Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trước kia thuộc quản lý của nông lâm trường như: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng Chính vì vậy, công tác quản lý sử dụng đất của nông lâm trường từng bước được củng cố, đến nay, nhiều địa phương trong cả nước cơ bản đã hoàn thành công tác rà soát, cắm mốc ranh giới giữa các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và hoàn thành về đo đạc lập bản đồ địa chính Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi các nông trường, lâm trường để làm cơ sở xử lý các yếu kém, vướng mắc Tại một số địa phương, các nông trường, lâm trường cũng đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, phương án sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả sắp xếp, đổi mới các nông trường, lâm trường thực hiện vẫn chậm, hiệu quả còn thấp Phần lớn các địa phương mới chỉ xây dựng được phương án sử dụng đất, còn nhiều nơi chưa phê duyệt phương án sử dụng quỹ đất bàn giao về địa phương Tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở các địa phương còn chậm; chất lượng kiểm tra, nghiệm thu của chủ đầu tư và các đơn vị thi công có nơi chưa đầy đủ, mang nặng tính hình thức Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất…
Chính vì vậy, ngày 07/01/2020 Chính Phủ đã ban hành Quyết định số32/QĐ-TTg Phê duyệt “Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Huyện M’Drắk hiện có 4 đơn vị thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ, gồm 3 công ty nông nghiệp (Công ty TNHH MTV Cà phê 715A, Công ty TNHH MTV Cà phê 715B, Công ty TNHH MTV Cà phê 715C), 01 công ty lâm nghiệp (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Drắk) Hiện nay, 04/04 đơn vị trên đang lập phương án sử dụng đất; theo đó có phần diện tích của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không sử dụng, đã giao lại (đã ban hành quyết định thu hồi) hoặc dự kiến giao lại địa phương quản lý (chưa ban hành quyết định thu hồi), sử dụng để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý quỹ đất này vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như: Hồ sơ địa chính thiếu chính xác, không được chỉnh lý kịp thời, không phản ánh đúng thực tế quản lý sử dụng đất Vẫn còn diện tích đất giao lại cho địa phương chưa đo đạc lập bản đồ địa chính, đến nay phương án quản lý sử dụng quỹ đất này vẫn chưa được phê duyệt; chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường nên thiếu thông tin làm cơ sở xác định và thu nghĩa vụ tài chính của các đối tượng sử dụng đất; tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc nông trường, lâm trường vẫn còn xảy ra và chưa được giải quyết triệt để…
Từ những lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk” là việc làm cần thiết.
Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp có nguồn gốc từ các nông lâm trường giao lại cho địa phương quản lý trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc từ các nông lâm trường giao lại cho địa phương quản lý trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đây sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, sử dụng hiệu quả quỹ đất có nguồn gốc thu hồi từ các nông trường, công ty lâm nghiệp trên giao trả cho địa phương quản lý trên địa bàn huyện. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất nông nghiệp do các nông lâm trường giao lại cho địa phương quản lý; giải quyết triệt để tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp đất đai; từ đó góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện M’Drắk nằm về phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm hành chính tỉnh (TP Buôn Ma Thuột 100km); huyện có 12 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 128.438,71 ha (đã chia tách phần chồng lấn với tỉnh Khánh Hòa tại xã Ea Trang), chiếm 9,83% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Dân số năm
2020 có 74.795 người, mật độ dân số bình quân 58 người/km 2
Hình 3.1 S ơ đồ v ị trí huy ệ n M’Dr ắ k, t ỉ nh Đắ k L ắ k
Huyện có toạ độ địa lý như sau:
- Vĩ độ Bắc: Từ 12 0 27'10'' đến 12 0 57'50''
- Kinh độ Đông: Từ 108 0 34'40'' đến 108 0 59'50''
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Phú Yên.
- Phía Đông, Đông Nam và phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa.
- Phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Ea Kar và huyện Krông Bông.
M’Drắk có Quốc lộ 26 chạy qua, nối thành phố Buôn Ma Thuột với thành phố Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa; quốc lộ 19 C nối huyện với tỉnh Phú Yên; Tỉnh lộ 693 (TL13) nối liền với huyện Sông Hinh của tỉnh Phú Yên; gần đây có thêm tuyến đường Trường Sơn Đông nối liền với tỉnh Gia Lai và huyện Krông Bông; đây là điều kiện thuận lợi để huyện giao lưu với các huyện trên địa bàn Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, cũng là những nhân tố để huyện có những bước đi đột phá nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời hội nhập vào quá trình phát triển chung của tỉnh.
Huyện M’Drắk có 3 dạng địa hình chính như sau:
- Dạng địa hình núi cao: Diện tích 77.010,7 ha (60% diện tích tự nhiên), chạy dài liên tục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, tạo ra khu vực ngăn cách giữa Duyên Hải và Tây Nguyên, độ cao trung bình trên 1.000 mét; độ dốc phổ biến >
25 0 ; chủ yếu ở xã Cư San, Ea Trang và Cư Króa Dạng địa hình trên đang được khai thác sử dụng mục đích lâm nghiệp (bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng); một số diện tích là đất chưa sử dụng.
- Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích: 33.700 ha (26,2% diện tích tự nhiên), là địa hình chuyển tiếp giữa địa hình núi cao và địa hình bằng thấp Đây là dạng địa hình đồi bát úp có đỉnh bằng lượn sóng và chia cắt nhẹ Đất đai chủ yếu là các loại đất có nguồn gốc đá mẹ: mác ma axít hoặc đá granít, một số diện tích bazan phủ tại khu vực
Ea M’Doal, Ea Riêng và Ea H’Mlay Độ cao trung bình từ 430 - 450m; độ dốc phổ biến từ 8 0 – 20 0 (một số khu vực có độ dốc trên 20 0 ) Dạng địa hình trên đang sử dụng để bố trí dân cư, xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất. Địa hình bằng thấp: Diện tích: 17.728 ha (13,8% diện tích tự nhiên) phân bố ven theo các khe suối, hợp thủy, các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện, địa hình khá bằng phẳng đất đai chủ yếu là các nhóm đất phù sa, đất dốc tụ và đất xám, độ cao trung bình dưới 425 m Đa số diện tích đang được khai thác sử dụng mục đích nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu), một số diện tích sử dụng để bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến khí hậu trên địa bàn và tham khảo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn M'Drắk ở độ cao 428 mét; đặc điểm chung khí hậu của huyện như sau:
* Nhiệt độ: Nhiệt độ cao đều trong năm, trị số nhiệt độ cao nhất: 39,5 o C - 40 o C (tháng 4) và nhiệt độ thấp nhất 11,6 o C (tháng 12 và tháng 1) Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm 6 o C, cao hơn các vùng trong tỉnh từ 1-3 o C, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn: 9 - 12 o C Nhiệt độ trung bình năm là 23,1 o C và nhiệt độ bình quân tháng cao nhất là 28,4 o C và nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là 20,3 o C.
* Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm trên 1.709 mm và chia thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 12, với lượng mưa trên 100 mm/tháng Do ảnh hưởng của mưa Đông Trường Sơn nên M’Drắk có thời gian mưa kéo dài hơn so với vùng Buôn Ma Thuột Mùa mưa ở Đắk Lắk nói chung và cao nguyên M’Drắk nói riêng phù hợp với quá trình xâm nhập của gió mùa, mùa hạ từ tháng năm trở đi Mưa cực đại vào các tháng 10, tháng 11; đây cũng là thời điểm trùng với bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và cũng là thời kỳ xảy ra các trận lũ quét gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, hư hại công trình giao thông, thủy lợi.
- Mùa khô: Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau; lượng mưa trung bình mùa khô dưới 100 mm/tháng Về mùa khô lượng mưa thấp, trong đó tháng có lượng mưa thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 4.
* Chế độ ẩm và lượng bốc hơi nước:
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 84%, các tháng có độ ẩm không khí cao từ 85 - 89% là từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, các tháng còn lại độ ẩm không khí trung bình 79 - 80% Lượng bốc hơi nước trong năm trung bình 809 mm bằng 47,32% tổng lượng mưa năm.
Huyện M’Drắk nằm trên lưu vực sông Ba và sông Krông Pắk (phía Tây Nam
- địa phận xã Krông Á và một phần xã Cư San).
* Hệ thống sông Ba: Có hai nhánh sông chính, gồm:
- Sông Krông Hnăng: Chiều dài 129 km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa huyện M’Drắk với huyện Ea Kar Sông có nhiều nhánh chảy qua địa phận của các xã: Krông Jing, Cư Prao, Ea Pil và Ea Lai cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của khu vực này Sông Krông Hnăng có các nhánh chảy qua trung tâm huyện, tạo ra thác Dray K’náo ở xã Krông Jing; thác Ea Bưr, Lồ Ô (xã Ea Lai).
- Sông Krông Hin: Chiều dài sông 88 km, sông có cấu trúc chảy bậc thang, đã hình thành nên nhiều thác có khả năng làm thủy lợi, thủy điện và cảnh quan thiên nhiên đẹp: như thác Ea M’Doal (xã Ea M’Doal), thác Bay (xã Cư Króa), thác Ea Krông (xã Ea Trang).
* Hệ thống sông Krông Pắk: Ngoài hai con sông chính nói trên thuộc hệ thống sông Ba, khu vực ranh giới phía Tây Nam của huyện còn một nhánh sông Krông Pắk chảy theo ranh giới huyện với chiều dài nhánh chính khoảng 15km, sông này cung cấp nguồn nước cho khu vực dân cư xã Krông Á và một phần của xã Cư San.
* Hồ chứa: Theo thống kê trên địa bàn của huyện có 52 hồ chứa đã được xây dựng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tạo cảnh quan môi trường: xã Cư Króa có 2 hồ, xã Cư Mta có 4 hồ, xã Cư P rao có 1 hồ, xã Ea Lai có 1 hồ, xã Ea Mdoal có 5 hồ, xã
Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện M’Drắk
3.2.1 Tình hình qu ả n lý nhà n ướ c v ề đấ t đ ai trên đị a bàn huy ệ n M’Dr ắ k
3.2.1.1 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
- Khảo sát đo đạc bản đồ địa chính: Huyện M’Drắk đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính ở tất cả các xã, thị trấn Đến hết năm 2020 có 13/13 xã, thị trấn đã cơ bản hoàn thành công tác khảo sát đo đạc bản đồ địa chính hệ chính quy VN 2000 được đưa vào sử dụng; tạo điều kiện thuận lợi rất lớn trong công tác quản lý, sử dụng đất tại địa phương, hạn chế tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến ranh giới thửa đất.
- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất: Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo kỳ tổng kiểm kê hiện trạng sử dụng đất (định kỳ 5 năm) ở tất cả các xã, thị trấn trong phạm vi toàn huyện theo quy định của pháp luật về đất đai Qua các đợt tổng kiểm kê đất đai 5 năm đều tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và huyện Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện được lập trên cơ sở tổng hợp từ bản đồ hiện trạng của các xã, thị trấn Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, huyện M’Drắk đã xây dựng được bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 với tỷ lệ 1/25.000, ở 13 xã, thị trấn đã xây dựng bản đồ Hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000.
Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và cấp huyện theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã góp phần tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất của địa phương.
- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất: Được xây dựng từ kết quả lập Quy hoạch sử dụng đất; thực hiện Luật Đất đai năm 2013, huyện M’Drắk lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 02/6/2014; lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 05/6/2019.
Việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hút các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013.
- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất: Việc điều tra đánh giá tài nguyên đất trên địa bàn huyện được thực hiện theo chương trình Điều tra, xây dựng bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/50.000 theo hệ thống phân loại FAO-UNESCO; Điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/100.000 và Điều tra phân hạng đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng trong đó có huyện M’Drăk Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở để đề xuất bố trí cây trồng trên địa bàn huyện Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang triển khai dự án điều tra đất giá đất theo Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường.
3.2.1.2 Thực hiện công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được tỉnh phê duyệt; căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình cá nhân, hàng năm huyện lập Kế hoạch sử dụng đất trình tỉnh phê duyệt theo quy định (thực hiện Luật Đất đai 2013 huyện đã lập kế hoạch sử dụng đất các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021); bên cạnh đó 12 xã đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, thị trấn M’Drắk đã lập điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị trấn đến năm 2030 nên công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện khá thuận lợị Nhìn chung, các công trình, dự án triển khai đều thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2.1.3 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được triển khai đúng theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn dưới luật Kết quả thực hiện trong 5 năm 2016-2020 như sau:
- Việc giao đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai, giao đất cho các tổ chức trên địa bàn huyện thuộc thẩm quyền của tỉnh, giao đất cho hộ gia đình cá nhân thuộc thẩm quyền của huyện; tổng diện tích đã tiến hành giao 1.597,6 ha đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân, trong đó giao cho tổ chức 1.596,48 ha (Công ty 715 A, Ban chỉ huy quân sự tỉnh, Ban quản lý rừng phòng hộ núi Vọng Phu), giao cho hộ gia đình cá nhân 1,63 ha (chủ yếu là đất ở).
- Cho thuê đất: Tiến hành cho thuê 4.483,89 ha đất, cho tổ chức thuê 4.454,34 ha (Công ty giấy Tân Mai, Công ty Cà phê 715 A, Ban quản lý rừng phòng hộ núi Vọng phu).
- Thu hồi đất: Tổng diện tích đã thu hồi 2.164,9 ha đất (thu hồi thuộc thẩm quyền của huyện 133,4 ha, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của tỉnh 2.031,5 ha); trong đó: thu hồi đất ở 1,7 ha, đất cây hàng năm 817,17 ha, đất cây lâu năm 265,6 ha, đất lúa 33,9 ha, ao hồ 2,5 ha, rừng phòng hộ 0,6 ha, rừng sản xuất 755,2 ha, các loại đất phi nông nghiệp khác 261,9 ha để thực hiện các công trình dự án: mở rộng hành lang an toàn giao thông, xây dựng, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, đường nội thị (đường Đông Trường Sơn, đường vành đai thị trấn, mở rộng đường Hùng Vương, đường Nguyễn Trãi, đường Mlốc A, B…), xây dựng hồ thủy lợi (hồ Krông Pắc Thượng, thủy lợi Ea Mdoal, thủy lợi Khe Tăm, đập T7, hồ chứa trại Đăk Trung…), xây dựng trường học (trường Chu Văn An), xây dựng nhà máy bột mỳ và giao cho địa phương quản lý Công tác thu hồi đất căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt để triển khai việc thu hồi; tuy nhiên công tác thu hồi đất ở một số dự án còn gặp một số khó khăn nhất định do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân, hoặc người dân không chấp hành quyết định thu hồi đất (thu hồi đất thực hiện dự án Sao Đỏ)
- Chuyển mục đích sử dụng đất: Chủ yếu là cho phép chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở đáp ứng nhu cầu đất ở của người dân.
3.2.1.4 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Trên cơ sở danh mục các công trình dự án cần thu hồi đất, có nhu cầu tái định cư UBND huyện giao Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện xây dựng phương án đền bù hỗ trợ, lập dự án tái định cư.
Nhìn chung, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 của UBND tỉnh Đăk Lắk Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2.1.5 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất có nguồn gốc nông trường giao lại cho địa phương
3.4.1 M ộ t s ố t ồ n t ạ i và nguyên nhân trong qu ả n lý đấ t đ ai có ngu ồ n g ố c nông tr ườ ng
- Quá trình triển khai lập phương án sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường chậm nên xảy ra tình trạng sử dụng đất đặc biệt là đất của hộ gia đình, các nhân không đúng quy hoạch, kế hoạch, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép…
- Việc rà soát, đo đạc, lập bản đồ, cắm mốc xác định ranh giới chưa được thực hiện trên toàn bộ diện tích, một số khu vực chỉ khoanh vẽ trên bản đồ nên độ chính xác thấp dẫn đến việc giao đất chồng lấn giữa đất công ty và đất của các tổ chức, cá nhân khác đang sử dụng Bên cạnh đó việc xác định nguồn gốc đất đai gặp nhiều khó khăn do bản đồ địa chính chưa chính xác theo đúng quy định chuyên ngành, các hộ gia đình cá nhân sau khi được giao đất theo chương trình 134 (giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiếu đất); di dân tự do… đã thực hiện chuyển nhượng trái phép và qua nhiều chủ sử dụng… nên việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai kéo dài, không thể dứt điểm.
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích giao lại cho địa phương còn chậm (đạt 86% diện tích giao lại); đối với đất của các nông trường sau khi sắp xếp lại đã chuyển đổi loại hình tổ chức (công ty TNHH MTV), thay đổi chế độ sử dụng và thu hẹp quy mô đất đai, nhưng chưa làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Có công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây có diện tích cấp lớn hơn diện tích hiện nay 3 đang quản lý, sử dụng, do hồ sơ giao đất không sát thực tế (giao chồng lấn vào diện tích đất của người dân đang sử dụng).
2 Công ty 715 A có 1,59 ha trước đây là nơi chứa nước thải dàn máy chế biến ướt cà phê, nay không sử dụng, bị người dân lấn chiếm và 0,09 ha đất để hoang không dùng bị người dân lấn chiếm trồng cây nông nghiệp; Công ty 715 B có 29,01 ha trước đây là đất đồng cỏ bỏ hoang bị người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp và trồng rừng; Công ty 715C có 55,74 ha đất manh mún ngoài ranh đo đạc cắm mốc bị người dân lấn chiếm
3 Công ty 715 C chênh lệch giữa hồ sơ giao đất, cho thuê đất với diện tích thực tế quản lý sau khi thực hiện dự án đo đạc căm mốc là 157,77 ha
- Công tác quản lý đất đai của các địa phương đang còn nhiều tồn tại; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai chưa được triển khai đồng đều ở các khu vực, nhiều nơi còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (đây là các khu vực có các nông trường trước đây và công ty nông nghiệp hiện nay) Các công ty nông nghiệp được Nhà nước giao quản lý diện tích đất đai khá lớn (2.148,32 ha, chiếm 1,67% diện tích tự nhiên toàn huyện) song việc quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng sử dụng đất sai mục đích (công ty 715 B sử dụng không đúng mục đích 20 ha), để đất hoang hoá, đất chưa sử dụng (Công ty 715 A có 1,59 ha) dẫn đến lấn chiếm, tranh chất đất đai.
3.4.2 M ộ t s ố gi ả i pháp nâng cao hi ệ u qu ả công tác qu ả n lý đấ t có ngu ồ n g ố c nông tr ườ ng giao l ạ i cho đị a ph ươ ng
3.4.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật
Chính phủ và các Bộ ngành trung ương cần tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về đất đai, lâm nghiệp; chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống văn bản pháp luật và phù hợp với thực tiễn; tiếp tục hoàn thiện các văn bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội; Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ….
Trong thời gian tới, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hiện hành theo hướng quy định về quản lý, sử dụng đất do các nông lâm trường trả về địa phương kể cả từ trước tới nay và quy định về tiếp nhận đất đai do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, khu bảo tồn thiên nhiên trả về địa phương Một số đề xuất cụ thể:
- Đối với quy định về thu hồi đất bàn giao về địa phương nghiên cứu sửa đổi Điều 64 theo hướng bổ sung trường hợp thu hồi đất do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình lấn, chiếm đất của nông lâm trường Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 46 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và khoản 2 Điều 15 Nghị định số118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về thu hồi và bàn giao đất về địa phương theo hướng: Đối với diện tích đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đang có người trực tiếp sử dụng và có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định thì lập thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất; Đối với diện tích trả lại địa phương mà chưa có chủ sử dụng (đất do công ty nông, lâm nghiệp trước đây quản lý) thì UBND cấp xã lập phương án sử dụng đất, trình UBND cấp huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện, trong đó ưu tiên giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất Sửa đổi Điều 15 Nghị định số 118/2014/NĐ-
CP của Chính phủ, Điều 46 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng trình tự ưu tiên trước hết là giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thay vì ưu tiên cho cơ sở hạ tầng.
- Đối với quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần thiết có thể sửa đổi Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP theo hướng đối với đất lấn chiếm nằm trong phương án sử dụng đất của công ty thuộc quy hoạch rừng sản xuất của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng thì thực hiện giao khoán cho người dân thực hiện đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và hợp đồng giao
- Đối với quy định về giao khoán đất đai cần có các quy định về biện pháp thiết thực ngăn ngừa tình trạng vi phạm hợp đồng khoán, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo công bằng giữa người nhận khoán và người được giao đất.
UBND tỉnh Đắk Lắk căn cứ vào quy định của pháp luật, ban hành các văn bản, các quyết định liên quan đến công tác quản lý đất đai đối với đất của nông lâm trường (Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch , phương án sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường; Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, lập khung giá đất…) phù hợp với thực tiễn địa phương, chỉ đạo các đơn vị cấp dưới để triển khai thực hiện.
3.4.2.2 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác quản lý đất đai
- UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/ QĐ-TTg ngày 07/01/2020.
- Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk, UBND huyện M’Drắk cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý, sử dụng đất; phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp, chính sách để xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trên địa bàn huyện M’Drắk; Xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai, thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho nhà nước theo quy định của pháp luật; kiến nghị với UBND tỉnh Đắk Lắk kiên quyết thu hồi những diện tích đất vi phạm pháp luật theo quy định.
Kết luận
(1) Công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trên địa bàn cả nước nói chung và huyện M’Drắk – tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những chuyển biến tích cực ở một số mặt như: Việc ban hành các chính sách pháp luật tương đối đầy đủ; toàn diện; có tính hiệu lực cao; là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý đất có nguồn gốc nông lâm trường từng bước đi vào nề nếp, đúng với quy định pháp luật về đất đai Thông qua các chính sách pháp luật đã tạo điều kiện cho các nông lâm trường trong việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đồng thời việc chuyển giao lại một phần diện tích đất sử dụng không hiệu quả cho địa phương quản lý sử dụng đã tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả nguồn lực quan trọng này cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
(2) Thực tế nghiên cứu tại huyện M’Drắk trong phạm vi của đề tài cho thấy diện tích đất có nguồn gốc nông lâm trường trên địa bàn là 3.194,14 ha, chiếm 2,49% diện tích tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích đã giao lại cho địa phương quản lý sử dụng chiếm 32,74%, phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng (99,8%, trong đó cho mục đích nông nghiệp là 81,53%, cho mục đích phi nông nghiệp 18,26%) đúng mục đích (ngoại trừ một số hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp) Việc giao lại đất cho địa phương quản lý sử dụng đã đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đối với diện tích của các nông trường đang quản lý sử dụng (67,26% diện tích nghiên cứu) sau khi sắp xếp lại thành công ty nông nghiệp vẫn còn tình trạng diện tích bị bỏ hoang không sử dụng (1,59 ha); sử dụng không đúng mục đích (20 ha); bị lấn chiếm (88,56 ha).
(3) Kết quả điều tra cán bộ quản lý và người dân sử dụng đất trong vùng nghiên cứu cũng khẳng định rằng: Vẫn còn tình trạng sử dụng đất chưa đúng mục đích; tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn còn diễn ra; Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm; công tác giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai kéo dài, không thể dứt điểm mà nguyên nhân chính là do chưa xác định rõ ràng mốc giới ngoài thực địa (đã đo đạc cắm mốc giữa đất của các nông lâm trường và đất giao lại cho địa phương nhưng có sự chênh lệch giữa thực tế và trên hồ sơ, ranh giới chưa rõ ràng); bản đồ địa chính đã cũ, thiếu chỉnh lý biến động, không có độ chính xác theo đúng quy định chuyên ngành; một bộ phận dân cư còn chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật (sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất, sang nhượng trái phép…); việc giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai kéo dài, không thể dứt điểm.
(4) Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường đề tài đã đề xuất 04 nhóm giải pháp thiết thực góp phần vào cơ sở lý luận và thực tiến trong việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường trên cả nước nói chung và tại địa bàn huyện M’Drắk - tỉnh Đắk Lắk nói riêng trong thời gian tới.
Kiến nghị
(1) Để quản lý sử dụng đất đai có nguồn gốc nông lâm trường trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả địa phương cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp mà đề tài đã đề xuất.
(2) Có thể thấy rằng quản lý sử dụng đất nói chung và quản lý sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường nói riêng là vấn đề rộng lớn, tác động đến nhiều mặt của kinh tế - xã hội, với phạm vị của đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số mặt về công tác quản lý như: Công tác đo đạc, cắm mốc ranh giới; xây dựng phương án sử dụng đất đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương quản lý; Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính; mà chưa đề cập đến các vấn đề như tài chính về đất, hiệu quả sử dụng đất (kinh tế - xã hội - môi trường)… Bên cạnh đó số liệu hiện trạng sử dụng đất chưa có số liệu theo chuỗi thời gian đồng thời về mặt không gian chỉ giới hạn là địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk nên sẽ có những hạn chế nhất định cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.