TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN Môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học TÊN ĐỀ TÀI/ ĐỀ 1 Vấn đề về gia đình Xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Họ[.]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN Môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học
TÊN ĐỀ TÀI/ ĐỀ 1: Vấn đề về gia đình:
Xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội
Họ và tên: Ngô Thiên Nga
Mã SV: 20412148 Lớp: Kinh doanh thương mại K20 Ngành: Kinh doanh thương mại
Trang 2Đắk Lắk, tháng 6 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN Môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học
TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
Họ và tên: Ngô Thiên Nga
Mã SV: 20412148 Lớp: Kinh doanh thương mại K20 Ngành: Kinh doanh thương mại
Trang 3Đắk Lắk, tháng 6 năm 2022
Trang 4MỤC LỤC
I Lời mở đầu 4
II Nội dung 5
1 Khái niệm 5
1.1 Gia đình là gì? 5
1.2 Gia đình văn hóa là gì? 6
2 Các cơ sở xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam 7
3 Xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.9 3.1 Thực trạng các gia đình ở Việt Nam 9
3.2 Phương hướng xây dựng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 11
3.3 Giải pháp chủ yếu để xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 12
IV Tài liệu tham khảo 15
V Đánh giá 16
Trang 5I Lời mở đầu
Giống như cơ thể của con người để có thể duy trì sự sống một cách tốt nhất thì trong mỗi bộ phận con người không thể nào thiếu được một tế bào sinh học Gia đình cũng mang một vai trò quan trọng như vậy Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, với nhiều yếu tố tác động như: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến Trong đó không thể thiếu việc xây dựng gia đình văn hóa, gia đình được xem là một tế bào của xã hội mang tính quyết định đến sự tồn tại, vận động và phát triển của cộng đồng cũng như xã hội Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội” Cho thấy được rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình trong xã hội nó được xem là một nền tảng, kiến thức cơ sở hình thành nên nhân cách của một thế hệ trẻ tương lai Nó là một vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của cả đất nước vì chỉ khi xây dựng gia đình tốt thì mới có được một xã hội tốt đẹp và lành mạnh
Ví dụ, nếu con cái trong gia đình được lớn lên trong một môi trường không được giáo dục đầy đủ sẽ dẫn đến các hệ lụy như tệ nạn xã hội, không có được một kiến thức vững chắc cho sau này thì sẽ làm cho xã hội ngày càng đi xuống Ngược lại, nếu được giáo dục đầy đủ thì sẽ dễ dàng giúp ích cho đất nước từng bước phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu
Vì thế, để hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài “Xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Áp dụng những kiến thức đã được học cũng như tham khảo thêm từ tài liệu bên ngoài bài viết sau sẽ phân tích rõ hơn về: Cơ sở xây dựng gia đình văn hóa, phương hướng xây dựng và giải pháp phát triển gia đình ở Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trang 6II Nội dung
1.1 Gia đình là gì?
Từ trong lịch sử loài người, gia đình được tạo ra từ mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ từ đó sinh con đẻ cái Có thể nói, gia đình là nơi hình thành nên một tổ chức nhỏ nhưng có tính chất đặc biệt trong xã hội Gia đình không phải mối quan hệ đơn giản giữa người với người mà là mọi người có mối quan hệ mật thiết, gắn bó liên kết như: mối quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em, quan hệ ba mẹ và con cái cùng sống chung với nhau, cùng nhau ở trong một môi trường và tạo nên phẩm chất đạo đức tính cách của một con người Gia đình là mầm mống của xã hội, là điều kiện đầu tiên để xã hội có thể phát triển theo chiều hướng tốt nhất
Ngoài ra, gia đình được hiểu dưới góc nhìn pháp luật là tập hợp những người gắn bó với nhau qua hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau Nghĩa vụ của
ba mẹ là chăm sóc đun đắp đầy đủ tình yêu thương luôn mang lại cho con mình cảm giác được sưởi ấm không khiến con cảm thấy bị thiếu tình thương không chỉ thế cha mẹ còn phải giáo dục con cái từ lúc còn nhỏ dạy con biết đọc, biết nói và đặc biệt là tính cách tốt để có thể thành người giúp ích cho xã hội nói chung cũng như đất nước nói riêng
Tóm lại, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
Trang 71.2 Gia đình văn hóa là gì?
Gia đình văn hóa được hiểu là gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân Khi công nhận một gia đình có phải là gia đình văn hóa hay không người ta xem xét dựa vào các tiêu chuẩn như: thực hiện xây dựng kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình hòa thuận tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, đoàn kết với cộng đồng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân… Cụ thể:
Một là, gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc Là gia đình có kinh tế ổn định, hòa thuận không có người dính vào các tệ nạn xã hội; thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục; trẻ em được đến trường học tập; các thành viên trong gia đình giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh Hai là, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và nếp sống văn hóa nơi công cộng; Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương
Ba là, thực hiện kế hoạch hóa gia đình Mỗi cặp vợ chồng sinh con không
vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình; Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng; Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm
Bốn là, đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn; Tham gia hòa giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư; Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh và vận động các gia đình khác cùng tham gia
Trang 8Trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng gia đình văn hóa là tiền
đề giúp cho gia đình phát triển tiến bộ, bền vững đồng thời đưa xã hội phát triển vững mạnh
2 Các cơ sở xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
Để xây dựng được một gia đình văn hóa đòi hỏi mỗi người cần phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội; các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu, chăm sóc nhau, có nề nếp gia phong: Kính trên nhường dưới, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí gia đình đầm ấm; sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh: Mọi thành viên trong gia đình có nhu cầu, sở thích, văn hóa lành mạnh, tích cực học tập, không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, muốn xây dựng một gia đình văn hóa còn dựa vào các cơ sở về kinh tế - xã hội, cơ sở chính trị - xã hội, cơ sở văn hóa và chế độ hôn nhân tiến bộ
Về cơ sở kinh tế - xã hội, gắn liền với con đường đi lên nền kinh tế
định hướng xã hội chủ nghĩa đã xóa bỏ được chế độ bóc lột cũng như những phong tục tập quán của xã hội cũ, từng bước hoàn thiện về quan hệ sản xuất
và lực lượng sản xuất Trong nền kinh tế đó, xã hội phát triển nhiều hơn về của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật tiên tiến kéo theo đó là cơ hội để mọi tiềm năng trong gia đình phát huy về mọi mặt Từ đó, hướng gia đình truyền thống chuyển sang gia đình theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Về cơ sở chính trị - xã hội, chú trọng đến việc xây dựng một gia đình hiệu
quả Nhà nước đã thực hiện hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình Nhằm đảm bảo lợi ích cho mọi công dân, sự bình đẳng giữa nam và nữ,
Trang 9giữa vợ và chồng, bảo vệ quyển của mỗi cá nhân hệ thống pháp luật là cơ sơ pháp
lý cho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng xây dựng gia đình bình đẳng dân chủ, bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc và bền vững Là cơ sở xây dựng gia đình văn hóa trong chủ nghĩa xã hội đưa đến mộtt gia đình hiện đại nhưng vẫn giữ được truyển thống văn hóa
Về cơ sở văn hóa, giáo dục và đào tạo luôn là yếu tố quan trọng trong
văn hóa và cùng với thời đại ngày càng phát triển về khoa học – công nghệ việc giáo dục và đào tạo cũng phải được nâng cấp cho phù hợp với trình độ hiện nay Vì thế, không chỉ Nhà nước phải liên tục nâng cấp biến đổi về giáo dục mà mỗi cá nhân tự nhận thức được để nâng cao trình độ dân trí cho bản thân cũng như gia đình Khi trình độ dân trí càng cao sẽ là tiền đề quan trọng cho xã hội và gia đình phát triển tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc
Về chế độ hôn nhân tiến bộ, hôn nhân phải đảm bảo:
Một là, hôn nhân tự nguyện, hôn nhân phải là sự tự nguyện đến từ hai phía
của nam và nữ và xuất phát từ tình yêu của hai người Hôn nhân tự nguyện theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm cả hai khía cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn và sự tự nguyện, tự thỏa thuận giữa vợ chồng trong thời kì hôn nhân về các vấn đề chung của gia đình cũng như vấn đề riêng của mỗi bên Xuất phát từ chỗ tình yêu được coi là cơ sở hôn nhân cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân là việc của bản thân hai bên nam nữ Mặt khác, khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự
do ly hôn lại thực sự cần thiết vì như vậy là giải phóng họ Tuy nhiên việc ly hôn không được khuyến khích trong hôn nhân tiến bộ vì nó để lại hậu quả không chỉ riêng vợ chồng, con cái mà còn là cả xã hội
Hai là, hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Hôn nhân một vợ
một chồng là quan hệ hôn nhân được xác lập khi đáp ứng các điều kiện theo
Trang 10quy định của Luật hôn nhân và gia đình, theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được
có một vợ hoặc một chồng Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, khác với trước đây hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng được đổi mới là sự chia sẽ đối với phụ nữ, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, thực hiện sự bình đẳng Trong thời gian chung sống, vợ chồng cùng nhau chia sẽ các vấn đề chung của gia đình như công việc nhà, chăm sóc dạy dỗ con cái… Trong khi chung sống việc mâu thuẫn xảy ra ở cha mẹ và con cái hay anh chị em với nhau là điều không thể tránh khỏi Mâu thuẫn này trong gia đình là vấn đề cần được giải quyết nhằm đảm bảo một gia đình hòa thuận, tiến bộ Có thể thấy, hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên, với tâm lý, tình cảm và đạo đức của con người, do vậy là cơ sở đảm bảo xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững
Ba là, hôn nhân được đảm bảo về pháp lý Khi nam và nữ cùng nhau
thỏa thuận tiến đến kết hôn đều sẽ phải thực hiện các thủ tục pháp lý Thực hiện việc này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và là cơ sở để thực hiện quyển tự do kết hôn và tự do ly hôn một cách
dễ dàng và đầy đủ nhất
3 Xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3.1 Thực trạng các gia đình ở Việt Nam
Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc chạy theo những lối sống mới, tân thời và bỏ quên những giá trị cũ Xây dựng gia đình văn hóa cũng là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội
Tuy nhiên, theo từng giai đoạn của thời đại mà việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam cũng có sự khác biệt Với khung cảnh đất nước như hiện nay,
Trang 11đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập toàn cầu
đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam phát triển, đồng thời cũng đặt gia đình và văn hóa gia đình trước những biến đổi và không ít khó khăn thách thức Do đó xây dựng văn hóa gia đình trong phát triển bền vững là vấn đề quan trọng trong xã hội Theo đó, mỗi giai đoạn thì gia đình cũng có những biến đổi về kết cấu, quy mô, hình thức và chức năng khác nhau Dựa vào các cơ sở xây dựng gia đình văn hóa mà các giới nghiên cứu và nhà quản
lý đã có được các số liệu như:
Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ lại so với trước kia Kết quả các cuộc tổng điều tra dân số qua các năm cho thấy qui mô gia đình Việt Nam liên tục giảm trong vòng hơn 20 năm qua, từ 5,22 người/hộ gia đình năm 1979 xuống còn 4,88 người/hộ năm 1989 và 4,6 người/hộ năm 1999
Đồng bằng sông Hồng có quy mô gia đình thấp nhất là 4,1 người Vùng Tây Bắc cao nhất là 5,2 người Tiếp theo là Tây Nguyên 5 người, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 4,8 người Vùng Đông Bắc, Bắc Trung
bộ và Duyên hải Nam Trung bộ là 4,6 người Trong phạm vi cả nước, số hộ từ
1 đến 4 người chiếm trên một nửa (55%) Đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng,
cứ ba hộ thì có đến hai hộ có từ 1 đến 4 người (Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả điều tra mẫu: 30)
Nguyên nhân giảm quy mô gia đình là do giảm mức sinh, thay đổi mô hình chung sống giữa các thế hệ và những nguyên nhân khác như ly hôn, ly thân, độc thân
Các chức năng của gia đình có nhiều sự biến đổi Thực tế cho thấy, chức năng kinh tế của hộ gia đình trở thành một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Số lượt người lao động sản xuất trong phạm vi gia đình chiếm gần 70% lao động xã hội, trong đó tập trung cao ở nông thôn, chiếm gần
Trang 1274% lao động nông thôn Ngoài ra, chức năng giáo dục có xu hướng giảm tình trạng trẻ em hư, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng ở nước ta, đặc biệt ở các thành phố lớn, đang là nỗi lo của mỗi gia đình và toàn
xã hội Theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tội phạm trẻ em bị phát hiện năm 1996 tăng gấp 2 lần so với năm 1990, gấp 3,2 lần so với năm
1986 Trong số trẻ em làm trái pháp luật, 30% ở trong gia đình có bố mẹ nghiện ma túy, ham mê cờ bạc, 21% trong gia đình làm ăn phi pháp, 8% có anh chị em có tiền án, tiền sự, 10,2% mồ côi cả cha lẫn mẹ, 32% mồ côi bố hoặc mẹ, 7,3% có bố mẹ ly hôn, 49% bị gia đình chửi mắng đánh đập, 21% được nuông chiều quá, 71% không được gia đình quản lý chăm sóc đúng mức
Chế độ hôn nhân cũng trong tình trạng nhiều gia đình đi đến ly hôn Thực tế cho thấy, tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày một tăng, theo số liệu của Viện nghiên cứu gia đình và giới , cả nước trung bình có 10% số vụ ly hôn thuuộc về các gia đình trẻ mà vợ chồng trong độ tuổi từ 18 – 30; trong đó 60% ly hôn sau khi kết hôn 1 –
5 năm Ngoài ra, theo số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam vào khoảng 25%, trong đó 70% người đệ đơn là phụ nữ Vì thế, cần phải giảm thiểu rủi ro không đáng kể dẫn đến các quyết định ly hôn
Để giảm thiểu rủi ro trên, cần phải có các phương hướng xây dựng và giải pháp phát triển gia đình ở Việt Nam
3.2 Phương hướng xây dựng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Xây dựng gia đình Việt Nam theo tiêu chí của gia đình văn hóa: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Những tiêu chí này dựa trên những định hướng
cơ bản sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh
tế hộ gia đình