BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 2342/QĐ-BGTVT Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2011 QUYẾTĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾTĐỊNHSỐ 2445/QĐ-BGTVT NGÀY 24/8/2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị địnhsố 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Quyếtđịnhsố 1149/QĐ-LĐTBXH ngày 20/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung nhiệm vụ cho Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I; Xét đề nghị của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I tại Tờ trình số 914/TTr-CĐNGTVT TƯ I ngày 26/9/2011 xin bổ sung Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, QUYẾTĐỊNH Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I ban hành kèm theo Quyếtđịnhsố 2445/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT. 1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 3. Mục tiêu, chức năng của Trường 1. Mục tiêu: a) Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các hệ đào tạo ở trình độ giáo dục nghề nghiệp gồm: cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. b) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo quy định của pháp luật; c) Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường. 2. Chức năng: a) Đào tạo theo các cấp trình độ, các ngành nghề thực tiễn xã hội có nhu cầu sử dụng, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ cho Ngành giao thông vận tải, cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và hội nhập quốc tế; b) Đào tạo nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động; bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo quy định của pháp luật; c) Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; d) Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm dạy nghề và nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật”. 2. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên mới và giáo viên có nhu cầu. Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học dạy nghề vào dạy nghề, sử dụng các trang thiết bị dạy nghề. Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo của các trường, các trung tâm dạy nghề. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề, kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề với các nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng, Vận hành máy thi công nền, vận hành máy thi công mặt đường, Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ, Công nghệ ôtô, Lái xe ôtô. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động”. 3. Khoản 5 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “5. Các khoa: a) Khoa Công trình; b) Khoa Cơ khí; c) Khoa Điện; d) Khoa Cơ bản và Nghiên cứu khoa học; đ) Khoa Sư phạm Dạy nghề”. Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng Bộ GTVT (để báo cáo); - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Tổng cục Dạy nghề; - Lưu: VT, TCCB (Hđt). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Mạnh Hùng . Số: 2342/QĐ-BGTVT Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT. KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2445/QĐ-BGTVT NGÀY 24/8/2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP. 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-LĐTBXH ngày 20/9/2011 của Bộ trưởng