1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận phong cách làm việc hồ chí minh và ý nghĩa đối với cán bộ quân đội hiện nay

26 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong cách làm việc Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với cán bộ Quân đội hiện nay
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 53,43 KB

Nội dung

0 0 MỞ ĐẦU Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời vì dân, vì nước; tư tưởng, đạo đức và phong cách của người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta, là hiện.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sángngời vì dân, vì nước; tư tưởng, đạo đức và phong cách của người là tài sản tinhthần vô giá của Đảng và dân tộc ta, là hiện thân của những khát vọng cao đẹpnhất của nhân loại Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc UNESCO,khoá 24 đã khẳng định “Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâmcủa cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dântộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dântộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Sự đóng góp quantrọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục

và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhândân Việt Nam và những tư tưởng của người là hiện thân của những khát vọngcủa các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểucho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. 

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trongtoàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta Phong cách của Ngườikhông chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán

bộ, đảng viên mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Namhôm nay và mai sau. 

Vì vậy, Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Chỉ thị05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh Ngày 8/7/2016, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã ban hành Chỉthị 87-CT/QUTW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh trong toàn quân, nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 05 phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ Quân đội trong tình hình mới Đây là một nội dung quantrọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trongsạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũcán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngangtầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, đẩymạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu Đồng thời, đẩymạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gópphần làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận thức ngày càng sâu sắchơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trởthành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hoá, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổquốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Với ý nghĩa trên, tôi chọn chủ đề: “Phong cách làm việc Hồ Chí Minh

và ý nghĩa đối với cán bộ Quân đội hiện nay” làm nội dung viết bài tiểu luận

cuối khóa

Trang 2

NỘI DUNG

I PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA HỒ CHÍ MINH

1 Khái niệm phong cách làm việc và phong cách làm việc Hồ Chí Minh

1.1 Khái niệm phong cách làm việc

Theo cách hiểu chung, phong cách làm việc là phong thái và cách điệu làm việc Còn theo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt về phong cách và kế

thừa tinh thần luận bàn về phong cách làm việc trong các công trình khoa học

đã công bố, chúng ta có thể quan niệm: Phong cách làm việc là lề lối, cung cách, cách thức làm việc riêng, tiêu biểu, ổn định của một người, một lớp người trong thực hiện nhiệm vụ

Trong cuộc sống, mỗi người đều có phong cách làm việc của mình Dùhiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì phong cách làm việc bao giờ cũng là cáiriêng, tiêu biểu có tính hệ thống, ổn định và phản ánh nét đặc trưng của mộtcon người cụ thể Đó là lề lối, cung cách, cách thức làm việc ổn định, mang sắcthái của mỗi người Phong cách làm việc là cái đời thường, dung dị, nhưngphản ánh các phẩm chất bên trong của một con người Phong cách làm việccũng thể hiện phẩm chất, năng lực, tính cách của một con người

Phong cách làm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phẩm chất chínhtrị, đạo đức, trình độ, năng lực, khí chất của họ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ,điều kiện làm việc, sinh hoạt; sự giáo dục, rèn luyện, sự trải nghiệm thựctiễn… Phong cách làm việc không phải là cái bẩm sinh, có sẵn, mà được hìnhthành từ sự phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng của mỗi người

Phong cách làm việc có liên quan chặt chẽ với đạo đức; đạo đức đượcthể hiện qua phong cách làm việc; qua phong cách làm việc có thể đánh giáđược đạo đức, đánh giá được nhân cách của một con người Do đó, xây dựngmột phong cách làm việc mới, phong cách làm việc mang tính cách mạng vàkhoa học là công việc của mỗi người phải phấn đấu bền bỉ suốt đời

Đối với mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên, phong cách làm việckhông đơn giản là việc riêng của họ mà là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chấtlượng lãnh đạo và uy tín của tổ chức, của Đảng, của Nhà nước Phong cáchlàm việc của cán bộ, đảng viên là yếu tố đặc biệt trọng yếu trong bảo đảm tínhchính xác của việc ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó; đồng

Trang 3

thời, tác động trực tiếp đến việc xây dựng, củng cố khối đoàn kết nội bộ vàmối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân Cán bộ, đảng viên càng giữcương vị cao, ảnh hưởng của các quyết định lãnh đạo, quản lý của họ càngrộng lớn thì phong cách làm việc càng có ý nghĩa quan trọng.

1.2 Khái niệm phong cách làm việc của Hồ Chí Minh

Giá trị và ảnh hưởng to lớn của nhân cách Hồ Chí Minh đối với Đảng,với dân tộc Việt Nam và quốc tế được tạo nên bởi nhiều nhân tố, trong đó phảinói tới phong cách làm việc của Người Đó là phong cách làm việc mẫu mựccủa một lãnh tụ chính trị và nhà khoa học chân chính, thể hiện rõ sự thống nhấtbiện chứng giữa tính chính trị - giai cấp, tính khoa học, vừa thấm nhuần chủnghĩa nhân văn cao cả và triết lý hành động vì con người của nhà văn hoá lớn.Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh dựa trên nguyên tắc “bất biến” là mọiquyền lực, lợi ích đều thuộc về Nhân dân và nguyên tắc phục tùng tổ chức,đoàn thể cách mạng Bởi thế, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh mang sắcthái riêng của một vĩ nhân, bậc “Đại trí, đại nhân, đại dũng”, nhưng lại không

xa lạ, khác thường, mà là cái mọi người cán bộ, đảng viên và quần chúng cóthể học tập và làm theo Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh được thể hiệnqua tư tưởng và thực tế làm việc của Người

Nghiên cứu những bài viết, bài nói và từ trong thực tiễn làm việc của

Người, có thể quan niệm: Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là lề lối, cung cách, cách thức làm việc, được thể hiện rõ nhất là trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của Người.

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là lề lối, cung cách, cách thứclàm việc của người lãnh đạo mà đối tượng của sự lãnh đạo đó là cấp dưới, làquần chúng nhân dân Để đạt mục tiêu lãnh đạo, Hồ Chí Minh đã tác động vàoquần chúng nhân dân bằng một tác phong sâu sát, với cách thức phù hợp đểphát huy cao nhất vai trò của họ Cách làm việc này bắt nguồn từ sự thấmnhuần sâu sắc quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân lãnh tụ vàquần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ phẩm chất đạo đức cáchmạng trọn đời vì dân của Hồ Chí Minh

Trang 4

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh không chỉ là triết lý hành động,

mà còn là tấm gương mẫu mực để mọi người học tập, phấn đấu và noi theo bởinhững giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, bền vững và có sức lan tỏa vô cùng lớn

2 Những đặc trưng chủ yếu trong phong cách làm việc của Hồ Chí Minh

2.1 Phong cách làm việc dân chủ

Phong cách làm việc dân chủ, hay “cách làm việc dân chủ” là đặc trưngchủ yếu, nổi bật trong phong cách làm việc của Hồ Chí Minh Sinh thời, Ngườiluôn yêu cầu cán bộ, đảng viên trong công tác phải xây dựng, rèn luyện tácphong làm việc dân chủ Bởi theo Người, trong công tác lãnh đạo, quản lý màthực hành được dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, biết lắng nghe ýkiến của mọi người thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo và quy

tụ được sức mạnh, sự đồng tình ủng hộ của nhiều người, tạo nên sức mạnh tolớn để giải quyết thắng lợi các nhiệm vụ

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, trong chế độ ta “dân là chủ” vàkhi dân là chủ thì cách lãnh đạo phải dân chủ Người cho rằng, không mộtngười nào có thể hiểu được mọi thứ, làm hết được mọi việc Ngay đến anhhùng, lãnh tụ cũng vậy: “Đem so với công việc của cả loài người trong thếgiới, thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bộphận mà thôi” Do đó, Người yêu cầu mỗi cán bộ phải biết cách tập hợp đượctài năng, trí tuệ của nhiều người, của tập thể để phấn đấu cho mục tiêu chung

Mà muốn làm được như vậy phải tạo ra được một không khí dân chủ thực sựtrong nội bộ Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọivấn đề Người nhấn mạnh: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan

hệ với nhau Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến.Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái,

và người khác cũng học theo Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng háilàm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”

Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ, đảng viên không chỉ được Chủtịch Hồ Chí Minh xác định trong quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với Nhân dân,

mà còn trong quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa lãnh đạo với cán bộ,

Trang 5

đảng viên bình thường Đối với người cán bộ dù ở cương vị lãnh đạo nào, hiểudân và hiểu cấp dưới đều có tầm quan trọng như nhau Hiểu dân là để hiểu cấpdưới được chính xác hơn, hiểu cấp dưới là để hiểu dân đầy đủ hơn

Với cán bộ lãnh đạo, Người chỉ rõ: “Người lãnh đạo muốn biết rõ ưuđiểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu,không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình Nhưthế, chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dânchủ thật thà trong Đảng Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, khôngphê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu Vì khôngphải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ Thế là mất hết dânchủ trong Đảng Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy,trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản”

Tuy nhiên, cách làm việc dân chủ không có nghĩa là mạnh ai nấy làm,

mà phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” haycòn gọi là nguyên tắc “dân chủ tập trung” Người phân tích: Phải tập thể lãnhđạo vì một người có khôn ngoan tài giỏi đến mấy, dù nhiều kinh nghiệm đếnmấy cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hay nhiều mặt của một vấn đề.Vậy nên phải có nhiều người Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm, người thìthấy rõ mặt này, người thì thấy rõ mặt khác của vấn đề đó Góp kinh nghiệm

và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề được thấy rõ mọi mặt Mà có thấy rõkhắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm

Đối lập với phong cách làm việc dân chủ là phong cách làm việc quanliêu Chủ tịch Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán những cán bộ quan liêu, nhữngngười “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ.Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích củaquần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chínhphủ” Người chỉ rõ, nguyên nhân của căn bệnh quan liêu là xa Nhân dân, khinhnhân dân, sợ Nhân dân, không tin cậy Nhân dân, không hiểu biết Nhân dân,không yêu thương Nhân dân Để chữa căn bệnh quan liêu, Người khuyên cán

bộ phải: “Theo đúng đường lối nhân dân và 6 điều là: Đặt lợi ích Nhân dân lêntrên hết; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; việc gì cũng bàn với Nhân dân, giảithích cho Nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước Nhân

Trang 6

dân, và hoan nghênh Nhân dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi Nhân dân; tựmình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để Nhân dân noi theo”.

Một vấn đề quan trọng trong phong cách làm việc dân chủ của Hồ ChíMinh là phải chống chủ nghĩa cá nhân Người phê phán chủ nghĩa cá nhân, cho

đó là một thứ vi trùng phá hoại cơ thể người cán bộ, đảng viên, làm cho họkhông thể làm việc gì cho sự nghiệp cách mạng, dù người đó tài giỏi mấy

Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc dân chủ

Dù ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, có uy tín tuyệt đối trong Đảng vàtrong nhân dân, Hồ Chí Minh vẫn giữ phong cách làm việc dân chủ với BộChính trị và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể cách mạng,chú ý lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và người dân bình thường Đếnnhững năm cuối đời, Người vẫn thường làm việc với Bộ Chính trị vào nhữngngày 1 và 15 hàng tháng để bàn bạc trao đổi tập thể về những công việc củaĐảng và Nhà nước Nhiều bài viết của Người đã được chuyển đến các đồng chílãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý kiến trước khi công bố Người trân trọng ý kiếncủa mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc cao hay thấp Trong công táclãnh đạo Đảng và Nhà nước, Người đã sử dụng nhiều cơ quan, nhiều tổ chứcchuẩn bị những việc cần thiết Trước khi quyết định, Người đều hỏi lại cẩnthận, chu đáo những người đã giúp mình Tất cả những ai đã được Người giaoviệc đều cảm nhận sâu sắc điều đó

2.2 Phong cách làm việc khoa học

Một nét đặc sắc trong phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là làm việc

có tính khoa học Người làm việc tận tâm, tận lực, hầu như không có thời giannghỉ rỗi, làm việc với lòng nhiệt tình cách mạng vì nước, vì dân nhưng vớicách làm việc rất khoa học Ở đây có một sự thống nhất hài hoà trong conngười Hồ Chí Minh với cả tư cách của nhà cách mạng và nhà khoa học Phongcách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh đối lập hoàn toàn và xa lạ với lề lối,cách thức làm việc mang nặng cảm tính chủ quan, phất phơ cốt cho hết ngày,không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả công việc; làm việc một cách tự do,tuỳ tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch; thiếu ngăn nắp, luộm thuộm, lề

mề, chậm chạp, không coi trọng thời gian, lãng phí sức người sức của; làm

Trang 7

việc thiếu tầm nhìn xa trông rộng… Những biểu hiện như thế này đã được HồChí Minh chỉ ra và yêu cầu cán bộ, đảng viên phải kiên quyết khắc phục sửa chữa.

Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh thể hiện trên nhữngđiểm cơ bản sau đây:

- Làm việc phải có mục đích rõ ràng, biết quý trọng thời gian, giờ nàoviệc ấy Nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu đã để lại cho chúng ta một tácphong thiếu khoa học, “làm việc theo lối thủ công nghiệp” Đó là hàng loạtnhững thói quen như tự do, tùy tiện, gặp chăng hay chớ, không coi trọng thờigian, thiếu nhìn xa trông rộng, Hồ Chí Minh phê phán những hiện tượng này

và yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên làm việc phải có mục đích rõ ràng, vì theoNgười: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn Nhiều đích quá thì loạn mắt,không bắn trúng đích nào”

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở chúng ta phải biết quýtrọng thời gian, làm việc phải đúng giờ Những năm tháng đi làm thuê trênnhững con tàu viễn dương, hay đốt lò, quét tuyết, phụ bếp ở Lơ Havrơ, NiuYoóc, Bostơn, Luân Đôn nếu không tự mình coi trọng thời gian, tranh thủthời gian, quyết tâm theo đuổi một chí lớn, thì Người đã không thể tiến hànhviệc tự học cực kỳ gian khổ như Người đã kể lại Người đã tiến hành việc tựhọc không có thầy, không phương tiện, không thời gian Cần học chữ nào,Người viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, đến cuối ngày chữ bay dần hết cũng

là lúc Người đã nhớ được hết Đêm khuya khi những người khác có thể rượuchè, cờ bạc, Người đã tranh thủ ngồi học

Cuộc sống của một người lao động làm thuê ở những nước công nghiệpphương Tây đã tạo cho Người một thói quen làm việc biết quý trọng thời gian

và phải sắp xếp công việc hàng ngày có kế hoạch cho đến từng buổi, từng giờ.Khi đã trở thành một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh

đã định hình được một tác phong khoa học trong công tác, trong lãnh đạo trêncác cương vị mà Người đã đảm nhiệm

- Chương trình, kế hoạch đặt ra trong làm việc phải sát hợp

Hồ Chí Minh vẫn luôn dạy cán bộ, đảng viên phải đặt kế hoạch cho sát,cho phù hợp Kế hoạch đặt ra để mình và mọi người thực hiện chứ không phải đểchiêm ngưỡng, đánh trống bỏ dùi Một trong những hạn chế, khuyết điểm của cán

Trang 8

bộ, đảng viên, nhất là của những người lãnh đạo mà Người đã chỉ ra là: “Chươngtrình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực Đặt ra kế hoạch và chương trìnhkhông xét rõ năng lực của những người thi hành kế hoạch và chương trình đó.Thành thử việc gì cũng muốn làm mà việc gì làm cũng không triệt để”.

Khi ra các quyết định phải có thông tin đầy đủ và bảo đảm có phương ánthực thi hiệu quả, không chủ quan duy ý chí, phải xây dựng thói quen tôn trọngthực tế khách quan, không bóp méo sự thật, làm việc với tầm nhìn xa trôngrộng trên cơ sở dự báo khoa học về tình hình có liên quan để tránh bị động bấtngờ và tránh xa vào công việc mang tính sự vụ thiển cận Người đã phê phángay gắt những cán bộ mắc “Bệnh cận thị - không trông xa thấy rộng Nhữngvấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ… Nhữngngười như vậy, chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi hại to lớn”

Trong cán bộ, đảng viên thường có một khuyết điểm là đầu tư nhiềucông sức vào việc vạch ra chương trình, kế hoạch to tát, nhưng lại ít tìm cách

để thực hiện cho được kế hoạch, chương trình đã đề ra Hơn nữa chương trình,

kế hoạch này chưa xong, chưa biết kết quả thực hiện ra sao đã nghĩ đếnchương trình kế hoạch khác Vì vậy, Người thường nhắc nhở cán bộ: Kế hoạchmột, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi, muốn lãnh đạo đúng thì

“phải tổ chức sự thi hành cho đúng” Nếu chương trình kế hoạch có hay đếnmấy, nhưng tổ chức thi hành không đúng, thiếu biện pháp thích hợp, bản thânmình thiếu quyết tâm hoặc không biến quyết tâm của lãnh đạo thành quyết tâmcủa quần chúng, thì mọi chương trình, kế hoạch đều không trở thành hiện thực

- Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng

Đây chính là tinh thần mà V.I.Lênin đã đề ra: Lãnh đạo mà không kiểmtra, có nghĩa là không lãnh đạo Hồ Chí Minh đã lưu ý: “nhiều nơi cán bộ lãnhđạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họkhông biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khókhăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không Họ quên mất kiểmtra Đó là một sai lầm rất to Vì thế mà “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉthị mà công việc vẫn không chạy”

- Phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm

Trang 9

Trong công tác lãnh đạo, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổng kết thựctiễn để rút kinh nghiêm từng việc, từng chủ trương, thấy rõ hay dở, đúng sai; từ

đó để bổ sung kịp thời những chủ trương chưa đúng, chưa đủ, và quan trọnghơn là rút ra những kết luận mới để bổ sung cho lý luận Vì vậy, Người căndặn: “Sau mỗi một việc cần phải rút kinh nghiệm Kinh nghiệm riêng từng cán

bộ, từng địa phương Kinh nghiệm chung tất cả các cán bộ và các địa phương.Kinh nghiệm thất bại và kinh nghiệm thành công Rồi tổng kết và phổ biếnnhững kinh nghiệm ấy cho khắp tất cả cán bộ, tất cả địa phương Mỗi cán bộ,mỗi địa phương sẽ học những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở,

áp dụng những kinh nghiệm cũ vào những công việc mới”

Không chỉ là lời huấn thị, là quan điểm về cách làm việc khoa học, màbản thân Người là một mẫu mực, là hiện thân tiêu biểu và cao đẹp nhất vềphong cách làm việc khoa học của người cán bộ, đảng viên Trước yêu cầumới của sự nghiệp cách mạng, khi mà đất nước đang mở rộng giao lưu, hợp tácquốc tế thì việc bồi dưỡng, rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần hoànthành thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng

2.3 Phong cách làm việc kỹ lưỡng

Phong cách làm việc kỹ lưỡng là cách làm việc kỹ, cẩn thận, không đểcho có sai sót Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã có nhiều giáo huấn rất sâu sắc

và là tấm gương mẫu mực cho cán bộ, đảng viên Người căn dặn: “Có việc gì,phải bàn tính kỹ lưỡng”, “Phải suy tính kỹ lưỡng Chớ hấp tấp, chớ làm bừa,chớ làm liều Chớ gặp sao làm vậy” Bởi theo Người: “Chỉ cảm giác thôikhông đủ Muốn hiểu biết toàn bộ một sự vật, hiểu biết bản chất và quy luậtnội bộ của nó, thì phải suy xét kỹ lưỡng”; và “Phải xem xét kỹ lưỡng, hiểu biết

rõ ràng các thứ và các mặt mâu thuẫn, mới tìm được cách giải quyết đúng đắncác mâu thuẫn, cách mạng mới thành công”

Theo Hồ Chí Minh, cách làm việc kỹ lưỡng là “đơn thuốc” chữa bệnhlàm việc máy móc hữu hiệu nhất Vì vậy, đối với mỗi tổ chức, mỗi con người,Người căn dặn: “Bất kỳ việc to việc nhỏ:

Phải xem xét kỹ lưỡng,

Trang 10

Phải bàn bạc kỹ lưỡng,

Phải hỏi dân kỹ lưỡng,

Phải giải thích kỹ lưỡng cho dân,

Phải luôn luôn gần gũi dân

Mong rằng các cán bộ ta cố gắng chữa hết bệnh máy móc, thì mọi việc

sẽ đều thành công mau chóng”

Phong cách làm việc kỹ lưỡng của Hồ Chí Minh còn là cách làm việcphải biết xem xét trước sau, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể Trongbài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, Người cho rằng: “Đối với côngviệc phải thế nào? Trước hết, phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt thànhcông nhưng thất bại về sau Có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại chođịa phương khác Những cái như thế phải tránh… Phải có kế hoạch bước đầulàm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành côngthì thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngàyhôm nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì?”

Đối với những vấn đề mới, phức tạp, quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởnglớn tới đời sống xã hội thì càng cần phải kỹ lưỡng Không ra quyết định khichưa có thông tin đầy đủ, chưa có phương án tính toán hiệu quả Tránh chủquan, duy ý chí Trong thư gửi hội nghị kháng chiến hành chính toàn quốcNgười chỉ đạo: “Thảo luận kỹ lưỡng những vấn đề rất quan trọng như: Chỉnhđốn và kiện toàn bộ máy chính quyền; sửa đổi và thống nhất cách làm việc;thiết thực thực hiện quân dân chính nhất trí; giải quyết vấn đề cán bộ; chỉnhđốn và đẩy mạnh phong trào Thi đua ái quốc”

Theo Hồ Chí Minh, làm việc kỹ lưỡng là “phải cẩn thận”, nhưng “cẩnthận không phải là nhút nhát do dự”, mà phải chủ động nắm thời cơ cách mạng

để làm việc có hiệu quả nhất Người nhấn mạnh: “Lênin dạy chúng ta đối vớimọi việc phải xem xét kỹ lưỡng mọi mặt, không nóng nảy, hấp tấp Song khi

đã định kế hoạch hẳn hoi rồi thì phải quả quyết thực hiện cho kỳ được”

Phong cách làm việc kỹ lưỡng của Hồ Chí Minh, nó đối lập với cáchlàm việc qua loa, sơ sài Người cho rằng: “Tất cả các nghị quyết của Đảng phải

do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giao cho các cấp thảo luận Không

Trang 11

được làm qua loa, sơ sài” Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, Người cũng căn dặn:

“khi chúng ta phụ trách một công việc gì, bất kỳ to nhỏ, chúng ta cũng phảiluôn luôn nhớ đến việc đó quan hệ với cách mạng, ảnh hưởng đến cách mạng.Chúng ta phải đưa toàn tâm toàn lực làm cho thành công, làm trọn nhiệm vụ Chỉlàm cho xong chuyện, làm qua loa, tức là có hại cho cách mạng, có hại đến nhândân” Vì vậy, “Phải làm khẩn trương, nhưng tuyệt đối tránh nóng vội, qua loa”

2.4 Phong cách làm việc cụ thể

Một trong những nội dung biểu hiện đặc trưng phong cách làm việc của

Hồ Chí Minh đó là cách làm việc cụ thể, rõ ràng, không chung chung Đây làyếu tố rất quan trọng trong phong cách làm việc của một người cán bộ, đảngviên, nhất là cán bộ lãnh đạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để có quyết định đúng, người cán bộ,đảng viên phải có phong cách làm việc cụ thể Cụ thể thì mới hiểu rõ tình hìnhcông việc, hiểu rõ tình hình cấp dưới, từ đó mới đưa ra được quyết định đúngđắn Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “nồi vuông úp vung tròn” tức hỏng việc

Phong cách làm việc cụ thể đòi hỏi “Lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời,phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình”, “phải chân đi, mắt thấy,tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ”, “Cần phải lãnh đạo toàn diện và cụthể”, “phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời” Hồ Chí Minh đã phê phán bệnhhữu danh vô thực của cán bộ, đảng viên: “Làm việc không thiết thực, không từchỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên Làm cho có chuyện, làm lấy rồi.Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lạithì rỗng tuếch Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng Làm việc không thiếtthực, báo cáo không thật thà, cũng là một bệnh rất nguy hiểm”

Phong cách làm việc cụ thể đòi hỏi phải “đi sâu đi sát, điều tra nghiêncứu”, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể Cán bộ lãnh đạo, quản lýphải biết sử dụng bộ máy, sử dụng những người cộng sự, những cơ quan giúpviệc để nắm được những thông tin cần thiết, chính xác, sàng lọc những thôngtin sai lệch, những báo cáo dối trá, những phản ảnh lựa chiều thiếu trung thực.Phải xem xét, đối chiếu, so sánh những ý kiến khác nhau để lựa chọn cái đúng,không nhầm lẫn đúng với sai Kết hợp việc điều tra nghiên cứu của bộ máy

Trang 12

giúp việc và của người lãnh đạo; người lãnh đạo phải tỉnh táo, khách quan đểđòi hỏi bộ máy và chính bản thân mình: “Phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu

vơ bao vây” Phải dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắmchắc, phải "hiểu thấu" vấn đề mới đi đến quyết định đúng đắn Nếu cán bộ lãnhđạo, quản lý quyết định sai, cấp dưới và quần chúng càng tích cực thực hiện thìhậu quả càng lớn, tổn thất càng nhiều

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về phong cách làm việc

cụ thể Người đã có những quyết định đúng đắn đối với các vấn đề của cáchmạng Việt Nam do nắm vững tình hình của đất nước mình và của thế giới.Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, ngoài việc nắm bắt những thôngtin qua báo chí, từ báo cáo của các ngành các địa phương, Người luôn gần gũivới cuộc sống của nhân dân để lắng nghe những ý kiến và nguyện vọng củadân Trong 15 năm sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, Người đã hơn bảy trămlần đi thực tế xuống các cơ sở, Người thường tranh thủ mọi cơ hội để đi thămcác địa phương, nông trường, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhàtrẻ, đơn vị quân đội, cơ sở Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội,v.v Khi xuống cơ sở điều Bác quan tâm đầu tiên là xem nhà ăn tập thể, khu vệsinh, nơi ở trước rồi mới ra hội trường nói chuyện với mọi người Đối với đồngbào ở nông thôn, Bác rất chú ý đến những ngày tháng giáp hạt và đòi hỏi cácđồng chí có trách nhiệm phải nắm chắc tình hình, có sẵn biện pháp để đềphòng Điều đáng chú ý là những ý kiến lớn của Bác không phải là những bàidiễn văn dài dòng mà thường được Bác diễn đạt cụ thể, ngắn gọn bằng nhữngcách nói dân gian, những quan điểm triết lý truyền thống rất trúng, rất hay, dễhiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hiện

Mỗi chuyến đi thăm cơ sở, Người đều để lại những ấn tượng sâu sắc,gần gũi đối với mỗi người dân Người gặp gỡ bà con nông dân ngay trên đồngruộng, bỏ dép, xắn quần lội xuống nơi bà con đang cấy để thăm hỏi bà con, cùngtát nước chống hạn, cuốc đất trồng cây như một lão nông quen việc đồng áng

2.5 Phong cách làm việc tới nơi, tới chốn

Trang 13

Phong cách làm việc tới nơi, tới chốn là cách làm việc chu đáo, triệt để,không bỏ dở Tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh là một mẫu mực về

“Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn”

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, hoạt động lãnh đạo thường đượcthông qua nhiều khâu, nhiều tổ chức với những cơ chế làm việc đa dạng, phứctạp nên dễ sinh ra cách làm việc không tới nơi, tới chốn, gây mất uy tín củaĐảng, Nhà nước, làm giảm sút lòng tin của nhân dân và tạo sơ hở cho các phần

tử xấu lợi dụng Để chữa cách làm việc không tới nơi, tới chốn, bệnh hìnhthức, xây dựng phong cách làm việc thiết thực, người cán bộ lãnh đạo khi racác quyết định, kế hoạch cần căn cứ vào tình hình thực tế, năng lực của tổchức, của đội ngũ cán bộ, trình độ, thói quen, tâm lý, nguyện vọng của quầnchúng nhân dân, luôn tính đến hiệu quả công việc, chỉ nói những điều cầnthiết, chỉ hứa những điều có thể làm, điều nhất định làm Đã ra nghị quyết làphải chỉ đạo làm đến nơi, đến chốn, kiểm tra ráo riết

Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những cán bộ vạch ra “Chương trìnhcông tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực” Theo Người, để vạch kế hoạchmột cách thực sự khoa học, người cán bộ “phải xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặtcông việc cho đúng Việc chính, việc gấp thì làm trước Không nên luộmthuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy, thành thử việc nào cũng

là việc chính, lộn xộn, không có ngăn nắp” Một việc chính có thể có nhiềucách thực hiện Người yêu cầu cán bộ: chủ trương một, biện pháp mười, quyếttâm phải hai, ba mươi Nói quyết tâm phải hai, ba mươi, tức là sau khi đã có kếhoạch công tác phải có quyết tâm thực hiện và phải thực hiện đến nơi đếnchốn, không được đánh trống bỏ dùi

Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên trong bất kỳ công việc

gì cũng phải bắt đầu từ chỗ chính, từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từhẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc Người phê phánlối làm việc “không biết nghiên cứu đến nơi đến chốn” và căn dặn: “công việc

gì bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ,

Ngày đăng: 31/01/2023, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2016
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Chỉ thị Số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị Số 05-CT/TW của Bộ Chínhtrị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2016
3. Quân ủy Trung ương (2016), Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, ngày 8 tháng 7 năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Thường vụQuân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân
Tác giả: Quân ủy Trung ương
Năm: 2016
4. Đặng Xuân Kỳ (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
5. Thang Văn Phúc (1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cánbộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Thang Văn Phúc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
6. Nguyễn Thế Thắng (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xâydựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thế Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2010
7. Nguyễn Văn Thế (2009), Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3, tr. 25 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh vàvấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giaiđoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Thế
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w