1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn thạc sĩ tmu) các giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tại huyện thường tín, thành phố hà nội

125 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NGUYỄN THỊ VÂN ANH CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ[.]

Trang 1

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀPHI NƠNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG

TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀPHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG

TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn “Các giải pháp phát triển ngành nghề phi

nông nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu

độc lập, các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu trongcơng trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật củanhà nước Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng sự thật Nếu sai, tácgiả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thường Tín, ngày…… tháng…….năm 2016

Tác giả luận văn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt bài luận văn nghiên cứu với đề tài: “Các giải pháp phát

triển ngành nghề phi nơng nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”,

cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đếncô giáo PGS.TS An Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoànthành đề tài luận văn tốt nghiệp.

Đồng thời tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, các thầycô giáo phụ trách giảng dạy chuyên ngành Quản lý kinh tế - Trường Đại họcThương Mại, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ của phịng kinh tế huyện Thường Tín,đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để tác giảhoàn thành đề tài luận văn này.

Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập và nghiên cứu nhưng luận văn khôngthể tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm Tác giả rất mong nhận được nhữnggóp ý từ các nhà khoa học để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài hơn nữa./.

Thường Tín, ngày…… tháng…….năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết .1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂNNGÀNH NGHỀ PHI NƠNG NGHỆP TỪ GĨC ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN .8

1.1 Kinh tế phi nông nghiệp, các ngành nghề phi nôngnghiệp và tầm quan trọng của các ngành nghề phi nôngnghiệp trong phát triển kinh tế nông thôn .8

1.1.1 Kinh tế phi nông nghiệp .8

1.1.2 Các ngành nghề và hình thức tham dự trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp131.1.3 Tầm quan trọng của việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trênđịa bàn nông thôn 16

1.2 Nội dung phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp từ góc độ quản lý nhànước trên địa bàn huyện .19

Trang 7

1.2.2.Nội dung quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trênđịa bàn huyện .221.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước cấp huyện với các ngànhnghề kinh tế phi nông nghiệp .31

1.3 Kinh nghiệm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tại các địa phươngkhác 35

1.3.1 Kinh nghiêm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở một số địa phương 351.3.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂNCÁC NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNTHƯỜNG TÍN .382.1 Khái qt về tình hình kinh tế- xã hội và thực trạng các ngành nghề phinơng nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín 38

2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội và kết quả phát triển kinh tế 382.1.2 Thực trạng các ngành nghề phi nông nghiệp 43

2.2 Phân tích tình hình quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phinơng nghiệp của huyện Thường Tín 49

2.2.1 Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghềphi nông nghiệp 492.2.2 Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển ngành nghề phinông nghiệp 522.2.3 Các văn bản pháp luật điều tiết và định hướng hoạt động phi nông nghiệp

54

2.2.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động phi nông nghiệp 562.2.5 Tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phát triển hoạt động phinơng nghiệp 592.2.6 Kiểm tra, kiểm sốt hoạt động của các ngành nghề phi nông nghiệp 64

Trang 8

2.3.1 Thành công 662.3.2 Hạn chế .672.3.3 Nguyên nhân 69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁTTRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNTHƯỜNG TÍN .713.1 Chủ trương phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp tại Việt Nam và mụctiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện Thường Tín đến năm 2020 .71

3.1.1 Chủ trương phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tại Việt Nam đến năm2020 71

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện Thường Tín đến năm 2020 .72

3.2 Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệpcủa huyện Thường Tín 76

3.2.1 Nghiên cứu, lựa chọn và ổn định các loại ngành nghề phi nông nghiệp phùhợp với đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Thường Tín và điều kiện phát triển tạiViệt Nam

76

3.2.2 Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển ngành nghề phinơng nghiệp 773.2.3 Hồn thiện tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nông nghiệp với các ngànhnghề phi nông nghiệp 803.2.4 Hoàn thiện các văn bản pháp luật để điều tiết và định hướng hoạt động phinơng nghiệp 823.2.5 Hồn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động phi nông nghiệp .833.2.6 Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phát triển hoạt động phinông nghiệp 853.2.7 Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát các ngành nghề phi nôngnghiệp 91

3.3 Một số đề xuất khác 93KẾT LUẬN 97TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼBẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Thường Tín giai đoạn 2011 - 2015 38Bảng 2.2 GDP, giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởn kinh tế huyện ThườngTín giai đoạn 2011 - 2015 40Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng trung bình các ngành huyện Thường Tín giaiđoạn 2011 - 2015 40Bảng 2.4 Cơ cấu làng nghề huyện Thường Tín năm 2015 .44Bảng 2.5 Cơ cấu làng nghề theo doanh thu giai đoạn 2011- 2015 45Bảng 2.6 Số lượng lao động tại các làng nghề được đào tạogiai đoạn 2011 - 2015 46

Bảng 2.7 Số lượng các lớp dạy nghề và lao động học nghề của huyện Thường Tínnăm 2015 46

Bảng 2.8 Dịch vụ xăng dầu, kinh doanh bán lẻ gas năm 2015 48Bảng 2.9 Các dự án, cơng trình giao thơng được triển khaigiai đoạn 2011-2015 57

Bảng 2.10 Phân bổ chi phí đầu tư cho các cơng trình giao thơng năm 2015 57Bảng 2.11 Thực trạng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trên địa bànhuyện Thường Tín giai đoạn 2011 - 2015 58

Bảng 2.12 Thực trạng phát triển hạ tầng cống ngầm thoát nước giai đoạn 2011 –2015 58

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Thường Tín giai đoạn 2011-2015 41

Trang 10

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phinông nghiệp trên địa bàn huyện 23

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bànhuyện Thường Tín 49

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTViết tắtTừ viết tắt

CCN Cụm công nghiê ̣p

CNH – HĐH Cơng nghiê ̣p hóa, Hiê ̣n đại hóa

GTSX Giá trị sản xuất

HĐND Hô ̣i đồng nhân dân

KCN Khu công nghiê ̣p

NSNN Ngân sách nhà nước

NSTW Ngân sách Trung Ương

NTM Nông thôn mới

QLNN Quản lý nhà nước

TW Trung ương

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết

Cơng cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa quađặc trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sựvận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường Tăng trưởng kinh tế và sự ổnđịnh của môi trường kinh tế vĩ mơ đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổimới Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng cơng nghiệp hóa; xuhướng này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm trở lại đây Ở khu vực nông thôn,quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ Tỷ trọng các ngànhnghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạnghóa thu nhập của người dân.

Kinh tế phi nơng nghiệp ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường và ngàycàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ởnông thôn Xuất hiện nhiều đơn vị sản xuất theo phương thức kinh doanh gia đình,trong các lĩnh vực cơng nghiệp, thương mại và dịch vụ

Kinh tế phi nông nghiệp là một lực lượng quan trọng ở nông thôn Việt Nam.Khu vực này thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp công nghiệp, dịch vụthương mại với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ.Sớm nhận thức rõ vai trị của kinh tế phi nơng nghiệp, kinh tế nông thôn và laođộng nông thôn trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nướcta đã có những chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiệncho kinh tế phi nông nghiệp phát triển.

Trang 13

Tuy vậy do nhận thức của lãnh đạo và nhân dân chưa đồng đều, công tác chỉđạo, phối hợp thực hiện các chính sách kinh tế phi nơng nghiệp chưa thực sự hiệuquả, đầu tư còn phân tán, dàn trải nên kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứngđược so với các yêu cầu đặt ra Đồng thời q trình tổ chức thực hiện chính sáchcịn nhiều khó khăn, hạn chế và vướng mắc cần sớm được giải quyết.

Thường Tín là một huyện ven đơ của thành phố Hà Nội, nổi tiếng với nhữnglàng nghề truyền thống Kinh tế phi nông nghiê ̣p của huyê ̣n bao gồm tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chung củaĐảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và nhân dân Thường Tínln tích cực trong triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế địa phương trong đó ưu tiên phát triển kinh tế phi nông nghiệp Huyệnđã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ lệ nông nghiệp, tăng tỉtrọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, trongđó đặc biệt là khơi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để các hộ gia đìnhphát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện cho thấy hầu hết các xã đều chưa quantâm đúng mức đến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế phi nơng nghiê ̣p.Các chính sách được áp dụng mang lại hiê ̣u quả chưa cao, thu nhâ ̣p và đời sốngnhân dân nhiều địa phương trên địa bàn huyê ̣n vẫn chưa được cải thiê ̣n Quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đã đúng hướng nhưng diễn ra còn chậm, phát triểnthiếu quy hoạch, sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp vẫn cịn manh mún,hiệu quả thấp; việc khôi phục và phát triển lại các làng nghề truyền thống gặp nhiềukhó khăn, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất còn hạn chế; vấn đề giải quyết việclàm cho người lao động gặp khó khăn Điều này dẫn đến kinh tế ở một số xã pháttriển chưa vững chắc, khơng có chiều sâu, chất lượng và hiệu quả chưa cao, quan hệhợp tác trong sản xuất kinh doanh cịn hạn chế Từ đó, đặt ra yêu cầu cần phải làmgì và làm như thế nào để áp dụng và thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển

kinh tế của địa phương? Đó là lý do cao học viên chọn vấn đề “Các giải pháp phát

triển ngành nghề phi nông nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”

Trang 14

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong đó chú trọng phát triển các ngànhnghề kinh tế phi nông nghiệp là một trong những trọng tâm trong chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội của nước ta, được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng Đâycũng là vấn đề được các nhà lý luận, các nhà kinh tế học, các nhà làm chính chínhvà các tổ chức quan tâm nghiên cứu Cho đến nay đã có nhiều Nghị quyết của Đảngvà Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nơng dân; nhiều cơng trình nghiên cứugiá trị của các nhà khoa học về phát triển các ngành nghề phi nơng nghiê ̣p

Ngồi những văn kiện của Đảng và Nhà nước, liên quan tới phát triển kinh tếphi nơng nghiệp ở các hộ gia đình cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị,tiêu biểu như:

- Nguyễn Thị Lan Hương (2008) “Hoàn thiê ̣n quản lý nhà nước nhằm phát

triển các làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiê ̣n nay” Luâ ̣n văn Thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Thương mại Tác giả đã hê ̣ thống hóa những nhâ ̣n thức cơ bàn vềphát triển làng nghề và quản lý nhà nước với các làng nghề nói chung và ở Hà Tâynói riêng Tác giả cũng đưa ra các đánh giá thực trạng, phân tích những nhân tố ảnhhưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển các làng nghề.

- Trần Văn Hải (2013), “Chính sách phát triển làng nghề của thành phố Hải

Phòng”, Luâ ̣n văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả Trần

Văn Hải đã hê ̣ thống hóa mơ ̣t cách chi tiết các chính sách trực tiếp hoă ̣c gián tiếp tácđơ ̣ng đến sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn thành phố Hải Phịng Phântích thực trạng sự phát triển các làng nghề trên địa bàn, tìm ra các thành công và hạnchế, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giúp các làng nghề trên địa bàn thành phốHải Phòng phát triển đúng hướng và hiê ̣u quả.

- Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (2004) “Nghiên cứu luận cứ

khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH”, Đề

Trang 15

tế nông nghiệp theo ngành, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu theothành phần được làm rõ hơn về bản chất, đặc trưng và các nhân tố tác động đến quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đặc biệt, những vấn đề thực tiễn củaquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau hơn 15 năm đổimới được các tác giả nghiên cứu trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Trần Văn Nam (2011) “Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh

Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân Tác giả Trần Văn Nam đã có những cái nhìn cụ thể về khu vựckinh tế phi nông nghiệp dựa theo việc phân chia các ngành nghề kinh tế theo khuvực Công nghiệp nông thôn và Thương mại- dịch vụ nơng thơn Bên cạnh đó tác giảđã đề xuất các giải pháp cho từng khu vực.

- Bùi Quang Cường (2010), “Những giải pháp chủ yếu phát triển tiểu thủ

công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường

Đại học Nông nghiệp Hà Nội Để đi sâu phân tích những hạn chế trong cơng tácphát triển tiểu thủ công nghiệp, tác giả đã đưa ra hệ thống lý luận rất khoa học, phântích chi tiết các tác động đến hoạt động phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bànthành phố Hà Tĩnh.

- Vương Thị Ngọc (2011) “Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn

huyện Gia Bình- Tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện nông nghiệp

Hà Nội Tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển của các làng nghề truyềnthống trên địa bàn huyện Gia Bình- Tỉnh Bắc Ninh Đề xuất những giải pháp cụ thểtrong phát triển làng nghề truyền thống, tuy nhiên tác giả chưa đưa ra các giải phápmang tính chất lâu dài như: thị trường, vấn đề môi trường…

Trang 16

quả cao Tuy nhiên các cơng trình này đều không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề pháttriển ngành nghề kinh tế phi nơng nghiệp, các cơng trình mang tính khái quát, phạmvi nghiên cứu rộng Việc nghiên cứu mới dừng lại ở tầm vĩ mơ khó có thể áp dụngđối với những địa phương có điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội đặc thù như huyệnThường Tín, thành phố Hà Nội Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lýluận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo trong q trình hồn thành luậnvăn này và trong những cơng trình nghiên cứu của mình về sau.

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Từ nhận thức về các ngành nghề kinh tế phi nơng nghiệp, cùng với việcnghiên cứu các chính sách phát triển ngành nghề kinh tế phi nông nghiệp theo chủtrương, chính sách của Nhà nước từ năm 2011-2015 tại huyện Thường Tín; luậnvăn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần phát triển các ngành nghề kinhtế phi nơng nghiệp ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đếnnăm 2020.

3.2 Nhiệm vụ

- Tập hợp một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về phát triểncác ngành nghề phi nơng nghiệp ở nơng thơn; các chính sách phát triển ngành nghềphi nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp ởhuyện Thường Tín, vấn đề quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề phi nơngnghiệp ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở huyệnThường Tín, thành phố Hà Nội từ góc độ quản lý nhà nước.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp phát triển các ngành nghềphi nơng nghiệp từ góc độ quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín.

Trang 17

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển

các ngành nghề phi nông nghiệp ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Trong đó,chủ thể quản lý là UBND huyện, khách thể là các tổ chức, doanh nghiệp, hộ giađình tham gia vào các ngành nghề phi nơng nghiệp ở huyện Thường Tín

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các ngành

nghề phi nông nghiệp ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề

phi nơng nghiệp ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2011 -2015; mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp giai đoạn từ nay đến 2020.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ các nguồn sau: Các báo cáo về tìnhhình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ sản xuất và làngnghề… trên địa bàn huyện Thường Tín; Niên giám thống kê thành phố Hà Nội; Cácđề tài, báo cáo khoa học liên quan; Các bài báo, tạp chí đánh giá của các chuyêngia; Các văn bản quy định, nghị định của các cơ quan nhà nước về phát triển cácngành nghề phi nông nghiệp.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra xã hội học.+ Đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn nhằm tìm hiểu về thực trạng triểnkhai các chính sách phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp ở huyện Thường Tín Đềtài phát ra 90 phiếu điều tra và phỏng vấn hướng tới các đối tượng là nhà quản lý,doanh nghiệp, các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Thường Tín

- Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê: Qua các số liệu thu thập được từ các nguồn kể trên,

Trang 18

Phương pháp so sánh: Thông qua số liệu đã thống kê về thực trạng phát triển

các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, tác giả tiến hànhso sánh các chỉ tiêu theo thông số tuyệt đối và thông số tương đối.

Phương pháp tổng hợp: Mỗi một vấn đề sẽ được phân tích theo nhiều khía

cạnh, phân tích từng chiều, từng cá thể và cuối cùng tổng hợp các mối quan hệ củachúng lại với nhau.

Phương pháp mơ tả: Tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành nghề phi

nơng nghiệp và thực thi chính sách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trênđịa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội sẽ được mơ tả cụ thể qua đồ thị vàbiểu đồ để thấy được xu hướng cũng như biến động theo thời gian, từ đó rút ra đượccác kết luận trong q trình nghiên cứu.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3chương:

Chương 1: Một số tiền đề lý luận cơ bản về phát triển ngành nghề phi nôngnghiệp từ góc độ quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phinông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín

Trang 19

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ PHI NƠNG NGHỆP TỪ GĨC ĐỘQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1.1 Kinh tế phi nông nghiệp, các ngành nghề phi nôngnghiệp và tầm quan trọng của các ngành nghề phi nôngnghiệp trong phát triển kinh tế nông thôn

1.1.1 Kinh tế phi nông nghiệp

1.1.1.1 Phân định khái niệm kinh tế nông nghiệp và kinh tế phi nông nghiệpa) Khái niệm kinh tế nông nghiê ̣p và kinh tế phi nơng nghiệp

Theo Bách khoa tồn thư thì: “Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản

của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vậtnuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm vàmột số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, baogồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng,còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản”[1].

Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vàotự nhiên Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạmặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi Nôngnghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sảnxuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộkhoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn Ngồi ra sản xuất nơng nghiệp ởnước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập qn đã cótừ hàng nghìn năm nay và gắn chặt với khu vực nông thôn hay kinh tế nông thôn

Trang 20

Thực tế hiện đang tồn tại nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về hoạt độngkinh tế phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, đây là một vấn đề phức tạp Tuynhiên, hầu hết các khái niệm đều cho rằng, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp làmột bộ phận của kinh tế nông thôn, tồn tại song song với các hoạt động nông nghiệpthuần túy

Theo Lanjouw (2003) hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn là nhữnghoạt động tạo thêm thu nhập trong khu vực nông thôn không thuộc hoạt động nơngnghiệp

Theo Steve Winggins (2003) thì cho rằng hoạt động kinh tế phi nông nghiệp lànhững hoạt động khơng thuộc các dạng hoạt động nơng nghiệp có tính chất nguyênthủy như trồng chọt, chăn nuôi, đánh bắt, săn bắn Nói cách khác, hoạt động kinhtế phi nơng nghiệp trong nông thôn là các hoạt động tạo ra thu nhập không thuộcvào dạng hoạt động nông nghiệp nguyên thủy

Một cách giản đơn hơn, tác giả Dasgupta.N và cộng sự năm 2004 đưa ra quanniệm cho rằng hoạt động kinh tế phi nông nghiệp là bất kỳ hoạt động nào nằm ngồikhu vực nơng nghiệp truyền thống, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt hoạtđộng nông nghiệp và phi nông nghiệp là ở giá trị gia tăng Một ví dụ mà tác giả nàyđưa ra là nếu hoạt động sàng sảy hạt lúa mì trước khi đem bán mà mang lại một giábán cao hơn so với hạt mì khơng sàng sảy thì hoạt động sàng sảy đó là hoạt độngphi nông nghiệp

Trang 21

đầu vào là các loại cây trồng, vật nuôi và được làm ở quy mô nhỏ sử dụng lao độngnông nhàn là chính đơi khi được xem là hoạt động phi nơng nghiệp.

Theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Chính phủ Việt Nam ban hànhngày 24/11/2000 về Phát triển hoạt động phi nơng nghiệp ở các vùng nơng thơn có

xác định rằng: “Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn được coi là tất cả các

hoạt động công nghiệp, các ngành thủ công nghiệp nhỏ và vừa, các dịch vụ sảnxuất và đời sống được thực hiện ở khu vực nông thôn, sử dụng các nguồn lực tại địaphương (lao động, đất đai, nguyên vật liệu) và có liên hệ mật thiết với việc pháttriển đời sống nông thôn”

Trong phân định hoạt động phi nông nghiệp, các nhà kinh tế phân hoạt độngphi nông nghiệp thành hoạt động phi nông nghiệp do áp lực thu nhập và hoạt độngphi nông nghiệp do áp lực nhu cầu thị trường theo đó:

- Hoạt động phi nơng nghiệp do áp lực thu nhập được xuất phát là do thiếu hụtthu nhập và người nông dân cố gắng tranh thủ thời gian nhàn rỗi để sản xuất các vậtphẩm phi nông nghiệp mà khơng biết thị trường có chấp nhận hay khơng

- Hoạt động phi nông nghiệp do nhu cầu thị trường là hoạt động bắt đầu từ cáctín hiệu thị trường, người nông dân bắt đầu chú ý tới việc sản xuất những sản phẩmmà thị trường cần hoặc thiếu Hoạt động này thể hiện trình độ kinh doanh cao hơnhoạt động phi nông nghiệp do áp lực của thu nhập

Khái niê ̣m trên đây tuy đã xác định rõ bản chất của các hoạt động kinh tế phinông nghiệp, nhưng trên thực tế khi xác định một đối tượng thuộc hoạt động nôngnghiệp hoặc phi nông nghiệp cũng có nhiều khó khăn Nhiều lao động tham giađồng thời vào nhiều hoạt động khác nhau, vừa làm nông nghiệp và làm tiểu thủcông nghiệp, vừa làm nông nghiệp vừa đi làm thuê, buôn bán, hoặc trong thời giannày làm nông nghiệp, nhưng thời gian khác lại đi buôn bán hoặc làm thuê…

b) Quan hệ giữa kinh tế phi nông nghiệp và nông nghiệp

Trang 22

lao động vừa làm nông nghiệp vừa làm thuê, và vừa tự làm phi nông nghiệp hoặctương tự như vậy Hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp đóng một vai trị quan trọngtrong đời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa các địa phương và quốc gia, nhưng để “lượng hóa” được vai trị của hoạt độngkinh tế phi nơng nghiệp, mơ tả và phân tích các khía cạnh khác nhau của hoạt độngnày, phát hiện ra các xu hướng biến đổi nó là một vấn đề nghiên cứu khơng hề đơngiản và cho tới nay cịn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.

Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn là một bộ phận hợp thành củakinh tế nông thôn, gắn liền với nông nghiệp Mối liên kết giữa hai khu vực nôngnghiêp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn được thể hiện qua các mối quan hệsau:

- Mối quan hệ trong sản xuất Đây là mối quan hệ phụ thuộc trong q trình

sản xuất.

Hoạt động phi nơng nghiệp thường sử dụng đầu vào là các sản phẩm nơngnghiệp (ví dụ như sử dụng các sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi để làm đầu vàocho các hoạt động chế biến, chế xuất…) Ngược lại, các hoạt động sản xuất trongnông nghiệp lại sử dụng các sản phẩm từ hoạt động phi nơng nghiệp làm đầu vàocủa mình như: các vật dụng cày, cuốc, bao bì, thuốc bảo vệ thực vật…

- Mới quan hệ trong tiêu dùng Thị trường nông thôn sẽ là nơi trao đổi rất

nhiều sản phẩm trong cả hoạt động nông nghiệp lẫn hoạt động phi nông nghiệp.Điều này được thể hiện vào việc các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực phi nôngnghiệp sẽ thu mua các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp để sản xuất hoặc tiêudùng như nông sản, thực phẩm…Ngược lại, người nông dân sẽ mua các sản phẩmtừ hoạt động phi nông nghiệp như: đồ nội thất, đồ gia dụng…

- Mối quan hệ về sử dụng vốn và lao động.

Trang 23

lũy vốn trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp có thể được đầu tư vào các hoạt độngphi nông nghiệp và ngược lại Đối với lao động tại nơng thơn thường bị ảnh hưởngbởi tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nên vào ngày mùa họ sẽ tập trung vàosản xuất nông nghiệp và lúc nông nhàn thì họ sẽ tham gia vào các hoạt động sảnxuất phi nông nghiệp.

- Mối quan hệ về đầu tư Tại nơng thơn việc đầu tư hồn tồn vào sản xuất

nông nghiệp sẽ gặp rất nhiều rủi ro do đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp là phụthuộc vào khí hậu, thời tiết và có tính mùa vụ tập trung nên việc phát triển các hoạtđộng phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn sẽ giúp người nông dân chia sẻ nguồnlực và phân công lao động rõ ràng hơn.

1.1.1.2 Đặc điểm của kinh tế phi nông nghiệp

Khu vực kinh tế phi nơng nghiệp gắn bó chặt chẽ với địa bàn nơng thơn Dođó, việc phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp phải mang tính tồn diện là tiềnđề cho các hoạt động nông nghiệp phát triển

- Các ngành nghề kinh tế phi nông nghiệp phát triển rất đa dạng và phong phúvề hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại và dịch vụ nông thôn

- Các ngành nghề phi nông nghiệp thường hoạt động đan xen lẫn nhau, bổ trợcho nhau và cùng nhau phát triển Hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các ngànhsản xuất nông nghiệp và trong ngành dịch vụ như: sản xuất hàng kim khí, sản xuấthàng tiêu dùng, dệt may, thêu đan Trong dịch vụ nơng nghiệp có dịch vụ cungứng vật tư để phục vụ nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, dịch vụ cung ứngvốn, dịch vụ chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông nghiệp Dịch vụ phi nơng nghiệpphải có thương mại, du lịch, xây dựng và sửa chữa nhà và các cơng trình khác, sửachữa cơ khí, điện giao thơng vận tải thơng tin, dịch vụ tài chính, dịch vụ tư vấnquản lý, y tế giáo dục, văn hoá

Trang 24

- Trình độ khoa học cơng nghệ của khu vực kinh tế phi nông nghiệp không caodo phát triển ở khu vực nơng thơn nên có nhiều hạn chế về vốn và trình độ năng lựcquản lý

- Quan hệ lao động trong các khu vực phi nông nghiệp có nét đặc thù của địaphương, giữa các chủ doanh nghiệp và người lao động với nhau có quan hệ thânthuộc, bà con, anh em, hoặc quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phươngcũng vậy, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó,bền vững tương đối

- Các chủ doanh nghiệp, người quản lí và người lao động chủ yếu xuất phát từnơng dân và nơng thơn nên có nhiều hạn chế về nguồn vốn, trang thiết bị kỹ thuậtvà công nghệ, trình độ tay nghề và năng lực quản lí kinh doanh có tốc độ tăngtrưởng khơng cao

1.1.2 Các ngành nghề và hình thức tham dự trong khu vực kinh tế phinông nghiệp

1.1.2.1 Các ngành nghề trong kinh tế phi nông nghiê ̣p

Trên thực tế, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn thường bao gồmhai nhóm loại hình sau:

a) Làng nghề

Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi haiyếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồmnhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên kết vềkinh tế, xã hội và văn hóa Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghềthủ công Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Ngườithợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông Nhưng u cầuchun mơn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thốngngay tại làng quê của mình.

Theo Thơng tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy địnhnội dung và các tiêu chí cơng nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền

Trang 25

phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạtđộng ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.

Làng nghề khơng cịn bó hẹp trong khn khổ cơng nghệ thủ cơng, tuy thủcơng vẫn là chính, mà một số cơng đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa.Trong các làng nghề khơng chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ cơng, mà đã cónhững cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất, như các doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản phẩmlàng nghề

Có hai cách phân loại làng nghề phổ biến:

(1) Phân loại theo số lượng làng nghề:

- Làng nghề một nghề là những làng ngồi nghề nơng ra, chỉ có thêm mộtnghề thủ cơng duy nhất;

- Làng nhiều nghề, là những làng ngồi nghề nơng ra cịn có thêm một số hoặcnhiều nghề khác

(2) Phân loại theo tính chất nghề:

- Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sửvà còn tồn tại đến ngày nay;

- Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của cáclàng nghề truyền thống hoặc du nhập từ các địa phương khác Một số làng mới đượchình thành do chủ trương của một số địa phương cho người đi học nghề ở nơi khácrồi về dạy cho dân địa phương nhằm tạo việc làm cho người dân địa phương mình

Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn

- Sự phát triển của làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nơngthơn;

- Phát triển các làng nghề có vai trị quan trọng trong giải quyết một lượng lớncông ăn việc làm cho lao động nông thôn;

Trang 26

- Các làng nghề đã tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa đáp ứng nhu cầu trongnước và xuất khẩu;

- Phát triển kinh tế làng nghề tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, thu hút cácnghệ nhân, thợ giỏi tham gia lao động, làm giàu cho đất nước;

- Phát triển làng nghề góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần chongười dân.

b) Nhóm hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp

Ngồi hình thức làng nghề, kinh tế phi nơng nghiệp cịn bao gồm các hoạtđộng cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ… phục vụ nông nghiệp, bao gồm:

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn: Chế biến, bảo quản nông, lâm,

thủy sản; Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệtmay, cơ khí nhỏ ở nơng thơn; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuấtngành nghề ở nông thôn

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản

xuất và đời sống dân cư nông thôn, nông lâm thủy sản Các hoạt động này có thể docác hộ gia đình, cá nhân, các tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,… thực hiện.

1.1.2.2 Các hình thức tham dự trong khu vực kinh tế phi nơng nghiệp

Xét theo khía cạnh sở hữu, tham gia vào khu vực kinh tế phi nông nghiệp baogồm các hình thức cơ bản sau:

- Hộ gia đình: Loại hình sản xuất kinh doanh qui mơ nhỏ với lực lượng lao

động gia đình, dưới sự chỉ huy điều hành của chủ gia đình, tiến hành sản xuất, kinhdoanh tại địa phương thôn, xã là chủ yếu như hộ tiểu thương, hộ bán hàng cơm, hộbán giải khát, hộ may đo, hộ vận tải, hộ cày thuê và bơm nước thuê

- Doanh nghiệp tư nhân: Là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trang 27

các thị trấn Các doanh nghiệp tư nhân này ngồi lao động gia đình cịn th mướnmột số lượng nhân công lao động lành nghề Quy mô của mỗi doanh nghiệp lớn haynhỏ phụ thuộc vào địa bàn sản xuất kinh doanh rộng hay hẹp, khối lượng dịch vụnhiều hay ít, tập trung hay rải rác

- Doanh nghiệp nhà nước ở nông thôn: Bao gồm các doanh nghiệp cơ sở, các

công ty, các liên hợp thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức và hoạt động theo quy địnhcủa Nhà nước Các doanh nghiệp này hoạt động theo sự chỉ đạo của Nhà nướcnhằm cung cấp kịp thời các dịch vụ cần thiết cho các đối tượng có nhu cầu với sựđảm bảo về chất lượng và giá cả

- Tổ hợp tác và hợp tác xã: Là hình thức liên kết sản xuất - kinh doanh của các

hộ gia đình và các hộ sản xuất với qui mơ khác nhau Tổ hợp tác là hình thức liênkết dịch vụ của nhiều hộ hoạt đông theo nguyên tắc hiệp thương, hình thức này giúpcho các xã viên có thể n tâm sản xuất kinh doanh hay vay vốn mở rộng sản xuất.

- Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn: bao gồm các công ty trách nhiệm

hữu hạn và công ty cổ phần hoạt động với tư cách pháp nhân có đầy đủ trách nhiệmpháp lý thực hiện việc trao đổi mua bán các sản phẩm hàng hoá trên thị trường.

1.1.3 Tầm quan trọng của việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệptrên địa bàn nông thôn

Ngành nghề phi nông nghiệp bao gồm các hoạt đô ̣ng kinh tế phi nông nghiê ̣ptrên địa bàn nông thôn Hiện nay khu vực kinh tế nông thôn chiếm tới 80% toàn nềnkinh tế Điều này cho thấy tỷ trọng kinh tế phi nơng nghiệp đang dần tăng lên vàđóng vai trò ngày càng quan trọng Mặt khác, xu hướng phát triển của nền kinh tếViệt Nam là theo hướng CNH- HĐH thì kinh tế phi nơng nghiệp phải được quantâm Do đó, phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp có tầm quan trọng rất lớn

- Đóng góp vào GDP của q́c gia

Trang 28

Nhìn chung tỷ lệ đóng góp vào khu vực kinh tế nơng thôn của khu vực phinông nghiệp ngày càng tang, tuy khơng bằng đóng góp từ hoạt động nơng nghiệpnhưng nó đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt của nông thôn và GDP về nôngnghiệp của nền kinh tế quốc dân, xu hướng này ngày một tăng lên thành một khuvực chi phối ở nông thôn trong sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hố

- Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn

Khu vực kinh tế phi nông nghiệp phát triển sẽ thu hút lao động, phân bổ lại laođộng giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập và sức mua cho thị trường nôngthôn Khi việc làm ở nông thôn không được tạo ra thì vấn đề di dân đơ thị trở nênnặng nề Thực tế ở Việt Nam cho thấy nạn thất nghiệp và thiếu việc làm ở nôngthôn đã vượt ra khỏi phạm vi nông thôn và ảnh hưởng rất rõ đến vùng đô thị, gây ranhiều vấn đề mà bản thân đô thị không thể tự giải quyết được nếu không bắt đầubằng việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm tại nông thôn

Tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ trong khu vực nông thôn đang dưthừa lớn hiện nay và sẽ còn tăng thêm trong tương lai Phát triển mạng lưới cơngnghiệp nơng thơn và dịch vụ nơng thơn có khả năng chuyển lao động dư thừa từnơng nghiệp sang, góp phần phân công lại lao động hợp lý trong nông thơn Đây làxu hướng hợp quy luật, có điều kiện thực hiện đối với nơng thơn nước ta (bởi vìcơng nghiệp thành thị ngày càng được mở rộng nhưng vẫn phải thu hút lao độngthất nghiệp tại chỗ là chính) Đây cũng là con đường hiệu quả nhất để từng bước đơthị hố nơng thơn, hạn chế sự di dân ồ ạt từ nơng thơn ra thành thị, góp phần ổnđịnh kinh tế xã hội cả nước

Cùng với khả năng tạo việc làm, phát triển công nghiệp nông thôn và dịch vụnông thôn là biện pháp chủ yếu để nâng cao thu nhập, tăng mức sống mọi mặt củađông đảo dân cư nơng thơn

- Góp phần chủn dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn theo hướng côngnghiệp hiện đại

Trang 29

nhiều loại hình sản phẩm khác nhau, đã bổ sung và hỗ trợ cho sản xuất nơng nghiệpcó năng suất và hiệu quả hơn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nôngnghiệp

Sự ra đời của khu vực kinh tế phi nông nghiệp làm cho cơ cấu kinh tế nôngthôn chuyển dịch theo các bước: chuyển biến cơ cấu trong nội bộ ngành nôngnghiệp, tạo nền nông nghiệp đa dạng, phong phú và có hiệu quả Cơng nghiệp nơngthơn trở thành lĩnh vực độc lập làm cho cơ cấu kinh tế nơng thơn thốt khỏi thếthuần nơng Kích thích lĩnh vực dịch vụ hình thành và phát triển tạo ra cơ cấu kinhtế có tỷ trọng cơng nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày cànggiảm

Bảo đảm cân đối, phát triển cơ cấu ngành, vùng của q trình cơng nghiệphóa, làm cho nội dung của cơng nghiệp hố được thực thi trong thực tế gắn các khíacạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ trong một q trình cơng nghiệp hố thống nhất,cơ cấu ngành kinh tế xã hội hài hoà

- Khai thác tiềm năng tại chỗ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thônvà kinh tế đất nước

Tiềm năng tại chỗ của nông thôn gồm lao động, đất đai và các sản phẩm củanông lâm ngư nghiệp Về thu hút lao động giải quyết việc làm tại chỗ của côngnghiệp nông thôn Đất đai ở nơng thơn chỉ có đất để ở, canh tác Nhiều loại đất, diệntích với số lượng khơng nhiều, khơng thể canh tác được, có thể bị bỏ phí Phát triểncơng nghiệp nông thôn như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng là cách thức tốtnhất để tận dụng có hiệu qủa hơn tiềm năng đất đai ở đây Phát triển cơng nghiệpnơng thơn góp phần thu hút và sử dụng hiệu qủa các nguồn nguyên liệu của nôngnghiệp nông thơn

Do đặc điểm cơng nghiệp nơng thơn có quy mô nhỏ, phân bố phân tán, ápdụng công cụ thủ công, công nghệ truyền thống nên việc sử dụng nguyên liệu đầuvào của công nghiệp nông thôn rất đa dạng và phong phú về chủng loại, số lượng,chất lượng

Trang 30

Phát triển công nghiệp nông thôn tạo ra những cơ sở sản xuất với hệ thốngcơng nghệ riêng, mở, động có nghĩa là sẽ thay đổi, nâng cấp khi có điều kiện Qtrình hiện đại hố phù hợp ở nơng thơn có thể thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơndo đã có những cơ sở nhất định có nhu cầu và có khả năng để tiếp thu công nghệmới tiên tiến

- Thay đổi bộ mặt văn hóa xã hội nơng thơn và bảo tồn các giá trị truyềnthống

Phát triển khu vực kinh tế phi nơng nghiệp cịn có vai trị quan trọng trongviệc làm biến đổi văn hố xã hội nơng thơn Phát triển khu vực kinh tế phi nơngnghiệp cịn thu hút con người lao động sáng tạo, say mê học tập và rèn luyện nângcao trình độ nghề nghiệp Nó tác động tích cực tới bộ mặt văn hố trên địa bàn Dođặc điểm của nghề nghiệp và điều kiện kinh tế, tại các địa bàn khu vực kinh tế phinông nghiệp phát triển có những nét đẹp về đời sống văn hoá

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống qua q trìnhcơng nghiệp hố nơng thôn sẽ là cơ hội để củng cố, tăng cường và phát huy nhữnggiá trị văn hoá truyền thống dân tộc thể hiện ở các mặt hàng được chế biến bởi bàntay khéo léo, khối óc tinh tế của người thợ thủ công, giới thiệu những nét độc đáocủa văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới

1.2 Nội dung phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp từ góc độ quảnlý nhà nước trên địa bàn huyện

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển cácngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện

1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phi nôngnghiệp

a) Quản lý nhà nước về kinh tế

Trang 31

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền củaNhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lựckinh tế trong và ngồi nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu pháttriển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế[32].

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả baloại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lýcó tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quanhành pháp (Chính phủ).

b) Quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp

Từ việc tìm hiểu các khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước về kinh tế, ta cókhái niệm về quản lý nhà nước đối với các ngành nghề phi nông nghiệp như sau:

Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề phi nông nghiệp là tổng hợp các tácđộng có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên các mối quan hệ về pháttriển các ngành nghề phi nông nghiệp nhằm đảm bảo cho việc phát triển kinh tếnông thôn hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao

Các ngành nghề kinh tế phi nông nghiệp bao gồm công nghiệp nông thôn, dịchvụ và thương mại nông thôn.

Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề phi nông nghiệp là một công việcphức tạp, với sự tham gia quản lý trực tiếp và gián tiếp bởi nhiều cơ quan quản lýkhác nhau từ trung ương đến địa phương

Quản lý nhà nước trung ương đối với các ngành nghề phi nông nghiệp là quảnlý mang tính quyền lực cao nhất, điều chỉnh mọi quan hệ trong quản lý ngành nghềphi nông nghiệp.

Trang 32

các quy định quản lý từ trung ương sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của địaphương

Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa bàn cấphuyện thực chất là việc điều tiết các hoạt đô ̣ng kinh tế phi nông nghiê ̣p của huyê ̣ntheo yêu cầu của chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước nhằm phát triển kinhtế phi nông nghiê ̣p của địa phương hợp lý, bền vững và đồng bô ̣ với chiến lược pháttriển kinh tế chung của Nhà nước.

1.2.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phi nôngnghiệp tại địa bàn huyện

Quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa bànhuyện hiện nay đóng một vai trị rất quan trọng, bởi những lý do chủ yếu sau đây:

- Thông qua các quy hoạch, các chương trình và các chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội ở địa phương nói chung, phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp ở nóiriêng Chính quyền địa phương sẽ đảm bảo việc phát triển các ngành nghề phi nơngnghiệp đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, cân đối với các hoạt động sản xuất khác ởnơng thơn Nhờ có quy hoạch, chiến lược mà địa phương có định hướng phát triểncác ngành nghề phi nông nghiệp cụ thể theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiệnvà hồn cảnh của mình.

- Thơng qua việc ban hành các văn bản quản lý, chính quyền địa phương sẽ

tạo cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế, doanhnghiệp, cá nhân tham gia vào sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp.Dựa trên hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy của Nhà nước, chính quyềnđịa phương xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể và đối tượng tham gia vào hoạtđộng phi nơng nghiệp Trên cơ sở đó các cơ quan nhà nước điều chỉnh hành vi củacác đối tượng, chủ thể là hợp pháp, hành vi nào là không hợp pháp.

- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách phát triển các

Trang 33

doanh các ngành nghề phi nông nghiệp, để góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xãhội của cả nước nói chung, địa phương nói riêng và để bảo vệ mơi trường Cácchính sách phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp là những cơng cụ để chínhquyền thực hiện vai trò quản lý trong từng giai đoạn nhất định Địa phương tạo mơitrường thơng thống, cải cách các thủ tục đầu tư, điều chỉnh các công cụ quản lý đểtăng đầu tư vào các ngành nghề phi nơng nghiệp trên địa bàn của mình.

- Thơng qua việc kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về các ngành nghề kinh

tế phi nông nghiệp, địa phương nắm chắc tình hình diễn biến về phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn mình, phát hiện và giải quyết những vi phạm Với vai trò này,Nhà nước đảm bảo cho các quan hệ trong kinh tế phi nông nghiệp được vận hànhtheo đúng quy định của Nhà nước Với việc kiểm tra giám sát, Nhà nước sẽ pháthiện kịp thời các sai sót, ách tắc, các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh của các tổchức, hộ gia đình, cá nhân

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề phi nôngnghiệp trên địa bàn huyện

1.2.2.1 Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý các ngành nghề phi nông nghiệp trênđịa bàn huyện

Trong QLNN về phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, chủ thể quản lý làcác cơ quan trong bô ̣ máy nhà nước Bộ máy quản lý bao gồm những tổ chức và cánhân có trách nhiê ̣m và quyền hạn nhất định có mối quan hê ̣ trực thuô ̣c theo chiềungang và chiều dọc trong hê ̣ thống quản lý.

- Bộ máy QLNN về phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp có nhiều chủthể tham gia từ TW tới địa phương:

Quốc hội: ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch chung vùng, khu vực,

Trang 34

Chính Phủ: Ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật,

dự toán NSNN và phương án phân bổ NSNN, báo cáo tình hình thực hiện NSNN,các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án công trình quan trọng cho Quốchội Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đã được Quốc hội thơngqua, chỉ định các gói thầu đối với các dự án mang tính chất bí mật quốc gia, cấpbách, an ninh và an tồn năng lượng Chính phủ phân cấp cho các chính quyền địaphương, ban hành các quy định về đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội…

Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, Bộ Tài chính, BộKế hoạch - đầu tư xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý, phát triển các ngànhnghề phi nông nghiệp, về huy động quản lý các nguồn vốn đầu tư, cơ chế chínhsách, đầu tư phát triển cơng nghiệp và dịch vụ nơng thơn Các bộ ngành khác cóliên quan góp phần vào quá trình quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, quyềnhạn của mình

Trên địa bàn cấp huyện

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phinông nghiệp trên địa bàn huyện

Huyện ủy

HĐND huyệnUBND huyện

Trang 35

- HĐND huyện: lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo các giai đoạn,

phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế, quyết định các chủ trương và biện phápthực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn mình

- UBND huyê ̣n: Là cơ quan triển khai trực tiếp các văn bản quản lý nhà nước

về phát triển các ngành nghề phi nông nghiê ̣p Phân công quyền hạn và trách nhiê ̣mquản lý cho các phòng ban, tổ chức… Thường xuyên đánh giá về tình hình pháttriển các ngành nghề phi nông nghiê ̣p trên địa bàn.

- Phòng Kinh tế huyện: Là cơ quan trực tiếp thực hiện vai trò quản lý nhà

nước đối với việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp của huyện Lập kếhoạch, chương trình phát triển cụ thể Thực hiện kiểm soát các hoạt động sản xuất,kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp.

- Phòng Tài chính – Kế toán: Lập kế hoạch và phân bổ các nguồn vốn cho

phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện, quản lý các nguồnvốn này một các hiệu quả nhất.

- Phòng Thanh tra huyện: Thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát việc triển

khai các văn bản quản lý, phương pháp quản lý đối với các ngành nghề phi nơngnghiệp trên địa bàn Bên cạnh đó phịng thực hiện chức năng giám sát các bộ phậnkhác trong công tác quản lý nhà nước đối với các ngành nghề phi nông nghiệp trênđịa bàn huyện.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện: Là đơn vị hỗ trợ các tổ chức doanh

nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trong vấn đền mặt bằng, đất đai phục vụ các hoạtđộng sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp Thực hiện công tácthanh tra, kiểm tra giám sát đối với các vấn đề môi trường liên quan đến q trìnhsản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nơng nghiệp.

- Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện: Phối hợp với các đơn vị đào

Trang 36

- UBND xã, thị trấn: Là cơ quan trực tiếp tiếp xúc và quản lý các ngành nghề

phi nông nghiệp trên địa bàn cơ sở, thực hiện công việc hỗ trợ về cơ sở vật chất chocác ngành nghề phi nông nghiệp phát triển Bảo đảm an ninh và môi trường trên địabàn tạo ra không gian phát triển cho các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn.

Hê ̣ thống bô ̣ máy quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phi nôngnghiệp trên địa bàn cấp huyện là hê ̣ thống bơ ̣ máy chính quyền cấp huyện có liênquan đến vâ ̣n hành cơ chế quản lý vốn tại địa phương.

1.2.2.2 Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển ngành nghềphi nông nghiệp trên địa bàn huyện

UBND huyê ̣n quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương mình căn cứ vào quy hoạch chung về phát triển kinh tế của cả nước, củatỉnh, thành phố và điều kiện đặc thù của địa phương mình Trên cơ sở quy hoạch vềphát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt, UBND huyê ̣n có thẩm quyền xâydựng kế hoạch phát triển các ngành nghề kinh tế phi nông nghiệp phù hợp như: kếhoạch đầu tư và các ngành nghề mũi nhọn của địa phương, kế hoạch khôi phục lạicác làng nghề truyền thống Kế hoạch phải phù hợp với quy hoạch, là một phầncủa quy hoạch được triển khai thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn nhằmthực hiện thắng lợi mục tiêu đã đặt ra của quy hoạch.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch pháttriển các ngành nghề phi nơng nghiệp nói riêng là hình thức định hướng cho các nhàđầu tư, doanh nghiệp, hộ sản xuất… trong đó xác định rõ quy mơ sản xuất kinhdoanh của mình Nó chính là tiền đề đảm bảo các hoạt động kinh tế phi nông nghiệpphát huy hiệu quả, mang lại lợi ích cho từng địa phương nói riêng và cho cả nướcnói chung.

Trang 37

Công tác quản lý nhà nước về phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở cáchuyê ̣n được thể hiện ở việc lập và chấp hành quy hoạch phát triển triển ngành nghềphi nông nghiệp trên địa bàn huyê ̣n Khi mà quy hoạch được lập một cách hợp lý,kế hoạch và mục tiêu đề ra phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nóichung và phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp nói riêng sẽ mang lại lợi ích tolớn như thay đổi bộ mặt của nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nôngnghiệp, đời sống nhân dân từ đó được cải thiện và khơng ngừng nâng cao và tạođiều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôndiễn ra nhanh hơn.

1.2.2.3 Các văn bản pháp luật để điều tiết và định hướng hoạt động phi nôngnghiệp

Hê ̣ thống pháp luâ ̣t và các chính sách của Nhà nước trong quản lý nhà nước vềphát triển ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm: hệ thống phápluật và chính sách của Trung ương (TW) và hệ thống văn bản quản lý của địaphương về triển khai các văn bản quy phạm pháp luâ ̣t của TW.

- Hê ̣ thống văn bản quy phạm pháp luâ ̣t của TW bao gồm: văn bản luâ ̣t của

Quốc hô ̣i; Nghị định của Chính phủ về tổ chức thực hiê ̣n luâ ̣t; Thông tư liên bô ̣ vàthông tư của Bô ̣ chuyên ngành hướng dẫn, tổ chức thực hiê ̣n nghị định; quyết địnhcủa bô ̣ ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuâ ̣t và nghiê ̣p vụ chuyên ngành liên quan đểthực hiê ̣n nghị định.

- Hê ̣ thống văn bản quản lý của địa phương về triển khai các văn bản quyphạm pháp luâ ̣t của TW.

Trang 38

cấp huyê ̣n, xã tổ chức thực hiê ̣n các nô ̣i dung liên quan đến quản lý nhà nước địaphương về các ngành nghề phi nông nghiệp trên cơ sở quy định của TW và phâncông, phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh hoặc thành phố.

Hàng năm, căn cứ vào tình hình địa phương, vào mục tiêu phát triển chungcủa tỉnh, thành phố.

HĐND huyện, xã ban hành Nghị quyết đề ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế xãhội, trong đó có các chỉ tiêu và cơ cấu ngành nghề tại nông thôn; Nghị quyết phânbổ dự toán ngân sách, Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách cho phát triển cácngành nghề phi nông nghiệp…

UBND huyện, xã ban hành Quyết định về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triểnhạ tầng cơ sở, giáo dục đào tạo… Quyết định phân cấp quản lý nhà nước về cácngành nghề phi nông nghiệp… Đồng thời ban hành các Chỉ thị để tăng cường côngtác thanh tra, giám sát đối với sự phát triển của các ngành nghề phi nơng nghiệp trênđịa bàn.

Các phịng ban chun mơn của huyện xây dựng các kế hoạch phát triển cácngành nghề phi nơng nghiệp do mình phụ trách:

- Phịng Kinh tế huyện căn cứ vào Nghị quyết của HĐND, Quyết định củaUBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế phi nơng nghiệp trên địa bàn huyện.

- Phịng Tài nguyên và Môi trường xây dựng các kế hoạch về giao đất, quiđịnh về mơi trường…

- Phịng Lao động Thương binh và xã hội xây dựng các chương trình hỗ trợđào tạo và dạy nghề cho lao động của địa phương.

- Phòng Thanh tra xây dựng các kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát đối vớitừng ngành nghề phi nông nghiệp.

1.2.2.4 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ ngành nghề phi nôngnghiệp

Trang 39

và thúc đẩy sự phát triển của tất cả hoạt động kinh tế- xã hội ở nông thôn và là hạtầng chung cho cả kinh tế nông nghiệp và kinh tế phi nơng nghiệp Do đó, việc hồnthiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trìnhphát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn

Phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn sẽ thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp từ sản xuất manh mún, phân tán sang sản xuất tập trung,chun mơn hố ngồi ra nó cịn thu hút các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ởnông thôn Trong thập kỷ vừa qua, các địa phương đã chú trọng rất nhiều đến việcphát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn với mục đích tăng giao lưu hàng hố, giảm dầnkhoảng cách giữa nơng thơn và thành thị từ đó nâng cao tính hàng hố của sảnphẩm nơng sản và thúc đẩy sản xuất phát triển

Năm 2012, Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2012 - 2015, đã xác định rõ nội dung xây dựng Cơ sở hạ tầng kinh tế - xãhội ở các huyện, xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồngbộ theo tiêu chí nơng thơn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thơng, điê ̣n,nước sinh hoạt… Với các chính sách này, Nhà nước khuyến khích các địa phươnghuy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình pháttriển kinh tế - xã hội trên trong đó huy động đóng góp của nhân dân là chủ yếu(bằng tiền, hiện vật, ngày công ) để xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước…

Trang 40

- Mạng lưới điện là hạ tầng quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh cácngành nghề phi nơng nghiệp đặc biệt đối với các nghề chế biến và sử dụng nhiềumáy móc Chính vì thế mạng lưới điện hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động chokinh tế nơng thơn nói chung và kinh tế phi nơng nghiệp nói riêng.

Việc phát triển hạ tầng nơng thơn sẽ tác động trực tiếp tới quá trình phát triểncác ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện tạo ra sự chuyển dịch cơ cấucác ngành nghề kinh tế trên địa bàn huyện Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ởnơng thơn do người dân được tiếp cận tốt hơn với thị trường (Hệ thống giao thôngtốt sẽ tạo ra sự giao lưu trên thị trường tốt hơn); Tạo thu nhập và cơ hội việc làm,nâng cao năng suất lao động cho các ngành nghề phi nông nghiệp; Giảm ô nhiễmmôi trường và tạo ra môi trường sản xuất tốt hơn

1.2.2.5 Tổ chức, triển khai và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ giađình thực hiện hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp

Trong q trình thực hiện chủ trương CNH- HĐH đất nước việc hỗ trợ các hộgia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn nông thôn tổ chức sản xuất kinhdoanh là rất quan trọng UBND các cấp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cụ thể:

(1) Hỗ trợ thủ tục pháp lý: UBND huyện tuyên truyền các văn bản quản lý của

nhà nước về sản xuất kinh doanh, các quy định về pháp luật đối với từng ngànhnghề (Ví dụ: Các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu, gas…) UBND huyệnhỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp trong công tác đăng ký kinhdoanh; đăng ký thuế và đóng Bảo hiểm xã hội cho lao động…

(2) Hỗ trợ mặt bằng sản xuất: UBND huyện hỗ trợ trong việc cho thuê mặt

bằng hoặc tạo điều kiện trong việc thực hiện các thủ tục mua bán nhằm giúp các chủthể sản xuất kinh doanh nhanh chóng ổn định địa điểm sản xuất, triển khai nhanhcác cơng tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở vật chất.

(3) Hỗ trợ vốn - công nghệ: Tăng cường đầu tư vốn và chuyển giao công nghệ

nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh trên thị trường.

(4) Hỗ trợ về thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, sản phẩm làm

Ngày đăng: 16/02/2023, 10:35