1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975

152 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975
Tác giả Hán Thị Thu Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Quang Hiển
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (8)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
    • 3.1. Mục đích (12)
    • 3.2. Nhiệm vụ (12)
  • 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu (12)
    • 4.1. Cơ sở lý luận (12)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 4.3. Nguồn tài liệu (13)
  • 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 5.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 5.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 6. Dự kiến đóng góp của đề tài (14)
  • 7. Bố cục luận văn (14)
  • Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968 (0)
    • 1.1. Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương (15)
      • 1.1.1. Những yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương ở tỉnh Hòa Bình (15)
      • 1.1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng hậu phương của Đảng Bộ tỉnh Hòa Bình (22)
    • 1.2. Lãnh đạo bảo vệ địa bàn và chi viện cho tiền tuyến (36)
      • 1.2.1. Lãnh đạo chiến đấu bảo vệ địa bàn (36)
  • Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 (0)
    • 2.1. Lãnh đạo xây dựng hậu phương (54)
      • 2.1.1. Lãnh đạo xây dựng hậu phương từ năm 1969 đến năm 1972 (54)
      • 2.1.2. Lãnh đạo xây dựng hậu phương từ năm 1973 đến 1975 (70)
    • 2.2. Lãnh đạo nhân dân bảo vệ địa bàn và chi viện tiền tuyến từ 1969 đến 1975 (80)
      • 2.2.1. Lãnh đạo chiến đấu bảo vệ địa bàn (80)
      • 2.2.2. Lãnh đạo đảm bảo giao thông, huy động sức người, sức của chi viện tiền tuyến (87)
  • Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ (0)
    • 3.1. Nhận xét (96)
      • 3.1.1. Ưu điểm (96)
      • 3.1.2. Hạn chế (101)
    • 3.2. Các đặc điểm và kinh nghiệm lịch sử (0)
      • 3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương (103)
      • 3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện (116)
  • KẾT LUẬN (123)

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến vấn đề xây dựng hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có nhiều tập thể và cá nhân quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến các nhóm chính sau:

Các công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của hậu phương trong cách mạng giải phóng dân tộc nhƣ: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc

Bộ chính trị, Nxb CTQG, HN 1995, Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 -

1975) - thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc

Bộ chính trị, Nxb CTQG, HN 2000, đã tổng kết vấn đề xây dựng hậu phương dưới góc độ những bài học kinh nghiệm Hay công trình Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam,

Nxb QĐND, HN 1997, đã tổng kết hoạt động xây dựng và bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của GS.TS Phan Ngọc Liên,

Nxb Từ điển Bách Khoa, HN 2005, đã nghiên cứu về mối quan hệ sâu sắc, bền chặt giữa nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam - Bắc, trong đó từng bài viết đề cập đến những đóng góp cụ thể của một số địa phương (Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam) đối với tiền tuyến lớn miền Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau Tác giả Nguyễn Xuân Tú với tác phẩm “Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)”, Nxb, CTQG, HN 2009 đã đi khẳng định vai trò của hậu phương trong chiến tranh và sự cần thiết phải xây dựng hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các công trình nghiên cứu trên đã khẳng định sự quan tâm của Đảng đối với vấn đề hậu phương, nhận thức được tầm quan trọng của hậu phương, do đó đã có nhiều chủ trương trong việc xây dựng hậu phương trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Đảng đã giải quyết thành công vấn đề hậu phương và xây dựng hậu phương thành địa bàn chiến lược, nơi dự trữ những tiềm lực quan trọng cung cấp tối đa cho cuộc kháng chiến, là sức mạnh trực tiếp để đánh thắng kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần Đây chính là nguồn tài liệu quan trọng và vô cùng quý giá để tác giả luận văn tham khảo

Liên quan đến vấn đề hậu phương còn có nhiều công trình, bài báo, tác phẩm đăng trên tạp chí nhƣ: Hậu phương Thanh - Nghệ Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) của PGS.TS Ngô Đăng Tri, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, Hậu phương Hà Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ

(1954 - 1965) của Nguyễn Duy Hạnh đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự số

200 (2008), Xây dựng và phát huy sức mạnh hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nguyễn Duy Hạnh đăng trên Tạp chí cộng sản số 12 (1982), Vai trò của thanh niên hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975) của Lê Văn Đạt đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4 (2005), Bí mật sức mạnh huyền thoại của chiến tranh nhân dân Việt Nam của tác giả Phạm Đức Quý, Nxb Mũi Cà Mau; Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb Sự thật, 1972; Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb Sự thật, Hà

Nội 1970; Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Viện Khoa học quân sự, Hà Nội 1974; Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nxb Sự thật, Hà Nội 1989; Vài suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam của Trần Bạch Đằng đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 3 (1993); Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước, tập II (1965 - 1970), Nxb Sự thật, Hà Nội 1986…

Nhìn chung, những tác phẩm ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương cho các cuộc kháng chiến, đề cập đến các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng trong việc xây dựng các căn cứ địa làm hậu phương cho cuộc chiến tranh cách mạng, các tác phẩm đó cũng cung cấp về mặt lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hậu phương ở những thời kỳ khác nhau và những địa điểm khác nhau Một số bài viết cũng đã làm rõ vấn đề xây dựng hậu phương ở góc độ đường lối, đặc điểm, và những kinh nghiệm đƣợc rút ra

Ngoài những công trình nghiên cứu có tính khái quát và mang tính lý luận cao nhƣ trên, còn có một số công trình nghiên cứu cụ thể về lịch sử địa phương thời kỳ này như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (1929 - 2010) của

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, Nxb Chính trị - Hành chính; Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Hòa Bình (1930 – 1980) của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Hòa Bình, Nxb CTQG, 1982; Hòa Bình lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1975) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình (1999), Nxb QĐND, Hà Nội …những công trình nghiên cứu này cung cấp một số tƣ liệu cần thiết về quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh đó, một số luận văn nghiên cứu về đề tài này cũng là một trong những kênh tài liệu phong phú cung cấp những thông tin quan trọng về nội dung cũng như phương pháp tiếp cận để người viết tham khảo và hoàn thành luận văn tốt hơn

Những công trình trên ở những mức độ và góc nhìn khác nhau, nhƣng đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, đã ghi nhận những đóng góp nhất định của tỉnh Hòa Bình trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình khoa học hoàn chỉnh nào nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 Do vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong việc xây dựng hậu phương là góp phần làm sáng tỏ quá trình thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, đồng thời thấy rõ vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến trong công cuộc kháng chiến cứu nước Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên vẫn luôn là nguồn tài liệu phong phú và quý giá cho việc hoàn thành luận văn này.

Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin , phương pháp luận sử học Mác - xít …

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp lịch sử và logic Ngoài ra, kết hợp các phương pháp khác nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch đại, đồng đại… các phương pháp trên được sử dụng phù hợp với từng nội dung của luận văn.

Nguồn tài liệu

Để thực hiện luận án, tác giả dựa vào các nguồn trữ liệu sau:

Các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước về thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập hoặc liên quan đến đề tài đƣợc đăng tải trên sách, báo, tạp chí

Kết quả nghiên cứu, tổng hợp của các đề tài khoa học có liên quan đã đƣợc xã hội hóa.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Là chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình từ năm 1965 đến năm 1975.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1965 đến năm 1975

- Về thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1975 Sở dĩ đề tài lấy mốc thời gian khởi đầu năm 1965 là vì: Năm 1965, cả nước bước vào thời kì trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc, và kết thúc là năm 1975, năm kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

+ Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng hậu phương từ năm

+ Phân tích những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đề ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975

+ Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975

+ Nêu những thành tựu, hạn chế và rút ra những đặc điểm, kinh nghiệm lịch sử từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975.

Dự kiến đóng góp của đề tài

Hoàn thành luận văn sẽ đóng góp về tƣ liệu, sự nhìn nhận khách quan, toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975

Những thắng lợi và những thành tựu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình thời kỳ này sẽ là tài liệu giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ địa phương

Những kinh nghiệm đƣợc rút ra có thể đƣợc vận dụng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ tỉnh Hoà Bình trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Bố cục luận văn

Ngoài các Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1968

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1969 đến năm 1975

Chương 3: Một số nhận xét và các kinh nghiệm lịch sử

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968

Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương

1.1.1 Những yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hậu phương ở tỉnh Hòa Bình

Về điều kiện tự nhiên

Hòa Bình là một tỉnh miền núi có vị trí thiên nhiên hiểm yếu Phía Bắc giáp với các huyện: Mộc Châu, Phù Yên tỉnh Sơn La và huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Phía Đông giáp với các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức của thành phố Hà Nội, điểm gần nhất cách Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội chừng 40km Phía Nam và Tây Nam giáp huyện: Kim Bảng, Thanh Liêm tỉnh Hà Nam; huyện Gia Viễn, Nho Quan tỉnh Ninh Bình và huyện Thạch Thành, Bá Thước, Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa Địa bàn tỉnh Hòa Bình có nhiều đồi núi, sông suối và rừng rậm Có vị trí quan trọng có ý nghĩa chiến lƣợc ở Bắc Bộ, là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, lên vùng Tây Bắc; là bản lề giữa đồng bằng Bắc bộ, khu IV cũ với Tây Bắc, Việt Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào Đường số 6 có độ dài qua Hòa Bình 125km là con đường chiến lược nối Hà Nội, đồng bằng Bắc bộ với Tây Bắc và Thượng Lào Các con đường số 12, 15 cũng là tuyến đường giao thông huyết mạch từ Ninh Bình ( phía nam đồng bằng Bắc Bộ), Thanh Hóa (miền Trung) qua Hòa Bình nối với Tây Bắc, Việt Bắc Đường số 21 chạy dọc địa giới phía đông tỉnh nối từ khu quân sự Thông - Sơn Lộc (Sơn Tây cũ) với Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa cũng là đường chiến lược Hệ thống sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh mà còn tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Hòa Bình với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc Những con đường thủy, bộ là những mạch máu giao thông quan trọng nối Hòa Bình với các tỉnh xung quanh Một địa vực nhƣ thế, Hòa Bình đã trở thành một trong những vị trí chiến lƣợc của Tổ Quốc Việt Nam

Hòa Bình nằm trên địa bàn chiến lƣợc, có vùng đồi, vùng núi, nửa đồi núi, lại có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng chạy qua nối liền từ hậu phương ra tiền tuyến Với hệ thống giao thông dày đặc và phong phú, Hòa Bình có thể coi là địa bàn chiến lƣợc, là nơi vận chuyển hàng hóa, sức người, sức của ra tiền tuyến lớn miền Nam Tuy nhiên, đế quốc Mỹ cho rằng đây là địa bàn chiến lƣợc và tổ chức đánh phá một cách ác liệt nhằm ngăn chặn chi viện từ hậu phương ra tiền tuyến, bóp nghẹt cuộc kháng chiến của dân tộc ta Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và trong hai cuộc chiến tranh phá hoại nói riêng đế quốc Mỹ đã tập trung hàng ngàn tấn bom đạn, tổ chức hàng ngàn trận đánh và huy động mọi thứ vũ khí tối tận hiện đại nhất để nhằm mục đích làm tê liệt con đường chi viện ra tiền tuyến Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình cũng nhận thức đầy đủ về vị trí và trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và quyết tâm khắc phục khó khăn để xây dựng tiềm lực địa phương vững mạnh đảm bảo bất cứ tình huống chiến tranh nào cũng phải làm tốt nhiệm vụ của tỉnh có vị trí xung yếu về quốc phòng

Hòa Bình là một tỉnh miền núi có nền nông nghiệp phong phú với nhiều vùng sản xuất khác nhau, có tiềm lực lớn về lâm nghiệp và thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề có khả năng sản xuất cả tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng nhƣng chƣa đƣợc khai thác và phát huy hiệu quả nhất Đây chính là những điều kiện quan trọng để Hòa Bình có thể xây dựng tiềm lực vững mạnh, phát triển nền kinh tế của tỉnh đi lên và đáp ứng nhiều yêu cầu cho tiền tuyến lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại

Bên cạnh những tiềm năng to lớn, đa dạng nói trên thì điều kiện tự nhiên cũng đem lại cho Hòa Bình không ít những khó khăn Trước hết là địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên giao thông vận tải không thuận lợi, nhất là mùa mƣa lũ, một số vùng cao, vùng sâu, việc đi lại và vận chuyển bằng xe cơ giới cũng gặp rất nhiều trắc trở Diện tích đất cây trồng, lương thực, nhất là lúa nước rất ít, phần lớn là ruộng bậc thang hàng năm thường bị lũ quét trong mùa mưa bão, điều kiện để thâm canh tự túc và lương thực là rất khó khăn Trong khi đó trình độ sản xuất của nhân dân các dân tộc chƣa cao, chính sách quản lý, sử dụng đất rừng và tài nguyên rừng còn thiếu sót, dân số tăng nhanh, cộng với phương hướng tự trang trải về lương thực đã dẫn tới tình trạng chặt phá rừng nhanh Rừng bị suy kiệt, nhiều vùng trở thành đất trống, đồi trọc, môi trường sinh thái bị hủy hoại đáng lo ngại làm cho hạn hán, lũ lụt thêm nghiêm trọng Nhìn chung, Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nghèo nàn và lạc hậu

Truyền thống lịch sử văn hóa

Hòa Bình là mảnh đất có bề dày lịch sử truyền thống Văn hóa Hòa Bình tồn tại cách ngày nay hàng vạn năm là một điểm sáng của văn hóa tiền sử, không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, Đông Dương mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với khu vực Đông Nam Á

Từ miền núi đá vôi, những chủ nhân của Văn hóa Hòa Bình đã từng bước chế ngự thiên nhiên, tiến dần xuống chinh phục đồng bằng, hợp sức cùng các tộc người khác dựng nên nền Văn minh Sông Hồng - Văn minh Lạc Việt Từ chủ nhân của nền “Văn hóa hang động” với những sưu tập công cụ chủ yếu bằng đá cuội được ghè đẽo thô sơ, người Hòa Bình đã phát triển, hoàn thiện không ngừng, trở thành một trong những chủ nhân của Văn hóa Đông Sơn

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, người dân Hòa Bình sống bằng nghề nông trồng lúa nương là chủ yếu nên bản làng là nơi quần cư của họ Những bản làng nhỏ nằm rải rác giữa những đồng lúa và đƣợc bao bọc bởi đồi núi hiểm trở Đây là một đặc điểm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ chiến đấu và tổ chức sản xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ hậu phương, huy động sức người, sức của cho kháng chiến Hơn nữa, nhân dân các dân tộc trong tỉnh vốn có truyền thống đoàn kết, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất nên đã sớm trở thành một hậu phương góp phần quan trọng cho công tác chi viện cho tiền tuyến

Nhân dân các dân tộc tỉnh có giàu truyền thống yêu nước Trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân Hoà Bình luôn thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng chống giặc ngoại xâm qua các thời kỳ lịch sử

Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng, nhân dân Hoà Bình cũng đã góp công sức và của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân Tài liệu lịch sử của người Mường Hoà Bình [77, tr.55] cho biết: Năm 40, khi Trưng Trắc và Trƣng Nhị dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lƣợc Đông Hán, nhân dân Hoà Bình đã theo nghĩa quân Năm 43, Mã Viện đánh bại nghĩa quân của Hai

Bà, các nhà lang tham gia nghĩa quân của Hai Bà đã lập căn cứ ở miền núi

“Vua Bà” (thuộc huyện Lương Sơn), để tiếp tục cuộc chiến đấu, sau khi bỏ Cẩm Khê Việt sử thông giám cương mục còn chép: “Quân Bà đi đến đâu, như gió lướt đến đấy Các dân tộc Man, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo” [91, tr.114] Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng ra cả nước Dân tộc Mường ở ngay cạnh thủ phủ của Hai Bà, vì thế đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị, đô hộ của phương Bắc do Hai Bà lãnh đạo

Thời nhà Lý, người Mường Hòa Bình đã ủng hộ Lý Thái Tổ, đem voi chiến hiến triều đình Thăng Long để tăng tƣợng binh đánh quân Chiêm Thành Khi quân Chiêm đi theo đường núi thuộc địa phận Hòa Bình định đánh úp Thăng Long, đã bị người Hòa Bình chủ động vây đánh

Thế kỷ XI, người Mường Hòa Bình đã biến miền đất này thành một bức tường thành kiên cố che chở cho kinh đô Thăng Long, giúp Lý Thường kiệt có điều kiện đem quân đánh vào đất Tống và chặn đứng quân xâm lƣợc nhà Tống trên sông Như Nguyệt, buộc Quách Quỳ phải rút quân về nước

Thế kỷ XV, phong kiến nhà Minh xâm lược và thống trị nước ta Năm

1409, Trần Quý Khoáng dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh ở Nghệ An, sau mở rộng hoạt động ra phía Bắc Lúc đó ở châu Quảng Oai (một phần đông bắc tỉnh Hoà Bình, Sơn Tây), Chương Mỹ (Hà Tây), thủ lĩnh nghĩa quân vùng này là Hoàng Cư Liêm đã cùng nhân dân Mường nổi dậy hưởng ứng khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng Khi Trương Phụ kéo quân đến đàn áp, thủ lĩnh Hoàng Cƣ Liêm phải bỏ trốn [78, tr.56] Năm 1412, khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị quân Minh đàn áp, suy yếu và phải rút quân vào giữ miền Tân Bình - Thuận Hoá “Tháng 8 năm 1412, Lưu Bổng hoạt động mạnh ở châu Quảng Oai” [78, tr.79], thu hút được đông đảo nhân dân Mường tham gia chống lại nhà Minh

Mùa xuân năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thọ Xuân

- Thanh Hoá), trong những năm đầu nghĩa quân bị giặc vây hãm, đƣợc nhân dân các dân tộc miền trung du Thanh Hoá và Hoà Bình giúp đỡ tiếp tế lương thực, xây dựng và bảo vệ căn cứ của nghĩa quân Trong cuộc tiến quân ra giải phóng Đông Quan (Hà Nội), kết thúc cuộc kháng chiến mười năm gian khổ giành độc lập dân tộc, nghĩa quân Lam Sơn đã đƣợc nhân dân các dân tộc Hoà Bình hết lòng ủng hộ [78, tr.140]

Cuộc kháng chiến chống giặc Minh kết thúc thì tại vùng Tây Bắc, tù trưởng Đèo Cát Hãn nổi lên với mưu đồ cát cứ Năm 1431, Lê Thái Tổ trực tiếp cầm quân vƣợt sông Đà lên dẹp loạn Đèo Cát Hãn Đến Thác Bờ (Đà Bắc), nhà vua dừng quân, chuẩn bị thuyền, mảng vƣợt sông Tại đây, Lê Thái

Lãnh đạo bảo vệ địa bàn và chi viện cho tiền tuyến

Sự đánh phá của địch và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

Sau hàng loạt hoạt động khiêu khích, tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” và bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã nâng “Chiến tranh đặc biệt” lên đỉnh cao và chuyển thành “Chiến tranh cục bộ”, đƣa quân viễn chinh và chƣ hầu trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh ở miền Nam Nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền đất nước gặp khó khăn Đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc với âm mưu là ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam với mục đích làm suy yếu, tiêu diệt các lực lƣợng cách mạng, phá hoại tiềm lực cách mạng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cho miền Bắc kiệt quệ, không thể đảm nhiệm vai trò cho tiền tuyến lớn miền Nam, và làm lung lay ý chí chống

Mỹ cứu nước của nhân dân hai miền Để thực hiện âm mưu bắn phá miền Bắc Việt Nam, Mỹ đã huy động một lực lƣợng không quân, hải quân lớn, hiện đại bao gồm hàng nghìn máy bay phản lực (50 loại khác nhau trong đó có B52 và F111) cùng với hàng trăm tàu chiến, nhiều vũ khí tối tân hiện đại tập trung bắn phá các mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thông, các công trình thủy lợi, các nhà máy xí nghiệp, khu đông dân thậm chí là cả bệnh viện, trường học, nhà trẻ, các công trình di tích lịch sử, văn hóa Máy bay tàu chiến của

Mỹ bắn phá mọi nơi, mọi lúc trong mọi thời tiết với cường độ đánh phá ngày một tăng Trung bình mỗi ngày có 300 lƣợt máy bay, rải 1600 tấn bom đạn xuống các tỉnh của miền Bắc Cuộc leo thang phá hoại miền Bắc mà Mỹ tiến hành đã cướp đi bao sinh mạng, tàn phá biết bao của cải mà nhân dân miền

Bắc đã xây dựng trong suốt mười năm qua

Tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ chính thức mở rộng quy mô chiến tranh phá hoại miền Bắc, đổ quân trực tiếp vào miền Nam Trước tình hình đế quốc

Mỹ và tay sai leo thang xâm lƣợc, Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 11 (khóa III) nêu cao quyết tâm tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa, chi viện miền Nam và sẵn sàng đập tan mọi hành động xâm lƣợc của chúng, chuyển hướng xây dựng kinh tế miền Bắc cho phù hợp với tình hình có chiến tranh

Thực hiện chỉ thị của Trung ƣơng và Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo mọi mặt công tác từ thời bình sang thời chiến Đảng bộ và nhân dân bước vào thời kỳ mới, vừa sản xuất, vừa chiến đấu

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ coi Hòa Bình là một trong 94 trọng điểm để chúng tập trung đánh phá Trước tình hình chiến tranh ngày càng căng thẳng và phức tạp, quán triệt tinh thần Hội nghị chính trị đặc biệt tháng 3 năm 1964 và nhiều Chỉ thị quan trọng của Trung ƣơng Đảng, bám sát diễn biến tình hình, từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 1 năm 1965, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5 (khóa V) tiến hành tổng kết nhiệm vụ công tác năm

1964, thảo luận và đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1965 Tỉnh ủy đã nhận định: “Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi gần thủ đô, có nhiều đầu mối giao thông đi các tỉnh, có vị trí chiến lƣợc quan trọng Kẻ địch sẽ chú ý đánh phá nhiều…” Do đó phải củng cố lực lƣợng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng dân quân xã, khu phố, tự vệ cơ quan, nông trường, nhà máy thật vững mạnh Cán bộ chỉ huy dân quân phải là cấp ủy viên vững vàng Bí thư, phó bí thư hoặc chi ủy viên phải làm xã đội trưởng hoặc chính trị viên xã đội Công tác dân quân tự vệ phải kết hợp chặt chẽ với sản xuất và công tác khác Khi có máy bay địch bắn phá thì dân quân đều phải có mặt ở vị trí chiến đấu Tích cực giáo dục tư tưởng trong cán bộ và nhân dân nhằm tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, phòng không chu đáo Địch bắn phá thì phải bắn trả quyết liệt, chúng thả biệt kích bằng đường không hoặc đường bộ thì nhanh chóng bắt gọn hoặc tiêu diệt Nghị quyết của Tỉnh ủy còn tập trung vào việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục giải quyết tốt bốn khâu cơ bản của kế hoạch 5 năm (lương thực, lao động, xuất khẩu và lưu thông phân phối) với tinh thần “phải chú ý sử dụng lao động hợp lý có sẵn ở nông thôn, thị xã, thị trấn, tiếp tục nhận thêm đồng bào miền xuôi lên tham gia xây dựng kinh tế, văn hóa… Tiếp tục mở rộng mạng lưới thủy lợi, chú trọng làm đường giao thông vận tải, làm đường vận chuyển trong xóm, trong xã, xây dựng nhiều sân kho phục vụ sản xuất nông nghiệp”

Nghị quyết Tỉnh ủy còn chỉ rõ: “Chúng ta thực hiện nhiệm vụ nói trên với ý thức là quán triệt nhiệm vụ xây dựng kinh tế, kết hợp chặt chẽ với việc củng cố quốc phòng, xây dựng lực lƣợng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu

Trong sản xuất và tiêu dùng phải giành một phần dự trữ cần thiết để kịp ứng phó với tình hình đột biến xảy ra Trong xây dựng cơ bản phải thể hiện đƣợc yêu cầu kinh tế, nhƣng quán triệt ý nghĩa quốc phòng Về giao thông liên lạc phải nhanh chóng kịp thời Nâng cao cảnh giác cách mạng đập tan những âm mưu đen tối và luận điệu phản tuyên truyền của địch; bảo vệ trị an, bảo vệ tài sản, tính mạng của Nhà nước và nhân dân” Trước mắt cần tập trung sức phấn đấu giải quyết tốt một số vấn đề cấp thiết về ăn, mặc, học hành và sức khỏe của nhân dân lên một bước cao hơn

Quá trình Đảng bộ chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ

Trước tình hình mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nói chung và địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng của đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã quyết tâm huy động lực lƣợng về mọi mặt để đánh thắng giặc Mỹ Đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc hậu phương Hòa Bình phục vụ, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng

Về công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt (ngày 27-3-1964) và chấp hành Nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 11, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tháng 8 năm 1965, đã cụ thể hóa một bước để đẩy nhanh sự chuyển hướng chỉ đạo các mặt công tác của địa phương cho phù hợp với tình hình thời chiến Hội nghị đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ V; triển khai triệt để công tác sơ tán và phòng không nhân dân Trên cơ sở phân tích vị trí chiến lƣợc quan trọng của tỉnh, Hội nghị đã có kế hoạch dự phòng việc địch sẽ điên cuồng đánh phá thị xã, thị trấn, đường giao thông, cầu cống, bến phà, kho tàng, công trình xây dựng.… Do đó, cần chủ động đánh thắng địch, để bảo vệ tốt cầu phà, đường giao thông và kho tàng Đồng thời, phải ổn định và làm tốt công tác sơ tán người, tài sản ra khỏi thị xã, thị trấn và những trọng điểm địch sẽ đánh phá Tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ trị an, phòng chống gián điệp, ngăn chặn và trấn áp kịp thời những luận điệu phao tin đồn nhảm và chiến tranh tâm lý của địch

Bên cạnh việc vạch kế hoạch công tác sẵn sàng chiến đấu, phòng không sơ tán, Hội nghị còn chỉ ra những mục tiêu quan trọng thuộc kinh tế, chính trị, xã hội ở trong tỉnh Đối với sản xuất nông nghiệp, quyết tâm chỉ đạo tốt sản xuất vụ mùa chống Mỹ cứu nước, giành mọi chủ động chống thiên tai địch họa Đẩy mạnh trồng thêm hoa màu, chăn nuôi, cây công nghiệp

Về phương pháp tác chiến, trực tiếp đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo sát sao và phát huy tối đa sức mạnh của chiến tranh nhân dân nhằm đánh thắng kẻ thù nhanh và hiệu quả nhất Cán bộ, chiến sĩ đã quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân với phương châm, phương thức tác chiến của Đảng, nhận thức sâu sắc hơn một số vấn đề cơ bản trong tác chiến khu vực như: vận dụng phương châm tư tưởng tác chiến, tổ chức tác chiến, xây dựng lực lƣợng, thống nhất chỉ huy và chỉ đạo, nâng cao đƣợc trình độ chỉ huy và chỉ đạo chiến đấu có hợp đồng binh chủng Trong chiến đấu, Đảng bộ đã chú trọng chỉ đạo kết hợp giữa ba thứ quân một cách chặt chẽ, động viên mọi nguồn tài lực, vật lực và công sức rất lớn của đông đảo quần chúng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, sớm phát động đƣợc phong trào dân quân dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay cả ngày lẫn đêm

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ( từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 11 năm 1968) đế quốc Mỹ đánh phá Hòa Bình 1.126 quả bom phá, 342.491 bom bi, bắn 1.450 tên lửa cùng hàng triệu viên đạn 20 ly xuống 92 xã (bằng 46% số xã trong tỉnh); phá hủy hàng trăm ngôi nhà của đồng bào, giết chết 355 người, làm bị thương 714 người (phần lớn là phụ nữ và trẻ em) [2,tr.88] Nhiều xóm làng bị đánh đi đánh lại rất ác liệt Đến đầu năm 1968, khi quân dân miền Nam tấn công mạnh mẽ trên khắp các chiến trường thì địch đánh phá giảm xuống Đến tháng 3 năm 1968, địch phải tuyên bố thu hẹp phạm vi ném bom từ vĩ tuyến 19 trở vào Thắng lợi của quân dân hai miền Nam Bắc càng làm cho đế quốc Mỹ bế tắc về vấn đề Việt Nam và ngày 1 tháng 11 năm 1968 chúng buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc

Trong lãnh đạo và chỉ đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trước tình hình cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ngày càng ác liệt, để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống đế quốc Mỹ có thể mở rộng chiến tranh cục bộ ra miền Bắc, Đảng bộ xác định rõ nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng phải phục vụ tốt hai nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu Để tăng cường công tác bảo vệ, an ninh đáp ứng với yêu cầu chuyển hướng nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, ngày 26 tháng 5 năm 1965 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết về nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng Nghị quyết nhấn mạnh bảy công tác cụ thểvà xác định rõ nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành trong tỉnh; đồng thời dự kiến cụ thể các vùng, các trọng điểm địch tập trung phá hoại nhất là vùng cao, vùng giáp ranh, nơi cơ sở chính trị của ta còn non yếu, đời sống nhân dân còn khó khăn

ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƯƠNG TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975

Lãnh đạo xây dựng hậu phương

2.1.1 Lãnh đạo xây dựng hậu phương từ năm 1969 đến năm 1972 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

Bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đặc biệt là thất bại rất lớn ở miền Nam trong tết Mậu Thân 1968, ngày 1 tháng 11 năm 1968 Tổng thống Mỹ Giôn xơn buộc phải tuyên bố “xuống thang” chiến tranh, chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác ra miền Bắc, rút dần quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Tuyên bố của Giôn xơn chứng tỏ sự thất bại không cƣỡng lại đƣợc của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, đánh dấu sự thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền

Song đây mới chỉ là thắng lợi bước đầu vì đế quốc Mỹ chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang bước vào thời kỳ mới hết sức khẩn trương và quyết liệt

Trong bối cảnh đó, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã đề ra nhiệm vụ trước mắt cho toàn Đảng, toàn dân là: Hơn lúc nào hết phải tận dụng thời gian tạm thời hòa bình, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giải phóng miền Nam Quán triệt chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ mới vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, hết lòng hết sức tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam Nhiệm vụ trước mắt mà nhân dân miền Bắc phải thực hiện là khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống cho nhân dân

Ngày 3 tháng 11 năm 1968, hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước anh dũng tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược Người nêu rõ: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam… Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi” [87, tr.407]

Tháng 3 năm 1969, Bộ Chính trị chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể cho quân dân miền Bắc là: Vừa khôi phục và phát triển kinh tế, vừa mở rộng quy mô và tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời tiến hành cải tiến một bước công tác quản lý, gắn nghiên cứa khoa học với sản xuất Tiếp theo đó Chính phủ đã ban hành chính sách kinh tế và điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện những chủ trương mới của Trung ương Đảng và Chính phủ về nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 1 năm 1969 Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ họp kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch năm 1968 và đề ra nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa năm 1969 Nghị quyết hội nghị nhấn mạnh: Phải phát huy thắng lợi của năm 1968 lên một bước mới trong công cuộc chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Hội nghị đề ra một số chỉ tiêu then chốt năm 1969: Giá trị tổng sản lƣợng nông, lâm, công nghiệp là 81,5 triệu đồng, 110.000 tấn lương thực (quy thóc), đàn trâu, bò có 86.200 con, đàn lợn có 154.400 con, sản lượng đỗ tương 690 tấn, mía 7.200 tấn, gai 200 tấn, chè

135 tấn, trồng mới 100 ha trẩu, 400 ha sở Toàn tỉnh trồng 5.150 ha rừng, khai thác 55.000 m 3 gỗ và 55.000 ste củi, phấn đấu 1 lao động đạt0,75 ha đất gieo trồng, năng suất lúa đạt 40 tạ/ha trên diện tích toàn tỉnh [2, tr.126]

Tư tưởng chỉ đạo để phấn đấu đạt được những mục tiêu ở trên là:

“Tranh thủ thời gian địch ngừng ném bom, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cho thích hợp với tình hình mới, đồng thời vẫn bảo đảm tính cơ động mau lẹ chuyển hướng khi địch ném bom trở lại” [2, tr.126] Hội nghị nhấn mạnh một số biện pháp lớn để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới:

Nêu cao tinh thần chủ động tiến công, tự lực cánh sinh, biết tranh thủ sự viện trợ của Trung ƣơng và của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc)

Tạo một chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào cách mạng của quần chúng, xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ theo khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc”

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chấn chỉnh công tác tổ chức, đổi mới công tác vận động quần chúng, các cấp ủy bám sát chỉ đạo kinh tế

Cải tiến và tăng cường công tác kế hoạch hóa, lấy công tác kế hoạch hóa làm công cụ chủ yếu để quản lý kinh tế và quản lý xã hội

Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, ra sức củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước với khí thế mới trong tất cả các ngành công, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác

Với khí thế sôi nổi, tinh thần cách mạng tiến công, cán bộ đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã bắt tay vào thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Tỉnh ủy về nhiệm vụ khôi phục lại kinh tế sau chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ

Ngày 17 tháng 3 năm 1969, Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đƣợc đồng chí Lê Duẩn, Bí thƣ thứ nhất Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về thăm Nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đồng chí Lê Duẩn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tỉnh Hòa Bình, nơi có tiềm năng to lớn về nhiều mặt chƣa đƣợc khai thác Đồng chí chỉ rõ: Để đƣa Hòa Bình tiến lên thành một tỉnh nông, lâm, công nghiệp phát triển toàn diện, điều quan trọng đầu tiên của Đảng bộ là phải ra sức xây dựng củng cố Đảng về mọi mặt cho vững mạnh

Quán triệt Nghị quyết lần thứ 19 (số 214 NQ/TW, ngày 1 tháng 3 năm

Lãnh đạo nhân dân bảo vệ địa bàn và chi viện tiền tuyến từ 1969 đến 1975

2.2.1.Lãnh đạo chiến đấu bảo vệ địa bàn Âm mưu của địch và chủ trương của Đảng bộ

Thắng lợi của quân dân miền Nam trong mùa khô năm 1971 và cuộc tấn công chiến lƣợc năm 1972 đã đẩy kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ tới nguy cơ phá sản, dồn bọn xâm lƣợc và ngụy quyền và tay sai vào thế bị động lúng túng cô lập Để cứu vãn cho quân ngụy Sài Gòn và kế hoạch

“Việt Nam hóa chiến tranh” khỏi sụp đổ, sau khi lên nắm chính quyền, Níchxơn đã đƣa ra chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” để thay cho chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” của Giôn xơn đã bị phá sản ở miền Nam Việt Nam và tuyên bố “Mỹ hóa” chiến tranh trở lại Để thực hiện “Mĩ hóa” chiến tranh,

Mỹ đã huy động một lượng lớn không quân và hải quân, tăng cường quân đội Sài Gòn và đƣa lực lƣợng lớn cố vấn trở lại miền Nam trực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh và tăng cường các hoạt động quân sự chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân lần thứ hai ra miền Bắc Việt Nam Ngày mùng 6 tháng 4 năm 1972, Nich xơn quyết định huy động lƣợng lớn không quân và hải quân ồ ạt tham chiến ở miền Nam và đánh phá trở lại miền Bắc Đến ngày 9 tháng 5 năm 1972, Nich xơn ra lệnh phong tỏa các cảng và vùng biển miền Bắc, tăng cường ném bom hệ thống giao thông trên bộ và đánh phá tất cả các cơ sở kinh tế và quốc phòng của miền Bắc Âm mưu của Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần hai này là nhằm bóp nghẹt miền Bắc, cắt đứt nguồn tiếp tế từ bên ngoài vào Việt Nam và từ miền Bắc vào miền Nam

Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Nichxơn đã vƣợt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Giônxơn cả về quy mô, tốc độ, cường độ đánh phá, nhất là đã sử dựng một số máy bay hiện đại nhất, nhằm thực hiện âm mưu nhất quán của Mỹ là bóp nghẹt, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn nguồn tiếp tế của miền Bắc cho miền Nam và của các nước cho nước ta, làm giảm ý chí chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ở cả hai miền đất nước, trước mắt là để cứu nguy cho chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế trên bàn đàm phán ở Pa-ri

Trước tình hình đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng và Chính phủ đã ra lời kêu gọi toàn dân, toàn quân ta kiên quyết chiến đấu chống lại mọi hành động leo thang chiến tranh mới của Mỹ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp và ra Nghị quyết “Về chuyển hướng và đẩy mạnh mọi công tác ở miền Bắc để đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc” Nghị quyết đã chỉ rõ:

“Chiến tranh đang trực tiếp diễn ra quyết liệt trên cả nước ta, mọi hoạt động của miền Bắc phải thật sự khẩn trương chuyển hướng nhằm đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu cho phù hợp với thời chiến…” [99, tr.241]

Căn cứ vào tình hình chiến sự, Thường trực và Thường vụ Tỉnh ủy đã nhiều lần họp bàn về chỉ đạo công tác sẵn sàng chiến đấu, phòng không sơ tán, đảm bảo giao thông, đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ vững chắc địa phương đồng thời động viên chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến Đáp ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm1972, Ban Chấp hành Đảng bộ họp Hội nghị lần thứ 8 (Khóa VI) Hội nghị đánh giá tình hình chung của tỉnh năm 1971 và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới là: “đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa kết hợp chặt chẽ với quốc phòng Tăng cường xây dựng lực lượng chiến đấu, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, mài sắc tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, nêu cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, đập tan mọi âm mưu phá hoại của địch, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tốt tài sản xã hội chủ nghĩa và mọi thành quả của lao động” [2, tr.158]

Trong quá trình chỉ đạo nhân dân toàn tỉnh chiến đấu bảo vệ địa bàn, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo công tác quân sự, công tác xây dựng lực lƣợng chiến đấu vững vàng, công tác phòng không sơ tán nhằm bảo vệ địa bàn và chiến thắng mọi âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù

Quá trình Đảng bộ chỉ đạo bảo vệ địa bàn

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Hòa Bình vẫn là một trong những nơi bị địch đánh phá ác liệt Ngay từ đầu năm 1972, giặc Mỹ nhiều lần cho máy bay trinh sát, thăm dò và tìm mọi biện pháp liên lạc với bọn biệt kích, gián điệp để chuẩn bị cho những cuộc tập kích đánh phá tỉnh Hòa Bình

Với quan điểm miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhân dân Hòa Bình vừa ra sức xây dựng củng cố hậu phương về mọi mặt vừa kiên quyết đánh thắng địch bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, đồng thời phát động toàn dân làm tốt công tác phòng tránh

Thực hiện Nghị quyết 20 và Chỉ thị 198 của Trung ƣơng Đảng, từ 22 đến ngày 25 tháng 5 năm 1972, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình họp và quyết định một số công tác cấp bách đáp ứng với tình hình mới: Tăng cường động viên, giáo dục chính trị tư tưởng, kiên trì chống Mỹ, cứu nước, chống tư tưởng hoang mang dao động khi địch đánh phá, nâng cao tinh thần cảnh giác, địch đến là đánh và đánh thắng; tổ chức sơ tán phòng tránh chu đáo, làm tốt công tác tuyển quân và chính sách hậu phương quân đội; đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống; củng cố lực lƣợng dân quân tự vệ tăng cường bảo vệ các địa bàn xung yếu, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và chiến đấu Hội nghị xác định: Lấy nông nghiệp, lâm nghiệp làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp phải phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển của nông, lâm nghiệp

Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của giặc Mỹ lan tới địa giới Hòa Bình, Tỉnh ủy đã họp bất thường từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 6 năm 1972 quyết định chuyển hướng và đẩy mạnh mọi mặt công tác trong tình hình mới Tại hội nghị này một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đƣợc điều chỉnh với tư tưởng chỉ đạo là: “Phải bảo đảm đầy đủ các nhiệm vụ chiến lược của cả nước, bảo đảm sự đoàn kết, nhất trí về chính trị tư tưởng trong nhân dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” Để phù hợp với tình hình mới, Tỉnh ủy đã phân công một số đồng chí Ủy viên Thường vụ và Tỉnh ủy viên trực tiếp sang phụ trách công tác cấp thiết nhƣ: Giao thông, quân sự, sản xuất, xây dựng khu ATK… Hội nghị nhấn mạnh: “Tăng cường kiểm tra đôn đốc, mỗi cấp tự kiểm tra và kiểm tra cấp dưới, phải phân công cán bộ giúp đỡ từng cơ sở để thực hiện nhanh, nhạy, hiệu quả công tác trong tình hình mới”

Từ thời bình chuyển sang thời chiến, chiến tranh gây ra bao biến động lớn, làm đảo lộn tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đƣợc sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng Đảng, Tỉnh ủy Hòa Bình đã bình tĩnh bám sát tình hình, nhanh chóng chuyển hướng lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời đƣa ra những quyết định quan trọng phù hợp với đặc điểm của tỉnh, tạo ra sự nhất trí về chính trị tư tưởng trong Đảng bộ, tạo niềm tin tưởng và sự đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng nhằm đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, duy trì sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

Chỉ sau 10 ngày giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc, ngày 26 tháng 4 năm 1972 Tỉnh ủy ra Chỉ thị về một số công việc cần kíp trước mắt gửi các cấp, các ngành, các đoàn thể trong đó nhấn mạnh: Trong bất kể tình huống nào cũng phải làm thật tốt công tác phòng không sơ tán, bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 1972, bảo đảm giao thông vận tải an toàn và thường xuyên thông suốt, nâng cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, khắc phục mọi hiện tƣợng lỏng lẻo trong sản xuất, công tác sinh hoạt và chủ quan lơ là mất cảnh giác

Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, từ cuối tháng 4 năm 1972, công tác phòng không, sơ tán được triển khai khẩn trương ở thị xã Hòa Bình, các thị trấn, nơi tập trung đông người trên địa bàn tỉnh Các cơ sở công nghiệp, cơ quan tỉnh, trường học, bệnh viện di chuyển về nơi sơ tán cũ Hàng vạn hầm hố và hơn 100 km giao thông hào kịp thời đƣợc củng cố sửa sang lại Do bám sát tình hình nhận định khả năng đánh phá của máy bay Mỹ, công tác phòng không sơ tán đều có sự chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ, chu đáo nên ta đã hạn chế tới mức thấp nhất thương vong, thiệt hại do địch gây ra, mặc dù cường độ đánh phá của địch lớn gấp rưỡi lần thứ nhất Thị xã Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Mai Châu là những đơn vị triển khai công tác phòng không sơ tán nhanh, gọn, triệt để và làm tốt việc sửa chữa hầm, hào nên khi địch tới bắn phá tỷ lệ thương vong thấp nhất Huyện Lạc Sơn và Yên Thủy duy trì tốt công tác phòng không báo động cho nhân dân khi máy bay địch tới hoạt động, giữ vững tinh thần dám đánh và quyết đánh, thực hiện tốt khẩu hiệu

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

Nhận xét

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình từ năm 1965 đến năm 1975 đã có những ƣu điểm và hạn chế sau:

Mười năm là một chặng đường ngắn trong lịch sử dân tộc, nhưng đây là chặng đường rất oanh liệt và hào hùng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, trong đó có Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình Trong điều kiện chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, quân và dân trong toàn tỉnh quyết tâm vƣợt qua mọi khó khăn để khôi phục và phát triển kinh tế, vừa sản xuất vừa chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 – 1968 và 1972), đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với việc xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đạt được một số thành tựu

Thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân dân Hòa Bình đã bảo vệ vững chắc địa bàn, chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 đến năm 1975, sát cánh cùng nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã phải đối đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù với âm mưu nhằm ngăn chặn nguồn chi viện ra tiền tuyến, hòng bóp nghẹt cách mạng Miền nam và lung lay ý chí đấu tranh đấu tranh của quần chúng nhân dân Nhận rõ âm mưu của kẻ thù, Đảng bộ tỉnh đã đề ra chủ trương, tập trung chỉ đạo nhằm đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc địa bàn Ngay từ khi địch chuẩn bị đánh phá, Đảng bộ đã chỉ đạo công tác sơ tán phòng không, xây dựng hệ thống hầm hào đạt hiệu quả Đồng thời, Đảng bộ cũng xây dựng kế hoạch vừa chiến đấu vừa sản xuất hợp lý để luôn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ Trung ƣơng giao phó

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng bộ, đông đảo quần chúng đƣợc giác ngộ cao, cơ sở hậu cần đƣợc vững chắc, chính quyền vững vàng và địa hình đƣợc cải tạo phù hợp với yêu cầu tác chiến Bên cạnh đó, trong chiến đấu, Đảng bộ cũng đã chú trọng chỉ đạo kết hợp ba thứ quân một cách chặt chẽ, động viên mọi nguồn tài lực, vật lực và công sức của đông đảo quần chúng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu Trong đó, lực lƣợng dân quân tự vệ thường xuyên phải được tăng cường và phát triển, giữ vai trò nòng cốt trong chiến đấu bảo vệ địa bàn Lực lƣợng phòng không của tỉnh cũng đƣợc bổ sung thêm các đơn vị bộ đội tên lửa, pháo cao xạ Việc xây dựng và phổ biến các phương pháp tác chiến đến tận các xã của Đảng bộ tỉnh đã làm cho toàn dân trên địa bàn tỉnh luôn chủ động, linh hoạt trong đối phó với kẻ thù Đảng bộ đã phát động phong trào vận động dân quân dùng súng bắn rơi máy bay Mỹ thu đƣợc nhiều thành kết quả Những thành công của quân và dân Hòa Bình đã góp phần “chia lửa” với nhân dân cả nước

Nhƣ vậy, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã vận dụng rất linh hoạt quan điểm chiến tranh nhân dân và phát huy tối đa hiệu quả sức mạnh của khối đại đoàn kết nhân dân để đánh thắng kẻ thù Đảng bộ đã mở các cuộc vận động chính trị trong quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua nhƣ: phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, phong trào “Ba đảm đang” của hội phụ nữ, phong trào “Phụ lão ba giỏi” Nhờ vậy, mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đều hăng hái thi đua sản xuất, chiến đấu và đẩy mạnh mọi mặt công tác bảo vệ vững chắc địa bàn, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù góp phần đáng kể vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Giao thông vận tải là mặt trận luôn được Đảng bộ thường xuyên quan tâm và đảm bảo tối đa Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mạch máu giao thông phải đƣợc giữ vững, nhằm đập tan mục đích đánh phá của địch vào hệ thống giao thông vận tải, hòng làm tê liệt con đường vận chuyển chi viện cho tiền tuyến Do vậy, đảm bảo giao thông vận tải đƣợc thông suốt cũng là một thắng lợi rất to lớn

Nhờ có sự chỉ đạo của Đảng bộ kết hợp với sức mạnh của toàn dân, tỉnh Hòa Bình đã giành đƣợc nhiều thành tích, góp phần tích cực vào việc đánh bại âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc địa bàn Những chiến thắng đạt đƣợc của Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình tạo điều kiện cho quá trình xây dựng tiềm lực địa phương, bảo đảm việc thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến góp phần đƣa cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc nhanh chóng giành thắng lợi

Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo làm cho giao thông vận tải được thông suốt, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của chiến tranh

Muốn hoàn thành tốt vai trò hậu phương trong chiến tranh thì phải đảm bảo giao thông vận tải đƣợc thông suốt Đây là một trong những yếu tố quan trọng để quân đội ngoài chiến tường tiếp tục chiến đấu, giao thông vận tải được thông suốt thì con đường chi viện được duy trì thường xuyên, tạo nên nguồn động viên về tinh thần và vật chất vô cùng to lớn đối với tiền tuyến, thúc đẩy cuộc chiến tranh nhanh chóng giành thắng lợi

Do nhận thức rõ vị trí chiến lƣợc là tỉnh miền núi, liền kề với thủ đô

Hà Nôi, cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc và là hậu phương của miền Bắc

Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ nên giao thông vận tải đã đƣợc xác định là công tác, là nhiệm vụ trung tâm chiến lƣợc của toàn dân Giao thông vận tải được tăng cường nhanh chóng về cả lực lượng, về chỉ đạo và đạt nhiều thành tích Công tác đảm bảo giao thông đã được giữ vững và thường xuyên thông suốt kể cả ở những thời điểm và những địa điểm chiến đấu ác liệt nhất, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trung chuyển và các yêu cầu vận chuyển phục vụ tiền tuyến Mạng lưới giao thông nông thôn từng bước được củng cố và mở rộng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, góp phần chi viện cho tiền tuyến Mặc dù địch đánh phá vô cùng ác liệt song giao thông vận tải đƣợc thông suốt, các kế hoạch vận chuyển vẫn hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đề ra

Thứ ba, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình công tác chi viện tiền tuyến được tiến hành khẩn trương và hiệu quả, huy động tối đa sức người sức của phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm

1975, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, làm tốt công tác quân sự địa phương đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giữ vững địa bàn tỉnh, vừa động viên toàn quân và dân Hòa Bình đoàn kết thi đua chống Mỹ cứu nước, tích cực chi viện sức người sức của cho sự nghiệp thống nhất đất nước

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, gặp khó khăn đến đâu Đảng bộ tỉnh luôn đặt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Hòa Bình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1965 đến năm 1975 nhằm huy động một cách toàn diện nhất sức người sức của, phục vụ tối đa cho nhu cầu của cách mạng

Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra bao khó khăn nhƣng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân nỗ lực thực hiện nghĩa vụ đối với tiền tuyến, hoàn thành kế hoạch chi viện cho chiến trường Với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai” nhân dân Hòa Bình lao động sản xuất để khôi phục kinh tế, tăng cường chi viện miền Nam Các phong trào thi đua thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào Miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân quân không thiếu một người” được tất cả mọi người hưởng ứng với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo Hàng ngàn con em trong tỉnh đã nhập ngũ, chiến đấu trên khắp các chiến trường ở miền Nam Hòa Bình cùng với miền Bắc là hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam Nhờ sự chỉ đạo sáng suốt và linh hoạt của Đảng bộ tỉnh, công tác chi viện tiền tuyến đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng kể Bên cạnh những đóng góp về sức người, sức của cho tiền tuyến, Hòa Bình đã tập trung thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội Đây là nguồn động viên tinh thần vô cùng to lớn cho chiến trường Làm tốt công tác hậu phương quân đội, ngoài việc bổ sung lượng lớn lực lượng cho quân đội thì việc chăm sóc sức khỏe, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với gia đình và người có công với cách mạng sẽ làm yên lòng và tạo thêm sự vững tâm cho những người đang cầm súng ngoài chiến trường Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 đến năm 1975, Đảng bộ Hòa Bình đã quan tâm và thực hiện nhiều chính sách ưu tiên đối với thương binh, những gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng Những việc làm đã thể hiện bản chất nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo

Nhìn lại chặng đường lịch sử chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm

Các đặc điểm và kinh nghiệm lịch sử

Nguyên nhân của các hạn chế

Do sự lãnh đạo của Đảng bộ chƣa thật toàn diện Đảng bộ chƣa quán triệt thật đầy đủ đường lối xây dựng kinh tế địa phương, đường lối chiến tranh nhân dân Việc nắm bắt tình hình địa phương và vận dụng thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng vào hoàn cảnh thực tiễn của từng vùng còn thiếu sâu sắc, cụ thể

Công tác vận động và thực hiện dân chủ đối với quần chúng còn nhiều thiếu sót, công tác xây dựng Đảng chưa được tăng cường đúng mức

Tuy còn một số hạn chế nhất định nhƣng nhìn chung Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo và giải quyết thành công vấn đề thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên địa bàn toàn tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 Đảng bộ tỉnh đã có chủ trương và những biện pháp thực hiện linh hoạt, phản ánh sự nhận thức đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Những thành công và chƣa thành công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975, đã để lại cho Đảng bộ tỉnh Hòa Bình những bài học lịch sử không chỉ dừng lại ở giá trị truyền thống mà còn có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay và sau này

3.2.1 Kinh nghiệm trong xác định chủ trương Một là, nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân, dựa vào dân, xây dựng các đoàn thể quần chúng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng, bảo vệ hậu phương và chi viện tiền tuyến

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của Đảng vào thực tiễn địa phương trên từng chặng đường kháng chiến và kiến quốc bằng những biện pháp hiệu quả, mà trước hết là luôn quan tâm tới công tác động viên, giáo dục chính trị trong nhân dân, tận dụng các hình thức tuyên truyền, giáo dục kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước với các hình thức phong phú và sinh động Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong trào xây dựng chi bộ, rèn luyện đảng viên luôn được các cấp, các đơn vị, các địa phương quan tâm Thành công của Hòa Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là đã quán triệt đường lối, phát động phong trào quần chúng quyết tâm đánh Mỹ sâu rộng Phong trào đó ngày càng trở nên sôi động, mạnh mẽ trong mọi địa phương Khối đại đoàn kết toàn dân đƣợc củng cố Ở những nơi diễn ra chiến sự ác liệt, phong trào chống Mỹ cứu nước lại rất sôi nổi

Trong quá trình xâm lƣợc và thống trị, bọn thực dân dựa vào các thế lực phản động trong tôn giáo, dùng thần quyền, giáo lý mê hoặc giáo dân, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, chia rẽ lương giáo, xây dựng lực lượng vũ trang trong công giáo để chống lại cách mạng Đảng bộ đã kiên trì vận động, thuyết phục làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân lương cũng như giáo phân biệt được đâu là tự do tín ngưỡng, đâu là âm mưu tội ác lợi dụng thiên chúa giáo của địch

Nắm vững quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quán triệt quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, muốn xây dựng hậu phương vững mạnh, toàn diện, trước hết phải đoàn kết toàn dân “Lấy dân làm gốc” tăng cường bồi dưỡng sức dân Vì vậy, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã không ngừng tăng cường bồi dưỡng sức dân Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã hoàn thành một nhiệm vụ cách mạng thực sự to lớn, tác động chi phối đến các thắng lợi sau này, đó là các Đảng bộ cơ sở ở Hòa Bình đã cùng với nhân dân địa phương chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Tỉnh ủy, tổ chức có hiệu quả việc bố trí nơi ăn nghỉ và làm việc của

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan ban ngành của tỉnh sơ tán trong 10 năm, từ năm 1965 đến năm 1975 Nhờ những chủ trương, biện pháp đúng đắn của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, khối đoàn kết trong nhân dân ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao

Trên cơ sở quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, tỉnh Hòa Bình đã ra sức xây dựng lực lượng vũ trang địa phương Trong kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng lực lượng dân quân tự vệ lớn mạnh và rộng khắp, có lực lƣợng chiến đấu, có lực lƣợng phục vụ chiến đấu Bên cạnh dân quân du kích, bộ độ địa phương cũng luôn được quan tâm xây dựng, phát triển Ở Hòa Bình dân quân tự vệ cùng bộ đội địa phương thực sự là lực lƣợng nòng cốt của toàn dân đánh giặc, toàn dân đảm bảo giao thông Trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, tỉnh Hòa Bình đã phát huy sức mạnh của quan hệ sản xuất mới, vừa chiến đấu vừa xây dựng, không ngừng tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang địa phương, kết hợp chặt chẽ và cùng bộ đội chủ lực đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ quê hương

Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước diễn ra ở tỉnh Hòa Bình rất phong phú, đa dạng và quyết liệt; cùng một lúc phải hình thành nhiều lực lƣợng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng không nhân dân, đảm bảo giao thông và tuyển quân chi việc, tất cả đều nhờ ở sức mạnh tiềm tàng quần chúng nhân dân Khi Đảng phát động, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia Thanh niên trai tráng xung phong vào bộ đội, tự vệ Những người sức khỏe yếu hơn tự nguyện vào thanh niên xung phong và phục vụ chiến đấu Phụ nữ với phong trào “Ba đảm đang”; thanh niên với phong trào “Ba sẵn sàng”; các cụ cao niên thành lập

“Hội bảo trợ dân quân”; thiếu nhi, học sinh thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”… Mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều đi vào guồng máy hoạt động chung

Hai lần chống chiến tranh phá hoại, bất cứ địa phương nào trong tỉnh Hòa Bình cũng đều nổi lên khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” Ý thức đánh giặc, cứu nước, cứu nhà đã thấm sâu trong tâm tư tình cảm của mỗi người dân, ai cũng mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước thiêng liêng

Thế trận lòng dân, chính là lòng yêu nước tha thiết quê hương đất nước của mỗi người dân các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình

Trong kháng chiến chống Mỹ, lòng dân tạo thành ý chí quyết tâm nghìn người như một tạo lưới lửa phòng không tầm thấp, thế trận giao thông vận tải rộng khắp vững chắc, hết lòng, hết sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam Mỗi hạt gạo chuyển tới mặt trận đều mang nặng tấm lòng của người dân Hòa Bình đối với đất nước, quê hương

Các tầng lớp nhân dân Hòa Bình không quản ngại gian khổ hy sinh, ngày đêm thi đua sản xuất, làm ra lương thực, thực phẩm đóng góp đến mức cao nhất nghĩa vụ của mình Lòng dân còn là “bóng mát” che chở cho đoàn quân điệp trùng ra trận

Nhờ có nhân dân, mọi khó khăn vướng mắc đều được giải quyết kịp thời Với bàn tay, đôi vai, khối óc, người dân Hòa Bình đã vận chuyển an toàn hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm đạn dược, hàng hóa ra mặt trận

Lòng dân là nùi rừng che mắt địch, là sức mạnh vô song mỗi khi gặp gian nguy, là ngọn lửa hồng sưởi ấm bao tâm hồn chiến sĩ

Ngày đăng: 06/12/2022, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN