Kinh doanh và đề xuất dịch vụ trực tuyến cho bưu chính
1 KKIINNHH DDOOAANNHH VVÀÀ ĐĐỀỀ XXUUẤẤTT DDỊỊCCHH VVỤỤ TTRRỰỰCC TTUUYYẾẾNN CCHHOO BBƯƯUU CCHHÍÍNNHH ThS. Dương Hải Hà I. KINH DOANH DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI Trong vòng 5 năm trở lại đây, kinh doanh dịch vụ trực tuyến bắt đầu sôi động trên thế giới, đặc biệt tại các nước có cơ sở hạ tầng về CNTT và viễn thông phát triển. Trên thế giới, các dịch vụ kinh doanh trực tuyến đều thuộc ngành Công nghiệp nội dung số mà có tổng doanh thu toàn cầu đạt dự kiến 430 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU đã xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ này. Một số dịch vụ trực tuyến của Bưu chính ở Pháp và Úc Bưu chính Pháp Bưu chính Pháp đã thiết lập nhiều website để cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng, trong đó phải kể đến là https://www.laposte.fr; http://laposte.net; http://lapostefinance.fr. Một số loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến của Bưu chính Pháp là: - Liên kết mua bán trực tuyến đến địa chỉ bán hàng trực tuyến, ví dụ với ebay. - Đưa các thông tin quảng cáo liên quan đến dịch vụ bưu chính truyền thống và điện tử lên trang web của Lapost.net - Thư lai ghép: Khách hàng có thể gửi dữ liệu cho France La Poste dưới dạng dữ liệu tin học qua dịch vụ thư lai ghép, sau đó một bộ phận của France La Post sẽ xử lý dữ liệu và khách hàng sẽ nhận được nội dung thông điệp dưới dạng thư vật lý thông thường. - Cửa hàng kinh doanh tem trực tuyến: Tại cửa hàng này trên trang web, trưng bày hình ảnh đủ loại tem bưu chính, các bộ sưu tập tem, đĩa CD Rom hướng dẫn chơi tem v.v. Trong đó, dịch vụ tem bưu chính cá biệt hoá cũng được cung cấp trực tuyến, tức là dịch vụ mà tem bưu chính sẽ được gắn liền với những họa tiết và hình dạng kích cỡ của tranh, ảnh mà khách hàng lựa chọn; qua đó khách hàng có thể tự tạo tem bưu chính cho bức thư của mình. - Dịch vụ thư điện tử - Dịch vụ định vị bưu gửi Bưu chính Úc Với quá trình phát triển gần 200 năm, có thể nói tất cả các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh bưu chính trên thế giới đều được Bưu chính Australia nghiên cứu và áp dụng, trong đó đặc biệt là kinh doanh các dịch vụ trực tuyến. Sau đây là một sô dịch vụ trực tuyến mà Bưu chính Úc cung cấp: - Dịch vụ thanh toán trực tuyến: Khách hàng sử dụng dịch vụ này để thanh toán các loại hoá đơn hàng tháng bằng thẻ tín dụng bằng cách truy cập trang web http://www.postbillpay.com.au/. - Dịch vụ trò chơi trực tuyến: Khách hàng có thể vào trang http://www.auspost.com.au/philatelic/stamps/bugs/games/ để chơi trò chơi trực tuyến liên 2 quan đến Bưu chính. Các trò chơi theo các chủ đề khác nhau, chẳng hạn trò chơi về tem bưu chính, trò chơi về phát bưu gửi, trò chơi về các môn thể thao v.v. Trò chơi trực tuyến của Bưu chính Úc - Dịch vụ Post eDeliver: là dịch vụ ứng dụng CNTT trong bưu chính. Qua dịch vụ này, Bưu chính Úc cũng có thể thực hiện truyền dữ liệu giữa trang web của khách hàng với hệ thống đầu cuối của Post eDeliver. Ngay sau khi thông tin của khách hàng được chấp nhận, thông tin này sẽ chuyển tiếp đến hệ thống chuyển phát và quản lý kho vận của Bưu chính Úc. Và sẽ trả lời ngay lập tức, khách hàng sẽ nhận được thông tin cần thiết về bưu gửi theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, dịch vụ này cũng cung cấp các giải pháp kinh doanh trực tuyến cho các khách hàng, chủ yếu là các khách hàng lớn - khách hàng DN. Cung cấp dịch vụ kho vận, quản lý hàng tồn kho, đóng gói và chuyển phát với chi phí rất thấp và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. - Dịch vụ TELeGRAM: Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này sẽ lên trang web https://telegram.auspost.com.au/ để soạn tin nhắn, đặc biệt là khách hàng có thể gán thêm hình ảnh theo các chủ đề như chúc mừng, lễ cưới hay đính hôn, tình yêu vào tin nhắn. Sau đó, Bưu chính Úc sẽ in ấn, lồng ghép phong bì và gửi tới người nhận theo yêu cầu. II. DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, Hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến đã hình thành và bắt đầu phát triển. Tổng doanh số các hoạt động phát triển nội dung cho Internet, nội dung mạng di động, trò chơi điện tử, đào tạo trực tuyến, y tế điện tử, phát triển kho dữ liệu số, phim số và đa phương tiện số năm 2005 đạt 76 triệu USD, đây là bước khởi đầu tốt đẹp cho việc kinh doanh loại hình dịch vụ này. Những thuận lợi ở Việt Nam kinh doanh dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam: + CNTT toàn cầu đang hồi phục nhanh và tăng trưởng mạnh và Việt Nam sẽ thừa hưởng các thành tựu khoa học công nghệ. + Khả năng thích ứng với công nghệ mới; + Số người sử dụng (NSD) Internet tăng nhanh Theo số liệu thống kê về kinh doanh dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam đến 2006, có hơn 200 DN tham gia kinh doanh dịch vụ trực tuyến tập trung chủ yếu Hà Nội và TP.HCM. Các DN này thường gặp những khó khăn khi kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam như Cạnh tranh với DN trong khu vực, Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, Nguồn nhân lực yếu, Chất lượng Internet chưa cao. Các loại hình dịch vụ trực tuyến phân chia thành 2 nhóm: 3 + Nhóm mới hình thành và bắt đầu phát triển: đào tạo trực tuyến và phim số + Nhóm đang phát triển với tốc độ khá ổn định: Báo điện tử (nằm trong mảng nội dung Internet), Nội dung cho thiết bị di động và trò chơi trực tuyến (Thuộc trò chơi điện tử). Tuy trò chơi trực tuyến cung cấp tại Việt Nam đa số vẫn phải mua bản quyền từ nước ngoài, nhưng năm 2006 một số DN bước đầu quan tâm phát triển và cung cấp thử nghiệm một số trò chơi nội địa. Các dịch vụ như tin nhắn tải hình nền, logo, nhạc chuông, tin nhắn dự đoán trúng thưởng v.v. ngày càng đa dạng, phong phú. Mức độ quan tâm của người tiêu dùng về loại hình dịch vụ này cao thể hiện qua số NSD và số người sẵn sàng trả phí cho dịch vụ. Chỉ số NSD và người trả chi phí là những thông số cho biết sự vận động của thị trường. Một ngành có cả 2 chỉ số này cao sẽ hấp dẫn DN đầu tư và đem lại động lực phát triển lớn. Hình 1: Số DN tham gia kinh doanh dịch vụ trực tuyến theo từng lĩnh vực (Nguồn: Báo cáo TMĐT 2006 - Bộ Thương Mại) Hình 2: Tỷ lệ % số NSD và số người trả phí một số dịch vụ trực tuyến (Nguồn: Báo cáo TMĐT 2006 - Bộ Thương Mại) Tương lai, các dịch vụ trực tuyến như trên, quảng cáo trực tuyến, đào tạo trực tuyến và âm nhạc - truyền hình trực tuyến được xếp vào nhóm “mới hình thành, bắt đầu phát triển”. Số lượng DN, doanh thu của các loại hình dịch vụ này thấp so với mặt chung của nhóm kinh doanh thứ 2. Mảng kinh doanh này chưa phát huy được thế mạnh do hạn chế về đầu tư công nghệ, quy mô kinh doanh, thiếu kế hoạch phát triển dài hạn. Sự ra đời ngày càng nhiều các website cung cấp dịch vụ âm nhạc và truyền hình trực tuyến là động lực tích cực, mặc dù đầu tư chưa lớn, doanh thu còn thấp so với các loại hình dịch vụ trực tuyến khác. 01 0 02 0 03 0 04 0 0ND Internet N D mạng diđộngTrò chơitrực tuyếnĐtạo trựctuyếnPhim sốSố D N D o a n h s ố ( T ỷV N Đ)020406080100ND Int er net ND cho mạng DD T r ò chơi đi ện t ửNgười sử dụngNgười tr ả phí 4 Quảng cáo trực tuyến bắt đầu trở thành một công cụ quảng cáo mới cho DN bên cạnh báo hình và báo giấy. Đào tạo trực tuyến đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ phía DN và NSD. Một số loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam: Quảng cáo trực tuyến - Quảng cáo banner truyền thống hình chữ nhật, chứa những đoạn văn bản ngắn, có hình ảnh động (animated picture) - In-line: định dạng trong một cột đặt ở dưới bên trái hoặc bên phải của website. - Pop-up: một màn hình riêng chứa nội dung quảng cáo xuất hiện khi người dùng nhấn chuột để vào một trang tin khác. Ngày nay, các công ty đã chú ý đến yếu tố công nghệ và đưa ra nhiều lựa chọn đa dạng như cung cấp miễn phí bản tin, quảng cáo qua các tập tiên nội dung đa phương tiện, qua các tập tin âm thanh, hình ảnh truyền phát trực tiếp, đặt logo kết nối tới website của DN v.v. Doanh thu của loại hình quảng cáo này hiện nay chưa cao nhưng tiềm năng phát triển lớn do: + Internet tốc độ cao trở nên phổ biến cũng là lúc thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chuyển động. + Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng, đặc biệt là quảng cáo trực tuyến. + Thị phần của quảng cáo trực tuến tuy còn nhỏ so với toàn ngành quảng cáo nhưng tốc độ tăng trưởng là khá cao. Theo công ty ACNeilsen Việt Nam, năm 2006 là năm quan trọng của quảng cáo trực tuyến. Trong vòng 5 – 10 năm tới quảng cáo trực tuyến sẽ có khả năng tăng trưởng gấp nhiều lần hiện nay. + Số lượng NSD Internet ở Việt Nam đang tăng mạnh. + Nhu cầu thị trường lớn nhưng chưa được các DN tận dụng khai thác a. Giải trí trực tuyến Trò chơi trực tuyến: Số lượng nhà cung cấp dịch vụ và trò chơi trực tuyến tăng nhanh: Năm 2005 có 5 nhà cung cấp dịch vụ, đến 2006 có tới 10 nhà cung cấp dịch vụ, tập trung chủ yếu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Phân bổ thị trường của DN cung cấp trò chơi điện tử (Bảng 1). TTỉỉnnhh//tthhàànnhh pphhốố SSốố llưượợnngg DDNN ccóó hhooạạtt đđộộnngg ttạạii đđịịaa bbàànn %% ttrrêênn ttổổnngg ssốố DDNN hhooạạtt đđộộnngg ttạạii ttừừnngg đđịịaa bbàànn TTPP HHồồ CChhíí MMiinnhh 1199 9900,,55 HHàà NNộộii 1133 6611,,99 ĐĐàà NNẵẵnngg 55 2233,,88 CCầầnn TThhơơ 11 44,,7788 KKhháácc 11 44,,7766 TTổổnngg ssốố 2211 Bảng 1: Phân bổ thị trường của DN cung cấp trò chơi điện tử tại từng địa bàn (Nguồn: Bộ Thương mại) Sự gia tăng số lượng các nhà cung cấp dịch vụ kéo theo sự phát triển về số lượng trò chơi trên thị trường. Các DN trong nước luôn cố gắng đưa ra trò chơi mới, đa dạng hoá thể loại để thu hút nhiều người tham gia. 5 Thị hiếu của người chơi thay đổi theo từng giai đoạn, thế hệ khác nhau. Mỗi trò chơi thông thường chỉ kéo dài vòng đời từ 2 – 3 năm tại một thị trường. Do đó cần thiết phải linh hoạt trò chơi để giúp một DN tồn tại và mở rộng kinh doanh. Một đặc điểm nổi bật hiện nay là sự ra đời của các trò chơi trực tuyến do các DN trong nước phát triển. Giải thưởng Vietgames 2006 là một động lực để lập trình viên trong nước có cơ hội R&D trong lĩnh vực này. Theo đánh giá của Công ty Tư vấn Markcom, trong các ngành kinh doanh dịch vụ trực tuyến, trò chơi trực tuyến được đánh giá cao nhất về yếu tố liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng và khả năng hấp thụ công nghệ là 76,25/100 điểm. * Truyền hình và âm nhạc trực tuyến Truyền hình trực tuyến là một công cụ hiệu quả do không bị hạn chế về thời gian và không gian. Hơn nữa, truyền hình trực tuyến Internet có khả năng lưu trữ dữ liệu giống như một thư viện thông tin dễ dàng tra cứu tham khảo. Trên thế giới, truyền hình Internet không còn xa lạ, nhưng ở Việt Nam thì đây là một cải tiến đối với ngành công nghiệp truyền hình và người tiêu dùng. Do đó, hiện nay các kênh truyền hình trực tuyến đều phát hành miễn phí nhằm đưa kênh truyền thông này tiếp cận đông đảo khán giả. Phim truyện và âm nhạc trực tuyến phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tôn trọng bản quyền. Bản quyền đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của dịch vụ này. Số lượng website cung cấp phim và âm nhạc trực tuyến có mua bản quyền nêu trên còn quá ít so với 20 website đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là tiến bộ bước đầu của DN trong nước về nhận thức tầm quan trọng “quyền tác giả” hay tài sản trí tuệ trong kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Truyền hình trực tuyến và âm nhạc trực tuyến hiện chưa mang lại nhiều lợi nhuận nhưng trong tương lai không xa sẽ tạo cơ hội kinh doanh lớn cho DN. Đào tạo trực tuyến Đào tạo trực tuyến là một phương thức đào tạo còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã thu hút khá đông học sinh sinh viên và nhiều đối tượng khác tham gia. Một số cá nhân và tổ chức đã và đang cố gắng phổ biến hình thức đào tạo này. Các trường đại học bắt đầu triển khai đào tạo trực tuyến cho hệ Chính quy, Tại chức. Hiện có trên 50 công ty đăng ký sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về học tập điện tử và khoảng 30 trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ giáo dục. Các sản phẩm, dịch vụ chính mà đơn vị, DN cung cấp: + Bài giảng trực tuyến, tài liệu học tập trực tuyến + Luyện thi đại học, thi ngoại ngữ trực tuyến + Các chương trình vừa học vừa chơi của học sinh tiểu học + Các bài học, bài tập của học sinh ở từng trình độ khác nhau Các loại hình kinh doanh giá trị gia tăng khác: * Báo điện tử: Năm 2004 là năm khởi đầu, 2005 là năm phát triển, 2006 là năm khẳng định vị thế của báo điện tử tiếng Việt tại Việt Nam. Tháng 11/2006 có 102 báo điện tử đang hoạt động. Do báo điện tử không bị hạn chế về số trang, số từ hay phạm vi hoạt động đưa tin. Các chuyên mục của báo điện tử hiện nay gồm: chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học, pháp luật, thể thao, văn 6 hoá, giải trí, CNTT, diễn đàn. Báo điện tử là sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, không chỉ chuyển tải văn bản, hình ảnh như báo giấy mà có cả âm thanh, hình ảnh như phát thanh, truyền hình. Tuy chất lượng chưa tốt so với sóng âm thanh, hình ảnh truyền hình chuyên nghiệp. * Dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động: Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện tiếp tục giữ vị trí ưu thế. Đến nay, các sản phẩm, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện cung cấp rất đa dạng và ở mức độ tăng dần: + Nhạc chuông: đơn âm -à đa âm --à âm thanh thực. + Tải hình: logo đen trắng -à logo màu -à nhắn tin hình. + Hình nền: hình tĩnh --à hình động/ hình đen trắng -à hình màu + Trò chơi: tăng thêm tính năng Loại dịch vụ tin nhắn cung cấp nội dung thực sự phát triển trong năm 2006, gồm: + Tin nhắn trúng thưởng + Tin nhắn thông tin kinh tế, xã hội + Tin nhắn có nội dung chuyên sâu: tư vấn sức khoẻ, an toàn giao thông, tra cứu, giải đáp v.v. Với sự ra đời của công nghệ tiên tiến như 4G, 3G, Wimax, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì loại hình dịch vụ cung cấp nội dung thông tin cho mạng di động sẽ phát triển, và mang lại nguồn lợi lớn cho ngành thương mại di động. III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Qua tìm hiểu một số dịch vụ trực tuyến được cung cấp bởi một số cơ quan Bưu chính và tình hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến hiện nay tại Việt Nam, những lợi ích mang lại của dịch vụ này đối với các DN nói chung và DN bưu chính nói riêng, xin đề xuất một số dịch vụ trực tuyến như sau: - Quảng cáo trực tuyến - Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến: Thông tin về giá cước và các quy định dịch vụ bưu chính, mã địa chỉ bưu chính, Định vị bưu gửi, Thông tin về các bưu cục: về chức năng, địa chỉ liên hệ, mã bưu cục v.v., Thông tin kinh tế xã hội khác: giá vàng, tỷ giá hối đoái, thời tiết v.v. - Dịch vụ bán hàng trực tuyến: Tạo cửa hàng trực tuyến trên trang web của VNP, và liên kết các web bán hàng trực tuyến khác. - Dịch vụ tem điện tử: khách hàng có thể mua tem điện tử bằng cách truy nhập trang web của VNP và mua tem trên đó. Tem điện tử được khách hàng mua tương ứng với bưu gửi cần gửi, sau đó khách hàng in ra và dán lên bưu gửi đó gửi đi. - Dịch vụ thư điện tử. - Dịch vụ điện hoa và bưu thiếp điện tử. Để VNP kinh doanh dịch vụ trực tuyến nêu, VNP cần có một số điều kiện cần như sau: - Hạ tầng cho Thương mại điện tử (TMĐT) gồm: công nghệ, pháp lý, thanh toán điện tử, an toàn và bảo mật. - Hạ tầng kinh tế - xã hội gồm: hệ thống mã vạch quốc gia, tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thương mại, tiêu chuẩn cho mô hình thanh toán các giao dịch, tiêu chuẩn hoá việc trao đổi điện tử, tiêu chuẩn hoá các dịch vụ TMĐT, mức sống của người dân, năng suất lao động, và nhận thức của DN và nhân dân về TMĐT. - Mạng vận chuyển bưu chính. - Nguồn nhân lực có trình độ cao, đặc biệt hiểu biết về CNTT. Nguồn nhân lực gồm người quản lý, các chuyên gia về CNTT, nhân viên tác nghiệp và khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo Thương mại điện tử 2006, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) 7 [2]. www.mic.gov.vn, www.mot.gov.vn, www.vnpt.com.vn, www.vnpost.vn, www.laposte.fr, www.auspost.com.au [3]. TS. Nguyễn Đăng Hậu, ThS. Ao Thu Hoài, Lê Sỹ Linh, Bưu chính điện tử, NXB Bưu điện, 2007. . phẩm và dịch vụ kinh doanh bưu chính trên thế giới đều được Bưu chính Australia nghiên cứu và áp dụng, trong đó đặc biệt là kinh doanh các dịch vụ trực tuyến. . lại của dịch vụ này đối với các DN nói chung và DN bưu chính nói riêng, xin đề xuất một số dịch vụ trực tuyến như sau: - Quảng cáo trực tuyến - Dịch vụ cung