1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam(vietcombank)

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lợi Nhuận Và Chế Độ Phân Phối Lợi Nhuận Tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Tác giả Nhóm 31
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kế Toán Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Cùng với việc chuẩnbị thật tốt các điều kiện pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia phát triển trong nền kinhtế thị trường, các nhà quản trị doanh nghiệp đã và đang phải định hình về vấn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

***

TIỂU LUẬN CẢI THIỆN ĐIỂM

Học phần:

Kế toán tài chính KET301(GD2 - HK2 - 2223).1

LỢI NHUẬN VÀ CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

(VIETCOMBANK)

Họ và tên sinh viên: Nhóm 31

Khóa: 60

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng

STT Mã sinh viên Họ và tên

02 2114810004 Đỗ Trang Anh

03 2114810009 Ngô Hải Anh

64 2114810037 Nguyễn Hà My

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

KÍ HIỆU VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 4

1.1 Những vấn đề cơ bản của lợi nhuận 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại 4

a) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 4

b) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 4

c) Lợi nhuận bất thường 4

1.2 Chế độ phân phối lợi nhuận 5

1.2.1 Nguyên tắc phân phối lợi nhuận 5

1.2.2 Nội dung của việc thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận 5

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối lợi nhuận 7

PHẦN II TÌNH TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI VIETCOMBANK 7

2.1 Giới thiệu về Vietcombank 7

2.2 Tình trạng phân phối lợi nhuận của Vietcombank trong năm 2021-2022 7

2.2.1 Phân phối lợi nhuận năm 2021 8

2.2.2 Phân phối lợi nhuận năm 2022 9

2.3 Đề xuất cải thiện hiệu quả phân phối lợi nhuận của Vietcombank 10

2.3.1 Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có thể cần đảm bảo theo lý thuyết trò chơi 10

2.3.2 Việc phân phối lợi nhuận có thể cân nhắc thêm yếu tố “xanh” 10

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Tài liệu tiếng Việt 12

Tài liệu nước ngoài 12

Trang 3

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) LNST / Ebit Lợi nhuận sau thuế

KTPL Khen thưởng phúc lợi

2

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội, nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển và mở cửa, hội nhập với thế giới là xu thế tất yếu Cùng với việc chuẩn

bị thật tốt các điều kiện pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia phát triển trong nền kinh

tế thị trường, các nhà quản trị doanh nghiệp đã và đang phải định hình về vấn đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong hoạt động tài chính để đem lại lợi ích cao nhất Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận là một quá trình được hầu hết các thành phần trong nền kinh tế quan tâm Các cơ quan quản lý quan tâm đến trong doanh nghiệp có thực hiện đầy

đủ nghĩa vụ của mình, các nhà đầu tư quan tâm lợi nhuận, công nhân viên thì quan tâm đến lợi nhuận và những đặc quyền họ được nhận khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả Thu lợi nhuận tối đa là cái đích mà doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều hướng tới Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Qua đó biết việc thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận có hiệu quả hay không và nó có phải là động lực kích thích vươn lên trong cạnh trnh của mỗi doanh nghiệp hay không

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, để

nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu đồng thời bổ sung thêm kiến thức và sự hiểu biết về mặt

lý luận và thực tiễn của vấn đề lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp

3 Câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu

Câu hỏi:

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nhận thức, đánh giá tình trạng phân phối lợi nhuận của Ngân hàng Vietcombank

Đề xuất những giải pháp để cải thiện hiệu quả phân phối lợi nhuận của Ngân hàng Vietcombank

Trang 5

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

1.1 Những vấn đề cơ bản của lợi nhuận

Xét dưới góc độ tài chính, lợi nhuận là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh

Do đó, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó là kết quả tài chính cuối cùng, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan

Để xác định lợi nhuận thu được trong một kỳ nhất định, người ta căn cứ vào hai yếu tố

là thu nhập phát sinh trong kỳ và chi phí phát sinh để đem lại thu nhập trong kỳ đó Như vậy, ta có công thức xác định lợi nhuận là:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Theo thông tư số 64/1999 TT-BTC ngày 7 tháng 6 năm 1999, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường

a) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh Vì hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của các doanh nghiệp nên đây là phần cơ bản nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, thường chiếm tỉ trọng lớn do nó có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính là số thu lớn hơn số chi phí của các hoạt động tài chính, bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản; mua bán chứng khoán; mua bán ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay vốn; lợi tức cổ phần và lợi nhuận được chia từ phần vốn góp liên doanh hợp doanh; hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Phần thu này hiện nay cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp

c) Lợi nhuận bất thường

Lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động bất thường, bao gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ; khoản

nợ khó đòi đã duyệt bỏ nay thu hồi được; lợi nhuận từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; khoản thu vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát; khoản chênh lệch do thanh lý, nhượng bán tài sản; lợi nhuận các năm trước phát hiện năm nay; hoàn nhập số

4

Trang 6

dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi; tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành Đây là khoản lợi nhuận doanh nghiệp khó kiểm soát nhất và trên thực tế chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận

1.2 Chế độ phân phối lợi nhuận

Về cơ bản, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, nó có trở thành động lực của doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào chính sách phân phối thu nhập của nhà nước Phân phối lợi nhuân trong doanh nghiệp

là quá trình phân chia và sử dụng các khoản lợi nhuận thu được sau một thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để thoả mãn lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu là tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chính sách phân phối thu nhập là một chính sách tài chính quan trọng, nó giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế của nhà nước, chủ sở hữu và người lao động trong việc phân phối kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Chính vì vậy, việc phân phối kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định chung trong chế độ phân phối thu nhập của nhà nước ban hành

Tuỳ theo từng thành phần kinh tế và cơ chế tài chính của từng thời kỳ mà kết quả tài chính của doanh nghiệp có thể được phân phối khác nhau và tỉ lệ cho các phần là khác nhau Nhưng nhìn chung lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối như sau:

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Chia cho các chủ đầu tư

Trả các khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trích lập các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi

Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính toán và xác định vào cuối kỳ hạch toán (tháng, quý), nhưng chỉ được xác định chính xác khi quyết toán đươc duyệt Do vậy để đảm bảo nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước và đảm bảo kịp thời sử dụng các nguồn thu cho mục đích trong năm, khi quyết toán này được duyệt sẽ xác định chính xác số được phân bổ cho các mục đích Nếu số tạm phân phối trong năm nhỏ hơn số chính thức được phân phối, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối thêm Nếu số tạm phân phối trong năm lớn hơn số được chia chính thức, doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh lại trên sổ kế toán Theo thông tư số 64/1999 TT-BTC ngày 7 tháng 6 năm 1999 hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước, sau khi

Trang 7

Discover more

from:

K60, NT

Document continues below

note taking

Trường Đại học…

151 documents

Go to course

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường

note taking 100% (1)

2

Bai 2 - DJKNJCNDS

note taking None

1

Article week 3- Ngan Tran

note taking None

1

2017-LT-Kinhtevimo

27 09 2018 08 12 00

note taking None

13

Tu do hoa tai chinh WB

note taking None

48

Planet scents -reading

5

Trang 8

chuyển lỗ theo Điều 22 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập theo Luật định, lợi nhuận còn lại được phân phối theo trình tự sau đây:

1 Bù khoản lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

2 Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành;

3 Trả tiền phạt vi phạm pháp luật Nhà nước như: vi phạm Luật thuế, Luật giao thông, Luật môi trường, Luật thương mại và quy chế hành chính , Sau khi đã trừ tiền bồi thương tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có);

4 Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế;

5 Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có);

6 Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1, 2, 3, 4, 5) được phân phối như sau: 6.1 Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều

lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.2 Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

6.3 Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.4 Đối với một số ngành đặc thù (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm, ) Mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp trích lập theo các quy định đó;

6.5 Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu;

6.6 Số lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn Nhà nước tại các thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm), như sau:

A) 3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp:

- Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nói trên năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước

- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư

B) 2 tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) sau khi lấy ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia số tiền vào mỗi quỹ

Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sung toàn bộ số lợi nhuận còn lại vào Quỹ đầu tư phát triển

note taking None

Trang 9

7 Thủ tục và thời điểm trích lập các quỹ.

7.1 Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quí về số lợi nhuận thực hiện, doanh nghiệp kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, lợi nhuận còn lại được tạm trích vào các quỹ quy định ở Mục II nói trên, nhưng số tạm trích vào các quỹ không vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quý đó

7.2 Sau khi công bố công khai báo cáo tài chính năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế cả năm theo quyđịnh ở Mục B Thông tư này

Hiệu quả phân phối lợi nhuận được xác định bởi nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận Các chỉ số này đo lường mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập tổng của các cổ đông

cho ra bao nhiêu cổ tức trong năm nhận lại

• : thể hiện cơ cấu phần trăm thu nhập mà doanh nghiệp bỏ ra để trả cổ tức cho cổ đông Hệ số chi trả cổ tức được tính bằng thương số giữa cổ tức cho một phần cổ phần thường và thu nhập cho một

cổ phần thường

Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình có khả năng thay đổi đáng kể giữa các ngành khác nhau

Ví dụ, các công ty trong ngành công nghệ thường có tỷ lệ chi trả thấp hơn nhiều so với các công ty trong ngành tiện ích Một tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức 30-50% được xem là ổn định

• : thể hiện lượng cổ tức thu về được khi nhà đầu tư bỏ ra một đồng đầu tư vào cổ phiếu niêm yết trên thị trường Tỷ suất cổ tức được tính bằng thương số giữa cổ tức cho một phần cổ phần thường và giá thị trường của một cổ phần thường

Cổ tức có thể bị giảm hoặc bị loại bỏ hoàn toàn mà không cần thông báo trước nhiều Trong thực tế, các doanh nghiệp có tỷ lệ cổ tức cao thường đối mặt với nhiều khó khăn hơn Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy

PHẦN II TÌNH TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI VIETCOMBANK

2.1 Giới thiệu về Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963

7

Trang 10

với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam)

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần (do nhà nước chỉ nắm 74,8% vốn điều lệ) vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu

ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM

Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu

2.2 Tình trạng phân phối lợi nhuận của Vietcombank trong năm 2021-2022

Ngày 30/12/2022, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

đã ban hành Nghị quyết số 680/NQ-VCB-HĐQT về việc phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 của VCB, cụ thể như sau:

1 Lợi nhuận sau thuế 2021 (riêng lẻ) 21.263.373

2 Điều chỉnh do thay đổi lợi nhuận năm trước (165)

4 Trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%)

[(3) x 5%]

(1.063.160)

5 Trích lập Qũy dự phòng tài chính (10%)

[(3) x 10%]

(2.126.321)

Bao gồm:

Trang 11

6.2 (5.913)

8 LNST còn lại, trích các quỹ

[(3)+(4)+(5)+(6)+(7)]

15.833.450

10 LNST còn lại, trích các quỹ và chia cổ tức 0

Việc phân phối lợi nhuận của năm 2021 của VCB tuân theo đúng và hài hòa giữa Thông tư số 64/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn phân phối lợi nhuận sau thuế

và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp

Theo đó, sau khi có LNST riêng lẻ 2021 là 21.263.373 triệu đồng, VCB thực hiện bù các khoản lỗ các năm trước, trả tiền phạt vi phạm Nhà nước,… Điều này được thế hiện bằng việc điều chỉnh do thay đổi lợi nhuận năm trước, giảm 165 triệu đồng

Mức điều chỉnh này cho phép còn lại 21.263.208 triệu đồng là lợi nhuận phân phối năm 2021 Theo thứ tự được quy định trong cả hai văn bản pháp luật nêu trên, Ngân hàng phân chia phần trăm cho từng quỹ, lãi như sau:

Trích lập quỹ đặc biệt theo quy định của Nhà nước: đây là quỹ được yêu cầu trích riêng cho ngân hàng thương mại và một số tổ chức doanh nghiệp khác Cụ thể, VCB được yêu cầu trích 1.063.160 triệu đồng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ , tương ứng với 5% mức lợi nhuận phân phối

Quỹ dự phòng tài chính: VCB đã trích lập 10% lợi nhuận phân phối theo quy định, nhằm phục vụ dự phòng tổn thất, thiệt hại trong tương lai Quỹ này được quy định không trích nữa nếu quỹ đã bằng hoặc lớn hơn 25% vốn điều lệ

Quỹ khen thưởng phúc lợi: Quỹ khen thưởng phúc lợi được VCB trích lập theo đúng Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp Dựa trên căn cứ VCB được xếp hạng Doanh nghiệp loại A theo Nghị định trên, Ngân hàng trích lập theo quy định:

Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi

Doanh nghiệp xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên

9

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

w