1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp

16 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 346,32 KB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU ĐẦM NÉN VẬT LIỆU CỦA ĐẤT ĐẮP THUỘC ĐỀ TÀI: “ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẮP ĐÊ BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG ĐẮP TRÊN NỀN ĐẤT YẾU TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM Mã số: 05 Thuộc chương trình: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂ Y DỰNG ĐÊ BIỂN CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Quốc Dũng Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam 7579-4 22/12/2009 Hà Nội 2009 MỤC LỤC I.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐẮP ĐÊ HIỆN NAY 2 I.1. Thi công bằng thủ công: 2 I.2. Thi công bằng máy: 2 I.3. Thi công bằng máy thủy lực: 2 I.4. Đắp đất trong nước: 2 I.5. Hiện trạng đê biển. 2 I.6. Đánh giá những tồn tại trong việc khai thác đất để đắp đê hiện nay: 5 II. YÊU CẦU VỀ HỆ SỐ ĐẦM NÉN 6 II.1. Nguyên lý thí nghiệm xác định độ đầm chặt của đất: 6 II.2. Độ nén chặt của thân đê theo TCN 130 : 7 II.3. Quan điểm vê việc lựa chọn tiêu chí đối với đất đắp đê 8 II.4. Các ảnh hưởng của tính chất cơ lý đất đối với hệ số đầm chặt 9 III. LỰA CHỌN VẬT LIỆU DÙNG ĐẮP ĐÊ. 9 III.1.Cơ sở khoa học để quyết định vật liệu đắp đê 10 III.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầm chặt của đấ t : 10 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 2 CHUYÊN ĐỀ 5:CHỈ TIÊU ĐẦM NÉN VẬT LIỆU CỦA ĐẤT ĐẮP I.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐẮP ĐÊ HIỆN NAY Hiện nay có rất nhiều biện pháp thi công đất trong công tác xây dựng đê biển.Phổ biến nhất là các phương pháp thi công sau: I.1. Thi công bằng thủ công: Là người ta dùng các cụng cụ thông thường hay cải tiến như cuốc, xẻng, choòng . . . để đào xúc gánh, khiêng hàng các loại xe cút kít, cải tiến để vận chuyển, các loạ i đầm tay đầm cải tiến để đầm đất. I.2. Thi công bằng máy: Là sử dụng các loại máy đào 1 gầu ( thuận, nghịch, dây, ngoạm) máy đào nhiều gầu, máy cạp, ủi để đào, xúc đất, dùng ôtô, goòng, băng chuyền để vận chuyển các loại máy đầm chân dê, bánh hơi, đầm chấn động để đầm chặt. I.3. Thi công bằng máy thủy lực: Là sử dụng các thiết bị chuyên môn như súng nước, máy b ơm, tàu hút hệ thống ống dẫn để tiến hành đào, vận chuyển, đắp đất. I.4. Đắp đất trong nước: Đào vận chuyển giống 2 phương pháp trên riêng việc đắp không đầm nén mà lợi dụng tác dụng của nước làm cho đất đắp trong nước có 1 kết cấu mới. I.5. Hiện trạng đê biển. Hiện nay các tuyến đê làm mới được thực hiện rất ít mà chủ yếu là nh ững tuyến đê nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên việc nâng cấp sửa chữa này chỉ mang tính chắp hỏng đến đâu sửa đến đó không mang tính chất toàn diện.Qua tìm hiểu thực trạng hệ thống đê biển ở vùng duyên hải miền bắc thấy rằng, mỗi địa phương một đặc thù địa hình, địa chất riêng, cho nên các tuyến đê biển cũng có quy mô giải pháp kỹ thuật riêng để phòng, chống thiên tai. Nhưng nhìn chung, đê biển ở địa phương nào cũng thiếu tính đồng bộ còn rất yếu so với yêu cầu phòng, chống thiên tai. Những tuyến đê, đoạn đê xung yếu nhất ở các địa phương được nâng cấp qua dự án PAM 5325 mới chống đỡ được gió cấp 9 khi triều ở mức trung bình. Dự Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 3 án này chủ yếu mới nâng cấp được mặt cắt đê cao hơn, to hơn làm kè mái đê phía biển ở một số đoạn đặc biệt xung yếu. Hàng trăm cống dưới đê đã xuống cấp nghiêm trọng chưa được sửa chữa, nâng cấp; mặt đê còn nhỏ, không được cứng hóa, mái đê phía đồng chưa có giải pháp kỹ thuật chống xói lở, cho nên khi nước tràn qua trong nhữ ng cơn bão vừa qua, đê bị phá vỡ đầu tiên là ở phía đồng. Nền đê chất đất đắp đê biển đều không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Đê thường được xây dựng trên các vùng đất bồi lấp nên hàm lượng cát khá cao, tính thấm nước lớn. Hoặc trong quá trình thi công do thiếu kinh nghiệm nên việc đầm chặt có thể dọc theo chiều từ thượng lưu về hạ lưu đây là điều kiện thuận lợi cho dòng thấm di chuyển từ thượng lưu về hạ lưu.Trong 91,5 km đê biển ở Nam Ðịnh, có tới 60 km nền đêđất cát, đất đắp đê cũng chủ yếuđất cát. Ở Quảng Ninh, đất đắp đê chủ yếu là đá ong phong hóa pha cát sỏi, không có độ dính kết, cho nên sức chống đỡ với mưa sóng rất kém. Mặt khác do đê đượ c đắp bằng thủ công, do việc đắp tôn cao trong nhiều năm, việc đắp đê có tính chất kê ba chồng đấu, độ đầm chặt không theo qui chuẩn cũng khó đạt yêu cầu. Khi có nước thấm trong thân đê dòng thấm sẽ không theo qui luật các vùng thấm lớn sẽ tìm đường nhanh nhất để nối lại với nhau dẫn đến hiện tượng sạt trượt mái đê. Các công trình trên đê do hạn chế trong thiết kế hoặ c thi công đã không xử lý tốt nối tiếp nên thường xuất hiện dòng thấm tập trung phá hoại những chỗ tiếp xúc gây cuốn trôi đất thân đê. Một số đoạn đê được gia cố mái nhưng chất lượng đá lát khan, cấu kiện lát mái có kích thước viên đá trọng lượng không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, thân đê lại không được đầm chặt dẫn đến trong quá trình làm việc xuất hiện hiện tượng lún sụt làm hư hỏng cục bộ hư hỏng toàn bộ. Những tuyến đê do trung ương quản lý thì được tu bổ kiên cố có quy mô còn lại những tuyến đê do địa phương quản lý do hạn hẹp nguồn kinh phí nên không thể nâng cấp đồng bộ kiên cố được do đó khi gặp gió bão triều cường là xảy ra xói vỡ đê mà số lượng đê do địa phương quản lý chi ếm đa số trong tổng chiều dài đê toàn tuyến. Hầu hết đắp bằng đất (đê lấn biển, ngăn mặn), do dân tự xây dựng, chủ động, song thiếu qui hoạch. Theo chu kỳ lấn biển đã tạo ra nhiều hệ thống bảo vệ trong ngoài. Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 4 Đê bêtông hay bê tông cốt thép (đê chống biển lấn) phần lớn do Nhà nước làm song do thiếu qui hoạch, bị động, nền đất yếu, tuyến đê thường không phù hợp với tuyến chỉnh trị nên nhiều lần bị phá, đắp lại nhiều lần di dời, luôn luôn là nỗi lo. Chưa đáp ứng yêu cầu thiết kế. 1) Đỉnh còn thấp: So với yêu cầu cao trình đỉnh hầu hết các tuyến đê còn thiếu khoảng 0,5 ~ 1,0 m. 2) Chất lượng đê biển còn thấp do vật liệu đắp (phần lớn là đất bồi, đất cát) thiết bị đắp, kỹ thuật đắp không đáp ứng yêu cầu thiết kế. 3) Độ rộng mặt đê còn thiếu từ 2 ~ 3 m. 4) Nhiều tuyến đê thiếu hẳn rừng ngập mặn do phá để nuôi tôm, chặt cây lấy gỗ, hoặc do tàn phá bởi chấ t độc hoá học 5) Nhiều tuyến đê người dân lấn chiếm mặt đê làm vườn canh tác, nhà cửa xây cất trong phạm vi tuyến đê biển Bảng chỉ tiêu đất đắp của một số đê đã xây dựng. STT Tỉnh γ tn (T/m 3 ) γ k (T/m 3 ) φ (độ) C (kg/cm 2 ) B 1.80 1.46 1.75 1.47 1.76 1.47 1.82 1.46 1.47 1.78 1.47 1 Quảng Ninh 1.45 2 Hải Phòng 1.76 10 0 58 0.17 0.5 Thái Bình 1.82 1.34 9 0 03 0.096 1.91 1.44 12 0 13 0.066 0.42 3 Nam Định 1.45 Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 5 1.86 17 0 38 0.79 4 Ninh Bình 1.35 Thanh Hoá 5 Nghệ An 1.92 1.51 28 0 30 1.66 1.45 15 0 00 0.168 6 Hà Tĩnh 1.83 1.54 19 0 35 0.077 0.673 I.6. Đánh giá những tồn tại trong việc khai thác đất để đắp đê hiện nay: Do điều kiện địa chất công trình điều kiện thi công đê biển. Vật liệu đắp đê hầu như được đắp bằng vật liệu tại chỗ hoặc khai thác tại các bãi vật liệu lân cận công trình đê. Do đó loại đất được sử dụng để đắp thân đê cũng mang tính ch ất cơ lý đặc trưng của loại đất nền khu vực đó. Đất đắp đê khai thác tại chỗ thường có trữ lượng ít thường có khả năng chịu lực kém, do đó cần phải có phương án khai thác từ nơi khác chuyển về , đối với đất yếu phải có biện pháp xử lý công nghệ trước khi đắp đê. Việc tôn cao đắp đê bằng thủ công theo phương pháp xế p đất (kê ba chồng đấu) đầm bằng chày đầm nện không thể đạt được yêu cầu đầm chặt sinh ra các khe hở lỗ rỗng, tạo ổ mối trong thân đê gây xói lở mất ổn định khi có ngoại lực dòng thấm tác động. Nhiều tuyến đê được đắp bằng cát bọc đất sét bên ngoài, do thi công không đảm bảo được độ chăt yêu cầu. Khi xảy ra mưa lớn nảy sinh hiện tượng xói mòn gây sạt trượt mái đê mặt đê. + Để khắc phục những khó khăn này hiện nay có rất nhiều biện pháp làm tăng khả năng chịu tải của đất yếu như: - Đối với đất khai thác tại chỗ sử dụng các biện pháp + Đất có cốt, vải địa kỹ thuật lưới địa kỹ thuật tạo cốt cho vật liệu + Loại bỏ hàm lượ ng hạt mịn (hạt sét, hạt bụi) trong đất xuống dưới 25%. Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 6 + Đắp theo thời gian. - Đối với đất khai thác từ nơi khác về + Đầm chặt, đầm chấn động. + Chất tải trước + Thoát nước bằng bấc thấm, cọc cát hay giếng cát + Sử dụng bắc thấm ngang SB Drian: Phương pháp này có ưu điểm thoát nước tốt hơn so với dùng tầng đệm cát (gấp khoảng 7 lần) do đó tốc độ cố kết tăng, thi công đơn giả n, tuy nhiên nó có nhược điểm không áp dụng cho dạng đất bùn vì sẽ gây tắc mạch thoát nước. - Ngoài ra còn một số phương pháp như sau Phạm vi áp dụng phương pháp kỹ thuật cải tạo các loại đất khác nhau Cơ chế cải tạo Tạo cốt Trộn hỗn hợp hay bơm phụt vữa Đầm chặt Thoát (tiêu ) nước Thời gian cải tạo Phụ thuộc vào đất chôn vùi Tương đối ngắn Lâu dài Lâu dài Đất hữu cơ Đất sét có độ dẻo cao Đất sét có độ dẻo thấp Đất bùn Đất cát Đất sạn- sỏi Trạng thái của đất được cải tạo Tương tác giữa đất nước Xi măng hoá Dung trọng tăng cao do hệ số rỗng giảm II. YÊU CẦU VỀ HỆ SỐ ĐẦM NÉN II.1. Nguyên lý thí nghiệm xác định độ đầm chặt của đất: Nếu đất khô, độ ẩm nhỏ thì công đầm nén sẽ tiêu hao vào việc khắc phục ma sát giữa các hạt mà không làm cho đất chặt lại được bao nhiêu. Ngược lại nếu đất quá ướt, độ ẩm cao thì màng nước liên kết càng dày đẩy các hạt xa nhau, làm cho Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 7 đất không thể chặt được. Như vậy với một công đầm nén xác định, cần phải có một độ ẩm tốt nhất để khi đầm nén đất sẽ đạt được độ chặt cao nhất. - Độ chặt của đất đắp: Ký hiệu K là tỷ số giữa khối lượng thể tích khô (γ d ) của mẫu đất sau khi được đầm nén ngoài hiện trường với khối lượng thể tích khô lớn nhất (γ dmax ) của chính đất đó đạt được khi thí nghiệm đầm chặt trong phòng. maxd d K γ γ = - Độ chặt yêu cầu với đất đắp K yc là tỷ số giữa khối lượng thể tích khô của đất đắp cần phải đạt được theo yêu cầu sau khi được đầm nén ngoài hiện trường (γ d.yc ) với khối lượng thể tích khô lớn nhất (γ dmax ) của chính đất đó đạt được khi thí nghiệm đầm chặt trong phòng. d.yc yc dmax K γ = γ Độ chặt theo yêu cầu K yc khối lượng thể tích khô yêu cầu (γ d.yc ) đối với đất đắp được quy định theo đồ án thiết kế được phê duyệt. II.2. Độ nén chặt của thân đê theo TCN 130 : II.2.1. Đối với đất có tính dính: ' ds s ' dmax R γ = γ Trong đó: Rs - Độ nén chặt thiết kế γ’ ds - Dung trọng khô thiết kế của thân đê γ’ dmax - Dung trọng khô cực đại đạt được trong thí nghiệm nén tiêu chuẩn II.2.2. Đối với đất không có tính dính max ds ds max min ee R ee − = − Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 8 Trong đó: R ds : Độ nén chặt tương đối thiết kế; e ds : Hệ số rỗng nén chặt thiết kế; e max , e min : Hệ số rỗng cực đại cực tiểu đạt trong thí nghiệm tiêu chuẩn Việc xác định hệ số đầm nén của đất đắp đê trong thiết kế phụ thuộc vào bản chất cơ lý của vật liệu đất đắp biện pháp thi công để đạt được hệ số đầm nén theo yêu cầu. Theo TCN 130 đã đưa ra quy định về độ nén chặt yêu cầu trong thân đê bằng đất được xác định theo bảng sau Cấp công trình của đê biển Đặc biệt I II III ≥6 III<6m IV R s ≥0.94 ≥0.92 ≥0.90 R ds ≥0.65 ≥0.62 ≥0.60 II.3. Quan điểm vê việc lựa chọn tiêu chí đối với đất đắp đê Việc chọn dung trọng khô làm tiêu chí cần đạt khi đắp đê là một yếu tố rất quan trọng trong thi công. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần phải quan tâm đến vấn đề chống thấm cho đê. Tuy nhiên với điều kiện địa chất ven biển gồm các loại đất sét, sét pha, cát pha đôi khi có loại bùn sét pha, bùn cát pha thường có tính chất bão hoà n ước, khả năng chịu tải kém, độ ổn định thấp thì vấn đề quan trọng nhất là làm sao để đạt được hệ số đầm chặt theo yêu cầu đạt được độ ổn định mới là vấn đề cần quan tâm nhất. Nếu đạt được hệ số đầm chặt theo yêu cầu thiết kế thì chúng ta có thể xử lý chống thấm cho thân đê rễ ràng hơn với các công ngh ệ chống thấm tiên tiến hiện nay (Thực tế giữa độ chặt độ thấm cũng tương quan với nhau: Độ chặt của đất tăng lên thì hệ số thấm của nó sẽ giảm đi). Về hình thức công trình thì đê biển là sự kết hợp của 2 dạng công trình đó là đường đắp cao đập. - Sự ổn định của đường là đảm bảo được sự ổn định của khối đắp (nền đường) dưới tải trọng bản thân, tải trọng động tác dụng thường xuyên (phương tiện lưu thông) sự ổn định của mái trượt.Yêu cầu về khả năng chịu tải của đường là rất quan trọng. - Sự ổn định của đậpđảm bảo được ổn định dưới tải trọng tác dụng bả n thân, ổn định mái áp lực ngang (mực nước dâng trong hồ) đây là một tác động Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 9 thường xuyên trong quá trình hoạt động vận hành sẽ sinh ra dòng thấm đây là tác nhân chính sẽ gây ra phá hỏng thân đập. - Đê biển chịu tác động của các hợp lực kết hợp 2 dạng công trình trên, nhưng thời gian tác động là không thường xuyên. (tải trọng động do phương tiện giao thông, áp lực ngang do mực nước dâng). Do đó yêu cầu về hệ số đầm chặt có thể không cần đạt đến hệ số đầm chặt như đối với đập đất (có chiều cao đập lớn) đường giao thông (phục vụ yêu cầu giao thông) có cùng cấp tương ứng hệ số đầm chặt đối với các cấp đê đã được quy định theo TCN130 như bảng trên. Trong trường hợp đặc biệt đối với những tuyến đêyêu cầu về giao thông thì hệ số đầm chặt còn phải tuân thủ theo quy định đối với ngành giao thông. Tuy nhiên không nên thiế t kế giao thông đi lại trên mặt đê nếu có thể chúng ta bố trí giao thông trên các cơ của đê. Do đó tuỳ theo cấp đê biển mục tiêu sử dụng mà chúng ta đưa ra các yêu cầu hệ số đầm chặt khác nhau tương ứng. II.4. Các ảnh hưởng của tính chất cơ lý đất đối với hệ số đầm chặt Việc xác định hệ số đầm chặt phụ thuộc vào tính chấ t của loại đất khai thác, cũng có thể làm tăng độ chặt của đất bằng các phương pháp khác nhau tuy nhiên. + Đối với đất có độ ẩm tự nhiên vượt quá độ ẩm thích hợp, nền đất yếu chỉ dùng máy đầm loại nhẹ như: đầm bánh xích, đầm chân cừu loại nhỏ thì không thể đầm nén khối đất đạt K≥0.95. Do đó khi gặp loại đất này chỉ nên chọn hệ số đầm nén K=0.9. + Đối với đất quá ẩm phải dùng phương pháp khô gió để tăng độ cố kết thì K trung bình đạt 0.8. + Đối với đất loại sét ở trạng thái dẻo chảy để đắp trực tiếp lên thân đê thì dung trọng khô khối đất chỉ đạt được bằng dung trọng tự nhiên Thông thường trị số dung trọng của các loại đất trong thiên nhiên như sau: đất cát từ (1,45 ÷ 1,85)T/m 3 ; đất cát pha, sét pha từ (1,40 ÷ 1,65)T/m 3 ; đất sét pha khoảng 1,75T/m 3 ; đất sét bị nén chặt từ (1,8 ÷ 2,1)T/m 3 . III. LỰA CHỌN VẬT LIỆU DÙNG ĐẮP ĐÊ. Do điều kiện địa chất công trình điều kiện thi công đê biển. Vật liệu đắp đê hầu như được đắp bằng vật liệu tại chỗ hoặc khai thác tại các bãi vật liệu lân cận [...]... dùng đất làm vật liệu để xây dựng những công trình bằng đất như đắp nền đường, đê, đập Trong thực tế khi làm nền đường, đắp đập, đắp đê gia cố nền thường cần phải đầm đất tới một độ chặt cần thiết để cho các công trình nêu trên đủ độ bền vững, ổn định các tính thấm, tính nén lún, v.v giảm đi Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc đầm chặt đất là: cấp phối của đất, độ ẩm của đất, công đầm nén Trong...Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp công trình đê Do đó loại đất được sử dụng để đắp thân đê cũng mang tính chất cơ lý đặc trưng của loại đất nền khu vực đó Bởi những tồn tại đó việc thiết kế hệ số đầm nén thân đê cũng phụ thuộc vào tính chất cơ lý của loại đất khai thác Nếu trường hợp đất tốt đảm bảo dung trọng thiết kế thì phương án đắp đất chỉ còn phụ thuộc vào biện pháp thi công... Việc lựa chọn này dựa trên kết quả thí nghiệm đầm chặt đất III.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầm chặt của đất : 3.2.1 Độ ẩm khi đầm Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 10 Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Ứng với các độ ẩm khác nhau thì mức độ nén chặt của loại đất đó cũng khác nhau Độ ẩm mà tại đó độ nén chặt của đất là lớn nhất dưới một công đầm nén nhất định được gọi... phụ thuộc vào khả năng đầm chặt của mỗi loại đất nó được quyết định bằng độ ẩm tối ưu thành phần hạt của vật liệu Việc xác định độ ẩm tối ưu thành phần cấp phối của vật liệu được tiến hành trong phòng thí nghiệm Như vậy việc xác định dung trọng đất đắp hệ số đầm chặt trong tính toán thiết kế phụ thuộc vào khả năng đầm chặt của mỗi loại đất nó được quyết định bằng độ ẩm tối ưu thành... thành phần hạt của vật liệu Việc xác định độ ẩm tối ưu thành phần cấp phối của vật liệu được tiến hành trong phòng thí nghiệm Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 13 Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp KẾT LUẬN Như vậy đất dùng để đắp đê phải đảm bảo được ổn định công trình an toàn trong toàn bộ thời gian khai thác sử dụng Các loại đất thường được dùng để đắp: sỏi sạn lẫn... buộc phải sử dụng vì một lý do nào đấy thì cần phải tính đến các biện pháp cải tạo đất yêu cầu về đầm chặt tương ứng với cấp công trình Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 14 Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ NN PTNT: 14TCN20-2004 - Đập đất yêu cầu kỹ thuật thi công bằng phương pháp đầm nén. Hà Nội 2004 2 Bộ Xây Dựng: Giáo trình kỹ thuật thi công... 6 2 Cc=(D30) /D60xD10=1÷3 đối với cát 3.2.2.2 Đối với loại đất dính: Khả năng đầm chặt của đất phụ thuộc vào hai yếu tố độ ẩm của đất thành phần hạt hai... nhiều công để đầm đất đạt được độ đặc chắc theo yêu cầu + Đất hạt to: Các hạt đất có kích thước lớn nên diện tích tiếp xúc giữa các hạt nhỏ, tốn ít công để đầm đất đạt được độ đặc chắc theo yêu cầu Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 11 Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp + Đất có thành phần hạt không đồng đều: Với loại đất này, thực nghiệm cho thấy tốn ít công đầm nhất để đạt . PHÁP ĐỂ ĐẮP ĐÊ BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐẮP TRÊN NỀN ĐẤT YẾU TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM ” Mã số: 05 Thuộc chương trình: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂ Y DỰNG ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH. Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện khoa học thuỷ lợi 2 CHUYÊN ĐỀ 5:CHỈ TIÊU ĐẦM NÉN VẬT LIỆU CỦA ĐẤT ĐẮP I.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐẮP ĐÊ HIỆN NAY. công đê biển. Vật liệu đắp đê hầu như được đắp bằng vật liệu tại chỗ hoặc khai thác tại các bãi vật liệu lân cận Chuyên đề 5: Chỉ tiêu đầm nén vật liệu của đất đắp Trung tâm thuỷ công - Viện

Ngày đăng: 22/04/2014, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN