1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LVTS-1997 - Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Ở Nông Thôn Tỉnh Bình Dương

83 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Porn dai Bình Dương

BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

-_ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

Ở NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG

-_ Chuyên ngành:VĂN HOA HOC Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HOÁ

Người hứơng dẫn khoa học: GS.PTS HOÀNG VING

HÀ NỘI - 1997

Trang 2

FO 09 S402

x 4160

BO VAN HOA THONG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA - HÀ NỘI

:‡, XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VAN HOA

'Ở NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyén nganh: Van héa hoc

Luận văn Thạc sĩ khoa lọc văn hóa

Người hướng dẫn khoa học :

Trang 3

MUC LUC

Chương 1:

Vai trô của văn hóa đối với sự phát triển của nồng thôn

nước ta hiện nay,

1.1: Quan niệm chung về văn hóa cuc cheeece 1.9: Vai trà của văn hồa trong sự phát triển nông thôn hiện nay

Chương 2:

Thực trạng đời sống văn hóa ở nồng chôn

tỉnh Bình Dương biện nay

9.1: Một số đặc điểm của vùng văn hóa Nam Hộ uc

3.9: tổng quan về tỉnh Bình Dưỡng cá cuc ca

9.38: Thực trạng đồi sống văn hóa ở nông thôn tỉnh đình J2ưỡii

Chương

Mật số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả của việc xây dựng đời sống văn hóa

ở nông thôn tỉnh Bình Dương

d.1: Một số định hướng cho việc xây đựng đời sống văn hóa ở

nâng thân tỉnh Bình Dương à 2 cv nh nh HH ke

3.3: Một, số giải pháp nhằm nâng cau hiệu quả xây dựng đời gống văn hóa ở nông thôn tỉnh Binh Dương

3.8: Một số kiến nghị mang Lính điển kiện cho việc triển khai

gác giải phập

cà nh ctccees cet cecseecssenetesescosapesieeceesssecererssserescensses

Trang

Trang 4

PHAN MO DAU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAL

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu đài đã được Đẳng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú ý Trong những giai

đoạn lịch sử cách mạng khác nhau, vấn để xây dựng đời sống văn hóa lại được

bổ sung những nội dung mới, đáp ứng với yêu cầu mới mà sự nghiệp cách mạng để ra Trong thời kỳ bước vào quá Hình phát triển kinh tế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu vì mục tiêu đân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và

văn mình như Nghị quyết Đại hội Đẳng toàn quốc lần thứ VHI của Đảng đã nêu ra, vấn để xây đựng đời sống văn hóa ở cơ sở cần được nhận thức lại một cách sâu sắc và toàn điện hơn, đặc biệt là ở vùng nông thôn đang trong quá trình chuyển mình để phát triển cùng với sự phát triển của đô thị và hòa nhập với khu

vue và quốc tế Mội trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai trò động lực của văn hóa để thúc đẩy kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển làm cho nhân tố văn hóa thực sự là nên tang tinh thần của xã hội nông thôn đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Vì vậy, việc nghiên cứu để tài: "Xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn

tỉnh Bình Dương" là một để tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách Nó góp phần làm sáng tỏ nhận thức vai trò của văn hóa đối với sự phát

triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam nói chung, ở nông thôn thôn tỉnh

Bình Dương nói riêng Đồng thời qua sự khảo sát, nghiên cứu đời sống văn hóa ở

cơ sở nông thôn tỉnh Bình Dương, luận văn cũng sẽ fÌm các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này trên địa bàn của tinh

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

e_ Lầm sáng tỏ những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về vai

trà của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trong quá trình

đổi mới hiện nay.

Trang 5

e Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng ở cơ sở nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời gian vừa qua, chỉ rõ những mặt lích cực và hạn chế của nó

trong quá trình phát triển

e- Đề xuất những giải phấp góp phần phát huy vai trò động bực của văn hóa

dồi với sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương hiện nay 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU,

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nấm vững các đường lối, chính sách của Đẳng và Nhà nước ta về xây dựng nền văn hóa mới,và phát triển nông thôn hiện nay Luận văn kết hợp các phương pháp chuyên ngành như so sánh, lổng hợp, thống kê và điều tra xã hội học để thực hiện nhiệm vụ do dé thi dat ra

4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CÚU

cứu quan tâm từ sớm Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này Tiêu biểu cho các công trình này là cuốn "Xây dụng đời sống văn hóa ở cac tinh phia Nam" do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản đấm 1996,

Đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa ở nông thôn như tác phẩm: "Làng Nguyễn" của giáo sư Diệp Đình Hoa, công trình nghiên cứu về làng của

Lương Hồng Quang

Các công trình đó đã có những đóng góp đáng kể trong việc làm rõ vai trò, vị trí của việc xây dựng đời sống văn hốa ở cơ sở, nhận diện rõ đặc trưng ván hóa làng xã của xã hội nông thôn, đặc biệt là nông thôn cổ truyền Bên cạnh đó, dã

có một số luận văn cử nhân ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ở Hoe vidu Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bàn đến vấn để xây dựng đời sống văn hóa ở có

sở trong những năm gần đây,

Riêng ở tỉnh Bình Dương, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu gần với nội dung của đề tài này như:

Trang 6

« Hước đầu khảo sát, sưu tâm nhạc lễ, nhạc tài tử ở Bình Đương của

nhạc sĩ Vũ Hồng Thịnh

» Đân ca Sông Hệ của Lư Nhất Vũ - Lê Giang

+ Địa chí Sông Bé do Giáo sư - Tiến sĩ Trần Kim Thạch chủ biên,

« lễ hội truyền thống các dân tộc ở Sông Bé do Bùi Danh Nhựa chủ

se lịch sử Dang bdé tinh Séng Bé, tip 1 (1930 - 1945) va tip 2 (1945 -

e© Sông Bé - lịch sử chiến tranh nhân đân 30 nam (1945 - 1975)

e Van dé dân tóc ở Sông Bé do Giáo sự - Tiến sĩ Mac Đường chủ biên,

Đề là những công trình nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau của đôi sống chính trị, văn hóa, xã hội của tính,

Cho đến nay, vấn đề: "Xây đựng đài sống sấn hóa ở nông thân tĩnh Binh

Đương” chưa có công trình nào nghiên cứu nhữ một hệ thống chuyên biết, Vì

vậy, đây là để tài mới và không trùng lập với bất cứ công trình khoa học đã công bổ tới nay

5 PHAM VỊ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TẢI -

Để lãi: “X4y dựng đời sống vấn hóa ở nông thần tinh Bink Dương" là loại để tài vừa có ý nghĩa lý thuyết, vừa có ý nghĩa thực tiễn Phạm ví nghiên cứu của

đề tài là hệ thống hồa những quan niệm chung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở vàng nông thôn, lầm rõ đặc thù của nông thôn ở tỉnh Bình Dương trong

quá hình đổi mới hiện nay, khảo sát thực trang văn hóa ở cơ sở nông than của

tính, đánh giá khái quát thực trang đó Vì khái niệm văn hóa là khái niệm rộng, tac giả luận văn tự giới hạn việc khảo sát lập trung ở lĩnh vực văn hóa tính thần, gần liên với lôi sống, phong tục tập quần, sinh hoạt giải trí và tổ chức hoạt động

văn hóa cộng đồng là chủ yếu Trọng tâm là khoảng thời gian từ khi đối mối (1986) dén nay Day là khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, xã

hội tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng đời sống vần hóa ở cơ sở nông thôn

Trang 7

và cũng là cơ sở để đất ra và giải quyết các vấn dé bức thiết của thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa sắp tới,

6 CÁTI MỚI VỀ KHOA HOC CUA PE TAL

s- Để tài póp phần làm sáng tỏ quan điểm cơ bản của Đăng và Nhà nước về

vai trò của văn hồa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hếa đất nước |

e Dé Ai khdo sat, phân tích và đánh giá có hệ thống thue trang van hda 4

cơ sở nông thôn tỉnh Bình Dương hiện nay, để ra những giải nháp góp phần nàng cao hiệu quá hoạt động xây đựng đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn của tỉnh

trong sự nghiệp đối mới hiện nay

7 BỖ CỤC CỦA LUẬN VĂN,

Không kế phần mở đầu và kết luận, luận vấn được chía làm 3 chương

Chương 1: Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển ở nông thôn nước ta hiện nay,

Chương 2: Khái quát thực trạng tình hình đời sống văn hóa ở nông

thôn tỉnh Hình Dương,

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm nang cao hién gua xây đựng đời sống văn hồn ở nông thôn tỉnh Bình Dương,

Trang 8

CHUONG 1

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ

PHAT TRIEN NONG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY,

1.1 QUAN NIÊM CHUNG VỀ VĂN HÓA,

Thuật ngũ văn hóa” từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác địmh nội

hầm từ nhiều phương điện khác nhau Tuy nhiền, bản chất của văn hóa được -

tt

ding dao giới nghiên cứu tán thành là các năng lực sáng tạo và kết quả sáng tac

vươn tối các giá trị nhân văn, nâng đỡ chơ hạnh phúc của còn người Xết mộ cách tổng quát văn hóa thể hiện năng lực, bản chất của con người trong quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình Văn hói,

gắn Hến với hoại động sống của cá nhân và cộng đồng, Nó là chiều cạnh trí tuệ

và các giá trị nhân văn xác lập trên cơ sở các quan hệ mang lính xã hội của con người Như vậy, không thể đồng nhất văn hóa với trình độ học vấn, mặc dò trí thức là đấu hiệu đầu tiên của văn hóa Văn hóa không thể đồng nhất với văn học nghệ thuật, với khoa học, giáo dục hay một loại hình vấn hóa đặc thà Văn hóa là đấu hiệu phân biệt đặc trưng và trình độ của loài người, Nó xác định các giả tị

hổng tới chân, thiện, mỹ, Đó là các giá trị cơ bản của văn hồa nhân loại Nhu -

vậy, văn hổa cổ mật trong các hoại động sống của cá nhân và cộng đồng, từ hoại - động ăn, mặc, ở, đi lại đến hoại động chính tị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật,

lôi sống, phòng (fục, tập quán, tít ngưỡng ở đâu có hoạt động sống của con người là cổ sự can thiệp và định hướng của nhân tố văn hóa,

Văn hóa không phải chỉ phản ảnh bề mặt hoạt động của xã hội mà nó thầm

thấu vào toàn bộ kết cấu của xã hội, từ hoại động sản xuất vật chất đến hoạt động sáng tạo tình thần, từ hoại động chính trị, hoạt động khoa học, hoạt động giáo dục đến nghệ thuật, từ lốt sống, phong tục tập quần, tín ngưỡng tôn giáo tới

bản sắc và bản lĩnh của các đân tộc Chính vì sự phong phú và phức tạp của hoại

Trang 9

động sống vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ nà tạo thành sự phong phú và phức (ạp của khái niệm vấn hóa, Theo Abraham Moles, mgt nhà van hoa học Pháp: “Vân hóa đó là chiều cạnh trí thệ của môi trường nhân dao do con người xây đựng nến trong tiến Hình đời sống xã hội của mình” [3:22],

Giáo sư Vũ Khiêu, nhà văn hóa học Việt Nam nhận xết xác đáng về ban

chất văn háa: "Văn hóa thể hiệu trình độ được vụn trồng của con người, của xã hội Văn hóa là trạng thái con người ngày càng tách rời khỏi giới động vat, ngày càng xoá bộ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người? [12:R| Giáo sự Hà Văn Tân cho rang: “Van hốa là hệ thống ứng

xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh ton vi phat

triển của mình Nói khác đi, văn hóa là sản phẩm hoạt động của Gòn Người lrong

mối quan hệ tường tấc với tự nhiên và xã hội diễn ra trong không gian, thời giá và hoàn cảnh nhất định" [35:33]

Trong quả tình phát triển của các quốc gia, các đân tộc, những nhận thức mới về văn hóa luôn hiện được đất ra và bố sung vào đó những phát hiện sếp phần đáp ứng nhủ cầu của dân lộc và thốt đạt, Thời đại hiện nay là thôi đái của

xu hưởng toàn cấu hỏa và khu vực hỏa, Qua trinh giao lưu về chính rị, kinh ( wa văn hổa ngày càng gì tầng, Sự tấn công có tính chất ấp đảo của các cường quốc kinh tế về phường điện văn hóa đổi với các quốc gia đang phát triển ngây càng mạnh, Bao về giữ gìn và phái huy các giá trị văn hóa của các dân lộc đụng dược đt 6í nhữ tốt sự thách thức lớn lào trong gu Hình phát triển, Năm 1988, khi

phải động thấp ký quốc tế phát triển văn hóa, ông Tổng Giám đốc UINBSCO

Rédérico Mayor dua ra dinh nghĩa: "Văn hóa phần ảnh và thể hiện một cách tổng

quái sống động mội mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các công đồng) dã điển ra trong quá khứ và cũng nhữ dụng điễn ra trong hiện tại, qua hãng bao thể kỷ, nổ đã cấu thành mội hệ thống các giá trì, truyền thống, thẩm rnỹ và lối sống tuà đựa trên đỏ từng đáo tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” (13:22, 331,

NI VẬY Vvău hến Hà trne thể ete ard Đố VẬT Chất và FBSh Ghaa da een aeirst

Trang 10

` - Xã › ny at Sy

sắng tạo sáng tạo ra nhằm phục vụ cho sự tiến bộ của con người, Bản chất đặc trưng của văn hóa chính là sự sáng tạo vươn tới giá trị nhân văn, khẳng định chất

lượng của con người (gồm cả cá nhân và công đồng)

1.2 VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG SỰ PHÁT TRIEN NONG THON

NGÀY NAY,

1.2.1, Một sẽ đặc điểm nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay,

Hiện nay, nước ta đang ở thời kỹ bước vào đẩy mạnh quá trình công nghiệp

hóa và hiện đại hóa Mục tiên phấn đấu mà Đại hội Đẳng toàn quốc lần thi Vii đã đề ra là đến năm 2020, cơ bắn biển nước ta trở thành một nước có nến kinh tế

- xã hội của một nước công nghiệp Giai đoạn từ nay đến đó là giai đoạn chuyển đổi hết sức mạnh mẽ cả kính tế, xã hội và văn hóa Từ xã hội chủ yếu là nóng nghiệp sang xã hội công nghiệp Như vậy, vấn để nông thôn là vấn để lớn của sự

chuyển đổi có tính chất cách mạng này, ở đây, cần nhận thức lại vị trí chiến lược của nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

— Khái niệm “nông thôn” là một Khải niệm phức tạp Khái niềm nông thôn truyền tiếng thường đi Hiến với khái niệm nông dân và nông nghiện Nông thôn

là môi trường văn hóa - xã hội của cư dân nêng nghiệp, cơ sở kimh tế chủ yến là

nông nghiện Chủ thể của xã hội nông thôn là nông đân, Tuy vậy, trong quá tình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đang cố bước chuyển cả về cơ cấu kinh

tế, cơ cấu cư đân và tổ chức cộng đồng Khái niệm mà chúng tôi sử dụng trong

luận văn này là nông thôn gắn với vùng đân cư chủ yếu sản xuất nông nghiệp,

phân biết với vững đô thị là nơi cư dân sống chủ yếu với sản xuất phí nông nghiện,

Nông thôn nước ta là địa bàn sinh sống của 80% đân số cả nước Khối

lượng sẵn phẩm do nông thôn lầm ra chiếm khoảng 35% tổng GDP đảm bảo sản

xuất lương thực cho nhủ cầu toàn xã hội, đồng góp trên 40% kim ngạch xuất khấu Su TÔ năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển đấng

Trang 11

kể Từ một nước thiểu lương thực trong nhiều năm liên tục đã vươn lên xuất hau gao vào loại thứ 3 trên thế giới, Đời sống của nồng đân từng bước được cái tiện cả về phương diện vật chất và tỉnh thần, Các nguồn lực trong nông thôn đang dần

đần phái huy sức mạnh để phát triển

So với yêu cầu phát triển của đất nước, nông thôn Việt Nam cũng dang dat ra những vấn để vừa cơ bản, vừa cấp Huyết,

Trước mất là vấn để nghèo đối và vee làm Hiện nay, cả nƯớc có l3 triệu hộ dan sống tại nông thôn với khoảng TÔ triệu hộ lầm nông nghiệp Trong đỏ có 22% hộ nghèo, khoảng 5% hé con đói kinh niên, Đặc biệt ở miền núi còn tối 2,4 triệu người sống du canh, du cư,

Van dé vide Tim cho thanh niên nông thôn là vấn để lớn biện nay, đặc biết là các khu vực đang chuyển đối sang công nghiệp hóa, ở nhiều vàng nông thon

có tới 30% thanh niên đang khó khăn trong tìm kiếm việc lầm Trong những năm vừa qua có tới 300.000 dân chuyển cư tự do gây Khó khăn rất lớn đến ổn định

kinh tế - xã hội và giữ ghì môi trường sinh thái,

Mức hưởng thụ vần bóa ở nông thôn côn thấp, Ngược lại, các liêu cực xã

X

hội nhữ nan cờ bạc, nghiên hồi, mẻ tín dị đoan, rượu chè đang cổ nguy cơ sũ

tầng, xâm lấn và lâm bằng hoại "Huiển phong rủỹ tục” của cộng đồng,

Cả nước biện này có khoảng §,S0Ö xÃ, 72.000 thôn, ấp, bạn, làng, Nơi đây là địa bàn sinh sống của gần 6Ô triệu dần, với 54 dân toc anh em ở các vùng sinh thái khác nhau [35:33]

1.2.2, Cac quan niệm khác nhau về nông thôn trong quá trình

phát triển

Phát triển nông thên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở một điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội là một thách thức rãi lớa đối với nước ta, Nhận thức lại vị Hí của nông thôn trong quả trình này là một vấn để cần

`

được lầm rõ hiện nay, nhất là khi đề thị hóa ngày càng gia tầng, Đề làm sáng tô ig

Trang 12

vấn để này cần trở lại một số lý thuyết và mô hình có liên quan đến văn hóa và phát triển nông thôn trên thể giới,

Sau khi giành được độc lập dân tộc, một số nước châm phát triển (chủ yếu là các nước nông nghiệp) đi tim các lý thuyết và mô hình phát triển Dưới sự tác

động của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhiều lý thuyết phái triển

kinh tế - xã hội gắn liên với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được dé ra

theo Giáo sư Pham Xuân Nam có một số lý thuyết trực Hếp hoặc giấn tiếp để cập

đến nông thôn như sau:

+ Thứ nhất: Đó là lý thuyết nhấn mạnh đến sự cần thiết trong thời kỹ đầu phải phát triển mạnh nông nghiệp và nông thôn để làm chỗ dựa cho sự phát triển của công nghiệp và đô thị, Nhưng về lâu đài sự phát triển của nông thôn như thế nào thì không được lý giải đầy đủ, Theo nhà kmh tế học Canada nhận xét: về thực chất lý thuyết này chỉ muốn nông nghiệp và nông thên đồng vai trò của khu

vực “cô Lọ Lem” bay người hầu phục vụ cho khu vực công nghiệp và đô thị, Sự ` bóc lột của đó thị đối với nông thôn tí ong quá trình công nghiệp hóa ở các nước '

tư bản phát triển là sự thể hiện của mô hình lý thuyết vừa nêu Thuộc loại lý thuyết này còn có tác giả dự báo cuộc cách mạng công nghiệp tất yếu đi liền với - quá trình đô thị hóa tổng thể và cái chết tuần tự của nên văn mình nông thôn Nhưng thực tế lại bác bỏ điều này, Quá trình phát triển tạo điều kiện để hiện đại

hổa nông thôn thì số người di chuyển từ đô thị về nông thôn xuất hiện nhiều lên, ở Pháp mỗi năm có khoảng ¡00.000 đếu 150.000 người rời bỏ đô thị về sống Ở

nông thôn Như vậy, trong tương lai, dù đa số nước sẽ đạt tình độ phát triển cao về công nghiệp và đô thị cũng không thể xây ta “cái chết của văn mính nông than” dave,

+ Thứ hai: Có lý thuyết chủ trương các nước đang phát triển thậm chí chậm phát triển, có thể “đi tắt" từ một xã hội nông nghiệp Sang một xa hội công nghiệp

bằng cách dựa vào các nguồn lực và CÁC yếu tổ ngoại sinh là chính Yếu tố ngoai sinh này không chỉ là vốn, kỹ thuật, công nghệ ma cả phương phấp quản lý, các

Trang 13

chuẩn mực và các giá trị của bên ngoài để tiến hành đồng thôi 4 quá trình: công

nghiệp hóa, đô fhị hóa, tự do hồa và phương Tây hóa Thực tế phất triển ở một số nước châu Á, châu Phi, châu My Latinh di theo ly thuyết này đã cho thấy nhưng bài học thất bại, Chính sự đút đoạn va tha hồa của vẫn hóa nội sinh đã làm cho lý thuyết này mất khả nãng tìn tưởng ở sức mình, lệ thuộc vào người khác, kết qua cuối cùng là kinh tế cũng không phái triển được rà cồn rối loạn cả về văn hốa và lối sống

+ Thứ ba: Khác với 2 loại lý thuyết kể trên, lý thuyết này cho rằng cần kết hợp hài hòa giữa phát triển nông nghiệp và nông thôn với phát triển công nghiện

va dé thi Trong đế, các nguồn lực và các yếu tổ nội sinh mã trung tâm là còn người, với các đặc điểm về trí tuệ và tầm hốn, đạo lý, thị hiếu, niểm tín, tầo quấn và lối sống của đân tộc phải đồng vai trò chủ thể quyết định và lựa chọn cũng

như đồng hóa các yếu tố ngoại sinh, Bài học kinh nghiệm tốt cho sự phái triển đồng đến giữa phát triển nông nghiệp và nông thôn vì phát triển công nghiệp và đô thị chính là các “con rồng” kinh tế ở Đông Á, Hiện nay, mô hình phát triển này được niiều nước nghiên cu vận dụng

Những kimh nghiệm thành công và thất bại của các mô hình lý thuyết và

thực tiễn phát triển nông thôn trên thế giới cho phép chúng ta có cái nhìn khách quan và khoa học hơn đối với sự phát triển nông thôn hiện nay [41:871

1.2.3 Vai trò của văn hóa đối với sự phát trì lên nông thôn ở nước ta hiện nay Van dé phát huy vai trồ động lực của văn hồa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay là một trong những vấn để có ý nghĩa lý huận và thực tiễn cấp bách Mặc dù đã đại được những thắng lợi cơ bản, tạo ra sự khởi sắc ở nông thôn nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới thì mình độ phat

triển ở nông thôn của Việt Nam vẫn rất thần, Theo số liệu năm 1992, nếu tấn g hợp 23 chí tiêu kinh tế - xã hội - văn hóa (như GÓP bình quân đầu người, tính theo sức mua - PPP, số Calo hấp thụ Đình quân ngày/ người, tí lệ trẻ em suy đính

Trang 14

đưỡng, tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh, số năm học bình quân/ người trong độ

tuổi, tỉ lệ dùng điện, dùng nước sạch ) thì sự phát triển của nông thôn Việt Nam chậm hơn Đài Loan khoảng 3Ö năm, Malaysia 25 năm, Thái Lan 2Ô năm, Trung

Vi vậy vấn dé phái triển toàn điện đời sống kmhh tế - xã hội ở nông thon Vị ết Nam vừa là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu đài, vữa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay Đại hội VHÍ của Đẳng đã xác đmh phương hướng phấn dấu

chung của thời kỹ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2026,

trong đó xác đmh từ ¡996 - 2000 cần “đặc biết coi trọng công nghiệp hóa, hiển đại hóa nông nghiện và nông thôn” [27:18] Quá trình này phải thực hiện các

thiền vụ:

1 - Phất triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập

trung chuyên canh, e6 co cấu hợn lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số hượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương lhực trong xã hội, đáp ứng được nhủ cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong HgBOÀI nước

2 - Thực hiện thủy lợi hóa, điện Khí hóa, cơ giới hóa, smth học hóa

3 - Phát triển công nghiện chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngây

cũng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đồ thị,

4 - Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề

mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp; công nghiệp hàng tiên dùng, hàng xuất khẩu; công nghiện khai thác và chế biển các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Š - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành mông

Phương hướng và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiện và nông thôn đo Đại hội Vi dẻ ra Không rơi vào khuynh hướng chủ quan duy Ý

Trang 15

chí, “wa tién phat inién cong nghiệp năng” thời kỹ trước đổi mới, không rơi vào các khuynh hướng đối lập giữa nông thôn và thành fhị, gại bộ nông thén ra qui

đạo của sự phát triển “vắt kiệt” các nguồn lực của nông thôn phục vụ đô thị và công nghiệp

Từ những quan điểm của Đáng về phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, chúng ta tìm hiểu vai trò của văn bóa di voi su phat tr lên của quá trình này,

1,2.3.1 Trước hết vai trò của vần hóa đổi với sự phát triển kinh tế - xã hội ö nông thôn hiện nay tần trung ở việc thay đổi những quan niệm, những nhân thức của nông thôn truyền thống sang nông thôn hiện đại, Văn hóa cùng cấp những Tủ thức, những kinh nghiệm chuyển từ sản sHẤt tự cung tự cấp dựa trên cơ sở lao động thể lực với công cụ thô sơ sang nến sẵn xuất hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế tÌu trường, mi rộng giao lưu với thị trường trong nude va thi trường quốc

tế Nến sẵn xuất tự cung tự cấp gắn liên với nếp sống, nếp nghĩ ồn định, không chủ ý cạnh tranh để phát triển, Nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị tường là nén san xndt nang dong, nhạy cảm, chú ý khai thấc mọi nguồn lực về trí tuệ, (tài

nãng, nguồn von, tai nguyên thiêu nhiên, khoa học, công nghệ để cạnh anh

phát triển,

Qui luật cũng cầu của cơ chế thị trường buộc các nhà sản xHất nông nghiệp nhải chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho phù hợp với nhù cầu của xã hội Để tiếp nhận các trí thức mới, thay dồi lối sống và nếp nghĩ mới trong sản xuất kinh doanh ở nông Thôn cũng đồi hỏi phất cổ thời gum và sự bên bị piáo đục

thất định Kết quả điều tra nông thôn cá nước năm 1994 cho thấy: gần 80% tang

số hộ vẫn làm nông nghiệp là chính, mà phần lồn JA sin xuất lúa gạo, Số hộ lầm lâm nghiện, ngữ nghiện chỉ có 2,07%, tiểu thủ công nghiệp | 13%, buôn bán và

$

dịch vụ 4,36%, Các loại hộ kháuc 3,35% khoảng 3Ö - G044 tổng số hộ thực tế a

chưa có kha nang san xuất hang hoa Nhat vay, nh (rang độc canh, thuần nông, tự cấp, tự túc vẫn chiếm một vị trí tên trong hệ thông Kinh tế nóng thôn,

n ¥ oe ey * ~ to re « ae "xé

Trang 16

nay, khi qué trình sản xuất đời hỏi phải đưa khoa học kỹ thuật, dưa các kiến thức

hiện đại vào qui trình công nghệ và kih nghiệm quần lý cao Những người mù cHữ cũng đứng ngoài cả quá trình kinh tế, Vì vậy, việc nâng cao đân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bối dưỡng nhân tài ở nông thôn chính là xây dựng chủ thể quyết định qua trình thay đổi ở nông thòn hiện nay,

Vấn để trọng tầm của sự phát Hiển kinh tế - xã hội của nông thên là vấn để đạo tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho cắc tầng lớp dân cư theo hướng

phái triển kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kìng cường đựa tiến bộ khoa học kỹ Thuật vào sản xuất và phục vụ đời sống xã hội, năng cao mức sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân, tạo ra sự xích lại gần nhau về chất lượng cuộc sống giữa nông thôn và đỏ thị, chống xu hướng nhập cư áo ạt cho đồ th,

gây khúng hoàng cho sự phát triển cả ở đô thị và nông thôn, GIẢI quyết mỗi quan hệ biện chứng giữa các khu vực nông thôn và đô thị trong sự phát triển chung của đất nước là một vấn để chiến lược hiện nay:

Hiện nay ở nông thôn nước la đã có nhóong trào khuyến nông, khuyểu lâm,

khuyến ngữ, Đây là những phong trào tôi có ý nghĩa đối với phát triển kuih tế

nông thôn Tuy nhiên, cũng cần đẩy mạnh phong trào khuyến công, khuyến

thương để thay đổi công nghệ trong sẵn xuất và kích thích sản xuất hướng ra thị

trường trong nước và quốc tế, Cơ sở đờ đấm bảo cho các phong trào này là khuyến khích tài nàng, khuyến Khích bí tuệ, khuyến khích đội ngũ trí thức ở các bậc, các cấp khác nhau phục vụ phát triển nông thôn Hiện nay có nguy cơ là con em nông đân khó có điều kiện dẻ đi học hết phổ thông và đặc biệt học đại học Sự phan hỏa giàu nghèo đã làm cho nhiều gia đình không có điều kiện cho con học, đặc biệt là nông tiôn ở vùng xú, vũng miễn núi và đân tộc ít người, Vì vậy, Đẳng và Nhà nước cần có chính sách hồ trợ giáo dục đão tạo, hỗ trợ cho học sinh sinh viên nông thôn, đặc Biệt là học sinh: nghèo có thể bọc được Hơn nữa phải,

có chính sách khuyến khích trí thúc về công tác Ở nông thôn, nếu không nông thôn không thể phát triển được,

Trang 17

Nong thôn cổ truyền của chúng ta có Huyện thống trọng tình căm, YÊU

thương, đầm bọc lấn nhau, Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, cẩn phải bổ sung vào đồ tỉnh thần trọng khoa học, phát triển tự duy khoa bọc trong sản xuất và trong sinh hoạt công đồng, Văn hóa phải góp phần nâng

cao hiểu biết, nâng cao Hình độ khoa học kỹ thuật, Kĩ năng san xuất, chống lại

đầu ốc hề phái, cục bộ, hấn vị, còi thường Khoa học, coi nhẹ tài năng,

1.3.3.2 Văn hóa góp phần làm lành mạnh hỏa các mối quan hệ xã hội ở

nông thôn, tạo môi trường văn hóa đón đảo cho sự xuất hiện nên kinh tế tụ

trường văn mình, chống các tiêu cực của thị trường đã man, chống các phản văn hóa xâm nhập vào đời sống tình thân của xã hội

Trong quá trhhi mở cửa, phát triển kinh tế thị trường hòa nhập với các vũng cấc miễn, mở rộng quan hệ với các nước trong khu Vực và toàn thé gidi, su vận

được hình thành, các giá trị cũ được năng động hóa trở fai, nht

du nhập vào từ nước ngoài tạo thành một hệ thống đan xen nhiều xu hướng, cố

khi đối lập nhau gay gắt,

ko

Bên cạnh các giá trị tích cực như sự chuyển giao kinh nghiệm quân lý và (Ế

chức sản xuất, đưa tiến bộ khoa học vào nông thôn, giáo dục ý thức phap hud cho công dân, nâng enö trình độ học vấn và tăng cửờng chăm sóc sức khoẻ cộnj

đồng, kích thích như cầu lầm giàu chính đầng, tích cực xóa đói giản! nghèo, đấy mạnh công bằng xã hội, Đời sống ở nông thôn cũng xuất hiện nhiều biến động tiêu cực, Nhiều gid trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa nông thôn hi col nho,

thậm chí có nhiều người cho rằng “lạc hậu, bảo thủ” Tỉnh thần cộng đồng, yêu

thương, giúp đỡ lẫn nhau của làng xã cố truyển có nguy cơ tần vố, Quan hệ gía tĩnh, quan hệ thân tộc, quan hé ing xA ran nứt Các giá wi vin héa vật thể và đặc biệt là các giá trị văn hóa phí vật thể bị biến đang Lối sống ích ký, đấu óc

thiền cân thực dung thế thiển tĩnh tide tin man khaAne chú trane d&n leat whan

Trang 18

nghiên hút, rượu chề ở nông thôn cũng có nguy cơ trỗi dây mạnh,

Trong nhiều ngần năm lịch sử, nông thôn vừa là cái nội phát sinh ra các giá trị văn hóa, nghệ thuật, vừa là nơi bảo lưu và bảo vệ nó, Trước sự tấn công của cơ chế thị trường và văn hóa ngoại lai hiện nay, nhiều giả trị vấn hóa, nghệ thuậi

đân gian cổ truyền của đân tộc có nguy cơ mai một, ở Tây Nguyên, sinh hoại

văn hóa cổng chiêng là một giá trị văn hóa thiêng Hêng của đồng bào Tây Nguyên, những hiện nay, việc buôn bán công chiéng và xa rời sinh hoạt vấn hóa cổng chiêng là một dấu hiệu đáng lo ngại ở một số đân tộc Ít người nhiều đồng

bào không muốn mặc quần áo của dân tộc mình, không bát những bài hát của

dân tộc mình trong những ngày lễ hội, Ngay trong đấm cưới, thanh niên ở vũng đân tộc íL người cũng bỏ phong tục tết đẹp trước đây để hướng tới “hiện đại hóa”

bằng các điệu nhảy “xập xình”

Như vậy, bảo vệ các đi sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở nông thôn, từng

`

bước xây dựng những giá trị và chuẩn mực của nông thôn mới góp phần làm lành

mạnh đời sống tĩnh thần của nông thôn là một nhiệm vụ hết sức cơ bản của văn

hóa, Hiện nay, cả rước có phong trào xây dựng “lầng văn hóa”, “ấp vấn hóa” xây dựng các “hương ước”, những qui ước chung của làng xã là những phong trào tết cần học tập để phái triển, Việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chính là một trong những nhiệm vụ cấp bách góp phần bão vệ và phát triển văn hóa

nông thôn, gốp phần giữ gìn và phát huy bản sắc vân hóa đân tộc trong quá trình phát triển

1.2.3.3 Văn hóa phải tham gia xóa đối giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và mở cửa giao lưu quốc tế, sự phân hóa giàu nghềo diễn ra nhanh chống ở cả thành thị và nông thôn Riêng 6 nông thôn nước ta hiện nay có tới 20 - 25% tổng số hộ nông thôn thuộc loại

nghèo với mức thu nhập bình quấn đầu người dưới 50.00 đểng/ thắng, trong đó có khoảng 4 - 5% thuộc loại hộ đối có thụ nhập dưới 20,000 đểng/ tháng, Mức

Trang 19

chénh lệch giữa giầu và ngh@o Jén idi 10 -20 Min Dé Th chữa kế đến sự chênh

lệch mức sng guts ndéng thon vi da thi ngay cang manh

Đất nước không thể phát triển nhanh và bên vững nếu tình trạng phân hóa

3

xã hội ngày cầng mạnh, đặc biệt khi có khoảng 2,5 - 3 triệu hộ đân cư Ở nông

thôn với khoảng 12 - HẠ triệu người có mức hấp thụ dưới 2.09 calo/ ngày/ ngời, Bến cạnh điều tiết ở cấp vĩ mô, để giải quyết tĩnh trạng xếa đốt giảm ng hoo, các hoạt động văn hóa có vai tò (hanh gia tích cực Kết quá điều tra về nguyên nhân đổi nghềao ở các hệ đân cự ở nhiều ving trên phạm ví cả nước cho thay (4 610):

Thiển vên: SỐ - 70%,

Thiếu kiến Huïc và kinh nghiệm: 3Ó - 50%,

Thiến ruộng, thiểu việc lầm; LÔ - 30%,

Đông con, thiển lao động: TÔ - 25% Neo dan, thiéu lac déug: 3 - (046

Ludi lao động, fn uéu lãng phí: 5 - 6% Giãn rủ rõ, đầu êm nặng: 2 - Ai,

Miấc các bệnh xã hội: 3 - 3%,

Nhự vậy nguyên nhân hàng đầu của đối nghèo là thiểu vốn, nhưng nguyên nhân sâu xa, cơ bản nhất vẫn là do thiếu kiến thức và kinh nghiệm Thiếu kiến thức và Kính nghiệm tủ không thể vay vốn ở ngân hàng được mã đây là quả tình tích hiỹ lâu đài bằng nhiều con đường và nhượng pháp khác nhau, đặc biết lì nhụ

thuộc vào chiến lược giáo dục - đầo tạo, Tay nhiên, việc đã dạng hếa các hình thức và phường phấp giáo dục trì thức và kinh nghiệm sản xuất, mi là rong thời kỳ bùng nỗ thông tin sẽ là một nhương hướng góp phần giúp đỡ những người tghèo tự vươn lên, Các hoạt động văn hóa ở nông thén có thể trợ giúp về kinh nghiệm, tắc động lầm chuyển đối lối sông, nếp sống và nếp nghĩ của cư đân

nôngg thôn, hướng họ vào phát triển kinh tế, góp phần xóa dối giảm nghèo Mãi

Trang 20

công việc có ý nghĩa xã hội và văn hóa Tình thần tương trợ “thương người nh

thể thương thân”, "lá lãnh đầm lá rách”, tính thần đoàn kết cộng đông là những

giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống cần được phát huy để thực hiện xóa đói

_giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội trong nông thôn Vì vậy, giải phấp vẫn hóa cho việc xóa đói giảm nghèo phải là giải phấp đồng bd tac dong ca ve phương điện kinh tế, cả về phương điện tính thân của cộng đồng nông thôn, lừng

bước khắc phục những mặt trải của co ché thi trường, tạo ra sự phat triển đồng đền piữa các tầng lớp dân cư

Vấn để phát triển công bằng, văn mình và tiến bộ ở nông thôn gắn liên với phát huy quyền làm chủ của nhân dân Chỉ khi nào nhân dân thực sự Đất fay vào

công việc tổ chức quản lý xã hội, giấm sắt các hoạt động kây dựng và phất triển kinh tế - xã hội - vấn hóa trên quê hương của mình thì lúc đó sự nghiệp xây

dựng nồng thôn mới phát triển Vì vậy, việc tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức công đần, gắn lợi Ích vào quyên lợi, nghĩa vụ công dân làm cho cụ đân nông thôn tự tỉa vào vai trò của chính mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội ở địa phương là mội trong những nhiệm vụ quan trọng của việc phát triển văn hồa ở cơ sở, Văn đề chếng tham những, chống quan liêu, chếng các Hiệu cực ở nông thôn đến liên quan đến cơ chế và chính sách đâm bao quyền đân

chủ của nhân đân Vì vậy, xã hội hóa các hoạt động văn hóa là một trong những

chỉnh sách đúng đân của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy vai trò tích cực của

vấn hóa trong lĩnh vực xóa đối giảm nghèo, thực hiện công bằng, đân chủ và tiến bộ xã hội ở nông thôn 1a hiện nay,

Nhận thức vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

hiện nay, văn kiện Đại hội Đẳng toàn quốc lần thứ VHI đã chỉ rõ: “Văn hóa là nền tầng tính thần của xã hội, vừa là mục tiểu, vừa là động lực thúc đấy sự phái triển kinh tế - xã hội” {41:110} Quần triệt tư tưởng này vào việc phát huy vai trồ

của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - XÃ hột ở nông thôn là một trong những

vấn để bức thiết

Trang 21

1.2.4, Quan niém vé xay dimg đồi sống văn hồa ở nông thôn,

Từ nhiều năm nay, khái niệm về “xây đựng đời sống văn hóa ở cơ sở” đã được thảo luận sối nổi và đã bước đấu thống nhất một số nội dụng nh sau:

Đời sống văn hóa ở cơ sở là toàn Bộ hoạt động phòng phú và ủa dạng hUỚng tới các giá trị vần hóa cao đẹp ở cơ sở Nó bao gồm cả cơ sở vật chất - kỹ thuậi cửa sinh hoạt vận hóa cộng đóng và cả các hoạt động tĩnh thần với rất nền bộ phân phong phú và đá dạng của nỗ để đấp ving nim cầu của cư đân ở cơ sở, Khái niệm cơ sở cũng là một khái niềm mờ, gây ra nhiều tranh hiện ở đây, chúng tồi lần thành quan niệm cho rằng cơ sở chính là các dem vị gắn hẳn với nơi ở, lao động, siah hoại, giải trí của nhân đân, Đơn vị cơ sở là xã, ấp, bản, làng, phúm, sốc nắn liên với các đơa vị hành chính, các tụ điểm dân cư hoặc cáo cơ sổ doanh

nghiệp, đơn vị quân đội, công an, nêng Hường, lâm trường, trường học, bệnh viện ở đầu cổ boại động sống của cư đần là ở đó có hoại động văn hóa Và cần phải xây dựng đời sống vẫn hóa ở nơi đó,

7"

May dựng đời sông vàn hóa ở nông thân là một lĩnh vực rộng lốn, phic tap,

œ- a

vừa có điểm tượng đồng với xay dung doi séng vin héa ev sé a dé thy, vừa có điểm khác biệt Nếu như cười sống văn hồa cơ sở ở đô thì được chú trọng nhiều vào nhủ cầu của khu vực cư đân công nghiệp, trí thức, viên chức, học siah sinh viên, tầng lên thị dân tt hoạt động văn hồa ở nông thôn phục vụ chủ yếu cho cứ đâm nồng nghiệp trong quá trình hiện đại hóa, Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hổa sự khác nhan võ nho cầu hướng thụ văn hóa để làm hàng rào npăần cách dé thị và nông thôn, Điều đăng lưu ý là cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đân tri, nate thu nhận và thời gian giành cho tiếp nhận vần hóa của cư đâu pộng thên khó

Khas bon rat nhieu car dan dé thi, Vi vậy, xây dựng đổi sêng vần hỏa ở Hồng thôn

là quả trình từng bute nang cao co : sở vậi chất { kỹ thuật cho hoại động văn hồn, tạo điều kiện dễ cho cử đàn nông thôn có thể tiếp nhận thông tin và hệ thống giáo dục phố cập và hiện đại, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hóa vũa công động,

Trang 22

Trong khuôn khể giới hạn và phạm ví nghiên cứu của để (tài, chúng tôi đi sấu nghiên cứu về vấn dé “Xdy dung doi séng van hóa ở nông thôn tình Bình Dương” hiện nay, Trên cơ sở vận dụng lý luận và kih nghiệm thực tiễn, để lài sẽ đi sâu khảo sát thực Hạng xây đựng đời sống văn hóa của tính trong những

năm qua

Nhìn tổng quái lại, chương Ì của luận văn đã đi sâu phân tích bản chất của khái niêm văn hóa, lâm rõ vị trí của nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cổ so sánh với các lý thuyết và mô hình ứng xử với nông thôn của các nước trên thể giới, phân tích và làm sáng tô vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế ~ xã hội ở nông thên nước ta hiện nay, Đồng thời phần này cũng làm rõ khái niệm “Xây dựng đời sông văn hóa ở cơ sở” nói chủng và việc xây dựng đời sông văn hóa cơ sở ở nông thôn nói riêng, chỉ ra đặc trưng của nó, Tiên cơ sở những nhận thức lý luận làm nên tầng, chúng lôi đi vào phân tích thực trạng xây dựng đời sống văn hồa cơ sở Ở nông thôn trong những nam vừa qua, chỉ rõ những thành tựu và khó khăn của nó để từ đó, tìm các phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng đời sông văn hóa nông thôn ttnh Bình Dương trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trang 23

CHUONG 2

THỰC TRANG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

2.1 MOT SO BAC DIEM CUA VUNG VAN HOA NAM BO

Tỉnh Bình Đương (một phần Tĩnh Sông Bể cũ) nằm ở Đông Nam Bộ và có

những nết chúng của vũng văn hóa Nam Bộ Các nhà khảo cổ hoe cho bd tran các dẻo đất cao ở Bắc và Đông Bắc Nam Bộ nước ta ngày nay đã có cư đần lũ thời kỳ tiên sử, Khi Vương quốc Phù Nam xuất hiện hồi đầu công nguyên thì

vùng đất Nam Bộ ngày nay trở thành một bộ phận của Vương quốc ấy Vào tì ký VỊ Vương quốc Phà Nam sựp để, Vương quốc Campuchia hình thành trước đó ít lâu đã tự nhận người kế thừa đất Phù Nam tức vùng Nam Bộ ngày nay (rong để có lính Bình Dương) Mặc nhiên được coi là thuộc vào Vương quốc Campuchia, Sử sách Trùng Quốc gọi đãi Campuchia ngày nay là Lục Châu Lam và địa vực Nam Bộ ngày này là Thủy Chân Lạp Điều này phan ánh sự lách bach

giữa hai địa vực đó từ thuổ xa xưa, Thực ra đất Thủy Chân Lan lì vùng tranh chấp trong nhiều thể ký giữa Vương quốc Chiếm Thành và Vương quốc Lục Chan Lap

Vào thể ký VỊ, từ khi Vương quốc Ứ†hh Nam sụp đồ cho đến trước khi người

Việt có mật, lại vùng đất đó và thếm phù sa cổ miền Đồng Nam Bo nay chi od người S°Hđệng, người MIq, người Choto lầm nương rấy, Mội số giống đất cái thuêa tây sông Tiền và ven sông Hậu thì có người Khơme lầm lúa nước ,

Như vậy, về cơ bản vùng đồng bằng sông Cửu Long trong suối thời kỳ

Trung đại cho đến thế ký XVH vẫn chưa được khai pha Trong sich “Chan Lap phong thể ký” Chư đạt Quan sứ thần của Hiểu đình Nguyên Móng LỮHg sane Chân Lạp hối thể ký XHÍ đã viết: Bái đầu từ vùng Chán Hồ (tức vòng từ Vũng

Trang 24

những dòng sông chảy dài hãng trăm đậm, các loại cây cối um tim đạn kết với các bụi đây mây chang chit khip nơi vang tiếng chím hói, tiếng thú kêu trên các đấy động hoàng, hàng tram, hang nghin tran rimg hị họp thành bầy dan

Đến cuối thế kỷ XVIH, Lê Quí Đôn trong sách “Phủ biên tạp lục" cồn miêu

tả Nam Bộ như sau: , từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, của Tiểu di vào, toàn là rừng rú hãng nghìn đậm

- Từ đầu thể ký XVHI các lớp lưu đân người Việt bất đầu vào khai phá Nam Bộ, Ban đầu họ cần ở ven rỉa đồng bằng, xen kế với người Mạ, người S'têng và “người Khơme Đần dân họ dị sâu vào khai phá vàng đồng bằng phì nhiều

nhưng còn hoang đã ấy

Điển năm 1698 Chúa Nguyễn Phúc Chủ cử Nguyễn Hữu Cảnh vào coi vùng

đất vừa được khai phá này |

- Theo sách “Ca Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức viết vào đầu thể

ký XIX thị “Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Nông Nai lập thành Phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai lập thành huyện Phước long, đựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn lập thành huyện Tân Bình và đựng định Phiên trấn , ở mối đính trên đều đặt các chức Lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị [4: 4, 51

Năm 1679 hai Võ tướng của Nhà Minh là Trần Thượng Xuyên (Quảng Đông) và Dương Ngạn Định (Quảng Tây) đã đen ba nghìn người Trung Quốc (bính lính và vợ con của họ) chạy trến nhà Thanh sang qui phục Chúa Nguyễn Trần Thượng Xuyên và bộ hạ của ông được Chúa Nguyễn cho vào ở đất Biên Hoa, can Đương Ngạn Định và bộ hạ được ở vòng Mỹ Tho ngày nay, Cuối thể

ký XVH Miac Cứu dem người Trung 3 ` 5 & Quốc đến lập nghiệp ở đất Hà Tiên (ngày nH HEĐHH{ —A)

nay), Đến năm {708 Mac Cint xin qui phục Chúa Neuyén Nhiing cu dan géc Ờ Hoa này dân dân được đồng hóa vào người Việt, họ trở thành một bộ phân của cộng đồng người Việt Nam Bộ và đã đồng gốp nhiều yếu tố văn hóa Hoa vào văn hóa Nam Bộ

Đến giữa thể ký XVHI với sự nghiệp kinh định của Nguyễn Cư Trinh thì địa

Trang 25

giới của vùng đất gọi là Nam Bộ về cơ bản đã được xác định nhữ ngày nay

Vùng văn hóa Nam Bộ (rong đó có Bình Dương) đương nhiên mang tĩnh chat co bản của văn hỏa Việt Nam nói chung, Nhưng mặt khác do những điều kiện lịch sử và miôi trường sống đã tạo nên cho khu vực này những sắc thải riêng

Những lớp cư dan đầu tiên vào khai khẩn Nam Bộ chủ yếu là người đất Thuận - Quảng (do điều kiện đất nước lúc bấy giờ bị chia cất thành đằng trong

và đằng ngoài) Đần dần trong nhiều đợi di cư với các lý do khác nhau suốt mấy

thế kỷ liển đã thu hút đến đây đân khắp các miễn, song nến tẳng chủ yếu của văn hóa Nam Bộ đầu tiên vẫn là văn hóa xuất từ đất Thuận - Quảng,

Đân cư đến Nam Bộ sinh sống đa phần là nông dân nghèo (có nghề lúa,

thủ công và chài lưới), phất rời bỏ quê hương đi kiểm sống ở vùng đất mới Mội

số là những người bị tù đầy, bị đưa đi khẩn hoàng, Miột số là những người giang

hồ, trến tránh sự truy nã của Nhà nước phong kiến mà phải biệt xứ tha phương, _ Một số lại chính là quan lại và bình lính, vốn được cử vào cai quân các vùng đất

mới khai phá, khi mãn hạn đã ở lại sinh sống

Đến vàng đất mới, họ phải đấu tranh gian khổ với một thiên nhiên la lẫm đây những thách thức và hiểm nguy song cũng lại đầy hứa hẹn Có lẽ do vậy mà

hình thành nên cái “tính cách người Nam Bộ" mà Trịnh Hoài Đức đã nhận xét trong sách "Gia Định thành thông chỉ” rằng : “Gia Định đất rộng ,vật thực nhiều, không lo bị đốt ri, cho nên dân í phải lo đành dụm , sĩ khí hiến ngàng con người chuông Hi nghĩa |

Bối cảnh cư đân vàng Gia Định ngót hai trăm năm trước như sau: °Giu Định là đất phương Nam của nước Việt, khi mới khai nhá, lưu đân nước fa (ức người

ViệU cùng với các đân kiểu ngụ như người Đường (tức người Hoa), người Cao Miiên (Khøme), người Phú lang sa (Tức người Pháp), người Hồng Mao (tức người Anh), người Mã lai, người Đồ Bà (người Giava) ở lẫn với nhau, nhưng về y phục, khí cụ tu người nước nào theo tục lệ nước đó” [4: 1901, Trải qua thời gian ấy các

Trang 26

hóa vật chất và văn hóa tĩnh thần ở Nam Bộ cố những nét độc đáo

Sự độc đáo đó thể hiện trong cùng cách làm ruộng, lầm vườn, đánh cá, đi

biển, trong các nghề thủ công mỹ nghệ, rồi trong cách ăn, cách ở, cách mắc,

trong phong tục - tín ngưỡng, trong cả ngôn ngữ ( Hừ vựng, ngữ âm } nữa Đây là kếi quả của quá trình gio lưu tiếp biến văn hóa từ những thành tựu văn hóa của

các tộc ÍÍ người, đặc biệt là của người việt gốc Hoa và người Viết gốc Campuchia

Đài sống tín ngưỡng, Nam Bộ phong phủ và phức tạp hơn các vùng khác trong nước ta Các tín ngưỡng vật lĩnh, tục thờ cúng tổ tiên, thờ anh hàng dân tộc, anh hùng văn hóa, về cơ bản giổng như miền Trung và miền Bắc tuy cố nói

riêng Phật giáo, Đạo giáo, Đạo tam phủ, tứ phù, đạo Kitô (bao gồm nhà thờ Gia tô và nhà thờ Tm lành), nhìn chung cũng giống như miễn Bắc và miễn Trung

Những Phật giáo tiểu thừa của người Việt gốc Khơme lại có những nét khác với

Phat gido đại thừa của người Việt, những lễ tục Nho giáo của người Việt gốc

Hoa ở Nam Bộ cũng có nét khác so với lễ tục Nho giáo của người Việt Ngoài ra lạt có các loại tín ngưỡng tiếp thu của người Chấm như thờ Bà Chúa Xú hay

tiếp thu tín ngưỡng dân đã Đông Nam Trùng Quốc nhữ thờ Bà Thiên Hậu Trong thể ky XX những tồn giáo mới xuất hiện như Đạo Cao đài, Đạo Hòa hảo,

Dao Dia, Dao nim, Pao ngồi, Đạo cảm, Đạo đi chậm Mộ vài “Tôn giáo” ra đời không phù hợp với nhà cấu tín ngưỡng của nhân dân nay đã tự giải thể (Đạo Dafa )

Nam Bộ có một kho tầng văn học dân gian phong phú, bên cạnh những

truyện dân gian từ miền Bắc, miền Trung lưu tuyển vào thì ở Nam Bộ đã hình

thành mội kho tàng truyện dân gian phân ánh sự nghiệp khai phá các vùng đấu

mới và gắn với những danh thắng thiên nhiên, những di tích lịch sử và nhân vật lịch sử của địa phương, Kho tầng ca đạo và dân ca thể hiện cảm quan của người

đân ác tỉnh và sắc thái ngỡ âm Nam Bộ Đó là các điều hò, điệu lý, các loại bãi hué tinh hat đựa em hát đồng dao hát sắc ba, hất thái, hái rối, nổi về

Trang 27

Hát bội được dua ti miễn ngoài vào đã trở thành một sinh hoạt không thể thiếu trong các hội hệ 6 Ap thôn cũng như thành thị, Đáng lưu ý hơn Nam Bộ là

cái nội của loại hình nghệ thuật sân khẩu cải lương được nhiều người ữa chuộng và đã phất triển trong cả nước,

- Nhìn chung khi di cư vào Nam Bộ để khai phá vùng đất mới, người Việt đã mang theo cái khung văn hóa, cái khung thể chế đã hình thành từ lâu đời ở miễn Bắc, miễn Trung (trong đó có cách tổ chức làng xóm ở nông thôn, phường phố ở

thành thị và cả cái nền Foiklore), Vì thế văn hóa đân gian truyền thống Nam Bộ tuy có nết riêng những vẫn mang những đặc tính cơ bản của văn hóa dân gian Việt Nam ,-

Trên đây là điểm qua vài nết sơ lược về lịch sử vùng đất và văn hóa nói chung của vùng Đỏ cũng là bối cảnh lịch sử văn hóa thuở bạn đầu của đất Hình

Duong

1 2.2 TONG QUAN VE TINH BINH DUONG

2.21, Địn lý tự nhiên finh Bình Dương

Tỉnh Binh Dương có diện tích tự nhiên là 2/716km'” chiếm 0,83% điện tích cả nước, là tính nằm ở miễn Đông Nam Bộ thuộc khu vực chuyển tiếp từ vòng

giấp với cáo nguyên Nam Trung bộ xuống đểng bằng sông Cứu long, Phía Đắc giáp tỉnh Bình Phước, tây giáp lính Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh, đông

giáp Đồng Nai và nam giấp thành phố Hồ Chí Minh Bình Dương có vị trí chiến lược quan trọng thuộc vũng kinh tế trọng điểm phía Nam

Khí hậu Bình Dương mang tính chất chung của khí hậu Nam Bộ nằm trong

vùng nội chí tiyển Đắc bán cầu và khu vực hoàn lưu gió mùa Đông Nam A nen có khí hậu nhiệt đới mang tinh chat cận xích đạo, nồng quanh năm, mưa nhiều, phân hóa theo mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô và ít có hiện tượng thời tiết biến động phức tạp, Đo độ cao địa hình Đình quân khoảng 25m so với mực nước biển nên khí hậu có khác biệt đôi chút với Đồng bằng sông Cứu Long, nhiệt độ trung

Trang 28

bình hàng năm của tính là 26 - 27C và số giờ nắng trung bình là 2.400” Bình Dương có lượng mưa cao vào loại trung bình so với cả nước và thường dao động trong khoang tie 1800 - 2000mm/nim

-_ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, đầu mùa mưa có kèm theo giông

và sấm sếi, tháng mưa nhiều nhất là tháng Ø có năm cao nhất là 883mm Mua

thường xây ra dưới dạng mưa rão, to, nặng hại vào buổi chiều tốt, những khi ánh

hưởng gió mùa Đông Bắc hoặc áp thấp nhiệt đới mới có mưa kếo đài,

Mùa khô kéo dải tir thang 11 đến tháng 4 Đặc điểm của thời gian này là

khô, nóng ổn định với tổng lượng mưa giải đoạn này không quá 5%/năm, vào

khoảng tháng 1Í, 12 nhiệt độ trong Đình ha thấp chút ít có khi dưới 207C nhất là vào lúc nữa đêm về sáng, gặp những đợt không khí lạnh trần vào hoặc ap thấn

nhiệt đới trời lạnh và có mưa nhỏ, Bình Dương íL bị ảnh hưởng của bão, nếu có thì cường độ cũng yếu so với các tỉnh miền Bắc và miễn Trung Tốc độ gió mùa hằng năm là 2m/s, đôi khi xuất hiện gió mạnh, gió xoáy hoặc gió lốc khu vực - gây thiệt hại cho nhà cửa, đồ ngả cây trồng,

Trên lãnh thổ của tỉnh có 3 sông lớn: sông Bế, sông SàiGòn, sông Đồng Nai Ngoài ra còn có sông Thị Tính, một phụ lưu quan trọng của sông Sài Cồn và nhiều suối, rạch,., vớt mật độ tăng dần về phía nam của tĩnh

Sông Bé có tổng chiều dài là 344km, lưu lượng trung bình là 26Ants bất nguồn từ độ cao 800m Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều giữa

2 mùa (mùa khô kiệt nước, mùa mưa nước chay xIết nên giá trị giao thông vận

Trang 29

Miss “tớn điện tích: là đất xdm phủ sa có có hơn 200.000 ha và đất phù sa

lượng khoảng 7 triệu nv lập trung ở Châu Thới - Thuận Án, cất xây dựng chủ

yếu khai thác dọc theo sông Đồng Nat Bình Dương còn có nguồn cao lanh

phong phú và chất lượng tốt đứng đầu các tính đồng bằng Nam Bộ với trữ lượng

hon 00 triệu tin được khai thác lầm nguồn nguyên liệu gốm sử và lâm chất phụ

gia cho nhiều ngành công nghiệp khác Ngoài ra Bình Dương còn cố sết pạch, ngồi và sết chịu lửa với Hữ lượng hơn 5Ô triệu lấn khá phong phú và được phần

bổ ở nhiều nơi trong tính là những nguyên liệu rất phù hợp cha nghề gdm sử

truyền thống của địa phương

Trang 30

Đăng Nai thuộc tổng Bình An với khoảng vài ngần dân sink song Trén địa phân Tổng Bình Án có 4 thủ được lập Ờ nơi xung yếu để giữ an nĩnh, HẬt tự, Quan

trọng hơn cả là Thủ Dâu Một, nơi đây là trung tâm của tổng Bình An sau là ly Sở của huyện Bình Ấn và nay là Thị xã của tỉnh Bình Dương :

Nam 1808, tổng Bình An trở thành huyện Bình An thuộc thành Gia Định Lúc này nông thôn đã trù nhú, phố chợ buôn bán mọc lên khấp nơi Đại bộ phận tính Bình Dương ngày này đều thuộc vũng đất của huyện Bình Án Thời Nam kỳ

lực tĩnh địa bàn Binh Dương nằm trong tính Biên Hòa, sau đó Biên Hòa lại được

Phấp chia lại làm 5 địa bat Địa hạt Bình An đạt ly sở tại Thủ Dân Một, Vào năm 1867 tại đây đã có đồn bình, phòng bưu điện, Tòa tham biện, trường sơ học

Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miễn Tây, Nam Bộ được chia lai Jam 18 dia hat trong đó có Thủ Dầu Một và ngày 20/12/1389 hạt Thủ Dầu Một được đổi lại thành tỉnh Thủ Dầu Một Tỉnh Thủ Dầu Một lấy tên một đồn canh phòng đặt bên tả ngan sông SàiGòn Tỉnh Thủ Đầu Một có phong cảnh thơ mộng, khí hậu trong lành với địa hình nhấp nhô cuốn lượn, Toàn tỉnh lúc bấy giờ có 2 LÔ km đường bộ, với

tuyển đường quan trọng nhất là đường Sài Gòn đi Thủ Dầu Một đến Bến Cát

(60km), tryển đường Thủ Dầu Một di Biên hòa (30km) và tuyến đường thủy Sài Gòn- Thủ Dâu Một Đến giữa thể ký XÃ có tuyến đường xe lửa từ Sài Gòn - Thủ Dâu Một - Lộc Ninh Tỉnh Thủ Dâu Một có tiếng là tỉnh “miệt vườn” nhất Nam

kỳ, những người đân khu Sài Gồòn- Gia Định và người nước ngoài thích đến vùng

đất nông thôn này nghỉ ngơi, giải trí và thưởng thức các loại cây trái đặc sẵn nổi

(trếng của Lái Thiêu và sân bắn,

Về nông nghiệp lúc bẩy giờ có diện tích cây trồng là 1.000 ha, ruộng lúa

có 13.000 ha và lịch sử trồng cây cao su ở Đông Dương của Pháp cũng bắt đầu từ đây Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cổ các ngành nghề như khai thác

đá, cát để xây dựng, làm đường, khai thác đất sét, cao lanh lầm nguyên liệu cho

hơn 40 lò gốm sứ của tỉnh ,

Đến năm 1957 tính Thủ Dầu Một được tách làm 3 tính: Bình Dương, Bình

Trang 31

` nước, dựa trên địa bàn hành chánh ở giai doạn này chính quyền địa nhương sat nhap 3 tỉnh lại và lấy tên con sông chấy ở giữa 3 tỉnh đặt tên là tỉnh Sông Hẻ, „ Đến ngày L/1/1997 tỉnh Sông Bé được tách ra làm 2 tỉnh là Bình Dương và Bình _ Phước

Hiện tại lĩnh Bình Dương có 4 huyện thị là: Tân Uyên, Thuận An, Bén Cat và thị xã Thủ Dầu Một với dân số là G68 L4G người chiếm 0,9% dân SỐ cả nước Tuy nhiên, trong phạm ví của tỉnh, nh hình phân bổ đân cư không đều, đân cư

tập trung ở thị xã Thủ Dầu Mộ, với mật độ 1.55D người/kmỸ Thuận Án với mật

dé 1.163 người/km”, đây là 2 địa bàn phất triển tờ lâu đời, là nơi tập trung đô thị và phát triển các khu công nghiệp nên thu hút nhiều lao động và cư dân Riêng huyện Tân Uyên đân số đông (171,000 người nhưng mật độ là 159 người/km”

và Bến Cát với đâu số hơn 200.000 người nhưng mật độ chỉ 143 người km, Qua

đó ta thấy các đơn vị hành chánh của các huyện trực thuộc tỉnh phân chia điện tích chênh lệch nhau khả lớu như thị xã có diện tích hơn 90km” còn huyện Bến

Cát là 1.414km'

Theo thống kế năm 1996 số dân tỉnh Bình Dương sống ở thành thị là J53.834 người, nông thôn là ŠSI4.312 người, Tỉnh Bình Dương hiện có 77 đơn vị hãnh chánh cấp cơ sở, trong đó có 5 phường, 7 thị trấn và G5 xã,

+

Về dân tộc, nh Bình Dương có khoảng gắn 2000 đồng bào các dân tộc ít người sinh sống, chiếm Ô,3% dan số của tính, chủ yếu là người S'Hêng và người Khome song ở phía bắc các huyện Bến Cát và Tân Uyên

Về nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế của tính Bình Dương năm {997 nghị quyết kỹ họp Hội đồng nhân đân tỉnh nêu rõ: —

- Nhanh chóng điều chính qui hoạch tổng thể theo hướng xây dung tỉnh thành tính công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp gắn với qui hoạch phát triển đô

thị, xây đựng khu dan cư gắn với các khu công nghiền

TH vn ona til ta vn taxo 2Ì cVAvxv đt? tedecavoten Behe? nd CV thet TT lv rẻ l om Ob As ng ta.

Trang 32

Tăng cường vai tro cha đạo của các doanh nghiệp nhà nước, phái triển kinh tế

hợp tác xã, Đối mới thương nghiện nhà nước để lầm tốt vai trò lưu thông, quan tâm đến thị trường nông thôn, vũng sầu, vùng xa

: ~- Khai thác tiém nang du lich cia tinh, ddu tư bảng nhiều hình thức xây

dựng nâng cấp các khu du lịch có sẵn Qui hoạch và đầu tư Khu di tích địa đạo

Tây Nam - Bến CÁI,

- Huy động mọi ngudy luc cho đấu tư phát triển, cải thiện môi trường đầu tư

và quản lý tốt đầu tư nước ngoài Huy động sức đân thuc hiện nghĩa vụ lao động

công ích để xây dựng các cơ sở hạ lắng ở địa phương, ưu tiên các công trình

chuyển tiếp năm 996, đầu tư các công tình trọng điểm của tỉnh năm 1991 Phấn đấu năm 1997 đạt các chỉ liêu chủ yếu: tổng sản phẩm tầng 19%, giá trị

sản xuất công nghiệp lãng 38%, sản xuất nông nghiệp tăng 7?5, kưn ngạch xuất

khẩu tăng 37%, tổng thu ngân sách đạt 738 tÌ 720 triệu đồng, giảm tÍ lệ đân số:

0,7 %

Theo số liệu bao cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 1997 chơ đến

nay toàn tỉnh cô 132 dự dn được cấp phép với tổng số hơn Ï tý USD Về đầu tư trong nước đến nay có 756 doanh nghiệp với tổng số vốn 1.607 tỷ đồng

| Bình Dương là một tỉnh mới được lập lại từ đầu năm 1997, trong quá trình tách nhập đã có nhiều thay đổi, song địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay vé mat

hành chánh vẫn được phân chủa rõ rằng, với 4 huyện phía nam của tỉnh Sông Bé

trước đây nay thuộc tính Bình Dương, Vì vậy để đánh giá thực trạng về đời sếng vấn héx tinh than ở nông thôn tinh Binh Duong được xuyên suốt, liển mạch nên

đà trong thời gian còn là tỉnh Sông Bé chúng tôi chỉ rút ra những nhận xét, đánh

giá 4 huyện thị phía nam để thuận tiện trong việc theo đối,

2.23 Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn Bình Dương năm: ( 991 - 1996): - — Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của nông thôn tỉnh Bình Dương trong

những nằm qua có sự chuyển biến quan trọng, sự chuyển biến này không chỉ là những chỉ số tăng trưởng đơn thuần về số lương, về giá trị vật chất mà có thể nói

Trang 33

lì cả sự thay đổi quan trọng về quan hệ sản xuất - kinh tế ở nông thôn từ đó thúc

đẩy sự chuyển biến về quan hệ văn hồa- xã hội

Để hiểu thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội nông thôn nh Bình

Dương trong thời gian Ø1 - 96 được mạch lạc, cần thiết chúng ta phải lấy sự kiện ra đời của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đăng lần thủ Š (hóa VÍT) ngày 10/6/93 và chương trình hành động "' Tiếp tục đổi mới và phái triển kinh tế - xã hội nông thôn Sông Bé" ngày 20/10/93 của Tỉnh ấy làm cột mốc để

tạm chia làm 2 gưu đoạn:

# im đoạn 1991 -1993:

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh lế của tỉnh, sản xuất nông nghiệp đang thay đối dần cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề, phát triển nguồn

nông sản hàng hóa theo hướng phát huy tiểm năng của tỉnh, phù hợp với điều

kiện đất đại, khí hậu của địa phương và chịu sự tác động chung của qmị luật thị

trường

Trong giải đoạn này tĩnh hình sẵn xuất lương thực ến định, nguời nông dân

bắt đầu quan tầm sử dụng piống mới, biết án dụng khoa học kỹ thuật vào uc canh tác Mặc dù mức đệ, qui mô ấp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều nhưng cũng gồn phần tầng năng suất, sản lượng và đânp ứng phần nào như cầu :ương

thực của địa phương Trong cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây cao su và cây điều chiểm ty trọng lớn và tăng nhanh chiếm hơn ŠÕ% sản lượng của ngành trồng trọt

những giá cả của sản phẩm lầm ra và thị trường tiêu thụ không ến định lầm cho

người nông dân băn khoán, có nơi người nông dân bất đầu đốn bỏ cây điều để

trồng cây khác Một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như mĩa, đậu phông luôn biến động, tầng giảm (hất thường nên người nông dân không mạnh đan đấu tự,

Ngành chăn nuôi phát triển không đồng đếu, không ổn định, Từ năm Ø1, 92, 93 môi năm đần trân, bò giảm 3 - 4%, heo tăng 1Ì - L2 %, gia cẩm tăng 1% Giá cả cho thức ân gia súc và giá thịt luôn là bài toán khó cho người nêng dân và

Trang 34

| trong nhiều năm chưa được lại tạo va thay đổi nên đã thoái hếa, năng suất khang Cao, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

Về lãm nghiệp địa phương chưa có biện phấp hữu hiệu để quản lý, bảo vệ nên rừng tiếp tục bị tần phá nghiêm trọng, lâm sản thất thoát lốn Tù năm 1993 công tác quần lý và tái lạo rừng được tổ chức lại, rừng phòng hệ được đầu tư khá

lớn, tình trạng phá hoại rừng đã giảm, chương trình mượn đất trồng rừng trong

nhân đân có chuyển biến, tuy nhiên hiệu quả trồng rừng chưa cao, kế hoạch giao

đất giao rừng đến hộ sản xuất còn chậm

| Trong giải đoạn này nhà nước đã đầu tư 12 tỷ đồng để tiến hành xây dựng

và sửa chữa § công trình đầu mối tập trung chơ các trục tiêu ổn định thâm canh

lăng năng suất 2 vùng trọng điểm cây ngắn ngày ở Tân Uyên và Bến cát Song việc đầu tư xây dựng các công trình đấu mối chưa gắn với thủy lợi nội đồng nên hiệu quả sử dụng chưa cao, Công tác tổ chức quản lý thủy nông chưa thật tốt, thủy lợi phí chưa được thu đầy du

: : bê Trong 3 nằm hoạt động công tác khuyến nông đã đạt được một số kết quả

bước đầu nhĩ : tổ chức được các điểm trình diễn kỹ thuật mới, đưa giếng lúa

nước kháng rẫy vào sản xuất, giống bắp lại, lúa cạn vào cơ cấu cây lồng, hướng

đẫu sử dụng phân bốn chuyên dùng vào các cây đậu phông, đậu xanh, xây dựng được 7 tổ khuyến nông ở cấp xã hoạt động tương đối tốt, bước đầu đã thể hiện được tốt vai trồ là cầu nổi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân, được nông đân đồng tình ủng hộ, hiệu quả sản xuất thay đổi rõ rệt,

| Công tác bảo vệ thực vật, thú y, cung ứng vật tư nông nghiệp bước đầu

chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường cồn nhiều lúng túng, nay đã từng _ bước ổn định và đã thực hiện được một số mặt như : đự báo và hướng dẫn phòng

trừ sâu bệnh, tận huấn đào tạo cần bộ kỹ tmẠt viên bảo vệ thực vật, tổ chức tiêm

phòng định kỳ cho đần gia súc Toàn tỉnh có ĐỒ đại lý bán lẻ vật tư nông nghiên

ai kịp thời cung ứng cho nhu cầu sản xuất,

ằ :,; Đến năm 1993 Ngân hàng đã cho 6175 hộ sản xuất vay 36,657 tỷ đồng đại

Trang 35

5% số hộ trong toàn tỉnh, Nhìn chung bước đầu thực hiện chính sách cho hộ _ nông đân vay vốn đã hạn chế được phần nào tình trạng bắn sản phẩm non và cho

"` ở nông thôn , tuy nhiên cơ cấn cho hộ nông dân vay còn thấp, cồn

_ nhiều hộ nghèo không được vay vốn, màng Judi tin dụng ở nông thôn chữa có,

việc rrở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đốt với hệ nghÒo còn hạn chế Thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua Bán te kit chuyển sang kinh tế

thị trường phần lớn kinh doanh thua lỗ nên đã thu hẹp dấn qui mô hoạt động, mạng lưới bán lễ của thương nghiệp quốc doanh chủ yếu ở trung tâm huyện,

trấn, Còn ở các xã xa thì hợp tác xã mua bán hấu hết đã bị giải thể, hầu hết tlu

trường ở nông thôn còn bỏ ngô cho tr thương thao túng, chèn ép nông đân,

Tỉnh cũng đã chú trọng phát triển công nghiệp chế biên để nâng cao giá 16 của hàng nông sản, lãm sản vừa tao nguồn hàng hồa kích thích nông nghiệp phái hiển và giải quyết việc lầm cho người lao động Tuy nhiền khâu chế biến còn

yếu kém và thiếu nên phần lớn nông sẵn được tiêu đùng và tiêu ihg ở dạng (hô hoặc chỉ qua chế biến bằng thủ công, Tĩnh trang nầy làm cho sẵn phẩm hãng bóa chưa đạt yêu cầu về chất lượng, khí vào vụ thủ hoạch nhiều sản phẩm bi ứ đọng

lầm cùng vượt cầu nên giá cả thấp, nhiều lúc nông đân phải bán dưới mức giá thành, Về việc thực hiện các chính sách xã hội Ở nông thôn, quỹ xóa đói giìm nghèo của tĩnh đã giải quyết cho 534 hộ nông đân vay vến với tổng số tiên l

5] 3 triệu,

Việc thực hiện dự ấn nhỏ tÈỪ qHỹ quốc gi! giải quyết việc lầm theo quyết định 120/HĐRNT toàn tỉnh có 29 dự ấn xin vay 4/7 tý đồng Trong các năm qua đã giải quyết việc lầm cho 20.800 lao động, trong đó có 4ã84 lao động có việc

làm ổn định

Thực hiện chính sách đến ơn đấp nghĩ, trong 3 năm (Of - 93°) tĩnh đã e

3,5 tỷ đồng cho các đết tượng chính sách, xây dựng được 420 ngôi nhà tình

nghĩa, cấp 1700 số tiết kiệm cho các gia đình chính sách Theo số liệu điều tra

Trang 36

so “tản Ñ

Bp eas: Ặ ;

oe

eh Load 238, 3

'

x

thu nhap trén 2.400.000d/ngudi/nam), 6,06% hộ loại 2 (có thu nhập từ 1.200.000

-¡28,400.000đ/người/năm), 54,28% hộ loại 3 (có thu nhập từ 720.000 -

1.200.000đ/người năm), 32,13% hộ loại 4 (có thu nhập từ 480.000 - 1.200.000đ/người/năm) Một số hộ có vốn, kinh nghiệm, biết tổ chức sẵn xuất, phát triển ngành nghề giàu lên khá nhanh, nhưng số hộ này ở nông thôn rất ít, hộ nghềo ở nông thôn là những hộ thiếu vốn, lao động, kinh nghiệm sẵn xuất ,

Nhìn chung cuộc sống của người đân ở nông thôn còn ở mức thấp, cơ sở hạ

tầng ở nông thôn còn rất thiếu thốn và yếu kém, kinh tế ở nông thôn phát triển chậm và chưa ổn định Từ khi chuyển đổi theo cơ chế quản lý mới, đại bộ phận

các hợp tác xã trước đây tổ chức thiếu cơ sở vững chắc, nóng vội hoạt động đạt hiệu qua thấp, khí có nghị quyết 1Ó của bộ chính tr các hợp tác xã và tập đoàn

sản xuất phần lớn tự tan rã nhưng chưa tìm ra mô hình hợp tác mới để hướng dẫn

các hợp tác xã chuyển đổi cho phù hợp

nghiệm sản xuất Tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định cả trồng trọt và chân nuôi đều có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu Việc

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương đã điễn ra mạnh mẽ Tỉnh

đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả trên vùng đổi,gò của huyện Bến Cát, Tân Uyên, vùng chuyên canh cây thực phẩm ở một số xã thuộc huyện Tân Uyên và Thị xã Thủ Dầu Một, vùng ven thị trấn, thị tứ thuộc huyện

Thuận Ấn

:- Chính sách khuyến nông đã tạo được động lực kích thích người nông dan an

Trang 37

tâm đầu tư sản xuất Nhiều hộ gia đình đã bỏ vốn hàng trăm triệu để trồng cây công nghiệp đài ngày, cây ăn quả, lập cơ sở chế biển gắn với sản xuất nhờ vậy mà điện tích và ssản lượng † số cây trồng tăng lên đáng kể Người nông dân biết chọn lựa các loại cây trồng vừa có năng suất và giá trị kinh tế cao, vừa thích nghĩ

với khí hậu và thổ nhưỡng ở mỗi vùng, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp được

tăng đều qua các năm

Trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện chính sách giao khoán đất cho các thành phần kinh tế cho các hộ gia đình có khả năng sẵn xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lau dài, ốn định đã tạo sự an tam đầu tư của các hộ nông dân Nhiều hộ đã tích tụ ruộng đất dưới các hình thức nhận khoán, khai pha, sang nhượng hình thành nhiều trang trại có qui mô diện tích lớn, thu hút nhiều lao

động Nhiều loại hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, gắn với chế biến và dịch vụ hoặc nông dân kết hợp đã ra đời nhiều nơi ở nồng thôn, tạo điểm tựa vững

chắc cho quá tình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mớt,

Ngành chăn nuôi đã phát triển lên một hướng mới , bình quân mỗi năm đàn heo tang 16% , bò tăng 4,6%, trâu tăng 6,3%, gia cầm 20%/năm chất lượng san phẩm chăn nuôi nâng lên góp phần giải quyết nhu cầu thực phẩm trong và ngoài tỉnh góp phần nâng dân mức sống của người dân và giải quyết được việc làm ở

nông thôn

Công tác thủy lợi đã giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp

thời gian qua Mỗi năm địa phương đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu sửa, nâng cấp và xây dựng mới một số công trình thủy lợi, các trạm bơm, giếng bơm để phục

vụ sản xuất góp phần cho việc thâm canh tang vụ, tạo thuận lợi cho kinh tế vườn

phát triển đã làm cho tăng năng suất, hiệu quả cây trồng, vật nuôi góp phần

đựa ngành nông nghiệp phát triển, cơ cấu trong từng vùng cũng được hình thành

rõ nét theo đúng qui định, phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi huyện

Ngành Lâm nghiệp lập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có, cải tao chăm sóc phuc hồi lai rừng tái smh triển khai công tác trồng rửng và nhòng chếng

Trang 38

i, chay rừng Thực hiện chương trình 327 của Chính phủ về việc phủ xanh đất y bọ tỉnh đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ đã

“có nhiều tiến bộ

Tình hình kinh tế nông thôn trong 3 năm qua có bước phát triển và chuyển dịch theo hướng tang dan tỷ trọng công nghiệp - dich vụ trong định lượng cơ cấu

kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp bước đầu mở ra con đường phát

triển mới, đa dạng đã góp phần lớn trong việc giải quyết vấn để đời sống xã hội người dân nông thôn, tạo đà cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên kinh tế địa phương Sự phát triển của công nghiệp ở nông thôn trong những năm qua chủ Be yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp các ngành nghề

truyền thống và các ngành nghề khác ở nông thôn,

5 Cơ sở hạ tầng ở nông thôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, coi đây là tiền để quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi bộ mặt nông

thôn Trong 3 năm qua Tỉnh đã đầu tư 4! tỷ đồng để đưa điện lưới quốc gia về

- hơn 90% số xã ở nông thôn Ngoài việc mở rộng lưới điện, điện thoại cũng đã

được phát triển, hiện có 58/67 xã ở nông thôn có mạng lưới điện thoại, bình quân 2,59 máy/100 người Hệ thống giao thông cũng đã được làm mới sửa chữa, nâng cấp trong 3 năm qua với hơn 120 ty đồng cho 300 km đường và 132 chiếc cầu

Từ những kết quả cụ thể trên đã tạo cho giao thông nông thôn thuận lợi hơn, sản phẩm hàng hóa được lưu thống dễ dàng hơn trước, đã tạo điều kiện cho san xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nông thôn ngày càng phát triển, tạo được sự lưu thông thông suốt 2 chiều và hạn chế sự chia cắt thị trường giữa các vùng trong tinh

Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung cấp giấy chúng nhận quyển sử

dạng đất cho 50.556 hộ với diện tích gần 110.000 ha đất, việc thực hiện luật đất đại trong nông nghiệp đã xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm làm cho người sử đụng đất yên tâm đầu tư sẵn xuất trên mãnh đất của mình và đã cố tác dụng thúc

đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển nhanh Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn với số tiền gần 30 tỷ đồng cho

Trang 39

Bde

hơn 20.000 lượt hộ người nghèo đã góp phần giúp các hộ nghèo đói có vến sản

xuất vươn lên ổn định cuộc sống, một số hộ có tích lũy phát triển sản xuất nâng

mức sống lên trung bình và khá Qua khảo sát cho thấy số hộ thực sự phải cứu tế giảm xuống còn 3,8% , số hộ người nghèo giảm 10% so với trước năm 1994

Chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình thương bình liệt sỹ được chăm lo thường xuyên Đến nay, đã xây dựng được 2048 ngôi nhà

tình nghĩa với tổng trị giá 43,244 tỉ, cấp 6581 số tiết kiệm với tổng số tiền 5,5 tỉ

(tỷ đồng, vận động các đơn vị phụng dưỡng suốt đời 238 Bà mẹ Việt Nam anh

hùng và 47 ông cha với số tiên thêm từ 200.000 - 300.000đ/tháng góp phần giải quyết khó khăn và ổn định cuộc sống cho nhiều hộ gia đình chính sách

Nhiều chương trình xã hội như: Chương trình nguồn nước sạch, Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Chống sốt rét, bại liệt cũng đã được quan tâm triển khai

“Tóm lại, sau 3 năm thực hiện nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung

ương Đảng lần 5 (khóa VI) và chương trình hành động của Tĩnh ủy, kính tế nông nghiệp, xã hội nông thôn và đời sống của người nông dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, được thể hiện rõ qua các mặt sau đây:

- Cơ cấu kinh lế nông lâm có sự chuyển địch đúng hướng, tỷ trọng công

nghiệp và địch vụ tăng lên, sản xuất nông nghiệp, lương thực hàng năm đều tăng

và ổn định

- Kinh tế nhiều thành phần trong nông thôn được phát triển theo hướng đổi mới, việc thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ đã tao nên động lực phái triển mạnh mễ trong kinh tế nông thôn Nhờ đó nông dân gắn bó lại với ruộng vườn, mạnh đạn đầu tư vốn, lao động để thâm canh tăng vụ, bố trí sản xuất phù hợp với đặc điểm từng vùng và nhu cầu thị trường, đang tạo ra vùng nguyên liệu mới cho chế biến

- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiện quả cao, được nông

dân tin tưởng đã thúc đẩy nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng thâm

Trang 40

hàng hóa trong nông thôn phát triển

.~ Đời sống nông dân từng bước được cải thiện về: ăn, ở, đi lại, mua sắm tư liệu sẵn xuất, hàng tiêu dùng, mức hướng thụ văn hóa Hộ khá giàu ngày càng

tăng lên, nạn đói cơ bản được đẩy lùi ở vùng nông thôn,

Có thể nói sự chuyển biến về lĩnh vực kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bình Dương trong những năm qua có nhiều yếu tố tích cực tạo thuận lợi cho sự

chuyển biến nâng cao đời sống văn hóa của các thành viên cộng đồng

2.3 THUC TRANG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THON TINH

2.3.1 Giai đoạn từ 1983 - 1990:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V ngày 30/12/1982 Bộ Văn hóa đã có chỉ thị 148/VH-VP về việc tiếp tục tổ chức tốt đời sống văn hóa ở cơ sở, chỉ thị cũng đã nêu rố “Đảm bảo cho tất cả cơ sở đều có đời sống

văn hóa là mục tiêu phấn đấu lâu đài (đồng thời có những mặt cấp bách) của toàn

bộ sự nghiệp văn hóa .” Ngày 19/12/1983 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị

quyết 159/HĐÐBT về công tác văn hóa thông tin trong thời gian trước mắt

Từ những định hướng trên, ngành Văn hóa thông mì lúc bấy giờ xác định nội dung công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thành 6 mặt hoạt động : thông tin cổ động, Thư viện - đọc sách báo, Văn nghệ quần chúng, Nhà văn hóa - câu lạc bộ, nếp sống mới Trong những năm đầu của thập ký 80, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở theo mô hình trên đã được phái triển sâu rộng

trong tỉnh, được các ngành quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Ngày đăng: 25/07/2023, 23:59

w