1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Kinh nghiệm học tiếng anh

11 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 30,25 KB

Nội dung

I)Cải thiện phát âm tiếng Anh Buớc 1: Đọc nhiều Hãy đọc to các từ trong một cuốn sách hay tạp chí nào đó. Mặc dù điều này nghe có vẻ buồn cười, nhưng có một thực tế là một người càng nói to bao nhiêu thì anh ta có thể nghe thấy giọng mình rõ hơn bấy nhiêu và khi đó có thể phát hiện lỗi của mình tốt hơn. Người học cũng có thể sử dụng một máy ghi âm để ghi lại lời nói và lắng nghe lại nó để tìm ra lỗi và chỉnh sửa cho lần sau. Ví dụ trong đoạn văn: “In a city of secret economies, few are as vital to the life of New York as the business of nannies, the legions of women who emancipate high-powered professionals and less glamorous working parents from the duties of daily child care”. Bạn đọc chúng khoảng 3 lần bạn sẽ thấy các từ trong đoạn văn này bạn sẽ phát âm tốt hơn rõ rệt. Buớc 2: Nghe và nhắc lại Hãy nghe văn bản được đọc chính xác. Có rất nhiều đĩa và chương trình dạy tiếng Anh bao gồm các văn bản bằng tiếng Anh mà bạn có thể đọc và nghe cùng một lúc. Lắng nghe và đọc cùng để phát âm chính xác các từ. Khi đĩa CD hay DVD là bật lên, hãy đọc cùng và nói những từ mà đang được đọc bởi người nói trên đĩa để học đựợc cách phát âm chính xác luôn. Buớc 3: Tập nói một mình Hãy tập nói trước gương bởi khi nói tiếng Anh đòi hỏi miệng của một người di chuyển theo những cách cụ thể. Tập nói trước gương có thể giúp một người phát triển đúng các cử động của lưỡi, môi và hàm. Ví dụ như: - Nguyên âm (vowels): lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng. - Phụ âm (consonants): 3 nhóm: + môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ "M", "B", "P"; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ "V","F". + sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ "N", "L", "D", + họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ "H", "K", Hãy dành vài phút mỗi ngày để tự mình tập phát âm các từ rồi tăng lên câu tồi một đoạn văn. Buớc 4: Hỏi xin lời khuyên. Hãy nhờ một người bản xứ lắng nghe bạn khi bạn nói. Hãy làm lại theo nhận xét mà người bản xứ chỉ dẫn cho bạn. Tốt nhất là hỏi người bản xứ sửa cho bạn vào cuối mỗi câu để bạn có thể sửa được ngay những lỗi phát âm mắc phải ngay lúc đó. Nếu bạn không tìm được một người bản xứ nào thì bạn có thể hỏi các thầy cô giáo hay bạn bè học khá hơn và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ thấy việc để người khác lắng nghe mình nói là rất cần thiết. II) Những lời khuyên khi ghi chép bài - Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học. - Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp. - Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép. - Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy. - Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên. - Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút. - Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy - Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ xung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác. - Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ xung thêm sau đó - Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước. - Dùng các ký hiệu đểghi bài nhanh hơn - Chú ý lắng nghe những lời quan trọng. - Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng. - Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tinvào 5 – 10 phút cuối. - Dành khoảng10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này ban có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chư hiểu. - Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay. - Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng. - Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân. - Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến. - Đừng quên ghi chép khi đọc . Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó. III) Bí quyết tăng cường “dung lượng” bộ nhớ khi học từ vựng 1. Chọn từ vựng gây “sốc”: Khi đối diện với một từ đặc biệt gây sốc với bạn tức là từ đó tạo cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ thì bạn sẽ nhớ nó hơn hết thảy những từ mới khác. 2. Chọn từ vựng có tính chất hài hước: Từ có tính hài hước tức là nó tạo cho bạn cảm giác buồn cười. Những kiểu từ đó cũng rất dễ đi vào trí nhớ của người học. 3. Học từ vựng kèm với âm nhạc: Khi học từ vựng nếu từ đó được đặt trong những đoạn có vần điệu thì cũng rất dễ nhớ và dễ đi vào tâm trí người học. Đó là lý do tại sao người ta thường kết hợp học tiếng Anh qua các bài hát. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng bắt gặp một từ ngẫu nhiên nào trong các bài hát. Vì thế người học ngoại ngữ hãy mạnh dạn hát lên những từ, cụm từ với âm điệu riêng do chính bạn sang tạo ra. Học hát những bài hát đơn giản với mục tiêu ngôn ngữ. 4. Học từ ngữ với ý nghĩa riêng với bản thân: Từ những thông điệp được chuyển tải bởi giáo viên hoặc trong sách giáo khoa, bạn hãy chuyển chúng thành những thông điệp có ý nghĩa riêng với bản thân hoặc có liên kết với chính bạn. Điều này rất quan trọng Hãy biến chúng thành kinh nghiệm riêng, môi trường riêng, thế giới riêng của chính bạn. 5. Từ ngữ có tính phát hiện: Từ ngữ đó là do bạn tự mình khám phá nghĩa là bạn tự tìm thấy nó qua bài đọc, qua những lần nhìn lướt net hoặc qua những lúc khó khăn trong quá trình học ngoại ngữ. Khi gặp những từ như thế này bạn nên đoán nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Bạn hãy tiến thêm một bước nữa là hãy tập đặt những câu đơn giản có sử dụng đến những từ mới đó. 6. Kết hợp từ vựng với hình ảnh: Đừng chỉ nên thiết lập một từ điển song ngữ trong đầu., việc đó sẽ khiến bạn phản ứng chậm trong khi giao tiếp vì đầu óc bạn còn bận dịch lại ý tưởng bằng tiếng Việt hiện ra trong đầu. Hãy rèn luyện khả năng liên kết trực tiếp khái niệm với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng hay nói cách khác tập tư duy bằng tiếng Anh. Bạn chỉ có thể sử dụng tiếng một cách trôi chảy và mạch lạc khi khả năng trên đã trở thành kỹ năng. Đây là một phương pháp giảng dạy và học từ mới hiệu quả. 7. Đọc những tài liệu đáng tin cậy. Hãy bắt đầu bằng những chủ đề mà bạn hứng thú trên Internet, hoặc thư viện với mục đích học từ vựng. Đọc là một con đường quan trọng để mở rộng vốn từ. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thú vị qua việc đọc. Ngày nay là thời đại của Internet và máy nghe nhạc Ipod. Bạn có thể download những bản ghi âm của những bài thơ, thành ngữ, những bài diễn văn chính trị hoặc bất cứ thứ gì trong mục tiêu học ngôn ngữ của bạn và ở trình độ thích hợp. Bạn có thể nghe chúng mọi nơi, mọi lúc. Qua đó, bạn vừa nâng cao được kỹ năng nghe, vừa cải thiện được vốn từ vựng của mình. Chúc các bạn thành công! Và cuối cùng là hãy hứng thú với việc học: Đừng nghĩ về việc học từ vựng như là một hình phạt. Hãy nghĩ về nó như một sở thích dễ chịu với những phần thưởng đạt được từng ngày và một lợi ích lớn lâu dài. Hãy tự khen thưởng mình khi bạn đạt được những điều mới. Từng bước, từng bước bạn sẽ tạo ra bước nhảy về chất qua sự cố gắng của mình. Thái độ với việc học rất quan trọng. IV) Chiến lược để phát triển kỹ năng nói Những hướng dẫn này giúp học sinh học cách nói và sâu hơn, là sử dụgn chính ngôn ngữ học được để tìm hiểu những lĩnh vực khác nữa: 1. 1. Using minimal responses - Sử dụng những phản ứng nhỏ: Những người học về ngôn ngữ thiếu tự tin vào khả năng của mình trong hoạt động giao tiếp thường chỉ lắng nghe trong i khi những người khác nói. Một cách để khuyến khích những người như vậy là giúp họ xây dựng một phần của câu trả lời một cách đơn giản nhất mà họ có thể sử dụng trong các tình huốg giao tiếp, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Minimal responses are predictable, often idiomatic phrases that conversation participants use to indicate understanding, agreement, doubt, and other responses to what another speaker is saying. Yêu cầu tối thiểu trog giao tiếp là người tham gia giao tiếp phải đoán được, thường là các cụm từ thành ngữ mà người tham gia cuộc hội thoại sử dụng để chỉ sự hiểu biết, thỏa thuận, nghi ngờ, và biết cách phản ứng với những gì một người nói đang nói. 2. 2. Recognizing scripts - Nắm được "kịch bản" Một số tình huống giao tiếp được liên kết với một tập thể dự đoán được giao lưu nói - một kịch bản. Chúc mừng, xin lỗi, lời khen, lời mời, và các chức năng khác được ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu xã hội và văn hóa thường làm theo mẫu hoặc các kịch bản. Công việc trao đổi giao dịch liên quan đến các hoạt động như thu thập thông tin và mua hàng cũng như vậy. Trong các kịch bản, quan hệ giữa biến của người nói và một trong những đi sau nó thường có thể dự đoán. Giáo viên hướng dẫn có thể giúp học sinh phát triển khả năng nói bằng cách làm cho họ nhận thức các kịch bản cho các tình huống khác nhau để họ có thể dự đoán được những gì họ sẽ nghe thấy và những gì họ sẽ cần phải nói . Thông qua các hoạt động tương tác, các giảng viên có thể cho học sinh thực hành trong việc quản lý và thay đổi ngôn ngữ trong các loại kịch bản khác nhau 3. 3. Using language to talk about language - Sử dụng ngôn ngữ để minh hoạ cho ngôn ngữ Người mới học ngôn ngữ thường quá xấu hổ hay nhút nhát để nói bất cứ điều gì khi họ không hiểu một người nói hoặc khi họ nhận ra rằng người đag giao tiếp vs mình khôg hiểu mình nói gì .Giáo viên hướng dẫn có thể giúp học sinh vượt qua mặc cảm này bằng cách giúp họ hiểu rằng sự hiểu lầm có thể xảy ra ở bất kỳ hình thức giao tiếp nào, đối với bất cứ người thuộc trình độ giao tiếp nào . Giáo viên hướng dẫn cũng có thể cung cấp cho sinh viên các chiến lược và cụm từ để sử dụng trong từng tình huốg cụ thể. Bằng cách khuyến khích học sinh sử dụng các cụm từ trong lớp học khi làm rõ sự hiểu lầm xảy ra, và bằng cách phản ứng tích cực khi họ thực hành, giảng viên có thể tạo ra một môi trường thực hành đáng tin cậy bên trong lớp học riêng của mình. Khi họ kiểm soát của các chiến lược phát triển rõ ràng khác nhau, sinh viên sẽ đạt được sự tự tin vào khả năng của mình để quản lý các tình huống giao tiếp khác nhau mà họ có thể gặp phải bên ngoài lớp học. V) Kỹ năng viết bài tự luận xin học bổng Thế nào là một bài tự luận? Đúng như tên gọi (personal statement), bài tự luận về cơ bản là một bài viết về chính bản thân bạn. Bất cứ một trường Đại học nổi tiếng nào khi cho sinh viên học bổng đều có thể hỏi: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào học? Tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng hoặc lý do tại sao bạn chọn học ngành này?” hoặc viết về những kinh nghiệm và thành công mà bạn đạt được, nhưng không được nhắc tới trong đơn xin học bổng. Giới hạn một bài luận thông thường khoảng 500 từ. Làm thế nào để đạt được mục đích truyền tải của một bài tự luận? - Luyện tập là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đã viết được một vài bài luận, bạn sẽ có kinh nghiệm và kỹ năng khi bắt tay vào viết bài luận chính thức của mình. - Tập trung suy nghĩ về dàn ý. Sau khi đã chọn được chủ đề, bạn hãy lập dàn ý đại cương Bạn không cần viết cả câu hoàn chỉnh, chỉ cần viết như liệt kê, vẽ hình, lập bảng biểu… - Viết ngắn gọn. Hầu hết các bài luận chỉ giới hạn khoảng 300 - 600 từ. Giới hạn đó không phải là nhiều để bạn có thể chuyển tải được thông điệp của mình đến hội đồng xét học bổng. Vì thế tránh sử dụng những từ hoặc cụm từ thừa, rườm rà, không cần thiết. - Không lạc đề. Luôn đảm bảo rằng bài luận của bạn trả lời được vấn đề trong chủ đề. Ví dụ, một bài luận với chủ đề: “bạn đã rút ra được bài học gì trong một tình huống khó khăn”, bạn sẽ dễ sa vào miêu tả tình huống đó thay vì viết về những gì bạn đã rút ra được từ nó. - Tránh lối viết nhàm chán. Hãy cho Hội đồng xét học bổng thấy bạn không phải là một thí sinh nhàm chán và mờ nhạt trong nhóm đông số sinh viên khác. Đừng ngần ngại khi thể hiện tính cách của mình. - Hãy thật cụ thể. Đừng viết một cách đại khái - Sử dụng dẫn chứng cụ thể, có thật sẽ hay hơn rất nhiều so với một dẫn chứng chung chung. - Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mĩ. Hội đồng xét học bổng sẽ không thích nếu phong cách viết của bạn quá khoa trương hay gò bó. Hãy để bài viết thật tự nhiên và trôi chảy. - Tránh sáo rỗng. Hãy sáng tạo - Thể hiện các ý tưởng bằng từ ngữ của chính mình. - Viết đoạn kết luận thật ấn tượng. Trong khi phần mở đầu là phần đáng chú ý nhất của bài luận thì phần kết luận cũng không kém phần quan trọng. Một đoạn kết không phải là tổng kết lại 400 từ mình đã viết trước đó. Đoạn kết phải như sợi dây gắn kết các ý thật chặt chẽ với nhau. - Kiểm tra lại bài viết. Sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trên máy tính hoặc nhờ người khác đọc và góp ý cho bài của mình. VI) Bí quyết đọc tiếng anh Để tránh thói quen này, bạn đọc cần phải xác định trước mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó. Tiếp đó bạn phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách . Hãy chọn đọc các phần mục lục và phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Hãy chú ý đến các đề mục của từng chương có như vậy thì bạn mới nắm được nội dung của cuốn sách. 2. Đọc lướt để tìm ý chính của toàn bài Khi đọc từng chương sách, bạn hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi vì chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách. Sau khi đọc bạn phải tự hỏi mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Để trả lời được thì bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại sau đó. 3. Chia nhỏ để đọc nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động đọc Đối với những cuốn sách dày bạn nên chia nhỏ ra để đọc. Bạn nên tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang một. Điều này tưởng như thật phung phí thời gian vì bạn còn phải đọc rất nhiều nhưng trái lại hoạt động này lại vô cùng cần thiết vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học và tránh bệnh “mơ hồ” - căn bệnh mà người đọc rất hay gặp phải khi đọc nhiều thông tin cùng một lúc. 4. Luyện tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày Bạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu Tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới có thể đọc nhanh mà vẫn nắm được thông tin. Hãy chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của bạn. Để duy trì được thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày bạn cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mà bạn thực sự quan tâm. Luyện kĩ năng đọc Tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung là cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày đọc tài liệu Tiếng Anh bạn nhé! VII) Học tiếng Anh thật dễ dàng! Nguồn thông tin trực tuyến Học trực tuyến và các nguồn thông tin trực tuyến đa dạng sẽ giúp bạn lĩnh hội tiếng Anh một cách dễ dàng. Bạn có thể tìm thấy những đoạn video học tiếng Anh trực tuyến miễn phí trên mạng để vừa học vừa giải trí. Bạn có thể tự học và nghe tiếng Anh qua các chương trình radio trên các trang web tiếng Anh Tiếp cận từng bước Đây là hướng tiếp cận đặc biệt trong học ngoại ngữ, cụ thể là học tiếng Anh. Có những khóa học đặc biệt mà nhiều người tham gia cảm thấy rất dễ dàng và hữu ích. Đầu tiên là các chương trình đặc biệt dành cho người mới bắt đầu học. Từng người học sẽ trải qua từng bước với những bài học đa dạng như cách đặt món ăn, liên hệ với dịch vụ y tế, hỏi đường và rất nhiều các cách diễn đạt khác trong thực tiễn. Giá trị của “sự đắm chìm hoàn toàn vào ngôn ngữ” Với những người muốn học tiếng Anh trong khoảng thời gian ngắn thì khái niệm “đắm chìm hoàn toàn” có một giá trị nhất định. Về cơ bản, phương pháp này gắn với việc đưa những người không nói tiếng Anh tới ở tại một nơi nào đó chỉ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp mà không phải thứ tiếng nào khác. Họ sẽ được hoàn toàn đắm mình vào ngôn ngữ, thức ăn, phong tục tập quán và thậm chí sử dụng cả ngôn ngữ cử chỉ để diễn đạt ý. Phương pháp này thường được sử dụng với doanh nhân, chuyên gia thậm chí là cả giám đốc điều hành. Giá trị của phương pháp này đối với việc học tiếng Anh ở chỗ người tham gia không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải học cách nói và sử dụng ngôn ngữ ở một mức độ nào đó Luyện tập trực tuyến Luyện tập trực tuyến là một trong những cách học tiếng Anh rất dễ dàng và hiệu quả. Có một lượng lớn những trang web hay cho phép bạn có thể học và luyện tiếng Anh, đơn giản như việc tham gia vào các diễn đàn hay viết email cho bạn bè. Chăm chỉ luyện tập là cách tốt nhất để học bất kỳ một kỹ năng nào, và tiếng Anh không phải là ngoại lệ VIII) “Chìa khóa vạn năng” cho kỹ năng speaking 1. Nói thật chậm (Always speak slowly) Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn. 2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words) Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh! 3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have mastered) Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào. Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình! 4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often) Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là: - Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-2 phút. - Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót). - Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu. 5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough) . bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót). - Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu. 5. Âm lượng. và tiếng Anh không phải là ngoại lệ VIII) “Chìa khóa vạn năng” cho kỹ năng speaking 1. Nói thật chậm (Always speak slowly) Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh. bằng tiếng Việt hiện ra trong đầu. Hãy rèn luyện khả năng liên kết trực tiếp khái niệm với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng hay nói cách khác tập tư duy bằng tiếng Anh. Bạn chỉ có thể sử dụng tiếng

Ngày đăng: 24/04/2014, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w