LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Khái quát hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Hoạt động tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu là: quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính, quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Việc quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp Nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải chủ động trước mọi sự biến động của nền kinh tế, các nhân tố khách quan khó lường trước được, để có thể đưa ra quyết định phù hợp, nhằm giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển Cơ sở để đưa ra các quyết định đó thì doanh nghiệp cần tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp
Như vậy, phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp Và ngược lại, hoạt động tài chính doanh nghiệp làm cơ sở cho quá trình phân tích tài chính Do đó, phân tích tài chính thực sự được chú trọng và phát triển bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính trong các doanh nghiệp và khả năng khai thác công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi Thông qua công tác phân tích tài chính, nhà phân tích sẽ đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, đồng thời dự đoán được sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn.
1.1.2 Khái phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ để xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Nhà phân tích sẽ phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, từ đó đưa ra những nhận định đánh giá về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, từ đó nhận biết, dự báo tình hình tài chính và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định đầu tư và tài trợ phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Do đó, phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng khác nhau, mỗi nhóm đối tượng sử dụng các chỉ số và các thông tin thu được để đưa ra các quyết định khác nhau với mục đích tối ưu hóa lợi ích của mình.
1.1.3 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp
Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, các thông tin về mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế, với nội bộ doanh nghiệp, phân tích tài chính sẽ cho thấy các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúp kiểm tra phân tích tổng hợp toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp Nhà phân tích khi phân tích tài chính cần cân nhắc giữa hai yếu tố rủi ro và khả năng sinh lãi của doanh nghiệp: rủi ro càng lớn thì khả năng sinh lãi càng cao và ngược lại
Ngoài ra, phân tích tài chính còn cung cấp thông tin, số liệu để kiểm tra đánh giá, giám sát tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách tài chính của doanh nghiệp
Việc phân tích tài chính là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, ở những vị trí khác nhau, các chủ thể quan tâm sẽ có những nhìn nhận đánh giá với những mục tiêu khác nhau
1.1.3.1 Phân tích tài chính với các nhà quản trị
Các hoạt động phân tích tài chính nội bộ khác với phân tích tài chínH bên ngoài do các nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành Các nhà quản trị có thông tin đầy đủ, hiểu và nắm rõ hơn về doanh nghiệp, do đó, có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các nhà phân tích bên ngoài để có thể có những phân tích tài chính xác thực nhất.
Phân tích tài chính nội bộ có nhiều mục tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, giúp nhà quản trị đánh giá được thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp từ đó tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ và các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
- Từ những kết quả phân tích được, định hướng các quyết định tài chính của các nhà quản trị như: quyết định đầu tư, phân chia lợi nhuận, Đồng thời đưa ra các dự báo tài chính.
Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1 Quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu tài chính và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai Quy trình phân tích tài chính bao gồm:
- Bước 1: Thu thập thông tin
Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính gồm những thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Thông tin bên trong doanh nghiệp chủ yếu là các báo cáo tài chính, các thông tin bên ngoài doanh nghiệp là các thông tin về thị trường, chính sách tài chính,
- Bước 2: Xử lý thông tin
Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm so sánh, đánh giá, giải thích, tìm ra các nguyên nhân của kết quả kinh doanh đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình phân tích và quyết định sau này Có thực hiện xử lý thông tin tốt thì công tác phân tích mới đạt hiệu quả.
- Bước 3: Phân tích và ra quyết định
Sau khi xử lý thông tin thu thập được, người phân tích sẽ tiến hành tìm hiểu để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và những nhân tố gây ra sự biến động này Từ đó, người ta tìm biện pháp khắc phục những yếu kém còn tồn tại và phát huy những kết quả tích cực đã đạt được Đây là khâu đòi hỏi người phân tích phải có trình độ chuyên môn cao, có sự nhạy cảm trong công tác phân tích cũng như có ý thức trách nhiệm của cán bộ phân tích.
Với kết quả phân tích được, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có các quyết định khác nhau Đối với chủ doanh nghiệp, họ sẽ đưa ra các quyết định tài chính cần thiết phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp Còn đối với chủ đầu tư, thì kết quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp họ quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Nếu có thì nên đầu tư bao nhiêu?
1.2.2 Nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn thông tin này đem đến cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.Theo đó, sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây là nguonf thông tin rất cần thiết đối với bất ký doanh nghiệp nào vì khi tiến hành phân tích, điểu quan trọng là kết quả phân tích đó phải được đặt trong sự xuất hiện của cơ hội mang tính chu kỳ: qua kỳ tăng trưởng thì sẽ đến giai đoạn suy thoái và ngược lại.
Ngoài ra, phân tích tài chính còn phải lưu ý tới những thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà doanh nghiệp phải trình lên cơ quan có thẩm quyền: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,…)
1.2.2.2 Nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp
Nguồn thông tin quan trọng nhất giúp đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp là thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp thông tin này phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán Phân tích tài chính được thực hiện thông qua việc sử dụng các báo cáo tài chính như: bẩng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
1.2.2.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp cân đối tổng thể phản ánh tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn ở một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối cùng của năm tài chính Đây là tài liệu quan trọng đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thực chất, bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, được thể hiện qua các chỉ tiêu nội bảng và ngoại bảng Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp Mặt khác, nhìn vào bảng cân đối kế toán ta có thể thấy những quyết định về đầu tư và quyết định lựa chọn nguồn tài trợ: quyết định đầu tư thể hiện bên phần tài sản, quyết định tài trợ thể hiện bên phần nguồn vốn.
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng thanh khoản giảm dần từ trên xuống.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể thấy được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, bảng cân đối kế toán giúp nhà phân tích đánh giá được khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
1.2.2.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Thông qua đó nhà phân tích nắm bắt được các thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quả lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh: khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo này cho biết kết quả kinh doanh của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cho phép nhà phân tích dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Đồng thời, nhà phân tích có thể so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán được hàng hóa với tổng chi phí phát sinh và số tiền xuất quỹ thực tế để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp Tài liệu này được lập trên cơ sở các báo cáo kết quả kinh doanh trước đó và số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết theo dõi các tài khoản phản ánh thu nhập, phản ánh chi phí và tài khoản phản ánh kết quả Thông qua báo cáo này này, nhà phân tích có thể đánh giá hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các chỉ tiêu có tính chất định lượng về tương đối và tuyệt đối Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong phân tích tài chính doanh nghiệp, giúp nhà phân tích nhận biết xu hướng vận động của các đối tượng tài chính.
1.2.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo phản ánh diễn biến luồng tiền vào trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư của doanh nghiệp trong từng thời kỳ ngắn (thường là từng tháng).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: giúp nhà phân tích kiểm soát được sự vận động thường xuyên của các luồng tiền thực nhập quỹ và thực xuất quỹ, tình hình đầu tư, tài trợ bằng tiền trợ cấp của doanh nghiệp (được phản ánh thông qua 3 nguồn tiền chủ yếu: từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động đầu tư, từ hoạt động tài chính) Báo cáo trên cung cấp thông tin về các luồng tiền ra, vào, các khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền ít chịu rủi ro như lỗ về mặt giá trị do sự biến động của lãi suất hay tỷ giá… Do đó, ta có thể thấy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ không giống hai loại báo cáo đã được đề cập tới ở trên, nó cung cấp những thông tin về dòng tiền lưu chuyển và các khoản coi như tiền – những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, ít chịu rủi ro về giá trị do những thay đổi về lãi suất Những luồng tiền vào ra và những khoản tương đương tiền được chia thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh; lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư tài chính; lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động khác (những hoạt động không thường xuyên).
Nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà phân tích có thể đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp Từ đó có thể lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng chi trả.
1.2.2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhà phân tích, ảnh hưởng đế các quyết định đầu tư, tài trợ của các đối tượng quan tâm Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ phát huy tác dụng khi nó phản ánh trung thực thực trạng tài chính của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành Muốn vậy, thông tin sử dụng phải chính xác có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.
1.3.1.1 Chất lượng thông tin Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, do một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa với doanh nghiệp Do đó, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính, có ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả phân tích tài chính cũng như các quyết định được đưa ra.
Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh trực tiếp tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể thấy được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại, từ đó dự đoán được xu hướng phát triển trong tương lai Thông tin sử dụng phải mang tính kịp thời, phù hợp và chính xác, như vậy thông tin mới có độ tin cậy, giúp phân tích tài chính có chất lượng tốt.
1.3.1.2 Lựa chọn phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Với nguồn thông tin thu thập được, cán bộ phân tích tài chính sẽ lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp nhất với loại hình, quy mô doanh nghiệp của mình Việc lựa chọn phương pháp phân tích sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công tác phân tích đạt hiệu quả hay không? Ngày nay, các phương pháp phân tích tài chính ngày càng được hoàn thiện, và được ứng dụng vào trong hoạt động phân tích tài chính, đo đó góp phần nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính: kết quả phân tích chính xác, phản ánh toàn diện, tốn ít thời gian, sức lao động và tiền bạc.
1.3.1.3.Nhân tốtrình độ cán bộ phân tích Để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích phải tiến hành thu thập thông tin phù hợp và chính xác, nhưng để tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa ra kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản Điều này phụ thuộc vào trình độ cán bộ thực hiện phân tích Từ các thông tin thu thập được, cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đã tính toán được với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu trên Nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói” Do đó, việc phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao, nhằm đưa ra những đánh giá chính xác về chất lượng tài chính của doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
1.3.1.4 Hình thức kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh riêng, các đặc điểm này thể hiện trong đầu tư, công nghệ, rủi ro, cải tiến sản phẩm,… Do đó mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một tiêu chuẩn do chính hoạt động phân tích tài chính của mình sau khi đã đưa các yếu tố này vào xem xét Vì vậy, chuẩn mực để đánh giá chất lượng phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau Như vậy, công tác phân tích tài chính ở các doanh nghiệp khác nhau sẽ có sự khác nhau.
Hệ thống pháp lý của nền kinh tế có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, khuyến khích hay hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho nhà phân tích dễ dàng lựa chọn phương pháp phân tích tài chính phù hợp. Ngược lại, hệ thống pháp lý bất ổn sẽ khiến cho công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp có nhiều sai lệch, làm giảm chất lượng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.3.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích Người ta chỉ có thể nhận xét các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấy khi đem so sánh chúng với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự (đại diện là chỉ tiêu trung bình ngành) Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpmình.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TYUSER INTERFACE TECHNOLOGY VIETNAM
Khái quát về công ty User Interface Technology Vietnam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công ty TNHH User Interface Technology Việt Nam (viết tắt là
- Cơ quan cấp phép: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh.
- Địa chỉ: KCN Yên Phong, Xã Long Châu, Huyện Yên Phong, T Bắc Ninh.
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài.
- Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu.
- Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty User Interface Technology Việt Nam là công ty TNHH 100% vốn nước ngoài, được thành lập từ năm 2008 theo giấy chứng nhận đầu tư số
212023000115 do Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cấp ngày 19/02/2008, thay đổi lần thứ nhất ngày 08/04/2010, thay đổi lần thứ hai ngày 08/09/2011 Thời gian hoạt động của Công ty là 47 (Bốn mươi bảy) năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư
Trải qua hơn 6 năm thành lập và phát triển, lãnh đạo và nhân viên trong công ty đã cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức trong điều kiện sức mạnh tài chính của công ty còn yếu kém Cùng với những trở ngại đối với một công ty còn non trẻ, cán bộ và nhân viên trong công ty đã tích lũy những kinh nghiệm cũng như nguồn vốn, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đã từng bước đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp vững mạnh so với các doanh nghiệp khác trong cùng khu công nghiệp Công ty đang dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, khách hàng trong và ngoài nước, khả năng tài chính ngày càng được củng cố, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như cung cách phục vụ khách hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
2.1.2.2 Chức năng của từng phòng ban
Giám đốc điều hành Park Jung Soo: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành, quản lý, giám sát mọi hoạt động trong công ty, kết nối và phối hợp giữa các bộ phận; đảm bảo các mục tiêu hiện tại và tương lai của Công ty; chịu trách nhiệm lên định hướng chiến lược và quyết
Giám đốc điều hành PARK JUNG SOO
Mua vật tư Kỹ thuật chế tạo
SMT kỹ thuật chế tạo
AUDIT định các vấn đề quan trọng trong Công ty Giám đốc điều hành còn là người toàn quyền quyết định, là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật.
2.1.2.2.2 Phòng hỗ trợ kinh doanh
Phòng hỗ trợ kinh doanh: là phòng xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác để thu hồi vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm đã được phê duyệt của công ty; tổ chức, tiếp thị quảng cáo, bán hàng nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tối đa hóa lợi nhuận Phòng ban này được quyền yêu cầu các phòng cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ quá trình kinh doanh theo yêu cầu của giám đốc Người trực tiếp quản lý hoạt động của phòng này là trưởng phòng nhân sự thực hiện việc quản lý hoạt động của phòng, tổ chức phân công công việc đối với nhân viên trong công ty.
Phòng mua – vật tư: là phòng mua sắm, cung cấp vật tư nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của công ty Phòng này có nhiệm vụ khai thác nguồn đầu vào chất lượng tốt với giá tốt, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty; quản lý, bảo quản nguyên nhiên vật liệu; căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và cung ứng vật tư; chịu trách nhiệm thống kê và cung cấp số lượng đã xuất ra khi phương tiện hoàn thành đối chiếu với kế toán ban đầu để làm cơ sở quyết toán.
2.1.2.2.4 Phòng kỹ thuật chế tạo
Phòng kỹ thuật chế tạo: là phòng thiết kế và triển khai các hệ thống quá trình sản xuất, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra; tìm tòi tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng công cụ hiện đại vào trong sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Phòng chất lượng: là phòng trực tiếp quản lý, kiểm tra sản phẩm; kiểm soát đánh giá việc thực hiện mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng; đánh giá chất lượng sản phẩm và đưa ra giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng, hoàn thiện sản phẩm; nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai việc áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm vào trong sản xuất.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty User Interface Technology Vietnam là công ty TNHH 100% vốn nước ngoài, là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với ngành nghề kinh doanh là sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu.
Trải qua thời gian hoạt động tại Việt Nam, về cơ bản Công ty đang dần xây dựng uy tín và củng cố vị thế, sức mạnh tài chính của mình trong nền kinh tế.
Quy trình công tác phân tích tài chính tại Công ty User Interface
Hiện nay, Giám đốc công ty giao việc tổ chức công tác phân tích tài chính cho kế toán trường công ty đảm nhiệm Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn nhân viên có liên quan thực hiện việc phân tích Kế toán trưởng là người đưa ra kết luận cuối cùng trong hoạt động phân tích tài chính, từ đó tham mưu cho ban giám đốc về phương hướng chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty được tổ chức tại bộ phận tài chính thương mại là chưa phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán Công ty, nhưng bộ phậnTài chính thương mại là nơi trực tiếp thu thập và xử lý những thông tin kế toán tài chính thì các nhân viên là những người nắm và hiểu các số liệu hơn ai hết, do đó việc phân tích tài chính được tiến hành thuận lợi hơn.
Sơ đồ Quy trình phân tích tài chính tại Công ty User Interface
2.2.1 Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty User Interface Technology Vietnam
Hiện nay, công tác phân tích tài chính tại Công ty chủ yếu sử dụng nguồn thông tin từ nội bộ doanh nghiệp, đó là các báo cáo tài chính của Công ty Đặc biệt là bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hai báo cáo này được lập hàng năm thông qua số liệu tổng hợp của từng tháng, quý.
Phân tích và ra quyết định
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Đồng
Tài sản Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I - Tiền và các khoản tương đương tiền 1,221,382,502 3,070,294,974 333,926,044
2 Các khoản tương đương tiền
II - Các khoản đầu tư chính ngắn hạn 400,000,000,000
3 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III - Các khoản phải thu ngắn hạn 270,933,481,784 490,987,146,721 148,285,518,224
2 Trả trước cho người bán 31,234,304,873 30,426,011,456 30,848,992,303
3 Phải thu nội bộ ngăn hạn 32,604,182,454
4 Phải thu theo tiến độ hợp đồng XD
5 Các khoản phải thu khác 48,502,174,808 102,785,897,939
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*)
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*)
V - Tài sản ngắn hạn khác 7,716,534,144 5,710,705,229 5,977,351,055
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 6,932,426,704 5,110,755,480 5,365,260,044
2 Thuế GTGT được khấu trừ 32,763,785 116,183,583
3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước
4 Tài sản ngắn hạn khác 751,343,655 483,766,166 612,091,011
I - Các khoản phải thu dài hạn
II - Tài sản cố định 987,161,768,317 947,772,499,780 912,649,095,262
1 Tài sản cố định hữu hình 905,174,253,881 886,342,884,783 907,600,346,990
- Giá trị hao mòn luỹ kế(*) -81,785,858,646 -109,399,209,209 -163,658,192,667
2 Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
3 Tài sản cố định vô hình 73,947,990,273 59,586,602,245
- Giá trị hao mòn luỹ kế(*) -21,093,358,805 -24,722,765,227
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 8,039,524,163 1,843,012,752 5,048,748,272
III - Bất động sản đầu tư
IV - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V Tài sản dài hạn khác 127,770,234,588 104,020,430,745 102,932,634,831
1 Chi phí trả trước dài hạn 121,724,683,262 98,736,190,505 102,469,034,831
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 6,045,551,326
3 Tài sản dài hạn khác 5,284,240,240 463,600,000
1 Vay và nợ ngắn hạn 160,176,012,157 148,521,424,933 352,474,545,143
2 Phải trả cho người bán 17,413,369,715 18,679,477,906 17,809,192,698
3 Người mua trả tiền trước 1,067,865,494 502,735,922 611,579,533
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 22,998,292,376 55,036,731,695 62,079,811,334
5 Phải trả người lao động 3,210,190,029 4,704,415,457 4,609,156,000
8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD
9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10,127,800,691 4,517,364,064 8,411,435,980
10 Dự phòng phải trả ngăn hạn
11 Quĩ khen thưởng phúc lợi 1,489,901,012 1,047,086,374 546,216,153
1 Phải trả dài hạn người bán
2 Phải trả dài hạn nội bộ
3 Phải trả dài hạn khác 24,333,661,583 23,349,335,583 24,557,346,751
4 Vay và nợ dài hạn 649,774,414,485 685,267,668,582 411,996,586,828
5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 476,847,600
7 Dự phòng phải trả dài hạn
1 Vốn đầu tư chủ sở hữu 435,030,000,000 435,030,000,000 435,030,000,000
2 Thặng dư vốn cổ phần 8,820,270,056
7 Quỹ đầu tư phát triển 9,022,107,363 9,138,181,391
8 Quỹ dự phòng tài chính 2,450,075,015 2,506,140,934 2,564,177,948
9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,836,073,960 2,721,058,283 4,096,127,111
11 Nguồn vốn đầu tư XDCB
12 Quĩ hỗ trợ sắp xếp lại doanh nghiệp
II - Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0
(Nguồn: Số liệu phòng Tài chính thương mại)
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu năm 2011 năm 2012 năm 2013
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 517,978,348,680 526,585,237,376 285,341,970,597
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 735,815,391 593,780,386 741,529,665
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10-02) 517,242,533,289 525,991,456,990 284,600,440,932
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20-11) 241,225,959,225 266,045,156,133 24,111,715,010
6 Doanh thu hoạt động tài chính 27,633,917 19,602,936 57,613,016,798
- Trong đó lãi vay phải trả 154,372,276,752 139,506,012,635 100,479,066,204
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 46,278,681,934 38,808,914,387 38,382,856,460
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 +(21-22)-
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (500+40) 2,364,871,363 47,450,491,010 1,003,528,031
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 591,217,841 11,862,622,753 250,882,008
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
18 Lãi cơ bả ntrên cổ phiếu
(Nguồn: Số liệu phòng Tài chính thương mại) 2.1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng tại Công ty User Interface Technology Vietnam
Hiện nay Công ty đang áp dụng hai phương pháp phân tích tài chính là phương pháp này được áp dụng xen kẽ bổ sung cho nhay, vì vậy góp phần làm cho công tác phân tích tài chính tại Công ty đạt hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, sự kết hợp này vẫn chưa mang đến hiệu quả tối ưu cho hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Sau khi tiến hành phân tích, kế toán trưởng của Công ty sẽ đưa ra bảng tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch của năm và tham mưu cho ban giám đọc về chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới.
2.1.4 Thông tin được sử dụng
Thông tin được Công ty sử dụng trong phân tích tài chính là các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Các báo cáo này được tổng hợp và lập định kỳ bởi phòng Tài chính thương mại Công ty chưa sử dụng số liệu của nhiều năm liên tiếp để đánh giá sự biến động qua nhiều năm, do đó những đánh giá chưa thực sự bám sát tình hình tài chính thực tế của Công ty.
Ngoài những thông tin từ các Báo cáo tài chính trên, Công ty hầu như không sử dụng thêm một nguồn thông tin nào từ bên ngoài như: biến động nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, các thông tin liên quan đến các đối thủ cạnh tranh cùng ngành,… đây là một thực tế tồn tại ở hầu hết các công ty đang hoạt động tại Việt Nam.
Việc xử lý thông tin mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, so sánh, giải thích một số chỉ tiêu mà hầu như chưa đánh giá, giải thích nguyên nhân dẫn tới kết quả đó Các thông tin chưa có sự kiểm tra tính xác thực, bổ sung các thông tin khác và xử lý sơ bộ.
Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty
2.2.1.Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây
Công ty tiến hành phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở những chỉ tiêu thu thập được trên bảng Cân đối kế toán vàBáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập hàng năm tại Công ty.
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu khái quát tình hình hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty trong ba năm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 năm 2012/2011 năm 2013/2012
1 Vốn đầu tư chủ sở hữu 435,030,000,000 435,030,000,000 435,030,000,000 0 0 0 0
2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 517,978,348,680 526,585,237,376 285,341,970,597 8,606,888,696 0.017 -
3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,364,871,363 47,450,491,010 1,003,528,031 45,085,619,647 19.065 -46,446,962,979 -0.98
(Nguồn: Số liệu phòng Tài chính thương mại)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn kinh doanh từ chủ sở hữu của Công ty không thay đổi qua các năm Điều này cho thấy, công ty không đầu tư thêm vốn chủ sở hữu của mình vào việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Doanh thu tăng trong năm 2012, sau đó bị sụt giảm mạnh trong năm
2013, năm 2012 tăng 8,606,888,696 đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 0.017%; năm 2013 so với 2012 giảm 241,243,266,779 đồng, tỷ lệ giảm 0.46% Lợi nhuận sau thuế tăng lên trong năm 2012, sau đó bị giảm trong năm 2013 Cụ thể năm 2012 tăng 45,085,619,647 đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 19.07%; năm 2013 giảm 46,446,962,979 đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 0.98% Lợi nhuận sau thuế tăng lên trong năm 2012, và có dấu hiệu giảm xuống trong năm 2013; năm 2012 tăng 33,814,214,735 đồng so với năm
2011, tỷ lệ tăng 19.07 %; năm 2013 giảm 34,835,222,234 đồng so với năm
Rõ ràng, trong năm 2012, tốc độ tăng doanh thu rất thấp so với năm
2011, trong khi tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế của Công ty lại rất cao Điều này cho thấy, nguyên nhân gây sụt giảm lợi nhuận trong năm 2011 của Công ty không xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cần phải xem xét lại chính sách đầu tư, sử dụng vốn của mình
2.2.2 Phân tích tình hình sự biến động về vốn và nguồn vốn của Công ty User Interface Technology Vietnam
2.2.2.1 Phân tích tình hình vốn kinh doanh
Công ty tiến hành so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ của các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán để thấy sự biến động của quy mô kinh doanh,năng lực kinhdoanh của Công ty.
Bảng 2.4 Bảng phân tích tình hình vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT : Đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
I - Tiền và các khoản tương đương tiền 1,221,382,502 0.43 3,070,294,974 0.61 333,926,044 0.06 1,848,912,472 -2,736,368,930 151.38 -89.12
II - Các khoản đầu tư chính ngắn hạn 400,000,000,000 71.42 0 400,000,000,000
III - Các khoản phải thu ngắn hạn 270,933,481,784 94.65 490,987,146,721 97.20 148,285,518,224 26.48 220,053,664,937 -
V - Tài sản ngắn hạn khác 7,716,534,144 2.70 5,710,705,229 1.13 5,977,351,055 1.07 -2,005,828,915 266,645,826 -25.99 4.67
I - Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - -
II - Tài sản cố định 987,161,768,317 88.54 947,772,499,780 90.11 912,649,095,262 89.86 -39,389,268,537 -35,123,404,518 -3.99 -3.71
III - Bất động sản đầu tư - - - - - - - - -
IV - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - - -
V Tài sản dài hạn khác 127,770,234,588 11.46 104,020,430,745 9.89 102,932,634,831 10.14 -23,749,803,843 -1,087,795,914 -18.59 -1.05Tổng tài sản (2700+200) 1,401,174,426,723 100.00 1,556,913,838,428 100.00 1,575,617,398,815 100.00 155,739,411,705 18,703,560,387 11.11 1.20
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng tài sản hiện có của Công ty là
1 575, 617 triệu đồng, trong đó TSNH là 560,035 triệu đồng, chiếm 35,54% tổng tài sản, tài sản dài hạn là 1015,581 triệu đồng chiếm 89.86% tổng tài sản.
Trước hết xem xét sự biến động của tài sản ngắn hạn: Dự trữ tiền năm
2013 là 0,333 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 89,12% Mặc dù nợ ngắn hạn trong năm 2013 tăng lên so với năm
2012, nhưng khi xem xét chi tiết thời gian thanh toán, Công ty nhận thấy phần lớn nợ ngắn hạn là những khoản nợ mới vay nên việc thanh toán không còn là vấn đề đáng lo ngại với doanh nghiệp lúc này Mức dự trữ tiền mặt trong năm
2012 so với năm 2011 thì hoàn toàn ngược lại, lượng tiền năm 2012 tăng
1 848 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 151,38% Điều này có thể do Công ty nhận thấy trong năm 2012 nợ ngắn hạn phải trả tăng lên nhiều so với năm 2011, nên Công ty muốn tăng mức dự trữ tiền mặt nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của mình.
Trong năm 2013, Công ty bất ngờ dành một lượng vốn lớn đầu tư ngắn hạn mà những năm trước đó doanh nghiệp không hề có mối quan tâm đối với khoản mục này Điều này có thể do trong năm 2013, công ty nhận thức được cơ hội đầu tư tốt, cũng như thấy việc đầu tư ngắn hạn làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty nên quyết định sử dụng phần lớn tài sản ngắn hạn của mình để đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận Mặt khác, trong năm 2013, khách hàng thanh toán các khoản phải thu, khiến lượng tiền nhàn rỗi của công ty tăng lên, do đó, lượng tiền này được dùng đầu tư ngắn hạn với mục đích sinh lời.
Các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2013 giảm đáng kể so với năm
2012 cụ thể là giảm 342,701 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 69,8% Điều này là do trong năm 2013, kết quả kinh doanh của khách hàng tốt, nên họ thực hiện việc thanh toán với Công ty, hoặc do các khoản phải thu đến hạn thanh toán, nên lượng vốn bị chiếm dụng của Công ty giảm xuống Đây là một tín hiệu tốt trong việc quản lý các khoản phải thu của Công ty Trong năm 2012, các khoản phải thu tăng lên 205,053 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng 81,22% Điều này có thể được lý giải, do trong năm
2012 doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng thương mại nhằm mở rộng thị trường, thu hút sự chú ý của khách hàng, đồng thời tăng sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.
Hàng tồn kho trong năm 2013 tăng 86,112 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 1,61% Có sự biến động này là do trong năm 2012 doanh thu bán hàng tăng lên so với năm 2011, Công ty muốn tăng lượng hàng trong kho lên nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng có thể tăng lên trong năm 2013. Hàng tồn kho trong năm 2012 giảm 1 018 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ giảm là 15,98% Nguyên nhân khiến lượng hàng tồn kho bị sụt giảm trong năm 2012 là do Công ty áp dụng chính sách tín dụng thương mại đối với những khách hàng có quan hệ lâu năm, cũng như có những dịch vụ chăm sóc khách hàng đối với những khách hàng tiềm năng Nhờ áp dụng những chính sách, chiến lược trong kinh doanh của mình mà doanh thu năm 2012 tăng 1,66% so với năm 2011.
Trong hai năm 2013 và năm 2012, hầu như Công ty không có sự đầu tư lớn nào đối với tài sản dài hạn Điều này là do Công ty là doanh nghiệp mới thành lập nên hầu hết các máy móc thiết bị có thời gian sử dụng tương đối ngắn, do đó không cần sửa chữa lớn nào cho 2 năm tiếp theo Bên cạnh đó, công nghệ máy móc hiện có của Công ty vẫn đủ khả năng đáp ứng để sản xuất các mẫu mã sản phẩm, linh kiện mới đáp ứng thị hiếu của khách hàng Đối với nợ phải trả, trong các nguồn tài trợ của Công ty thì trong 2 năm
2011 và 2012, nợ ngắn hạn chiếm ẳ đến 1/3 trong tổng nợ phải trả Năm
2013, nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên đáng kể so với 2 năm trước chiếm tới61,19% , nghĩa là Công ty đã thay đổi hoàn toàn chính sách huy động vốn cũng như sử dụng nợ của mình, nhằm giảm chi phí vay, do nhu cầu đầu tư vào tài sản hiện tại của Công ty chủ yếu tập trung đầu tư vào Tài sản ngắn hạn Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến nợ ngắn hạn tăng lên là do tăng các khoản như: phải trả công nhân viên, phải trả nhà cung cấp, thuế phải nộp cho Nhà nước.
2.2.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh
Bảng 2.5 Bảng phân tích tính hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Số tiền (Đồng) Tỷ lệ (%)
II - Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2013 tăng 1,549 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,34% Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2012 tăng 1,143 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng là 0,26% Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế thu được tăng nhanh qua các năm Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 0,884 triệu đồng so với năm 2011(tương ứng với tỷ lệ tăng là 48,2%), trong năm 2013 tăng 1,375 triệu đồng so với năm 2012 (tương ứng tỷ lệ tăng là 50,53%) Ngoài ra, sự tăng lên của vốn chủ sở hữu là do doanh nghiệp trích lập quỹ đầu tư phát triển liên tiếp trong 2 năm 2012 là: 9,022 triệu đồng; năm
2013 là: 9,138 triệu đồng Việc bổ sung thêm vốn chủ sở hữu cho thấy Công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm Đồng thời, việc bổ sung thêm vốn này giúp Công ty nâng cao mức độ tự chủ về mặt tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ vay
2.2.2.3 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011 – 2013 được thể hiện trong bảng dưới đây:
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền (Đồng) Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 517,978,348,680 526,585,237,376 285,341,970,597 8,606,888,696 -
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 735,815,391 593,780,386 741,529,665 -142,035,005 147,749,279 -19.30 24.88
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10-02) 517,242,533,289 525,991,456,990 284,600,440,932 8,748,923,701 -
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20-11) 241,225,959,225 266,045,156,133 24,111,715,010 24,819,196,908 -
6 Doanh thu hoạt động tài chính 27,633,917 19,602,936 57,613,016,798 -8,030,981 57,593,413,862 -29.06 293,799.94
- Trong đó lãi vay phải trả 154,372,276,752 139,506,012,635 100,479,066,204 -
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 46,278,681,934 38,808,914,387 38,382,856,460 -7,469,767,547 -426,057,927 -16.14 -1.10
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 +(21-22)-(24+25)) -1,501,225,940 43,832,885,717 -82,349,283,595 45,334,111,657 -
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 591,217,841 11,862,622,753 250,882,008 11,271,404,912 -11,611,740,745 1,906.47 -97.89
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Bảng 2.6 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013
Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty User Interface
2.3.1Những kết quả đạt được
Việc thực hiện hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp mới đượcCông ty triển khai trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên đã thu được kết quả bước đầu mang tính tích cực: giúp cho nhà quản lý Công ty có cái nhìn chính xác về thực trạng tài chính của Công ty, những kết quả đã đạt được,những mặt mạnh cần phát huy, điểm yếu cần phải tìm biện pháp khắc phục,những vấn đề còn tồn tại và cần được cải thiện, từ đó có những quyết định nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả quản lý tài chính
2.3.1.1 Công tác quản lý Tài chính – kế toán
- Chế độ báo cáo tài chính: trong năm công tác báo cáo tài chính của công ty thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của Nhà nước Số liệu được tổng hợp chính xác kịp thời, theo sát kết quả sản xuất, tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty.
- Công tác thống kê: được thực hiện kịp thời, đầy đủ theo đánh giá của
Cơ quan có thẩm quyền.
- Cung ứng vốn: luôn đáp ứng vốn đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn, sản phẩm được hoàn thành đúng theo kế hoạch đặt ra, cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.3.1.2 Tổ chức quy trình phân tích tài chính
Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, quy trình phân tích tài chính tại Công ty được thực hiện khá linh hoạt Trong quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính đã có sự phân công công việc cần thực hiện cho các nhân viên có liên quan đến công tác phân tích tài chính Kế toán trưởng đã phân công công việc trong quá trình phân tích cho từng hợp phù hợp năng lực cũng như yêu cầu của từng giai đoạn Điều này giúp cho chất lượng công tác phân tích tài chính tại Công ty đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Mặt khác, thông tin sử dụng trong quá trình phân tích được chính nhân viên tham gia phân tích trực tiếp thu thập và xử lý, nên giảm thiểu sai lệch về thông tin trong quá trình phân tích.
2.3.1.3 Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính tại Công ty
Thông tin được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính tại Công tyUser Interface Technology Vietnam là hoàn toàn xác thực Những thông tin này chủ yếu được sử dụng trong nội bộ Công ty Chính từ nguồn thông tin mà kết quả phân tích được là hoàn toàn đáng tin cậy, từ những kết quả đó mà đưa ra được những tham mưu tương đối phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển của Công ty.
2.3.1.4 Phương pháp phân tích tài chính tại Công ty
Trong quá trình phân tích Công ty đã sử dụng hai phương pháp phân tích phổ biến được sử dụng đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh Việc kết hợp linh hoạt đan xen giữa hai phương pháp này trong quá trình phân tích đã đem lại hiệu quả phân tích tối ưu nhất Việc lựa chọn hai phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, do trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích có phần bị hạn chế,mặt khác, hai phương pháp này là hai phương pháp tương đối đơn giản dễ thực hiện.
Trên thực tế, Công ty đã sử dụng rất tốt hai phương pháp này trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh vừa qua.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Tổ chức quy trinh phân tích tài chính
Công tác tổ chức phân tích tài chính tại Công ty chưa được chú trọng, trình độ chuyên môn hóa còn thấp, do cán bộ đảm nhiệm là nhân viên kế toán đồng thời là những nhân viên phân tích tài chính Điều này có nghĩa, chất lượng phân tích tài chính tại công ty thu được không thể đạt được hiệu quả tốt nhất Điểu này thường thầy ở hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
2.3.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Nguồn thông tin phân tích tài chính mà Công ty sử dụng là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được lập hàng năm tại Công ty.Chỉ dựa vào hai nguồn thông tin này, thì kết quả phân tích được không hoàn toàn chính xác Trong quá trình phân tích, Công ty nên đan xen bổ sung nguồn thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, như vậy chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp chắc chắn sẽ được nâng lên.
Ngoài ra, Công ty cần chú trọng tới các thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp như: các chính sách của Nhà nước, các thông tin trong ngành,… từ đó có những so sánh đối với các doanh nghiệp cùng ngành, cũng như chất lượng phân tích tài chính bám sát với chính sách kinh tế mà Nhà nước đưa ra.
2.3.2.3 Phương pháp phân tích tài chính
Hai phương pháp mà Công ty đang áp dụng tuy dễ thực hiện nhưng những kết quả mà nó mang lại chưa phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của Công ty Công ty nên có những chính sách quan tâm đưa thêm phương pháp phân tích Dupont vào trong công tác phân tích của mình, nhằm đem lại kết quả phân tích chi tiết và cụ thể hơn Với phương pháp này, đòi hỏi Công ty phải có chính sách nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích Vì vậy, Công ty cần có những quan tâm trong việc lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp.
2.3.2.4 Nội dung phương pháp phân tích tài chính tại Công ty
Nội dung phân tích tài chính tại Công ty chưa được thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân là do Công ty chưa thực sự quan tâm tới yếu tố cạnh tranh giữa các công ty cùng ngànhtrong quá trình phân tích.
Trên đây là một số hạn chế trong công tác phân tích tài chính và nguyên nhân của nó tại Công ty User Interface Technology Vietnam.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY USER INTERFACE
Đinh hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Trong thời gian tới, lãnh đạo công ty cùng nhân viên đoàn kết nhất trí, quyết tâm xây dựng và phát triển công ty thành một công ty lớn mạnh chuyên cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhiều nhóm khách hàng Công ty tập trung đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường sản phẩm, mở rộng nhóm khách hàng tiêu dùng, đổi mới mẫu mã, chất lượng sản phẩm và tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào với giá tối ưu, nhằm xâu dựng vị thế vững mạnh trong nền kinh tế Bên cạnh đó, công ty không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên trong công ty để họ tin tưởng và cống hiến tài năng của mình cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Để hướng tới mục tiêu đó, công ty đã đưa ra các giải pháp sau:
- Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác phân tích tình hình tài chính của công ty, đánh giá đúng năng lực tài chính để đưa ra các quyết định tối ưu nhằm rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu của công ty đề ra.
- Thứ hai, không ngừng nghiên cứu, phân tích, phân đoạn thị trường để đa dạng hóa nhóm khách hàng tiêu dùng, nhóm sản phẩm sản xuất, đa dạng mẫu mã, đồng thời phù hợp với túi tiền của khách hàng.
- Thứ ba, tăng cường công tác quản lý hiệu quả chi phí, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lượng hàng tiêu thị để tối ưu hóa hoạt động của máy móc thiết bị hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Thứ tư, tăng cường công tác marketing, quảng cáo sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng Tìm kiếm thị trường mới làm giảm sức ép trên thị trường nội địa.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Công ty
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích tài chính
Hoạt động phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, để hoàn thiện công tác phân tích tài chính trước hết cần làm tốt hoạt động này Để làm được điều đó, cán bộ cũng như ban lãnh đạo Công ty cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động để có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, khi thấy rõ những giá trị lợi ích mà nó mang lại.
- Công ty cần tổ chức nguồn nhân sự một cách hợp lý Công ty nên phân công cán bộ có trình độ chuyên môn cao thực hiện nhiệm vụ phân tích hoạt động tài chính này Đồng thời tổ chức đào tạo thêm cho cán bộ đi học về chuyên ngành tài chính doanh nghiệp để cập nhật các phương pháp phân tích phù hợp, cũng như bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ trong Công ty.
- Công ty cần xây dựng một quy trình phân tích tài chính cụ thể chi tiết làm cơ sở cho cán bộ phân tích Cần xác định rĩ ràng mục đích, ý nghĩa, cơ chế tổ chức và phân công rõ ràng trách nhiệm của từng phòng ban.
- Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nên được tiến hành thường xuyên để có những đánh giá chính xác, để đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu và yêu cầu dặt ra của từng giai đoạn.
3.2.2.Hoàn thiện tài lệu sử dụng, phương pháp phân tích tài chính
Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích phải thu thập và xử lý mọi thông tin có liên quan đế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả thông tin bên trong và bên ngoài
Đối với nguồn thông tin bên ngoài:
- Công ty cần sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến kết quả kinh doanh như thông tin về tình hình tăng trưởng kinh tế, về lãi suất, tỷ giá, lạm phát,…
- Công ty cần nắm rõ các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách về chế độ tài chính kế toán.
- Thường xuyên nghiên cứu các kế hoạch kinh doanh, đầu tư,… nhằm gia tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh.
Đối với nguồn thông tin bên trong
- Bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào nội dung phân tích tài chính, nhằm khắc phục nhược điểm của hai loại báo cáo là: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Công ty nên đi sâu phân tích hai báo cáo còn lại thay vì chỉ tiến hành phân tích rất ít chỉ tiêu, chưa đề cập đến chỉ tiêu trung gian như: chỉ tiêu trung bình ngành.
- Cần mở rộng thời gian phân tích tài chính trong vài năm kế tiếp nhau để cải thiện kết quả phân tích tài chính tại công ty.
Hoàn thiện phương pháp phân tích
Cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số để nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài chính.
3.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính
- Trước khi tiến hành phân tích chi tiết, nên tiến hành phân tích một cách -khái quát các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để thấy được sự biến động cơ bản của những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khái quát tình hình tài chính của Công ty Xem xét đánh giá khái quát tỷ trọng của các chỉ tiêu lớn để có những đánh giá cơ bản về tình hình tài chính của Công ty ở thời điểm phân tích.
* Phân tích Bảng cân đối kế toán: Cần phân tích chi tiết các chỉ tiêu có trên bảng cân đối kế toán, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu, đánh giá sự biến động đó là tốt hay không?
- Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
- Phân tích vốn lưu động thường xuyên, nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có đủ hả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không?
- Tính và đánh giá nhu cầu vố lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
* Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
- Cần phải đi sâu tiến hành phân tích các chỉ tiêu khác có trong báo cáo, đồng thời chỉ ra nguyên nhân gây biến động của các chỉ tiêu này và tác động của chúng tới hoạt động kinh doanh, từ đó dự báo xu hướng phát triển của công ty
-Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian để làm rõ hơn biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo.
* Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Nên bổ sung báo cáo này vào quá trình phân tích để thấy sự vận động của các dòng tiền phát sinh, thấy rõ tình hình tài chính thực sự, đánh giá khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng của nhà cung cấp.
- Tính toán các hệ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư để thấy năng lực tạo tiền.
* Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính
Trên đây là những nội dung tổng hợp nhất, tuy nhiên tùy theo đặc điểm kinh doanh cũng như thời kỳ kinh doanh mà công ty có sự chọn lọc khi đi phân tích tài chính doanh nghiệp.
Tất cả những nội dung bên trên là những giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty User Interface Technology Vietnam Trong thời gian tới công ty nên có những thay đổi để cho công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp được hoàn thiện hơn.