Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Hệ thống camera giám sát an ninh trên thế giới
Tại các nước phát triển hệ thống camera GSAN được lắp đặt hầu hết trên các đường phố, các giao lộ, trên đường cao tốc, tàu điện ngầm, bến xe Bus, sân bay, hải cảng, nhà tù, sân bóng đá… giám sát liên tục 24h/24h mọi nơi công cộng Trung bình mỗi công dân tại nước Anh có 300 lần xuất hiện và được lưu lại trên hệ thống camera GSAN một ngày kể từ khi bước ra khỏi nhà đến đến lúc trở về Không chỉ ở các nơi công cộng, các trường học ở Anh củng sử dụng hệ thống camera quan sát Tiến sĩ Emmeline tiến hành khảo sát
24 trường trung học cơ sở tại một địa phương ở tây bắc nước Anh và nhận thấy 23/24 trường đã có hệ thống camera, trung bình có 20 camera được lắp đặt khắp khuôn viên trường
Sáng ngày 29/03/2010 hai vụ nỗ lớn đã xãy ra tại hai tàu điện ngầm ở trung tâm Moscow làm 39 người thiệt mạng, ngày 31/03 căn cứ theo hình ảnh thu đƣợc từ camera, cơ quan an ninh đã nhận diện 2 sát thủ đánh bom tàu điện ngầm, đó là một người đàn ông 30 tuổi mặc quần áo màu đen, đội mũ lưỡi trai màu đen và hai phụ nữ tuổi khoảng 22 và 45 Người đàn ông được cho là đến từ Bắc Caucasus, còn 2 người phụ nữ đều là người dân tộc Slav
Tại chiến trường Afghanistan Quân đội Mỹ sử dụng ngày càng nhiều camera công nghệ cao từ các máy bay không người lái GSAN mọi diễn biến trên mặt đất Năm 2006, mỗi ngày người Mỹ thực hiện 12 chuyến bay do thám bằng máy bay Predator và Reaper Năm 2009, mỗi ngày họ thực hiện 34 chuyến bay, mỗi tháng truyền về trung tâm chỉ huy hình ảnh thu đƣợc tại chiến trường có tổng thời lượng 16.000 giờ
Tại trung tâm chỉ huy căn cứ không quân Davis – Monthan ở Tucson, Arizona, trực ban đang theo dõi màn trên hình hiện lên cảnh một góc đường ở Afghanistan cách nước Mỹ 14.000 km, bất kỳ một chuyển động khả nghi nào đều được soi rõ từ camera hồng ngoại gắn trên máy bay không người lái ở độ cao 5000m Những hình ảnh do hệ thống camera GSAN ghi đƣợc sẽ truyền về trong lòng nước Mỹ, khi có dấu hiệu khả nghi cần tiêu diệt, trung tâm chỉ huy chỉ cần nhấn nút, trong tích tắc, một quả tên lửa AGM-114 Hellfire lao xuống mục tiêu, tiếng nổ kinh thiên động địa vang lên, người Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh nhẹ nhàng, bí mật, không đối mặt với hiểm nguy và nguy cơ tổn thất về nhân lực
Tại các nước trong khu vực các nước đã có một bước tiến xa về đầu tư trang bị hệ thống camera phục vụ công tác GSAN, đặc biệt là Hàn Quốc, Singapore, Malaisia, và các đô thị lớn của Trung Quốc
- Nghiên cứu phương tiện kỹ thuật giám sát anh ninh trên Thế giới Đây là đề tài nghiên cứu về PTKT phục vụ công tác Công an Trên thế giới do chính sách kinh tế, chính trị của các quốc gia định hướng khác nhau, nên những vấn đề nghiên cứu có nội dung liên quan đến PTKT phục vụ công tác An ninh, Quốc phòng hầu nhƣ đƣợc giữ bí mật Tiếp cận, nghiên cứu một số tài liệu của cơ quan An ninh Liên bang Nga về PTKT chuyên sâu về lĩnh vực camera quan sát, nghe, nhìn Tuy nhiên do cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đặc điểm văn hóa, xã hội của Việt Nam rất khác xa với các nước trên thế giới, đồng thời do vấn đề bí mật về nghiệp vụ nên cho phép đề tài này không phân tích nghiên cứu trên thế giới b) Tại Việt Nam
- Vai trò của phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác Công an
BCA có trách nhiệm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh tiêu diệt mọi âm mưu, hoạt động, tổ chức của bọn phản cách mạng, bọn tội phạm hình sự khác, giữ gìn trật tự an ninh; nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền, bảo vệ Quân đội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ an ninh Tổ quốc Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã được tăng cường, có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm Quốc phòng, An ninh Chính phủ đã phê duyệt một số Quyết định tạo cơ sở pháp lý cho LLCAND phát triển, ứng dụng các thành tựu KH&CN phục vụ công tác CA
Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Kế hoạch tổng thể phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005” giao cho Bộ Công an “….chủ trì xây dựng và triển khai dự án ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ an ninh công cộng giai đoạn đến năm 2005”;
Quyết định số 238/2006/QĐ-TTG ngày 24/10/2006 Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra kiểm soát về trật tự;
Nghị Định số 127/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Nghị định 169/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 về huy động tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ công tác Công an;
Nghị quyết số 04- NQ/ĐU ngày 22/04/1997 của Đảng ủy Công an Trung ƣơng về phát triển KHKT&CN trong LLCAND Nghị quyết khẳng định: “Phải xây dựng lực lƣợng khoa học - công nghệ trong Công an thực sự
11 là lực lƣợng trực tiếp chiến đấu Phát triển toàn diện các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học nghiệp vụ Công an, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng chính quy, từng bước tiến lên hiện đại, phục vụ đắc lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Đảng ủy CATW, Lãnh đạo BCA luôn đánh giá cao vai trò của PTKT phục vụ công tác CA Lãnh đạo Bộ giao cho Tổng cục Kỹ thuật chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp Đảng ủy CATW và Bộ trưởng về công tác kỹ thuật, thống nhất quản lý Nhà nước công tác kỹ thuật trong CAND, trực tiếp tổ chức đảm bảo kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác chiến đấu và xây dựng LLCAND
Tình hình nghiên cứu, ứng dụng PTKT GSAN nói chung và hệ thống camera GSAN công cộng nói riêng nhằm bảo đảm an ninh, an toàn giao thông, chống phá các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, được Đảng ủy, Lãnh đạo BCA đặc biệt quan tâm
- Nghiên cứu phương tiện kỹ thuật trong LLCAND
+ Vũ Văn Khoan Thiếu tướng, PGS TS “Khoa học kỹ thuật, công nghệ và tình báo khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới ”
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác phương tiện kỹ thuật giám sát an ninh trong ngành Công an (Nghiên cứu hệ thống camera giám sát an ninh công cộng do Bộ Công an đầu tƣ, triển khai).
Mẫu khảo sát
Giới hạn quy mô khảo sát: khảo sát thực địa các hệ thống camera tại địa bàn phía Nam (từ Phú Yên trở vào), khảo sát trực tiếp 4 hệ thống camera GSAN công cộng Công an các tỉnh phía Nam Phân tích số liệu khảo sát của:
- 130 hệ thống camera giám sát mục tiêu;
- 520 hệ thống camera cơ động;
- 132 hệ thống camera hỗ trợ tƣ pháp;
- 17 hệ thống camera giám sát an toàn giao thông.
Câu hỏi nghiên cứu
Hiệu quả khai thác các hệ thống camera GSAN công cộng do BCA đầu tư, triển khai tại Công an các đơn vị, địa phương chưa cao Vậy có giải pháp nào để nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống camera GSAN công cộng tại CA các đơn vị, địa phương hay không?
Giả thuyết nghiên cứu
Để nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống camera GSAN công cộng tại
CA các đơn vị, địa phương do Bộ Công an đầu tư, triển khai cần có những giải pháp đồng bộ sau:
- Xây dựng cấu hình hệ thống camera giám sát an ninh công cộng theo quy trình hợp lý bảo đảm tính đồng bộ giữa thiết bị đầu cuối, phương thức truyền dẫn và thiết bị trung tâm, hệ thống có tính mở đáp ứng nhu cầu phát triển
- Xây dựng quy trình lựa chọn công nghệ thích hợp theo từng chức năng, công nghệ nội địa và công nghệ ngoại nhập tạo sự hòa hợp phát triển nhanh, bền vững Thông qua Nghị định thư cấp Nhà nước để tiếp cận các thiết bị giám sát an ninh tiên tiến, hiện đại trên thế giới
- Đổi mới mô hình tổ chức, Quy trình quản lý hệ thống camera giám sát an ninh từ Bộ Công an đến Công An các đơn vị, địa phương
- Giải pháp huy động Tiềm lực KH&CN quốc gia nhằm tận dụng, khai thác các hệ thống camera quan sát do các ban, ngành, tổ chức, cá nhân đầu tƣ trong xã hội phục vụ công tác Công an
- Xây dựng Nghị định quy định về tính pháp lý của các thông tin thu đƣợc từ hệ thống camera cung cấp, Bộ Công an xây dựng Thông tƣ thực hiện cung cấp, chia sẽ thông tin từ các hệ thống camera trong phạm vi toàn quốc.
Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận theo phương pháp hệ thống và cấu trúc
- Phương pháp phân tích tài liệu
+ Thu thập và phân tích các số liệu từ nguồn của cơ quan quản lý an ninh, an toàn thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Công an
+ Thu thập và phân tích các số liệu từ nguồn Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước
+ Thu thập và phân tích số liệu từ sách, báo, tạp chí, internet, các báo cáo khoa học trong và ngoài ngành
+ Phân tích 799 phiếu điều tra thuộc dự án điều tra cơ bản “Điều tra cơ bản thực trạng và nhu cầu trang bị các hệ thống kỹ thuật GSAN trong LL CAND” của BCA
- Phương pháp khảo sát thực địa
Trực tiếp khảo sát hệ thống camera GSAN tại CA các đơn vị, địa phương phía Nam
+ Phỏng vấn trực tiếp Thủ trưởng của cơ quan quản lý an ninh, an toàn thuộc Tổng cục kỹ thuật - Bộ Công an
+ Phỏng vấn trực tiếp Thủ trưởng, cán bộ kỹ thuật trực tiếp quản lý hệ thống camera GSAN công cộng tại một số CA các đơn vị, địa phương.
Kết cấu của luận văn
1 Lý do chọn đề tài
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
9 Kết cấu của luận văn
NỘI DUNG
4 Lý luận Phương tiện kỹ thuật Công an nhân dân
Chương 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT
1 Hệ thống camera giai đoạn 1999-2002
2 Hệ thống camera giai đoạn 2003-2006
3 Hệ thống camera giai đoạn 2007-2009
4 Phân tích kết quả điều tra
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT AN NINH CÔNG CỘNG
1 Những kết quả đạt đƣợc
2 Giải pháp về cấu hình hệ thống
3 Giải pháp về đổi mới công nghệ
4 Giải pháp về công tác quản lý
5 Giải pháp huy động tiền lực quốc gia
6 Giải pháp về xây dựng cơ sở pháp lý
KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Lý luận Hệ thống
Lý thuyết hệ thố ng tâ ̣p hợp các bô ̣ môn khoa ho ̣c (sƣ̉ ho ̣c, kinh tế ho ̣c, sinh ho ̣c, logich ho ̣c, toán học, tin ho ̣c…) nhằm nghiên cƣ́u và giải quyết vấn đề theo quan điểm toàn thể , có căn cứ, khoa ho ̣c và hiê ̣u quả , bao gồm nhiều phạm trù và khái niê ̣m như phần tử, hê ̣ thống, môi trường…
Hệ thống là tập hợp các phần tử, có liên hệ tương tác với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu định trước, trong một môi trường xác định
Hệ thống và phần tử đƣợc hiểu theo nghĩa hết sức rộng rãi Đó có thể là một đối tƣợng vật chất cụ thể, cũng có thể là những vấn đề trong tƣ duy trừu tƣợng nhƣ các kiến thức khoa học, các chính sách kinh tế-xã hội, có thể là các đối tƣợng nghiên cứu của khoa học trong thế giới vĩ mô hay trong thế giới vi
1.1.2 Cấu trúc của hệ thống: Đó là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, nó bao gồm sự sắp xếp các phần tử và xác định mối quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nào đó
Theo định nghĩa này, cấu trúc được hiểu như một bất biến tương đối của hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc nghiên cứu hay thiết lập một hệ thống cả về mặt tĩnh và mặt động Cấu trúc của hệ thống có nhiều loại, tùy thuộc vào mối liên kết và chuyển hóa giữa các phần tử bên trong hệ thống mà có: cấu trúc cơ học, hóa học, cơ thể,
1.1.2.1 Đặc điểm của hệ thống
- Các phần tử trong hệ thống liên kết và tương tác với nhau theo quan hệ nhân quả, nghĩa là mỗi sự thay đổi của một hay một số phần tử đều kéo theo sự thay đổi của các phần tử còn lại, tác động này có thể là trực tiếp hay gián tiếp tùy theo sự quan trọng, vai trò và chức năng của phần tử đó
- Thêm hoặc bớt một hay một số phần tử cũng nhƣ thêm hay bớt một hay một số quan hệ giữa các phần tử đã có sẵn cũng đều kéo theo sự thay đổi các quan hệ còn lại giữa các phần tử khác
- Tính “trồi” của hệ thống (nhƣ̃ng tính chất của hê ̣ thống không có ở các thành phần của nó Tính trồi là đặc trƣng bản chất của tính nhất thể) Điều này có nghĩa là các phần tử có thể khác nhau nhƣng khi hợp thành hệ thống thì tạo nên một thể thống nhất và có tính chất mới khác tính chất của các phần tử Nói cách khác, khi xây dựng các hệ thống nếu biết kết hợp đúng đắn các phần tử thì có thể tạo nên một sức mạnh mới không chỉ bằng phép cộng mà là phép nhân của các phần tử, đặc biệt đối với hệ thống xã hội
- Hệ thống đóng và hệ thống mở: Hệ thống đóng là hệ thống không có quan hệ với môi trường; hệ thống mở tác động tích cực với môi trường
- Hệ thống tĩnh và hệ thống động: Hệ thống tỉnh không có sự thay đổi theo thời gian; hệ thống độngtrạng thái của nó thay đổi theo thời gian
- Hệ thống điều khiển đƣợc và hệ thống không điều khiển đƣợc: Hệ thống điều khiển đƣợc là hệ thống mà trạng thái hoặc hành vi của nó có thể được định hướng tới mục tiêu cho trước Sự định hướng này được thực hiện do các tác động điều khiển từ bên ngoài hệ thống hay do có cơ chế điều khiển tồn tại ngay bên trong hệ thống Hệ thống tự điều khiển bao giờ cũng gồm có hai phân hệ: phân hệ điều khiển và phân hệ bị điều khiển Hai phân hệ này tương tác với nhau
1.1.2.3 Phần tử của hệ thống Đó là bộ phận nhỏ nhất, có tính độc lập tương đối, tạo nên tính hệ thống Để hiểu hệ thống phải biết trạng thái của phần tử và trạng thái các mối liên hệ giữa chúng Khái niệm hệ thống cho phép tách hiện tƣợng, đối tƣợng, quá trình biệt lâp tương đối; tách một mặt của đối tượng với thế giới còn lại và xét đối tƣợng đó nhƣ một hệ thống Nhƣ vậy, trong phạm vi nhận thức, mỗi hiện tƣợng, đối tƣợng hoặc quá trình có thể đƣợc xem nhƣ một hệ thống
1.1.2.4 Chức năng của hệ thống Đó là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra Đó là lý do tồn tại của hệ thống, là khả năng tự biến đổi trạng thái của hệ thống
Hiểu một cách thông thường thì chức năng của hệ thống là những nhiệm vụ chung của hệ thống
1.1.2.5 Trạng thái của hệ thống Đó là tập hợp các tính chất cơ bản của hệ thống xét ở một thời điểm nhất định Trạng thái của một tổ chức (coi nhƣ một hệ thống) là thực trạng của tổ chức đó
1.1.2.6 Quan hệ vào/ra của hệ thống
- Đầu vào của hệ thống: Đó là các loại tác động có thể có từ môi trường lên hệ thống
- Đầu ra của hệ thống: Đó là các phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường
1.1.2.7 Môi trường của hệ thống
- Môi trường là tập hợp các phần tử thuộc những hệ thố ng nằm ngoài hệ thống được xem xét và có quan hệ tương tác với hệ thống được xem xét
- Định nghĩa này đúng với mọi khái niệm về môi trường , bất kể đó là môi trường tự nhiên hoặc môi trường xã hội
- Chuẩn mực của hệ thống: Hệ thống giá trị phù hợp với thuộc tính của hệ thống, đƣợc sử dụng để điều chỉnh hành vi trong hệ thống
1.1.3 Mục tiêu của hệ thống
- Mục tiêu (objective) là sản phẩm mà hệ thống cần tạo ra
- Mục tiêu trả lời câu hỏi: Để làm gì?
- Điều khiển hệ thống là sự tác động có định hướng vào hệ thống, nhằm biến đổi trạng thái của hệ thống theo mục tiêu định trước
- Nhƣ vậy, kết quả cuối cùng của điều khiển hệ thống là sự tác động nhằm thay đổi hành vi của hệ thống
Kết luận: Lý thuyết hệ thống ra đời đã nhanh chóng trở thành mô ̣t công cụ rất quí báu cho các nhà nghiên cứu và quản lý
Lý luận công nghệ
1.2.1 Khái niệm về công nghệ
Có nhiều định nghĩa về công nghệ, xem xét một số định nghĩa sau đây:
- Định nghĩa 1: Theo F.R Root, “công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng đƣợc vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới” [4.3]
- Định nghĩa 2: “công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình hoặc/ và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh” [4.3]
- Định nghĩa 3: Theo Luật khoa học và công nghệ (2000) “công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm” [4.3]
Từ các định nghĩa trên đây có thể đƣa ra một số nhận xét:
- Thứ nhất: các định nghĩa phản ánh kinh nghiệm của các tác giả/ tổ chức khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc cụ thể của họ chúng ta không nên áp dụng máy móc, công nghệ đƣợc xây dựng đáp ứng cho một mục đích cụ thể
- Thứ hai: các định nghĩa về bản chất đều nói tới công nghệ với tƣ cách là tri thức cần có để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Sự khác biệt giữa các định nghĩa nằm ở chổ có coi những vật mang tri thức công nghệ nhƣ con người, tài liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm trung gian, lao động khoa học và công nghệ nằm trong phạm trù công nghệ hay không
OECD chỉ ra rằng về cơ bản có ba loại vật mang công nghệ là con người, tài liệu và thiết bị/ sản phẩm trong hiểu biết và kỹ năng của con người, đƣợc mô tả trong các tài liệu, hoặc „nhúng‟ trong máy móc thiết bị
1.2.3 Thuộc tính của công nghệ
- Công nghệ phổ biến: Kiến thức công nghệ cơ bản của một lĩnh vực;
- Công nghệ đặc thù hệ thống: Công nghệ gắn với hệ thống sản xuất;
- Công nghệ đặc thù của hãng: Tri thức công nghệ không gắn với hệ thống sản xuất cụ thể nào, mà gắn liền với môi trường, văn hóa của hãng đó
1.2.4 Dòng lưu chuyển công nghệ
Bảng 1.1: Số liệu dòng lưu chuyển công nghệ
Dòng lưu chuyển Giao dịch thương mại và theo hợp đồng
A B C 1 Giáo dục và đào tạo (A)
5 Hỗ trợ kỹ thuật giữa (B,C,F)
Hợp tác kỹ thuật chính thức(1,2,4,6,7)
Thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật giữa các hãng (2,5,7,8,9,10)
Hợp đồng với các hãng và công ty tƣ vấn kỹ thuật công trình (8,9,10,11,12) Li-xăng pa-tăng (5,7,8,9,10) Mua bán thiết bị (5,11) Đầu tƣ trực tiếp tại các công ty con/liên doanh (1,2,3,5,8,9,10,11)
7 Xuất bản, nghiên cứu kỹ thuật tài liệu, kỹ yếu về Patăng (D,E)
8 Nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, và các dự án (G,H,I)
10 Bản vẽ thiết kế công trình chi tiết, quy tắc và quy trình vận hành (F,G,H,I) III Thiết bị sản phẩm
J K L 11 Máy móc thiết bị, công cụ (J,K,L)
12 Nhà máy dạng chìa khóa trao tay (J,K,L)
Nguồn: OECD (1992) 1.2.5 Đổi mới công nghệ (technological innovation)
- Đổi mới công nghệ là một quá trình qua đó đƣa ra đƣợc sản phẩm mới/ quy trình mới mang lại lợi ích trên thị trường;
- Hoạt động đổi mới bao gồm: Thu nạp công nghệ “tách rời” – thường đƣợc thực hiện mua bán bản quyền sở hữu công nghiệp và thu nạp công ghệ
“gắn kèm” – thường gắn với việc mua sắm, thu nạp thiết bị máy móc hàm chứa nội dung công nghệ
Theo Lall năng lực công nghệ bao gồm:
- Năng lực lựa chọn trước khi đầu tư;
- Năng lực thực hiện dự án;
- Năng lực cải tiến công nghệ;
- Năng lực chuyển giao công nghệ
- Nhà cung cấp: có thể là doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN, chính phủ, các nhà sáng chế độc lập Nhà cung cấp trong nước hoặc ở nước ngoài;
- Hình thức cung cấp: có thể là thị trường hoặc phi thị trường, thậm chí pháp luật các nước thường có những quy định cung cấp công nghệ bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp.
Lý luận Quản lý
- Theo PGS TS Phạm Ngọc Thanh “Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng bằng những công cụ và phương pháp khác nhau theo một quy trình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường”
- Theo F W Taylor “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”
- Có thể ví quản lý nhƣ một cây cổ thụ mà gốc rễ của cây là những tƣ tưởng triết học sâu xa về con người và tổ chức, còn các cành cây của nó là các môn quản lý chuyên ngành Những lý thuyết quản lý của nhân loại ngày cành phong phú do tác động của môi trường kinh tế - xã hội
1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của quản lý
Theo PGS TS Phạm Ngọc Thanh (bài giảng môn Các học thuyết Quản lý)
Vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
- Khoa học: tuân thủ các quy luật, nguyên lý
- Nghệ thuật: thông qua phong thái, cách thức của chủ thể tác động, mang tính liên ngành, sử dụng kiến thức của nhiều môn khoa học
- Kỹ thuật của quản lý: không khác nhau về mặt xã hội
- Đó là nghiên cứu của chủ thể mang quyền uy đối tƣợng
- Khái niệm: chức năng quản lý hình thành từ hoạt động tất yếu của chủ thể, xuất phát từ sự phân công chuyên môn hóa, nhằm tác động vào đối tƣợng để đạt mục tiêu
Sơ đồ 1.2: Quản lý theo quan điểm hệ thống
Vào Ra (mục tiêu) Điều khiển Phản hồi
Có 7 chức năng quản lý gồm:
1 Dự báo: là chức năng tiền đề: Năng lực của người lãnh đạo đứng đầu; Thông tin; Vận động của mục tiêu quản lý;
2 Kế hoạch: là chức năng trung tâm;
6 Điều chỉnh: Tránh điều chỉnh liên tục, bảo thủ, trì trệ;
Bảy chức năng tạo thành một hệ thống, chức năng trước bổ sung cho chức năng sau:
1.3.2.4 Nguyên tắc quản lý Đối tƣợng quản lý
Nguyên tắc là chuẩn mực do chủ thể đƣa ra và buộc đối tƣợng thực hiện Gồm 5 nguyên tắc:
1 Tập trung dân chủ: Tập trung (quyền lực hành động, mục tiêu, tổ chức, nhận thức); Dân chủ để phát huy sáng tạo các thành viên trong tổ chức;
2 Kết hợp hài hòa các lợi ích;
3 Kết hợp chặt chẽ các phương pháp quản lý: Phương pháp hành chánh tổ chức; Phương pháp kinh tế; Phương pháp giáo dục, thuyết phục;
4 Nắm bao quát, toàn diện, tập trung xử lý những khâu yếu nhất;
5 Có cách nhìn toàn diện để đánh giá
1.3.3 Một số lý thuyết quản lý
- F W Taylor - người Mỹ (1856-1915) được các học giả phương Tây mệnh danh là “cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học” Quan điểm của Taylor “ Quản lý theo khoa học… Đây là sự mở đầu của cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại, một cuộc cách mạng tạo nên bước đi đầu tiên tới quản lý theo khoa học Nó diễn ra theo chiều hướng thay đổi toàn bộ tinh thần, thái độ của cả đôi bên; thay chiến tranh bằng hòa bình; thay sự bất hòa và xung khắc bằng sự hợp tác anh em chân thật, thay tính cảnh giác, bằng niềm tin giữa đôi bên; trở thành bạn, chứ không phải là kẻ thù của nhau; tôi nói rằng quản lý theo khoa học phải được phát triển theo đường lối này”, [4; 91]
- H Fayol - người Pháp (1841-1925) Fayol đưa ra định nghĩa “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” Fayol đề ra 14 nguyên tắc quản lý hành chính thể hiện tính độc lập và sáng tạo cao, và 5 nhân tố ảnh hưởng là những chuẩn mực phổ biến và lý luận của ông trở thành cột mốc quan trọng trong lịch sử quản lý
- M Follet - người Mỹ (1868-1933) Follet đưa ra ba phương pháp chủ yếu để xử lí với mâu thuẫn: áp chế, thỏa hiệp và thống nhất follet khám phá ra một cách tiếp cận nhân bản hơn, toàn diện hơn, năng động hơn về quản lý, cách tiếp cận xuất phát từ triết học và tâm lý học chứ không phải từ kinh nghiệm, làm phong phú hơn cho khoa học quản lý bằng những phạm trù cơ bản nhƣ “thống nhất mâu thuẫn”, “quy luật của hoàn cảnh”, “quyền lực và thẩm quyền”, “trách nhiệm lũy tích”,… Đây là những nốt nhạc của một bản nhạc đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa những người lao động và người quản lý, giữa các nhà lãnh đạo và quản lý, nhằm phát triển các quan hệ con người tốt đẹp nhƣ là một nguồn lực để tăng năng suất và hiệu quả lao động, [4; 139]
- Elton Mayo người Úc (1880-1949) Mayo đại diện trường phái khoa học hành vi, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người Ông xây dựng học thuyết bằng các thực nghiệm mà ông đã tiến hành trong công nghiệp Các thí nghiệm của Mayo chỉ ra một phương pháp nghiên cứu mới, mang tính cách mạng về con người và quản lý, tiến gần tới sự thật về bản chất của con người trong hoạt động, các gợi ý và phương pháp quản lý đề ra có sức thuyết phục cao Nghiên cứu của Mayo đã mở ra “môn học quan hệ con người”, đánh dấu bước ngoặt lịch sử tư tưởng quản lý, [4; 153]
- Barnard người Mỹ (1886-1961), theo đuổi mục đích xây dựng một lý thuyết về tổ chức, ông khẳng định: Phương pháp nghiên cứu của ông là toàn diện vì đƣợc dựa trên triết học và các ngành khoa học khác Triết lý về tổ chức mà ông phát triển đƣợc phổ biến nhƣ là “lý thuyết hệ thống mở” Thuyết tổ chức của Barnard với những nội dung sâu sắc là sự phản ánh các lực lƣợng tinh vi và phức tạp hình thành nên hoạt động của con người, Barnard không chỉ chú ý đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và chuyên môn của tổ chức mà chú trọng tới nhân tố đạo đức, phần đạo đức và tinh thần giao hòa với các mặt khác của tổ chức là điều quyết định tính chất của hoạt động quản lý, [4; 185]
- Simon người Mỹ (sinh năm 1916) đại biểu cho các nhà tư tưởng quản lý thuộc phái hành vi Simon cho rằng, lý thuyết quản lý cần tập trung chủ yếu vào các vấn đề lựa chọn và ra quyết định, việc ra quyết định tạo nên cốt lõi của quản lý, bởi vì việc thực hiện chỉ đến sau khi các quyết định đƣợc đƣa ra xem công việc gì sẽ đƣợc làm, ở đâu, nhƣ thế nào và bởi ai, vấn đề ra quyết định thông qua tất cả các cấp quản lý với sự thay đổi về tính chất và phạm vi lựa chọn Bằng lý thuyết của mình, Simon đã khẳng định sự có ích của thuyết hành vi đối với sự phát triển của khoa học quản lý chung, [4; 189]
- Wiliam Ouchi người Mỹ là người phát hiện ra vai trò quan trọng của yếu tố văn hóa trong hoạt động quản lý Ông đƣa ra thuyết Z là sự thực hiện, là quá trình công nghệ chuyển từ doanh nghiệp kiểu A đến kiểu Z Ông lý giải: Văn hóa của doanh nghiệp bao gồm một tập hợp biểu tƣợng, nghi lễ và huyền thoại cho phép truyền đạt đến người làm việc các giá trị và niềm tin nội thân của xí nghiệp Thuyết Z đã chứng minh rằng, ngững người lao động sung sướng là chìa khóa tạo nên năng suất ngày một cao, [4; 240]
- Trong thời đại hiện nay, các nhà quản lý đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về tài chính, công nghệ, thương mại, marketing, tổ chức lao động, cơ chế bộ máy tổ chức và nhân sự….Làm thế nào để kết hợp nhiều người lại với nhau thúc đẩy một tổ chức phát triển, đạt hiệu quả cao nhất Đó là vấn đề căn bản của khoa học quản lý.
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT AN NINH 48 2.1 Hệ thống camera giai đoạn 1999-2002
Hệ thống thiết bị
Các hệ thống camera GSAN công cộng đƣợc đầu tƣ trang bị với cấu hình phổ biến từ 08 đến 12 camera Các hệ thống triển khai cơ động lâm thời có cấu hình 12 - 16 camera Các thiết bị trong hệ thống đƣợc nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, do các hãng: Sanyo, Panasonic, Lilin, sản xuất
Chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về cấu hình hệ thống của Công an các đơn vị, địa phương, số lượng ít, nhiều địa điểm trọng yếu không đủ số lượng camera lắp đặt để GSAN phục vụ công tác
Cấu hình hệ thống thiếu đồng bộ, thiết bị đƣợc lắp ghép từ nhiều hãng sản xuất
Truyền dẫn tín hiệu điều khiển, cấp nguồn bằng cáp đồng, truyền dẫn tín hiệu Video, Audio bằng cáp đồng trục chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc
Với những điểm quan sát có khoảng cách truyền dẫn tín hiệu từ camera về trung tâm quan sát ≤ 200m truyền dẫn bằng cáp đồng và cáp đồng trục cho chất lƣợng chấp nhận đƣợc, trung thực Độ bền cao, ít gặp sự cố, không thông qua các thiết bị chuyển đổi tín hiệu trung gian
Triển khai thi công lắp đặt đơn giản, không đòi hỏi máy móc hỗ trợ phức tạp, không cần cán bộ có trình độ cao
Gíá thành rẻ, tiết kiệm chi phí
Phương thức truyền dẫn bằng cáp đồng và cáp đồng trục có rất nhiều nhƣợc điểm, mỗi camera quay quét phải sử dụng 10 sợi cáp mới khai thác hết các chức năng điều khiển, hầu hết cáp được chôn âm tường trong nhà và sâu dưới đất ngoài trời, dù được lắp đặt trong ống nhựa bảo vệ, nhưng sau một thời gian sử dụng, nước vẫn có thể thẩm thấu qua các mối nối, hoặc hơi nước động lại trong ống nhựa bảo vệ Do không có các loại cáp video, audio chôn ngầm chuyên dụng được sản xuất chống thấm nước, trong thực tế chỉ sử dụng các loại cáp thông thường nên chỉ một thời gian từ 2 đến 3 năm chất lượng cáp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sợi đồng bị oxy hóa, chất lượng hình ảnh xuống cấp bị mờ, nhiễu, tín hiệu kém không khai thác hiệu quả
Với những điểm quan sát có khoảng cách truyền dẫn tín hiệu về trung tâm quan sát lớn hơn 200m tín hiệu video sẽ không đảm bảo chất lƣợng
Phương thức truyền dẫn này đang ngày càng không phù hợp với điều kiện thực tế do các hệ thống GSAN hầu hết đang đƣợc xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp đáp ứng yêu cầu giám sát khu vực rộng lớn, khoảng cách từ các điểm đặt camera về đến trung tâm quan sát từ 200m đến 1000m, hiện nay có những điểm lắp đặt camera cách trung tâm đến 10.000m, 50.000m
Truyền dẫn bằng phương thức cáp đồng và cáp đồng trục có nhược điểm khá phổ biến là bị can nhiễu trong môi trường sóng điện từ, đặc biệt là các hệ thống đƣợc triển khai gần các trung tâm viễn thông nhƣ đài phát thanh, đài phát sóng công suất lớn
- Hệ thống chống sét chƣa đƣợc coi trọng, chủ yếu chỉ đƣợc trang bị 01
51 thiết bị cắt lọc sét thứ cấp: Thiết bị Proline 200kA - 30A 1 pha do Công ty Vật tư Bưu Điện Việt Nam sản xuất; chống sét các nguồn tín hiệu Video, Audio, điều khiển, điện thoại nội bộ không đƣợc trang bị
- Hệ thống tiếp đất tại trung tâm chỉ trang bị 06 cọc sắt mạ đồng tiêu sét và 20m dây cáp đồng trần 50mm 2 , kết nối giữa dây cáp đồng và cọc tiêu sét bằng kẹp cáp, điện trở tiếp đất theo kết quả đo bằng đồng hồ chuyên dụng thường đạt ≥ 20 , trong khi đó yêu cầu kỹ thuật phải đạt ≤ 04 Các camera lắp đặt ngoài trời không đƣợc trang bị chống sét trực tiếp và lan truyền
- Trong giai đoạn này thực tế những hƣ hỏng do nguyên nhân sét là phổ biến có nhiều hệ thống tại các khu vực Tây Nguyên tổn thất rất lớn
Nguồn điện tại trung tâm: Cấp nguồn 220VAC cho các thiết bị: bộ chia, bộ tổng hợp hình, bộ điều khiển, đầu ghi hình, màn hình quan sát từ nguồn lưới điện ưu tiên, dùng 01 bộ ổn áp Lioa 10KVA ổn áp nguồn điện xoay chiều, tuy nhiên không trang bị UPS hay nguồn điện máy nổ dự phòng, khi mất điện hệ thống ngừng hoạt động
Nguồn cung cấp cho camera thông thường là 12 VDC được phân phối từ một bộ nguồn chung có thể điều chỉnh điện áp từ 9-15VDC/ 30A
Khoảng cách từ trung tâm đến các camera khác nhau, có camera cách trung tâm 20m, có camera cách trung tâm 300m do vậy điện áp đến tại các camera khác nhau rất nhiều Suy hao điện áp trên đường truyền nên các camera có cự li truyền dẫn xa thường chỉ đạt 9V, hình ảnh sẽ bị kém chất lƣợng Nếu tăng điện áp lên cho các camera ở xa đủ chuẩn 12VDC, các camera ở gần điện áp đã tăng quá mức giới hạn 12VDC, có khi lên đến 16VDC dẫn đến các camera cấp điện áp cao thường bị giảm tuổi thọ, hoặc bị cháy mạch nguồn.
Công nghệ
- Đánh giá công nghệ từ cách tiếp cận thuộc tính của công nghệ: Công nghệ đặc thù của hệ thống, công nghệ gắn với thiết bị
- Trong giai đoạn này hầu hết các hệ thống thiết bị đều có công nghệ analog thuộc thế hệ camera đen trắng, đầu ghi hình VCR sử dụng băng từ, chân đế điều khiển quay quét bằng điện áp
Các hệ thống GSAN đƣợc đầu tƣ trong giai đoạn này hoạt động ổn định, chất lƣợng hình ảnh, âm thanh chấp nhận đƣợc
- Hình ảnh thu đƣợc ở chế độ đen trắng nên không sinh động, đặc biệt là khi sử dụng hình ảnh phục vụ công tác nghiệp vụ cần thiết phải đƣợc nhận dạng không chỉ khuôn mặt mà đòi hỏi phải nhận dạng cả màu sắc áo quần, vật chứng của đối tƣợng và các vật thể xung quanh liên quan đến đối tƣợng
- Chế độ điều khiển quay quét rất chậm do các camera đƣợc lắp đặt trên các đế quay quét bằng motor, bộ điều khiển theo phương thức cung cấp điện áp, thao tác điều khiển bằng các nút nhấn up, down, left, right nên camera chuyển động chậm, không bắt kịp hình ảnh đối tƣợng, khi đối tƣợng di chuyển bằng xe gắn máy hay xe ô tô thì khả năng điều chỉnh camera bám sát đối tƣợng càng khó khăn hơn
- Đầu ghi băng từ thời gian ghi hình tối đa chỉ đạt đƣợc 24h/băng từ
Yêu cầu công tác phải thường xuyên ghi hình 24/24h nên mỗi ngày phải sử dụng 1 băng từ để ghi hình, không chỉ tốn kém về kinh phí, nơi lưu giữ băng từ, khó khăn, chậm trể trong việc tìm kiếm khai thác dữ liệu
- Hình dáng của camera được đối tượng phân biệt rõ phía trước ống kính và phía sau ống kính, phía trước có ống kính quan sát được đối tượng, phía sau và hai bên không quan sát đƣợc, một số đối tƣợng có hiểu biết về kỹ thuật lợi dụng yếu điểm này để có thể vƣợt qua khu vực có gắn camera nhƣng không bị camera giám sát và ghi hình đƣợc
- Năng lực lựa chọn công nghệ trước khi đầu tư: Do các hệ thống có
53 kinh phí đầu tư thấp, nguồn thiết bị thông dụng nên lựa chọn công nghệ trước khi đầu tƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chỉ một số cán bộ đƣợc giao trách nhiệm, chƣa tổc chức các hội thảo khoa học mời các nhà chuyên môn tham gia đánh giá, để chọn lựa đƣợc công nghệ tối ƣu
- Năng lực cải tiến công nghệ: Cán bộ khai thác tại CA các đơn vị, địa phương chưa được đào tạo chuyên sâu nên ít có những cải tiến có hiệu quả
2.1 3 Quản lý 2.1.3.1 Tổ chức triển khai
- Các hệ thống GSAN chủ yếu đều do nguồn nhân lực của Bộ Công an (cơ quan bộ tại Hà Nội) tổ chức triển khai Theo quy định của Lãnh đạo Bộ trong giai đoạn này có hai đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục An ninh (A23) phối hợp tổ chức thực hiện, cán bộ kỹ thuật đƣợc đào tạo chuyên sâu theo lĩnh vực nghiệp vụ công tác của từng đơn vị, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp công tác tốt, tuy nhiên nhiều lúc phối hợp chƣa đồng bộ, phải chờ đợi nhau trong việc triển khai cũng nhƣ tổ chức nghiệm thu bàn giao nên nhiều nơi, nhiều lúc việc triển khai thường chậm kế hoạch
- Cơ quan quản lý của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh (E14B và A23B) có tham gia để tìm hiểu học hỏi, chƣa tự chủ động triển khai đƣợc Mặt khác biên chế cơ quan bộ tại phía Nam (E14B) quá mỏng chỉ có 03 người
- Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị, địa phương chưa tham gia tổ chức triển khai vì chưa được đào tạo hướng dẫn cơ bản, chỉ làm công tác hỗ trợ, lần đầu tiên tiếp xúc thiết bị mới, hầu hết cán bộ địa phương còn rất bỡ ngỡ, lúng túng, thụ động
- Chủ yếu đào tạo qua các lớp tập huấn hàng năm với thời gian từ 4 đến
6 ngày theo các khu vực Bắc-Trung-Nam
Có hai nội dung chính đƣợc thực hiện thông qua lớp tập huấn:
- Đánh giá hiệu quả khai thác của hệ thống GSAN, phân tích sâu sắc các ưu nhược điểm do Lãnh đạo các đơn vị, địa phương tham luận
- Hướng dẫn cán bộ trực tiếp quản lý khai thác hệ thống GSAN của các đơn vị địa phương được học tập lý thuyết cơ bản và được thao tác thực hành trực tiếp trên các loại thiết bị mà đơn vị đang quản lý
- Công tác tổ chức, giáo viên giảng bài lớp tập huấn phía cho địa bàn Công an các đơn vị, địa phương phía Nam đều do cán bộ từ Hà Nội thực hiện
2.1.3.3 Công tác bảo hành, bảo trì
- Công tác bảo hành do các nhà cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm, đối với các hãng sản xuất thiết bị có đại diện chính thức tại Việt Nam thì công tác bảo hành có nhiều thuận lợi hơn nhƣ: kịp thời thay thế, sửa chữa thiết bị hƣ hỏng, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp và kịp thời trực tiếp đến hiện trường can thiệp xử lý Đối với các hãng sản xuất không có đại diện tại Việt Nam công tác bảo hành có nhiều khó khăn, thiết bị cần sửa chữa, thay thế phải gửi về hãng sản xuất, mất nhiều thời gian, gián đoạn hoạt động
- Công tác bảo trì hệ thống GSAN trong giai đoạn này rất bị động do không có nguồn thiết bị vật tƣ dự phòng thay thế khi có sự cố hƣ hỏng, cán bộ kỹ thuật tại chổ hầu nhƣ không khắc phục đƣợc Thủ tục hành chính phức tạp: các đơn vị, địa phương lập công văn thông báo về cơ quan chức năng quản lý của Bộ thông báo hệ thống bị hƣ hỏng; cơ quan quản lý nhận đƣợc công văn, xử lý công văn, điều động cán bộ xuống địa phương khắc phục Công tác sửa chữa chỉ cố gắng hết mức về năng lực khắc phục , không có thiết bị thay thế nên một số hệ thống không duy tŕ đủ cấu hình trang bị ban đầu Thời gian đáp ứng từ khi hệ thống có sự cố đến khi khắc phục với bộ máy quản lý hành chính hiện nay thông thường mất khoảng 10-30 ngày Đối với công tác phục vụ chiến đấu của ngành Công an, thời gian quá chậm trể
- Thiết bị, nguồn nhân lực bảo trì cho các hệ thống GSAN tại địa bàn phía Nam đều do cán bộ kỹ thuật tại Hà Nội phân công vào trực tiếp thực hiện, chậm trể về thời gian, tốn kém kinh phí
Hệ thống camera giai đoạn 2003-2006
2.2.1 Hệ thống thiết bị 2.2.1.1 Cấu hình hệ thống
Các hệ thống GSAN công cộng đƣợc đầu tƣ trang bị với cấu hình phổ biến từ 12 đến 16 camera Các hệ thống cơ động triển khai có cấu hình 16-24 camera Các thiết bị trong hệ thống đƣợc nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan,
Mỹ do các hãng: Pelco, Sanyo, Panasonic, Cheaper, Picaso sản xuất
Cấu hình đước đầu tư tăng nhiều hơn giai đoạn trước, một phần nào đáp ứng được nhu cầu củaCA các đơn vị, địa phương
Hệ thống không đồng bộ, trong một “phần tử” thiết bị lắp ghép sản phẩm của nhiều hãng sản xuất, thiết bị trung tâm không mang tính mở rộng, khi có nhu cầu tăng cường thiết bị không đáp ứng được
Kết hợp cáp đồng trục từ Hàn Quốc cho các camera cố định, các camera quay quét sử dụng thu phát vô tuyến của hãng Cheaper - Đài Loan
- Với truyền dẫn cáp đồng trục nhƣ đã nói ở phần trên
- Với phương thức vô tuyến: Tín hiệu camera được truyền về bộ phát tín hiệu bằng cáp đồng trục, gắn ngay trên cột bên cạnh camera, từ bộ phát tín hiệu được truyền về bộ thu đặt tại trung tâm chỉ huy Với phương pháp kết hợp này đã đơn giản trong việc tổ chức triển khai lắp đặt, rút ngắn thời gian tổ chức triển khai, khắc phục được những hạn chế so với phương pháp truyền dẫn bằng cáp đồng chôn ngầm
Với phương thức vô tuyến: Thiết bị do Đài Loan sản xuất chất lượng kém, cự ly truyền dẫn hoạt động với khoảng cách dưới 300m, hư hỏng thường xuyên xảy ra
- Hệ thống chống sét chƣa đƣợc coi trọng hơn, ngoài 01 thiết bị cắt lọc sét nguồn điện Proline 200kA - 30A 1 pha do Công ty vật tư Bưu điện Việt Nam sản xuất, một số hệ thống đƣợc trang bị thiết bị chống sét trực tiếp chủ động IONFLAT gắn trên trụ an ten tam giác cao 25m-50m
- Đƣợc trang bị thiết bị chống sét các nguồn tín hiệu Video và băng chống quá áp cho điện thoại nội bộ, các camera lắp đặt ngoài trời đƣợc trang bị chống sét trực tiếp bằng kim chống sét cổ điển
- Chƣa trang bị thiết bị chống sét lan truyền các nguồn tín hiệu Audio, và tín hiệu điều khiển
- Hệ thống tiếp đất tại trung tâm đƣợc trang bị 12 cọc sắt mạ đồng tiêu sét và 20m dây cáp đồng tiết diện 50mm 2 , kết nối giữa dây cáp đồng và cọc tiêu sét bằng phương pháp hàn hóa nhiệt
Trong giai đoạn này camera và bộ thu, bộ phát đều sử dụng điện áp 220VAC, khắc phục được nhược điểm suy hao điện áp trên đường truyền dẫn
Tuy nhiên nhƣợc điểm khi sử dụng điện áp 220VAC kéo dài trên các tuyến cáp dễ gây chập điện, cháy nổ, không an toàn
2.2.2 Công nghệ Đặc điểm chính của giai đoạn này là chuyển đổi công nghệ của hệ thống GSAN công cộng bao gồm:
- Từ hệ thống camera đen trắng sang hệ thống camera màu;
- Đầu ghi hình băng từ sang ghi hình kỹ thuật số (DVR);
- Thiết bị điều khiển camera quay quét bằng điện áp sang thiết bị điều khiển kỹ thuật số
- Giai đoạn đầu 2004-2006, việc chuyển đổi công nghệ gặp nhiều khó khăn vì các thiết bị, công nghệ mới hầu nhƣ chƣa đƣợc thử nghiệm trong điều kiện môi trường đặc thù công tác nghiệp vụ Kinh phí đầu tư cho mỗi hệ thống camera GSAN tăng cao, điều kiện tài chính không đủ để đầu tƣ các hệ thống đồng bộ sản xuất tại Mỹ hoặc Nhật Bản nên hầu hết các hệ thống đƣợc thiết kế, đầu tƣ thiếu đồng bộ với thiết bị chất lƣợng thấp có xuất xứ từ Đài Loan, Hàn Quốc nhƣ: chân đế, vỏ bảo vệ camera; thiết bị thu phát vô tuyến…
- Thay đổi quan trọng trong giai đoạn này là Lưu dữ liệu được chuyển qua lưu vào ổ đĩa cứng với dung lượng Gb kéo dài thời gian ghi hình, thông thường mỗi DVR có 2 ổ đĩa cứng mối ổ đĩa có dung lượng 220 Gb, thời gian ghi hình cho 16 camera từ 8 đến 15 ngày tùy theo chế độ ghi; mặt khác truy xuất dữ liệu hết sức thuận tiện, nhanh chóng, phần mềm quản lý cho phép truy xuất theo năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây thông qua cửa sổ nhập lệnh
- Về tốc độ quay quét, zoom, focus đƣợc tăng lên rất nhiều, đáp ứng yêu cầu bám đuổi theo mục tiêu, hiển thị rõ các chi tiết hình ảnh của đối tƣợng
- Phương pháp điều khiển quay quét bằng Joystick rất linh hoạt, điều khiển ống kính di chuyển mọi góc độ theo ý muốn một cách nhanh chóng
- Sử dụng các thiết bị camera dome camera, với hình dáng bên ngoài hình cầu, nắp che bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa có màu đen nên nhìn từ bên ngoài không phát hiện đƣợc vị trí góc nhìn của ống kính
- Các hệ thống đƣợc đầu tƣ trong giai đoạn này hoạt động chƣa thật ổn định do thiếu tính đồng bộ, chất lƣợng hình ảnh thời gian đầu sau khi lắp đặt rất tốt, tuy nhiên do độ bền không cao, nên chỉ một thời gian chất lƣợng xuống cấp, đặc biệt là quan sát ban đêm camera với chế độ day/night hình ảnh tại thời điểm thiếu ánh sáng có màu sắc bị nhòe, độ nét không cao, ban đêm tự động chuyển sang chế độ đen trắng, không nét bằng camera đen trắng
- Các hư hỏng thường xuyên xãy ra từ bộ thu phát vô tuyến với hai lý do, nguyên nhân đầu tiên có thể kết luận là do lựa chọn nhà cung cấp thiết bị chƣa phù hợp Thiết bị thu phát nhãn hiệu Cheaper do Đài Loan sản xuất chất lƣợng không cao, khi xảy ra sự cố hƣ hỏng khắc phục rất khó khăn Nhà sản xuất không có đại lý phân phối tại Việt Nam nên không có thiết bị thay thế kịp thời, không sửa chữa đƣợc, nhiều lúc, nhiều nơi do nhu cầu cấp thiết phải kéo cáp đồng, cáp đồng trục tạm thời thay thế đường truyền vô tuyến
- Tại thời điểm này trên thị trường có nhiều nhà sản xuất thiết bị DVR chất lƣợng cao nhƣ Pelco (USA), Sony (JAPAN) tuy nhiên do giá thành rất cao nên cơ quan tham mưu đề xuất lựa chọn thiết bị PICASO do Hàn Quốc sản xuất giá thành hợp lý, có các tính năng đáp ứng yêu cầu đặc biệt là chức năng 16 đường Audio Qua khai thác một số yếu điểm bộc lộ đó là, phần cứng thường hỏng card nguồn và card Video, card nguồn thông dụng trên thị trường thay thế dễ dàng nhanh chóng, riêng card Video không có nguồn thay thế
Phần mềm máy thường hay bị treo do phần mềm được cài đặt trên nền PC
Trong giai đoạn này do có sự phân cấp quản lý: Phòng 5, Cục E14 chịu trách nhiệm quản lý địa bàn Công an các tỉnh từ Bình Định trở ra và cơ quan
Hệ thống camera giai đoạn 2007-2009
Trong giai đoạn này qua thực tế nhiều năm cơ quan quản lý (E14) đã tập hợp tình hình, đánh giá kết quả báo cáo Lãnh đạo Bộ và đề xuất những định hướng cụ thể phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng đa dạng phức tạp, và phát sinh hoàn toàn mới theo sự phát triển của KH&CN, tham khảo các mô hình quản lý hệ thống GSAN hiện đại của các nước tiên tiến
Ngoài những cấu hình hệ thống GSAN thông thường trước đây một yêu cầu mới đƣợc đặt ra là tiếp cận nghiên cứu và triển khai hệ thống camera giám sát an toàn giao thông, phát hiện lỗi vi phạm giao thông nhƣ có khả năng giám sát các phương tiện lưu thông vượt quá tốc độ, vượt đèn đỏ, chạy sai làn đường quy định, chạy vào đường cấm, chạy ngược đường, vượt quá tải trọng quy định, đổ xe sai quy định, nắm bắt thông tin tất cả các biển số xe lưu thông trên các tuyến đường đối chiếu với danh mục biển số xe lưu dữ trong ngân hàng dữ liệu phát hiện xe gian, xe mang biển số giả, xe đang bị truy nã….Camera đƣợc kết nối về trung tâm thông tin chỉ huy, phân cấp quản lý, in phiếu xử phạt, các quy định để chế tài các chủ phương tiện nộp phạt nhằm giảm tai nạn giao thông, nâng cao ý thức tự giác thực hiện luật giao thông cho mọi người dân
2.3.1 Hệ thống thiết bị 2.3.1.1 Cấu hình hệ thống
- Các hệ thống GSAN công cộng đƣợc đầu tƣ trang bị với cấu hình phổ biến từ 16 đến 32 camera Các hệ thống cơ động triển khai lâm thời có cấu hình 24 - 32 camera Các thiết bị trong hệ thống đƣợc nhập khẩu từ Pelco, Nhật Bản, thiết bị vô tuyến của hãng do các hãng BreezeACCESS – Ixraen
- Trang bị 02 hệ thống tích hợp GSAN trên xe ôtô phục vụ công tác đột xuất, với cấu hình camera có độ zoom số x12, zoom quang x36, truyền dẫn viba vô tuyến đƣợc gắn trên cột an ten thủy lực thao tác rất cơ động
- Tuy nhiên trong cấu hình cơ động đƣợc trang bị tại CA các đơn vị, địa phương, trụ an ten được trang bị tháo, lắp cơ học, thao tác chậm, chỉ lắp đặt đƣợc trên các xe chuyên dụng phù hợp, nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
Sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn: cáp đồng trục, cáp quang, cáp mạng UPT, truyền dẫn vô tuyến
- Phương thức truyền dẫn bằng cáp quang có ưu điểm như sau:
+ Đạt chất lượng hoàn hảo, ít chịu tác động của môi trường, khoảng cách
+ Khoảng cách truyền dẫn xa, suy hao tín hiệu nhỏ, chất lƣợng hình ảnh tốt, trung thực
+ Không bị can nhiễu trong môi trường sóng điện từ
+ Trên một sợi quang có thể truyền dẫn tín hiệu nhiều camera tùy thuộc vào thiết bị chuyển đổi quang điện đầu cuối
Tuy nhiên sử dụng cáp quang có một số nhƣợc điểm sau:
+ Thêm thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang điện
+ Giá thành cáp quang cao hơn cáp đồng và cáp đồng trục
+ Thi công lắp đặt phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao, phức tạp trong thi công, bảo trì, bảo dƣỡng, đặc biệt hàn nối cáp quang phải có máy hàn chuyên dụng giá thành cao, phải tính toán hợp lý nguồn điện, chống sét cho thiết bị chuyển đổi điện quang tại các camera
+ Khả năng gặp sự cố nhiều do tín hiệu video đƣợc truyền thông qua thiết bị chuyển đổi quang điện thu – phát (rất nhạy cảm với điều kiện môi trường và điện áp), ngoài ra các điểm đấu nối quang đòi hỏi độ chính xác cao nên sác xuất hỏng hóc tăng lên đáng kể
+ Do kinh phí hạn chế nên chƣa ngầm hóa đƣợc các tuyến cáp quang, hầu hết đều thi công treo trên các trụ điện, cáp treo không bảo đảm lâu dài vì nhiều đô thị đều có chủ trương ngầm hóa các tuyến cáp Do đó nhiều tuyến cáp gặp sự cố bị xe tải có chiều cao quá khổ kéo đứt, phải hàn nối khắc phục, gián đoạn hoạt động của hệ thống
- Phương thức truyền dẫn bằng vô tuyến có ưu điểm như sau:
+ Đường truyền vô tuyến có chất lượng cao hơn giai đoạn trước, thiết bị Alvarion tích hợp mọi tính năng của các thiết bị vô tuyến từ trước đến nay 6 anten thông minh có độ lợi 9dB, dễ dàng lựa chọn đƣợc tín hiệu với chất lƣợng tốt nhất Đây là sản phẩm đầu cuối nhỏ gọn và cơ động có thể lắp đặt trong nhà, với cấu hình đơn giản, cho phép plug and play, với các giao diện
RJ11 cho các dịch vụ thoại, cũng nhƣ giao diện RJ45 cho dữ liệu, chuẩn 802.11b/g cho dịch vụ WiFi
+ Khoảng cách truyền dẫn xa, chất lƣợng hình ảnh tốt;
+ Triển khai nhanh chóng, rất phù hợp với các cấu hình cơ động
Tuy nhiên phương thức truyền dẫn vô tuyến có những mặt hạn chế sau:
+ Thêm thiết bị chuyển đổi tín hiệu video, audio, tín hiệu điều khiển thành tín hiệu IP tại đầu cuối và chuyển đổi tín hiệu IP thành tín hiệu video, audio, tín hiệu điều khiển tại trung tâm;
+ Giá thành thiết bị cao hơn các phương thức truyền dẫn khác;
+ Bị can nhiễu trong môi trường sóng điện từ và thời tiết;
+ Thi công lắp đặt phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao, phức tạp trong thi công, bảo trì, bảo dưỡng, thông thường phải sử dụng GPS định vị vệ tinh mới chỉnh hướng được các anten thu phát;
+ Khả năng gặp sự cố nhiều do tín hiệu video đƣợc truyền thông qua thiết bị thu phát vô tuyến, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu mƣa, gió, bảo có thể làm tê liệt đường truyền;
+ Đường truyền vô tuyến phải được gắn trên các tru anten cao trên 40m, thi công phức tạp, những nơi không có sẳn trụ an ten phải xây dựng mới tốn kém kinh phí
- Phương thức truyền dẫn bằng cáp mạng có ưu điểm như sau:
+ Thích hợp với camera IP và với những hệ thống có cấu hình camera số lƣợng lớn (hệ thống GSAN công cộng tại Công an TP Hồ Chí Minh bằng phương thức truyền dẫn cáp mạng, với số lượng 480 camera IP);
+ Khoảng cách truyền dẫn xa, suy hao tín hiệu nhỏ, chất lƣợng hình ảnh tốt, trung thực;
+ Kích thước cáp nhỏ, gọn, thi công lắp đặt, đấu nối dễ dàng đơn giản hơn dùng cáp đồng trục và cáp quang Trên một sợi cáp đủ truyền tải tín hiệu video, audio, tín hiệu điều khiển và cấp nguồn cho 1 camera;
+ Sử dụng cáp nhiều đôi chôn ngầm độ bền của tuyến cáp tốt hơn sử dụng cáp quang và cáp đồng trục;
+ Giá thành rẻ hơn sử dụng cáp quang;
Sử dụng cáp mạng có một số nhƣợc điểm sau:
+ Giá thành tuyến cáp giảm nhƣng tốn chi phí đầu tƣ cho thiết bị đầu cuối cao, nên giá thành cao hơn sử dụng cáp đồng trục;
+ Xác suất gặp sự cố nhiều hơn so với sử dụng cáp đồng, cáp đồng trục do tín hiệu video đƣợc truyền thông qua thiết bị chuyển đổi IP;
+ Bị can nhiễu trong môi trường sóng điện từ
Kết quả khảo sát
Theo dự án điều tra cơ bản “Điều tra cơ bản thực trạng và nhu cầu trang bị các hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh trong lực lƣợng CAND” Quyết định số 1539B/QĐ-BCA(E11) của BCA phê duyệt, đƣợc triển khai từ năm 2005 cho đến năm 2009 Nghiên cứu 799 phiếu điều tra thu đƣợc của Công an các đơn vị địa phương trong cả nước cho một số kết quả sau:
2.4.1 Phân tích Số liệu từ DAĐTCB
Bảng 2.2: Số liệu hiệu quả khai thác
TT Tên hệ thống SL Hiệu quả khai thác
1 Hệ thống camera giám sát mục tiêu
4 Hệ thống camera Giám sát giao thông
A: Hiệu quả cao B: Hiệu quả C: Trung bình D: Hiệu quả thấp
2.4.1.2 Nguyên nhân tác động đến hiệu quả
Bảng 2.3: Số liệu nguyên nhân tác động đến hiệu quả
SL Hiệu quả khai thác
1 Hệ thống camera giám sát mục tiêu
4 Hệ thống camera Giám sát giao thông
- Nguyên nhân tác động đến hiệu quả khai thác hệ thống camera GSANcông cộng có vai trò quan trọng đó là công nghệ và công tác quản lý
- Cấu hình hệ thống nhiều nơi có số lƣợng camera quá ít, không đủ bao quát các khu vực cần giám sát, hoặc camera không đạt đƣợc các yêu cầu nhƣ quay quét chậm, tầm quan sát ngắn, hẹp
- Các nguyên nhân khác tác động đến hệ thống là thời tiết, mƣa gió, ban đêm, mất điện, sét, mƣa lũ…
Công nghệ (39,5%) Cấu hình hệ thống (18,8%) Quản lý (24,2%)
2.4.2.1 Hệ thống giám sát mục tiêu tại Công an tỉnh Đăk Lăl
+ Năm trang bị: 2004; Cấu hình: 12 camera;
+ Truyền dẫn: Cáp quang cho camera cố định;
+ Nguồn cấp cho camera: trực tiếp, 220VAC;
+ Chống sét: Chống sét tại trung tâm, chƣa chống sét cho camera
- Công nghệ + Camera màu, thiết bị có công nghệ digital;
+ Camera không không hỗ trợ hồng ngoại;
- Quản lý + Đơn vị quản lý: Đội Viển thông tin học thuộc Văn phòng CA tỉnh;
+ Số lƣợng: 07 cán bộ (02 đại học, 03 cao đẳng, 02 trung cấp);
+ Quản lý: kiêm nhiệm, (đồng thời quản lý viển thông-tin học);
+ Tham gia triển khai: không;
+ Đƣợc đào tạo tập huấn: 03 đồng chí;
+ Sửa chửa, bảo trì: Địa phương chỉ xử lý được các hư hỏng đơn giản, các sự cố khác hầu hết phải nhờ đến cán bộ E14B can thiệp;
+ Đánh giá hiệu quả khai thác: Hệ thống hoạt động có hiệu quả cao
2.4.2.2 Hệ thống giám sát cơ động tại Công an Gia Lai
+ Năm trang bị: 2005; Cấu hình: 8 camera;
+ Truyền dẫn: Cáp quang, vô tuyến;
+ Nguồn cấp cho camera: trực tiếp, 24VAC từ nguồn ACCU;
+ Chống sét: Chống sét tích cực tại trung tâm
- Công nghệ + Camera màu, thiết bị có công nghệ digital;
+ Camera không không hỗ trợ hồng ngoại;
- Quản lý + Đơn vị quản lý: Đội Viển thông tin học thuộc Văn phòng CA tỉnh;
+ Số lƣợng: 05 cán bộ (02 đại học, 02 cao đẳng, 01 trung cấp);
+ Quản lý: kiêm nhiệm (đồng thời quản lý viển thông-tin học);
+ Tham gia triển khai: Kết hợp với cán bộ kỹ thuật E14B;
+ Đƣợc đào tạo tập huấn: 02 đồng chí;
+ Sửa chửa, bảo trì: Địa phương chỉ xử lý được các hư hỏng đơn giản, các sự cố khác hầu hết phải nhờ đến cán bộ E14B can thiệp;
+ Hiệu quả khai thác: Hệ thống hoạt động đạt hiệu quả chƣa cao
2.4.2.3 Hệ thống camara hỗ trợ tư pháp tại Công an Tiền Giang
+ Năm trang bị: 2002; Cấu hình: 24 camera;
+ Truyền dẫn: Cáp đồng, cáp đồng trục, vô tuyến;
+ Nguồn cấp cho camera: trực tiếp, 12VDC;
+ Chống sét: Chống sét tích cực tại trung tâm
- Công nghệ + Camera đen trắng, thiết bị có công nghệ analog
- Quản lý + Đơn vị quản lý: E14 kết hợp với Đội VTTH Văn phòng Công an tỉnh;
+ Số lƣợng: Công an tỉnh 03 cán bộ (01 đại học, 02 cao đẳng);
+ Quản lý: cán bộ của Công an tỉnh kiêm nhiệm; E14 chuyên trách;
+ Tham gia triển khai: Công an tỉnh kết hợp với cán bộ kỹ thuật E14B;
+ Đƣợc đào tạo tập huấn: 03 đồng chí;
+ Sửa chửa, bảo trì: Địa phương chỉ xử lý được các hư hỏng đơn giản, các sự cố khác hầu hết phải nhờ đến cán bộ E14B can thiệp;
+ Đánh giá hiệu quả khai thác: Hệ thống hoạt động đạt hiệu quả cao
2.4.2.4 Hệ thống giám sát giao thông tại Công an Kiên Giang
+ Năm trang bị: 2007; Cấu hình: 16 camera;
+ Nguồn cấp cho camera: trực tiếp, 220VAC;
+ Chống sét: Chống sét tích cực tại trung tâm và tại đầu cuối;
+ Camera đen màu, thiết bị có công nghệ Digital, không hồng ngoại
- Công nghệ + Camera màu, thiết bị có công nghệ digital;
+ Camera không không hỗ trợ hồng ngoại;
+ Sử dụng sóng siêu âm và phần mềm phân tích xác định các lỗi vi phạm Công nghệ mới của Nhật
- Quản lý + Đơn vị quản lý: Phòng CSGT kết hợp với Đội Viển thông tin học thuộc Văn phòng Công an tỉnh;
+ Số lƣợng: Phòng CSGT 03 cán bộ (2 đại học, 1 cao đẳng); Đội Viển thông tin học thuộc Văn phòng Công an tỉnh 5 cán bộ (3 đại học, 2 cao đẳng);
+ Quản lý: cán bộ của Công an tỉnh kiêm nhiệm; E14 chuyên trách;
+ Tham gia triển khai: Công an tỉnh kết hợp với cán bộ kỹ thuật E14B;
+ Đƣợc đào tạo tập huấn: 03 đồng chí;
+ Sửa chửa, bảo trì: Địa phương chỉ xử lý được các hư hỏng đơn giản, các sự cố khác hầu hết phải nhờ đến cán bộ E14B can thiệp;
+ Đánh giá hiệu quả khai thác: Hệ thống hoạt động đạt hiệu quả cao
2.4.2.5 Khảo sát hệ thống GSAN tại một số nước
- Khảo sát từ thành phố Seoul tháng 12/2009 cho kết quả sau: Đầu tƣ trang bị 3000 hệ thống camera CCTV, 541 hệ thống camera đa chức năng, 1.181 hệ thống camera theo dõi phương tiện vượt quá tốc độ Giám sát 2654 giao lộ, ga tàu điện ngầm và trên 110.500 km đường cao tốc
- Khảo sát tại một nhà tù trung tâm thủ đô Kualalumpur - Malaysia có trang bị 725 camera giám sát mọi khu vực giam giữ, ngăn chặn mọi hành vi trốn trại, tự tử, gây mất an ninh trật tự trong trại giam
- Tại Singapore camera đƣợc lắp đặt hầu hết trên khắp các tuyến đường, và các vị trí trọng yếu hầu như không có hình bóng cảnh sát giao thông trên đường phố, khi có vụ việc về tai nạn giao thông, gây mất trật tự, thông qua hình ảnh hiển thị ở trung tâm, cảnh sát xác định vị trí, toàn cảnh vụ
75 việc, thông báo cảnh sát phản ứng nhanh đến ngay hiện trường can thiệp, giải quyết, băng hình ghi lại làm chứng cứ kết tội, xử phạt người sai phạm
- Tại Anh năm 2001 đầu tƣ 950 triệu bảng cho công tác GSAN, năm 2004-2005 mức đầu tƣ là 1,5 tỷ bảng, năm 2007-2008 là 2,1 tỷ bảng
2.4.3 Bàn luận về kết quả
- Phiếu điều tra thuộc dự án điều tra của BCA trong đó có rất nhiều tiêu chí, nội dung Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chỉ tập hợp phân tích bảng hiệu quả khai thác và bảng các nguyên nhân tác động đến hiệu quả
- Hệ thống camera GSAN công cộng hiệu quả cao chỉ đạt 64,7% Vấn đề nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác là rất cần thiết
- Kết quả khảo sát thực tế tại 04 Công an địa phương, nơi có sự quan tâm đặc biệt của ban Giám đốc, các phòng chức năng và khai thác hệ thống có hiệu quả trong nhiều năm với 04 hệ thống có chức năng khác nhau, GSAN mục tiêu Cơ động, Hỗ trợ tƣ pháp và Giám sát an toàn giao thông Và khảo sát một số nước có hệ thống camera GSAN hoạt động hiệu quả
Qua phân tích đánh giá của chương 2, thực trạng hệ thống camera GSAN công cộng do BCA đầu tƣ, triển khai từ năm 1999 – 2009 có những đặc điểm tổng quát nhƣ sau:
- Một hệ thống camera có 3 “phần tử” chính:
+ Thiết bị đầu cuối: camera, chân đế quay quét, hộp bảo vệ, cấp nguồn + Thiết bị truyền dẫn: cáp đồng, cáp đồng trục,
+ Thiết bị trung tâm: bộ chia, bộ tổng hợp hình, bộ ghi VCR, DVR, bộ điều khiển, màn hình quan sát, cấp nguồn, chống sét
- Mỗi “phần tử có vai trò quan trọng”, nếu có sự cố, cả hệ thống ảnh hưởng
- Hệ thống không đồng bộ: camera, VCR (Nhật), đế quay quét, hộp bảo vệ, bộ chia (Đài Loan), Dây cáp (Hàn Quốc) cấp nguồn (Việt Nam)…
- Giai đoạn 1999-2002: công nghệ analog
- Giai đoạn 2002-2006: công nghệ analog + digital
- Giai đoạn 2007-2009: công nghệ digital
- Giai đoạn 1999-2002: cơ quan BCA chủ yếu là E14 Hà Nội Các đơn vị, địa phương chủ yếu hai đơn vị quản lý PA23 và PC35
- Giai đoạn 2002-2006: cơ quan BCA phối hợp giữa E14 Hà Nội và E14B tp Hồ Chí Minh Các đơn vị, địa phương chủ yếu hai đơn vị quản lý PA23 và PC35 có sự phối hợp với PV11
- Giai đoạn 2007-2009 cơ quan BCA Phân công địa bàn quản lý giữa E14 Hà Nội và E14B tp Hồ Chí Minh Các đơn vị, địa phương chủ yếu hai đơn vị quản lý PA23 và PC35, vai trò của PV11 đƣợc đề cao
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC HỆ THỐNG
CAMERA GIÁM SÁT AN NINH.
Những kết quả đạt đƣợc
3.1.1 Các hệ thống camera giám sát Mục tiêu
Giám sát các mục tiêu quan trọng của Đảng và chính phủ, trụ sở UBND, Tỉnh uỷ, Toà án, Công an tỉnh, Ban chỉ huy quân sự tỉnh, Quảng trường phát huy tác dụng tốt giám sát 24/24h mọi di biến động trong phạm vi rộng lớn, phát hiện các hành vi cần ngăn chặn từ xa hoặc cung cấp chứng cứ hình ảnh quan trọng cho công tác điều tra truy tìm tội phạm phá hoại
3.1.2 Các hệ thống camera cơ động
Giám sát an ninh phục vụ cho các chuyên án, bảo vệ các lễ hội, các sự kiện lớn của đất nước phát huy tác dụng tốt, là một biện pháp nghiệp vụ đắc lực cho công tác chỉ huy, đấu tranh với các thế lực thù địch, các phần tử chống đối, các âm mưu khủng bố Các phần tử khích động biểu tình, bạo loan gây rối an ninh, trật tự Bảo đảm an ninh tuyệt đối trong xu thế hội nhập và trong ánh mắt tin cậy của các nước trong khu vực và trên thế giới;
3.1.3 Các hệ thống camera hỗ trợ tư pháp
Giám sát bảo đảm an ninh cho các phiên toà xét xử trọng điểm, giám sát an toàn các can phạm trong quá trình, xét xử chống trốn trại, tự sát, hoặc tổ chức giải thoát can phạm trong quá trình dẫn giải ra toà
3.1.4 Hệ thống camera giám sát an toàn giao thông
Giám sát tự động phát hiện các lỗi vi phạm các phương tiện tham gia lưu thông, xử lý, phân loại thông tin, chuyển thông tin về trung tâm, in các chứng cứ vi phạm an toàn giao thông tiến hành xử phạt, là biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng tại một số địa phương trong những năm gần đây làm cơ sở cho việc đầu tư triển khai diện rộng trên 63 tỉnh thành trong cả nước.