1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quan hệ giữa xã hội với tự nhiênvà vấn đề bảo vệ môi trườngở việt nam hiện nay

20 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Giữa Xã Hội Với Tự Nhiên Và Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Hoàng Trọng Khiêm
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Tuy nhiên, vớimột đất nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa, vấn đề môi trường nổi lên như một chướng ngại vật nổi bật, gây cản trở đếncông cuộc phát tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN

VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Hoàng Trọng Khiêm

Mã sinh viên: 2212450041

Số thứ tự: 45

Lớp tín chỉ: TRIH114(GD1-HK2-2223).1 Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 04 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 3

2 Kết cấu 3

I Cơ sở lý luận 4 1 Định nghĩa 4

1.1 Tự nhiên 4

1.2 Xã hội 4

II Tình trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam 8 1 Môi trường và tình trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam 8

1.1 Môi trường 8

1.2 Tình trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam 9

1.2.1 Ô nhiễm không khí 9

1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước 9

1.2.3 Nạn tàn phá rừng 10

2 Hệ quả của các vấn đề môi trường ở Việt Nam 11

3 Các biện pháp khắc phục 12 III Tổng kết 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đang ngày một lớn mạnh Đất nước đang đổi mới qua từng ngày, nền kinh tế đang trên đà phát triển theo hướng kinh tế thị trường Tuy nhiên, với một đất nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề môi trường nổi lên như một chướng ngại vật nổi bật, gây cản trở đến công cuộc phát triển ấy, cũng như để lại những tác động đáng kể đến đời sống con người

Sự tăng trưởng về mặt kinh tế đã giúp nâng cao chất lượng đời sống con người, tuy nhiên đằng sau sự thành công ấy, môi trường tự nhiên chính là thứ bị ảnh hưởng nhiều nhất Những cột khói đen kịt bay lên từ những khu công nghiệp, xí nghiệp; những dòng chất thải bị xả thẳng trực tiếp ra ngoài ao, hồ; những mẩu tin về cháy rừng, khai thác tài nguyên trái phép,… đó là những bằng chứng chẳng thể nào chối cãi về những tác động đáng lên án của con người với thiên nhiên Nhà triết học Ph.Ăngghen đã cảnh báo: “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” Quả thực là như vậy, khi giờ đây chính con người chúng ta sẽ phải gánh chịu toàn bộ hậu quả, là “sự trả thù” từ giới tự nhiên Đây là một vấn đề, mà tôi cho là vô cùng cấp thiết và hệ trọng của Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp, phương án kịp thời cần được đưa ra, nếu không muốn những công sức đổi mới, phát triển đất nước từ trước tới giờ bị đặt trong hồi chuông báo động

Bài tiểu luận với đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” sẽ làm rõ về các khái niệm về tự nhiên, xã hội, mối liên hệ mật thiết của chúng với nhau, và tác động qua lại của chúng và tác động của chúng đối với con người dưới quan điểm của triết học Mác-Lênin; đồng thời tìm hiểu thực trạng tình hình môi trường hiện nay ở Việt Nam, các tác nhân, hậu quả gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái và qua đó đưa ra những biện pháp để khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trên đối với môi trường

2 Kết cấu

Tiểu luận “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” gồm 3 phần, với các nội dung:

Phần 1: Cơ sở lý luận

Phần 2: Vấn đề, hiện trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay; các nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Phần 3: Tổng kết

3

Trang 4

I Cơ sở lý luận

1 Định nghĩa

1.1 Tự nhiên

Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan Tự nhiên nhắc đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung; với phạm vi bao quát từ các hạt nguyên tử nhỏ bé cho đến những khoảng cách lớn trong vũ trụ Tự nhiên chính là cái nôi sản sinh ra sự sống của vạn vật,

và có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống, giữ cân bằng hệ sinh thái Con người và xã hội cũng chính là bộ phận đặc thù của tự nhiên

1.2 Xã hội

Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật chất Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Tính đặc thù của xã hội được thể hiện

ở chỗ: khác với phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức tác động lẫn nhau, đối với xã hội, nhân tố hoạt động là con người có ý thức Hành động của họ có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới

tự nhiên Theo C.Mác, “Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau” Như vậy, khác với tự nhiên, xã hội được hình thành thông qua ý thức của con người chứ không phải tự phát Xã hội và con người là hai mối tương quan, quan

hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội, xã hội tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của loài người Cũng phải nói thêm rằng, sự ra đời, tồn tại và phát triển của xã hội cũng gắn liền với tự nhiên vì chỉ có tự nhiên thì con người mới xuất hiện và hình thành xã hội

2 Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

2.1 Tự nhiên – nền tảng của xã hội

Xã hội và tự nhiên tồn tại sự thống nhất và tương tác với nhau, đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều Tự nhiên có một vai trò vô cùng quan trọng với xã hội, bởi tự nhiên vừa là nguồn gốc của xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội Tự nhiên là nguồn gốc của xã hội vì xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất của xã hội

4

Trang 5

Theo Các Mác: “Con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài” Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất ra sản phẩm

Tóm lại tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao động của con người cần, mà chính lao động tạo ra con người và xã hội Do

đó, vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất của xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội

2.2 Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên

Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan nên con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy, là

bộ phận của tự nhiên Nguồn gốc của con người chính là tự nhiên Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiên từ động vật Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên Ngay cả bộ óc con người, cái mà con người luôn tự hào, cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người

Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà còn nhờ lao động

Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên, trong quá trình này con người khai thác và cải biến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Trong lao động, cấu tạo cơ thể người dần hoàn thiện và xuất hiện nhu cầu trao đổi thông tin thông qua ngôn ngữ Lao động và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lý người Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ thuộc tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, đó là xã hội

Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội Vậy xã hội là gì? Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Xã hội biểu hiện thông qua các mối liên hệ giữa con người với nhau, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người”

Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên Song bộ phận này có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô tri, vô thức tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con người có

ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định Hoạt

5

Trang 6

động của con người không chỉ tái sản xuất chính bản thân mình mà còn tái sản xuất giới tự nhiên

2.3 Tác động của xã hội lên tự nhiên

Tự nhiên và xã hội có một mối liên hệ khăng khít và bền chặt: Nếu như tự nhiên tác động đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, thì chính những tác động của xã hội cũng ảnh hưởng đến tự nhiên

Sự tương tác này tồn tại là do các hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là quá trình lao động sản xuất Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của con người với động vật, song lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng nhất, tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và

tự nhiên Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, quá trình mà trong đó con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên" Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này, con người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh, tức là làm biến đổi tự nhiên Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú như khai thác khoáng sản, đánh bắt cá hay kể cả đốt rừng, xả rác, chất thải ra môi trường…

Thực tế cho rằng, xã hội luôn tác động đến tự nhiên Giờ đây khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, dân số ngày một gia tăng, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vấn đề đặt ra chính là, trong quá trình tác động ấy đòi hỏi con người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa Con người chính là sinh vật

có khả năng làm biến đổi tự nhiên nhiều nhất, và cũng chính là sinh vật tác động nhiều nhất đến giới tự nhiên

Tóm lại, mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò ngày càng cấp thiết Để giữ gìn môi trường tồn tại và phát triển, con người cần nắm chắc các quy luật tự nhiên, điều tiết sử dụng hợp lí, khai thác có hiệu quả, đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội

2.4 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ tự nhiên và xã hội

Mối quan hệ tự nhiên – xã hội có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó những yếu tố quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và sự nhận thức, vận dụng quy luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người

6

Trang 7

Discover more

from:

TRI114

Document continues below

Triết học Mác

Lênin

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin Triết học

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ… Triết học

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc… Triết học

248

Tiểu luận Triết học Triết học

12

Đề cương Triết 1 CK

-Đề cương Triết 1 CK …

34

Trang 8

Mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội Thông qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau Điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của

xã hội và phương thức sản xuất chính là tiêu chí để đánh giá Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người Phương thức sản xuất quy định tính chất mối quan hệ giữa tự nhiên

và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo

Khi khoa học và kĩ thuật ngày càng phát triển, song với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống

mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại Để tồn tại và phát triển, con người phải chung sống hòa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với tự nhiên mà quan trọng nhất là phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn Mối quan hệ ấy được thể hiện thông qua hoạt động của con người, mà con người hành động theo suy nghĩ, do

đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hòa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài, bền vững của xã hội cũng như là tự nhiên Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên mà không dự tính đến những biện pháp, chính sách bảo tồn và phục hồi thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi

2.5 Con người, xã hội, tự nhiên trong một chỉnh thể thống nhất

Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên, mà cùng với nhau, cả ba yếu tố trên tạo thành một khối, một chỉnh thể thống nhất Theo nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới tuy vô cùng phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người Ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống tự nhiên – con người – xã hội bởi chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính, mối quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động

7

Triết học Mác Lênin 99% (77) QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M… Triết học

20

Trang 9

Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo những quy luật, tất cả các quá trình xảy ra trong giới tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định Sự hoạt động của các quy luật đó đã nồi liền các yếu tố thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong không gian và theo thời gian Con người là sản phẩm của giới tự nhiên Con người tạo ra xã hội, và chính con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội

Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại không thể tách rời xã hội Để trở thành một con người đích thực con người cần được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người Con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội Chính vì vậy, quan điểm cho rằng “con người còn là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên” là hoàn toàn đúng đắn và xác đáng

Tuy nhiên, trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển hiện nay, con người lại đang đánh đổi sự tân tiến, lớn mạnh ấy mà để lại những hệ quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm với quy luật của xã hội là vô cùng cần thiết, để duy trì cho hệ thống tự nhiên –

xã hội, gìn giữ cho sự toàn vẹn và phát triển của giới tự nhiên, và cũng đồng thời

là sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội

II Tình trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam

1 Môi trường và tình trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam

1.1 Môi trường

Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người) Không khí, đất, nước, khu dân cư là các yếu tố

cơ bản duy trì sự sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động

8

Trang 10

1.2 Tình trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam

Vấn đề môi trường vẫn luôn là một vấn đề nổi cộm và gây nhức nhối của nước ta trong xã hội hiện đại ngày nay Tình trạng môi trường, mà cụ thể là môi trường sinh thái đang được đặt trong một dấu hỏi lớn cho các cấp chính quyền, làm sao để có thể giải quyết triệt để được chúng và hạn chế được những hệ quả kéo theo Trong số vô vàn các vấn đề to nhỏ còn tồn đọng về môi trường sinh thái, bài tiểu luận sẽ tập trung phân tích ba vấn đề nổi bật nhất: ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước và nạn tàn phá rừng

1.2.1 Ô nhiễm không khí

Không khí ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Theo như thống kê ở năm 2022, nồng độ trung bình bụi mịn PM2.5 trong không khí ở Việt Nam nhiều gấp 5,4 lần khuyến cáo về môi trường của WHO Hơn nữa, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình là 82, Việt Nam đứng thứ 30 trong số những quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất 2022

Khí bụi, khí thải xả ra môi trường chính là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên Khí thải xuất phát từ số lượng phương tiện giao thông ngày một gia tăng, với đỉnh điểm là giờ cao điểm, những lúc tắc nghẽn; cũng còn đó là các nhà máy sản xuất, các hoạt động khai thác, các làng nghề hoặc thậm chí đến từ việc đốt rơm, rạ và những vụ cháy rừng Những chất và khí độc như bụi, SO2, NO2,… vì không có các biện pháp xử lý, đã phát tán trực tiếp ra ngoài môi trường và gây tổn hại đến chất lượng không khí xung quanh

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, các làng nghề tập trung chủ yếu ở miền Bắc, trong đó các làng nghề tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, ), tiếp đến là khu vực Nam Bộ và Trung Bộ Điều này cũng có nghĩa là các khu vực nêu trên phải chịu tác động mạnh mẽ của vấn đề ô nhiễm không khí

1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước

Giống như ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước cũng là một trong những vấn đề môi trường đáng nói nhất ở Việt Nam Chỉ cần nhìn những con số thống kê sau đây, ta có thể nhận thức được vấn đề nước sạch và bảo vệ môi trường nước đang cấp thiết đến nhường nào: Theo thống kê và báo cáo của Bộ Y

tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường, khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém, khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém Theo thống kê của TS Quách Thị Xuân – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển

9

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w