1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(LUẬN ÁN) HIỆN TƯỢNG GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG SÁNG TÁC CỦA A.CHEKHOV

187 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 321,92 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Sơlượcnhữngthànhtựucủalíthuyếtloạihìnhvàthểloạivănhọc (0)
  • 1.2. Tìnhhìnhnghiêncứuvấnđềgiaothoathểloạitrong sángtácChekhov (20)
  • 1.3. Đánh giátổng quan (40)
  • 2.2. VịtrícủaA.Chekhovtrongvănhọc“kỉnguyênBạc” (51)
  • 2.3. Truyền thống vàtiếpbiến trongvănhọcNgathếkỉ XIX (58)
  • 3.1. Tínhkịchtrongtruyện ngắnChekhov (77)
  • 3.2. Yếutốtrữ tìnhtrongtruyệnngắnA.Chekhov (97)
  • 4.1. Tínhtựsự trongkịchChekhov (120)
  • 4.2. Tínhtrữ tìnhtrongkịchChekhov (144)

Nội dung

1.1. Anton Pavlovich Chekhov (1860 – 1904) chỉ sống và hoạt động nghệ thuật trong 44 năm nhưng ông đã để lại cho nhân loại một gia tài văn học đồ sộ với rất nhiều kiệt tác. Hơn 600 truyện ngắn, nhiều truyện vừa và 11 vở kịch đã khơi mở cho biết bao công trình khoa học, bài viết nghiên cứu khám phá thế giới nghệ thuật đặc biệt được xây dựng bởi một tài năng độc đáo của nền văn học Nga cổ điển. Hơn một thế kỷ đã qua sau ngày mất của nhà văn, văn phẩm của ông vẫn đang được tiếp nhận nồng nhiệt ở khắp nơi trên thế giới bởi những đánh giá về con người và văn chương A.Chekhov dường như chưa hoàn kết, sự khám phá về chúng vẫn là vô tận. Không chỉ đóng vai trò là người khép lại một cách xuất sắc chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX, A.Chekhov được thừa nhận là một nhà cách tân vĩ đại trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Đằng sau lối diễn tả từ tốn, điềm tĩnh, khách quan những “chuyện đời vặt vãnh”, khai thác những xung đột kịch bình dị, nguyên chất của cuộc sống, ông đã bao quát nhiều vấn đề mang tính xã hội rộng lớn, sâu sắc. Kịch và truyện ngắn của A.Chekhov đều nhận được những đánh giá trân trọng nhất, ông đã trở thành “cả một trường đại học thực thụ” cho những người viết văn (lời của nhà văn Baranov). Luận án chúng tôi dự định sẽ thực hiện xuất phát từ niềm đam

Tìnhhìnhnghiêncứuvấnđềgiaothoathểloạitrong sángtácChekhov

Khi đề cập tới tiến trình biến đổi loại - thể loại văn học thời kì giao thời vănhọc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, một số nhà lí luận thường lấy sáng tác củaChekhovchứngminhcholuậnđiểmcủamình.

G.Pospelov, trongDẫn luận nghiên cứu văn học, khi xây dựng lí thuyết vềcốt truyện đã phát hiện những điểm khác biệt so với những mô thức chung trongtruyệnngắnA.Chekhov:“Cơsởcủatruyệnkhôngphảilàcácsựkiệnđộtbiến,màlà những cơn thăng trầm trong cảm xúc nhân vật, thường là độc lập với bất cứ sựkiện nào, sự cảm thụ và lí giải các hiện tượng và sự thực ngày càng mới, những sựbừng sáng của trí tuệ,các bước chuyểnhóa từ quan niệm hư ảođ ế n c á i n h ì n t ỉ n h táo, sâusắc có tính phê phánđốivới thế giới, hoặclà ngược lại,ngày càngp h ụ thuộc vào sức ỳ của cái tầm thường” [145, 41-

42] Từ đây, sự tập trung chú ý củađộc giả đối với truyện ngắn Chekhov đã nghiêng hẳn về những ấn tượng và cảm xúccủavănsĩ, xâuchuỗivàkếtnốichúnglạitừ nhữngphân mảnhsựkiệnvàhìnhảnh.

CũngP o s p e l o v t r o n g c u ố nL í l u ậ n v ă n h ọ c,k h i p h â n t í c h đ ộ n é n v à t í n h xung đột của hành động kịch, đã chỉ rõ đặc trưng kịch Chekhov trong sự khác biệtvới kịch cổ điển: “Ở đây (tức ở kịch) hành động bên ngoài của các nhân vật có thểchỉ là những dấu hiệu của những hành vi bên trong, những ý đồ, trạng thái tinh thần,sự mong chờ thường là rất căng thẳng của họ Và từ những cái đó có thể hình thànhnhữngmạchngầmvănbản,dòngchảyngầmtrongđờisốngnhânvậtmàK.S.Stanislavski tìm thấy trong các vở kịch của Chekhov” [196, 117] Phân biệt trữtình với tư cách một loại hình văn học và tính trữ tình - một dạng xúc cảm nghệthuật, Pospelov nói tới tính trữ tình trong kịch Chekhov và sự tương tác giữa chúng:“Trong vở kịchChim hải âu, một trong những nhân vật của nó, Treplev, thể nghiệmdàn dựng trên sân khấu ngoài trời trong khuôn viên trang trại một vở kịch viết theokhuynhhướngsuyđồi(decadance)củamình,mộttácphẩmkịchtrữtìnhthểhiệnở những độc thoại nội tâm, ở hình thức đối thoại, một nội dung trừu tượng mang tínhtượng trưng-fantasy và không cócốtt r u y ệ n N h ư n g v ở k ị c h đ ư ợ c d à n d ự n g n à y chỉ là một cảnh trong cốt truyện được khai triển của vởChim hải âu, tuy nhiên, cốttruyện này được xây dựng không theo một xung đột thống nhất,xuyên suốt, mà theomột loạt những xung đột trong những mối tình tay ba trắc trở không thể giải quyết( ) Những mơ ước, những lời than vãn buồn bã của phần lớn cácn h â n v ậ t , n g ư ờ i nọ ngắt lời người kia, tạo tâm trạng trữ tình chung cho toàn vở kịch Tâm trạng nàykhông làm mất đi tính cách của các nhân vật, nó bao chứa xúc cảm kịch tính của vởdiễn” [196, 121] Từ những phân tích nêu trên cho thấy sự biến đổi tương đồng giữavăn xuôi tự sự Chekhov (ở trường hợp này là truyện ngắn) và kịch của ông thời kìsáng tác chín muồi: cốt truyện truyền thống bị biến đổi, thay vào đó chiếm ưu thế làtâm trạng, xúc cảm thể hiện trong các mối quan hệ của nhân vật, tính trữ tình giatăngởcảhaithểloại.

V.Khalizev trong chuyên luậnKịch như một hiện tượng của nghệ thuật(1978) nghiên cứu sâu và cụ thểh ơ n v ề s ự b i ế n đ ổ i t h ể l o ạ i k ị c h g i a o t h ờ i t h ế k ỉ XIX - XX dựa vàosáng tác của Ibsen,Chekhov và các kịch gia khác Nhấnm ạ n h sự cách tân cốt truyện thể hiện ở sự thay thế hành động bên ngoài bằng hành độngbên trong, nhà nghiên cứu lí giải mối quan hệ giữa thể loại văn học với thực tiễnngoài văn học, sự quy định của cái thứ hai đối với cái thứ nhất, xét theo quan điểmtiếpnhậnvănhọc.

Vấn đề thể loại trong sáng tác Chekhov là một đề tài lớn của ngànhChekhovhọccủaNgavàthếgiới.

Như đã biết, Chekhov là một thiên tài không mấy may mắn ở thời của mình.Độc giả đương thời, thậm chí cả lớp độc giả lítưởng -n h ữ n g n h à p h ê b ì n h , v ớ i quán tính và sức ỳ trong cảm nhận nghệ thuật đã không hiểu những cách tân mangtính đột phá của nhà văn Với thời gian, “những gì của Caesar đã được trả vềCaesar”, người ta đã dần hiểu và đánh giá đúng tầm vóc sáng tạo của ông NgànhChekhov họcvới đội ngũ các học giả uyên bác thuộc các thể hệ khác nhau, thuộcnhững quan điểm khác nhau trong hàng chục thập niên vừa qua đã đạt được nhữngthành tựu to lớn Với sự xuất hiện bài viết của A.Skaftymov năm 1946Về sự thốngnhất hình thức và nội dung trong “Vườn anh đào” của

A.P.Chekhov(in trên tạp chícủaĐạihọcSưphạm Saratov,số8;tr.3–

39, dẫntheo195,75), ngànhChekhov họccóđượcbướcngoặtđángkể,chuyểnt ừlốitiếpcậnxãhộihọcdungtụcsángtác của Chekhov sang nghiên cứu thi pháp Chekhov Skaftymov đưa ra cách hiểumớivề t h i p h á p C h e k h o v d ự a c h ủ y ế u t r ê n c h ấ t l i ệ u k ị c h c ủ a n h à v ă n ( t í n h c h ấ t xung đột và hành động trong kịch, xem xét tác phẩm văn học như hệ thống hoànchỉnh ) Những tư tưởng và khuynh hướng nghiên cứu của Skaftymov cho đến nayngàycàngđượcpháttriểnvàbổsung.

Bàn về cách tiếp cận mới trong nghiên cứu thi pháp Chekhov không thể bỏqua ảnh hưởng của công trìnhThi pháp Dostoevskycủa Bakhtin được tái bản ở Ngavào những năm 1960 Trong cuốn sách sách này nghệ thuật Dostoevsky tương phảnrõ rệt với cách lí giải chính thống cho rằng Dostoevsky không phải là tiền bối củaChekhov Giờ đây đã trở nên rõ ràng, chẳng hạn, tính phức điệu - đặc trưng thi phápcủa Dostoevsky, thể hiện theo cách của mình trong những nguyên tắc nghệ thuật nổitiếng của Chekhov như “tính khách quan”, “đặt vấn đề” (chứ không phải giải quyếtvấnđề).

Năm 1971 cuốn sách của A.Trudakov có tênThi pháp Chekhovđã gây ranhữngc u ộ c l u ậ n c h i ế n á c l i ệ t t r o n g g i ớ i n g h i ê n c ứ u V ớ i t r ụ c q u y c h i ế u l à n g h ệ thuậttrầnthuật-màtrungtâmlàvấnđềngườikểchuyện-côngtrìnhcủaA.Trudakov đã tạo được tiếng vang lớn với nhiều luận điểm khái quát sâu sắc, tinhtế, khoa học, giàu sức thuyết phục Đề xuất cách phân chia truyện ngắn A.Chekhovthành ba giai đoạn tương ứng với ba hình thức trần thuật (trần thuật chủ quan 1880 -1887, trần thuật khách quan 1888 - 1894 và trần thuật khách quan kết hợp với trầnthuật chủ quan 1895 - 1904), vấn đề người trần thuật được người viết nghiên cứu ởmọi cấp độ trong nhiều tương quan khác nhau: nghệ thuật ngôn từ, điểm nhìn tâm lí,tổ chức không gian, thời gian, tính tư tưởng Nhạy cảm với những cách tân củaA.Chekhov ở giai đoạn cuối văn nghiệp, A.Trudakov đã có nhiều kết luận quantrọng, khai thác đến những vỉa tầng sâu kín nhất của cấu trúc và hình tượng ngườitrần thuật, đồng thời đề xuất hệ thống những tín hiệu mạch ngầm văn bản để hướngđến cách tiếp nhận đồng sáng tạo từ độc giả Đề cập tới sự tiếp biến thi pháp liênquan tới thể loại trong quá trình sáng tác của Chekhov, nhà nghiên cứu nhận thấy,chẳnghạn,ởnhữngtruyệnngắn-cảnhkịch(giaiđoạnđầu- mộtlátcắtcủacuộcđời không có bắt đầu, không kết thúc) là cái cội nguồn của những kết thúc mở nổitiếng của văn xuôi tự sự và kịch giai đoạn chín muồi của ông Nghiên cứu theohướng tiếp cận thi pháp học của A.Trudakov đã có những gợi mở ban đầu về sángtạo bước ngoặt vượt ra ngoài khuôn khổ lí thuyết truyện ngắn đương thời trong cácsángtácgiaiđoạncuối vănnghiệpA.Chekhov.

Gần như cùng thời điểm với Trudakov, những công trình nghiên cứu của nhàChekhov họckì cựu E.Poloskaia được đánh giá cao ở Nga và nước ngoài Người tathậmchícònnóitới“khoanghiêncứuChekhov”củaPoloskaiabởitínhchấtba o trùm toàn bộ sự nghiệp của Chekhov trong di sản nghiên cứu của bà Ở đây chúngtôi chỉ dừng lại ở những công trình, bài viết liên quan tới vấn đề luận án quan tâm:sự cách tân thi pháp thể hiện ở giao thoa thể loại trong sáng tác của Chekhov. TrongcuốnVề thi pháp Chekhov(NXB “Di sản”, M 1998, tái bản năm 2001) tác giả đãdành một chương với tiêu đềNhững bức thư và tài năng nhà viết kịchđể nghiên cứusự tương tác giữa nghệ thuật thư tín của Chekhov với kịch của ông với tư cách mộtloại hình văn học Mục đích của chương sách, theo tác giả - chỉ ra mối quan hệ giữanhững bức thư (được tập hợp trong tuyển tập gồm 15 tập với số lượng lên tới hàngvạn bức được viết trong suốt cuộc đời sáng tác của ông) với kĩ thuật kịch Trong thưtừ của Chekhov thường hay nhắc tới những sự kiện được sử dụng trong các vở kịch,và ở đây những bức thư đóng vai trò nguồn gốc cốt truyện và các motif kịch củaông Những sự kiện, tình tiết từ thư đưa vào kịch có rất nhiều Ở đây học giả quantâm tới cái khác:bảnthân cấu trúc nghệthuật thưtín củaC h e k h o v p h ả n á n h t à i năng nhà viết kịch trong ông Thi pháp Chekhov được mở ra cùng lúc, cả trongnhữngbứcthưlẫntrongkịch.

Trong bài viết bề thếAnton Chekhovin trong công trình đồ sộ “Văn học Ngagiao thời thế kỉ” (1890 -1920), khi viết về toàn bộ sáng tác của Chekhov, Poloskaiachủ yếu vẫn đi theo khuynh hướng tiếp cận thi pháp học Trong công trình này, sựcách tânthi pháp trong lĩnh vựcvăn xuôi tựsự (truyệnn g ắ n , t r u y ệ n v ừ a ) v à k ị c h gắn với sự cách tân thể loại của Chekhov, cho phép nói tới “thi pháp thể loại” củaông Cùng quan điểm với Trudakov, theo nhà nghiên cứu: “bản thân những thể loạihài hước (giai đoạn sáng tác đầu) mang trong nó hạt nhân thi pháp giai đoạnnghiêmtúccủaông”[197,392].Còn trongnhững tácphẩmgiai đoạncuối,thểloạihàihước

- châm biếm được thay bằng sự gần gũi giữa tính kịch với bi kịch, trữ tình với triếtlí: “xuất phát từ đây là tính nước đôi của tự sự và sự phát triển hành động bên trongcủa kịch, điều làm nảy sinh mạch ngầm Chekhov nổi tiếng” [191, 397] Nói tới sựgần gũi về phương diện đề tài, cốt truyện, nhân vật giữa văn xuôi tự sự và kịchChekhov, tác giả công trình nhấn mạnh tới sự thống nhất thi pháp và phong cáchtrên cơ sở biến đổi thể loại trong tiến trình sáng tác của văn sĩ Cũng ở bài viết này,nhà nghiên cứu đề cấp tới sự tương tác giữa sáng tác Chekhov với tư cách một

“hệthống”với“hệthốngbênngoài”-kỉnguyênBạccủa vănhóaNga.

Sự tinh giản câu chữ đạt đến độ ngắn gọn, ý tại ngôn ngoại của văn phongChekhov mang đến những đồng điệu tâm hồn cùng nhu cầu thâm nhập để khám phámạch xúc cảm đã trở thành một minh chứng cho tính trữ tình trong truyện ngắn nhàvăn.Đ â y l à q u a n đ i ể m c ủ a n h à n g h i ê n c ứ u t i ể u s ử L S o p h i e t r o n g c h u y ê n l u ậ n

Chekhov cuộc đời vàt á c p h ẩ m: “Nó không hề làm công việc kể lại những điềukhiến người ta thích thú, nhưng nó chuyên chở những từ, những sự việc không đượcchờ đợi, vốn là đặc thù của thi ca: âm điệu,s ự l ự a c h ọ n n h ữ n g c h i t i ế t g ợ i m ở , s ự sâu lắng của những khoảng lặng, sự xen kẽ giữa những lời nói và chỗ ngắt câu, vàtrên hết là cái mà người ta cảm thấy đằng sau mỗi nhân vật có sự hiện diện của mộtđiềugìđókhácthườngvàlớnlaohơncáiđượcdiễnđạt”[151,11].

Từ những phân tích tổng quan nêu trên cho thấy: điểm gắn kết chung của cáchọc giả Nga khi nghiên cứu quá trình sáng tạo của A.Chekhov đều nhận thấy sựchuyển đổi rõ rệt về cách viết qua hai giai đoạn: thời kì “đầu tay” viết những truyệnngắn, kịch ngắn trào phúng và thời kì „chín muồi” với những truyện ngắn, truyệnvừa, những vở kịch inấn ởnhữngtạp chí uy tín và đượcdàndựng trêns â n k h ấ u lớn Đồng thời với sự khu biệt là những lí giải về sự thay đổi hệ hình thi pháp kéotheonólàsự biếnđổitínhchấtthểloạitrongsángtáccủaông.

Trong phạm vi “chật hẹp” của chương viết, chúng tôi đã điểm qua nhữngkhuynh hướng chủ yếu của lí luận thể loại và của khoa nghiên cứu Chekhov ở Ngamà chúng tôi thấy gần gũi với những vấn đề đặt ra trong luận án của mình Dẫunhững công trình nêu trên không phân tích cụ thể về sự giao thoa, tương tác thể loạitrong sáng tác của Chekhov, song những nhận định mang tính tổng quan là cơ sở líluậnvàphươngphápluậnquantrọngđểchúngtôitiếnhànhluậnán.

Sựđộcđáovàtínhcách tâncủavănxuôiChekhovkhôngchỉ lôicuốncácnhà nghiên cứu, phê bình văn học, mà còn được tranh luận, bàn thảo sôi nổi ở giớisángtácsuốtthếkỉqua.

Đánh giátổng quan

Từ những tư liệu bao quát được, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng và sựquý giá của công việc làm “lịch sử vấn đề” Rõ ràng, ý kiến của các nhà khoa họctrong và ngoài nước đã gợi mở cho tác giả luận án triển khai đề tài một cách có cơsở Từ những tư liệu đã được sưu tầm và lược thuật nêu trên, chúng tôi rút ra một sốkếtluậnsơbộnhư sau:

Thứnhất,vấnđềgiaothoathểloạitrongsángtáccủaChekhovdựatrêncơsở lí thuyết vềloại hình và thểloại đã được triển khai trênnhiềukhuynhh ư ớ n g khác nhau Điều đó có nghĩa là những tiền đề lí luận đã đi trước khai sáng, tạo cơ sởcho luận án bổ sung và hoàn thiện bằng hệ thống luận điểm cụ thể và dẫn chứngminhxác.

Thứ hai, những vấn đề các nhà nghiên cứu đi trước đã làm được: xác định rõvị trí và đóng góp của A.Chekhov trong nền văn học Nga; vận dụng nhiều hướngtiếp cận đã nghiên cứu toàn diện truyện ngắn của ông trên rất nhiều bình diện; phântích kĩ lưỡng những cách tân độc đáo của các sáng tác kịch; bước đầu nêu rõ một sốđiểm chung giữa hai thể loại kịch và truyện ngắn; phân tích sâu sắc khá nhiều vănbản kịch và truyện ngắn để bày tỏ cảm thụ văn học hoặc minh chứng cho những vấnđề lí thuyết Đó là những đóng góp quan trọng, là điểm tựa tư liệu chủ yếu để chúngtôi tham khảo, tiếp thu và phát triển đề tài khoa học “Hiện tượng giao thoa thể loạitrongsángtáccủa A.Chekhov(quakhảosátkịchvàtruyệnngắn)”. Đặc biệt hơn, các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam trong khi bàn luậnvề những cách tân của Chekhov chủ yếu xuất phát từ góc nhìn thi pháp học, sự cáchtânv ề t h ể l o ạ i c h ỉ đ ư ợ c n h ì n n h ậ n , đ á n h g i á n h ư h ệ q u ả m à t h ô i C ò n l u ậ n á n , ngượclại,xuấtpháttừcáchtânthểloạiđểminhchứngcáchtânhệthốngthipháp của ông Những vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa giải quyết liên quan trực tiếpđến đề tài bao gồm: tần suất và biên độ giao thoa ảnh hưởng của các phương thức tựsự, trữ tình, kịch; những phương diện biểu hiện của sự ảnh hưởng, giao thoa; tínhkịcht r o n g t r u y ệ n n g ắ n v à t í n h t ự s ự t r o n g k ị c h A C h e k h o v ; t í n h t r ữ t ì n h t r o n g truyện ngắn và kịch giai đoạn cuối của văn nghiệp; ý nghĩa của sự giao thoa thểloại đối với từng thể loại và sự hoàn thiện phong cách nghệ thuật của nhà văn.Những vấn đề mà các nhà nghiên cứu còn bỏ ngỏ chính là nhiệm vụ giải quyết vàtường minhcủaluậnán.

Từ năm 1990, trong khi khôi phục lại di sản đồ sộ những sáng tác, phê bìnhvà nghiên cứu văn học - nghệ thuật giai đoạn từ 1890 tới những năm 1920 để chuẩnbị cho bộLịch sử văn học Nga mới, các nhà nghiên cứu Nga đã đưa ra khái niệm“văn họckỉ nguyên Bạc”, chỉ nền văn học Nga giao thời hai thế kỉ XIX - XX

(vănhọcthậpniêncuốithểkỉXIX- haithậpniênđầuthếkỉXX).VănhọckỉnguyênBạcđược coi là gạch nối chuyển giao của hai thời đại Nó có vai trò đặc biệt trongviệc tổng kết giai đoạn cổ điển và khơi nguồn một nền văn học hiện đại, chảy chungvào đời sống nghệ thuật thế giới thế kỉ XX.Đây là thời kì văn họcp h á t t r i ể n đ ặ c biệt bởi sự đua tranh của các tài năng và các khuynh hướng nghệ thuật Hiện đangcòn diễn ra những tranh luận về vị trí cụ thể của A.Chekhov trong bối cảnh chuyểngiao, tuy vậy vẫn khó có thể phủ nhận những va động trực tiếp từ giao thờik ỉ nguyên bạcđến sự hình thành nhãn quan nghệ thuật và quá trình sáng tạo của nhàvăn Trước khi bàn tới những đặc điểm của hệh ì n h v ă n h ọ c t h ờ i k ì n à y , v ị t r í , v a i trò của A.Chekhov với tư cách là một trong những người khai mở một thời đại vănhọc mới, thiết nghĩ nên phác họa đôi nét về văn cảnh văn hóa chính trị xã hội giaiđoạngiaothờigắn trựctiếpvớiquátrìnhsángtáccủanhàvăn.

Từcuốinhữngnăm70củathếkỉ XIX,trong khicảchâuÂuđã thựchiện xong những cuộc cáchm ạ n g t ư s ả n , đ a n g t r o n g q u á t r ì n h c ả i c á c h d â n c h ủ t ư s ả n , thì nước Nga vẫn chìm đắm trong màn đêm u tịch, tăm tối của chế độ phong kiến.Ba nhân tố cơ bản của giai đoạn lịch sử (cuộc tổng khủng hoảng sâu sắc của chế độnôngnôchuyênchế,sựpháttriểnmãnh liệtcủachủnghĩa tưbảnvàphongtrào đấut r a n h n g à y c à n g m ạ n h c ủ a q u ầ n c h ú n g n h â n d â n)đ ã b u ộ c t r i ề u đ ì n h

N g a hòang thực hiện cuộc cải cách nông nô nửa vời, chỉ tạo cơ hội cho bọn tư sản trụclợi Thực tiễn từ hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhỏ, cùng sự ra đời củacác tổ chức, phong trào “dân tuý”,

“dân ý”, “cách mạng ruộng đất” vừa khuấy độngdữ dội nền chính trị của nước Nga,vừa thể hiện những bức bối mâu thuẫn của cácgiai tầng đến độ chín muồi Những phản ứng tiêu cực của chế độ Nga hoàng nhưkhủng bố, thảmsát, bắtbớ,giamcầmcáchạtnhâncủaphong tràotranhđấuchỉ như lửa đổ thêm dầu đề bồi tiếp tạo thành những đám cháy ngày càng lan rộng Nềnchính trị Nga lúc này có hai mặt cùng song hành tồn tại: bề nổi là sự ủ dột, đình trệ,ảm đạm, hoang lạnh, bế tắc của đời sống kinh tế xã hội, nhưng chất chứa dưới tầngngầm những dòng nham thạch nóng bỏng của lòng căm giận chế độ của quảng đạiquần chúng nhân dân Cuộc sống ngưng đọng trong khuôn khổ chật hẹp tù túng đãtạo nên tâm lí nô lệ, bảo thủ, bạc nhược, tự ti, con người sống ích kỉ, háo danh, phùphiếm, lẩn tránh cuộc đời Những tư tưởng thịnh hành thời đó khuyên người ta“không dùng bạo lực chống lại điều ác”, chỉ nên làm những “việc nhỏ” Song, cũngtrong thời kì đó, nhất là từ đầu những năm 90, những lực lượng, tư tưởng tiến bộ vàcách mạng vẫn không ngừng phát triển ở nước Nga Nước Nga đang trông ngóng, hivọng “bình minh của cuộc sống mới sẽ rạng lên” (Phòng 6) Đối nghịch này đã tácđộng rất lớn đến tư tưởng của các giai tầng trong xã hội, tạo nên các thái cực trongđờisống tinhthầncũngnhưviệcsángtạovàtiếpnhậnnghệthuật.

Sự phân hóa về tư tưởng là một điều tất yếu, nhưng ở thời điểm giao thời đãtrởthànhnhữngđốicựcmâuthuẫnsâusắccủacácgiaitầng,tổchức,trườngpháivà cá nhân Tuy được trình bày qua rất nhiều học thuyết, hình thànhn ê n c á c t r à o lưu, nhưng tựu trung vẫn là hai hướng cơ bản: hướng cải cách dân chủ tư sản để duytrì quyền lợi của giai cấp thống trị (là liên minh của quý tộc phong kiến tàn dư và tưsản yếm thế) và hướng cách mạng vô sản (chủ yếu do giai cấp tiểu tư sản tiến bộthực hiện) để thay đổi đời sống nhân dân Tuy “tôn chỉ, mục đích” rõ ràng nhưngchiến bại của các cuộc khởi nghĩa đã khiến những thử nghiệm các lí tưởng xã hội(thuyết mảnh đất, thuyết việc nhỏ ) rơi vào bế tắc, giới trí thức Nga “trở nên ốmyếu và hoang mang, thấy tương lai chỉ là màu xám mờ mịt, nên lui về tìm mộtkhoảngsốngbằnglặng”[141,289].

Giớitrí th ức ti ến bộ, trong đ ócó sự t h a m dựr ấ t tí chc ực của các nhàvăn Nga,làmộtlựclượngtừnggópphầncốnghiếnlớnlaocủamìnhvàosựpháttriểntư tưởng xã hội trên đất Nga Hoạt động cách mạng của họ không tách rời phongtrào giải phóng của nhân dân và đặc biệt nở rộ từ sau cải cách, đi theo những conđường,thànhlậpcáctrườngpháiriêng. Với vai trò dẫn đường về phương diện tư tưởng, những nhà cách mạng dânchủ đã nhiệt thành ủng hộ chủ trương cách mạng nông dân, “đề xướng chủ nghĩa xãhộinôngdânvàchủtrươngcáchmạngbạođộng”[62,24].Tầnglớptríthứcbìnhdânvậnđộngnhând ântiêudiệtchếđộ nôngnôNgahoàngđểgiảiphóngnhândânbằngvũlực,đưaxãhộiNgatiếnlênchủnghĩaxãhộithông quacôngxãnôngthôn,bỏquagiaiđoạnpháttriểntưbảnchủnghĩa.Mặcdùkhôngcóbệđỡcủanềntả ngcơsởhạ tầng, không có những học thuyết chính thống chuyên biệt của nước Nga và dù mangtính chất không tưởng, những nhà văn Nga dẫn đầu như Chernyshevsky, Pisarev,Nekrasov,Dobrolubov,Saltykov- Shchedrin đãmangđếncholịchsửnhữngcuộctranhđấusôinổitrêncácdiễnđànvàcụthểhóabằngcác cuộckhởinghĩavũtrang.

Tư tưởng của những người theo chủ nghĩa tự do mang bản chất cải lương vàtính nhị nguyên Một mặt, họ bằng lòng với những cải cách của triều đình, nhưngmặt khác, vẫn chỉ đấu tranh cho những cuộc cải cách nửa vời, đấu tranh cải lươngcho những quyền lợi của bản thân, chỉ phân chia chính quyền giữa bọn phong kiếnvà giai cấp tư sản Ủng hộ con đường đưa nước Nga trở thành một chính thể quânchủ lập hiến là giải pháp xoa dịu, điều hòa các mâu thuẫn xã hội Hướng đi này mộtmặt phản ánh sự bế tắc, buông xuôi của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, mặt khác làmột sự bộc lộ bản chất yếu đuối, yếu kém toàn diện của giai tầng này trong buổichuyển giao chế độ Trào lưu tự do khi bước sang lãnh địa văn học đã được thể hiệnbằng nhiều cáchthứcđa dạng,nhiềutầngbậc tính chất vàtháiđ ộ “ T h u y ế t v i ệ c nhỏ”c ủ a L T o l s t o y và “ t h u y ế t m ả n h đ ấ t ” c ủ a F D o s t o e v s k y l à n h ữ n g d ẫ n c h ứ n g tiêu biểu cho tư tưởng trung lập của một bộ phận nhà văn nhằm mục đích đi tìm sựhòagiảigiữacácgiaitầng.Cónhiềunhàvănnhư(Turgenev,Ostrovsky,Goncharov ) chọn phương án không bàn thảo về thời cuộc, chỉ lặng lẽ bộc bạchcảm giác và thái độ bất bình cho số phận nhân dân, miêu tả nỗi đau khổ triền miêncủaquầnchúngbịđọađày, đồngthờihọđặtranhữngvấn đềnónghổicấpbác hnhất của thời đại, nói lên bao nỗi niềm mơ ước khát vọng cháy bỏng của hàng triệungườivềhạnhphúcmaisau. Đến thập kỉ 80, cả hai luồng tư tưởng này đều đi đến sự cùng đường bế tắc.Sự hoang mang, dao động của giới trí thức đã lên đến đỉnh điểm kéo theo sự khủnghoảng của các giai tầng và các cá nhân (như L.Tolstoy đã phủ nhận cả những sángtác của mình).

Hệ lụy từ xã hội lây lan đến những “phá sản” trong nghệ thuật như:tiếng nói phản kháng yếu ớt của trường pháinghệ thuật vị nghệ thuật; là sự sụp đổcủatriết lí người hùngtrong sáng tác của Dostoevsky, sự bóc trầnbản chất củanhững“tổ ấm quý tộc” trong các bút kí Turgenev và tiểu thuyết L.Tolstoy; cả nhữngảo tưởng dân tuýkhi quá đề cao vai trò của nông dân trong bút kí của

G.Uspenski Sựh ỗ n l o ạ n c ủ a đ ờ i số n g t ư t ư ở n g đ ã đ ư ợ c A C h e k h o v p h ả n c h i ế u l ạ i t r o n g c á c sáng tác truyện ngắn và kịch, hoàn chỉnh một bức tranh vềsự phá sản tinh thầncủagiớitríthứcNga.

Bước sang thập kỉ 90, giai cấp vô sản Nga, khởi sinh từ những công xã nôngdân,đãphát triểnmạnhmẽtrêncơsởlí thuyết củaChủnghĩa Maxđượccáctríthức thuộc nhóm cách mạng dân chủ du nhập vào Nga Những tổ chức cộng sản đượcthiết lập, hình thành sự nhìn nhận mới về thực tiễn lịch sử, ý thức về sự vận độngtăng tốc đột ngột của dòng đời, những nghi ngờ ngày mỗi gia tăng về tính bền vữngcủa trật tự thế giới Những nghi ngờ càng trở nên sâu sắc trước cao trào xã hội đầunăm 1900 được kết thúc bằng những sự kiện của cuộc chiến tranh Nga - Nhật với sựthất bại ê chề của đế quốc Nga dẫn tới cuộc cách mạng Nga đầu tiên năm 1905 -1907 Chiến tranh và cách mạng khiến nước Nga lạc hậu rơi vào khủng hoảng chínhtrị xã hội sâu sắc, nạn đói khủng khiếp kéo dài ở những vùng nông thôn, từng đoànngười nối nhau rời bỏ quê hương lang thang vất vưởng tìm kế sinh nhai, đế quốcNgarộnglớn chìm trongđóirét.

Nhưng như một nghịch lí, trên cái phông nền xám xịt ấy khu vườn văn chươngnghệ thuật Nga chưa bao giờ lại rực rỡ sắc màu đến vậy Xuất hiện ồ ạt những tràolưu nghệ thuật hiện đại mới như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩaấn tượng, chủ nghĩa đỉnh cao Qua các sáng tác của những nghệ sĩ tràn đầy nănglực sáng tạo như M.Gorki, A.Seraphimovich, I.Bunin hình thành một kiểu chủnghĩa hiện thực mới thay thế cho chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỷ XIX Các tàinăng nở rộ tập hợp vào những nhóm khác nhau về tôn chỉ mục đích và nguyên tắcsángt ác Đ i ề u này phùhợ pvớ iq uy luậtphá tt ri ển n ộ i t ạic ủav ăn hóa vàx ãh ội Nga Sau một thế kỉ “giao lưu” tự do với châu Âu, văn học nghệ thuật Nga, như mộtđứa trẻ sinh sau đẻ muộn, đã hấp thu những tinh tuý của văn hóa châu Âu, tạo đàphát triển tăng tốc gia nhập vào quỹ đạo chung của phát triển văn hóa thế giới Bêncạnh đó, xã hội Nga với những biến đổi đến tận “hố móng” như đã khái lược ở trên,đã không còn thoả mãn chỉ với một cách thức phản ánh của chủ nghĩa hiện thực cổđiển thế kỉ XIX, nó đòi hỏi phải được lí giải, phản ánh trên tầm cao triết học vănhóa, triết học lịch sử,v ớ i n h ữ n g q u a n n i ệ m m ớ i v ề t h ự c t ạ i v à c o n n g ư ờ i c ù n g nhữngthủphápnghệthuậtđadạng.

Sáng tác của Chekhov nằm trong khởi nguyên của quá trình này Do vậy, sẽkhó xác định vai trò, vị trí cũng như những cách tân mở đường của ông đối với vănhọc Nga thế kỉ XX (nhất là trong lĩnh vực thể loại) nếu không nhìn nhận sáng táccủaôngtrongvăncảnhgiaotranhcáctrườngpháinghệthuậtđươngthời.

2.1.2 Sự đối lập trong thống nhất giữa các trào lưu văn học nghệ thuậtgiaiđoạn“kỉnguyênBạc”

VịtrícủaA.Chekhovtrongvănhọc“kỉnguyênBạc”

Khái niệmkỉ nguyên Bạchiện vẫn đang còn là một vấn đề tranh cãi Tựutrung, có ý kiến cho rằng khái niệm này “chỉ một giai đoạn” lịch sử văn học Nga -thập niên cuối thế kỉ XIX, hai thập niên đầu thế kỉ XX; ý kiến khác cho đó là một“chỉnh thể mĩ học” đối lập truyền thống với hệ hình nghệ thuật mới được gọi là chủnghĩahiệnđạihiểutheonghĩarộngcủatừ. Ở tiểumục này,chúngtôi giới hạn ởviệc chỉ ra sự tương hỗ giữas á n g t á c của Chekhov và thời đại văn hóa - văn học mà ông là một trong những người khaimở Việc tiếp nhận sáng tác của ông ở thời kì này, về phương diện phương phápluận, sẽ là hiệu quả hơn, nếu khước từ sự phân biệt ngặt nghèo hai nội dung nêu trêncủa khái niệmkỉ nguyên Bạc. Điều này cho phép nhìn nhận trong một hệ thống nhấtcủa hai đề tài: sự tiến triển uy tín văn học của nhà văn giai đoạn giao thời thế kỉ vàsự tương hỗ giữa thi pháp Chekhov với thể nghiệm văn học hậu cổ điển thế kỉ XX.Ở đây cần nhấn mạnh rằng hệ thống thi pháp Chekhov, trong khi phản ánh tính chấtkhủng hoảng của thời đại, cùng lúc là sự trung chuyển giữa cổ điển và hiện đại.Chính vì vậy chúng tôi đồng tình với quan niệm vềkỉ nguyên Bạcdo N.Bogomolovđề xướng mà theo diễn giải của V.Keldysn là:tính hiện đại của nhà văn trong tưtưởng và hình thức không lệ thuộc vào khuynh hướng sáng tác Rõ ràng A.Chekhovkhông chỉ là một vị “tiên khu”( lời của Keldysn), có thể không phải là một tác giađiển hình nhất, nhưng lại là người khởi đầu của mọi mầm mống cách tân và có sứclantỏamạnhmẽnhấtđếngiaiđoạnvănhọcnày.

Chekhov dành được uy tín văn học vững chãi vào cuối những năm 80 với sựxuất hiện củaThảo nguyên,Cơn bệnh thần kinh,Ngày lễ thánh, Một câu chuyệnbuồn tẻtrên các tạp chí lớn, vở kịchIvanovđược dàn dựng và việc ông được traogiải thưởng Puskin cho tập truyện “Chạng vạng” Từ một tác giả viết những truyệnngắn hài hước trên các báo lá cải, ông tiến vào lãnh địa của các nhà văn nghiêm túcnhiềutriểnvọng.

Cùng với sự nổi tiếng, Chekhov hứng chịu nhiều búa rìu của giới phê bìnhchính thống đương thời, nhất là phê bình dân túy đại diện là cây bút sừng sỏN.Mikhailovsky Những ý kiến của nhà phê bình này gần như “định hướng” chotoàn bộ giới phê bình đương thời “đối xử” với sáng tác của Chekhov Cho dù đượcbiến báo như thế nào thì nền tảng của nó vẫn là sự không thừa nhận những quy luậtcơbảnnhấtcủa thiphápChekhov Sựkhôngthừa nhậnxuấtphát từhệ hìnhv ănhóa của truyền thống dân chủ Nga từ những năm 60 thế kỉ XIX của phong trào dântúy dựa trên tính giáo huấn, răn dạy đạo đức và tính tư tưởng cực đoan, phô diễnđược quan niệm như cơ sở cốt yếu của nghệ thuật Tính chất chống giáo điều, sự xalạ của Chekhov đối với những tuyên bố đao to búa lớn cùng những dự báo xã hộiduy ý chí, việc coi trọng những câu hỏi hơn sự giải đáp và việc chứng minh rằngcuộc đời sống độngluôn văng ra khỏi những khuôn mẫu định sẵn, khiến sáng táccủa nhà văn không được đưa vào hệ giá trị luận của phê bình vănh ọ c đ ư ơ n g t h ờ i Từ đây xuất hiện những lời trách cứ, phê phán “tính khách quan lạnh lùng”, “thiếuvắng tư tưởng”, “lãnh đạm với những nỗi đau của con người” trong sáng tácChekhov Những phát biểu trên nhanh chóng trở thành kiểu mẫu chống

Chekhovminhchứngvềviệckhôngthấuhiểunhữngquyluậtsâuxaphicổđiểncủa ngônngữ nghệ thuật của nhà văn, hướng tới sự thay thế những mối quan hệ chức năng vàngữ nghĩa phô diễn quen thuộc của chủ nghĩa hiện thực cổ điển bằng ám dụ ngữnghĩangầmẩndàyđặc. Đối lập với lối tiếp cận của Mikhailovsky lấn át mọi khuynh hướng phê bìnhsáng tác Chekhov giao thời thế kỉ, tác phẩm của văn hào lại được các nhà văn thuộcnhómpháihiệnđạichủnghĩanồngnhiệttiếpnhận.

Trong bài báo nổi tiếngVề những nguyên nhân suy đồi và về những trào lưumớicủavăn họ cNg a h i ệ n đ ại ( 1 8 9 2 ) ,D S Me rez hk ovs ky lầnđ ầ u t i ê n n hận t hấ ydấu ấn của nghệ thuật ấn tượng chủ nghĩa trong phong cách Chekhov Có thể nói,chínhc á c n h à t ư ợ n g t r ư n g N g a l à n h ữ n g n g ư ờ i đ ầ u t i ê n n ó i t ớ i n h ữ n g c á c h t â n mang tính nguyên tắc của Chekhov Trong suốt một thập niên (1890 - 1900), họ cốgắng lôi kéo nhà văn vào nhóm phái của mình, gắn ông với những thành tựu nghệthuật ban đầu của mình Tuy nhiên, Chekhov đã từ chối những thiện ý nêu trên vàluôn giữ khoảng cách trong quan hệ với những nhóm phái hiện đại chủ nghĩa Điềunày xuất phát từ sự nhận thức hết sức rõ ràng của nhà văn về sự khác biệt cơ bảngiữa bản chất sáng tác của mình với sáng tác của các nhóm phái hiện đại chủ nghĩa.Trongbứcthưgửimộtngườibạn,ôngviếtvềviệctừchốihợptácvớiMerezhkovsky:“ L à m s a o t ô i c ó t h ể s ố n g c ù n g D S M e r e z h k o v s k y d ư ớ i m ộ t m á i nhà, khi ông ấy là người có đức tin xác định và theo kiểu của thầy giáo, trong khi tôiđánh mất đức tin từ lâu và luôn băn khoăn khi nhìn bất cứ trí thức có đức tin nào.Tôi tôn trọng D.S và đánh giá cao ông với tư cách một con người và một nhà hoạtđộngn g h ệ t h u ậ t , s o n g c h ú n g t ô i l à n h ữ n g n g ư ờ i t h e o n h ữ n g h ư ớ n g k h á c n h a u ” [194,156].

TháiđộcủaChekhovđốivớinhómpháihiệnđạichủnghĩakhôngđơngiảnchỉlà nhữngphátbiểu,màcònthểhiệnởnhữngýtưởngvàhìnhtượngnghệthuậttrongsángtácc ủaông.Chẳnghạn,ởhìnhtượngTreplev,mộttrongnhữngnguyênmẫuchínhlàMerezhk ovsky,tácgiảChimhảiâuvớisựcảmthôngítnhiềumangtínhgiễunhạimôtảmộtnghệs ĩtheokhuynhhướnghiệnđạichủnghĩa,mộtchàngtrai đầy đam mê cái mới, tinh tế nhưng luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh vàdễtổnthương bởinhữngtìmkiếmnghệthuật củamìnhkhôngđượchiểuvàủnghộ. Những phát biểu của Chekhov về việc “không thể sống chung dưới một máinhà” với các nghệ sĩ hiện đại chủ nghĩa xuất phát từ sự cảm nhận sâu xa tính khácbiệt về nguyên tắc “cái nhìn thế giới” và về vai trò của văn học nghệ thuật Nếu nhưcácnhàhiệnđạichủnghĩa,trongkhikhướctừcáithựctạihỗnloạnđánhmấtmọigốcrễ, phá bỏ mọi “trung tâm”, cố gắng xây dựng một mô hình thế giới mới

“thuầnkhiết”,“thánhthiện”đứngcaohơncáithựctạihiệntồnxámxịt,thìtínhbảnthểtheoquan niệm của Chekhov là: “Điều thiêng liêng nhất đối với tôi - đó là thân thể conngười,làsứckhoẻ,trítuệ,tàinăng,cảmhứng,tìnhyêuvàtựdotuyệtđối,tựdokhỏiquyềnlựcvàsựd ốitrá,dùchúngcónhữngbiểuhiệnnhưthếnào”[3,17].

Dòng đời sống động bất tận luôn là nền tảng của sáng tác Chekhov Về điềunày nhiều nhàChekhov họcđã bàn kĩ Xuất phát từ đây, có hai luồng ý kiến đối lậpcho rằng: “ông thuộc về chủ nghĩa hiện thực và có công nâng nó lên một tầm mứcmới” hoặc ông là người “kết thúc chủ nghĩa hiện thực cổ điển, mở ra giai đoạn tiếptheo của nó” [174,

375] Do không đặt sáng tác của nhà văn vào một thực tại sángtác mới cực kì đa dạng

- giao thời thế kỉ, không phân tích so sánh sáng tác của ôngvới các nhà cổ điển và cũng bởi các nhà hiện đại chủ nghĩa được quy định bởi quanniệm nghệ thuật về thế giới và con người, nên đôi khi tác giả của luồng ý kiến thứnhất mới chỉdừng lạix e m x é t n h ữ n g c á c h t â n c ủ a C h e k h o v ở b ề n g o à i t h e o c á c h màB a k h t i n nó iv ề “t hi p há p ch ất l i ệ u” t ro ng b à i v i ế t n ổ i t i ế n gV ấ n đề n ộ i d u n g , chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từcủa ông [174, 380] Luồngý kiến khác, khi cố gắng đi sâu tìm hiểu bản chất sáng tác của Chekhov, đặt ôngtrongvăncảnhkỉnguyên Bạcvớinhữngtính chất,đặcđiểmnghệthuậttiêubi ểucủanó,đãnóitớikhuynhhướngsángtác“tânhiệnthực”,“hậucổđiển”,(tứcmột hệ hình nghệ thuật mới mang tính hữu cơ về tư tưởng, quan niệm và hình thức thểhiện) của chủ nghĩa hiện thực, cho phép nói tới những khả năng nghệ thuật to lớn vàbấttậncủanó.Đểtìmhiểurõthêmnhữngvấnđềnày(điểmtựavềphương diệnlịch sử văn học của luận án nhằm kiến giải những cách tân của Chekhov trong lĩnhvực thể loại), chúng tôi tiếp tục rà soát lại một số điểm cốt yếu trong nguyên tắcsángtáccủanhàvăn.

Ngay từ những bản thảo đầu tay và thử nghiệm liên tục suốt quá trình sángtạonghệthuậtđểtìmđượcmộtphươngthứctrầnthuậthiệuquảnhất,A.Chekh ovđã xác định rõ nguyên tắc sáng tạo với nhiều tiêu chí Quan trọng nhất vẫn là tínhkhách quan chân thực Bởi theo nhà văn: “càng khách quan càngc ó t h ể t ạ o r a những ấn tượng mạnh mẽ” [117, 65]. Vậy nên, ở giai đoạn những năm 90, phươngthức trần thuật của nhà văn đã đạt đến độ tinh tế và hàm ẩn, vừa chi tiết lại vừa cósứckháiquátsâurộng.Truyệnngắnvàkịchvớirấtnhiềutínhiệumạchngầmrảirá c trong tác phẩm, ẩn giấu và cắt giảm đến mức tối thiểu những lời phát ngôn trựctiếp của chủ thể sáng tạo mà vẫn thể hiện rõ lập trường tác giả giúp các văn phẩm ởthờikìnàycótínhcôđọngvàtạođượcsứchútlớn.

Vớimụcđích chủđạolàtìm nhận và lígiảin g ọ n n g à n h n h ữ n g c ă n b ệ n h trầm khacủa hiện thực, nguyên tắc khách quan của A.Chekhov có những đặc tính:gắn chặt với cách thức quan sát, dùng biện pháp phân tích - mổ xẻ, hạn chế nhữngnhận xét rườm vặt chồng chất gây “nhiễu”.Điều này tạo nên cảm giáccô néncủacác chi tiết và tình tiết đến mức đặc quánh của người đọc khi tiếp nhận sáng tác củanhà văn, đặc biệt là vào giai đoạn cuối Người trần thuật, do đó, thực sự đóng vai tròlàquan sát viên rất tận tụy và chuẩn mực Đó là cách thức gợi mà không bình, mởmàkhônggóicủanhàvăn.Hàngloạtcácdẫnchứngmàngườiđọcthườngxuy ênbắt gặp trong truyện ngắn của nhà văn có thể minh chứng cho luận điểm này Đó làcảnh tượng Gurov điềm thản ăn dưa hấu trong lúc Anna Xecgeevna bộc bạch nhữngxáo trộn tâm hồn để nhấn mạnh sự lệch pha, tính bi kịch giao cảm của con người(Người đàn bà có con chó nhỏ) Đó là hành động lạnh lùng gõ vào tấm ván quan tàiđể định giá dùng chôn cất người vợ của lão Iakov có khả năng gợi mở suy ngẫm vềsựmònmỏikhôhéocủakiếpngười(CâyvĩcầmchoRothschild).Đólàhìnhảnh hai mẹ con người đàn bà goá bên ánh lửa nhỏ nhoi - chi tiết nghệ thuật lặp lạithường xuyên trong truyện ngắnSinh viênđể bộc lộ niềm tin mỏng manh về tươnglai vừa được bừng thức trong tâm hồn người Tất cảđược kể và dẫn dắt bởi mộttháiđộđiềmtĩnh,mộtnhãnquansắcsảotinhanhmàvẫnkínđáovà“kiệmlời

” đến mức tối thiểu Dường như, tính khách quan và sự cần mẫn quan sát là để nhằmthực hiện mục đích đượcđối thoại ngầmvới độc giả của chủ thể sáng tạo Thái độtrân trọng độc giả, “hoàn toàn tin cậy vào bạn đọc”, tìm kiếm tri âm ở mọi thời đạigiúp tác giả kiến tạo ra những văn bản nghệ thuật với rất nhiều “khoảng trắng”,những “đề án mở”, những “kết cấu vẫy gọi” (Iser) Cũng từ đó,suy tưởng chủ quantưởng chừng không có nhưng kì thực nó được chìm ẩn tinh tế, bắt buộc độc giả phảisuy ngẫm “đến đáy”, có vốn trải nghiệm và văn hóa nhất định thì sự cộng hưởngmớiđượcthựcthi.

Ngắn gọn, chắt lọc, giản dị là nguyên tắc sáng tạo mà A.Chekhov tôn thờ.Viết xong một truyện bao giờ ông cũng lại phải miệt mài lược bỏ “Ngắn gọn là chịem của tài năng” [117, 64], hay “Cần phải viết một cách giản dị Viết giản dị là điềukhó hơn tất cả” [117, 64] đã được ông thực hiện một cách nghiêm ngặt trong cácsáng tác Ngắn gọn không phải là sự dồn chứa, o ép về nội dung hoặc là sự cắt cụtcâu chữ mà chính là cách sử dụng những hình ảnh, biểu tượng của các lĩnh vực vănhóa - nghệ thuật để mở ra một trường liên tưởng bất tận, móc nối các motif ở cácvăn bản “mẫu gốc” trong sự đồng điệu và đối thoại không giới hạn Hơn thế, nhữngbiểu tượng độc đáo ấy vốn đã không được dự báo ầm ĩ, không được cường điệukhuyếch trươngmà tác giả còn tự bôi xoá đi tầm quan trọngv ĩ đ ạ i c ủ a n ó , k h o á c cho nó một màu đơn sắc và tĩnh lặng, vùi lấp nó bằng sự giản dị nhất để độc giả dễthẩm thấu, tự đoán định và tìm tòi Giống như chàng sinh viên Ivan Vekikopolskitìm thấy ánhsáng rạng ngời trong buổi hoàng hôn ảm đạm,m ẹ c o n n g ư ờ i đ à n b à goá thắp lên một ngọn lửa trong vườn khuya (Sinh viên); như con chim đêm cất lêntiếng hót trầm ấm hối thúc người đàn bà đi tìm tình yêu (Agafia); Lipa chạy xe theoánh trăngnhạt nhòa trên cánh đồng đêm tìm dấu vếtcủa đứa conyêud ấ u ( Trongkhe núi), Nadia nghe vườn cây xào xạc trong mênh mông tĩnh mịch và chợt nhận rasự trẻ trung bừng dậy của nó vào sáng hôm sau (Người vợ chưa cưới) Tất cả đềuhướng đến sự đánh thức cảm giác, xúc cảm của tâm hồn nhiều hơn là những lí lẽđược giảng giải và trình bày tầng bậc Nuôi dưỡng, đánh thức cảm xúc trong tầmhồn người (được đặt lên trên những thức nhận lí trí) là đích đến của A.Chekhovtrong sáng tạo văn chương Đây cũng chính là tính nhân văn sâu đậm ẩn dưới cáinhìn điềm tĩnh, bình thản trong sáng tác Chekhov mà phê bình đương thời quen vớinhững hô hào hiệu triệu trong tham vọng tìm kiếm “chân lí tuyệt đối”, bận bịu vớinhữnggiảipháp,môthứcnhằm“thayđổithếgiới”khôngthểhiểuđược.

Phá bỏ ranh giới và những bế tắc của chủ nghĩa hiện thực cổ điển, các tácphẩmcủaA.Chekhovđã tạo đượcmộtmôhình thẩm mĩmàmẫu sốchungcủa nólà cáinhìnthếgiớicủamộtthờiđạimới.Trongmôhìnhnày,hệthốngthiphápmởcủa ông có khả năng thu nhận, tổng hợp những yếu tố của hệ hình thi pháp khácnhau nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi những nguyên tắc nghệ thuật.ViệcChekhovkhôngcoimìnhlàmộtnhàhiệnđạichủnghĩaxuấtpháttừnguyê ntắc sáng tác của bản thân, không có nghĩa ông thù địch với sáng tác của các nghệ sĩthuộc các khuynh hướng nghệ thuật khác Ngược lại, sáng tác của văn sĩ là một dẫnchứngtiêubiểuvềsựhọchỏi,hấpthụnhữngthànhtựuchânchínhcủavănhọcnghệthuật đương thời tạo ra một chỉnh thể nghệ thuật phức tạp mà tới lượt mình có đượcsức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ văn học nghệ thuật thế kỉ XX Sángtác Chekhov xác định một đặc điểm quan trọng của văn học nghệ thuậtkỉ nguyênBạc,đólàtínhchất“tranhcãi- bổsung”màchúngtôiđiểmquaởphíatrên.

Sáng tác của Chekhov là hệ quả trực tiếp và biểu hiện sinh động nhất củanhững “gắn kết chặt chẽ giữa văn học, triết học, tôn giáo và các bộ môn nghệ thuậtkhác” [3, 5]. Tác phẩm của ông được xem là những tranh luận triết học thâm trầm,thú vị (Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Nhà tu hành vận đồ đen, Phòng 6) Đó là sự lĩnhhội cách biểu đạtcủatrường pháiấn tượnghội họatrong tạo hình, tả cảnhv ớ i những nét chấm phá tinh diệu Đó là sự khúc xạ của những bản sonate, nortune(nhạcđêm),serenade(nhạcchiều),vậndụngmôthứchòathanhthiêntàiở Schubert, Chopin, Tchaikovsky để tác tạo nên những phức điệu giữa tự sự và trữtình, giữa hài và bi, giữa cái nghiêm và cái bình thường trong truyện ngắn và kịchA.Chekhov.

Xây dựng cho mình một hệ thống thi pháp mở mang tính “đối thoại - hòanhập”, Chekhov đã góp dự vào việc mở rộng quy mô, tính chất của trào lưu hiệnthực Hệ thống thi pháp của ông, đến lượt mình đã “tác động mạnh mẽ tới sáng táccủa nhiều thế hệ nhà văn” [3, 6] Sau khi văn sĩ qua đời nhiều nhà văn vẫn sáng tác“theo kiểu Chekhov” Dấu ấn cách tân nghệ thuật củaô n g k h ô n g c h ỉ h ằ n r õ t r o n g tác phẩm của các nhà tân hiện thực, mà còn in đậm trong văn xuôi và kịch của cácnhà hiện đại chủ nghĩa KhoaChekhov họcđ ã b à n t ớ i n h ữ n g ả n h h ư ở n g s â u đ ậ mcủa thi pháp Chekhov đối với văn xuôi của các nhà tượng trưng Các nhà tượngtrưng, đặc biệt là F.Sologup, không chỉ đưa vào văn bản của mình những hình tượngvà tình huống của Chekhov, mà còn tái chếm ộ t c á c h s á n g t ạ o “ l ờ i n g ư ờ i k h á c ” , chấtl i ệ u t r í c h d ẫ n t h e o n h ữ n g n g u y ê n t ắ c g ầ n g ũ i v ớ i n h ữ n g n g u y ê n t ắ c c ủ a Chekhov (biến thể tựd o c ủ a c á c n g u y ê n c ớ ) T ấ t c ả n h ữ n g đ i ề u đ ó c h o p h é p L.Silard đưa ra kết luận rằng: “Chekhov là vị tiên khu của văn xuôi của các nhàtượngtrưngvàhậutượngtrưng”[194,173].

Truyền thống vàtiếpbiến trongvănhọcNgathếkỉ XIX

Truyệnngắnhiệnđạidùđượcmởmànmộtcáchấntượngquanhữngsángtác thiên tài của A.Puskin vẫn là một thể loại có vị trí khiêm tốn, bé mọn trong vănđàn Nga thế kỉ XIX Sự lựa chọn tiểu thuyết hoặc những thiên trường ca của hầu hếtgiới văn sĩ đương thời là xu hướng chủ đạo, chiếm ưu thế vượt trội bởi sự tươngthích giữa tầm tư tưởng lớn lao,khuynh hướng muốn giảimã thấuđ á o c á c v ấ n đ ề xã hội với dung lượng của thể loại Và quả thực, giữa cánh rừng bao la rậm rạp ấynhữngcâycổthụđãvươnlênđầykiêuhãnh(Gogol,Turgenev,Goncharov,Dostoevsky,Tolstoy) tạo nên những trụ cột sừng sững vững chãi cho mộtthế kỉvàngvăn học.Tuy bị “thờ ơ”, không được coi trọng, nhưng truyện ngắn vẫn đượcthử bút, luyện bút và song hành cùng tiểu thuyết, bút kí, trường ca trong văn nghiệpcủah ầ u h ế t c á c c â y bútv ă n x u ô i h i ệ n t h ự c n h ư N G o g o l , L T o l s t o y , I T u r g e n e v ,

F.Dostoevsky Điều đó cho thấy rằng, truyện ngắn vẫn có một ưu thế rất riêng vàtrong đối trọng với văn học châu Âu nửa cuối thế kỉ XIX, truyện ngắn Nga vẫn làmột điểm sáng với nhiều thành tựu Điều đặc biệt hơn, các sáng tác truyện ngắnmuốn được chấp nhận cần phải phá bỏ những “khuôn thước” quy phạm của thể loại.Hơnt h ế , x u h ư ớ n g g i a o h ò a , k ế t ụ c , t i ế p b i ế n c á c p h ư ơ n g t h ứ c b i ể u h i ệ n đ ã t r ở thành truyền thống trong văn học Nga tạo nên những dòng riêng giữa nguồn chung,trong cái mới nảy sinh đã được phôi thai từ cái cũ Một mặt, việc thay đổi là sựchứng tỏ năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân nhưng mặt khác là hệ quả tất yếukhách quan từ yêu cầu của thời đại mới A.Chekhov - người nghệ sĩ đứng ở “lằnranh” của những giao thời - là một minh chứng điển hình cho nỗ lực khám phá ởnhiều phương diện, trong đó đáng kể nhất vẫn là “cuộc cách mạng về thể loại vănhọc” Lí giải cội nguồn, cơ sở của hiện tượng này từ góc độ tiểu sử, văn hóa- x ã hội, khuynh hướng văn học và cảm quan nghệ thuật cá nhân trong giai đoạn văn họckỉ nguyên Bạcsẽ trở thành “chìa khóa” để khám phá tầngs â u l í l u ậ n v à t h ự c t i ễ n của hiện tượng giao thoa thể loại trong sáng tác A.Chekhov Mặt khác, là một thànhtố, mắt xích của dây chuyền sáng tạo, sáng tác của A.Chekhov đồng thời là cuộc“đối thoại” thú vị, ấn tượng ở nhiều cấp độ đối với truyền thống văn học Nga thôngqua những cách tân mạnh mẽ, vượt qua những “kí ức thể loại” (M.Bakhtin) để tạonên một hệ hình “văn bản” mới sẽ được các nhà văn hiện đại và hậu hiện đại thunhậnvàtiếpbiến.

Khởi đầu từ N.Gogol và đạt đến đỉnh cao bởi A.Chekhov, con đường pháttriển của truyện ngắn Nga được tiếp nối với những xu hướng vừa độc lập vừa xâmlấn Sự khu biệt dướiđây chỉm a n g t í n h c h ấ t t ư ơ n g đ ố i v à đ ư ợ c s ắ p x ế p t h e o c á i nhìn lịch đại là chủ yếu sẽ không tránh khỏi những xô lệch về các tiêu chí phân loại.Cụthểlà:

Là “một dạng thức tự sự nhỏ cổ truyền, có nguồn cội sâu xa trong sáng tácdân gian, với cốt truyện giàu tính xung đột do những hành vi nhắm đích khác nhaucủanhânvậtđốikhángtạonênvớicáikếtthườngbấtngờ,nhiềukhinghịchlí,cólợi cho những cá nhân mưu trí, tháo vát nhưng rất hay vô luân” [39, 420], novella(truyện ngắn khung) khá thịnh hành trong văn học Nga thế kỉ XIX Khi khai thácđược kho tàng truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, các thiên tráng sĩ ca đồ sộ của nướcNgađểbiếncảithànhnhữngtácphẩmđươngđại,cácnovellakiểumẫucủaA.Puskin, N.Gogol đã tạo được sự đột phá khởi đầu cho thể loại này Có nhiều cấpđộvậndụngtừphỏngtácđếnmôphỏnghaychỉsửdụngnhưlàchấtliệukếthợp với những thủ pháp huyền thoại và trào phúng đã đẩy lui hình thức truyện ngụ ngônkhá được ưa chuộng trong hai thập kỉ đầu của thế kỉ XIX (vốn dựa trên mô hình ngụngôn viết lại của Pháp, Đức). Tiêu biểu nhất là truyệnBixavriuc hay là đêm trước lễthánh Ivan Cupalavà ba tập truyện tiếp nối liền mạchNhững buổi tối trong thôngần Đicanca, Arabexki, Mirgôrôtcủa N.Gogol Hơi thở mới mẻ của tập truyện nhờvào tương quan chênh lệch của chuyện đời xưa và chuyện đời nay,

“ôn cố tri tân”,khơi gợi ấn tượng quen thuộc để đề dẫn đào sâu vào bối cảnh thực tại: các cảnhtượng đa sắc của đời sống, những nhân vật quen thuộc của làng quê, những thói hưtật xấu mới khởi sinh đã được tiếp nhận nhanh chóng trên cơ sở tương đồng với hồiức dân gian. Những pha trộn giữa truyện - kịch, trào phúng - tự sự và trữ tình đãmangđếnnhữngphứchợpcảmxúcđặcbiệt:“Hầunhưmỗitruyệncủaônglàgì?Là hài kịch đẫm nước mắt bắt đầu bằng những trò ngu xuẩn, tiếp tục bằng những tròngu xuẩn và kết thúc bằng nước mắt và rút cục hài kịch đó gọi là cuộc sống Và tấtcả truyện của ông đều như thế cả: thoạt đầu buồn cười và sau đó buồn não nuột”[123,156- 157].

Từ những “mô phỏng” sơ khai, truyện ngắn của N.Gogol và theo “kiểuGogol” đã dung nạp và tái tạo một cách “giễu nhại” những thủ pháp huyền thoại, kìảo, biến chúng thành các biện pháp hài hước để khơi gợi trí tưởng tượng và tạo nênnhững giải pháp phù hợp với quan điểm thưởng - phạt của quần chúng (tiêu biểu làcác truyệnChợ phiên Xôrôxinxư, Đêm trước lễ giáng sinh, Nơi có ma, Cuộc báo thùkhủngk h i ế p).T h e o l ộ t r ì n h s á n g t ạ o , N G o g o l n g à y càngg i a t ă n g t í n h c h ấ t h i ệ n thực đưa cái hoang đường xuống hàng thứ yếu Cách nhìn hiện thực của ông khôngtheo con mắt lạc quan, lãng mạn của văn học dân gian mà đã nhìn bằng con mắt củamột nhà văn hiện thực phê phán nghiêm khắc. Đỉnh cao nghệ thuật viết truyện ngắncủa N.Gogol kết tinh ởChiếc áo khoác Viết về thân phận bé mọn của một ngườiviên chức với một ao ước giản đơn có được chiếc áo che thân tử tế, N.Gogol đã tạonên bước ngoặt mới cho văn xuôi, trong đó có truyện ngắn, khi đồng thời “kết liễu”hai khuynh hướng giả dối trong văn học Nga: chủ nghĩa lí tưởng dài dòng và chủnghĩa giáo huấn trào phúng Thành công củaC h i ế c á o k h o á ccòn phát triển nhữngkĩ thuật ấn tượng ở Nga, mở rộng cơ hội xâm nhập, giao hòa giữa các tính chất tiểuloại, thể loại và trường phái khi “pha trộn những thành tố của chủ nghĩa hiện thực(những chi tiết tự nhiên từ cuộc sống đời thường của nhân vật) với chủ nghĩa hiệnthực ma quái (nhân vật trung tâm biến thành ma) truyện của N.Gogol dường nhưtiên đoán cả chủ nghĩa ấn tượng, từBút kí dưới hầmcủa Dostoievsky đến chủ nghĩahiệnthựcquaIvanIlichcủaTolstoy”[17,88].Nhiềucâybútviếttruyệnngắnsa u này (Dostoevsky, Nekrasov, Leskov, Sologoub, Belyi, Remizov) là sự trung thànhthuần chất Gogol tiếp tục men theo những nhánh nhỏ hoặc chủ đề, đề tài hoặc thủpháp huyền ảo, trào phúng Dù tổchức cốttruyện có nhữngsaik h á c t r o n g h à n h trình biến hóa của nhân vật nhưng thông điệp các nhà văn hướng tới chính là muốntìm một luồng ánh sáng mới cho sự hồi sinh (dù chỉ trong ý nghĩ chưa có khả nănghiệnthựchóa).

Cuối những năm 70, Saltykov-Shchedrin đã trình làng mô hình truyện cổ tíchkiểu Aesop được viết lại hết sức độc đáo vớiThằng ngốc, Đám cháy làng, Hàngxóm láng giềng,

Chú ngựa còm, Con thỏ tận tụy hi sinh Phản ánh mâu thuẫn giaicấpNgaquahìnhtượngIvangiàuvàIvannghèo,cánhđồngnôdịchvàchúng ựaốm yếu, tác giả đã tấn công giai cấp thống trị bằng tiếng cười trào phúng nhiều cấpđộ, lối kể dân gian hóm hỉnh, bình dị mà sâu cay Những “truyện cổ tích hiện đại”này là biểu hiện sáng rõ khuynh hướng của tài năng nghệ thuật nhằm đạt tới nhữngtượng trưng châm biếm mang ý nghĩa khái quát rộng lớn, khắc họa thật sâu đậm bảnchấtcủa nhữnghiện tượng,những điển hình của xãhội.

Bên cạnh dòng truyện ngắn trào phúng, đến những thập niên 50 của thế kỉXIX, với mục đích tái hiện thật sinh động đặc trưng tính cách của các tầng lớp nhândân Nga trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, ghi chép những sự việc nổi bật cótính thời sự, I.Turgenev đã cho ra mắt một loạt tác phẩm mang hình thức truyện - kílàAxia, Nhật kí con người thừa, Bút kí người đi săn Trên cơ sở những tư liệu chânthực được thu nhặt trên khắp đất nước Nga, cốt truyện đã được tổ chức chặt chẽ,sinh động, hấpdẫntạo nên cảm giácvề tínhm â u t h u ẫ n v à s ự đ ấ u t r a n h k h ô n g khoan nhượng của nông nô chống địa chủ quý tộc Bút pháp chấm phá miêu tả thiênnhiên xuất hiện thường xuyên trong những tập truyện - kí này vừa biểu đạt tính cụthể xác thực của không gian bối cảnh vừa tạo nên màu sắc trữ tình cho sáng tác.Việc gia tăng sắc thái chủ quan của tác giả, ít chú ý đến hoàn cảnh xã hội mà quantâm nhiều đến đến đời sống nội tâm nhân vật, thể hiện cảm xúc tâm tư thầm kín gắnliền với phong cảnh thiên nhiên là cơ sở cho tính chất truyện ngắn ngày càng lấn áthình thức ghi chép đơn thuần của bút kí Hình thức truyện - kí (đạt trình độ điêuluyện ởBút kí người đi săn) đóng vai trò cảnh tỉnh, giải huyền thoại Turgenev bộclộ cái nhìn tương phản với Gogol khi tránh mọi sự cường điệu, tạo nên những độtphá về ngôn ngữ khi đã dung hợp một cách nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ Slavơ cổ,ngôn ngữ quan phương với tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn cùng lối nói của ngườilaođộng.Quacáctruyệnkí,ngônngữvănhọcNgatrởnêndễhiểu,trongsángvà dồi dào hơi thở cuộc sống Truyện ngắn Nga những năm 80 phát triển dưới sự ảnhhưởng sâu sắc của Turgenev, đồng thời tác động chuyển đổi nhãn quan hiện thực vàphương thức sáng tác đến một số nhà văn đương thời Đơn cử là những tuyển tậpcủa Saltykov Shchedrin (Những tiếng cười châm biếm trong văn xuôi,Những truyệnngắn vô tội, Những qúy ông quý bà ở pôm-pa-đua, Những ngài Tasken, Những lờitincẩn)đãthuậtlạinhữngtruyệnbình thường trongcuộcsốnghàngngày nhưngngụ ý gợi mở cho bạn đọc những vấn đề xã hội rộng lớn, nóng hổi đương thời quahình thức kể vay mượn từ ngụ ngôn Aesop.

Từ đây, truyện ngắn Nga tiếp tục mộtbước tiến mới khi dung nạp đồng thời chuyện kể giàu sức tưởng tượng và kí sựmang tính sao chép như nhận định của nhà nghiên cứu Bitov:

“Giữa truyện ngắn vàbútkíranhgiớikhôngphảirõràng,nhấtlàthờigiangầnđây,cácbútkíxuấtsắcvới tư cách một thứ văn xuôi nghệ thuật có khuynh hướng đi rất gần với truyệnngắn, trong khi đến lượt mình, truyện ngắn có vẻ muốn trở thành một thứ văn xuôitựdo,tứcrấtgầnvớibútkí”[117,126].

Xuất phát từ nhu cầu khai thác những chấn động tinh thần, những diễn biếnnội tâm sâu kín của con người đang hoang mang bế tắc với thực tại, L.Tolstoy đãviết nhiều tác phẩm mang đậm ấn tượng và tính tâm lí sâu sắc Diễn giải đời sốngtâm lí phức tạp của con người cũng là một cách tiếp cận chân lí mang tính quá trìnhvà sự khách quan, chân thực.Luxener, Ba cái chết, Cái chết của Ivan Ilich lànhững đoản thiên tuyệt diệu của hình thức truyện ngắn tâm lí vừa tự nhiên vừa chặtchẽnhưkhông thể khác.C á c t r u y ệ n n g ắ n c ủ a L T o l s t o y d ạ y c h ú n g t a r ấ t n h i ề u trong việc xây dựng những cốt truyện tương ứng với ý đồ sẵn có của tác giả mà vẫnlogic, tuần tự như tất yếu phải diễn ra như thế Điều đặc biệt hơn qua các truyệnngắn này, L.Tolsoy đã thực hiện một bước dịch chuyển từ khai thác những xung độtngoại cảnh, xung đột do tác động bên ngoài chuyển sang những xung đột nội tâmphức tạp trong bản thân mỗi nhân vật Đó là xung đột trong nhận thức của nhân vậttôi khi chứng kiến xã hội tư bản châu Âu hào nhoáng, giả dối trongLuxerner, xungđột giữa khát vọng sống mãnh liệt với thân xác bệnh tật trongCái chết của IvanIlich Những đổ vỡ, hoang mang, dao động, suy tư, trăn trở, thất vọng, bế tắc, cùngquẫn, xáo trộn, hoài nghi của họ được biểu đạt đầy đặn nhưng không cần phải tuânthủ theo trật tự tuyến tính Đặc biệt khi diễn tả những u uất, đau khổ, bế tắc khi chờđợi cái chết như nhân vật Ivan (Cái chết của Ivan Ilich),tình huống trọng tâm chỉ làcái nguyên cớ để khơi dòng cho những cảm giác tràn ngập và bước đầu có dấu hiệucủakĩthuậtdòngýthức.Ởđây,nhàvănđãđưatrạnghuốngtâmlílênbìnhdiện thứ nhất, đẩy cốt truyện đến chỗ đi chệch khỏi truyền thống, nó chỉ còn là sự nối kếtcácy ế u t ố “ p h i s ự k i ệ n ” C h í n h v ì s ứ c n ặ n g c ủ a t ự s ự d ồ n v ề p h ầ n “ g i ả i t r ì n h ” những suy nghĩ của Ivan nên rõ ràng thiên truyện như là một quá trình nhân vật tựnhận thức và dần dần phá bỏ các trật tự cuộc sống vốn đã và đang tồn tại trong tưduy Cốt truyện tâm lí hoàn hảo, thể hiện phép biện chứng tâm hồn đã dịch chuyểntrọng tâm khám phá và quan điểm của chủ nghĩa hiện thực từ các vấn đề xã hội sangnhữngk h í a c ạ n h c ủ a đ ạ o đ ứ c v à t i n h t h ầ n l à m t h à n h n é t đ ặ c t r ư n g p h ổ q u á t t ừ truyệnngắnđếntiểuthuyếtcủaL.Tolstoy.

Là một nhà văn hậu sinh, được thừa kế di sản của các tiền bối xuất chúng,theo đúng quy luật của sự tiếp biến và sáng tạo, A.Chekhov vừa học hỏi những kĩthuật căn bản vừa nỗ lực tạo nên dấu ấn của cá nhân Tiểu mục không đặt ra vấn đềphân bì hay đối trọng giữa các nhà văn, hoặc có ý định dùng chiêu thức đòn bẩy màchủ yếu nhằm hướng tới khẳng định: A.Chekhov nằm trong đường dây của sự dịchchuyển thể loại, là một mắt xích tất yếu trong sự phát triển văn học (Chekhov vừa làmột tài năng thiên bẩm vừa gánh vác đúngđiểm rơivà lĩnh hội trách nhiệm cải tạothểloạitruyệnngắn).TìmnhậnnhữngảnhhưởngvànhữngđốithoạicủaA.Chekhov trên nền tảng quá khứ (ở một số phương diện cơ bản nhất) là một sựtổng hợp cần thiết để tạo tiền đề lí giải cho hiện tượng giao thoa thể loại trong cácchươngsaucủaluậnán.

Kế tục A.Puskin, N.Gogol trong việc lựa chọn đề tài - chủ đề,con người bìnhdânvẫnlàtrungtâmphảnánhtrongtácphẩmA.Chekhov.Đókhôngchỉvìchiếmsố đông của lực lượng sản xuất và quần chúng nhân dân mà ở đối tượng này,A.Chekhov đồng thuận với những tiền bối về đầy đủ đặc tính tâm hồn, nhân cách,bản chất và sự dao động điển hình trong tranh đấu Chuyển đổi motif “con ngườinhỏbé”dolệthuộchoàncảnhápbứcxãhội(đượcđềxướngtừA.Puskin)đếnsựn ô bộc về tinh thần từ trong ý thức - bản chất của A.Chekhov đã được lịch sử phêbình văn học cổ vũ và ghi nhận Hệ quả tiếp nối là sự đề xuất nguyên nhân tha hóachưa hẳn đã do sự trấn áp từ xã hội mà do sự xuống dốc của đạo đức và sự bào mòncủalốisốngtẻnhạt đã làmnênmộtdấuấnchủđềxuyênsuốtsángtácA.Chekhov.

Vận dụng những kĩ thuật novella điêu luyện của N.Gogol, A.Chekhov đã viếtnên những truyện ngắn đúng quy cách, đúng trình tự, đúng tính chất (Thi làm quan,Đêm khủng khiếp,

Kẻphạm tội, Cậu bé độcá c…) Khuôn dạng của thể loại cùngvới tiếng cười trào phúng đúng mẫu (mà độc giả quá ấn tượng với Gogol) đã khôngcòn tạođược sự chú ýcho công chúng.Viếtkhác, thể hiệnkhác trước hếtlàyêucầu cấp bách để thoả mãn thị hiếu công chúng đương thời, sau đó mới được chú ý vàkhẳng định về tính cách tân Nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư đã dày công minhchứng cho một sự “lật đổ”, “phản novella” rất độc đáo ở A.Chekhov.Cô đào hát,Người báo thù,

Que diêm Thụy Điểnđã được nhà văn ngụy trangh o à n h ả o b ằ n g mộtsốthôngsốbềngoàicủanovella(mâuthuẫn, xungđột,nghịchlí,hành độngcủa kẻ vôluân)để đến cảnh kếtthúcđã bịlộn trái tấtcả, vaitròc h ủ đ ộ n g v à b ị độngđãtựhoánđổi,tiếngcườimỉamaigiễucợtđượcthaybằngnhữngsuyngẫmvềthâ nphậnsâusắc.

Hình thức truyện kí từ Turgenev cũng đã được tái hiện trong nhiều sáng tácnhững năm 90 của A.Chekhov nhưThảo nguyên, Phòng 6, Tu sĩ vận đồ đen,

Tínhkịchtrongtruyện ngắnChekhov

Tính kịch, theo quan niệm của chúng tôi, là khái niệm dùng để chỉ nhữngphẩm chất (yếu tố) của loại hình kịch hoặc các biện pháp/ thủ pháp nghệ thuật kịchđã được vận dụngmột cách có ý thứcvà đầy tính sáng tạo trongn h ữ n g l o ạ i h ì n h văn học khác kịch (mà điển hình nhất là tự sự) Khi kết hợp với những yếu tố kịchhoặcđượctạodựngtheomôhìnhcủakịch,tácphẩmtựsựcóthểsẽhấpdẫnhơn,lôi cuốn độc giả dựa vào sự căng thẳng và đột biến đến từ cốt truyện, từ những thayđổi bất ngờ đến từhệthống nhân vật… Ởcáct r u y ệ n n g ắ n C h e k h o v g i a i đ o ạ n những năm 80, kịch tính (“kịch tính là là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâuthuẫn, xung đột được tạo ra bởi những hành động thể hiện khuynh hướng tính cáchvà ý chí tự do của con người” [8, 171])và kết cấu “tam đoạn thức” cổ điển là đặcđiểm thi pháp nổi trội Tuy nhiên, cũng ở ngay giai đoạn này, tính chất “phản cổđiển”đãmanhnhatrongmộtsốtruyệnmangtínhkịchcủaông. Ở tiểu mục này, tính kịch trong truyện ngắn Chekhov được xem xét trênt ấ t cảcác bìnhdiện,từ bên ngoàitới bên trong củakết cấutácphẩm.

Tính kịch thực sự là một đặc tính nổi trội trong truyện ngắn thời kì đầu củaChekhov. Điều này trước hết thể hiện ở tên gọi các tác phẩm Tiêu đề truyện ngắnChekhov tưởng như cực kì đơn giản, tùy hứng, ngẫu nhiên nhưng lại đưa đến chongười đọc những hình dung sơ khởi, gơi khợi sự tò mò cùng những tưởng tượng vôhạn làm nên ấn tượng về tính kịch Qua khảo sát 55 truyện ngắn đã được dịch sangtiếngViệt,chúngtôitạmphânchianhanđềthànhcácnhómnhưsau:

(1) Nhóm nhan đề trực tiếp chỉ ra ý đồ tạo dựng truyện ngắn như một mànkịch hoặc báo hiệu những mâu thuẫn xung đột.Độc giả đã được chuẩn bị một tâmthế để tiếp nhận tác phẩm như là những màn kịch một hồi trọn vẹn ngay từ khi đọctiêu đề (Một tấn kịch, Vở kịch vui), hoặc đã đủ hình dung về một sự đối kháng quahình thức phân tuyến (Hai kẻ thù, Một phiên tòa), hoặc bắt đầu chìm đắm với nhữngdẫndắtcăngthẳng,quyết liệt(Thủđoạn,Đánhcược,Quânănhại).

(2) Nhóm nhan đề định danh hoặc chỉ ra đặc tính các nhân vật Định danh,định tính theo kiểu Chekhov rất cụ thể theo những tiêu chuẩn nhận thức trực diệnnhanh chóng trong giao tiếp như giới tính (Những người đàn bà), độ tuổi (Lũ trẻ,Cácb à),n g o ạ i h ì n h (Anhb é o a n h g ầ y , V o l o d i a l ớ n V o l o d i a b é), n g h ề n g h i ệ p (Ngườithợsăn, Nhữngngườimu-gic,Côđàohát,Lão quanPorisubeev),tên(Vanka,Vêrơska,Ionưts)

(3) Nhóm nhan đề đi thẳng vào sự kiện nòng cốt tạo dựng tình huống kịchtính:Cái chết của một công chức, Một chuyện đùa, Một chuyện tình yêu, Cơn bệnhthầnkinh,Phẫuthuật,Mưadầm…

(4) Nhóm nhan đề ẩn dụ hoặc hoán dụ với tên gọi của những con vật, đồ vật.Tiêu biểu là:Con kì nhông, Mặt nạ, Que diêm Thụy Điển, Vé trúng số, Khóm phúcbồn tử, Huân chươngAnna nhịđẳng…Đây là những tiêuđề thú vị gây gợis ự t ò mò, háo hức đồng thời hứa hẹn những chuyển biến bất ngờ Tên gọi có ý nghĩa biểutượng đồng thời mang ấn tượng về sự đối lập Đó là hình ảnh “con kì nhông” (mộtloài động vật thuộc họ bò sát có khả năng biến đổi màu sắc để thích nghi với hoàncảnhmôitrường; trườn, bò nhanh chóng) đãh o à n t o à n t ư ơ n g t h í c h v ớ i n h â n v ậ t viên cảnh sát Otsmelov “Mặt nạ” là dụng cụ được sử dụng trong lễ hội hóa trangnhằm che giấu khuôn mặt, gợi niềm háo hức đoán định về chủ nhân của nó đã trởthànhẩnnghĩavềsự giảdốicủatấtcảcácnhânvậttrongtruyệncùngtên.

(5) Nhóm nhan đề xác định những trạng thái, tính chất tâm lí nhân vật chẳnghạnnhư:Rốiren,Nhunhược,Buồnngủ,Quásợ…

Trong quá trình phân nhóm, chúng tôi nhận thấy tên gọi các truyện ngắnChekhov có điểm chung đó là trực tiếp nhấn mạnh vào nhân vật, đồ vật, thuộc tínhhoặc những tình huống tạo nên xung độth o ặ c g â y đ ộ t b i ế n t r o n g t á c p h ẩ m

T r o n g đó các nhóm tiêu đề 1, 3, 4, đã gần như trùng khít với kịch tính của nội dung cốttruyện.Đókhôngđơnthuầnlàcáchthứcthuhútsựchúýcủangườiđọcngaytừđầ umàcònlàsựbiểuh iệ nquanđiểmsángtạokháchquan vàngắngọncủanhà văn:

“ngắn gọn là chị em của tài năng, muốn ngắn gọn phải chọn lọc chi tiết” [124,13] Khi thâm nhập vào nội dung truyện ngắn, từng sự định danh, định tính ấy trởthành điểm mấu chốt tạo dựng mâu thuẫn hoặc chuyển tải thông điệp tạo nên độ“căng” cho cốt truyện và sự bất ngờ khi kết thúc Đối sánh với cách đặt tên các vởkịch của A.Chekhov, sự tương đồng khá rõ Đó cũng là cách định danh, định tínhnhư nhóm (1):Platonov, Con gấu, Chim hảiâu, Nhân vật kịch bấtđ ắ c d ĩ Có têngọi của vở kịch gọi hẳn tên sự kiện nòng cốt như nhóm (3):Cầu hôn, Đám cưới, Lễkỉniệm,Về cái hạicủathuốc lá.

Khibànvềcốttruyệntruyềnthống,nhànghiêncứuvănhọcN g a , G.Pospelov đã xem đây là yếu tố cơ bản trong việc nhận thức tái hiện cuộc sống, làthành phần quan trọng thiếty ế u c ủ a t á c p h ẩ m t ự s ự v à k ị c h Ô n g v i ế t : “ C á c t á c phẩmtựsựvàkịchmiêutảcácsựkiện,hànhđộngtrongđờisốngnhânvậtdiễnra trong không gian và thời gian Phương diện này của sáng tác nghệ thuật (tiến trìnhsự kiện thường hình thành từ các hành vi của nhân vật, tức là sự vận động không -thời gian của cái được miêu tả) được gọi bằng thuật ngữ cốt truyện” [145, 35] Cốttruyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện vàlý giải tính cách của chúng Cái dệt nên cốt truyện là hành động của các nhân vật.Cốttruyệncònlàphươngtiệnđểnhàvănbộclộcácmâuthuẫnđờisống,táihiệncác xung đột xã hội Với những giới hạn nhất định về dung lượng, cốt truyện củatruyện ngắn có những nét đặc trưng riêng như: hệ thống biến cố cô nén, dồn tụ, tìnhtiết và sự kiện được chắt lọc cao độ; thường tự giới hạn về thời gian và không gian;kết cấu không thể nhiều tầng nhiều tuyến mà thường được dựng theo kiểu tươngphản hoặc liên tưởng; yêu cầu về việc giải quyết tình huống trung tâm phải nhanhgọn gần sát với điểm dừng của truyện. Tính kịch trong cốt truyện truyện ngắn củanhàvăncũngcónhững đặctrưngrấtthúvịđúng“chất”Chekhov.

3.1.2.1 Kếtcấucốttruyệnhoạtcảnh Đâylàkiểucốttruyệncómâuthuẫnvàxungđộtnổitrội,phântuyếnnhânv ật rõ rệt, được tổ chức như màn kịch một hồi (có cao trào và có hạ màn) thuận theothời gian tuyến tính chủ yếu được Chekhov lựa chọn xây dựng ở giai đoạn đầu vănnghiệp.ĐángchúýlàcáctácphẩmnhưCáichếtcủamộtviênchức,Anhbéoanhgầy,Conkìnhông,

Vởkịchvui,Haikẻthù,Mặtnạ,Đánhcược,Mưadầm,Nhunhược,Rốiren Quytrìnhđưacáctìnhtiế tvàchitiếtthườngtheocôngthứcnhưsau:

Thứ nhất: Giới thiệu cụ thể về không gian, thời khắc và nhân vật trung tâmcủa truyện.

Ví như: “Trên sân ga của tuyến đường sắt Nicôlai có hai người bạn cũgặp nhau” (Anh béo anh gầy); “Cảnh sát viên Otsumelov mình vận bành tô mới, taycầm một cái gói đang đi qua bãi chợ” (Con kì nhông); “Người ta tổ chức tại Câu lạcbộ X một buổi khiêu vũ trá hình với mục đích từ thiện” (Mặt nạ); “Vào lúc 10 giờmột buổi tối tháng chín không trăng không sao” (Hai kẻ thù) Nó gần giống vớiphươngthức kiến tạobốicảnhtrongnhữngchỉdẫnsânkhấuở cáclớpkịch.

Thứ hai:Tái hiện tuần tự diễn biến mạch truyện như đang được chứng kiến,các nhân vật đối thoại trong sự căng thẳng, lo lắng, hồi hộp Chẳng hạn như: sự thayđổi thái độ rất lộ liễu của viên cảnh sát (Con kì nhông); hành động năm lần bảy lượtđến xin lỗi của Tsêviakôp (Cái chết của một viên chức); chuyển biến sắc mặt vàhành động của anh gầy (Anh béo anh gầy)… Điều đáng chú ý ở những phân đoạnnày, nhà văn luôn có ý thức đẩy cốt truyện lên đến cao trào thông qua những đốithoạiliên tiếp,chồngchất,tạokịchtínhcăng thẳng.Các nhânvậtđượcbàitrívào ra giống với cáclớp kịch.Quakhảosátchúngtôi thiết lậpđượcbảngbiểusauđâylàmdẫnchứngminhhọa:

Thayđổisắcdiệ n, địađiểm,trang phục,tháiđộ

Anh béo trảlời về vị tríviênchức Địavịcôngchứ cchênhlệch

- Anh gầy vàvợ con khúmnúmtừbi ệt anhbéo

Con chó hoang cắntay người thợ kim hoàn

Trangc ã i v ề gốc tích tương ứng với tội lỗicủaconchó

Conc h ó c ủ a cấp trên được xử“trắngán”

Một kẻ đeomặtnạvôd anht í n h hống hách xúc phạm cácb ậ c t r í th ức

- Vị thế cấptrên/cấpd ưới

Thứ ba: Miêu tả những sự kiện bất thường, những chi tiết ngẫu nhiên làm cơsở xoay chuyển thái độ và tính cách các nhân vật Ví như: sự xuất hiện của tên đầytớnhàviêntướng(Conkìnhông);cáichếtbất thìnhlìnhcủa TsêviakôpCá ichếtcủamộtviênchức);hànhđộnggiếtngườivôthứccủaconbégiúpviệc(Buồnngủ)

Thứ tư: Kết luận và sự thể hiện tâm trạng, thái độ trước những điều bấtthường, trái ngược với đạo đức được thừa nhận như là một điều tự nhiên của cuộcsống Phần này thường chỉ được chấm phá bằng một vài câu ngắn gọn (đa phần làkiểucâumiêutảhoặctườngthuậtchứkhôngnặngnềbìnhluận,giáohuấn),hoặc tạo màn kịch kết “hóa đá” kiểuQuan thanh tra(như trongAnh béo anh gầy) Tiếngnói và biểu cảm của nhân vật trong truyện lấn át hoàn toàn lời người kể chuyện cótác dụng truyền dẫn cảm giác đến độc giả một cách tự nhiên nhất, sinh động nhất.Đó là sự bức bối đến tận cùng trong tâm trạng người chồng ởV é t r ú n g s ố: “Đếnphải bỏ cái nhà này đi thôi, quỷ tha ma bắt tôi cho rồi! Bỏ nhà mà đi rồi treo cổ lêncành dương nào cho xong” [29, 106] Đó là cảm giác bất lực, hối lỗi trước sự ngangngược,t h a m l a m c ủ a v ợ m ì n h đ ế n n ỗ i đ ẩ y c ô g i a s ư đ ế n c h ỗ m ấ t v i ệ c ở n g ư ờ i chồng trongRối ren: “Gương mặt xanh xao, gầy gò của Nikolai Xergheits van xinnài nỉ, nhưng Masenka lắc đầu Ông ta đành khoát tay một cái rồi đi ra Nửa giờ sauMasenkađãlênđường”[27,528].

Trongk ế t c ấ u c ố t t r u y ệ n h o ạ t c ả n h , t ổ c h ứ c c ố t t r u y ệ n b ị c h i p h ố i v à t ậ p trung vào một sự kiện trọng đại, tất cả các nhân vật đều xuất hiện từ đầu, các đốithoại đều hướng đến giải quyết sự kiện đó, kết thúc truyện các cực bị đảo lộn, tạonên tiếng cười châm biếm sâu sắc Tác giả tập trung thiết kế những hình ảnh khônggian nhằm trình diễn cho độc giả thấy một cảnh - một hành động - một vài nhân vật(bao gồm các nhân vật trong một không gian cụ thể để nhân vật tự nhiên thể hiện).Trong đó, cũng sẽ có một tình huống, sự kiện trung tâm nhưng nhiều khi nó đượcgiải quyết ngoài sự đoán định của độc giả, đi chệch khỏi đường dây móc xích các sựkiện, hoặc cậy nhờ vàoyếu tố ngẫu nhiên,họăc kết thúcnhờm ộ t t ì n h t i ế t t r à o phúng có tính thậm xưng. Chẳng hạn, ở tác phẩmCái chết của một viên chức, nhàvăn tập trung tái hiện tâm trạng và hành động đầy sợ hãi của nhân vật Tsêviakôp khilỡ phạm thượng với cấp trên Nhưng điều đó chưa đủ để độc giả tin tưởng cái chếtđầy bất ngờ của nhân vật Tình tiết nói quá ấy gieo một ấn tượng rất mạnh về sựkhiếpnhượccủaconngườitrướckẻcóchứcsắcvàquyềnuy. Ở một số truyện ngắn khác của Chekhov, điều cốt yếu không phải là mối liênhện h â n q u ả g i ữ a c á c s ự k i ệ n , k h ô n g c ầ n t h i ế t p h ả i g i ả i q u y ế t c ặ n k ẽ n h ữ n g ấ n khuất, nghi ngờ, không kết luận và luận tội, mà điều chủy ế u l à n h à v ă n p h ơ i t r ả i tâmtrạng,tínhcách,bảnchấtcủatừngnhânvật,từnggiaicấp. Đáng chú ý là truyện ngắnMưa dầm Bà nhạc và người vợ trẻ không nguôinỗi nhớ nhung và lo lắng cho người chồng đang ở trọ làm việc ở thành phố do hoàncảnhmưadầmkhôngtiệntrởvềnhàhàngngày.Họpháthiệnraanhtađãlừadối và rất đau khổ Khi anh ta về nhà, để đối phó lại với sự hoài nghi, anh ta giả vờ mệtmỏi vì đã làm việc cực nhọc Hai người phụ nữ cảm thấy hối hận và vui vẻ trở lại đểchăm sóc anh ta Như vậy, việc anh ta đã làm gì, ở đâu, có động cơ và toan tính gì,nhàvănkhôngcàyxớisâuthêmđểđộcgiảtự tưởngtượng,đoánđịnh.

Yếutốtrữ tìnhtrongtruyệnngắnA.Chekhov

Yếu tố trữ tình (hay còn gọi là tính trữ tình) là sự vận dụng các thủ pháp vàcách thức biểu đạt của phương thức trữ tình trong những loại hình văn xuôi hoặckịch Đây là hình thức thơ trong văn xuôi bởi có sự xâm thực khá rõ rệt của thơ vàovăn xuôi tạo nên những trang văn đong đầy xúc cảm, chất chứa tâm tình của ngườisáng tạo, trở nên hấp dẫn, quyến rũ, khơi gợi sự xúc động, đồng cảm chân thành ởđộcgiảcùngnhữngdưâmgiàunhạctínhlantỏa.

Năm 1890, sau chuyến hành trình kéo dài 3 tháng đến đảo Sakhalin - nơi Sahoàng dùng để giam giữ và đày ải tù nhân - Chekhov đã có nhiều trải nghiệm sâusắc.N h ữ n g n h ậ n t h ứ c v ề c o n n g ư ờ i c á n h â n k h ô n g c ò n b ó h ẹ p g ắ n l i ề n v ớ i b ả n năng (như ông đã từng tuyên chiến với thói nô lệ, ngu dốt, hủ lậu) hay những mâuthuẫn giữa các giai tầng xã hội mà bước đầu đã định hình các cấp độ tư tưởng nhânsinhsâusắc.Từđây,lígiảivềsốphậnconngười,niềmvui-nỗikhổcủanhânloạiở nhà văn không chỉ đơn giản là khả năng thiết lập trật tự xã hội mà lần sâu khámphá những uẩn khúc của tâm hồn, lấp đầy những khoảng trống về tinh thần và cảnhbáo về những xói mòn trong tâm lí - nhân cách Bước ngoặt chuyển đổi phong cáchtự sự từ châm biếm - trào phúng (với tính kịch cổ điển với kịch tính đặc trưng, sựphát triển tuyến tính của hành động, sự kiện; nhân vật xác định với hai mặt rạch ròiđen - trắng…) sang tâm lí - trữ tình (con người ai cũng có mặt tốt xấu, thiện ác, rằng“không một ai biết tất cả sự thật”), cũng đồng thời là sự thay đổi toàn diện ở mọithành phần trong kết cấu truyện ngắn: dung lượng, chủ đề, cốt truyện, nhân vật,không gian - thời gian, ngôn ngữ cùng các thủ pháp nghệ thuật Theo đó, những dấuhiệucủaphươngthức trữtình, tínhiệumạchngầm vănbảnđãđượcChekhovs ử dụng từ sơ khai, tản mạn đến hoàn thiện thành hệ thống tạo nên luồng sinh khí mớimẻ, đánh dấu sự cách tân độc đáo cho thể loại này Yếu tố trữ tình (tính trữ tình)trong các tác phẩm giai đoạn những năm 90 là một biểu hiện của sự giao thoa thểloại,làmộttrọngtâmluậnánhướngđếnphân tích,lígiải.

3.2.1 Từ cốt truyện ý thức mang tính kịch tới cốt truyện trữ tình mentheodòngtâmlínhânvật

Giai đoạn những năm 90, A.Chekhov đã có sự chuyển đổi trong cách viết.Tác giả muốn viết những truyện ngắn dày dặn, nghiêm túc sau một quá trình luyệnbút và trải nghiệm, ông còn muốn viết các tác phẩm lớn vượt ra ngoài khuôn khổtruyệnngắn.Vìvậy,cấutrúctrầnthuậtluôncósựbiếnđổirấtđadạngthểhiệnrõsự băn khoăn trăn trở của nhà văn trong việc tìm tòi phương thức sáng tạo mới.Ngoài ra, ý thức bệnh tật, linh cảm cái chết đến gần thôi thúc tác giả gấp gáp, vội vãnói hết những điều ấp ủ Trong các tác phẩm thời kì này, sự gia tăng tiếng nói chủquan của người viết kết hợp với sự phô diễn ý thức của nhiều nhân vật tạo nên sựđan xen nhiều giọng điệu Thủ phápmạch ngầm văn bảnbắt đầu được khởi nguồn,trở thành một hiện tượng độc đáo từ truyện ngắn, truyện vừa đến kịch trong sáng táccủa Chekhov Sự phân tầng văn bản với cấu trúc chìm - nổi, ẩn - hiện, trên - dưới ởcả hai thể loại truyện ngắn và kịch đánh dấu bước ngoặt trong tư duy nghệ thuật vàphong cách nghệ thuật tác giả, tạo nên dấu ấn cách tân hết sức mới mẻ Tổ chức cốttruyện dịch chuyểntừnhững hoạt cảnh(tình huống và sựk i ệ n ) s a n g k i ể u k ế t c ấ u cốt truyện tâm lí, đã mang đến những khác biệt rất lớn so với thời kì sáng tác banđầuvớinhữngđặcđiểmriêng:

(1).Truyện có nhiều nhân vật Sự kiện trong tác phẩm không còn xoay xungquanh một nhân vật chính, mà là sự tổng hoà số phận và ý thức của nhiều nhân vậtkhác nhau Chẳng hạn trong tác phẩmPhòng 6có 10/19 chương được kể từ ý thứcsuy tưởng của nhân vật Raghin, 4/19 chương được miêu tả từ ý thức các nhân vậtkhác, 5 chương đầu của truyện thể hiện tính chủ quan của người kể chuyện Với tácphẩmNhững người đàn bà: trong khi nhân vật người khách kể chuyện, các nhân vật(từ người chồng, người vợ đến hai cô con dâu) bày tỏ thái độ trái ngược nhau, tự kểvềbikịchcuộcsốngcánhân.

(2) Sự kiện chỉ đóng vai trò làm nền Toàn bộ cốt truyện tập trung nắm bắtmạch vận động nhận thức, phong cách, lời nói, cảm nhận, tính cách, tư tưởng củacác nhân vật trong dòng chảy thời gian và không gian Ví như trongThảo nguyên:thông qua chuyến hành trình xuyên qua những đồng cỏ để lên thành phố trọ học, tácgiảđãtáihiệnsinhđộngthếgiớitâmhồncủachúbéYegorutskalầnđầuchạmngõ với cuộcsống xã hội.Hay trongIonưts: sựkiện đượcxem làđ á n g k ể t r o n g t á c phẩm chính là mối tình giữa Êkatêrina và Ionưts Nhưng đó chỉ là cái cớ để nhà văngiải mã sự tàn lụi, thoái hoá của nhân vật: từ một người lịch thiệp, nhã nhặn, nồngnàn trong tình yêu, tinh tế trong nhận thức cuộc sống đã trở thành thô lỗ, thờ ơ, mệtmỏi,phụcphịchvàvôcảm.

(3) Phương thức miêu tả thông qua cảm nhận không phải là phát minh củaA.Chekhov, nhưng lần đầu tiên được khẳng định như một nguyên tắc nghệ thuậthoàn chỉnh Từ đó, ý thức và lời phán xét của các nhân vật tràn ngập trong tác phẩmtạo nên dòng chảy tâm trạng bất tận Điềuđ ọ n g l ạ i t r o n g c á c s á n g t á c n g h ệ t h u ậ t này không phải là:cuộc sống đã nảy sinh vấn đề gì, có sự kiện gì mà chính là conngườiđãcảmnhậnvềcuộcsốngvàthếgiớithựctạinhưthếnào?

Tính kịch trong bộ phận truyện ngắn này xét trên bình diện cốt truyện theochúngtôi được biểu hiện ởnhữnggóc độ sauđây:

Thứ nhất, mặc dù xây dựng kiểu cốt truyện phản novella mà ở đó cốt truyệnbị giảm thiểu hoặc giải thể chiếm ưu thế,nhưng độc giảvẫn nhậnr õ n h ữ n g x u n g đột thường trực và xuyên suốt các tác phẩm, cho dẫu chúng ẩn dưới những mạchngầmvănbản:cáithiện-cáiác,cánhân-xãhội, giữatưtưởng,khátvọngcaođẹp

- nỗ lực chống lại sự tha hoá của bản thân vì cuộc sống nhàm chán, han rỉ Đó lànhững xung đột nguyên chất và bình dị của đời thường mà ta có thể bắt gặp bất cứnơi đâu ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào Bởi như Chekhov quan niệm cốt truyện cómọi chỗnên “không việc gì phải lo lắng tìm bằng được những cốttruyện chot h ậ t lắt léo Trong cuộc sống, tất cả cứ lẫn lộn với nhau, cái sâu sắc với cái tầm thường,cáivĩ đại vớicáibénhỏ,cáibithảmvớicáihàihước”[124,69].

Thứ hai,t u y k h ô n g c ó s ự k i ệ n t h ậ t n ổ i t r ộ i m a n g t í n h c h ấ t t ì n h h u ố n g đ ộ tbiến nhưng tính kịch vẫn biểu hiện rõ rệt ở những tranh đấu trong nội tâm, tư tưởngkhông kém phần dữ dội, quyết liệt của cácn h â n v ậ t C h e k h o v t ỏ r a r ấ t t à i n g h ệ trong khi xây dựng nhân vật của mình thành những biểu tượng đa diện Nhân vậtđược soi xét ở nhiều chiều kích, khám phá ở các mối quan hệ chồng chéo trong quákhứ lẫn hiện tại Đó là nhân vật Lida, một đại diện của phong trào dân túy của tríthức Nga, trongNgôi nhà có căn gác nhỏ Mặc dù sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân,cương quyết vận động mọi người lật đổ kẻ cường quyền, trở thành thủ lĩnh của mộtnhómc h í n h t r ị , h i ệ n t h â n c ủ a ý c h í s ắ t đ á k h ô n g k h o a n n h ư ợ n g c á i x ấ u , n h ư n g chính bản thân nhânvật, trong khi chìm đắm trong tráchnhiệm caoc ả , l ạ i t r ở n ê n hà khắc, độc đoán với chính bản thân và với những người xung quanh.

Bề ngoài,tácgiảvờnhưtánthànhtheocáinhìncủanhânvật,nhưngtậnthẳmsâu,nhàvăntạo nên nhiều đối thoại ngầm độc đáo phản kháng tinh tế, nhưng không kém phần quyếtliệt sự độc đoán duy ý chí chống lại cuộc sống tự nhiên của nhân vật Hơn thế, tínhkịch còn bộc lộ ở vô vàn cái bất bình thường, sự mâu thuẫn sâus ắ c t r o n g h à n h động, quyết định của các nhân vật Ví như: một anh trí thức thành thị muốn quay vềnông thôn làm quý tộc sống trong sự sung túc, thoả mãn vật chất tầm thường trongKhóm phúc bồn tử; một bác sĩ mẫn cán với công việc, say mê với những triết lí cứuđời, cứu người thế nhưng lại tự đẩy mình đến chỗ vô cảm, bị sa thải tống vàoPhòng6-cănphòngdànhchonhữngngườiđiên.

Thứ ba, cho dù cốt truyện đã có sự phân rã, nhưng Chekhov vẫn đặc biệt chútrọngx â y dự ng c á c t ì n h t i ế t , c h i t i ế t n g h ệ t h u ậ t đ i ể n h ì n h g i à u k ị c h t í n h V ớ i s ự quan sát tinh tường, sử dụng thủ pháp phân tích mổ xẻ đến tận cùng, hạn chế nhữngnhận xét rườm vặt gây nhiễu, các tình tiết nghệ thuật như được cô nén dẫn đến hiệuquả của sự bùng nổ cảm xúc trong tiếp nhận của người đọc, có khả năng “thanh lọc”cao Đó là cảnh Gurov điềm nhiên ăn dưa hấu trong lúc Anna bộc bạch những xáotrộn tâm hồnchothấy sựlệchpha,tínhbikịchtronggiaocảm của conn g ư ờ i (Người đàn bà có con chó nhỏ) Đó là hành động lạnh lùng gõ vào tấm ván quan tàiđể định giá trước khi chôn cất người vợ của lão Iakov có khả năng gợi mở suy ngẫmvềsựkhôhéo,mònmỏi củakiếpngười(CâyvĩcầmchoRothschild).Đólàhìn hảnh hai mẹ con người đàn bà góa bên ánh lửa nhỏ trong truyện ngắnSinh viênđểbộc lộ niềm tin mỏng manh về tương lai vừa được bừng thức trong tâm hồn người.Truyện của Chekhov không kể về các sự kiện mà chỉ kể về sự đời mòn mỏi, nhữngcuộc đời thừa Các sự kiện của ông chỉ quan trọng theo nghĩa nó được cảm nhận vàvới từng nhân vật, chứ không quan trọng theo nghĩa nó làm thay đổi cục diện nhưtrongkịchtruyềnthốnghaytrongloạitruyệncóthắtnúthoànhảo.

Khảo sát 19 truyện ngắn của Chekhov viết trong giaiđ o ạ n n h ữ n g n ă m 9 0 , cốt truyện nổi trội với đặc tính tản mạn, dàn trải, thiếu vắng các tình huống gây độtbiến, không theo mô thức của những thắt nút li kì và mở nút hồi hộp, có sự đảo lộntrật tự thời gian khi chêm xen các đoạn mạch hồi tưởng - hoài niệm Đó là kiểu cốttruyệntâmlí- trữtình lấydiễnbiếntìnhcảm- cảmxúclàmtrụckết nốimọisựkiện Dòng cảm xúc của nhân vật chi phối mạnh mẽ đến mở đầu hoặc kết thúc thiêntruyện, đến việc lựa chọn chi tiết - đồ vật miêu tả, cảnh tượng chứng kiến, ấn tượngvề con người Vì thế, cốt truyện không theo quy luật tuyến tính - nhân quả, điểmdừngcủatruyệnvẫnmởranhữngsuytư khôngngừngnghỉ.

Thảo nguyênđược xem là tác phẩm “bản lề”, “mốc son” của sự chuyển đổigiữahaigiaiđoạnsángtạotrongvănnghiệpChekhov.Mặcdùcóthểxácđịnhdiễn biến cốt truyện thành 6 phần (từ biệt, quán trọ bên đường, những người đánh xe,những vụ mưu sát, cơn giông, một cuộc sống mới) nhưng trục kết nối hàng loạt bútkỉ nhỏ rời rạc này vẫn là ấn tượng và cảm xúc chủ đạo của nhân vật Yegorutska lầnđầutiêncảmnhậnvàva chạmvớithếgiớitrênchuyếnxelênthànhphốtrọhọc. Khi hướng đến bức tranh thiên nhiên trên thảo nguyên, tâm hồn trẻ thơ rung lênnhững thanh âm trong trẻo, niềm hân hoan, phấn khích, say sưa chiêm ngưỡng, lắnglại mọi buồn bã cô quạnh Nếu thế giới tự nhiên của đồng cỏ khơi gợi trí tò mò, thểhiện sự tinh tế tuyệt vời của cậu bé thì nhận vật lại hết sức ngơ ngác trước nhữngcảnh tượng mưu sinh, những toan tính, âm mưu của người lớn Vì vậy, nỗi buồnchán càng về cuối lại càng dồn tụ trong tâm hồn Yegorutska Kết thúc tác phẩm làmộtcâuhỏisâusắccònđểngỏ:“Cuộcsốngấyrồisẽrasao?”[29,383].

Mạch truyện tâm lí - trữ tình trongNgôi nhà có căn gác nhỏđược bắt đầubằng dòng thông báo về mốc thời gian sự kiện đã “xảy ra cách đây chừng 6, 7 nămvề trước” [29,

1008] nhưng những kí ức ấy vẫn hằn sâu và cắt cứa trong lòng nhânvật “tôi” Diễn biến của một tình yêu đẹp và buồn không ồn ào bởi các sự kiện,không gay cấn bởi các tình huống đột biến mà chỉ như một bản sonate êm dịu, lắngsâu, len lỏi vào tâm tư và trở thành những tiếng thở dài tiếc nuối ở nhân vật tự thuật.Từng trang nhật kí của hoài niệm tình yêu với Mi-xuýt ở nhân vật tôi được tuần tựlần mở khi thì dạo chơi dưới hàng cây, lúc cùng nhau trò chuyện dưới mái hiên, lúcvui vẻ đánh bài, miệt mài đọc sách Sự cấm cản từ gia đình là nguyên nhân của tìnhyêu tan vỡ Đọng lại cuối thiên truyện là nhân vật quay về với thực tại cùng một câuhỏikhắckhoải:“Mi-xuýt,giờnàyemởđâu?”[29,1043].

Tínhtựsự trongkịchChekhov

TrongDẫn luận nghiên cứu văn học, G.N.Pospelov chỉ rõ: “Các từ “tự sự”(tính tự sự),

“trữ tình” (tính trữ tình), “kịch” (tính kịch) không chỉ dùng để chỉ cácđặc điểm chủng loại của tác phẩm văn học, mà còn chỉ các thuộc tính khác củachúng nữa Người ta dùng tính tự sự để gọi một kiểu soi ngắm cuộc sống trầm tĩnhtrang trọng, khoan thai trước tính phức tạp, nhiều mặt, rộng lớn củan ó , c ũ n g n h ư cái nhìn vô định kiến đối với thế giới, cảm thụ nó như một chỉnh thể (…) Tính tự sựnhưlàmộttâmtrạngxúccảm-tưtưởngđộc đáocũngxuấthiệntrongtấtcảcácloại văn học - không chỉ trong tác phẩm tự sự (trần thuật) mà cả trong kịch và trongtrữ tình (…) Một mặt tự sự, trữ tình, kịch như là các loại văn học, mặt khác tính tựsự, tính kịch, tính trữ tình như là các thuộc tính về cảm hứng của tác phẩm”[145,13]. Đồng thuận với định nghĩa và sự trừu xuất các đặc tính của tự sự, với tư cáchmột chủng loại văn học, chúng tôi xác định: tính tự sự chínhlà khái niệm dùng đểchỉ những phẩm chất (yếu tố) của loại hình tự sự hoặc các biện pháp/ thủ pháp nghệthuật tự sự đã được vận dụng một cách có ý thức và đầy tính sáng tạo trong nhữngloạihìnhvănhọckhácnhư kịchhoặc trữ tình.

4.1.1 Sự tương đồng của văn xuôi tự sự và kịch trong lựa chọn đề tài - chủđề

NếutrongvănxuôitựsựChekhovđờiđờithườnglàchấtliệuđềthườnglàchấtliệuđềtàicơbản,thìtàicơbản,thìtrongtrongkịchcủaôngcũngkịchcủaôngcũng vậy.Khácvớikịchcổ vậy.Khácvớikịchcổđiển,điển,kịchChekhovgiaikịchChekhovgiaiđoạnđoạnnhữngnhữngnăm9 0năm9 0k h ô n g v i ế t v ềk h ô n g v i ế t v ềc u ộ cc u ộ cs ốs ố n g c u n g n g c u n g đ ì n h ,đ ì n h ,t h ư ợ n gt h ư ợ n gl ư u q u ý t ộ c , k h ô n g b à n v ềl ư u q u ý t ộ c , k h ô n g b à n v ềnhữngvấnnhữngvấnđềđềchínhchínhtrịrốitrịrốiren,ren,cáccáccc uộc uộcgiaogiaotranhtranhhayhaynhữngnhữngthờithờiđiểmđiểmkhủngkhủnghoảnghoảngđếnđếnđáyđáycủaxãhội.Khôngxuấthiệncáccủaxãhội.Khôngxuấthiệncác“vĩ“vĩnhân”,anhân”,a nhhunghaytội nhhunghaytộiđồ,đồ,hoặccácnhânhoặccácnhânvậtvậtđạiđạidiệnchotoànthểcộngdiệnchotoànthểcộngđồng.đồng.KhôngbắtKhôngbắtđầuđầubằngnhữngbằngnhững xungđột,xungđột,mâumâuthuẫnthuẫnquyềnlựcgiữacácphepháiquyềnlựcgiữacácphepháiđượcđượcphântuyếnrànhmạch,khôngcónhữnglựacphântuyếnrànhmạch,khôngcónhữnglựac họn họnquyếtliệt,quyếtliệt,đònđòncânnãocânnãotưtưtưởng,tưởng,sựsựđịnhđịnhđoạtđoạtsốsốmệnh,mệnh,sựsựkhắcnghiệtkhắcnghiệtcủacủasốngsống

- chết.chết.KhôngKhôngbànbànluậnluậnđếnđếnquyềnvàquyềnvànghĩavụnghĩavụcôngdân,côngdân,cáccácvấnvấnđềđềlớnlớncủavănhóacủavănhóa xãhội,xãhội,haynhữnghaynhữngvấnvấnđềđềthuộcthuộcbổnphậnbổnphậnđạođạođứcđứcvàvàdụcdụcvọngvọngcánhân.cánhân.ÔngÔngđãđãchínhchính thứcđưathứcđưacuộcsốngcuộcsốngđờiđờithườngvớitấtcảnhữngsinhhoạtbìnhdị,đơnthườngvớitấtcảnhữngsinhhoạtbìnhdị,đơngiản,quengiản,quenthuộc,thuộc,thậmchílàthậmchílà tẻnhạt, tẻnhạt,dungdungtục,tầmtục,tầmthườngthườngvàosángtácvàosángtáckịch.kịch.

NếutínhchấtđờiđờithườngđầuthườngđầutiênmàtiênmàđộcđộcgiảcảmnhậngiảcảmnhậnđượcởđượcởvănxuôitựvănxuôitựsựsựChekhovlànChekhovlàn hữngkhônggiansốnglặnglẽ,buồntẻ,thậmchíhẻolánh hữngkhônggiansốnglặnglẽ,buồntẻ,thậmchíhẻolánhởởnhữngnhữngthịtrấn,vùngquêvôdanh,thìtrothịtrấn,vùngquêvôdanh,thìtro ngcácchỉdẫnkịchcủaônghaycáchbàitrísân ngcácchỉdẫnkịchcủaônghaycáchbàitrísânkhấu,khấu,khángiảcũngkhôngthấynhữngtrangkhángiảcũngkhôngthấynhữngtrangấp,ấp,dindin hthựtránglệcủa hthựtránglệcủađịađịachủ,quýchủ,quýtộc,tộc,haycủalớptríthứctrunglưu,màchỉthấynhữngcảnhtríbìnhthưhaycủalớptríthứctrunglưu,màchỉthấynhữngcảnhtríbìnhthư ờng,thậmchí ờng,thậmchíđìuđìuhiu,hiu,ảmđạmảmđạmvàxuốngcấp.vàxuốngcấp.ĐểĐểlàmgiatăngthêmsựtĩnhlặngcủakhônggianlàmgiatăngthêmsựtĩnhlặngcủakhônggiansốngsống ,ngườiviếtcòn,ngườiviếtcònđiểmđiểmtôthêmnhữngchitiếtthanhâmnhưtiếngmõcầmcanh,tôthêmnhữngchitiếtthanhâmnhưtiếngmõcầmcanh,tiếngnướctrongtiếngnướctrongấmấm samovasôi,tiếngbật samovasôi,tiếngbậtd â yd â y đàn…đàn…

Khônggiannàylàphôngcảnh,cảnh,chứngtíchchocuộcsốngtùchứngtíchchocuộcsốngtùđọng,đọng,héomòncủanhữngkiếpnhânsihéomòncủanhữngkiếpnhânsi nh,khơi nh,khơigợigợicảmquanbancảmquanbanđầuđầuvềtínhtựsựvềtínhtựsựởởnhịpsốnglặnglẽ,chậmchạp,trìtrệđãnhịpsốnglặnglẽ,chậmchạp,trìtrệđãđượcđượckéokéolêlêtừtừ quákhứquákhứđếnđếnhiệntại.hiệntại.

NóiđếnNóiđếnkịchtruyềnthốnglànóiđếnkịchtruyềnthốnglànóiđếnnhữngvấnnhữngvấnđềđềtrọngtrọngđại,đại,lớnlao,liênkếtlớnlao,liênkếtsốmệnhcủatậpthể,cộsốmệnhcủatậpthể,cộ ngđồng,ngđồng,chấtchứanhữngbùngnổmạnhmẽ.Nhữngchấtchứanhữngbùngnổmạnhmẽ.Nhữngđềđềtàitàikịchkịchtínhtínhấyđãđượcấyđãđượcthaythếbằngnhữnthaythếbằngnhữn gtìnhtiếtmangtínhcánhân gtìnhtiếtmangtínhcánhântrong kịchChekhov: trong kịchChim hải âu, Treplev ấp ủ ước mơ trở thành một nhà soạn kịchtrứ danh, Nina muốn trở thành diễn viên, Arcadina mong muốn kéo dài những ngàythángvinhquangcủanghiệpdiễn;trongCậuVania,Axt‟rovchấpnhậndừngchânở một thị trấn hẻo lánh vớimongmuốn cải tạo cuộc sống củan g ư ờ i d â n đ ị a phương, Xerebriacov muốn bán cái trang trại nhưng vấp phải sự phản kháng củaVoinizki; trongBa chị em, Olga, Masa, Irina muốn đi Moskva, Natasa muốn độcchiếm gia sản; trongVườn anh đào, gia đình Liubov đứng trên bờ vực phá sản bắtbuộc phải cho bán đấu giá trại ấp, Lopakhin muốn mua vườn anh đào để cải tạothành các biệt thự Bản thân các biến cố đóchẳng cómột ý nghĩađ ặ c b i ệ t n à o c ả , chỉ là nguyên cớ để bóc tách chiều sâu nội tâm cùng những dở dang trong cuộc sốngriêngtư của hầuhếtcác nhânvật.

Tínhchấtđờithườngtrong kịchChekhovcònindấubởihàngloạtcác chitiết cụ thể của hành động sinh hoạt thường nhật, nỗi lo toan vụn vặt, vui buồn cỏncon của mọi gia tầng xã hội, từ lớp địa chủ quý tộc già nua, những trí thức, viênchức, tới đầy tớ, thợ thuyền Cả một xã hội bon chen tạo nên “cái nền hỗn loạn củacuộc sống, trong đó rặt những sự kiện không đáng kể, những chuyện đời vặt vãnh,những con người hoàn toàn không có chút gì làđ i ể n h ì n h , k h ô n g m a n g c h ấ t n h â n vật của Dostoevsky với nội tâm bão giông, núi lửa [3, 16] Uống trà, đọc sách, sănbắn,thổlộyêuđương,dạochơitrongkhuvườn,ăn,ngủ,khóclóc,cãivã,xinlỗi dàn hòa, chia biệt - bấy nhiêu cảnh huống lặp đi lặp lại trong cả bốn vở kịch đã xóanhòa kiểu không gian nghệ thuật ước lệ của kịch truyền thống, chỉ còn lại khônggian sinh hoạt gần gũi với hiện thực, như thể cuộc sống của mỗi người được

Mộtcâuhỏiđặtđặtra,khángiảvàngườira,khángiảvàngườiđọcđọcluônbịhấpdẫnbởinhữngđềluônbịhấpdẫnbởinhữngđềtàitàilớn,cốttruyện,tìnhtiếtglớn,cốttruyện,tìnhtiếtg aycấn,nhữngsốphậnchìmnổicủanhânvậtvớitínhcách aycấn,nhữngsốphậnchìmnổicủanhânvậtvớitínhcáchđiểnđiểnhình…hình… hẳnsẽquaylưngvớikịchChekhov? hẳnsẽquaylưngvớikịchChekhov?

SựđamSựđammêthíchthúmêthíchthúđốiđốivớisángvớisángtáctácChekhovnóichung,kịchcủaông,nóiriêng,trongsuốthơntChekhovnóichung,kịchcủaông,nóiriêng,trongsuốthơnt hếkỉqua, hếkỉqua,đãđãchứngchứngmìnhngượclại.mìnhngượclại.ĐóĐólàvì,thôngquanhữnglàvì,thôngquanhữngđiềuđiềubìnhdịcủanhântínhthếthái,bằnbìnhdịcủanhântínhthếthái,bằn g gtàitàinăngcủamình,bằngnhữngámdụnghệthuậtvàmạchngầmvănbản,Chekhovnăngcủamình,bằngnhữngámdụnghệthuậtvàmạchngầmvănbản,Chekhovđãđãkhiếnngưkhiếnngư ờiđọc,ờiđọc,ngườixemcảmnhậnmộtcáchsâuxa,tựnhiên,bằngtráitim,ngườixemcảmnhậnmộtcáchsâuxa,tựnhiên,bằngtráitim,tâmhồn,nhữngvấntâmhồn,nhữngvấnđềđềnghiênghiê mtrọngcủathời mtrọngcủathờiđại,đại,nhưngcũngnhưngcũngđểđểhọcảmnhậnhọcảmnhậnđượcđượcrằngrằngcuộccuộcđờiđờiconngười,dântộc,dùconngười,dântộc,dùởởthờithờiđiđi ểm ểmvàhoàncảnhnào,vàhoàncảnhnào,đềuđềulànhữnglànhữngmắtmắtxíchcủadòngxíchcủadòng“lịch“lịchsửtrôitừquákhứtớitươnglai”(sửtrôitừquákhứtớitươnglai”(SinhviSinhvi ênên).Vềđiều).VềđiềunàynàyChekhovt ừ n g t h ổ l ộ v ớ i m ộ t đ ồ n g n g h i ệ p : “ B ạ n k h ô n g t h ể k ế t t h ú c v ớ i n h ữ n g người theo chủ nghĩa hư vô Với họ, chỉ có bão tố, hung bạo Điều vở kịch của bạncần là một kết cục êm ả, trữ tình, cảm động Nếu nữ nhân vật của bạn, sau cùngnhận ra những con người quanh cô đều làm xàm, vô dụng, xấu xa điều này chẳnglẽ lại khôngkhủng khiếphơn cả chủ nghĩa hư vô hay sao?” [151, 75] Điều bìnhthường, thảm kịch từ những điềuchẳng có gì bi thảm, đó là đề tài của truyệnChekhov, đồng thời cũng là đề tài chủ yếu của kịch Chekhov, cùng với nó là cuộccáchmạngkịchnghệNgavàothậpniêncuốiđờiông.

Kịch và văn xuôi tự sự Chekhov đều là sự khúc xạ hình ảnh của một cuộcsống tù đọng, các nhân vật bị sa lầy, nhân cách con người bị bào mòn dần bởi nhịpđiệu sinh hoạt tẻ nhạt, những ước mơ tuổi trẻ bị vùi lấp theo thời gian, sự trống rỗngtâm hồn - tư tưởng Dễ dàng bắt gặp những “cặp song trùng tác phẩm” (tương đồngtoàn diện hoặc gặp gỡ ở một số phương diện) là một sự viết tiếp mạch đề tài, chủ đềtừ truyện sang kịch được công chúng ghi nhận như:Phòng 6 - Cậu Vania; Người vợchưa cưới - Vườn anh đào; Những bông hoa nở muộn - Vườn anh đào; Trong thunglũng - Ba chị em; Ionưts - Chim hải âu;Volodia-Chim hải âu;N g ư ờ i đ à n b à c ó conchónhỏ-BachịemCóthểlượcthuậtmộtsốmotifđềtài-chủđềtừtruyện ngắnsang kịchlà:

Motiftình yêu trong nghịch cảnh: ở đóxảy ra bi kịch của nhữngđ ô i t ì n h nhânthựcsựhòađiệuvềtâmhồn,tươnghợpvềhìnhthức,nhưngbịchiacắtb ởi ràng buộc hôn nhân với kẻ khác được triển khai từ trước trong một số truyện ngắnnhưVolodia lớn Volodia bé, Người đàn bà có con chó nhỏ, Một chuyện tình yêu,Agafiađãđượctáihiện lạitrongcácvởkịchCậuVania,Bachịem.

TừNgười đàn bà có con chó nhỏđ ế n Ba chị em,câu chuyện ngoại tìnhkhông còn là điều mới mẻ Đàn ông, phụ nữ cô đơn sau kết hôn gặp nhau vốn đã làquyluật.Nhữngcuộcphiêulưutìnháiđầymêđắmvà“tộilỗi”ấyvẫncónhữnggó c khuất không thể lí giải rành rẽ Anna và Masa đều nỗ lực đit ì m n h ữ n g g i ả i thoát về tâm lí tinh thần trong nội cảm cá nhân Cảm giác tội lỗi sau lần đầu phảnbội, những giọt nước mắt đau khổ rơi xuống khi đoàn tàu chuyển bánh, sự run rẩyđến tột cùng khi bất ngờ chạm trán tình nhân trong nhà hát, bước chạy hoang mangvô định băng qua những dãy phố, niềm háo hức đợi chờ người tình trong khách sạn,câu hỏi khắc khoải về một con đường giải thoát đã tạo nên bức tranh nội tâm chânthật đến đau đớn của Anna trong truyệnNgười đàn bà có con chó nhỏ. Masa trongvở kịchBa chị em- một phiên bản mới ra đời ít ồn ào, không rực rỡ, không thu hút -nhưng đầy dằn vặt, khắc khoải với những đau khổ tột cùng Tình yêu của nàng vớitrungtáVersininrơivàovôvọng.Quamỗilớpkịch,tỉlệnghịchgiữatìnhcảmvàsự bế tắc càng gia tăng Nỗi sợ mơ hồ xen lẫn niềm hạnh phúc Masa ở hồi hai (“Tôicũngkhônghiểutạisao,khiôngnóivớitôinhưvậy,tôilạicười,tôithấysợ.Mà hay là ông cứ tiếp tục nói cũng được, tôi chẳng quan tâm đến điều đó” [33, 93] ) đãdần dần được thay thếbằng niềm hạnhphúccùng sự khẳng địnhmạnhmẽ(“Tôiyêu, tôi yêu người đó. Các cô vẫn thấy ông ta đấy… Thoạt đầu em thấy ông ta kì lạ,rồi em thương hại ông ta, và em đi đến yêu ông ta… Em yêu ông ta từ giọng nói, lờinói và những đau khổ của ông ta cùng hai đứa con nhỏ” [33, 154]) Sự hoang mangvề một tương lai mờ xám, cái ngày mai (được sống chân thật và tự do với đam mê,tình yêu) không biết bao giờ tới ở Anna trong truyện ngắn đã chuyển thành sự tuyệtvọng, bất lực ở nàng Masa trong kịch, khi chấp nhận chia cắt vĩnh viễn với ngườitình:“ V ĩ n h b i ệ t a n h … (Masak h ó c n ứ c n ở ) …

E mp h á t đ i ê n l ê n m ấ t [ 3 3 , 1 9 3 ] ” Hình ảnh trong một trường ca của Puskin được láy đi láy lại trong tiềm thức nhấnmạnh thêm nỗi đau dai dẳng của Masa: “Một cây sồi xanh tươi mọc trên bờ vịnh.Quanhthâncâymột dâyxích vàng” [33,193].

Cuộc hôn nhân “đôi đũa lệch, cọc cạch” mang đến những dằn vặt, đau đớn,khổ sở, bi kịch cho nữ nhân vật chính trong truyện ngắnVolodia lớn Volodia bétiếptục được tái hiệntrong bi kịch hônnhângiữa lão giáosư Xerebriacov vàE l e n a trong vở kịchCậu

Vania Nếu trong truyện ngắn, nhân vật nữ chủ động thổ lộ toànbộtâmtưcayđắngkhilấymộtngườichồngchênhlệchtuổitác,khaokhátchống trả số mệnh bằng hành động ngoại tình, thì nữ nhân vật trong kịch cố gắng che đậycảmxúcbấtmãn ấymộtcáchkhéoléovàkiểu cách.Thếnhưng,Chekov đãbó ctrần sự giả dối ấy, đã diễn tả những cơn sóng ngầm của khao khát yêu đương quađánh giá của các nhân vật khác về Elena: “Có một người khác cũng đang hủy hoạiđời mình Chính bà đấy! Bà còn chờ đợi gì” (lời Voinizki) [32, 71], hay là: “Bà tachỉ biết ăn, ngủ, đi rong chơi làm mọi người mê mẩn vì sắc đẹp của bà, và chỉ có thếthôi Bà ấy chẳng thấy có bổn phận gì, đã có người khác làm cho bà ấy hưởng… Cáiđờinhànrỗiấychẳng caoquý gìđâu” (lờiArxt‟rov) [32,80].Khácvớisựphảnứngdữ dội của nhân vật truyện ngắn, ở kịch, Elena đã chấp nhận sự chênh lệch này mộtcách tự nguyện, tự huyễn hoặc về hạnh phúc của mình, buông xuôi theo sự trôi chảycủa dòng đời và thời gian Tình cảnh trượt dốc về ý chí phản kháng trong Elenamangđếncảmgiácvềsựsalầycủaconngười càngthêmrõnét.

Motifchủ đề sự tàn lụi ước mơ - khát vọng - nhân cáchtừng được các truyệnngắn giai đoạn những năm 90 biểu đạt ở rất nhiều góc cạnh (trongPhòng 6,

Khómphúcbồntử,Ionưts )đãxuấthiệntrởlạitrongcácvởkịchChimhảiâu,Bac hịem, Cậu Vania Ngườiđọc nhận thấy hình ảnh của bác sĩ Raghin(Phòng 6) quahình tượng Andrei (Ba chị em), và Xerebriacov (Cậu Vania); hình tượng Ionưts(Ionưts) và Nikolai (Khóm phúc bồn tử) được ảnh xạ trở lại qua hình tượng Andrei(Bachịem),hìnhtượngnhàbáchọc“khảkính”NikolaiStepanovich(Câuc huyệntẻ nhạt) lại được tái dựng lại qua nhân vật lão giáo sư bất tài Xerebriacov

(CậuVania)… Tất cả các nhân vật lúc trẻ đã nuôi dưỡng những hoài bão thật lớn lao, đãtừng tự tin vào trí lực của bản thân để rồi buông thả mình, tự bào mòn nhân cáchchính mình, từ bỏ và dần lãng quên những ước vọng cao đẹp đó Andrei - người anhmàmỗikhinhắcđếntên,trongbacôemgáiđềudấylênbiếtbaokìvọngvàtựhào

- đã dần dần trở thành một kẻ nhu nhược, đớn hèn, bất lực trước sự ngỗ ngược củavợ, đã chấp nhận trở thành viên thư kí hội đồng địa phương thay thế cho ước mơ trởthành một giáo sư ở một trường đại học của Moskva, thân hình trẻ trung càng lúccàng bệu bã, phát phì, giải khuây và ngập chìm trong nợ nần bởi đánh bạc (tương tựnhư nhân vật Ionưts) Tính chất tương đồng này đã được người đọc nhanh chóngnắm bắt, liên tưởng, là minh chứng cho sự tương thông giữa văn xuôi tự sự và kịchChekhov.

Tínhtrữ tìnhtrongkịchChekhov

Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đời sống; hiện thực tâm trạng)bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình,mang đậm dấu ấn cá nhân, làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực kháchquan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm Hegel vàBelinsky đều khẳng định: kịch là sự thống nhất giữa nghệ thuật tự sự và nghệ thuậttrữ tình Kịch gia Lưu Quang

Vũ cũng nhấnm ạ n h : “ T r o n g q u a n n i ệ m c ủ a t ô i , t h ơ và kịch rất gần nhau Có lẽ thơ với kịch còn gần nhau hơn là thơ với văn xuôi Đềulà hai thể loại lớn và khó của văn học, thơ và kịch đều là sự sống và thế giới bêntrong của con người ở dạng tinh chất, cô đọng và mãnh liệt nhất Đối với tôi, kịchcũng là một thứ thơ được trình bày trong không gian và thời gian kỳ diệu của sânkhấu,thôngquadiễnxuấtcủadiễnviên”[168,59].

Như đã nhấn mạnh, chuyển biến về quan điểm sáng tạo và nguyên tắc trầnthuật trong văn xuôi tự sự của Chekhov những năm 90 được dẫn truyền sang sángtác kịch, trong đó, điểm căn bản nhất là từ khai phá các tình huống có tính vật chấttrong đời thường chuyển thành những khám phá các vấn đề của đời tư, tâm lí, tinhthần và tư tưởng Nói cách khác, nhà văn đã đi từ những hiện tượng bề nổi của hiệnthực khách quan đến tầng sâu của sự khai phá hiện thực tâm trạng, cũng đồng thờituân thủ diễn trình theo quy luật phản ánh của văn chương: không quan trọng thếgiới tồn tại những vấn đề gì, mà căn bản nhất là con người đối diện và cảm nhận vềthực tại như thế nào? Việccảm thấy,phản ứngvàbiểu đạtcảm xúc, tâm trạng đượckhắc họa đậm nét đã tạo nên những trang viết giàu chất thơ trongv ă n x u ô i t ự s ự , nay tiếp tục tạo nên những bước đột phá và chuyển biến về nội dung lẫn hình thứcnghệthuậttrongkịchChekhov.

Tính chất trực tiếp và thẳng thắn của “tự biểu hiện” là một trong những thuộctính quan trọng nhất của trữ tình Theo ý kiến của nhà thơ Đức - Johannes Becher:“nhà trữ tình làngười tự biểu hiện mình Bản thân anh ta là nhân vật trong thiên trữtình của mình” [145, 123] Đây cũng là điểm gặp gỡ, tương đồng quan trọng giữathơ và kịch Tất yếu, từ kịch truyền thống đến kịch hiện đại, nhân vật vẫn thườngxuyên là người phát ngôn về chính bản thân mình trên sân khấu để cho độc giả nắmbắt tâm tư, quan điểm, thái độ, tính cách, sở nguyện, ý đồ Từ hệ quả phân tích cácluận điểm ở tiểu mục 4.1.2, 4.1.3 của luận án, cốt truyện trong kịch Chekhov tự nóđãphávỡcấutrúcquenthuộccủakịchtruyềnthốngkhiliêntiếpsửdụngthủpháp

“giải trung tâm” cùng phương thức “mảnh gương vỡ”, xung đột hành động đượcchuyển thành xung đột nội tâm, từ đây, lời thoại kiểu “kể chuyện mình nghe”… nhân vật kịch trở thành thành tố trung tâm nhất, gắn liền với việc thực thi các hànhđộng bên trong Qua đó, tính chất “tự biểu hiện”ở nhân vật là hết sức nổi trội, tậptrung,liềnmạch,nhấtquán.

“Tự biểu hiện” thể hiện trước hết là các nhân vật tự giới thiệu về mình ở mọiphương diện. Như đã nói ở phía trên, các nhân vật trong kịch Chekhov, thông quađối thoại và độc thoại đã tựkể “tiểu sử” bản thân,k ể v ề q u á k h ứ c ù n g n h ữ n g k ỉ niệm sâu sắc đã tác động hình thành nên tính cách và nhân cách, kể về sự mưu sinhtrong thực tại của họ Kịch truyền thống thường có một hệ thống lời thoại của cácnhân vật liên đới nói về nhau để tiếp tục dẫn dắt hành động kịch đi đến cao trào.(Một số nhân vật có nội tâm sâu kín khó đoán định kiểu Hamlet rất ít ỏi) KịchChekhov đã chối từ cách thức đó trong kiến tạo nhân vật và hành động kịch Tuy cóxuấth i ệ n m ộ t s ố l ờ i k ể v ề n g ư ờ i k h á c , n h ư n g h i ể u b i ế t ấ y c h ỉ t ồ n t ạ i ở b ề n ổ i Khôn ga it hự csự h i ể u a i Ch ỉh ọ v à du ynhấtt ừ h ọ tr ực ti ếp th ổ l ộ cõi lò ng của mình như một thế giới biệt lập Từ những lời tự giãi bày về tâm trạng- t i n h t h ầ n , độc giả mới thâm nhập và nắm bắt đầy đủ về mỗi nhân vật từ điểm mở màn cho đếnphút hạ màn Olga, Masa, Irina là những người cùng huyết thống, lớn lên bên nhau,chung một mái nhà với biết bao kỉ niệm êm đềm tuổi thơ Họ gặp nhau mỗi ngày vàtrò chuyện không ngừng Thế nhưng, chỉ khi tự mỗi người nói lên suy nghĩ, tâm tưthìcảmxúccủacácnhânvậtmớiđượcnắmbắtvàvỡòa.Đólàlờithúnhậntìnhyêu như một tiếng kêu đau thương và bất lực của Masa: “Chị và em thân mến, tôimuốn thú tội đây Tôi rất khổ tâm Tôi sẽ thú tội với hai người và sẽ không bao giờcòn nói với ai nữa… Giờ đây tôi phải nói điều đó với các cô (Nói nhỏ) Đây là bímật của tôi, nhưng cáccô cần phải biết Tôi không thểnín lặng được. Tôiy ê u … Tôiyêu người đó… Nói toạc ra là tôiyêu Versinin” [33, 153] Đól à s ự t h ổ l ộ v ề cõi lòng sâu thẳm của Irina hướng về một tình yêu lí tưởng trong đó nhất thiết phảicó sự rung động mãnh liệt, nhưng cô không chạm được đến nó trong đời thực, đànhchấp nhận kết hôn với Tudanbich: “Trong đời em, em chưa hề yêu ai Ôi em vẫnhằng mơ ước về tình yêu, từ bao lâu nay, ngày đêm em mơ ước nó, nhưng tâm hồnem như một chiếc dương cầm quý giá, khóa kín lại mà người ta đánh mất chìa khóamất rồi” [33, 182] TrongChim hải âu, Treplev vẫn tự cho là mình hiểu về mẹ vàNina – hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc sống của anh - nhưng anh hoàn toànkhông thể hình dung hết sự cô đơn, trống trải của bà Arcadina, cũng như anh khôngthểnắmbắtđược,khôngthểlígiảinổitìnhyêumãnhliệtluônbùngcháytrongtâm hồn Nina dành cho tình địch Trigorin sau biết bao nhiêu vùi dập mà cô phải gánhchịu:

“Em yêu ông ta Có phần em còn yêu ông ta mãnh liệt hơn trước nữa… Emyêu ôngấy,yêuthathiết,yêuđếntuyệtvọng”[31,153].

Việc tự biểu hiện ở các nhân vật trong kịch truyền thống khác biệt về thứ tự,mức độ, số lượng và chất lượng theo sự phân chia chính - phụ, phản diện - chínhdiện, thiện - ác Đến kịch Chekhov, các nhân vật đều “đồng thanh”, cất lên lời tựthuậtvềchínhbảnthânmình,làmnênmộtbảnhòaâmcủatâmtrạngđasắcmàu,đa cung bậc Với phương thức “dàn hàng ngang”, hòa lẫn giữa cái bình thường vàcái quan trọng và “phi trung tâm hóa” nhân vật, ai cũng có quyền lên tiếng về mình.Những điều quan trọng và thiêng liêng nhất, chuyên chở thông điệp về cuộc sốngkhông hẳn do nhân vật trung tâm đảm nhiệm, mà từ những câu nói bâng quơ, ngẫunhiên, đột xuất ở các nhân vật “ngoại biên” Trong đàm thoại, mỗi người vẫn đeođuổi mộtý nghĩcủariêngmình màtríchdẫnsauđâylàmột minhchứng:

“Masa: - Đối với tôi, con người phải có lòng tin, hoặc phải tìm lấy lòng tin,nếu không thì cuộc sống sẽ trống rỗng, trống rỗng… Sống mà không hiểu tại saochimsếubay,tạisaotrẻconsinhra,tạisaocócácvìsaotrêntrời…

Tudanbich: - Còn tôi, tôi sẽ nói: Thưa các ngài, thật là khó mà tranh cãi đượcvớicácngài!Nhưngthôi,tùyý…

Trebutikin: (Đọc báo) – Banzac kết hôn ở

Rõ ràng, không ai để ý đến ai trong đoạn đối thoại này: người nói, người đọcbáo, người hát Mỗi người tự do biểu hiện chính bản thân mình, hay nói đúng hơn làhọ tự đối thoại với chính mình, chỉ bận lòng với những vấn đề của cá nhân Đâychínhlà hìnhthức tựbiểu hiệnđặc trưngcủa nhânvật kịch Chekhov.

Từ tính cách đến hành vi, từ ý thức đến ngôn ngữ, từ tư tưởng đến số phận,nhân vật trong kịch Chekhov hầu như được chuyên chú vào việc biểu đạt thế giớitâm hồn, xúc cảm, trạng thái tâm lí, suy tưởng tinh thần sâu kín Đó là phương diệnchính yếu nhất của nhân vật kịch Chìm đắm trong dòng chảy tâm trạng bất tận,miên man, mênh mông với vô vàn bí mật đã làm nên nét đặc sắc riêng của hệ thốngnhânvậtkịchChekhov.Cácyếutốkhắchọangoạihình,hànhđộng,cửchỉ,dá ng vẻ, phục trang rất hiếm gặp Không ai biết Nina xinh đẹp, rạng rỡ cụ thể như thếnào? Dung nhan lộng lẫy thời đỉnh cao của nữ diễn viên Arcadina ra sao? Sức hút từlão nhà văn Trigorin có điểm gì đặc biệt? Tương đồng và khác biệt trong diện mạocủaOlga,Masa,Irina?VẻannhàncủabàElena? NétkhắckhổcủaôngcậuVania?…

Nhữngchitiếtđểtáidựngvẻbênngoàiđóđượcthaythếbằngdiễngiảixungđộtnộitâmcùngcácsắcthái yêuthương,thùhận,đaukhổ,khátvọng,thấtvọng,ướcmơ,dựcảm… làmthànhđờisốngbêntronghoànchỉnhcủanhânvậtkịch.

Không hề đơn giản, sơ sài hay tỉnh lược, mỗi nhân vật là một bức tranh tâmtrạng, tinh thần chân thực và sống động qua ngôn ngữ tự biểu hiện từ các lớp kịch.Tuy có lúc cùng chung nghề nghiệp, địa vị, giới tính, huyết thống, nhưng

“mỗingười mỗi vẻ” với thế giới nội tâm riêng Ba sĩ quan quân đội trong vở kịchBa chịem: Versinin, Tudanbich và Xolioni đã làm nên những sắc màu nội tâm ấn tượng,độcđáo.

Tudanbich là một trung úy quân đội xuất thân từ tầng lớp quý tộc, trước khinhập ngũ chưa từng biết đến lao động Đây là mẫu nhân vật thẳng thắn, thực tế vànhạy bén.Đờisống nội tâm củanhânvậtmang vẻđ ẹ p t r o n g s á n g , c h â n t h à n h , cương trực và bao dung Không ảo tưởng về chế độ, thời đại cũng nhưk h ô n g t ự mãn về bản thân, trong anh, tồn tại hai khối mâu thuẫn lớn Một mặt anh nhận thấynhững mặt tiêu cực của thực tại: “Ngày nay không còn nhục hình, xử trảm và xâmlăng nữa nhưng đồng thời còn bao nhiêu là đau khổ” [33, 59] nhưng vẫn nhiệt tâmhối thúc bản thân và những người xung quanh làm việc: “Nhưng muốn tham dự vàocuộc sống đó ngay từ bây giờ, dù hãy còn xa xôi, thì cần chuẩn bị cho nó, phải làmviệc” [33, 66] Mâu thuẫn trong tình yêu trở thành nỗi đau đớn, dằn vặt trong nộitâm nhân vật Anh yêu tha thiết Irina, quyết tâm chờ đợi để được kết hôn với cô:“Ngày mai, anh sẽ dẫn em đi, chúng ta cùng làm việc, chúng ta sẽ giàu có, nhữngước mơ của anh sắp trở thành hiện thực.

Em sẽ sung sướng” [33, 181] Thế nhưng,trong phút giây tưởng chừng hạnh phúc ấy, Tudanbich đồng thời thừa nhận sự thấtbại vì không được đáp lại: “em không yêu anh… chỉ có chiếc chìa khóa đã mất kianó vò xé lòng anh và làm anh mất ngủ” [33,

182] Đấu súng với Xoilini - vừa làchiến hữu vừa là tình địch - một hành động được nhân vật tự nhận thức là “ngungốc, đần độn”, thế nhưng anh vẫn tiến hành và xem đó là một sự giải thoát khỏinhững xung đột nội tâm Lời nói ngập ngừng của nhân vật khi chia biệt Irina: “Emhãy nhìn thân cây này, nó khô héo thế nhưng mỗi khi có một cơn gió thổi tới, nócũngnghiêng ngả nh ư n h ữ n g câ ykhác”[ 33 , 1 83 ]m an gt ín h dự cả m về cáich ế t Thếnhưng,tronggiờphútsinhtửấy,chấtthơvẫnđượcchắpcánhbởikhátvọng sống mãnh liệt từ tâm hồn nhân vật: “Cũng như anh cảm thấy nếu như anh chết đi,anhvẫn cứ sẽthamdựvào cuộc sống bằngcáchnàyhaycách khác”[33,183].

Ngày đăng: 10/08/2023, 22:00

w