1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập máy điện k62

36 27 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 291,84 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HP MÁY ĐIỆN Tín chỉ 1: (Câu 1 đến câu 75) Mức độ 1: Chủ đề 1: Các đại lượng điện từ trong máy điện một chiều (1) Câu 1: Stato của máy điện một chiều gồm các bộ phận chính sau: a. Cực từ chính, cực từ phụ, gông từ, nắp máy và cơ cấu chổi than b. Vỏ, nắp máy, gông từ, cực từ, cơ cấu chổi than. c. Vỏ, nắp máy, gông từ, cực từ chính, cực từ phụ d. Cực từ chính, cực từ phụ, gông từ, nắp máy. Câu 2: Roto của máy điện một chiều gồm các bộ phận chính sau: a. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, cổ góp, trục máy và quạt gió b. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, vành trượt, trục máy và quạt gió c. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, cổ góp, trục máy và chổi than d. Lõi sắt, dây quấn phần ứng, vành trượt, chổi than và trục máy Câu 3: Tại sao vỏ máy điện một chiều không nên dùng vật liệu gang: a. Vì vật liệu gang dẫn từ kém. b. Vì vật liệu gang giòn, dễ nứt vỡ. c. Vì gang là vật liệu không từ tính d. Vì gang có độ bền kém so với thép Câu 4: Cho biết vật liệu thường sử dụng làm vỏ máy điện một chiều, tại sao: a. Là thép đúc hoặc thép tấm uốn lại, vì vỏ máy vừa là gông từ nên cần có từ tính tốt b. Là gang, vì gang rẻ tiền và dễ đúc. c. Là thép, vì thép có độ bền cơ học tốt hơn gang. d. Là gang, vì vỏ máy chỉ để bảo vệ và không cần có từ tính tốt. Câu 5: Công suất định mức ghi trên nhãn của máy phát, động cơ một chiều được hiểu là: a. Công suất điện phát ra nếu là máy phát, công suất cơ đầu trục nếu là động cơ b. Công suất điện phát ra nếu là máy phát, công suất điện nhận vào nếu là động cơ. c. Công suất cơ nhận vào nếu là máy phát, công suất điện nhận vào nếu là động cơ d. Công suất cơ nhận vào nếu là máy phát, công suất cơ đầu trục nếu là động cơ. Câu 6: Nguyên lý làm việc của máy điện dựa theo: a. Định luật cảm ứng điện từ, lực điện từ b. Định luật ohm từ c. Định luật faraday, định luật toàn dòng điện d. Định luật từ trường Câu 7: Một máy điện tùy năng lượng đưa vào nhà máy điện có thể làm việc ở chế độ động cơ hay máy phát, vậy máy điện có: a. Có tính thuận nghịch b. Biến đổi dòng điện c. Tạo ra sức điện động d. Tạo lực điện từ Câu 8: Dây quấn thường dùng trong các máy điện một chiều công suất lớn: a. Dây quấn hỗn hợp b. Dây quấn xếp đơn và xếp phức tạp. c. Dây quấn sóng đơn và sóng phức tạp. d. Dây quấn xếp đơn và dây quấn sóng đơn.   Câu 9: Mạch từ trong máy điện một chiều thường được chia ra thành các đoạn sau a. Khe hở, cực từ, gông từ, răng phần ứng, lưng phần ứng b. Khe hở, cực từ, gông từ c. Khe hở, cực từ, gông từ, phần ứng d. Cực từ, gông từ, răng phần ứng, lưng phần ứng Câu 10: Tác dụng của từ trường cực từ phụ trong máy điện một chiều a. Từ trường cực từ phụ sinh ra phải ngược chiều với từ trường phần ứng, ngoài tác dụng để triệt tiêu từ trường phần ứng ngang trục ở khu vực đổi chiều , lượng dư còn lại có tác dụng để cải thiện đổi chiều b. Từ trường cực từ phụ sinh ra phải ngược chiều với từ trường phần ứng, có tác dụng để hạn chế từ trường phần ứng ngang trục ở khu vực đổi chiều nhằm để cải thiện đổi chiều c. Từ trường cực từ phụ sinh ra phải cùng chiều với từ trường phần ứng, có tác dụng hỗ trợ từ trường phần ứng ngang trục ở khu vực đổi chiều nhằm để cải thiện đổi chiều d. Từ trường cục từ phụ sinh ra phải cùng chiều với từ trường cực từ chính có tác dụng ổn định từ trường khe hở khi tải thay đổi   Chủ đề 2: Máy phát điện một chiều ( 2) Câu 11: Biểu thức cân bằng công suất trong máy phát một chiều kích từ độc lập có dạng a. b. c. d. Câu 12: Từ trường tản cực từ trong máy điện một chiều thường chiếm: a. Từ 10% đến 25% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra b. Từ 1% đến 5% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra c. Từ 25% đến 50% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra d. Từ 1% đến 30% từ trường cực từ do dòng kích từ sinh ra Câu 13: Thông qua các quan hệ sau: a. U0 = f(Ikt) khi Iư = 0, n = const b. In = f(Ikt) khi U = 0, n = const c. U = f(Iư) khi Ikt = const, n = const d. Ikt = f(Iư khi U = const, n = const Cho biết quan hệ nào thuộc về đặc tính không tải, đặc tính ngoài của máy phát điện một chiều: a. a và c b. b và c c. c và d d. a và b Câu 14: Thông qua các quan hệ sau: a. U0 = f(Ikt) khi Iư = 0, n = const b. In = f(Ikt) khi U = 0, n = const c. U = f(Iư) khi Ikt = const, n = const d. Ikt = f(Iư) khi U = const, n = const Cho biết quan hệ nào thuộc về đặc tính ngắn mạch, đặc tính điều chỉnh của máy phát điện một chiều: a. b và d b. a và b c. a và c d. b và c Câu 15: Điện áp đầu cực của máy phát một chiều kích từ độc lập thay đổi thế nào khi tải tăng nếu ikt = const, n = const a. Khi tải tăng, dòng phần ứng tăng nên sụt áp trên mạch phần ứng tăng, hơn nữa do phản ứng phần ứng tăng làm từ thông trong máy giảm vì thế điện áp đầu cực máy phát giảm b. Khi tải tăng, dòng phần ứng tăng nên mạch từ máy phát bị bão hòa, từ thông trong máy không đổi nên điện áp đầu ra là không đổi c. Khi tải tăng, dòng phần ứng tăng nên sụt áp trên mạch phần ứng tăng, vì thế điện áp đầu cực máy phát giảm d. Điện áp đầu cực thay đổi tùy theo tính chất của phụ tải Câu 16: Công suất định mức ghi trên nhãn của máy phát, động cơ một chiều được hiểu là: a. Công suất điện phát ra nếu là máy phát, công suất cơ đầu trục nếu là động cơ b. Công suất điện phát ra nếu là máy phát, công suất điện nhận vào nếu là động cơ. c. Công suất cơ nhận vào nếu là máy phát, công suất điện nhận vào nếu là động cơ d. Công suất cơ nhận vào nếu là máy phát, công suất cơ đầu trục nếu là động cơ. Câu 17: Phương trình cân bằng điện áp và mô men của máy phát điện một chiều có dạng (Với rư là điện trở mạch phần ứng, M0 là mô men không tải, M1 là mô men cơ đầu truc máy phát) a. b. c. d.   Chủ đề 3: Động cơ điện một chiều ( 3) Câu18: Phương trình cân bằng điện áp và mô men của động cơ điện một chiều có dạng: (Với rư là điện trở mạch phần ứng, M0 là mô men không tải, M là mô men khắc phục tải) a. b. c. d. Câu 19: Biểu thức cân bằng công suất trong động cơ một chiều kích từ song song có dạng a. b. c. d. Câu 20: Khi khởi động cơ điện một chiều kích từ độc lập, tốt nhất chúng ta thao tác theo thứ tự sau: a. Trước tiên cấp nguồn cho cuộn dây kích từ sau đó cấp nguồn cho cuộn dây phần ứng của động cơ. b. Trước tiên cấp nguồn cuộn dây phần ứng của động cơ sau đó cấp nguồn cho cuộn dây kích từ. c. Đồng thời cấp nguồn cho cuộn kích từ và phần ứng. d. Trước tiên cấp nguồn cuộn dây phần ứng của động cơ sau đó khi đông cơ chạy ổn định cấp nguồn cho cuộn dây kích từ. Câu 21: Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng cách thay đổi điện trở mạch phần ứng có ưu nhược điểm sau a. Phương pháp này cho phép điều chỉnh giảm tốc độ quay xuống dưới tốc độ định mức, tuy nhiện việc điều chỉnh tốc độ thường là nhảy cấp, đặc tính cơ mềm, gây tổn hao nhiều trên điện trở phụ làm giảm hiệu suất của động cơ vì thế chỉ nên áp dụng cho động cơ công suất nhỏ b. Phương pháp này cho phép điều chỉnh giảm tốc độ quay xuống dưới tốc độ định mức, điều chỉnh trơn tốc độ nên được áp dụng cho các động cơ công suất lớn c. Phương pháp này cho phép điều chỉnh giảm tốc độ quay xuống dưới tốc độ định mức, tuy nhiện việc điều chỉnh tốc độ thường là nhảy cấp, gây tổn hao nhiều trên điện trở phụ làm giảm hiệu suất của động cơ nên không được sử dụng c. Phương pháp này cho phép điều chỉnh tang tốc độ quay lên trên tốc độ định mức, tuy nhiện việc điều chỉnh tốc độ thường là nhảy cấp, gây tổn hao nhiều trên điện trở phụ làm giảm hiệu suất của động cơ nên không được sử dụng Câu 22: Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng cách điều chỉnh điện áp mạch phần ứng có ưu nhược điểm sau a. Cho phép điều chỉnh giảm điện áp để giảm tốc độ xuống dưới tốc độ định mức, phương pháp này không gây thêm tổn hao trong động cơ hơn nữa còn cải thiện quá trình mở máy. Phương pháp đòi hỏi phải có nguồn một chiều điều chỉnh được điện áp b. Cho phép điều chỉnh giảm điện áp để giảm tốc độ xuống dưới tốc độ định mức, tuy nhiên làm từ thông trong máy cũng giảm nên mô men động cơ giảm nhiều vì thế phương pháp này ít được sử dụng c. Cho phép điều chỉnh tăng điện áp để tăng tốc độ lên trên tốc độ định mức nhiều, hơn nữa tăng được khả năng khắc phục tải d. Cho phép điều chỉnh giảm điện áp để giảm tốc độ lên trên tốc độ định mức, tuy nhiên làm từ thông trong máy cũng giảm nên mô men động cơ giảm nhiều vì thế phương pháp này ít được sử dụng. Phương pháp đòi hỏi phải có nguồn một chiều điều chỉnh được điện áp Câu 23: Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều là a. Phương pháp thay đổi điện trở mạch phần ứng; Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng; Phương pháp điều chỉnh từ thông; b. Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng; Phương pháp thay đổi tần số c. Phương pháp điều chỉnh từ thông; Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng d. Phương pháp điều chỉnh từ thông; Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng; Phương pháp thay đổi tần số Câu 24: Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng cách điều chỉnh từ thông có ưu nhược điểm sau a. Cho phép điều chỉnh giảm từ thông để tăng tốc độ lên trên tốc độ định mức, phương pháp này đơn giản, công suất mạch điều chỉnh nhỏ tuy nhiên cần phải giảm mô men cản xuống dưới định mức để hạn chế quá dòng điện phần ứng b. Cho phép điều chỉnh tăng từ thông để giảm tốc độ, hơn nữa tăng được khả năng khắc phục tải và hạn chế được dòng điện làm việc c. Cho phép điều chỉnh giảm từ thông để tăng tốc độ lên trên tốc độ định mức, phương pháp này đơn giản, công suất mạch điều chỉnh nhỏ tuy nhiên do mô men giảm nhiều và do hằng số điện từ mạch kích từ lớn nên đáp ứng tốc độ chậm vì thế không được ứng dụng d. Cho phép điều chỉnh giảm từ thông để tăng tốc độ lên trên tốc độ định mức, phương pháp này đơn giản, công suất mạch điều chỉnh nhỏ tuy nhiên do mô men giảm nhiều   Mức độ 2: Chủ đề 1: Các đại lượng điện từ trong máy điện một chiều (4) Câu 25: Máy điện được phân loại theo chuyển động tương đối giữa các bộ phận của máy bao gồm: a. Máy điện tĩnh, máy điện quay b. Máy điện xoay chiều, một chiều c. Máy phát điện đồng bộ, không đồng bộ d. Máy điện một chiều, máy biến áp Câu 26: Hãy tìm câu sai: Trong máy điện một chiều số đôi mạch nhánh (a) của dây quấn: a. Xếp phức tạp có a = 2p b. Xếp đơn có a = p c. Sóng đơn có a = 1 d. Sóng phức tạp có a = m Câu 27: Khi thanh dẫn mang dòng điện đặt thẳng góc với đường sức từ, thanh dẫn sẽ chịu : a. Lực điện từ b. Sức điện động c. Từ trường của dòng điện d. Dòng điện chạy qua thanh dẫn Câu 28: Thành phần là phần quan trọng nhất của máy điện tham gia các quá trình biến đổi năng lượng từ điện năng thành cơ năng hay ngược lại là: a. Dây quấn phần ứng b. Dây quân phần cảm c. Gông từ d. Đế máy Câu 29: Sức điện động cảm ứng của 1 thanh dẫn: a. b. c. d. Câu 30: Sức điện động cảm ứng trong dây quấn phần ứng máy điện một chiều: a. b. c. d.   Câu 31 : Mô men điện từ trong máy điện một chiều : a. b. c. d. Câu 32: Công suất điện từ trong máy điện một chiều : a. b. c. d. Câu 33: Tại sao từ thông tản cực từ không có tác dụng sinh ra sức điện động trong dây quấn phần ứng máy điện một chiều a. Vì từ thông tản cực từ không đi qua khe hở và mắc vòng với dây quấn phần ứng b. Vì từ thông tản cực từ không biến thiên c. Vì từ thông tản cực từ có trị số nhỏ không đáng kể d. Vì từ thông tản cực từ có trị số quá lớn Câu 34: Tính chất của từ trường phần ứng trong máy điện một chiều a. Là từ trường tĩnh (đứng yên) có trục trùng với trục của chổi than và do dòng điện trong dây quấn phần ứng sinh ra. b. Là từ trường tĩnh (đứng yên) có trục trùng với đường trung tính hình học và do dòng điện trong dây quấn phần ứng sinh ra c. Là từ trường tĩnh (đứng yên) có trục trùng với trục cực và do dòng điện trong dây quấn phần ứng sinh ra d. Là từ trường quay và do dòng điện trong dây quấn phần ứng sinh ra Câu 35: Phản ứng phần ứng trong máy điện một chiều là a. Sự tương tác của từ trường phần ứng khi có tải với từ trường cực từ b. Sự tương tác của từ trường phần ứng khi không tải với từ trường cực từ c. Sự tương tác của từ trường phần ứng khi có tải với từ trường khe hở d. Sự tương tác của từ trường khe hở khi có tải với từ trường cực từ   Chủ đề 2: Máy phát điện một chiều ( 5) Câu 36: Để sức điện động lấy ra trên đầu cực của máy phát điện một chiều là lớn nhất thì vị trí của chổi than trên cổ góp phải đặt: a. Trùng với vị trí trục cực b. Trùng với đường trung tính hình học trên phần ứng c. Lệch khỏi vị trí trục cực theo chiều quay của máy phát d. Lệch khỏi vị trí trục cực ngược theo chiều quay của máy phát Câu 37: Chiều của sức điện động và mô men điện từ sinh ra trong máy phát điện một chiều có đặc điểm a. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto b. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto c. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto d. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto Câu 38: Để thay đổi cực tính điện áp phát ra của máy phát điện một chiều kích từ độc lập có thể thực hiện bằng phương pháp sau: a. Đảo chiều quay của phần ứng và giữ nguyên cực tính cuộn kích từ b. Đảo chiều quay của phần ứng máy phát và đảo cực tính cuộn kích từ c. Đảo chiều quay của phần ứng máy phát rồi đổi chiều cực tính cuộn kích từ d. Đảo cực tính của cuộn kích từ và đảo chiều quay Câu 39: Hãy chọn 1 phương án đơn giản nhất và đúng nhất? Nếu một máy phát một chiều tự kích thích mà không tự kích được do mất từ thông dư trong máy thì để máy tự kích được cần phải a. Tháo 2 đầu cuộn kích từ rồi đặt vào nguồn một chiều (pin hoặc ắc quy) trong giây lát rồi đấu nối trở lại b. Tháo cực từ của máy đem từ hóa lại c. Đặt vào 2 cực của máy phát một nguồn một chiều là pin hoặc ắc quy trong giây lát d. Quấn lại cuộn dây kích từ Câu 40: Tìm nguyên nhân nào khiến máy phát một chiều kích từ song song vẫn còn từ thông dư nhưng không thể thành lập được điện áp a. Đấu ngược cực tính cuộn kích từ song song; Hoặc chiều quay của máy phát không phù hợp; Hoặc điện trở mạch kích từ bị đứt hoặc quá lớn b. Chiều quay của máy phát không phù hợp; Hoặc điện trở mạch kích từ bị đứt hoặc quá lớn c. Điện trở mạch kích từ bị đứt hoặc quá lớn; Đấu ngược cực tính cuộn kích từ song song; d. Đấu ngược cực tính cuộn kích từ song song; Hoặc chiều quay của máy phát không phù hợp Câu 41: Điều kiện tự kích của máy phát điện một chiều kích từ song song a. Trong máy còn tồn tại từ thông dư; Với một chiều quay nhất định, cuộn kích từ phải được nối sao cho từ thông kích từ sinh ra phải cùng chiều với từ thông dư; Điện trở kích từ phải nhở hơn một điện trở tới hạn b. Với một chiều quay nhất định, cuộn kích từ phải được nối sao cho từ thông kích từ sinh ra phải cùng chiều với từ thông dư; Điện trở kích từ phải nhở hơn một điện trở tới hạn c. Điện trở kích từ phải nhở hơn một điện trở tới hạn d. Trong máy còn tồn tại từ thông dư Câu 42: Với một điện trở kích từ nhỏ hơn điện trở tới hạn (rkt < rth), nếu n < nđm thì trong quá trình tự kích điện áp đầu cực của máy phát một chiều kích từ song song sẽ ra sao? Tìm những khả năng không thể xảy ra trong những nhận định sau a. Điện áp đầu cực bằng 0 b. Điện áp đầu cực không ổn định c. Không thể thành lập được điện áp d. Có thành lập được điện áp nhưng trị số bé hơn so với khi n = nđm   Chủ đề 3: Động cơ điện một chiều (6) Câu 43: Chiều của sức điện động và mô men điện từ sinh ra trong động cơ điện một chiều có đặc điểm a. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto. b. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều cùng với chiều quay roto c. Sức điện động cảm ứng E có chiều cùng với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto d. Sức điện động cảm ứng E có chiều ngược với chiều dòng phần ứng Iu, còn mô men điện từ có chiều ngược với chiều quay roto Câu 44: Các yêu cầu mở máy của động cơ một chiều a. Mô men mở máy cần lớn nhất có thể và dòng mở máy cần được hạn chế đến mức tối thiểu cho phép. b. Mô men mở máy cần lớn nhất để thời gian mở máy là bé nhất c. Dòng mở máy cần lớn nhất để mô men mở máy là lớn nhất d. Mô men mở máy cần lớn nhất và dòng mở máy cần bé nhất Câu 45: Các phương pháp mở máy động cơ điện một chiều là a. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ biến trở mạch phần ứng, mở máy bằng nguồn một chiều thay đổi được b. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ biến trở mạch kích từ, mở máy bằng nguồn một chiều thay đổi được c. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ biến trở mạch phần ứng, mở máy bằng nguồn một chiều điện áp cao d. Mở máy trực tiếp, mở máy nhờ cuộn kháng mạch phần ứng, mở máy bằng nguồn một chiều thay đổi được Câu 46: Phương pháp mở máy trực tiếp động cơ điện một chiều có ưu nhược điểm sau a. Mô men mở máy lớn, thời gian mở máy nhanh, nhưng dòng mở máy lớn gây sụt áp lưới và xuất hiện tia lửa mạnh giữa chổi than và phiến góp b. Mô men mở máy lớn, nhưng dòng mở máy lớn gây cháy máy nên không cho phép sử dụng phương pháp này c. Dòng điện mở máy lớn nên gây sụt áp lưới nên mô men sinh ra sẽ nhỏ, động cơ không mở máy được d. Gây ngắn mạch lưới nên không cho phép mở máy bằng phương pháp này Câu 47: Phương pháp mở máy nhờ biến trở mạch phần ứng động cơ điện một chiều có ưu nhược điểm sau: a. Phương pháp này hạn chế được dòng mở máy nên mô men mở máy vì thế cũng bị hạn chế, tuy nhiên việc mở máy chỉ qua một vài cấp điện trở nên cũng đơn giản, dễ áp dụng. Phương pháp gây tổn thất nhiều trong quá trình mở máy b. Phương pháp này làm giảm dòng mở máy nên mô men mở máy vì thế cũng bị nhỏ đi, khả năng khắc phục tải kém nên chỉ áp dụng khi mở máy không tải. Phương pháp gây tổn thất nhiều trong quá trình mở máy c. Phương pháp này hạn chế được dòng mở máy nên mô men mở máy vì thế cũng bị hạn chế, hơn nữa phương pháp mở máy phức tạp, gây tổn thất nhiều trong quá trình mở máy nên chỉ áp dụng cho động cơ công suất bé d. Phương pháp mở máy qua nhiều cấp điện trở nên phức tạp, hơn nữa gây tổn thất lớn trên điện trở nên không sử dụng   Câu 48: Phương pháp mở máy động cơ điện một chiều bằng nguồn điện có điều chỉnh được điện áp có ưu nhược điểm sau: a. Có thể giảm được điện áp khi mở máy nhằm hạn chế dòng điện mở máy mà vẫn đảm bảo mô men mở máy đủ lớn, trong quá trình mở máy tăng dần điện áp để quá trình mở máy là nhanh. Phương pháp đòi hỏi phải có nguồn một chiều điều chỉnh được điện áp b. Có thể tăng được điện áp khi mở máy nhằm rút ngắn thời gian mở máy c. Phương pháp đòi hỏi phải có nguồn một chiều điều chỉnh được điện áp, hơn nữa trong quá trình mở máy phải tăng dần điện áp nên khó áp dụng d. Phương pháp này giảm được điện áp đặt vào mạch phần ứng nhưng cũng làm giảm điện áp đặt vào mạch kích từ nên mô men mở máy giảm nhiều, thời gian mở máy lâu vì thế ít được sử dụng Câu 49: Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp là a. Phương pháp thay đổi điện trở mạch phần ứng; Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng: Phương pháp điều chỉnh từ thông b. Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng c. Phương pháp điều chỉnh từ thông; Phương pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng; Phương pháp thay đổi cực mạch phần ứng d. Phương pháp điều chỉnh từ thông; Phương pháp thay đổi cực mạch phần ứng   Mức độ 3: Chủ đề 1: Các đại lượng điện từ trong máy điện một chiều (7) Câu 50: Một máy điện một chiều có Znt = G = 23, 2p = 4, quy luật nối dây theo các bước dây quấn sau: y = yG = 2, y1 = 6, y2 = 4. Hỏi dây quấn thuộc loại nào? a. Dây quấn là dây quấn xếp phức tạp b. Dây quấn là dây quấn xếp đơn c. Dây quấn là dây quấn sóng đơn d. Dây quấn là dây quấn sóng phức tạp Câu 51: Một máy điện một chiều có Znt = G = 19, 2p = 4, quy luật nối dây theo các bước dây quấn sau: y = yG = 9, y1 = 5, y2 = 4. Hỏi dây quấn thuộc loại nào? a. Dây quấn là dây quấn sóng đơn b. Dây quấn là dây quấn xếp đơn c. Dây quấn là dây quấn xếp phức tạp d. Dây quấn là dây quấn sóng phức tạp Câu 52: Một máy điện một chiều có Z = G = 24, 2p = 4, u = 1 quy luật nối dây theo các bước dây quấn sau: y = yG = 1, y1 =  = 6, y2 = 5. Hỏi dây quấn thuộc loại nào? a. Dây quấn là dây quấn xếp đơn b. Dây quấn là dây quấn xếp phức tạp c. Dây quấn là dây quấn sóng đơn d. Dây quấn là dây quấn sóng phức tạp Câu 53: Thanh dẫn có chiều dài l=0.5m. Nằm trong từ trường đều có B=1,4T, chuyển động với vận tốc v= 20 ms. Hai đầu thanh dẫn nối với R= 0.5Ω tạo thành vòng kín . Xác định sức điện động cảm ứng trong thanh dẫn : a. 14V b. 28V c. 7 V d. 11V Câu 54: Thanh dẫn có chiều dài l=0.5m. Nằm trong từ trường đều có B=1,4T, chuyển động với vận tốc v= 20 ms. Hai đầu thanh dẫn nối với R= 0.5Ω tạo thành vòng kín Xác định công suất cơ tác động vào thanh dẫn: a. 392 W b. 196W c. 200W d. 160W Câu 55: Thanh dẫn có chiều dài l= 2m có dòng điện I=150mA chạy qua, đặt vuông góc với từ trường đều B= 2T hướng từ trái qua. Tính lực điện từ tác động là : a . 0,6 N b. 0,36 N c. 0,72 N d. 1 N Câu 56: Các phương pháp để cải thiện đổi chiều trong máy điện một chiều: a. Xê dịch chổi than khỏi vùng trung tính theo chiều quay của máy phát hay ngược chiều quay của động cơ, dùng cực từ phụ, dùng dây quấn bù b. Dùng cực từ phụ, dùng dây quấn bù hoặc đảo chiều quay của phần ứng c. Xê dịch chổi than khỏi vùng trung tính ngược theo chiều quay của máy phát hay cùng chiều quay của động cơ, dùng cực từ phụ, dùng dây quấn bù d. Xê dịch chổi than khỏi vùng trung tính hình học, dùng cực từ phụ, dùng dây quấn bù Câu 57: Cho biết vị trí đặt và cách đấu dây của dây quấn bù trong máy điện một chiều: a. Dây quấn bù đặt trên các rãnh được xẻ trên bề mặt cực từ chính, nó được mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây quấn đó sinh ra ngược chiều nhau b. Dây quấn bù đặt trên các rãnh được xẻ trên bề mặt cực từ chính, nó được mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây quấn đó sinh ra cùng chiều nhau c. Dây quấn bù đặt trên cùng rãnh với dây quấn phần ứng, nó được mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây quấn đó sinh ra ngược chiều nhau d. Dây quấn bù đặt trên các rãnh được xẻ trên bề mặt cực từ chính, nó được mắc song song với dây quấn phần ứng sao cho sức từ động của hai dây quấn đó sinh ra ngược chiều nhau   Chủ đề 2: Máy phát điện một chiều (8) Câu 58: Một máy phát điện một chiều lúc quay không tải ở tốc độ n0 = 1000 vph thì s.đ.đ phát ra E0= 222 V. Hỏi lúc không tải muốn phát ra s.đ.đ định mức E0đm = 220 V thì tốc độ n0đm phải bằng bao nhiêu khi giữ dòng điện kích từ không đổi? a. 990 vòng phút b. 900 vòng phút c. 910 vòng phút d. 110 vòng phút Câu 59: Máy phát điện một chiều kích từ song song có công suất định mức Pđm = 25 kW, điện áp định mức Uđm = 115 V, điện trở dây quấn kích từ song song Rkt = 12,5 Ω, Rư = 0,02 Ω, số đôi mạch nhánh song song a = 2, số cực 2p = 4, tổng số thanh dẫn N = 300, tốc độ quay n = 1300 vgph. Xác định sức điện động Eư : a. 119.5V b. 121.5 V c. 150.5 V d. 145V Câu 60: Máy phát điện một chiều kích từ song song có công suất định mức Pđm = 25 kW, điện áp định mức Uđm = 115 V, điện trở dây quấn kích từ song song Rkt = 12,5 Ω, Rư = 0,02 Ω, số đôi mạch nhánh song song a = 2, số cực 2p = 4, tổng số thanh dẫn N = 300, tốc độ quay n = 1300 vgph. Xác định từ thông Φ: a. 0,018 Wb b. 0,0018Wb c. 0,019W d. 0,0019Wb Câu 61: Một máy phát điện một chiều kích thích độc lập có : Uđm = 220 V, nđm = 1000Vph. Biết rằng ở tốc độ n = 750 Vph thì s.đ.đ lúc không tải E0 = 176 V. Hỏi s.đ.đ phần ứng lúc tải định mức của máy là bao nhiêu, biết rằng điện trở phần ứng Rư = 0,4 Ω. a. 234,6 V b. 254,6 V c. 245,6 V d. 224,6 V Câu 62: Một máy phát điện một chiều kích thích độc lập có : Uđm = 220 V, nđm = 1000Vph. Biết rằng ở tốc độ n = 750 Vph thì s.đ.đ lúc không tải E0 = 176 V. Hỏi dòng điện phần ứng lúc tải định mức của máy là bao nhiêu, biết rằng điện trở phần ứng Rư = 0,4 Ω. a. 36,5 A b. 36,5 A c. 36,5 A d. 36,5 A Câu 63: Một máy phát điện một chiều kích từ hỗn hợp có dòng điện phụ tải I = 100 A, điện áp 220 V, điện trở phần ứng Rư = 0,07 Ω, điện trở mạch kích từ Rktnt = 0,05 Ω, Rkt = 20 Ω. Hãy xác định Eư trong dây quấn phần ứng máy phát: a. 232,7 V b. 197,7 V c. 107,7 V d. 227,7 V Câu 64: Một máy phát điện một chiều kích từ nối tiếp có dòng điện mạch ngoài I = 25 A, điện áp 220V, hiệu suất điện 0,92. Tính tổng trở: a. 0.76 Ω b. 0.86Ω c. 0.57Ω d. 0.54Ω   Chủ đề 3: Động cơ điện một chiều (9) Câu 65: Một động cơ điện một chiều kích thích song song công suất định mức Pđm =5,5 kW, Uđm=110, Iđm=58A, nđm = 1470 vph. Điện trở phần ứng Rư= 0,15Ω, điện trở mạch kích từ rt= 137 Ω, điện áp rơi trên chổi than . Hỏi s.đ.đ phần ứng? a. 99,4 V b. 89,4 V c. 78,6 V d. 89,6V Câu 66: Một động cơ một chiều kích từ độc lập có điện áp định mức là 220V, tốc độ khi tải là định mức là 1000 vph, độ sụt tốc độ là 20 vph. Hỏi khi giảm điện áp mạch phần ứng xuống 110V, các điều kiện khác là không thay đổi thì tốc độ động cơ là bao nhiêu: a. 490 vph b. 500 vph c. 510 vph d. 520 vph Câu 67: Phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều có dạng (Trong đó Ce, CM là các hệ số kết cấu phụ thuộc vào kết cấu của máy điện): a. b. c. d. Câu 68: Nhận xét về đặc tính cơ tự nhiên của động cơ một chiều kích từ nối tiếp: a. Đặc tính cơ rất mềm, khi tải tăng tốc độ giảm nhanh, khi không tải tốc độ rất lớn vì vậy không cho phép động cơ làm việc không tải hoặc có khả năng xảy ra mất tải. Mô men mở máy lớn, khả năng khắc phục tải cao b. Đặc tính cơ rất cứng, khi tải tăng tốc độ ít thay đổi. Mô men mở máy lớn, khả năng khắc phục tải cao c. Đặc tính cơ rất mềm, khi tải tăng tốc độ giảm nhanh, khi không tải tốc độ rất lớn vì vậy chỉ được ứng dụng trong truyền động đòi hỏi tốc độ làm việc cao, có mô men cản nhỏ (gần như không tải) d. Đặc tính cơ rất mềm, khi tải tăng tốc độ tang nhanh, khi không tải tốc độ rất lớn vì vậy chỉ được ứng dụng trong truyền động đòi hỏi tốc độ làm việc cao, có mô men cản nhỏ (gần như không tải) Câu 69: Điều kiện làm việc ổn định của động cơ điện với tải là (Trong đó M là mô men của động cơ, Mc là mô men cản của tải): a. b. c. d. Câu 70 : Một động cơ điện một chiều kích từ song song có số liệu như sau: Uđm =a 220V, Rư = 0,4 Ω, dòng điện định mức của động cơ Iđm = 52 A, điện trở mạch kích từ Rkt = 110 Ω và tốc độ không tải lý tưởng n0 = 1100 vgph. Tính sức điện động phần ứng lúc tải định mức: a. 200 V b. 180 V c. 150 V d. 220V Câu 71 : Một động cơ điện một chiều kích từ song song có số liệu như sau: Uđm = 220V, Rư = 0,4 Ω, dòng điện định mức của động cơ Iđm = 52 A, điện trở mạch kích từ Rkt = 110 Ω và tốc độ không tải lý tưởng n0 = 1100 vgph. Tính tốc độ động cơ lúc tải định mức: a. 1000 vòngphút b.850 vòngphút c. 900vòngphút d. 1200 vòngphút Câu 72 : Một động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp có Rư = 0,06Ω; Rkt = 125Ω; Rktnt = 0,04Ω khi làm việc với điện áp U = 250V, dòng điện I = 200A, mômen định mức Mđt = 696Nm. Hãy tính công suất động cơ điện tiêu thụ: a. 200 kW b. 180 kW c. 50 kW d. 20kW Câu 73 : Một động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp có Rư = 0,06Ω; Rkt = 125Ω; Rktnt = 0,04Ω khi làm việc với điện áp U = 250V, dòng điện I = 200A, mômen định mức Mđt = 696Nm. Hãy tính tốc độ n của động cơ: a. 625 vòngphút b.750 vòngphút c. 375vòngphút d. 200 vòngphút Câu 74: Khi điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ song song, có nối thêm điện trở phụ vào phần ứng hoặc làm thay đổi dòng điện kích thích. Nhưng phương pháp tốt nhất : a. Làm thay đổi trị số dòng điện kích từ. b. Nối thêm điện trợ phụ vào mạch phần ứng. c. Làm thay đổi trị số dòng điện kích từ và nối thêm điện trợ phụ vào mạch phần ứng. d. Tăng điện áp phần ứng. Câu 75 : Giảm điện áp đặt vào phần ứng động cơ điện một chiều kích từ song song đi 3 lần giá trị định mức thì mô men khởi động giảm …. lần. a. 3 b. c. d.   Tín chỉ 2: (Câu 75 đến câu 150) (10) Mức độ 1: Chủ đề 1: Kết cấu và nguyên tắc làm việc Câu 76: Loại máy điện nào sau đây thuộc máy điện tĩnh là: a. Máy biến áp b. máy điện một chiều c. máy điện xoay chiều d. Động cơ điện một chiều Câu 77: Câu nào sau đây định nghĩa máy biến áp là chính sác nhất : a. Máy biến áp là thiết bị từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ biến đổi dòng điện với tần số không thay đổi b. Máy biến áp là thiết bị từ quay, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ biến đổi dòng điện với tần số không thay đổi c. Máy biến áp là thiết bị từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ biến đổi dòng điện với tần số thay đổi d. Máy biến áp là thiết bị hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ có tính thuận nghịch Câu 78: Tiết diện trụ thép của máy biến áp điện lực có dạng: a. Bậc thang gần tròn. b. Trụ tròn. c. Chữ nhật. d. Chữ thập. Câu 79: Cho biết quan hệ về góc pha giữa sức điện động cảm ứng trong các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp máy biến áp với từ thông sinh ra nó? a. Từ thông vượt trước sức điện động một góc 90 độ. b. Từ thông chậm sau sức điện động một góc 90 độ. c. Từ thông trùng pha với sức điện động. d. Từ thông có thể vượt trước hoặc chậm sau tùy thuộc vào sức điện động cảm ứng trong cuộn dây sơ cấp hay thứ cấp máy biến áp. Câu 80: Với máy biến áp, để giữ cho điện áp thứ cấp không đổi khi tải thay đổi, thường thay đổi: a. Số vòng dây cao áp. b. Số vòng dây hạ áp. c. Điện áp sơ cấp d. Cả số vòng dây cao áp và hạ áp. Câu 81: Với máy biến áp giảm áp, khi tải có tính điện cảm tăng, để giữ cho điện áp thứ cấp không đổi, ta thực hiện: a. Giảm số vòng dây cao áp. b. Tăng số vòng dây cao áp. c. Tăng số vòng dây hạ áp. d. Giảm số vòng dây hạ áp. Câu 82: Với máy biến áp giảm áp, khi tải có tính điện dung tăng, để giữ cho điện áp thứ cấp không đổi, ta thực hiện: a. Tăng số vòng dây cao áp. b. Tăng số vòng dây hạ áp. c. Giảm số vòng dây hạ áp. d. Giảm số vòng dây cao áp. Câu 83: Tác dụng của lõi thép máy biến áp? a. Dùng để dẫn từ và làm khung để đặt dây quấn. b. Dùng để dẫn từ, chịu được lực cơ học do tương tác giữa từ trường và dòng điện trong các cuộn dây máy biến áp. c. Dùng để dẫn từ, tạo ra các khoảng cách cách điện an toàn cho máy biến áp. d. Dùng để làm khung đặt các dây quấn, tạo ra các khoảng cách cách điện an toàn cho máy biến áp.   Chủ đề 2: Các tham số của máy biến áp (11) Câu 84: Khi điện áp đặt vào sơ cấp máy biến áp không đổi và bỏ qua sụt áp trong máy biến áp, khi tải thứ cấp giảm, tổn hao sắt trong máy biến áp thay đổi thế nào? a. Không thay đổi b. Thay đổi giảm. c. Thay đổi tăng. d. Có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào tính chất của tải. Câu 85: Một cách gần đúng, các tham số xác định được trong thí nghiệm không tải có thể xem là: a. Các tham số của mạch từ hoá. b. Các tham số của dây quấn sơ cấp. c. Các tham số của dây quấn thứ cấp. d. Các tham số của dây quấn sơ cấp và thứ cấp. Câu 86: Trong thí nghiệm không tải để xác định các tham số của máy biến áp, trị số điện áp đặt vào sơ cấp: a. Bằng trị số điện áp định mức. b. Tăng dần từ không đến định mức. c. Giảm dần từ định mức về không. d. Tăng dần từ không đến trị số lớn hơn định mức, nhưng trong phạm vi cho phép của máy biến áp. Câu 87: Một cách chính xác, công suất tác dụng đo được trong thí nghiệm không tải (để xác định các tham số của máy biến áp) là: a. Tổn hao đồng trên dây quấn sơ cấp khi không tải và tổn hao sắt trong lõi thép. b. Tổn hao đồng trên dây quấn và tổn hao sắt trong lõi thép. c. Tổn hao đồng trên các dây quấn của máy biến áp. d. Tổn hao trong lõi thép của máy biến áp. Câu 88: Từ thí nghiệm ngắn mạch để xác định các tham số của máy biến áp, có thể xác định được các tham số nào của máy biến áp? a. ; ; b. ; ; c. z1, r1, x1. d. , , Câu 89: Một cách chính xác, công suất tác dụng đo được trong thí nghiệm ngắn mạch để xác định các tham số của máy biến áp là: a. Tổn hao đồng trong các dây quấn của máy biến áp ứng với tải định mức và tổn hao sắt trong lõi thép ứng với điện áp Un đặt vào sơ cấp khi thí nghiệm ngắn mạch. b. Tổn hao đồng trong các dây quấn của máy biến áp khi có tải và tổn hao sắt trong lõi thép ứng với điện áp Un đặt vào sơ cấp khi thí nghiệm ngắn mạch. c. Tổn hao đồng trong các dây quấn của máy biến áp ứng với tải định mức. d. Tổn hao đồng trong các dây quấn của máy biến áp khi có tải. Câu 90: Trong thí nghiệm ngắn mạch để xác định các tham số của máy biến áp, độ lớn điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp được xác định trên cơ sở : a. Dòng điện sơ cấp và thứ cấp bằng định mức. b. Dòng điện sơ cấp và thứ cấp không vượt quá . c. Dòng điện sơ cấp và thứ cấp không vượt quá định mức. d. Dòng điện sơ cấp bằng định mức. Câu 91: Gần đúng, công suất tác dụng đo được trong thí nghiệm ngắn mạch máy biến áp để xác định các tham số, có thể coi là: a. Tổn hao đồng trong các dây quấn sơ cấp, thứ cấp ở tải định mức. b. Tổn hao đồng trong các dây quấn sơ cấp, thứ cấp khi có tải. c. Tổn hao đồng trong các dây quấn của máy biến áp khi có tải và tổn hao sắt trong lõi thép ứng với điện áp Un đặt vào sơ cấp khi thí nghiệm ngắn mạch. d. Tổn hao đồng trong các dây quấn của máy biến áp khi có tải và tổn hao sắt trong lõi thép khi điện áp đặt vào sơ cấp bằng định mức.   Chủ đề 3: Các đặc tính làm việc của máy biến áp (12) Câu 92: Chọn biểu thức đúng cho hiệu suất của máy biến áp ? a. b. c. d. Câu 93: Hiệu suất của máy biến áp cực đại khi: a. b. c. d. Câu 94: Điều kiện vận hành song song các máy biến áp? a. Cùng tổ nối dây, cùng tỉ số biến đổi, cùng điện áp ngắn mạch. b. Cùng điện áp sơ cấp, thứ cấp, cùng công suất. c. Cùng điện áp sơ cấp, thứ cấp, cùng công suất, cùng tổ nối dây, cùng tỉ số biến đổi, cùng điện áp ngắn mạch. d. Cùng công suất, cùng tổ nối dây, cùng tỉ số biến đổi, cùng điện áp ngắn mạch. Câu 95: Cho biết hiện tượng xảy ra khi ghép các máy biến áp làm việc song song có tổ nối dây khác nhau? a. Dòng cân bằng lớn khép mạch trong các cuộn dây máy biến áp ngay khi không tải. b. Dòng cân bằng lớn khép mạch trong các cuộn dây máy biến áp khi có tải. c. Dòng tải trong các máy biến áp không tỉ lệ theo công suất. d. Một số máy quá tải, một số máy non tải. Câu 96: Cho biết hiện tượng xảy ra khi ghép các máy biến áp làm việc song song có tỉ số biến đổi khác nhau? a. Khi không tải: xuất hiện dòng cân bằng; khi có tải: tải phân bố không tỉ lệ theo công suất, máy có tỉ số biến đổi nhỏ có thể bị quá tải, máy có tỉ số biến đổi lớn có thể bị non tải. b. Dòng cân bằng lớn khép mạch trong các cuộn dây máy biến áp ngay khi không tải. c. Dòng tải trong các máy biến áp không tỉ lệ theo công suất. d. Một số máy quá tải, một số máy non tải. Câu 97: Cho biết hiện tượng xảy ra khi ghép các máy biến áp làm việc song song có điện áp ngắn mạch khác nhau? a. Tải trong các máy biến áp không tỉ lệ theo công suất, máy có điện áp ngắn mạch nhỏ có thể bị quá tải, máy có điện áp ngắn mạch lớn có thể bị non tải. b. Xuất hiện dòng cân bằng lớn trong các máy biến áp ngay khi không tải. c. Tải phân bố không tỉ lệ theo công suất, một số máy quá tải và một số máy bị non tải. d. Xuất hiện dòng cân bằng lớn trong các máy biến áp khi có tải. Câu 98: Đối với máy biến dòng điện không được để…. a. Hở mạch thứ cấp b. Ngắn mạch thứ cấp c. Hở mạch thứ cấp và ngắn mạch sơ cấp d. Ngắn mạch thứ cấp và hở mạch sơ cấp. Câu 99: Một máy biến áp có điện áp vào là 220V, cuộn sơ cấp quấn 3000 vòng. Muốn lấy điện áp ra là 55V phải quấn cuộn thứ cấp: a. 750 vòng b. 1000 vòng c. 550 vòng d. 500 vòng Câu 100: Một máy biến áp cảm ứng có công suất định mức là 800VA, hiệu suất của máy là 80% thì công suất đầu vào là: a. 1000VA b. 8000W c. 100 VA d. 800VA   Mức độ 2: Chủ đề 1: Kết cấu và nguyên tắc làm việc (11) Câu 101: Khi đặt điện áp hình sin tần số f vào dây quấn sơ cấp của máy biến áp một pha thì từ thông chính trong máy có dạng gì? a. Hình sin tần số f. b. Hình sin, tần số khác f. c. Không sin, có chu kỳ d. Không sin, không có chu kỳ. Câu 102: Cho biết dạng quan hệ F = f(i0), nếu không kể đến tổn hao trong lõi thép (i0r =0) của máy biến áp một pha? a. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ không trễ của B = f(H). b. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ trễ của B = f(H). c. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ tuyến tính. d. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ phi tuyến. Câu 103: Cho biết dạng quan hệ F = f(i0), nếu kể đến tổn hao trong lõi thép(i0r ≠0) của máy biến áp một pha? a. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ trễ của B = f(H). b. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ tuyến tính. c. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ phi tuyến. d. Quan hệ F = f(i0) là quan hệ không trễ của B = f(H). Câu 104: Từ thông tản sơ cấp máy biến áp là từ thông do: a. Sức từ động sinh ra. b. Sức từ động sinh ra. c. Sức từ động và sinh ra. d. Dòng điện sin ra. Câu 105: Từ thông tản thứ cấp máy biến áp là từ thông do: a. Sức từ động sinh ra. b. Sức từ động sinh ra. c. Sức từ động và sinh ra. d. Dòng điện sin ra. Câu 106: Tại sao không nên vận hành máy biến áp lúc không tải hoặc non tải? a. Vì hệ số cosφ của máy biến áp khi đó thấp. b. Vì không tận dụng hết công suất của máy biến áp. c. Vì tổn hao công suất trên đường dây tải điện tăng. d. Vì tổn hao điện áp trên đường dây tải điện tăng. Câu 107: Lõi thép của máy biến áp thường được ghép bằng các lá thép kỹ thuật điện để: a. Giảm tổn hao dòng điện xoáy b. Giảm tổn hao từ trễ c. Dễ lắp ráp d. Tăng dòng điện Fucô Câu 108: Tại sao thực tế không sử dụng kiểu đấu dây YY cho kiểu mạch từ tổ máy biến áp ba pha? a. Sức điện động pha có dạng nhọn đầu, biên độ lớn gây chọc thủng cách điện pha và gây nhiễu đường dây thông tin đi gần nếu trung tính nối đất. b. Sức điện động pha hình sin, nhưng biên độ lớn gây chọc thủng cách điện pha và gây nhiễu đường dây thông tin đi gần nếu trung tính nối đất. c. Sức điện động pha có biên độ lớn, gây chọc thủng cách điện pha và gây nhiễu đường dây thông tin đi gần nếu trung tính nối đất. d. Sức điện động pha có biên độ lớn, không sin gây chọc thủng cách điện pha và gây nhiễu đường dây thông tin đi gần nếu trung tính nối đất   Chủ đề 2: Các tham số của máy biến áp (13) Câu 109: Chọn dạng đúng cho phương trình cân bằng sức điện động mạch sơ cấp của máy biến áp: a. b. c. d. Câu 110: Chọn dạng đúng cho phương trình cân bằng sức điện động mạch thứ cấp sau qui đổi của máy biến áp: a. b. c. d. Câu 111: Chọn dạng đúng cho phương trình cân bằng sức từ động sau qui đổi của máy biến áp: a. b. c. d. Câu 112: Công suất tác dụng đo được trong thí nghiệm không tải có thể coi gần đúng là: a. Tổn hao sắt trong lõi thép. b. Tổn hao đồng trong dây quấn sơ cấp. c. Tổn hao đồng trên dây quấn thứ cấp. d. Tổn hao đồng trên dây quấn sơ cấp và thứ cấp máy biến áp. Câu 113: Điện áp Un đặt vào sơ cấp máy biến áp trong thí nghiệm ngắn mạch để xác định các tham số của máy biến áp là: a. Điện áp rơi trên tổng trở của máy biến áp ở tải định mức. b. Điện áp rơi trên tổng trở của máy biến áp khi có tải. c. Điện áp rơi trên tổng trở của máy biến áp ở tải định mức và có tính chất điện cảm. d. Điện áp rơi trên tổng trở của máy biến áp ở tải định mức và có tính chất điện dung. Câu 114: Chọn giản đồ công suất đúng cho máy biến áp? a. b. c. d. Câu 115: Chọn biểu thức đúng cho sai số trị số của máy biến điện áp đo lường? a. b. c. d. Câu 116: Chọn biểu thức kết luận đúng cho độ thay đổi điện áp của máy biến áp ? a. b. c. d.   Chủ đề 3: Các đặc tính làm việc của máy biến áp (13) Câu 117: Mức độ bão hoà mạch từ của máy biến áp phụ thuộc vào: a. Độ lớn thành phần bậc ba của dòng từ hoá. b. Độ lớn của điện áp sơ cấp. c. Độ lớn của từ thông chính. d. Độ lớn của dòng từ hoá. Câu 118: Độ lớn của từ thông bậc ba trong các pha của máy biến áp phụ thuộc vào: a. Kiểu đấu dây và kết cấu mạch từ của máy biến áp. b. Mức độ bão hoà mạch từ của máy biến áp. c. Kiểu đấu dây của máy biến áp. d. Kết cấu mạch từ của máy biến áp. Câu 119: Cho biết sự tồn tại của từ thông bậc ba trong máy biến áp ba pha có kiểu đấu dây YY khi mạch từ bị bão hoà? a. Có tồn tại. b. Không tồn tại. c. Tồn tại hay không còn phụ thuộc vào kết cấu của mạch từ. d. Tồn tại hay không còn phụ thuộc vào tổ nối dây của máy biến áp. Câu 120: Tại sao trong thực tế chỉ áp dụng kiểu nối dây YY cho mạch từ ba pha ba trụ với những máy biến áp có dung lượng S

Ngày đăng: 04/10/2023, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w