1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn thạc sĩ tmu) quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh bắc giang

141 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NGUYỄN NGỌC DIỆP QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI,[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGUYỄN NGỌC DIỆP

QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

NGUYỄN NGỌC DIỆP

QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS BÙI XUÂN NHÀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

1 Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư

xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” là do chính tơi thực hiện.

2 Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tơi sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõràng và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà khơng có bất cứ sự sao chép khơng hợp lệnào

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về các nội dung cam đoan trên.

Hà Nội, tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thương mại, các Thầy Cô giáo,Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành luận văn tốt nghiệp củamình Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS,TS Bùi Xn Nhàn đã tận tìnhhướng dẫn em hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình Song với thời gian và kiếnthức còn hạn chế, kết quả của luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót mong Qthầy, cơ và các bạn học viên đóng góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiệnhơn

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo UBND Tỉnh, các cán bộ, nhânviên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang và các ban ngành liên quan trong Tỉnhđã giúp em thu thập, tổng hợp và đánh giá một cách tổng quan những thông tin, sốliệu thực tế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địabàn Tỉnh để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan .3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 11

7 Kết cấu luận văn .11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚCTRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 12

1.1 Khái niệm và vai trò của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơbản……………………………………………………………………………… 12

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản .12

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốnngân sách nhà nước 15

1.1.3 Vai trò của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 19

1.2 Nội dung của quản lý nhà nước đối với vốn ngân sách trong đầu tư xây dựngcơ bản ……………………………………………………………………………21

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về vốn ngân sách đầu tưcho xây dựng cơ bản .21

1.2.2 Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sáchnhà nước… ………………………………………………………………… 26

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về vồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản 28

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách nhà nước .40

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 40

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 – 2015 .45

2.1 Khái quát điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang 45

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang 45

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang 48

2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về vốn ngân sách đầu tư cho xây dựngcơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 – 2015 .51

2.2.1 Việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địabàn tỉnh Bắc Giang 51

2.2.2 Việc lập dự toán vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bảntrên địa bàn tỉnh Bắc Giang 61

2.2.3 Việc chấp hành dự toán vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngcơ bản 65

2.2.4 Việc quyết toán vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơbản…………………………………………………………………………… 79

2.2.5 Việc thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự ánđầu tư xây dựng cơ bản 83

2.3 Đánh giá chung 86

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân .86

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân….………………………………………… 91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 97

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢNLÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 98

3.1 Định hướng chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đếnnăm 2020 98

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 .98

Trang 7

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngcơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 1073.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý của tỉnh Bắc Giang có liên quan đến quảnlý chi NSNN trong đầu tư XDCB 1073.2.2 Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN .1083.2.3 Nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự án vàthẩm định dự án 1103.2.4 Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đầu tư XDCB bằng nguồn vốnNSNN 1113.2.5 Hồn thiện cơng tác nghiệm thu, bàn giao tiếp nhận và vận hành kết quảđầu tư 1143.2.6 Nâng cao năng lực và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lýchi NSNN trong đầu tư XDCB tỉnh Bắc Giang………………………………1163.2.7 Một số giải phác khác nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tưXDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .1173.3 Kiến nghị 1193.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành trung ương 1193.3.2 Kiến nghị với HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân cáccấp 1213.3.3 Kiến nghị với các nhà thầu xây lắp, đơn vị tư vấn có hoạt động trên địabàn tỉnh 122KẾT LUẬN 123

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STTViết tắtTừ viết tắt

1 CB-CC Cán bộ công chức

Trang 8

3 KBNN Kho bạc nhà nước

4 NSĐP Ngân sách địa phương

5 NSNN Ngân sách nhà nước

6 NSTW Ngân sách trung ương

7 TSCĐ Tài sản cố định

8 UBND Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STTTên bảngTrang

1 Bảng 2.1: Kết quả các chỉ tiêu KT – XH chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015 50

2 Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN so với tổng vốn đầu tưtoàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

52

3 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2011 – 2015 544 Bảng 2.4: Tình hình chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc

Giang

57

5 Bảng 2.5: Giá trị TSCĐ huy động bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh BắcGiang trong giai đoạn 2011 – 2015

59

6 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về thực trạng lập dự toán chi NSNN trongđầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

64

7 Bảng 2.7: Số lượng, trình độ chun mơn của CBCC trực tiếp làmcơng tác kiểm sốt, thanh tốn vốn đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh BắcGiang

70

8 Bảng 2.8: Tình hình kiểm sốt, thanh tốn vốn đầu tư XDCB từ NSNNtại KBNN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

73

9 Bảng 2.9: Số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB tỉnh Bắc Giang giai đoạn2011 – 2015

75

10 Bảng 2.10: Kết quả từ chối thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tạiKBNN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

76

11 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về chấp hành chi vốn NSNN trong đầu tưXDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trang 10

12 Bảng 2.12: Tình hình giảm trừ trong quyết tốn vốn đầu tư XDCB 8013 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về quyết toán vốn NSNN trong đầu tư

XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

82

14 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giáchương trình, dự án trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

84

15 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốnNSNN trong đầu tư XDCB

86

17 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Bắc Giang giaiđoạn 2016 -2020

101

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STTTên sơ đồTrang

1 Sơ đồ 1.1: Các bước thực hiện dự án đầu tư XDCB 22

2 Sơ đồ 2.1: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB bằng vốn NSNN phân theo cấu thành trên địa bàn tỉnh Bắc Gian

55

3 Sơ đồ 2.2: Tình hình chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

56

4 Sơ đồ 2.3: Chi NSNN trong đầu tư XDCB/người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

58

5 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015

58

6 Sơ đồ 2.5: Tình hình huy động TSCĐ trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

61

7 Sơ đồ 2.6: Hệ số TSCĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2015

61

8 Sơ đồ 2.7: So sánh điểm trung bình của chu trình quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động tạo ra tài sản cố định (TSCĐ) phụcvụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thơng qua các hình thức xây dựngmới, mở rộng, hiện đại hóa hoặc khơi phục các TSCĐ, là quá trình xây dựng cơ sởvật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Đầu tư XDCB có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạtầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội củađất nước nói chung và của các địa phương nói riêng Hàng năm, Nhà nước lndành một phân ngân sách lớn cho đầu tư XDCB (20 – 30% so với tổng chi đầutư), khơng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hướng đến những lợi ích kinh tế - xãhội lâu dài.

Đầu tư XDCB được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngânsách nhà nước (NSNN), vốn tín dụng đầu tư, vốn của các đơn vị sản xuất kinhdoanh, dịch vụ, vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi,nhưng trong đó NSNN vẫn là nguồn vốn chủ yếu Nguồn vốn này khơng những gópphần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế mà cịn có tính địnhhướng đầu tư, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường Do cóvai trị quan trọng như vậy nên từ lâu, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã đượcchú trọng đặc biệt Nhiều nội dung quản lý nguồn vốn này đã được hình thành: từviệc ban hành pháp luật (Luật NSNN), xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sáchquản lý đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn

Trang 13

thiếu đồng bộ và gây lãng phí Vì lý do này mà quản lý vốn NSNN nói chung vàquản lý vốn ngân sách đầu tư cho XDCB nói riêng được lựa chọn làm đề tài nghiêncứu của rất nhiều cơng trình khoa học Những cơng trình này đã phân tích kỹ nhữngthành tựu, hạn chế trong cơng tác quản lý vốn NSNN, từ đó đưa ra những giải pháphoàn thiện quản lý vốn ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm ở vị trí chuyểntiếp giữa các tỉnh phía Đơng Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và thủ đô HàNội Bắc Giang có diện tích tự nhiên khoảng 3.823 km2, phía Nam giáp các tỉnhBắc Ninh, Hải Dương; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Đơng giáp tỉnh QuảngNinh và phía Tây giáp tỉnh Thái Ngun và thủ đơ Hà Nội.

So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối thuậnlợi để phát triển kinh tế: có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt,đường thủy) quan trọng của quốc gia chạy qua, thành phố Bắc Giang cách thủ đô HàNội 50km tính theo đường ơ tơ, nằm trên Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội –Lạng Sơn lên cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng – là điều kiện quan trọng để phát triểnsản xuất hàng hóa và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế, tận dụng hàng làngkinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng

Kinh tế của tỉnh cũng liên tục tăng trưởng với tốc độ khá: Tốc độ tăng trưởngtổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) năm 2015 ước đạt 9,6%, là năm thứ 2 liên tiếp vượtkế hoạch đề ra và cao nhất trong 3 năm gần đây, cao hơn bình quân chung của cảnước (6,68%)

Trang 14

ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư; cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tưcông chưa được chú trọng đúng mức;… Trong điều kiện ngân sách tỉnh Bắc Giangcịn khó khăn, vốn NSNN dành cho đầu tư XDCB còn hạn hép và việc sử dụng vốncịn yếu kém thì việc tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địabàn tỉnh là vấn đề cấp thiết

Cũng có một số cơng trình nghiên cứu về vốn NSNN trên địa bàn tỉnh BắcGiang nhưng các cơng trình này chỉ tập trung vào vấn đề hiệu quả của các dự ánđược đầu tư bằng vốn NSNN chứ không đi sâu vào thực trạng quản lý vốn NSNNtrong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế.

Vì lý do này mà em lựa chọn vấn đề “Quản lý ngân sách nhà nước trong đầu

tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ

của mình.

2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan

Việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của cả nước nói chung và tỉnhBắc Giang nói riêng đã có một số đề tài, bài viết được các tác giả bàn đến như:

Luận án tiến sĩ của Lê Thế Sáu, Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, năm 2012, đề xuất phân loại dự án đầu tư

Trang 15

độ lập quy hoạch xây dựng và tăng cường quản lý đầu tư theo quy hoạch; quy trìnhlập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; quản lý vốn của các dự án đầu tư; công táckiểm tra, kiểm sốt, giám sát của nhà nước; đổi mới cơng tác điều hành triển khai dựán; kiện toàn hoạt động của tổ chức tư vấn điều hành dự án Tuy nhiên, luận ánnghiên cứu dự án đầu tư và hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnhBắc Giang nên không đi sâu vào đầu tư XDCB và đặc biệt là quản lý vốn NSNNcho XDCB

Đề tài cấp bộ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách

nhà nước, năm 2005 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đi sâu vào

các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư từ vốn NSNN và chia thành 4 nhómchính: nhóm giải pháp tài chính, nhóm giải pháp về con người, nhóm giải pháp vềcơ chế, chính sách quản lý đầu tư từ NSNN, nhóm giải pháp khác Tuy nhiên,nghiên cứu này đưa ra các giải pháp chung cho toàn bộ dự án đầu tư từ NSNN vànâng cao hiệu quả của nó, chưa đi sâu vào giải pháp cho từng địa phương riêng biệt

Bài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tào Hữu

Phùng trên Tạp chí Tài chính (6/440) đã ít nhiều phân tích được thực trạng quản lýdự án đầu tư bằng vốn NSNN và có đề xuất giải quyết những tồn đọng Tuy nhiên,trong khuôn khổ bài viết thì chưa thể phân tích sâu về thực trạng cũng như đưa racác giải pháp sát đáng cho vấn đề

Luận văn thạc sĩ Hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu

tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa của tác giả Lê

Trang 16

được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp Tuynhiên, các giải pháp của luận văn chưa có sự gắn kết theo quy trình chi NSNN chođầu tư XDCB.

Luận án tiến sĩ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước do Thành phố Hà Nội quản lý của tác giả

Cấn Quang Tuấn, 2009 đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đềnày và thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN do thành phố Hà Nộiquản lý, khẳng định thành tựu, chỉ rõ các bất cập, tồn tại và nguyên nhân đồng thờiđề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý Tuy nhiên,luận văn nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB nhưng khơng phân tíchcác chỉ tiêu để đánh giá tính hiệu quả của cơng tác sử dụng vốn NSNN trong đầu tưXDCB Các chỉ tiêu này sẽ là căn cứ để đánh giá thực trạng sử dụng vốn NSNN trongđầu tư XDCB, có như vậy, các giải pháp đưa ra sẽ thuyết phục hơn

Cùng chủ để về đầu tư XDCB và NSNN, nhà xuất bản Tài chính đã xuất bản

giáo trình Kiểm tốn đầu tư xây dựng cơ bản và ngân sách năm 2012, do

Trang 17

Liên quan đến cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB, luận án tiến sĩ Đổi

mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước của tác giả Trần Văn

Hồng, năm 2002, đã nghiên cứu cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của nhànước trước khi Luật NSNN (2002) có hiệu lực Luận án đã cho thấy lỗ hổng của cơchế quản lý cũ, từ đó chỉ ra tính cấp bách cần phải đổi mới cơ chế quản lý sử dụngvốn đầu tư XDCB, nhằm xóa bỏ bao cấp, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, hạnchế tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước, đảm bảo hiệu quả đầutư, nâng cao trách nhiệm giải trình trong quản lý NSNN.

Gần với chủ đề của nghiên cứu của luận văn, luận văn thạc sĩ Quản lý đầu tư

cơng trên địa bàn tỉnh Bình Đình của tác giả Nguyễn Thanh Minh, năm 2011, đã

tổng quan được những kiến thức cơ bản về đầu tư và quản lý đầu tư cơng bao gồm:khái niệm, đặc điểm, vai trị của đầu tư công; nguyên tắc, nội dung quản lý đầu tưcông và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư cơng; qua đó, tác giả đã phân tíchthực trạng cơng tác quản lý đầu tư cơng trên địa bàn tỉnh Bình Định, đưa ra các hạnchế và nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiệncơng tác quản lý đầu tư cơng trên địa bàn tỉnh Bình Đinh Điểm mạnh của luận vănlà tính ICOR từ vốn NSNN để đánh giá hiệu quả đầu tư công và đưa ra một dự ánđầu tư cơng để làm ví dụ cho phân tích công tác quản lý đầu tư công trên địa bàntỉnh Bình Định Tuy nhiên, luận án này chỉ thiên về nghiên cứu cơng tác quản lýtheo quy trình dự án đầu tư, chưa nghiên cứu công tác quản lý theo chu trình NSNN.

Luận văn thạc sĩ Hồn thiện cơng tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc kho bạc Nhà nước năm 2007 của Vũ

Trang 18

tại trong q trình kiểm tốn, tồn tại về mẫu chứng từ kế tốn, tồn tại trong cơng táckế tốn, quyết tốn, tồn tại về chế độ thơng tin báo cáo, tồn tại trong ứng dụng côngnghệ thông tin và trong tổ chức bộ máy quản lý

Một nghiên cứu khác của luận án tiến sĩ Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà

nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm

2009 của tác giả Trần Văn Lâm đã làm sáng tỏ nhận thức về quan hệ giữa tăngtrưởng, phát triển và phát triển bền vững; hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về chingân sách, quản lý ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; làm rõ hơn vềmặt lý luận vai trò của việc gắn kết giữa lập kế hoạch chi tiêu ngân sách nói riêng,quản lý chi NSNN nói chung với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ưuvà nhược điểm của phương thức quản lý NSNN theo kiểu hành chính truyền thốngvà phương thức quản lý theo khn khổ chi tiêu trụng hạn gắn với kết quả đầu ra.Luận án đã cho thấy một cách rõ nét về thực trạng quản lý chi ngân sách đối với sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời giannghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNNnhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thờigian tới; các giải pháp có cơ sở khoa học, đồng bộ, phù hợp với điều kiện hiện nay ởViệt Nam Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ được đặc thù riêng của tỉnh khi áp dụngphương thức quản lý mới, các phương thức quản lý, quy trình quản lý chi NSNNnhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh khác nhau thì có gì khác nhau

Trang 19

Xuất phát từ nhận định trên, đề tài Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong

đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bản tỉnh Bắc Giang vẫn là một vấn đề cấp thiết

cần nghiên cứu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốnNSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu có 3 nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh BắcGiang giai đoạn 2011 - 2015, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đềxuất các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàntỉnh Bắc Giang

- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn ngân sách đầu tư cho XDCBtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lấy vấn đề quản lý vốn NSNN trong đầu tưXDCB làm đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạngquản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầutư XDCB từ NSNN cấp địa phương (cấp tỉnh), mà cụ thể là tỉnh Bắc Giang, nguồnvốn ngân sách cho các dự án XDCB do tỉnh Bắc Giang trực tiếp quản lý và đầu tư

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnhBắc Giang

Trang 20

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận: Tác giả nghiên cứu đề tài Quản lý vốn NSNN trongđầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế,

xem xét vấn đề quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh – một trong những nội dung củaquản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập số liệu về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của

tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ 2011 – 2015 từ UBND tỉnh Bắc Giang và sử dụngở phần 2.1.2 để đánh giá về thực trạng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; các số liệuvề tổng vốn đầu tư toàn xã hội, về vốn NSNN đầu tư cho XDCB (dự toán và thựchiện) và giá trị TSCĐ huy động bằng vốn NSNN do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhBắc Giang cung cấp, số liệu về các khoản nợ đọng trong XDCB do Sở Tài chínhcung cấp ở phần 2.2.1 để phân tích về thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN trên địa bàn tỉnh và số liệu về các chi tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ2016 – 2020 do UBND tỉnh cung cấp ở phần 3.1.1 để nhận định về định hướng pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2016 -2020.

Dữ liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả đã phát phiếu điều tra cho

các cơ quan, đơn vị có sử dụng, quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB với cơ cấunhư sau:

+ UBND tỉnh Bắc Giang: 10 phiếu

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang: 5 phiếu + Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang: 5 phiếu

+ Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang: 10 phiếu+ Ban quản lý dự án thuộc Sở Xây dựng: 5 phiếu

+ Ban quản lý dự án thuộc sở Giao thông vận tải: 5 phiếu+ Ban quản lý dự án thuộc Sở Nông nghiệp: 5 phiếu+ Ban quản lý dự án thuộc Sở Công thương: 5phiếu

Tổng cộng, tác giả đã phát 50 phiếu điều tra và thu về đủ 50 phiếu để phân tích.- Phương pháp xử lý dữ liệu: Để sử dụng các số liệu trên, tác giả đã sử dụngnhững phương pháp sau:

Trang 21

Tác giả so sánh tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàntỉnh Bắc Giang hàng năm với dự toán đã được phê duyệt, từ đó tính tỷ lệ phần trămthực hiện so với dự tốn Phân tích tình hình thực hiện chi đầu tư XDCB bằng vốnNSNN so với dự tốn giúp chúng ta đánh giá q trình thực hiện, tiến độ thực hiện,quá trình quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN để từ đó phát hiện những tồn tại vàvướng mắc Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lýđầu tư XDCB bằng vốn NSNN.

Tác giả còn so sánh tốc độ tăng các kết quả thực hiện chi NSNN cho đầu tưXDCB qua các năm, bằng cách tính số phần trăm tăng thêm năm sau so với nămtrước Cách so sánh này giúp ta phân tích được mức độ tăng giảm của tổng chi đầutư XDCB với cơng thức tính như sau:

Tốc độ tăng (%) = x 100%

+ Phương pháp thống kê:

Kết quả ở Bảng khảo sát các nội dung của chu trình quản lý vốn NSNN trongđầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ được sử dụng phần mềm excel đểthống kê điểm đánh giá của từng nội dung trong từng khâu quản lý vốn NSNN trongđầu tư XDCB Kết quả thống kê giúp đánh giá những khâu quản lý tốt nhất, khâuquản lý yếu kém nhất để từ đó có cơ sở sát đáng cho giải pháp tăng cường quản lývốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương Đồng thời, mức độ điểmtrung bình của từng khâu quản lý cũng cho chúng ta thấy được thực trạng quản lývốn NSNN trong đầu tư XDCB từ đó chỉ ra nguyên nhân của thực trạng để có giảipháp tốt nhất nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB góp phầnphát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kết quả ở Bảng khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn NSNN trong

đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ được sử dụng phần mềm Excel để

Trang 22

tố tác động nhiều nhất để đổi mới toàn diện, căn bản quản lý vốn NSNN trong đầutư XDCB nhằm đạt hiệu quả chi NSNN.

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh cải cách hànhchính, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc hồn thiệnquản lý chi tiêu cơng nói chung, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng đanglà nhiệm vụ đặt ra hết sức gay gắt Là một địa phương đang trong quá trình pháttriển, vốn đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm liên tục tăng, quy mô vốn đầu tư lênđến hàng nghìn tỷ đồng, thì việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện quản lý vốnđầu tư XDCB từ NSNN nhằm hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí là vấn đề rất cấpthiết của tỉnh Bắc Giang Từ cơ sở lý luận về quản lý vốn NSNN trong đầu tưXDCB, tầm quan trọng của quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB ở chương 1,phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh BắcGiang như phân tình hình thực hiện, cơ cấu và hiệu quả chi NSNN trong đầu tưXDCB và đánh giá quá trình quản lý chi đó ở chương 2, tác giả đã đưa ra được 6nhóm giải pháp lớn nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trênđịa bàn tỉnh Bắc Giang, gồm 5 giải pháp chính và nhóm các giải pháp khác Các giảipháp gắn với những hạn chế lớn trong từng khâu quản lý vốn NSNN trong đầu tưXDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cầu thành 3 chương:

- Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quản lý vốn nhà nước trong đầu tưXDCB

- Chương 2: Thực trạng quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàntỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2011 – 2015

Trang 23

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚCTRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1 Khái niệm và vai trò của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây

dựng cơ bản

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản1.1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2014, “Đầu tư kinh doanh là việc nhà

thầu bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổchức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầutư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” [20]

“Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến

hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gianxác định” [20]

“Đầu tư là đem một khoản tiền của đã tích lũy được, sử dụng vào một việc

nhất định để sau đó thu lại một khoản tiền của có giá trị lớn hớn” [11]

“Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt

động nhằm thu được các kết quả, thực hiện những mục tiêu nhất định trong tươnglai” [17]

Vậy là mặc dù các khái niệm trên có diễn giải khác nhau nhưng chúng cùngthống nhất rằng: đầu tư là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động nhất định, hi vọngthu được những kết quả và đạt được những mục đích nhất định trong tương lai

Đầu tư XDCB là một hình thức đầu tư nói chung Hoạt động đầu tư cơ bảnbằng cách tiến hành xây dựng để tạo ra các TSCĐ được gọi là đầu tư XDCB Trongđó, mục đích bỏ vốn được xác định và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sảnphẩm cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế - xã hội như: các nhà máy, đường giaothông, hồ đập thủy lợi, trường học, bện viện,…

Trang 24

quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng có kế hoạch các TSCĐ của nền kinh tếquốc dân trong các ngành sản xuất vật chất Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chấtcho một quốc gia

Đầu tư XDCB đóng vai trị quyết định, gắn liền với việc nâng cao cơ sở vậtchất của nền kinh tế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Nó địi hỏi một khoảnvốn lớn và cần được tính toán chuẩn xác, quản lý một cách chặt chẽ, nếu khơng sẽdẫn đến sự lãng phí tiền của rất lớn của đất nước

Như vậy, đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là

việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng các TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựngmới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khơi phục các TSCĐ

1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB có những đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi nhà quản lý phải nắmvững để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhất, bao gồm:

- Đầu tư XDCB là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn và nằm đọng lại trongsuốt quá trình thực hiện đầu tư Vì vậy, trong quá trình đầu tư, chúng ta phải có kếhoạch huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý nhằm đảm bảo tiền vốn được sửdụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thốt vốn đầu tư, đảm bảo cho q trìnhđầu tư xây dựng các cơng trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đãđược xác định.

- Đầu tư XDCB có tính chất lâu dài, thời gian để tiến hành một công cuộc đầutư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường địi hỏi nhiều thời gianvới nhiều biến động xảy ra Vì vậy, các yếu tố thay đổi theo thời gian như giá cả,lạm phát, lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đầu tư XDCB.

Trang 25

xuất theo đơn đặt hàng, do đó, quản lý vốn đầu tư XDCB phải dựa vào dự tốn chiphí đầu tư xây dựng cơng trình được xác định và phê duyệt trước khi thực hiện đầutư xây dựng cơng trình.

- Sản phẩm đầu tư XDCB có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục cơng trình, cơngtrình có một thiết kế và dự tốn riêng, phụ thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiệnđịa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết,… của nơi đầu tư xây dựng cơng trình.Mục đích của đầu tư và các điều kiện trên quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quymô, kết cấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thi công,… và dựtốn chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình Vì vậy, quản lýNSNN trong đầu tư XDCB phải gắn với từng hạng mục cơng trình, cơng trình xâydựng nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư.

- Đầu tư XDCB được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc dân, các lĩnhvực kinh tế xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thơng, xây dựng, văn hóa, ytế, xã hội, quốc phòng, an ninh,… nên sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại hìnhcơng trình và mỗi loại hình cơng trình có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng.Quản lý và cấp vốn đầu tư XDCB phải phù hợp với đặc điểm của từng loại hìnhcơng trình nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Đầu tư XDCB thường được tiến hành ngồi trời nên ln chịu ảnh hưởngcủa điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi cơng xây dựng cơng trình thườngxun phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng cơng trình Quảnlý và cấp vốn đầu tư XDCB phải thúc đẩy quá trình tổ chức hợp lý các yếu tố vềnhân lực, máy móc thi cơng, nhằm giảm bớt lãng phí, thiệt hại về vật tư và tiềnvốn trong q trình đầu tư xây dựng các cơng trình

Trang 26

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

vốn ngân sách nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Vốn đầu tư XDCB là một thuật ngữ đã được sử dụng khá quen thuộc ở nước tavới nội dung bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựnglại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của TSCĐ trong nền kinh tế

“Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tồn bộ chi phí bằng tiền để xây dựng mới,mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất mới của TSCĐ trong nềnkinh tế quốc dân, bao gồm chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phíchuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc,thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán” [1]

Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ các nguồn sau:

- Vốn NSNN: vốn NSNN được hình thành từ việc tích lũy của nền kinh tế vàđược Nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp cho chủ đầu tư thực hiện cáccơng trình theo kế hoạch hàng năm.

- Vốn tín dụng đầu tư bao gồm vốn của NSNN dùng để cho vay, vốn huyđộng của các đơn vị trong nước và các tầng lớp dân cư, vốn vay dài hạn của các tổchức tài chính, tín dụng quốc tế…

- Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thànhphần kinh tế Đối với doanh nghiệp quốc doanh, vốn này được hình thành từ lợinhuận sau khi nộp thuế cho Nhà nước, vốn khấu hao cơ bản để lại, tiền thanh lý tàisản và các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước

- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn này được các tổ chức, cá nhânnước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bằng bất cứ tài sản nàođược chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinhdoanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Trang 27

- Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA)

- Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động

Trong các nguồn vốn trên, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nguồn vốnchủ yếu được dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không vì lợi íchkinh tế trước mắt mà vì lợi ích kinh tế- xã hội lâu dài Đó là các cơng trình, dự áncơ sở hạ tầng như đường giao thơng, đường điện, trường học, bệnh viện, hệ thốngthuỷ lợi, đê, cảng biển; các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phịng hộ; các cơngtrình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tếxã hội; các cơng trình, dự án văn hố xã hội, cơng cộng; các cơng trình dự án anninh, quốc phịng, Những nguồn vốn đầu tư XDCB khác chủ yếu được dùng đểnâng cao năng lực sản xuất của riêng chủ đầu tư nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ cóchất lượng, giá cả tốt hơn, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư.

1.1.2.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Trong đầu tư XDCB thì vốn đầu tư XDCB là yếu tố tiền đề quan trọng khôngthể thiếu được để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm tái sản xuất giản đơn vàtái sản xuất mở rộng các TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân góp phần thúc đẩy tăngtrưởng và phát triển kinh tế - xã hội Song vốn đầu tư XDCB trong điều kiện nềnkinh tế nhiều thành phần được hình thành bởi nhiều nguồn, trong đó có nguồn vốnđầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN Bởi vậy, không thể tiếp cận khái niệm đầu tưXDCB từ NSNN mà không nghiên cứu về NSNN

Theo Điều 1 Luật Ngân sách nhà nước 2002, “Ngân sách nhà nước là toàn bộ

các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệmvụ của Nhà nước” [21]

“Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các

khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chứcvà cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”.

Trang 28

“Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,

bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợcủa Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.[21]

“Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân”.[21]

Từ khái niệm đầu tư XDCB và sự phân tích về NSNN có thể hiểu khái niệm

vốn đầu tư XDCB từ NSNN là: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần của vốn

đầu tư phát triển của NSNN được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng đểchi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân.

Tùy theo căn cứ phân chia, vốn NSNN trong đầu tư XDCB có thể phân loạinhư sau:

Theo phân cấp quản lý NSNN, có thể chia vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốnNSNN thành:

- Vốn đầu tư của ngân sách trung ương (NSTW) được hình thành từ cáckhoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ lợi íchquốc gia.

- Vốn đầu tư của ngân sách địa phương (NSĐP) được hình thành từ cáckhoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ lợi íchcủa từng địa phương đó Nguồn vốn này thường được giao cho các chính quyềnđịa phương quản lý và sử dụng

Theo mức độ kế hoạch hóa vốn đầu tư, có thể chia vốn đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN thành:

Trang 29

- Vốn đầu tư từ nguồn thu được để lại theo nghị quyết của quốc hội, các địaphương được chủ động đầu tư.

- Vốn đầu tư theo các chương trình, dự án quốc gia: chương trình 135,chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thơng nông thôn, dự án trồng mới 5triệu ha rừng, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, chương trình nhà ở chosinh viên,…

- Vốn đầu tư thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăngcường cơ sở vật chất như nguồn vốn quảng cáo, nguồn thu học phí, viện phí, liêndoanh liên kết,…

1.1.2.3 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

nhà nước

Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một khoản chi lớn của NSNN

nhưng khơng có tính ổn định Vốn đầu tư XDCB là một khoản chi tất yếu nhằmđảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia nói chung và cho từng địaphương nói riêng Trước hết, vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhằm mục đích tạo cơsở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất dịch vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi địa phương Đồng thời, vốn đầu tư XDCB từ NSNN cịn có ý nghĩa lànguồn vốn để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, định hướng đầu tư phát triển chonền kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia theo từng thời kỳ Quy mô vốnđầu tư XDCB từ NSNN phụ thuộc vào đường lối, chủ trương phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, của địa phương theo từng thời kỳ

Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách gắn với hoạt động NSNN nói

chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theophân cấp về chi NSNN cho đầu tư phát triển Do đó việc hình thành, phân phối, sửdụng và thanh quyết toán nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ theo quy địnhcủa pháp luật, được quốc hội và các cấp chính quyền (chủ yếu là hội đồng nhândân) phê duyệt.

Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư

Trang 30

theo đối tượng sử dụng theo quy định của luật NSNN và các luật khác Do đó, việcđánh giá tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính tồn diện, trên cơ sở đánh giátác động cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ tư, vốn đầu tư XDCB gắn liền với đặc điểm của đầu tư XDCB Đầu tư

XDCB bằng vốn NSNN là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổngvốn chi đầu tư phát triển của NSNN Do đó, sự vận động của tiền vốn dùng đểtrang trải chi phí đầu tư XDCB chịu sự chi phối trực tiếp bởi đặc điểm của đầu tưXDCB.

Thứ năm, chủ thể sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng, bao gồm

cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước, nhưng đối tượng sử dụngnguồn vốn này chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước

Thứ sáu, vốn NSNN đầu tư cho XDCB thường có quy mơ lớn và khơng có

khả năng thu hồi trực tiếp, mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế - xã hội nhưngcác thành phần kinh tế khác khơng có khả năng hoặc khơng muốn tham gia đầu tư.Nguồn vốn này được cấp phát trực tiếp từ ngân sách khơng hồn lại nên rất dễ thấtthốt và lãng phí

1.1.3 Vai trị của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

Trong nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN có vai trị rấtquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trị đó được thể hiện ở cácmặt sau:

Một là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng

Trang 31

Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tăng cường chun mơn hóa vàphân cơng lao động xã hội Chẳng hạn, để dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theohướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020, Đảng và Nhà nước chủtrương tập trung vốn đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn nhưcơng nghiệp dầu khí, hàng khơng, hàng hải, đặc biệt là giao thông vận tải đườngbộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành công nghệ cao,…Việc phát triểnkết cấu hạ tầng sẽ tạo môi trường thuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinhdoanh, thúc đẩy phát triển xã hội.

Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trị định hướng hoạt động đầu tư

trong nền kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành,lĩnh vực có tính chiến lược khơng những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trongnền kinh tế mà cịn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế Thông quađầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực, khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNNcó tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư pháttriển sản xuất – kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng vàphát triển kinh tế - xã hội Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, giaothông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinhdoanh và khu dân cư.

Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trị quan trọng trong việc giải

quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa.Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất – kinh doanh và các cơngtrình văn hóa xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thunhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở vùngnông thôn, vùng sâu, vùng xa

Năm là, vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cịn tạo ra các cơng trình như

Trang 32

Điều này nói lên vai trị quan trọng của vốn đâu tư XDCB từ NSNN trong lĩnh vựcan ninh, quốc phịng

Tóm lại, vốn đầu tư XDCB từ NSNN cung cấp những hàng hóa cơng cộngnhư quốc phịng, an ninh, các cơng trình giao thơng liên lạc, các cơng trình về y tế,giáo dục, văn hóa, thể thao, các cơng trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế củaquốc gia như điện lực, công nghệ thông tin,… Bên cạnh đó, các cơ sở hạ tầng kỹthuật được xây dựng nhờ nguồn vốn này còn tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo việclàm, tăng thu nhập, chống suy thối kinh tế và thất nghiệp Vì vậy, vốn đầu tưXDCB từ NSNN là một khoản chi tất yếu và không thể thiếu với mỗi quốc gia

1.2 Nội dung của quản lý nhà nước đối với vốn ngân sách trong đầu tư

xây dựng cơ bản

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về vốn ngân sách đầutư cho xây dựng cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm của quản lý nhà nước về vốn ngân sách đầu tư cho xây

dựng cơ bản

Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lýbằng hệ thống các công cụ, phương tiện và cơ chế khác nhan nhằm đạt được mụctiêu quản lý đã đặt ra, phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hôi.

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền củanhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lựckinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu pháttriển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả 3loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước Theo nghĩa hẹp, quản lýnhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất nhà nước nhằmđiều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (chính phủ)

Trang 33

“Quản lý nhà nước về vốn ngân sách đầu tư cho XDCB là quản lý quá trìnhhình thành (huy động), phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN đểđầu tư tái sản xuất TSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hồn thiện, hiện đại hóa cơsở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân đảm bảohiệu quả sử dụng vốn” [16]

1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng

cơ bản

Thứ nhất, đối tượng quản lý ở đây là vốn đầu tư cơ bản từ NSNN, là nguồn

vốn được cấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu:xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch, xây dựng dự toán, định mức tiêuchuẩn, chế độ kiểm tra báo cáo, phân bổ dự án năm, phân bổ hạn mức kinh phí hàngq có chia ra tháng, thực hiện tập trung nguồn thu, cấp phát, hạch toán kế toán thuchi quỹ NSNN, báo cáo quyết toán Quản lý vốn đầu tư XDCB là một vấn đề nằmtrong nội dung quản lý thu chi NSNN Tuy nhiên, do tính chất đặc thù phức tạp củaq trình XDCB (quyết định đến tính chất quản lý vốn) nên quản lý vốn đầu tưXDCB chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung trọng tâm như: lập kế hoạch vốnđầu tư, phân bổ vốn đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư, kiểm tra và thanh tra cáckhâu từ hình thành đến thanh toán vốn đầu tư

Vốn đầu tư XDCB thường gắn với các dự án đầu tư với quy trình chặt chẽ gồm5 bước sau (xem sơ đồ 1.1)

Quan hệ giữa vốn đầu tư và quy trình dự án rất chặt chẽ Vốn đầu tư chỉ đượcgiải ngân và cấp phát sau khi dự án đầu tư được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.Việc thanh quyết tốn vốn đầu tư XDCB chỉ được thực hiện khi dự án được nghiệmthu và bao giao đưa vào sử dụng

Sơ đồ 1.1: Các bước thực hiện dự án đầu tư XDCB

Trang 34

Thứ hai, chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các cơ quan

chính quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN.

Theo Luật NSNN năm 2002, “Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương

và ngân sách địa phương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vịhành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” [21]

“Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được

phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể”.[21]

“Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm” [21]

Quản lý chung về tài chính ở địa phương là Hội đồng nhân dân (HĐNH) và Ủyban nhân dân (UBND) các cấp, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính làtrách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan tài chính (Sở Tài chính cấp tỉnh, Phịngtài chính cấp huyện và Ban tài chính cấp xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyênngành (Kho bạc nhà nước các cấp) thực hiện tồn bộ cơng tác tài chính cơng nóichung, trong đó có quản lý về vốn NSNN trong đầu tư XDCB nói riêng Cụ thểchức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB ởđịa phương như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

- Lập dự toán ngân sách địa phương cho đầu tư XDCB, dự toán điều chỉnhngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết địnhvà báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

- Lập quyết toán ngân sách địa phương cho đầu tư XDCB trình HĐND cùngcấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trêntrực tiếp;

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách đia phương cho đầutư XDCB;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thựchiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độNhà nước;

Trang 35

Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

- Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc nhà nước(KBNN) thanh toán cho dự án;

- Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của luật NSNN;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư,KBNN, các nhà thầu thực hiện dự án về chấp hành chế độ, chính sách tài chínhtrong đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh tốnvốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi cáckhoản, nội dung chi sai quy định;

- Được quyền yêu cầu KBNN, chủ đầu tư cung cấp tài liệu, thông tin cần thiếtphục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chính trong đầu tư phát triển, bao gồmcác tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tưhàng năm, tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tưtheo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyếttoán vốn đầu tư

Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn;

- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiệnvà đúng thời gian quy định;

- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảmthanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn;

- Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quyđịnh hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nên rõ ý kiến đề xuất Nếuquá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuấtcủa mình; nếu được trả lời mà xét thấy khơng thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ýkiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan thẩm quyền caohơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý;

Trang 36

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết tốn sử dụng vốn đầu tư, vốnsự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của LuậtNSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chếđộ quy định để phục vụ cho cơng tác kiểm sốt, thanh tốn vốn;

- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án,việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sửdụng vốn đầu tư; được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủđầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính củaNhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý;

- Tổ chức cơng tác kiểm sốt, thanh tốn vốn theo quy trình, nghiệp vụ thốngnhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toánkịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư;

- Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh tốn trong năm, lũy kế số thanh tốntừ khởi cơng đến hết niên độ NSNN cho từng dự án, nhận xét về kết quả chấp hànhchế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.

Chủ đầu tư

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định Tiếp nhận và sửdụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúngquy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng cơng trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khốilượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh tốn; đảm bảo tính chính xác, trungthực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho KBNN và cơ quanchức năng Nhà nước;

- Khi khối lượng đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịpthời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạnquy định;

Trang 37

cho KBNN và cơ quan tài chính để phục vụ cho cơng tác quản lý và thanh tốn vốn;chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sửdụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước;

- Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo đơn vị hiện hành;- Được yêu cầu thanh tốn vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu KBNN trảlời, giải thích;

Thứ ba, mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là đảm bảo sử dụng vốn

đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quảcao Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuậnhay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội

1.2.2 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhànước

Quản lý Nhà nước về vốn ngân sách đầu tư cho XDCB phải đảm bảo cácnguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Tiết kiệm và đạt hiệu quả cao vừa là mục

tiêu, vừa là phương hướng, tiêu chuẩn để đánh giá công tác quản lý vốn NSNNtrong đầu tư XDCB.

Nội dung của nguyên tắc này là quản lý sao cho với một đồng vốn đầu tưXDCB do NSNN bỏ ra phải thu được lợi ích lớn nhất Nguyên tắc tiết kiệm, hiệuquả phải được xem xét trên phạm vi toàn xã hội và trên tất cả các phương diện kinhtế, chính trị, văn hóa, xã hội, …

Ngun tắc tập trung, dân chủ: Trong quản lý vốn đầu tư XDCB, nguyên tắc

này thể hiện toàn bộ vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước được tập trung quảnlý theo một cơ chế thống nhất của Nhà nước thơng qua các tiêu chuẩn, định mức,các quy trình, quy phạm về kỹ thuật nhất quán và rành mạch.

Việc phân bổ vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước phải theo một chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể.

Trang 38

người biết, thực hiện cơ chế giám sát cộng đồng, minh bach, công khai các số liệuliên quan đến đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.

Nguyên tắc kết hợp hài hịa giữa các lợi ích: Quản lý vốn đầu tư XDCB từ

ngân sách Nhà nước phải đảm bảo hài hịa giữa lợi ích Nhà nước, tập thể và ngườilao động.

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và theo lãnh thổ:Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo ngành trước hết bằng các quy định về tiêuchuẩn, định mức kỹ thuật do Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý chuyên ngành banhành Quản lý theo địa phương, vùng là xây dựng đơn giá vật liệu, nhân công, camáy cho từng địa phương.

Ngoài ra, trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn phải tuân thủ cácnguyên tắc như phải thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng; phân định rõ tráchnhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn vànhà thầu trong quá trình đầu tư XDCB…

Quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB là nhằm mục tiêu vốnNSNN trong đầu tư XDCB được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, chống thấtthốt, lãng phí Vì vậy, vai trị của cơng tác quản lý vốn ngân sách Nhà nước trongđầu tư XDCB là rất quan trọng.

Các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạtđộng đầu tư XDCB vì đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với khả năngthực hiện của dự án; đồng thời cũng thực hiện chức năng phân bổ, cân đối vốn đầutư XDCB một cách hợp lý giữa các trung ương và địa phương, giữa các vùng miềnsao cho đạt được hiệu quả tổng thể của cả nền kinh tế.

Trang 39

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về vồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.3.1 Quản lý nhà nước trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Kế hoạch là một công cụ nhằm định hướng, tổ chức và điều khiển các hoạtđộng kinh tế Đó là các chương trình, muc tiêu phát triển kinh tế - xã hội và cácbiện pháp cụ thể để đạt mục tiêu trong từng thời kỳ do Nhà nước đặt ra Đặc điểmcủa kế hoạch hóa định hướng là nhà nước đưa ra chương trình, mục tiêu phấn đấucho các ngành, địa phương, các giải pháp chung; cịn thực hiện mục tiêu đó bằngcách nào là do các tổ chức cơ sở Hệ thống kế hoạch hóa định hướng bao gồm cácthơng tin hướng dẫn, các dự báo thị trường, khoa học - công nghệ, chiến lược pháttriển ngành, vùng, kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình dự án Kế hoạchkhơng đảm bảo chất, thiếu cơ sở khoa học sẽ gây hậu quả xấu cho phát triển kinhtế, cũng như đối với doanh nghiệp.

Kế hoạch hố đầu tư đóng vai trị hết sức quan trọng trong công tác quản lývốn đầu tư XDCB Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để cácngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở địa phươngchủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối, tránh được hiện tượng đầu tưchồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí nguồn lực của đất nước nói chung và địaphương nói riêng.

Kế hoạch hố đầu tư XDCB trước hết phải xây dựng được chiến lược đầu tưhợp lý, xác định ưu tiên đầu tư vào ngành nào, vùng nào, đầu tư như thế nào vàđầu tư bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất từ đó xác định được cơ cấu vốnđầu tư theo ngành, vùng và cơ cấu vốn đầu tư theo nhóm dự án (A, B, C).

Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được quy hoạch đầu tưvà dựa vào quy hoạch để lập kế hoạch vốn đầu tư nhằm xác định nhu cầu và khả năngđáp ứng vốn đầu tư XDCB trong từng thời kỳ nhất định và cho thời hạn xác định.

Trang 40

đến đầu tư khơng có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà thậm chí cịn dẫn đến hậuquả khó lường, cản trở đến phát triển kinh tế, xã hội của một vùng, một khu vực Lãngphí, thất thốt vốn tài sản trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB từ vốnNSNN thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:

- Đầu tư khơng có quy hoạch, khơng theo quy hoạch, hoặc quy hoạch sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động dẫn đến không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của ngành nói riêng và của cả nước nói chung Cơng tác lập và duyệt quy hoạch khơng được thực hiện hồn chỉnh, khơng đồng bộ ở các cấp, các ngành và các địa phương cũng là nhân tố gây nên lãng phí.

- Sự lựa chọn địa điểm đầu tư sai : Bố trí địa điểm đầu tư gần nguồn nguyênliệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với đặc điểm tài nguyên, vị trí địa lý, đặcđiểm khí hậu có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của dự án cả trước mắt vàlâu dài Vì vậy có kế hoạch chu đáo cho sự lựa chọn sai địa điểm đầu tư sẽ gây lãngphí, thất thốt vốn lớn trong đầu tư

- Việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm cũng là khâu dễ gây ra lãng phí, thấtthốt, tiêu cực dẫn đến tham nhũng bởi các hiện tượng như: bố trí các danh mục dự ánđầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm quá phân tán, không sát với tiến độ thi côngcủa dự án đã được phê duyệt Danh mục dự án đầu tư càng nhiều, thời gian đầu tưcàng bị kéo dài, dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp; khơngđủ điều kiện để bố trí kế hoạch vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm làm cho việctiển khai kế hoạch gặp khó khăn, phải chờ đợi, hoặc có khi có khối lượng thực hiệnvẫn khơng đủ điều kiện thanh tốn; bố trí kế hoạch khơng theo sát các mục tiêu địnhhướng của chiến lược, của kế hoạch 5 năm cũng sẽ dẫn đến gián tiếp làm thất thốt,lãng phí vốn đầu tư sau này, bởi vì khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng sẽthiếu tính đồng bộ với các hoạt động khác của các ngành và của toàn xã hội.

Ngày đăng: 16/02/2023, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w