1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh

102 600 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Chương Mở Đầu: Tổng quan đề tài 1. GIỚI THIỆU Ngày nay, các ứng dụng của lĩnh vực đo lường và điều khiển được áp dụng trong sản xuất công nghiệp và đời sống rất đa dạng. Một trong những ứng dụng thể hiện qua việc thu thập số liệu của các thông số ứng suất biến dạng của vật liệu mà ta có thể xác định được những thông số vật lý, cơ học khác nhau: lực tác dụng, moment… hay để thu thập các số liệu về các hiện tượng vật lý nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, lưu lượng… để giám sát và điều khiển các hoạt động sản xuất được tốt nhất. Các thiết bị, hệ thống đo lường và điều khiển ghép nối máy tính cho phép thực hiện các giải pháp thu thập dữ liệu và điều khiển chính xác và hiệu suất cao. Các hệ thống thu thập dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bền chặt, toàn vẹn trong các hệ thống tự động điều khiển trong công nghiệp và sự đảm bảo chất lượng cho các thiết bị điện tử công nghiệp. Để có một hệ thống đồng bộ thông qua với máy tính, ngoài các cảm biến đo, hệ thống điều khiển ghép nối,chúng ta cần có những công cụ phần mềm chuyên dụng để xử lý và làm việc với các giá trị thu được thông qua hệ thống đo và kết nối máy tính. 2. NỘI DUNG Hệ thống thu thập dữ liệu quá trình tập hợp thông tin hay phân tích hiện tượng nào đó. Nhằm hỗ trợ con người trong quá trình giám sát và điều khiển của một hay nhiều đối tượng. Mục đích của hệ thống thu thập dữ liệu nói chung là phân tích dữ liệu thu thập vào, xử lý, lưu trữ dữ liệu và thực hiện mục đích muốn đo. Hệ thống thu thập dữ liệu thường là dựa trên cơ sở điện tử học, nó được làm từ phần cứng và phần mềm. Phần cứng thì được làm từ cảm biến, bộ chuyển đổi tín hiệu, linh kiện điện tử (ở giữa với bộ nhớ dùng để tồn trữ thông tin). Phần mềm được làm bằng phần mềm phân tích (vài tiện ích khác có thể sử dụng để di chuyển dữ liệu từ bộ nhớ dữ liệu thu thập được đến một laptop hoặc tới một máy tính lớn ). GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 1 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Một hệ thống thu thập dữ liệu bao gồm ba phần: một hệ thống mức dưới I/O, một máy tính chủ (host computer) và phần mềm để người vận hành điều khiển các quá trình hoạt động của hệ thống. Đề tài được bố cục như sau:  Chương 1: Cơ sơ lý thuyết  Chương 2: Thiết kế và thi công  Chương 3: Kết luận Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 2 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp 1.TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ VÀ RỜI RẠC 1.1 Tín hiệu Tín hiệu là sự biến thiên của biên độ theo thời gian. Biên độ có thể là điện áp, dòng điện, công suất,… nhưng thường được hiểu là điện áp. 1.2 Tín hiệu tương tự Tín hiệu tương tự (analog signal) : Là tín hiệu liên tục cả về biên độ lẫn thời gian. 1.3 Tín hiệu rời rạc Tín hiệu rời rạc (Discrete Time Signal) : Là tín hiệu được lấy rời rạc theo thời gian nhưng biên độ vẫn giữ liên tục. Hàm tín hiệu chỉ có giá trị xác định ở những thời điểm xác định. Ta có thể thu nhận được tín hiệu rời rạc bằng cách lấy mẫu tín hiệu tương tự (sampling). Vì vậy tín hiệu rời rạc còn được gọi là tín hiệu được lấy mẫu (sampled signal). Hình1.1: biểu diễn tín hiệu tương tự và tín hiệu rời rạc 2. LÝ THUYẾT LẤY MẪU TÍN HIỆU Vì tín hiệu có thể biến đổi liên tục, việc lấy mẫu cần được tiến hành sau những khoảng thời gian xác định. Tốc độ lấy mẫu tín hiệu tuỳ thuộc vào tốc độ biến đổi của tín hiệu. Để mã hoá một tín hiệu số, thường người ta mã hoá nó ở những khoảng thời gian không đổi. Việc lấy mẫu phải đảm bảo giữ đủ thông tin cho quá trình tái tạo hay xử lý lại tín hiệu sau đó. Lấy mẫu là quá trình biến một tín hiệu tương tự thành một tín hiệu rời rạc theo thời gian. Định lý lấy mẫu( định lý Shanon): Tín hiệu x(t) có phổ tín hiệu giới hạn trong khoảng (-ω max , ω max ) được xác định hoàn toàn từ tín hiệu lấy mẫu chỉ trong điều kiện GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 3 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp nếu tần số lấy mẫu lớn hơn 2ω max . Chỉ trong trường hợp này mới khôi phục được tín hiệu sau khi đã rời rạc hóa ω s >2ω max , với ω s là tần số của các mạch lọc (cao, thấp) Ví dụ : tín hiệu audio chất lượng cao có tần số cao nhất cỡ 20KHz, tín hiệu này cần lấy mẫu ít nhất 40000 lần trong 1 s Hình1.2: vẽ biểu diễn một tín hiệu được lấy mẫu sau mỗi Ts giây 2.1 Mạch lấy mẫu và giữ Để biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số, người ta không thể biến đổi mọi giá trị của tín hiệu tương tự mà chỉ có thể biến đổi một số giá trị cụ thể bằng cách lấy mẫu tín hiệu đó theo một chu kỳ xác định nhờ một tín hiệu có dạng xung. Ngoài ra, mạch biến đổi cần một khoảng thời gian cụ thể (khoảng 1µs - 1ms) do đó cần giữ mức tín hiệu biến đổi trong khoảng thời gian này để mạch có thể thực hiện việc biến đổi chính xác. 2.2 Lượng tử hoá Đây là quá trình chuyển từ một tín hiệu rời rạc về thời gian nhưng liên tục về giá trị sang tín hiệu rời rạc về biên độ của tín hiệu. Mỗi giá trị của mẫu được biểu diễn lại bằng một giá trị được lựa chọn từ một tập hữu hạn các giá trị thích hợp. Khi đã lượng tử hoá, các giá trị tức thời của tín hiệu tương tự không bao giờ có thể khôi phục lại chính xác nữa. Điều này dẫn đến các lỗi ngẫu nhiên còn gọi là lỗi lượng tử hoá. GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 4 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Hình1.3: vẽ biểu diễn quá trình lượng tử hoá 2.3 Mã hóa Trong quá trình này thì mỗi tín hiệu rời rạc được biểu diễn bằng một chuỗi các số nhị phân b bits. Càng nhiều mức lượng tử càng giảm khoảng trống giữa các mức và tăng độ chính xác của giá trị mã hoá sau cùng. Mã hoá đơn cực tín hiệu luôn luôn dương khác với lưỡng cực mã hoá cả 2 nửa biên độ dương và âm của tín hiệu. Cả thang lối vào của tín hiệu giữa 0 và FS ( toàn thang ) với đơn cực và -FS/2 đến FS/2 với hai cực. Điển hình là giữa 0 với 5, 10,15 V trường hợp đơn cực và +-5V, +- 15V với trường hợp hai cực. Số mức lượng tử phụ thuộc vào số bít sử dụng. Trong trường hợp 3 bít sẽ có 8 mức lượng tử từ 000 đến 111. Hình1.4: vẽ 3 bít mã hóa đơn cực và lưỡng cực 2.4 Lỗi lượng tử Lỗi cực đại giữa mức tín hiệu gốc và mức lượng tử xuất hiện khi mức gốc rơi đúng vào giữa hai mức lượng tử. Do vậy mức sai số cực đại sẽ là một nửa của bề rộng một mức hay : lỗi = +- (1/2)*(FS)/2 N 3. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ 3.1 Thang nhiệt độ nhiệt động học tuyệt đối: Thang Kelvin: đơn vị là 0 K. Trong thang Kelvin này người ta gán cho nhiệt độ của điểm cân bằng của 3 trạng thái nước-nuớc đá- hơi một giá trị số bằng 273.15 0 K. Thang Celcius: đơn vị là 0 C. Quan hệ giữa nhiệt độ Celcius và Kelvin được xác định bởi công thức: T( 0 C)=T( 0 K)-273.15 Thang Fahrenhiet: đơn vị là 0 F GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 5 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp 9 5 }32)({)( 00 −= FTCT ; 32)( 9 5 )( 00 += CTFT 3.2 Các Phương Pháp Đo Nhiệt Độ Đo nhiệt độ là một phương thức đo lường không điện, đo nhiệt độ được chia thành nhiều dãi: Đo nhiệt độ thấp, đo nhiệt độ trung bình, đo nhiệt độ cao. Việc đo nhiệt độ được tiến hành nhờ các dụng cụ hổ trợ chuyên biệt như: Cặp nhiệt điện, nhiệt kế điện kế kim loại, nhiệt điện trở kim loại, nhiệt điện trở bán dẫn, cảm biến thạch anh. Việc sử dụng các IC cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ là một phương pháp thông dụng được sử dụng trong tập luận văn này, nên ở đây chỉ giới thiệu về IC cảm biến nhiệt. Nguyên lý hoạt động chung của IC đo nhiệt độ IC đo nhiệt độ là một mạch tích hợp nhận tín hiệu nhiệt độ chuyển thành tín hiệu điện dưới dạng dòng điện hay điện áp.Dựa vào đặc tính rất nhạy của các bán dẫn với nhiệt độ, tạo ra điện áp hoặc dòng điện, tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.Đo tín hiệu điện ta biết được giá trị của nhiệt độ cần đo.Sự tác động của nhiệt độ tạo ra điện tích tự do và các lổ trống trong chất bán dẫn. Bằng sự phá vỡ các phân tử, bứt các electron thành dạng tự do di chuyển qua vùng cấu trúc mạng tinh thể tạo sự xuất hiện các lỗ trống. Làm cho tỉ lệ điện tử tự do và lổ trống tăng lên theo qui luật hàm mũ với nhiệt độ . 3.3 Cảm biến LM35 LM35 là ic cảm biến nhiệt độ có độ chính xác cao:10mv/ o c.Ở 25 o C nó có sai số là không quá 1%.Với tầm đo từ -55 o C – 150 o C, tín hiệu ngõ ra tuyến tính liên tục với những thay đổi nhiệt độ ở ngõ vào. 3.3.1.Hình dạng và cách kết nối LM35 GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 6 Hình1.5 Hình dạng LM35 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp 3.3.2.Thông số kỹ thuật: + LM35 có độ biến thiên theo nhiệt độ: 10mV / 1 o C. + Độ chính xác cao, tính năng cảm biến nhiệt độ rất nhạy, ở nhiệt độ 25 o C nó có sai số không quá 1%.Với tầm đo từ -55 o C – 150 o C, tín hiệu ngõ ra tuyến tính liên tục với những thay đổi của tín hiệu ngõ vào. + Thông số kỹ thuật:  Ngõ ra điện áp  Độ nhạy là 10 mV/ 0 C  Phạm vi hoạt động: -55 0 C  150 0 C  Ở nhiệt độ 25 0 C sai số không quá 1%.  Áp làm việc từ 4 đến 30 volt 3.3.3. Đặc tính điện: Theo thông số của nhà sản xuất LM35, quan hệ giữa nhiệt độ và điện áp ngõ ra như sau: V out = 0,01*T o C. Vậy ứng với tầm hoạt động từ 0 o C – 100 o C ta có sự biến thiên điện áp ngõ ra là: Ở 0 o C thì điện áp ngõ ra V out = 0 (V). Ở 5 o C thì điện áp ngõ ra V out = 0.05 (V). …………………………………… Ở 100 o C thì điện áp ngõ ra V out = 1 (V). 3.4 cảm biến PT100 (E52MY-PT10C) 3.4.1 Hình dạng PT100 Hình1.6: hình dạng của PT100(E52MY) 3.4.2 Thông số kỹ thuật GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 7 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp • Cảm biến nhiệt độ E52MY-PT10C • Dải đo: 0 - 400 độ C. • Loại can: DIN PT 100W. • Chiều dài can: 10 cm • Cấp chính xác: B. • Cách điện cho dây dẫn bên trong: ceramic. • Vật liệu đầu bao dây: Khuôn nhôm đúc màu xanh. • Vật liệu ống bảo vệ: SUS 316 ống đúc. • Nhiệt độ môi trường cho đầu đấu dây: 0 - 80 độ C • Loại dây dẫn: hệ thống 3 dây dẫn • Tiếp xúc nhiệt: loại không nối đất. 3.4.3 Cách đo PT100 Cảm biến Pt100 cấu tạo bằng dây kim loại platinum dựa trên nguyên tắc thay đổi điện trở kim loại theo nhiệt độ(phương trình Callendar –van dusen) như sau: Với: R T : điện trở ở nhiệt độ T R 0 = 100 ohms điện trở ở 0 o C α: hệ số nhiệt độ ở T=0 o C ( kiểu +0.00385 Ω/Ω/ºC) δ=1.499( kiểu +0.00385 Ω/Ω/ºC) β=0 khi T>0 +Cảm biến Pt100 hoạt động ở 0 o C thì điện trở là 100 ohms. +Trong khoảng nhiệt độ từ 0-100 o C ta tính như sau: R T =R 0 (1+0.385%T) với sai số nhiệt độ ±0.5 o C. Tức là cứ tăng 1 o C thì điện trở Pt100 tăng 0.385 Ω GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 8 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Hình1.7: bảng thông số giá trị điện trở và nhiệt độ của Pt100 Ta có ba cách đo Pt100 như sau: Sơ đồ mạch hai dây: Sơ đồ mạch 2 dây kết nối theo kiểu cầu Wheatstone. Ở 0 o C thì thì giá trị điện trở của PT100 là RT=100 Ω, nên để cầu Wheatstone cân bằng thì các điện trở R1, R2, R3 ta chọn là 100 Ω. L là điện trở dây nối. Es là điện áp nguồn cung cấp, Eo là điện áp ngõ ra. Ta tính được : 2 2 ( ) 3 2 2 1 Rg L R Eo Es Rg R L R R + = − + + + Trong trường hợp dây nối dài thì ta dùng sơ đồ 3 dây hay 4 dây để bù trừ điện trở dây nối. Sơ đồ mạch ba dây: Sơ đồ 3 dây có độ chính xác cao hơn sơ đồ 2 dây. Ta tính được : 2 ( ) 3 2 2 1 Rg L R Eo Es Rg R L R R + = − + + + GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 9 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Với sơ đồ mạch 3 dây có thể nối dây dài tới 30.48m. Sơ đồ mạch bốn dây nguốn dòng: +Is là nguồn dòng cung cấp cho mạch, Eo là điện áp ngõ ra, L là điện trở dây nối, RT là cảm biến nhiệt PT100. +Eo phải có trở kháng cao để ngăn lưu lượng dòng trong điện thế dây dẫn. Mạch 4 dây có thể sử dụng ở khoảng cách dài hơn ba dây nhưng phải sử dụng máy phát nguồn dòng trong môi trường nhiễu về điện. +Sơ đồ bốn dây nguồn dòng cho độ chính xác tốt nhất: .Eo Is RT = 3.5 Cặp nhiệt điện ( Thermocouples) • Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu. • Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi ( mV). • Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao. • Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao. • Thường dùng: Lò nhiệt, môi trường khắt nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén,… • Tầm đo: -100 D.C <thermocouple<1400 D.C Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng ( hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh ( hay là đầu chuẩn ). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các chủng loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra một sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Các bạn lưu ý điều này để chọn đầu dò và bộ điều khiển cho thích hợp. Dây của cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, yếu tố dẫn đến không chính xác là chổ này, để giải quyết điều này chúng ta phải bù trừ cho nó ( offset trên bộ điều khiển ). GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 10 [...]... quan về vào ra của máy tính 5.2 Hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh Hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênhhệ thống có thể thực hiện việc thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển của nhiều đối tượng cùng một lúc, các đối tượng có thể giống nhau hay khác nhau Các đối tượng đó có thể là nhiệt độ, áp suất, lưu lượng,… Hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh là sự thu thập dữ liệu trên máy tính PC sử dụng... phân của DAC 5 HỆ THU THẬP DỮ LIỆU NHIỀU KÊNH 5.1 Thu thập dữ liệu Mục đích của thu thập dữ liệuthu thập thông tin của các hiện tượng hay các đại lượng vật lý như là điện áp, dòng điện, nhiệt độ, áp suất hoặc âm thanh Sự thu thập dữ liệu trên PC sử dụng một sự kết hơp giữa mô đun phần cứng, phần mềm ứng dụng và một máy tính để thực hiện việc thu thập Trong khi mỗi hệ thống thu thập dữ liệu được định... của nó Mỗi hệ thống chia sẽ một mục đích chung thu được, phân tích và nhận thông tin hiện có Những hệ thống thu thập dữ liệu hợp nhất những tín hiệu, các cảm biến, những cơ cấu chấp hành, những trạng thái tín hiệu, những thiết bị thu thập dữ liệu và phần mềm ứng dụng Hình1.31 : sơ đồ hệ thống thu thập dữ liệu GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc 20 SVTH:Võ Hoàng Minh Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn... đồ hệ thu thập dữ liệu 1 kênh: Quá trình Cảm biến GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc Gia công tín hiệu S/H 21 Hệ vi xử lý và SVTH:Võ Hoàng Minh Máy tính ADC Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Chấp hành Luận Văn Tốt Nghiệp Khuếch đại DAC Hình1.33 : Sơ đồ hệ thu thập dữ liệu 1 kênh S/H:lấy mẫu và giữ, ADC chuyển đổi tương tự sang số, DAC chuyển đổi số sang tương tự Chúng ta có thể thiết kế một card thu thập dữ. .. Hoàng Minh Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Qua trình thu dữ liệu: đầu tiên ta phải thiết lập bit cho phép thu REN, xóa cờ ngắt thu RI Việc thu dữ liệu bắt đầu, chân TxD xuất xung clock để dịch bit, dữ liệu từ thiết bị ngoài được dịch vào chân RxD vào SBUF bởi các xung clock Quá trình thu hoàn thành khi SBUF nhận đủ 8 bit Hình 1.38 – Giản đồ thời gian thu và phát dữ liệu ở chế... UART: bộ thu phát không đồng bộ đa năng) 6.1.2.4.1 Các tính năng của Port nối tiếp Chức năng: Chuyển đổi từ dữ liệu song song thành dữ liệu nối tiếp Chuyển đổi dữ liệu nối tiếp thành dữ liệu song song Giao tiếp: Thông qua chân TxD (chân phát dữ liệu) và chân RxD (chân thu dữ liệu) Đặc trưng: hoạt động song công, nghĩa là có khả năng thu phát dữ liệu cùng lúc Nhận tiếp một dữ liệu trong khi một dữ liệu. .. cứng, phần mềm ứng dụng và một máy tính đo thực hiện việc thu thập Hệ thu thập dữ liệu thực hiện các năng năng như sau:  Thu thập dữ liệu từ các thiết thiết bị công nghiệp hoặc các cảm biến  Phân tích, xử lý và thực hiện các phép tính toán trên các dữ liệu thu thập được  Hiển thị các dữ liệu thu thập được, kết quả đã xử lý, lưu trữ thông tin thu thập được lên máy tính  Viết chương trình giao tiếp,... Buffer Register) là thanh ghi đệm Port nối tiếp, được dùng để lưu giữ dữ liệu cần phát đi và dữ liệu nhận được Thanh ghi SBUF bao gồm 2 thanh ghi: thanh ghi phát dùng để lưu giữ dữ liệu cần phát đi, thanh ghi thu dùng để lưu giữ dữ liệu đã nhận được GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc 28 SVTH:Võ Hoàng Minh Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Hình 1.37 – Cấu trúc thanh ghi SBUF 6.1.2.4.2.2... dữ liệu 8 bit hoặc12 bit giao tiếp với máy tính hoặc sử dụng card thu thập dữ liệu và điều khiển của hãng sản xuất như là card PLC 818L, PCI 1711/1718 HDU của hãng Advantech Sơ đồ hệ thu thập dữ liệu nhiều kênh Quá trình Cảm biến Khuếch đại Cảm biến Mul tiple xer Khuếch đại Chấp hành Khuếch đại ADC Demu ltiple xer Khuếch đại Chấp hành S/H Hệ vi xử lý và Máy tính DAC Hình 1.34 : Sơ đồ hệ thu thập. .. 0), 8 bit dữ liệu với bit LSB được thu / phát đầu tiên, bit dữ liệu thứ 9 có thể lập trình được, và 1 bit Stop (mức 1) Cờ ngắt phát (TI) và ngắt thu (RI) được bật lên 1 khi bit Stop xuất hiện trên chân TxD và RxD Khi phát dữ liệu, bit dữ liệu thứ 9 (TB8) có thể được chỉ định là bit 0, hoặc 1, hoặc bit có chức năng nào đó (ví dụ như cờ chẳn lẽ P trong thanh ghi PSW) Khi thu dữ liệu, bit dữ liệu thứ 9 . một hay nhiều đối tượng. Mục đích của hệ thống thu thập dữ liệu nói chung là phân tích dữ liệu thu thập vào, xử lý, lưu trữ dữ liệu và thực hiện mục đích muốn đo. Hệ thống thu thập dữ liệu thường. Minh 19 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn Tốt Nghiệp Do đó V OUT sẽ là mức điện thế tương tự, tỷ lệ với đầu vào nhị phân của DAC. 5. HỆ THU THẬP DỮ LIỆU NHIỀU KÊNH 5.1 Thu thập dữ liệu. để di chuyển dữ liệu từ bộ nhớ dữ liệu thu thập được đến một laptop hoặc tới một máy tính lớn ). GVHD: Ths Huỳnh Minh Ngọc SVTH:Võ Hoàng Minh 1 Hệ Thống Thu Thập Dữ Liệu Nhiều Kênh Luận Văn

Ngày đăng: 09/05/2014, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đo lường và điiều khiển bằng máy tính, Ngô Diên Tập-NXB Khoa Học Kỹ Thuật 2.Đo lường và đièu khiển bằng máy tính –Nguyễn Đức Thành- NXB ĐH Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và điiều khiển bằng máy tính, "Ngô Diên Tập-NXB Khoa Học Kỹ Thuật2."Đo lường và đièu khiển bằng máy tính
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật2."Đo lường và đièu khiển bằng máy tính" –Nguyễn Đức Thành- NXB ĐH Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh
1.G.C. Barney, Intelligent instrumentation, Prentice Hall – NJ, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intelligent instrumentation
2.G.Olsson and G.Piani, Computer system for automation and control, Prentice Hall – NJ, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Computer system for automation and control
5.Giáo trình vi xử lý - Phạm Quang Trí Khác
6.Thí nghiệm Vi điều khiển Mcs-51 – Phạm Quang Trí Tiếng Anh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ khối  tổng quát của mạch ADC - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Sơ đồ kh ối tổng quát của mạch ADC (Trang 12)
Hình 1.22: Sơ đồ nguyên lý của mạch chuyển đổi AD dùng phương pháp tích phân Khi có xung start mạch đếm đưa về trạng thái reset - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.22 Sơ đồ nguyên lý của mạch chuyển đổi AD dùng phương pháp tích phân Khi có xung start mạch đếm đưa về trạng thái reset (Trang 13)
Hình 1.25: dạng song bậc  thang của DAC - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.25 dạng song bậc thang của DAC (Trang 15)
Hình1.24: Sơ đồ khối một DAC - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.24 Sơ đồ khối một DAC (Trang 15)
Hình bên dưới ta thấy được cách sắp xếp các điện trở chỉ có hai giá trị được  sử dụng là R và 2R - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình b ên dưới ta thấy được cách sắp xếp các điện trở chỉ có hai giá trị được sử dụng là R và 2R (Trang 18)
Hình 1.30: biến đổi từ dòng sang áp - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.30 biến đổi từ dòng sang áp (Trang 19)
Sơ đồ hệ thu thập dữ liệu 1 kênh: - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Sơ đồ h ệ thu thập dữ liệu 1 kênh: (Trang 21)
Hình 1.35 – Sơ đồ khối của 89V51RB2/RC2/RD2 - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.35 – Sơ đồ khối của 89V51RB2/RC2/RD2 (Trang 24)
Hình 1.36 – Sơ đồ chân của 89V51RB2/RC2/RD2 như sau: - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.36 – Sơ đồ chân của 89V51RB2/RC2/RD2 như sau: (Trang 25)
Hình 1.37 – Cấu trúc thanh ghi SBUF - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.37 – Cấu trúc thanh ghi SBUF (Trang 29)
Hình 1.56 – Khung truyền dữ liệu theo chuẩn RS – 232 - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.56 – Khung truyền dữ liệu theo chuẩn RS – 232 (Trang 33)
Hình 1.41 – Tín hiệu truyền của ký tự ‘A’ - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.41 – Tín hiệu truyền của ký tự ‘A’ (Trang 33)
Hình 1.42 – Cấu trúc chân của RS – 232 - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.42 – Cấu trúc chân của RS – 232 (Trang 34)
Hình 1.45 – Sơ đồ chân IC MAX 232 - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.45 – Sơ đồ chân IC MAX 232 (Trang 36)
Hình 1.46 – Cách bổ xung ActiveX Microsoft Comm Control vào VB6 - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.46 – Cách bổ xung ActiveX Microsoft Comm Control vào VB6 (Trang 40)
Hình 1.47 – Biểu tượng và bảng thuộc tính của ActiveX Microsoft Comm Control - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.47 – Biểu tượng và bảng thuộc tính của ActiveX Microsoft Comm Control (Trang 40)
Hình 1.49 – Cửa sổ Editing và các kiểu đò thị - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.49 – Cửa sổ Editing và các kiểu đò thị (Trang 45)
Hình 1.48 – ActiveX Teechart, biểu tượng và giao diện - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.48 – ActiveX Teechart, biểu tượng và giao diện (Trang 45)
Hình 1.50 – Đồ thị Point 2D - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 1.50 – Đồ thị Point 2D (Trang 46)
Sơ đồ điều khiển như hình 1.55. - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
i ều khiển như hình 1.55 (Trang 50)
Bảng 2 Đáp ứng - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Bảng 2 Đáp ứng (Trang 51)
Hình 2.1: Sơ đồ  khối điều khiển - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.1 Sơ đồ khối điều khiển (Trang 52)
Hình 2.2: Sơ đồ khối chi tiết hệ thống điều khiển Lò 1: Điều khiển ON/OFF - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.2 Sơ đồ khối chi tiết hệ thống điều khiển Lò 1: Điều khiển ON/OFF (Trang 53)
Hình 2.4 : khối nguồn - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.4 khối nguồn (Trang 58)
Hình 2.7: Cách mắc  ADC0809 - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.7 Cách mắc ADC0809 (Trang 60)
Hình 2.8: Khối DAC - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.8 Khối DAC (Trang 61)
Hình 2.11: Khối giao tiếp PC - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.11 Khối giao tiếp PC (Trang 64)
Hình 2.12: Khối mạch công suất - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.12 Khối mạch công suất (Trang 65)
Hình 2.13: Khối  điều khiển quạt - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.13 Khối điều khiển quạt (Trang 65)
Hình 2.14: Mạch in - hệ thống thu thập dữ liệu nhiều kênh
Hình 2.14 Mạch in (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w