lượng cầu của ngành đối với các hãng chấp nhận giá là khá khókhăn so với ước lượng đường cầu cho các hãng định giá Vấn đề ước lượng cầu củangành cho hãng chấp nhận giá khi giá cả do cung cầu thị trường xác định gọi là vấn đềđồng thời

31

Trang 33

Ví dụ về hàm cung và cầu của 1 loại hàng hóa:

+ P là giá của yếu tố đầu vào trong sản xuấtI

+ εd,εs là các yếu tố ngẫu nhiên đại diện cho sự tác động lên cầu và cungTheo lý thuyết về vấn đề đồng thời, ta có:

PE=f (M ,PI,εd,εS) và QE=g(M ,PI,ε ,εd S)

Mỗi giá trị quan sát được của P và Q được xác định bởi tất cả các biến ngoại sinh

và các sai số ngẫu nhiên trong cả phương trình cầu và phương trình cung

Các giá trị quan sát được của giá tương quan với các sai số ngẫu nhiên trong cảcầu và cung

Đồ thị 2.3 Vấn đề đồng thời.

Trong trường hợp này, phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường sẽ cho

ra các ước lượng chệch của các tham số của phương trình cầu bởi vì giá cả luôn là mộttrong các biến giải thích của phương trình cầu Do đó, phương pháp bình phương nhỏnhất thông thường (OLS) không phải là cách tốt nhất để ước lượng phương trình cầucủa ngành khi giá do thị trường quyết định Để ước lượng một cách chính xác cầu của

Trang 34

ngành khi giá cả được xác định ngoại sinh bởi giao giữa cung và cầu, ta cần tiến hànhhai bước như sau Bước thứ nhất, được gọi là định dạng cầu, liên quan đến việc xácđịnh xem liệu có thể vẽ được đường cầu thực với dữ liệu mẫu được sinh ra từ hệphương trình cơ bản hay không Bước thứ hai sẽ đòi hỏi phải sử dụng phương phápbình phương nhỏ nhất gồm hai bước (2SLS) để ước lượng các tham số của phươngtrình cầu của ngành.

b Định dạng cầu của ngành

Lượng và giá quan sát được là những điểm cân bằng của thị trường, xảy ra tại nơigiao nhau giữa đường cung và đường cầu Khi chắc rằng dữ liệu từ hệ phương trình cơbản cung và cầu sẽ cho biết phương trình cầu thực thì mới thực hiện hồi quy để ướclượng cầu

Khi phương trình cung chứa đựng một biến ngoại sinh làm dịch chuyển cungnhưng không gây ra sự dịch chuyển cầu thì sự thay đổi của biến ngoại sinh này sẽ làmđường cung dịch chuyển dọc theo một đường cầu cố định Khi đó, những điểm giaonhau dọc đường cầu sẽ tạo nên các điểm cân bằng có thể quan sát được, những điểmnày sẽ xác định đường cầu đã được định dạng bởi đường cung tương ứng

Đồ thị 2.4 Hình dạng đường cầu của ngành.

Cầu của ngành được định dạng khi cung chứa ít nhất 1 biến ngoại sinh không cómặt trong phương trình cầu

c Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất 2 bước

Để giải quyết vấn đề chệch trong các phương trình đồng thời, các nhà kinh tếlượng sử dụng kỹ thuật ước lượng bình phương nhỏ nhất gồm 2 bước (2SLS) Quytrình ước lượng được tiến hành qua 2 bước:

33

Trang 35

Bước 1 Tạo ra biến đại diện cho biến nội sinh sao cho tương quan với biến nộisinh nhưng không tương quan với yếu tố sai số ngẫu nhiên trong phương trình cầu.Bước 2 Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng các tham sốcủa phương trình cầu.

Chỉ áp dụng phương pháp này đối với những phương trình cầu đã được địnhdạng Việc ước lượng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Xác định các phương trình cung và cầu của ngành

Hàm cầu và cùng thường được xác định theo dạng:

+ Pr là giá hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng

+ P là giá của yếu tố đầu vào trong sản xuấtI

Bước 2 Kiểm tra về định dạng cầu của ngành

Nếu cung chứa ít nhất 1 biến ngoại sinh không nằm trong phương trình đườngcầu thì đường cầu đã được định dạng

Bước 3 Thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu

Dữ liệu về các biến nội sinh và ngoại sinh trong cả 2 phương trình cầu và cungđều phải được thu thập ngay cả khi chỉ có 1 phương tình được ước lượng Phươngpháp 2SLS đòi hỏi dữ liệu của các biến ngoại sinh trong cả 2 hàm nhằm hiệu chỉnh sựchệch trong các phương trình đồng thời khi ước lượng một trong hai phương trình đó Các phương pháp dung để thu thập dữ liệu: phương pháp thu thập số liệu từ tàiliệu tham khảo, phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm, phương pháp thu thập sốliệu phi thực nghiệm

Bước 4 Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp 2SLS

Nhà nghiên cứu phải xác định những biến nội sinh và những biến ngoại sinhtrong hệ phương tình Từ đó, ta có hàm cầu được ước lượng có dạng:

Trang 36

^Q= ^a+^bP+ ^c M+¿d Pr^ ¿Đánh giá phương trình về dấu của các tham số:

+ b thể hiện sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi 1 đơn vị Thổng thường, b

có giá trị âm, trong một số trường hợp đặc biệt b mang giá trị dương như hàng hóaGiffen hay Veblen (2 loại hàng hóa không tuân theo luật cầu)

+ c thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập của người mua thay đổi 1 đơn vị.(c > 0: Hàng hóa thông thường; c < 0: Hàng hóa thứ cấp)

+ d thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1 đơn

vị (d > 0: Hàng hóa thay thể cho nhau; d < 0: Hàng hóa bổ sung cho nhau; d = 0:Hàng hóa độc lập – không ảnh hưởng lẫn nhau)

Sau khi đã thu được các ước lượng tham số của phương trình cầu (hoặc cung) từbước thứ 2 của hồi quy, ý nghĩa của các ước lượng này có thể được đánh giá thông quakiểm định t hoặc giá trị p theo cách giống như đối với các phương trình hồi quy khác

Do đó, các độ co dãn của cầu có thể được tính toán

Kết quả của R sẽ cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng bao2nhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình Để kiểm tra hàm hồi quy

có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm định F

2.2.2.2 Ước lượng cầu cho hãng định giá

a Các bước ước lượng cầu cho hãng định giá

Hãng định giá với lợi thế (tính khác biệt và độc quyền) của mình sẽ tự xác địnhgiá bán sản phẩm của mình Khi nhà quản trị định giá cho sản phẩm của mình, giá cảkhi đó là biến ngoại sinh bởi vì giá trị của nó được xác định bằng những yếu tố khácngoài yếu tố của cung và cầu, lúc đó, vấn đề đồng thời sẽ không xảy ra Ước lượngbình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) phù hợp do giá cả không tương quan vớicác yếu tố sai số ngẫu nhiên

Các bước ước lượng hàm cầu:

Bước 1 Xác định hàm cầu của hãng định giá

Trong bước này, cần xác định dạng đường cầu và số lượng biến đưa vào hàmcầu Việc lựa chọn biến dựa trên lý thuyết và cả thực tiễn Cần lựa chọn những biến sốkhả thi trong việc tìm kiếm dữ liệu, nếu chọn biến số không tìm được dữ liệu thì sẽ gâysai lệch cho việc ước lượng Một số biến thường được chọn: biến giá cả của hàng hóađang xét, biến thu nhập, biến giá cả của hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung

35

Trang 37

Bước 2 Thu thập dữ liệu cho các biến số của hàm cầu.

Dữ liệu các biến số của hàm cầu cần được thu thập từ thực tế bằng nguồn dữ liệu

sơ cấp hoặc thứ cấp Dù sử dụng nguồn dữ liệu nào cũng cần tuyên thủ nguyên tắc dữliệu sạch, đầy đủ thông tin và có tính đại diện cho các biến số đã chọn của hàm cầu.Tiếp đến là sử dụng công cụ phân tích để tiến hành ước lượng hàm cầu

Bước 3 Ước lượng hàm cầu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất

Đối với hãng định giá, do không xảy ra vấn đề đồng thời nên có thể chọn phươngpháp OLS để ước lượng hàm cầu bằng sổ liệu đã thu thập được ở bước 2 Về tổng thế,hãng định giá dễ dàng ước lượng hàm cầu đối với sản phẩm của mình hơn hãng chấpnhận giá

b Ước lượng cầu bằng hồi quy hàm cầu dạng tuyến tính

Bước 1 Xác định dạng hàm cầu tuyến tính

Q=a+bP cPr dM+ +Trong đó:

+ Q là lượng cầu

+ P là giá hàng hóa

+ Pr là giá hàng hóa của hãng có liên quan trong tiêu dùng

+ M là thu nhập bình quân đầu người

Bước 2 Thu thập dữ liệu của các biến

Bước 3 Ước lượng hàm cầu bằng phương pháp OLS

Hàm cầu được ước lượng có dạng: ^Q= ^a+ ^bP+ ^c Pr+¿^d M¿

Đánh giá phương trình về dấu của các tham số:

+ b thể hiện sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi 1 đơn vị Thổng thường, b

có giá trị âm, trong một số trường hợp đặc biệt b mang giá trị dương như hàng hóaGiffen hay Veblen (2 loại hàng hóa không tuân theo luật cầu)

+ c thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1 đơn

vị (c > 0: Hàng hóa thay thể cho nhau; c < 0: Hàng hóa bổ sung cho nhau; c = 0: Hànghóa độc lập – không ảnh hưởng lẫn nhau)

+ d thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập của người mua thay đổi 1 đơn vị.(d > 0: Hàng hóa thông thường; d < 0: Hàng hóa thứ cấp)

Trang 38

Sau khi đã thu được các ước lượng tham số của phương trình cầu (hoặc cung) từbước thứ 2 của hồi quy, ý nghĩa của các ước lượng này có thể được đánh giá thông quakiểm định t hoặc giá trị p theo cách giống như đối với các phương trình hồi quy khác.

Do đó, các độ co dãn của cầu có thể được tính toán

Kết quả của R sẽ cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng bao2nhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình Để kiểm tra hàm hồi quy

có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm đinh F

c Ước lượng cầu bằng hồi quy hàm cầu dạng phi tuyến

Bước 1: Xác định dạng hàm cầu phi tuyến

Q=aPb

Prc

MdLấy logarit cơ số tự nhiên cả hai vế của phương trình trên ta có:

lnQ lna= +b.lnP+c.lnPr+ d.lnMĐặt: Q = Q’; lna = a’; lnP = P’; lnPr = P’r; lnM = M’

Phương trình trở thành:

Q'=a'+bP'+cP' r+dM'Bước 2: Thu thập dữ liệu của các biến

Bước 3: Ước lượng hàm cầu bằng phương pháp OLS

Hàm cầu được ước lượng có dạng: ^Q'= ^a'+ ^b P'+ ^cP'

r +¿ ^d M'¿Đánh giá phương trình về dấu của các tham số:

+ b thể hiện sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi 1 đơn vị Thổng thường, b

có giá trị âm, trong một số trường hợp đặc biệt b mang giá trị dương như hàng hóaGiffen hay Veblen (2 loại hàng hóa không tuân theo luật cầu)

+ c thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1 đơn

vị (c > 0: Hàng hóa thay thể cho nhau; c < 0: Hàng hóa bổ sung cho nhau; c = 0: Hànghóa độc lập – không ảnh hưởng lẫn nhau)

+ d thể hiện sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập của người mua thay đổi 1 đơn vị.(d > 0: Hàng hóa thông thường; d < 0: Hàng hóa thứ cấp)

Sau khi đã thu được các ước lượng tham số của phương trình cầu (hoặc cung) từbước thứ 2 của hồi quy, ý nghĩa của các ước lượng này có thể được đánh giá thông quakiểm định t hoặc giá trị p theo cách giống như đối với các phương trình hồi quy khác

Do đó, các độ co dãn của cầu có thể được tính toán

37

Trang 39

Kết quả của R2 sẽ cho biết sự biến động của lượng cầu được giải thích bằng baonhiêu % các biến giải thích trong mô hình và ngoài mô hình Để kiểm tra hàm hồi quy

có giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc không, ta thực hiện kiểm đinh F

2.3.1.2 Sự cần thiết của dự báo cầu

Dự báo cầu phục vụ việc lập kế hoạch, kinh doanh là những định hướng màdoanh nghiệp đề ra để có thể đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Khithực hiện ước lượng và dự báo cầu tốt, doanh nghiệp có đủ cơ sở để tiến hành lập kếhoạch kinh doanh đặc biệt là kế hoạch giá và các chiến lược kích cầu Trong hoạtđộng kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với rủi ro, dự báo được xu thếbiến động của các nhân tố tác động thì doanh nghiệp có thể chủ động phòng tránh rủiro,giúp doanh nghiệp có hương án tốt để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình vớinhững kế hoạch lập ra, công ty có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, giảmthiểu được những chi phí, rủi ro không đáng có, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận

2.3.2 Các phương pháp dự báo cầu

2.3.2.1 Dự báo cầu theo chuỗi thời gian đơn giản

Dự báo cầu theo chuỗi thời gian đơn giản là một kỹ thuật dự báo khá cơ bản.Chuỗi thời gian là chuỗi các quan sát của một biến cũ được thu thập và sắp xếp theotrật tự thời gian và dựa vào đó nhà quản lý có thể dự báo được biến đó trong tương lai

Để có thể thực hiện việc dự báo theo chuỗi thời gian, nhà quản lý rất cần xây dựngđược hàm số biến động của yếu tố đang xét theo thời gian

Giả định biến cần dự báo tăng hoặc giảm một cách tuyến tính theo thời gian

QD=a+b×tTrong đó:

+ Q là lượng cầu về sản phẩm hàng hóa được xem xétD

+ t là thời gian thay đổi của lượng cầu hàng hóa đó

Trang 40

+ a, b là các hệ số trong mô hình

Từ mô hình biến động của sản lượng trên và các số liệu thu thập được, ta sử dụngphân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b Từ đó ta có được hàm hồi quymẫu về biến số cần ước lượng:

^

QD= ^a+ ^b×tQua kết quả phân tích hồi quy, ta có thể đưa ra một số ý nghĩa của các hệ số: + b > 0: biến cần dự đoán tăng theo thời gian

+ b < 0: biến cần dự đoán tăng theo thời gian

+ b = 0: biến cần dự đoán tăng theo thời gian và sản lượng dự báo Q = a.DSau khi giả định và tìm ra được hàm phụ thuộc của lượng cầu theo thời gian, ta

sẽ thay giá trị của t trong tương lai vào hàm ước lượng để tìm giá trị dự báo của lượngcầu vào thời điểm đó Dựa vào kết quả tính toán được, nhà quản lý sẽ đưa ra nhữngquyết định có liên quan về giá, marketing, phân phối sản phẩm…

2.3.2.2 Dự báo cầu theo mùa vụ

Đối với 1 số sản phẩm đặc thù, dự liệu về lượng cầu thường có tính mùa vụ hoặctính chu kỳ nên việc sử dụng dự báo theo chuỗi thời gian thông thường sẽ dẫn đến kếtquả ước lượng sai lệch, không chính xác Do đó, khi biểu diễn dữ liệu lượng cầu theothời gian mà không thấy được sự biến động theo chuỗi thời gian như đã trình bày ởtrên thì ta nên sử dụng kỹ thuật xây dựng và dự báo lượng cầu theo mùa vụ - chu kỳ

Để thực hiện kỹ thuật này, ta sẽ sử dụng biến giả trong phân tích và tạo ra những môhình chính xác nhất phản ánh cho sự biến động của lượng cầu

Biến giả được ký hiệu là D và nó chỉ nhận 2 giá trị là 0 và 1 Khi quan sát rơi vàochu kỳ mà ta gắn biến giả D thì D = 1 và ngược lại, nếu quan sát không thuộc chu kỳđược ngầm định với biến giả D thì D = 0

Từ việc sử dụng các biến giả, ta có được dạng hàm của yếu tố cần dự báo:

Qt=a+ bt+c1D1+c2D2+c3D2Trong mỗi giai đoạn khác nhau, hệ số chặn nhận các giá trị khác nhau

Trong mô hình theo mùa vụ - chu kỳ, ta có thể sử dụng nhiều biến giả để thể hiệncho sự thay đổi của lượng cầu vào các mùa vụ và chu kỳ cụ thể Do biến giả chỉ nhận 2giá trị nên số biến giả được sử dụng trong mô hình tương ứng bằng với số mùa vụ hay

số chu kỳ trừ đi 1

39

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w