chiến lược giá

21 209 0
chiến lược giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược giá GV: Dương Thị Ngọc Liên 12/6/2013 Bài tập Nhóm 7 Danh sách thành viên thực hiện: Hồng Bửu Bửu 71100333 Nguyễn hị Thùy Vân 71104185 Võ Nguyễn Thanh Bình 71100322 qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjkl zxcvbnmqwertyuiop asdfghjkl zxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqw ertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopas dfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxc vbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwer tyuiopasdfghjklm w Chiến lược giá 2013 MỤC LỤC Nhóm 17 Page 2 Chiến lược giá 2013 A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. GIÁ TRONG TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC 1. Tổng quan về giá Chiến lược và chính sách giá là cả một nghệ thuật. Nhiều khách sạn chào bảng giá phòng trông có vẻ là rất "phải chăng" và hấp dẫn, nhưng thực ra doanh thu bình quân của họ trên đầu khách cao hơn nhiều so với một khách sạn khác có biểu giá phòng cao hơn. Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp (marketing mix) và cần phải được quản trị một cách thông minh như là cách mà ta quản trị những thành phần khác. Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẻ. Trong một hoạt động marketing, chúng ta có Price=sản phẩm/giải pháp, Place=kênh, Promotion=quảng bá truyền thông và Price=giá, trong đó Product, Place và Promotion là những yếu tố P đòi hỏi chúng ta phải chi tiền để tạo ra kết quả. Còn Price là yếu tố “P” duy nhất trong marketing mix mà chúng ta có thể thu lại giá trị cho mình từ những giá trị đã tạo ra cho khách hàng. Do tầm quan trọng của Price là như vậy, giá xứng đáng đáng được đầu tư thời gian và được quan tâm cao. Tuy nhiên trong môi trường tiếp thị giữa các tổ chức, giá lại không phải là một yếu tố quan trọng nhất. Giá trong tiếp thị tổ chức được định nghĩa là một lượng tiền tệ gắn với sản phẩm và dịch vụ. Số iền phải đủ trang trải ci phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ; tạo ra lợi nhuận cần thiết, đáp ứng mục tiêu giá của công ty; đáp ứng được giá trị mà người mua nhận thức về sản phẩm và dịch vụ; cho phép công ty cạnh tranh tốt trên thị trường. Như vậy ta có thể nói Nhóm 17 Page 3 Chiến lược giá 2013 một thương hiệu bán được giá cao hơn các thương hiệu khác là nhờ tạo ra được nhiều giá trị cảm nhận cho khách hàng hơn. Vậy nếu công ty bạn không nghiên cứu thấu đáo về giá trị và giá, liệu bạn có đủ can đảm đặt giá sản phẩm mình cao hơn giá đối thủ cạnh tranh gấp 10 lần? Hay ngược lại, nếu bạn muốn khách hàng của mình vui vẻ trả giá cao để mua sản phẩm của bạn thì bạn cần phải nghiên cứu về giá trị tạo ra cho khách hàng và chiến lược giá. 2. Yếu tố ảnh hưởng đến giá Trong quá trình định giá có rất nhiều yế tố có thể tác động đến quyết định giá của doanh nghiệp, có thể khái quát và phân thành 6 loại cơ bản: Giá trị sản phẩm đối với khách hàng: Đây là một yếu tố quan trọng, nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ sót do khó xác định chính xác giá trị cảm nhận của khách hàng. Các khách hàng tổ chức không chấp nhận trả mộ cái giá mà họ cho rằng vượt mức giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Giá trị được đề cập trên đây khác với giá bán sản phẩm. Một doanh nghiệp không chỉ hướng đến tối thiểu hóa giá mà còn phải tối đa hóa giá trị nhận thức của khách hàng. Độ co giãn đối với giá trong thị trường tổ chức hầu như rất nhỏ, khác với thị trường tiêu dung, khách hàng công nghiệp không mua vì giá thấp hay chương trình khuyến mãi, ưu đãi của chúng ta. Tình hình cạnh tranh: Giá của đối thủ cạnh tranh cũng như mức giá trên thị trường thường tác động mạnh đến việc định giá của công ty. Nhiều công ty khi đưa ra quyết định vế giá phải dựa nhiều trên yếu tố đối thủ, từ đó điều chỉnh mức chi phí cũng như lợi nhuận mong muốn phù hợp. Chiến tranh giá trên thị trường tổ chức thường không mang lại lợi ích lớn, do nhu cầu đới với sản phẩm là nhu cầu có nguồn gốc nên nhu cầu này không co dãn, dẫn đến khi giá giảm, thị phần không tăng thì lợi nhuận sẽ suy giảm đáng kể. Nhận thức được nguy cơ này nên giá trong thị trường tổ chức thường được giữ ổn định, ít biến động. Chi phí: Nếu giá trị nhận thức của khách hàng là giới hạn trên thì chi phí là giới hạn dưới của giá. Hầu hết các doanh nghiệp bao giờ cũng xét đến yếu tố chi phí khi định giá, trong đó nổi bật là chi phí cố định và chi phí biến đổi đơn vị. Các phương pháp giảm thiểu chi phí nhờ quy mô, nhờ phạm vị và kinh nghiệm được sử dụng phổ biến. Nhóm 17 Page 4 Chiến lược giá 2013 Mục tiên giá của công ty Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần đặt ra mục tiêu và các chính sách thực hiện. Các công ty có chiến lược ttheo đuổi mục tiêu giá khác nhau. Có thể cụ thể hóa thành 5 dạng mục tiêu: - Lợi nhuận mục tiêu: nhìn nhận trên quan điểm dự án đầu tư, đánh giá mức độ doanh thu, doanh số, lợi nhuận ở từng mức giá trên cơ sở đó đưa ra mức giá tối ưu. - Ổn định giá: trong mục tiêu này, doanh nghiệp nổ lực duy trì mức giá không đổi, sử dụng yếu tố cạnh tranh phi giá. - Định gia theo mục tiêu thị phần: sử dụng giá như một công cụ điều chỉnh, tăng/ giảm hị phần. Các doanh nghiệp muốn gia tăng thị phần sẽ sử dụng chính sách giá thâm nhập, ngược lại khi cần duy trì thị phần sẽ sử dụng chính sách hớt váng thị trường. - Giá cạnh tranh: công ty dựa vào giá đối thủ để định ra giá cho sản phẩm mình, cao, thấp hơn hoặc bằng. - Giá dựa trên khác biệt sản phẩm: các sản phẩm chất lượng cao sẽ được định giá rất cao, còn các sản phẩm không có sự khác biệt sẽ được định giá theo đối thủ. Lãnh đạo cấp cao của công ty: Các nhà quản lý cấp cao thường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình định giá của sản phẩm. Định giá bao gồm nhiều bộ phận tham gia cấu thành, tuy nhiên nhà quản lý cấp cao sẽ cân nhắc và đưa ra mức giá cuối cùng. Vì thế, nhà quản lý có tầm nhìn tốt và định hướng tốt sẽ mang đến lợi ích cho công ty, hạn chế những mất mát, tổn thất cho công ty. Chính phủ: Chính quyền các cấp đều có ảnh hưởng đến quyế định giá của công ty. Thông thường tác động đó được thể hiện qua các khía cạnh: (1) thuế và lệ phí, (2) Các điều luật (luật kinh doanh, chống phá giá, chống độc quyền), (3) sự cung cấp các sản phẩm độc quyền của chính phủ như nước, điện, bưu chính viễn thông, (4) chính quyền các cấp còn là một khách hàng lớn của công ty. II. KỸ THUẬT ĐỊNH GIÁ 1. Một số phương pháp định giá: Định giá xuất phát từ chi phí sản xuất: Theo phương pháp này thì: Nhóm 17 Page 5 Chiến lược giá 2013 - Chi phí sản xuất, tiêu thụ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí Marketing, chi phí phân phối. - Lợi nhuận dự kiến chính là phần thu nhập chịu thuế tính trước Ưu điểm của phương pháp này là tương đối đơn giản và có thể kiểm soát được các đại lượng tính giá bán sản phẩm. Nhược điểm của phương pháp này là không xem xét tới các nhân tố về nhu cầu và nhu cầu không phản ánh đầy đủ được sự cạnh tranh. Định giá xuất phát từ tình hình cạnh tranh: Tư tưởng cốt lõi của phương pháp này là hướng giá của bản thân doanh nghiệp đến vị trí của đối phương, không phụ thuộc vào tình hình cung cầu và tình hình chi phí của doanh nghiệp. Nó được giải quyết theo 2 hướng: - Hướng tới giá trung bình của toàn ngành. - Hướng tới giá của doanh nghiệp đóng vai trò dẫn đầu giá của toàn ngành. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các doanh nghiệp xây dựng phải định giá dự thầu như thế nào để vẫn đảm bảo có lãi mà vẫn đảm bảo thắng thầu. Muốn vậy thì các doanh nghiệp xây dựng phải nghiên cứu kĩ các đối thủ cạnh tranh về tài nguyên, điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời chính cách doanh nghiệp phải tìm cách để chi phí sản xuất xuống nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu của chủ đầu tư. Định giá hướng theo cầu: Cốt lõi của phương pháp này là giá của doanh nghiệp phải phù hợp với sức mua của khách hàng, trên cơ sở có phân tích cơ cấu của khách hàng tiềm năng. Khi định giá thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn mức giá thích hợp với từng khách hàng hay chính là từng chủ đầu tư, với từng công trình. Định giá theo một số phương pháp khác: - Định giá dựa vào tâm lý của khách hàng hay chính là mức độ chấp nhận của khách hàng. - Phương pháp phân tích điểm hòa vốn - Phương pháp lợi nhuận mục tiêu 2. Các bước trong định giá Sơ đồ các bước trong định giá: Nhóm 17 Page 6 Chiến lược giá 2013 Bước 1: Tính toán và phân tích chi phí: • Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí sản phẩm. - Chi phí phân phối. Nhóm 17 Page 7 Chiến lược giá 2013 - Chi phí các hoạt động Marketing. • Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: - Chi phí trực tiếp: bao gồm lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí điện năng và các năng lượng khác phục vụ sản xuất - Chi phí gián tiếp bao gồm:  Tiền lương gián tiếp: cho các đội trưởng, lao công phục vụ tại công trường.  Chi phí vật tư gián tiếp như rẻ lau, dầu mỡ bôi trơn  Chi phí chung và phí hành chính: lương cán bộ quản lý doanh nghiệp các loại thuế, khấu hao TSCĐ, chi phí khác cho văn phòng (điện nước, điện thoại )  Chi phí gián tiếp khác: tiền thuê nhà, bảo hiểm, làm thêm giờ, nghỉ phép của công nhân gián tiếp • Chi phí phân phối bao gồm: - Chi phí bán hàng. - Chi phí vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến các kênh tiêu thụ. • Chi phí hỗ trợ Marketing bao gồm: - Chi phí quảng cáo. - Chi phí xúc tiến bán hàng và những hoạt động tương tự. • Phân tích hoà vốn: Khi doanh nghiệp đưa ra một mức giá bán nào đó thì mức giá đó phải bù đắp đủ những chi phí sản xuất. Do đó việc phân tích hoà vốn sẽ quyết định đối với một hoàn cảnh chi phí cho trước, cần doanh số bao nhiêu để đạt được hoà vốn giữa thu và chi, do đó phân tích hoà vốn sẽ quyết định sự kết hợp tối thiểu giữa giá đơn vị và khối lượng thể hiện ở tổng thu nhập. Sau khi phân tích hào vốn thì doanh nghiệp sẽ xác định được vùng giá có lãi, vùng giá bị lỗ. Bước 2: Phân tích thị trường và dự báo khối lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ. • Phân tích độ co giãn của cầu khi có sự thay đổi của giá: Trên thực tế rất khó xác định hệ số E một cách định lượng. Người ta chỉ xác định hệ số E về mặt lí thuyết dựa trên những giả định, những kinh nghiệm lịch sử về mối quan hệ giữa giá và cầu, điều tra chọn mẫu tiến hành phỏng vấn khách hàng Nhóm 17 Page 8 Chiến lược giá 2013 • Dự báo khối lượng sản phẩm để giúp cho việc phân tích thị trường. Hơn nữa việc dự báo khối lượng bán có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tác động đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bước 3: Xác định mức giá và vùng giá dự kiến: Đồ thị : Xác định vùng giá dự kiến Việc quyết định đưa ra một giá bán hợp lý phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường, chi phí sản xuất, dự kiến chính sách giá. Đồng thời mức giá phải xét đến mục tiêu đã đề cập từ ban đầu. Mỗi thị trường sẽ có một giới hạn giá nhất định: giá max, giá min. Với khung giá đó thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc bán hàng, công tác bảo hành bảo trì sản phẩm để tăng hơn nữa sức mua của khách hàng. Bước 4: Xây dựng cơ cấu giá: Cơ cấu giá phải thoả mãn 3 mục đích: - Nó cho doanh nghiệp một cái khung chi tiết để tính giá cho sản phẩm. - Cho phép so sánh tỉ mỉ với giá cạnh tranh. - Phát hiện ra những chi phí không hợp lý từ đó tìm cách làm giảm thiểu những chi phí này. Xây dựng cơ cấu giá chính là việc xác định các bộ phận hợp thành nên cơ cấu giá. Bước 5: Báo giá và các điều kiện bán hàng: Báo giá là việc doanh nghiệp đã chọn mức cơ cấu giá để báo giá bán cho sản phẩm của doanh nghiệp sau đó kèm theo những vấn đề luật lệ liên quan giữa người mua và người bán hay chính là quyền lợi giữa người mua và người bán. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định các kênh phân phối dựa trên báo giá mà doanh nghiệp đưa ra. Nhóm 17 Page 9 Chiến lược giá 2013 III. HÌNH THỨC KHÁC 1. Đấu thầu Rấ nhiều trao đổi trong tiếp thị giữa các tổ chức được thực hiện thông qua đấu thầu. Trong đấu thầu thì giá là một yếu tố quan trọng, dù các yếu tố khác cũng đưoợc xem xét kỹ lượng. Đấu thầu giúp doanh nghiệp mua cũng như bán sẽ đi đến một mức giá hợp lý hơn. Tuy nhiên không có quy luật cho rằng giá thấp nhất sẽ là giá thắng thầu. Có 2 hình thức: Đấu thầu mở và đấu thầu kín • Đấu thầu mở: Đối tượng tham gia dự thầu không giới hạn, thông tin mời thầu được công bố rộng rãi, áp dụng cho những sản phẩm đơn giản • Đấu thầu kín: Đối tượng dự thầu được chỉ định và mời (thường từ 5 doanh nghiệp trở lên) Chính sách giá trong doanh nghiệp xây dựng: Sản phẩm xây dựng chính là những công trình cầu, đường, bến cảng nó là kết quả của một quá trình sản xuất phức tạp, tốn nhiều tiền của và thời gian. Đồng thời giá cả của sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, nó được định giá khi chưa có sản phẩm thực sự mà chỉ là trên thiết kế của chủ đầu tư. Do sản phẩm xây dựng được sản xuất chính tại nơi tiêu thụ, gắn liền với đất đai, phụ thuộc vào điều kiện khí tượng địa chất thuỷ văn tại nơi xây dựng nên dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, tiền lương công nhân, biện pháp tổ chức thi công dẫn đến sự khác nhau về giá cả sản phẩm xây dựng. Từng sản phẩm xây dựng có giá riêng được xác định bằng phương pháp lập dự toán (đối với chủ đầu tư). thông qua đấu thầu sẽ xác định được giá mua công trình hợp lý, sát với thị trường. Đấu thầu phản ánh mối quan hệ giữa một bên là chủ đầu tư (bên mua) và một bên là doanh nghiệp xây dựng (bên bán). Khi tiến hành xác định giá dự thầu thì doanh nghiệp phải căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước. Đó là: các chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc, các định mức kinh tế kỹ thuật, giá chuẩn, đơn giá xây dựng Từ đó xác định tổng mức đầu tư của dự án, tổng mức vốn đầu tư của dự án, tổng dự toán công trình và dự toán hạng mục công trình. Đối với từng công trình thì chính sách giá được phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp thắng thầu, ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Khi đó giá trúng thầu chính là giá thanh toán công trình. Do đó giá trúng thầu sẽ quyết định số lãi mà doanh nghiệp thu về. Chính sách giá có thể coi là kim chỉ nam của doanh nghiệp xây dựng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Nhóm 17 Page 10 [...]... định mức giá cao hay thấp sẽ thu hút được đơn hàng mà còn tùy thuộc vào cảm nhận từ phía khach hàng, làm thế nào để khách hàng cảm nhận sản phẩm của ta có giá trị càng cao thì mức lợi ta thu được sẽ càng cao Nhóm 17 Page 17 Chiến lược giá 2013 4 Giá của đối thủ - Giá đối thủ cũng là một nguồn tham khảo đối với công ty, tuy nhiên chỉ trong những mối quan hệ mới, khách hàng có xu hướng thăm dò giá Đối... trong tỷ giá tiền tệ, các yếu tố liên quan pháp luật, yêu cầu thuế suất, điều kiện chống phá giá Nhóm 17 Page 18 Chiến lược giá 2013 IV THƯƠNG LƯỢNG Người thương lượng: Giám đốc trực tiếp gặp khách hàng và thực hiện thương lượng Vấn đề khi thương lượng: xảy ra đối với khách hàng mới, lần đầu đặt hàng - - - Cho khách hàng biết được giá trị của sản phẩm khuôn cung cấp Giúp khách hàng biết được giá trị... lớn khoảng vài chục kg, vài trăm kg Mức giá cũng tăng tỷ lệ thuận với khối lượng và độ lớn khuôn Chiến lược giá 2013 - - - - Thông thường giá của các loại thép tùy vào đặc tính sẽ dao động từ 20 ngàn đồng/kg đến trên 250 ngàn đồng/kg Có nhiều loại thép đặc chủng (S50C, B20, NAK80, 2083) với nhiều giá cả 80đ/kg, 225đ/kg Có các loại thép đơn giản như CT3 có giá khỏang trên dưới 80,000đ dùng để làm lòng... chính Nhóm 17 Page 11 Chiến lược giá 2013 trong một thời gian nhất định và hết thời hạn sẽ chuyển trả về cho công ty cho thuê tài chính, không có hợp đồng mua bán giữa hai bên như cho thuê tài chính Ưu điểm: Khách hàng không phải bỏ phiếu tiền mặt để mua sản phẩm, không phải trả lãi và chi phí hoạt động Nhược điểm: khách hàng phải trả nhiều hơn so với mua đứt Nhóm 17 Page 12 Chiến lược giá 2013 B TÌNH HUỐNG... được tính vào giá bán) Người bán sẽ giao hàng đến tay người mua theo phương thức nào? Khách hàng phải đặt cọc 40% giá thương lượng để công ty mua nguyên vật liệu và gia công, số tiền còn lại giao nhận khi sản phẩm đến tay người mua Nhóm 17 Page 19 Chiến lược giá 2013 V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Với việc thực hiện đúng phương châm đề cao chất lượng, thời gian giao hàng cũng như chính sách về giá khá hợp lý,... thuộc, Giám đốc công ty có phần nhân nhượng về giá, ngay cả không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất ít vẫn chấp nhận cung cấp sản phẩm Điều này làm giảm đi phần lợi nhuận công ty có thể nhận được 3 Chỉ có giám đốc công ty định giá sản phẩm và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, điều này sẽ gây ra bất lợi về chi phí khi có những yếu tố thay đổi đột ngột như giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu gia tăng, tỷ giá quá... nhưng trị giá hàng trăm ngàn USD Thậm chí, một bộ khuôn mẫu dập vỏ xe ô tô có giá lên tới hàng triệu USD Trong khi, đối tượng cần các sản phẩm này không phải là số đông người tiêu dùng, mà là các DN sản xuất Chính bởi vậy, quá trình thương thảo, hợp tác sản xuất khuôn mẫu đòi hỏi yêu cầu đặc biệt trong việc tìm hiểu, tư vấn, thỏa thuận hợp tác, thử nghiệm sản phẩm… Nhóm 17 Page 13 Chiến lược giá 2013... khách hàng Với phương châm: "Chất lượng - Hiệu quả - Giá cả hợp lý" công ty cam kết cung cấp tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất cùng dịch vụ hậu mãi chu đáo nhất Công ty đặt chất lượng sản phẩm cũng như uy tín lên hàng đầu, đây cũng là hai yếu tố làm nên thành công cho doanh nghiệp Nhóm 17 Page 15 Chiến lược giá 2013 III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ Khuôn mẫu là sản phẩm sản xuất đơn chiếc, theo... từ trước và hai bên thấu hiểu cách làm việc 5 Tính thời đoạn Giá cả sản phẩm công ty còn phụ thuộc vào từng thời đoạn: - Thời gian công ty đang thiếu đơn hàng sản xuất thì Ban Giám Đốc sẽ xem xét, điều chỉnh hạ mức giá để có được đơn hàng  Thương lượng Thời điểm công ty với quá nhiều đơn hàng trong tay, Ban Giám Đốc sẽ điều chỉnh cao mức giá hoặc sẽ không đi đến thỏa thuận dễ dàng cũng như không chấp... nhận thấy đây là một khách hàng không nhận thức được về giá trị của khuôn, tiềm năng quay lại đặt hàng là không cao thì công ty sẽ tính toán và định ra mức giá vừa phải (ví dụ: 10 triệu đồng) Cũng mẫu khuôn trên, nhưng người đặt hàng hiểu được giá trị thực sự của một khuôn và có kinh nghiệm trong ngành cũng như tiềm năng quay lại lớn, công ty sẽ định giá cao hơn cho họ (ví dụ: 20 triệu) Và một điều thú . Có nhiều loại thép đặc chủng (S50C, B20, NAK80, 2 083 ) với nhiều giá cả 80 đ/kg, 225đ/kg - Có các loại thép đơn giản như CT3 có giá khỏang trên dưới 80 ,000đ dùng để làm lòng khuôn. Những chi tiết. lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:20 08 và đến ngày 14- 08- 2012, công ty hân hạnh được trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:20 08 cho hệ thống quản lý. 3. Lĩnh. Giám Đốc Mã số thuế: 0304599392 Địa chỉ: 283 Đường Số 3, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM) Điện thoại: ( 08) 37521029 Fax: ( 08) 37526544 Email: trantridung2006@vnn.vn Website:

Ngày đăng: 06/05/2014, 23:29

Mục lục

  • I. GIÁ TRONG TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC

    • 1. Tổng quan về giá

    • 2. Yếu tố ảnh hưởng đến giá

      • Giá trị sản phẩm đối với khách hàng:

      • Tình hình cạnh tranh:

      • Mục tiên giá của công ty

      • Lãnh đạo cấp cao của công ty:

      • II. KỸ THUẬT ĐỊNH GIÁ

        • 1. Một số phương pháp định giá:

        • 2. Các bước trong định giá

          • Bước 1: Tính toán và phân tích chi phí:

          • Bước 3: Xác định mức giá và vùng giá dự kiến:

          • Bước 4: Xây dựng cơ cấu giá:

          • Bước 5: Báo giá và các điều kiện bán hàng:

          • 3. Cho thuê tài chính

          • Địa chỉ: 283 Đường Số 3, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)

          • 2. Sự hình thành của công ty gia công cơ khí TNHH Trần Trí Dũng

          • 3. Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh

          • 4. Nguồn lực doanh nghiệp

          • III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ

            • 1. Các yếu tố kỹ thuật

            • 2. Chi phí nguyên vật liệu

            • 3. Yếu tố khách hàng

            • 4. Giá của đối thủ

            • 6. Các yếu tố khác

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan