ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động du lịch và điểm, tour tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2 Phạm vi phạm nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện từ tháng 1/2023 đến 4/2023.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên
Nội dung 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên
Nội dung 3: Xây dựng tour tuyến du lịch và phát triển tour tuyến du lịch tại tỉnh Thái Nguyên
Nội dung 4: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong tương lai
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Tài liệu về hiện trạng phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên
- Thu thập các văn bản pháp quy liên quan tới du lịch tỉnh Thái Nguyên
- Các số liệu tài liệu được tiến hành thu thập tại: Sở Văn hóa, Phòng Văn hóa, sách, báo, báo cáo tổng kết
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn từng cá nhân đủ lứa tuổi, được thiết lập phiếu trên ứng dụng Drive của Google, các cá nhân trả lời trực tiếp trên mẫu phiếu phỏng vấn. Link được gửi lên page Khoa Quản lý tài nguyên để mọi người cùng truy cập (Mẫu phiếu - phụ lục 01).
3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý số liệu điều tra, thu thập được trong quá trình nghiên cứu;
- Phương pháp so sánh: so sánh tour 1 ngày và tour 2 ngày
- Sử dụng ứng dụng Drive được tạo bởi Google để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là thành phố có diện tích khá nhỏ, nằm cách Hà Nội 75km về phía đông bắc Nơi đây là sự quyện hòa của nhiều nền văn hóa độc đáo với sự sinh sống của các dân tộc đồng bào như Tày, Nùng, Dao, Sở hữu nét đẹp hoang sơ của núi rừng, thiên nhiên trong lành đồng thời là nơi tọa lạc của nhiều công trình cổ, di tích lịch sử, Thái Nguyên còn là chứngnhân lịch sử quan trọng của đất nước - thủ phủ khu tự trị Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp.
Thái Nguyên là vùng trung du - miền núi Đông Bắc nước ta, có diện tích tự nhiên 3.541 km 2 và giáp các tỉnh sau: phía bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía nam giáp thủ đô Hà Nội.
Thái Nguyên là địa phương có lịch sử đấu tranh rạng rỡ của dân tộc và những danh lam, thắng cảnh, những di tích lịch sử cách mạng cùng với sự đa dạng của các dân tộc cư trú trên địa bàn. Đến với Thái Nguyên, bạn sẽ được tìm hiểu về dấu tích của người xưa có niên đại cách đây 2-3 vạn năm, một nền văn hóa cổ đại nhất của vùng Đông Nam Á tại khu di tích khảo cổ Thần Sa huyện Võ Nhai Thái Nguyên là quê hương của anh hùng Dương Tự Minh với chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến bảo vệ biên cương phía bắc Tổ quốc Nơi đây cũng là nơi có di tích Núi Văn - Núi Võ gắn liền với danh tướng nghĩa quân Lam Sơn: Lưu Nhân Chú trong chiến thắng ải Chi Lăng khiến Liễu Thăng thất thế Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 đến nay vẫn còn lưu danh người thủ lĩnh yêu nước Trịnh Văn Cấn, với ngôi đền Đội Cấn uy nghi giữa trung tâm TP.Thái Nguyên.
Về với Thái Nguyên là về với cội nguồn vinh quang lịch sử cách mạng ATK với bao địa danh: Phú Đình, Điềm Mạc, Tỉn Keo, Thanh Định nơi Bác Hồ đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ hoạt động, lãnh đạo các cuộc kháng chiến của dân tộc đến chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954 Tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng như: đình Phương Độ, chùa Úc Kỳ, chùa Phủ Liễn, chùa Hang, đền Xương Rồng Đặc sắc hơn nữa là bản sắc văn hóa của
54 dân tộc Việt Nam được phản ánh sâu đậm trong Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại trung tâm thành phố.
Thiên nhiên còn ưu đãi ban tặng cho tỉnh Thái Nguyên nhiều phong cảnh, hang động, sông hồ một tài nguyên du lịch sinh thái hấp dẫn du khách như: hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ); chùa Hang, suối Tiên (huyện Đồng Hỷ), hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thắng cảnh thiên nhiên Nậm Rứt (huyện Võ Nhai)
Về Thái Nguyên du khách được trở về thăm lại chiến khu xưa, được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, rừng nguyên sinh, hang động thiên nhiên tạo hóa và những nếp nhà sàn xinh xắn, được tham gia vào các lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thiếu số vùng Đông Bắc như: hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Đền Đuổm được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm nét vùng rừng núi như: cơm lam, trám rừng, măng đắng và hương chè thơm ngát ở xã Tân Cương, Trại Cài nổi tiếng bao đời nay.
Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng ôn hòa, ấm, ẩm, mát nhiều hơn nóng, nhiệt độ trung bình năm là 25 0 C (thường mùa khô kéo dài 7-8 tháng, rất thuận lợi cho hoạt động du lịch).
Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, rừng núi chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ.
Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu, sôngCông và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thủy văn của hai con sông này TháiNguyên có nhiều hang động, hồ nước, suối, thác đẹp tao nên những điểm du lịch xanh kỳ thú như: hồ Núi Cốc, hồ Phú Xuyên, hồ Suối Lạnh, hồ Bảo Linh, hồ VaiMiếu, thác Cửa Tử, đát Ngao
Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha (năm 2010) Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng, cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, làm giấy Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây trồng hàng năm chủ yếu là cây chè Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt
Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ và Phú Lương, tiềm năng than mỡ khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn; than đá có trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn Khoáng sản kim loại có nhiều ở tỉnh Thái Nguyên như: quặng sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng ngoài ra còn có đồng, thủy ngân Khoáng sản phi kim loại như: pyrit, barit, photphorit tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng, trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn, đá Đôlomit, gần đây mới phát hiện mỏ sét Cao lanh ở xã Phú Lạc huyện Đại Từ, có trữ lượng dự kiến 20 triệu m 3 , đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại Tiềm năng sắt tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại Tiềm năng sắt tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
4.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng rừng núi Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ kinh đô Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay Vì vậy tỉnh được xác định là trung tâm kinh tế-văn hóa của vùng trung du và Đông Bắc Bắc Bộ Thái Nguyên có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước như: khu công nghiệp Gang Thép (Khu công nghiệp ra đời đầu tiên của tổ quốc vào năm 1963); khu công nghiệp Sông Công; 6 trường Đại học, gần 20 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên
4.2.1 Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2022
Theo số liệu tổng hợp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên: Trong năm 2019, khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt hơn 1 triệu lượt; khách du lịch đến các điểm tham quan đạt hơn 1,8 triệu lượt; doanh nghiệp lữ hành phục vụ đạt hơn 150.000 lượt; doanh thu tại các doanh nghiệp du lịch đạt trên
430 tỷ đồng So với cùng kỳ năm trước, lượng khách tăng hơn gần 500.000 lượt, doanh thu từ các doanh nghiệp tăng hơn gần 30 tỷ đồng Trên địa bàn tỉnh có 435 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao đang được xây dựng của tập đoàn APEC, 50 khách sạn đạt từ 1 đến 4 sao, 386 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
Thái Nguyên từng là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2007 Với lợi thế là trung tâm vùng, hạ tầng cơ sở phát triển, với hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích tín ngưỡng đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá và 80 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân… Trên địa bàn tình, một trong những điểm đến được nhiều du khách quan tâm như:
Khu du lịch Hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Tây(giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh Mặt hồ rộng 25 km² và có đến 69 hòn đảo lớn nhỏ Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia Thái Nguyên cũng là nơi đăng cai Festival Trà Quốc tế lần thứ I từ 11-15/11/2011 tại TP Thái Nguyên và khu du lịch Hồ Núi Cốc Khu Du lịch Hồ Núi Cốc đón tiếp khoảng hơn 600.000 lượt du khách trong năm 2019.
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam với diện tích 40.000 m², nằm ngay tại trung tâm thành phố Thái Nguyên Bảo tàng có hệ thống 5 phòng trưng bày cố định và Khu trưng bày ngoài trời với 6 vùng văn hóa đặc trưng (vùng Núi cao, vùng thung lũng, vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng ven biển miền Trung, vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam bộ) Hiện nay bảo tàng lưu trữ hơn 10.000 đơn vị tài liệu, hiện vật thuộc di sản văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam Hệ thống trưng bày gồm 6 phòng, sử dụng hơn 2.000 tư liệu khoa học: Phòng mở đầu là khái quát đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam Phòng Việt - Mường gồm dân tộc Việt, Mường, Thổ, Chứt Phòng Tày - Thái gồm các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y Phòng H'Mông - Dao và nhóm Nam Á gồm các dân tộc H'Mông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo Phòng Môn - Khmer gồm các dân tộc Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu, Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, M'Nông, Xtiêng, Bru Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm Và phòng Hán - Hoa, Tạng Miến, Mạ, Opolinedi gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru.
Di tích đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Khu du lịch hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km.
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống nhiều năm trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đón tiếp, phục vụ 2.680 đoàn khách với gần 557.000 lượt khách.
Thác nước 7 tầng Khuôn Tát, nằm trong khu di tích lịch sử ATK.
Các điểm đền chùa như Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh (Phú Lương); chùa Hang (TP.Thái Nguyên); chùa Phù Liễn; đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên).
Khu di tích Núi Văn, Núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia Dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh của ông.
Khu Di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên đón tiếp gần 1.800 đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, dâng hương, tri ân các liệt sĩ TNXP, với gần 160.000 lượt người.
Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận Cụ thể như:
Thành phố Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - Cây đa Tân
Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba
Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng).
Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn).
Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ).
Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc, (Hải Dương) Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách tham quan.
Theo nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
Hồ Núi Cốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1577/QĐ-TTg ngày 15/11/2018:Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc,tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030.
Theo quyết định này, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa bàn các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ, xã Phúc Tân thuộc thành phố Phổ Yên Quy mô diện tích lên tới 19.276ha.
Quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc phải gắn với bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường, điều kiện tự nhiên, văn hóa để phát triển du lịch, kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo an ninh – quốc phòng.
Hồ Núi Cốc sẽ là Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sinh thái, bảo tồn, thể thao và vui chơi giải trí cao cấp của tỉnh Thái Nguyên và khu vực miền Bắc; là khu vực bảo tồn sinh quyển, rừng phòng hộ bảo vệ lưu vực chính của sông Công, khu vực trồng chè đặc sản có quy mô lớn tập trung có giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, gìn giữ văn hóa đặc sắc của các nhóm dân tộc vùng lòng hồ.
Xây dựng tour tuyến du lịch và phát triển tour tuyến du lịch tại tỉnh Thái Nguyên
4.3.1 Lượng khách du lịch tại tỉnh Thái Nguyên
Mùa hè nóng bức, ngột ngạt tại các đô thị khiến bất cứ ai cũng muốn “bỏ trốn” đến những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành Ngược về phía Bắc, hãy bỏ qua những cái tên như Mộc Châu, Sapa, đã có phần quen thuộc, Thái Nguyên chính là một điểm đến lý tưởng Là một thành phố nhỏ tọa lạc tại vùng trung du miền núi đông bắc bộ, chỉ cách thủ đô Hà Nội chưa đến 100km, Thái Nguyên sở hữu địa hình đồi núi thấp tương đối dễ đi lại Cùng với khí hậu mát mẻ, ôn hòa và không khí trong lành, tỉnh lỵ này đã trở thành điểm đến lý tưởng vào những ngày cuối tuần hay nghỉ lễ Không chỉ có văn hoá thú vị, hãy sẵn sàng chìm đắm trong cảnh sắc tươi mát tuyệt vời nơi đây.
Thời tiết ở Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (tháng 5 - tháng 10) và mùa khô (tháng 11 - tháng 4 năm sau) Khí hậu nơi đây nhìn chung khá ôn hòa, mát mẻ, bạn có thể đến đây quanh năm để tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên và không khí trong lành Tuy nhiên, mùa du lịch thích hợp nhất là mùa xuân và mùa hạ, đặc biệt là vào tháng Giêng Bên cạnh tận hưởng thiên nhiên mát mẻ, bạn còn có cơ hội hoà mình vào những lễ hội mừng xuân độc đáo của các dân tộc ở Thái Nguyên.
Từ năm 2017 - 2022, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đạt 10% Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 450 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 6.213 phòng, trong đó có 50 khách sạn và 400 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê Từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã xúc tiến nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch với nhiều nhà đầu tư khác nhau Nhiều dự án đang được khảo sát lập quy hoạch đầu tư, như: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trường
An nghiên cứu đầu tư sân golf, với diện tích 134 ha; Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC khảo sát lập quy hoạch đầu tư khu đô thị mới phía Đông thành phố Thái Nguyên, dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên; Tập đoàn T&T Group khảo sát quy hoạch Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Đông Tam Đảo…
Tỉnh Thái Nguyên xác định mục tiêu phát triển du lịch trong thời gian tới là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc và ATK Định Hóa Sản phẩm chủ lực gồm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc; du lịch nông nghiệp, trải nghiệm vùng chè và văn hóa trà; du lịch lịch sử về nguồn ATK Định Hóa Sản phẩm kết hợp là du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện của các công ty cho nhân viên, đối tác…), du lịch thể thao, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng - nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 4.1: Lượng khách du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2022 STT Năm Lượt khách du lịch Khách trong nước Khách quốc tế
1 2017 2.2 triệu lượt 1.5 triểu lượt 66.000 lượt
2 2018 2.5 triệu lượt 2.43 triểu lượt 70.000 lượt
3 2019 2,9 triệu lượt 2.8 triểu lượt 75.000 lượt
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên thống kê được số liệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế tới tỉnh Thái Nguyên trong
5 năm (2017-2022) có tăng theo từng năm Để đạt được kết quả này, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để thông qua đó quảng bá được hình ảnh đất và con người Thái Nguyên đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế
Tuy nhiên, năm 2022 lượt khách du lịch giảm mạnh từ 2.9 còn 1.16 triệu lượt khách năm 2021-2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu, nên lượt khách lúc này chỉ còn khách trong nước và không tiếp đón khách hay đoàn khách từ nước ngoài.
4.3.2 Hệ thống các điểm, tuyến, khu du lịch hiện đang có tại tỉnh Thái Nguyên
Hệ thống các tuyến du lịch tham quan trong tỉnh gắn với các di tích và các điểm tham quan khác được hình thành dựa trên tài nguyên thiên nhiên đa dạng, hệ sinh thái động thực vật phong phú, sông hồ, hang động đẹp thu hút khách du lịch. Nhìn chung, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch tham quan gắn với các di tích lịch sử, văn hoá và phong tục, tập quán đặc sắc.
Tour 1: Tour du lịch trải nghiệm văn hóa kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng
- Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Không gian văn hóa trà và vùng chè Tân Cương - Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc.
- Không gian văn hóa trà và vùng chè Tân Cương - Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải - Trung tâm Thương mại và du lịch Dũng Tân.
Tour 2: Tour du lịch về nguồn
Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 cán bộ, đội viên thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái - Đền Đuổm - Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa.
Tour 3 : Tuyến du lịch nối các điểm thăm quan trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, gồm:
- Thành phố Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - Cây đa Tân
- Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba
Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng).
- Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn).
- Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc).
- Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ).
- Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương).
Nhìn chung, Thái Nguyên có nhiều điểm du lịch cung cấp dịch vụ tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái, tâm linh, tham quan di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng mang tính đặc thù cao.
Về cơ bản, các khu du lịch đã đáp ứng định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gồm du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc và ATK Định Hóa, sản phẩm du lịch lịch sử về nguồn; du lịch cộng đồng, nông thôn, trải nghiệm vùng chè và văn hóa trà và du lịch tâm linh, MICE, thể thao Tuy nhiên, dịch vụ vui chơi, giải trí còn nhiều hạn chế.
4.3.3 Thiết kế tour du lịch tỉnh Thái Nguyên
4.3.3.1 Khảo sát thiết lập tour
Thông qua số liệu khảo sát thực tế online tới tất cả các nhóm độ tuổi, nhận được kết quả như sau:
Hình 4.1: Đối tượng tham gia trả lời phiếu phỏng vấn online
Trong 95/100 người trả lời phiếu phỏng vấn online có các nhóm nghề nghiệp như bác sĩ, cán bộ công chức, công nhân, giáo viên, kinh doanh, sales bất động sản,sinh viên người Việt Nam, sinh viên nước ngoài Trong đó nhóm sinh viên tham gia nhiều nhất chiếm 51,6% Đề tài hướng đến nhiều nhóm tuổi này là chủ yếu để dựa vào kết quả khảo sát thiết lập được tour hợp lý.
Hình 4.2: Số liệu phỏng vấn số lần đi du lịch và đi du lịch tại tỉnh Thái Nguyên
Trong số 100 người trả lời phiếu phỏng vấn online có 23% trả lời đi du lịch 3 lần/năm; 46% trả lời đi du lịch 2 lần/năm; 21% trả lời đi du lịch 1 lần/năm và 10% dành cho không đi du lịch lần nào, đi 2 năm/lần, có năm đi có năm không đi hoặc thỉnh thoảng không định lượng được thời gian Con số này cho thấy hiện nay khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, kinh tế thu nhập ổn định, nhu cầu về tìm kiếm các tour du lịch để giảm sự căng thẳng trong công việc và cuộc sống, để tận hưởng không khí trong lành, để tìm tới một nơi thực sự mới mẻ có những trải nghiệm đáng nhớ nên mọi người sẽ dành thời gian và tài chính để đi du lịch cùng gia đình, cùng người thân, cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp nhiều hơn.
Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong tương lai
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển khá; quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường; công tác quy hoạch phát triển du lịch được coi trọng Để tiếp tục phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên hơn nữa và nâng cao tính cạnh tranh trong phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên, cần có một số giải pháp đột phá như sau:
4.4.1 Nghiên cứu thị trường du lịch
Tập trung nghiên cứu thị trường, xác định rõ thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu (thị trường tiềm năng) của du lịch tỉnh Thái Nguyên. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết nhằm phân tích, đánh giá đầy đủ xu hướng phát triển du lịch trong và ngoài nước, từ đó xác định các yếu tố cung- cầu, đồng thời xác định phân khúc thị trường cụ thể cho từng giai đoạn đối với du lịch Thái Nguyên cho phù hợp Nhìn chung, thị trờng khách của du lịch Thái Nguyên chủ yếu là thị trường khách nội địa đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, tập trung khách du lịch của thủ đô Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang….Trong tương lai 5-10 năm nữa , ngành cần chuẩn bị để hướng các doanh nghiệp du lịch đón thị trường khách du lịch quốc tế cao cấp hơn.
4.4.2 Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển du lịch
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển du lịch cần được làm tốt hơn nữa để có cơ sở pháp lý huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển 3 sản phẩm du lịch chủ yếu có thế mạnh, có lợi thế của tỉnh đó là:
Tỉnh Thái Nguyên đang được Chính phủ quan tâm chú trọng quy hoạch chung phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc; quy hoạch bảo tồn tôn tạo phát huy giá trịKhu di tích lịch sử quốc gia ATK Định Hóa,; quy hoạch khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, phố đi bộ và các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf….Chính vì vậy, mỗi khu vực cần có sản phẩm chủ lực, lựa chọn một số loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng để có cơ chế thu hút đầu tư hiệu quả tạo nên các đặc trưng,mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc, vươn tầmquốc gia, quốc tế và vẫn giữ được nét văn hóa riêng cho từng khu vực được quy hoạch.
4.4.3 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Nguồn lao động đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Vì vậy, cần phải đào tạo và hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch thành thạo về kỹ năng nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là phải biết ít nhất một ngoại ngữ Ngoại ngữ hiện nay vẫn đang là điểm hạn chế của đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Một thực tế là, tỉnh Thái Nguyên có đến 6 trường Đại học nhưng chưa cómột trường nào đào tạo chuyên ngành du lịch, chính vì vậy nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Thái Nguyên còn rất thiếu và yếu về trình độ chuyên môn.
4.4.4 Giải pháp về sự tham gia của cộng đồng, khai thác sản phẩm du lịch bản làng văn hoá, lịch sử, du lịch sinh thái Đây là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững Tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương gồm các thành phần kinh tế khác nhau được tham gia vào toàn bộ quá trình phát triển các sản phẩm, các khu, điểm du lịch từ khâu quy hoạch đến quản lý phát triển, khai thác Cần cho người dân hiểu rằng, việc tham gia vào quá trình hoạt động du lịch vừa là tạo việc làm cho bản thân mình, vừa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước, quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước mình cho du khách trong nước và nước ngoài.
4.4.5 Ứng dụng khoa học công nghệ trong xúc tiến quảng bá phát triển du lịch Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch, kết hợp với việc nâng cao ý thức của người dân tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu, điểm du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ các hoạt động kinh doanh du lịch nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Có thể thiết lập “Du lịch thông minh tỉnh Thái Nguyên” vào các khu, điểm du lịch Xây dựng kho dữ liệu chung của ngành du lịch; các tiện ích phục vụ du khách và công cụ hỗ trợ công tác quản lý, dự báo; phương tiện hỗ trợ truy cập thông tin…Tăng cường thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại nhằm vào các thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế, lấy sản phẩm và thương hiệu du lịch làm trọng tâm Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, các hãng truyền thông, các hãng hàng không và các hãng lữ hành lớn để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thái Nguyên phù hợp với mục tiêu xác định Xây dựngWebsite về du lịch Thái Nguyên trên mạng, có đầy đủ các thông tin cần thiết, cập nhật các thông tin thường xuyên, nhanh chóng và chính xác Ngoài ra, cần xuất bản những cuốn sách nhỏ, cẩm nang du lịch Thái Nguyên, tờ rơi và đưa đến tận tay khách du lịch, đặc biệt cần dịch ra ít nhất một thứ tiếng nước ngoài (thông dụng nhất là tiếng Anh) để phục vụ khách du lịch quốc tế.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và phát triển các tour du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” thu được một số kết quả sau đây:
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nơi có những thắng cảnh đẹp hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng và những di tích hào hùng của dân tộc Việt Nam, và có những truyển thông văn hóa đặc sắc không hề bị phai mòn, tất cả đều tạo nên những ấn tượng sâu trong lòng mỗi du khách khi đặt chân đến tỉnh Thái nguyên Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế và chính trị, tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch như có khí hậu ôn hòa thích hợp cho sự phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng; quỹ đất dành cho du lịch còn khá dồi dào; tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của Thái Nguyên rất phong phú, đa dạng và có quy mô lớn; có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ ngày một được nâng cao; cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh phát triển.
Hiện trạng tại tỉnh Thái Nguyên, các công ty lữ hành đã xây dựng rất nhiều tour du lịch trong tỉnh điển hình Đề tài nghiên cứu dựa vào thực trạng tour sẵn có đã xây dựng được 2 tour phù hợp với nhu cầu khảo sát của khách hàng quan tâm đó là:
Tour 1 (Thời gian 1 ngày): Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Nhà sàn Thái Hải – Phim trường giáo dục Wonderland
Tour 2 (Thời gian 2 ngày 1 đêm): Di tích lịch sử TNXP 915 – Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Hồ Núi Cốc – Vùng chè Tân Cương – Nhà sàn Thái Hải – Trung tâm thương mại du lịch Dũng Tân. Đề tài đã được thực hiện kết nối tour thử nghiệm 1 ngày với sự tham gia của giáo viên khoa Quản lý tài nguyên và 1 lớp sinh viên để được thực tế với lịch trình tour mà đề tài đã xây dựng, đồng thời sinh viên ngành du lịch được nâng cao một số kỹ năng nghiệp vụ khi đóng vai trò là một hướng dẫn viên du lịch trong lịch trình tour thử nghiệm này.
Đề nghị
Là một du học sinh người Lào Bản thân tôi rất yêu quý mảnh đất Thái Nguyên khi được đặt chân tới học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Là một sinh viên, một du khách nước ngoài tới Việt Nam học tập và du lịch nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tôi có một số đề nghị như sau:
Tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng nhiều tour tuyến du lịch hơn nữa, kết nối các điểm du lịch với nhau tạo một cộng đồng du lịch để cùng đẩy mạnh du lịch trong tỉnh phát triển.
Truyền thông về du lịch của tỉnh Thái Nguyên cần được đẩy mạnh trong thời gian tới để nhiều du khách trong nước biết đến, thu hút thêm nhiều lượt khách quốc tế khi đại dịch Covid-19 được ổn định. Đề nghị cho cá nhân là một sinh viên đang theo học ngành Quản lý tài nguyên và Du lịch sinh thái cần được thực hành thực tế nhiều hơn nữa, sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao lý luận và thực tiễn Đề tài nghiên cứu khoa học này cần được tiếp tục phát triển để tạo kết quả tốt hơn nữa góp một phần nhỏ vào phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.