Đề tài đã nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên điều tra khảo sát đối với thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, trong đó chú trọng tới khu vực đâu tư trực ti
Trang 1
NGUYEN THI LE TRINH
HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY THU THUE DOI VOI HO CA THE TREN DIA BAN THANH PHO TRA VINH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
LUAN VAN THAC SI KINH TE
Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THỦ THỦY 2013 | PDF | 127 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Đà Nẵng - Năm 2013
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tồi
Củc số liêu, ket qui néu trong luận văn là trung thực, bảo đảm khách quan, khoa học và chưa từng được ai công bổ trong bắt kỳ công trình nào
khác
“Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lệ Trình
Trang 32 Mue iêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghi 2 4 Phương pháp nghiên cứ 3 5 Kết cấu của luận văn 3 6, Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐÈ CƠ BAN VE CONG TAC QUAN LY
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THUÊ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CA THE 8 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kính doanh cá thể "4 1.1.3 Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đổi với hộ kinh doanh cá thể 18
1.2 NOL DUNG QUAN LY THU THUE DOI VOI HQ KINH DOANH CA
THÊ, 21 1.2.1 Khai nigm, mục tiều, nguyên tắc quản lý thu thuế 21 1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 2
13 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN CÔNG TAC QUAN LÝ THU,
'THUÊ ĐỒI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THÊ 35 1.3.1 Nhân tổ điều kiện kinh tế « xã hội 35
1.3.2 Nhân tổ thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước 35
1.3.3 Nhân tổ thuộc về cơ quan thuế 36 1.3.4 Nhân tổ thuộc về đối tượng nộp thuế 37
CHUONG 2 - THYC TRANG CONG TAC QUAN LY THU THUE DOL VOI HQ KINH DOANH CA THE TREN DIA BAN THANH PHO TRA
Trang 42.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39
2.1.3 Khai quát về hộ kinh doanh cá th trên địa bản thành phố Trà Vinh 41 22 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦ THUÊ ĐÔI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ TRÀ VINH THỜI GIAN
2.21 Thực trạng quân lý quy trình thụ thu đối với hộ kinh doanh 47 2.2.2 Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ kinh doanh59 2.2.3 Thực trạng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế 7
23, NHUNG HAN CHE TRONG CONG TAC QUAN LY THU THUÊ ĐỐI 'VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THÊ TẠI CHI CỤC THUÊ THÀNH PHÔ TRÀ
2.3.1 Những hạn chế 78 2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 84
'CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUE DOI VOI HQ KINH DOANH CA THE TREN ĐỊA BẢN THÀNH
3.1, CAN CU BE XUAT CAC GIAI PHÁP, 88 3.1.1 Mục tiêu phat triển kinh tế « xã hội của thành phố Trả Vinh 88 3.1.2 Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 89 3.1.3 Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đổi với
hô cá thể trên địa bản thành phố Trà Vịnh, giai đoạn 2011-2020 90 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUÊ
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý quy trình thu thuế %
.2.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý các thủ tục hành chính thuế 102
Trang 53.3.1 Kiến nghị với ngành Thuế
1.42 Kiến nghỉ với Chính phủ KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
106 12 13 us
Trang 6ĐKKD Đăng ký kinh doanh HKD Hộ kinh doanh cá thể NSNN "Ngân sách nhà nước
GTGT Giá trị gia tăng TNDN “Thủ nhập doanh nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
Trang 7
1 | Quy định về tu nhập nh thế, bậc và mức tind] 19 Môn bài
12 thuế TNCN lũy tiến từng phần 20
“Tình hình quản lý số hộ kinh doanh giai đoạn 2007- z1 |A02 “
93 | NV mô và ỷ tọng thu thuế hộ cá thể trong tổng | “* | thu ngdn sách trên địa bản giai đoạn 2007-2012
33 |Dftoánhụ ngôn sinh tên địa bàn, giả đoạn2007-|L „ 2012
Kết quả thu ngân sách của HKD trên địa bản, giai oo 4 rt ial 2o
đoạn 2007-2012
25 — [Công tác tuyên truyền, hỗ ưrợgiaiđoạn2007-2012 | Si
2.6 _ | Số liệu ng thué cia HKD, giai đoạn 2007-2012 5T
Tigu chỉ tiết nợ thuế của HKD, giai đoạn 2007- 37 êu chỉ tiết nợ thuế cia HKD, giai doa s
Trang 8
- Tình hình lập bộ hộ khoán thuê, giai đoạn 2007- &
2012
m Tình hình tạm nghỉ, trả môn bài, miễn giảm thuê 3
của HKD, giai đoạn 2007- 2012
„ Số liệu kiêm tra tại trụ sở đổi với hộ sô sách kế a
toán, giai đoạn 2007-2012
Xã Số liệu phúc tra, ngưng nghỉ, trả môn bài của hộ cá thé, giai doan 2007-2012 7
Trang 9
3ị Cơ câu cán bộ của Chi cục theo trình độ chuyên 7 môn năm 2012
> Tình hình đăng ký thuê của HKD trên địa bàn, ‘1
Trang 10
Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triên kinh tế xã hội 2011-2020 phan đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đưa đất
nước phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững: xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ ngảy cảng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày cảng sâu
rộng Trong đó, chính sách Tài chính - Thuế có vai trò hết sức quan trọng,
thuế không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý nền kinh tế mà
còn là nguôn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) Thông qua việc
thu thuế, nhà nước có thẻ tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình
để thực hiện chức năng giải quyết các vẫn đẻ xã hội Với những lý đo trên,
đòi hỏi ngành thuế phải tập trung nghiên cứu và đẻ ra các biện pháp công tác
cụ thể, phải tạo cho được sự chuyên biến mới, có hiệu quả thiết thực trên các
mặt công tác của mình
Thời gian qua, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thê (HKD) có nhiều chuyên biến tích cực, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các HKD ngày càng nâng cao, hạn chế thất thu, tăng nguồn thu cho ngân sách
Tuy nhiên, tiềm năng vẫn còn và có thê khai thác thu để đạt ở mức cao hơn
Tình trạng thất thu tuy có giảm nhưng vẫn còn tình trạng quản lý không hết hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, dây đưa nợ đọng thuế còn nhiều Tình hình quản lý thu thuế đối với HKD tại Chỉ cục Thuế thành phố Trà Vinh cũng năm trong thực trạng chung đó Đây là thành phần kinh tế không thẻ thiếu của nên kinh tế, HKD ngày cảng gia tăng cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động: riêng trên địa bàn thành phố Trà Vinh kể từ năm 2007 số HKD hiện cơ quan thuế đang quản lý là 2.443 hộ, đến năm 2012
có 3.081 hộ, mức thuế đóng góp của HKD năm 2007 là 27.948 triệu đồng,
đến năm 2012 là 25 606 triệu đồng Vì vậy, vấn đề mang tính cấp thiết đặt
Trang 11đối với HKD, góp phần hạn chế thất thoát cho NSNN và đảm bảo sự công bằng giữa các hộ kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế đối với
các HKD, bản thân là một cán bộ thuế qua thời gian công tác tại Đội Kê khai -
Kế toán thuế và tin học thuộc Chi cục Thuế thành phố Trà Vĩnh kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, Tôi tìm hiểu nghiên cứu dé tai: “Hoan thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ cá thẻ trên địa bàn thành phố Trả Vinh” Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và đẻ xuất các
giải pháp thực hiện trong thời gian tới 2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thông hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thu thuế
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuê đối với HKD trên địa bản thành phó Trà Vinh; đánh giá những mặt thành công, những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thu thuế đối với HKD
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với
HKD trên địa bàn thành phó Trà Vinh trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu thuế đối với hộ cá thể và tính tuân thủ thực hiện chính sách pháp luật thuế của các hộ cá thê trên địa
bản thành phố Trà Vinh Đối tượng “hộ cá thể” được tác giá nghiên cứu trong
luận văn là “hộ kinh doanh cá thể”
- Pham vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vực quản lý thu thuê đối với HKD trên địa bàn thành phó Trà Vinh.
Trang 12+ Vẻ mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu thuế đối với
HKD trên địa bản thành phố Trà Vinh từ năm 2007 đến 2012, đề xuất các giải pháp quản lý thuê đối với HKD trên địa bàn đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện những mục tiêu, việc nghiên cứu đẻ tài dựa trên phương
pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh từ những số liệu tập hợp được, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với HKD cho phù hợp, nhằm hạn chế thất thu cho NSNN, đảm bảo tính công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
Cách tiếp cận: Thu thập số liệu từ cơ sở dữ liệu tại Chi cục Thuế thành phố Trà Vinh, Chỉ cục Thống kê thành phố Trà Vinh, phòng Kinh tế thành
phố Trà Vinh, Tạp chí Thuế Nhà nước, các báo cáo vẻ tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) của Phòng Đăng ký kinh doanh
thành phố Trà Vinh Bên cạnh đó, thu thập thêm ý kiến của các Lãnh đạo chuyên môn của ngành đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác thu thuế và ý kiến phản hồi của các HKD
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và đanh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế đối với
hộ kinh doanh cá thể
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thê trên địa bàn thành phó Trà Vinh
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối
với hộ kinh doanh cá thê trên địa bàn thành phó Trà Vinh.
Trang 13quanh vấn đè về thuế và công tác quản lý thu thuế Mỗi đề tài nghiên cứu đều
có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu về Quản lý thu thuế đối với HKD còn rất hạn chế, chỉ đề cập một số khía cạnh hẹp, chưa chuyên sâu và chưa đưa ra những giải pháp cụ thể đề hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với HKD Cụ thê:
- Tác giả Nguyễn Thị Thùy Duong (2011), trong luận án tiến sĩ “Quản
lý thuê ở Kiệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh t quốc te”, trường dai hoc
Kinh tế quốc đân Đề tài đã nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên điều tra khảo sát đối với thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập, trong đó chú trọng tới khu vực đâu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kết
quả nghiên cứu cho thấy công tác quản trị chiến lược trong quản lý thuế chưa
phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật thuế đôi khi chưa được tuân thủ nghiêm minh, việc quản lý thuế còn nhiều bất cập trong quy trình và thời gian
xử lý khiếu kiện của người nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn FDI,
thiểu sự quan tâm, tiếp thu góp ý từ người nộp thuế trong việc thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thuế Đè tài đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
hướng đến các nội dung: (1) Giải quyết tốt mối quan hệ với người nộp thuế
như giảm thấp chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tăng cường giao tiếp
thông tin với người nộp thuế; (2) Xây dựng mô hình phân tích để dự báo và
ứng dụng vào công tác quản lý thuế; tăng cường công tác lập thống kê, báo
cáo tông hợp trong quản lý thuế; (3) Thành lập bộ phận chức năng tại Tông cục Thuế chuyên trách quản lý sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài có tác động đến hoạt động quản lý thuế, đồng thời thành lập bộ phận
Trang 14- Tác giả Nguyễn Công Tú (2008), với luận văn thạc sĩ “Mộ: số biện pháp hạn chế thất thu thuế ŒGTŒT đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo
phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Duong" Đề tài nghiên cứu
thực trạng chống thất thu thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với HKD, có sự
đánh giá chung về những mặt thành công, hạn chế và đưa ra các giải pháp đê
khắc phục những mặt yếu kém, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà
nước Tuy nhiên, nội dung đẻ tài chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng công tác
chống thất thu thuế GTGT đối với hộ cá thể mà chưa đi sâu vào phân tích toàn điện công tác quán lý thu thuế đối với hộ cá thẻ
~- Tác giả Võ Như Chánh (2012), với luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công
tác quản lý thuê ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ” Luận văn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế nói
chung và quản lý thuế ngoài quốc doanh nói riêng trong điều kiện ngành thuế Việt Nam đang chuyên từ mô hình quản lý thuế theo đối tượng sang mô hình
quản lý thuế theo chức năng Nội dung của đẻ tài phân tích thực trạng, đánh giá công tác quán lý thuế và đề ra các giải pháp hoàn thiện việc quản lý thu
thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Điện Bàn nhưng đề tài chưa nghiên cứu sâu về giải pháp để hoàn thiện đối với công tác quản lý thu thuế đối với
hộ kinh doanh cá thể
- Tác giả Nguyễn Quang Tuấn (2004), với luận văn thạc sĩ “Các giải
pháp hoàn thiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở Ưiệt Nam ” Luận văn đã nghiên cứu thực trạng
công tác quản lý thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thông qua các lĩnh vực quản lý như: thu thuế GTGT hàng nhập khâu, hoàn thuế, quyết toán thuế, lợi dụng hoàn thuế GTGT đê chiếm đoạt tiền thuế của nhà
Trang 15quản lý thuế GTGT, thuế TNDN, trong những giải pháp đề tài có nêu về đôi mới hệ thống chính sách thuế, giải pháp hoàn thiện Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN: tuy nhiên, dé tài chưa nêu ra cụ thê làm thế nào đê mang lại hiệu quả thiết thực nhất
- Gần đây nhất là tác giả Phạm Văn Phúc (2013), với luận văn thạc sĩ
“Hoàn thiện công tác quản lý thu thuê đổi với Doanh nghiệp ngoài quốc đoanh trên địa bàn thành phố Trà Linh” Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2012 và
đã nêu ra những mặt thành công như ngành thuế đã triển khai nghiêm túc các
văn bản quy phạm pháp luật về thuế và quản lý thu thuế; tăng cường công tác
tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: xây dựng và tô chức thực hiện dự toán
kịp thời theo quy định của Luật NSNN; tô chức thực hiện tốt các quy trình
quản lý thu thuế Bên cạnh đó, tác giả đã tìm ra một số mặt hạn chế như các chính sách thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đồng bộ, còn
chồng chéo; vẫn còn tình trạng thất thu thuế, tình trạng nợ đọng thuế ngày càng tăng cao Với những hạn chế nêu trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp; tuy nhiên,
tác giả chưa nêu ra được mục đích của giải pháp, điều kiện và cơ chế thực hiện như thế nào vẫn chưa có Luận văn chí đừng lại ở đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp mà chưa quan tâm nghiên cứu đến đối tượng là HKD trên
địa bàn thành phố Trà Vinh
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết thiết thực,
nhiều cuộc hội thảo trong lĩnh vực thuế đã được tô chức Tuy nhiên, chưa có
một công trình nào nghiên cứu về quản lý thu thuế đối với HKD trên địa bàn
thành phó Trà Vinh cũng như trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Vì vậy, đề tài luận
Trang 16giải pháp khả thi 6 dia ban thành phố Trà Vinh, nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống thuế tại địa phương.
Trang 17DOI VOL HO KINH DOANH CA THE
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THUÊ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CA THE 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vai trò của thuế
a Khái niệm về thuế
Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới
vẫn chưa có quan điêm thống nhất về khái niệm thuế Các nhà kinh tế đưa ra khái niệm về thuế mới chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế
mà mình muốn tìm hiểu, chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù
thuế Chăng hạn theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản:
“Để duy trì quyễn lực công cộng, can phải có những sự đóng góp của những
người công dân của Nhà nước đó là thuế khóa ” Từ luận điểm này, Mác phát triển thêm rằng trong một Nhà nước có giai cấp thì thuế thực ra là khoản đóng góp bắt buộc để duy trì quyền lực của giai cấp đó
Bên cạnh đó cũng có những quan điểm khác nhau vẻ thuế, được nhìn
nhận trên các bình điện khác Trong cuốn tự điển kinh tế của hai tác giả người
Anh Chrisopher Pass và Bryan, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế đã cho
rằng: “Thuế là một biện pháp của Chỉnh phú đánh trên thu nhập của cải và
vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuê trực thu), trên việc
chí tiêu về hàng hóa, dịch vụ (thuế giản thu) và trên tài sản ”
Một khái niệm khác vẻ thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong
cuốn sách ''Economics” của hai nhà kinh tế Mỹ, dựa trên cơ sở đối giá như sau: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiên (hoặc chuyển giao
bằng hàng hoá, địch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phú,
mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào
cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi
Trang 18thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỳ tiên tệ tập trung của Nhà nước đề đáp ứng các nhu câu chỉ tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước
Trên giác độ người nộp thuế, ¿hé được coi là khoản đóng góp bắt buộc
mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cẩu chỉ tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước
Trên giác độ kinh tế học, thuế ià một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà
nước sử dụng quyền lực cúa mình đề chuyển một phần nguôn lực từ khu vực tư sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nude
Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất vẻ thuế
Theo từ điền tiếng Việt - Trung tâm từ điên học (1998) thì thuế là khoản tiền
hay hiện vật mà người dân hoặc các tô chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu
nhập, nghề nghiệp v.v buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định Đến nay, tuy chưa có một định nghĩa vẻ thuế thống nhất, nhưng các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì định nghĩa
về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:
- Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa
Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực
tiếp;
- Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này nảy sinh một cách khách
quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt
buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước;
- Các pháp nhân và thê nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế
Trang 19đã được pháp luật quy định;
- Và việc sử dụng tiền thuế phải đành cho mục đích chung
Trong cơ chế kinh tế thị trường, điện hình là khái niệm vẻ thuế của
Gaston Jeze đưa ra trong giáo trình Tải chính công Dựa vào định nghĩa này
và các yêu cầu nêu trên, có thê đưa ra một khái niệm tông quát vẻ thuế phù
hợp với giai đoạn hiện nay như sau:
Thuế là một khoản nộp bằng tiên mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đổi với Nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trãi cho các nhu cầu chỉ tiêu công cộng
b Đặc điểm của thuế
Qua phân tích nguồn gốc của sự ra đời của thuế và khái niệm chung về
thuế nêu trên, có thế khăng định rằng: Thuế là một công cụ tài chính của Nhà
nước, được sử dụng đề hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Tuy nhiên, thuế khác với các công cụ tài chính khác như
phí, lệ phí, tiền phạt v.v Điều này thể hiện qua các đặc điểm cơ bản của thuế
trong kinh tế thị trường như sau:
- Thuế là khoán trích nộp bằng tiền: Theo phương thức đánh thuế trong nền kinh tế thị trường, về nguyên tắc thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, khác với hình thức nộp thuế bằng hiện vật đã tồn tại từ thời xa
xưa hoặc khác với chế độ giao nộp sản phẩm trong nên kinh tế phi thị trường
Nhiều quan điểm cho rằng, đây chính là sự khác biệt cơ bản và đầu tiên của thuế trong nền kinh tế thị trường và thuế trong các nền kinh tế khác Chính sự phát triển của hoạt động trao đôi hàng hóa bằng tiền đã làm cho thuế phát
triển, và ngược lại việc bắt buộc nộp các khoản thuế bằng tiền đã góp phần
thúc đây sự phát triển của nền kinh tế thị trường bằng cách đòi hỏi người nộp thuế trong trường hợp không có tiền phải đổi những tài sản hiện vật của mình
Trang 20pháp lý tối cao của thuế Thuế là nghĩa vụ cơ bản của công đân đã được quy
định trong Hiến pháp - Đạo luật gốc của một quốc gia Việc ban hành, sửa đôi, bô sung, hay bãi bỏ bất kỳ một loại thuế nào cũng chỉ có một cơ quan duy nhất có thâm quyên, đó là Quốc hội - cơ quan quyển lực nhà nước tối cao
Mặt khác, tính quyền lực nhà nước cũng thê hiện ở chỗ nhà nước không thê
thực hiện thu thuế một cách tùy tiện mà phải dựa trên những cơ sở pháp luật
nhất định đã được xác định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
- Luôn gắn liền với thu nhập: Đặc điểm này thể hiện rõ nội dung kinh tế của thuế Nhà nước thực hiện thu thuế thông qua quá trình phân phối lại tông sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, mà kết quả của nó là một bộ phận thu
nhập của người nộp thuế được chuyên giao bắt buộc cho nhà nước mà không
kèm theo bất kỳ một sự cấp phát hoặc những quyên lợi nào khác cho người nộp thuế Thuế, cho dù dưới bắt kỳ hình thức nào đều buộc người trả thuế
phải lấy một khoản thu nhập của mình ra thanh toán cho nhà nước mà không
cần biết mình đã chuẩn bị được khoản thu nhập đó hay chưa Với đặc điểm
này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chính tự nguyện hoặc
hình thức phạt tiền tuy có tính chất bắt buộc, nhưng chỉ áp dụng đối với những tô chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật
- Không hoàn trả trực tiếp và được sử dụng để đáp ứng chỉ tiêu công
cộng Tính chất không hoàn trả trực tiếp được thê hiện trên các khía cạnh sau:
Một là, sự chuyên giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá Về mặt pháp lý, thuế không là giá cả của dịch vụ cung cấp
Hai là, các khoản thuế đã nộp cho nhà nước sẽ không được dùng phục
vụ trực tiếp cho người nộp thuế, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã
Trang 21hội chuyên giao cho nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế được thừa hưởng những dich vu và hàng hóa công cộng do nhà nước cung cấp Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi nhà nước cung cấp hàng
hóa, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho nhà nước Người nộp thuế sẽ nhận được một phân các hàng hóa, dịch vụ công cộng mà nhà nước đã cung cấp cho cả cộng đồng, phần giá trị mà người nộp thuế được
hưởng thụ không nhất thiết tương đồng với khoản thuế mà họ đã nộp cho nhà
nước Đặc điểm này của thuế giúp ta phân định rõ thuế với các khoản phí, lệ
phí và giá cả
c Vai trò của thuế
- Thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Thuế là công cụ quan
trọng của nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế Đề huy động được nguồn
lực vật chất cho ngân quỳ nhà nước thì thuế là công cụ chủ yếu chiếm số lớn
trong nguồn thu, để đảm bảo cho nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước trong quá trình thực hiện các chức năng xã hội nói chung Trong tông số thu ngân sách
nhà nước thì số thu vẻ thuế chiếm tỷ trọng cao nhất Day là nguồn thu ổn định
nhất được kế hoạch hóa tốt trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triên
kinh tế của đất nước trong một năm Hằu như mọi khoản chỉ tiêu của ngân
sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những người thông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho nhả nước một cách trực tiếp và gián tiếp
- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: Sử
dụng công cụ thuế, nhà nước có thể điều tiết thu nhập một cách hợp lý, giảm
bớt sự bất công bằng trong xã hội Nếu sử dụng tốt công cụ này thì chính nó sẽ trở thành động lực khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển Ngày
nay trong nên kinh tế thị trường, thuế ngày cảng có vị trí quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Hoạch
Trang 22định các chính sách thuế phải đảm bảo phát huy vai trò là công cụ của nhà nước điều tiết nền kinh tế bằng các sắc thuế Thông qua các phương pháp quản lý thu thuế cùng với các biện pháp tài chính khác của nhà nước tác động
hình thành nên thị trường, bình ôn giá cả tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu cho ngân sách
- Thuế còn là công cụ đề thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh: Vai trò này xuất hiện trong quá trình tô chức thực hiện
các luật thuế trong thực tế Đề đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan
phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh Ngành nghè và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù và phương thức hạch toán riêng có Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ, tìm mọi biện pháp tháo gỡ Đông thời cũng qua
công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lý kinh tế
để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này Như vậy, qua công
tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn điện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý nhà nước về
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội
- Thuế góp phần thúc đây sản xuất, kinh doanh phát triển: Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của ngân sách
nhà nước, mà còn là một công cụ làm đòn bây để thúc đấy sản xuất, kinh
doanh phát triển Tùy thuộc vào chủ trương phát triển kinh tế, Nhà nước có
thể dùng thuế đề tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ở một
số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cầu hợp lý hơn.
Trang 231.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh cá thé a Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Theo Quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của
Chính Phủ thì “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân liệt Nam hoặc
một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh
tại một địa điểm, sử dụng không quả mười lao động, không có con đấu và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đổi với hoạt động kinh
doanh ”
Giống như các chủ thể khác của Luật dân sự, những cá nhân tham gia
thương trường phải chịu trách nhiệm đến cùng, hay nói cách khác, họ phải
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ, hay đối
với tất cả các hành vi thương mại của mình Cá nhân kinh doanh thường được
gọi là thương nhân đơn lẻ hay hộ kinh doanh cá thể Về mặt học thuật, người
ta thường gọi đó là thương nhân thẻ nhân để phân biệt với các công ty mà thường được gọi là thương nhân pháp nhân
Tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể (hay hộ cá thế) được hiểu bao gồm
cả cá nhân kinh doanh (hay thương nhân thê nhân), hộ gia đình hay một nhóm người cùng góp vốn làm ăn nhưng không thành lập pháp nhân Theo qui định
tại Nghị định 27-HĐBT ngày 09/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, hộ kinh
doanh cá thê có các điều kiện sau:
- Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc quyền sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh;
- Chủ đăng ký kinh doanh phải là người lao động trực tiếp;
- Những người lao động khác phải là bố mẹ, vợ chồng, con hoặc những người thân khác có tên trong sô đăng ký hộ khâu của người đứng tên
đăng ký kinh doanh;
- Thu nhập sau khi đóng thuế thuộc quyền sở hữu của chủ hộ.
Trang 24b Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Về sở hữu vốn, tài sản: Đây là đặc điểm cơ bản, khác biệt giữa hộ
kinh doanh với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp (trừ doanh
nghiệp tư nhân) Đối với các hộ kinh doanh, toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận
đều thuộc sở hữu tư nhân Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về
hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân
phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chỉ
phối nào từ các quy định của Nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý Việc kiểm
soát hoạt động vốn, tải sản, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh hầu
như đều do chủ hộ kinh doanh thực hiện
- Đặc điểm vẻ trình độ quán lý kinh doanh và chuyên môn nghiệp vụ: So với các thành phần kinh tế khác, phần lớn chủ hộ kinh doanh đều có trình
độ văn hóa chưa cao Đồng thời, hầu hết các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh
chỉ ở mức độ quy mô nhỏ, phát triển kinh tế gia đình kiếm thêm thu nhập v.v nên trình độ quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh doanh còn
hạn chế So với những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước,
thành phần kinh tế đầu tư nước ngoài, các đoanh nghiệp ngoài quốc doanh thì
phần lớn những chủ hộ kinh doanh cá thể đều chưa được đào tạo về các nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn, việc quản lý kinh doanh chủ yếu là
theo kinh nghiệm Vì vậy, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
hộ kinh doanh còn thấp, phần lớn hoạt động ở lĩnh vực thương mại và dịch
vụ, mục đích chính là mua đi bán lại kiếm chênh lệch giá, một số lượng nhỏ
hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thì trình độ công nghệ thấp, trình độ quản lý không cao do đó năng suất lao động đạt thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất
không cao
Khó khăn thách thức đối với HKD tập trung vào các vấn đề tài chính, tiếp cận thị trường và nguôn thông tin, tiếp cận với cơ quan nhà nước, công
Trang 25nghệ bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin Chính
vì điều này, HKD không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh doanh mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triên tự nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy mô đẻ tiến lên chuyển sang doanh nghiệp dé
được hưởng những điều kiện thuận lợi và có cơ hội cạnh tranh hơn trên thương trường
- Đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật: Xuất phát từ trình độ còn hạn chế nêu trên, nên phần lớn các chủ hộ kinh doanh có trình độ nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng rất thấp, biểu hiện rõ nhất là số đông cơ sở kinh doanh không lập và lưu giữ sô sách kế toán đúng theo quy định Về nguyên tắc, khi tiến hành sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tự nghiên cứu tìm hiểu các qui định của pháp luật về kinh doanh,
nghĩa vụ thuế Nhưng đối với các HKD thì gần như ngược lại, họ tiến hành
sản xuất kinh đoanh, sau đó mới tìm hiểu các nghĩa vụ đối với nhà nước Một
số chủ cơ sở kinh doanh có trình độ tương đối cao, am hiểu về pháp luật trong kinh doanh nhưng vẫn không thực hiện đúng các quy định vẻ chế độ số sách kế toán, hóa đơn chứng từ để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
- Đặc điểm về số lượng và loại hình: Số lượng các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh rất lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nên kinh tế, từ sản xuất, gia công chế biến, xây dựng, vận tải v.v đến các
loại hình thương nghiệp, dịch vụ và được trải rộng trên khắp các địa bản trong cả nước Bên cạnh một bộ phận chủ hộ kinh doanh mang tính chất chuyên nghiệp, kinh doanh lâu năm có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh còn
có một bộ phận không nhỏ là cán bộ, công nhân viên nghỉ hưu, nghi mất sức,
người nông đân tranh thủ kinh doanh thêm, những đối tượng chính sách như thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng v.v tham gia
kinh doanh đê cải thiện thêm đời sống.
Trang 26Mặt khác, do đặc điểm quy mô nhỏ gọn, năng động, nhạy bén nên các
hộ gia đình, cá nhân kinh doanh rất đễ thay đôi hình thức hoạt động, thay đôi
chủ hộ kinh đoanh, đễ đi chuyên, nghỉ, bỏ kinh doanh, gây khó khăn cho công
tác quản lý của cơ quan thuế cũng như các cơ quan quản lý khác e Vai trò của hộ kinh doanh cá thể
- HKD tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nên kinh tế nhưng là thành phần kinh tế không thể thiếu được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng đất nước HKD càng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng
đáng trong nên kinh tế quốc dân
- HKD phát triển góp phần lam tang thu cho NSNN Nguon thu từ thành phần kinh tế này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tông thu
NSNN, góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế và cũng từ đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng như NSNN
- HKD thu hút một lực lượng lao động lớn, tận dụng được lực lượng
đôi dào, nhất là lao động có tay nghề cao, đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, tạo thu nhập và từng bước góp phan
nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư Phương pháp kinh doanh của hộ
cá thể cũng rất phong phú và đa dạng, thu hút nhiều thành phần xã hội tham
gia, do đó trình độ chuyên môn, tay nghề của họ cũng rất đa dang
- HKD tận dụng được các nguồn lực vốn lớn, là động lực khai thác tiềm
năng, tài nguyên, đất dai đưa vào sản xuất, kinh doanh làm tăng sản phẩm cho xã hội, đồng thời phát huy sức sáng tạo trong dân, thúc đây sản xuất phát
triển
- Sự phát triển của HKD đã góp phân thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cau lao động ở nông thôn Cùng với việc tham gia vào phát triển kinh
tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách vả
góp phân giải quyết các vấn đề xã hội, các HKD với quy mô nhỏ, linh hoạt .
Trang 27đáp ứng được
1.1.3 Các sắc thuế chú yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thế
Kê từ ngày 1/1/1999 thực hiện chương trình cải cách thuế bước hai, hệ
thống thuế của nước ta bao gồm 10 sắc thuế, trong đó có 4 sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh đoanh, cụ thê như sau
a Thuế Môn bài
Thuế Môn bài thu một năm một lan nhằm mục đích hoàn thiện việc
kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh, qua đó có căn cứ phân loại cơ sở kinh doanh theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ để có biện pháp
quản lý thích hợp với từng đơn vị và động viên một phần đóng góp của cơ sở
kinh doanh ngay từ đầu mỗi năm để đáp ứng nhu câu chi tiêu cho NSNN
trong khi nhiều khoản thuế chưa phát sinh nguồn thu
Việc xác định bậc Môn bài và mức thuế Môn bài đối với hộ kinh
doanh hiện nay áp dụng theo Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002,
cụ thê như sau:
Bảng 1.1: Quy định về thu nhập tính thuế, bậc và mức thuế Môn bài
Trang 28
Người nộp thuế Môn bài nộp tờ khai thuế Môn bài cho cơ quan thuế
quản lý trực tiếp Người nộp thuế kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh đoanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây đựng, vận tải, nghé tu
do khác nộp hồ sơ khai thuế Môn bài cho Chỉ cục Thuế quản lý địa phương
nơi có hoạt động kinh doanh hoặc nơi cư trú
b Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
- Đối tượng chịu thuế GTGT: la hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc điện chịu
thuế GTGT được quy định rõ tại điều 5 của Luật thuế GTGT
- Người nộp thuế GTGT: là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tô chức, cá nhân nhập khâu hàng hóa chịu
thuế GTGT
- Căn cứ tính thuế GTGT: là giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuế
được Luật quy định chỉ tiết áp dụng cho từng lĩnh vực hoạt động của hàng
hóa, dịch vụ Thuế suất thuế GTGT hiện nay chỉ quy định 3 mức thuế suất là
0%, 5%, 10%
- Phương pháp tính thuế: Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, các cơ sở kinh doanh áp dụng các hình thức kê khai thuế GTGT: kê khai theo phương pháp khấu trừ vả kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
c Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
Thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của
các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần
- Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm: Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thô Việt Nam Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều
Trang 293 của Luật thuế TNCN phát sinh trong lãnh thê Việt Nam
- Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền
lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất Thu nhập tính thuế được
xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoán sau: Các khoản đóng góp bảo
hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiêm trách nhiệm
nghề nghiệp đối với một số ngành nghẻ phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Các khoản
giảm trừ gia cảnh Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ
khuyến học
- Thuế suất thuế TNCN: đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại
Điều 22 Luật Thuế TNCN, cụ thê như sau:
Bảng 1 2: Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần
Bậc thuế Phân thu nhập th Phân lâu Hiệp = Thuế suất thuê/năm (triệu đồng) thué/thang (triệu đông) (%)
(Nguôn: Thông tư sô 84/2008/TT-BTC)
- Phương pháp tính thuế: Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh,
từ tiền lương, tiền công là tông số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và
thuế suất tương ứng theo biểu lũy tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo
từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập
Trang 30nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó d Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
- Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ nhất định Nó được đánh thuế độc lập với các loại thuế như thuế GTGT, thuế Nhập khâu nhằm tạo nguồn thu cho NSNN, thực hiện điều tiết thu nhập của những người có nhiêu tiền, ngoài ra nó còn có tác dụng hướng
dẫn tiêu dùng, bảo vệ môi trường
- Đối tượng chịu thuế TTĐB: Theo Luật thuế TTĐB hiện hành, việc xác định hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB được dựa trên 2
được bán vào khu chế xuất được miễn thuế TTĐB
- Người nộp thuế TTĐB: là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
- Căn cứ tính thuế TTĐB: là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất Đối với các hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đây đủ, không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế sẽ ấn định thuế TTĐB phải nộp
1.2 NOI DUNG QUAN LY THU THUE DOI VOI HO KINH DOANH 1.2.1 Khái niệm mục tiêu nguyên tắc quản lý thu thuế
a Khái niệm quản lý thu thuế:
Quản lý thu thuế là việc tô chức, điều hành, giám sát của cơ quan thuế
nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN đúng theo quy định của pháp luật.
Trang 31b Mục tiêu quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế phải hướng đến thực hiện các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, đâm bảo kế hoạch thu NSNN một cách đầy đủ và kịp thời Ở bất kỳ quốc gia nào, chỉ tiêu của khu vực công cũng rất lớn, cần thiết và cấp bách Nếu không thu đúng, thu đủ và kịp thời có thể gây tắc nghẽn quá trình tài trợ chỉ tiêu công và ảnh hướng tiêu cực đến quá trình thực thi chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước Chính vì vậy, đây được xem là mục tiêu quan trọng
hàng đầu của quản lý thu thuế Nếu mục tiêu này không hoàn thành thì việc
đạt được những mục tiêu khác không mang đây đủ ý nghĩa
Thứ hai, nâng cao mặt bằng nhận thức của dân chúng và cả một bộ phận nhân viên thuế vẻ vai trò của thuế đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Nhận thức của dân chúng chưa đúng và phiến diện về thuế là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trang thất thu thuế và gian lận thuế Chính vì vậy, dẫn đến làm cho hình ảnh thuế cùng với bộ máy thuế bị méo mó ít nhiều Dây là nguyên nhân dễ thấy nhưng cần rất nhiều thời gian dé cải thiện Quản lý thuế không thể xa rời mục tiêu này Thông qua tiếp xúc, tuyên
truyền, tư vấn, giải thích, giáo dục cho các đối tượng nộp thuế, nhân viên,
công chức thuế giúp người nộp thuế hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của các tổ chức
và công đân cùng với quyền lợi sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế
Thứ ba, đảm bảo thực thi pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung Thực ra, tôn trọng pháp luật thuế từ cả 2 phía - cơ quan thuế và đối
tượng nộp thuế là đề cao quyền và nghĩa vụ của các tổ chức công dân Tôn
trọng pháp luật thuế tạo điều kiện vật chất ban đầu cho quá trình thực thi dân
chủ và phát huy sức mạnh cộng đồng, bước quan trọng để dân cư làm chủ bản
thân và làm chủ xã hội
e Nguyên tắc quản lý thu thuế
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật Luật và pháp lệnh phải phù hợp với
Trang 32Hiến pháp quy định Quy trình xây dựng biện pháp quản lý thuế phải xuất
phát từ các Luật thuế, Luật quản lý thuế vả nằm trong khuôn khô luật quy
định Tổ chức và quản lý thu thuế phải bao quát nguồn thu mà các luật thuế quy định Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp quán lý thuế của Nhà nước phải tương thích với các quy định chung về thuế của các tô chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong quản lý thu thuế: Quy
trình tổ chức và quản lý thu thuế được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả
nước cho các cơ quan thu theo luật định, cho người nộp thuế, các pháp nhân và thê nhân Không cho phép cơ quan thu đặt ra bắt cứ biệt lệ nào và không
cho phép phân biệt đối xử giữa những người nộp thuế trong quá trình tổ chức
hành thu thuế
- Nguyên tắc công bằng trong quản lý thu thuế: Một nguyên tắc cơ bản
của thuế là công bằng, nghĩa là mọi công dân phải có nghĩa vụ vật chất đối với Nhà nước, phù hợp với khả năng tài chính của mình Khi xây dựng biện
pháp quản lý thuế phải quán triệt nguyên tắc này nhằm động viên sức lực của
toàn xã hội cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, qua đó gắn kết
nghĩa vụ, quyên lợi của các tỏ chức và công dân với nghĩa vụ, quyền lợi của quốc gia Chỉ như thế sự phát triên mới mang tính cộng đồng bèn vững
- Nguyên tắc minh bạch: Các khâu trong quy trình quản lý thuế đối với người nộp thuế, các thê nhân và pháp nhân phải được công khai hóa Công tác
tuyên truyền, tư vấn, giải thích quy trình quản lý thuế đến việc tô chức thực hiện từng khâu trong quy trình này đều phải rõ ràng, dé hiểu, công khai
- Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả: Quản lý thu thuế là
những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chính pháp định Nguyên tắc
này đòi hỏi cơ quan hành thu phải xây dựng quy trình quản lý thu thuế theo
luật định một cách hợp lý sao cho phù hợp với tình hình, đặc điêm, điều kiện
Trang 33sản xuất kinh doanh, thu nhập phát sinh của người nộp thuế Thực hiện nguyên tắc này phải tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm tối da chi phi vé thời gian, vật chất cho cơ quan thu và cho người nộp thuế Có như vậy mới phát
huy được hiệu quả và hiệu lực của cơ chế hành thu thuế
1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Căn cứ pháp lý trong quan ly thuế đối với HKD: Luật thuế GTGT, Luật thuế TNCN, Luật thuế TTĐB, Luật thuế Tài nguyên và các văn bản hướng
dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của
Bộ Tài chính; các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế Môn bài, Quy trình quản lý thuế đối với HKD ban hành theo Quyết định số 1201/TCT/QĐ-TCCB ngày 26/7/2004, Quy trình quản lý nợ thuế ban hành
kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 và Quyết định số 752/QĐ-TCT ngày 14/5/2010, Quy trình miễn thuế, giảm thuế ban hành theo Quyết định số 1444/QĐ-TCT ngày 24/10/2011 của Tổng cục Thuế
a Quản lý quy trình thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ vào các quy định vẻ tê chức bộ máy ngành thuế, chức năng,
nhiệm vụ các đội thuộc Chi cục Thuế, các bộ phận liên quan trực tiếp đến quy
trình quản lý thu thuế là:
- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học
- Đội Quản lý nợ và Cường chế nợ thuế;
- Đội Kiểm tra thuế;
- Đội Tông hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Án chỉ:
- Đội thuế liên xã, phường, thị trắn
Công tác quản lý thuế đối với HKD là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp
và nhạy cảm, do so lượng hộ kinh doanh lớn, trình độ nhận thức của chủ hộ
Trang 34còn nhiều hạn chế Do đó, việc điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán phải
thực hiện đúng quy trình và đúng các quy định của pháp luật hiện hành HKD được quản lý thu thuế theo quy trình 1201/TCT/QĐ/TCCB ngày
26/07/2004 của Tông cục Thuế Một số bước cơ bản trong quy trình quản lý thu thuế:
- Lập dự toán thu thuế: Đây là khâu đầu của chu trình ngân sách nhằm xây
dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách,
phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương Từ đó, giao nhiệm vụ
thu ngân sách phù hợp với khá năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ
của từng ngành, từng cắp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy định của pháp luật + Mục tiêu, yêu cầu xây dựng dự toán thu ngân sách nhằm ôn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân
dân, tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành kinh tế, xã hội và tài
chính ngân sách của Chính phủ Xây dựng dự toán thu ngân sách phải đám
bảo tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật vẻ thuế, chế độ thu, trong đó cần chú ý những chế độ, chính sách
thuế mới được ban hành sửa đôi, bổ sung
+ Căn cứ kết quả thực hiện thu 6 tháng đầu năm để dự kiến số ước thực hiện cả năm trên địa bàn vẻ tông số thu, từng sắc thuế; so sánh với dự toán pháp lệnh, chỉ tiêu phần đấu và thực hiện cùng kỳ, có sự đối chiếu với tỷ
trọng, tiến độ thu của các năm trước Xây dựng dự toán phân tích, đánh giá
ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố (kinh tế, cơ chế chính sách, công tác quản lý thu) làm ảnh hưởng tăng, giảm thu ngân sách đến từng khu vực, sắc thuế so với dự toán pháp lệnh đã giao Ở phạm vi cơ quan thuế địa phương, lập kế
hoạch thu thuế là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguôn lực
cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đẻ ra Kế hoạch thu thuế là quá trình tính toán, tổng hợp những khả năng có được các khoản thu vẻ thuế, các khoản
Trang 35thu mang tính chất thuế trong một khoản thời gian xác định từ đó hình thành
nên những khoản thu tập trung phản ánh trong dự án ngân sách, đồng thời tô chức thực hiện, phân tích và đánh giá kết quả đạt được
+ Lập kế hoạch thu thuế được thực hiện qua bốn giai đoạn: Xây dựng
kế hoạch, tê chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo thực hiện kế hoạch và đánh
giá kiểm tra tình hình thực hiện Để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán
thu, cơ quan thuế phải quan tâm làm tốt công tác kế toán, thống kê thuế và
phân tích dự đoán nguồn thu kế toán thuế là một bộ phận của hoạt động kế toán gắn với nội dung công việc của ngành thuế Phân tích thống kê có ý
nghĩa lớn cho thấy tiềm năng khai thác nguồn thu, phân tích kết quả thực hiện
kế hoạch thuế đề xác định khả năng thực tế của người nộp thuế, xu thế chấp hành pháp luật thuế và đánh giá đúng năng lực quản lý của ngành thuế
- Tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế:
+ Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế là nhiệm vụ của
cán bộ thuế, bằng nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để tuyên truyền về chính sách thuế một cách hiệu quả đến người nộp thuế và các tầng lớp dân
cư Hoạt động tuyên truyền về thuế bao gồm các nội dung tuyên truyền từ bản
chất của thuế, lợi ích xã hội từ việc nộp thuế cho đến các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế nhằm tạo điều kiện cho người dân hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật thuế Các biện pháp tuyên truyền kịp
thời còn giúp người nộp thuế cập nhật thường xuyên thông tin về thuế khi có
những sửa đôi, bô sung về chính sách để có những điều chinh cho phù hợp trong sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ của mình
+ Cơ quan thuế cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế và tổ chức
các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ với những nội dung, hình thức phù hợp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người nộp thuế nhanh nhất và đầy đủ
nhất, nhằm giúp cho người nộp thuế hiệu biết pháp luật thuế và kê khai thuế,
Trang 36nộp thuế đúng qui định của pháp luật thuế - Tổ chức thu nộp thuế:
+ Xử lý tờ khai thuế: Nhận các tờ khai thuế, phát hiện các lỗi kê khai
và hướng dẫn người nộp thuế sửa lỗi kịp thời, xác định nghĩa vụ thuế theo kê
khai của người nộp thuế Theo đöi tình hình thực hiện kê khai của người nộp
thuế và cung cấp thông tin này cho các khâu quản lý tiếp theo để các khâu
quản lý như hỗ trợ, thu nợ, thanh tra, kiểm tra có biện pháp xử lý phù hợp
như hướng dẫn người nộp thuê dé tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chưa hiểu rõ; hoặc xem xét sửa đôi mẫu tờ khai nếu tờ khai chưa
phù hợp; hoặc đó là một dấu hiệu để xem xét, lựa chọn các trường hợp thanh
tra
+ Kế toán thuế: Nhận chứng từ nộp thuế, hạch toán số thuế đã nộp của người nộp thuế, theo đõi thanh toán thuế, đảm bảo tính đúng nợ thuế của người nộp thuế theo từng khoản thuế phải nộp, nhằm giúp cho bộ phận Quản
lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế thực hiện đôn đốc vả áp dụng các biện pháp
thu nợ thuế có hiệu quả
- Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế:
+ Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của
người nộp thuế, có biện pháp kịp thời để đôn đốc và thực hiện các biện pháp thu nợ có hiệu quá, đúng theo quy trình Quản lý nợ thuế
+ Theo đõi được số thuế nợ của người nộp thuế theo từng loại thuế, mức nợ, tuôi nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ thuê và kết hợp với việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của người nộp thuế
để xây dựng kế hoạch và có biện pháp tô chức thu nợ phù hop
b Quản lý các thủ tục hành chính thuế
- Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
Trang 37+ Thành lập và đăng ký hộ kinh doanh: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuôi, có năng lực pháp luật và hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền
thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh Đẻ phù hợp
với năng lực, trình độ quản lý của quy mô hộ kinh doanh, tại Nghị định
43/2010/NĐ-CP cũng quy định, mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký
một hộ kinh doanh trên toàn quốc Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động thì phải chuyên đôi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp
+ Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh: Trước khi kinh doanh, hộ
kinh doanh phải gửi Giấy để nghị ĐKKD và hồ sơ kèm theo đến Phòng
ĐKKD cắp huyện Cơ quan ĐKKD cấp huyện có trách nhiệm cấp Giấy chứng
nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh trong thời hạn 0Š ngày làm việc kế từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kế từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghẻ kinh doanh phải có điều kiện
Một số nội dung trên Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh
+ Ngành nghè kinh doanh/Số vốn kinh doanh
+ Họ tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại điện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập
- Thủ tục đăng ký, cấp mã số thuế:
+ Đăng ký cấp mã số thuế: Theo quy định của Luật Quản lý thuế và
các văn bản hướng dẫn thi hành, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có trách
Trang 38nhiệm phải đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chưa được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD)
+ Thay đôi thông tin đăng ký thuế: Khi có thay đổi thông tin trong hồ
sơ đăng ký thuế đã nộp thì hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế
trong thời hạn 10 ngày làm việc, kê từ ngày có sự thay đôi thông tin
+ Sử đụng mã số thuế: Hộ kinh doanh phải ghi mã số thuế được cấp
vào hóa đơn chứng từ, tải liệu khi thực hiện các giao dịch kính doanh, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch khác về thuế Cơ quan thuế, Kho
bạc nhà nước sử dụng mã số thuế và thu thuế vào NSNN Ngân hàng thương
mại, tô chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế nói chung và các chứng từ giao dịch qua tài khoản
- Chấm dứt hiệu lực của mã số thuế: Mã số thuế của hộ kinh doanh sẽ
cham dirt hiệu lực trong các trường hợp:
+ Cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh;
+ Cá nhân chết, mat tích, mắt năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cá nhân hoặc
người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo
với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã
số thuế, Cơ quan thuế sẽ thông báo công khai các mã số thuế chấm dứt hoạt động và mã số này không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kê từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai vẻ việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Thủ tục kê khai thuế:
+ Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai: Việc
quản lý nghĩa vụ kê khai, xử lý tờ khai và kế toán thuế, đôn đốc thu nợ thuế
Trang 39của các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thực hiện theo các Quy trình
quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế và Quy trình Quản lý nợ thuế của
Tông cục Thuế, tương tự như đối với doanh nghiệp, tố chức
+ Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán: Hộ kinh
doanh thực hiện khai thuế theo năm (một năm khai một lần) Căn cứ tài liệu
kê khai của người nộp thuế về doanh thu, thu nhập, sản lượng và giá bán tải nguyên khai thác và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, Chi cục Thuế phối hợp
với hội đồng tư vấn thuế xã, phường kiểm tra xác định tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ khai thuế, tổ chức điều tra xác định lại doanh thu, thu nhập những trường hợp có nghi vấn khai không đúng để ắn định lại doanh thu kinh
doanh, sản lượng và giá bán tài nguyên khai thác Để đảm bảo việc xác định
thuế được công bằng, trước khi thông báo số thuế phải nộp của từng hộ, cá nhân, Chi cục Thuế phải công khai dự kiến doanh thu, số thuế phải nộp của từng hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán đẻ lấy ý kiến các hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên; sau đó tham khảo ý kiến hội đồng tư vấn thuế xã, phường đẻ xác định và thông báo cho hộ, cá
nhân nộp thuế biết và thực hiện Số thuế khoán được xác định cho từng tháng và ôn định khoán trong một năm, trừ trường hợp hộ nộp thuế khoán có thay
đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô khai thác tài nguyên,
khoáng sản
- Thủ tục nộp thuế:
+ Thời hạn nộp thuế được quy định gắn với thời hạn khai thuế Trường hợp HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Trường hợp
HKD nộp thuế theo phương pháp khoán, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi
trên thông báo của cơ quan thuế.
Trang 40+ Người nộp thuê vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tự: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt
- Thủ tục giải quyết hoàn thuế, miễn, giảm thuế và xóa nợ thuế, xử phạt về thuế:
+ Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với các trường hợp:
Tô chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB theo quy định của pháp luật và các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào NSNN lớn hơn số tiền thuế phải nộp Người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp đối với từng loại thuế thì được trừ vào tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được trả lại số tiền thuế nộp thừa
+ Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các
trường hợp thuộc điện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản
pháp luật vẻ thuế và lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt gửi đến cơ quan
quản lý thuế cấp trên
+ Trường hợp trong tháng, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nghỉ
kinh doanh cả tháng thì được miễn số thuế phải nộp của tháng đó Trường
hợp trong tháng, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nghỉ kinh doanh từ mười lãm ngày trớ lên thì được xét giảm 50% số thuế phải nộp của tháng
+ Hộ, cá nhân nghỉ kinh doanh thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế phải lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế gửi đến cơ quan quản lý thuế Căn cứ
hồ sơ đề nghị giảm thuế, cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ và ra quyết
định giảm thuế
c Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế
- Quan ly thông tin về người nộp thuế: Công tác quản lý thông tin về hộ
kinh doanh là khâu đầu tiên và quan trọng trong công tác quản lý thuế đối với