Giới thiệu khu vựcnghiêncứu
Vị tríđịalý
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải nằm trong phạm vi tọa độ: 20 o 30’ – 21 o 07’ vĩ độ Bắc;
Hình 1.1 Bản đồ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
Hệ thống Bắc Hưng Hải được bao bọc bởi 4 con sông lớn:
- Sông Đuống ở phía Bắc với độ dài phần chảy qua hệ thống là67km;
- Sông Luộc ở phía Nam với độ dài phần chảy qua hệ thống là72km;
- Sông Thái Bình ở phía Đông với độ dài phần chảy qua hệ thống là73km;
- Sông Hồng ở phía Tây với độ dài phần chảy qua hệ thống là57km.
Vùng có hình tứ giác, mỗi chiều khoảng 50 ÷ 70 km, diện tích 2.002,3 km 2 , dân cư đông đúc, nhiều đô thị và khu công nghiệp lớn Đây là hệ thống thuỷ lợi lớn nhất của đồng bằng Bắc Bộ nước ta và từng được gọi là“Đại thủy nông Bắc – Hưng – Hải”.
Điều kiệntựnhiên
1.1.2.1 Đặc điểm địahình Địa hình khu vực Bắc Hưng Hải có xu thế dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc bình quân khoảng 5/100.000, cao độ mặt đất chênh lệch nhau khá nhiều, cao thấp xen kẽ phức tạp Về cơ bản, địa hình chia ra làm 3 khu vực tiêu biểu sau:
- Vùng đất cao ven sông Hồng, sông Đuống: (Huyện Khoái Châu, Văn Giang, Gia Lâm, và Thuận Thành) cao độ phổ biến +4,0 m, chỗ cao nhất tại các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Gia Lâm và Thuận Thành là +8+9m.
- Khu vực trung tâm, như huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Bình Giang, có độ cao từ 2 2,5m trên mực nước biển.
- Vùng đất thấp ven sông Luộc, sông Thái Bình (Huyện Phú Cừ, Ninh Giang và Tứ Kỳ) cao độ phổ biến +1,0+1,5 m, nơi thấp nhất +0,5 m Độ dốc mặt đất trung bình 1/30.000, địa hình cao thấp xen kẽ nhau do chịu ảnh hưởng nhiều của thủytriều.
1.1.2.2 Đặc điểm địachất Đặc điểm địa chất trong vùng mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúcmỏng.
Hệ thống Bắc Hưng Hải nằm gọn trong ô trũng của vùng đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng các trầm tích bờ rời thuộc kỷ Đệ tứ với chiều dày từ 150m160m, do vậy đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.
Theo thứ tự địa tầng bao gồm các loại đất đá như sau:
- Các trầm tích Phistoxen, bề dày 130m140m với các trầm tích vụn thô gồm sạn, sỏi, cá thô, cát trung có xen kẹp các thấu kính xétbột.
- Các trầm tích Holoxen, bề dày 530m thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột, sét chứa hữucơ.
1.2.1.3 Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng Đất đai được hình thành do phù sa sông Hồng - Thái Bình, thành phần cơ giới của đất từ thịt hẹ đến thịt pha nhiễm chua và nghèo lân, chi ra thành các loại sau:
Loại 1: Đất phù sa sông Hồng không được bồi màu nâu thẫm trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt rất thích hợp cho trồng màu và lúa caosản.
Loại 2: Đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng trung tính ít chua glây trung bình, loại đất này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng, loại đất này thích hợp cho cấy lúa 2 vụ.
Loại 3: Đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ không được bồi lắng, màu đất nâu nhạt,tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hoá mạnh, chất hữu cơ phân huỷ chậm thường bị chua, cần được cải tạo.
Đặc điểm khí hậu, thủy văn -sôngngòi
+Lượng mưa:Tổng lượng mưa năm bình quân trong vùng đạt từ 1.670 mm và phân bổ thành 2 mùa: Mùa mưa là thời kỳ có lượng mưa tháng ổn định trên 100 mm và bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc 11 với tổng lượng mưa bình quân cả mùa là từ 1.2001.400 mm, chiếm 8090% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa từ 200300 mm, chiếm 1020% tổng lượng mưa năm Lượng mưa ở trong vùng biến động khá mạnh theo các tháng, mức độ biến động phụ thuộc vào thời gian và cường độ hoạt động của các hệ thống gió mùa và các kiểu nhiễu động thờitiết.
+ Chế độ nhiệt:Lượng bức xạ ở trong vùng dồi dào, nhiệt độ cao, nhiệt động trung bình năm 23,3 0 C và khá đồng nhất trên địa bàn toàn vùng, phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp quanh năm, tuy nhiên do sự chi phối mạnh mẽ của hoàn lưu cực đới nên hàng năm nhiệt độ tại Trong vùng phân hoá thành hai mùa có tính chất khác hẳn nhau: Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25 0 C, mùa đông rét lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 20 0 C.
+ Độ ẩm:Khí hậu ở đây khá ẩm ướt, độ ẩm tương đối trung bình năm vượt quá 80%.
Biên trình ngày của độ ẩm hơi ngược pha với nhiệt độ, ban ngày độ ẩm thấp, đêm cao, giá trị lớn nhất tại thời điểm 46 giờ sáng, nhỏ nhất tại thời điểm 1215 giờ.
+Bốc hơi:Lượng bốc hơi Piche trung bình nhiều năm đạt 992 mm tại Hải Dương, 884 mm tại Hưng Yên, 1.000 mm tại Hà Nội Tháng 7 có lượng bốc hơi tháng trung bình lớn nhất đạt 110 mm tại Hải Dương, 96,0 mm tại Hưng Yên, 121 mm tại Hà Nội. Tháng 3 có khí hậu ẩm ướt mưa phùn, lượng bốc hơi tháng trung bình đạt nhỏ nhất 53,0 mm tại Hải Dương, 50 mm tại Hưng Yên, 56,2 mm tại HàNội.
+ Nắng:Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.623 giờ tại Hải Dương, 1.473 giờ tại Hưng
Yên, 1.589 giờ tại Hà Nội Tháng 2, 3 có số giờ nắng trung bình tháng nhỏ nhất trong năm, tháng 2, 3 đạt từ 42 đến 48 giờ Tháng 7 có số giờ nắng trung bình tháng cao nhất đạt 198 giờ tại Hải Dương, 177 giờ tại Hưng Yên, 193 giờ tại Hà Nội.
+ Gió:Hướng gió trong một năm biến đổi và thể hiện theo mùa của hoàn lưu Các tháng giữa mùa đông, gió có thành phần Bắc (Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc) chiếm tần suất từ 4065%, trong đó hướng Bắc xuất hiện nhiều hơn cả Tuy vậy trong mùa đông gió Đông Nam vẫn có tần suất lớn (đầu mùa 1525%, giữa mùa 2545%, cuối mùa 50
65%) vì khi không khí lạnh suy yếu, tín phong lại phát huy tác dụng.
+ Bão và áp thấp nhiệt đới:Trong vùng không tiếp giáp với biển, không bị bão đổ bộ trực tiếp, do vậy sức gió khi vào đến đây đã giảm đi đáng kể Tuy vậy, tốc độ gió trong cơn bão có năm tới 35m/s.
1.1.3.2 Đặc điểm thủy văn – sôngngòi
Khu vực Bắc Hưng Hải có hệ thống sông nội địa khá dày đặc, chúng nối thông với nhau tạo thành mạng lưới dẫn và tiêu nước khá thuận lợi:
- Sông Kim Sơn: là sông trục chính phía Bắc, bắt đầu từ cống Xuân Quan đến thị xã Hải Dương dài 60 km Đây là tuyến tải nước chính của hệ thống Bắc Hưng Hải lấy từ sông Hồng qua cống Xuân Quan để cấp nước cho cả vùng Trên trục sông này có các nhánh Cầu Bây, Đình Dù, Bần Vũ Xá, Lương Tài, Tràng Kỷ nhập vào và chính chúng là luồng dẫn chuyển nước để tiêu thoát khi cầntiêu.
- Sông Cửu An: là trục chính phía Nam chạy từ Nghi Xuyên đến Cự Lộc dài 50 km. Trên trục sông có các nhánh sông như Nam Kim Ngưu, Nghĩa Trụ, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt, Đại Phú Giang, Đình Đào Đây là tuyến chuyển nước chính khu vực phía Nam và qua các nhánh Điện Biên – Tây Kẻ Sặt - Đình Đào đã nối thông với trục chính phía Bắc (sông Kim Sơn) tạo thành hệ thống liên hiệp tưới tiêu cho cả khu Bắc HưngHải.
- Sông Điện Biên: có chiều dài khoảng 15,7 km, chảy dọc theo hướng Bắc- Nam, nối với sông Kim Sơn ở thượng lưu cầu Lực Điền và với sông Cửu An tại cầu Bằng Ngang Sông Điện Biên dẫn nước tưới chủ yếu cho các tiểu khu ở phía Nam hệthống.
- Sông Tây Kẻ Sặt: nằm ở khoảng giữa sông Điện Biên và sông Đình Đào, dài 12,7 km, chảy theo hướng Bắc Nam nối sông Kim Sơn tại thượng lưu cống Tranh và nhập vào sông Cửu An tại ngã 3 Tòng Hoá.
- Sông Đình Đào: dài 44,7km, dòng chảy uốn lượn theo hướng Bắc Nam nối sông KimSơn ở phía Bắc tại ngã 3 Kim Sơn và sông Cửu An ở phía Nam tại ngã 3 CựLộc.
Điều kiện dân sinh – kinh tếxãhội
Vùng nghiên cứu theo các quyết định phân chia địa danh hành chính mới nhất bao gồm địa giới hành chính của 4 tỉnh: Toàn bộ tỉnh Hưng Yên, 7 huyện và thành phố Hải Dương, 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh và 2 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội Các địa danh hành chính bao gôm 343 xã, 34 phường với diện tích tự nhiên 214.931ha, dân sơ 2.709.363người.
Bảng 1.1 Số liệu hành chính, diện tích, dân số hệ thống Bắc Hưng Hải
TT Địa phương Số xã Số phường Diện tích tự nhiên (ha) Dân số (người)
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 của các tỉnh) 1.1.4.1 Dân cư và laođộng
- Dân cư, dân tộc: Vùng nghiên cứu là các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, dân tộc ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh sống định canh, định cu từ đời này sang đời khác Mật độ dân số bình quân toàn vùng từ 1000 người/km 2 , trong đó thành thị 2.980-3.800 người/km 2 , nông thôn 1241 người/km2 Tỷ lệ nam nữ trong vùng gần như tương đương nhau khoảng 50% Dân số ở thành thị là 501.621 người, nông thôn là 2.207.743 người chiếm 82% dân số toàn vùng Tỷ lệ sinh trung bình toàn vùng là 1,4-1,7% đạt mức độ chophép.
Lao động: Lứa tuổi trong độ tuổi lao động chiếm 53%, đây là lực lượng tham gia trong các ngành Nông – Lâm nghiệp là 77% Công nghiệp là 9,5%-9,7%, thương nghiệp là 3,6% còn lại là các ngành nghề khác.
Nền kinh tế trong vùng đạt tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng thể hiện trên tất cả các mặt kinh tế như:
- Khu vực sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tiếp tục có bước phát triển bền vững, tuy nhiên do có sự dịch chuyển của nền kinh tế nên khu vực này có xu thế giảmxuống.
- Sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng cao so với giai đoạn 5 năm trước Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp đạt mức tăng bình quân 2.5% trong đó công nghiệp tăng 2.7%, xây dựng tăng1.9%.
- Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhất là các ngành dịch vụ thương mại và dulịch.
Bảng 1.2 Tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người các tỉnh trong vùng
TT Tỉnh Tổng GDP (ngàn tỷ đồng) GDP/người (triệu đồng)
Nguồn: (Theo báo cáo tổng hợp QHTT phát triển KTXH các tỉnh HảiDương,HưngYên, Hà Nội (Gia Lâm) giai đoạn 2006-2020, văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh BắcNinh lần thứ 17)[3]
Do tầm quan trọng của vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các thời kỳ nên công tác thuỷ lợi cho vùng này đã được đầu tư phát triển sớm và cao so với các vùng khác trong cả nước.
1.1.4.3 Hiện trạng phát triển nôngnghiệp
Tốc độ tăng trưởng trong ngành nông nghiệp đạt tương đối cao, bình quân trong năm
19 đạt 6-7% Ngành chăn nuôi tăng duy trì mức 25% so với năm 2018 Diện tích trồng lúa giao động trong khoảng từ 219.000 ha đến 207.000 ha Sản lượng lúa cả năm đạt từ 1.218.023 tấn đến 1.222.781 tấn, năng suất lúa trong vùng trung bình đạt 50-60 tạ/ha trong đó lúa vụ đông xuân năng suất cao hơn vụmùa.
Sự phát triển về thủy sản của vùng nhanh, tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản đạt 19%, đánh bắt dịch vụ thủy sản tăng 17,7% Tốc độ này cho thấy đầu tư cho phát triển thủy sản của vùng là mạnh Diện tích mặt nước được sử dụng để vào nuôi trồng thủy sản khoảng 10.065 ha, một phần diện tích úng – trũng sản xuất lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm gần đây do cơ chế thị trường biến chuyển mạnh cộng với chính sách mở cửa của nhà nước Việt Nam, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã có điều kiện để mở rộng vá phát triển sản xuất do vậy công nghiệp trong vùng phát triển mạnh cả về số và các chủng loại mặt hàng … Tập trung nhiều ở các thị xã, thành phố, các khu đô thị, dọc các trục đường chính của vùng như đường 5, đường 39… thị xã Hưng Yên, Thành phố Hải Dương và GiaLâm.
Ngoài tuyến đường sắt Hà Nội đi Hải Dương – Hải Phòng trong vùng còn có mạng lưới đường bộ và đường thủy rất thuậntiện. Đường bộ: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 5, đường 39, đường 138, tỉnh lộ 138, đường tỉnh lộ 39B, đường tỉnh lộ 182 Ngoài những trục đường chính trên trong vùng còn rất nhiều đường liên huyện, liên xã, tỉnh lộ khác: TL 281, TL 194, TL20….
Giao thông thủy: Ngoài hệ thống sông lớn bao bọc bên ngoài, hệ thống sông nội đồng như: Sông Kim Sơn, sông Cửu an ra sông Thái Bình và sông Luộc, một loạt các sông nối liền trục như các sông Điện Biên, Chi Ân, Đò đáy… và nhiều sông khác tạo thành một mạng lưới giao thông thủy rất thuận tiện cho nội vùng.
Hiện trạng hệ thống công trìnhthủylợi
1.1.5.1 Hiện trạng các công trình thủy lợi Đến nay, sau hơn 50 năm xây dựng và hoàn chỉnh, quy mô hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải baogồm:
- 11 công trình đầu mối trên trục chính: Cống Xuân Quan, Báo Đáp, Kênh Cầu, Lực Điền, Bằng Ngang, Cống Tranh, Bá Thủy, cống Neo, Cầu Xe, An Thổ và Âu thuyền CầuCất.
- 400 trạm bơm lớn với 1200 máy bơm có công suất từ 1000-8000 m 3 /s và hàng ngàn trạm bơm lớnnhỏ.
- 225 Km sông trục chính và hàng ngàn km sông nộiđồng.
Hệ thống BHH đã phát huy tác dụng to lớn, biến nơi đây từ một vùng đất mà sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên trở nên chủ động Một số nơi trong vùng trước đây chỉ cấy được một vụ, chiêm khê mùa úng thì nay toàn bộ diện tích đất canh tác đã được sử dụng triệt để, không có nơi nào bị bỏ hoang Nhiều năm liên tục được mùa, tổng sản lượng tăng lên gấp nhiều lần Đời sống nhân dân được cải thiện.
1.1.5.2 Những tồn tại trong vấn đề tướitiêu a) Vềtưới
- Hiệnnaydiện tích cần tưới toàn HTTL BHH là 123.985 ha, nguồn nước lấy từ 4 sông lớn bao bọc bên ngoài Trong đó chủ yếu là lấy nước từ nguồn sông Hồng qua cống Xuân Quan chiếm 90%, nguồn nước lấy từ các sông ngoài khác chỉ trung bình chiếm 10% Nhưng trong các năm gần đây mực nước sông Hồng xuống thấp, diện tích tưới phải lấy ngược từ Cầu Xe, An Thổ chiếm 30-45% diện tích này Việc lấy nước ngược từ cống Cầu Xe, An thổ có hạn chế về chất lượng nước do ở cuối hệ thống, gần cửa biển nên bị ảnh hưởngmặn.
- Công trình kênh mương chưa hoàn chỉnh và đồng bộ Việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống kênh mương nội đồng ít được làm thường xuyên Thời vụ tưới khẩn trương, nhiều công trình không đáp ứngđược.
- Tình trạng ô nhiễm trên các sông, kênh tưới ngày càng có dấu hiệu nặng và ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của câytrồng. b) Vềtiêu
- Hiện tại hệ thống đang gặp nhiều khó khăn về tiêu thoát nước, hệ thống không chỉ tiêu cho nông nghiệp mà còn tiêu cho khu dân cư, khu côngnghiệp.
- Mức đảm bảo tiêu còn thấp, hệ số tiêu mới chỉ đạt4,2l/s/ha.
- Sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, khu đô thị làm giảm diện tích chứa nước, hệ số tiêu tăng cao, các công trình tiêu không đảm nhận được nên việc tiêu úng càng thêm khókhăn.
- Các trạm bơm tiêu xây dựng chưa đồng bộ từ đầu mối đến mặt ruộng Thiết bị máy bơm lạc hậu, hiệu suất thấp, tiêu tốn điện năng, vận hành khó khăn, trong điều kiện hiện nay không thể thay thế toàn bộ máy bơm mà phải có kế hoạch thay thếdần.
- Hệ thống bờ đê nội đồng BHH chưa được tu bổ đồng bộ, hệ thống các cống điều tiết dưới đê quá ngắn, bị hư hỏng và không đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống úng.
Đánh giá chung vềhệthống
Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải đã góp phần quan trọng ổn định và phát triển nông nghiệp trong toàn vùng Gần đây đã có một số dự án sửa chữa, nâng cấp, bổ sung các công trình Tuy nhiên, những thay đổi lớn trong hơn 50 năm qua cùng với một số tác động của tự nhiên và xã hội đã làm cho hệ thống trở nên bất cập Đó là:
- Sự chi phối mạnh mẽ đối với dòng chảy của các nhà máy thuỷ điện trên thượng nguồn cả trong mùa khô và mùalũ.
- Yêu cầu tưới và tiêu ngày càng đòi hỏi đa dạng và nghiêm ngặt hơn do chuyểnđổisản xuất nôngnghiệp.
- Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng luôn đặtranhiều vấn đề mới về nước: ô nhiễm, cấp nước ổn định, chống ngâp, chất lượng nước, môitrường.
- Công trình xuống cấp do sử dụng nhiều năm, thiếu kinh phí và quản lý yếu kém, quy mô không đủ, mặt bằng bị lấn chiếm nên việc sửa chữa, mở rộng, nâng cấp rất khó khăn.
Tổng quan về các loại rau màu ngắn ngày và tình hình sản xuất rau màu tại vùngnghiêncứu
Quan điểm
Rau màu là một loại thực phẩm lành mạnh Có mặt phổ biến trong mọi thực đơn chế biến hàng ngày Góp phần tạo nên bữa ăn ngon, đồng thời mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp Rau, củ, quả cung cấp nguồn dinh dưỡng và vitamin dồi dào Trở thành sự lựa chọn không thể thiếu của mọi gia đình.
Phânloại
Rau ăn lá là loại rau màu phổ biến nhất Vừa dễ trồng cũng như phong phú nhiều loại giống khác nhau Rau ăn lá cung cấp hàm lượng vitamin lớn Mang đến cơ thể những hợp chất chống oxy hóa hiệu quả Giúp đào thải các yếu tố độc hại ra khỏi cơ thể Hiện có rất nhiều loại rau ăn lá được sử dụng, mỗi loài rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau Rau ngót, rai khoai, rau dền, rau muống, rau cần nước…là loại rau ăn lá được ưa chuộng nhất.
Ngoài những loại rau màu dùng lá, rau ăn quả cũng phổ biến với nhiều loại Thường những loài rau này thuộc vào họ bầu bí Gồm bầu Lagenaria vulgaris, bí đao Benincasa hispida Các loại quả như: mướp, dưa leo, khổ qua, cà tím, đậu bắp, đu đủ xanh…
Rau ăn rễ hiện đang là thực phẩm được ưa chuộng bởi giàu giá trị dinh dưỡng Những sản phẩm như ngó sen vẫn luôn được đón nhận rộng rãi.
Cùng với rau ăn rễ, rau ăn củ chứa hàm lượng vitamin cao Rất cần thiết cho cơ thể. Phổ biến với củ cải, cà rốt, củ dền…
Rau ăn thân gồm những loại như: bạc hà, rau chuối, măng tây, măng… Rau ăn hoa gồm: hoa thiên lý, hoa điên điển, hoa chuối…
Ngoài ra còn có các loại rau thơm như: rau quế, rau húng, rau bạc hà, rau thì là… Bổ sung hương vị thơm ngon, đậm đà cho thực đơn mỗi bữa ăn.
Một số kỹ thuật trồngraumàu
Có nhiều loại đất phù hợp dành riêng cho từng loại rau màu khác nhau Vì vậy, khi trồng cần chú ý chọn đất để cho năng suất và chất lượng tốt nhất Đa phần các loại rau màu thường phù hợp với: đất cát pha, đất thịt, đất sét, đất phù sa…Nên chọn loại đất có lượng mùn cao, có độ PH từ 5.5 – 7 Ngoài ra, chọn đất cần ở những nơi có vị trí thuận lợi Chủ động được nguồn nước tưới và canh tác cũng như vậnchuyển.
1.2.3.2 Kỹ thuật chăm sóc rau màu đúngcách
Giai đoạn trồng quan trọng, nhưng giai đoạn chăm sóc lại càng quan trọng hơn Chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn:
Kỹ thuật tưới nước: Việc tưới nước thông thường sẽ gây lãng phí, nên sử dụng biện pháp tưới nhỏ giọt hay phun mưa Theo cách này sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công cũng như nước Đồng thời giúp cho nước thấm sâu hơn vào trong đất và cây hơn.
Bón phân: Rau màu là loại cây ngắn ngày nên cần nhiều chất dinh dưỡng, bạn nên sử dụng kết hợp giữa phân hữu cơ với phân NPK để đảm bảo chất lượng cũng như đầy đủ nhu cầu cho rau trồng Cũng có thể bón bằng cách vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo giống Hay bón phân vào rãnh ở một hoặc 2 bên hàng cây.
Phòng trừ sâu bệnh: Nên xử lý đất canh tác, xử lý giống trước khi gieo trồng Nếu sử dụng phân chuồng phải ủ hoai trước khi bón Vừa giúp hạn chế mầm bệnh, vừa loại cỏ dại Sử dụng nhà kính, nhà màng để hạn chế côn trùng Giảm mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học.
Tình hình sản xuất rau màu tại vùngnghiêncứu
Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2019 cho thấy: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong HTTL Bắc Hưng hải là 123.442 ha; chiếm 54,39% diện tích đất tự nhiên Trong đó diện tích rau màu là 25.614 ha chiếm 31% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Các nhóm rau được trồng trên khu vực nghiên cứu: Nhóm rau ăn lá; Nhóm rau ăn củ quả ngắn ngày; Nhóm rau ăn bông; Nhóm rau giavị.
Bảng 1.3 Tổng hợp diện tích mạ, rau màu ngắn ngày HTTL Bắc Hưng Hải
TT Đơn vị Mạ, rau, màu ngắn ngày (ha)
Vụ Chiêm Vụ Mùa Vụ Đông Cả năm
1 Công ty TNHH MTV KTCTTL
2 Công ty TNHH MTV KTCTTL
3 Công ty TNHH MTV KTCTTL
4 XN Đầu tư PTTL Gia Lâm 215,50 215,50 162,00 593,00
(Nguồn: Công ty khai thác thủy lợi MTV Bắc Hưng Hải năm 2019)
Tổng quan về ô nhiễm kim loại nặng trong nước và tíchlũytrongnôngsản
Quan điểm
Theo liên hiệp Hóa học Thuần túy và ứng dụng (IUPAC): Kim loại nặng (KLN) là những kim loại có tỉ trọng d> 5g/cm 3 và kim loại nhẹ là nhứng nguyên tố có tỷ trọng d10.000 >200 Bảng 2.8 Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số kim loại nặng (nhóm III) i qi
Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
As Cd Pb Cr6+ Cu Zn Hg mg/L
Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng,thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.
*Đối với thông số DO (WQI DO ), tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa
- Tính giá trị DO bãohòa:
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0 C).
- Tính giá trị DO % bãohòa:
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DO hòa tan : Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQIDO
(Công thức 2) Trong đó: Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng
2.9.Bảng 2.9 Quy định các giá trị BP i và qi đối với DO% bão hòa i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nếu DO% bão hòa < 20 hoặc DO% bão hòa > 200, thì WQIDO= 10.
Nếu 20 < DO% bão hòa < 88, thì WQIDOtính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 2.9. Nếu 88 ≤ DO% bão hòa ≤ 112, thì WQIDO= 100.
Nếu 112 < DO% bão hòa < 200, thì WQIDOtính theo công thức 1 và sử dụng
* Đối với thông số pH
Bảng 2.10 Quy định các giá trị BPivà qiđối với thông số pH i 1 2 3 4 5 6
Nếu pH < 5,5 hoặc pH > 9, thì WQIpH= 10.
Nếu 5,5 < pH < 6, thì WQIpHtính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 2.10
Nếu 8,5 < pH < 9, thì WQIpHđược tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 2.10.
* Đối với các thông số nhóm II: Aldrin, BHC, Dieldrin, DDTs, Heptachlor & Heptachlorepoxide
Bảng 2.11 Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số nhóm II
Thông số Giá trị quan trắc
(Đơn vị: àg/l) WQI SI
Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane (DDTs)
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, tính toán WQI cuối cùng được áp dụng theo công thức sau:
WQII: Kết quả tính toán đối với thông số nhóm I
WQIII: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm II
WQIIII: Kết quả tính toán đối với các thông số nhóm III
WQIIV: Kết quả tính toán đối với các thông số nhómIV
WQIV: Kết quả tính toán đối với thông số nhómV
Chú ý : Nếu không có số liệu của nhóm thông số V thì công thức tính toán WQI cuối cùng như sau:
(công thức 4) Đối với thủy vực cần chú ý vấn đề ô nhiễm hữu cơ, tính toán WQI với trọng số của nhóm thông số theo Bảng 2.12 (tương ứng Công thức5)
Bảng 2.12 Quy định trọng số của các nhóm thông số
Nhóm thông số Nhóm IV Nhóm V
Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.
Phân vùng chấtlượng nước
Phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượngnước WQI
Phân vùng chất lượng nước trong CTTL dựa theo kết quả phân tích mẫu thông qua kết quả tính chỉ số WQI và hàm lượng các chất độc hại, các KLN trong nước như bảng sau:
Bảng 2.13 Tổng hợp phân vùng chất lượng nước theo kết quả phân tích mẫu
Phân vùng chất lượng nước
Tiêu chí phân vùng CLN
Theo các chất độc hại trong nước
Một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng xuất hiện ở dạng vết hoặc không phát hiện
Sử dụng tốt chomụcđích cấp nước sinh hoạt
Một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng chưa vượt quá quy chuẩn tương ứng.
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
Một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá quychuẩntương ứng từ 1 đến dưới3lần.
Sử dụng cho mụcđíchtưới tiêu và cácmụcđích tươngđươngkhác
Một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá quy chuẩn tương ứng từ 3 đến dưới 5 lần
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác
Một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá quy chuẩn tương ứng từ 5 lần trở lên
Nước ô nhiễmnặng,cần các biện phápxửlý trong tươnglai Đỏ
Rất nặng