ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1.1 Đối tượng được chọn nghiên cứu
-Đại diện lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa phòng.
- Nhân viên y tế (NVYT) hiện đang công tác tại các khoa phòng của bệnh viện Các NVYT phải có tham gia trực tiếp vào quá trình thăm khám, điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh trong các khoa phòng Là những người thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch thể của người bệnh, nguy cơ phơi nhiễm cao đối với các bệnh truyền nhiễm trong các hoạt động nghề nghiệp Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến nhân viên các khoa thuộc hệ Ngoại- Sản, khoa Truyền nhiễm, khoa khám bệnh, khoa Nhi, các chuyên khoa lẻ nhƣ
Da liễu, Răng-Hàm-Mặt, Tai-Mũi-Họng
Các công nhân Y tế là những người thường xuyên, trực tiếp thu gom và xử lý chất thải y tế cũng đƣợc xếp vào nhóm NVYT.
NVYT phải tự nguyện tham gia, hợp tác trong quá trình nghiên cứu.
2.1.1.2 Đối tượng loại trừ, không được chọn nghiên cứu
-Không trực tiếp tham gia thăm khám, điều trị, chăm sóc người bệnh.
-Không hợp tác tham gia nghiên cứu.
Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên hiện nay với quy mô 800 giường được Bộ Y tế giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận đồng thời là Bệnh viện cũng là nơi thực hành chính của cán bộ giảng dạy là NVYT và học sinh - sinh viên Trường Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang. Nghiên cứu định lƣợng kết hợp với nghiên cứu định tính.
2.2.2 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định lƣợng
-Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lƣợng đƣợc tính công thức: n 2 p q
: Xác xuất sai lầm loại 1, chọn = 0,05 Z(1 - /2) = 1,96 p: Tỷ lệ phơi nhiễm trong nhân viên y tế Đây là nghiên cứu lần đầu tại Thái Nguyên, trong khi chưa tìm được các tài liệu trong nước công bố về vấn đề này nên chúng tôi chọn p theo tỷ lệ của UNAIDS (Số liệu công bố năm
2006) là 42% Nhƣ vậy p = 0,42 [53]. q = 1- p = 0,58 d: sai số mong muốn sẽ là = 0,042 (d = 1/10p)
Thay số vào công thức, chúng tôi tính đƣợc cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 531 người Trong quá trình nghiên cứu, để dự phòng một số người bỏ cuộc gây thất thoát mẫu, nên chúng tôi quyết định làm tròn số, tăng thêm cỡ mẫu lên 540 người Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, có 03 người không tham gia đầy đủ, nên cỡ mẫu còn lại là 537 người (537 nhân viên y tế).
- Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng theo phương pháp ngẫu nhiên đơn Từ danh sách lập sẵn theo từng khoa, phòng, chúng tôi dựa vào Bảng số để chọn đủ cỡ mẫu mong muốn (540).
2.2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
-05 cuộc phỏng vấn sâu: 01 Lãnh đạo BV; 01 Bác sỹ khối Ngoại - Sản;
1 Bác sỹ khối Nội - Nhi; 01 điều dƣỡng và 01 hộ lý.
- 05 cuộc thảo luận nhóm: 01 cho nhóm các cán bộ quản lý ở các khoa có nguy cơ cao; 01 cho nhóm các bác sỹ; 01 cho nhóm điều dƣỡng của các khoa có nguy cơ cao, 01 nhóm cho hộ lý và 01 nhóm cho công nhân thu gom chất thải.
2.2.3 Khái niệm về nguy cơ và sai số trong nghiên cứu
-Nguy cơ là xác suất rủi ro, là những điều kiện, nhân tố tác động làm gia tăng khả năng xảy ra các tổn thất mang lại từ các hiểm họa phát sinh trong điều kiện đó hay nói cách khác nguy cơ là xác suất mà một thảm họa xảy ra.
+ Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV là các tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể có thể có chứa HIV(qua da bị tổn thương do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn, qua da, niêm mạc bị trầy xước, loét, nhiễm trùng hoặc với da lành trên diện rộng hoặc trong thời gian dài) trong quá trình chăm sóc, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân [2].
+Nguy cơ phơi nhiễm HIV phụ thuộc vào loại dụng cụ gây tổn thương da, mức độ nông sâu của tổn thương, loại dịch thể bị phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và giai đoạn lâm sàng của nguồn nhiễm là bệnh nhân [2].
- Sai số là sự chênh lệch giữa giá trị đo đƣợc hoặc tính đƣợc và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại lƣợng nào đó.
- Thường xuyên là khái niệm chỉ một hoạt động luôn luôn xảy ra một cách lặp đi lặp lại.
-Chất thải Y tế là những chất đƣợc phát sinh ra trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, xát nghiệm, chăm sóc, phòng bệnh, nghiên cứu và đào tạo Chất thải Y tế có chất thải ô nhiễm, chất thải không ô nhiễm, có thể ở dạng rắn, lỏng và khí Nó có đặc tính lý học, hóa học, sinh học, vừa là nguồn ô nhiễm, vừa là nguồn gây bệnh.
+ Chất thải ô nhiễm: bao gồm các vật dụng loại bỏ từ các hoạt động chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, đó là môi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây bệnh.
+ Chất thải không ô nhiễm: bao gồm chất thải sinh hoạt không nhiễm các yếu tố nguy hại phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, nhà kho, nhà ăn
+Chất thải rắn: bao gồm bông băng gạc, bơm kim tiêm, chai lọ thủy tinh.+ Chất thải lỏng: bao gồm nước thải sinh hoạt, máu, mủ/dịch thể bệnh nhân, chất tẩy rửa.
2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.4.1 Nhóm chỉ số chung về đối tƣợng nghiên cứu:
-Trình độ chuyên môn, thâm niên công tác.
-Khối chuyên khoa (nội-nhi, ngoại-sản, cận lâm sàng ) nơi NVYT đang làm việc.
- Thông tin về tập huấn dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp của NVYT.
2.2.4.2 Nhóm chỉ số thực trạng:
-Tần suất tiếp xúc với chất thải là dịch thể bệnh nhân
- Tỷ lệ NVYT thường xuyên phải tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân theo từng khối chuyên khoa.
-Tỷ lệ NVYT trả lời đã từng bị phơi nhiễm.
-Phân bố các hình thức phơi nhiễm của NVYT.
-Tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm theo khối chuyên khoa.
-Tỷ lệ các đối tƣợng bị phơi nhiễm phân theo trình độ chuyên môn. 2.2.4.3 Nhóm chỉ số về kiến thức điều tra kiến thức của NVYT:
-Mức phơi nhiễm của các loại rác thải và dịch thể người bệnh.
-Xác định các trường hợp được gọi là có nguy cơ sau phơi nhiễm.
-Quy trình xử lý sau phơi nhiễm.
-Các biện pháp phòng phơi nhiễm HIV.
2.2.4.4 Nhóm chỉ số về thái độ:
-Thái độ đối với công việc.
-Thái độ đối với người bệnh.
2.2.4.5 Nhóm chỉ số về thực hành:
-Thực hành dự phòng phổ cập.
-Thực hành phòng ngừa chuẩn.
2.2.4.6 Nhóm chỉ số về các yếu tố liên quan:
- Thực trạng cơ sở vật chất của bệnh viện đáp ứng với việc dự phòng phơi nhiễm HIV.
- Việc tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định dự phòng phơi nhiễm HIV nghề nghiệp của bệnh viện.
-Ý thức tự giác thực hiện các quy định dự phòng phơi nhiễm HIV nghề nghiệp của NVYT.
+ Liên quan giữa đào tạo và kiến thức.
+Liên quan giữa đào tạo và thực hành.
Kỹ thuật thu thập số liệu
2.3.1 Công cụ thu thập số liệu
-Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế (Phụ lục 1).
-Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo bệnh viện (Phụ lục 2).
-Hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 3).
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
*Phương pháp định lượng: Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi với nội dung:
-Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp.
-Kiến thức phổ thông về phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp.
-Các yếu tố liên quan đến nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp.
-Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý bằng bộ câu hỏi với nội dung:
+Tính cần thiết, việc thường xuyên quan tâm đến dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp cho NVYT.
+ Những chỉ đạo của Bệnh viện để làm tốt công tác dự phòng phơi nhiễm cho nhân viên y tế.
+ Những hạn chế của công tác dự phòng và biện pháp khắc phục.
- Thảo luận nhóm với nội dung:
+Khả năng bị lây bệnh của NVYT khi tiếp xúc với người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.
+ Thái độ khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Quan điểm phòng bệnh trong nghề nghiệp, những điểm chƣa làm đƣợc và biện pháp khắc phục.
Tổ chức nghiên cứu
-Bộ câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế dựa trên những tiêu chí của tài liệu
“Dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp cho Nhân viên Y tế” Nhà xuất bản Y học [2].
-Mẫu phiếu được điều tra thử nghiệm trước khi tiến hành phỏng vấn đối với NVYT của bệnh viện.
- Các đối tƣợng phỏng vấn đƣợc giải thích lý do nhằm tạo không khí thoải mái, tin tưởng trong quá trình phỏng vấn để họ tự tin trả lời.
- Để tránh phỏng vấn lặp lại những người đã phỏng vấn sẽ được đánh dấu vào danh sách lập sẵn.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đƣợc nhập với phần mềm EpiData 3.1 Phân tích và xử lý trên phần mềm chương trình EpiInfo 6.04
Đạo đức trong nghiên cứu
-Nghiên cứu này được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học - Trường Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên và sự hợp tác của NVYT tại các khoa phòng trong diện nghiên cứu.
- Mẫu phiếu thu thập thông tin từ cán bộ y tế đƣợc thiết kế để đánh dấu theo mã số, phiếu không ghi tên người tham gia phỏng vấn.
-Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc biết rõ về mục đích, yêu cầu và lợi ích của nghiên cứu, đƣợc quyền từ chối tham gia.
- Các thông tin trong nghiên cứu đƣợc giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ các mục đích khác.
Những hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục
2.7.1 Hạn chế: Trong quá trình thu thập số liệu nếu đối tƣợng nghiên cứu không thật sự hợp tác thì thông tin có thể thiếu chính xác.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, cán bộ quản lý tại các khoa phòng trong Bệnh viện
- Bộ câu hỏi được phỏng vấn thử nghiệm, chỉnh sửa lại trước khi tiến hành điều tra toàn diện.
- Thông qua các Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhóm chỉ số chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và tuổi đời
Tuổi đời Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Nhận xét: Số NVYT nữ chiếm 76,50%, số NVYT nam chiếm 23,50% Tỷ lệ
NVYT trong nghiên cứu phần lớn ở độ tuổi dưới 40 với 68,16%, nhóm tuổi
40 - 49 chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,71%.
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo theo tuổi nghề
Tuổi nghề Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Nhận xét: Số NVYT có tuổi nghề dưới 10 chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,58% trong đó nữ: 35,56%, nam 16,02% Số còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Dân tộc Số lƣợng Tỷ lệ %
Phần lớn NVYT là người dân tộc Kinh, chiếm tới 77,60% Các dân tộc khác có tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.4 Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ chuyên môn
Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ %
Sau đại học 89 16,60 Đại học 138 25,70
Tỷ lệ NVYT là Trung học chiếm tỷ lệ cao nhất: 51,60%, tiếp đến là trình độ đại học: 25,70% Các đối tƣợng khác có tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khối chuyên khoa
Khối chuyên khoa Số lƣợng Tỷ lệ %
Khối Nội - Nhi chiếm tỷ lệ 49,90%, khối Ngoại - Sản chiếm 34,10%,khối cận lâm sàng chiếm 13,20% Các đối tƣợng còn lại có tỷ lệ 2,80%.
Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp của NVYT
NVYT Bảng 3.6 Tần suất tiếp xúc với chất thải là dịch thể bệnh nhân
Tần suất Số lƣợng Tỷ lệ %
Không biết/ không trả lời 29 5,40
Số NVYT có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân chiếm tỷ lệ 71,14%, thỉnh thoảng có tiếp xúc là 23,45%, số còn lại không biết hoặc không trả lời.
Bảng 3.7 Tỷ lệ NVYT thường xuyên phải tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân theo từng khối chuyên khoa
Khối chuyên khoa Số lƣợng Tỷ lệ %
Khối Ngoại-Sản có tỷ lệ NVYT tiếp xúc với máu và dịch thể chiếm tỷ lệ cao nhất (91,80%), cao hơn các khối Nội-Nhi và cận lâm sàng (p < 0,01).
Bảng 3.8 Tỷ lệ NVYT đã từng bị phơi nhiễm
Số lần bị phơi nhiễm Số lƣợng Tỷ lệ %
Tỷ lệ NVYT trả lời đã từng bị phơi nhiễm 01 lần là 70,48%, phơi nhiễm
02 lần là 21,77% và từ 03 lần trở lên là 7,75%.
Bảng 3.9 Tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm theo khối chuyên khoa
Khối chuyên khoa Số lƣợng Tỷ lệ %
Các phơi nhiễm thường gặp xảy ra nhiều nhất đối với NVYT ở khối Ngoại-Sản, với tỷ lệ 89,07%; Các đối tƣợng còn lại có tỷ lệ thấp hơn.
Hộp 1 Kết quả phỏng vấn sâu về nguy cơ tiếp xúc với máu/ dịch thể của bệnh nhân trong quá trình làm việc
Trao đổi của Cử nhân điều dƣỡng Nguyễn Thị Minh Ng “Là điều dưỡng trong khoa thực hành tại khoa ngoại, hàng ngày tôi thường xuyên phải lấy máu làm xét nghiệm, tiêm truyền, thay băng cho rất nhiều bệnh nhân, việc phải tiếp xúc với máu, dịch tiết và chất thải của bệnh nhân là điều không tránh khỏi và không ít trong số những bệnh nhân đó nhiễm HIV sẵn từ trước, bên cạnh đó là những trường hợp cấp cứu bắt buộc chúng tôi phải xử trí để cứu tính mạng bệnh nhân trước, đến khi có xét nghiệm về mới biết bệnh nhân nhiễm HIV Điều này thực sự là gánh nặng cho chúng tôi khi tác nghiệp ”
Bảng 3.10 Tỷ lệ phân bố các hình thức phơi nhiễm
Hình thức phơi nhiễm Số lƣợng Tỷ lệ %
Vật sắc nhọn gây tổn thương da 198 73,07
Dịch thể bắn vào da / niêm mạc 73 26,93
Nhận xét: Chủ yếu các trường hợp phơi nhiễm là do vật sắc nhọn gây tổn thương da với 73,07%; dịch thể bắn vào da/niêm mạc là 26,93%.
Bảng 3.11 Phân bố vị trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn gây ra
Vị trí tiếp xúc phơi nhiễm Số lƣợng Tỷ lệ %
Hầu hết vị trí phơi nhiễm là do tổn thương ở tay (bàn -ngón tay:81,82%; cẳng cánh tay:14,64 %) Tổn thương ở chân có tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.12 Phân bố các loại dụng cụ sắc nhọn gây ra tổn thương
Tên dụng cụ Số lƣợng Tỷ lệ %
Nhận xét: Tổn thương do kim tiêm/ truyền là thường gặp nhất: 63,13%, tiếp đến là kim khâu da: 23,73% Các nguyên nhân còn lại có tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.13 Phân bố các đối tượng bị phơi nhiễm theo trình độ (n'1)
Phơi nhiễm Có Không Đối tƣợng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng %
Cán bộ sau đại học ( n = 89) (1) 15 16,85 74 83,15 Đại học ( n = 138) (2) 47 34,05 91 65,95
Nhận xét: Đối tượng thường gặp tai nạn phơi nhiễm chủ yếu là Cử nhân/trung học với 191/278 (68,70%) Các đối tƣợng khác có tỷ lệ thấp hơn (p < 0,05 ).
Hộp 2 Các nguyên nhân gây tổn thương da của NVYT trong quá trình làm việc có nguy cơ phơi nhiễm HIV nghề nghiệp
Trong cuộc thảo luận nhóm tại khoa khám bệnh, ý kiến của bác sỹ Bùi Ánh T nhƣ sau: “Khoa phòng chúng tôi thường xuyên làm các thủ thuật và thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu của tổn thương da là do các dụng cụ sắc nhọn đâm vào tay khi làm thủ thuật như kim tiêm, có thể một chút không chú ý là có thể xảy ra, ngoài ra áp lực trong khi tiến hành thủ thuật cấp cứu cũng là nguyên nhân gây nên những tai nạn đáng tiếc này, mặt khác trong khi làm việc phải thật tập trung, không nói chuyện, không cười đùa và mang trang thiết bị phòng hộ trong khi làm thủ thuật”.
Hiểu biết của NVYT về phơi nhiễm và dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp
Bảng 3.14 Hiểu biết về phân loại và quản lý chất thải y tế (n = 271)
Trả lời của NVYT Đúng Sai KB/KTL
Loại chất thải Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Chất thải không lây nhiễm 193 71,20 59 21,80 19 7,00 Màu túi đựng rác thải 129 47,60 74 27,30 68 25,10 Thùng chứa dụng cụ sắc nhọn 205 75,65 54 19,90 12 4,45
Nhận xét: Hầu hết các NVYT đều có kiến thức tốt về phân loại chất thải, các quy đựng về quản lý và bảo quản chất thải y tế Tuy nhiên, màu túi đựng rác thải thì có tới quá nửa số NVYT trả lời sai hoặc không biết (52,40%)
Hộp 3 Phân loại và quản lý các loại chất thái y tế
Trong cuộc thảo luận nhóm của hộ lý và công nhân thu gom rác thải, ý kiến của Nguyễn Thị Phương P là: “Chúng tôi cũng đã được tập huấn về vệ sinh an toàn lao động do bệnh viện tổ chức định kỳ hàng năm cho nhân viên trong bệnh viện Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý và phân loại rác thải, chúng tôi thường xuyên phân loại rác thải theo đúng quy định đã được hướng dẫn, nhìn chung các rác thải là dụng cụ sắc nhọn, có dính máu và các mô của bệnh nhân đều nguy hiểm và có thể có mầm bệnh lây nhiễm, do đó trong quá trình làm việc chúng tôi luôn quản lý, phân từng loại đựng vào đúng túi và để vào nơi quy định nhưng còn không ít đồng nghiệp chưa để ý hoặc không biết nên chưa phân biệt đúng màu túi đựng rác thải”. Ý kiến này đƣợc đƣợc đa số trong cuộc thảo luận đồng tình.
Bảng 3.15 Kiến thức về đánh giá mức độ nguy cơ phơi nhiễm trong tình huống tiếp xúc với máu/ dịch thể của bệnh nhân (n = 271). Đánh giá mức độ Đúng Sai KB/KTL
Tình huống Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Máu/dịch thể bắn vào da/niêm 261 96,30 03 1,10 07 2,60 mạc bị tổn thương.
Máu/dịch thể bệnh nhân bắn 236 87,10 21 7,70 14 5,20 vào niêm mạc mắt, miệng
Tổn thương do vật sắc nhọn có 262 96,68 02 0,73 07 2,60 dính máu/dịch thể bệnh nhân
Máu/dịch thể của bệnh nhân 154 56,83 24 8,85 93 34,32 bắn vào vùng da lành
Nhận xét: NVYT hiểu biết và đánh giá đúng về nguy cơ do máu/dịch thể bệnh nhân bắn vào da/niêm mạc bị tổn thương hoặc tổn thương do vật sắc nhọn gây ra có dính máu của bệnh nhân chiếm tỷ lệ rất cao Tuy nhiên, khi tình huống máu/dịch thể bắn vào vùng da lành thì chỉ có 56,83% hiểu biết đúng.
Bảng 3.16 Kiến thức về các yếu tố liên quan tăng nguy cơ phơi nhiễm (n = 271)
Hiểu biết của Đúng Sai KB/KTL
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Yếu tố liên quan lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Số lƣợng máu/dịch thể tiếp xúc 259 95,57 05 1,85 07 2,58 Thời gian tiếp xúc máu/dịch thể 244 90,04 16 5,90 11 4,06
Tác nhân gây tổn thương da/ niêm 249 91,90 09 3,30 13 4,80 mạc
Mức độ tổn thương da/ niêm 250 92,25 07 2,60 14 5,15 mạc
Nhận xét: Số NVYT hiểu biết đúng về các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao (90,04% - 95,57%) Tuy nhiên, vẫn còn một số ít không biết hoặc trả lời sai.
Hộp 4 Hiểu biết về nguy cơ phơi nhiễm
Lây nhiễm HIV trong môi trường chăm sóc y tế chủ yếu xảy ra khi NVYT tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch thể của bệnh nhân Kết quả thảo luận nhóm một điều dƣỡng khoa khám bệnh: “Ở khoa chúng tôi thường xuyên phải lấy máu để làm xét nghiệm cho bệnh nhân ngoại trú, ngoài những bệnh nhân đến làm xét nghiệm tế bào CD 4 theo giới thiệu của y tế cơ sở tuyến dưới thì hầu như chúng tôi không hề biết bệnh nhân đó có nhiễm HIV hay không? Tôi cho rằng khi bị máu hoặc dịch của người bệnh dính vào da là đã có nguy cơ phơi nhiễm vì chưa biết người bệnh đó có nhiễm HIV hay không, mặt khác muốn bệnh nhân tự nguyện tham gia thử HIV không phải là điều dễ dàng, tất cả đều phải điều trị dự phòng rồi, tôi thấy cần phải có hướng dẫn về xử trí khi bị tai nạn thương tích treo tại các phòng thủ thuật để tiện tra cứu lúc cần thiết ”.
Bảng 3.17 Kiến thức về xử lý, nguyên tắc dự phòng phổ cập và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (n = 271)
Hiểu biết của Đúng Sai KB/KTL
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Yếu tố liên quan lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Cách xử lý (đúng các bước) 51 18,80 115 42,45 105 38,75
Nguyên tắc dự phòng phổ cập 192 70,84 59 21,78 20 7,38 Điều trị (thuốc kháng virus) 160 59,05 79 29,15 32 11,80
Nhận xét: Số NVYT hiểu biết cách dự phòng phổ cập chiếm 70,84%, trong khi đó số người biết cần thiết phải dùng thuốc kháng virus là 59,05% Đặc biệt chỉ có 18,80% số NVYT biết cách xử lý đúng các bước sau khi bị phơi nhiễm.
Thái độ của NVYT đối với HIV/AIDS
Bảng 3.18 Thái độ của NVYT đối với người nhiễm HIV/AIDS (n = 271)
Thái độ của Đúng Sai KB/KTL
Các tiêu chí NVYT Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Cần đƣợc đối xử nhƣ những 229 84,50 30 11,07 12 4,43 bệnh nhân khác
Cần đƣợc sự quan tâm của 253 93,35 12 4,42 06 2,23 cộng đồng, xã hội
Chuyển bệnh nhân về cho 42 15,50 210 77,50 19 7,00 người nhà họ chăm sóc
Số NVYT có thái độ tốt với bệnh nhân HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao, cụ thể có 84,50% có thái độ tốt với họ, 93,35% cho rằng đây là trách nhiệm chung của xã hội và 77,50% NVYT đồng ý để bệnh nhân HIV/AIDS đƣợc điều trị chăm sóc tại bệnh viện nhƣ những bệnh nhân khác.
Hộp 5 Thái độ đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS
Kết quả thảo luân nhóm tại khoa Sản, ý kiến của một nữ hộ sinh Nguyễn Thị Lê N: "Theo tôi cũng như các đồng nghiệp của mình, đôi lúc cũng thấy sợ tiếp xúc với bệnh nhân HIV/AIDS, có những ý nghĩ không tốt về họ, cho rằng họ là người xấu, người không đứng đắn vì vậy thường xa lánh họ tuy nhiên bây gìờ nhờ các phương tiện thông tin đại chúng mà chúng tôi thấy rằng người nhiễm HIV cũng như những bệnh nhân khác, họ cũng cần được quan tâm chăm sóc cả về tinh thần lẫn vật chất Khi họ bị ốm đau cũng phải được điều trị chăm sóc như những bệnh nhân khác không nên kỳ thị xa lánh hắt hủi họ, không chỉ có y tế mới quan tâm mà mọi người trong xã hội cũng phải quan tâm"
Bảng 3.19 Quan điểm của NVYT về xét nghiệm sàng lọc và đào tạo cơ bản về chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS (n = 271)
Quan điểm của NVYT Đúng Sai KB/KTL
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Các tiêu chí lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Xét nghiệm sàng lọc 218 80,45 39 14,40 14 5,15 Đào tạo cơ bản cho NVYT về chămsócbệnh nhân 251 92,60 07 2,60 13 4,80
HIV/AIDS Đào tạo cơ bản cho nhóm đồng đẳng để họ chuyên chăm sóc 208 76,75 56 20,65 07 2,60 bệnh nhân HIV/AIDS
Nhận xét: Đại đa số NVYT cho rằng cần xét nghiệm sàng lọc cho bệnh nhân đồng thời cần đào tạo cơ bản cho NVYT và các đồng đẳng viên về cách chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS
Hộp 6 Thái độ xét nghiệm sàng lọc HIV cho bệnh nhân
Thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tƣ vấn, làm xét nghiệm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV cần phải được đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn điều này phù hợp với ý kiến của một Bác sỹ hệ ngoại khi thảo luận nhóm: "Việc xét nghiệm sàng lọc phát hiện những bệnh nhân nhiễm HIV là hết sức cần thiết vì như chúng ta biết những người nhiễm bệnh này, trông bên ngoài cũng như những người khác Theo tôi nếu có điều kiện thì xét nghiệm cho tất cả bệnh nhân khi họ vào viện, còn không thì các bệnh nhân phải mổ, các bệnh nhân chấn thương, người đi đẻ, bệnh nhân khoa Lây, Da liễu cần phải được xét nghiệm ngay từ đầu, nếu làm được như vậy tức là chúng ta đã giúp cho NVYT yên tâm làm vệc hơn, nhất là để họ có biện pháp phòng tránh lây bệnh và tự đề phòng cho mình"
“Trong chăm sóc cho người nhiễm HIV?AIDS chúng tôi rất mong muốn được cập nhật những thông tin mới trong cách chăm sóc cũng như những biện pháp dự phòng lây nhiễm nghề nghiệp cho bản thân”.
Như vậy nhu cầu đào tạo và được đào tạo của những người làm công tác y tế trong chăm sóc bệnh nhân nói chung và bệnh nhân AIDS là rất cao và chính đáng.
Bảng 3.20 Thái độ của NVYT khi bị phơi nhiễm với HIV
Thái độ Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Bình tĩnh xử lý đúng quy trình 205 75,65
Khi bị phơi nhiễm với HIV số NVYT sẽ bình tĩnh xử lý đúng quy trình chiếm 75,65%, có 13,60% hoang mang lo sợ và đặc biệt có 9,95% tuyệt vọng.
Thực hành các quy định về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Bảng 3.21 Sử dụng bảo hộ lao động trong khi làm việc của NVYT (n = 271)
Thực hiện Luôn luôn Không Thỉnh thoảng
Phương tiện bảo hộ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Kính bảo hộ 94 34,68 147 54,24 30 11,08 Áo choàng 197 72,70 46 17,00 28 10,30 Ủng cao su 73 26,94 168 62,00 30 11,08
Nhận xét: Số NVYT luôn sử dụng áo choàng, khẩu trang và găng tay trong khi làm việc chiếm tỷ lệ cao (72,70%; 91,90% và 93,72%) Tuy nhiên số sử dụng ủng cao su và kính bảo hộ lại chiếm tỷ lệ thấp (26,94% và 34,68%).
Hộp 7 Tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động
Những kiến thức về giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với HIV giữa thầy thuốc và bệnh nhân cũng đã đƣợc nhiều NVYT trả lời đúng, ý kiến của Bác sỹ hệ nội cho thấy: “Tôi cũng đã được tập huấn về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp, theo tôi cần thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn lao động, phải luôn ý thức về các bệnh lây nhiễm, hạn chế tối đa các thủ thuật xâm nhập vào bệnh nhân, về điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV nên dùng thuốc đường uống cho bệnh nhân vừa tránh đau đớn cho bệnh nhân vừa hạn chế lây nhiễm cho cán bộ y tế”.
Hộp 8 Thực hành an toàn trong chăm sóc và điều trị
Sử dụng hiệu quả trang bị bảo hộ cá nhân trong thực hành nghề nghiệp tại các cơ sở y tế là một trong những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV Về thực hành an toàn trong chăm sóc và điều trị người bệnh, số NVYT thường xuyên sử dụng những trang bị bảo hộ thường quy (trang phục, găng tay, khẩu trang) chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên với các trang phục khác còn hạn chế nhƣ ý kiến của điều dƣỡng khoa sản:“Trong khi tiến hành các thủ thuật chúng tôi thường mang những trang bị bảo hộ cơ bản, tuy nhiên bệnh viện nên trang bị loại ủng ni lông và kính dùng một lần rồi bỏ đi, có vậy mới tiện lợi khi sử dụng”.
Bảng 3.22 Thực hành tự xử lý trong tình huống có nguy cơ phơi nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân của NVYT (n = 271)
Thực hành xử lý Đúng Sai
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Chăm sóc người bệnh khi vết thương 212 78,22 59 21,78 ngoài da từ trước
Vết thương gây chảy máu do vật sắc nhọn 140 51,66 131 48,34 gây ra trong khi chăm sóc người bệnh
Máu/dịch thể của bệnh nhân bắn vào 149 55.00 122 45.00 niêm mạc mắt
Máu/dịch thể của bệnh nhân bắn vào 231 85.25 40 14.75 niêm mạc mũi/miệng
Nhận xét: Hầu hết NVYT đều có khả năng xử lý tốt tổn thương da có từ trước hoặc khi bị máu/dịch thể bắn vào mũi/miệng (78,22% và 85,25%) Tuy nhiên chỉ hơn một nửa trong số họ biết xử lý đúng khi có vết thương gây chảy máu hoặc khi máu/dịch thể bệnh nhân bắn vào mắt (51,66% và 55,00%)
Hộp 9 Thực hành an toàn trong xử lý vết thương
Trong thực hành xử lý vết thương còn nhiều ý kiến chưa đúng và đầy đủ ý kiến của điều dưỡng khoa chấn thương: “Từ trước tới nay tôi vẫn nghĩ trong chăm sóc người bệnh khi NVYT có vết thương hở da cần phải rửa sạch vết thương và sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn là được ” Khi xử lý phơi nhiễm cũng còn một tỷ lệ đáng kể chƣa thực hành đúng, điều này đƣợc phản ánh qua ý kiến thảo luận của điều dƣỡng: “Về lý thuyết đôi khi tôi không nhớ, tuy nhiên quy trình thực hành thì chúng tôi thường làm đúng và Điều dưỡng trưởng khoa cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các điều dưỡng viên chúng tôi”.
Bảng 3.23 Thực hành xử lý an toàn dụng cụ y tế sau khi sử dụng (n = 271)
Thực hành xử lý Đúng Sai
Loại dụng cụ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng %
Bơm, kim tiêm/truyền sau khi sử dụng 251 92,60 20 7,40
Dụng cụ y tế sau khi làm thủ thuật, phẫu 171 63,10 100 36,90 thuật Đồ vải bị bẩn bởi máu/dịch thể của bệnh 244 90,00 27 10,00 nhân
NVYT có khả năng xử lý đúng bơm, kim tiêm/ truyền sau sử dụng hoặc đồ vải bị bẩn bởi máu và dịch thể của bệnh nhân, chiếm tỷ lệ cao(92,60% và 90,00%), trong khi đó tỷ lệ xử lý đúng dụng cụ sau thủ thuật phẫu thuật chỉ là 63,10%
Bảng 3.24 Thực hành xử lý an toàn chất thải y tế (n = 271)
Thực hành xử lý Đúng Sai
Loại chất thải Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
Chất thải là mô/tạng của 248 91,50 23 8,50 người bệnh
Tỷ lệ NVYT thực hành đúng trong cách xử lý an toàn chất thải rắn là89,65% và xử lý các mô/tạng của bệnh nhân là 91,50%, trong khi đó xử lý đúng chất thải lỏng chỉ đạt 57,56%.
Thực trạng cơ sở vật chất phương tiện bảo hộ an toàn lao động
Bảng 3.25 Thực trạng việc trang bị phương tiện bảo hộ an toàn lao động qua phỏng vấn NVYT (n = 271)
Số lƣợng Đủ Không đủ KB/KTL
Trang thiết bị Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % lƣợng %
Kính bảo hộ 114 42,06 127 46, 86 30 11,08 Áo choàng 271 100,00 00 00 00 00 Áo ni lông bảo hộ 104 38,37 135 49,80 32 11,83 Ủng cao su 89 32,84 149 54,98 33 12,18
Thuốc sát trùng/ tẩy rửa 247 91,15 11 4,05 13 4,80
Nhận xét: Trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động nhƣ găng tay, áo choàng, thuốc sát trùng/tẩy rửa đã đáp ứng tốt cho NVYT, tuy nhiên các phương tiện khác nhƣ kính, ủng, mặt nạ chƣa đáp ứng đƣợc.
Hộp 10 Thực trạng về trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho NVYT
"Những đồ dùng như găng tay, áo blu, thuốc sát trùng, xà phòng thì phòng Vật tư luôn cung cấp đầy đủ cho chúng tôi sử dụng, khi nào thiếu thì đi lĩnh nhưng cũng còn một số đồ dùng khác chưa thật sự đáp úng đầy đủ kịp thời như mặt nạ hay áo bảo hộ bằng nilon hoặc kính bảo hộ, nhất là trang bị cho khoa Ngoại hoặc khoa sản, trong nhà mổ chẳng hạn, nhưng cũng phải nói thật là đôi khi chính nhân viên nhà mình không chịu sử dụng bảo hộ hoặc là quên".
Bảng 3.26 Tần suất sử dụng trang bị phương tiện bảo hộ an toàn lao động trong khi làm việc (n = 271)
Tần suất thực hiện Số lƣợng Tỷ lệ %
Nhận xét: Tỷ lệ NVYT tự giác sử dụng trang bị phương tiện bảo hộ an toàn lao động trong khi làm việc chiếm 76,00%, còn 24,00% trường hợp sử dụng không thường xuyên.
Bảng 3.27 Nguyên nhân NVYT thực hiện vệ sinh an toàn lao động không thườ ng xuyên (n = 65).
Nguyên nhân Số lƣợng Tỷ lệ %
Không sẵn có phương tiện 06 9,23
Bất tiện khi sử dụng 25 38,46
Nhận xét: Trong số những NVYT không thường xuyên thực hiện các quy định về an toàn lao động có 52,31% không nêu lý do; 38.46% cho rằng thấy bất tiện khi sử dụng và có 9,23% nói rằng không có sẵn phương tiện.
Bảng 3.28 Công tác tổ chức kiểm tra về an toàn lao động (n = 271)
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ %
Có 68,25% số NVYT trả lời việc kiểm tra các quy định về an toàn lao động của bệnh viện khá thường xuyên; 20,30% cho rằng việc kiển tra chưa thường xuyên và có 11,45% không biết/ không trả lời
Hộp 11 Thực tế công tác kiểm tra việc sử dụng bảo hộ an toàn lao động, tập huấn nâng cao kiến thức dự phòng bệnh lây nhiễm
Kết quả phỏng vấn một lãnh đạo bệnh viện Phan Ba Đ nhƣ sau:
“Để thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh lây nhiễm nói chung và bệnh lây nhiễm qua đường máu trong đó có HIV, Bệnh viện thường xuyên tổ chức thực hiện những đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất công tác phòng chống nhiễm khuẩn, công tác vệ sinh an toàn lao động và cũng thường xuyên nhắc nhở nhân viên trong toàn viện thực hiện các quy định phòng chống lây nhiễm, nâng cao ý thức phòng chống bệnh lây nhiễm cho mỗi nhân viên nhằm tự bảo vệ mình trước những nguy cơ của bệnh tật trong đó có phòng chống lây nhiễm HIV đối với bản thân họ.
Hàng năm bệnh viện tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức dự phòng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm,đặc biệt đối với những chuyên khoa có chăm sóc người bệnh và thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ mà một trong số đó là HIV.Thường xuyên giáo dục cho nhân viên các quy định của nghành,thực hiện những quy định về y đức trong các hoạt động chuyên môn,tránh kỳ thị và không được từ chối khi chăm sóc bệnh nhân nặng và bệnh nhân AIDS, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường tổ chức các lớp tập huấn và tập huấn lại, thường xuyên giám sát đôn đốc việc thực hiện công tác này”.
Mối liên quan của tập huấn tới kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT đối với HIV/AIDS
Bảng 3.29 Liên quan giữa tập huấn và kiến thức về đường lây nhiễm HIV/AIDS
Tập huấn Đúng Sai Tổng Đã đƣợc tập huấn 184 7 191
Nhận xét: Kiến thức về đường lây nhiễm có liên quan tới việc được tập huấn của nhân viên y tế, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05.
Bảng 3.30 Liên quan giữa tập huấn với kiến thức về đánh giá mức độ nguy cơ phơi nhiễm
Tập huấn Đúng Sai Tổng Đã đƣợc tập huấn 169 22 191
Nhận xét: Có sự liên quan giữa tập huấn với kiến thức về đánh giá mức độ nguy cơ phơi nhiễm của NVYT với p < 0,05.
Bảng 3.31 Liên quan giữa tập huấn về HIV/AIDS với mối lo lắng lây nhiễm của NVYT trong chăm sóc bệnh nhân
Tập huấn Không sợ Sợ lây nhiễm Tổng Đã đƣợc tập huấn 154 37 191
Nhận xét: Thái độ lo lắng lây nhiễm của NVYT trong chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV phụ thuộc vào đã đƣợc tập huấn p < 0,05.
Bảng 3.32 Liên quan giữa tập huấn về HIV/AIDS với thực hành tự chăm sóc vết thương da của NVYT khi chăm sóc bệnh nhân
Tập huấn Đúng Sai Tổng Đã đƣợc tập huấn 159 32 191
Nhận xét: Có sự khác biệt về thực hành tự chăm sóc vết thương hở da của
NVYT đã đươc tập huấn trong khi chăm sóc bệnh nhân so với chưa tập huấn với p < 0,05.
Bảng 3.33 Liên quan giữa tập huấn về HIV/AIDS với thực hành xử lý khi dịch thể bắn vào niêm mạc mắt, mũi miệng của NVYT Thực hành
Tập huấn Đúng Sai Tổng Đã đƣợc tập huấn 143 49 191
Nhận xét: Có sự khác biệt về thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp giữa số NVYT đã đƣợc tập huấn và chƣa đƣợc tập huấn trong xử lý tình huống bị dịch thể của bệnh nhân bắn vào niêm mạc (p < 0,05).
Bảng 3.34 Liên quan giữa tập huấn về HIV/AIDS với thực hành xử lý vật sắc nhọn của NVYT sau khi làm thủ thuật
Tập huấn Đúng Sai Tổng Đã đƣợc tập huấn 183 8 191
Nhận xét: Có sự khác biệt về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp giữa số NVYT đã đƣợc tập huấn và chƣa đƣợc tập huấn trong thực hành xử lý vật sắc nhọn sau khi sử dụng (p < 0,05).
Bảng 3.35 Liên quan giữa tập huấn về HIV/AIDS với thực hành xử lý chất thải y tế
Tập huấn Đúng Sai Tổng Đã đƣợc tập huấn 160 31 191
Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong thực hành xử lý chất thải y tế giữa nhóm NVYT đƣợc và chƣa tập huấn về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu
Trong tổng số 537 đối tƣợng nghiên cứu cho thấy hầu hết là NVYT nữ chiếm 76,50% và nam chiếm 23,50% (Bảng 3.1 và Bảng 3.2), nếu tính theo tỷ lệ nữ/ nam thì số nhân viên nữ nhiều gấp 3 lần nam Kết quả này có lẽ do các đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là y tá, điều dƣỡng và kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 51,60% (Bảng 3.4) và trên thực tế tại các bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên nói riêng số lƣợng nữ y tá, kỹ thuật viên bao giờ cũng cao hơn nam giới, chênh lệch này cũng phản ánh thực tại nhân lực của ngành y nói chung Theo điều tra của Lê Phương Lan năm 2012 tại bệnh viện tỉnh Yên Bái tỷ lệ nhân viên nữ là 67,00%, nhân viên nam là 33,00% [6].
Về phân bố tỷ lệ của các đối tƣợng nghiên cứu có sự không đồng đều giữa các nhóm tuổi, phần lớn ở độ tuổi trẻ dưới 40 chiếm 68,16% Nhóm tuổi 40 -
49 chiếm tỷ lệ thấp nhất: 14,71% (Bảng 3.1) Kết quả này phản ảnh thực trạng lực lƣợng lao động trẻ đang chiếm đa số nhằm đảm bảo đƣợc tính kế thừa và thay thế trong nhiều năm tới Với các đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu có độ tuổi trẻ dưới 40 cũng đồng nghĩa với số nhân viên có thời gian công tác chưa cao, cụ thể số NVYT có thâm niên công tác < 10 năm chiếm tỷ lệ 51,58% (trong đó nữ 35,56% và nam 16,02%), số NVYT có thời gian công tác 20 - 29 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,63% ( Bảng 3.2).
Phân bố về thành phần dân tộc: người kinh chiếm tới 7,60%, sau đó là người Tày chiếm 12,50%, còn lại là các dân tộc khác (Bảng 3.3) Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên là tỉnh tập trung chủ yếu là dân tộc Kinh, tiếp theo là các dân tộc Tày và Nùng, các dâ tộc khác chiếm tỷ lệ ít hơn Đây cũng là đặc điểm chung về dân tộc của NVYT trong nhiều bệnh viện thuộc các khu vực miền núi [6].
Về trình độ chuyên môn của các đối tƣợng nghiên cứu: Trình độ sau đại học chiếm 16,60%, đại học và cử nhân: 25,70%, trình độ trung học và kỹ thuật viên chiếm gần 51,60% và hộ lý và công nhân là 6,10% (Bảng 3.4) Tỷ lệ NVYT có trình độ sau đại học, đại học và cử nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn so với một kết quả nghiên cứu tại bệnh viện tỉnh YênBái (tổng tỷ lệ trình độ sau đại học và đại học tại bệnh Yên Bái là 25,80%) [6] nhưng tương đương với kết quả nghiên cứu tại Hà Nội của Dương KhánhVân [15] Điều này đƣợc lý giải: Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng TháiNguyên là trung tâm y tế vùng miền núi phía Bắc, vì vậy không những cần có những dụng trang thiết bị hiện đại mà còn cần có đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu có trình độ cao, chính vì vậy trong những năm gần đây bệnh viện đã tập trung đầu tƣ, đào tạo thêm nhiều cán bộ đại học, sau đại học Khối Nội - Nhi chiếm tỷ lệ 49,90%, khối Ngoại - Sản chiếm 34,10%, khối cận lâm sàng chiếm 13,20% Các đối tƣợng còn lại có tỷ lệ 2,80% (Bảng 3.5).
Thực trạng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp của NVYT
Bằng phương pháp thăm dò qua phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp
537 NVYT, kết quả có 382 người trả lời phải thường xuyên phải tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân trong hoạt động nghề nghiệp thường nhật tại các khoa chiếm 71,14% và không thường xuyên là 23,46% (Bảng 3.6), trong đó khối chuyên Ngoại - Sản có số nhân viên tiếp xúc với máu và dịch thể chiếm tỷ lệ cao nhất 168/183 trường hợp, chiếm 91,08%; khối Nội - Nhi157/268 trường hợp, chiếm 58,58% và khối cận lâm sàng 45/71 trường hợp,chiếm 63,38% (sự khác biệt này có ý nghĩa với p < 0,01- Bảng 3.7) Chính vì sự tiếp xúc thường xuyên như vậy cho nên nguy cơ phơi nhiễm hoặc bị phơi nhiễm nghề nghiệp đối với HIV của các NVYT thuộc khối Ngoại - Sản cũng chiếm tỷ lệ cao hơn các khối chuyên khoa còn lại, cụ thể kết quả điều tra cho thấy, các phơi nhiễm gặp nhiều nhất ở khối chuyên khoa Ngoại-Sản với tỷ lệ 89,07%, khối chuyên khoa Nội-Nhi chiếm 27,61%, các khối còn lại nhƣ có tỷ lệ thấp hơn (Bảng 3.9) Điều này phù hợp với đặc thù chuyên khoa vì khối ngoại-sản có công việc liên quan tới phẫu thuật, thủ thuật nhiều hơn so với các khối chuyên khoa khác, luôn phải sử dụng dụng cụ sắc nhọn nhƣ kim khâu, dao kéo phẫu thuật cũng nhƣ máu/dịch thể của bệnh nhân, tần xuất tiếp xúc với nguy cơ phơi nhiễm của nhân viên khối Ngoại - Sản và việc tiếp xúc thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh Kết quả điều tra cho thấy số NVYT đã từng bị phơi nhiễm hoặc nghi ngờ bị phơi nhiễm trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân thì 70,48% bị phơi nhiễm 1 lần, bị phơi nhiễm 2 lần là 21,77% và từ 3 làn trở lên là 7,75% (Bảng 3.8), một nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội (2001) cho thấy có tới 67,10% NVYT báo cáo có 1 lần bị phơi nhiễm [trích 2] Kết quả này cho thấy mối nguy cơ tiềm ẩn về lây nhiễm nghề nghiệp với HIV là khá cao, có thể nói trong qua trình chăm sóc, điều trị người bệnh, do vô tình hoặc bất cẩn hoặc trong những trường hợp xử trí tối khẩn cấp vì tính mạng bệnh nhân mà đôi khi các NVYT không ý thức đƣợc việc cần thiết đề phòng phơi nhiễm hoặc do chủ quan mà quên đi rằng nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp có thể xẩy ra bất cứ lúc nào trong mọi tình huống Trong các tình huống phơi nhiễm nghề nghiệp thì chủ yếu xảy ra do kim hoặc vật sắc nhọn đâm gây tổn thương da chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,07%, còn các tình huống phơi nhiễm khác nhƣ do máu/dịch thể của bệnh nhân bắn vào vùng da/niêm mạc chiếm 26,93% (Bảng
3.10) Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2012) tại một số cơ sở ở Hà Nội, tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp hầu hết do vật sắc nhọn gây ra [15] hoặc nghiên cứu của Samir A Singru (Ấn Độ -
2007) cho thấy có tới 92,21% trường hợp phơi nhiễm là do chấn thương với kim và vật sắc nhọn, chỉ có 7,79% do tiếp xúc với máu/dịch thể của bệnh nhân Nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài khác như: Aggarwal V [18], Michael Whitby R, Mary-Louise McLaws [42] đều kết luận các tình huống phơi nhiễm hầu hết đều do vật sắc nhọn gây ra.
Vị trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn gây ra cho thấy hầu hết vị trí phơi nhiễm là do tổn thương ở tay (bàn -ngón tay: 81,82%; cẳng cánh tay: 14,64
%) Tổn thương ở chân có tỷ lệ thấp hơn (Bảng 3.11) Một kết quả nghiên cứu trên NVYT tại bệnh viện Chợ Rẫy của tác giả Lê Thị Anh Thƣ cũng chỉ ra rằng có tới 87,70% tổn thương ở tay do kim hay dao đâm [12] Theo tác giả Dương Khánh Vân vị trí bị tổn thương nhiều nhất là bàn tay và ngón tay chiếm 94,5% [15] Samir A Singru đã nghiên cứu tai nạn phơi nhiễm nghề nghiệp trên nhân viên chăm sóc sức khỏe, kết quả cho thấy có tới 92,21% trường hợp phơi nhiễm là do chấn thương với kim và vật sắc nhọn và chỉ có 7,79% do tiếp xúc với máu/dịch thể của bệnh nhân Vị trí tiếp xúc của nhân viên y tế phổ biến là ở tay: 61,06% [46].
Loại dụng cụ sắc nhọn gây ra tổn thương cho thấy tổn thương do kim tiêm/ truyền là nguyên nhân thường gặp nhất: 63,13%, tiếp đến là kim khâu da: 23,73% Các nguyên nhân còn lại có tỷ lệ thấp hơn(Bảng 3.12) Theo Dương Khánh Vân tỷ lệ này là 70,4% [15] Theo Renee Ridzon, Kathleen Gallagher: Chấn thương do kim tiêm là con đường phổ biến nhất của tiếp xúc phơi nhiễm nghề nghiệp, với tỷ lệ 27,70% [41].
Trong số các đối tƣợng bị phơi nhiễm hoặc nghi ngờ phơi nhiễm thì chủ yếu là điều dƣỡng và kỹ thuật viên chiếm 68,70%, đối tƣợng sau đại học 16,85%, đại học chiếm 34,05%, Hộ lý & công nhân chiếm 56,25% (Bảng
3.13) Điều này phù hợp với công việc thực tế thường nhật của các đối tượng, đối với các NVYT là điều dưỡng viên, kỹ thuật viên là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp trong công việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân, tần suất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm chắc chắn nhiều hơn cán bộ đại học hoặc cử nhân, vì vậy nguy cơ phơi nhiễm và khả năng lây nhiễm của họ đương nhiên là cao nhất Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Alison.D Rant Kevin [20], Sadoh.AE, Sadoh.WE [45] và Saulat Jahan [47] hều hết các tác giả đều chỉ ra rằng tất cả các NVYT làm nhiệm vụ chăm sóc, điều trị và phục vụ bệnh nhân đều có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV trong quá trình làm việc, tuy nhiên các Y tá, điều dƣỡng viên, kỹ thuật viên là những đối tƣợng có nguy cơ phơi nhiễm cao nhất với tỷ lệ khoảng 58,00% - 79,00% (thống kê từ 1987-1989) hoặc theo nghiên cứu của Jerome.I, Tokars và Cs (2002) tại Hoa Kỳ, số Y tá - điều dƣỡng và kỹ thuật viên nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm HIV nghề nghiệp cũng chiếm tỷ lệ cao nhất
[33] Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Thị Anh Thƣ tại bệnh viện Chợ Rẫy (năm 2010), tỷ lệ phơi nhiễm của Y tá - điều dƣỡng là 50,2%, cao hơn các đối tƣợng khác [11].
Từ những con số thực tế này cho thấy gánh nặng nghề nghiệp củaNVYT Bệnh viện nói chung và đặc biệt là đội ngũ Y tá, điều dƣỡng và kỹ thuật viên đối với nguy cơ phơi nhiễm HIV là rất lớn, ngoài công việc thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân đặc biệt, với điều kiện áp lực công việc cao cũng là một trong số các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV Vì vậy, việc nâng cao kiến thức hiểu biết,nắm vững các quy định chuyên môn về quản lý người bệnh, dự phòng phổ cập, thực hiện các thao tác an toàn, sử dụng trang bị bảo hộ lao động… là những biện pháp cần thiết để phòng tránh nguy cơ phơi nhiễm và lây nhiễm nghề nghiệp HIV nói riêng và các bệnh lây nhiễm nói chung cho NVYT.
Kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp
Về phân loại quản lý chất thải
Số NVYT hiểu biết đúng về chất thải có khả năng lây nhiễm HIV nhƣ vật sắc nhọn đã xử dụng, dụng cụ y tế có dính máu, dịch thể của bệnh nhân. Chất thải sau phẫu thuật như mô, bộ phận cơ thể người, rau thai, bào thai, bông gạc dính máu và chất dịch của cơ thể chiếm 91,50% Số NVYT có hiểu biết đúng chất thải không lây nhiễm HIV nhƣ rác thải sinh hoạt ở các buồng bệnh, chai lọ thuỷ tinh/chai lọ nhựa đựng huyết thanh, các loại bột bó trong gãy xương kín chiếm tỷ lệ 71,20% Như vậy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ NVYT hiểu biết chƣa đúng về chất thải có khả năng lây nhiễm (Bảng 3.14).
Việc phân loại chất thải theo quy định ngay từ nguồn thải, không để chất thải y tế nguy hại lẫn với chất thải sinh hoạt và phải được xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường Kết quả cho thấy 47,60% NVYT trả lời đúng loại màu túi đựng rác thải, cụ thể: màu xanh đựng rác thải sinh hoạt, màu vàng đựng rác thải y tế, màu đen đựng chất thải phóng xạ, màu trắng đựng chất thải tái chế Với tỷ lệ 75,65% nhân viên trả lời đúng vật liệu dùng để chứa dụng cụ sắc nhọn cụ thể là: thùng chứa dụng cụ sắc nhọn phải làm bằng kim loại, hộp các tông hoặc hộp nhựa dầy(Bảng 3.14) Tuy nhiên vẫn còn 1 tỷ lệ trả lời sai hoặc không trả lời (Bảng 3.14) kết quả nghiên cứu của Lê Phương Lan tại Yên Bái tỷ lệ này là 64,3% - 94,3% [6] Nhƣng trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhân viên hiểu biết sai, cần phải nâng cao hiểu biết về phân loại, quản lý chất thải y tế trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng ngừa lây truyền tại các cơ sở y tế, đối tƣợng có nguy cơ đối với chất thải y tế gồm tất cả những người phơi nhiễm với chất thải đó đặc biệt là các NVYT
Về nguy cơ phơi nhiễm: Đối với các chất thải lỏng của bệnh nhân nhƣ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch cổ tử cung là loại dịch thể có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, đối với dịch thể nhƣ dịch màng tim, dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch màng não tủy, dịch ổ khớp, nước ối và sữa mẹ là loại dịch thể có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp Còn đối với loại dịch thể như phân, nước tiểu, nước bọt, nước mắt, nước mũi, mồ hôi và chất nôn (không lẫn máu ) là loại dịch có nguy cơ lây nhiễm rất thấp Kiến thức hiểu biết đúng về nguy cơ lây nhiễm chứng tỏ rằng kiến thức về sinh lý bệnh, đường lây nhiễm HIV của một số NVYT , sự thiếu hụt về những kiến thức này dẫn đến sự chủ quan hoặc quan trọng hóa mức độ, nguy cơ lây nhiễm tạo tâm lý lo ngại khi tiếp xúc với bệnh nhân, đặc biệt với những trường hợp chưa xác định được rõ ràng tình trạng nhiễm HIVcủa người bệnh.
Kết quả cho thấy NVYT của bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên có hiểu biết đúng về các tình huống, hoàn cảnh nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân bắn vào niêm mạc, vào da lành, vào da có tổn thương hoặc thời gian tiếp xúc, mức độ tổn thương của da và niêm mạc chiếm tỷ lệ khá cao, từ 87,10% - 96,68% tùy theo tình huống Kết quả này cao hơn hẳn so với nghiên cứu tại bệnh viện tỉnh Yên Bái (tỷ lệ này dao động từ 57,8%-70,3% [6] Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 8,85% NVYT cho rằng nguy cơ phơi nhiễm HIV có thể xảy ra khi dịch thể của người bệnh bắn vào vùng da lành Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân số phơi nhiễm HIV nghề nghiệp đƣợc báo cáo không đầy đủ và chính xác (Bảng 3.15).
Kiến thức về các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ phơi nhiễm cho thấy số NVYT hiểu biết đúng về các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao (90,04% - 95,57%) Tuy nhiên, vẫn còn một số ít không biết hoặc trả lời sai (Bảng 3.16).
Kiến thức về xử lý, dự phòng phổ cập và điều trị sau phơi nhiễm
Qua điều tra phỏng vấn về cách xử lý sau tình huống phơi nhiễm hoặc nghi ngờ phơi nhiễm, hầu hết NVYT đều lúng túng hoặc trả lời sai Cụ thể chỉ có 18,80% số nhân viên trả lời đúng còn lại trả lời thiếu, sai hoặc không đúng thứ tự các bước sử trí sau phơi nhiễm Điều đó rất có thể khi xảy ra phơi nhiễm họ sẽ xử lý chậm trễ hoặc xử lý không đúng quy trình do đó đôi khi để lại hậu quả tồi tệ hơn (Bảng 3.17).
Các nguyên tắc dự phòng phổ cập trong phòng chống các bệnh lây truyền nghề nghiệp cũng nhƣ lây nhiễm HIV là một nội dung hết sức quan trọng trong dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp kết cho thấy số nhân viên hiểu biết đúng về nguyên tắc dự phòng phổ cập chiếm 70,84% và 21,78% trả lời sai (Bảng 3.17) Những kết quả thu đƣợc trên cho thấy một bộ phận không nhỏ nhân viên bệnh viện chƣa nắm vững kiến thức dự phòng phổ cập và còn có những lỗ hổng về kiến thức phòng chống HIV/AIDS nghề nghiệp, để khắc phục tình trạng này thì việc bổ sung kiến thức thông qua các lớp tập huấn là hết sức cần thiết Ngoài việc động viên khích lệ nhân viên tự học tập nâng cao trình độ thì vấn đề tổ chức kiểm tra giám sát của người quản lý thường xuyên về hiểu biết của nhân viên đối với phòng chống lây nhiễm HIV nghề nghiệp phải mang tính chiến lƣợc là biện pháp lâu dài, bền bỉ và mang lại hiệu quả bền vững.
4.3.2 Thái độ đối với công việc và với người bệnh
Thái độ của NVYT đối với người nhiễm HIV/AIDS cho thây số NVYT có thái độ tốt với bệnh nhân HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao, cụ thể có 84,50% có thái độ tốt với họ, 93,35% số NVYT đều hiểu rằng việc chăm sóc, điều trị và quản lý bệnh nhân HIV/AIDS không chỉ riêng của nghành y tế mà là trách nhiệm chung của xã hội Phần lớn trong số họ đều cho rằng không cần chuyển bệnh nhân về nhà hay đến khu điều trị riêng biệt, và 77,50% NVYT đồng ý để bệnh nhân HIV/AIDS đƣợc điều trị chăm sóc tại bệnh viện nhƣ những bệnh nhân khác (Bảng 3.18).
Tuy nhiên để tránh lây nhiễm nghề nghiệp đáng tiếc xảy ra cho NVYT thì việc xét nghiệm sàng lọc đồng loạt cho các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân của khối ngoại - sản, điều này đã đƣợc 80,45% NVYT ủng hộ (Bảng
3.19) Trong công tác nâng cao kiến thức dự phòng có 92,60% NVYT cho rằng cần thiết phải đào tạo về phòng chống lây nhiễm nghề nghiệp trước khi phân công chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS Điều này phản ánh nhận thức của nhân viên về bệnh, nhu cầu đƣợc đào tạo kiến thức phòng chống HIV nghề nghiệp 76,75% cho rằng đào tạo nhóm người nhiễm HIV để chuyên chăm sóc bệnh nhân HIV nặng là cần thiết (Bảng 3.19) Những số liệu trên đã phản ánh những quan điểm thực tế của nhiều NVYT còn lo ngại khi chăm sóc người bệnh HIV/AIDS Tuy nhiên, ý kiến về thái độ tiêu cực của NVYT với người bệnh không gặp trong thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.
Sau khi bị phơi nhiễm 75,65% nhân viên trả lời sẽ bình tĩnh xử lý đúng quy trình Kết quả khảo sát về thái độ cho thấy một tâm lý còn chƣa ổn định vẫn đang tồn tại ở một số nhân viên, bên cạnh đó NVYT còn chƣa nắm đầy đủ quy định chuyên môn về quản lý người nhiễm HIV, dự phòng phổ cập, hạn chế trong thực hiện các thao tác để tránh tai nạn nghề nghiệp, đây là vấn đề rất cần phải thảo luận để nâng cao hiểu biết và nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm cũng như y đức đối với người bệnh (Bảng 3.20).
4.3.3 Thực hành các quy định về dự phòng lây nhiễm HIV:
Kết quả điều tra về sử dụng trang thiết bị phương tiện bảo hộ lao động trong quá trình làm việc cho thấy: tỷ lệ nhân viên có sử dụng găng tay cao su là 93,72%; sử dụng khẩu trang là 91,90%; sử dụng kính bảo hộ là 34,68% , sử dụng áo choàng phẫu thuật: 72,70% và sử dụng ủng cao su là 26,94% (Bảng
3.21) Nhƣ chúng ta biết, việc sử dụng trang thiết bị phòng hộ an toàn lao động là hết sức cần thiết trong khi làm việc nhƣng thực tế điều tra cho thấy số NVYT sử dụng kính bảo hộ, áo choàng phẫu thuật và sử dụng ủng cao su vẫn còn ở mức khiêm tốn ảnh hưởng không nhỏ tới dự phòng lây nhiễm HIV cho NVYT khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân.
Số NVYT biết cách xử lý đúng vết thương hở da của bản thân trước khi chăm sóc người bệnh HIV chiếm 78,22% và chỉ có 51,66% số NVYT biết cách xử lý đúng vết thương của họ xảy ra do tai nạn trong khi chăm sóc người bệnh, số NVYT có cách xử lý đúng với tình huống khi bị máu/dịch thể người bệnh bắn vào niêm mạc mắt hoặc mũi miệng 55,00% - 85,25% (Bảng
3.22) Các kết quả trên cho thấy vẫn còn 1 số NVYT sẽ có nguy cơ lây nhiễm nghề nghiệp nếu trong quá trinh công tác họ bị phơi nhiễm thật sự với HIV.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp ở NVYT bệnh viện
Cơ sở vật chất đáp ứng với việc dự phòng lây nhiễm HIV
Trong những năm gần đây với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện cũng nhƣ các phòng ban chức năng, các phương tiện phòng hộ lao động cho NVYT đã được cung cấp tương đối đầy đủ và thường xuyên cụ thể số găng tay, hóa chất khử khuẩn, sát trùng đáp ứng 90,00%-100%, các loại trang bị phòng hộ khác đƣợc đáp ứng ở mức khiêm tốn hơn (Bảng 3.25) Tuy nhiên so với một số bệnh viện tại Hà Nội và Bắc Giang [7] thì ở Bệnh viện ĐKTWTN việc cung ứng trang thiết bị bảo hộ lao động tốt hơn rất nhiều, điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng chống các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên Mặc dù việc cung ứng trang thiết bị bảo hộ lao động khá đầy đủ nhƣng vẫn còn 24,00% sốNVYT không thường xuyên sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn lao động với nhiều lý do khác nhau nhƣ bất tiện khi sử dụng hoặc không nêu lý do (Bảng 3.26 và 3.27) Thực trạng này cũng là tình hình chung của không ít các bệnh viện mà thực chất là do sự chủ quan, cẩu thả của NVYT là yếu tố góp phần gia tăng phơi nhiễm và nguy cơ lây nhiễm các bệnh nghề nghiệp nói chung và HIV nói riêng Muốn hạn chế đƣợc vấn đề này, công tác giám sát của các nhà quản lý trong dự phòng lây nhiễm phải đƣợc coi nhƣ là một công việc thường quy ở các cơ sở y tế Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đƣợc 68,25% NVYT xác nhận luôn có sự quan tâm kiểm tra giám sát của ban giám đốc và các phòng ban về công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp nói chung và HIV nói riêng (Bảng 3.28).
Liên quan giữa tập huấn đến thái độ, thực hành của NVYT
Việc đào tạo dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp cho NVYT là việc làm rất có ý nghĩa, một mặt nâng cao kiến thức hiểu biết, thay đổi thái độ và thực hành đúng, hiệu quả nhằm giảm tối đa nguy cơ phơi nhiễm HIV nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung Với tỷ lệ 70,48% số NVYT đã đƣợc tập huấn về phòng chống lây nhiễm HIV (Bảng 3.29 đến 3.35) Điều này đã phản ánh thái độ quan tâm đúng mức của những người quản lý bệnh viện trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV nghề nghiệp cho nhân viên.
Công tác tập huấn nâng cao kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp cho cán bộ y tế là cần thiết Kết quả nghiên cứu cho thấy các NVYT đƣợc tập huấn đều có thái độ, kỹ năng thực hành tốt hơn so với số nhân viên chƣa đƣợc tập huấn (sự chênh lệch có ý nghĩa) về xử lý chất thải, trong chăm sóc bệnh nhân cũng nhƣ trong cách tự chăm sóc, tự bảo vệ hoặc tự xử lý tình huống tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi có nguy cơ hoặc nghi ngờ nguy cơ phơi nhiễm (Bảng 3.29 đến 3.35).
Một số biện pháp dự phòng nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp
Trong hoạt động Y tế tại các nước trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay vấn đề an toàn - vệ sinh lao động cũng đang chịu một sức ép rất lớn do các dịch vụ Y tế đang ngày càng mở rộng, các tai nạn và bệnh nghề nghiệp luôn hiện hữu một cách đáng báo động Các bệnh nghề nghiệp và tai nạn luôn có thể xẩy ra Do đất nước đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang phương thức thị trường hoá trên cơ sở các phương tiện và điều kiện làm việc trong ngành Y tế còn chưa đồng bộ, trong khi đó nhu cầu về điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng ngày càng cao tạo nên không ít áp lực đối với cán bộ y tế trong đó có các tác hại, rủi ro tai nạn nghề nghiệp trong ngành Y càng trở nên thường trực Hậu quả của nó là các tai nạn và các bệnh nghề nghiệp vẫn không ngừng gia tăng, đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi không chỉ ngành Y tế mà toàn xã hội với nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khoẻ, an toàn cho người lao động của đất nước nói chung, cán bộ ngành Y tế nói riêng.
Vấn đề an toàn lao động không lúc nào, nơi nào đƣợc coi là đã hoàn toàn tốt, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước nghèo Ở nước ta, việc thực hành an toàn vệ sinh lao động, “Công tác bảo hộ lao động” đã đƣợc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa vào chương trình công tác như một vấn đề có vai trò quan trọng nhất Dự án 6 Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động năm 2007, Ban Bảo hộ lao động đã biên soạn hàng loạt tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho công tác Bảo hộ lao động Những tài liệu này đã góp phần cung cấp nhiều nội dung, phương thức hoạt động về Bảo hộ lao động trong tình hình mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Qua các hoạt động này của công đoàn đã góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động, tăng cường sức khỏe, khả năng lao động, giảm thiểu tai nạn và bệnh nghề nghiệp Pháp lệnh về phòng, chống HIV/AIDS đã tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS trên các mặt: Thông tin - giáo dục - truyền thông [trích 2].S-Alabi, Esin IA, khi nghiên cứu về kiến thức điều trị dự phòng sau phơi nhiễm virus suy giảm miễn dịch của các bác sĩ tại một bệnh viện đại học ở Nigeria đã đƣa ra nhận xét: Cơ sở chính của công tác phòng chống lây nhiễm HIV nghề nghiệp là tuân thủ các biện pháp phòng ngừa phổ cập, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thích hợp cũng góp phần kiểm soát, phòng ngừa Các bác sĩ và NVYT cần được giáo dục về chính sách phòng chống lây nhiễm và được hướng dẫn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm Cần phải làm gì trong trường hợp bị chấn thương, ai là người cần gặp để báo cáo phơi nhiễm và tầm quan trọng của tư vấn khẩn cấp sau chấn thương hoặc phơi nhiễm [50].
Những nội dung trong luật đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác phòng chống HIV/AIDS [10] Luật về phòng, chống HIV/AIDS đƣợc coi là một trong những công cụ chủ yếu, quan trọng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS Ƣu tiên của công tác phòng, chống trong giai đoạn
2010 - 2020 là: “Dự phòng bằng các biện pháp kỹ thuật đặc hiệu; Chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS; Chăm sóc các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” [4].
Trong môi trường lao động, ngoài gánh nặng thể lực và tâm lý, NVYT còn phải đối mặt với các nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh truyền qua đường máu thông qua các tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn (VSN) Những nhiễm trùng đường máu có hậu quả nghiêm trọng: bệnh lâu dài,mất khả năng lao động NVYT là đối tƣợng có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV do hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với máu/dịch thể của người bệnh, tuy nhiên việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho NVYT là vấn đề rất khó khăn, phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, cụ thể là:
Do điều kiện kinh tế ở nước ta còn nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất,trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phòng hộ cho cá nhân và tập thể chưa tốt.Cũng do kinh phí eo hẹp nên công tác giáo dục, truyền thông, đào tạo choNVYT về dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp cũng chƣa thật sự đƣợc làm tốt Đôi khi, sự quan tâm từ phía các nhà quản lý cho công tác này cũng chƣa thật đúng mức, các chính sách bảo hiểm y tế cho người bị phơi nhiễm cũng ra đời chậm, muộn và đôi khi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu Điều trị sau phơi nhiễm HIV là một điều trị cấp cứu nhƣng việc tiếp cận với thuốc điều trị dự phòng cũng thể hiện những bất cập… Hiện nay sự quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện nói chung và bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên nói riêng thường xuyên xảy ra, cường độ làm việc của NVYT thường xuyên quá sức, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và tính cẩn trọng trong khi tác nghiệp Ngoài ra đồng lương eo hẹp không đủ sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sự gắn bó và tính nhẫn nại với nghề nghiệp của một số NVYT Những năm gần đây, việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn,trình độ của nhân viên đƣợc cải thiện Các nhà quản lý cũng ý thức đƣợc tính chất nguy hiểm và sự lây lan phức tạp của căn bệnh này, vì vậy công tác phòng chống HIV trong bệnh viện ngày càng đƣợc quan tâm Tuy nhiên do còn nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan nên bệnh viện cũng chỉ cơ bản đáp ứng đủ găng cao su cho NVYT Việc cung ứng về các trang bị bảo hộ khác nhƣ kính hoặc mặt nạ, ủng ni lông còn hạn chế, mặt khác thói quen của nhân viên trong việc sử dụng các loại bảo hộ lao động này cũng chƣa hình thành, đôi khi họ cảm thấy vướng bận khi sử dụng.
Yếu tố chủ quan: Ý thức tự giác chấp hành các quy định chuyên môn của nhiều nhân viên chƣa cao, nhiều NVYT còn chủ quan trong khi tác nghiệp: không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc hoặc khi tham gia chống dịch bệnh, khi điều trị, chăm sóc bệnh nhân hoặc không thực hiện đúng theo qui trình hướng dẫn của Bộ Y tế.
Từ các kết quả nghiên cứu thu đƣợc và những phân tích nguyên nhân kể trên thì các giải pháp có tính khả thi hiện nay là:
Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ tối thiểu cho NVYT, trên cơ sở sử dụng phù hợp, tránh lãng phí Việc hạn chế những rủi ro nghề nghiệp cho nhân viên và cũng để chăm sóc bệnh nhân đƣợc tốt hơn Cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà quản lý, cung cấp cho nhân viên đầy đủ kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp, giúp họ hiểu đƣợc sự quan trọng, cần thiết và hiệu quả của việc tự giác phòng hộ cho bản thân nhân viên phải tuân thủ những nguyên tắc trong chăm sóc và điều trị; thực hiện đúng qui cách bảo hộ; tuân thủ đúng qui trình chống nhiễm khuẩn Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật khi chăm sóc bệnh nhân để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro nghề nghiệp; thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và có hướng điều trị kịp thời.
Nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS cho nhân viên Tổ chức giám sát thường xuyên, uốn nắn để nhân viên thực hiện đúng các quy trình dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng cũng nhƣ các quy trình phòng chống nhiễm khuẩn nghề nghiệp nói chung Thực hiện nghiêm 3 biện pháp: Kỹ thuật, y tế và trang thiết bị phòng hộ - vệ sinh lao động Việc sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động thích hợp cũng là một biện pháp không thể thiếu trong bảo vệ và dự phòng sức khỏe nghề nghiệp cho NVYT.
Tại các khoa lâm sàng cần có quy trình xử lý sau phơi nhiễm đƣợc treo ở nơi phù hợp để nhân viên có thể thực hiện đúng khi xảy ra phơi nhiễm Đảm bảo tính sẵn có của thuốc kháng vi rút để NVYT có thể sử dụng trước 6 giờ đầu kể từ khi xảy ra phơi nhiễm Cố gắng bố trí phù hợp nhân lực để giảm gánh nặng công việc cho nhân viên nhất là với các bộ phận có nguy cơ lây nhiễm cao và cường độ làm việc lớn như các khoa cấp cứu, khoa ngoại, sản, khoa Da liễu, khoa Truyền nhiễm, khoa khám bệnh.
Thường xuyên giáo dục y đức và kỹ năng giao tiếp với người bệnh, tránh sự kỳ thị, phân biệt đối xử của người làm công tác y tế với người nhiễm HIV/AIDS.
Biện pháp y tế là người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng để bố trí công việc phù hợp Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, điều trị kịp thời, và làm các thủ tục để đƣợc đền bù nếu mắc bệnh nghề nghiệp.
Các giải pháp lâu dài:
Nâng cao chất lƣợng đào tạo về dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS cho NVYT Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống lây nhiễm bệnh HIV/AIDS nghề nghiệp trong ngành bằng nhiều hình thức để mỗi nhân viên phải tự chịu trách nhiệm về hành động và bảo vệ mình trước khi chăm sóc người bệnh Thầy thuốc và nhân viên y tế tại cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện các quy định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS trong công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế, dịch vụ kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình
Cải thiện chế độ tiền lương, quản lý tốt các nguồn thu phí để có thu nhập tăng thêm cho NVYT Cải cách không ngừng các chế độ bảo hiểm nghề nghiệp phù hợp và thỏa đáng đối với người bị phơi nhiễm.
Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm, các động tác có hại nhằm phòng chống các tai nạn và bệnh nghề nghiệp có hiệu quả.