Mô phân sinh sơ cấp
. Mô phân sinh sơ cấp Mô phân sinh sơ cấp có nguồn gốc trực tiếp từ các tế bào hợp tử. Ở trong cây, mô phân sinh sơ cấp thường nằm ở đầu tận cùng của thân, cành, rễ hay nằm ở gốc của mỗi lóng ở trên thân . Mô phân sinh sơ cấp có một vai trò hết sức quan trọng: nhờ hoạt động của mô này mà tất cả các mô vĩnh viễn khác được tạo ra và tất cả các cơ quan khác của thực vật như rễ thân, lá, cụm hoa, hoa . cũng được hình thành và phát triển. Căn cứ vào vị trí ở trong cây, người ta chia mô phân sinh sơ cấp ra làm 2 loại: mô phân sinh ngọn và mô phân sinh lóng. a. Mô phân sinh ngọn Mô phân sinh ngọn (mô phân sinh tận cùng) thường nằm ở đầu tận cùng của thân, cành, đầu mút của rễ. Những bộ phận ấy của thân, rễ được gọi là những đỉnh sinh trưởng. Hoạt động của mô phân sinh ngọn sẽ làm cho rễ dài ra và cây tăng trưởng theo chiều dài 31 . b. Mô phân sinh lóng Mô phân sinh lóng thường gặp ở thân các cây họ Lúa (Poaceae) và một số họ khác, thường nằm ở phần gốc của mỗi lóng, hoạt động của mô này giúp cho cây tăng trưởng chiều cao của thân bằng cách tăng độ dài của mỗi lóng (không kể sự sinh trưởng ở ngọn) - sự sinh trưởng này gọi là sinh trưởng lóng, ngoài ra mô này còn giúp cho thân có khả năng đứng thẳng lại nếu bị đổ ngã (thường gặp ở cây họ lúa). Mô phân sinh lóng cũng có thể gặp ở gốc của lá non, ở gốc của cơ quan đang phát triển của hoa: Cánh hoa, nhị hoa (theo N.X. Kixeleva). 1.3.2. Mô phân sinh thứ cấp Mô phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp, hoạt động của mô này làm cho cây tăng trưởng về chiều ngang, bề dày và khối lượng. Mô phân sinh thứ cấp bao gồm: a. Tầng phát sinh trụ (tầng phát sinh libe-gỗ) Tầng phát sinh trụ chủ yếu có ở trong các cơ quan trục (rễ, thân) nó làm thành một lớp liên tục hay dưới dạng những rải riêng biệt nằm giữa bó gỗ và libe. Các tế bào của tầng phát sinh trụ thường hẹp, có dạng hình thoi dài, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng và tăng lên theo tuổi của cây, các tế bào này đều có không bào phát triển mạnh, trên màng có nhiều lỗ nhỏ với các sợi liên bào biểu hiện rõ. Tầng phát sinh trụ hoạt động phân chia cho ra libe thứ cấp ở phía ngoài và gỗ thứ cấp ở phía trong nhưng số lượng tế bào gỗ nhiều gấp 3 đến 4 lần tế bào libe, do đó gỗ phát triển hơn libe rất nhiều. b. Tầng phát sinh vỏ (tầng phát sinh bần - lục bì) Hình 2.1. Đỉnh sinh trưởng ở đầu ngọn rễ 1.Tầng sinh chóp rễ; 2. Tầng sinh bì; 3. Tầng sinh vỏ; 4. Tầng sinh trụ 5. Hạt tinh bột - Đỉnh sinh trưởng của thân, cành, gồm các tế bào sắp xếp thành dạng hình nón, do đó còn gọi là nón tăng trưởng. Ở đây các tế bào khởi sinh phân chia liên tục hình thành nên những loại mô phân sinh phân hoá: tầng sinh bì (nguyên bì), tầng trước phát sinh và khối mô phân sinh cơ bản. - Mô phân sinh tận cùng ở đầu rễ, hoạt động phân chia cho ra chóp rễ và các miền khác nhau của rễ non, phần mô này bao gồm: tầng sinh bì, tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ hoạt động của những tầng này sẽ tạo ra những phần tương ứng của rễ cây. 32 Nằm ở phần vỏ của rễ và thân cây. Trong đời sống của cây, tầng phát sinh vỏ có thể xuất hiện nhiều lần và có xu hướng ngày càng nằm lui về phía trong. Các tế bào của tầng phát sinh vỏ thường có dạng đa giác, đôi khi hơi kéo dài theo trục của cơ quan, màng mỏng, không bào phát triển, có thể chứa tanin, tinh bột . Các tế bào thường sắp xếp sít nhau có khả năng phân chia nhiều lần tạo ra bên ngoài là lớp bần và bên trong là lớp vỏ lục. 2. Mô bì (mô che chở) Mô bì là tập hợp các tế bào bao bọc toàn bộ phía ngoài của cơ thể thực vật hoặc bọc lót bên trong một số cơ quan (cơ quan sinh sản), mô này đảm nhận chức năng: bảo vệ các mô sống ở bên trong tránh khỏi các tác động vật lý, hoá học, những điều kiện bất lợi của môi trường và chống lại sự phá hoại của các sinh vật khác, đồng thời các mô này còn đảm bảo mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Căn cứ vào nguồn gốc, đặc điểm sinh lý, hình thái người ta phân biệt mô bì sơ cấp và mô bì thứ cấp. . người ta chia mô phân sinh sơ cấp ra làm 2 loại: mô phân sinh ngọn và mô phân sinh lóng. a. Mô phân sinh ngọn Mô phân sinh ngọn (mô phân sinh tận cùng). . Mô phân sinh sơ cấp Mô phân sinh sơ cấp có nguồn gốc trực tiếp từ các tế bào hợp tử. Ở trong cây, mô phân sinh sơ cấp thường nằm ở đầu