1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị

70 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Một Số Bệnh Tại Trại Lợn Greenfarm Hưng Yên Và Cách Phòng Trị
Tác giả Liễu Thị Thúy Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Trường
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 5,91 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu (9)
      • 1.2.2. Yêu cầu (9)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 2.1.2. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng nơi thực tập (11)
      • 2.1.3. Tình hình sản xuất tại cơ sở (13)
      • 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn (13)
    • 2.2. Tổng quan tài liệu (14)
      • 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt (14)
      • 2.2.2. Các bệnh thường gặp ở lợn thịt (16)
    • 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (26)
      • 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài (27)
  • PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH (29)
    • 3.1. Đối tượng (0)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (0)
    • 3.3. Nội dung tiến hành (0)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (29)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện (29)
      • 3.4.2. Phương pháp thực hiện (29)
  • PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (37)
    • 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất (37)
      • 4.1.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất của trang trại (37)
      • 4.1.2. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại trại (38)
      • 4.1.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn tại trại (43)
      • 4.1.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại (46)
      • 4.1.5. Công tác khác (54)
    • 4.2. Chuyên đề nghiên cứu (55)
      • 4.2.1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn (55)
      • 4.2.2. Bệnh suyễn lợn (viêm phổi địa phương) (58)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (63)
    • 5.1. Kết luận (63)
    • 5.2. Kiến nghị (63)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1 Các chỉ tiêu thực hiện:

- Thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại.

- Thực hiện công tác phòng bệnh cho lợn tại trại.

- Thực hiện công tác chẩn đoán cho lợn tại trại.

- Thực hiện công tác điều trị cho lợn tại trại.

Dưới đây là toàn bộ cám cho lợn thịt từ khi cai sữa đến khi xuất bán của công ty Greenfeed, đây cũng là chương trình cám hiện đang áp dụng với trạiGreenfarm Hưng Yên.

Bảng 3.1: Loại thức ăn và thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn dùng trong trại

Loại Giai đoạn ăn Thành phần dinh dưỡng thức ăn

PLUS Tập ăn – 15kg - P tổng số trong khoảng (%): 0,6 – 1,2

- Lysine tổng số tối thiểu (%): 1,5

- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%): 0,78

- NL trao đổi tối thiểu (kcal/kg): 3400

(GF02) - P tổng số trong khoảng (%): 0,5 – 1

- Lysine tổng số tối thiểu (%): 1,2

- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%): 0,7

- NL trao đổi tối thiểu (kcal/kg): 3200

25 – 50 kg - Ca trong khoảng (%): 0,8 – 1,0 (GF03) - P tổng số trong khoảng (%): 0,5 – 1

- Lysine tổng số tối thiểu (%): 1,15

- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%): 0,68

- NL trao đổi tối thiểu (kcal/kg): 3150

Loại Giai đoạn ăn Thành phần dinh dưỡng thức ăn

(GF04) - P tổng số trong khoảng (%): 0,6 – 1

- Lysine tổng số tối thiểu (%): 1,1

- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%): 0,6

- NL trao đổi tối thiểu (kcal/kg): 3100

- Xơ thô tối đa (%): 8 F204 75 – xuất bán - Ca trong khoảng (%): 0,8 – 1,2

(GF05) - P tổng số trong khoảng (%): 0,6 – 1

- Lysine tổng số tối thiểu (%): 1,05

- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%): 0,5

- NL trao đổi tối thiểu (kcal/kg): 3050

Protein thô cao ở thức ăn GF01 (21%) vì nhu cầu protein của lợn con ở giai đoạn này Đây là thời kì cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, đo đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, lợn trở nên ngắn đòn, ít thịt vì cơ bắp nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn.Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, lợn dễ bị viêm khớp, tiêu chảy hay tích lũy mỡ sớm. Ở giai đoạn 141 ngày tuổi trở đi protein thô ở mức thấp nhất (16%), đây là thời kì lợn tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên lợn sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra Nên giai đoạn này lợn cần nhiều glucid, lipit hơn, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn.

Khi chuyển giữa các loại cám phù hợp với cân nặng và độ đuổi của lợn, để tránh tình trạng lợn bỏ ăn những ngày đầu, trại tiến hành trộn cám cũ với cám mới theo tỷ lệ như sau:

+ Ngày 1: 75% cám cũ + 25% cám mới

+ Ngày 2 : 50 % cám cũ + 50% cám mới

+ Ngày 3 : 25% cám cũ + 75% cám mới

Máng cám phải đảm bảo được sạch sẽ, không bán bụi cám, mạng nhện. Thường xuyên theo dõi máng cám để tránh tình trạng máng bị kẹt, cám để lâu ngày bị ẩm mốc Độ rộng của máng cám cũng được điều chỉnh tùy thuộc vào mức ăn của lợn lúc bấy giờ, tránh tình trạng máng mở nhỏ quá, không rơi kịp với mức ăn của lợn hoặc máng mở to quá, cám rơi nhiều, vương vãi ra cả nền chuồng.

Khi đổ cám cho lợn ăn, chỉ đổ ở mức độ vừa phải, đủ cho lợn ăn 01 ngày Nếu đổ quá nhiều cám bị ỉu và mất mùi thơm, làm giảm tính thèm ăn của lợn.

Tuy nhiên khi lợn yếu, nhất là với những con mới cai sữa chuyển về trại trong những ngày đầu, cán bộ kỹ thuật trại hướng dẫn em pha cám cháo(cám ướt) cho lợn con như sau:

Bảng 3.2: Công thức làm cám cháo cho 100 lợn con

Nguyên liệu Số lượng Liều lượng

Bột sữa (g) 200 2g/ con Điện giải (g) 100 5g/ lit nước

Amox (g) 40 2kg/ tấn thức ăn

Nước ấm sạch (l) 20 Tương đương 1 kg cám với 4 lít nước

Việc pha cám ướt cho lợn ăn không những giúp con vật dễ ăn hơn, mùi cám thơm hơn, kích thích lợn con ăn nhiều hơn mà còn bổ sung thuốc và các chất cần thiết để con lợn có hệ miễn dịch khỏe hơn Sau khi cám nở và nhiệt độ cám cũng giảm bớt em sẽ đổ cám ra máng cám ướt và cho lợn ăn Tuy nhiên, sẽ có những con bỏ ăn, kể cả cám ướt Lúc này em sẽ dùng xilanh nhựa để bón cho lợn ăn Tuy quá trình hơi vất vả và mất nhiều thời gian nhưng đảm bảo là lợn có ăn Kết hợp với tích cực điều trị bằng thuốc, đây là phương pháp đã giúp cho rất nhiều lợn con vượt qua được giai đoạn khó khăn.

3.4.2.2 Phương pháp phòng bệnh cho đàn lợn:

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì công việc tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn luôn được quan tâm hàng đầu Tại trang trại Greenfarm Hưng Yên, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách nghiêm ngặt và chủ động Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng và các khu vực khác nhau, hạn chế tối đa việc đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng và không được đi vào khu vực trại nuôi.

Công tác tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện đầy đủ, đúng thời gian, đúng kỹ thuật và đúng quy trình Tiêm phòng nhằm tạo cho cơ thể của lợn có miễn dịch chủ động từ ban đầu, để phòng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng, nhằm hạn chế những rủi ro, bệnh tật dẫn đến thiệt hại trong chăn nuôi. Dưới đây là lịch và loại vacxin tại trại Greenfarm Hưng Yên:

Bảng 3.3: Quy trình tiêm phòng vacxin tại trại

Tuần Tên vacxin Cách tiêm Phòng ngừa bệnh tuổi

5 Pest vac (mũi 1) Tiêm bắp Dịch tả lợn cổ điển

8 Pest vac (mũi 2) Tiêm bắp Dịch tả lợn cổ điển

11 Aftogen Tiêm bắp Lở mồm long móng

Khi phòng bệnh bằng vacxin phải chú ý đến các vấn đề: o Phải đảm bảo tiêm đúng và đủ liều vacxin để con vật có thể hình thành miễn dịch và bảo vệ bản thân khi có mầm bệnh xâm nhập. o Tình trạng sức khỏe của vật nuôi ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin, vì thế chỉ tiêm những con vật khỏe mạnh, thể trạng tốt, không mắc bệnh truyễn nhiễm hay bất kỳ bệnh mãn tính nào khác. o Khi đưa vacxin vào cơ thể vật nuôi rất có thể sẽ gây ra các hiện tượng dị ứng hoặc sock phản vệ, vì vậy cần trang bị đầy đủ các các loại thuốc hỗ trợ để có thể xử lý ngay khi các trường hợp đáng tiếc trên xảy ra.

Trại tiến hành phòng bệnh bằng thuốc ở những giai đoạn sau: o Khi mới nhập lợn con cai sữa về: Trại tiến hành trộn amox vào buổi sáng và điện giải vào buổi chiều cho toàn đàn trong 3 ngày đầu tiên lợn mới chuyển về trại. o Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khoảng thời gian chuyển từ thu sang đông, khi mà nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự chênh lệch khá lớn:Pha điện giải và cho uống trong vòng 3 ngày. o Khi lợn trong 01 chuồng bắt đầu có biểu hiện ho nhiều hoặc cả chuồng có số lượng con ho ướt chiếm trên 10% tổng số: Pha thuốc cho uống để phòng bệnh Amox (450ppm) + Tiamulin (200ppm) hoặc Linco Spectin (2kg/tấn)

3.4.2.3 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại theo quy trình chăn nuôi của trại.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh.

3.4.2.5 Phương pháp xử lý số liệu khi thu thập:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh:

Tổng số lợn mắc bệnh

Tổng số lợn theo dõi

Tổng số lợn khỏi bệnh

Tổng số lợn điều trị

Tổng số lợn mắc bệnh

Số liệu thu thập được xử lý trên máy tính theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2008) bằng phần mềm Microsoft Excel2007.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Kết quả công tác phục vụ sản xuất

4.1.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất của trang trại:

Năm 2021, khi dịch bệnh bùng nổ, trại đã tiến hành vệ sinh và có thời gian 6 tháng để trống chuồng nuôi Đến tháng 12/ 2021, trại tiến hành nhập lợn thịt về để bắt đầu đi vào sản xuất Giai đoạn đầu này khá khó khăn vì trại phải đối mặt với nguy cơ mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường chăn nuôi Kết quả nuôi sau 1 tháng và lấy máu đi xét nghiệm, các mẫu máu mang đi xét nghiệm đều âm tính với virus Dịch tả lợn Châu Phi Đến hết năm 2022, số lượng lợn thịt nhập về nuôi như sau:

Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi 3 lô đầu tiên sau dịch

Số lô thịt Bán thịt lượng Bán loại sữa chết trung bình

Từ bảng trên ta có thể thấy:

Lô đầu tiên nhập vào tháng 12/2021, số lượng con nhập là 2460, số con bán thịt là 2359 con với trọng lượng trung bình là 113,76 kg Số con chết ở lứa này là 77 con, chiếm 3,13%.

Lô thứ 2 nhập vào tháng 5/2022, số lượng con nhập là 2400, số con bán thịt là 2308 con với trọng lượng trung bình là 115,15 kg Số con chết ở lứa này là 65 con, chiếm 2,71%.

Lô thứ 3 nhập vào tháng 8/2022, số lượng con nhập là 2460, số con bán thịt là 2208 con với trọng lượng trung bình là 114,82 kg Số con chết ở lứa này là 100 con, chiếm 4,17%.

4.1.2 Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại trại Greenfarm Hưng Yên:

Trong quá trình thực tập ở trang trại, em đã được tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nhập ở lô thứ 3 từ khi cai sữa đến khi bắt đầu xuất bán. Bao gồm cả công tác vệ sinh chuồng cai sữa sau khi chuyển lên thịt, chuẩn bị chuồng cai sữa để nhập lợn, chăm sóc lợn cai sữa và chăm sóc lợn thịt.

* Công tác vệ sinh sau khi chuyển lợn cai sữa lên thịt:

- Làm sạch cơ học: Dọn dẹp tất cả các vật dụng, thiết bị chăn nuôi ra khỏi chuồng Lau sạch dây điện, bóng úm, máng ăn của lợn Tháo toàn bộ đan nhựa ra khỏi khung chuồng Xịt rửa bụi bẩn và phân bám trên tấm đan, thảm lót, trên trần, tường và vách chuồng Xử dụng máy áp lực xịt rửa lại tất cả lần cuối cùng một cách cẩn thận nhất.

- Làm sạch hóa học: phun sát trùng toàn bộ chuồng và hành lang ngoài chuồng Dùng vôi phun khắp chuồng, cả nền chuồng và tường đều được phun vôi.

- Sau đó để trống chuồng và chờ đón lứa lợn mới.

* Công tác chuẩn bị nhập lợn cai sữa:

- Chuẩn bị chuồng trại: Lắp lại toàn bộ tấm đan nhựa lên khung sắt. Chuẩn bị thảm cho lợn con nằm, chuẩn bị bóng úm và dây điện để lắp bóng Thời gian này cũng xem lại đường điện, quạt, đường ống nước xem có vấn đề hay không, nếu có thì báo ngay cho bộ phận bảo trì để sửa chữa kịp thời.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ máng cám tập ăn, máng ăn cháo cám, xô pha thuốc, xô pha cám cháo, chổi, xẻng, tấm chắn làm vacxin, xe đẩy cám, Sau đó vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng.

- Chuẩn bị thuốc men: Chuẩn bị đầy đủ thuốc kháng sinh, thuốc bổ trợ, bột sữa, xilanh, kim tiêm, và các vật dụng khác.

- Kiểm tra bước cuối trước khi nhập lợn: Kiểm tra hoạt động của hệ thống quạt, điện, nước, gia cố lại một vài vị trí các tấm đan bằng dây thép nếu cần Cuối cùng là phun sát trùng và đóng cửa chuồng chờ nhập lợn.

* Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng lợn:

Mỗi buổi, việc đầu tiên khi lên chuồng là tiến hành kiểm tra chung, bao gồm:

+ Kiểm tra lợn: Kiểm tra toàn bộ số lợn mà mình phụ trách, quan sát nhanh tình trạng chung của toàn bộ các con trong 1 ô: Những con có biểu hiện tích cực, hoạt bát, có tương tác với những con khác ở trong ô chuồng, di chuyển nhanh là những con khỏe Còn những con “buồn”, thờ ơ, ủ rũ, di chuyển khó, hóp bụng, đứng tách biệt một mình khỏi cả đàn trong ô, sợ người, thường là những con có vấn đề về sức khỏe thì cần đánh dấu hoặc tách ô ngay khi cần thiết (vd: những con sa trực tràng,…) Nếu lợn nằm chồng lên nhau dưới bóng úm, hay tản ra xa, nghĩa là lợn đang quá lạnh hoặc quá nóng, cần phải điều chỉnh nhiệt độ lại cho phù hợp Nếu phát hiện có lợn chết báo cho quản lý trại.

+ Kiểm tra cám hôm trước ăn xem có hết cám hay không, nếu hết cần bổ sung cám vào máng cho ăn ngay.

+ Kiểm tra núm uống và khu vực uống nước của lợn xem có ướt hay không Nếu khu vực uống nước khô ráo cần kiểm tra nguồn nước uống cho lợn.

+ Kiểm tra xem có thiết bị điện nào có vấn đề hay không, nếu có báo ngay cho bộ phận bảo trì để kịp thời sửa chữa.

Tiếp đó, tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại: Tiến hành vệ sinh từng ô chuồng và máng nước của mỗi ô Sau đó, vệ sinh hành lang, quét chuồng,quét mạng nhện, quét bụi ở lưới chắn quạt, quét máng ăn Trong khi dọn vệ sinh cũng đồng thời lắng nghe, quan sát những tiếng động hoặc hành vi bất thường của lợn.

Sau khi tiến hành vệ sinh thì chở cám cho lợn ăn Vì đặc thù chuồng trại ở trại Greenfarm Hưng Yên ngay từ đầu đã không phải xây với mục đích là nuôi thịt nên số lượng con/ chuồng nhỏ và trại cũng xây từ năm 2008 nên không thể lắp hệ thống cám tự động đến tận từng ô chuồng như các trại thịt khác Ở đây, đường ống silo cám chỉ đến được hành lang chung của dãy chuồng, sau đó mọi người phải sử dụng xe để đẩy cám từ hành lang vào chuồng và đổ cám một cách thủ công Đây là một công việc tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Cuối cùng là đánh dấu, tiêm lợn và tách ghép lợn:

+ Đánh dấu bằng sơn xịt những trường hợp lợn bệnh theo quy định như ho đánh dấu vào vai, tiêu chảy đánh dấu vào mông, những con ốm yếu, bỏ ăn, thở hổn hển hoặc thở khó sẽ đánh một vạch ngang trên lưng để điều trị kịp thời Một số con bị cắn đuôi, cắn tai chảy máu, sa trực tràng, tiêu chảy ra máu hoặc quá yếu cần phải tách ra khỏi ô chuồng tránh bị những con khác đánh, cắn đến chết.

+ Điều trị lợn theo phác đồ chung của trại, nếu có con có biểu hiện quá yếu thì báo cho trưởng khu hoặc kỹ thuật trại để tìm hướng giải quyết.

Chuyên đề nghiên cứu

4.2.1 Hội chứng tiêu chảy ở lợn:

4.2.1.1 Kết quả theo dõi tình hình lợn mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn: Để nắm được tình hình lợn mắc hội chứng tiêu chảy, em đã tiến hành quan sát, theo dõi và ghi chép trong 4 tháng từ khi lợn mới được nhập về trại đến khi bắt đầu xuất bán Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.9: Kết quả theo dõi tình hình mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng

Loại lợn Thời gian Số con mắc Tỷ lệ (%)

Từ bảng trên, ta có thể thấy

- Số lượng lợn mắc hội chứng tiêu chảy ở giai đoạn cai sữa cao hơn hẳn so với giai đoạn lợn thịt.

- Vào tháng 8, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là do đây là thời điểm lợn mới vừa được 4 tuần tuổi, vừa mới cai sữa mẹ và phải ăn cám hoàn toàn Khi lợn vận chuyển đến trại, phải chịu sự khó chịu trong cả quãng đường vận chuyển, đến nơi thì phải làm quen với khí hậu mới, thức ăn mới, nước uống mới Lợn cũng phải làm quen với môi trường sống mới, từ 12 - 15 con/ 1 ô cùng mẹ sang 30 - 35 con/ 1 ô trộn lẫn với nhau Bên cạnh đó, thời điểm này nhiệt độ rất cao, nắng gắt sau đó lại có mưa bất chợt, khiến cho bầu không khí trở nên oi bức, lợn cũng dễ tress hơn Tất cả những điều này khiến sức đề kháng của lợn suy giảm và là cơ hội lý tưởng để tiêu chảy bùng phát.

- Vào tháng 9, tỷ lệ mắc bệnh vẫn khá cao Đó là do thời điểm tháng 9 này lợn đổi cám liên tục Đổi từ GF01 sang GF02 và GF03 trong vòng 1 tháng Mặc dù đã trộn cám để phòng tránh nhưng lợn vẫn bỏ ăn do cám cũ có mùi thơm và vị ngọt hấp dẫn hơn nhiều Cũng trong thời điểm này, lợn đã phát triển tương đối và đến cân nặng cần phải giãn chuồng nhưng chưa có chuồng thịt sẵn sàng, việc sống với mật độ quá dày khiến mức độ lây lan của bệnh càng nhanh hơn.

- Sang đến giai đoạn lợn thịt, sức khỏe của lợn đã ổn định, sức đề kháng của lợn cũng tốt hơn, khả năng thích nghi với sự thay đổi từ môi trường cũng cao hơn, mật độ hợp lý nên tỷ lệ tiêu chảy ở giai đoạn này giảm hẳn, chỉ xuất hiện rải rác và dễ dàng được kiểm soát hơn.

4.2.1.2 Kết quả theo dõi triệu chứng tiêu chảy ở lợn: Để phát hiện ra con vật có bị tiêu chảy hay không, cách tốt nhất là quan sát tình trạng phân của nó Mỗi buổi làm việc, khi em vào chuồng và dọn vệ sinh cũng là lúc lợn thức dậy, ăn uống và đi vệ sinh Đây cũng là thời điểm tốt nhất để quan sát xem lợn có bị tiêu chảy hay không, các triệu chứng được em quan sát và ghi vào bảng dưới đây:

Bảng 4.10: Triệu chứng của lợn mắc hội chứng tiêu chảy Tên triệu chứng Số con mắc Số con có triệu chứng Tỷ lệ (%)

Phân có màu và mùi lạ 152 63,6

Từ bảng trên ta có thể thấy: o 100% con mắc hội chứng tiêu chảy đều có triệu chứng tiêu chảy Biểu hiện rõ nhất là phân dính vào đuôi, vào mông, vào hậu môn của con vật, có con thậm chí dọc từ hậu môn xuống mông đỏ ửng cả mảng Mức độ lỏng của phân cũng tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh Có con phân chỉ hơi sệt, có con phân lỏng như nước, có con tiêu chảy không cầm được Nguyên nhân của phân bị lỏng là do nước không được hấp thụ vào cơ thể mà cứ thế theo phân ra ngoài. o Khi bị tiêu chảy, thức ăn đi vào cơ thể nhưng không được tiêu hóa hết nên vẫn còn nguyên màu vàng như cám , phân có màu xanh hoặc lẫn tia máu Dưới tác động của hệ vi sinh vật trong ruột, phân có mùi tanh hôi khó chịu. o Ngoài ra, khi tiêu chảy quá lâu, chất dinh dưỡng không hấp thụ được cộng thêm việc mất nước, mất sức nên các biểu hiện như mệt mỏi, ủ rũ, lông xù cũng rất hay gặp.

4.2.1.3 Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn:

Trang trại sử dụng 2 loại thuốc để điều trị chính cho lợn là Enrofloxacin và Tylosin để điều trị cho lợn mắc hội chứng tiêu chảy Tùy theo mức độ bệnh mà sử dụng loại thuốc phù hợp để điều trị.

- Mức độ nhẹ và trung bình: Trại sử dụng Enrofloxacin với liều lượng là 1ml/ 20kg TT Ở mức độ này đa phần là chỉ điều trị đến mũi thứ 2 hoặc 3 là con vật đã dừng tiêu chảy và ăn uống, hoạt động bình thường.

- Mức độ nặng: Đây là các trường hợp con vật tiêu chảy không kìm được, tiêu chảy phân xanh hoặc có lẫn tia máu Thậm chí có những con đã điều trị bằng Enrofloxacin 3 mũi nhưng vẫn không dừng triệu chứng tiêu chảy Những trường hợp này, trại sử dụng Tylosin để điều trị với liều lượng là 1ml/10kg TT.

- Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì khi lợn bị tiêu chảy ở thể nặng, em chuyển lợn xuống ô cuối gần quạt trong chuồng để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng và để lợn có môi trường sống thoáng hơn, nhiệt độ môi trường ấm hơn.

- Sau khi điều trị khỏi triệu chứng tiêu chảy, sẽ có những con yếu do thời gian mất nước và ăn kém kéo dài, kỹ thuật trại hướng dẫn em tiêm vitamin tổng hợp để bổ xung chất dinh dưỡng cũng như tăng sức đề kháng cho lợn.

Kết quả điều trị cho thấy, trong 239 con mắc hội chứng tiêu chảy, có

238 con chữa khỏi, chiếm 99,6% Đối với trường hợp duy nhất điều trị bằng cả Enrofloxacin và Tylosin đều không khỏi, con vật càng ngày càng gầy mặc dù em đã điều trị bằng thuốc, pha cám ướt với điện giải cho ăn, sử dụng các thuốc trợ sức trợ lực mà tình trạng tiêu chảy ở con vật ngày càng tệ Sau đó, con vật bắt đầu kế pháp viêm phổi với các triệu chứng ho, hắt xì, thở thể bụng và yếu đến mức không tự đứng dậy được Dưới tình trạng ngày sức khỏe con vật ngày càng tệ, trại quyết định loại trường hợp này.

4.2.2 Bệnh suyễn lợn (viêm phổi địa phương):

4.2.2.1 Kết quả theo dõi tình hình lợn mắc bệnh suyễn ở lợn:

Ngoài hội chứng tiêu chảy thì bệnh suyễn lợn cũng là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở trang trại Trong thời gian thực tập, em đã ghi lại được các số liệu như sau:

Bảng 4.11: Kết quả theo dõi lợn mắc suyễn theo các tháng Loại lợn Thời gian Số con mắc Tỷ lệ (%)

Qua số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy:

- Giai đoạn lợn cai sữa, số lượng lợn mắc suyễn khá thấp Do ngày từ những ngày đầu, trại đã trộn kháng sinh cho lợn để phòng bệnh Bên cạnh đó, thời điểm này, lợn đang ở chuồng cai sữa và có sẵn hệ thống bóng đèn úm đã lắp Mỗi ngày chúng em đều xem dự báo thời tiết về nhiệt độ và khả năng mưa để quyết mức ổn định Cũng trong giai đoạn này, nếu đêm xuống mà có mưa và nhiệt độ giảm sâu thì trại sẽ cử người xuống khu sản xuất để xem xét tình hình lợn.

- Đến giai đoạn lợn thịt thì số lượng lợn mắc bệnh tăng cao do thời tiết có nhiều thay đổi Tháng 11 là tháng có tỷ lệ lợn mắc suyễn cao nhất Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm sâu, hệ thống điều chỉnh quạt tự động theo nhiệt độ cũng chỉnh quạt xuống mức thấp khiến mức độ thông thoáng trong chuồng. Để làm rõ hơn vấn đề này, em đã tiến hành theo dõi số lượng lợn mắc theo chuồng, kết quả như sau:

Bảng 4.12: Kết quả theo dõi lợn thịt mắc suyễn theo chuồng

Chuồng nuôi Số con trong chuồng Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc (%)

Ngày đăng: 20/09/2023, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Loại thức ăn và thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn dùng trong trại - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 3.1 Loại thức ăn và thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn dùng trong trại (Trang 30)
Bảng 3.2: Công thức làm cám cháo cho 100 lợn con - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 3.2 Công thức làm cám cháo cho 100 lợn con (Trang 33)
Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi 3 lô đầu tiên sau dịch - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi 3 lô đầu tiên sau dịch (Trang 37)
Bảng 4.2: Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn Số lượng cần Khối lượng Tỷ lệ hoàn - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn Số lượng cần Khối lượng Tỷ lệ hoàn (Trang 41)
Bảng 4.3 : Số lượng lợn nuôi dưỡng chăm sóc - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.3 Số lượng lợn nuôi dưỡng chăm sóc (Trang 42)
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.4 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi (Trang 43)
Bảng 4.5: Kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cho lợn tại trại Loại Tuần Phòng Vacxin / Đường Liều Tổng Số lợn - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.5 Kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cho lợn tại trại Loại Tuần Phòng Vacxin / Đường Liều Tổng Số lợn (Trang 45)
Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.7 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại (Trang 52)
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện các công tác khác - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện các công tác khác (Trang 54)
Bảng 4.9: Kết quả theo dừi tỡnh hỡnh mắc hụ̣i chứng tiờu chảy theo cỏc thỏng Loại lợn Thời gian Số con mắc Tỷ lệ (%) - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.9 Kết quả theo dừi tỡnh hỡnh mắc hụ̣i chứng tiờu chảy theo cỏc thỏng Loại lợn Thời gian Số con mắc Tỷ lệ (%) (Trang 55)
Bảng 4.10: Triệu chứng của lợn mắc hội chứng tiêu chảy - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.10 Triệu chứng của lợn mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 56)
Bảng 4.11: Kết quả theo dừi lợn mắc suyễn theo cỏc thỏng Loại lợn Thời gian Số con mắc Tỷ lệ (%) - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Bảng 4.11 Kết quả theo dừi lợn mắc suyễn theo cỏc thỏng Loại lợn Thời gian Số con mắc Tỷ lệ (%) (Trang 58)
Hình 1: Lợn bị tiêu chảy - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Hình 1 Lợn bị tiêu chảy (Trang 68)
Hình 2: Lợn bị viêm khớp Hình 3: Lợn còi cọc, bỏ ăn - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Hình 2 Lợn bị viêm khớp Hình 3: Lợn còi cọc, bỏ ăn (Trang 68)
Hình 5: Dọn vệ sinh chuồng Hình 6: Quan sát lợn - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Hình 5 Dọn vệ sinh chuồng Hình 6: Quan sát lợn (Trang 69)
Hình 8: Hành lang ngoài chuồng - (Luận văn) thực trạng một sốbệnh tại trại lợn greenfarm hưng yên và cách phòng trị
Hình 8 Hành lang ngoài chuồng (Trang 70)
w