CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO VÀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
Lí luận về khoản mục hàng tồn kho
1.1.1 Bản chất hàng tồn kho
Khái niệm Hàng tồn kho
HTK là một khoản mục trong BCTC Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – HÀNG TỒN KHO – thì HTK được định nghĩa như sau:
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
+ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường
+ Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang
+ Nguyên liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Như vậy hàng tồn kho bao gồm:
+ Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến
+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
+ Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho.
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi đường
+ Chi phí dịch vụ dở dang
Theo định nghĩa trên ta có thể thấy HTK có nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên với tất cả các doanh nghiệp thì hàng tồn kho luôn luôn có một đặc điểm đó là tính phong phú, đa dạng, đây là đặc điểm nổi bật nhất của hàng tồn kho Đối với các doanh nghiệp thương mại HTK là hàng hoá để bán ra nhưng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh HTK bao gồm nguyên nhiên liệu, công cụ dạng cụ, sản phẩm dở dang, sản phẩm chờ bán, Vì đặc điểm phức tạp của hàng tồn kho nên vấn đề HTK trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những sai sót tiềm tàng và chiếm nhiều thời gian của cuộc kiểm toán vì những lý do sau:
+ Hàng tồn kho thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp và rất dễ xảy ra các sai sót hoặc gian lận.
+ Trong kế toán, có rất nhiều phương pháp lựa chọn để định giá hàng tồn kho, và đối với mỗi loại hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp khác nhau đem lại các kết quả khác nhau Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng phương pháp định giá hàng tồn kho giữa các kì.
+ Việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm
+ Công việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc kho khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khá Có rất nhiều khoản mục hàng tồn kho rất khó phân loại và định giá chẳng hạn như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng dở dang, hay các tác phẩm nghệ thuật, hoặc kim khí, đá quý…
+ Hàng tồn kho được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, lại do nhiều người quản lí Mặt khác do tính đa dạng của hàng tồn kho nên điều kiện bảo quản cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản của từng loại hàng tồn kho Vì thế công việc kiểm soát vật chất, kiểm kê, quản lí, và sử dụng hàng tồn kho sẽ gặp nhiều kho khăn, đôi khi có sự nhầm lẫn, sai sót và dễ bị gian lận
1.1.2.Hạch toán kế toán hàng tồn kho:
1.1.2.1 Công tác tổ chức chứng từ:
Vì chứng từ là văn bản quan trọng chứng minh cho nghiệp vụ đã phát sinh nên đòi hỏi mọi nghiệp vụ đều phải được phản ánh trên chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ Tổ chức chứng từ là tổ chức vận dụng phương pháp chứng từ trong kế toán để ban hành chế độ chứng từ và vận dụng chế độ đó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đơn vị, tổ chức chứng từ cũng là việc thiết kế khối lượng công tác kế toán và hạch toán khác nhau trên hệ thống chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quy trình luân chuyển nhất định Đối với hàng tồn kho thì công tác tổ chức chứng từ bao gồm chứng từ nhập kho và xuất kho.Quy trình tổ chức luân chuyển chứng từ đối với hàng tồn kho được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1: Tổ chức chứng từ nhập kho
Sơ đồ 2: Tổ chức chứng từ xuất kho
Phụ trách phòng cung tiêu
Bảo quản và lưu trữ
Nhập kho và ghi thẻ kho
Biên bản kiểm nghiệm Đề nghị nhập kho
Người đề nghị xuất kho
Giám đốc, kế toán trưởng
Bảo quản và lưu trữ Đề nghị xuất kho
Phiếu xuất kho xuất kho và ghi thẻ kho
1.1.2.2.Tổ chức sổ sách kế toán: Để thực hiện nhiệm vụ của mình là theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một hệ thống tài khoản phù hợp đủ để bao quát được toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh được đầy đủ các loại hàng tồn kho của đơn vị mình Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải thiết lập hệ thống sổ sách hợp lý vì đây là sự cụ thể hóa phương pháp đối ứng tài khoản trong thực tế của công tác kế toán Sổ kế toán bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào yêu cầu quản lý nhưng luôn bao gồm 2 loại cơ bản là số chi tiết và sổ tổng hợp Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số các hình thức ghi sổ sau: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký –
Sổ cái, Nhật ký chứng từ…
1.1.2.3 Phương pháp tính giá hàng tồn kho:
Tính giá hàng tồn kho là một công tác quan trọng trong tổ chức hạch toán hàng tồn kho, tính giá hàng tồn kho đó là việc dùng tiền để biểu hiện giá trị của hàng tồn kho Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho – hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Các phương pháp tính giá hàng tồn kho:
- Đối với nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa nhập kho: Giá của hàng tồn kho được tính theo giá thực tế mua vào:
+ Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đượchàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Giá Giá ghi Chi phí Chiết khấu Hàng mua Thuế thực = trên + thu - thương - bị + nhập khẩu tế hóa đơn mua maịi trả lại (nếu có)
+ Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng, và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
+ Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi, phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu thành thành phẩm.
+ Chi phí liên quan trực tiếp khác được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán hàng tồn kho ở các doanh nghiệp, hàng tồn kho được tính theo giá thực tế.
Giá thực tế của hàng tồn kho là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của của doanh nghiệp để tạo ra hàng tồn kho Tuy nhiên giá thực tế lại còn phụ thuộc vào từng nguồn nhập, và tương ứng với nguồn đó mà giá thực tế được xác định phù hợp.
- Đối với nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa xuất kho:
Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính
1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ
1.2.1.1 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Để hiểu biết về kiểm soát nội bộ liên quan đên hàng tồn kho, kiểm toán viên cần tìm hiểu trên nhiều khía cạnh:
Xem xét và đánh giá những nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với hàng tồn kho như năng lực của nhan viên, tổ chức kế toán kho, kế toán mua hàng, xem xét hoạt động của kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ, kể từ giai đoạn mua vào cho đến khi tiêu thụ sản phẩm
Tìm hiểu sơ đồ hạch toán, tài khoản sử dụng và cá sổ sách chi tiết
1.2.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Căn cứ vào kết quả của bước trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát liên quan đến từng cơ sở dẫn liệu cụ thể Nếu đánh gía rủi ro kiểm soát thấp thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Còn nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa, không cần thiết phải thực hiên thử nghiệm kiểm soát
1.2.1.3 Thiết kế và thực hiẹn các thử nghiệm kiểm soát Để đánh giá sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau đây:
Thử nghiệm đối với nghiệp vụ mua hàng: kiểm tra sự xét duyệt, đối chiếu giữa đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng và hoá đơn người bán về số lượng, giá cả
Kiểm tra hệ thống sổ chi tiết
1.2.1.4 Đánh giá lại ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Kết quả thực hiện các thư nghiệm trên giú kiểm toán viên đánh giá lại mức rủi ro cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến hàng tồn kho Khi đánh giá, kiểm toán viên nên nhận diện những yếu điểm để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh để giảm thiếu các thử nghiệm cơ bản.
1.2.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích hàng tồn kho
A, So sánh số dư hàng tồn kho cuối kì so với đầu kì
Mục đích so sánh là để phát hiện những khả năng có sai sót trong số dư hang tồn kho Nếu có sự biến động đáng kể, kiểm toán viên sẽ phải xem xét đến các khoản mục chi tiết Bên cạnh đó, cần chú ý xem xét cả những biến động về lượng của các loại hàng tồn kho chủ yếu.
Khi so sánh, kiểm toán viên cần chú ý loại trừ ảnh hưởng do biến động giá nếu sau khi loại trừ ảnh hưởng của giá cả mà vẫn có sự biến động thì kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể
B, So sánh số quay vòng hàng tồn kho với các kì trước
Số vòng quay hàng tồn kho thường được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho giá trị hàng tồn kho bình quân.
Việc so sánh số vòng quay hang tồn kho với các kì trước cho phép kiểm toán viên phát hiện những biến động bất thường của tỉ số này, từ đó dự đoán những rủi ro có thể xảy ra để xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp.
A, Chứng kiến kiẻm kê hang tồn kho Đây là thủ tục hữu hiệu để xác định hàng tồn kho là có thực Việc kiểm kê hàng tồn kho là trách nhiệm của đơn vị và kiểm toán viên cần chứng kiến quá trình này
Ngoài ra, kiểm toán viên nên thực hiên các thủ tục:
Chọn mẫu để kiểm kê trực tiếp hàng tồn kho: chọn những mặt hàng đặc biệt như mặt hàng có giá trị cao, nhạy cảm với gian lận
Thu thập và kiểm tra biểu mẫu kiểm kê, xem chúng có được sử dụng và ghi chép đúng hay không
Thẩm tra về số lượng hàng tồn kho kém phẩm chất, hư hỏng, lỗi thời, chậm luân chuyển, thừa trong quá trình kiểm kê, nhưng chưa rõ nguyên nhân
So sánh kết quả kiểm kê vật chất với sổ chi tiết, phát hiện các sai lệch và điều tra nguyên nhân.
B, Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho
Kiểm toán viên cần xem xét phương pháp đánh giá hàng tồn kho được đơn vị sử dụng có đúng với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và đơn vị có áp dụng nhất quán hay không.
Xác định những bộ phận cấu thành của giá hàng nhập kho như giá mua, thuế nhập khẩu, chi phí mua hàng, chiết khấu.
Thực hiện việc kiểm tra giá hàng sản xuất (gồm sản phẩm dở dang và thành phẩm): kiểm toán viên phải hiểu rõ về các chi phí cấu thành đó là các chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung
C, Kiểm tra tổng hợp kết quả kiểm kê
Chọn mẫu trên phiếu kiểm kê và đối chiếu với bảng tổng hợp kiểm kê để đảm bảo rằng tất cả các ghi chép trên bảng tổng hợp kiểm kê đều có trên phiếu kiểm kê Kiểm toán viên cũng chọn mẫu trên bảng tổng hợp kiểm kê và đối chiếu với phiếu kiểm kê để đảm bảo rằng các dữ liệu trên bảng tổng hợp kiểm kê là ghi nhận từ phiếu kiểm kê.
D, Kiểm tra việc khoá sổ hàng tồn kho
Kiểm toán viên kiểm tra việc khoá sổ hàng tồn kho nhằm phát hiện những trường hợp không đúng và dẫn đến hàng tồn kho bị sai lệch, chẳng hạn như:
Các khoản hàng mua đang đi đường nhưng không được ghi nhận
Khi xuất bán, đơn vị đã không phản ánh đồng thời hai bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán (đối với phương pháp kê khai thường xuyên)
Các nghiệp vụ bán hàng của năm hiện tại nhưng lại bị ghi nhận vào niên độ sau
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỀ HÀNG TỒN
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (Dưới đây gọi tắt là công ty IFC) được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 2001 bởi những kiểm toán viên ưu tú đã có thâm niên làm việc nhiều năm tại các công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu của Việt Nam Với tất cả tâm huyết được mang những kiến thức và kinh nghiệm của mình để chia sẻ với các khách hàng, cùng với khách hàng vượt qua các thách thức, thành công trong quá trình phát triển kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế Sự ra đời của công ty là một trong những nhân tố góp phần tích cực vào việc gắn liền những thành tựu phát triển của nghề kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính của Việt Nam và thế giới với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế tên giao dịch quốc tế là International Auditing and Financial Consulting Company Limited (IFC). Người đại diện theo pháp luật là ông Lê Xuân Thắng, giám đốc Công ty
Từ năm 2001 đến 2003 Trụ sở chính tại 25 Chùa Bộc, Hà Nội
Từ năm 2003 Chuyển về Số 3 Lô 11, Đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy Thành phố Hà Nội.
Email: ifc@abco.com.vn
Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC) là công ty chuyên ngành về tư vấn và tài chính cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế và quản lý có chất lượng cao
Trong suốt quá trình phát triển 4 năm của mình, IFC luôn khẳng định chất lượng và hiệu quả trong việc cung cấp dich vụ của mình và không ngừng đưa ra những phương hướng phát triển mới để ngày càng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty
Với tất cả kiến thức và kinh nghiệm của các thành viên trong công ty đã học tập và cống hiến cho các khách hàng trong nhiều năm làm việc và nghiên cứu trong các hãng kiểm toán và tư vấn tài chính hàng đầu của Việt Nam, cộng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty cam kết và đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng của mình các dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính với chất lượng hàng đầu và hiệu quả kinh tế cao
Với kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình, công ty thường xuyên được mời tham gia soạn thảo và xây dựng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán
… tham gia đóng góp ý kiến các văn bản liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán của bộ Tài Chính và các cơ quan liên quan khác Do đó công ty có thể đem đến cho khách hàng của mình những dự báo về những thay đổi trong quy định về kế toán và thuế đưa ra các kế hoạch hoạt động có hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu hoạt động của công ty là giúp khách hàng và nhân viên thành công Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập khách quan, tự chịu trách nhiệm vật chất và giữ bí mật cho khách hàng Công ty luôn coi trọng chất lượng dịch vụ, hiệu quả tài chính và uy tín nghề nghiệp
Các Giám đốc chuyên môn theo lĩnh vực (kiểm toán, thuế, t vấn, đào tạo )
P Giám đốc điều hành 2 Phòng hành chính Phòng TC Kế toán
Phòng Nghiệp vụ II Phòng Nghiệp vụ III Phòng t vấn Phòng Đào tạoPhòng kiểm toán Đầu t XDCB
Tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tổ chức của công ty TNHH, các phòng ban bao gồm: Phòng nghiệp vụ I, Phòng nghiệp vụ II, Phòng ngiệp vụ III,
Phòng kiểm toán Đầu tư Xây dựng cơ bản, Phòng Hành chính tổng hợp, phòng tài chính - kế toán, phòng Tư vấn, phòng Đào tạo Theo đó, Công ty đã có sự phân cấp cụ thể để thực hiện và soát xét, đảm bảo chất lượng của mọi cuộc kiểm toán do Công ty thực hiện
Tại IFC, hệ thống 3 phòng Nghiệp vụ I, II và III kết hợp với Phòng
Kiểm toán Đầu tư Xây dựng cơ bản chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán Các nhân viên và lãnh đạo các phòng có thể hỗ trợ và kết hợp với nhau trong cùng một cuộc kiểm toán để đảm bảo đáp ứng đủ nhân lực cho mọi cuộc kiểm toán Đứng đầu các phòng nghiệp vụ là các Trưởng phòng và
Phó Trưởng phòng Trong tổng số hơn 60 nhân viên hiện nay tại IFC, tuỳ theo số năm kinh nghiệm, khả năng công tác được phân làm nhiều mức khác nhau, nhưng có thể tạm thời chia làm 2 nhóm: KTV đã được cấp chứng chỉ của Bộ Tài chính (CPA) và các Trợ lý KTV, kỹ sư xây dựng IFC luôn coi trọng công tác đào tạo nhân viên: cử nhân viên đi học khoá ngắn hạn dài hạn tại các quốc gia phát triển như ÚC, Mỹ và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo các khoá học nội bộ nhằm chia sẻ kinh nghiệm cũng như nâng cao kiến thức cho nhân viên do đó tại IFC cơ cấu nhân viên được sắp xếp hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động trong mọi giao dịch.
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Là người đại diện trước phát luật của công ty, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và pháp luật về mọi hoạt động của công ty Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty một cánh toàn diện Phát triển các hoạt động dịch vụ Duy ttrì và mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ đối ngoại hợp tác liên doanh nước ngoài. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của toàn công ty Đào tạo cán bộ nhân viên nghiệp vụ và đội ngũ quản lí Trang bị và đổi mới thiết bị phương tiện điều kiện làm việc Quản lí sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn tài sản, năng lực tài chính của công ty Chăm lo và chú trọng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ nhân viên đang làm việc cho công ty Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số phòng và một số hợp đồng lớn
- Mở rộng quy mô hoạt động cả về chiều rộng và bề sâu
- Sắp xếp cơ cấu, tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn theo từng thời kì
- Thành lập mới chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng nghiệp vụ
- Bổ nhiệm cán bộ quản lí theo quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động
- Đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thường xuyên
Phó giám đốc điều hành:
Giúp việc cho giám đốc và thay mặt cho giám đốc lãnh đạo công ty trong thời gian giám đốc đi vắng Từng thời gian sẽ phụ trách từng mặt hoạt động của công ty, phụ trách từng phòng nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc. Hiện nay ở công ty có một phó giám đốc phụ trách kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế. Một phó giám đốc phụ trách kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và xác định giá trị doanh nghiệp.
Các giám đốc các lĩnh vực chuyên môn là những chuyên gia về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, có vốn đầu tư nước ngoài, tư vấn…
Chịu trách nhiệm nghiên cứu, cung cấp dịch vụ đào tạo cho khách hàng, tổ chức các khoá đào tạo nội bộ và tham gia hỗ trợ các phòng khác trong quá trình kiểm toán và tư vấn.
Phòng hành chính và phòng kế toán: chịu trách nhiệm về hành chính và kế toán cho toàn bộ công ty
Nhân sự của công ty
Trong quá trình làm việc tại các hãng kiểm toán và tư vấn tài chính hàng đầu của Việt Nam, các thành viên của công ty đã từng là các chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viên ưu tú chỉ đạo và trực tiếp phục vụ cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường như: các doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt (các tổng công ty được thành lập theo quyết đinh số 90/TTg và quyết định 91/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và rất nhiều các dự án do các ngân hang và các tỏ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tài trợ như ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng
Phát Triển Châu Á (ADB) và các chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP)…
T i th i i m hi n t i công ty có 64 cán b công nhân viên, ại thời điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ời điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ại thời điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ộ công nhân viên, được điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, đượcượcc phân chia nh saư
S tt ố tt Tiêu chí phân lo i ại Số tt l ượng ng
Phân theo trình độ học vấn ọc vấn ấn h c v n
Trên điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, đượcại thời điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ọci h c Đại học
Theo ch ng ch ngh nghi p ứng chỉ nghề nghiệp ỉ nghề nghiệp ề nghiệp ệp
Ch ng ch ki m toán vi ên vi t nam (CPA)ứng chỉ kiểm toán vi ên việt nam (CPA) ỉ kiểm toán vi ên việt nam (CPA) ểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được
Ch ng ch ki m toán viên qu c t (ACCA)ứng chỉ kiểm toán vi ên việt nam (CPA) ỉ kiểm toán vi ên việt nam (CPA) ểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ốc tế (ACCA) ế (ACCA)
Theo h p ợp đồng lao động đồng lao động ng lao độ học vấn ng
D i h nài hạn ại thời điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ng n h nắn hạn ại thời điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được
Danh sách nhân sự chủ chốt của công ty
Thứ tự Họ và tên Chức vụ / chuyên môn
1 Lê Xuân Thắng GĐ ĐH/CPA
2 Đào Xuân Dũng PGĐ ĐH/CPA
3 Nguyễn Thành Lâm PGĐ ĐH/CPA
4 Trần Quý Phán PGĐ ĐH/CPA
5 Lăng Trịnh Mai Hương Giám đốc tư vấn và đốc tạo
Khách hàng và các loại hình dịch
Khách hàng của công ty
Công ty có m t h th ng khách h ng trên nhi u l nh ộ công nhân viên, được ện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ốc tế (ACCA) ài hạn ều lĩnh ĩnh vực khác nhau IFC cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng và ngày càng được mở rộng ra phạm vi trên khắp toàn quốc, thuộc mọi thành phần kinh tế :
- Các doanh nghi p có v n ện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ốc tế (ACCA) điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, đượcầu tư nước ngoài ư ước ngoài u t n c ngo i ài hạn
- Các h p ợc đồng h p tác kinh doanhợc
- Các d án qu c t ự án quốc tế ốc tế (ACCA) ế (ACCA)
- Các t ng công ty nh nổng công ty nhà nước ài hạn ước ngoài c
- Các doanh nghi p nh nện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ài hạn ước ngoài c
- Các công ty c ph n, công ty trách nhi m h u h n ổng công ty nhà nước ầu tư nước ngoài ện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được ữu hạn ại thời điểm hiện tại công ty có 64 cán bộ công nhân viên, được
- Các c quan nh nơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội ài hạn ước ngoài ài hạnc v các t ch c xã h i ổng công ty nhà nước ứng chỉ kiểm toán vi ên việt nam (CPA) ộ công nhân viên, được
M t s khách h ng tiêu bi u c a công ty: ộ học vấn ố khách hàng tiêu biểu của công ty: àng tiêu biểu của công ty: ểu của công ty: ủa công ty: các dự án từ World bank, ADB, SIDA, IFAD, UNFPA, SOS, PAM, và các dự án khác
- Dự án giáo dục tiểu học
- Dự án tổng công ty cao su
- Tổng công ty Cà Phê Việt Nam
- Công ty xi măng Hoàng Thạch
Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ
- Công ty phát triển phần mềm Việt Nam
- Công ty Nippon Engineering Việt Nam
Ngân hàng, tài chính và các công ty tài chính
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Một số khách hàng tiêu biểu đã được IFC và các thành viên cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp
- Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam
- Tổng công ty Thép Việt Nam
Quy trình kiểm toán chung của công ty
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán
* Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
* Nhận diện lí do kiểm toán
* Lựa chọn nhóm kiểm toán
* Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
* Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
* Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
* Thực hiện các thủ tục phân tích
* Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
* Tìm hiểu môi trường kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
* Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
* Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
* Xác định rủi ro của tài khoản và rủi ro tiềm tàng
* Xác định bằng chứng kiểm toán
* Định hướng kiểm toán phù hợp
* Sử dụng mô hình về độ tin cậy kiểm toán
* Sử dụng ma trận kiểm tra định hướng
* Hình thức kiểm tra hệ thống kiểm soát và kiểm tra chi tiết
* Lập kế hoạch kiểm toán cho từng tài khoản
* Lập kế hoạch kiểm tra hệ thống kiểm soát
* Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết số dư tài khoản
* Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
* Thực hiện thủ tục kiểm soát
* Thực hiện thủ tục phân tích
* Thực hiện kiểm tra chi tiết
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo
Bước 6: Công việc thực hiện sau khi kiểm toán
* Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán
* Giữ mối liên hệ thường xuyên với khách hàng
Trong quy trình kiểm toán hàng tồn kho thì công tác tổ chức nhân sự thực hiện cuộc kiểm toán thường có vai trò quan trọng do vậy Công ty rất chú trọng bố trí một cơ cấu nhân sự phù hợp để đảm bảo thực hiện cuộc kiểm toán đảm báo chất lượng
Thành viên ban giám đốc, phụ trách
Nhóm chuyên gia hỗ trợ Thuế, Pháp lý, CNTT
Thành viên Ban giám đốc, soát xét chất lượng & quản lý rủi ro
Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách trực tiếp
(Gồm liểm toán viên chính và các trợ lý kiểm toán viên
Bảng: Cơ cấu bộ máy một cuộc kiểm toán
Vai trò, trách nhiệm các thành viên trong tổ chức
Thành viên ban giám đốc điều hành hoặc phó giám đốc điều hành, người phụ trách trực tiếp nhóm cung cấp dịch vụ, có nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch nhân sự, kế hoạch thời gian, soát xét kế hoạch kiểm toán và soát xét cuối cùng đối với hồ sơ và báo cáo kiểm toán.
Thành viên ban giám đốc, không trực tiếp phụ trách, có nhiệm vụ soát xét hồ sơ và báo cáo kiểm toán, quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng đã đề ra, quản lý rủi ro.
Nhóm chuyên gia hỗ trợ Thuế, Pháp lý, CNTT; có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cuộc kiểm toán về từng vấn đề cụ thể.
Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách trực tiếp, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình kiểm toán
Các nhóm kiểm toán, có thể gồm một kiểm toán viên chính và một đến hai trợ lý kiểm toán viên.
Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công ty
2.2.1 Các công việc thực hiện trước kiểm toán
Năm 2006, công ty thu nhận một khách hàng mới, công ty ABC là công ty 100% vốn nước ngoài Các công việc được thực hiện trước kiểm toán gồm những công việc sau:
Thu thập thông tin cơ sở:
Hàng tồn kho của công ty khách hàng gồm:
Nguyên vật liệu: các loại hạt nhựa nhập khẩu từ nước ngoài phục vụ sản xuất các sản phẩm bằng nhựa
Công cụ, dụng cụ: các loại túi nilong, băng, kéo
Thành phẩm: các loại linh kiện cho máy in Canon
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được, giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng, và phân phối sản phẩm.
Lĩnh vực sản xuất của công ty là:
+ Gia công hàng thành nhựa + Tổ hợp thành phẩm
+ Chế tạo hàng mẫu và công cụ + Buôn bán quốc tế
+ Tiêu thụ bán sản phẩm Trong số những lĩnh vực trên thì lĩnh vực sản xuất chính là sản xuất chế biến các linh kiện cho máy in Canon.
Toàn bộ sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra nước ngoài
Nhận diện các bên hữu quan: công ty mẹ của công ty khách hàng là tập đoàn Tackaodo của Đài Loan.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng:
Những thông tin tổng hợp về khách hàng được thu thập:
1, Tên công ty: ABC Địa chỉ tại Việt Nam: khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh
Trụ sở chính: khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh
- Họ và tên: Lữ Kim Hổ
3, Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn nước ngoài là công ty TNHH, phù hợp với tư cách pháp nhân và phát luật Việt Nam
Miêu tả Đơn giá Năm thứ 1 Năm th ứ 2 Năm thứ 3 Phần nhựa Giá 9800 000 21 560 000 23 716 000
5, Mức vốn đầu tư của công ty: 4 900 000 USD
6, Thuế: thuế suất thuế thu nhập doanh nghệp của công ty hàng năm là 10% lợi nhuận thu được trong 15 năm đầu tiên kể từ khi sản xuất kinh doanh có lãi,và 28% trong những năm tiếp theo.
Các chính sách kế toán chủ yếu
Kế toán tài chính của công ty được thống kê bởi kế toán việt nam và được quản lí bởi Sở tài chính Việt Nam
Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định khác.
Năm tài chính từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch
Ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu đươc các lợi ích kinh tế từ giao dịch này Doanh thu đuợc ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua
Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ: được chuyển đổi theo tỉ giá thực tế tại ngày phát sinh.
Trong kiểm toán tài chính,để đảm bảo một mục tiêu kiểm toán cần một hoặc nhiều thủ tục kiểm toán, tức là một thủ tục kiểm toán đảm bảo được một phần nào đó cho mục tiêu kiểm toán đã định, do vậy xác định được hệ thống mục tiêu kiểm toán cần đạt được thì sẽ xác định được hệt thống các thủ tục kiểm toán cần thực hiện Tuy nhiên, một thủ tục kiểm toán cũng có thể đảm bảo được một phần nào đó của nhiều mục tiêu kiểm toán khác nhau cho nên dựa vào kinh nghiệm của mình kiểm toán viên có thể lựa chọn một số thủ tục kiểm toán cần thực hiện và chỉ cần với những thủ tục này thì sẽ đảm bảo được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra, vấn đề là phải xây dựng được các thủ tục kiểm toán sao cho vừa ít nhất để tiết kiệm chi phí vừa đủ để thu thập được số bằng chứng kiểm toán cân bằng với mức trọng yếu đã xác định.
Dựa vào chương trình kiểm toán của công ty ( bảng các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết)
Bảng : Các thủ tục kiểm toán tổng hợp
01 Tham gia kiểm kê HTK
02 Kiểm tra việc phản ánh HTK
03 Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá HTK
04 Kiểm tra việc hạch toán và phản ánh HTK
05 Kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của HTK
06 Kiểm tra việc điều chỉnh hàng số dư tồn kho thực tế
07 Kiểm tra việc áp dụng giá HTK trước kỳ báo cáo
08 Kiểm tra thu nhập phát sinh giữa nội bộ các đơn vị thành viên (nếu có)
09 Kiểm tra số dư HTK phản ánh bằng ngoại tệ
10 Kiểm tra số dư HTK trong quan hệ với bên thứ ba
11 Kiểm tra việc phản ánh HTK (phương pháp tính giá trung bình)
Kiểm toán viên phụ trách kiểm toán hàng tồn kho đã lựa chọn và thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
Kiểm toán viên tiến hành thu thập số liệu về hàng tồn kho của công ty ABC từ sổ sách kế toán
Nội dung Số dư đầu kì Phát sinh tăng Phát sinh giảm Số dư cuối kì
PY: Số liệu lấy từ bảng cân đối số phát sinh đối chiếu với báo cáo tài chính đã kiểm toán
BS: Số liệu lấy từ bảng cân đối số phát sinh đối chiếu với biên bản kiểm kê kho
Nguyên vật liệu của công ty ABC chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, thường là các loại hạt nhựa.
Công cụ, dụng cụ gồm phần nhiều là các loại bao bì luân chuyển phục vụ
Từ số liệu tổng hợp được về hàng tồn kho, để khẳng định số liệu trên sổ sách kế toán của khách hàng là trung thực, hợp lí, kiểm toán viên thực hiện tiếp các thủ tục kiểm toán sau
2.2.2.2 Tham gia chứng kiến kiểm kê
Tại những ngày cuối cùng của năm tài chính 2005, công ty khách hàng đã tiến hành kiểm kê với sự giám sát của đại diện công ty kiểm toán, kết quả thu được là biên bản kiểm kê như sau:
Biên bản kiểm kê công cụ dụng cụ:
Mã Sp Kiểm lần 1 Kiểm lần cuối Vị trí
Số lượng Ngày Số lượng Ngày để
Người kiểm lần 1 kí tên Người kiểm lần cuối kí tên Nguyễn Hoài Thu Nguyễn Thị Phương Hoa
Tương tự kiểm toán viên có được biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho, nguyên vật liệu của khách hàng.
Sau khi tham gia công tác kiểm kê cùng công ty khách hàng kiểm toán viên lập báo cáo tham dự kiểm kê đưa ra những nhận xét về công tác chuẩn bị cũng như thực hiện kiểm kê của khách hàng:
Công việc kiểm kê được thực hiện ở: kho nguyên vật liệu, và thành phẩm.
Tại kho thành phẩm: thực hiện quan sát đơn vị kiểm kê, và chọn mẫu kiểm kê theo hai hướng over và under thấy khớp với số kế toán kho cung cấp + Kho nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất các linh kiện và được nhập khẩu 100% kiểm tra theo hai hướng over và under thấy số lượng nguyên vật liệu đảm bảo Tuy nhiên một số lượng nguyên vật liệu đã nhập kho và một số lượng nguyên vật liệu xuất chờ sản xuất không được theo dõi trên thẻ kho và không được sắp theo dõi trong một khu, do vậy dễ gây nhầm lẫn, gây khó khăn cho công tác quản lí
Nhận xét và kiến nghị: về cơ bản công tác kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị đã được tiến hành thường xuyên nhưng chưa khoa học và đúng tiến độ, chưa có quy định cụ thể bằng văn bản về kiểm kê của đơn vị, chưa đáp ứng yêu cầu chung về quản lí tài sản, hàng hoá phòng tài chính kế toán và các bộ phận liên quan đã chủ động trong việc hướng dẫn đôn đốc và thực hiện công tác kiểm kê Tuy nhiên đơn vị nên lưu ý những vấn đề sau:
- Lập quy định về kiêm kê của đơn vị như: trước khi tiến hành kiểm kê thành lập ban kiểm kê, lập kế hoạch kiểm kê đảm bảo đúng thời gian, tiến độ kiểm kê và công tác quản lí chung tài sản của đơn vị.
- Tách và theo dõi riêng từng phần nguyên vật liệu tồn kho và nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất đồng thời mở thẻ kho và sổ kho theo dõi phiếu nhập xuất cho từng bộ phận chịu trách nhiệm riêng.
- Kiểm kê công cụ dụng cụ xuất dùng một lần hiện vẫn đang sử dụng
- Tách riêng biệt theo kho thành phẩm, kho sản xuất, phân chia trách nhiệm cụ thể cho nhân viên quản lí kho
- Sắp xếp hợp lí theo từng mặt hàng trong từng kho
- Cần có thẻ, phiếu kiểm kê cho từng tổ kiểm kê nhằm tránh trùng lặp các mặt hành khi tiến hành kiểm kê
- Trước thời điểm kiểm kê cần khoá số liệu trên thẻ kho và trên sổ kế toán chi tiết bao gồm: tên danh mục, đơn vị tính.
- Hàng hoá cần được sắp xếp theo thứ tự, ngăn nắp trước khi kiểm kê
Kết luận chung: qua quá trình tham gia kiểm kê cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kho thành phẩm chúng tôi thấy có thể tin tưởng vào số kiểm kê thực tế
2.2.2.3 Kiểm tra chi tiết thành phẩm
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (IFC) THỰC HIỆN
Nhận xét và bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn tại IFC
3.1.1 Nhận xét về hoạt động kiểm toán tại IFC Được thành lập từ khá sớm so với các công ty kiểm toán khác, IFC ra đời trong hoàn cảnh thị trường kiểm toán có nhiều biến đổi lớn, hoạt động kế toán kiểm toán đang có những thay đổi đáng kể trên con đường hội nhập quốc tế Hội tụ từ những điều kiện thực tế, IFC có được những thuận lợi đáng kể trên con đường phát triển nhằm khẳng định uy tín của mình.
Với yêu cầu từ thực tế là phải ngày càng nâng cao tính lành mạnh của các thông tin tài chính của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang từng bước được sửa đổi bổ sung và phù hợp hơn với nhu cầu của các loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, đồng thời, hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng ngày càng được nghiên cứu và xem xét toàn diện trên mọi góc độ phù hợp với đặc thù pháp luật Việt Nam nói chung Những chuẩn mực kế toán, kiểm toán này sẽ là chỗ dựa vững chắc cho IFC xây dựng một quy trình kiểm toán với một hệ thống các bước công việc, các thủ tục kiểm toán và một hồ sơ kiểm toán đầy đủ và hợp lý nhất Đây là một trong những thuận lợi cơ bản của IFC,đặc biệt hơn khi mà các thành viên của công ty thường được mời tham gia các đợt soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.
Với một đội ngũ cán bộ nhân viên có tuổi đời còn rất trẻ, IFC là một trong những công ty Kiểm toán năng động nhất trong thị trường kế toán kiểm toán tại Việt Nam, do vậy IFC có khả năng tiếp thu, cập nhật những thành tựu mới nhất trong công nghệ kiểm toán hiện đại để hoàn thiện hơn chất lượng kiểm toán tại công ty Trong đội ngũ nhân viên của công ty có các KTV có kinh nghiệm đã từng làm việc trong các công ty kiểm toán lớn như VACO, IFC có điều kiện tập hợp, học tập kinh nghiệm của các công ty kiểm toán lớn về những thành tựu kế toán và kiểm toán và cả những thành tựu hiện đại về công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật hoá
Công ty có một độ ngũ nhân viên trẻ năng động, điều này được thể hiện ở việc công ty được công nhận là công ty kiểm toán độc lập duy nhất tại Việt Nam được đào tạo để dự thi chứng chỉ kiểm toán viên cấp quốc tế (ACCA), điều này là một trong những yếu tố góp phần nâng cao uy tín cho công ty, điều này như một bằng chứng chứng minh cho chất lượng của đội ngũ nhân viên trong công ty.
Công ty cũng đã xác định cho mình chiến lược dài hạn, đây là mục tiêu phấn đấu của công ty, đây không những là một chiến lược quản lí đúng đắn mà nó còn nói lên rằng công ty sẽ tồn tại lâu dài, nỗ lực cùng phát triển không ngừng với khách hàng, và luôn phấn đấu để trở thành một công ty có tầm cỡ quốc tế
Trong các loại hình dịch vụ của công ty, thì dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều thế mạnh so với các công ty khác, điều này đã được thực tế chứng minh, đây là một thế mạnh mà công ty có thể khai thác nhiều hơn nữa để tạo nên nét đăc trưng riêng có của mình
Hiện nay công tác kế toán kiểm toán tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, vai trò quan trọng của công tác kế toán và kiểm toán đã được thừa nhận ngay cả trong nhận thức, đây là thuận lợi cơ bản nhất mà ngành kiểm toán nói chung và công ty nói riêng có thể tận dụng để phát triển cao hơn nữa.
Bên cạnh những thuận lợi đã có, thực tế tại công ty vì là một công ty mới thành lập nên còn có nhiều khó khăn khách quan, một trong những kho khăn lớn nhất đó là sự cạnh tranh, đây là một tất yếu không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường Vì là một công ty mới thành lập, tuổi đời còn non trẻ, quy mô của công ty chưa thật lớn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng để khẳng định được chất lượng, uy tín thì cần có thời gian, mặt khác, các doanh nghiệp thường có xu hướng mời các công ty kiểm toán lớn, có uy tín và bề dầy kinh nghiệm về kiểm toán, thêm vào đó là các công ty nước ngoài với những lợi thế về quy mô, kinh nghiệm hoạt động Đây là một thách thức lớn của IFC và đòi hỏi IFC phải nỗ lực theo thời gian để khẳng định vị trí của mình bằng việc cung cấp một dịch vụ chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và hoàn thiện quy trình kiểm toán là cơ sở để IFC đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và nhiều khi là khắt khe đối với một công ty mới thành lập.
Trong thực tế hiện nay mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc tạo khung pháp lý cho công tác kiểm toán tuy nhiên thực tế hiện nay ở Việt Nam sự chồng chéo của các chính sách thủ tục, sự không nhất quán giữa các bộ ngành, giữa luật thuế và kế toán đã gây ra sự do dự và mất niềm tin của các doanh nghiệp Vì vậy IFC cũng như các công ty kiểm toán khác có khả năng gặp phải những bất đồng với khách hàng, với cơ quan thuế do sự không thống nhất giữa kết quả kiểm toán với kết quả điều tra của cơ quan thuế, kết quả kiểm toán có thể chưa được tôn trọng Do đó khả năng làm việc dưới áp lực về thời gian cũng như phí kiểm toán là rất cao.
Một vấn đề nữa cũng làm cho công ty gặp phải khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán đó là vấn đề nhân sự, đây là khó khăn chung của hầu hết các công ty kiểm toán hiện nay Khi vào mùa làm việc( từ tháng 12 đến tháng 6) thì công ty thường phải đối mặt với vấn đề thiếu nhân viên do khối lượng công việc tập trung vào mùa là chủ yếu, cũng từ đây nẩy sinh một khó khăn nữa là công tác quản lí, điều hành đòi hỏi phải linh hoạt, nghệ thuật có kế hoạch để vừa làm sao bố trí được một cách hợp lí nhất đội ngũ nhân viên để đảo bảo tiến độ công việc cũng như đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán vừa để hài hòa thời gian làm việc giữa các bộ phận các cá nhân trong từng phòng nghiệp vụ để hoàn thành công việc tốt nhất.
Thực tế hiện nay hoạt động kiểm toán độc lập đang ở gian đoạn phát triển ban đầu, vì vậy chưa khẳng định được vai trò thực sự như vốn có là công cụ cho các nhà quản lí và đến thời điểm hiện nay đa số các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết được vai trò, tác dụng, lợi ích của hoạt động kiểm toán đem lại cho nên mục đích chính của các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kiểm toán không phải là củng cố hoạt động tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà chỉ đơn thuần là tuân theo các quy định của nhà nước n ên trong qua trình thực hiện kiểm toán thì khó khăn các kiểm toán viên thường gặp phải là không có được sự hợp tác thích đáng từ phía khách hàng, đông thời vì mục đích kiểm toán như của các doanh nhiệp như trên dẫn đến rủi ro gặp phải là cao hơn do sẽ có nhiều gian lận hơn
3.1.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán mà công ty áp dụng
* Giai đoạn lập kế hoạch:
Khách hàng của IFC tương đối phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên phần nhiều là những khách hàng mới nên công việc tìm hiểu khách hàng chiếm khá nhiều thời gian Vì vậy, việc lựa chọn những KTV có trình độ, kinh nghiệm thích hợp và có sự hiểu biết nhất định về hoạt động kinh doanh của khách hàng, sẽ tạo điều kiện cho công tác kiểm toán diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao Với những khách hàng cũ cũng không coi nhẹ việc tìm hiểu sơ bộ về khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán là người tiến hành iệc lập kế hoạnh kiểm toán chung cho cả cuộc kiểm toán và lựa chọn các thủ tục kiểm toán phù hợp để áp dụng cho kiểm toán HTK, do vậy, khi thực hiện kiểm toán HTK sẽ linh hoạt và phù hợp hơn với đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng, cũng như cụ thể hơn cho HTK trong mối quan hệ với các phần hành khác
* Giai đoạn thực hiện kế hoạch
KTV thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đã đề ra trong chương trình kiểm toán cho từng phần hành cụ thể, Tuỳ vào mức rủi ro dự kiến KTV tiến hành kiểm tra chi tiết nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán cho các vấn đề liên quan và đưa ra ý kiến trong Báo cáo kiểm toán cũng như các kiến nghị và cách thức xử lý trong Thư quản lý Trong quan hệ với chi phí và thời gian thực hiện cho phép thì số lượng bằng chứng kiểm toán chỉ cần đủ để cân bằng với mức rủi ro nên dù theo kế hoạch kiểm toán các thủ tục kiểm tra chi tiết được tiến hành nhưng không phải tất cả mà có thể linh hoạt kết hợp và vận dụng các phần hành kiểm toán khác hay phụ thuộc vào đặc điểm của HTK trong doanh nghiệp để tiến hành hợp lý.
Như vậy thủ tục kiểm toán chi tiết tại các khách hàng trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh với những đặc điểm khác nhau được tiến hành khác nhau và giúp KTV phát hiện ra các sai sót, gian lận, góp phần xác minh tính trung thực và hợp lý của BCTC.
* Giai đoạn kết thúc kiểm toán