Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (FB) ở Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI NHỰA TRONG NGÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (F&B)
Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống (F&B)
1.1.1 Khái niệm ngành dịch vụ ăn uống (F&B)
Theo Cục điều tra Hoa Kỳ (2002): “Industries in the Food Services and
Drinking Places subsector prepare meals, snacks, and beverages to customer order for immediate on-premises and off-premises consumption.” 1 (United States Census Bureau, 2002)
Trong ngành này, các loại hình kinh doanh rất phong phú do một số nhà hàng hoặc cửa hàng chỉ phục vụ đồ ăn thức uống, tuy nhiên có một số khác cung cấp kèm theo các dịch vụ như không gian, người phục vụ, chỗ ngồi và cả các loại hình giải trí Tuỳ theo mức độ dịch vụ đƣợc cung cấp mà ngành này sẽ đƣợc phân loại khác nhau.
Các nhóm ngành bao gồm: những địa điểm ăn uống dịch vụ một phần, các nhà hàng dịch vụ trọn gói, các địa điểm phục vụ đồ uống và các dịch vụ ăn uống đặc biệt Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống tại nhà nghỉ, khách sạn, nhà hát, các câu lạc bộ hoặc các trung tâm giải trí tương tự có thể được bao gồm trong ngành này chỉ khi các dịch vụ này đƣợc thực hiện bởi một chủ thể riêng biệt có chuyên môn về cung cấp dịch vụ ăn uống.
1.1.2 Phân loại dịch vụ ăn uống
Theo hệ thống phân ngành của Hoa Kỳ (2002), ngành dịch vụ ăn uống thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, đồng thời được phân thành 3 nhóm ngành:
(1) Các nhà hàng dịch vụ đầy đủ (Full-Service Restaurants);
(2) Các điểm dịch vụ ăn uống một phần (Limited-Service Eating Places);
(3) Các dịch vụ ăn uống đặc biệt (Special Food Services) (United States Census Bureau, 2002).
1 Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành chuyên phục vụ các bữa ăn chính, ăn nhẹ và đồ uống cho khách hàng cả tiêu dùng ngay hoặc không tiêu dùng ngay.
1.1.2.1 Nhà hàng dịch vụ đầy đủ (Full-service Restaurants).
Trong nhóm ngành này, các chủ thể chuyên môn cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng có yêu cầu đặt món, khách hàng đƣợc phục vụ tại chỗ và trả tiền ngay sau khi dùng bữa Những cửa hàng này thường có thực đơn phong phú và là loại hình có thể làm hài lòng khách hàng nhất Ngoài ra, một số cửa hàng trong nhóm ngành này có thể cung cấp thêm các dịch vụ khác nhƣ mua hàng mang về hoặc các chương trình biểu diễn trong nhà hàng.
1.1.2.2 Điểm dịch vụ ăn uống một phần (Limited-Service Eating Places).
Trong nhóm ngành này, các tổ chức và cá nhân chuyên môn cung cấp dịch vụ ăn uống tại các địa điểm mà khách hàng sẽ gọi món và thanh toán tiền trước khi ăn. Các địa điểm này hầu hết đều không có người phục vụ, tuy nhiên vẫn có một số nơi cung cấp các dịch vụ một phần nhƣ là làm món theo yêu cầu, phục vụ đồ ăn đến chỗ ngồi của khách hoặc chuyển đồ đến nhà Nhóm này bao gồm các loại hinh: quán ăn nhanh, quán phục vụ bữa ăn nhẹ và đồ uống không cồn hoặc quán café,…
1.1.2.3 Dịch vụ ăn uống đặc biệt (Special Food Services).
Trong nhóm ngành này, các chủ thể có thể cung cấp dịch vụ ăn uống tại một trong các địa điểm nhƣ nơi khách yêu cầu; nơi ở của khách hàng hoặc tại các điểm bán hàng lưu động.
Nhóm này chia thành các loại hình dịch vụ cụ thể nhƣ:
-Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng: Nhà cung cấp tổ chức dịch vụ ăn uống theo hợp đồng thoả thuận trong thời hạn nhất định cho các cơ quan, xí nghiệp sản xuất, tổ chức hoặc các công ty thương mại,…
- Nhà cung cấp dịch vụ ăn uống theo sự kiện: Nhà cung cấp tổ chức các dịch vụ theo sự kiện đơn lẻ như: tiệc cưới, liên hoan cơ quan, Các nhà cung cấp này chuẩn bị sẵn các dụng cụ ăn uống để phục vụ món ăn tại địa điểm diễn ra sự kiện và phương tiện vận chuyển đồ ăn đến các địa điểm đó.
-Điểm bán hàng lưu động: Các điểm bán này thường phục vụ các món đơn giản và chế biến nhanh như thịt nướng, kem, bánh nướng, bắp rang bơ,… và được phục vụ ngay tại quầy bởi chính những người bán hàng.
1.1.3 Đặc điểm của ngành dịch vụ ăn uống
1.1.3.1 Đặc điểm chung của ngành dịch vụ.
Ngành dịch vụ ăn uống là một tập con của ngành dịch vụ, với lý do đó, ngành dịch vụ ăn uống cũng mang những đặc điểm chung của ngành dịch vụ nhƣ sau:
- Tính vô hình: Có thể nói rằng dịch vụ chủ yếu là vô hình, phi vật chất.
"Dịch vụ là cái mà chúng ta có thể mua bán đƣợc nhƣng không thể rơi xuống chân ta đƣợc.” (Bùi Thị Lý và cộng sự, 2009, tr.75) Có thể hiểu đơn giản rằng nếu nhƣ hàng hoá hữu hình có dạng vật chất, thì dịch vụ là một loại hàng hoá, một hoạt động không thể nhận biết được bằng các giác quan thông thường, có nghĩa là chúng ta không thể biết trước được chất lượng của nó trước khi có quyết định mua sắm.
- Tính không đồng nhất : Đặc điểm này có thể đƣợc lý giải chính là do dịch vụ có tính vô hình Bởi vì không thể định hình đƣợc dịch vụ thông qua bất cứ một tiêu chí hay tiêu chuẩn nào nên cũng không thể xác định chất lƣợng của dịch vụ đó theo các tiêu chí đƣợc đƣa ra Chất lƣợng dịch vụ chỉ có thể đƣợc đánh giá hoặc thể hiện thông qua thái độ của người tiêu dùng (hài lòng hoặc không hài lòng), tuy nhiên vì sở thích và yêu cầu của mỗi người cũng khác nhau nên sự đánh giá của mỗi người đối với một dịch vụ cũng là không giống nhau.
- Tính không tách rời : Không giống nhƣ hàng hoá hay vật chất là những thứ đƣợc sản xuất, nhập kho, phân phối qua các trung gian khác nhau và cuối cùng đến tay người tiêu dùng Dịch vụ là hoạt động mang tính gắn kết chặt chẽ giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng Hai quá trình này phải diễn ra đồng thời cả về thời gian và không gian bởi vì khi dịch vụ đƣợc sử dụng xong cũng là lúc việc cung cấp dịch vụ kết thúc.
- Tính không thể cất trữ và tích trữ được : Đặc điểm này có thể coi là hệ quả của tính vô hình và tính không thể tách rời của ngành dịch vụ Bởi vì mang tính vô hình và tính không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng nên người cung cấp dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt và cất trữ vào kho khi không dùng đến hoặc đợi đến khi có nhu cầu thì đem ra sử dụng.
1.1.3.2 Đặc điểm riêng của ngành dịch vụ ăn uống.
Vì là một bộ phận trong ngành dịch vụ nên ngoài việc mang những đặc điểm chung của ngành dịch vụ thì ngành dịch vụ ăn uống (F&B) cũng có những đặc điểm riêng, cụ thể là:
- Ngành dịch vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của con người:
Tổng quan về chất thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B)
1.2.1 Chất thải nhựa là gì?
Chất thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa, đã đƣợc qua sử dụng hoặc không đƣợc dùng đến và bị mang bỏ đi Những chất thải nhựa này không thể phân huỷ được hoặc có thời gian phân huỷ vô cùng lâu trong các môi trường khác nhau.
Những loại chất thải nhựa có thể kể đến nhƣ các đồ dùng cũ làm từ nhựa, chai, lọ, ly nhựa, túi – bao bì nylon bằng nhựa polyethylene (PE), đồ chơi bằng nhựa,… Chiếm phần lớn trong tổng số chất thải nhựa chính là rác thải nhựa dùng một lần Đây là những sản phẩm đƣợc làm bằng nhựa, đƣợc sản xuất ra nhằm mục đích chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt bỏ, ví dụ nhƣ cốc, thìa, dĩa, ống hút nhựa, hộp xốp,… Các sản phẩm nhựa dùng một lần đƣợc ra đời để phục vụ nhƣ cầu nhanh – gọn – nhẹ trong hoạt động thường ngày của con người Mặc dù đáp ứng rất tốt nhu cầu tiện lợi của con người, song chính sự tiện lợi này đang đi kèm với những hiểm hoạ vô cùng lớn cho môi trường và sức khoẻ của con người.
1.2.2 Nguồn gốc của chất thải nhựa
- Rác thải nhựa sinh từ sinh hoạt: đây là lƣợng rác thải nhựa phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người ví dụ như túi nylon, chai, lọ, hộp, cốc nhựa.
-Rác thải nhựa từ hoạt động du lịch, dịch vụ: là lƣợng rác thải nhựa đến từ các hoạt động của con người tại các khu vui chơi giải trí, các điểm du lịch, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn,…
-Rác thải nhựa từ y tế: đây là lƣợng rác thải đến từ đặc thù ngành y Do đây là ngành có yêu cầu sử dụng đồ nhựa dùng một lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Chính vì vậy nên lƣợng rác thải nhựa đến từ ngành y tế là vô cùng lớn mà vẫn chƣa thể tìm ra đƣợc các biện pháp để giảm thiểu Các loại rác thải nhựa y tế bao gồm: túi nilon, bao gói vật tƣ thiết bị y tế, bao gói hoá chất, kim tiêm, găng tay y tế,…
- Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: là lƣợng rác thải xuất hiện trong quá trình sản xuất, thi công, sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, công trường,…
-Rác thải nhựa từ các cơ quan, trường học, các công ty, cơ sở làm việc.
1.2.3 Tác hại của chất thải nhựa
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng rác thải nhựa mất từ 500-1000 năm mới có thể phân huỷ hoàn toàn Sự tồn tại của những loại rác thải này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, khí hậu và đặc biệt là sức khoẻ, đời sống của con người và sự sống của các loại sinh vật Nghiên cứu được đưa ra tại Hội thảo
“Tác động đến sức khoẻ của chất thải nhựa – Các khuyến nghị chính sách và can thiệp ở Việt Nam” của Tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế - FHI 360 phối hợp với Đối tác hành động về Nhựa và Sức khoẻ, đã chỉ ra rằng: “Nhựa đƣợc thải ra môi trường sẽ dần biến thành vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể người, tiếp xúc với bản thân sản phẩm nhựa và các hóa chất liên quan; các chất ô nhiễm từ quá trình tạo ra, tiêu thụ và xử lý chất thải nhựa”.
Ảnh hưởng đến con người:
Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ phân rã thành các mảnh vi nhựa Các mảnh vi nhựa này có thể lẫn vào đất, nước, không khí và con người hoàn toàn có thể ăn phải các mảnh vi nhựa này, gây tác hại xấu đến sức khoẻ.
Những rác thải nhựa được xử lý theo phương pháp đốt sẽ sinh ra các loại khí độc: dioxin, furan,… ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí hoàn toàn có thể gây ra ung thƣ.
Những sản phẩm nhựa kém chất lƣợng, đƣợc sản xuất với giá thành rẻ, số lƣợng lớn, sau một thời gian sử dụng sẽ sinh ra BPA – một lại chất độc hại gây ra những bệnh lý nguy hiểm như vô sinh, tiểu đường, ung thư cho con người.
Ảnh hưởng đến sinh vật biển:
Rác thải nhựa khi bị thải ra đất, biển, sẽ phá huỷ hoặc làm suy giảm đa dạng sinh học, làm chết các loài sinh vật biển nếu chúng bị mắc kẹt hoặc ăn phải Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ước tính, đã có khoảng hơn 100 triệu động vật biển đã chết vì rác thải nhựa Trong đó có hơn 260 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa, trong đó có cả cá voi.
Ảnh hưởng đến môi trường: Ô nhiễm đất: Rác thải nhựa bị chôn lấp dưới lòng đất sẽ kết hợp với nước và các chất khác, hình thành nên các chất hoá học nguy hại, gây giảm chất lƣợng đất,ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ phát triển của đất đối với thực vật và các loài vi sinh vật. Ô nhiễm nước: các chất gây hại của rác thải nhựa trong quá trình phân huỷ dưới lòng đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Bên cạnh đó, rác thải nhựa và hạt vi nhựa trôi nổi trên sông, hồ, đại dương cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước, sức khoẻ và sự sống của các loại thuỷ-sinh vật. Ô nhiễm không khí: rác thải nhựa bị xử lý theo phương pháp thiêu đốt tạo ra khí độc hại gây ô nhiễm không khí Hít thở không khí bị ô nhiễm bởi nựa sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người và các loài động vật.
Ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn: Ước tính có khoảng 5,3 nghìn tỷ hạt và mảnh nhựa trôi nổi trong các đại dương và con số này đang tăng lên từng ngày Các mảnh vi nhựa này có thể tồn tại trong cơ thể các loài sinh vật, động vật và cuối cùng trở thành một phần trong đồ ăn – thức uống của con người.
Ảnh hưởng đến kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa là một vấn nạn mà rất nhiều quốc gia phải tiêu tốn ngân sách để giải quyết Ô nhiễm cũng làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến du lịch – một trong những nguồn thu đáng kể của các quốc gia.
1.2.4 Đồ dùng bằng nhựa và chu trình luân chuyển thực phẩm
Hành động của các quốc gia khác trong việc giảm thiểu rác thải nhựa
Rác thải nhựa là một vấn đề không xảy ra chỉ ở riêng đất nước nào mà là một vấn nạn mà cả thế giới đang phải đối mặt Tại Châu Âu, rác thải từ bao bì nhựa đóng gói đồ ăn chiếm 2/3 lƣợng rác thải là bao bì Những loại bao bì này đến từ hơn 400.000.000 tấn nhựa đƣợc sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới Hơn 1/3 số đó là bao bì dùng một lần để tiêu thụ hàng hoá Những loại nhựa đó đƣợc làm từ gần 6% lƣợng dầu sản xuất trên thế giới và chúng chịu trách nhiệm cho một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất thời đại (World Bank Document, 2022) Trong suốt đại dịch Covid-19 và khi lệnh cấm đƣợc ban hành ở các quán bar, quán café và nhà hàng, lượng đồ nhựa dùng một lần có xu hướng tăng cao hơn rất nhiều do các cửa hàng chuyển từ bán hàng trực tiếp sang bán hàng online và giao hàng tận nhà. Chính sự tăng cao trong nhu cầu sử dụng đồ nhựa dùng một lần đã trở thành một nguyên nhân gây ra sự tiếp xúc nhiều hơn với các loại nhựa độc hại.
Năm 2020, Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn mới (new Circular Economy Action Plan) của Châu Âu và Thoả thuận xanh Châu Âu (European Green Deal) kêu gọi áp dụng thêm các cách tiếp cận theo hướng tuần hoàn liên quan đến bao bì nhựa để giảm thiểu những tác động đến môi trường và để phát triển cơ hội kinh doanh Tuy nhiên Uỷ ban Châu Âu cũng phải thừa nhận rằng EU phải tiếp tục
“cố gắng giảm dấu chân tiêu dùng” trong việc sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần Để làm đƣợc điều đó, Uỷ ban Châu Âu đã đề xuất sửa đổi chỉ thị 94/62/EC thành chỉ thị 2018/852 về chất thải bao bì và đóng gói (Directive 2018/852 on packaging and packaging waste - PPWD) Ngoài ra, EU cũng ban hành chỉ thị 2019/904 trong việc giảm thiểu sự ảnh hưởng của sản phẩm nhựa dùng một lần đến môi trường, được biết đến là “chỉ thị SUP” Từ ngày 03/07/2021, chỉ thị SUP không chỉ cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần dùng trong phục vụ đồ ăn, ví dụ nhƣ đĩa nhựa, bộ đồ ăn nhựa, ống hút nhựa, thìa khuấy nhựa, mà còn cấm các loại hộp nhựa đựng đồ ăn và đồ uống làm bằng chất liệu polystyrene.
Các quốc gia trên thế giới đã có những bước đi riêng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, cụ thể:
Tại Pháp: các canteen trường học ở Paris đã loại bỏ các hộp đựng bằng nhựa và thay thế chúng bằng các loại đồ có thể tái sử dụng ví dụ nhƣ khay ăn bằng thép không gỉ Cung cấp các hộp đựng có thể tái sử dụng với hệ thống đặt cọc ví dụ như GreenDo hay Pyxo Với hệ thống này, người tiêu dùng có thể mượn các loại đồ dùng, hộp đựng có thể dùng nhiều lần bằng cách đặt cọc, sau khi dùng sau thì trả về và nhận lại tiền.
Tại Thuỵ Sĩ: cung cấp các hộp cơm trƣa có thể tái sử dụng lại bằng cách kết nối với một mạng lưới các nhà hàng như Restobox Lausanne hoặc ReCircle.
Tại Đức: triển khai các loại cốc đựng nước uống và bát đựng đồ ăn có thể trả lại bằng cách hợp tác với các mạng lưới quán café và nhà hàng.
Tại Hoa Kỳ: gồm các bang nhƣ California hay Oregon, chính phủ các bang đã có sắc lệnh cấm việc tự ý phân phát miễn phí các loại ống hút dùng một lần cho khách hàng Ngoài ra cũng cấm cả các đồ nhựa dùng một lần trên máy bay.
Tại Anh: Hệ thống siêu thị Co-op đã tuyên bố vào tháng 09/2018 sẽ dần dần loại bỏ các bao bì không thể tái sử dụng và xây dựng kế hoạch để loại bỏ hoàn toàn túi nhựa dùng một lần từ năm 2023 Anh cũng áp dụng thuế đối với túi nhựa từ năm
2015 và cấm toàn bộ các sản phẩm trong đó có chứa hạt vi nhựa.
Tại Hàn Quốc: Từ ngày 01/04/2019, Chính phủ yêu cầu các chuỗi cửa hàng bán lẻ và các siêu thị không đƣợc phép cung cấp các loại túi nhựa dùng một lần cho khách mua hàng Các đơn vị vi phạm yêu cầu sẽ bị xử phạt đến 2600 USD.
Tại Nhật Bản: Từ 04/2020, các doanh nghiệp cũng cấp dịch vụ ăn uống và kinh doanh thực phẩm đƣợc yêu cầu tính phí cho các loại túi nhựa dùng một lần. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng ban hành một số Luật liên quan đến tái chế đồ gia dụng và việc phân loại rác thải nhựa từ đầu nguồn.
Tại Thái Lan: Chính phủ đã thông qua lộ trình quản lý rác thải nhựa giai đoạn 2018-2030, theo đó đến năm 2022, Thái Lan cố gắng loại bỏ hoàn toàn các loại túi nhựa mỏng, các loại hộp xốp đựng đồ ăn, các loại ống hút nhựa, bát nhựa,cốc nhựa, bộ đồ ăn nhựa dùng một lần Ngoài ra Thái Lan cũng đặt mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ tái chế hoàn toàn các loại bao bì nhựa.
Tại Malaysia: Chính quyền thủ đô Kuala Lumpur và một số thành phố đã ban hành lệnh cấm sử dụng ống hút nhựa đối với các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống.
Tại Ấn Độ: Các công ty lớn trong ngành F&B nhƣ PepsiCo đã triển khai thử nghiệm giải pháp đóng gói các sản phẩm đồ ăn bằng bao bì làm từ vật liệu có thể sử dụng làm phân bón.
Tại Na Uy: đây đƣợc coi là một quốc gia đặc biệt có trách nhiệm với môi trường Từ năm 1972, Na Uy đã sử dụng “máy bán hàng đổi chiều” với mục đích thu gom lại các vật liệu có thể tái chế Bằng cách đặt những chiếc máy này tại các khu vực công cộng, Na Uy đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng đổi các loại chai lọ nhựa và nhận lại phần quà nhƣ phiếu mua hàng siêu thị hoặc thậm chí tiền mặt. Hiện nay 97% các chai lọ nhựa tại Na Uy đều đƣợc tái chế nhờ vào sáng chế “máy bán hàng đổi chiều” này.
Tại Trung Quốc: chính phủ quốc gia này đã công bố kế hoạch cấm tất cả các loại túi không phân huỷ đƣợc trên địa phận toàn quốc Một số loại nhựa dùng một lần như nhựa dẻo nếu muốn được lưu thông thì các tỉnh, thành phố của Trung Quốc phải thực thi các quy tắc riêng về lưu trữ, sản xuất và sử dụng.
THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG VÀ THẢI BỎ ĐỒ NHỰA
Thực trạng và xu hướng phát triển của ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam
2.1.1 Tình hình kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) tại Việt Nam
Mặc dù gặp phải rất nhiều làn sóng từ dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất đƣợc Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022 Trong sự hồi phục mạnh mẽ của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, ngành dịch vụ ăn uống (F&B), hay còn gọi là ngành Thực phẩm
– Đồ uống của Việt Nam cũng là một trong những ngành có tình hình phát triển, doanh thu cũng như xu hướng phục hồi bùng nổ mạnh sau đại dịch.
Công ty nghiên cứu thị trường BMI cho rằng, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu Theo thống kê, ngành dịch vụ ăn uống (F&B) đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia (năm 2021) Tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 35% chi tiêu.
Bên cạnh đó, theo số liệu từ báo cáo của DCorp, nước ta hiện nay có hơn 540.0 cửa hàng bán đồ ăn, thức uống Trong đó có khoảng 278.424 mô hình quy mô siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn (năm
2021) Và tất nhiên, những con số trên sẽ còn tiếp tục gia tăng trong tương lai bởi tiềm năng khai thác vẫn rất lớn.
Dưới đây là một vài số liệu được khảo sát và tổng kết bởi Công ty cổ phầnBáo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) về tình hình phát triển của ngành dịch vụ ăn uống (F&B) trong năm 2022, so sánh cùng với tình hình phát triển của ngành trong năm 2021.
Về tình hình sản xuất kinh doanh:
Hình 2.1 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp F&B so với trước dịch.
(Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020, tháng 8/2021 và tháng 8/2022) Theo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) trong thống kê của Vietnam Report (hình 2.1), tháng 08/2022, có đến 88,9% các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) đã đạt năng suất hoạt động sản xuất kinh doanh trên 80% mức trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch Trong khi đó, cùng kỳ năm
2020 chỉ có 66,7% các doanh nghiệp đạt mức năng suất này, thậm chí tháng
08/2021 chỉ có13,6% các doanh nghiệp trong ngành F&B đạt mức năng suất hoạt động trên 80%.
Hình 2.2 Thay đổi doanh thu của ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) theo kênh phân phối
(Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020, tháng 8/2021 và tháng 8/2022)
Khảo sát của Vietnam Report (hình 2.2) cho thấy rằng doanh thu của ngành dịch vụ ăn uống (F&B) có sự thay đổi rất tích cực ở tất cả các kênh phân phối và tiêu thụ 85,7% các doanh nghiệp sử dụng kênh truyền thống (General Trade) – là kênh phân phối qua nhiều cấp bậc nhƣ hệ thống các chợ, cửa hàng bán lẻ, kios,… đã ghi nhận tăng trưởng doanh thu lên đến 62,6% so với cùng kỳ năm trước Theo sau đó là kênh tiêu dùng tại chỗ (On-premise) – là những điểm bán hàng cho khách hàng sử dụng sản phẩm tại chỗ và kênh thương mại điện tử (E-commerce) – là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ thông qua mạng internet, đã ghi nhận sự tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2021 Bên cạnh đó, các kênh hiện đại (Modern trade) – nhƣ các siêu thị, đại siêu thị hay các cửa hàng tiện dụng và kênh phân phối mua về nhà
(Off-premise) – là kênh bán hàng mà khách hàng sẽ mua hàng hoá để mang về nhà chứ không sử dụng tại chỗ, cũng tiếp tục duy trì doanh thu tăng trưởng.
Về triển vọng phát triển:
Hình 2.3 Triển vọng ngành F&B thời kỳ bình thường tiếp theo
(Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020, tháng 8/2021 và tháng 8/2022 ) Hậu đại dịch Covid-19, có nhiều tín hiệu khả quan cho thấy sự bùng nổ tăng trưởng của ngành dịch vụ ăn uống (F&B) trong thời gian sắp tới Theo khảo sát của Vietnam Report (hình 2.3), trong những tháng cuối năm 2022, có đến 94,4% số doanh nghiệp bày tỏ niềm tin vào sự khả quan hơn trong tình hình kinh doanh, gấp 4,3 lần mức 21.7% của năm 2021 Điều này đƣợc đánh giá là hoàn toàn có cơ sở khi có đến 23,3% số doanh nghiệp có niềm tin rõ rệt hơn vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam sau 01 năm.
Theo đánh giá của Modor Intelligence Inc vào đầu tháng 08/2022 thì trong giai đoạn 2022-2027, mức tăng trưởng kép (CAGR) của ngành dịch vụ ăn uống
(dịch vụ F&B) có thể lên đến 8,5% trong khi đó trước thời điểm đại dịch xảy ra, CAGR của ngành đƣợc dự đoán chỉ ở mức 4,98% trong giai đoạn 2021-2025 Điều này càng thể hiện rõ tiềm năng của thị trường trong thời gian tới khi thị trường quay trở lại trạng thái bình thường.
Từ phía người tiêu dùng, tình hình tài chính của hộ gia đình trong 12 tháng tới cũng đƣợc đánh g iá sẽ khả quan hơn so với hiện tại Điều này cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống trong thời gian tới.
Hình 2.4 Dự báo tình hình tài chính trong hộ gia đình trong năm 2023
(Nguồn: Vietnam Report, Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm – Đồ uống, tháng 8/2020, tháng 8/2021 và tháng 8/2022)
Có đến 76,5% số người tiêu dùng tham gia khảo sát của Vietnam Report (hình2.4) cho rằng tình hình tài chính của các hộ gia đình sẽ có xu hướng tăng trưởng hơn so với thời điểm hiện nay Trong khi đó, khi đƣợc khảo sát vào năm 2021, hơn50% những người được khảo sát cho rằng tình hình tài chính trong thời gian tới không khả quan hơn Ngoài ra, theo Business Monitor International, tổng chi tiêu hộ gia đình tại Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2022-2025.
Ngoài sự gia tăng về thu nhập, người tiêu dùng cũng có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm ở phân khúc cao cấp hơn không chỉ về chất lƣợng mà còn là về sự tiện lợi và những giá trị xanh của sản phẩm Theo khảo sát của Vietnam Report khi đánh giá mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với các yếu tố của bao bì sản phẩm trên thang điểm 5, ngoài các đặc tính cơ bản của bao bì nhƣ tính đảm bảo VSATTP, tính rõ ràng của bảng thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc thì người tiêu dùng cũng dành sự quan tâm đặc biệt lớn đến tính tiện dụng (4,4/5), sau đó là tính thân thiện với môi trường (4,3/5).
Giới chuyên gia dự báo rằng trong thời gian tới, với bối cảnh bình thường mới, ngành dịch vụ ăn uống (F&B) sẽ có bốn xu hướng phát triển chính:
Xu hướng đầu tiên đó là tiêu dùng các thực phẩm lành mạnh Sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có nhiều ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khoẻ và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm bổ trợ sức khoẻ Thời kỳ bình thường mới sau đại dịch Covid-19 cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy xu hướng tiêu dùng các loại đồ ăn tốt cho sức khoẻ hay còn gọi là đồ ăn healthy ngày càng trở nên phổ biến hơn Chính vì vậy, các thương hiệu, cơ sở kinh doanh trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam có thể tận dụng thị trường này để thu hút khách hàng, kiếm thêm lợi nhuận và từ đó phát triển lớn mạnh hơn.
Xu hướng thứ hai đó là tạo ra các món ăn đã qua sơ chế và được đóng gói cẩn thận để có thể mua mang về nhưng vẫn giữ được hương vị Một phần cũng do đại dịch Covid-19 nên các thương hiệu kinh doanh đều tìm ra các hướng phát triển khác nhau để gia tăng doanh số khi việc ăn uống tại cơ sở trở nên hạn chế Các món ăn đã qua sơ chế là một trong những mặt hàng đƣợc khách hàng cảm thấy yêu thích và hài lòng khi sử dụng, ví dụ tiêu biểu là một số sản phẩm nhƣ pizza đóng gói, phomai đóng gói của Pizza 4P’s
sở kinh doanh trong ngành F&B đã triển khai bán hàng theo nhiều hình thức dù là online hay ăn uống tại chỗ, để có thể tối đa hoá lợi nhuận.
Xu hướng thứ tư đó là thói quen thanh toán hiện đại hơn Theo một khảo sát về “Chỉ số thanh toán mới năm 2021” của Mastercard, có tới 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy khả năng tiếp cận các hình thức thanh toán mới của họ đang tăng lên đáng kể Trong khi đó, có 88% người dùng đã sử dụng ít nhất một hình thức thanh toán mới vào năm ngoái.
2.1.2 Giới thiệu một số chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) tại Việt Nam
Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ, năng động, thích ứng nhanh, đang gia tăng và ước tính đạt 105 triệu người vào năm 2030 Với tình hình dân số nhƣ vậy, Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ để phát triển ngành dịch vụ ăn uống (F&B) bởi vì giới trẻ là đối tƣợng khách hàng có nhiều nhu cầu ăn uống, tụ tập tại các nhà hàng, quán ăn, quán nước Trên thực tế và qua nhiều khảo sát, giới trẻ là đối tƣợng luôn sẵn sàng chi trả một khoản lớn cho các dịch vụ ăn uống Sau đây là một số chuỗi cửa hàng lớn và tiêu biểu, được nhiều người biết đến trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam và cũng đƣợc giới trẻ Việt Nam vô cùng ƣa thích.
2.1.2.1 Thương hiệu cà phê The Coffee House.
The Coffee House (TCH) là thương hiệu cà phê Việt được thành lập bởi CEONguyễn Hải Ninh cùng các cộng sự vào năm 2014 TCH có thể đƣợc coi là một trong những mô hình Startup thành công nhất trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B).Hiện nay TCH đã sở hữu hàng loạt cửa hàng lớn trên khắp cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Trong vòng chƣa đầy 4 năm, TCH đã mở 100 cửa hàng trên khắp cả nước và tính đến đầu năm 2019 chuỗi cà phê này đa phục vụ hơn 26 triệu lượt khách, vượt qua rất nhiều thương hiệu nước ngoài ở Việt Nam.
Highlands Coffee cũng là một thương hiệu cà phê Việt ra đời năm 1999 với khát vọng nâng tầm di sản cà phê lâu đời của Việt Nam, đƣợc thành lập bởi doanh nhân Việt kiều David Thai.
Cửa hàng đầu tiên của Highlands Coffee đƣợc mở tại Hà Nội vào năm 2000, cho đến nay đã hơn 20 năm phục vụ cà phê Việt cho người Việt Tuy nhiên, đến năm 2011, công ty Việt Thái quốc tế (VTI) đã bán cho một tập đoàn từ Phillipines – Jollibee 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kong của công ty, trong thương vụ này, Jollibee đã được nhượng quyền của Highlands Coffee Đến năm 2016, Jollibee đã nâng sở hữu lên 60% vốn của chủ sở hữu Highlands trong khi công ty Việt Thái giảm sở hữu xuống 40% Chính việc này đã chính thức biến đơn vị sở hữu Highlands Coffee thành công ty con của Jollibee. Tính đến tháng 08/2022, Highlands Coffee đã ở hữu hơn 520 cửa hàng trên khắp cả nước và nước ngoài.
Sau khi mua được Highlands Coffee, Jollibee đã thay đổi định vị thương hiệu của mình, từ ban đầu là phân khúc cao cấp, sang trọng, cho đến hiện nay là phân khúc trung cấp thể hiện từ cách bày trí, đến giá đồ ăn và đồ uống đề phục vụ đƣợc cả những khách hàng là dân công sở hay học sinh-sinh viên.
Pizza 4P’s là một trong những thương hiệu chuyên về pizza khá nổi tiếng tại Việt Nam và có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản Pizza 4P’s đƣợc sáng lập ra bởi 2 vợ chồng người Nhật Bản là Yosuke và Sanae Masuko.
Pizza 4P’s đƣợc biết đến với sự đặc biệt của chiếc bánh pizza vì những chiếc bánh này thay vì được nướng theo hướng công nghiệp trong lò và nhồi nhét nhiều loại nhân, thì bánh của Pizza 4P’s đƣợc ƣa chuộng bởi họ đã tiên phong mang chiếc pizza nướng thủ công bằng lò củi đến Việt Nam 2 vợ chồng người Nhật đã mở cửa hàng pizza đầu tiên trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TPHCM Năm 2011, Pizza
4P’s chỉ là một cửa hàng nhỏ với vỏn vẹn 10 nhân viên Đến năm 2017, Pizza 4P’s đã đƣợc định giá 20 triệu USD khi mới chỉ có 7 cửa hàng và cho đến hiện tại, Pizza 4P’s hiện sở hữu hơn 20 cửa hàng ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Nha Trang, ngoài ra Pizza 4P’s cũng có 5 trung tâm giao hàng và 1 nhà máy tự sản xuất phomai tại Đà Lạt.
2.1.2.4 Thương hiệu Phúc Long Coffee&Tea.
Phúc Long Coffee&Tea là một thương hiệu trà của người Việt và đã có tuổi đời hơn 50 năm Phúc Long đƣợc thành lập vào năm 1958 trên cao nguyên chè Bảo Lộc, Lâm Đồng bởi ông Lâm Bội Minh Đến năm 2012, Phúc Long ra mắt cửa hàng đầu tiên là Phúc Long Coffee&Tea tại trung tâm thương mại Cresent Mall ở quận 7, TPHCM Đó chính là thời điểm Phúc Long chính thức dấn thân vào ngành dịch vụ ăn uống F&B Năm 2019, Phúc Long tiếp tục ra mắt lần đầu tiên tại Hà Nội với hệ thống chi nhánh xuất hiện không chỉ tại các trung tâm thương mại lớn mà còn có mặt ở các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các ứng dụng giao đồ ăn nhƣ GrabFood, Shoppee Food,…Tính đến nay, thương hiệu này đã sở hữu 721 cửa hàng và kiot tại rất nhiều tỉnh và thành phố lớn nhƣ TPHCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng,…
Tháng 01/2022, Phúc Long bắt tay với Masan – chủ của chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi Winmart, Winmart+, và chính thức trở thành công ty con của Masan,khi đó thương hiệu Phúc Long được định giá lên tới 8000 tỷ đồng, sánh ngang với các thương hiệu Highlands Coffee hay Starbucks Hợp tác và trở thành công ty con của Masan cũng giúp Phúc Long xuất hiện thêm trong toàn bộ hệ thống siêu thịWinmart và Winmart+ dưới mô hình kiot bán hàng mang về Điều này giúp PhúcLong tăng độ phủ sóng của chính mình và trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng chứ không còn là thương hiệu trà-café quá cao cấp đối với mọi tầng lớp.
2.2 Thực trạng tiêu dùng đồ nhựa và giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (dịch vụ F&B) tại Việt Nam.
2.2.1 Thực trạng tiêu dùng đồ nhựa và giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam
Việt Nam có thể coi là một trong những quốc gia chính gây ra ô nhiễm đại dương đặc biệt là ô nhiễm nhựa Do hàng năm Việt Nam thải ra khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn chất thải nhựa ra đại dương, nên Việt Nam được xếp hạng là một trong năm quốc gia gây ô nhiễm đại dương hàng đầu trên thế giới (Jambeck và cộng sự, 2015) Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng nếu tốc độ sử dụng các sản phẩm nhựa tiếp tục tăng thì đến năm 2050 sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa đƣợc sản xuất, kèm theo đó là hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa bị chôn lấp vào đất hoặc bị thải ra đại dương Trong khi đó, việc tái chế chất thải nhựa của Việt Nam lại chưa được phát triển đầy đủ Ví dụ nhƣ tỷ lệ phân loại rác tại nguồn là rất thấp và hầu hết các loại rác đƣợc tập kết và thu gom chung bằng các xe chở rác Bên cạnh đó, công nghệ tái chế rác thải nhựa của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, kéo theo hiệu quả tái chế là rất thấp nhưng tốn nhiều chi phí và dễ gây ô nhiễm môi trường Điều này cho thấy tình trạng đáng báo động của tình trạng “ô nhiễm trắng” tại một đất nước có bờ biển dài nhƣ Việt Nam.
Theo thống kê của tổ chức Ngân hàng Thế giới thì đồ nhựa đƣợc thải ra từ các loại đồ ăn, thức uống mang đi chiếm tới 44% tổng lƣợng rác thải nhựa Cụ thể, các chất thải liên quan đến đồ ăn – thức uống mang đi chiếm 43,6% về số lƣợng và35,1% về trọng lƣợng trên tổng số rác thải nhựa Tiếp theo sau là chất thải liên quan đến ngành nghề đánh bắt thuỷ - hải sản (chiếm 32,6% về số lƣợng và 30,6% về trọng lƣợng) và rác thải của hộ gia đình (chiếm 21,6% về số lƣợng và 22,8% về trọng lƣợng) (World Bank Document 2021, tr.12).
Rác thải từ thực phẩm mang đi
Rác thải liên quan đến nghề cá
Rác thải hộ gia đình Rác thải nông nghiệp
Rác thải liên quan đến vệ sinh và y tế
Biểu đồ 2.1 Tổng lƣợng rác thải nhựa phân theo nguồn gốc tại các địa điểm đƣợc khảo sát tại Việt Nam (2020-2021)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của World Bank Document 2021)
Cũng theo báo cáo “Phân tích ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam” do WB công bố thì rác thải nhựa chiếm tới 94% tổng lƣợng rác thải đƣợc tìm thấy ở ven sông và ven biển Hơn 60% trong số đó là rác thải nhựa dùng một lần Báo cáo nhận định rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi quá trình đô thị hoá đang phát triển, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ, dẫn đến khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng tăng nhanh chóng Dự báo đến năm 2030, trong vòng chƣa đầy 15 năm nữa, lƣợng chất thải phát sinh của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi từ 27 triệu đến 54 triệu tấn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại túi, bao bì hay các sản phẩm thân thiện môi trường có giá thành cao hơn khiến cho các cơ sở kinh doanh phải thu thêm phí khi bán các mặt hàng này cũng gây ra cản trở về lợi nhuận và tính cạnh tranh của các cơ sở này Theo khảo sát của WWF-Việt Nam thì có đến hơn 50% những người được hỏi cho rằng việc tính thêm chi phí bao bì cho khách hàng là không phù hợp và có thể khiến khách hàng không quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ nữa.
2.2.2 Những nỗ lực của Việt Nam trong giảm thiểu rác thải nhựa
Việt Nam cũng đã có rất nhiều nỗ lực để giảm ô nhiễm nhựa trên nhiều phương diện, nhiều ngành nghề bằng nhiều biện pháp.
Thông qua Tuyên bố Bangkok năm 2019 về chống rác thải nhựa đại dương, các quốc gia thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam, đã cùng cam kết sẽ giảm mức độ ô nhiễm nhựa đại dương Việt Nam cũng cam kết rằng đến năm 2025, 100% rác thải phi hộ gia đình và 85 % rác thải sinh hoạt đô thị sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển và xử lý đầy đủ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng Việt Nam đang trong quá trình triển khai mạnh mẽ các biện pháp khác nhau để phấn đấu đến năm 2025, người dân không còn sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thậm chí tiến tới cấm hoàn toàn nhựa dùng 1 lần.
Trong kế hoạch hành động quốc gia năm 2019, Việt Nam đã đặt ra rất nhiều mục tiêu để quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 bao gồm:
Ngăn chặn 100% việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nhựa không phân huỷ sinh học ở các khu du lịch vào năm 2030.
Đảm bảo 80% các khu bảo tồn thiên nhiên không có rác thải nhựa vào năm 2025 và 100% không có rác nhựa vào năm 2030.
Thủ đô Hà Nội đã triển khai ký các cam kết về chống các loại rác thải có nguồn gốc từ nhựa ngay sau lễ ra quân chống rác thải nhựa năm 2020, đặc biệt trên
2 lĩnh vực là sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện các biện pháp nhƣ yêu cầu các đơn vị Nhà nước không sử dụng các loại nước đóng chai sử dụng một lần ở các khu vực công sở Bên cạnh đó, các hội nghị hoặc hội thảo cũng không sử dụng các loại túi nilon, các loại khăn ƣớt dùng một lần để giải quyết vấn đề về rác thải nhựa.
Việt Nam cũng ban hành nhiều văn bản liên quan đến môi trường như:
Tháng 10/2018, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khía XII) đã thông qua Nghị quyết số 36-NQ/TW (ngày 22/10/2018) về Chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Nghị quyết đặt ra các mục tiêu gồm “ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường biển”, và “trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” (World Bank Document, 2022)
Tháng 12/2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 Kế hoạch này đặt mục tiêu cắt giảm 50% chất thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030, cũng như loại bỏ nhựa sử dụng một lần (SUP) khỏi các điểm du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển vào năm 2030. (World Bank Document, 2022)
Luật Bảo vệ Môi trường 2020, có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, đã đưa ra quy định “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; luật yêu cầu phân loại chất thải; và luật tạo cơ sở pháp lý cho các chương trình về trách nhiệm mở rộng của người sản xuất. (World Bank Document, 2022)
Tháng 08/2020, Chính Phủ đã phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia vềQuản lý Chất thải Nhựa Đại dương đến năm 2030 (NAP) Cùng với đó, chỉ thị33/CT-TT của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã được ký ngày20/8/2020 nhằm tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa Hợp tác công tƣ (PPC) về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại
Việt Nam cũng đƣợc thiết lập, với mục đích chính đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải, tập trung vào rác thải nhựa có giá trị thấp ở Việt Nam.
Nghị định 08/2022 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và đặt ra mục tiêu cấm sử dụng các SUP Kể từ ngày 1/1/2026, việc sản xuất (để tiêu dùng trong nước), cũng như nhập khẩu túi nhựa không phân hủy sinh học (loại túi có kích thước nhỏ hơn 50x50cm và độ dày nhỏ hơn 50pm) sẽ bị cấm Nghị định cũng quy định giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu các SUP (các sản phẩm nhựa dùng một lần gồm khay, hộp đựng thức ăn, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, nĩa, ống hút và các dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa đƣợc thiết kế và bán trên thị trường với mục đích sử dụng một lần trước khi bị loại bỏ) khác, cho đến bắt đầu thực hiện lệnh cấm SUP vào năm 2031 Ngoài ra, nghị định yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh hạn chế việc phân phối và sử dụng SUP trong các trung tâm mua sắm, siêu thị, khách sạn và các khu du lịch, bắt đầu từ năm 2025. (World Bank Document, 2022)
Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam cũng đang tập trung thực hiện đề án “Xây dựng trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương” và đề án “Tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam” để lấy đó làm tiền đề nâng cao thêm năng lực quản lý chất thải nhựa Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng triển khai các chiến dịch như “Nói không với ống hút nhựa” để nâng cao nhận thức của người dân cũng như khuyến khích người dân từ chối sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút nhựa để giảm thiểu ô nhiễm trắng.
Tháng 06/2019, Bộ Tài nguyên và môi trường phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, điều này đã tạo động lực cho rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cụ thể, có rất nhiều các cửa hàng xanh chấp nhận ký các cam kết vì môi trường bằng việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, dễ phân huỷ hoặc các sản phẩm có thể tái sử dụng Đặc biệt hơn nữa cũng có các cửa hàng chuyển từ việc sử dụng các loại cốc nhựa, ống hút nhựa sang các loại nước đóng chai thuỷ tinh,ống hút làm từ bã mũa, cỏ hoặc ống hút inox, cốc giấy,… Các cơ quan Nhà nước đã hưởng ứng phong trào “nói không với rác thải nhựa” bằng việc sử dụng các bình nước thuỷ tinh, kim loại thay vì dùng nước đóng chai từ nhựa dùng một lần trong các buổi hội nghị, hội thảo.
Không chỉ Chính phủ Việt Nam, các cơ quan bộ, ban, ngành của Nhà nước hưởng ứng với phong trào chống lại rác thải nhựa Có rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chung tay góp sức hỗ trợ Nhà nước để nâng cao khả năng tái chế các loại rác thải nhựa, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn và giúp Việt Nam trở nên xanh- sạch-đẹp hơn Cụ thể tháng 06/2019, 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã cùng nhau hợp tác để thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) Liên minh này sẽ phát triển một hệ sinh thái thu gom và tái chế bao bì nhằm giúp tăng tỉ lệ tái chế các loại bao bì, các loại nhựa bị thải ra môi trường.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA
Bối cảnh mới ảnh hưởng đến công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay đang chủ động triển khai những hành động thiết thực về giảm thiểu rác thải nhựa để thoát khỏi tình trạng báo động đỏ về ô nhiễm rác thải nhựa Trong bối cảnh mới hiện nay khi cuộc sống đã trở lại với thời kỳ bình thường mới sau đại dịch Covid-19, công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa mặc dù có thể gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng cũng nhƣ công nghệ xử lý rác thải, nhƣng bên cạnh đó cũng là những cơ hội, điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung, cũng như các thương hiệu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) của Việt Nam nói riêng tiếp tục cố gắng, tăng cường các biện pháp giảm thiểu, quản lý và xử lý rác thải nhựa.
Một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam cũng nhƣ ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa đó chính là từ phía người dân Hiện nay người dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngày càng có nhận thức cao hơn trong việc giảm thiểu rác thải nhựa vì môi trường cũng như vì sức khoẻ của chính mình Theo các điều tra liên quan đến nhận thức về tác hại của túi nilon đến môi trường cũng như sức khoẻ của người dân, có đến 70% hộ gia đình cho rằng các giải pháp thay thế cho các loại túi nilon hay nhựa dùng một lần là vô cùng vần thiết, và đây là trách nhiệm của cả chính quyền và người dân (Ngân,
2012) Ngoài ra, theo một bài khảo sát khác của tạp chí môi trường thì có tới 97,6% người dân có hiểu biết về rác thải nhựa Điều này cũng dễ được nhận thấy khi hiện nay thay vì thói quen sử dụng các loại túi nilon do người bán cung cấp, người dân chủ động mang theo các loại giỏ, túi đựng có thể tái sử dụng, các loại hộp đựng thực phẩm cá nhân thay vì hộp xốp, hộp nhựa dẻo,…) Một số khảo sát khác cũng chỉ ra rằng 85% những người được khảo sát ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng Từ đó có thể thấy rằng, việc người dân có nhận thức tốt về ô nhiễm rác thải nhựa cũng nhƣ tác hại của rác thải nhựa là điều vô cùng quan trọng để tạo ra thuận lợi cho Việt Nam nỗ lực hơn trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa.
Bên cạnh đó, Nhà nước cùng các cơ quan quản lý, các bộ, ban, ngành của Việt Nam cũng đang nỗ lực rất nhiều trong việc hợp rác cùng với các tổ chức quốc tế, đƣa ra các chính sách, nghị định, các lộ trình về giảm thiểu rác thải nhựa Cụ thể, năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có bổ sung thêm các quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong thời gian tới Không chỉ vậy, Việt Nam tiếp tục ký kết các Hiệp ƣớc liên quan đến giảm thiểu rác thải nhựa với các tổ chức quốc tế để nhận được sự định hướng, hỗ trợ từ các quốc gia đã có những thành công nhất định trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa và đồng thời cùng chung tay giải quyết vấn nạn về nhựa với các quốc gia cũng đang nằm trong tình trạng báo động về ô nhiễm rác thải nhựa.Tổng cục Biển và Hải đảo cũng đƣợc giao trách nhiệm để tiếp tục phối kết hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF cùng với các nhà tài trợ, các đối rác triển khai hiệu quả dự án
“Giảm thiểu rác thải nhựa Đại dương tại Việt Nam” Dự án này tập trung xây dựng các quy trình chi tiết về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn Mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình hướng tới tái tạo chất thải, sử dụng chất thải ngành này làm đầu vào nguyên liệu sản xuất của ngành khác để góp phần giảm thiểu ô nhiễm, hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững Đây chính là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, bối cảnh mới cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam cũng nhƣ ngành dịch vụ ăn uống (F&B) của ViệtNam trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa Xử lý rác thải nhựa không chỉ đơn giản là xử lý rác thải sinh hoạt nói chung mà còn là xử lý các loại rác thải công nghiệp, rác thải đô thị Cùng với sự phát triển mạnh của các đô thị và sự phát triển của nền kinh tế, rác thải cũng tăng theo gây nên nhiều khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý.
Thách thức đầu tiên cũng như là một trong những lí do lớn nhất để các thương hiệu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) phải chú trọng vào việc giảm thiểu rác thải nhựa đó là hiện nay rác thải tại Việt Nam vẫn đang đƣợc xử lý chủ yếu bằng phương phấp chôn lấp, có nghĩa đây là một phương pháp xử lý còn quá đơn giản cũng nhƣ phải phụ thuộc vào nguồn đất đai Điều này về lâu dài sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường, kinh tế, chính trị và xã hội Chính phủ sẽ phải cân nhắc về việc trợ giá cho công tác thu gom và xử lý rác thải, tuy nhiên việc trợ giá về lâu dài cũng không phải là ý tưởng tốt do lượng rác mỗi năm sẽ tăng lên chứ không giảm đi, bên cạnh đó việc Chính phủ trợ giá sẽ phá vỡ các quy tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, chịu phí, dẫn tới việc xả rác không kiểm soát.
Khó khăn thứ hai trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa đó là mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước hiện đang ban hành thêm rất nhiều các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách để quản lý rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng nhƣng các chính sách quản lý rác thải này đều chƣa đồng bộ Điều này đƣợc lí giải là do hiện nay có nhiều cơ quan quản lý cùng một vấn đề về rác thải ví dụ nhƣ Bộ Tài nguyên và môi trường là bên đưa ra các công rác quản lý rác cũng như các chính sách về giảm thiểu rác thải nhƣng bên có trách nhiệm về cơ sở hạ tầng để xử lý rác thải lại là Bộ Xây dựng Điều này có thể gây ra tình trạng chồng chéo về công việc cũng nhƣ trách nhiệm trong việc xử lý rác thải.
Bên cạnh đó, các thương hiệu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) phải chú trọng hơn đến việc phân loại rác thải nhựa trước khi thải bỏ do khả năng phân loại, tái chế và xử lý các loại các rác thải nhựa ở Việt Nam còn rất hạn chế Trên thực tế, theo thống kê của WB, mỗi năm tại Việt Nam có đến 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và nhựa PP đƣợc tiêu thụ, tuy nhiên chỉ có 33% (khoảng 1,28 triệu tấn) trong số đó đƣợc tái chế Khả năng tái chế rác thải thấp có thể đƣợc lý giải là do số lƣợng nhà máy xử lý rác thải nhựa của Việt Nam vẫn còn quá ít Bên cạnh đó công nghệ xử lý rác thải vẫn còn quá đơn giản, chủ yếu sử dụng phương pháp chôn lấp mà đây lại là phương pháp gây ra nhiều tốn kém và lãng phí tài nguyên đất đai, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Cuối cùng, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên tập trung vào việc tuyên truyền đến người dân về sự cần thiết của việc phân loại rác thải từ nguồn Theo PhóGiám đốc công ty môi trường đô thị Hà Nội cho biết, khi đi khảo sát trên địa bàn của một quận tại Hà Nội, rác thải của các nhà dân, hộ gia đình vẫn trộn lẫn rất nhiều loại rác, trong đó có những loại rác có thể tái chế sử dụng đƣợc Thực tế này cho thấy rằng hiện nay một bộ phận lớn người dân vẫn không hề coi rác là một nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng mà chỉ coi đó là rác để thải bỏ.
Các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam
Chương 2 đã trình bày các kết quả từ việc khảo sát và phỏng vấn các chuỗi cửa hàng tiêu biểu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam, thông qua đó đánh giá sơ bộ về tình hình sử dụng đồ dùng nhựa cũng nhƣ thực trạng thải bỏ rác thải nhựa của các chuỗi cửa hàng này Từ những kết quả đó, có thể thấy rằng mặc dù các thương hiệu đều phát động các chiến dịch cũng như đưa ra khẩu hiệu kêu gọi khách hàng giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường nhưng cách hành động vẫn chƣa thực sự quyết liệt và triệt để Điều này có thể đƣợc lý giải bởi việc các thương hiệu đều đang tập trung vào tối đa hoá lợi nhuận cho cửa hàng, bên cạnh đó xu thế mua đồ online, đặt hàng giao về nhà đang trở nên phổ biến cũng là một nguyên nhân khiến cho rác thải nhựa tăng đột biến mà các nhà hàng chƣa kịp có giải pháp kịp thời để thay thế bằng cách loại vật liệu thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, việc tiến hành các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa trên thực tế cũng cần gắn với lợi ích và chi phí thực hiện Nếu lợi ích đem lại là đáng kể và chi phí thực hiện các giải pháp là không quá lớn trong ngắn hạn thì các thương hiệu mới có động lực để thực hiện hiệu quả việc giảm thiểu rác thải nhựa.
Ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam bao gồm rất nhiều loại hình phong phú, quy mô đa dạng từ nhỏ, trung bình đến lớn với các kênh phân phối khác nhau(truyền thông, tiêu dùng tại chỗ, thương mại điện tử, phân phối mua về nhà, hiện đại) Chính vì vậy, việc đánh giá đƣợc mức độ sử dụng, tiêu thụ đồ nhựa hay thực trạng về rác thải nhựa của toàn bộ ngành dịch vụ ăn uống (F&B) yêu cầu sự khảo sát toàn diện, đồng bộ và đầy đủ trên tất cả các loại hình kinh doanh và quy mô của nhà hàng, cửa hàng Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này vẫn chƣa thể tiến hành phỏng vấn cũng nhƣ tìm hiểu cặn kẽ, đầy đủ tất cả các loại hình kinh doanh, các cửa hàng, nhà hàng trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam. Mặc dù vậy, các giải pháp tác giả đề xuất dưới đây có thể áp dụng cho tất cả các loại hình, quy mô của các cửa hàng, nhà hàng trong ngành F&B chứ không chỉ dành riêng cho các chuỗi cửa hàng tiêu biểu mà tác giả đã khảo sát trong chương 2 của luận văn.
Các giải pháp sau đây là các giải pháp đƣợc đề xuất trên mức độ vĩ mô, khi thực hiện các giải pháp này, các thương hiệu cần có sự thay đổi phù hợp với đặc điểm các cửa hàng và có các phương thức vận hành riêng để tránh lãng phí nguồn nguyên vật liệu, hao hụt tài chính.
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về rác thải nhựa và tác hại của rác thải nhựa đến môi trường
Mục tiêu: Thực tế cho thấy rằng việc đồ nhựa có cần đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của người tiêu dùng Bởi chính người tiêu dùng là những người quyết định có sử dụng các sản phẩm từ nhựa dùng một lần hay không hoặc có ủng hộ các nhãn hàng, các thương hiệu thờ ơ với việc giảm thiểu rác thải nhựa hay không Vì vậy bằng cách tuyên truyền đến người dân, khách hàng về sự nguy hiểm cũng như ảnh hưởng vô cùng tiêu cực của rác thải nhựa đến môi trường và đời sống con người, các thương hiệu có thể gián tiếp khiến cho khách hàng thay đổi quan điểm về việc sử dụng nhựa dùng một lần, từ đó có thể từ chối sử dụng đồ nhựa, chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc mang theo các đồ dùng cá nhân có thể tái sử dụng để bảo vệ môi trường.
- Căn cứ vào việc nhận thức của cộng đồng về rác thải nhựa chƣa thực sự sâu sắc, vẫn còn nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải trách nhiệm của một cá nhân, cũng như vẫn còn nhiều người thơ ơ trong việc chống lại rác thải nhựa.
- Căn cứ vào tâm lý con người khi đã hiểu rõ tác hại của rác thải nhựa và các ảnh hưởng của đồ nhựa dùng một lần đến môi trường, đời sống và sức khoẻ của con người.
- Căn cứ vào việc vẫn còn nhiều thương hiệu chủ quan cho rằng hiện nay người dân không thực sự quan tâm đến các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường.
Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của đồ nhựa dùng một lần cũng nhƣ rác thải nhựa có thể đƣợc triển khai bằng nhiều hình thức Các cửa hàng có thể căng các poster, standee, băng-rôn với nội dung thiết thực, dễ hiểu, trực quan trước cửa các nhà hàng, quán café hoặc các bảng hiệu nhỏ đặt ngay trên bàn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng Bên cạnh việc sử dụng khẩu hiệu để tuyên truyền, các thương hiệu cũng có thể trực tiếp phát động các chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa đến khách hàng bằng cách tặng quà để khuyến khích khách hàng từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm cá nhân Những việc làm nhỏ này góp phần bước đầu định hướng cũng như tạo động lực để khách hàng quan tâm hơn đến giảm thiểu rác thải nhựa Trong quy mô nội bộ các nhà hàng, quán ăn, quán café, ban lãnh đạo hoặc chủ các thương hiệu có thể tổ chức đào tạo các nhân viên chú trọng đến vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, giúp nhân viên hiểu đƣợc tác hại cũng nhƣ sự cần thiết của các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa, từ đó có thể trực tiếp tuyên truyền và giải thích đến khách hàng về các chiến dịch mà thương hiệu đang thực hiện Giải pháp này thường hướng tới hai đối tượng chính: Chủ sở hữu của các thương hiệu trong ngành F&B và người tiêu dùng/khách hàng.
Đối với chủ sở hữu các thương hiệu: Việc những người chủ sở hữu cơ sở kinh doanh có kiến thức về rác thải nhựa cũng như bảo vệ môi trường khỏi “ô nhiễm trắng” là điều vô cùng quan trong Khi người chủ có đầy đủ kiến thức cũng nhƣ tầm nhìn về giảm thiểu rác thải nhựa đồng nghĩa họ cũng có trách nhiệm hơn trong việc vận hành thương hiệu của mình hướng đến giảm thiểu rác thải từ những khâu đầu tiên và đào tạo nhân viên có nhận thức trách nhiệm và chú trọng hơn đến ô nhiễm rác thải nhựa.
Đối với người tiêu dùng/khách hàng: Thực tế cho thấy hiện nay vẫn chưa có nhiều khách hàng/người tiêu dùng có nhận thức đầy đủ và triệt để về ô nhiễm rác thải nhựa và trách nhiệm của họ đối với môi trường Chính vì vậy tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, người tiêu dùng về tác hại của rác thải nhựa đến sức khoẻ, đời sống và môi trường sống của con người chính là mấu chốt của phương pháp này Khi đã hiểu biết đầy đủ về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa trực tiếp đến cuộc sống của con người, chính người tiêu dùng sẽ là người lựa chọn loại bỏ đồ nhựa dùng một lần trong đời sống hàng ngày, thay vào đó họ sẽ có ý thức thay thế nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khoẻ hoặc lựa chọn sử dụng những đồ dùng cá nhân có thể tái sử dụng. Người tiêu dùng cũng có thể trở thành yếu tố quyết định khiến cho các thương hiệu trong ngành F&B thay đổi theo xu hướng “xanh hoá” cũng như thực hiện triệt để các chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa để tự tạo ra lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác và thu hút nhiều khách hàng hơn.
3.2.2 Giảm thiểu rác thải nhựa trong quá trình thu mua và lưu trữ nguyên liệu
Mục tiêu: Giải pháp hướng đến giải quyết các vấn đề mà nhà hàng dù muốn nhƣng khó có thể can thiệp để giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần ở giai đoạn này Trên thực tế, các nhà hàng, thương hiệu trong ngành dịch vụ ăn uống không thể tự sản xuất ra tất cả các loại nguyên liệu để chế biến đồ ăn thức uống, vì vậy để giảm thiểu rác thải nhựa ở giai đoạn này, các thương hiệu F&B không thể làm gì khác ngoài việc tìm kiếm các nhà cung cấp quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa dùng một lần Đây sẽ là những nhà cung cấp lựa chọn đóng gói nguyên vật liệu bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các loại sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học hoặc các loại chất liệu có thể tái sử dụng mà vẫn đảm bảo VSATTP Việc lựa chọn các nhà cung cấp nhƣ vậy không chỉ nhằm giúp các nhà hàng giảm thiểu rác thải nhựa từ khâu ban đầu mà còn là động lực khuyến khích các nhà cung cấp như vậy sản xuất nhiều hơn các sản phẩm tương tự Khi việc sản xuất và đóng gói các nguyên vật liệu bằng các chất liệu thân thiện với môi trường đó trở nên phổ biến hơn thì giá thành cho các loại bao bì đó cũng có thể giảm xuống, tạo điều kiện để nhiều thương hiệu trong ngành F&B lựa chọn những nhà cung cấp này hơn Điều này cũng giúp cho các hãng không còn phải lo lắng về việc giá cả sẽ tăng quá nhiều và nếu có tăng cũng là mặt bằng chung Nhƣ vậy, giải pháp này không chỉ đơn giản nhắm đến mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa ở khâu đầu vào mà còn là giải pháp giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến tối đa hoá lợi nhuận và doanh thu cho các thương hiệu.
- Căn cứ vào tâm lý chú trọng đến việc tối đa hoá lợi nhuận của phần lớn các thương hiệu trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) hiện nay Các thương hiệu có tâm lý lo ngại phải chi quá nhiều chi phí, nguồn lực mà không lợi nhuận đạt đƣợc là quá nhỏ.
- Căn cứ vào thực trạng khối lƣợng rác thải nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần là rất lớn ở khâu đóng gói, vận chuyển và lưu trữ các nguyên vật liệu.
Việc các thương hiệu phải chú trọng đến chi phí để vận hành các cửa hàng là một yếu tố quan trọng bởi nếu không duy trì đƣợc tình hình tài chính ổn định hay nâng cao lợi nhuận, các hãng có nguy cơ cao phải đối diện với việc phá sản Vì vậy các giải pháp đưa ra cũng hướng đến giúp cho các thương hiệu vừa có thể tiết kiệm chi phí nhưng vẫn không quá ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Đối với các loại nguyên vật liệu có yêu cầu phải bảo quản riêng biệt để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm thì các nhà hàng, chuỗi café và đồ ăn nhẹ có thể lựa chọn các nhà cung cấp có sử dụng các loại bao bì phân huỷ sinh học, bao bì từ các chất liệu thân thiện với môi trường hoặc các loại bao bì có thể tái chế tái sử dụng mà vẫn đảm bảo VSATTP Ví dụ nhƣ các loại rau củ, hoa quả, nhà cung cấp có thể lựa chọn bọc và bảo quản bằng các loại lá cây và dây buộc từ rơm, rạ, điều này không khiến cho giá thành sản phẩm tăng nhiều. Đối với các loại nguyên vật liệu có thể vận chuyển với số lƣợng lớn hoặc không cần bảo quản riêng theo bao gói, các đơn vị mua nguyên vật liệu có thể yêu cầu bên cung cấp giao hàng với số lƣợng lớn, và đựng đồ bằng các loại đồ chứa có thể tái sử dụng ví dụ nhƣ các thùng nhựa, thùng xốp lớn, các khay xếp đồ,… Các nhà hàng, quán café cũng nên lựa chọn các hộp đựng nguyên vật liệu, gia vị làm từ thuỷ tinh, sứ, hay bất cứ loại hộp nào có thể tái sử dụng thay vì các hộp nhựa dùng một lần để vừa tiết kiệm chi phí khi phải mua sắm lại nhiều lần, vừa bảo vệ môi trường.
Các thương hiệu trong ngành F&B cũng có thể cân nhắc đến việc tìm các nhà cung cấp nước uống đóng chai không phải chai nhựa mà là chai thuỷ tinh để bên cung cấp có thể thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng, để hạn chế thực trạng rác thải là chai nhựa đang rất phổ biến Nhà hàng cũng có thể tự lắp máy lọc nước và tự đóng chai thuỷ tinh có thể tái sử dụng với quy trình làm sạch đảm bảo VSATTP Điều này ở thời điểm ban đầu có thể hơi tốn kém khi phải lắp đặt một hệ thống lọc nước RO, tuy nhiên về lâu dài đây cũng có thể là một phương án mang lại nhiều lợi nhuận hơn do nhà hàng không cần phải nhập hàng.
3.2.3 Giảm thiểu rác thải nhựa trong công đoạn chế biến và phục vụ
Các giải pháp khác
3.3.1 Giải pháp từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa cho các nhà hàng từ khâu mua hàng và lưu trữ thực phẩm Lượng rác thải nhựa trong giai đoạn này chủ yếu đến từ các loại túi nilon đựng đồ, các loại bao bì, hộp đựng thực phẩm Để loại bỏ hoàn toàn nhựa ra khỏi cuộc sống hiện này là điều không thể, tuy nhiên trước tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa rất nặng như hiện nay, các nhà cung cấp nên cân nhắc chuyển sang sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, ví dụ như:
-Thay thể các loại bao bì nilon bằng các loại bao bì tự huỷ sinh học đƣợc làm từ bã mía, củ mì hoặc các loại lá cây tự nhiên nhƣ lá chuối, lá sen hoặc túi cói, túi rơm, rạ để gói các loại rau củ quả Các loại bao bì này không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo các tiêu chí về VSATTP và bảo vệ môi trường.
- Thay thế các loại màng bọc thực phẩm để bảo quản rau, củ, quả bằng các loại túi lưới để hạn chế lượng nhựa thải ra môi trường Theo tính toán thì khi sử dụng túi lưới, lượng nhựa thải ra môi trường chỉ từ 1,8g – 10g nhựa, trong khi đó khi sử dụng túi nilon thì lượng nhựa thải ra môi trường lên đến 15g, thậm chí là 35g đối với các loại chai nhựa.
- Sử dụng giấy nến và giấy bạc để bảo quản các loại thực phẩm nhƣ thịt, cá sống hoặc chín thay vì sử dụng màng bọc thực phẩm hay túi nilon Giấy nến đƣợc khảo sát là có hiệu quả tốt hơn trong việc bảo quản thực phẩm, thậm chí một vài loại thực phẩm nhƣ phomai, thịt nguội khi đƣợc bọc bằng giấy nến sẽ giúp tăng độ ẩm và độ tươi ngon.
- Sản xuất các loại nước đóng chai làm từ các vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng nhƣ thuỷ tinh hay nhựa HDPE.
- Nghiên cứu vận chuyển các loại hàng hoá, thực phẩm bằng các loại thùng, khay nhựa phù hợp để giao hàng thay vì sử dụng túi nilon Việc này có thể vừa giảm thiểu chi phí mua túi nilon mà vẫn bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Có thể chuyển sang sử dụng các loại bao bì bằng giấy nhƣng nên sử dụng bao bì FSC (là loại bao bì làm từ giấy đƣợc tạo ra từ nguồn gỗ rừng đƣợc quản lý khi khai thác) Sử dụng loại bao bì này để đựng các loại thực phẩm dạng lỏng giúp bảo vệ môi trường mà không gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng.
3.3.2 Giải pháp từ phía khách hàng Đối với tất cả các thương hiệu, khách hàng đương nhiên luôn là yếu tố hàng đầu mà các cơ sở kinh doanh ăn uống luôn hướng tới Để đạt được thành công nhất định, các thương hiệu luôn phải tìm hiểu về tâm lý cũng hành vi của người tiêu dùng, từ đó tìm ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để có thể thu hút và làm hài lòng các trải nghiệm của khách hàng Chính vì vậy nếu nhƣ khách hàng ngày càng thể hiện rõ thái độ của mình đối với việc sử dụng quá nhiều đồ nhựa, và lên tiếng để bảo vệ môi trường, thì chắc chắn sẽ tạo ra sức ép buộc các thương hiệu, các cơ sở kinh doanh trong ngành dịch vụ ăn uống phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Khác với các nhà cung cấp là những người tham gia trực tiếp vào khâu ban đầu – khâu cung cấp nguyên liệu cho các nhà hàng, quán café, thì khách hàng là những người tham gia trực tiếp vào giai đoạn tổ chức phục vụ Đây cũng là giai đoạn phát sinh rất nhiều rác thải nhựa từ các loại túi nilon đựng đồ, cốc, ly, ống hút,thìa dĩa nhựa, đặc biệt là khi khách hàng có nhu cầu mua hoặc gói đồ mang về.
Chính vì vậy, để giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả, khách hàng/người tiêu dùng nên:
-Lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của những thương hiệu đang có hành động thiết thực, thực tế trong giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường Khách hàng cũng cần phải tỉnh táo để phân biệt giữa các hãng đang có hành động thực tế với các hãng chỉ đƣa ra khẩu hiệu, chiến dịch mà chƣa thực sự hành động Việc khách hàng lựa chọn các hãng dịch vụ ăn uống có hành động thực tế sẽ là động lực cho các hãng đó tiếp tục cố gắng, cũng nhƣ tạo ra thêm sức ép để các hãng chƣa hành động phải thay đổi để thu hút lại khách hàng cho mình.
-Lựa chọn sử dụng các đồ dùng cá nhân có thể tái sử dụng hoặc các loại đồ dùng có thể phân huỷ sinh học, có thể tái chế khi mua hàng mang về ví dụ nhƣ khi mua các loại nước ép, café, trà sữa,…Việc làm này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà cũng là bảo vệ chính sức khoẻ người tiêu dùng, do có một số loại đồ uống nóng nếu sử dụng đồ đựng bằng nhựa sẽ làm thôi nhiễm các chất độc hại làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Bên cạnh đó cũng nên kết hợp với việc từ chối sử dụng các loại ống hút, cốc, ly, thìa nhựa và có những phản ánh cần thiết để khiến các thương hiệu phải tìm hiểu lại về hành vi người tiêu dùng, từ đó thay đổi các sản phẩm phù hợp hơn thay vì các loại nhựa dùng một lần.
-Nếu có nhu cầu mua đồ ăn mang về, khách hàng nên chuẩn bị các loại hộp đựng đồ ăn để tránh việc phải yêu cầu các bộ dụng cụ gói đồ ăn mang về Thông thường, mỗi bữa ăn mang về sẽ phát sinh ít nhất là một túi nilon bọc ngoài, 1-2 hộp xốp hoặc hộp nhựa dùng một lần đựng riêng các loại đồ ăn, một bộ dụng cụ ăn bao gồm thìa, dĩa nhựa và có thể kèm theo các gói gia vị ăn kèm như tương ớt, tương cà Một bộ gói đồ mang về nhƣng có thể làm phát sinh từ 30-50g nhựa Chính vì vậy việc khách hàng mang theo bộ đồ cá nhân để mua hoặc gói đồ mang về sẽ không chỉ giúp giảm đáng kể lượng nhựa ra môi trường mà cũng có thể giúp nhà hàng tiết kiệm các chi phí khi mua đồ đóng gói cho khách.
3.3.3 Giải pháp từ phía Nhà nước
Việc đưa ra các giải pháp cho các giải pháp kêu gọi người dân, các chủ cơ sở kinh doanh hay các bên cung cấp nguyên vật liệu cần chủ động nâng cao nhận thức để có hành động thiết thực hướng đến môi trường vẫn là chưa đủ Vì các giải pháp này chủ yếu mang tính khuyến khích và dựa trên ý thức cũng nhƣ nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp Trên thực tế, không có bất cứ quy định hay chế tài xử lý nào có thể ép buộc người dân hay các doanh nghiệp phải thực hiện các giải pháp trên, do việc sử dụng các loại đồ nhựa dùng 1 lần hay bao bì nilon có thể giúp họ đạt đƣợc các mục tiêu về tối đa hoá lợi nhuận hoặc mục tiêu về sự tiện lợi.
Vì thế các giải pháp mang tính quyết định phải đến từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước Việc đưa các quy định, biện pháp quản lý việc xả rác thải nhựa, đề ra các chế tài xử lý sẽ làm cho các cơ sở kinh doanh, các thương hiệu phải chủ động kiểm soát lượng rác thải nhựa gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cũng như giúp giảm áp lực lên các công ty xử lý rác thải Dưới đây là một số đề xuất của tác giả đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa tập trung tác động đến 03 quá trình đầu vào, sử dụng và đầu ra:
Đầu vào: là giai đoạn khi các thương hiệu cũng như người dân chưa quyết định sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần, bao bì nilon.
Thu thuế môi trường đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống có sử dụng các loại bao bì nhựa dùng một lần, nhựa không thể tái sử dụng hay tái chế.
Thu thuế đối với tất cả các sản phẩm nhựa có gốc PE dùng một lần, nhựa PET, PS, PVC, PP và vải sợi polyester.