ĐỀTHITỐTNGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 3
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. Phần chung cho tất cả thí sinh:
Câu 1: ( 2 điểm ) Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Câu 2: ( 3 điểm ) Bác Hồ từng nói “Dân ta phải biết sử ta” nhưng theo thống kê gần đây của Bộ GD &
ĐT thìthí sinh thimôn lịch sử trong các kì thiTốtnghiệp cũng như Đại học có điểm kém rất cao.Thử viết
một bài viết ngắn ( không quá 300 từ ) trình bày một số nguyên nhân của thực trang trên.
II. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: ( 5 điểm )
( Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn )
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Theo Ngữvăn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, trang 111)
Câu 3b: ( 5 điểm )
( Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao )
Giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Gîi ý lµm bµi.
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh:
Câu 1: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau đây:
- Chiếc thuyền ngoài xa: Là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình
làng chài, ở đó, họ có một lũ con và cuộc sống khó khăn đói kém đã làm con người thay đổi tâm tính. Tất
cả những diều đó, nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được. ( 1 điểm ).
- Chiếc thuyền ngoài xa còn là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, sự đơn
độc của con người trong cuộc đời, chính sự đơn độc, thiếu chia sẻ là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm
lạc. ( 1 điểm ).
Câu 2: Thí sinh viết một bài văn ( có hạn định số từ ) theo kiểu văn bản nghị luận (bàn) và chỉ bàn về
nguyên nhân của thực trạng HS thi vào các trường Đại học hoặcc thiTốtnghiệp bộ môn Lịch sử có điểm
kém rất cao. Sau đây là một số gợi ý của người ra đề ( mang tính tham khảo):
- Thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông (0,5 điểm).
- Nêu một số nguyên nhân chính: ( 2 điểm)
+ Do quan niệm chạy theo một số ngành “hàng hiệu” của đại bộ phận phụ huynh và học sinh khi quyết
định thi vào các trường ĐH & CĐ.
+ Nhà nước không có đủ kinh phí để tổ chức những buổi học Lịch sử mang tính thực tế bằng cách đi tham
quan, dã ngoại…-> tiết Lịch sử thiếu sinh động, gây chán nản ở học sinh.
+ Thời lượng dành cho môn Lịch sử ở trường PT không nhiều mà khối lượng kiến thức thì đồ xộ (bao
gồm Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới) nên GV Lịch sử chỉ truyền đạt cho HS theo kiểu “cưỡi ngựa
xem hoa”…….
(Mỗi ý HS có thể đưa vài ví dụ cụ thể)
- Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thực trạng trên (0,5 điểm)
II. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học theo chương trình chuẩn)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ
tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh trình bày những cảm nhận
của mình về đoạn thơ mà đề ra
- Về nội dung:
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau.
+ Con người Việt Bắc gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng.
- Về nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp.
+ Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha,…
. ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 3
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. Phần chung cho tất. HS thi vào các trường Đại học hoặcc thi Tốt nghiệp bộ môn Lịch sử có điểm
kém rất cao. Sau đây là một số gợi ý của người ra đề ( mang tính tham khảo):
-