1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh lớp 10 - văn mẫu

2 2,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 8,3 KB

Nội dung

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về  cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh. 2. Phù hợp với mối liên hệ bên trong […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh. 2. Phù hợp với mối liên hệ bên trong của sự vật hay quá trình nhận thức của con người, văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau: - Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. - Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên – bên dưới, bên trong – bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…). - Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…). - Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Văn bản Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã sử dụng hình thức kết cấu nào? - Văn bản thuyết minh về Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường. - Hình thức kết cấu của văn bản được tổ chức phối hợp giữa trình tự quan hệ nhân quả (Từ nguyên nhân ô nhiễm môi trường đến sự nhận thức về tác hại của ô nhiễm môi trường do Ra-sen Ca-xơn đưa ra trong tác phẩm Mùa xuân lặng lẽ và từ đó dấy lên phong trào bảo vệ môi trường) và trật tự quan hệ thời gian (Ngày nay… à Sau Chiến tranh thế giới thứ hai… à Năm 1962… à khởi đầu từ thập kỉ sáu mươi…). 2. Văn bản Thành cổ Hà Nội thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu như thế nào? - Văn bản giới thiệu về đặc điểm trật tự kết cấu của thành cổ Hà Nội. - Để giới thiệu đặc điểm trật tự kết cấu của thành cổ Hà Nội, bài văn đã được tổ chức theo trình tự không gian từ trong ra ngoài: Tử Cấm Thành -> Hoàng Thành -> Kinh Thành. 3. Văn bản Học thuyết nhân ái của Nho gia thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu ra sao? - Văn bản giới thiệu một số nội dung cơ bản của học thuyết nhân ái. - Người viết đã tổ chức kết cấu văn bản theo trình tự lô gích của đối tượng – tư tưởng nhân ái: + Giới thiệu chung về thuyết nhân ái; + Nội dung hai chữ nhân, ái; + Nội dung hai chữ trung, thứ. 4. Tìm hiểu kết cấu của phần Tri thức đọc – hiểu về thể loại Phú: Phú vốn là thể văn Trung Quốc thịnh hành vào thời Hán, dùng lối văn có nhịp điệu, nhằm miêu tả, trình bày sự vật để biểu hiện tình cảm, ý chí của tác giả. Phú có bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú. Cổ phú thường dùng hình thức “chủ – khách đối đáp”, không đòi hỏi đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ; bài phú là phú dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ, 6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau; luật phú là phú thời Đường, chú trọng đến đối, vần hạn chế, gò bó; văn phú là phú thời Tống, tương đối tự do, có dùng câu văn xuôi. Bài Phú sông Bạch Đằng thuộc loại cổ phú, sử dụng lối “chủ – khách đối đáp”; câu thơ có xen tiếng chừ (ví dụ: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương – Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”) đậm chất trữ tình và sử dụng câu đối theo kiểu vế sau phô diễn tiếp mạch ý của vế trước (ví dụ: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá – Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”), nhiều vần thay nhau (nguyên văn bài phú này bằng chữ Hán có 8 vần) làm cho hình thức vừa cổ kính vừa uyển chuyển. Cổ phú ở Trung Quốc chủ yếu thể hiện đời sống cung đình, thích khoa trương hình thức. Bài phú của Trương Hán Siêu hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. a) Về đối tượng thuyết minh: Văn bản thuyết minh về thể loại phú. b) Các đoạn của văn bản được sắp xếp kết cấu theo trình lô gích của đối tượng – thể loại văn học: - Khái niệm chung về thể loại phú; - Đặc điểm của các thể phú; - Đặc điểm thể loại của bài Phú sông Bạch Đằng; - Sự sáng tạo thể loại của bài Phú Sông Bạch Đằng. Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên: • hình thức kết câú lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường thuyết minh 10, . loại văn bản thuyết minh. 2. Phù hợp với mối liên hệ bên trong của sự vật hay quá trình nhận thức của con người, văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau: - Kết cấu theo. mươi…). 2. Văn bản Thành cổ Hà Nội thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu như thế nào? - Văn bản giới thiệu về đặc điểm trật tự kết cấu của. thuyết nhân ái của Nho gia thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu ra sao? - Văn bản giới thiệu một số nội dung cơ bản của học thuyết

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w