Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hoạt động sinh kế của người dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn dựa vào khung phân tích sinh kế bền vững của DFID
- Đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế bền vững của người dân tại VQG Xuân Sơn;
- Đề xuất được những giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn.
Đối tƣợng nghiên cứu
- Những giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng cư dân tại VQG Xuân Sơn
- Hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại xã Xuân Đài và Xuân Sơn;
- Công tác quản lý của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại địa bàn nghiên cứu (cán bộ UBND xã; cán bộ UBND huyện Tân Sơn; và Cán bộ VQG Xuân Sơn).
Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Những giải pháp nào có thể tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ?
Các giải pháp mà đề tài đề xuất có thể tăng cường tính bền vững trong các hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của nghiên cứu là xây dựng đƣợc khung phân tích sinh kế bền vững hộ gia đình cho cộng đồng sinh sống tại VQG Xuân Sơn, hỗ trợ cho việc đánh giá hoạt động sinh kế bền vững của các hộ dân nơi đây và các cộng đồng khác có điều kiện tương tự
Kết quả của nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường một cách bền vững ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ nói chung, kế hoạch xóa đói giảm nghèo tại địa phương nói riêng; đồng thời cũng là một điển hình để nhân rộng ra các địa phương có điều kiện tương tự.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần chính sau:
PHẦN MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2 Địa điểm, thời gian, đối tượng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chương 4 Kết quả và thảo luận
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Những khái niệm chính đƣợc sử dụng trong luận văn có mối liên hệ logic và hệ thống, để tập trung vào nội dung nghiên cứu là đề xuất được giải pháp tăng cường sinh kế bền vững cho cộng đồng cƣ dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn, cụ thể:
Sinh kế (Livelihood): có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và cũng có nghĩa là con đường để kiếm sống Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [59]
Chiến lược sinh kế (Livelihoods strategy): là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu kiếm sống:
- Sự chọn lựa chiến lƣợc sinh kế phụ thuộc vào việc tiếp cận các loại vốn khác nhau;
- Mỗi chiến lƣợc sinh kế cần một sự kết hợp các loại vốn khác nhau;
Tuy nhiên, mỗi loại vốn có thể sử dụng cho nhiều chiến lƣợc khác nhau [8]
Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood): Khái niệm này đƣợc hoàn thiện nội hàm bởi DFID Sinh kế bền vững là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [59], [60]
Sinh kế thích ứng (với BĐKH) (Climate change adaptive livelihood): Sinh kế thích ứng là một hệ thống sinh kế, trước hết phải có khả năng chống chịu với BĐKH/ giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trước các tác động của BĐKH, đặc biệt là thiên tai/hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất/ sản lƣợng một cách ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phương [5]
Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH (climate change adaptive sustainable livelihood: Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH là hệ thống sinh kế, có khả năng chống chịu với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trước các tác động của BĐKH, đặc biệt là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất, sản lƣợng một cách ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phương [8]
Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihoods approach): là một cách cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của người nghèo, được dựa trên các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người nghèo và các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố này Nó có thể đƣợc sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động hiện có để tạo ra sinh kế bền vững Cách tiếp cận này đƣa ra một khung tiếp cận giúp hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đưa ra một bộ các nguyên tắc hướng dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói [58]
Vườn Quốc gia (National Park): Theo luật ĐDSH được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 quy định rõ: KBT bao gồm: a) Vườn Quốc gia; b) Khu dự trữ thiên nhiên; c) KBT sinh cảnh – loài; d) Khu bảo vệ cảnh quan VQG phải có đủ các tiêu chí chủ yếu sau đây:
- Có HST tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại điện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
- Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái
Vùng đệm (buffer zone): là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với KBT” [40]
Cộng đồng (community): Cộng đồng dân cƣ là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”
1.1.2 Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động sinh kế, về căn bản đều do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình thiết lập trong cộng đồng Do đó, để đánh giá đƣợc thực trạng của hoạt động này cần phải đƣa ra đƣợc mối liên hệ giữa: (1) Kết quả sinh kế; (2) Các nguồn lực sinh kế; và (3) Những yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế nhƣ thể chế, chính sách hay những quan hệ xã hội
Cách tiếp cận sinh kế bền vƣ̃ng là mô ̣t cách phân tích toàn diê ̣n về phát triển và giảm nghèo Cách tiếp cận này giúp chúng ta hiểu được viê ̣c con người sử du ̣ng các loại vốn mình có để kiếm sống , thoát nghèo, hay tránh bị rơi vào đói nghèo nhƣ thế nào, vì nó không ch ỉ minh họa các chiến lƣợc tìm kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lƣ̣c mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế
Vì vậy, để giải quyết đƣợc những vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế, cần sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ kinh tế, xã hội/văn hóa, chính sách, tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp… Chỉ khi nghiên cứu đƣa ra đƣợc những mối liên hệ bản chất giữa các yếu tố tạo nên hoạt động sinh kế của một cộng đồng dân cƣ nào đó, thì mới có thể đề xuất các giải pháp cho hoạt động sinh kế bền vững, hiệu quả hơn
1.1.3 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra được giải pháp nhằm tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại VQG Xuân Sơn, do đó logic của nghiên cứu sẽ gồm những nội dung theo trình tự sau: 1) Đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế (thể chế, tri thức bản địa, các nguồn lực và BĐKH); 2) Phân tích thực trạng sinh kế và các nguồn lực sinh kế; 3) Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế; 4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cƣ vùng lõi và vùng đệm, các giải pháp này nhằm: (a) xây dựng chiến lƣợc sinh kế cụ thể và (b) đƣợc cụ thể hơn bằng những kế hoạch thực hiện linh hoạt, tùy theo từng địa phương Việc thực hiện các giải pháp này cần phải đƣợc điều chỉnh, can thiệp kịp thời; và đánh giá, giám sát để đảm bảo hiệu quả của hoạt động sinh kế (Hình 1.1)
Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra nhƣ hiện nay, việc gia tăng các rủi ro từ khí hậu sẽ làm gia tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn TNTN Do đó, các giải pháp sinh kế bền vững đƣợc lựa chọn phải đảm bảo tính thích ứng với BĐKH hay chính là tăng cường khả năng chống chịu của sinh kế trước BĐKH
Hình 1.1 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Khung phân tích đƣợc xây dựng dựa vào: (i) Khung sinh kế bền vững của DFID (2007); (ii) Khung lý thuyết xây dựng sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH của Hoàng Thị Ngọc Hà (2014); (iii) Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (CCWG) và Bộ TN & MT (2016) nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu [60], [18], [8]
Trong đó, nhấn mạnh đến tính hệ thống của các vấn đề nghiên cứu.
Tổng quan lịch sử nghiên cứu
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1 Sinh kế Ý tưởng về sinh kế được đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu của Chambers vào những năm 1980 Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của Ellis, Barret và Reardon… Tác giả Ellis (2010) [62] cho rằng sinh kế bao gồm những tài sản, những hoạt động và cơ hội đƣợc tiếp cận đến tài sản và hoạt động đó (đạt đƣợc thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), và theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hay nông hộ
Chambers và Conway (1992) [57] cho rằng sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để đảm bảo phương tiện sinh sống
Các yếu tố tác động
- Các nguồn lực sinh kế
Thực trạng sinh kế, Nguồn lực sinh kế
Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH a) Vùng lõi b) Vùng đệm
Sinh kế a) Vùng lõi b) Vùng đệm
Kế hoạch thực hiện a) Vùng lõi b) Vùng đệm
Giám sát/ đánh giá Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế
Theo Farrington et al [63] Sinh kế có thể đƣợc diễn tả nhƣ là sự kết hợp của các nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng và các hoạt động đƣợc thực hiện để sống Các tài nguyên đó có thể bao gồm cả các khả năng và kỹ năng của con người (vốn con người), đất đai, tiền tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất), và các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức cho các hoạt động (vốn xã hội)
Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình
Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro ở Brazil năm 1992, PTBV đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới Theo đó, trong phát triển nông thôn xuất hiện xu hướng phát triển sinh kế bền vững bao gồm cả các mục tiêu giảm nghèo [8]
Trước đây, hoạt động sinh kế được hiểu là những phương tiện kiếm sống nhằm phục vụ nhu cầu cơ bản của cuộc sống (Ví dụ: thực phẩm, chỗ ở, quần áo, thuốc men ) Khái niệm về sinh kế bền vững cũng đƣợc hiểu là những nỗ lực để xoá đói giảm nghèo [65] Tuy nhiên, các khái niệm đó chƣa bao quát đƣợc hết mọi khía cạnh của hoạt động sinh kế, đặc biệt là các nguồn lực làm hạn chế hoặc tăng cường khả năng của con người
Khái niệm về sinh kế bền vững đƣợc Chambers và Conway (1992) [57] mở rộng hơn Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu và phục hổi sau những cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn
Trong một số nghiên cứu của Barret và Reardon (2000) [56] khẳng định các chính sách để xác định sinh kế người dân theo hướng bền vững được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong quyết định một sinh kế có bền vững hay không
Dựa trên nền tảng nghiên cứu điển hình của Chambers và Conway, đã có rất nhiều sự điều chỉnh cho khái niệm sinh kế bền vững Đặc biệt quan trọng là đóng góp của Scoones và các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) tại trường Đại học Sussex [69], Vương quốc Anh; và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) [59], [60]
Tổ chức DFID đã xây dựng khung sinh kế bền vững nhƣ là một công cụ nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau nhƣ thế nào trong những bối cảnh cụ thể (Hình 1.2)
Hình 1.2 Khung sinh kế bền vững DFID (2007)
Scoones (1998) [69] cho rằng hoạt động sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có thể giải quyết đƣợc hoặc có khả năng phục hồi từ những khủng hoảng; duy trì, tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến TNTN”
Cách tiếp cận sinh kế bền vững để giảm nghèo đã đƣợc Krantz (2001) [65] khẳng định và so sánh dựa trên ba khung phân tích sinh kế bền vững của UNDP, CARE và DFID Trong đó, sinh kế bền vững được coi là phương pháp hữu hiệu nhất để xóa bỏ đói nghèo trong bối cảnh nhiều biến động nhƣ hiện nay
CẤU TRÚC & QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI
- Giảm tình trạng dễ bị tổn thương
- Cải thiện an ninh lương thực
- Tăng tính bền vững khi sử dụng nguồn TNTN
H: Nguồn vốn con người (Human Capital) F: Nguồn vốn tài chính (Financial Capital) N: Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital) P: Nguồn vốn vật chất (Physical Capital) S: Nguồn vốn xã hội (Social Capital)
S: Nguồn vốn xã hội (Social Capital)
Nhƣ vậy, sinh kế bền vững là sinh kế: 1) Có thể phục hồi và đối mặt với các cú sốc và khủng hoàng; 2) Không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài; 3) Duy trì và bảo tồn đƣợc tài nguyên; 4) Không bị suy yếu và suy giảm theo thời gian [8] Ở Việt Nam, đã có rất nhiều những nghiên cứu về sinh kế bền vững, tiêu biểu nhƣ Đinh Đức Thuận (2005) [47] đã chỉ ra mối liên hệ giữa lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn
Dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững, Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh
(2012) [29] đã thử sử dụng bộ số liệu điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2008 và đã xác định mười chiều đo đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế là vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, và vốn tài chính của hộ gia đình nông thôn Việt Nam dựa trên các phương pháp thống kê đa biến Sau đó, nghiên cứu này tiếp tục dựa vào khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) để xác định các chỉ báo đo lường nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thôn Việt Nam và sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2010 để kiểm tra lại tính nhất quán của các chiều đo và các chỉ báo nghèo đa chiều [29]
Trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan giai đoạn II
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm 1.3.1.1 Vị trí địa lý
VQG Xuân Sơn nằm hoàn toàn trên địa bàn hành chính xã Xuân Sơn và một phần nằm trên địa bàn các xã: Xuân Đài, Kim Thƣợng, Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La Đây là nơi bảo tồn ĐDSH của vùng chuyển tiếp giữa giải núi đá vôi phía Đông Bắc với vùng Trung du Bắc Bộ
Hình 1.3: Bản đồ VQG Xuân Sơn trên địa bàn tỉnh
Phía Đông VQG Xuân Sơn giáp với các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vinh Tiền (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ); Phía Tây giáp với huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La); phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình); phía Bắc giáp xã Thu Cúc (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ)
Tổng diện tích tự nhiên của VQG Xuân Sơn là 15.048 ha, bao gồm 9.088 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 5.737 ha phân khu phục hồi sinh thái và 212 ha phân khu dịch vụ hành chính, nằm trên địa bàn 29 thôn của 6 xã gồm: xã Xuân Sơn (có 4 thôn/bản Cỏi, Dù, Lạng Lấp); xã Xuân Đài (6 thôn/bản Thang, Đồng Dò, Đồng Tảo, Vƣợng, Dụ, Suối Bồng); xã Kim Thƣợng 10 (thôn/bản Tân Ong, Xoan, Hạ Bằng, Chiềng 1, Chiềng 2, chiềng 3, Xuân 1, Xuân 2, Tân Hồi, Nhàng); xã Đồng Sơn (3 thôn/bản Bến Thân, Xuân 1, Xuân 2); xã Tân Sơn (5 thôn/bản hoạt, Bương, Lèn, Sận, Thịnh); xã Lai Đồng (1 thôn/bản Đoàn) thuộc địa bàn hành chính huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ [51], [53]
Hình 1.4: Bản đồ qui hoạch VQG Xuân Sơn – tỉnh Phú Thọ
VQG Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang tả ngạn sông Đà Nhìn toàn cảnh các dãy đồi chỉ cao chừng
600 – 700 m, cao nhất là đỉnh Voi (1.386 m), tiếp đến là núi Ten (1.244 m), và núi Cẩn (1.144 m) Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lƣợn khá phức tạp Nhìn chung, địa hình trong khu vực có những kiểu chính sau:
- Kiểu núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ cao từ 700 m – 1.368 m Kiểu này đƣợc phân bố chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam VQG, bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ
- Kiểu địa hình núi thấp: Thuộc địa hình này là các núi có độ cao từ 300 – 700 m phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực
- Kiểu đồi: Có độ cao dưới 300 m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực Có hình dạng đồi lƣợn sóng mềm mại đƣợc cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biến chất hạt mịn, hiện nay đã đƣợc trồng chè xanh, chè san
- Thung lũng và bồn địa: Đó là những vùng trũng kiến tạo giữa núi phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thƣợng Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp [25]
Theo các nhà địa chất, toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi Nham thạch nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp Trong các dãy núi đá vôi thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung xóm Lạng, xóm
Dù, xóm Lấp… Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm
Thổ nhƣỡng đƣợc hình thành trong một nền địa chất phức tạo (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú… nên có nhiều loại đất đƣợc tạo thành trong khu vực này Một số loại đất chính là:
+ Đất feralit có mùn trên núi trung bình: phân bố ở độ cao 700 – 1.386 m, + Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp: phân bố ở độ cao dưới 700 m, + Đất rangin (hay đất hình thành trong núi đá vôi),
+ Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng [25]
Khí hậu: VQG Xuân Sơn tuy nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nhưng xa đường xích đạo, nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22 – 23 0 C Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ các tháng này xuống dưới 20 0 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình trên 25 0 C, nóng nhất là vào tháng 6 và 7 (28 0 C) Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7 0 C vào tháng 6
- Chế độ mƣa ẩm: Lƣợng mƣa đạt mức trung bình là 1.826 mm Tập trung gần 90% vào mùa mƣa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm); hai tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 hàng năm Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhƣng hạn hán ít xảy ra vì có mƣa phùn làm hạn chế sự khô hạn trong mùa khô Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt 86% Lƣợng bốc hơi không cao (653 mm/n) điều đó đánh giá khả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốc hơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực
- Một số hiện tƣợng thời tiết đáng chú ý:
+ Gió Tây khô nóng: Vùng này chỉ chịu gió Tây (khô và nóng) vào các tháng 4,5,6,7
Trong các tháng này nhiệt độ không khí có ngày lên tới 39 – 40 0 C, bốc hơi cũng cao nhất >70 -80 mm, độ ẩm không khí hạ xuống thấp tuyệt đối
+ Mưa bão: Vùng này tuy ở sâu trong nội địa, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão Hai tháng nhiều mưa bão nhất là tháng 8 và tháng 9 Bão thường kèm theo mưa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phương và nhân dân sinh sống trong vùng
ĐỐI TƯỢNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 2 xã: xã Xuân Đài (vùng đệm) và xã Xuân Sơn (vùng lõi) tại VQG Xuân Sơn, thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2016- tháng 9/2016
Trong đó, thời gian thực địa tại địa phương chia thành 3 đợt, với mục tiêu cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Thời gian, địa điểm và nội dung các đợt nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
- Các giải pháp góp phần tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế vùng đệm VQG Xuân Sơn
- Hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ dân sinh sống trong vùng đệm VQG Xuân Sơn;
Thời gian Địa điểm Nội dung nghiên cứu Đợt 1:
- Chi cục Thống kê huyện Tân Sơn
- Ban Quản lý VQG Xuân Sơn
- Đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Thu thập tài liệu thứ cấp Đợt 2:
- Ban Quản lý VQG Xuân Sơn
- Đánh giá hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ vùng lõi VQG Xuân Sơn Đợt 3:
- Đánh giá hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ vùng đệm VQG Xuân Sơn
- Công tác quản lý của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại địa bàn nghiên cứu (cán bộ UBND xã; cán bộ UBND huyện Tân Sơn; và Cán bộ VQG Xuân Sơn).
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Hệ thống có thể được hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu xác định [11] Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động
Cách tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng nhằm giúp tác giả có nhãn quan hệ thống trong xem xét các mối quan hệ giữa các phần tử trong cùng một hệ thống sinh kế, hệ thống nông nghiệp của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn Bởi vì, cộng đồng dân cƣ sinh sống trong vùng đệm VQG Xuân Sơn chủ yếu làm nghề nông Do đó, cách tiếp cận hệ thống và dựa trên hệ thống nông nghiệp (Hình 2.1) sẽ giúp tác giả xác định những cản trở, thách thức và tìm ra phương án can thiệp hiệu quả nhất
Hình 2.1 Mô hình hệ thống nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1989)[49]
Cách tiếp cận liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái
Cách tiếp cận liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái cùng với cách tiếp cận hệ thống là cách tiếp cận chính cho các nghiên cứu về PTBV và BĐKH
Cách tiếp cận dựa trên HST (do Công ƣớc ĐDSH đề xuất) là một chiến lƣợc quản lý tổng hợp TNTN (đất, nước và sinh vật) Gần đây, cách tiếp cận này đã được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, khi đặt con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các HST [23]
Theo quan niệm hiện đại, con người đã trở thành trung tâm của HST (HST xã hội), với hai nghĩa: i) Con người là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và ii) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hướng tới và đem lại phúc lợi cho con người (MEA, 2005) Con người, một mặt, sống nhờ vào HST thông qua các vai trò dịch vụ của nó, gồm: (i) Vai trò dịch vụ cung cấp (cung cấp các loại vật liệu, cây thuốc, thực phẩm, nước ; ii) Vai trò dịch vụ điều tiết (điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nước, dịch bệnh…); iii) Vai trò dịch vụ văn hóa- tinh thần (các giá trị du lịch, giải trí, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu, giáo dục, tôn giáo, nghệ thuật và các lợi ích phi vật chất khác, và iv) vai trò dịch vụ hỗ trợ (hình thành đất, duy trì các chu trình dinh dƣỡng, chu trình sinh địa hóa, dòng năng lƣợng…) Mặt khác, con người lại tác động vào hệ sinh thái thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển KT-XH (nguyên nhân sâu xa/cơ bản) – tác động chính làm suy thoái các HST/ĐDSH Cần nhấn mạnh rằng mối tương tác giữ con người và HST có sự thay đổi giữa/ và chịu sự tác động của các cấp: địa phương, quốc gia và quốc tế (Hình 2.2)
Như vậy, cách tiếp cận dựa trên HST đặt con người và thực tế sử dụng tài nguyên của họ là trung tâm của khung hoạch định chính sách Để khai thác các lợi ích từ các dịch vụ HST, con người đã đưa ra các lựa chọn hay quyết định (trade off) về quản lý liên quan đến các HST, làm thay đổi chức năng và vai trò dịch vụ mà HST cung cấp
Hay nói cách khác, đây là một chiến lƣợc, một cách thức để quản lý tổng hợp TNTN nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững một cách công bằng để hỗ trợ người dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do sự thay đổi môi trường, trong đó có BĐKH [23]
Bản chất của PTBV là bền vững HST PTBV cũng chính là tăng cường và duy trì sức khỏe của các HST và sự thịnh vượng của người dân Các HST chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho sự thịnh vƣợng đó Vì vậy, cách tiếp cận liên ngành/dựa trên HST thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến PTBV, và trong nghiên cứu này, nó đƣợc sử dụng nhƣ là một trong những cách tiếp cận chính để có thể phân tích và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường tính bền vững của hoạt động sinh kế cho người dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ
Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Từ dưới lên/ Bottom-up) và sự kết hợp giữa tiếp cận Từ trên xuống (Top-down)
Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lƣợc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó
Tuyên ngôn của Hội nghị thƣợng đỉnh RIO+10 tại Johannesburg (2002) đã ghi nhận “người bản địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính ĐDSH của
Trái Đất” Nhƣng thật không may, kinh nghiệm của miền núi ở khắp mọi nơi trên thế giới cho thấy, sự lệ thuộc là hậu quả phổ biến nhất khi quyền kiểm soát việc quản lý tài nguyên và các quy định về phương hướng phát triển vượt ra khỏi tầm tay của người dân địa phương [28]
Hình 2.2 Mối liên quan giữa các dịch vụ HST và các thành tố của cuộc sống thịnh vượng [23], [64]
Hình 2.3 Sơ đồ cách tiếp cận liên ngành phục vụ phát triển bền vững [64]
Năm 2009, nhà kinh tế học người Mỹ Elinor Ostrom đã nhận được giải Nobel Kinh tế vì công trình phân tích quản lý kinh tế, các nghiên cứu này chỉ ra rằng: “các cộng đồng địa phương có thể tự mình quản lý tài sản công tốt hơn so với các quyền lực áp đặt từ bên ngoài”
Cách tiếp cận Từ dưới lên sẽ dùng phương pháp quan sát và phân tích hệ thống nông nghiệp xem hệ thống mắc ở chỗ nào để tìm cách can thiệp, giải quyết các cản trở
Tiếp cận Từ dưới lên rất quan tâm tìm hiểu logic của nông dân vì theo lý luận kinh tế gia đình nông dân, thì người nông dân là một nhà tư bản tự bóc lột sức lao động của mình Nếu không hiểu logic ra quyết định của nông dân, thì không thể để xuất các kỹ thuật nông dân có thể tiếp thu [2]
Do đó, chúng ta cần phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng cƣ dân vào việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển sinh kế; phải coi việc bảo tồn và phát huy những tri thức sinh kế bản địa của cộng đồng bản địa nhƣ một bộ phận quan trọng của hoạt động sinh kế bền vững
Ngoài ra, sử dụng kết hợp giữa cách tiếp cận dựa vào cộng đồng/cách tiếp cận