1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2011 2020

153 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN CƠNG THỊNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN NGUYÊN BÌNH -

TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào

Tôi xin cam đoan, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./

Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn

Nguyễn Công Thịnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc với PGS.TS Nguyễn Quang Học đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Ngun Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn

Nguyễn Công Thịnh

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Trích yếu luận văn viii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi không gian: 2

1.4 Yêu cầu 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của quy hoạch sử dụng đất 4

2.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 4

2.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 4

2.1.3 Những nguyên tắc trong quy hoạch sử dụng đất 6

2.1.4 Các bước chính của quy hoạch sử dụng đất 7

2.1.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác 8

2.1.6 Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nói chung 12

2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất 13

2.2.1 Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất 13

2.2.2 Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất 13

2.2.3 Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất 16

2.3 Tìm hiểu quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới và việt nam 18

2.3.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta qua các giai đoạn: 18

2.3.2 Khái quát công tác lập quy hoạch trên phạm vi cả nước 21

2.3.3 Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai tại tỉnh Cao Bằng 24

Trang 5

2.3.4 Tình hình quy hoạch đất đai trên thế giới 25

2.3.5 Một số cơng trình, nghiên cứu về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam 35

Phần 3 Địa điểm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 37

3.1 Địa điểm nghiên cứu 37

3.2 Đối tượng nghiên cứu 37

3.3 Nội dung nghiên cứu 37

3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng 37

3.3.2 Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai 37

3.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nguyên Bình 37

3.3.4 Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 38

3.3.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất 38

3.4 Phương pháp nghiên cứu 39

3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 39

3.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý tổng hợp 39

Phần 4 Kết quả nghiên cứu 40

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng 40

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 45

4.1.3 Phân tích đánh giá về biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động đến việc sử dụng đất 52

4.2 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai 53

4.2.1 Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai 53

4.2.2 Tình hình sử dụng đất đai 61

4.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nguyên Bình 63

4.3.1 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 63

Trang 6

4.3.2 Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất 5

năm kỳ đầu 2011-2015 72

4.4 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 75

4.4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2016 75

4.4.2 Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 80

4.4.3 Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng năm 2016 80

4.5 Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch 80

4.5.1 Những mặt được trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất 80

4.5.2 Một số tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất 81

4.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng đất 82

4.6 Một số giải pháp khắc phục 83

4.7 Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất kỳ tới 87

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 88

5.1 Kết luận 88

5.2 Kiến nghị 89

Tài liệu tham khảo 90

Phụ biểu 92

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSD Chưa sử dụng

HĐND Hội đồng nhân dân

KDC Khu dân cư

KĐT Khu đô thị

KT-XH Kinh tế - xã hội

MNCD Mặt nước chuyên dùng

NXB Nhà xuất bản

PNN Phi nông nghiệp QĐ Quyết định

QH Quy hoạch

QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QHSDĐĐ Quy hoạch sử dụng đất đai

THCS Trung học cơ sở

TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban nhân dân

TT Thị Trấn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Đánh giá, phân loại thổ nhưỡng huyện Nguyên Bình 42

Bảng 4.2 Đánh giá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước đến năm 2015 64

Bảng 4.3 Kết quả thực hiện đất ở nông thôn theo phương án quy hoạch 70

Bảng 4.4 Kết quả thực hiện đất ở đô thị theo phương án quy hoạch 70

Bảng 4.5 Kết quả thực hiện đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo phương án quy hoạch 71

Bảng 4.6 Kết quả thực hiện đất xây dựng trụ sở cơ quan theo phương án quy hoạch 72

Bảng 4.7 Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 huyện Nguyên Bình 73

Bảng 4.8 Đánh giá chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2016 76

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Công Thịnh

Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020”

Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nguyên Bình 5 năm kỳ đầu 2011-2015, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt

- Thơng qua việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn đã sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu - Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp:

+ Thu thập, xử lý số liệu có sẵn tại các cơ quan: Các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của toàn huyện; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất;Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020;Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội; Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội

+ Số liệu về kinh tế xã hội, điều tra tại các phòng, ban như: Phịng Tài ngun và Mơi trường;Phịng Kinh tế và Hạ tầng;Phịng Cơng Thương;Chi cục Thống kê huyện

+ Số liệu liên quan đến đất đai, điều tra ở:Phòng Tài ngun và Mơi trường; Chi nhánh Văn phịng Đăng ký đất đai huyện; Trung tâm phát triển quỹ đất huyện

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp:

+ Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp

- Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý tổng hợp

Các số liệu thu thập được thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ

Kết quả chính và kết luận

Ngun Bình là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng có vị trí địa lý tương

Trang 10

đối thuận lợi cùng với hệ thống Quốc lộ 34, Quốc lộ 3, đường tỉnh lộ 212, 216, 202 đi qua Ngồi ra Huyện cịn có nhiều khu di tích lịch sử là một tiềm năng để phát triển du lịch của huyện nói riêng và của tỉnh Cao Bằng nói chung Dọc theo Quốc lộ 34 về phía Tây, cách thị trấn Ngun Bình 15 km là vùng có tiềm năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong tương lai

Trong thời kỳ 2011 - 2016, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu kinh tế thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm - nghiệp - thủy sản

Việc quản lý, sử dụng đất đai của huyện Ngun Bình ngày càng có hiệu quả Quỹ đất được khai thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, và đúng theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đề ra Đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có diện tích rất cao là 77.006,30 Ha chiếm tới 91,90% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 1.589,81 Ha chiếm 1,90% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, đất chưa sử dụng còn lại 5.200,65 Ha chiếm 6,21% diện tích tự nhiên Trong thời gian thực hiện quy hoạch sử dụng đất sự biến động cơ cấu các loại đất có thay đổi rõ rệt, năm 2015 thì đất nông nghiệp giảm 3.051,00 ha so với năm 2010, đất phi nông nghiệp tăng 257,20 Ha so với năm 2010, đất chưa sử dụng tăng 2.674,85 Ha so với năm 2010

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 là: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 83.796.76, đạt 99,99% so với quy hoạch được duyệt, đất nông nghiệp là 77.006,30 ha đạt 95,28% so với quy hoạch được duyệt, đất phi nông nghiệp là 1.589,81ha đạt 96,71% so với quy hoạch được duyệt, đất chưa sử dụng là 5.200,65 ha đạt 358,32% Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất bước đầu đã dần đi vào nề nếp, tiềm năng đất khai thác ngày càng có hiệu quả hơn

Thực hiện kế hoạch 2016 huyện Nguyên Bình đã thực hiện được 16 cơng trình dự án Chuyển mục đích đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi nơng nghiệp là 16,18 ha Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng mục đích đất phi nơng nghiệp 0,80 ha; Kết quả thực hiện kế hoạch 2016 còn thấp nguyên nhân do việc phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý và việc giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khó khăn, các văn bản quy phạm pháp luật cịn chồng chéo, khơng đồng bộ gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho người sử dụng đất có đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm

Để khắc phục những tồn tại, trước tiên cần phải rà soát lại quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch chưa thực hiện, để phát hiện những bất hợp lý cho giai đoạn sau, rà soát lại những chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất khơng cịn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, từ đó đề xuất phương án để thực hiện quy hoạch sử dụng đến năm 2020

Trang 11

THESIS ABSTRACT

Mastercandidate: Thinh Nguyen Cong

Thesis title: “Assessment the implementation of land use planning up to 2020 in Nguyen Binh district, Cao Bang province’’

Major: Land management Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives

- Assess the implementation of land use planning in Nguyen Binh district for the first five years 2011-2015, identifying advantages and disadvantages in the process of implementing the approved land use planning

- Through research, evaluate the implementation of land use planning,therefore propose a number of measures to effectively implement the land use planning to 2020 in Nguyen Binh district, Cao Bang province

Materials and Methods

- Data and document collection method Secondary data investigation method

+ Collecting, processing available data at the agencies: Data, document on current land use status, land use and management situation of the district; Map of current land use; Map of land use planning to 2020; Report on socio-economic development; Socio-economic statistics data

+ Socio-economic data, survey in departments, such as: Natural Resources and Environment Office; Economy and infrastructure Office; Industrial – Trading Office, Statistical office of the district

+ Data relating to land, survey in: Natural Resources and Environment Office; District’s Branch Office Land Registration; Land Fund Development Center

Primary data survey method: Site survey to verifycollected information and data from internal surveys

- Methods statistics, analysis, integrated processing

The collected data are processed statistically by EXCEL software The results are presented in tables of figures, maps and charts

Method of assessment the situation

Based on the collected data and document, assess the status of implementation of the works/projects following or unfollowing the land using plan To analyse the factors affecting the results of implementation of land use planning

Trang 12

Main results and conclusions

Nguyen Binh is a district located in the western part of Cao Bang province with a relatively favorable geographic location along with National Road 34, National Road No 3, Provincial Roads 212, 216 and 202.In addition, the district also has many historic area is a potential for tourism development of the district in particular and of Cao Bang province in General Along National Road 34 to the west, 15 km far away from Nguyen Binh town is a potential area of land as well as other resources, very favorable for the socio-economic development of the district in the future

In the period 2011 - 2016, the economic structure of the district has shifted in the right direction The economic structure changed in all three areas in the direction of rapidly increasing the proportion of industry - construction, trade – services and reducing the proportion of agro-forestry-fishery

The management of land use, Nguyen Binh more effectively The Land Fund was tapped, using proper basic purpose, and in accordance with the master plan of land use plans.Agricultural land in the district had a very learge area of 77,006.30 ha - accounting for 91.90% of the total natural area Non-agricultural land area was 1,589.81 ha - accounting for 1.90% of the total natural area of the whole The remaining unused land area was 5.200,65 ha - accounting for 6.21% of the natural area During the implementation of land use planning, the land structure have changed markedly; In 2015, agricultural land decreased by 3,051.00 ha compared to 2010, non-agricultural land increased by 257.20 hectares compared to 2010, unused land increased by 2,674.85 ha compared with 2010

The results of the implementation of land use planning up to 2015 were: The total natural land area of the district was 83,796.76 ha, reaching 99.99% of the approved plan, agricultural land was 77,006.30 ha reaching 95.28% compared with the approved plan, non-agricultural land was 1,589.81 ha, reaching 96.71% compared with the approved plan, unused land was 5,200.65 ha, reaching 358.32% The implementation of the land use planning at the beginning has gradually become routine, the potential of land exploitation more and more effective

To implement the 2016 plan of Nguyen Binh district, 16 projects have been implemented Changing the purpose from agricultural land to non-agricultural land was 16.18 ha Unused land is put into use for non-agricultural land purpose was 0.80 ha, of which: Land for infrastructure development at national, provincial, district and commune level 0.80 ha;

To overcome the existence, first need to review land use planning with the specialized planning and the planning is not yet done, to detect these unreasonable for the following period, review the indicators of land use planning is no longer consistent with the reality of social-economic development of the district, from which propose to make use of planning to the year 2020

Trang 13

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh, quốc phịng,…

Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 54 “ Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.”

Đặc biệt nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển theo hướng “Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”, nhu cầu về đất đai của các ngành kinh tế đặt ra ngày một tăng cao Bên cạnh đó, áp lực về đất đai trong việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ người dân cũng là ngày một lớn Vì vậy, cơng tác quản lý và sử dụng đất đai càng cần được quan tâm, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhu cầu cấp thiết của huyện Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2001, năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, UBND huyện Nguyên Bình đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và được Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 1060/QĐ-UBND ngày 25 tháng 07 năm 2013 Đó là những căn cứ quan trọng để huyện triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội Sau một thời gian thực hiện, Huyện Nguyên Bình đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên một số nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện triệt để do nhiều nguyên nhân, dẫn đến tính khả thi của phương án quy hoạch chưa cao

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Cao Bằng được Chính phủ xét duyệt, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái trong thời gian qua

Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương

Trang 14

hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm định hướng cho các ngành các cấp trên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình, tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là yêu cầu cấp thiết đối với mọi cấp lãnh thổ hành chính

Như vậy, việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở, căn cứ cho việc định hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Vì vậy đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020” được đặt ra với mong muốn đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và tìm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nguyên Bình 5 năm kỳ đầu 2011-2015, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt

- Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng;

1.3.2 Phạm vi thời gian

Số liệu thống kê, kiểm kê về đất đai, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên,… được lấy trong giai đoạn 2011 - 2015; hiện trạng sử dụng đất lấy năm 2016 Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ được tính đến 31/12/2015, kế hoạch sử dụng đất năm 2016

Trang 15

1.4 YÊU CẦU

- Phân tích những biến động trong sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011-2015

- Xác định những nguyên nhân, hạn chế thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015

Trang 16

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Theo FAO (1993): “Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế – xã hội nhằm lựa chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là lựa chọn và đưa ra phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để áp dụng nhu cầu của con người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai Yêu cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện thực tế sử dụng đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng sử dụng đất”

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013: Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định

“Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hiệu quả hợp lý có hiệu quả cao thơng qua việc phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất bảo vệ mơi trường”(Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006) 2.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau: a, Tính lịch sử - xã hội:

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như

Trang 17

quan hệ giữa người với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó ln là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.(Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006)

b, Tính tổng hợp:

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân; quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, mơi trường sinh thái (Giáo trình QHSDĐ, Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006)

c, Tính dài hạn:

Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng, xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn

Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn (Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006)

d, Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ:

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo mĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:

+ Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng;

+ Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;

+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ đất đai trong vùng;

Trang 18

+ Phân định ranh giới và các hình thức quản lý sử dụng đất đai trong vùng; + Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất

Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa, quy hoạch sẽ càng ổn định.(Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006) e, Tính chính sách:

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.(Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, Đoàn Cơng Quỳ và cs., 2006)

f, Tính khả biến:

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một giai đoạn nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của Quy hoạch sử dụng đất đai khơng cịn phù hợp Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch là biện pháp thực hiện và cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch, Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - Quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện " với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.(Giáo trình quy hoạch sử dụng đất,Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006)

2.1.3 Những ngun tắc trong quy hoạch sử dụng đất

Theo Điều 35 Luật đất đai (2013), thì QHSDĐ có những ngun tắc cơ bản sau: 1 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

2 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 19

phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã

3 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả

4 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu

5 Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh 6 Dân chủ và công khai

7 Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường

8 Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt

2.1.4 Các bước chính của quy hoạch sử dụng đất

a)Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia được thực hiện theo trình tự sau:

Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;

Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất; Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;

Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan; Thẩm định, phê duyệt và cơng bố công khai;

b) Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp quốc gia được thực hiện theo trình tự sau:

Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;

Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;

Trang 20

Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;

Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan; Thẩm định, phê duyệt và cơng bố công khai

2.1.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác

a Quan hệ giữa các loại hình quy hoạch sử dụng đất

QHSDĐĐ cả nước và QHSDĐĐ các cấp lãnh thổ hành chính địa phương cùng hợp thành hệ thống QHSDĐĐ hoàn chỉnh Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mơ

QHSDĐĐ tồn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh Quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết

b Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo chiến lược dài hạn sử dụng tài nguyên đất

Nhiệm vụ đặt ra cho QHSDĐĐ chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nhưỡng, xói mịn đất, thuỷ nơng, thảm thực vật các tài liệu về kế hoạch dài hạn của tỉnh, huyện, xã; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành ở từng vùng kinh tế - tự nhiên; các dự án quy hoạch huyện, quy hoạch xí nghiệp; dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai (Hà Minh Hòa, 2010)

Để xây dựng phương án QHSDĐĐ các cấp vi mô (xã, huyện) cho một thời gian, trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn (dự báo cho 15 - 20 năm) trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn (vĩ mô: tỉnh, vùng, cả nước) Khi lập dự báo có thể sử dụng các phương án có độ chính xác khơng cao, kết quả được thể hiện ở dạng khái lược (sơ đồ) Việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện trên cơ sở thống kê đầy đủ và chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử

Trang 21

dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất, sau đó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước, theo đối tượng và mục đích sử dụng đất.(Nguyễn Đình Bồng, 2002)

Dự báo cơ cấu đất đai (cho lâu dài) liên quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, với dự báo sử dụng tài nguyên nước, rừng, dự báo phát triển các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ nơng, cơ sở hạ tầng, Chính vì vậy việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông - lâm nghiệp, xác định định hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.(Nguyễn Quang Học, 2006)

Định hướng sử dụng đất đai được đề cập trong nhiều tài liệu dự báo khoa học kỹ thuật thuộc các cấp và lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chất tổng hợp, dựa trên cơ sở của các tài liệu khảo sát chuyên ngành, đưa ra định hướng phân bố và tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian để thực hiện các quyết định về sử dụng đất trong giai đoạn trước mắt, hoàn thiện về các chỉ tiêu kỹ thuật và tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất.(Nguyễn Dũng Tiến, 2005)

Dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dự báo tài nguyên đất và các dự báo khoa học kỹ thuật khác cũng như các số liệu về quản lý đất đai là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế cơng trình Tuy nhiên cần hạn chế sự chồng chéo các biện pháp khi lập dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như trong công tác điều tra khảo sát Việc phức tạp hoá vấn đề sẽ làm nảy sinh các chi phí khơng cần thiết về lao động và vật tư, đồng thời gây cản trở cho việc thực hiện các dự án quan trọng và bức xúc hơn trong cuộc sống.(Duyên Hà, 2006)

c Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo vĩ mô sự phát triển kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) có tính đến chun mơn hố và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới

Trang 22

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất; Xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hồ thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (Nguyễn Đình Bồng, 2010)

d Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch chuyên ngành khác * Quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nơng nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều hồ quy hoạch phát triển nơng nghiệp Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau

* Quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị

Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mơ, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển đơ thị được hài hồ và có trật tự, tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất Tuy nhiên, trong quy hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể khoảnh đất dùng cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp các nội dung xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đai được

Trang 23

tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mơ và cơ cấu sử dụng tồn bộ đất đai cũng như bố cục khơng gian (hệ thống đô thị) trong khu vực quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất cơng nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo những điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị

* Quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp khác

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và tồn bộ, khơng có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể (có cả quy hoạch ngắn hạn và dài hạn) Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành); Một bên là sự định hướng chiến lược có tính tồn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất đai)

* Quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo vĩ mô sự phát triển kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) có tính đến chun mơn hố và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu

Trang 24

và phương hướng sử dụng đất; Xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

2.1.6 Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nói chung

Quy hoạch đất đai là việc bố trí, sắp xếp các loại đất Quy hoạch sử dụng đất đai thường được tiến hành theo từng giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm, tuỳ theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng vùng lãnh thổ

Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của vùng, của địa phương Quy hoạch sử dụng đất đai gần như là quy hoạch tổng thể bởi vì mọi quy hoạch khác như: quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển vùng,… đều phải dựa trên sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ

Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trọng của kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trên cơ sở đó để thực hiện và vạch ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng hay địa phương

Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không theo quy hoạch, gây nên hậu quả lãng phí về tài nguyên đất Quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Quy hoạch sử dụng đất đai tại nhiều điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quy đất đai cho các mục đích sử dụng phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái

Trang 25

2.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.2.1 Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất

Trước hết, cần giới hạn về khái niệm của “tiêu chí” (hay tiêu chuẩn) đánh giá trong phạm vi nghiên cứu (đây là vấn đề khó, cịn nhiều tranh luận và chưa có một định nghĩa chính thống nào) Theo từ điển tiếng Việt: “Tiêu chí là căn cứ để nhận biết, xếp loại các sự vật, các khái niệm ”

Như vậy, từ khái niệm nêu trên đối với tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất có thể nhìn nhận như sau:

- Đề nhận biết, cần có một hệ thống các chỉ tiêu: có thể là chỉ tiêu tổng hợp hay theo từng yếu tố, chỉ tiêu định tính hoặc định lượng;

- Còn để xếp loại (phân mức đánh giá) cần có chuẩn để so sánh: có thể là một chuẩn mực hay ngưỡng để đánh giá dựa trên các định mức, chỉ số cho 2.1 phép, đơn giá hoặc quy ước nào đó được chấp nhận (Hà Minh Hịa, 2010) 2.2.2 Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất

Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương án quy hoạch sử dụng đất khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện tính tốn, cũng như trong thực tiễn (Nguyễn Đình Bồng, 2010)

Như vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về góc độ lý luận, tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao hàm “Tính khả thi lý thuyết”- được xác định và tính tốn thơng qua các tiêu chí với những chỉ tiêu thích hợp ngay trong quá trình xây dựng và thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất; “Tính khả thi thực tế” chỉ có thể xác định dựa trên việc điều tra đánh giá kết quả thực tế đã đạt được khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong thực tiễn

Khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện bình thường, sự khác biệt giữa “Tính khả thi lý thuyết" và “Tính khả thi thực tế” thường khơng đáng kể Tuy nhiên, khơng ít trường hợp ln có những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất do tác động của nhiều yếu tố khó đốn trước được như: tính kịp thời về hiệu lực thực thi của phương án quy hoạch; nhận thức và tính nghiêm minh trong thực thi quy hoạch của các nhà chức trách và người sử dụng đất; các sự cố về khí hậu và thiên tai; những đột biến về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; khả năng về các

Trang 26

nguồn lực; áp lực mới về các vấn đề xã hội, thị trường, an ninh quốc phòng; tác động của nền kinh tế quốc tế

Tính khả thi của phương án quy hoạch có thể được đánh giá và luận chứng thơng qua 5 nhóm tiêu chí sau:

(1) Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá về: * Căn cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu: - Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật;

- Các quyết định, văn bản liên quan đến triển khai thực hiện dự án

* Việc thực hiện các quy định thẩm định, phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất:

- Thành phần hồ sơ và sản phẩm; - Trình tự pháp lý

(2) Khả thi về phương diện khoa học - cơng nghệ, bao gồm: * Cơ sở tính tốn và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất:

- Tính khách quan của các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất: điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

- Sử dụng các định mức, tiêu chuẩn;

- Xây dựng các dự báo theo quy luật phát triển khách quan; căn cứ theo mơ hình mẫu

* Phương pháp cơng nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số liệu và xây dựng tài liệu bản đồ

(3) Khả thi về yêu cầu chuyên môn - kỹ thuật, gồm các tiêu chí đánh giá về: * Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện quy hoạch và các nội dung cụ thể của phương án quy hoạch sử dụng đất

* Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào cách thức thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá;

* Tính phù hợp, liên kết (từ trên xuống dưới) của các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy định trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp

(4) Khả thi về các biện pháp cần thiết để phương án quy hoạch thực hiện được Theo kinh nghiệm, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ theo đặc điểm hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp sau đây: (Võ Tử Can, 2006)

Trang 27

* Nhóm 1: Là các biện pháp về tổ chức lãnh thổ (cần đầu tư kinh phí) nhằm tạo điều kiện khơng gian phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp và người sử dụng đất) Cụ thể bao gồm: các biện pháp cần thiết khi thực hiện việc chu chuyển đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng (khai hoang, phục hố, lấn biển, khôi phục mặt bằng sử dụng đất, cải tạo cơ bản nhằm đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hố vào sử dụng ); xác định ranh giới và cơ cấu diện tích đất của các chủ sử dụng, cơ cấu diện tích cây trồng; xác lập các chế độ sử dụng đất đặc biệt (sử dụng đất tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu) ;

* Nhóm 2: Bao gồm các biện pháp về xây dựng các hạng mục và thiết bị cơng trình trên lãnh thổ (xác định theo đặc điểm của khu vực và định hướng phát triển của doanh nghiệp và người sử dụng đất), cần lượng vốn đầu tư cơ bản khá lớn (gồm cả chi phí điều tra khảo sát, thiết kế cũng như vốn đầu tư để thực hiện cơng trình) và thực hiện theo dự án đầu tư hoặc thiết kế kỹ thuật chi tiết, như các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; hệ thống ruộng bậc thang trên đất dốc và các thiết bị cơng trình bảo vệ đất (chống rửa trơi, xói mịn, sạt lở đất); hệ thống cơng trình thuỷ lợi, ao hồ chứa nước (tưới tiêu, chống xâm nhập mặn, thau chua rửa mặn, rửa phèn);

* Nhóm 3: Bao gồm các biện pháp bảo vệ đất và môi trường sinh thái để phát triển bền vững (trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, chắn sóng, chắn cát; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng) Các biện pháp thuộc nhóm này được đề xuất trong phương án quy hoạch sử dụng đất tuỳ theo đặc điểm của lãnh thổ, phải đầu tư vốn cơ bản và cũng được triển khai thực hiện theo dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật

* Nhóm 4: Bao gồm các biện pháp khơng địi hỏi vốn đầu tư cơ bản, nhưng được thực hiện bằng dự toán chi phí sản xuất bổ sung hàng năm của doanh nghiệp hoặc người sử dụng đất như nâng cao độ phì và tính chất sản xuất của đất, áp dụng các quy trình cơng nghệ gieo trồng tiên tiến, thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác chống xói mịn, sử dụng các chế phẩm hoá học, bón phân, bón vơi Để triển khai thực hiện các biện pháp thuộc nhóm này, trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định rõ các thông số cần thiết về đặc điểm mang tính cơng nghệ của từng khu đất (như kích thước chiều dài - chiều rộng của khu đất, hiện trạng sử dụng, loại thổ nhưỡng, thành phần cơ giới, mức độ xói mịn,

Trang 28

điều kiện địa hình, địa chất ), cũng như những kiến nghị về hướng cải tạo việc sử dụng đất

(5) Khả thi về các giải pháp tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, được đánh giá theo nhóm các giải pháp gồm:

* Các giải pháp về nguồn lực và kinh tế:

- Huy động các nguồn lực về vốn và lao động để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án;

- Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các cơng trình, dự án

* Các giải pháp về quản lý và hành chính:

- Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch;

- Tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt;

- Kiểm sốt chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác khơng theo quy hoạch;

- Thực hiện tốt việc đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với lao động có đất bị thu hồi

* Các giải pháp về cơ chế chính sách

- Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường;

- Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; - Tổ chức tốt việc định canh, định cư;

- Ổn định đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất (Võ Tử Can, 2006)

2.2.3 Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất

Hiệu quả là tổng hoà các lợi ích về kinh tế, xã hội và mơi trường mà quy hoạch sử dụng đất sẽ đem lại khi có thể triển khai thực hiện phương án trong thực tiễn (với phương án đã được đảm bảo bởi các yếu tố khả thi)

Trang 29

Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế của xã hội Quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất khá phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như các mối quan hệ sản xuất; hình thức sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất khác Với cách tiếp cận như trên, cần phải lưu ý một số vấn đề khi xem xét hiệu quả quy hoạch sử dụng đất như sau : (Võ Tử Can, 2006)

- Hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất phải được đánh giá trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ về kinh tế cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp;

- Khi xác định hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất cần xem đồng thời giữa lợi ích của những người sử dụng đất với lợi ích của toàn xã hội;

- Đất đai là yếu tố của mơi trường tự nhiên, vì vậy cần phải chú ý đến các yêu cầu bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất, cũng như giữ gìn các đặc điểm sinh thái của đất đai;

- Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả cần tách bạch rõ phần hiệu quả đem lại của quy hoạch sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu đồng nhất về chất lượng và có thể so sánh được về mặt số lượng (cần xác định hiệu quả theo từng nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất và từng đối tượng sử dụng đất);

- Phương án quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện các biện pháp (sẽ được cụ thể hoá trong các đề án quy hoạch chi tiết) như chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cải tạo và bảo vệ đất, xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, giao thơng, các dự án xây dựng cơng trình phục vụ sản xuất, kinh doanh Vì vậy, cần tính đến hiệu quả của tất cả các biện pháp có liên quan được thực hiện cho đến khi định hình phương án quy hoạch sử dụng đất (bao gồm chi phí vốn đầu tư cơ bản và vốn quay vịng, các chi phí cần thiết để bồi thường thiệt hại và bảo vệ môi trường)

Do đặc điểm tổng hợp, nên việc đánh giá và luận chứng phương án quy hoạch sử dụng đất khá phức tạp Thông thường, khi đánh giá về góc độ kinh tế ln chứa đựng cả vấn đề môi trường cũng như yếu tố xã hội của phương án Ngoài ra khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ giải quyết đồng thời nhiều vấn đề riêng nhìn từ góc độ kỹ thuật, cũng như về mặt quy trình sản xuất Như vậy, nội dung luận chứng tổng hợp và đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao gồm các hợp phần sau:

+ Luận chứng và đánh giá về kỹ thuật;

Trang 30

+ Luận chứng và đánh giá về quy trình cơng nghệ; + Luận chứng và đánh giá về kinh tế;

+ Luận chứng và đánh giá tổng hợp (chứa đựng đồng thời các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường)

Luận chứng về kỹ thuật được thực hiện để đánh giá việc bố trí đất đai về mặt khơng gian của phương án quy hoạch sử dụng đất và về đặc điểm tính chất của đất (địa hình khu vực, thành phần, cơ giới đất, kết cấu địa chất, độ lớn khoanh đất, tình trạng khai thác khu đất, các trở ngại ) Khi lập quy hoạch, để luận chứng và đánh giá kỹ thuật sẽ sử dụng các tiêu chuẩn cho phép (hướng và cấp độ dốc cho phép đối với máy móc nơng nghiệp, bề rộng giới hạn của các dải đất, giới hạn về kích thước thửa đất cho từng đối tượng sử dụng đất, diện tích tối ưu đối với thửa đất, khoảng cách cho phép ) Các chỉ tiêu kỹ thuật được so sánh giữa các phương án quy hoạch với nhau hoặc so với tình trạng trước quy hoạch sẽ cho phép đưa ra nhận định về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra, mức độ cải thiện và những tồn tại, bất cập về điều kiện không gian của việc sử dụng đất

Luận chứng về quy trình cơng nghệ nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu tái sản xuất mở rộng của việc tổ chức lãnh thổ đề ra trong phương án quy hoạch Các chỉ tiêu luận chứng và đánh giá thường biểu thị dưới dạng cân đối các nguồn lực, các loại sản phẩm Ngoài ra, còn đề cập đến các vấn đề khác như phân bố sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, áp dụng các khu luân canh, chuyên canh (biểu thị thơng qua các chỉ tiêu xác định nào đó)

Mục tiêu của luận chứng về kinh tế và luận chứng tổng hợp (kinh tế - xã hội - môi trường) nhằm xác định phương án, tính tốn hiệu quả của các biện pháp đề ra trong quy hoạch, xác định các chỉ tiêu tổng hợp (biểu thị bằng tiền) đặc trưng cho hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất, so sánh những kết quả nhận được (do tổ chức hợp lý sản xuất) với các chi phí bổ sung

2.3 TÌM HIỂU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta qua các giai đoạn * Giai đoạn 1975- 1980

Giai đoạn này Chính phủ đã lập quy hoạch trong cả nước, kết quả đạt được là cuối năm 1980 đã xây dựng xong các phương án quy hoạch phân vùng nông

Trang 31

nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản của cả nước, trong đó coi quy hoạch đất nơng nghiệp, lâm nghiệp là luận chứng quan trọng để phát triển Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong quy hoạch đất đai giai đoạn này là số hiệu điều tra cơ bản về thống kê đất đai, về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên chưa đầy đủ Tính khả thi chưa cao vì chưa tính đến khả năng về đầu tư

* Giai đoạn 1981- 1986

Để thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng, nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng, kế hoạch cho 5 năm sau (1986 - 1990)” Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở nước ta trong giai đoạn 1986 - 2000 (lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất vùng trọng điểm, khu công nghiệp, du lịch, xây dựng Huyện)

Trong giai đoạn này kết quả đã được nâng lên một bước về nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên trong giai đoạn này quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, còn quy hoạch cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước đã được đề cập đến nhưng chưa đầy đủ (Nguyễn Dũng Tiến, 2005)

* Giai đoạn 1987- 1993

Ngày 29/12/1987 Quốc hội khố VIII thơng qua Luật Đất đai và chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 08/11/1988 Đây là Luật đất đai đầu tiên được ban hành và dành một số điều cho quy hoạch như xác định vai trị, vị trí của công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên Luật đất đai 1988 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai

Ngày 15/4/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra thông tư 106/QH-KHKĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai tương đối cụ thể và hoàn chỉnh ở các cấp

Ngày 18/2/1992 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã kịp thời hoàn thành tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã Do đó cơng tác quy hoạch sử dụng đất đai được đẩy mạnh một bước, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã được thực hiện

* Giai đoạn 1993- 2003

Ngày 15/10/1993 Luật đất đai sửa đổi được công bố và có hiệu lực Trong luật này, các điều khoản nói về quy hoạch đã được cụ thể hố hơn so với Luật đất

Trang 32

đai 1988 Luật đất đai 1993 tăng cường quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Từ nhận thức rõ tầm quan trọng của Quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng trong giai đoạn này Luật đất đai được sửa đổi vào năm 1988 và năm 2001 Đồng thời trong cùng thời gian để tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và căn cứ theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Để thực hiện Nghị định 68 ngày 01/11/2001 có Thơng tư số: 1842/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành Nghị định 68 của Tổng cục Địa chính

Trong giai đoạn này Tổng cục Địa chính cho triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các tỉnh, các huyện Hầu hết các địa phương trong cả nước đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Nguyễn Dũng Tiến, 2005)

* Từ khi có Luật đất đai 2003 cho đến trước Luật đất đai 2013

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như đảm bảo quyền quản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai 2003 thay cho Luật Đất đai 2001 và luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 Trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nhấn mạnh trong Chương 2 Mục 2 của Luật Đất đai năm 2003

Để thực hiện Luật Đất đai 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 181/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III Điều 12 cũng ghi cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất

Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thông tư số 28/2004/TT–BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ–BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Qua thực tế triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003, để dần hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ ban hành

Trang 33

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể hóa bằng việc ban hành Thơng tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất

* Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất, hiệu quả và đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm Trong những năm qua, các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện Trong lần sửa đổi này, Luật đất đai năm 2013 vẫn tiếp tục kế thừa những những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn phù hợp của Luật đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn

Thể hiện ở việc Luật đất đai 2013 đã có một chương (chương IV, từ điều 35 đến 51) để hướng dẫn thực hiện quy hoach, kế hoạch sử dụng đất

Đến ngày 02/06/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thơng tư 29/2014/TT-BTNMT về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Qua đó ta nhận thấy được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang ngày được Nhà nước quan tâm hơn Từ đó nhằm tạo ra cơ sở cho việc phát triển kinh tế của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng

2.3.2 Khái quát công tác lập quy hoạch trên phạm vi cả nước

Luật Đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phương, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Từng bước chủ động dành quỹ

Trang 34

đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai, UBND các cấp nắm chắc được quỹ đất đai của địa phương mình, có dự tính được nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước

2.3.2.1 Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 a) Về tổ chức chỉ đạo một số giải pháp thực hiện Nghị quyết của Quốc hội

Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được nêu ra trong Nghị quyết của Quốc hội, cụ thể như sau:

- Chính phủ đã xây dựng trình Quốc Hội ban hành Luật Đất đai năm 2013 và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai kịp thời, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kịp thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

- Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; về quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu cơng nghiêp, cụm cơng nghiệp; rà sốt, điều chỉnh quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng

b) Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết của Quốc hội

Theo Nghị quyết số: 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 diều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp Quốc gia Kết quả thực hiện như sau:

Nhóm đất nơng nghiệp đến năm 2015, tổng diện tích các loại đất trong nhóm đất nơng nghiệp là 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19 nghìn ha so với năm 2010

Nhóm đất phi nơng nghiệp năm 2015, diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nơng nghiệp là 4.049,11 nghìn ha, tăng 399,02 nghìn ha so với năm 2010

Nhóm đất chưa sử dụng: Trong 5 năm qua (2011-2015) cả nước đã khai thác đưa vào sử dụng 875,88 nghìn ha đất chưa sử dụng (hiện nay cả nước cịn 2.288 nghìn ha), trong đó chủ yếu cho mục đích khoanh ni phục hồi rừng và trồng rừng

Trang 35

2.3.2.2 Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia

a) Quan điểm

- Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng then chốt

- Đảm bảo hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị, phát triển cơng nghiệp, dịch vụ trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Đảm bảo đủ quỹ đất để thiết lập, duy trì và quản lý hành lang bảo vệ các cơng trình giao thơng, thủy lợi, điện lực, nguồn nước, di tích lịch sử-văn hóa

- Quy hoạch sử dụng đất dọc tuyến ven biển đảm bảo tính kết nối liên vùng, phát huy được thế mạnh của khu vực ven biển, khai thác hợp lý quỹ đất ven biển - Cho phép chuyển đổi diện tích đất nơng - lâm nghiệp bị nhiễm mặn, hạn hán, ngập lụt sang mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

b) Mục tiêu

- Đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh trong tình hình mới; sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả

- Duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia - Bảo vệ mơi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu - Tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm đất đai sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngày càng cao

c) Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Nhóm đất nơng nghiệp

Đến năm 2020 diện tích nhóm đất nơng nghiệp là 27.038,09 nghìn ha, tăng 306,33 nghìn ha so với Nghị quyết của Quốc Hội

Nhóm đất phi nơng nghiệp

Đến năm 2020 diện tích nhóm đất phi nơng nghiệp là 4.780,24 nghìn ha, giảm 100,08 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội

Nhóm đất chưa sử dụng

Trong 5 năm tới (2016-2020), tập trung đầu tư cải tạo, khai thác thác đưa vào sử dụng 977,64 nghìn ha đất chưa sử dụng cho các mục đích nơng nghiệp và

Trang 36

phi nông nghiệp; đến năm 2020 diện tích đất chưa sử dụng của cả nước còn 1.310,36 nghìn ha, giảm 172,92 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội (1.483,28 nghìn ha)

d) Chỉ tiêu quy hoạch một số loại đất sử dụng đa mục đích

Đây là ba chỉ tiêu mới theo quy định của Luật Đất đai 2013, các chỉ tiêu này được khoanh định theo không gian sử dụng, có tính tổng hợp, trong mỗi chỉ tiêu có nhiều loại đất khác nhau Ba chỉ tiêu mới này được quy hoạch như sau:

- Đất khu công nghệ cao: Đến năm 2020 cả nước có 3 khu cơng nghệ cao với diện tích là 3,63 nghìn ha

- Đất khu kinh tế: Đến năm 2020 cả nước sẽ có 42 khu kinh tế, gồm 16 khu kinh tế ven biển và 26 khu kinh tế cửa khẩu, với tổng diện tích 1.582,97 nghìn ha

- Đất đơ thị: Đến năm 2020 đất đô thị của cả nước sẽ là 1.941,74 nghìn ha, tăng 299,32 nghìn ha so với năm 2015 (riêng đất ở tại đơ thị có 199,13 nghìn ha, chiếm 10,25% đất đơ thị, bình qn có 50m2 đất ở tại đơ thị/người)

2.3.3 Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai tại tỉnh Cao Bằng

Việc quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Cao Bằng được tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước Việt Nam

Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:

Về quy hoach sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của tỉnh Cao Bằng đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 09/01/2013

Theo đó, đến năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cao Bằng là 670.785,56 ha, trong đó 33.862,45 ha là đất trồng lúa, chiếm 5,05% diện tích đất nơng nghiệp; diện tích đất trồng cây lâu năm là 6.785,99 ha chiếm 1,01%, đất rừng sản xuất là 159.126,65 ha, chiếm 23,72%

Đối với đất phi nông nghiệp, theo kế hoạch đến năm 2015 có 29.933,15 ha, chiếm 4,46% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh Chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đất phi nông nghiệp là đất phát triển hạ tầng với 1,82%, tương đương 12.228,27 ha; đất cho hoạt động khoáng sản 2.646,87 ha chiếm 0,39%

Giai đoạn từ năm 2011 - 2015, chuyển mục đích sử dụng 3.248,86 ha đất nơng nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

Kết quả việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

Trang 37

UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao Bằng đã triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015, kết quả như sau:

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 đã có 13/13 huyện, thị xã, Huyện thuộc tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt, đạt 100%

+ Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 : đã có 13/13 huyện, thị xã, Huyện thuộc tỉnh được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2015, đạt 100% 2.3.4 Tình hình quy hoạch đất đai trên thế giới

2.3.4.1 Quy hoạch đất đai ở Hàn Quốc

Để quản lý tài nguyên đất, Hàn Quốc quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất ở theo các cấp sau: quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất vùng thủ đô; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản Kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trường Quy hoạch sử dụng đất là nền tảng, căn cứ cho các quy hoạch khác như quy hoạch giao thông, xây dựng đô thị,…Quy hoạch sử dụng đất chỉ khoanh định các khu vực chức năng: đất đô thị, đất để phát triển đô thị, đất nông nghiệp, đất bảo tồn thiên nhiên Trên cơ sở các khu chức năng sẽ lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết để triển khai thực hiện

Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện từ tổng thể tới chi tiết Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh Quy hoạch cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt, quy hoạch huyện hoặc quy hoạch đô thị cơ bản do tỉnh trưởng phê duyệt Quốc hội khơng can thiệp vào q trình xét duyệt quy hoạch sử dụng đất

Quá trình lập quy hoạch sẽ lấy ý kiến của nhân dân theo hình thức nghị viện nhân dân Sau khi quy hoạch được phê duyệt sẽ được công khai và phổ biến đến nhân dân Trách nhiệm thực hiện quy hoạch giao cho chính quyền Chính quyền cấp nào chịu trách nhiệm lập quy hoạch cấp đó và trong đó có chỉ rõ trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về quy hoạch Nhà nước có chính sách

Trang 38

đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, ví dụ: hỗ trợ đối với các khu vực bảo tồn, các khu vực cần bảo vệ như miễn thuế, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, được hỗ trợ đời sống…

2.3.4.2 Quy hoạch sử dụng đất ở Trung Quốc Các nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch sử dụng đất các cấp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: a) Phải bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác;

b) Sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất;

c) Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương;

d) Tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả nước;

đ) Tăng cường kiểm sốt vĩ mơ của Nhà nước đối với việc sử dụng đất Nội dung quy hoạch sử dụng đất:

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải xác định được 16 chỉ tiêu thuộc 2 nhóm sau:

a) Nhóm các chỉ tiêu phải bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt: gồm 06 chỉ tiêu (đất canh tác, đất lúa nước phải bảo vệ vĩnh cửu, đất phát triển đô thị, đất xây dựng, đất bổ sung cho đất canh tác bị chuyển mục đích sang đất xây dựng, đất khai thác mỏ) Các chỉ tiêu nêu trên được xác định trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và được phân bổ cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ tiếp đến từng huyện, quận và quy hoạch của cấp huyện phân bổ tiếp đến từng xã

b) Nhóm các chỉ tiêu được thực hiện linh hoạt (có thể thay đổi giữa các loại chỉ tiêu cùng nhóm trong q trình thực hiện): thuộc nhóm này gồm 9 chỉ tiêu (đất trồng cây ăn quả, đất rừng, đất trồng cỏ, đất xây dựng, đất hầm mỏ, đất công nghiệp, đất xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng, diện tích đất tăng thêm cho xây dựng, đất thương mại - dịch vụ)

Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh Trên cơ sở đó, các tỉnh giao chỉ tiêu này cho từng huyện, xã để thực hiện

Trang 39

Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất:

a Bộ Đất đai và Tài nguyên quốc gia: Tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất đai quốc gia, quy hoạch tổng thể sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác; tham gia vào việc thẩm tra quy hoạch tổng thể đơ thị trình Quốc vụ viện phê chuẩn, chỉ đạo và thẩm tra quy hoạch tổng thể sử dụng đất của địa phương

b Cơ quan quản lý đất đai thuộc UBND cấp tỉnh: Tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất đai quốc gia, quy hoạch tổng thể sử dụng đất và các hạng mục chuyên ngành khác trong khu vực hành chính của mình; tham gia vào việc thẩm định quy hoạch tổng thể đơ thị trình Quốc vụ viện, UBND cấp tỉnh phê duyệt, chỉ đạo và thẩm định quy hoạch tổng thể sử dụng đất của thành phố (thuộc tỉnh – sau đây gọi là “thị xã”), huyện

c Cơ quan quản lý đất đai thuộc UBND 2 cấp huyện: Căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất của cấp trên, tổ chức lập và thực hiện quy quy hoạch tổng thể sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan trong khu vực hành chính của mình

d Phịng tài ngun đất đai cấp xã (thị trấn): Căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất của cấp trên tham gia vào việc lập và thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đất trong khu vực hành chính của mình, hợp tác và hỗ trợ làm tốt công tác lấy ý kiến quần chúng đối với quy hoạch

Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất:

Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố thuộc tỉnh nhưng có trên 1 triệu dân (như: Nam Ninh, Quảng Châu), các đặc khu kinh tế (như: Thâm Quyến, Chu Hải) UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp huyện và quy hoạch sử dụng đất của cấp xã

Trang 40

Sơ đồ thẩm quyền phê Kỳ quy hoạch sử dụng đất:

Theo quy định của Luật Đất đai năm 1999 thì kỳ quy hoạch sử dụng đất của các cấp là 10 năm

Cơ quan chịu trách nhiệm

CẤP TỈNH

Sở Đất đai và Tài nguyên

CẤP THỊ XÃ

Văn phòng Đất đai và Tài nguyên

CẤP HUYỆN

Văn phòng Đất đai và Tài nguyên CẤP XÃ – THỊ TRẤN Phòng Đất đai và Tài nguyên CẤP QUỐC GIA CẤP TỈNH Phê chuẩn - Tỉnh lỵ - > 1 triệu dân CẤP THỊ XÃ CẤP HUYỆN Phê chuẩn theo

quy định của tỉnh CẤP XÃ, THỊ TRẤN Phê chuẩn Phê chuẩn Phê chuẩn Phê chuẩn

Ngày đăng: 12/07/2023, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w