Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Khu công nghiệp Lai Vu, Xã Lai Vu, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương.
Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 – tháng 03/2016.
Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Lai Vu, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
Dương - Hiện trạng môi trường nước thải tại khu công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải
- Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương.
Dương - Tính toán hệ thống xử lý nươc thải khu công nghiệp
Lai Vu, tỉnh Hải - Tính toán chi phí xây dựng công trình và chi phí vận hành.
Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Tổng hợp các thông tin về khu công nghiệp: Thông qua báo cáo sản xuất (Quy mô, công nghệ sản xuất), định hướng phát triển của khu công nghiệp
- Thu thập thông tin, tài liệu về công tác bảo vệ môi trường: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Báo cáo môi trường định kỳ của nhà máy.
- Khảo sát các thông tin về cơ sở hạ tầng, hệ thống tiếp nhận nước thải của KCN Lai Vu, tỉnh Hải Dương.
- Thu thập thông tin liên quan đển sự phát triển và phát sinh nước thải, các quy trình, công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay ở Việt Nam
3.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát, đo đạc, ghi chép mô tả về hiện trạng công trình, hiện trạng, hạ tầng tiêu thoát nước thải. Để khảo sát đo đạc lưu lượng xả thải thực tế trong thời gian hoạt động của khu công nghiệp Chúng tôi tiến hành đo đạc ngẫu nhiên 05 lần trùng với thời điểm tiến hành lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý Sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua xác định tiết diện cống thải và vận tốc dòng chảy Công thức tính như sau:
Q là lưu lượng nước thải (m 3 /giờ)
A: tiết diện mặt cắt đường ống chứ nước thải (m 2 )
V: vận tốc dòng chảy (m/giây)
3.5.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản Để đánh giá hiện trạng môi trường nước thải khu công nghiệp Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại 05 thời điểm khác nhau trong thời gian hoạt động sản xuất tại điểm tập trung nước thải dự kiến xây dựng trạng xử lý nước thải
Lấy 04 mẫu nước mặt thuộc khu công nghiệp bao gồm:
M1: Lấy tại sông Lai Vu đoạn qua khu công nghiệp Lai Vu M2: Lấy tại khu vực mương trước khu công nghiệp
M3: Lấy tại khu vực dân cư xã Lai Vu
M4: Lấy tại khu vực hồ điều hòa của khu công nghiệp Lai
Vu - Lấy 03 mẫu nước ngầm trong khu vực thực hiện dự án
N2: Ban Quản lý khu công nghiệp
N3: Khu dân cư Lai vu
Phương pháp lấy mẫu nước thải được thực hiện theo TCVN đối với nước thải công nghiệp Mẫu sau khi lấy được bảo quản tại 4 o C và được đem về phòng thí nghiệm phân tích tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.5.4 Chỉ tiêu phân tích và phương pháp đo
- Căn cứ vào đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp thực phẩm các thông số được lựa chọn để phân tích bao gồm: pH, Nhiệt độ, COD, BOD, Dầu mỡ, Tổng N và Tổng P.
- Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện theo các TCVN hiện hành Dưới đây là bảng tổng hợp các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu:
Bảng 3.1 Các thông số phân tích
Chỉ tiêu Đơn vị pH -
Dầu mỡ động thực vật
Chất hoạt động bề mặt Coliform MPN/100ml
Phương pháp phân tích Đo nhanh bằng máy đo pH Phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001- 1995
Phương pháp oxy hóa bằng K 2 Cr 2 O 7 trong môi trường axit theo TCVN 6491-
1999 Phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 103- 105 o C đến khối lượng không đổi theo TCVN 4560-
1988 Phương pháp chưng cất và chuẩn độ theo TCVN 5988- 1995 Phương pháp trắc quang theo TCVN 6180:1996
Phương pháp trắc quang dùng amoni molipdat theo TCVN 6202- 1996
Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleumhydrocarbons)
Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng phương pháp đo phổ Metylen xanh theo TCVN 6622 - 2000 Xác định theo TCVN 6187-1-1996; TCVN 6187-2-1996
3.5.5 Phương pháp tính toán công trình xử lý
Tính toán hệ thống xử lý sử dụng theo công thức của các tác giả.
Bộ xây dựng (2008), Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 51:2008, NXB Xây dựng, Hà Nội.
Trần Đức Hạ (2006), Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và
Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân
(2004), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp “Tính toán thiết kế công trình”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.
Chất lượng nước mặt được so sánh với QCVN 08/2008/BTNMT. Chất lượng nước ngầm được so sánh với QCVN 09/2008/BTNMT. 3.5.7 Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả
Sử dụng phần mềm Microsoft excel 2013 để xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.