1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát các tác gia hán nôm hưng yên giai đoạn 1884 1919

141 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 – 1919
Tác giả Nguyễn Văn Chiến
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Khoái
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Hán Nôm
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,51 MB

Cấu trúc

  • 1- Phương pháp Duy vật biện chứng (8)
    • 3.1 Thống kê mô tả (9)
    • 3.2 Thống kê so sánh (9)
    • 1.1 Địa bàn Hưng Yên xưa và địa bàn Hưng Yên nay (0)
    • 1.2 Khảo sát các tác gia và tác phẩm Hán Nôm Hưng Yên (16)
      • 1.2.1 Tác gia Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại (16)
      • 1.2.2 Tác phẩm Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại (18)
    • 1.3 Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 -1919 (0)
      • 1.3.1 Các dữ liệu liên quan đến Hán Nôm giai đoạn 1884 - 1919 (21)
      • 1.3.2 Các nhân vật Hán Nôm giai đoạn 1884 – 1919 (24)
    • 1.4 Phân loại các tác gia Hán Nôm và văn bản (33)
  • CHƯƠNG 2 (12)
    • 2.1 Tác gia Hán Nôm tiểu biểu ( nhóm tác gia sử địa) (44)
      • 2.1.1 Tác gia sử học Phạm Văn Thụ (44)
      • 2.1.2 Tác gia địa lý Nguyễn Tuỵ Trân (66)
    • 2.2 Nhóm tác phẩm tiêu biểu ( nhóm tác phẩm có khuynh hướng yêu nước cách mạng) (71)
      • 2.2.1 Ca ngợi nghĩa sĩ cách mạng và anh hùng dân tộc đã xả thân vì tổ quốc (75)
      • 2.2.2 Thơ trào phúng mang khuynh hướng yêu nước cách mạng (87)
  • PHỤ LỤC (11)

Nội dung

Phương pháp Duy vật biện chứng

Thống kê mô tả

Kể lại những sự vật hiện tƣợng xảy ra trong quá trình lịch sử mà các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn này chứng kiến Dựa vào cơ sở thực tế bằng văn viết của mình, chúng ta có thể giúp đối tƣợng quan tâm nhìn nhận và hiểu đƣợc vấn đề cần nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đã mô tả thân thế sự nghiệp, cũng như quê quán của tác gia, số lượng văn bản, vị trí lưu trữ văn bản… Bên cạnh đó để lý giải những điều cần phân tích.

Thống kê so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng để so sánh với những kết quả đã nghiên cứu trong các thời điểm khác nhau Để từ đó có sự chính xác và rõ ràng nhất về nội dung mà vấn đề trong luận văn đặt ra

4 – Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu

Sử dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu là rất cần thiết có thể trực tiếp dựa vào những tác phẩm của các tác gia, những cuốn gia phả của dòng họ, cũng có thể gián tiếp thông qua các tài liệu, sách vở, tạp chí, chuyện kể, gặp gỡ phỏng vấn những cá nhân có hiểu biết nhất định về các vấn đề có liên quan đến luận văn; toàn bộ dữ liệu sẽ làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu

Thông qua nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau để đi đến trình bày có cơ sở về mặt thực tiễn khoa học nhất

Là phương pháp phân tích, đánh giá dữ liệu thu thập được để đưa ra kết luận cần thiết

V – NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Việc đi vào khảo cứu những tác gia của Hƣng Yên giai đoạn 1884 –

1919 sẽ mang lại nhiều giá trị to lớn Bởi chúng ta không thể hiểu hết về một thời kì văn học nào nếu không hiểu về các tác gia cũng nhƣ tác phẩm trong giai đoạn đó Vì vậy, khi đi vào tìm hiểu những tác gia Hán Nôm giai đoạn này chúng ta có thể hiểu thêm về nhiều vấn đề khác nhƣ lịch sử, văn hoá, xã hội… đương thời mà các tác gia đó đang sống

Chính vì những lẽ đó mà việc đi vào khảo sát các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919, chúng ta sẽ thấy nó mang lại giá trị thực tiễn cao Đó là lập đƣợc danh mục cụ thể về tác giả và tác phẩm trong giai đoạn này Thông qua đó còn mang đến cách hiểu mới, cách nhìn nhận mới và đúng đắn hơn về văn học Hƣng Yên trong giai đoạn 1884 - 1919 Ngoài ra,còn góp phần phát huy và bảo lưu những giá trị văn hiến của dân tộc Đồng thời đề tài này của chúng tôi sẽ có những đóng góp nhất định trong việc giáo dục văn học địa phương, văn hoá địa phương cho thế hệ trẻ

Bên cạnh đó nó còn giúp cho việc khảo sát các tác gia Hán Nôm giai đoạn

1884 – 1919 nói riêng và nền văn học của tỉnh nói chung có cơ sở và thông tin Mong muốn được góp công sức thì nhiều nhưng khả năng của mỗi người đều có hạn Vì thế, thông qua đề tài này phần nào sẽ là một kênh thông tin để chúng ta tìm hiểu văn học Việt Nam trong giai đoạn vừa đƣợc đề cập, cũng nhƣ những dòng văn thơ điển hình cùng giai đoạn; để từ đó làm phong phú thêm nguồn thông tin tƣ liệu về các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên, các tác gia Hán Nôm Việt Nam…

VI – KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luận văn của chúng tôi đƣợc chia làm hai phần chính, trong mỗi phần sẽ có những đề mục nhỏ để giới thuyết những vấn đề cần bàn

Mở đầu: Giới thuyết chung

Chương 1 Các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 – 1919 và những đánh giá chung

Chương 2 Các tác gia Hán Nôm Hưng Yên gia đoạn 1884 -1919 thông qua nghiên cứu đại diện

Địa bàn Hưng Yên xưa và địa bàn Hưng Yên nay

CÁC TÁC GIA HÁN NÔM HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN 1884 – 1919 VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.1 Địa bàn Hƣng Yên xƣa và địa bàn Hƣng Yên nay

Về địa lý tỉnh Hƣng Yên xƣa theo Đại Nam nhất thống chí thì đông tây cách nhau 43 dặm, nam bắc cách nhau 39 dặm Phía đông giáp huyện Quỳnh Côi tỉnh Nam Định, phía tây giáp sông Nhị hà, đối ngạn với huyện Nam Xang và Phú Xuyên tỉnh Hà Nội; phía bắc giáp huyện Đường Hào tỉnh Hải Dương, phía đông nam giáp huyện Thư Trì tỉnh Nam Định, phía đông giáp huyện Thanh Miện Hải Dương

Nguyên trước đây là đất của hai lộ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ Đời Hán thuộc đất Giao Chỉ, có lẽ là đất huyện Chu Diên; đời Lương đặt là quận Vũ Bình, đời Tuỳ bỏ, đến đời Đường đặt làm châu Diên, lại đặt hai huyện An Định và Cao Lăng thuộc châu Diên Đến đầu đời Ngô nước ta thì đổi là châu Đằng, đời Tiền Lý đổi là phủ Thái Bình, đời Lý Cao Tông đổi là Đằng Châu, Khoái Châu

Nhà Trần (1225-1400): Năm 1229 nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, Hƣng Yên thuộc Khoái Lộ Tháng 4 năm 1297, nhà Trần lại tiếp tục đổi các lộ, phủ, thành, trấn; vùng đất Hưng Yên thuộc Thiên Trường phủ lộ

Nhà Hồ-Trần kháng chiến chống quân Minh (1407- 1413): Tháng 6 năm

1407 nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập thành 17 phủ, vùng Hƣng Yên thuộc phủ Kiến Xương

Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh (1414-1427): Vùng Hƣng Yên vẫn thuộc phủ Kiến Xương

Năm 1426, khi tiến quân ra Đông Đô, Lê Lợi chia nước ta làm 4 đạo, Hưng Yên thuộc Nam đạo

Thời Lê sơ (1428-1527): Tháng 6/1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7),

Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 đạo thừa tuyên, Hưng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trường Tháng 3/1469 (tức năm Quang Thuận thứ 10), năm đầu tiên nhà nước định bản đồ, Thiên Trường lại đổi là Sơn Nam quản 11 phủ, 42 huyện, phủ Khoái Châu quản 5 huyện gồm Đông Yên, Tiên Lữ, Kim Động, Phù Dung, Thiên Thi; phủ Tiên Hƣng quản 4 huyện gồm Ngự Thiên, Duyên

Hà, Thần Khê, Thanh Lan Tháng 4/1490 (năm Hồng Đức thứ 21), nước ta đƣợc chia làm 13 xứ, Hƣng Yên thuộc xứ Sơn Nam

Nhà Mạc (1527-1533): Tháng 6 năm 1527, nhà Mạc (Đăng Dung) đem các lộ của Khoái Châu thuộc vào Hải Dương

Thời Hậu Lê (Lê-Trịnh, 1533-1788): Nhà Lê lại đổi lại nhƣ cũ

Bản đồ Hƣng Yên năm 1740

Năm Cảnh Hƣng thứ 2 (1741) tháng giêng: Nhà Lê chia Sơn Nam thành 2 lộ Sơn Nam thƣợng và Sơn Nam hạ, phủ Khoái Châu thuộc lộ Sơn Nam thƣợng, phủ Tiên Hƣng thuộc Sơn Nam hạ

Nhà Tây Sơn (1778-1802): Hai phủ Sơn Nam thƣợng và Sơn Nam hạ đƣợc đổi lại làm 2 trấn Sơn Nam thƣợng và Sơn Nam hạ

 Năm Gia Long thứ nhất (1802) lấy 2 trấn thƣợng và hạ lệ thuộc vào Bắc thành (Sơn Nam thượng, hạ, Kinh Bắc, Sơn Trâu, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc thành)

 Năm Minh Mạng thứ ba 1822, trấn Sơn Nam thƣợng đổi là trấn Sơn Nam, trấn Sơn Nam hạ đổi là trấn Nam Định

Năm Minh Mạng thứ 12 (tháng 10/1831): Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có tỉnh Hưng Yên

Các trấn phía Bắc được đổi thành 18 tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã Tỉnh Hƣng Yên có phủ Khoái Châu và 5 huyện (Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ) Cải tổ lại hệ thống các quan lại đứng đầu tỉnh, bỏ các chức cũ mà đặt mới nhƣ Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh ở các tỉnh

Sau nhiều lần thay đổi, mỗi triều đại đều có cải cách, canh tân bộ máy hành chính từ Trung ƣơng đến cơ sở cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thuận bề cho việc cai trị, điều hành

Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1890 thực dân Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ và Mỹ Hào

Năm 1891 thực dân Pháp lại bỏ đạo Bãi Sậy, đƣa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào vào Hƣng Yên

Ngày 28/11/1894 chính quyền thực dân cắt hai huyện Hƣng Nhân và

Duyên Hà của Hƣng Yên về Thái Bình

Năm 1945 sau khi giành đƣợc chính quyền, tỉnh Hƣng Yên gồm có các huyện: Khoái Châu, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Văn Lâm, Yên Mỹ Đầu năm 1947 huyện Văn Giang chuyển về Hƣng Yên, Hƣng Yên chính thức có 1 thị xã và 9 huyện

Giữa tháng 11/1967 Hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng Yên họp phiên bất thường, bàn chuẩn bị việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương Hội nghị ra Nghị quyết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hợp nhất hai tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hƣng

Ngày 6/11/1996 Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn việc phân chia lại địa giới hành chính tỉnh Hải Hƣng đƣợc tách ra làm hai tỉnh; Hƣng Yên và Hải Dương Tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 923,09km2, dân số 1.075.517 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Hưng Yên,

Mỹ Văn, Châu Giang, Phù Tiên, Ân Thi, Kim Động Vị trí địa lý, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội; phía đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Hà Nam, và thủ đô

Tháng 5/ 1998 chia lại một số huyện trên địa bàn tỉnh huyện Mỹ Văn thành ba huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào Huyện Châu giang thành hai huyện Khoái Châu và Văn Giang Huyện Phù Tiên chia thành huyện Phù Cừ và Tiên Lữ Từ đây, tỉnh Hƣng Yên có 10 huyện và thị xã

Trong đề tài này, chúng tôi lấy tỉnh Hƣng Yên đƣợc phân chia sau năm

1998 để nghiên cứu về các tác gia và tác phẩm giai đoạn 1884 - 1919.

Khảo sát các tác gia và tác phẩm Hán Nôm Hưng Yên

1.2.1 Tác gia Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại

Là một tỉnh nằm giữa đồng bằng Sông Hồng, Hƣng Yên có truyền thống vẻ vang trong lao động sản xuất, chống chọi với thiên tai và chống giặc ngoại xâm, lịch sử Phố Hiến – Hƣng Yên đã qua nhiều phen biến đổi thăng trầm

Người ta biết đến Phố Hiến như một vùng đất văn hoá nhưng cần khẳng định thêm về truyền thống hiếu học, vẻ đẹp văn học ở vùng quê này… Tuy nhiên, thời kì hưng thịnh xưa kia đã qua, những gì còn lại chỉ được lưu giữ trong các trang viết của những nhân sĩ đương thời

Có một điều mà tất cả các nhà nghiên cứu văn học sử đều thừa nhận Trên bầu trời văn học Việt Nam, trong mọi thời đại, mảnh đất Hƣng Yên bao giờ cũng góp mặt những ngôi sao sáng nhất làm cho bầu trời văn học càng thêm lung linh và ẩn chứa vẻ diệu kỳ Tính từ thế kỉ X đến nửa cuối thế kỉ XIX nền văn học Hán – Nôm trên mảnh đất Phố Hiến đã góp mặt vào làng Nho Việt Nam những tên tuổi lớn

Thời Lý – Trần đất Hƣng Yên thuộc Đằng Châu, lộ Long Hƣng và lộ Khoái văn học thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, bao trùm lên cả thời kỳ này là tư tưởng Phật giáo khá đậm nét, người đầu tiên có thể kể đến lF Nguyên phi Ỷ Lan, Đỗ Thế Diên và một số tác gia vô danh khác

Sang đến đời Trần thì văn học ở đây rực rỡ hơn, lúc này các tác gia xuất hiện ngày càng nhiều, những gương mặt nổi bật nhất có thể kể đến Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Ngũ Lão Đến thời Lê các tác gia Hƣng Yên xuất hiện với số lƣợng lớn Những gương mặt tiêu biểu của thời kỳ này có thể kể đến Hoàng Bình Chính, Hoàng Công Chí, Phan Phu Tiên, Vương Sư Bá, Phạm Công Trứ, Đào Công Soạn, Đào Nghiễm, Trình Phong, Đoàn Thị Điểm, Lê Hữu Danh, Lê Hữu Kiều, Lê Hữu Trác, Lê Tô, Bùi Trí Dĩnh, Vũ Lãm, Trương Thị Ngọc Chử

Thời Mạc Hƣng Yên không những xuất hiện nhiều nhà khoa bảng đỗ trạng nguyên ( Dương Phúc Tư, Đỗ Tông, Nguyễn Kỳ) mà còn là thời kỳ xuất hiện nhiều tác gia có những tác phẩm lớn như Dương Phúc Tư, Đỗ Nhân, Nguyễn Phúc Chiêu, Lê Tuấn Ngạn, Đào Công Soạn, Trình Phong

Sang đến thời Nguyễn, các tác gia Hán Nôm đồng loạt xuất hiện với nhiều thành phần, địa vị khác nhau Nhƣng tựu chung lại, họ đều là những cây bút xuất sắc nhƣ Hoàng Công Bảo, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Khắc Trạch, Bùi Thực, Hoàng Văn Mỹ, Nguyễn Đình Tố, Trần Tú Dĩnh, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thạc Chi, Phạm Đình Trạc, Phạm Sĩ Ái, Phạm Văn Thụ, Bùi Ngọc Quỹ, Lê Cù, Chu Mạnh Trinh, Dương Bá Trạc Nguyễn Gia Cát, Nguyễn Hành, Nguyễn Tuỵ Trân, Nguyễn Văn San, Phan Văn Ái, Tô Nha,

Tô Ngọc Huyễn, Ngô Quang Huy…

Với tập hợp của hơn 70 tác gia qua các thời kỳ, phần nào cho chúng ta thấy đƣợc tập hợp đa dạng của các văn nhân trên mảnh đất Hƣng Yên Tuy thế, những tác gia có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội cũng như đến nhận thức văn chương trong thời gian tác gia đó sống lại chưa được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều Nhƣng dẫu sao, họ đã tác động lớn đến diện mạo văn học trên đất

Phố Hiến và tạo nên bước chuyển mình mới so với nhiều vùng quê khác Họ là những con người cả đời cống hiến cho một lý tưởng cao đẹp mà mình theo đuổi, người thích thú với cảnh điền viên, người lại vui với thú sách đèn, người lại hăng say với sự nghiệp cách mạng, cho sự nghiệp chung của toàn dân tộc, người lại bận rộn với con đường quan nghiệp và tư tưởng của họ đã trường tồn, áng văn thơ của họ đã làm nên những tiếng vang lớn trong trào lưu cứu quốc, giải phóng dân tộc và họ đã trở thành niềm tự hào cho mảnh đất Phố Hiến xƣa và Hƣng Yên nay

1.2.2 Tác phẩm Hán Nôm Hưng Yên theo lịch đại

Với số lượng các tác gia lớn như vậy, phần nào chúng ta cũng mường tƣợng ra đƣợc số lƣợng tác phẩm Hán Nôm có trên mảnh đất Hƣng Yên Trải qua những biến cố của lịch sử và sự phá hoại của thiên nhiên, những tác phẩm Hán Nôm trên đất Hưng Yên đã bị thất lạc nhiều Dù đã được lưu tâm sưu tầm, khai thác và bảo quản trong một vài năm gần đây thì sự mai một, thất truyền cũng khó tránh khỏi

Với ngót ngàn năm lịch sử từ triều Lý đến triều Nguyễn số lƣợng tác phẩm Hán Nôm do các tác gia người Hưng Yên trước tác khá đa dạng

Thời Lý với “ Sắc không” của Nguyên phi Ỷ Lan, “ Cảm Ân tự bi ký” của Đỗ Thế Diên

Sang thời Trần có “Thuật hoài”, “ Khấp Hưng Đạo Vương” của Phạm Ngũ Lão; “ Giới Hiên thi tập” của Nguyễn Trung Ngạn Đến thời Lê các tác phẩm xuất hiện với số lƣợng lớn nhƣ: “ Hƣng Hoá xứ phong thổ” của Hoàng Bình Chính; “ Nham Khê thi tập” của Vương Sư

Bá; “Đại Việt sử kí toàn thƣ”, “47 mục giáo điều” của Phạm Công Trứ;

“Nghiã Xuyên quan quang tập” của Đào Nghiễm; “ Mạn hứng” của Trình

Phong; “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm; “Hoàng hoa nhã vịnh”, “

Bắc sứ hiệu tần thi” của Lê Hữu Kiều; “Hải Thƣợng y tông tâm lĩnh”,

“Thƣợng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác

Thời Mạc những tác phẩm đáng lưu tâm có “ Vịnh sử thi tập” của Đỗ

Nhân; với mười bài thơ trong “Toàn việt thi lục” của Lê Tuấn Ngạn; ba bài thơ trong “Toàn việt thi lục” của Đào Công Soạn

Sang đến thời Nguyễn, chúng ta có các tác phẩm “Nhuế Xuyên bạch bút thi tập”, “ Nhuế Xuyên tập”, “ Nhuế Xuyên thi tập”, “Nhuế Xuyên văn tập” của Nguyễn Khắc Trạch; “ Hào Xuyên Hầu thi tập”, “Hoạ hồ tập” của Bùi Thực; “Thuấn Thiều thi văn tập” của Hoàng Văn Mỹ; “Sử triều ngâm lục”, “Thiên nam lịch triều hội tuyển” của Nguyễn Đình Tố; “ Gia lễ”, “ Quan đào thi tập” của Trần Tú Dĩnh; “ Học ngâm tồn thảo binh”,

“Hoạ hồ tập” của Phạm Đình Trạc; “ Đồng Giang ất tiến sĩ Phan tướng công tập cảo”, “ Phƣợng minh tập” của Phan Văn Ái; “ Phạm Đôn Nhân nguyên thảo”, “ Nghĩa Khê thi tập” của Phạm Sĩ Ái; “Thái Bình tỉnh thông sử”, “ An Nam sơ học sử lƣợc” của Phạm Văn Thụ; “ Hữu Trúc thi tập”, “ Yên đài anh hoại”, “ Hải phái thi văn tập”, “ Bùi tiên sinh thi tập” của Bùi Ngọc Quỹ; “ Trúc Vân thi văn tập”; “ Hương Sơn nhật trình ca” của Chu Mạnh Trinh; “ Bi nhu quận phương trích lục”, “ Hoa trình thi tập” của Nguyễn Gia Cát; “ Đại Việt cổ kim diên cách địa chí khảo” của Nguyễn Tuỵ Trân; “Cao Man thế thứ kỉ lƣợc” của Tô Ngọc Huyễn; “ Minh Mệnh chính yếu”, “ Nam hành tập”, “ Bắc hành tập” của

Qua đây, chúng ta thấy sự phát triển của văn học và văn hóa không bao giờ tách rời quan hệ truyền thống, không bao giờ tồn tại trong thế đơn lẻ mà nó luôn có sự giao thoa và ảnh hưởng của một nền hay một giai đoạn văn học nào đó Ở Hƣng Yên cũng vậy, nền văn học trên mảnh đất “Đô thị Tiểu Tràng An” xuyên suốt một quá trình lịch sử lâu dài và để lại những nét đặc trƣng riêng Nó hiện lên nhƣ bộ mặt tinh thần để chúng ta có thể soi tỏ lịch sử, cũng như văn hóa trong từng giai đoạn Bởi tất cả đều được văn học đương thời phản ánh một cách chi tiết và xác thực Hiển nhiên, đó là sản phẩm đƣợc kết tinh qua những thăng trầm của lịch sử, qua sự tiếp biến của nền văn học trước Đa số các tác phẩm trên đều thuộc lĩnh vực văn học, một số ít thuộc lĩnh vực sử địa, triết học, hay xã hội học Mà càng về giai đoạn sau các tác phẩm vượt ra khỏi khuôn khổ văn chương thể hiện chí, tình xuất hiện thêm càng nhiều, qua đó góp thêm vào những tác phẩm có tính chất nghiên cứu về sử tịch, địa lý của địa phương nhiều hơn Tất cả điều đó âu cũng do nhận thức chung trong từng thời điểm lịch sử khác nhau mà ra

1.3 Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 -1919

Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 -1919

1.3.1 Các dữ liệu liên quan đến Hán Nôm giai đoạn 1884 - 1919

Những năm 1884 – 1919, văn đàn Hƣng Yên phát triển khá mạnh mẽ và phong phú Điều đó ngoài tác nhân nội tại của từng tác gia thì một tác nhân nữa cũng khá quan trọng Đó là việc cổ súy nền học vấn trên mảnh đất này được chú ý nhiều hơn Đầu tiên có thể kể đến việc dựng bia lưu danh các vị đại khoa trong tỉnh vào ngày 21 tháng giêng năm Mậu Tý, niên đại Đồng Khánh thứ 3 ( 1888) do Hoàng Cao Khải chủ trì Sau đó đến việc thành lập hội Tao Đàn Hƣng Yên vào 1905 do Tuần phủ Lê Hoan tổ chức Có thể nói, việc lập bia đá tại Văn miếu xứ Đằng đã nhƣ một nguồn động lực khuyến khích những nho sĩ trong tỉnh chuyên tâm hơn vào việc đèn sách, nhƣng bên cạnh đó nó cũng góp phần làm sống lại nền Nho học vốn có từ hàng trăm năm trước trên mảnh đất này Bia Văn miếu Xích Đằng có đoạn ghi “ 藤 城 文 廟

建 自 設 省 初 宮 墻 古 矣 凡 事 創 則 略 物 久 則 壞 理 報 然 也 壞 者 修

闕 者 補 其 在 後 起 乎” (Đằng thành Văn miếu kiến tự thiết tỉnh, sơ cung tường cổ hỹ Phàm sự sáng tắc lược, vật cửu tắc hoại, lý thế nhiên dã Hoại giả tu, khuyết giả bổ, kì tại hậu khởi hồ.) “Văn miếu Đằng thành được xây dựng từ khi tỉnh mới thành lập, vốn là nơi cung tường xưa Phàm sự gì mới làm thì sơ sài, lâu thì hư nát, lẽ tự nhiên là thế Hỏng thì sửa, thiếu thì bổ sung, việc đó sẽ được làm sau này” Nhờ việc cải tạo văn miếu đã giúp cho tỉnh Hƣng Yên trong một thời gian không dài xuất hiện thêm khá nhiều ông nghè, ông cử mới Những người này đã thổi vào nền văn học đương đại ở đất Hưng Yên một tư tưởng mới hơn so với trước, tư tưởng “ Nghệ thuật vị nhân sinh”

Nhƣng có lẽ, sự nở rộ văn học thực sự hơn khi hội Tao Đàn ra đời Hội này có tên đầy đủ là hội Tao Đàn Hƣng Yên, một tổ chức đƣợc xây dựng cũng với mong muốn phục hƣng nền Nho học và hội này đã quy tụ khá nhiều nhân vật có tiếng đương thời tham gia như: cha con cụ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Phan Văn Ái… Hội Tao Đàn Hƣng Yên được thành lập vào thượng tuần tháng 3 năm Ất Tỵ (1905) theo ý tưởng của Tổng đốc Hƣng Yên thời bấy giờ là Lê Hoan Ngay sau khi đƣợc thành lập,

Lê Hoan đã cho xây dựng “Bình Thi lầu” giữa hồ Bán Nguyệt ở Phố Hiến để làm chốn bình thơ cho các thành viên trong hội Hơn nữa, Nguyệt Hồ cũng là nơi cảnh đẹp, dễ tạo thi tứ cho các văn nhân sáng tác, nên đây có thể đƣợc coi là nơi thích hợp nhất trên mảnh đất này Bởi vậy, không cần phải là một tao nhân mặc khách, nhƣng khi đặt chân lên Bình Thi lầu ở Phố Hiến du khách có thể nhận ra ngay những nét thơ mộng của hồ Bán Nguyệt Đêm thanh gió mát, nhìn xuống hồ sẽ thấy trăng hiện lung linh, ngửa mặt lên nhìn trời thì cũng gặp một "gương hồ" thăm thẳm trong vầng trăng… Chẳng thế mà Chu Mạnh Trinh có làm bài thơ ca ngợi Đền Mẫu, trong đó có câu nói về cảnh đẹp của Nguyệt Hồ nhƣ sau:

Nhất hồ thu tẩy kính quang viên

Mặt hồ thu đến rửa trong như chiếc gương

Còn trong bài phú Bán Nguyệt hồ, Lê Cù cũng viết:

Bóng nguyệt chênh chênh, tuần tám chín đôi vầng cao thấp, Gương hồ vằng vạc, buổi ba tư một vẻ dưới trên

Chẳng biết có phải do cảnh đẹp dễ gợi nên những ý thơ hay cho tâm hồn thi sĩ hay không? Mà sau khi vừa thành lập hội Tao Đàn, Tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều ở ngay hồ Bán Nguyệt Nhiều học giả vẫn cho rằng, cuộc thi vịnh Kiều mà Lê Hoan tổ chức là nhằm lôi kéo các nho sĩ từ bỏ con đường vận động cứu nước

Dù quan điểm đó có đúng hay không thì cuộc thi thơ này xứng đáng đƣợc xếp vào hạng lớn nhất thời ấy Trong ban giám khảo có cả Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Bài vở từ khắp các địa phương gửi về dự thi rất nhiều.Cuộc thi này đã xuất hiện một tài năng thơ thiên bẩm, đó chính là danh sĩ cự phách của Hưng Yên Chu Mạnh Trinh, người đã đoạt giải nhất trong cuộc thi này

Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian không dài, nhƣng với số hội viên đông đảo, hội Tao Đàn Hƣng Yên đã trình làng khá nhiều tác phẩm có giá trị Đáng tiếc là những tác phẩm còn lưu giữ được đến nay không đầy đủ như vốn có, ƣớc chừng còn lại phần ba, phần tƣ gì đó Nhƣng may mắn, những tác phẩm còn lại đều là những bài thơ vịnh ca ngợi cảnh đẹp của Hƣng Yên ví nhƣ tập “ Văn miếu thập vịnh, Hưng Yên thập cảnh” Tuy nhiên, tác giả của từng bài thơ không đƣợc ghi lại, vì vậy đây có thể coi là tập thơ của tập thể các văn sĩ trong hội Tao Đàn Hƣng Yên thời ấy

Ngoài việc xuất hiện những hội văn thơ ra thì việc phục cổ các công trình kiến trúc trong thời kì này cũng đánh dấu một mốc son cho việc nở rộ của văn học tỉnh Hƣng Yên Nhìn một cách khái quát, chỉ trong một thời gian ngắn trên địa bàn Phố Hiến xƣa ( thị xã Hƣng Yên nay) các công trình có liên quan đến Hán Nôm giai đoạn 1884 - 1919 này còn lưu lại khá nhiều và đa số có liên quan đến tác giả là người Hưng Yên Ví như bức châm thư tại đền Mẫu thuộc phường Quang Trung – thị xã Hưng Yên viết năm Thành Thái 3 (

1892), bức thứ hai lưu lại tại đền Thiên Hậu phường Quang Trung viết năm

Thành Thái nguyên niên ( 1889) và bức thứ ba lưu tại đền Mây phường Lam Sơn, thị xã Hƣng Yên viết năm Bính Thân niên hiệu Thành Thái ( 1896), cả ba bức đều do Cán Thần Chu Mạnh Trinh đề bút Hay nhƣ bốn tấm bia đá “ Trần Đại vương từ cung tiến bi kí” dựng năm Thành Thái 5 ( 1894), “Trần Đại vương, An Hoà hội bi kí” dựng năm Thành Thái 2 ( 1890), “Trần Đại vương từ chung bi kí” dựng năm Thành Thái thứ 3 ( 1892), và “Thiên quan miếu từ bi kí” dựng năm Thành Thái nguyên niên ( 1889) Ngoài ra còn hàng trăm, hàng ngàn câu đối cùng những bức đại tự và châm thư còn lưu giữ trên địa bàn toàn tỉnh Điều đó phần nào thể hiện sự phong phú của Hán Nôm trong giai đoạn này trên mảnh đât Hƣng Yên ngàn năm văn hiến

Tuy thế, việc nở rộ văn học, hay sự lưu truyền những di văn trên trên mảnh đất Hưng Yên cũng như sự xuất hiện hội Tao Đàn, những trào lưu mới chƣa phải là tất cả Nhƣng việc đồng loạt xuất hiện các tác gia Hán – Nôm với từng phong cách sáng tác đặc trƣng đã làm thức dậy ở Hƣng Yên một không khí hẳn khác trước rất nhiều Việc các tác gia Hán – Nôm hoạt động trên từng lĩnh vực riêng biệt đã phần nào làm xuất hiện những nhân tố nổi bật, vƣợt trội và có những tác phẩm đáng đƣợc coi là mẫu mực của cả một thời đại Và để thấy đƣợc cụ thể hơn vấn đề này, chúng ta có thể đi vào tìm hiểu tác gia cụ thể cũng nhƣ những tác phẩm cụ thể sẽ nhìn ra rõ hơn đặc trƣng văn học trên mảnh đất Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 Đồng thời cũng là những bằng chứng xác nhận cho một thời vàng son của mảnh đất Phố Hiến ngàn năm văn hiến khi xƣa

1.3.2 Các nhân vật Hán Nôm giai đoạn 1884 – 1919 Ở Việt Nam hai từ văn học đôi khi đƣợc hiểu nhƣ từ văn hiến, tức là nó bao gồm tất cả những tư liệu trên sách vở, tri thức về loài người thuộc nhiều ngành, nhiều môn của khoa học xã hội Nhƣng thực chất việc hiểu nhƣ vậy sẽ làm cho khối lượng phong phú của kho sách cổ bị lẫn lộn Bởi thế, người Trung Quốc đã hình thành nên môn khoa học mang tên Kinh tịch chí Theo nghĩa gốc thì Kinh là các sách cổ điển phương Đông về triết học, tôn giáo và các sách chuyên môn; tịch là các sổ sách, giấy tờ biên chép những tri thức cần thiết thành một cuốn sách Kinh tịch chí có nghĩa là một tập sách một thiên sách ghi chép, thu thập tên sách, chú thích tuỳ yêu cầu Đó là cơ sở để chúng ta phân định các nhân vật Hán Nôm, tác phẩm Hán Nôm theo lĩnh vực cụ thể Nếu nhƣ ở trên chúng ta thấy sự phong phú của các dữ kiện, các di văn có liên quan đến Hán Nôm thì ở đây chúng ta sẽ lại gặp sự phong phú khác, đó là tập hợp đông đảo các tác gia Hán Nôm với những tác phẩm thể hiện phong cách và dấu ấn cá nhân khá đậm nét trong từng tác phẩm

Giai đoạn năm 1884 – 1919 sau khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam, nền văn hóa và văn học Việt đã chịu ảnh hưởng bởi một luồng tư tưởng mới mang tính bành trướng của Tây Âu.Vì thế, các bậc nho sĩ đã đi vào sáng tác văn, thơ để phục vụ quần chúng, chú trọng đến cái thực, phản ánh tính tình, phong tục, sinh hoạt của dân tộc chứ không bó buộc trong giới quý tộc, triều đình Văn học của các nho sĩ lúc này đã có ý thức chứ không chỉ để giải trí hay tiến thân Sau những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám đã vang lên hồi chuông cảnh tỉnh tinh thần độc lập dân tộc, nó cũng đƣa tới ý thức quốc gia trong văn học Có thể nói, lúc này sức mạnh phương Tây đang lấn át tư tưởng của Trung Hoa từ ngàn xưa Trước bối cảnh đó, vô tình đã sản sinh ra một lực lƣợng sáng tác mới ở Hƣng Yên, một lực lƣợng với vũ khí là ngòi bút ra đời

Nhƣng không phải là tất cả, cho đến tận giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Hƣng Yên mới chỉ xuất hiện một bộ phận nhỏ giới văn sĩ có khuynh hướng tiến bộ lấy văn, thơ để phục vụ quần chúng Còn đại đa số vẫn mang tư tưởng cố hữu coi sự nghiệp khoa cử của mình làm trọng Chỉ tính riêng các nhà khoa bảng từng sống và đỗ đạt trong giai đoạn từ 1884 – 1919, thì trong tỉnh Hƣng Yên cũng có gần trăm vị Nhƣng trong số các nhà khoa bảng này, không phải ai cũng mang sở học của mình ra trước tác Thậm chí một số người không đỗ đạt cao lại trước tác những áng văn thơ có giá trị nghệ thuật cao Điển hình có thể kể đến những nhân vật nhƣ Phan Văn Ái, Nguyễn

Thạc Chi, Ngô Quang Huy, Huyện Nẻ - Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Kế, Hoàng Văn Mỹ, Tô Nha, Nguyễn Văn San, Hoàng Hoa Thám, Phạm Văn Thụ, Nguyễn Thiện Thuật, Bùi Thực, Dương Bá Trạc, Nguyễn Tuỵ Trân, Chu Mạnh Trinh

Nhìn chung, qua số lƣợng nhƣ vừa nêu trên, ta dễ nhận ra tập hợp các tác gia Hán – Nôm trong tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 1884 - 1919 không thật nhiều Chỉ với gần hai chục gương mặt đại diện cho những tư tưởng sáng tác khác nhau, nhƣng đó lại là tập hợp của gần hai chục viên ngọc để tạo nên một chuỗi ngọc hoàn mỹ trong trào lưu văn học đương đại Với họ, sáng tác nên những tác phẩm chính là sự dồn nén tậm trạng, tâm sự vào ngòi bút mà thành Điển hình nhƣ Cán Thần - Chu Mạnh Trinh một nhà nho tài tử, nổi tiếng về tâm hồn phóng khoáng, tư tưởng lãng mạn, giỏi cả cầm kỳ, thi, họa Bởi vậy sự dồn nén tâm trạng là những kết tinh trong các khúc Đào Hồng – Đào Tuyết, hay với những bài thơ vịnh phong cảnh nhƣ Hương Sơn phong cảnh ca rồi Hương Sơn nhật trình ca, để rồi đến lúc thăng hoa lại thả hồn bay bổng trong “Thanh Tâm tài nhân thi tập” Cái phóng khoáng, hào mại của ông nghè Phú Thị trẻ tuổi này đã một thời nổi danh khắp vùng, nét tài tử ấy thể hiện trong từng dòng viết, sự hào hoa thấy đƣợc trong từng bài ca Vậy mà con người tài tử kia cũng đã không ít lần rời xa sự lãng mạn, ẩn cái chất Nho trong người để quay về với Phật, ông đã từng say trong Hương Sơn động, từng hạ bút đề từ cho biết bao đền miếu, chùa chiền Mỗi lời thơ nhƣ thức tỉnh lòng mộ đạo của con người như trong 藤 牧 笵 祠 堂 記 (Đằng mục Phạm từ đường kí); 寒 林 寺 碑 (Hàn lâm tự bi); 多 禾 祠 勸 文 (Đa Hoà từ khuyến văn); 重 修 鎮 武 觀 (Trùng tu Trấn Vũ quán); 石 磊 寺 僧 舍 題 壁 (Thạch

Tác gia Hán Nôm tiểu biểu ( nhóm tác gia sử địa)

Từ trước đến nay đã có nhiều người nghiên cứu về các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên, nhƣng chƣa có một công trình nào phân chia tác gia theo từng lĩnh vực để nghiên cứu Có thể do số lƣợng tác gia ở Hƣng Yên theo mỗi lĩnh vực có số lƣợng chênh lệch nhau đáng kể Tuy nhiên, qua việc phân chia nhóm tác gia theo từng lĩnh vực, chúng tôi đã đi vào tập chung nghiên cứu đại diện nhóm tác gia sử địa để qua đó phần nào thấy đƣợc tình hình các tác gia Hán Nôm khác ở Hƣng Yên

2.1.1 Tác gia sử học Phạm Văn Thụ

Có thể nói, mỗi người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hưng Yên bao giờ cũng có mối nặng lòng với mảnh đất đã gắn những kỉ niệm của mình từ tấm bé Họ yêu quê hương, yêu đất nước nhưng mỗi người lại có một cách nhìn nhận, cách hành sự khác nhau Có người cho rằng yêu nước, yêu quê hương là phải dùng bạo động để đánh đuổi bè lũ cướp nước Một số người lại sử dụng phương pháp ôn hoà hơn là sống tự chủ nhưng mang lại được lợi ích cho dân cho nước Một trong những gương điển hình cho việc sống ôn hoà nhƣ thế chúng ta có thể kể đến phó bảng Phạm Văn Thụ

Phạm Văn Thụ 笵 文 樹 (1866 – 1930) tự Đàn Viên 檀圓 , hiệu Đông

Bạch Phái (東 白 派), sinh ngày 30/6/1866 (tức ngày 18/5 năm Bính Dần, niên hiệu Tự Đức thứ 19) tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên Đây là một vùng quê nghèo nhƣng từ xƣa đã có tiếng văn vật sánh ngang với vùng Hành Thiện bên Nam Ðịnh ("đông Bạch Sam, nam Hành Thiện"), thuở hàn vi Phạm Văn Thụ đƣợc ông bà nội ngoại và bố mẹ hết sức yêu quý, dạy bảo Ông bà nội thường hay kể chuyện cổ tích, chuyện lịch sử của làng xã, và thân thế sự nghiệp của tổ tiên cho cháu nghe Thân phụ Phạm Văn Thụ là Phạm Xuân Đồng, học rất giỏi, tư chất thông minh khác người, từng thi trúng nhị trường, dân trong vùng khi đó phong ông là một trong bốn “Đường Hào tứ kiệt” (gồm 4 vị: Ngâm, Nhân, Đồng, Trạch) Thời đó, đất nước nhiều biến loạn; thân phụ và thân mẫu của Phạm Văn Thụ luôn chung lƣng gìn giữ nghiệp nhà Hai cụ thường khuyên con cháu: “Dù nếm mật nằm gai cũng phải chăm học, kỳ cho trả được cái thù đèn sách” (Theo gia Phả họ Phạm ở Bạch

Phạm Văn Thụ đƣợc sự giúp đỡ và dạy bảo của gia đình, nên ông chỉ tự học ở nhà Năm 14 tuổi Phạm Văn Thụ đã tỏ ra thông minh hơn người, tính lại rất cần kiệm, chỉ học toàn sách cũ của anh, viết toàn mực than giấy lộn, không muốn tiêu phí đến cha mẹ Khi đã lớn, ông theo các anh đi học, thầy giáo cũng là cậu ruột Phạm Văn Thụ thường làm câu đối rất hay, có lần thầy giáo nói với thân phụ ông: “Không ngờ thằng bé này tài lạ, chắc sẽ hơn chúng mình”

Năm 20 tuổi Phạm Văn Thụ đỗ tú tài khoa Bính Tuất, niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886) Sau khi thi đỗ, ông vừa dạy học làm kế sinh nhai, vừa tìm sách tự học không mệt mỏi, có khi sang Nam Ðịnh dạy học để có thể lui tới làng Hành Thiện học hỏi thêm Khi đó phong trào Cần Vương đang lan rộng, cơ may đến với Phạm Văn Thụ khi ông gặp đƣợc thủ lĩnh quân nghĩa Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật, cậu tú trẻ hỏi về hướng lập thân Ông Tán

Thuật khuyên rằng đã học thì phải đi thi để đỗ đạt, có chức quan để chăm lo cho dân đỡ khổ, đó cũng là cách kẻ sĩ giúp dân giúp nước Từ lời dạy bảo đó, Phạm Văn Thụ lại càng miệt mài đèn sách hơn Năm Thành Thái thứ 3 (1891) trong đợt thi Hương tại trường thi Nam Định, ông đỗ Cử nhân Năm sau được bạn bè quyên góp và đƣợc vợ vay cho lộ phí lặn lội vào Huế thi Ðình (1892)

Tại kỳ thi Hội ở kinh thành Huế, ông đậu Phó bảng cùng khoa với Nguyễn Thƣợng Hiền và đƣợc hậu bổ làm tri huyện Thƣ Trì

Năm 1894, Phạm Văn Thụ đƣợc đổi sang làm tri huyện Thần Khê - Thái Bình Ngay từ ngày đầu ra làm quan, ông đã nghĩ làm những việc có ích cho dân “Phàm những việc lợi cho dân Thái Bình, hết thảy ta được dự phần tài quyết” Khi giải quyết việc, bao giờ ông cũng hỏi ý kiến thân, hào, quốc, lão; ví dụ nhƣ việc sát nhập ở Thái Bình, việc đắp đê chống lụt Ngoài ra, ông còn lập toà Hội đồng để xét thưởng phạt, người có công thì được trọng thưởng, người có tội thì bị phạt Việc làm của ông rất được sự đồng tình của nhân dân

Trong ba năm làm tri huyện Thần Khê, Phạm Văn Thụ đã cho đắp lại đê trong khu vực của tỉnh, đào sông mới … đoạn đê nào cong thì đắp thẳng, đoạn sông nào bị bồi thì khai sâu … khiến nhiều ruộng làm đƣợc hai vụ Ông còn cho đắp đường mới, một đường từ trung tâm tỉnh qua Tân Đệ thông sang Nam Định, một đường từ Phụ Dục thông sang Ninh Giang … huyện nọ sang huyện kia, tổng này sang tổng khác, công việc nhiều nhƣng dân không oán Ông đôn đốc các làng xã gia cố đê kè phòng lụt, những kỳ đê vỡ thì ngày đêm ông chỉ huy tráng đinh hàn khẩu Cứ nông nhàn thì huy động dân chúng và xin thêm tiền gạo cho dân đào mương, bắc cầu, xây cống, làm đường Ông úy lạo nhà nông chăm chỉ nghề nông tang Ông mở mang trường học, cả trường chữ Hán lẫn chữ quốc ngữ và đặc biệt cổ suý việc học chữ quốc ngữ rất mạnh mẽ “Nay gặp dịp mở lò tân học, rèn đám thiếu niên, muốn cho chóng được phổ thông, cần phải dùng bằng quốc ngữ Có chữ nhưng khốn không có sách, biết viết nhưng chưa biết làm văn Nay Thuý Kiều, mai Lục Vân Tiên, ngâm nga vô ích; hết Mạn Lục lại Tam Quốc Chí, in chép thêm phiền Có kẻ hỏi tiếng Việt Nam đã đủ dùng làm sách giáo khoa chưa ? Tôi dám chắc lời ca dao sẽ đáng đứng vào bậc cao đẳng được”.Bên cạnh đó, ông còn chú ý đến việc mở các kỳ bình văn thơ, tu sửa văn miếu hàng tỉnh, hô hào bài trừ hủ tục Ông ngăn cấm tệ tham nhũng Những lệ cũ chánh tổng, lý trưởng nộp "lệ phí", lên huyện, tỉnh, thực chất là đút lót, ông sung công quỹ để chi phí việc công ích và phát chẩn cho vùng bị thiên tai, đói kém, đặc biệt là việc mở thêm trường học

Năm 1895, Phạm Văn Thụ đƣợc cử làm tri huyện Duyên Hà Thời kỳ này ông đã tìm hiểu và biết đƣợc tình hình ở đây còn nhiều hủ tục, nhiều kẻ hay xu nịnh nên ông tìm cách bài trừ Ông đã xem xét đơn oan, cứu đƣợc nhiều dân lương thiện Những kẻ thiếu tôn trọng, thiếu lễ phép đều bị ông xử phạt Năm sau, ông đƣợc đổi sang làm tri huyện Phụ Dục Thời kỳ ông làm quan ở đây, nhân dân được hưởng cảnh ấm no, tệ nạn, tội ác đều bị ngăn chặn Đến năm 1897, ông sang làm tri phủ Kiến Xương Tại đây, Phạm Văn Thụ đã nắm tình hình dân chúng, quan lại Ông giải quyết đƣợc nhiều việc đúng đắn, dân phủ rất mến phục Cách tìm hiểu thực tế về dân chúng của ông rất hay, đó là không lộ cho dân biết mình là quan phủ mới, gặp tầng lớp nào thì hỏi việc của tầng lớp ấy, nắm đƣợc tình hình rồi, ông mới giải quyết việc

Các khoản tiền lệ phí, sung công, ông đều đƣa vào công quỹ để lo việc sửa cống, đắp đường, xây lớp học cho dân Ông từng nói “ Ta cốt nhờ được duyên may mà thi thố các việc lợi ích cho dân, không hề hiệp sủng doanh tư”

Về trị an, ông luôn quan tâm đến sông nước, đê điều, cầu, cống Ở phủ, huyện nào ông cũng nắm vững bản đồ địa hình của nơi đó Ngoài ra, mỗi tháng ông lại mở một kỳ thi văn và bình văn cùng các thân sỹ Ở phủ Kiến Xương được hai năm từ 1897- 1899, Phạm Văn Thụ nhận thấy huyện Tiên Hƣng là nơi nghèo nhất tỉnh Thái Bình Ông đã xin về huyện này Trong năm năm, ông đã giúp dân Tiên Hưng xây được bốn mươi cống ở hai bên sông Sa Nông Ông cũng nhiều lần tranh biện với sở Công chính Hà Nội về việc xây cống Thọ Vực, cống Cổ Khúc Ông còn viết giấy điều trần, phân tích việc không có lợi, không nên đào sông Tân Đệ cho thông dài đến Cống Đậu lên quan trên và phân tích cái đƣợc thì quá ít, cái hại thì quá nhiều, vừa tiêu phí, vừa kết oán với dân

Trong thời gian này, Phạm Văn Thụ đã viết “Thái Bình tỉnh thông chí” 太 平 省 通 誌 Cùng với các tác phẩm khác nhƣ: Hải Dương địa dư,

Bắc Ninh tỉnh chí, Sơn Tây tỉnh chí, Hưng Yên nhất thống chí, Hưng Hóa chí lược, Nam Định tỉnh địa dư chí, Hoan Châu phong thổ chí, Nghệ An ký, Thanh Hóa tỉnh chí v.v Phạm Văn Thụ đã góp thêm phần phong phú cho thể loại sách địa phương chí Đây là tác phẩm lớn nhất và cũng là quan trọng nhất của Phạm Văn Thụ Qua khảo sát, chúng tôi bước đầu đánh giá về tình hình của văn bản của tác phẩm này nhƣ sau:

Thái Bình phong vật chí là một trong những sách nằm trong chủ đề địa chí nói trên Ngoài ghi chép về cương giới, địa lý hành chính, phong tục, nhân vật, núi sông, thổ sản v.v như các sách địa chí thông thường khác, Thái Bình phong vật chí còn có một nội dung rất có giá trị mà những sách cùng loại không có, đó là phần ghi chép khá kỹ về những cuộc nổi dậy của nông dân tỉnh Thái Bình thời Cần Vương chống Pháp

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy thông tin về tác giả và nội dung thể hiện ở các văn bản không giống nhau Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng, chúng tôi xin trình bày tình hình văn bản và giới thiệu sơ lƣợc nội dung của sách này

Ngày đăng: 07/12/2022, 11:03