1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH chính sách nhân tài ở thành phố đà nẵng từ 1997 đến nay

43 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách nhân tài ở thành phố Đà Nẵng từ 1997 đến nay
Tác giả Nguyễn Duy Quý
Người hướng dẫn TS. Ngô Văn Hà
Trường học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (10)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (0)
  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu (16)
  • 6. Những đóng góp của luận văn (17)
  • Chương 1. VAI TRÒ CỦA NHÂN TÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (18)
    • 1.2. Đặc trưng, vai trò của nhân tài (0)
      • 1.2.1. Đặc trưng của nhân tài (25)
      • 1.2.2. Vai trò của nhân tài (28)
      • 1.2.3. Chính sách nhân tài (30)
    • 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài (33)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát hiện, phát triển, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, tăng cường nguồn nhân lực luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng Qua các kỳ đại hội, các nghị quyết Trung ương tư duy của Đảng trong vấn đề nhìn nhận vai trò của nhân tài, trí thức đã có những đổi mới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và nhấn mạnh công tác cán bộ, coi đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng:

“Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao” [13, tr.212]

Trong xây dựng và phát triển một xã hội nhân văn, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Hiện nay, với bất kỳ quốc gia nào nguồn lực con người luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển Để nước ta sớm thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì việc khai thác và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành một vấn đề bức thiết Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc cũng như của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn luôn mang tính thời sự Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức thì những vấn đề liên quan đến việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò của con người trong quá trình phát triển càng được quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau

Thứ nhất, các công trình về xây dựng và phát triển nguồn lực trí tuệ

Nguyễn Văn Khánh “Xây dựng và phát triển nguồn lực trí tuệ Việt

Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước” (2010), công trình này đã nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông Mặt khác, công trình này đã trình bày những luận cứ khoa học cần thiết khi nghiên cứu về đặc trưng, vai trò của nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay

Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu với công trình “Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam” (2012) Tác giả đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian qua dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế và chính trị cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hóa Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy trên thực tế, nguồn nhân lực Việt Nam đã hình thành được những lợi thế nhất định, đã được khai thác, sử dụng và phát huy được vai trò tích cực của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi cần có những nỗ lực to lớn để khắc phục Trên cơ sở đó, nhóm tác giả cũng đề xuất một số gợi ý về các quan điểm, định hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam trong giai đoạn tới

Nguyễn An Ninh với công trình: “Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam” (2008) Tác giả đã trình bày những tiềm năng của đội ngũ trí thức khoa học đối với sự phát triển Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí chất xám của đội ngũ trí thức và việc chúng ta vẫn chưa hình thành được cơ chế, môi trường làm việc thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy hết khả năng của mình cũng được tác giả giành nhiều công sức để luận giải

Nguyễn Đắc Hưng: “Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước” (2007), và “Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại” (2008) Qua hai công trình nói trên, tác giả đã làm sáng tỏ những phẩm chất, năng lực cần có của nhân tài, kinh nghiệm đào tạo sử dụng nhân tài của cha ông ta và một số quốc gia trên thế giới, một số nội dung cơ bản về phát triển nhân tài

Tác giả Đức Vượng với công trình:“Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài” (2010) Qua công trình tác giả trình bày những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ; quá trình đào tạo, rèn luyện và sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài qua các giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam Người cho rằng, cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ cách mạng: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”; “phải hiểu cán bộ”, “phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng” [21, tr 776] Vì vậy, chúng ta cần phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung Chúng tôi cho rằng, công trình này đã chỉ ra những luận điểm quan trọng về mặt lý luận của Bác đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, người tài Trong điều kiện đất nước ta đã và đang đẩy mạnh cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuốn sách đã có những gợi mở hữu ích cho chúng tôi khi tìm hiểu về việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của đất nước ta hiện nay

Tác giả Đặng Hữu với công trình: “Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) Kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển mới của lịch sử loài người Từ kinh tế công nghiệp, dựa vào máy móc tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu nay chuyển sang nền kinh tế tri thức, dựa vào tri thức và thông tin là chủ yếu, trong đó khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu Qua công trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ rõ khái niệm, bản chất và xu hướng phát triển cũng như tác động của kinh tế tri thức với các nền kinh tế Do đó, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn mà nước ta phải đối mặt trong tiến trình phát triển

Tác giả Dương Anh Hoàng với công trình: “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng” (2012) Qua công trình nghiên cứu tác giả đã trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhâ lực ở Đà Nẵng, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Thông qua đó, đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Đà Nẵng hiện nay

Tần Xuân Bảo với công trình: “Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh nghiệm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” (2012) Công trình được tác giả nghiên cứu tổng kết và đưa ra những kiến nghị, đề xuất trong công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, theo chúng tôi công trình cung cấp những bài học kinh nghiệm cho các địa phương trong vấn đề đào tạo sử dụng cán bộ quản lý các cấp

Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu với công trình: “Tôn trọng trí thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” (2008) công trình đã đề cập đến nội dung cơ bản: nhân tài là yếu tố then chốt của phát triển, đường lối tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, những tư tưởng chiến lược về bồi dưỡng và giáo dục nhân tài, về tuyển chọn nhân tài ưu tú và về tạo môi trường cho nhân tài phát triên

Thứ hai, các bài viết về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực ở thành phố Đà Nẵng: Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng có một số công trình nghiên cứu sau:

Tác giả Trần Văn Minh: “Định hướng và giải pháp phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” (2011) Bài viết góp phần làm rõ những kết quả nổi bật cũng như những tồn tại bất cập trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Đà Nẵng những năm qua, từ đó đề xuất mục tiêu và định hướng phát triển nguồn nhân lực của Đà Nẵng đến 2020 Nguyễn Văn Nam với bài viết: “Để phát huy hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (2011), qua bài viết tác giả đã nêu lên thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức của thành phố Đà Nẵng đồng thời gợi mở một số biện pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò bộ phận lao động nói trên trong công cuộc xây dựng phát triển của địa phương Tác giả Lê Hữu Ái, Nguyễn Phước Phúc: “Những đột phát của Đà Nẵng về thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tái cấu trúc kinh tế” (2012) Qua bài viết các tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng về thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục đích tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian qua tại thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn tiếp theo

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chúng tôi còn tham khảo một số công trình nghiên cứu, những bài báo khoa học của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn

Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo một số tài liệu về vấn đề tuyển chọn, sử dụng nhân tài của một số quốc gia trên thế giới, kinh nghiệp của một số địa phương trong nước về đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức và nguồn nhân lực chất lượng cao

5.2 Về phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp trong nghiên cứu chính trị học: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, lịch sử và logic, phép biện chứng duy vật Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng cơ sở lí luận về chính sách công khi giải quyết những vấn đề đặt ra trong để tài của mình.

Những đóng góp của luận văn

Về mặt lý luận: luận văn làm rõ hơn vị trí, vai trò và những đóng góp của nhân tài đối với việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

Về mặt thực tiễn: luận văn làm rõ những thành quả, hạn chế của công tác nhân tài của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tài vào việc xây dựng thành phố Đà Nẵng phát triển năng động, bền vững

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan trong nghiên cứu về nguồn nhân lực, chính sách nhân tài

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 6 tiết.

VAI TRÒ CỦA NHÂN TÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài

dƣỡng, trọng dụng nhân tài

Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ Nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển rất coi trọng vấn đề phát hiện, đào tạo, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài, có thể liệt kê được một số cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới về vấn đề nhân tài

Kinh nghiệm của nước Mỹ về sử dụng nhân tài:

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, có được kết quả nói trên là do có chính sách thu hút nhân tài khắp thế giới phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ

“Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, ít có nước nào trên thế giới có thể sử dụng và thu hút nhân tài hiệu quả như nước Mỹ Thật vậy, ngay từ đầu thế kỷ XX chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ Mỹ đã phát huy tác dụng, nhân tài trên thế giới, đủ các màu gia, sắc tộc đã chọn Mỹ làm nơi cống hiến, góp phần giúp nước Mỹ trở thành quốc gia có nhiều phát minh khoa học hàng đầu thế giới Chính phủ Mỹ có chính sách tuyển dụng nhân tài rất bài bản, nghiêm ngặt, qua nhiều khâu sát hạch ai trúng tuyển thì được nhận vào làm việc và trả lương xứng đáng [53, tr.77]

Theo Dave Ulrich – Giáo sư Đại học Michigan (Hoa Kỳ) thì: “nhân tài là những người có khả năng làm tốt những công việc của ngày hôm nay và đặc biệt là của tương lai Sẽ thật là sai lầm nếu chỉ so sánh thành tích của quá khứ để xác định ai là nhân tài, mà phải nhìn về phía trước xem ở tương lai tổ chức mình sẽ cần những con người như thế nào” [28, tr 42]

Chính sách sử dụng nhân tài của Cộng hòa Liên bang Đức:

Nước Đức, hiện nay là một trong những nước phát triển, là nền kinh tế lớn nhất châu Âu Thành quả nói trên là do Chính phủ Đức có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những người thực sự có tài năng, những trí thức tầm cỡ, đầu tư xây dựng hệ thống các trường đại học hiện đại bậc nhất thế giới, đầu tư cho giáo dục

“Ở Đức, trong quá trình đào tạo, người ta theo dõi từng con người cụ thể từ khi học bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học và học lên nữa Mỗi học sinh đều có bộ hồ sơ riêng về quá trình học tập qua từng giai đoạn, đến khi học xong phổ thông trung học nhà trường sẽ tiến hành phân loại, ai có khả năng học tiếp thì bồi dưỡng cho vào đại học, học sinh nào không có khả năng học tiếp thì cho học sinh đó chuyển sang học nghề, nhà trường chỉ giữ vai trò tư vấn Chính sách này đã tạo nên những thế hệ sinh viên tài năng và nhiều công nhân có tay nghề cao cho nước Đức” [53, tr.79]

Chính sách sử dụng nhân tài của Nhật Bản:

Nhật Bản, ngay từ thời vua Minh trị đã có tư duy đột phá, với việc quyết định cử những trí thức ra nước ngoài học tập và thực nghiệm Do triều đình có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” hợp lý, nhiều người đã xả thân vì sự nghiệp chấn hưng đất nước

“Chính sách sử dụng người tài của Nhật Bản khá hoàn hảo: Chính phủ cử những chuyên gia giỏi của từng lĩnh vực đi tìm kiếm người tài để sử dụng

Những người thực sự có tài năng được trọng dụng và tôn vinh thực sự: hưởng lương cao, cấp nhà ở và phương tiện làm việc hiện đại Ngoài ra, Chính phủ còn quy định học sinh nào thi đỗ vào những trường đại học uy tín, thì khi ra trường người đó được Chính phủ tạo mọi điều kiện để lập nghiệp và tiến thân” [53, tr 78]

Trung quốc với chính sách sử dụng nhân tài:

Nhận thức được vai trò then chốt của nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia Ngày nay, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã có nhiều chính sách liên quan đến trí thức, nhân tài làm cho họ phấn khởi, hăng hái tham gia vào quá trình chấn hưng đất nước Nhờ vậy kinh tế Trung Quốc có những bước đột phá quan trọng Năm 2011 GDP của Trung Quốc là 11.440 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ tính đến 31-12-2011 là 3.236 tỷ USD, đứng thứ nhất thế giới

Hiện nay Trung Quốc có chính sách thu hút nhân tài hiệu quả Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa XV, tháng 10-2000, ghi rõ:

“Nhân tài là nguồn quý giá nhất Cạnh tranh quốc tế trong hiện tại và tương lai, xét cho cùng, là cạnh tranh nhân tài Vì vậy, phải nắm thật chắc nhiệm vụ chiến lược trọng đại là bồi dưỡng, đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài” [53, tr.80] Chính phủ Trung Quốc đã cử hàng chục ngàn sinh viên đi đào tạo tại các nước phát triển, sau khi về nước lực lượng này nay đã và đang làm việc trong các ngành sản xuất có giá trị cao Nhà nước còn bỏ kinh phí xây dựng, phí mua sắm cơ sở vật chất – kỹ thuật, có chế độ đãi ngộ xứng đáng để đội ngũ trí thức, nhân tài yên tâm cống hiến Ngoài ra, để thu hút nhân tài từ nước ngoài về nước tham gia công việc nghiên cứu Trung Quốc đã đề ra nhiều kế hoạch như: kế hoạch trăm người, kế hoạch thu hút nhân tài kiệt xuất từ nước ngoài, kế hoạch đội sáng tạo hợp tác kinh tế

Chính sách sử dụngnhân tài của Singapore:

Là một quốc gia có diện tích tự nhiên nhỏ bé, là cộng đồng dân di cư nhưng Chính phủ Singapore biết cách đào tạo nên đội ngũ những người tham mưu, trợ lý giỏi, những trí thức tài năng đã góp phần phát triển kinh tế, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, đưa Singapore gia nhập vào hàng ngũ những nước công nghiệp mới

“Tại Singapore, tiêu chí để xác định nhân tài là “nguyên tắc toàn tài”

Nền tảng của toàn tài là mọi người không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính và thành phần xuất thân, đều có cơ hội như nhau để phát huy năng lực và sở trường của mình Nền tảng nói trên vừa là đặc thù, vừa là sự lựa chọn duy nhất của Singapore Ngoài ra, tiêu chí toàn tài còn là sự đòi hỏi sự tối ưu hóa ở từng cá nhân, từng người làm hết khả năng của mình Hiền tài của đất nước Singapore trước hết chính là sản phẩm của nên giáo dục quốc nội, bên cạnh đó là đội ngũ những người được hưởng học bổng đào tạo ở nước ngoài Ngày nay, Singapore sở hữu đội ngũ nhân tài hùng hậu, có khả năng đảm đương được mọi công việc trong một nước phát triển” [53, tr 86]

Tóm lại, qua kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển chúng ta có thể nhận thấy được giá trị của chất xám trong giai đoạn hiện nay Một số quốc gia đã thành lập những tổ chức, công ty chuyên nghiên cứu, phân tích và săn lùng nhân tài trên khắp thế giới để tuyển nhân tài về làm việc cho nước mình

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã có quan điểm tích cực về vai trò của con người, nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội Con người được coi là trung tâm của sự phát triển, vì vậy đầu tư cho con người là đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững

Ngày đăng: 06/12/2022, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w