1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

4 7 4 mở rộng hđ xnk

76 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞRỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

Trang 2

Mục lục

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.

1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu.

1.1.2 Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu

1.1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

1.2 Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

1.2.1 Khái niệm, vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu

1.2.1.1 Khái niệm.1.2.1.2 Vai trị.

1.2.2 Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.1.3 Các yếu tố ảnh hưỡng tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM ở Việt Nam.

Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội

2.1 Khái quát về NHNT Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNT Hà Nội 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội

2.1.3 Tình hình 1 số hoạt động kinh doanh chính của NHNT Hà Nội 2.1.3.1 Về huy động vốn.

2.1.3.2 Về cho vay.

2.1.3.3 Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội 2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội

2.3.1 Những mặt đạt được

Trang 3

Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội

3.1 Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ công tác năm 2003 của NHNT Hà Nội

3.2 Giải pháp hồn thiện hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNT Hà Nội 3.2.1 Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

3.2.2 Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK3.2.3 Chiến lược con người và cơng nghệ ngân hàng3.2.4 Chính sách khách hàng

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô3.3.2 Đối với NHNT Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CHOXUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vàonền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngồi Do cósự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu mà mỗi quốc giacó thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định

Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càngđa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩmchất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thịtrường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình Chính từ mong muốnđó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế.

Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt rangoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinhtế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ởmỗi khu vực và trên toàn thế giới.

Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu vànhập khẩu Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâmthích đáng đến hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt độngthương mại quốc tế

Trang 5

Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện qua

một số khía cạnh cơ bản sau: *0 Xuất khẩu

- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạo điềukiện đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố- hiện đại hố đất nước.

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích cácngành, nghề phát triển bởi họ phần nào có được thị trường tiêu thụ ổn định vàmở rộng hơn Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạocho các nhà sản xuất sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâmđúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản lí, đổi mới cơng nghệ cũng nhưnâng cao chất lượng của sản phẩm.

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơnnhờ nguồn ngoại tệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.

*1 Nhập khẩu

Song song với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng một vai trị vơcùng quan trọng trong nền kinh tế Cụ thể:

- Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nướcvà thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất vớichi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốtnhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nước và cao hơn là sự ổn địnhkinh tế vĩ mô.

- Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh q trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩthuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất.

Trang 6

Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đốivới sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo cơng ăn việc làm, cải thiện đờisống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.

1.1.2 Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu.

Như đã nói trên, trong nền kinh tế mở các doanh nghiệp luôn phải đối đầuvới sự cạnh tranh gay gắt Họ không chỉ phải cạnh tranh với các nhà sản xuấttrong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Để chiến thắngtrong cạnh tranh, ngoài việc cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước như sựưu đãi về thuế, sự điều chỉnh tỉ giá hối đối phù hợp các doanh nghiệp cịncần phải có một tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện các hoạt động như đổimới dây chuyền công nghệ, mua sắm máy móc hiện đại, mua sắm nguyên vậtliệu, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành Song trên thực tếdo khả năng tài chính có hạn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần có sự hỗtrợ từ bên ngoài.

Nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nảy sinh từ những địi hỏiđó và nó gắn liền với các giai đoạn của hoạt động này.

Do hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thế cũnghết sức phức tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ như: thương mại giữa cácnước phát triển, thương mại giữa các nước đang phát triển, thương mại giữacác nước phát triển và đang phát triển ) nên để phù hợp với điều kiện ViệtNam cũng như với đề tài nghiên cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hoạt độngthương mại quốc tế giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Trang 7

- Xuất khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển sang các nước pháttriển chủ yếu là các mặt như nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới qua sơchế Và nhu cầu tài trợ thường là để thu mua chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhucầu vốn tạm thời.

Để có cái nhìn tổng qt về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuấtnhập khẩu ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩuhình thành trong cùng một hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá máy móc, thiếtbị kĩ thuật, cơng nghệ.

*2 Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu

Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hố máy móc thiết bị thườngkéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thơng thường nhu cầu tài trợthường nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau Cụ thể:

+ Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diệntại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn

này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiềucuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mơ hình để trưng bày, giới thiệu Sauđó họ cịn phải hồn tất các tài liệu thiết kế và tính tốn chính xác cho đàmphán hợp đồng Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đặc biệt vớicác cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính cịn hạn hẹp

+ Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có

uy tín cao ở nước ngồi, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặcbảo đảm hồn thành cơng trình Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giaohàng hoặc hồn thành cơng trình không đúng như thoả thuận

Trang 8

+ Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã kí hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ

tiến hành chuẩn bị sản xuất Nhất là việc xây dựng các cơng trình lớn như, nhàmáy, xí nghiệp việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.

+ Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán

tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tàichính cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toángiữa chừng.

+ Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể

nảy sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm tuỳ theođiều kiện cung ứng.

+ Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao cơng trình: Sau khi hàng hoá

được giao tới địa điểm qui định, nhà xuất khẩu cịn cần chi phí cho lắp rápchạy thử cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.

+ Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu

được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.

+Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu

được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãithanh toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thểchấp nhận được Trong thời gian chờ được thanh tốn nhà xuất khẩu thường cónhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.

Nhu cầu tài trợ nhập khẩu

Trang 9

- Giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng: Ở giai đoạn này các nhà nhập

khẩu cần có những chi phí cho việc th các chun gia phân tích chính xácnhu cầu của mình để tiến hành đấu thầu một cách phù hợp.

-Giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng: Sau khi kí kết được hợp đồng, nhà

nhập khẩu cần được tài trợ để đặt cọc, tạm ứng cho nhà xuất khẩu

-Giai đoạn sản xuất và hồn thành cơng trình: Trong giai đoạn này nhà

nhập khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh tốn giữa chừng cho nhàxuất khẩu hay tài trợ cho các công việc ở điạ phương để chuẩn bị cho đầu tư.

- Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện cung

ứng hàng hố có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối vớicác nhà nhập khẩu.

- Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh tốn cung ứng hàng hố khi xuất

trình chứng từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thường

nhà nhập khẩu chỉ có thể nhận được hàng khi giá trị trên hoá đơn đã ghi rõhoặc có thể tài trợ được.

- Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán tiếp

thì nhà nhập khẩu cịn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từkhi nhập hàng về tới khi hàng hoá được tiêu thụ.

Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ để sản xuất thì nhà nhậpkhẩu sẽ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất sản phẩm mới tớikhi tiêu thụ được các sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng.

Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu ở trên ta có thểkhẳng định rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một nhu cầu tài trợrất lớn Vậy thì để đáp ứng cho nhu cầu đó có những nguồn tài trợ nào Dướiđây là một số nguồn tài trợ thường dùng cho xuất nhập khẩu.

Trang 10

Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản,do vậy nó cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau Trong đó, nhữngnguồn tài trợ thường được sử dụng là:

Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ

được thực hiện thơng qua hình thức mua bán chịu hàng hố, dịch vụ với cáccông cụ chủ yêú là kỳ phiếu và hối phiếu Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được

ưa dùng vì dễ thực hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiếtkhấu tại các ngân hàng), linh hoạt về thời hạn Tuy nhiên, các công cụ như

hối phiếu thường được sử dụng trên cơ sở có ngân hàng đứng ra chấp nhận haybảo đảm.

Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có có

thể là vốn Ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ phầnhay vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nói trênvà phần lợi nhuận để lại + khấu hao Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thểgiảm được hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh Tuy vậy, nguồn tài trợnày có hạn chế là qui mơ khơng lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lạilợi nhuận cao.

Trang 11

 Phát hành trái phiếu công ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ kháphổ biến trong nền kinh tế thị trường gần như cổ phiếu

Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ của doanh nghiệp Sử dụng pháthành trái phiếu doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanhmà không dẫn đến phải chia quyền kiểm soát doanh nghiệp như khi sử dụng cổphiếu thường Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thường phải trả lợi tứccố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay khơng Điều này dễ làm tăngkhả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính Ngồira, với thị trường tài chính chưa phát triển như đã nói trên thì hình thức nàycũng khó phát huy tốt được ưu thế của nó.

Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp

thơng qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khác nhau như: chovay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợp đồng, cho vay có đảmbảo để thu mua dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầuvốn lưu động Hoặc cho vay dài hạn để đầu tư dự án, mua sắm máy móc thiếtbị, dây chuyền cơng nghệ Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà Ngân hàng có thểáp dụng những hình thức nhất định sao cho thuận lợi với cả hai bên Một đặcđiểm khá nổi bật của tín dụng ngân hàng là có khả năng linh hoạt về lãi suấtcũng như thời hạn

Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu cịn có thể được tài trợ bằng các nguồn như đầu tư nước ngoài,vay nợ viện trợ của nước ngồi, hỗ trợ của Chính phủ Hiện nay các nguồnnày thường cũng được sử dụng thông qua các Ngân hàng.

Trang 12

1.2 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGXUẤT NHẬP KHẨU.

1.2.1 Khái niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt độngxuất nhập khẩu

1.2.1.1 Khái niệm.

Tín dụng nói chung là một phạm trù kinh tế được rất nhiều nhà kinh tếhọc đề cập đến và do đó cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về tín dụng.Tuynhiên, theo cách hiểu chung nhất thì: tín dụng là một quan hệ xã hội giữangười cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua sựvận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặchiện vật.

Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng

bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên doanh trên lĩnhvực tiền tệ với một bên là các tổ chức, đơn vị kinh tế-xã hội, các cơ quanNhà nước và các tầng lớp dân cư ”.

Tín dụng ngân hàng ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhờ có khảnăng đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà nó đã khơngngừng được mở rộng sang tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau trong đó cóhoạt đọng xuất nhập khẩu, nó đã trở thành một nguồn tài trợ không thể thiếuđối với hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia Sự tham gia hỗ trợ của cácngân hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu có tác động tích cực khơng chỉ vềmặt tài chính mà còn về cả việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Như vậy,mặc dù tín dụng vơ cùng phong phú và đa dạng nhưng chúngđều thể hiện hai mặt sau:

Trang 13

Thứ hai: Đến thời hạn hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn trả chongười sở hữu một số tiền lớn hơn Phần tăng thêm được gọi là lợi tức hay tiềnlãi.

Theo khái niệm của C.Mác "Tín dụng dưới các hình thức biểu hiện đơngiản nhất là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ khiến cho một người này giao chongười khác một số tư bản nào đó Số tiền này được trả trong một thời gian nhấtđịnh Khi tư bản được cho vay người ta tăng số tiền phải hoàn trả lên thêmmột tỷ lệ phần trăm nhất định coi là quyền sử dụng tư bản".

Theo kinh tế học hiện đại, quan điểm về tín dụng là hồn tồn thốngnhất với quan điểm trên của Mác nhưng nhấn mạnh thêm cơ sở để thiết lậpmột quan hệ tín dụng đó là "lịng tin" và cụ thể hoá thêm những nhân tố hướngtới quan hệ tín dụng.

Cụ thể, trong kinh tế học khẳng định rằng: Người ta chỉ sẵn sàng giaophó tiền bạc hoặc tài sản của mình cho người nào mà người ta tin tưởng, hiểurộng ra đây là sự giao phó niềm tin, trao cho nhau niềm tin.

Người ta chỉ cho vay một khi người ta tin rằng người sử dụng số tiền đósẽ thu được lợi nhuận lớn hơn (có hiệu quả) sau một thời gian nhất định và dođó có khả năng trả được nợ (thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình).

Tuy nhiên, trong thực tế khơng phải mọi việc lúc nào cũng đều trôichảy, mà không hiếm trường hợp người ta vay khơng thực hiện được nghĩa vụcủa mình đối với chủ nợ do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quangây ra Những trường hợp này thường dẫn đến tổn thất cho người cho vay,người ta nói rằng đó là rủi ro trong kinh doanh tín dụng.

Vì vậy, để ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra hay để hạn chế thấpnhất những rủi ro trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng, người ta phải đặc biệtquan tâm đến khả năng trả nợ của người đi vay và từ đó có những biện pháphữu hiệu bảo đảm cho tài sản của mình đem cho vay.

Trang 14

với ở ba điểm chủ yếu về tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tínhthời hạn và tính hồn trả.

Vậy tóm lại, tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đivay, giữa họ có mối quan hệ thơng qua vận động của giá trị vốn tín dụng, đượcbiểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hố

1.2.1.2 Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhậpkhẩu

Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu đượcthể hiện qua các mặt sau:

- Thứ nhất, giống như các nguồn tài trợ khác tín dụng ngân hàng là mộtnguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để thu mua dựtrữ, sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho qtrình sản xuất cũng như tái sản xuất của doanh nghiệp.

- Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trên thị trường

Kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu của hạch toán kinh tế đồng thời cũnglà một trong những điều kiện cung cấp tín dụng của ngân hàng Do đó, tíndụng ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả kinhdoanh, nâng cao mức doanh lợi Bên cạnh đó, với khả năng linh hoạt về thờihạn và lãi suất của tín dụng ngân hàng sẽ khuyến khích sự chủ động và sángtạo của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn sao cho phù hợp với nhu cầuvề vốn trong mỗi thời kỳ khác nhau.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy hoạt dộng xuất nhập khẩu diễn rathuận lợi và nhanh chóng hơn.

Trang 15

cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và ngược lại nhờ nguồn tín dụng của ngânhàng nhà nhập khẩu thực hiện được những nhập khẩu quan trọng trong khikhả năng tài chính của họ chưa đáp ứng được.

Thứ năm, ngân hàng là một đầu mối tiếp nhận các nguồn tài trợ của nướcngồi cho hoạt động xuất nhập khẩu Bởi vì hiện nay phần lớn các nguồn tàitrợ của các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế cho một quốc gia nào đó đượcthực hiện qua các ngân hàng nước sở tại.

Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng cóý nghĩa hơn khi ngân hàng thực hiện các chính sách của Nhà nước, trong đó cóchính sách hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu Ngân hàng sẽ cung cấpcho các nhà xuất nhập khẩu những khoản tín dụng lớn với lãi xuất ưu đãi mànhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh củamình.

1.2.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàngthương mại.

Thương mại quốc tế bao gồm những mối quan hệ rất đa dạng,phức tạp.Với tư cách là trung gian tài chính,ngân hàng đóng vai trò quan trọng trongviệc đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra liên tục nhanh chóng,thuậnlợi cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.Dựa trên các tiêu chí ta có thể chiatín dụng xuất nhập khẩu ra thành các hình thức như sau:

1.2.2.1 Căn cứ vào phương thức thanh tốn:

a) cho vay trong khn khổ thanh toán bằng L/C.

Trang 16

hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đề ra trong thư tíndụng.

 Đối với L/C trong thanh tốn hàng nhập khẩu:+Cho vay ký quỹ L/C

Ký quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợpkhách hàng xin được bảo lãnh,khách sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vàotài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó seđược phong toả cho đến khi nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng chấmdứt.Thơng thường khoản tiền này được tính tỷ lệ với giá trị hợp đồng màkhách hàng xin được bảo lãnh.Trong trường hợp thiếu sự tin cậy hoặc thươngvụ tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% giá trịhợp đồng.Đối với những khách hàng đáng tin cậy hoặc có quan hệ thườngxuyên thì ngân hàng có thể chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn so với giá trị họpđồng.

Thông thường mức ký quỹ L/C phụ thuộc vào các yếu tố sau.-Khả năng thanh toán của khách hàng.

-Đối tượng khách hàng

-Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thấp,loại L/C trả ngay thì bắt buộcmức ký quỹ cao hơn.

-Loại hàng hố nhập khẩu,khả năng tiêu thụ.

Trên cơ sở các yếu tố trên,ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ,nếu nhưkhách hàng không có đủ số dư trên tài khoản thì phải tiến hành làm đơn xinvay ngoại tệ ký quỹ L/C.

Trang 17

Theo hình thức này khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanhmang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh Đồng thờikhách hàng phải lên kế hốch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khiđến thời điểm thanh toán dự kiến,xác định khoản thiếu hụt với ngân hàng tàitrợ Trên cơ sở xem xét và phân tích kế hoạch và phản ánh của kháchhàng,ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhậntài trợ.

 Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu

+ Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở trên cơ sở L/C đãđược chấp nhận do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhậpkhẩu Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu để tiêu thụ sản phẩmvà có thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

+Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước tiền hàng xuất khẩu :

Để đáp ứng nhu cầu vốn,nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thểthương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trướctiền cho mình trước khi bộ chứng từ được thanh toán.

b) Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

+Nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất khẩu:Ngân hàng cho vay thumua,sản xuất hàng xuất khẩu,chiết khấu hoặc ứng trước bộ chứng từ hàng xuấtkhẩu.

+Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu :Ngân hàng tiếp nhậnchứng từ từ ngân hàng nước ngồi,xuất trình hối phiếu địi tiền nhà nhậpkhẩu.Nếu nhà nhập khẩu khơng đủ khả năng thanh tốn,thì cần phải có sự tàitrợ của ngân hàng cho vay thanh tốn hàng nhập khẩu

c) Cho vay trên cơ sở hối phiếu:

Trang 18

+ Chiết khấu hối phiếu:

Chiết khấu hối phiếu là một loại tín dụng ngân hàng cung cấp cho kháchhàng dưới hình thức mua lại hối phiếu trước khi nó đến hạn thanh tốn,tức làngân hàng mua lại khoản nợ phải đòi.Chiết khấu hối phiếu tạo điều kiện chonhà xuất khẩu nhận được tiền sớm hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn đốivới khoản tín dụng cung ứng hàng mà anh ta cấp cho nhà nhập khẩu.

Cơ sở để xác định khối lượng tín dụng này là giá trị của hối phiếu saukhi đã trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấuhưởng.Các ngân hàng sẽ xác định khối lượng tín dụng cấp ra(giá trị chiếtkhấu) theo cơng thức sau:

Tck=M(1-Lck*t/3600)-PTrong đó:

Tck :Giá trị chiết khấuM :Mệnh giá hối phiếuLck : Lãi suất chiết khấut :Thời hạn chiết khấu(ngày)P : lệ phí

Có 2 hình thức chiết khấu:-Chiết khấu miễn truy đòi:

Trang 19

-Chiết khấu được phép truy địi:

Cũng tương tự như hình thức trên nhưng trách nhiệm thanh tốn hốiphiếu vẩn cịn đối với người chiết khấu hối phiếu(nhà xuất khẩu ) và giá trịchiết khấu cao hơn.

+Chấp nhận hối phiếu:

Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấpnhận hối phiếu Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu vàkhoản vay chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính Thực chất ngânhàng chưa phải xuất tiền thực sự cho người vay Tuy nhiên khi đến hạn, nếunhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh tốn thì người cho vay (ngân hàng) -người đứng ra chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay.

Tín dụng chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên bán thiếu tintưởng khả năng thanh toán của bên mua Họ có thể đề nghị bên mua yêu cầumột ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát Nếungân hàng đồng ý, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận mộtkhoản tín dụng cho bên mua để họ thanh tốn cho bên bán khi hối phiếu đếnhạn.

Đối với ngân hàng, kể từ khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro nếu như bên mua khơng có tiền thanh tốn cho bên bán khi hối phiếu đến hạn thanh toán.

Đương nhiên nếu đến hạn thanh toán hối phiếu, bên mua có đủ tiền thìngân hàng thực sự khơng phải ứng tiền ra Như vậy, khoản tín dụng này chỉ làhình thức, là một sự đảm bảo về tài chính Trong trường hợp này, ngân hàng sẽchỉ nhận được một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắp cho chi phí gánhchịu rủi ro tín dụng mà thơi.

1.2.2.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay:

Trang 20

Tín dụng ngấn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm,thườngđược sử dụng cho vay bổ sung vốn lưư động phục vụ sản xuất kinh doanh củacác đơn vị,chiếm tỷ trọng lớn tại ngân hàng,cho vay để nhập khẩu nguyênliệu,vật tư,máy móc thiết bị,để thu mua chế biến hàng xuất khẩu

b)-Tín dụng trung và dài hạn

Thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tuỳ theo quy định của mổinước,ở Việt Nam tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1-5 năm,tín dụng dài hạn từ5 năm trở lên.Hình thức tín dụng này được cung cấp để đầu tư mua sắm tài sảncố định,xây dựng mới,cải tạo mở rộng,khôi phục,cải tiến thiết bị

1.2.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

a)-Tín dụng có bảo đảm:

Đây là hình thức tín dụng nhằm đảm bảo an tồn vốn cho vay của ngânhàng.Các doanh nghiệp muốn được vay vốn của ngân hàng phải có vật tư tàisản cầm cố,thế chấp,bảo lãnh của người thứ 3 đối với khoản vay.Những tài sảnnày là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng có khả năng thu hồi vốn cho vay trongtrường hợp doanh nghiệp khơng có khả năng trả được nợ.

b)-Tín dụng khơng có đảm bảo.

Đây là hình thức ngân hàng cho vay mà không cần tài sản thế chấp cầmcố hoặc bảo lãnh của người thứ ba.Cơ sở để cho vay mà không cần đảm bảo làdựa vào uy tín,quy mơ,hiệu quả kinh doanh,phương án trả nợ.

1.2.2.4 Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác

 Bao thanh tốn tồn phần và bao thanh tốn từng phần

Trang 21

Khác với hoạt động mua bán lại chứng từ thanh toán ở phần trên, hoạtđộng factoring chỉ sử dụng cho những hoạt động xuất khẩu thường xuyên theođịnh kỳ, theo hợp đồng ngắn hạn và cho nhiều nhà xuất khẩu khác nhau trongcùng một nước hoặc nhiều nước trong cùng một thời điểm Chỉ có nhữngkhoản thanh tốn đáp ứng những điều kiện sau mới được phép mua bán:

- Những khoản mua bán phải tồn tại một cách hợp pháp, phải có đủ tưcách pháp lý độc lập với quyền một người thứ ba.

- Hàng hoá đã được cung ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng cho nhữngkhoản thanh toán này.

- Thời hạn thanh tốn này tối đa là 180 ngày.

- Khơng có quyền cấm chuyển nhượng các khoản thanh toán này củangười nhập khẩu hoặc nước nhập khẩu.

* Bao thanh toán từng phần (forfaiting): cũng là nghiệp vụ mua bánnhững khoản thanh toán chưa tới thời hạn như factaring nhưng khác ở một sốđiểm sau:

- Forfaiting chỉ bao những khoản thanh toán cụ thể riêng lẻ trong tồnbộ q trình XNK dài hạn và cho từng đối tượng nhập khẩu riêng.

- Thời hạn thanh toán của factoring tối đa là 6 tháng trong khi thời hạnđối với forfaiting là 6 tháng đến 10 năm Forfaiting được coi là hình thức tíndụng trung và dài hạn.

- Factaring phục vụ cho những hoạt động XNK khơng sử dụng tới tíndụng chứng từ cịn forfaiting lại dựa vào chúng và sự bảo đảm của ngân hàng.

 Tín dụng th mua

Th mua là hình thức tài trợ vốn, ra đời ở Mỹ vào năm 1952, sau đónhanh chóng thâm nhập vào Châu Âu đầu những năm 1960 và dần dần hiệnnay đang được các nước trên thế giới áp dụng.

Trang 22

kết thúc thời hạn họ có thể được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được mua lạitài sản thuê hay là được quyền thuê tiếp Điều này tuỳ thuộc vào thoả thuậncủa hai bên khi ký hợp đồng thuê Có hai loại hình thức th mua Đó là: choth vận hành và cho thuê tài chính.

- Cho thuê tai chính: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng quaviệc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác Bên đi thuê đượcchuyển quyền sở hữu hoặc tiếp tục thuê khi kết thúc thời hạn thuê.

- Cho thuê vận hành: bên đi thuê thuê máy móc, thiết bị trong thời gianngắn để sử dụng vào mục đích tạm thời Mọi rủi ro và lợi ích đem lại đối vớiquyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc người cho thuê.

So với hình thức cho vay truyền thống, hình thức thuê mua này cónhững ưu điểm sau:

+ Các doanh nghiệp sẽ không phải bỏ tiền mua thiết bị ngay lập tức màtrả tiền thuê thiết bị theo định kỳ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ độnghơn về vốn để tập trung cho sản xuất Hình thức này có ý nghĩa nhất đối vớidoanh nghiệp khơng đủ vốn nhưng vẫn có thể đi thuê thiết bị thiết bị để sảnxuất và dùng một phần lợi thu được từ sản xuất để trả tiền thuê định kỳ.

+ So với đi vay ngân hàng, việc thế chấp để được thuê máy móc thiết bịđơn giản hơn nhiều do thiết bị thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê trongsuốt thừoi gian thuê, nên khi bên thuê không trả được nợ, bên cho th có thểlấy lại tồn bộ tài sản cho thuê Ngày nay các ngân hàng thường lập cơng ty tàichính riêng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và làm phong phú thêm hoạtđộng của mình

 Tài trợ bảo lãnh và tái bảo lãnh

Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trongcác thương vụ khác nhau (rủi ro thanh tốn, rủi ro khơng thực hiện hợp đồng).Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro.

Trang 23

vậy, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường làngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán Ngược lại, do không biết rõ hoặckhông tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngânhàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốnnước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính Tráchnhiệm của ngân hàng bảo lãnh là đảm bảo thi hành đúng cam kết với nướcngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đủ nghiệp vụ nàođó với nước bên ngồi.

Bảo lãnh cũng có nhiều hình thức khác nhau:+ Mở thư tín đụng trả chậm

+ Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu+ Phát hành thư bảo lãnh với người nước ngoài+ Lập giấy cam kết trả nợ với nước ngoài

Các lợi thế của các bên liên quan trong nghiệp vụ này

- Đối với nhà nhập khẩu (bên được bảo lãnh): được hưởng một khoảnvốn của bên xuất khẩu mà không phải trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tínhlãi rồi) chi trả một khoản phí cho người bảo lãnh.

- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ được thanhtoán nợ Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu cũng có thể đem bộ chứng từ chiết khấutại một ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.

- Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất kì ngân hàng nào, khi tiến hànhbảo lãnh, nghĩa là được sự tín nhiệm, được sự tin tưởng về phía bên xuất khẩu,bên nhập khẩu Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ cho vay trừutượng nghĩa là ngân hàng không bỏ ra một khoản vốn nào cả, mà chỉ lấy uytín, danh dự của ngân hàng ra cho vay, làm cơ sở cho vay.

Trang 24

nhập khẩu khơng có đủ khả năng thanh tốn, thì cần phải làm thủ tục xin vaytại ngân hàng Như vậy, mục đích bảo lãnh đã được thực hiện, nghĩa là ngânhàng bảo lãnh muốn khách hàng của mình vay nhằm thu thêm được một khoảnlãi, có khách hàng mới về mặt tín dụng và chi phí bảo lãnh.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Do việc cho vay có liên quan chặt chẽ đến cả ngân hàng và khách hàngmà nó phục vụ, các chính sách cho vay phải được phác hoạ một cách cẩn thậnsau khi đã xem xét nhiều yếu tố Sau đây là một số yếu tố quan trọng nhất ảnhhưởng đến tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng thương mại.

1/ Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước

Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng chịu tácđộng rất lớn bởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhànước.

- Về mặt tích cực: chính sách vĩ mơ của Nhà nước có thể tạo điều kiệncho vay XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển Nếu Nhà nước dùngchính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng chovay của ngân hàng sẽ gia tăng Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tựdo hơn Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương ln là địn bẩy thúcđẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động tín dụng tài trợ XNK chủyếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ Vì vậy nếu Nhà nước chophép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thìngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị,nguyên liệu của nhà nhập khẩu.

Trang 25

thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhậpkhẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.

Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đốicũng tác động khơng ít đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng.Môi trường pháp không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnhhưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sáchtín dụng của từng ngân hàng Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụngcho các NHTM.

2/ Mơi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngồi nước

Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luônluôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến hoạt độngtín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp Ngược lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đếnchính sách cho vay tự do hơn Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệnăm 1997 ở khu vực Đơng Nam Á đã chứng minh điều đó Tất cả hoạt độngcủa các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt độngcủa hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc Hàng loạt ngân hàng của HànQuốc, Nhật Bản, Malaysia bị tàn phá do không thu lại được các khoản nợ,không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm.

Tình hình chính trị xã hội chiến tranh cũng như thiên tia, dịch hoạ cũnglà một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoảncho vay của Ngân hàng.

3/ Khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XNK

Trang 26

họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho ngân hàng Đối với ngânhàng khi mà có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà khơn có khả năng thanhtốn hoặc cố ý chây ỳ thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thoả thuận tronghợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh tốn của mình thậmchí ngân hàng cịn rơi vào tình trạng phá sản.

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanhnghiệp hoạt động XNK nói riêng với thái độ ý thức thanh tốn của doanhnghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4/ Năng lực cho vay của ngân hàng

Khả năng huy động vốn của năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự cócủa ngân hàng Do đó nếu doanh nghiệp kinh doanh XNK có nhu cầu vốn lớn,trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ khơng thoả mãn u cầu củadoanh nghiệp Tín dụng XNK của ngân hàng thương mại gắn liền với nguồnvốn ngoại tệ Do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vaycủa doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM.

5/ Các nhân tố khác.

Trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng như trình độ chunmơn của đội ngũ nhân viên tín dụng khơng phải là khơng có ý nghĩa đối vớihoạt động cho vay XNK của ngân hàng Với một đội ngũ nhân viên có kinhnghiệm, có trình độ trong thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của kháchhàng thì chất lượng tín dụng sẽ cao và ngược lại.

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng tài trợ XNK của NHTM cũng luôn phảiđối mặt với rủi ro lãi suất hay tỷ giá hối đối Tỷ giá hối đối ln ln biếnđộng, sự biến động này có thể diễn ra hàng ngày Nếu tỷ giá hối đối hợp lý sẽkhuyến khích cả nhập khẩu và xuất khẩu, tạo điều kiện cho nền kinh tế nóichung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng sẽ phát triển.

Trang 27

của ngân hàng Các ngân hàng khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp XNK phảilường trước mọi rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ngoại thương để từ đó cónhững quyết định đúng đắn, kịp thời, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trang 28

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNT HÀ NỘI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNT Hà Nội

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Ngân HàngNgoại Thương Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 177.NH.QĐ ngày 22 tháng12 năm 1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( nay là Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam),chính thức đi vào hoạt động từ 01/ 03/1985 theo sựquản lý và phân công của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng ngoại thương Hà Nội là một tổ chức tài chính có tư cách phápnhân,thực hiện hạch toán kế toán và kinh tế thống nhất trong hệ thống Ngân hàngngoại thương Việt Nam,hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính,đảm bảo vàphát triển vốn,tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.

Ngân hàng ngoại thương Hà Nội là ngân hàng trực thuộc và là chi nhánh cấp Itrong hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt Nam,cùng với Ngân hàng ngoại thươngTP.Hồ Chí Minh,Bà Rịa- Vũng Tàu được xếp loại doanh nghiệp hạng I

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức:

Hiện nay cơ cấu tổ chức Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội gồm các bộ phânnhư sau :

1).Phịng Tín dụng-Tổng hợp.2).Phịng Kế tốn và Tài chính

3).Phịng Thanh tốn xuất nhập khẩu4).Phịng Hành chính – Nhân sự5).Phịng Ngân quỹ

6).Phòng Tin học

Trang 29

8).Phòng Giao dịch số 2 Hàng Bài9).Tổ Kiểm tra và Kiểm toán nội bộ.

Mỗi phòng do một Trưởng phòng điều hành và có một Phó phịng giúp việc.Sơ đồ tổ chức Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội :

Giám Đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Phịng Tín DụngTổng HợpPhịng Thanh TốnQuốc TếPhịng Tin HọcPhịng Hành ChínhNhân SựPhịng Kế Tốn -Tài ChínhPhịng Ngân quỹPhòng Dịch VụKhách Hàng

Tổ Kiểm Tra NộiBộ

Tổ Quan Hệ KháchHàng

Trang 30

2.1.2.2 Chức năng,nhiêm vụ của các phịng ban:1) Phịng Tín dụng – Tổng hợp:

- Tham mưu,giúp Ban Giám đốc xây dựng các biện pháp để thực hiện chínhsách,chủ trương của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam về tiền tệ,tín dụng NgânHàng,…

- Nghiên cứu phân tích kinh tế địa phương,giúp Ban giám đốc tham gia dựngchương trình kế hoạch kinh tế –xã hội của thành phố và Ngân Hàng Ngoại ThươngViệt Nam.

- Giúp Ban giám đốc về công tác Pháp chế của chi nhánh và thực hiện nghiệp vụvề hoạt động thơng tin tín dụng.

Chi Nhánh Cấp 2

Chi Nhánh Thành

Cơng Chi Nhánh Cầu Giấy

Phịng Giao Dịch

Phòng Giao DịchSố 1

Phòng Giao Dịch

Trang 31

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế theo Luật NgânHàng và Luật các tổ chức tín dụng,mở tài khoản cho vay,theo dõi hợp đồng tín dụngvà tính lãi theo định kỳ.

- Thẩm định và xem xét về bảo lãnh đối với những dự án có mức ký quỹ dưới100%,chịu trách nhiệm theo dõi quản lý thu hồi vốn,sau đó chuyển cho các phòngnghiệp vụ liên quan để phát hành thư bảo lãnh trong hoặc ngoài nước.

- Điều hoà vốn ngoại tệ và đồng Việt Nam.

- Phối hợp với các phòng xây dựng kế hoạch vốn theo quý,năm.

- Kinh doanh ngoại tệ và thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ cho các tổ chức kinhtế.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

2) Phịng Kế tốn và Tài chính.

a) – Bộ phận “ Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền”:

Nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên tại FRONT-END,bộ phận nàycó nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và xử lý tiếp các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụchuyển tiền của khách hàng gồm :

-Về thanh toán: Liên hàng vãng lai nội bộ Vietcombank,bù trừ và liên hàngNgân hàng Nhà nước.

- Hạch toán điện đến từ nước ngoài theo MT 100,từ liên hàng nội bộ,từ bù trừ vàtừ liên hàng Ngân hàng Nhà nước và chuyển báo có cho Phịng Dịch vụ Ngân hàngđể trả cho đơn vị hưởng hoặc mời khach đến nhận tiền.

- Xử lý các nghiệp vụ nhờ thu: thanh toán nhờ thu đi,đến trong nước và nướcngồi,séc đích danh.

- Tạo các bảng kê trả lương tự động,thực hiện các giao dịch chuyển tiền tự động(AFT),các giao dịch đầu tư tự động.

Trang 32

- Quản lý các báo cáo thuộc phần việc của mình.

b) – Bộ phận “ Quản lý tài khoản “ (Account Management)

Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội bộ trong và ngoàiBảng tổng kết tài sản ( các tài khoản nội bảng,ngoại bảng),bao gồm:

- Nhân và phân loại các báo cáo,phân loại chứng từ,bảng kê,liệt kê để chấmvà đối chiếu tài khoản

- Chấm,đối chiếu lần lượt từng tài khoản mình phụ trách.- Đóng và lưu Nhật ký chứng từ.

- Tra soát,đối chiếu tài khoản.

- Kiểm tra,quản lý các món tiền gửi khơng kỳ hạn,có kỳ hạn,trái phiếu,kỳphiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ của chi nhánh tại Trung Ương,các tổ chức tín dụngkhác và Kho bạc Nhà nước.

- Thực hiên nghiệp vụ mật mã ( xử lý điện qua Telex va SWIFT).- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê,cân đối ( tháng,năm) theo quy định.c)– Bộ phận “ Quản lý chi tiêu nội bộ”.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khácnhư:

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ quản lý,giám sát công tác điều chuyển vốngiữa Chi nhánh và Trung Ương.

- Mở tài khoản theo dõi quản lý tài chính,tài sản cố định,cơng cụ lao động,tínhtốn,kiểm tra,số thuế phải nộp theo định kỳ.

- Quản lý thu nhập,chi phí của Chi nhánh.

- Tạo tài khoản nội bộ mới: VND,Ngân phiếu,Ngoại tệ.- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Trang 33

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất,nhập khẩu hànghoá,dịch vụ của khach hàng bao gồm nghiệp vụ L/C và nhờ thu kèm chứng từ

- Phát hành thư bảo lãnh đối vơi nước ngoài kể cả việc mở và thanh toán L/C trảchậm với mức ký quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của Phòng Tín dụng – Tổng hợpthẩm định chuyển đến.

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng.- Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các Ngân hàng nước ngoài.- Thực hiên một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

4) Phòng Hành chính – Nhân sự.

a) – Cơng tác Tổ chức cán bộ:

- Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc bố trí điều động,bổnhiệm,miễn nhiệm,khen thưởng,kỷ luật,tiếp nhận,tuyển dụng cán bộ thuộc diện quảnlý của Chi nhánh theo sự quy định của Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hằng năm và theo dõi triển khaithực hiện kế hoạch đó.

- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng quy hoạch cán bộtheo yêu cầu của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam,Ngân Hàng Nhà nước thànhphố và của Thành uỷ Hà Nội.

- Hằng năm nhận xét đánh giá phân loại cán bộ theo quy định của Ngân HàngNgoại Thương Việt Nam.

- Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan.- Lưu giữ quản lý hồ sơ cán bộ theo chế độ quy định.

- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và cơng tác qn sự của cơ quan.- Thường trực công tác thi đua khen thưởng của cơ quan.

Trang 34

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về những vấn đề chung của cơng tác hànhchính,quản trị,xây dựng cơ bản,mua sắm tài sản,vật liệu,thực hiện hợp đồng về điệnnước,điện thoại,sửa chữa,và xây dựng nhỏ cơ quan.

- Trực tiếp quản lý con dấu,thực hiện cơng tác hành chính,văn thư,lưu trữ,inấn,telex,fax.

- Quản lý tài sản của chi nhánh,thực hiện công tác lễ tân.- Quản lý chi tiêu nội bộ của cơ quan.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

5) Phòng Ngân quỹ.

- Thu chi tiền đồng Việt Nam,Ngân phiếu thanh toán;

- Thu chi các loại ngoại tệ: Tiền mặt,Séc du lịch,giám định tiền thật,tiền giả.- Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân Hàng NgoạiThương Việt Nam.

- Quản lý kho tiền,quỹ nghiệp vụ,tài sản thế chấp,chứng từ có giá.

- Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu chi tiền mặt VND,ngoại tệ,Ngânphiếu và Séc.

- Thực hiện điều chuyển tiền mặt,đảm bảo định mức tồn quỹ VND,ngoạitệ,Ngân phiếu và Séc.

- Xử lý các loại tiền mặt thanh toán đã hết hạn hoặc không đủ tiêu chuẩn lưuthông.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

6) Phòng Tin học Ngân Hàng.

Trang 35

- Quản lý và bảo quản,bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh,bảo mậtcác số liệu và thông tin theo quy chế của Ngành.

- Là đầu mối quan hệ với phòng tin học Ngân Hàng Ngoại Thương ViệtNam,các Ngân hàng khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

7) Phịng Dịch vụ Ngân Hàng.

a)- Bộ phận “ Thơng tin khách hàng” ( Customer Information):- Tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới ( Hồ sơ CIF).

- Tiếp nhân,quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi về : Chủ tài khoản,địachỉ,kế toán trưởng,mẫu dấu,mẫu chữ ký.

- Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng : Số dư tàikhoản,hoạt động ra vào tài khoản.

- Tập hợp và trả sao kê,sổ phụ,bảng kê,phiếu tính lãi,bán ấn chỉ cho khách hàng( các chứng từ có liên quan trả cho khách hàng).

- Giải đáp thắc mắc,hướng đẫn quy trình,nghiệp vụ cho khách hàng.Phản ánhtình hình giao dịch và đề xuất chính sách thu hút khách hàng.

b)- Bộ phận “ Dịch vụ khách hàng” ( Customer Service):

- Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi ( VND và ngoạitệ) của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền và bằng mọi hình thức: Tiềnmặt,chuyển khoản,séc ( trừ phần tạo điện).

- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản tiền gửi tiết kiệm,kỳ phiếu,tráiphiếu( VND và ngoại tệ).

- Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ và phát hành séc Vietcombank.

- Xử lý nghiệp vụ mua,chuyển đổi ngoại tệ,séc du lịch bằng mọi hình thức( tiềnmặt,ngân phiếu thanh toán hoặc chuyển khoản) và bán ngoại tệ theo hộ chiếu.

Trang 36

- Quản lý các đại lý uỷ nhiệm thu đổi.

- Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý các chứng từ nhờ thu trong nước,ngồinước và séc đích danh.

- Trực tiếp thu chi tiền mặt séc du lịch liên quan đến các nghiệp vụ trên theo hạnmức do Giám đốc giao.

- Phát hành thư bảo lãnh( dự thầu hoặc đấu thầu) cho khách hàng trong nước cómức ký quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của Phịng Tín dụng – tổng hợp thẩm địnhchuyển đến.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

8) Tổ kiểm tra và Kiểm toán nội bộ.

-Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra,kiêm tốn nội bộ trình giámđốc duyệt và tiến hành kiểm tra,giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiênnghiệp vụ,hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quyđịnh của pháp luật về hgân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước,điều lệ tổchức và hoạt động và các quy định nội bộ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

- Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt đọng kinh doanh và kiến nghịcác biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong kinh doanh của chi nhánh.

- Giúp Giám đốc thực hiện cơng tác kiểm tốn nội bộ theo quy chế kiểm toánnội bộ đối với doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.

- Kiến nghị,bổ sung,chỉnh sửa các văn bản quy định của Ngân Hàng NgoạiThương Việt Nam nếu phát hiện các sơ hở,bất hợp lý,dẫn đến khơng an tồn cho hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh.

- Phối hợp với các đoàn thanh tra,các cơ quan pháp luật,cơ quam kiểm toántrong việc thanh tra,kiểm tra,kiểm toán đối với các hoạt động của chi nhánh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Trang 37

Trong năm 2002 vừa qua,cùng với hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương ViệtNam nói chung,Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội tiếp tục có nhiều thành cơng tíchcực,tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong q trình phát huy các nguồn nội lựcgóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.Đây là kếtquả được duy trì trong những năm vừa qua,được thực hiện cụ thể trên các mặt nghiệpvụ:

2.1.3.1 Về huy động vốn.

Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu bức thiết,nhất là đối với địabàn Hà Nội.Hiện nay,Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội thực hiện huy động vốnbằng VND và các ngoại tệ mạnh thơng qua các hình thức như: Tiết kiệm( có kỳ hạnvà không kỳ hạn),phát hành kỳ phiếu,trái phiếu,mở tài khoản,

Nguồn vốn được huy đông từ dân cư,các doanh nghiệp,và các pháp nhân khác, Về ngoại tệ,Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội thực hiện huy động và thu đổi 11loại ngoại tệ,chủ yếu là các loại ngoai tệ mạnh và các ngoại tệ phục vụ cho nhu cầuxuất nhập khẩu của nền kinh tế.

Trong năm 2002 vừa qua,với vị trí và uy tín được tạo dựng trong nhiềunăm,Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội đã hồn thành tốt cơng tác huy động vốntheo kế hoạch,đóng góp lớn vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thốngNgân Hàng Ngoại Thương.Kết quả như sau:

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2002 là 4.142 tỷ đồng,tăng26% so với cùng kỳ 2001.

Trong đó :

Huy động từ dân cư đạt 3.254 tỷ đồng,tăng 25% và chiếm 79%.

Trang 38

Nhờ vậy,tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh trong năm 2002 là 4.242 tỷđồng.Trong đó:

 Vốn điều lệ : 13 tỷ VND

 Vốn và các quỹ khác: 107 tỷ VND (do tích lũy qua các năm). Vốn huy động : 4.122 tỷ VND

Trong đó: - VND : 1.331 tỷ - Ngoại tệ: 182 triệu USD

2.1.3.2 Về công tác sữ dụng vốn.

Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội sử dụng vốn theo nguyên tắc: An toàn vàHiệu quả.

Ngân Hàng chủ yếu cho vay các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và một sốtỉnh lân cận.Hiện nay Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội cho vay 1 khách hàng tối đalà 80 tỷ đồng,và cho vay trung – dài hạn tối đa một dự án là 35 tỷ đồng.

Ngân hàng tập trung cho vay phục vụ xuất nhập khẩu,đầu tư mở rộng sảnxuất,xây dựng các nhà máy lớn trên địa bàn Hà Nội,cho vay các dự án phục vụ côngnghiệp,giao thông công cộng,y tế,xây dựng cơ bản Phương thức cho vay của Ngânhàng là khá phong phú,tuy vậy hai phương thức cho vay chủ yếu của Ngân HàngNgoại Thương Hà Nội là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.

Trang 39

Cơng tác tín dụng của Chi nhánh trong năm 2002 đã thực sự khởi sắc: Doanh sốcho vay đạt 3.625 tỷ đồng,tăng 64%.Doanh số thu nợ đạt 3.255 tỷ đồng,tăng 62%,dưnợ tín dụng đạt 985 tỷ đồng,tăng 60% so với năm 2001.Trong đó:

- Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 793 tỷ đồng,tăng 74%.Chi nhánh đã đáp ứng đầyđủ,kịp thời nhu cầu vốn cho các khách hàng,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nămbắt được thời cơ kinh doanh.Đặc biệt,Chi nhánh đã thực hiện cho vay USD để thumua và làm hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu củathành phố với doanh số cho vay đạt 4 triệu USD.

- Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 192 tỷ đồng,tăng 107%.Chi nhánh đã chủđộng tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả,đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư đổi mớicông nghệ và mở rộng sản xuất,phát triển kinh tế xã hội ở Thủ đơ.

Hiệu quả tín dụng của chi nhánh là rõ rệt,mặc dù mở rộng và tăng nhanh cả vềdoanh số và số dư cho vay nhưng vẫn đảm bảo an tồn và có chất lượng,dư nợ qhạn chỉ chiếm 0,6% tổng dư nợ,đặc biệt trong năm 2002 không phát sinh một khoảnnợ quá hạn nào.

Tổng dư nợ các năm vừa qua: ( đơn vị : Tỷ đồng)

Năm 2000 2001 2002

Tổng dư nợ 473 612 985

2.1.3.3 Về công tác thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ.

Trang 40

bằng 78% so với doanh số thanh tốn xuất năm 2001 do khó khăn hoạt động xuấtkhẩu chung của cả nước.

Doanh số thanh toán XNK qua các năm(Đơn vị:tỷ đồng) 2000 2001 2002 NK 210 236 307 XK 83 91 67

Đi đôi với hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu,cơng tác kinh doanh ngoại tệcung được chú trọng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về ngoại tệ trong thanh toánXNK.Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2002 tăng mạnh,đạt 131 triệu USD,tăng 13%so với năm 2001.Chi nhánh đã tự chủ động cân đối các nguồn ngoại tệ để cung ứngcho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu ding của cácdoanh nghiệp và khách hàng có quan hệ.

2.1.3.4 Về cơng tác Kế tốn,Thanh tốn Ngân hàng.

Hiện nay Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội đã tích cực chủ động tham gia cùng vớiNgân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng Nhà nước ứng dụng công nghệngân hàng hiện đại vào cơng tác thanh tốn của ngân hàng đảm bảo thanh tốnnhanh,chính xác và tăng nhanh vịng quay sử dụng vốn của các doanh nghiệp quaNgân hàng.

Có thể nói,hiên nay Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và NgânHàng Ngoại Thương Hà Nội nói riêng có cơng nghệ thanh tốn hiện đại nhất trong hệthống Ngân hàng Việt Nam Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội là đơn vị đầu tiêntrong toàn hệ thống ứng dụng chương trình “Tầm nhìn 2010 – Hệ thống VCB Vision2010”,đây là dự án của Ngân Hàng Thế Giới do Vietcombank triển khai dựa trên nềntảng công nghệ hiên đại nhất của Mỹ.Các ứng dụng nổi bật của chương trình này là:

Ngày đăng: 06/07/2023, 22:18

w