1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng mô hình thủy văn hec hms kết hợp với phần mềm arcgis vào dự báo lũ và xói lở trên sông áp dụng tại một số công trình cầu tỉnh an giang luận văn thạc sỹ chuyên ngành xây dựng cầu đường

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Chương I Giới thiệu chung huyện Tri Tôn – Tỉnh An Giang và tổng quan về quá trình lũ trên sông và xói lở các công trình cầu trên địa bàn huyện 3 1.1 Giới thiệu chung về huyện Tri Tôn,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÊN ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN HEC–HMS KẾT HỢP VỚI PHẦN MỀM ARCGIS VÀO DỰ BÁO LŨ VÀ XÓI LỞ TRÊN SÔNG – ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CẦU TỈNH AN GIANG

TS Tống Anh Tuấn

Năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÊN ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN HEC–HMS KẾT HỢP VỚI PHẦN MỀM ARCGIS VÀO DỰ BÁO LŨ VÀ XÓI LỞ TRÊN SÔNG – ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CẦU TỈNH AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CẦU HẦM

Mã số : 60−58−02−05

Phân hiệu ĐH GTVT tại Tp Hồ Chí Minh Giáo viên hướng dẫn : TS Tống Anh Tuấn

Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn dưới đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, không sao chép của ai Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng một số tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Tp.HCM, ngày 05 tháng 10 năm 2017

Tác giả

Mai Thanh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đai học Giao thông Vận tải – Phân hiệu tại Tp HCM, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của các quý thầy cô và sự nỗ lực của bản thân, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn, nhân dịp này tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Đặc biệt là TS Tống Anh Tuấn đã

tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn đề ra

Do thời gian có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót Tôi mong nhận được sự góp ý, đóng góp ý kiến chân tình của các quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Chương I Giới thiệu chung huyện Tri Tôn – Tỉnh An Giang và tổng

quan về quá trình lũ trên sông và xói lở các công trình cầu trên địa bàn huyện

3

1.1 Giới thiệu chung về huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 3 1.2 Tổng quan về quá trình lũ trên sông thuộc lưu vực sông Hậu 19

Chương II Nghiên cứu phần mềm ArcGIS tính toán dòng chảy tích

lũy và lựa chọn mô hình thủy văn HEC–HMS

20

2.1 Nghiên cứu phần mềm ArcGIS tính toán dòng chảy tích lũy 20

Chương III Áp dụng dự báo lũ tại công trình cầu số 13 tỉnh An Giang 41

3.1 Tính toán thủy văn dự báo lũ tại công trình cầu số 13 – Tỉnh lộ

941

41

3.2 Phân tích kết quả dự báo lũ và xói lở 43

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2 Độ ẩm không khí trung bình tháng, năm (%) 10

Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm) 11

Bảng 2.1 Số liệu mưa giờ trận lũ 26/9 – 2/10/1978 34

Bảng 2.2 Số liệu mưa giờ trận lũ 26/9 – 2/10/1978 tại trạm Châu

Bảng 2.4 Các thông số dò tìm theo phương pháp tối ưu dùng để

tính toán trong mô hình

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang 3

Hình 1.2 Địa hình huyện Tri Tôn có sự xen kẽ giữa đồng bằng

Hình 1.4 Nguồn nguyên liệu đá ở Tri Tôn rất phong phú 7

Hình 1.5 Tri Tôn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị 8

Hình 1.6 Lĩnh vực du lịch thu hút nhiều lao động 9

Hình 2.2 Phân tích dòng chảy mặt và phân chia lưu vực 21

Hình 2.5 Đường quá trình lũ tính toán tại cửa ra của lưu vực

cầu số 13

39

Hình 3.1 Lưu lượng lũ lớn nhất tại trạm Châu Đốc 43

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cầu là công trình vượt dòng chảy, chiếm một tỷ trọng không nhỏ về giá thành xây dựng của dự án công trình giao thông Công trình cầu được xây dựng nhằm đảm bảo khả năng thông xe và an toàn giao thông đối với các phương tiện vận tải đặc biệt là trong mùa lũ

Tính toán thủy văn, thủy lực cầu vượt dòng chảy bao gồm điều tra khảo sát thủy văn, tính toán lưu lượng thiết kế và tính thủy lực cầu Trong đó, tính thủy lực cầu bao gồm các nội dung như: xác định chiều dài thoát nước và dự báo xói chung và xói cục

bộ tại trụ và mố cầu Để khai thác hiệu quả công trình cầu trong mùa lũ và an toàn đối với các phương tiện giao thông, việc dự báo lũ và xói lở là một vấn đề cần thiết bởi thực tế mưa lũ và xói lở có thể có thể gây ra sự cố đối với công trình cầu

An Giang là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có trên

600 kênh rạch cấp 1 và 2 với tổng chiều dài trên km 5500km, ứng với mật độ là 1,6 km/km2 Mùa mưa xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 80−85% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa lớn vào mùa mưa kết hợp với lũ của sông Mê Kông dồn về gây ra ngập lụt và ảnh hưởng đến sự khai thác và ổn định của công trình cầu

Số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2009 có 83 người chết và thiệt hại tài sản ước khoảng 152,5 tỷ đồng do bị ngập lũ Riêng đợt lũ lớn cuối năm 2008 đã làm 10 người chết và gây thiệt hại 582 ha đất nông nghiệp

Vì vậy, công tác dự báo lũ và chống xói lở là công tác giám sát thường xuyên và lâu dài dọc trên sông thuộc khu vực tỉnh An Giang nói chung và địa bàn huyện Tri Tôn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra vào mùa mưa lũ

Dự báo lũ hiện nay có thể tiếp cận từ các mô hình vật lý hoặc mô hình “mưa – dòng chảy” Đường quá trình lũ của lưu vực có thể được xây dựng từ đường quá trình mưa ứng với chu kỳ tái diễn Ở Việt Nam, việc dự báo quá trình lũ trong điều kiện thiếu số liệu quan trắc lũ gặp khó khăn và thường chỉ dự báo lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất dựa trên mô hình “mưa – dòng chảy” theo TCVN 9845:2013 Tuy nhiên, kết quả

dự báo đỉnh lũ còn sai khác so với lũ lớn nhất thực đo

Do vậy đề tài “Ứng dụng mô hình HEC – HMS kết hợp với phần mềm ARCGIS

vào dự báo lũ và xói lở trên sông – Áp dụng tại một số công trình cầu tỉnh An Giang”

là cần thiết cấp bách phục vụ cho công tác quản lý các công trình giao thông và đê điều trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

2 Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng mô hình thủy văn HEC – HMS kết hợp với phần mềm ArcGIS mô

phỏng quá trình lũ trên sông thay đổi theo cường độ mưa và thời gian mưa Kết hợp ArcGIS và mô hình HEC – RAS 2D dự báo xói lở tại công trình cầu ứng với đỉnh lũ thiết kế

Trang 9

3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lũ đối với lưu vực có diện tích

nhỏ hơn 100 km2 phụ thuộc vào cường độ mưa với thời gian tái diễn là 100 năm

4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Phân tích dòng chảy mặt và phân chia lưu vực từ phần mềm ArcGIS kết hợp với

mô hình thủy văn HEC – HMS mô phỏng quá trình lũ trên sông để dự báo lưu lượng đỉnh lũ thiết kế và dự báo xói lở tại vị trí công trình cầu

- Kết quả mô phỏng được so sánh với số liệu lũ thực đo để đánh giá sự phù hợp của

mô hình

- Ứng dụng nghiên cứu dự báo đỉnh lũ và xói lở tại cầu số 13 trên Tỉnh lộ 941

thuộc địa bàn huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là mô phỏng số kết hợp với mô hình lý thuyết và phương pháp thống kê

Trang 10

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG HUYỆN TRI TÔN−TỈNH AN GIANG VÀ TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH LŨ TRÊN SÔNG VÀ XÓI LỞ CÁC CÔNG TRÌNH

CẦU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1.1 Giới thiệu chung về huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

1.1.1 Đ iều kiện tự nhiên −−−− xã hội

a) Vị trí địa lý

Tri Tôn là huyện nằm về hướng Tây Nam tỉnh An Giang với diện tích tự nhiên

khoảng 60.039,74 ha (lớn nhất tỉnh An Giang và chiếm gần 17% diện tích toàn tỉnh)

gồm 2 thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc và 13 xã Trong đó thị trấn Tri Tôn là trung tâm huyện lỵ, cách không xa các đô thị lớn và cửa khẩu trong khu vực (Tp Long Xuyên,

TX Châu Đốc, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Thị xã du lịch − cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Tp Rạch Giá),…

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn − tỉnh An Giang

So với nhiều huyện, thị xã trong tỉnh An Giang, Tri Tôn có vị trí địa lý khá thuận lợi khi phía Bắc và Đông Bắc Tri Tôn giáp huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và nước bạn Campuchia Phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn (tỉnh An Giang) Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Kiên Lương, Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang)

Trang 11

Song song đó, hệ thống đường bộ gồm các tuyến:

- QL N1 (nối QL91 tại Tịnh Biên qua Tri Tôn đến QL80 tại Hà Tiên);

- Tỉnh lộ 941 (nối Tri Tôn với QL91 tại Châu Thành);

- Tỉnh lộ 943 (nối Tri Tôn qua Thoại Sơn đến QL91 tại TP.Long Xuyên);

- Tỉnh lộ 948 (nối Tri Tôn qua Tịnh Biên đến QL91);

- Tỉnh lộ 955B (nối Tri Tôn − Ba Chúc − đến QL N1)

Mạng lưới đường thủy chính bao gồm:

- Kênh Tri Tôn (nối Sông Hậu tại Châu Phú qua Tri Tôn đến Kênh Rạch Giá

− Hà Tiên tại Hòn Đất);

- Kênh Vĩnh Tế (nối Sông Hậu tại TX Châu Đốc qua Tri Tôn, Kiên Lương

đến Kênh Rạch Giá − Hà Tiên tại TX Hà Tiên);

- Kênh Mạc Cần Dưng (nối Sông Hậu tại Châu Thành đến Tri Tôn), nối tiếp Kênh Tri Tôn − Vàm Rầy đến Kênh Rạch Giá − Hà Tiên tại Hòn Đất);

- Kênh 10 − Châu Phú (nối Sông Hậu tại Châu Phú qua Tri Tôn đến Kênh Rạch Giá − Hà Tiên tại Hòn Đất cùng tuyến biên giới quốc gia Việt Nam −

Campuchia dài khoảng 15 km (gần cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên) không chỉ

giúp việc đi lại được thuận tiện, đảm bảo giao lưu giữa huyện và các nơi khác trong khu vực mà rất thuận tiện để trao đổi hàng hóa với nước bạn Cămpuchia và khu vực, phát triển thương mại vùng biên, đặc biệt là các mặt hàng nông − lâm sản, thực phẩm Đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn

xã hội và phát triển kinh tế cả nước

b) Đ iều kiện tự nhiên – xã hội

Tri Tôn là huyện miền núi, có 17,2 km đường biên giới với Campuchia Diện tích

tự nhiên khoảng 60.039,74 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 74,48%, đất lâm

nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng Địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mương lớn nhỏ ngang dọc

Trên địa bàn huyện có các ngọn núi sau:

- Núi Nam Quy cao 213 m, chu vi 8.875 m, thuộc cụm núi Cấm, ở xã Châu

Lăng

- Núi Tà Lọt cao 69 m, chu vi 870 m, thuộc cụm núi Cấm, ở xã Châu Lăng

- Núi Dài còn gọi là Ngọa Long Sơn, cao 554 m, chu vi 21.625 m, thuộc cụm

núi Dài, ở xã Lê Trì

- Núi Tượng còn gọi là Liên Hoa Sơn, cao 145 m, chu vi 3.825 m, thuộc

cụm núi Dài, ở thị trấn Ba Chúc

- Núi Sà Lon, cao 102 m, chu vi 2.325 m, thuộc cụm núi Dài, ở xã Lương Phi

- Núi Nước còn gọi là Thủy Đài Sơn, cao 54 m, thuộc cụm núi Dài, ở thị trấn

Ba Chúc

- Núi Cô Tô, còn gọi là Phụng Hoàng Sơn, cao 614 m, chu vi 14.375 m, thuộc

cụm núi Cô Tô, xã Cô Tô

Trang 12

- Núi Tà Pạ, cao 102 m, chu vi 10.225 m, thuộc cụm núi Cô Tô, xã An Tức,

thường gọi là đồi

Nguồn nước ở Tri Tôn chủ yếu là nước giếng và nước máy Hiện trên địa bàn huyện Tri Tôn có trên 400 giếng khoan và hơn 3.000 giếng đào phục vụ nước sinh hoạt hằng ngày của người dân Năm 2006, Xí nghiệp Điện – Nước huyện Tri Tôn đã đầu tư

hơn 1 tỷ đồng xây dựng trạm tăng áp cùng với 6 km đường ống dẫn nước, nối liền từ

trung tâm thị trấn Tri Tôn đến 2 xã Núi Tô và An Tức Hệ thống này đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 500 hộ đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống tại các phum, sóc ở ven chân đồi Tà Pạ

c) Đị a hình

Địa hình huyện Tri Tôn mang đậm nét của vùng đồng bằng kênh rạch nhưng có

xen lẫn nhiều đồi núi với điểm cao nhất là đỉnh núi Cô Tô 614 m (so với mặt nước biển), khu vực đồng bằng có độ cao dao động từ 0.8 m − 2.2 m Bao bọc chung quanh

núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên

Đây là một dạng địa hình đặc thù ít có ở vùng ĐBSCL, do địa hình có nhiều đồi

núi hiểm trở, trước đây Tri Tôn đã từng là căn cứ cách mạng với nhiều di tích lịch sử, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên có nhiều lợi thế phát triển Đồng thời Tri Tôn là địa bàn tiếp giáp với Hà Tiên (khu du lịch biển nổi tiếng của vùng ĐBSCL), nên các tuyến

du lịch chất lượng cao được hình thành, góp phần cho du lịch Tri Tôn phát triển Song song đó, địa hình Tri Tôn có nhiều đồi núi cao, đây cũng là lợi thế để tránh lũ lớn bất thường, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và vật nuôi

Hình 1.2: Địa hình huyện Tri Tôn có sự xen kẻ giữa đồng bằng và đồi núi

Tri Tôn được biết đến là địa phương có hệ thống kênh rạch tương đối dày đặc với những kênh chính như: kênh Tám Ngàn, Vĩnh Tế, Vĩnh Thành, Mặc Cần Dưng, Tri Tôn, kênh 10, 11, 12, 13, Tân Vọng, Châu Phú, T4, T5, T6, kênh 15 mới, kênh Phú

Trang 13

Tuyến, kênh Huệ Đức, kênh Cà Na, kênh Ninh Phước, Năm Xã, H7, Tân Tuyến, Ranh Tây…, hệ thống kênh mương này vừa có thể phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt và giao thông

đường thủy vừa đóng vai trò quan trọng trong việc rửa phèn và cải tạo đất và là hệ

thống thoát lũ ra biển Tây

Cùng với huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn là địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh An Giang Với hai loại rừng là rừng tự nhiên và rừng trồng, những năm gần

đây, huyện đã tập trung phát triển rừng trồng, phủ xanh đồi trọc Tính riêng năm 2008,

tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 8.130,23 ha Trong đó, rừng sản xuất là 3139,17 ha (chiếm 38,61%); rừng phòng hộ 4666,83 ha (chiếm 57,40%) và rừng đặc dụng là 324,23 ha (chiếm 14,01%)

Hầu hết diện tích là rừng trồng với các loại cây phát triển nhanh như cây bạch

đàn, keo lá tràm, tai tượng và một số cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, dó bầu và

nhiều loại cây ăn quả lâu năm Hiện độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tri Tôn đạt 14,25% cao hơn mức độ che phủ chung của tỉnh (4%) Tỷ lệ che phủ cao là điều kiện phục hồi nhanh các hệ sinh thái rừng và duy trì hệ động vật rừng gồm các loài thú, loài

bò sát, các loài chim và các loài thủy sản rừng ngập nước

Động vật trong rừng khá phong phú với nhiều chủng loại như khỉ, heo rừng, trăn,

rắn và các loài chim Có thể nói, rừng là lợi thế của huyện Tri Tôn trong việc bảo tồn nguồn GEN quý kết hợp với việc phát triển ngành du lịch sinh thái

Hình 1.3: Tràm – Loại cây có nhiều điều kiện phát triển tại Tri Tôn

d) Tài nguyên khoáng sản

Tri Tôn là địa bàn có nhiều chủng loại khoáng sản tương đối phong phú, bao gồm

đá xây dựng các loại có trữ lượng khoảng 144 triệu m3, cao lanh và sét nguyên liệu sản

xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 9,4 triệu m3, than bùn có trữ lượng khoảng 14 triệu tấn và diatomit khoảng 177 ngàn tấn

Trang 14

Hình 1.4: Nguồn nguyên liệu đá ở Tri Tôn rất phong phú

Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn Tri Tôn còn có nước khoáng có thể khai thác sản

lượng 790 m3/ngày, là nước khoáng thiên nhiên đóng chai có thể khai thác công nghiệp phục vụ tiêu dùng Hiện có khoảng 7 khu vực mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng

thông thường và sét làm gạch ngói với tổng diện tích theo giấy phép 193 ha (trong đó khai thác sét gần 7 ha và có 01 mỏ đá gần 10 ha ngưng khai thác) và 10 khu vực

khoáng sản được UBND tỉnh cho phép khai thác tận thu tại huyện Tri Tôn, bao gồm 1 khu cao lanh, 1 khu sét nguyên liệu sản xuất gạch ngói và 8 khu khai thác than bùn với

78,47 ha (trong đó than bùn chiếm diện tích nhiều nhất 10,59 ha)

Hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua đã góp phần tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như tạo việc làm cho người dân địa phương, cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng trong tỉnh và cho vùng ĐBSCL

e) Tiềm năng du lịch và văn hóa

Tri Tôn vừa có địa hình kênh rạch xen lẫn đồi núi − rừng tạo lên nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú kết hợp nhiều di tích lịch sử bởi nơi đây từng là vùng kháng chiến trong thời kỳ chống Mỹ và cũng là nơi diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam Hiện, Tri Tôn có 02 di tích được xếp hạng cấp tỉnh là Tháp An Lợi, Hố Thờ và 04 khu

di tích được công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Khu di tích Đồi Tức Dụp; Khu di tích nhà mồ Ba Chúc (gồm nhà mồ Ba Chúc, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai); Chùa Xvayton và Khu di tích Ô Tà Sóc Nhân dân huyện Tri Tôn đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bên cạnh đó, do trên địa bàn Tri Tôn ngoài người Kinh chiếm đa số thì người Khmer chiếm tỷ lệ cao (gần 40%), còn lại là người Hoa và một ít dân tộc khác Các dân tộc nói chung đã hòa nhập thành cộng đồng dân cư và sinh sống đoàn kết, gắn bó

Trang 15

Hình 1.5: Tri Tôn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị

Nhờ đó Tri Tôn có nhiều chùa chiền Phật giáo Nam tông mang hình thái kiến trúc của người Khmer, một số chùa được công nhận và xếp hạng di tích cùng nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của người Kinh (Tết Nguyên Đáng, Đoan Ngọ,…), của người Khmer (lễ Dolta kết hợp lễ hội đua bò Bảy Núi, Cholchnam Thomay,…) và người Hoa khá độc đáo đã trở thành điều kiện, tiềm năng để du lịch Tri Tôn phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của huyện trong tương lai

f) Tiềm năng dân số và lao động

Tính đến năm 2008, dân số huyện Tri Tôn là 127.426 người (chiếm 5,65% dân số toàn tỉnh), gần thấp nhất tỉnh, chỉ hơn TX.Châu Đốc; Mật độ dân số huyện 212 người/km2, thưa nhất tỉnh (toàn tỉnh 631 người/km2) Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Tri Tôn giai đoạn 2000 − 2008 khoảng 1,52% (toàn tỉnh 1,02%, ĐBSCL khoảng 1,05%, cả nước khoảng 1,47%)

Dân số thành thị trên địa bàn huyện tăng nhanh đạt tốc độ trung bình 11,7% trong thời kỳ 2001 − 2008; Hiện nay dân số thành thị chiếm khoảng 24% (chủ yếu tập trung

ở Thị trấn Tri Tôn và Ba Chúc), còn lại phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn

Trình độ học vấn của dân cư trong huyện cũng từng bước được nâng cao; tính đến năm 2008, huyện có 14/15 xã phổ cập giáo dục chống mù chữ, đạt tỷ lệ 96,8 Đến năm

2008, số lao động tăng lên 76.710 người (chiếm 60,2% dân số toàn huyện), vượt ngưỡng “dân số vàng” (50%) Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng qua các năm Ước năm 2010, có khoảng 70,6 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành

Trang 16

kinh tế Nhịp độ tăng trưởng lao động bình quân khoảng 1,7%/năm giai đoạn 2006 −

2010

Lao động làm việc trong ngành công nghiệp − xây dựng trên địa bàn huyện còn ở quy mô nhỏ, nhưng tăng nhanh trong thời gian qua, nhịp độ tăng trưởng bình quân giai

đoạn 2006 − 2010 dự kiến tăng khoảng 7,4%/năm Đồng thời với việc gia tăng quy

mô, thì tỷ trọng lao động công nghiệp − xây dựng cũng có xu hướng tăng, từ 6,0% vào năm 2005 và ước tính chiếm khoảng 7,9% vào năm 2010

Lao động trong khu vực dịch vụ cũng có xu hướng tăng qui mô và tỷ trọng Nhịp

độ tăng trưởng lao động bình quân giai đoạn 2006 − 2010 ước đạt 2,7%/năm Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ ước chiếm khoảng 26,1% vào năm 2010

Hình 1.6: Lĩnh vực du lịch thu hút nhiều lao động

Từ những chuyển biến trên cho thấy, cơ cấu lao động của huyện Tri Tôn có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế huyện Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất cao và nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế Nếu tiếp tục được đào tạo, thì lực lượng lao động tại

chỗ này sẽ là yếu tố quan trọng góp phần để huyện thu hút đầu tư

1.1.2 Đ iều kiện khí hậu

Khu vực Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đặc điểm chung của chế độ thủy văn sông Hậu

a) Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 27.1 − 27.90

C Nhiệt độ các tháng chênh lệch nhau không lớn Tháng cao nhất khoảng 290C (tháng 5), tháng thấp nhất

khoảng 25.30C (tháng 11)

Trang 17

Bảng 1.1 : Nhiệt độ trung bình tháng, năm (oC )

Tháng 2001 2002 2003 2004 2005

I 26,6 25,6 25,4 26,0 25,4

II 26,5 25,8 26,4 26,0 26,8 III 27,6 27,5 27,9 28,1 27,9

IV 29,0 29,2 29,4 29,5 29,6

V 28,5 29,4 28,1 28,6 29,1

VI 27,9 28,5 28,2 27,5 28,5 VII 28,0 28,4 27,3 27,3 27,4 VIII 27,4 27,4 28,0 27,8 28,2

IX 28,3 27,9 27,5 28,0 27,8

X 27,7 28,0 27,4 27,6 28,0

XI 26,6 27,9 27,5 27,7 27,5 XII 26,7 27,6 25,4 26,0 26,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2007)

b) Độ ẩm

Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 82% Tháng có độ ẩm không khí thấp

nhất là các tháng1, 2 và 3 khoảng 76 − 78% Tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 9 và tháng 10 khoảng 85 − 86%

Bảng 1.2 : Độ ẩm không khí trung bình tháng, năm (%)

Tháng 2001 2002 2003 2004 2005

I 81,0 78,0 80,0 81,0 78,0

II 81,0 81,0 80,0 77,0 80,0 III 80,0 78,0 78,0 71,0 73,0

IV 79,0 75,0 76,0 75,0 74,0

V 82,0 78,0 84,0 79,0 80,0

VI 81,0 80,0 83,0 81,0 84,0 VII 81,0 80,0 84,0 80,0 85,0 VIII 83,0 83,0 83,0 81,0 81,0

IX 82,0 81,0 83,0 82,0 84,0

X 85,0 81,0 84,0 81,0 83,0

XI 76,0 80,0 80,0 78,0 82,0 XII 75,0 82,0 78,0 78,0 77,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2007)

c) Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 – 1800 mm Mưa phân bố không đều

tạo thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa tại An Giang bắt đầu từ tháng 6

đến tháng 11 Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm Mùa khô

kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau với lượng mưa chỉ bằng 10% lượng mưa cả năm

Trang 18

Bảng 1.3: Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)

IX 436,6 88,5 251,6 375,1 341,2

X 24,4 131,5 106,6 120,4 388,6

XI 8,9 48,8 40,6 - 121,6

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2007)

d) Đặ c điểm địa hình, thủy văn

Đặc điểm địa hình: An Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông MêKông chảy

qua An Giang theo 2 nhánh là sông Tiền và sông Hởu song song từ Bắc xuống Nam

Lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là 13.500 m3/s, lưu lượng mùa lũ là

24.000 m3/s, lưu lượng mùa kiệt là 5.020 m3/s Hệ thống kênh rạch trong tỉnh có tổng

chiều dài 3.776 km chuyển tảI nguồn nước sông Tiền, sông Hậu có chất lượng tốt và là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu và vận tải thủy

Chế độ thủy văn: An Giang phụ thuộc chế độ nước sông MêKông và chịu ảnh

hưởng của 4 yếu tố chính: chế độ thuỷ triều, chế độ dòng chảy sông MêKông, chế độ mưa nội đồng và đặc điểm địa hình, hình thái kênh rạch

- Chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông với 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống trong kênh rạch rất có lợi cho tưới nhưng bất lợi cho việc tiêu nước đặc biệt là khi lũ lớn gặp triều cường

- Về mùa khụ, biên độ triều biển Đông tại trung tâm vùng huyện Cù Lao đạt khoảng 50 − 60 cm nên có thể lợi dụng lúc triều lên dẫn nước vào ruộng thông qua cống Nguồn nước cung cấp cho 4 huyện Cù Lao tốt, không nhiễm phèn, nhiễm mặn đảm bảo yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Vùng đồi núi thấp vào mùa khô nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt hạn chế Hệ thống hồ chứa gần đây được đầu tư nhưng dung lượng còn thấp, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu Trong mùa kiệt, lưu lượng và mực nước sông Hậu giảm nhanh, vùng tứ giác Long Xuyên ảnh hưởng triều biển Tây và triều biển Đông, mạnh nhất vào cuối tháng 4 sang đầu tháng 5 Sự sai khác

về pha, độ lớn của triều biển Tây và sông Hậu – chịu ảnh hưởng của triều biển Đông, đã hình thành chế độ chảy 2 chiều suốt mùa kiệt ở Tứ giác Long

Trang 19

Xuyên, hình thành vùng giáp nước ở ranh giới An Giang, Kiên Giang làm hạn chế việc dẫn nước từ sông Hậu vào tứ giác Long Xuyên trong mùa kiệt

- Hàng năm vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa nước nổi Có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ với mực nước phổ biến từ 1 − 2.5 m, thời gian ngập lũ từ 2.5 − 4 tháng, thường từ 15/8 đến 20/12

- Lưu lượng lũ tăng nhanh từ tháng 7, lớn nhất vào tháng 10, giảm nhanh vào tháng 11 Cường suất lũ bình quân từ 3 − 5 cm/ngày, tối đa 13 − 17 cm/ngày, thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 8 (đầu mùa lũ) Đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đến trung tuần tháng 10 Càng xa sông về phía Nam lũ

về càng muộn và rút muộn Nửa phía Đông nước ngập trung bình 1.1 − 1.2

m, dải ngập sâu phía Tây kéo dài từ Châu Đốc xuống tới Kiên Giang có mức

nước ngập từ 1.7 − 2.9 m Thời gian lũ bình quân vùng tứ giác Long Xuyên

là 3.5 tháng Những năm lũ lớn, thời gian lũ kéo dài gần 6 tháng bắt đầu khoảng 2/7, kết thúc khoảng 15/1 Lũ tứ giác Long Xuyên thoát ra theo 3 hướng: ra biển Tây khoảng 70%, qua cầu cống trên lộ Cái Sắn khoảng 10%, trở ra sông Hậu khoảng 20% Theo địa hình có thể chia ra 3 vùng như sau:

o Vùng 4 huyện Cù Lao: Chịu ảnh hưởng lũ từ sông Tiền và sông Hậu từ

biên giới Campuchia tràn sang, lũ vào nhanh và sơm, mức nước ngập từ 1.0 − 2.9 m và phủ hầu khắp lãnh thổ vùng

o Vùng đồng bằng thuộc Tứ giác Long Xuyên: bao gồm toàn bộ vùng đồng

bằng về phía hữu ngạn sông Hậu Về mùa lũ, lượng nước lũ sông Hậu theo các kênh rạch vào TGLX chiếm khoảng 20 − 25% và lượng nước lũ chảy tràn từ Campuchia qua các cầu từ Châu Đốc đến Nhà Bàng chiếm khoảng 75 − 80% tổng lượng lũ vào tứ giác Long Xuyên

o Vùng đồi núi thấp Tịnh Biên, Tri Ôn: trừ các vùng đồi núi và vùng ven

có cốt từ +4.0 m trở lên, vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của lũ từ biên

giới tràn qua và đổ ra biển Tây theo hệ thống kênh rạch mới được nhà nước đầu tư nên mức độ thiệt hại do lũ gây ra được giảm thiểu nhiều

o Đoạn tuyến nằm trong vùng có đặc điểm chung của chế độ thủy văn đồng

bằng sông Cửu Long Mùa lũ, thời gian ngập lụt kéo dài đến hai tháng, mùa kiệt chịu tác động mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều Nước ngầm không thấy xuất lộ, nước ngầm nằm sâu không gây bất lợi cho công trình(mực nước ngầm quan sát tại thời điểm tháng 01/2007 xuất hiện ở

độ sâu +0.5 m (hệ cao độ Quốc gia)

1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế −−−− xã hội

Năm 2016 là năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế − xã hội 5 năm giai

đoạn 2016 − 2020 và là năm có nhiều sự kiện lớn như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp

Trang 20

nhiệm kỳ 2016 − 2021 Tuy nhiên, bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ đã gặp nhiều khó khăn, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, một số mặt hàng như lúa tiếp tục gặp nhiều bất lợi về giá cả cũng như thị trường đã tác động đến tăng trưởng kinh tế Nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện và sự nỗ lực của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân, kinh tế − xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định ở mức hợp lý

Tổng giá trị sản xuất (GO) (đối với một số ngành hàng) giá so sánh 2010 ước tăng 6,17% Trong đó khu vực nông − lâm − ngư nghiệp tăng 4,33%; khu vực công nghiệp tăng 13,23%, khu vực xây dựng tăng 14,02%; Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt

128,767 triệu đồng/ha; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên

địa bàn tăng 8,97%; Thu nhập bình đầu người hộ gia đình đạt 28,231 triệu đồng; Các

hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, y tế và an sinh xã hội tiếp tục triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được

đảm bảo Kết quả đạt được trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

- Lĩnh vực kinh tế:

o Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng ước cả năm đạt 117.751 ha, tăng 4,07% bằng 4.615 ha so năm trước Tập trung chủ yếu là diện tích lúa 115.065 ha, tăng 4,05% bằng 4.482 ha, trong đó vụ Hè Thu là 44.163 ha,

vụ Đông Xuân là 40.773 ha, vụ Thu Đông 29.900 ha, vụ Mùa là 299 ha Diện tích xuống giống hoa màu các loại 2.686 ha, so cùng kỳ tăng 5,25% bằng 134 ha,… Năng suất các loại cây trồng ở một số cây chủ yếu, so

năm trước có biến động và có giảm nhẹ so với năm 2015, năng suất lúa

bình quân cả năm ước đạt 5,45 tấn/ha Sản lượng lúa cả năm ước đạt 627.798 tấn, so năm trước giảm 0,24% bằng 1.535,1 tấn

Công tác xã hội hóa giống lúa, áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch từng bước phát triển Hiện nay toàn huyện hiện có 193 lò sấy, 2 nhà máy xây xát quy mô lớn, 206 máy gặt đập liên hợp, 675 máy cày (xới) các loại, công cụ sạ hàng 655 cái, 03 máy cuộn rơm,… Trong năm đã thành lập được Hợp tác xã kiểu mới

Vinacam liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân tại xã Tân Tuyến

Ngành BVTV huyện kết hợp cùng các ngành liên quan thường xuyên thăm đồng và tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức 114 cuộc hội thảo thuốc BVTV với trên 6.840 lượt nông dân tham dự, tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn nông dân thực hiện triệt để các chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Hội thảo mô hình ủ thức ăn chua cho bò ở ấp Vĩnh Cầu xã Vĩnh Gia với 29 nông dân tham dự Phối hợp với Chi cục BVTV, Công ty Syngenta phát động phong trào thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV với khẩu hiệu "môi trường sạch, cuộc sống xanh", thu gom được khoảng 800kg rác thải thuốc BVTV,

Trang 21

o Công tác chăn nuôi thú y: Công tác phòng, trị, kiểm tra, kiểm soát dịch

bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được các ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt Toàn huyện tổng đàn bò hiện có 17.574 con (trong đó có 15.441 con bò lai), giảm 6.268 con so cùng kỳ Tổng đàn heo 20.182 con, tăng 2.268 con so cùng kỳ, gia cầm 486.620 con, giảm 112.970 con so cùng kỳ Huyện đã triển khai thực hiện các dự án phát triển đàn bò lai chất lượng cao theo hướng hàng hóa, toàn huyện có 3 trang trại bò với

tổng số 726 con trâu, bò, diện tích trồng cỏ 15,3 ha

o Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 63,56 ha, so cùng kỳ năm

trước diện tích nuôi thả tăng 60,6% bằng 24 ha, trong đó diện tích nuôi

cá 55,4 ha, nuôi thuỷ sản khác 8,16 ha Nuôi lồng bè 110 cái với thể tích nuôi 1.300 m3, so cùng kỳ giảm 7 cái, thể tích nuôi tăng 434 m3

o Lâm nghiệp: Ngành Lâm nghiệp huyện tập trung công tác bảo vệ và

phòng chống cháy rừng Đã tổ chức lực lượng tuần tra thường xuyên ở các vùng đồi núi, các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng, chặt phá cây rừng và các trại cưa xẽ gỗ Đã xảy ra 06 vụ cháy rừng, tổng diện tích

cháy 4,32 ha tập trung ở khu vực xã Núi Tô, Ba Chúc, Châu Lăng, Ô

Lâm được các lực lượng chức năng kịp thời dập tắt chủ yếu là cháy diện tích rừng trồng, vườn tạp, … không thiệt hại đến rừng

o Xây dựng nông thôn mới: Huyện tiếp tục triển khai thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Tập trung nguồn lực cho xã điểm Vĩnh Gia đảm bảo đạt chuẩn theo đúng lộ trình, ngoài ra đối với các xã, thị trấn còn lại vẫn tiếp tục triển khai thực hiện Đến nay trên

địa bàn huyện có xã Vĩnh Gia đạt 18 tiêu chí phấn đấu đến cuối năm đạt

chuẩn nông thôn mới, xã Tà Đảnh đạt 14 tiêu chí, 02 xã đạt 09 tiêu chí,

04 xã đạt 08 tiêu chí, 03 xã đạt 07 tiêu chí, 02 xã đạt 06 tiêu chí

- Tài nguyên Môi trường:

Thực hiện các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai tổng số là 7.078 hồ

sơ, đã giải quyết 6.248 hồ sơ, chuyển sang kỳ sau là 330 hồ sơ Phối hợp với ngành chức năng kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản 11 cuộc phát hiện 02 trường hợp vi phạm đã xử phạt với số tiền 17 triệu đồng Tổ chức kiểm tra quản lý và sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định 35 trường hợp, phát hiện 05 trường hợp vi phạm, tiến hành xử

lý theo quy định Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 11 xã, thị trấn Tham gia cùng Sở Tài nguyên − Môi trường khảo sát xác định vị trí, quy mô, công suất phục vụ công tác lập

dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, lò đốt rác thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xác minh và làm việc với UBND xã An Tức khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác xã An Tức

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Trang 22

Ước chỉ số công nghiệp − tiểu thủ công nghiệp cả năm tăng 13,23% so cùng kỳ Giá trị sản xuất (giá so sánh) đạt 761 tỷ 794 triệu đồng Trong

đó: Công nghiệp khai khoáng đạt 12,11%; Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,50%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước đạt 12,34%; Cung

cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 20,42% Chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng ổn định qua từng năm

- Thương mại, dịch vụ, du lịch:

Các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục ổn định và có chiều hướng phát triển Các ngành liên quan đã phối hợp tổ chức các Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” thu hút nhiều lượt người đến tham quan và mua sắm Công tác đăng ký kinh doanh được thực hiện theo cơ chế một cửa, rút ngắn thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký dễ dàng, nhanh chóng Ước cả năm cấp giấy phép kinh doanh hành nghề cho các cơ sở sản xuất kinh doanh được 310 hộ với số vốn kinh doanh 31 tỷ 300 triệu đồng, có 550 lao động tham gia

Tổng số khách du lịch đến tham quan trên địa bàn huyện là 483.348 lượt người Tình hình giao thông vận tải, thông tin liên lạc tiếp tục phát triển

ổn định, tổng khối lượng vận tải hàng hoá đạt 566.000 tấn, so cùng kỳ

tăng 5,86% Tổng khối lượng vận tải hành khách đạt 544.200 hành khách

so cùng kỳ tăng 6,36% Tổng số máy điện thoại thuê bao của khách hàng trong huyện hiện có 5.057 máy (có 470 máy điện thoại di động), so cùng

kỳ tăng 592 máy

- Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước:

o Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm đạt 569 tỷ

307 triệu đồng, đạt 154,41% so dự toán, trong đó ngân sách địa phương (không bao gồm số bổ sung từ ngân sách tỉnh) đạt 75 tỷ 173 triệu đồng,

đạt tỷ lệ 118,01% so dự toán Tổng chi ngân sách địa phương ước thực

hiện đạt 507 tỷ 890 triệu đồng đạt 139,76% so dự toán

o Công tác thu thuế: Ước cả năm ngành Thuế huyện thực hiện công tác thu

thuế các loại được 61 tỷ 769 triệu đồng, đạt 89,5% so với chỉ tiêu tỉnh giao (đạt 93,7% so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao) Trong đó thu thuế CTN.NQD đạt 34 tỷ 593 triệu đồng, thuế thu nhập cá nhân 9 tỷ 917 triệu

đồng, thu khác ngân sách 4 tỷ 668 triệu đồng

o Ngân hàng: Tổng thu tiền mặt đầu năm đến nay đạt 2.431 tỷ đồng, so

cùng kỳ tăng 0,66% bằng 16 tỷ đồng Tổng chi tiền mặt đạt 2.622 tỷ

đồng, so cùng kỳ tăng 1,16% bằng 30 tỷ đồng

- Xây dựng cơ bản:

Thường xuyên chỉ đạo các ngành liên quan và địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng các công trình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thời gian và tiến độ Tổng danh mục dự án vốn đầu tư xây

Trang 23

dựng được giao năm 2016 gồm 81 công trình, tổng mức đầu tư 379 tỷ

628 triệu đồng, kế hoạch vốn năm 2016 được giao 117 tỷ 022 triệu đồng,

thực hiện đầu năm đến nay đã giải ngân vốn đầu tư được 82 tỷ 052 triệu

đồng, so với tổng mức dự toán đạt 72%, trong đó nguồn ngân sách huyện

giải ngân 15 tỷ đồng đạt 76%, nguồn ngân sách tỉnh giải ngân đạt 69%,

- Công tác xúc tiến đầu tư:

Trong năm qua huyện đã tích cực thực hiện công tác mời gọi đầu trên các lĩnh vực, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức cá nhân đến đầu

tư trên địa bàn, huyện đã thành lập Ban hỗ trợ doanh nghiệp Qua đó, trong năm đã có doanh nghiệp Việt Thắng thực hiện đầu tư 2 trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại xã Lương An Trà và Lương Phi, doanh

nghiệp Vĩnh Phát đầu tư vào mô hình Chuối cây mô quy mô 400 ha tại

xã Vĩnh Phước, doanh nghiệp Lương Văn Mông đầu tư chế biến gạo ở Vĩnh Gia, doanh nghiệp Phú Thuận đầu tư 01 nhà máy chế biến gạo và trang trại chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp tại xã Lạc Quới, Công

ty Hải thuận, …

- Lĩnh vực Văn hóa – xã hội:

o Giáo dục: Giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm và tiếp tục được đầu

tư phát triển, chất lượng giáo dục ngày được nâng cao Ngành giáo dục

đã tập trung kiểm tra, giám sát công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục, nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp đối với các cấp học Công tác xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm Kết quả năm học 2015 − 2016, tốt nghiệp cấp tiểu học đạt tỷ lệ 99,15%, cấp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 99,01%, cấp trung học phổ thông đạt tỷ lệ 86,65% Tổng số học sinh huy động đầu năm học 2016 – 2017 đạt 28.610 học sinh, so cùng kỳ giảm 0,12 % Công tác vận động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục luôn được quan tâm thực hiện, trong năm Hội khuyến học huyện và cơ sở đã tiếp nhận tiền và hiện vật với giá trị trên 4 tỷ 164 triệu đồng qua đó đã giúp đỡ những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, … vượt qua khó khăn để tiếp bước đến trường

o Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh

được tăng cường; thường xuyên giám sát, phát hiện sớm những ca bệnh

và ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh xảy ra Phòng chống và điều trị

có hiệu quả các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi Từ đầu năm đến nay toàn huyện đã xảy ra 46 ca tay chân miệng, 32 ca sốt xuất huyết, … Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 85,93% Thực hiện tốt công tác quản lý VSATTP trước trong và sau tết Nguyên đán năm

2016 Quan tâm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đưa chương trình sức khoẻ sinh sản − KHHGĐ đến tận cơ sở;

Trang 24

Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở và tiếp tục chấn chỉnh

về y đức quản lý các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập

o Văn hóa thông tin Thể dục thể thao: Ngành văn hóa huyện tập trung

tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức các loại hình văn hoá, văn nghệ phong phú đa dạng phục vụ người dân vui tết Nguyên đán, chào mừng các ngày lễ lớn Tham dự Liên hoan Đờn

ca tài tử tỉnh An Giang lần thứ IV/2016 tại huyện Thoại Sơn Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa Tổ chức 10 đợt kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa thông tin, qua kiểm tra đã lập biên bản và xử vi phạm hành chính đối với 04 cơ sở kinh doanh với

số tiền trên 16 triệu đồng Thực hiện tốt công tác gia đình và phong trào

“Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” Thường xuyên kiểm tra và xây dựng kế hoạch trùng tu tôn tạo các khu di tích lịch sử trên địa bàn, phối hợp cùng Bảo Tàng An Giang lập Hồ sơ tiểu sử di tích lịch sử Cầu sắt 13 (xã Tà Đảnh ) và Chùa Hang ( xã Cô Tô) Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch, các lễ hội địa phương, các dịch vụ phục vụ du lịch để

thu hút khách du lịch

o Phong trào thể dục thể thao tổ chức rộng khắp đến các xã, thị trấn, tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền,… mừng Đảng, mừng Xuân và chào mừng các ngày lễ lớn Ngoài ra tham dự hội thi bơi lặn cứu đuối lần thứ

X tỉnh An Giang năm 2016 tại huyện Phú Tân; giải võ cổ truyền học sinh tỉnh An Giang năm 2016 tổ chức tại thành phố Long Xuyên

o Chính sách, xã hội: Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách

thường xuyên cho đối tượng chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội Trợ cấp quà tết cho 5.708 đối tượng chính sách số tiền trên 2 tỷ 725 triệu

đồng Tổ chức họp mặt, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, tổ chức thăm hỏi tặng

quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 Phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà

mẹ Việt Nam anh hùng cho 43 Bà mẹ (trong đó có 04 Mẹ còn sống, 39

55 hộ

Trang 25

Phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em (QBTTE) An Giang tặng 450 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ô Lâm, Cô Tô, Núi Tô Phối hợp cùng Hội Người mù tỉnh An Giang, Bệnh viện Đa khoa Tri Tôn

tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người mù có hoàn cảnh khó khăn tại các xã An Tức, Lương Phi, Châu Lăng, …

- Công tác Dân tộc: Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng

đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tương đối ổn định, bà con sống,

làm việc tuân thủ và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thăm chúc tết cán bộ dân tộc tiêu biểu, người uy tín, gia đình chính sách nhân dịp tết Nguyên Đán năm

2016, tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer Tổng hợp danh sách nhu cầu hỗ trợ đất ở theo Quyết định 29/2013/QĐ−TTg, tổng số hộ có nhu cầu là

46 hộ Rà soát, bổ sung danh sách các hộ còn nợ vốn theo Quyết định 74/2008/QĐ−TTg thực hiện hợp phần vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định 29/2013/QĐ−TTg là 2.000 hộ, nâng tổng số nhu cầu vay vốn là 2.245 hộ Rà soát, bổ sung lại danh sách các hộ có nhu cầu hỗ trợ hợp phần nước sinh hoạt phân tán tại 07 ấp đặc biệt khó khăn của 05 xã: Núi Tô, Cô

Tô, Ô Lâm, An Tức và Châu Lăng theo Quyết định 755/QĐ−TTg Tổng danh sách UBND huyện trình Ban Dân tộc tỉnh phê duyệt là 496 hộ với tổng

kinh phí 644,8 triệu đồng, …

- Lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã

hội trên địa bàn huyện ổn định; tình hình biên giới ổn định nhân dân hai bên qua lại mua bán, giao lưu kinh tế bình thường Công tác trực sẵn sàng chiến

đấu, bảo vệ các địa bàn, mục tiêu trọng yếu được thực hiện nghiêm ngặt

Các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt công tác nắm tình hình, quản lý chặt các đối tượng, đề xuất giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp, khiếu kiện Thực hiện công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu tỉnh giao 85/85 thanh niên, với chất lượng được chú trọng Tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ tại các xã Lê Trì, Vĩnh Gia, Lương Phi, diễn tập PCCCR tại thị trấn Ba

Chúc

Tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, tấn công các loại tội phạm, đặc biệt các loại tội phạm có tính chất nguy hiểm, có tổ chức Toàn huyện đã xảy ra 25 vụ phạm pháp hình sự, giảm 13 vụ so với cùng kỳ Các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 73 vụ buôn lậu, vận chuyển

và buôn bán hàng cấm, tịch thu tang vật trị giá khoảng 479 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 695 triệu đồng Công tác đảm bảo

an toàn giao thông tiếp tục được triển khai đồng bộ; các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử ký kịp thời các đối tượng tham gia giao thông có hành vi vi phạm Trong năm trên địa bàn huyện đã xảy ra 09

vụ, làm chết 09 người, bị thương 03 người tăng 04 vụ, 02 người chết so với cùng kỳ

Trang 26

1.2 Tổng quan về quá trình lũ trên sông thuộc lưu vực sông Hậu

Hàng năm vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa nước nổi Có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ với mực nước phổ biến từ 1 −

2.5 m, thời gian ngập lũ từ 2.5 − 4 tháng, thường từ 15/8 đến 20/12 Lưu lượng lũ tăng nhanh từ tháng 7, lớn nhất vào tháng 10, giảm nhanh vào tháng 11 Cường suất lũ bình

quân từ 3 – 5 cm/ngày, tối đa 13 17 cm/ngày, thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 8

(đầu mùa lũ) Đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đến trung tuần tháng 10 Càng

xa sông về phía Nam lũ về càng muộn và rút muộn Nửa phía Đông nước ngập trung bình 1.1 − 1.2 m, dải ngập sâu phía Tây kéo dài từ Châu Đốc xuống tới Kiên Giang có

mức nước ngập từ 1.7 − 2.9 m Thời gian lũ bình quân vùng tứ giác Long Xuyên là 3.5

tháng Những năm lũ lớn, thời gian lũ kéo dài gần 6 tháng bắt đầu khoảng 2/7, kết thúc khoảng 15/1 Lũ tứ giác Long Xuyên thoát ra theo 3 hướng: ra biển Tây khoảng 70%, qua cầu cống trên lộ Cái Sắn khoảng 10%, trở ra sông Hậu khoảng 20% Theo địa hình

có thể chia ra 3 vùng như sau:

- Vùng 4 huyện Cù Lao: Chịu ảnh hưởng lũ từ sông Tiền và sông Hậu từ biên

giới Campuchia tràn sang, lũ vào nhanh và sơm, mức nước ngập từ 1.0 −2.9

m và phủ hầu khắp lãnh thổ vùng

- Vùng đồng bằng thuộc Tứ giác Long Xuyên: bao gồm toàn bộ vùng đồng

bằng về phía hữu ngạn sông Hậu Về mùa lũ, lượng nước lũ sông Hậu theo các kênh rạch vào TGLX chiếm khoảng 20 − 25% và lượng nước lũ chảy tràn từ Campuchia qua các cầu từ Châu Đốc đến Nhà Bàng chiếm khoảng 75

− 80% tổng lượng lũ vào tứ giác Long Xuyên

- Vùng đồi núi thấp Tịnh Biên, Tri Ôn: trừ các vùng đồi núi và vùng ven có

cốt từ +4.0 m trở lên, vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của lũ từ biên giới

tràn qua và đổ ra biển Tây theo hệ thống kênh rạch mới được nhà nước đầu

tư nên mức độ thiệt hại do lũ gây ra được giảm thiểu nhiều

1.3 Kết luận chương I

Các điều kiện tự nhiên xã hội huyện Tri tôn, tỉnh An Giang và điều kiện khí hậu

cụ thể là lượng mưa, điều kiện địa hình và thủy văn khu vực nghiên cứu đã được giới thiệu trong chương này;

Tổng quan về quá trình lũ trên lưu vực sông Hậu đặc biệt đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh Cường độ lũ và đỉnh lũ và thời gian kéo dài của lũ ảnh hưởng đến việc khai thác an toàn một số công trình cầu thuộc địa bàn huyện Tri Tôn, được trình bày trong chương này làm cơ sở cho việc phân tích đường quá trình lũ đối với lưu vực nhận được

từ mô hình thủy văn HEC–HMS (Chương 3) kết hợp với công cụ Arctoolbox được tích hợp trong phần mềm ArcGIS (Chương 2)

Trang 27

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM ARCGIS CHO TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY TÍCH LŨY VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH THỦY VĂN HEC − HMS

2.1 Nghiên cứu phần mềm ARCGIS cho tính toán dòng chảy tích lũy

2.1.1 Giới thiệu chung

Hệ thống thông tin địa lý (GIS), được phát triển đầu những năm 60 thế kỷ XX mang lại nhiều tiện ích hiện nay trong các lĩnh vực kinh tế − xã hội [3] Công nghệ GIS được phát triển tích hợp trên nền WebGIS/ArcGIS có khả năng nghiên cứu về lưu vực, phân tích địa hình ứng dụng trong quy hoạch giao thông, thoát nước, … dựa trên phân tích dữ liệu không gian nhận được từ bản đồ cao độ số DEM Ứng dụng của phần mềm ArcGIS phân tích dòng chảy mặt và phân chia lưu vực được trình bày trong phần này

Công cụ Arc Hydro Tools được tích hợp trong ArcGIS cho phép phân tích dòng chảy trên cơ sở thuật toán đơn hướng D8 Thuật toán này sử dụng ma trận các điểm

ảnh (Hình 2.1(a)), kích thước mỗi ma trận con là 3 x 3 Hướng dòng chảy tại một ô

(cell/pixel) bất kỳ thuộc ma trận con được xác định là hướng dốc nhất từ ô đó so với 8

ô xung quanh (Hình 2.1(b)) Thuật toán lặp kết thúc khi toàn bộ hướng dòng chảy tại mọi điểm ảnh đều được xác định (Hình 2.1(c)) Các kết quả về hướng dòng chảy, dòng chảy tích lũy, độ dốc và sự phân chia lưu vực nhận được khi quá trình lặp kết thúc

Hình 2.1: Xác định hướng dòng chảy

2.1.2 Phân chia lưu vực, phân tích dòng chảy mặt và tính toán tích lũy dòng chảy

Mô hình cao độ số DEM được tải về từ cơ sở dữ liệu Global Mapper với độ phân giải 30 x 30 m định dạng *.tip trong đó mỗi ô ứng với cao độ số của lưu vực tại một

điểm Công cụ Arc Toolbox được tích hợp trong ArcGIS cho phép mã hóa từ dạng

Raster sang ACSII nhận được cao độ số của mỗi ô cụ thể (Hình 1(a)) Thuật toán phân tích dòng chảy mặt D8 được thực hiện theo các bước sau:

Trang 28

(i) Xử lý dữ liệu DEM: Mục đích xóa các địa hình cục bộ và xóa các vùng

bằng phẳng gây sai lầm trong xác định hướng dòng chảy chung;

(ii) (ii) Xác định hướng dòng chảy: Từ tâm của một ô, dòng chảy chỉ có thể

chảy sang tâm của một ô lân cận theo hướng có độ dốc lớn nhất Độ dốc

được xác định thông qua độ chênh cao của ô xem xét so với tám ô lân cận

d z z

d z z

arctan

θ , trong

đó: S i là độ dốc, [%]; θi góc dốc, [độ]; z là độ cao của ô xem xét; z i: độ cao của các ô lân cận; d i = 1 hoặc 2 là khảng cách giữa hai ô lân cận Hình 1(b) hiển thị kết quả của một ví dụ xác định hướng dòng chảy; (iii) (iii) Tính toán dòng chảy tích lũy: Sự tích lũy dòng chảy tại mỗi ô bằng

tổng số ô tập trung nước về ô đó theo hướng dòng chảy đã được xác định

ở bước (ii) Kết quả hướng dòng chảy nhận được trong Hình 2.1(b) được

tính tích lũy và hiển thị bằng số trên Hình 2.1(c), trong đó ô có giá trị bằng 35 là ô có tổng số ô chảy về nó nhiều nhất, tương ứng với cửa ra của ví dụ tính toán Sự liên kết hướng dòng chảy giữa các ô lưới cho phép phân cấp dòng chảy trong lưu vực

Hình 2.2: Phân tích dòng chảy mặt và phân chia lưu vực

Trang 29

2.1.5 Thủ tục phân chia lưu vực, phân tích dòng chảy mặt và tích lũy dòng chảy

Thủ tục phân chia lưu vực, phân tích dòng chảy mặt và tính toán tích lũy dòng chảy bằng công cụ Arctoolbox được tích hợp trong phần mềm ArcGIS được thực hiện theo các bước, cụ thể như sau:

Global Data Explorer bằng cách truy cập địa chỉ: http://gdex.cr.usgs.gov/gdex/, lựa chọn Map Layers → Background Image

→ chọn ASTER Global DEM (bản đồ cao độ số) → Data Coverage (dữ liệu lớp phủ mặt đất) → chọn NASA SRTM 1 arcsec (30 m x 30 m)/hoặc NASA SRTM 3 arcsec (90 m x 90 m);

Define Area by Country or District/State or Province (chọn quốc gia hoặc khu vực thuộc tỉnh, thành phố cần nghiên cứu) bằng cách gõ trực tiếp bằng tên hoặc sử dụng các biểu tượng Define Polygone Area/hoặc Define Rectangular Area/hoặc Clear Defined Area;

Download Data for Defined Area (Requires Login) → Hộp Download xuất hiện, chọn:

Product: NASA SRTM V3.0, 3 arcsec Format: GeoTIFF

Projection: UTM Zone 48 Compressed: angiang.zip

Chọn Submit → Dowload chọn nơi để lưu file angiang.zip vào máy tính, ví dụ: D:\VIDU\angiang.zip;

D:\VIDU\angiang.tif ở Bước A);

ArcToolbox → Data Management Tools → Raster → Raster Dataset →

Coppy Raster → Hộp Coppy Raster xuất hiện chọn:

Input Raster: D:\VIDU\angiang.tif Ouput Raster Dataset: D:\VIDU\ag_cp (coppy và lưu với tên file là file ag_cp)

Configuration Keyword (optional): chọn DEFAULTS Ignore Background Value (optional): chọn giá trị 0 NoData Value (optional): chọn giá trị 0 Pixel Type (optional): chọn 16_BIT_SIGNED

→ OK kết quả bản đồ số DEM angiang.tif đã được coppy về 16bit với tên ag_cp.tif;

(ii) Hiệu chỉnh bản đồ số DEM với tên ag_cp.tif:

Trang 30

ArcToolbox → Spatial Analyst Tools → Hydrology:

→ Fill → Hộp Fill xuất hiện chọn:

Input surface raster: D:\VIDU\ag_cp Output surface raster: D:\VIDU\fill (đặt tên là fill)

→ OK kết quả bản đồ số DEM binhdinh.tif đã được coppy về 16bit với tên ag_cp.tif;

→ Flow Direction → Hộp Flow Direction xuất hiện chọn:

Input surface raster: D:\VIDU\fill Ouput surface raster: D:\VIDU\flow_d (đặt tên là flow_d)

→ OK;

→ Flow Accumulation → Hộp Flow Accumulation xuất hiện chọn:

Input flow direction raster: D:\VIDU\flow_d Ouput accumulation raster: D:\VIDU\flow_acc (đặt tên là flow_acc)

Output data type (ptional): chọn FLOAT

→ OK;

ArcToolbox → Spatial Analyst Tools → Reclass:

→ Reclassify → Hộp Reclassify xuất hiện chọn:

Input raster: D:\VIDU\flow_acc Reclassification:

→ Classify → Hộp Classification xuất hiện chọn:

Classes: 3 (3 cấp sông suối) → OK

→ trở về hộp Reclassify xuất hiện chọn tiếp:

Old values New values

Tự động theo máy tính NoData

Tự động theo máy tính 1

Tự động theo máy tính 2

NoData NoData Ouput surface raster: D:\VIDU\reclass (đặt tên là reclass)

→ OK;

ArcToolbox → Spatial Analyst Tools → Hydrology:

→ Stream Order → Hộp Stream Order xuất hiện chọn:

Input stream raster: D:\VIDU\reclass

Ngày đăng: 31/05/2023, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w