LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô” này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong Viện kỹ thuật trường Đại học Công ngh
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO
QUÊN TRẺ EM TRÊN Ô TÔ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Nhanh
TP Hồ Chí Minh, Tháng 9 Năm 2021
Trang 2ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO
QUÊN TRẺ EM TRÊN Ô TÔ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Nhanh
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi bao gồm:
1 Bùi Văn Trọng
2 Trương Đình Rin
Cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 08 năm 2021
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô” này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong Viện kỹ thuật trường Đại học Công nghệ TP.HCM lời cảm ơn chân thành
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Nguyễn Văn Nhanh đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành đề tài này lời cảm ơn sâu sắc nhất
Cuối cùng em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được học tập, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để trau dồi kĩ năng của bản thân
Vì kiến thức và kĩ năng còn hạn chế, trong quá trình viết cuốn báo cáo này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy
cô, nhà trường
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN GIẢI PHÁP 6
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC 6
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Ở NƯỚC NGOÀI 7
2.3. ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG 10
2.4 NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG 10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT 11
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1.1 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MÔ PHỎNG 11
3.1.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN LỰA CHỌN LINH KIỆN 12
3.1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 12
3.1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC 12
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ 14
4.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG 14
4.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG 14
4.2.1 THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG 16
4.3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRẺ EM TRÊN Ô TÔ BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS 18
4.3.1 CUNG CẤP NGUỒN CHO HỆ THỐNG 18
4.3.2 MÔ PHỎNG CÁC CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ARDUINO BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS 19
4.3.3 MÔ PHỎNG CƠ CẤU CHẤP HÀNH BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS 21
4.3.3.1 HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH 21
4.3.3.2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 23
Trang 94.3.3.3 HỆ THỐNG CÒI 23
4.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CẢNH BÁO QUÊN TRẺ EM TRÊN Ô TÔ 25
4.5 THIẾT KẾ MÔ HÌNH 27
4.5.1 CÁC THÀNH PHẦN LINH KIỆN SỬ DỤNG CHO HỆ THỐNG 27
4.5.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH 28
4.5.2.1 THIẾT KẾ KHỐI NGUỒN 28
4.5.2.2 THIẾT KẾ KHỐI CẢM BIẾN 29
4.5.2.2.1 CẢM BIẾN ỨNG LỰC ĐIỆN TRỞ 29
4.5.2.2.2 CẢM BIẾN SÓNG SIÊU ÂM 31
4.5.2.2.3 CẢM BIẾN THÂN NHIỆT CHUYỂN ĐỘNG HC-SR501 34
4.5.2.3 BỘ XỬ LÝ ARDUINO 37
4.5.2.3.1 MẠCH ARDUINO UNO 37
4.5.2.3.2 PHẦN MỀM 38
4.5.2.4 THIẾT KẾ KHỐI THÔNG BÁO 39
4.5.2.4.1 MODULE SIM 800L 39
4.5.2.4.2 CÒI BÁO ĐỘNG 40
4.5.2.4.3 ĐÈN HALOGEN 41
4.5.2.5 TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT CỦA HỆ THỐNG 42
4.5.3 THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẢNH BÁO QUÊN TRẺ EM TRÊN Ô TÔ 43
4.5.4 MÔ PHỎNG VỊ TRÍ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẢNH BÁO QUÊN TRẺ EM TRÊN Ô TÔ 47
4.5.4.1 MÔ PHỎNG VỊ TRÍ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CẢNH BÁO QUÊN TRẺ EM TRÊN Ô TÔ 47
4.5.4.2 MÔ PHỎNG VỊ TRÍ LẮP ĐẶT CẢM BIẾN FSR402 TRÊN Ô TÔ 48 4.5.4.3 MÔ PHỎNG VỊ TRÍ LẮP ĐẶT CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI PIR HC-SR501 TRÊN Ô TÔ 49
4.5.4.4 MÔ PHỎNG VỊ TRÍ LẮP ĐẶT CẢM BIẾN SÓNG SIÊU ÂM HC-SR04 TRÊN Ô TÔ 50
CHƯƠNG 5: MÔ PHỎNG,THI CÔNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẢNH BÁO QUÊN TRẺ EM TRÊN Ô TÔ 51
5.1 HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS 51
5.1.1 CHƯƠNG TRÌNH ARDUINO CHO MÔ PHỎNG PROTEUS 51
Trang 105.1.2 HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH MÔ PHỎNG 52
5.2 MÔ HÌNH VẬT LÝ 54
5.2.1 CODE ARDUINO CHO MÔ HÌNH VẬT LÝ 54
5.2.2 HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG 55
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KẾT LUẬN 59
6.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỒ ÁN 59
6.1.1 KẾT QUẢ CỦA ĐỒ ÁN THỰC HIỆN 59
6.1.2 KIẾN THỨC THU ĐƯỢC 59
6.2 KẾT LUẬN 60
6.2.1 ƯU ĐIỂM 60
6.2.2 NHƯỢC ĐIỂM 60
6.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 63
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4 1: Danh sách các linh kiện module, cảm biến sử dụng trong mạch điều khiển hệ thống quên trẻ em ô tô 27Bảng 4 2: Chân của cảm biến HC-SR04 33Bảng 4 3: Bảng kết nối chân giữa board Arduino Uno với các linh kiện module của
hệ thống 46
Trang 12DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1: Thống kê trẻ em đã chết vì bị bỏ quên trên ô tô ở Mĩ 5
Hình 2 1: Hệ thống Sensorsafe cảnh báo cho lái xe biết nếu có trẻ em ở trong xe khi xe đã tắt máy 9
Hình 2 2: Hệ thống nhắc nhở ghế sau của GM được gắn ở cửa sau xe ô tô giúp kích hoạt khi cửa sau mở ra hoặc đóng lại 10
Hình 3 1: Phần mềm Proteus 11
Hình 4 1: Sơ đồ khối hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô 14
Hình 4 2: Lưu đồ thuật toán hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô 16
Hình 4 3: Sơ đồ cấp nguồn cho hệ thống bằng phần mềm Proteus 18
Hình 4 4: Sơ đồ điều khiển hệ thống mô phỏng bằng phần mềm Proteus 19
Hình 4 5: Virtual Terminal hiển thị các giá trị của hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô 20
Hình 4 6: Sơ đồ hệ thống nâng hạ kính bằng phần mềm Proteus 21
Hình 4 7: Sơ đồ của hệ thống nâng hạ kính thông thường 22
Hình 4 8: Hệ thống chiếu sáng mô phỏng bằng Proteus 23
Hình 4 9: Sơ đồ hệ thống còi bằng phần mềm Proteus 24
Hình 4 10: Mô phỏng hoạt động của hệ thống bằng Proteus 25
Hình 4 11: Module LM2596 28
Hình 4 12: Sơ đồ chân Module LM2596 28
Hình 4 13: Cảm biến cảm ứng lực điện trở 29
Hình 4 14: Cấu tạo của cảm biến FSR402 30
Hình 4 15: Đồ thị qua hệ điện trở và lực tác động 30
Hình 4 16: Đồ thị quan hệ VOUT và lực tác động 31
Hình 4 17: Cảm biến sóng siêu âm HC-SR04 32
Hình 4 18: Nguyên lý hoạt động của HC-SR04 33
Hình 4 19: Cảm biến nhiệt lượng – PIR 34
Hình 4 20: Nguyên lý hoạt động của cảm biến PIR- khi chưa có người 36
Hình 4 21: Nguyên lý hoạt động của cảm biến PIR- khi có người 36
Hình 4 22: Mạch Arduino 37
Hình 4 23: Các linh kiện trên mạch Arduino Uno 37
Hình 4 24: Modules SIM800L 39
Hình 4 25: Còi hú Buzzer 41
Hình 4 26: Đèn Halogen 41
Hình 4 27: Các thiết bị dùng để hàn linh kiện vào mạch 150 mm x 100 mm 43
Hình 4 28: Mạch in PCB thiết kế bằng phần mềm Proteus 43
Hình 4 29: Mạch PCB của hệ thống 44
Hình 4 30: Sắp xếp linh kiện vào bảng mạch 44
Trang 13Hình 4 31: Hàn cố định các chân của linh kiện 45
Hình 4 32: Dây dẫn nối các tiếp điểm lại với nhau 45
Hình 4 33: Mạch điều khiển hệ thống sau khi đã lắp các linh kiện 47
Hình 4 34: Vị trí lắp đặt của mạch điều khiển hệ thống trên ô tô 47
Hình 4 35: Vị trí lắp đặt cảm biến FSR402 trên ô tô 48
Hình 4 36: Vị trí lắp đặt cảm biến PIR trên ô tô 49
Hình 4 37: Vị trí lắp đặt cảm biến sóng siêu âm HC-SR04 50
Hình 5 1: Lấy file hex của chương trình Arduino 51
Hình 5 2: Nạp chương trình Arduino cho phần mềm Proteus 52
Hình 5 3: Mô hình mô phỏng bằng Proteus hoạt động theo TH1 53
Hình 5 4: Toàn bộ hệ thống mô phỏng bằng Proteus hoạt động 54
Hình 5 5: Nạp chương trình Arduino cho mô hình 54
Hình 5 6: Kết nối board Arduino Uno với máy tính 55
Hình 5 7: Không có trẻ em bên trong xe 55
Hình 5 8: Giá trị analog của cảm biến FSR402 56
Hình 5 9: Trường hợp trẻ em bị bỏ lại trong xe 56
Hình 5 10: Hệ thống hoạt động 57
Hình 5 11: Tin nhắn thông báo đã được gửi đến 57
Hình 5 12: Hệ thống tắt sau khi nhận được lệnh hủy 58
Trang 15LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề: Ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước ta ngày nay đang là một ngành
hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Phát triển công nghiệp ô tô sẽ là động lực và sức mạnh giúp đất nước hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và trở thành một nước phát triển Việc đi sâu vào phát triển ngành ứng dụng khoa học công nghệ và mở cửa hội nhập là điều kiện để ngành công nghiệp sản xuất
ô tô phát triển
Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành công nghiệp ôtô đã có những thay đổi lớn
lao Hiện nay với sự tiếp cận ô tô một cách dễ dàng, nên nhiều người đã chuyển từ
việc sử dụng xe máy cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bằng xe ô tô Một phần tiện dụng để không còn phải lo lắng chuyện nắng mưa, khói bụi, mà họ còn hướng đến sự
an toàn khi tham gia giao thông
Vì vậy với công nghệ kĩ thuật khoa học phát triển mọi vị trí trên chiếc xe đều phải bảo vệ người dùng, và vị trí ghế ngồi cũng không phải là ngoại lệ Không chỉ dừng lại ở việc tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng mà nó còn vật bảo vệ tính mạng chúng ta trong những tình huống xấu Trong đồ án này, nhóm chúng em sẽ đề cập đến tính năng cảnh báo còn trẻ em trên ô tô, hệ thống gồm có: cảm biến sóng siêu
âm, cảm biến nhiệt chuyển động, cảm biến lực cảm ứng điện trở Trong vòng 2 năm
trở lại đây có rất nhiều tại nạn thương tâm xảy ra mà nguyên nhân chính là sự bất cẩn nên đã quên đi còn trẻ em trên ô tô Vì vậy mục tiêu chính của đề tài là nâng cao sự
an toàn khi sử dụng ô tô
Mục tiêu đề tài: Chính vì thế nhóm tôi đã đưa ra ý tưởng cảm biến trên ghế để
giảm thiểu tối đa các tai nạn này xảy ra, để đảm bảo phục vụ con người một cách hoàn thiện nhất Hơn hết, trên thế giới hiện nay qua hàng thế kỉ phát triển cũng như sáng tạo thêm cho chiếc ô tô không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là một ngôi nhà thu nhỏ cho bản thân, trên tinh thần đó, các nhà phát triển kết hợp với các công nghệ
đã đưa các hệ thống cho chiếc ô tô để thêm nhiều tiện ích
Trang 16Và hơn hết các thiết bị an toàn trên ô tô luôn được các hãng xe cũng như các dòng
xe mới hiện nay đã trang bị rất nhiều, trên tinh thần phát triển đó nhóm tôi đã đưa ra thiết bị an toàn trên ghế xe để góp phần thêm tính an toàn cho người điều khiển cũng
như người ngồi phía sau Chính vì thế, nhóm tôi đã chọn đề tài: “Hệ thống điều khiển
an toàn ghế hành khách” với hi vọng góp phần cùng tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời nghiên cứu con đường đi tới tương
lai của ngành công nghiệp này
Nội dung đề tài: Tìm hiểu về các vấn đề thiết yếu của các công nghệ có trên ô tô
hiện nay Giúp hiểu rõ hơn về ô tô công nghệ để cho sinh viên dễ dàng tiếp cận được kiến thức và thu nhận kiến thức đó cho việc phát triển sau này Mô phỏng được mạch điện cảnh báo quên trẻ em trên ô tô thông qua phần mềm Proteus Tính toán được các
thông số điện áp để cho mạch hoạt động hiệu quả
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu qua
tài liệu ô tô, giáo trình được học trên lớp, tạp chí qua thông tin internet,…Phương pháp tìm kiếm và lựa chọn: thực hiện việc tìm kiếm thông tin qua tất cả các nguồn và
từ đó chắt lọc những thông tin cần thiết cho đề tài mà nhóm nghiên cứu Tổng hợp,
so sánh, phân tích từ các thông tin mà nhóm tìm kiếm sau đó thực hiện việc tổng hợp tất cả thông tin cần thiết và cho kết quả của từng thông tin so sánh cho từ nguồn và phân tích thông tin nào tốt nhất và cụ thể dễ dàng tiếp cận được đề tài nhất Đo đạc:
sử dụng các thiết bị đo đạc điện như đồng hồ: VOM,… để đo đạc Phương pháp tính toán lựa chọn linh kiện: từ việc nguyên cứu đề tài nhóm chọn hướng triển khai đề tài thông qua các linh kiện và việc tính toán cho từng linh kiện để dễ cho việc thực hành Phương pháp thiết kế mô phỏng: mô phỏng mạch điện thông qua phần mềm Proteus Lập trình hệ thống bằng phần mềm Arudino IDE Phương pháp thực nghiệm: thi công lắp ráp, kiểm tra thực nghiệm cho hệ thống
Nhiệm vụ cần thực hiện trong đề tài: Tìm hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên xe ô tô Biết cách vẽ mạch, đọc được các chi tiết cơ bản của hệ thống cảnh báo Thiết kế được phần mềm, thi công mô hình Giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với các công nghệ tiện ích trên ô tô thời đại mới
Trang 17Ý nghĩa đề tài: Với đề tài này kết qủa sẽ đạt được: Mô hình hóa hệ thống điều
khiển an toàn cho hành khách giảm thiểu tốt nhất về tai nạn quên trẻ em trên ô tô Giúp sinh viên tiếp cận được các tiện ích đang và sẽ có trên chiếc ô tô, để dễ dàng cho việc học tập cũng nhưng công việc sau này Là mô hình giúp cho các khóa sau tham khảo cũng như phát triển thêm các tính năng vượt bậc cho hệ thống
Giúp sinh viên hiểu rõ hơn các hệ thống an toàn trên nói chung cũng như các hệ thống điều khiển ghế an toàn nói riêng
Kết cấu đồ án: Ở đề tài “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô” chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu các nội dung như sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu các mô hình hiện có, phân tích các đặc điểm Từ đó lựa chọn cách làm đề tài
Nội dung 2: Thiết kế sơ đồ khối, sơ đồ mạch điện của hệ thống, lựa chọn linh kiện phù hợp với đề tài
Nội dung 3: Thiết kế hệ thống điều khiển
Nội dung 4: Thi công hệ thống
Nội dung 5: Đánh giá kết quả thực hiện và đề ra hướng để áp dụng mô hình vào thực tế
Trong bản báo cáo, nhóm nghiên cứu đã cố gắng trình bày một cách thật logic để người đọc có thể dễ dàng hiểu rõ được kiến thức, phương thức cũng như cách hoạt động của đề tài Bố cục của bản báo cáo được nhóm chia ra là 6 chương như sau:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu: tổng quát mục tiêu về đối tượng nghiên cứu
CHƯƠNG 2: Tổng quan giải pháp: đề cập đến cách thức giải quyết, bộ phận
chính được sử dụng cho đề tài
CHƯƠNG 3: Phương pháp giải quyết: những phương pháp sử dụng để thực hiện
đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Quy trình thiết kế: tập trung vào những lý thuyết khái niệm liên
quan đến đề tài bao gồm kiến thức về các linh kiện, thiết bị được sử dụng trong
Trang 18hệ thống như các cảm biến, thiết bị sóng âm, mạch điều khiển, cũng như phần mềm liên quan đến đề tài
CHƯƠNG 5: Thi công mô hình: dựa trên thiết kế hệ thống, tiến hành thi công
phần cứng và phần mềm cho hệ thống Từ đó đưa ra quy trình vận hành của hệ thống
CHƯƠNG 6: Đánh giá kết quả và kết luận: nêu những kết quả đạt được của đồ
án tốt nghiệp, những đóng góp mang tính cải tiến, tính năng mới; những vấn đề còn tồn tại của đề tài, và hướng phát triển tiếp theo của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Để việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài được cụ thể và sinh động
hơn nhóm chúng em sử dụng mẫu xe santafe 2019 Vì đây là một trong những mẫu
xe đươc sử dụng rộng rãi nhất trong thị trường Việt Nam hiện nay, nên việc tìm kiếm
tư liệu về hai hệ thống trên sẽ được chi tiết và cụ thể hơn, và mẫu xe này cũng tập hợp được hệ thống: Cảm biến dây an toàn và, Rear occupant alert
Trang 19CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trước sự phát triển của đời sống ở thời đại công nghiệp 4.0, con người phải hứng chịu rất nhiều những áp lực trong cuộc sống và bị sao nhãng bởi những thiết bị công nghệ tiện ích, điều này rất nguy hiểm cho việc điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông Không những chỉ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, mà đôi khi các tài xế còn bất chợt quên đi mình có trẻ em ở trên xe, vội vàng tắt máy xe và đóng cửa và quên đi đứa trẻ vẫn còn bên trong chính chiếc xe của mình Trẻ em có thể bị ngất xỉu vì kiệt sức khi đã la hét, khóc òa để tìm cách báo hiệu rằng mình bị bỏ quên,
và nguy hiểm hơn hết là bị sốc nhiệt hay hạ thân nhiệt theo điều kiện môi trường khi
đỗ xe Dưới đây là bảng thống kê của công ty luật The Carlson Law Firm về số lượng trẻ em đã chết vì bị bỏ quên trong xe ô tô tại Mĩ
Hình 1 1: Thống kê trẻ em đã chết vì bị bỏ quên trên ô tô ở Mĩ (Nguồn internet)
Mục tiêu của đề tài là tạo ra một hệ thống giúp cho người sử dụng xe ô tô tránh được sự sai lầm đáng tiếc của chính mình, bảo vệ trẻ em trước sự tắc trách của những người có trách nhiệm Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài "Hệ thống cảnh báo quên trẻ
em trên ô tô” nhằm mang lại bảo vệ sự an toàn mọi người đặc biệt là trẻ em kể cả thời điểm sau khi tham gia giao thông
Trang 20CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN GIẢI PHÁP
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC
Tại Việt Nam, hiện cũng có thiết bị cảnh báo quên trẻ em trên xe ô tô qua tin nhắn SMS và cuộc gọi lắp đặt đơn giản, các bậc phụ huynh có thể tham khảo hệ thống báo động có tên là Aviso, hoạt động dựa trên việc kết nối ghế ngồi trẻ em với hệ thống điều khiển của xe ô tô Ngay khi ô tô tắt máy mà em bé bị bỏ quên trên ghế, Aviso sẽ phát ra hàng loạt tiếng “bíp” trong 8 phút (là khoảng thời gian trước khi tình trạng của trẻ trở nên nguy cấp) để nhắc nhở, sau khoảng thời gian đó, Aviso sẽ kích hoạt còi xe ô tô để báo động cho mọi người
Tại các trường học các học sinh, sinh viên cũng đã có những đề tài nghiên cứu về việc tạo ra các thiết bị rời để hỗ trợ việc nhắc nhở trẻ em trên xe như các nghiên cứu sau:
Mô hình “Cảnh báo quên trẻ em trong xe ô tô qua tin nhắn SMS và cuộc gọi”, hai học sinh Nguyễn Thành Đạt, lớp 12A1 và Nguyễn Hồng Hà, lớp 11A8 (Trường THPT Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh)
Mô tả về hoạt động của thiết bị, Nguyễn Hồng Hà cho biết, sản phẩm gồm 2 bộ phận được kết nối với nhau bằng dây điện, bao gồm một bộ cảm biến đặt tại vị trí người lái xe, một bộ cảm biến chuyển động được lắp đặt trên trần xe ô tô
Sau khi người lái xe rời khỏi ghế, cảm biến siêu âm đo khoảng cách lớn hơn 25cm được 10 phút, hệ thống sẽ bắt đầu kiểm tra cảm biến chuyển động, nếu không phát hiện thấy chuyển động, hệ thống sẽ tiến hành bật còi chíp trong xe đánh thức trẻ
đề phòng trường hợp trẻ đang ngủ Sau khi bật còi 2 phút, hệ thống tắt còi và tiến hành kiểm tra cảm biến chuyển động lần 2, nếu phát hiện có chuyển động, lập tức bật còi báo động ngoài xe và gửi tin nhắn với nội dung cài đặt sẵn “Có thể bạn đã để quên trẻ trong xe, vui lòng kiểm tra!” đến số điện thoại tài xế hoặc phụ huynh đã được cài đặt sẵn trong thiết bị Tiếp đó, trong trường hợp an toàn, tài xế sẽ nhắn lại cho thiết
bị tin nhắn có nội dung “stop”, hệ thống sẽ dừng cảnh báo và chờ đến phiên tiếp theo,
Trang 21khi có lái xe vào và đi ra khỏi xe Nếu không nhận được tin nhắn “stop”, hệ thống tiến hành cảnh báo cấp 2 bằng cách liên tục gọi điện đến số điện thoại của tài xế cho đến khi không còn nhận diện được chuyển động hoặc nhận được tin nhắn “stop” thì dừng hoàn toàn cảnh báo và chờ phiên làm việc tiếp theo “Thiết bị cảnh báo quên trẻ
em trên ô tô” qua tin nhắn SMS, hệ thống chiếu sáng, còi ô tô Thiết bị này hoạt động khi đã tắt máy xe, có thêm tính năng tự động hạ cửa kính để tránh tình trạng trẻ bị ngộp và sốc nhiệt khi bên trong ô tô
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Ở NƯỚC NGOÀI
Để giảm thiểu tình trạng trên, các nhà sản xuất đã tạo lập ra nhiều ứng dụng cảnh báo hay các hãng xe hiện đã nghiên cứu và ứng dụng một số thiết bị cảnh báo cho lái xe biết đang có trẻ nhỏ trên xe khi tắt máy hoặc rời khỏi xe Một trong những ứng dụng được ưa dùng nhất là Waze, ứng dụng chỉ đường của Google, trang bị tính năng cảnh báo người dùng về trẻ em ngồi ở ghế sau Chức năng “Child Reminder” được kích hoạt bằng cách truy cập tài khoản, chọn Settings > Reminders > Child Reminder
Một ứng dụng khác là Kars4Kids Safety Ứng dụng hoạt động dựa trên công nghệ Bluetooth nên xe hơi cần trang bị Bluetooth để có thể kết nối với nhau Sau khi cài đặt, ứng dụng sẽ đồng bộ với Bluetooth trên xe để phát ra âm thanh cảnh báo khi bạn rời xe, nhắc nhở mang theo con Người dùng có thể cá nhân hóa bằng bức ảnh của con hay nhạc chuông riêng Ngoài hai, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các ứng dụng như sau: Kars 4 Kids, The Backseat, Cybex, Amazon,
Bên cạnh đó, nhiều hãng ô tô cũng quan tâm phát triển và trang bị các hệ thống cảnh báo trên xe Nissan là một trong số đó Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết hệ thống Cảnh báo cửa sau (Rear Door Alert - RDA) của hãng có thể phát tín hiệu cảnh báo để nhắc tài xế kiểm tra hàng ghế sau khi dừng đỗ xe Hiện tại, hệ thống này được trang bị cho các xe sau của Nissan: Altima, Armada, LEAF, Murano, Maxima, Pathfinder, Rogue, Rogue Sport và Titan (cả phiên bản King Cab và Crew Cab)
Từ phiên bản 2020 sẽ có thêm mẫu Versa thế hệ mới có hệ thống này - trang bị tiêu chuẩn trên các bản SV và SR Nếu tài xế vẫn không chú ý (không có phản hồi gì
Trang 22với hệ thống cảnh báo), và rời khỏi xe mà cửa sau không được mở thì hệ thống sẽ tự động kích hoạt còi xe để thu hút sự chú ý Trong tương lai, hệ thống này sẽ có trên tất cả các mẫu sedan, SUV, và bán tải của Nissan dự kiến từ năm 2022 Công nghệ cảnh báo cửa sau sẽ giám sát các công tắc ở cửa sau trước và sau chuyến đi
Nếu cánh cửa đã được mở để đặt một đứa trẻ vào bên trong, vào cuối chuyến đi, các tài xế sẽ được đưa ra một cảnh báo từ hệ thống xe nhắc nhở tài xế kiểm tra ghế sau Nếu tài xế đi khỏi xe mà không kiểm tra ghế sau, họ tiếp tục được cảnh báo Nissan cho biết công ty có kế hoạch giới thiệu hệ thống cảnh báo cửa sau là một tính năng tiêu chuẩn trên tất cả mẫu xe bốn cánh vào năm 2022
Hãng sản xuất ô tô General Motors (GM) cũng giới thiệu trong mẫu xe Acadia GMC 2017 trang bị tín hiệu nhắc nhở thắt dây an toàn, âm thanh cảnh báo vang lên nhắc nhở tài xế “Nhìn vào hàng ghế sau" sẽ xuất hiện ở màn hình đo tốc độ của xe Acadia
Tesla đang nghiên cứu phát triển một cảm biến nhận dạng chuyển động mới có thể phát hiện một đứa trẻ bị để lại một mình trong xe hơi ở nhiệt độ cao Theo Reuters, hãng xe điện đang tìm cách có được chứng nhận từ Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) để đem công nghệ tiếp cận thị trường, cho phép họ sử dụng cảm biến radar phổ tần mm-Wave chưa được cấp phép, được thiết kế để hoạt động ở mức công suất cao hơn quy định dựa theo các quy tắc đang áp dụng hiện hành
Tesla cho biết thiết bị có thể được sử dụng để "giảm thiểu nguy cơ sốc nhiệt xe
hơi ở trẻ em, bảo vệ người ngồi trên xe khỏi bị thương thông qua cơ chế tân tiến của túi khí và hệ thống nhắc nhở cài dây đai an toàn cùng với phòng chống trộm cắp" Hệ thống sẽ sử dụng hình ảnh radar đo kích thước cơ thể để phân biệt giữa người lớn và trẻ em Điều này có thể giúp chiếc xe "tối ưu hóa cơ chế bung túi khí khi xảy ra va chạm, hiệu quả hơn các hệ thống cảm biến tại chỗ ngồi và dựa trên trọng lượng hiện tại", công ty giải thích
Trước đấy, Hyundai cũng cho biết sẽ trang bị hệ thống cảnh báo có người ngồi ở hàng ghế sau cho hầu hết các mẫu xe mới của hãng vào năm 2022 Một số xe của
Trang 23hãng hiện đã có các tính năng an toàn chủ động nhắc nhở về sự hiện diện của trẻ nhỏ trong xe
Hệ thống siêu âm của hãng sẽ bật còi cảnh báo nếu có sự cử động ở hàng ghế sau
Cứ 25 giây hệ thống lại còi một lần và làm 8 lần như vậy, cho đến khi tài xế chủ động ngắt báo động Hệ thống này hoạt động dựa trên một nguyên lý đơn giản là giám sát việc đóng - mở cửa sau cả trước và sau khi xe lăn bánh Nếu ai đó dùng cửa sau trước khi xe khởi hành và hệ thống phát hiện không có hành động mở cửa sau khi xe đỗ thì
sẽ phát tín hiệu cảnh báo trên cụm điều khiển để nhắc tài xế kiểm tra hàng ghế sau Ngoài ra còn có các hệ thống khác như:
Hệ thống Sensorsafe: Hệ thống Sensorsafe ứng dụng công nghệ mới, hiện đại
đã được hãng Evenflo phát triển dựa trên hàng loạt cảm biến gắn trên xe Hệ thống này sẽ cảnh báo cho lái xe biết nếu có trẻ em ở trong xe khi xe đã tắt máy
Hình 2 1: Hệ thống Sensorsafe cảnh báo cho lái xe biết nếu có trẻ em ở trong xe
khi xe đã tắt máy (Nguồn internet)
Trang 24 Hệ thống nhắc nhở ghế sau: Tính năng này được tích hợp trên một số dòng xe
ô tô nhập khẩu của GM Hệ thống bao gồm một cảm biến được gắn ở cửa sau
xe ô tô giúp kích hoạt khi cửa sau mở ra hoặc đóng lại Khi xe ô tô dừng lại,
hệ thống sẽ nhắc nhở người lái bằng thông báo trên màn hình hoặc âm thanh Điều đặc biệt là tính năng này chỉ được kích hoạt khi một trong hai cửa sau được mở và đóng lại trong vòng 10 phút trước khi xe chạy
Hình 2 2: Hệ thống nhắc nhở ghế sau của GM được gắn ở cửa sau xe ô tô giúp
kích hoạt khi cửa sau mở ra hoặc đóng lại (Nguồn internet)
2.3 ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG
Giảm thiểm được tình trạng bỏ quên trẻ em trên xe
Nâng cao tính an toàn cho chiếc ô tô
Cải tiến công nghệ cho những chiếc ô tô tương lai
2.4 NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG
Đối với các đề tài nghiên cứu trong nước: hệ thống được cài đặt riêng trên xe làm cho thẩm mỹ của chiếc xe giảm xuống
Đối với các nghiên cứu nước ngoài: chưa được phổ biến, chỉ vài hãng xe mới
sử dụng hệ thống
Trang 25CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MÔ PHỎNG
Với đề tài trên nhóm chọn cách mô phỏng đề tài phần điện trên phần mềm Proteus
Hình 3 1: Phần mềm Proteus (Nguồn internet)
Proteus là phần mềm cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như MCS-51, PIC, AVR, …
Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Lancenter Electronics, mô phỏng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, đặc biệt hỗ trợ cho cả các MCU như PIC, 8051, AVR, Motorola
Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in Proteus là công cụ mô phỏng cho các loại vi điều khiển khá tốt,
nó hỗ trợ các dòng VĐK PIC, 8051, PIC, dsPIC, AVR, HC11, MSP430, ARM7/LPC2000 các giao tiếp I2C, SPI, CAN, USB, Ethenet, ngoài ra còn mô phỏng các mạch số, mạch tương tự một cách hiệu quả Proteus là bộ công cụ chuyên
về mô phỏng mạch điện tử
Dựa trên các thiết bị có sẵn trên phần mềm cũng như thư viện tải thêm nhóm
đã chọn được những linh kiện cần thiết cho việc mô phỏng hoàn chỉnh hệ thống
Công việc mô phỏng trên phần mềm đã được nhóm thực hiện cho việc sắp xếp cũng như thiết kế mạch điện cho hệ thống một cách tối ưu nhất, sau đó nhóm tiến
Trang 26hành viết chương trình điều khiển cho mạch và cho chương trình chạy thử trên điều kiện tối ưu của phần mềm
3.1.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN LỰA CHỌN LINH KIỆN
Phương pháp tính toán lựa chọn linh kiện: từ việc nghiên cứu đề tài nhóm chọn hướng triển khai đề tài thông qua các linh kiện và việc tính toán cho từng linh kiện
để dễ cho việc thực hành
Dựa vào các thông số kỹ thuật mà các linh kiện điện tử nhóm đã tiến hành tính toán công suất cho hệ thống cũng như tính toán điện áp để cho từng linh kiện hoạt động bình thường và ổn định nhất, dựa trên các công thức tính toán điện áp đã được học và tham khảo trên các tài liệu cũng như giáo trình mà nhóm đã được học
3.1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Từ việc tình toàn chọn được các linh kiện cho hệ thống, nhóm tiến hành lắp ráp mạch Đầu tiên nhóm đã sử dụng mạch có sẵn sắp xếp các linh kiện trên bo mạch một cách hợp lý và sau đó tiến hành việc hành các thiết bị lên bo mạch, và dùng các dây điện để nối thiết bị
Trải qua quá trình lắp ráp sản phẩm nhóm đã cho hệ thống chạy thử: Nhóm đã chọn dòng điện và điện áp hợp lý đã được tính toán từ trước, cấp cho hệ thống và tiến hành kiểm tra hoạt động của từ thiết bị trên hệ thống và đưa ra kết quả cho việc thực nghiệm
Việc thực nghiệm trải qua nhiều lần để biết được khả năng hoạt động và tính hiệu quả của hệ thống, từ đó đưa ra các kết quả cũng như kết luận về đề tài nghiên cứu
Trang 27 Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích: từ các thông tin mà nhóm tìm kiếm sau đó thực hiện việc tổng hợp tất cả thông tin cần thiết và cho kết quả của từng thông tin so sánh cho từ nguồn và phân tích thông tin tốt nào tốt nhất và cụ thể dễ dàng tiếp cận được đề tài nhất
Phương pháp đo đạc: sử dụng các thiết bị đo đạc điện như đồng hồ VOM, Ampe kế,… để đo đạc
Phương pháp lập trình hệ thống bằng phần mềm Arudino IDE
Trang 28CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ
4.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG
Ở đề tài này vi điều khiển trung tâm thực hiện chức năng thu thập giá trị từ các cảm biến bao gồm: cảm biến lực nhằm phát hiện vị trí của tài xế đối với ô tô, cảm biến hồng ngoại và cảm biến sóng siêu âm nhằm đảm bảo phát hiện trẻ em có bị bỏ quên ở trên ô tô hay không
Đồng thời vi điều khiển cũng thực hiện chức năng điều khiển các cơ cấu cảnh báo dùng cho hệ thống như:
Sử dụng hệ thống còi, hệ thống chiếu sáng: để tác động đến thị giác, thính giác của tài xế hay của mọi người xung quanh để giải cứu trẻ em
Hệ thống dùng Module sim nhằm nhắn tin và thực hiện cuộc gọi cho số điện thoại của những người có trách nhiệm khi phát hiện có người bị mắc kẹt ở trong xe
Để đề phòng trường hợp bị ngộp vì thiếu oxi, khả năng bị sốc nhiệt của trẻ em,
hệ thống sẽ kích hoạt các motor để hạ cửa kính xuống
điện trở
Cảm biến sóng siêu âm
Cảm biến thân nhiệt chuyển động
Đèn Hazard
Hạ kính
Còi
Module Sim
Trang 29để không khí được lưu thông trong xe
Module Sim: Khi đã nhận thông tin từ bộ xử lý thì Module sim sẽ có chức năng gọi điện và gửi tin nhắn với nội dung đã được cài đặt sẵn đến cho chủ xe
để thông báo còn trẻ em trên xe
Trang 304.2.1 THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG
Hình 4 2: Lưu đồ thuật toán hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô
Trang 31Giải thích lưu đồ:
Tiếp điểm khóa ở vị trí OFF
Khi cảm biến lực FSR402 nhận biết được tài xế vẫn còn bên trong xe, cảm biến hồng ngoại PIR, cảm biến sóng âm HC-SR501 không cấp nguồn Các điều kiện hoạt động để thành phần cảnh báo của hệ thống không đủ nên không hoạt động
Cảm biến lực FSR402 không có lực tác động do không có tài xế bên trong xe, nên cảm biến PIR được cấp nguồn
Nếu cảm biến PIR không phát hiện đượng thân nhiệt và cảm biến sóng siêu
âm không phát hiện được sự thay đổi khoảng cách thì hệ thống cảnh báo ngừng hoạt động
Cảm biến hồng ngoại PIR phát hiện thân nhiệt, tín hiệu từ chân Signal truyền đến Arduino
Cảm biến sóng siêu âm HC-SR04 nhận biết có sự thay đổi khoảng cách từ trần xuống ghế ngồi (nhỏ hơn 1,3 m)
Nhờ vào điều kiện của 2 cảm biến trên kích hoạt các hệ thống cảnh báo: còi ô
tô, hệ thống chiếu sáng, hạ mô tơ kính ô tô, gửi tin nhắn và gọi điện thoại đến tài xế
Đưa trẻ em ra ngoài ô tô sẽ khiến hệ thống ngừng hoạt động
Người dùng có thể nhắn tin “OFF” đến hệ thống khi muốn hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô dừng hoạt động
Trang 324.3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRẺ EM TRÊN Ô TÔ BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS
4.3.1 CUNG CẤP NGUỒN CHO HỆ THỐNG
Hình 4 3: Sơ đồ cấp nguồn cho hệ thống bằng phần mềm Proteus
Hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô khi được ứng dụng trên ô tô được sử dụng nguồn của ắc quy Tiếp điểm OFF của khóa ô tô được nối với relay 12 V của hệ thống, để đảm bảo khi ô tô đã dừng hoạt động hoàn toàn hệ thống được cung cấp nguồn hoạt động
Nguồn từ relay được hạ dòng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống bởi module LM2596 Dòng được hạ xuống còn 5 V, 1 A Các bộ phận chấp hành vẫn được cấp nguồn theo như mặc định của nhà sản xuất và được điều khiển bằng các công tắt Transistor được nhận tín hiệu từ bộ sử lý Arudino
Trang 334.3.2 MÔ PHỎNG CÁC CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ARDUINO BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS
Hình 4 4: Sơ đồ điều khiển hệ thống mô phỏng bằng phần mềm Proteus
1: Arduino Uno; 2: Cảm biến FSR402; 3: Cảm biến hồng ngoại PIR; 4: Module Sim; 5: Virtual Terminal; 6: Cảm biến sóng siêu âm HC-SR04; 7: Còi; 8: Biến trở Pot- HG; 9: Hệ thống nâng hạ kính; 10: Hệ thống chiếu sáng
Arduino Uno mạch xử lý trung tâm điều khiển tất cả chức năng của hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô
Cảm biến lực FSR402 được đặt ở dưới ghế người lái, với mục đích nhận biết tài xế còn ở trong xe hay không Tín hiệu analog từ cảm biến được đặt vào chân A0 của Arduino Output tại chân D11
Cảm biến hồng ngoại PIR mô phỏng cho cảm biến hồng ngoại HC-SR501, được cấp nguồn bởi relay thông qua điều khiển của cảm biến FSR402 Chân signal input của PIR đặt tại D10 của Arduino, output của cảm biến ở chân D9
Trang 34 Cảm biến sóng siêu âm HC-SR04 có chân echo đặt ở chân D5, chân trigger đặt ở D6, và output tại chân D7
Các tín hiệu của cảm biến PIR và HC-SR04 được mô phỏng trên Proteus tại các cổng SimPin hay TestPin Các cổng này được nối với biến trở Pot-HG, từ
đó có thể thực hiện chức năng của các cảm biến
Hệ thống cảnh báo bằng còi được điều khiển bởi chân D9 và D7 của 2 cảm biến PIR và cảm biến sóng siêu âm
Bộ phận cảnh báo Sim900D Proteus được dùng để mô phỏng chức năng thông báo của module sim800L Chân TXD nối với D3 và RXD nối với D4 của Arduino Từ đó có thể mô phỏng chức năng gửi tin nhắn và gọi điện thoại của module sim 800L
Hệ thống nâng hạ kính, hệ thống chiếu sáng là những cơ cấu chấp hành của mạch Arduino, được điều khiển bằng các transistor NPN
Virtual Terminal được mô phỏng chức năng Serial Monitor của Arduino IDE
để hiển thị các giá trị cảm biến input và output
Hình 4 5: Virtual Terminal hiển thị các giá trị của hệ thống cảnh báo quên trẻ
em trên ô tô
Trang 354.3.3 MÔ PHỎNG CƠ CẤU CHẤP HÀNH BẰNG PHẦN MỀM PROTEUS 4.3.3.1 HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH
Hình 4 6: Sơ đồ hệ thống nâng hạ kính bằng phần mềm Proteus
Nguyên lý hoạt động:
Sau khi nhận tín hiệu từ Arduino:
Dòng đi từ chân D13 của Arduino chân B transistor Q4 cuộn dây RL3
mass: làm cho công tắc RL3 đóng đóng công tắc chính của nâng hạ cửa kính ( tại vị trí tài xế)
Nguồn đi từ Ắc quy cuộn dây RL4 mass: làm cho công tắc RL4 đóng
Open ( công tắc mô tơ hạ kính) Mô tơ hạ kính mass : làm cho các cửa kính hạ xuống
Trang 36Hình 4 7: Sơ đồ của hệ thống nâng hạ kính thông thường (Nguồn internet)
Hệ thống motor nâng hạ kính trên ô tô, được ứng dụng trên được ứng dụng cho mô hình cảnh báo để quên trẻ em trên ô tô để tránh hiện tượng bị ngạt thở do không khí lưu thông kém trong ô tô qua các điều kiện thời tiết khác nhau, và để nâng cao khả năng nhận biết của mọi người xung quanh khi hệ thống hoạt động
Để các mô tơ có thể hoạt động khi khóa xe đã hoàn toàn tắt, cần có relay nối thông qua công tắt Auto trên ghế tài xế Relay này hoạt động nhờ công tắc transistor NPN, điều khiển bởi chân D13 của Arduino khi nhận được các tín hiệu thích hợp của các cảm biến
Các relay của hệ thống nâng hạ kính sẽ được mắc diode song song với các cuộn dây Cực cathode của diode sẽ nối với tiếp điểm dương của cuộn dây relay và anode của diode nối với mass cùng với tiếp điểm còn lại của relay Nhằm để bảo vệ relay chống xoay chiều dòng điệ
Trang 374.3.3.2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
Hình 4 8: Hệ thống chiếu sáng mô phỏng bằng Proteus
Nguyên lý hoạt động:
Sau khi nhận tín hiệu từ Arduino:
Dòng điện đi từ D12 của Arduino chân B transistor Q5 kích chân B
Dòng đi từ Ắc quy cầu chì cuộn dây RL5 , RL6 chân C transistor Q5, tại đây đã được kích chân B nên dòng đi từ chân C qua chân E của Q5 mass: làm cho công tắc của RL5 , RL6 đóng dòng qua đèn mass: đèn cảnh báo sáng
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được dùng vào hệ thống cảnh báo quên trẻ em trên ô tô Hệ thống dùng để thông báo với mọi người xung quanh qua thị giác Hệ thống được điều khiển khi tắt khóa xe bởi công tắc NPN qua chân D12 của Arduino
4.3.3.3 HỆ THỐNG CÒI
Hệ thống còi dùng để thông báo với mọi người xung quanh qua thị giác:
Cuộn dây của relay còi được cấp nguồn transistor PNP Dòng VCE của PNP được tiếp mass bởi tín hiệu của cảm biến PIR
Tiếp điểm mass của còi được điều khiển bởi transistor PNP Chân B của PNP được nối với D7 của Arduino, là tín hiệu từ cảm biến sóng siêu âm HC-SR04
Trang 38Hình 4 9: Sơ đồ hệ thống còi bằng phần mềm Proteus
Nguyên lý hoạt động:
Sau khi nhận tín hiệu từ Arduino:
Dòng đi từ D10 của Arduino chân B transistor Q2 ( chân B được kích)
Dòng đi từ D7 của Arduino chân B transistor Q1 ( chân B được kích)
Dòng đi từ Ắc quy chân C transistor Q2 do đã được kích chân B nên dòng tiếp tục đi xuống chân E qua cuộn dây của RL1 mass: công tắc của RL1 đóng
buzzer chân C transistor Q1, tại đây chân B của Q1 đã được kích nên dòng tiếp tục xuống chân E mass: buzzer hoạt động
Trang 394.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CẢNH BÁO QUÊN TRẺ
EM TRÊN Ô TÔ
Hình 4 10: Mô phỏng hoạt động của hệ thống bằng Proteus
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
Trường hợp 1:
Tiếp điểm khóa ở vị trí OFF, hệ thống được cấp nguồn
Cảm biến lực nhận được tín hiệu có lực tác động, vì tài xế vẫn còn trong xe
Hệ thống cảnh báo không hoạt động
Trường hợp 2:
Tiếp điểm khóa ở vị trí OFF, hệ thống được cấp nguồn
Cảm biến lực không nhận được tín hiệu do không còn tài xế ngồi tại vị trí Tín hiệu analog được truyền đến chân A0 của Arduino Uno
Dòng từ chân D11 của Arduino chân B transistor Q3, kích chân B Đồng thời nguồn đi từ Ắc quy đến chân C transistor Q3, vì chân B đã được kích
Trang 40nên dòng tiếp tục qua chân E transistor Q3 cuộn dây RL2 mass: làm cho công tắc của RL2 đóng cấp nguồn cho PIR
Dòng đi từ D6 Arduino chân Trigger HC-SR04 chân Echo HC-SR04
Nếu không có trẻ em trên xe thì hệ thống sẽ không không hoạt động
Nếu trên xe vẫn còn trẻ em thì:
Signal của cảm biến PIR HC-SR501 D10 của Arduino
Chân Echo của cảm biến HC-SR04 D5 của Arduino
Hệ thống nâng hạ kính sẽ hoạt động:
Dòng điện từ D13 của Arduino chân B transistor Q4 cuộn dây RL3
mass: công tắc RL3 đóng công tắc tổng nâng hạ kính (tại vị trí tài xế)
Nguồn đi từ Ắc quy cuộn dây RL4 mass công tắc RL4 đóng công tắc Open (công tắc mô tơ hạ kính) Mô tơ hạ kính mass : làm cho các cửa kính hạ xuống
Hệ thống cảnh báo còi Buzzer hoạt động:
Dòng đi từ D10 Arduino chân B transistor Q2
Dòng đi từ D7 của Arduino chân B của transistor Q1 ( chân B được kích),
Dòng đi từ Ắc quy ICE thông cuộn dây RL1 mass: công tác RL1 đóng
Buzzer ICE của transistor Q1 thông mass: buzzer hoạt động
Hệ thống đèn cảnh báo hoạt động:
Dòng từ D12 Arduino chân B transistor Q5
Dòng từ Ắc quy cầu chì cuộn dây RL5 , RL6 chân C transistor Q5
chân E transistor Q5 mass: công tắc của RL5 , RL6 đóng hệ thống đèn
mass: hệ thống đèn cảnh báo sáng
Module sim800L hoạt động:
Dòng từ D3 và D4 Arduino chân TXD và RXD của Sim800L gọi điện thoại đến số điện thoại của chủ xe thông qua việc cài đặt trước số điện thoại
chủ xe gửi tin nhắn “OFF” hệ thống ngưng hoạt động