1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang

104 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 3

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Tác giả luận văn

Trang 4

thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Lạng Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Tác giả luận văn

Trịnh Văn Hưng

Trang 5

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

Trích yếu luận văn x

Thesis abstract xii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiên chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam đường canh 4

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam đường canh 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất cam đường canh trong nông nghiệp 6

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây cam đường canh 8

2.1.4 Nội dung giải pháp phát triển cam đường canh 9

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam đường canh 14

2.2 Cơ sở thực tiễn 18

2.2.1 Cung cầu đối với cam trên thế giới 18

2.2.2 Cung cầu đối với cam ở trong nước 20

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 25

Trang 6

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 34

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 34

3.2.4 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu 35

3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 35

3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 38

4.1 Thực trạng sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang 38

4.1.1 Hệ thống tổ chức sản xuất cam đường canh 38

4.1.2 Thực trạng phân bổ vùng sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang 39

4.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng cam đường canh của huyện Lạng Giang 40

4.1.4 Thực trạng sản xuất cam đường canh của các hộ điều tra 42

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang 59

4.2.1 Các yếu tố khách quan 59

4.2.2 Các yếu tố chủ quan 64

4.2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thánh thức trong sản xuất cam của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạng Giang 67

Trang 7

5.2 Kiến nghị 84

5.2.1 Đối với Nhà nước 84

5.2.2 Đơi với chính quyền địa phương 84

Tài liệu tham khảo 85

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Sản lượng cam của một số nước lớn trên thế giới năm 2017 18

Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng, năng suất cam trên thế giới 19

Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu cam trên thế giới năm 2017 20

Bảng 2.4 Diện tích và sản lượng cam, quýt tại Việt Nam (2015 – 2017) 21

Bảng 2.5 Giá trị xuất khẩu cây ăn quả có múi ở nước ta từ năm 2015 – 2017 23

Bảng 3.1 Dân số và lao động huyện Lạng Giang qua 3 năm qua 27

Bảng 3.2 Tổng sản phẩm và cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế của huyện Lạng Giang 32

Bảng 4.1 Diện tích trồng cam đường canh của các xã trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2015 đến năm 2017 39

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ trồng cam trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2015 đến năm 2017 40

Bảng 4.3 Sản lượng cam đường canh của các xã huyện Lạng Giang qua các năm ( 2014 -2016) 41

Bảng 4.4 Thông tin chung của các hộ điều tra 42

Bảng 4.5 Diện tích trồng cam đường canh của các hộ điều tra tại huyện Lạng Giang (Tính bình quân 1 hộ) 44

Bảng 4.6 Diện tích trồng mới cam đường canh của các hộ điều tra tại huyện Lạng Giang (Tính bình quân 1 hộ) 45

Bảng 4.7 Diện tích cho thu hoạch cam đường canh của các hộ điều tra tại huyện Lạng Giang (Tính bình quân 1 hộ) 45

Bảng 4.8 Năng suất, sản lượng cam đường canh của các hộ điều tra (Tính bình quân 1 hộ) 46

Bảng 4.9 Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản của cam đường canh 48

Bảng 4.10 Chi phí thời kỳ sản xuất kinh doanh cam đường canh 50

Bảng 4.11 Tình hình tiêu thụ cam đường Canh của các hộ điều tra 53

Bảng 4.12 Kết quả sản xuất cam đường canh 56

Bảng 4.13 Hiệu quả sản xuất cam đường canh 57

Trang 10

Bảng 4.15 Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến năng suất,

sản lượng cam đường canh 59

Bảng 4.16 Kênh tiêu thụ cam đường canh của các hộ sản xuất 62

Bảng 4.17 Hiệu quả của các chính sách đến phát triển sản xuất cam đường canh 63

Bảng 4.18 Nguồn gốc lựa chọn giống cam đường canh 64

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trịnh Văn Hưng

Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng

Giang, tỉnh Bắc Giang

Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu

Luận văn đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn Huyện trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu Số liệu và tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập trên các giáo trình, sách, báo, tạp chí, các báo cáo hàng năm của các Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạng Giang, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lạng Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang và Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp cho 90 hộ nông dân đang trồng cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang Nội dung điều tra gồm: Những thông tin cơ bản của hộ, quy mô sản xuất, thu nhập, sản lượng, cánh thức tiêu thụ, trình độ khoa học kĩ thuật của nông hộ, những khó khăn, mong muốn của hộ trong quá trình sản xuất và nhu cầu hộ Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và phân tích để đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang và đề xuất cac giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Trang 13

trong tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào, chuyển giao KHKT đến người sản xuất còn hạn chế Phát triển sản xuất cam được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi người sản xuất phải có kinh nghiệm, trình độ, kiến thức về tiến bộ KHKT Về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm cây cam chính là bán trực tiếp tại nhà cho người thu gom sản phẩm và bán tại chợ địa phương Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường: Trong sản xuất cam của hộ nông dân huyện Lạng Giang đã rõ rệt Phát triển sản xuất cam của các hộ trên địa bàn huyện Lạng Giang đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Tuy nhiên, diện tích cam trên địa bàn vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng về đất đai và các điều kiện kinh tế - xã hội còn có thể khai thác được trên địa bàn huyện Sản xuất cam phân bố không đều, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có liên kết, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa có bảo quản chế biến tại chỗ và chưa có áp dụng công nghệ mới trong sản xuất chế biến

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang gồm các yếu tố khách quan (điều kiện tự nhiên, yếu tố thị trường tiêu thụ, cơ chế chính sách) và các yếu tố chủ quan (giống cam đường canh, trình độ, kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cam đường canh, chi phí đầu tư sản xuất cam đường canh)

Trang 14

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Trinh Van Hung

Thesis title: Sollutions to developing Duong Canh orange production in Lang Giang

district, Bac Giang province

Major: Economic management Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives: The study evaluates situation of Duong Canh orange

production in Lang Giang district, Bac Giang province and draw sollutions to develope the production of Duong Cang orange in the district in comming years

Materials and Methods:

In the study, both primay data and secondary data were utilized Secondary data included textbooks, reports and papers collected from Deparment of Agriculture and Rural Development, Department of Economic and Infrastructure, Deparment of Resource and Enviroment and Deparment of Statistics in Lang Giang district Primary data was collected by conducting semi-structure survey with 90 farmers producing Duong Canh orange in Lang Giang district The main contents of the questionnaire are (i) general information of households, (ii) information about Duong Canh orange production such as production scale, farming practices, production costs, disposal of products, marketing of products, difficulties in production of Duong Canh orange and needs of household to development of Duong Canh orange production Thereafter, the data was analyzed to describe situation of Duong Canh orange production and draw policy implications for the development of Duong Canh orange production in comming years

Main findings and conclusion:

Situation of Duong Canh orange production in Lang Giang district: (1) Production area has been increased in all communes in the district However, there are differences in terms of production area, productivity and quantity of products among those communes Duong Canh orange has been added to the portfolio of priority fruits for the district It is clearly reported in the master plan of crops production of the district in the period of 2015 to 2020

Trang 15

sold to collectors at home and sold at local markets Economic efficiency of Duong Canh orange production is quite high and it denpends on production experience and farming practices of producers Duong Canh orange production has contributed significantly to household income and it has made a positive change in life condition of local people However, its production area is considered to be less than its potential In general, Duong Canh orange production is small and scattered Moreover, the linkages in marketing products has not been existed There is no processing activity in the local region

There are several factors influencing on Duong Canh orange production in Lang Giang Some factors are not decided by the producers which are natural condition, selling market and policies Some other factors are decided by the producers which are variety, farming practices, applying pesticide and other inputs for orange production

Trang 16

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, việc lựa chọn đúng cây trồng vật nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc gia tăng thu nhập và cải thiện mức sống của con người, phát triển kinh tế xã hội nhất là trong điều kiện các địa phương vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam có xuất phát điểm thấp Đến nay, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp và có nhiều đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu cây trộng theo hướng bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân và trồng cây ăn quả là một nghề đã có từ lâu đời, chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt và đời sống của các hộ gia đình Nghề này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và to lớn cho đời sống của các hộ gia đình chuyên canh cây ăn quả, làm cho bộ mặt nông thôn ngày một thay đổi và không ngừng phát triển Mặt khác, trong điều kiện hiện nay khi đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao thì nhu cầu về quả tráng miệng trở thành một trong những loại thực phẩm không thể thiếu sau bữa ăn hằng ngày của con người Trong sản xuất nông nghiệp thì quả là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa có độ che phủ, vừa tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa tham gia vào quá trình xóa đói giảm nghèo Nhưng vấn đề đặt ra cho các hộ gia đình chuyên cây ăn quả là làm thế nào để việc sản xuất kinh doanh mặt hàng này ngày càng phát triển

Trên địa bàn huyện Lạng Giang, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ, các cây ăn quả có múi từng bước được mở rộng diện tích nhằm khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương Tuy nhiên nguồn cung cấp cây giống chưa đảm bảo, kỹ thuật chăm bón chưa cao, cây còn bị nhiễm một số loại bệnh nguy hiểm Để ổn định sản xuất cây ăn quả và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cho nhân dân, cần thiết là phải nghiên cứu lựa chọn, khảo nghiệm và đưa vào sản xuất một số giống cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương

Trang 17

cam chưa mang lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trong huyện do nhiều nguyên nhân Thứ nhất, là do người dân chưa có kỹ thuật trồng và chăm sóc Thứ hai, do khí hậu thời tiết dẫn đến sâu bệnh Thứ ba, do các hộ trồng cam chưa liên kết trong khâu tiêu thụ nên người dân lâm vào tình trạng được mùa thì bị mất giá Để nâng cao hiệu quả từ việc trồng cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là loại cây trồng đúng định hướng của tỉnh Bắc Giang và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nếu như các hộ trồng cam hiểu biết quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cam đường canh và có sự liên kết trong khâu tiêu thụ Do đó tôi

lựa chọn đề tài "Giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn

huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang" làm đề tài tốt nghiệp bậc cao học của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiên chung

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn Huyện trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam đường canh

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất cam đường canh, các thương lái, một số đại lý bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 18

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Phạm vi về thời gian:

Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018 Số liệu và tài liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017 Số liệu so cấp được điều tra thu thập và tổng hợp năm 2018

1.4 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Trang 19

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN X’UẤT CAM ĐƯỜNG CANH

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM ĐƯỜNG CANH 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm phát triển

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau

Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992)

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)

Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng

thêm về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế

Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững được hình thành và ngày càng được hoàn thiện phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của tương lai Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn kiệt tự nhiên và nghèo đói Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường (World Bank, 1992)

Trang 20

gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội,

sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người (World Bank, 1992)

2.1.1.2 Khái niệm sản xuất

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:

Q = f(X1, X2, , Xn)

Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2, , Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất (Chu Tiến Quang, 2016)

Có 2 phương thức sản xuất là:

- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường (Nguyễn Ngọc Phương, 2015)

- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao (Nguyễn Ngọc Phương, 2015)

Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? (Nguyễn Ngọc Phương, 2015)

Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

phục vụ đời sống con người

2.1.1.3 Phát triển sản xuất

Trang 21

Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để chao đổi trong thương mại (Đào Mỹ Dung, 2012)

Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người và các đối tượng sản xuất thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng đảm bảo hơn về chất lượng (Đào Mỹ Dung, 2012)

Phát triển sản xuất là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ phù hợp trong một thời kỳ nhất định Phát triển sản xuất bao gồm phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (Đào Mỹ Dung, 2012)

Phát triển theo chiều rộng: Là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động (Chu Tiến Quang, 2016)

Phát triển theo chiều sâu: Là việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng, sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng cao (Chu Tiến Quang, 2016)

2.1.2 Vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất cam đường canh trong nông nghiệp

2.1.2.1 Vai trò của phát triển sản xuất cam đường canh trong nông nghiệp

a Vai trò của phát triển sản xuất cam đường canh trong việc sử dụng các nguồn lực

Trang 22

tương đối vừa phải với nhu cầu của cây Như vậy, qua đối chiếu yêu cầu về đất của cây trồng và điều kiện, đặc điểm lí, hoá của đất khu vực Lạng Giang cho thấy vùng đất này có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây ăn quả có múi Đây chính là một ưu thế tài nguyên sinh thái của vùng để hình thành và phát triển vùng quả có múi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá Khai thác tốt yếu tố đất đai của huyện sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đồng thời góp phần cải tạo, bồi dưỡng tài nguyên đất (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

Nguồn lực khí hậu: Khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chi phối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lí Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều, phụ thuộc nhiều ở điều kiện thời tiết khí hậu Thậm chí yếu tố thời tiết khí hậu nhiều lúc mang tính quyết định đến năng suất, phẩm chất, sản lượng cây trồng Được mùa hay mất mùa nhiều lúc chỉ do một hiện tượng thời tiết bất thường tác động Vì vậy, hiểu biết và nắm được các quy luật của khí hậu thời tiết có ý nghĩa kinh tế to lớn và thiết thực trong việc lựa chọn cây trồng và quy hoạch vùng trồng hợp lý (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Cam quýt là loại cây trồng không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nhưng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh Chúng có phạm vi sinh trưởng ở nhiệt độ từ 12-39oC, và có phạm vi nhiệt độ thích hợp là từ 23-29oC Nếu nhiệt độ quá cao và kéo dài nhiều ngày cây cam, quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành khô héo Cây cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ, là cây ưa ẩm, ít chịu hạn Cây cần nhiều nước nhất là lúc nảy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kì kết quả và quả lớn Tuy nhiên nếu độ ẩm quá cao đất thiếu ôxy sẽ làm cho bộ rễ hoạt động động kém, thối chết làm rụng lá, hoa, quả non hàng loạt Độ ẩm thích hợp khoảng 60% độ ẩm bão hồ đồng ruộng, độ ẩm khơng khí thích hợp là 75-80%, ở thời kì ra hoa cần độ ẩm không khí 70-75% Nếu điều kiện bất lợi như độ ẩm không khí quá cao, nắng to vào khoảng tháng 8, 9 làm cho sẽ làm cho quả bị nứt và rụng hàng loạt Độ ẩm không khí và độ ẩm đất có ảnh hưởng đến khả năng phân hoá mầm hoa và tỉ lệ đậu quả Nếu tháng 3, 4 khô hạn thì sẽ làm giảm số quả trên cây Ngược lại nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12- tháng 2 năm sau thì hoa quả sẽ nhiều (Nguyễn Văn Hoàng, 2014)

Trang 23

như đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong mùa đông, đợt khô hạn và nắng nóng xảy ra trong mùa hè Có thể nói vùng đất Lạng Giang đã được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện phù hợp dành cho sự phát triển cây cam, cây ăn quả có múi Nắm được thế mạnh này, người dân nơi đây đã đưa vào trồng và gắn bó với cây cam lâu năm, nhờ vậy mà rất nhiều hộ nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng và chăm sóc cây cam Địa phương cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây trồng hiệu quả này Cây cam đang ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển trên vùng đất Lạng Giang (Nguyễn Văn Luận, 2008)

Nguồn lực vị trí địa lý: Là huyện giáp với thành phố Bắc Giang So với các huyện trong tỉnh, huyện Lạng Giang có lợi thế về giao thông, do đó vị trí địa lý có ý nghĩa to lớn trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ đối với các sản phẩm thương mại nói chung và sản phẩm cam đường canh nói riêng Đối với sản phẩm cam đường canh từ khâu thu hoạch đến đưa ra thị trường như thị trường Hà Nội trung bình thời gian vận chuyển mất khoảng từ 2 – 3 giờ, do đó đảm bảo nguồn cam sản xuất cung ra thị trường đảm bảo tươi ngon và ít bị dập nát (Nguyễn Văn Hoàng, 2014)

b Vai trò của phát triển sản xuất cam đường canh đối với giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạng Giang

Với diện tích trồng cam tiêu chuẩn, trung bình 1 ha cam có nhu cầu khoảng 450 công lao động/ha, cho năng suất tối đa đạt từ 16 – 20 tấn cam/vụ/năm do đó đối với 1000 ha diện tích trồng cam theo tiêu chuẩn, được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật đòi hỏi khoảng 450.000 công lao động, nghĩa là cần đầu tư khoảng 5,4 tỷ đồng Tạo ra nguồn giá trị sản xuất cam tương ứng tối đa là 300 tỷ đồng Do đó việc phát triển sản xuất cam đường canh có đóng góp không nhỏ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân thời điểm nông nhàn tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người trồng cam (Trần

Văn Nguyên, 2016)

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây cam đường canh

a Đặc đểm kinh tế

Cây cam đường canh là loại quả có chứa giá trị chất dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao Cam giúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể

Trang 24

nhiêu cho đất Sản phẩm cây cam có giá trị kinh tế hàng hóa, sản phẩm có quả có mẫu mã đẹp, có lượng sinh khối lớn, rất giàu dinh dưỡng Do đó sản phẩm được ưa chuộc, có tính hàng hóa cao Mặt khác, cam có thể phân bổ trên địa bàn rộng, thích ứng với nhiều quy mô, diện tích vườn cam, sức lao động, nguồn vốn và sách lược kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau Vườn có diện tích lớn thì đầu tư sức lao động nhiều hơn, ngoài ra còn xem xét trồng xen canh với cây trồng khác để tăng thêm thu nhập Vườn có diện tích nhỏ thì xem xét chiến lược chuyên môn hóa sản phẩm cam để kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm thu nhập (Nguyễn Văn Luận, 2008)

b Đặc điểm kỹ thuật

Về hình dáng: Cây cam đường canh thuộc dạng thân gỗ, sông lâu năm, có tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm; cây trưởng thành cao 3 – 3,5 m, đường kính 3 – 4 m Về mặt hình thái quả cam đường canh tương đối giống quýt, nó có đặc điểm khác giống với cam là: quả hình cầu dẹt, vỏ mỏng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm, trọng lượng trung bình từ 80gr – 120 gr/quả Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, mã quả màu đỏ gấc, nhiều nước, tép quả nước có mà da cam, màu sắc hình dáng đẹp Là giống chín muộn thu hoạch tận tháng 2 năm sau – đó là những đặc trưng của giống cam này (Nguyễn Thị Thiêm, 2013)

Về chất lượng: Cam đường canh giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt thanh, nhiều nước, ít hạt Trong thành phần quả có chưa 10 – 10,3% đường, 0,5 – 0,7 a.cid hữu cơ và 12 – 18,7 mg Vitamin C Cam đường canh cho thu hoạch thường đúng vào dịp Tết cổ truyền, trên thị trường hiện nay giá cam đường canh có giá 45.000 – 80.000 đồng/kg, ngoài ra đối với những cây cam đường canh có hình dáng đẹp, nhiều quả cũng có thể được sử dụng để chơi tết thay thế cho đào, mai…với giá vài triệu/cây Chính vì thế đây là loại cây có giá trị kinh tế rất cao (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

2.1.4 Nội dung giải pháp phát triển cam đường canh

2.1.4.1 Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất cam đường canh

Trang 25

không xa sẽ lại có những cuộc giải cứu trái cây Thực tế, sản xuất đã và đang tiếp tục tăng trưởng nhanh về lượng; nhưng về chất lượng, quá nhiều vấn đề về chủng loại và cơ cấu giống, về quản lý dịch bệnh, về quy hoạch và phân vùng sản xuất

Công tác quy hoạch phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu phát triển thị trường Nghiên cứu thị trường để đưa ra quy mô sản xuất hợp lý, dự báo và đón bắt được kịp thời các xu hướng phát triển, định hướng cho người sản xuất và người ra chính sách

Nghiên cứu của Đỗ Năng Vịnh (2018) cho thấy, từ thị trường quốc tế, sản xuất quả có múi trên thế giới vẫn tăng do giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao và do tăng trưởng thu nhập của các nền kinh tế mới nổi Tổng sản lượng quả có múi hàng năm trên thế giới dao động vào khoảng 123 - 131 triệu tấn trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2016 (FAO, 2017), trong đó cam chiếm trên 50% tổng sản lượng Việc này vẫn đang tiếp tục tăng do thu nhập của người dân ở một số quốc gia tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, các nước Đông Âu, các nước ASEAN Ví dụ, năm 2008, tổng sản lượng quả có múi ở Trung Quốc lục địa là khoảng 21,7 triệu tấn, 5 năm sau (2013) sản lượng tăng lên 34,3 triệu tấn; năm 2016 đạt khoảng 32,7 triệu tấn (trong đó chủ yếu là quýt) Bình quân khoảng 23,7 kg/người với dân số 2016 vào khoảng 1,379 tỷ người (FAO, 2017) Từ mặt cầu, tiêu thụ cam toàn cầu đạt 71,416 triệu tấn trong năm 2015 Từ năm 2007 đến 2015, mức tăng trưởng đáng chú ý nhất về tiêu thụ cam đã đạt được ở Trung Quốc (tăng trung bình 11%/năm) Sự gia tăng mức sống ở Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu về một chế độ ăn uống đa dạng và bổ dưỡng, dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu trái cây Trong 8 năm gần đây, lượng nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc tăng hơn 3 lần lên 3,8 triệu tấn năm 2015, trong đó có nhập khẩu cam Sự gia tăng nhập khẩu chủ yếu đến từ vùng nhiệt đới và nam bán cầu Toàn cầu, bình quân đầu người khoảng 18kg năm 2016 Tiêu thụ bình quân ở các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ đạt trên 40 kg/người (Tổng cục Thống kê, 2017)

Trang 26

tăng 13,4%; quýt đạt 175,5 nghìn tấn, tăng 6,3% Tốc độ và tỷ lệ % tăng trưởng trên đây thể hiện khá rõ ưu thế và xu hướng thị trường của 2 cây cam và bưởi Tuy nhiên, tổng sản lượng quả có múi cả nước mới đạt thấp, khoảng 1.519.400 tấn; tính bình quân đầu người năm 2017 mới đạt trung bình khoảng 16kg (tính trên dân số khoảng 95 triệu người) Muốn đạt mức tiêu thụ 18 kg/người, Việt Nam cần sản xuất thêm khoảng 190.000 tấn quả/năm Nhưng để đạt mức tiêu thụ 23,7 kg/người như ở Trung Quốc, sản lượng quả có múi ở nước ta còn phải tăng lên khoảng 731.500 tấn; hay phải mở rộng thêm khoảng 40.000ha trồng mới cây ăn quả có múi, với năng suất trung bình phải đạt trên 20 tấn/ha trong thời gian tới GS Đỗ Năng Vịnh cũng đi đến kết luận, sản xuất cam ở Việt Nam chưa phải sản xuất thừa

Nhưng thực tiễn Việt Nam cho thấy, phong trào quần chúng phát triển mạnh, nhưng thiếu định hướng và chỉ đạo quyết liệt của nhà nước Theo Bộ NN-PTNT, diện tích cây ăn quả đang tăng mạnh, năm 2017 đã tăng 52.000ha so với năm 2016, trong đó diện tích cam tăng 10.000ha, tăng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Nông dân và doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội, đổ xô vào trồng cam

Đây là thời điểm cần chỉ đạo quyết liệt quá trình chuyển đổi sản xuất quả có múi từ quy mô nhỏ, hộ gia đình thành sản xuất công nghiệp, lấy HTX và doanh nghiệp làm lực lượng tiên phong

2.1.4.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam đường canh

Về giống: cần đưa các giống cam đường canh chất lượng cao (cam đường canh không hạt) vào sản xuất (Trần Văn Nguyên, 2016)

Về phương thức sản xuất: cần được thực hiện nghiêm ngặt với mục tiêu sản xuất cam đường canh theo tiêu chuẩn sạch có chất lượng cao, tạo ra uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhà nước đóng vai trò quản lý và phân công kiểm tra chất lượng cam đường canh tại nơi sản xuất, nơi sơ chế và nơi tiêu thụ cam đường canh an toàn (Trần Văn Nguyên, 2016)

Về ứng dụng tiến bộ KHKT: Nhà nước và địa phương có chính sách hỗ trợ nông dân, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ để đáp ứng mục tiêu phát triển cả về lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Trang 27

BVTV có hiệu quả (Trần Văn Nguyên, 2016)

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, khuyến khích thành lập các HTX cam đường canh, hội, nhóm các hộ sản xuất cam đường canh an toàn theo quy trình(Trần Văn Nguyên, 2016)

Sản xuất cam đường canh an toàn theo tiêu chuẩn phải tuân thủ theo một qui trình khá chặt chẽ từ lúc trồng trọt cho đến lúc thu hoạch Các khâu thu hoạch, cắt tỉa, đóng gói và chuyên chở đến điểm thu mua cần theo quy trình kỹ thuật để duy trì chất lượng quả

Tuyên truyền rộng rãi cho tất cả mọi đối tượng từ người sản xuất cho đến người tiêu dùng các quy định về thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm cam đường canh an toàn theo quy trình (Nguyễn Văn Hoàng, 2014) Khuyến cáo các hộ nông dân, những người tham gia công đoạn thu hái, đóng gói, bảo quản cam đường canh cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quy trình về đóng gói, thu hái và bảo quản cam đường canh để đảm bảo cho cam đường canh được tươi, không dập nát, héo úa giảm chất lượng cam đường canh, ngoài ra còn giữ uy tín về chất lượng cam đường canh với người tiêu dùng (Trần Văn Nguyên, 2016)

2.1.4.3 Giải pháp về vốn cho cho xuất cam đường canh

Hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, các đơn vị, địa phương, các hộ nông dân sản xuất, đầu tư vùng sản xuất cam đường canh theo quy trình (hỗ trợ qua hình thức tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất qua đầu tư, các ưu đãi về đất đai, chính sách thuế) (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)

Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại trên thị trường (Nguyễn Văn Hoàng, 2014)

Trang 28

Tiếp tục đầu tư và có chính sách thoả đáng cho các dự án lựa chọn thử nghiệm cam đường canh không hát, có giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để đa dạng về chủng loại, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)

Về chế biến sản phẩm, ngoài các cơ sở tư nhân và công ty cổ phần, huyện Lạng Giang cần có chủ trương đầu tư nâng cấp Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu bao gồm xây mới nhà xưởng, bổ xung cung cấp thiết bị, để có thể đủ năng lực đáp ứng việc sơ chế đóng gói và bảo quản cam đường canh (Trần

Văn Nguyên, 2016)

2.1.4.4 Giải pháp về tiêu thụ cam đường canh

Cập nhật, phổ biến kiến thức về thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau để người dân nắm bắt thông tin kịp thời, tìm đầu ra cho sản phẩm của họ và giúp đỡ nông dân đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường (Nguyễn Ngọc Phương, 2015)

Duy trì các cửa hàng bán cam đường canh an toàn, có chính sách hỗ trợ để đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất mở rộng quy mô kinh doanh để làm nòng cốt mẫu mực cho các cửa hàng cam đường canh an toàn, thực phẩm sạch tiếp theo Tuỳ theo chủng loại sản phẩm để đầu tư phương tiện phục vụ bán hàng tương ứng (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)

Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng, các siêu thị để có kế hoạch đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ các bước mở rộng mạng lưới kinh doanh cam đường canh theo tiêu chuẩn hàng năm, nghiên cứu các cửa hàng cam đường canh tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt quan tâm đến các khu đô thị sẽ hình thành (Nguyễn Ngọc Phương, 2015)

Xây dựng và ban hành từng bước hoàn thiện tiêu chí đối với cửa hàng cam đường canh an toàn, thực phẩm sạch gồm các điều kiện chủ yếu như: nơi giao nhận, chứa đựng, sơ chế bao gói, có nước sạch, thơng thống, thốt nước, có giá kệ, quầy mát để trưng bày, bảo quản cam đường canh an toàn Quầy phải có biển hiệu, bảng giá, niêm yết đăng ký kinh doanh cam đường canh an toàn Các sạp kinh doanh trong chợ cũng cần trang bị phương tiện để trưng bày, bán cam đường canh an toàn, bảng giá và biển hiệu kinh doanh (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)

Trang 29

toàn Có phương tiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà sản xuất (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)

Tập trung xúc tiến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm cam đường canh; hoàn thiện hồ sơ chỉ dẫn địa lý về xuất sứ hàng hố Quảng bá trên thơng tin đại chúng về cam đường canh an toàn và khuyến khích sử dụng cam đường canh an toàn có nhãn mác, xuất xứ (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)

Vận động, thiết lập các điểm bán cam đường canh an toàn tại các chợ trong và ngoài huyện để cam đường canh an toàn đến mọi nơi phục vụ người dân với giá tốt nhất (không đóng tiền chỗ, miễn giảm thuế

Tổ chức những người làm công tác thu gom - bán buôn cam đường canh an tồn như: khơng phải chịu bất kỳ hình thức thuế nào Người thu gom phải đầu tư trang thiết bị để vận chuyển cam đường canh an toàn được đảm bảo về mặt chất lượng, giảm thiểu tỷ lệ dập nát theo quy định Các cơ sở thu gom được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để mua xe tải nhỏ, xe có thiết bị bảo quản lạnh như xe chuyên dùng (Nguyễn Ngọc Phương, 2015)

Tổ chức thành lập các tổ chức hội, nhóm người sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân chuyên về thu gom và chế biến để đa dạng hoá và cải thiện chất

lượng hàng hoá (Nguyễn Ngọc Phương, 2015)

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam đường canh

2.1.5.1 Nhóm điều kiện tự nhiên

Đất đai: đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động Nếu không

có đất thì không có sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng Đất đai là một trong những nhân tố quyết định tới chất lượng sản phẩm cây ăn quả do đó mà mỗi loại đất khác nhau sẽ thích hợp để trồng một loại cây nhất định để cho chất lượng tốt nhất Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì các loại tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng chúng bị hao mòn, nhưng đất đai nếu biết cánh sử dụng hợp lý thì không những không bị hao mòn mà có thể sẽ ngày càng tốt lên Ngoài ra, các nguyên tố khác như Ca, Mg, các yếu tố vi lượng khác cũng rất cần đối với sự phát triển của cam, quýt Tùy từng loại đất và mức độ thiếu mà biểu hiện của các ảnh hưởng nhiều hay ít Bón đầy đủ phân chuồng cũng có thể khắc phục được tình trạng thiếu vi lượng trong đất (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Trang 30

nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng là chế độ nhiệt ẩm thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả, cho phép cây trồng phát triển quanh năm chất lượng tốt Bên cạnh những thuận lợi đó thì việc sản xuất cây ăn quả ở nước ta vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai thường xuyên xảy ra, thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại Hiện nay sản xuất cây ăn quả ở nước ta vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu do đó tính bấp bênh trong sản xuất còn cao (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Độ ẩm: lượng mưa được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% Độ ẩm không khí thích hợp nhất là 75-80% Thời kỳ hoa nở cần độ ẩm không khí thấp 70 - 75%, thời kỳ quả phát triển độ ẩm cao quả sẽ phát triển nhanh, phẩm chất tốt và mã quả đẹp Độ ẩm đất và không khí ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và tỉ lệ đậu quả của cam Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạ nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ nhiều Tháng 3 đến tháng 4 mùa khô hạn có khả năng giảm số lượng quả trên cây (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phù Quỳ, 1990)

Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam trên dưới 2.000mm, cam chanh cần 1.000-2000mm, quýt cần nhiều nước hơn:1.500-2.000mm Nhìn chung, lượng mưa có đủ để sản xuất nông nghiệp thảo mãn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây là 1.400-2.500mm Nhưng phân bố không đồng đều điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và phẩm chất của quả Ví dụ, tỉnh Hà Giang lượng mua bình quân hàng năm 3.000 - 3.500 mmm, cá biệt có nơi 5.000 mm, tập trung chủ yếu trong tháng mùa hè, vì thế mà năng suất và chất lượng cam những nơi này giảm (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phù Quỳ, 1990)

2.1.5.2 Nhóm điều kiện kinh tế - xã hội

Trình độ, năng lực: Trình độ của người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây cam Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua trình độ tổ chức quản lý, khả năng nắm bắt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới Khả năng ứng xử trước các biến động của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị cơ sở vật chất Nếu trình độ, năng lực của người sản xuất cao thì sẽ ảnh hưởng tích cực tới ngành sản xuất cam và ngược lại (Đỗ Kim Chung và cs., 2008)

Trang 31

là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, vật tư kỹ thuật và lao động tạo thêm nhiều việc làm, mở rộng quy mô (Đỗ Kim Chung và cs., 2008)

Đối với cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng thì yêu cầu về vốn đầu tư khá lớn Vì vậy, muốn sản xuất hiệu quả cao thì yêu cầu có được nguồn vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng nguồn vốn vào sản xuất là rất quan trọng Cây cam là cây trồng lâu năm, việc đầu tư ở giai đoạn kiến thiết cơ bản có ảnh hưởng nhiều đến cả giai đoạn kinh doanh, đầu tư vốn ở năm này không những có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm trong năm mà còn có tác động đến những năm khác Vì vậy, yêu cầu về đầu tư không thể xem nhẹ ở giai đoạn nào, năm nào cho nên nếu không đảm bảo về vốn sản xuất thì sẽ rất khó phát triển (Đỗ Kim Chung và cs., 2008)

Quy mô sản xuất: Các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng cam khác nhau Một số gia đình ngoài phần diện tích của gia đình có sẵn thì còn nhận khoán, đấu thầu thêm diện tích để tăng diện tích sản xuất Diện tích càng lớn thì quản lý càng phải chặt chẽ và các chi phí sẽ phải tiết kiệm Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Đỗ Kim Chung và cs., 2008)

2.1.5.3 Nhóm các chỉ tiêu kỹ thuật

Cây giống: Từ trước tới nay, giống cam chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp chiết cành và hầu hết được các gia đình tự sản xuất nên chất lượng của cây giống khơng kiểm sốt và đảm bảo chất lượng; Ngoài ra phương pháp này hệ số nhân giống không cao, chiết cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ, ngoài ra tỉ lệ ra rễ thấp phương pháp ghép mắt cũng được tiến hành trong nhân giống cam nhưng phương pháp này cũng có một số lây lan qua mắt ghép và cành chiết như Trsteza, greening, vi rút Phương pháp vi ghép là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng, ưu điểm của phương pháp này là cây con sau khi ghép hoàn toàn sạch bệnh, tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện đại trà trong sản xuất (Nguyễn Văn Luận, 2008)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Trang 32

tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc Lưu ý phải cách gốc từ 10-15cm để tránh sâu bệnh xâm nhập (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008)

Kỹ thuật chăm sóc: Là khâu tác động ảnh hưởng không những trong năm trồng mà còn ảnh hưởng lâu dài vào các năm sau Qua nghiên cứu thực tế trong nhiều năm thì gia đình nào thực hiện công tác cắt tỉ cành, tạo tán và xiết nước thì có tổng thu nhập kinh tế cao (Nguyễn Văn Luận, 2008)

Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mác nhiều loại sâu bệnh, do vậy việc phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt là cơ sở cho cây ra hoa và đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình ra quả Khâu phòng trừ sâu bệnh là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra hóa, đậu quả và năng suất chất lượng cam (Nguyễn Văn Luận, 2008)

2.1.5.4 Các nhân tố thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra thị trường Thị trường với các quy luật cầu-cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất Thị trường cam ở đây được đề cập tới cả hai yếu tố cầu-cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ ngưng trệ (Đào Thị Mỹ Dung, 2012)

2.1.5.5 Các chính sách Nhà nước

Trang 33

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Cung cầu đối với cam trên thế giới

2.2.1.1 Cung

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua Trồng cam là một hình thức thương mại quan trọng và là một phần đáng kể trong nền kinh tế Hoa Kỳ (Florida và California), hầu hết các nước Địa Trung Hải, Brasil, Mexico, Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ và đóng góp một phần nhỏ hơn trong nền kinh tế của Tây Ban Nha, Cộng hòa Nam Phi, và Hy Lạp

Bảng 2.1 Sản lượng cam của một số nước lớn trên thế giới năm 2017 Đơn vị tính: tấn STT Quốc gia Sản lượng 1 Brazil 21.615.072 2 Mỹ 9.799.776 3 Ấn Độ 6.000.000 4 Trung Quốc 7.994.682 5 Tây Ban Nha 2.124.604 6 Italy 2.124.604 7 Indonesia 1.994.141 8 Nam Phi 1.991.734 9 Paskistan 1.710.000 10 Việt Nam 625.014 Nguồn: FAO (2017)

Trong suốt mấy thế kỷ qua, ngành sản xuất cam quýt trên tồn thế giới khơng ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả của thị trường thế giới cũng ngày một cao hơn do trồng cam quýt chóng được thu hoạch và lãi suất luôn luôn cao Trên thế giới sản xuất cây có múi là một ngành lớn với diện tích 3,5 triệu ha và sản lượng 80 triệu tấn/năm, mức tiêu thụ bình quân trên đầu người là 15 kg quả/năm Hiện có 75 nước trồng cam quýt với diện tích và sản lượng tăng đáng kể

Trang 34

Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng, năng suất cam trên thế giới

Diện tích thu hoạch (ha) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thế giới 4.870.927 4.653.746 4.580.031 Châu Phi 443.063 461.184 478.885 Châu Mỹ 2.064.864 2.070.336 1.943.449 Châu Á 1.960.619 1.722.668 1.780.600 Châu Âu 375.862 371.839 349.303

Châu Đại Dương 26.519 27.719 27.794

Năng suất (tấn/ha) Thế giới 17,01 17,99 17,88 Châu Phi 18,66 19,51 19,87 Châu Mỹ 19,84 20,90 21,12 Châu Á 12,85 13,56 13,48 Châu Âu 21,14 20,75 19,58 Châu Đại Dương 18,20 13,05 17,31 Sản lượng (tấn) Thế giới 82.854.594 83.711.112 81.868.511 Châu Phi 8.267.278 8.999.180 9.513.724 Châu Mỹ 40.966.656 43.278.212 41.038.970 Châu Á 25.192.538 23.356.910 23.995.631 Châu Âu 7.945.367 7.715.008 6.839.065 Châu Đại Dương 482.755 361.802 481.121 Nguồn: FAO (2017) 2.2.1.2 Cầu

Trang 35

Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu cam trên thế giới năm 2017 Khu vực Xuất khẩu Nhập khẩu Số lượng (tấn) Thành tiền (1000USD) Số lượng (tấn) Thành tiền (1000USD) Toàn thế giới 8.289.072 5.784.108 7.843.811 6.004.355 Châu Phi 2.725.855 1.538.170 138.708 65.162 Bắc Mỹ 902.353 779.468 375.140 351.018 Nam Mỹ 403.390 236.075 72.272 21.395 Châu Á 964.223 611.878 2.535.944 1.835.251 Châu Âu 2.989.594 2.462.875 4.481.290 3.644.107 Nguồn: FAO (2017)

Qua bảng trên cho thấy, châu Âu là khu vực xuất khẩu cũng như nhập khẩu cam nhiều nhất Nước nhập khẩu nhiều nhất là nước Pháp Nam Mỹ là khu vực có lượng cam xuất khẩu hàng năm dưới 1 triệu tấn

2.2.2 Cung cầu đối với cam ở trong nước

2.2.2.1 Cung

Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, khí hậu chuyển tiếp từ Á nhiệt đới sang nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là nghề trồng cây ăn quả nói chung và cây có múi

nói riêng (Đào Thị Mỹ Dung, 2012)

Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được cây ăn quả được trồng từ Việt Nam từ khi nào, nhưng chắc chắn cam, quýt, bưởi là những cây ăn trái được trồng lâu đời phổ biến nhất Tuy nhiên phải đến đầu thế kỉ XIX ( trong thời kỳ Pháp thuộc 1884 - 1945), nghề trồng cây ăn quả nói chung và cam mới được phát triển Một số trạm nghiên cứu cây ăn quả được thành lập ở các tỉnh như: trạm Vân Du (Thanh Hóa), trạm Phù Quỳ (Nghệ An), Đầm Lô (Hà Tĩnh)…vừa nghiên cứu các cây ăn quả trong nước, vừa nghiên cứu nhập nội các cây giống ôn đới và Á nhiệt đới (Đào

Thị Mỹ Dung, 2012)

Trong giai đoạn này, các nhà kinh tế Việt Nam và nước ngoài chưa có ý thức khai thác nghề trồng cây ăn quả Nhu cầu quả tươi còn rất ít và tình trạng này kéo

Trang 36

Có thể nghề trồng cây ăn quả của Việt Nam nói chung và cam nói riêng được phát triển một bước so với tất cả các thời kỳ trước đây là từ sau năm 1960 Những nông trường chuyên trồng cam quýt ra đời ở miền Bắc với diện tích 223ha (1960) đến năm 1965 đã có 1.600ha và sản lượng 1600 tấn Năm 1975 diện tích phát triển

đến 2.900ha, đạt sản lượng 14.600 tấn (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Sau ngày miền Nam giải phóng từ năm 1975 đến 1984 đã có 27 nông trường cam, quýt Với diện tích xấp xỉ 3.500ha Sản lượng năm cao nhất (1976) đạt 22.236 tấn Phải nói đây là thời kỳ huy hoàng nhất của ngành trồng cam nước ta Ngoài ra do ảnh hưởng của các vùng hình thành nông trường sản xuất tập trung trong nhân dân xung quanh các nông trường Có thể nói sự thành lập các nông trường quốc doanh đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong phát triển kinh tế vườn ở khác tỉnh trên cả nước đặc biệt sau ở các vùng có truyền thống trồng cây ăn quả này Do đó sau năm 1985 mặc dù diện tích các nông trường quốc doanh có giảm đi song số lượng diện tích và sản lượng cam của cả nước vẫn tăng Năm 1985, diện tích cam của cả nước là 17.026ha, năm 1990 tăng và đạt 19.026ha trong đó có 14.499ha cho sản phẩm với sản lượng 199.238 tấn Từ năm 1990 – 1995 mức sản xuất cam quýt tăng nhẹ mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu, sâu bệnh phá hoại Trên phạm vi cả nước, sản xuất cam, quýt đạt khoảng 87,2 ngàn ha, hàng năm cung cấp khoảng 606,5 ngàn tấn cho thị

trường (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Cây có múi (cam, chanh,quýt, bưởi) là những loại cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc

phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Bảng 2.4 Diện tích và sản lượng cam, quýt tại Việt Nam (2015 – 2017) Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000tấn) 2015 71,9 10,19 707,1 2016 71,5 10,43 706,1 2017 70,4 10,88 705,4

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2017)

Trang 37

tích đã già cỗi, người dân chưa kịp trồng mới Đồng thời, bảng 2.4 cũng cho thấy rằng năng suất hằng năm đều tăng Cụ thể, năng suất năm 2015 là 10,19 tấn/ha, năm 2016 là 10,43 tấn/ha và cho đến năm 2017 là 10,88 tấn/ha chứng tỏ rằng người dân đã có sự đầu tư chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao và tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam, quýt trong những năm tới là một trong những hướng phát triển sản xuất của người dân

* Các vùng trồng cam, quýt chính ở Việt Nam: - Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Các yếu tố về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc sản xuất cây có múi Lịch sử trồng cam quýt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt và chăm sóc các loại cây ăn quả có múi Cam quýt được trồng nhiều ở các vùng đất phù xa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn cam quýt rất phong phú như: cam Chanh, cam Sành, cam Giấy… (Trần Văn Nguyên, 2016)

Cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa các loại cam từ Trung Quốc vào cùng mùa Các giống được ưa chuộng và trồng nhiều hiện nay là: cam Sành, cam Mật, quýt Tiều, quýt Đường, bưởi Đường, bưởi Năm Roi…Năng suất các giống kể trên ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long là tương đối cao (Trần Văn Nguyên, 2016)

- Vùng bắc trung bộ:

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ độ Bắc trọng điểm trồng cam quýt các vùng này là Phủ Quỳ - Nghệ An gồm các cụm nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600ha Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định Hai giống Sunkiss và Bù có ưu thế về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại trên cả cây và quả (Trần Văn Nguyên, 2016)

Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi từ lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch một trong những giống bưởi ngon nhất hiện nay (Trần Văn Nguyên, 2016)

- Vùng miền núi phía Bắc:

Trang 38

Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với các điều kiện hoàn toàn khác nhau với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất ven sông suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy….Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500ha hoặc trên 1000ha như Bắc Sơn – Lạng Sơn, Bạch Thông – Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa – Tuyên Quang, Bắc Quang – Hà Giang, Lạng Giang – Bắc Giang tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các cây trồng khác trên cùng một loại đất Do địa hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở các nước vùng núi phía Bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng (Trần Văn Nguyên, 2016)

2.2.2.2 Cầu

Nhìn chung tập quán tiêu thụ của nhân dân ta từ xưa đã thành truyền thống, quả đã trở thành nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị Trong các ngày lễ, giỗ chạp, ngày tết…nhân dân cũng dùng đến quả tươi, với mức sản tiêu thụ quả hiện tại đạt mức 48kg cho các loại quả trên một đầu người Mặt khác, phát triển quả có múi (trong đó có cam) ở nước ta phục vụ chủ yếu nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần để xuất khẩu Xuất khẩu quả có múi ở Việt Nam chủ yếu là chanh và bưởi, với giá trị xuất khẩu năm 2017: chanh 756.000 USD và bưởi là 5,353 triệu USD, cam chỉ có 28.000 USD

Bảng 2.5 Giá trị xuất khẩu cây ăn quả có múi ở nước ta từ năm 2015 – 2017

Loại quả Sản lượng (tấn) Giá trị xuất khẩu (1000 USD) 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Bưởi 1.495 2.632 5.000 1.382 2.479 5.353 Cam - 173 91 - 49 28 Chanh 919 1.064 949 623 745 756 Nguồn: FAO (2017)

2.2.2.3 Môi trường chính sách về phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam

Các chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất đã tác động tích cực đến rau quả Cụ thể:

Trang 39

người sản xuất đầu tư lâu dài, phát huy hiệu quả sử dụng đất đai; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác có lợi thế sinh thái từng vùng, từng bước hình thành các vùng cây ăn quả tập trung (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

Các Hợp tác xã được chuyển đổi hình thức theo luật HTX mới, tập trung chủ yếu vào vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp Từ khi có luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngành rau quả được cạnh tranh bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm tòi nghiên cứu nâng cao chất lượng hàng hóa (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

Nhiều địa phương đã chuyển đổi diện tích trồng những loại cây kém hiệu quả sang sản xuất rau, quả, hình thành được những vùng chuyên canh lớn với những loại rau quả đặc sản như: vùng rau Vân Nội (Hà Nội), vùng hoa Đà Lạt, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm roi, xoài cát Hoa Lộc… (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

Nghị quyết 03/2000/NQ-CP đã có những tác dụng nhất định, trang trại tăng lên rõ rệt cả về số lượng và quy mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung và thâm canh cao, hình thành nhiều trang trại sản xuất cây ăn quả lâu năm phù hợp với từng vùng sinh thái, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

Trang 40

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Lạng Giang là một huyện Miền núi, nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Giang Phía bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Phía đông giáp huyện Lục Lam, huyện Yên Dũng; Phía nam giáp thành phố Bắc Giang; Phía tây giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên

Là huyện cửa gõ phía bắc của tỉnh Bắc Giang, tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn Trung tâm là thị trấn Vôi, cách Hà Hội khoảng 60 km Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A, quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Thái Nguyên, Kép - Quảng Ninh chạy qua, phía tây có Sông Thương là tuyến đường thủy quan trọng Các tuyến đường trên tạo cho huyện các lợi thế đặc biệt trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và quốc phòng với các tỉnh phí Bắc và Đông Bắc (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạng Giang, 2017)

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 đến 23º/c, độ ẩm giao động từ 70-75% vào mùa đông và từ 80-85% vào mùa hè Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống Nắng trung bình năm từ 1500 đến 1700 giờ/năm, thuận lợi cho việc phát triển cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạng Giang, 2017)

3.1.1.3 Đặc điểm địa hình

Lạng Giang có hướng dốc chính nghiên từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam và được chia làm 3 tiểu vùng chính là tiểu vùng cao, tiểu vùng thấp và tiểu vùng Đồng Bằng

Ngày đăng: 22/01/2024, 23:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w