Lý luận chung về rủi ro tín dụng ngân hàng
Khái quát về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng
Như vậy, rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng Rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong tất cả các khâu, từ khi nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, thẩm định khoản vay, thực hiện công chứng tài sản đảm bảo, giải ngân, giám sát khoản vay sau giải ngân và thu hồi vốn, lãi đến hạn, và rủi ro tín dụng xuất hiện trong khâu thu hồi vốn gốc và lãi
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ và khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Phân loại rủi ro tín dụng
Hình 1.1: Các lo ại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia ra làm hai loại: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục (xem hình 1.1)
Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch xuất phát từ những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng
Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
R ủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay
R ủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong các hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo
R ủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề
Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục
Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại
Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
R ủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn Ví dụ, loại hình cho vay cầm cố chứng khoán được đánh giá là loại hình tín dụng tiềm ẩn rủi ro nội tại Vì đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là phát triển nóng và không ổn định Do đó, giá trị của cổ phiếu thế chấp sẽ có biên độ thay đổi rất lớn nên có thể dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản của các cổ phiếu này khi giá trị nó giảm mạnh trên thị trường và gây ra tổn thất về thu hồi vốn vay của ngân hàng trong trường hợp phát mãi tài sản thế chấp này
R ủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho quá trình vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Nguyên nhân rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng phát sinh mà nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng thường do các nguyên nhân sau sau:
M ột l à, do sự hạn chế trong năng lực quản lý của Ngân hàng thể hiện ở các vấn đề sau:
- Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng
- Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ
- Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều; hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn quá mức quy định
- Ngoài ra, năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng
Hai là, do sự chủ quan, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng thể hiện như sau:
- Do sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên ngân hàng không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích
- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay
Ba là, do Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, buông lỏng quản lý rủi ro
Một số ngân hàng do áp lực của việc đạt chỉ tiêu về lợi nhuận đề ra mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, Ngân hàng chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay
1.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng
M ột l à, khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng biểu hiện như sau:
- Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích mà khách hàng trình bày với ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn Ngoài ra, khách hàng không có thiện chí thanh toán nợ vay khi đến hạn
- Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đế các doanh nghiệp khác
Hai là, do năng lực kinh doanh của khách hàng yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ dẫn tới việc mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng, biểu hiện ở các đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp vay vốn đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý
- Doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất, ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất
1.1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ môi trường kinh doanh
Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gồm có:
- Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh
- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: bởi vì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu
- Sự tấn công của hàng nhập lậu: với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng nhập lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm qua mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều bất cập
Lý luận chung về kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng
Khái niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng
Kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro Trong đó, tiếp cận rủi ro một cách khoa học là cách nhận biết rủi ro thông qua việc tập hợp có hệ thống thông tin về tình hình cho vay của tổ chức tín dụng cũng như tình hình kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Sự cần thiết của kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng trước hết góp phần bảo vệ an toàn cho chính ngân hàng Việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng rất quan trọng, mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của ngân hàng Thông thường tại các ngân hàng Việt Nam, hoạt động tín dụng mang lại tỷ trọng lợi nhuận cao trong tổng thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên tín dụng lại là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro dễ dẫn tới nguy cơ không thu hồi được vốn cho vay Vì vậy, nếu lơi lỏng kiểm soát rủi ro trong tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến thua lỗ kéo dài và làm cho ngân hàng bị phá sản
Kiểm soát rủi ro đảm bảo an toàn cho hệ thống Ngân hàng Thương Mại và nền kinh tế Đối với nền kinh tế, tín dụng giữ vai trò quan trọng là kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát triển bền vững Nếu việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại không tốt mà hệ lụy là sự phá sản của
Phương pháp kiểm soát rủi ro tín dụng
ra, rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ giữa các nước rất chặc chẽ nên rủi ro tín dụng tại một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan
Kiểm soát rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng là nguồn cung cấp vốn hữu hiệu, kịp thời giúp các doanh nghiệp có được vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh Trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản vay của doanh nghiệp, Ngân hàng Thương Mại phát hiện những bất cập trong tình hình tài chính của các doanh nghiệp và kịp thời tư vấn, giúp doanh nghiệp có biện pháp khắc phục kịp thời
1.2.3 Phương pháp kiểm soát rủi ro quy trình cho vay Để kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tín dụng hiệu quả các nhà quản trị ngân hàng cần xây dựng cho ngân hàng mình những phương pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng Đây là các cách hiệu quả nhất để phát hiện và hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng mỗi ngân hàng Một số biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng thường được các Ngân hàng Thương Mại trong nước và trên thế giới áp dụng hiện nay là xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả, lựa chọn mô hình đánh giá rủi ro tín dụng hợp lý và sử dụng các tiêu chí đánh giá rủi ro
1.2.3.1 Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả
Việc thiết lập và không ngừng hòan thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với họat động tín dụng của ngân hàng Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây:
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong họat động tín dụng
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính
Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong họat động tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi Một quy trình tín dụng chung nhất có thể khái quát như sau:
B ảng 1.1: Quy trình tín d ụng căn bản
Các giai đọan của quy trình tín dụng
Nguồn thông tin Nhiệm vụ của ngân hàng
Kết quả của mỗi giai đoạn
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Khách hàng đi vay cung cấp thông tin
Tiếp xúc phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Hoàn thành bộ hồ sơ vay để chuyển sang giai đọan sau
- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đọan trước chuyển sang
- Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ,…
- Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do nhân viên tín dụng hoặc bộ phận thẩm định thực hiện
- Báo cáo kết qủa thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay
- Các tài liệu và thông tin từ giai đọan trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định
- Các thông tin bổ sung
- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích
- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả thẩm định
- Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng, và các lọai hợp đồng khác
Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan
- Các chứng từ làm cơ sở giải ngân
- Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi giải ngân
- Chuyển tiền vào tài khỏan tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng
Giám sát và thanh lý tín dụng
- Các thông tin từ nội bộ ngân hàng
- Các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng
- Phân tích biến động tài khỏan , báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vay vốn
- Tái xét và xếp hạng tín dụng
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
- Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý
- Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng
Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng Sau đây là chi tiết các bước của quy trình tín dụng căn bản:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị tín dụng
Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn
Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng, thu thập thông tin làm cơ sở thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và quyết định cho vay
Tùy theo đặc điểm và quy mô khoản vay, nhân viên tín dụng yêu cầu khách hàng lập hồ sơ với những thông tin khác nhau Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng
Thông tin về khả năng sử dụng và hòan trả vốn của khách hàng
Thông tin về đảm bảo tín dụng Để thu thập những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các lọai giấy tờ sau:
Giấy đề nghị vay vốn
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ họat động
Phương án sản xuất kinh doanh và kế họach trả nợ, hoặc dự án đầu tư
Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất
Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là đi sâu tìm hiểu về khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm sóat những lọai rủi ro đó và dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở của quyết định cho vay Cách thức thu thập thông tin và phân tích cụ thể một hồ sơ tín dụng như thế nào sẽ được trình bày trong những chương thẩm định tín dụng ngắn hạn
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Quyết định tín dụng là việc chấp nhận cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả họat động tín dụng của ngân hàng Một điều không may là khâu quan trọng này lại là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm phải sai lầm nhất Có hai sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:
Quyết định cho vay đối với một khách hàng không tốt
Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt
Cả hai lọai sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng Lọai sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiết hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức thiệt hại về tài chính Lọai sai lầm thứ hai dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay
Nhằm hạn chế sai lầm trong khâu quyết định tín dụng các ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề (1) thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định, (2) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết
Cơ sở để ra quyết định tín dụng trước hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng, do giai đọan trước chuyển sang Kế đến dựa vào thông tin khác, họăc thông tin cập nhật hóa có liên quan, chẳng hạn như thông tin cập nhật về tình hình thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, các quy định về họat động của Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn cho vay của ngân hàng, kết quả thẩm định các hình thức bảo đảm nợ vay,…
Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng
Các ngân hàng bố trí, tổ chức bộ phận kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng khác nhau Đối với các ngân hàng có quy mô lớn, kiểm soát rủi ro tín dụng được phân công cho một bộ phận thực hiện chuyên biệt, thậm chí là được tổ chức thành một phòng gọi là phòng quản lý tín dụng Đối với mô hình này, việc theo dõi quy trình cấp tín dụng cũng như quản lý hồ sơ vay tương đối chặc chẽ Tuy nhiên, đối với ngân hàng có quy mô trung bình hoặc nhỏ, việc quản lý tín dụng được bố trí chung với phòng tín dụng hoặc được phòng kiểm soát nội bộ thực hiện
1.2.4.2 Trình độ quản lý của cán bộ quản lý và năng lực của bộ phận tín dụng
Trình độ quản lý rủi ro của cán bộ ngân hàng đóng vai trò rất lớn đối với việc kiểm soát các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, kịp thời phát hiện những bất cập trong khoản vay và có khả năng phân tích, tổng hợp để dự báo được các chuyển biến xấu của thị trường ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay
Bên cạnh đó năng lực của cán bộ tín dụng cũng đóng vai trò lớn trong việc hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ hoặc thu hồi nợ không đúng hạn Ngay từ khâu thẩm định cho vay, nếu được đánh giá tốt thì khả năng không thu hồi nợ hoặc thu hồi nợ không đúng hạn thấp
1.2.4.3 Môi trường hoạt động a Tình hình biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế
Sự biến động của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế tác động không nhỏ đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng Các biến động này thường khó dự đoán trước, đặc biệt, nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu b Sự ổn định về pháp lý của môi trường đầu tư
Việc ổn định về pháp lý của môi trường đầu tư rất quan trọng đối với việc kiểm soát rủi ro tín dụng Việt Nam tuy môi đã được cải thiện nhiều nhưng môi trường pháp lý còn nhiều bất cập như sự giám sát chưa hiệu quả của NHNN, hệ thống thông tin tín dụng còn sơ sài, chưa chính xác, các văn bản pháp luật chi phối ngành tài chính ngân hàng vẫn còn những kẻ hở và chồng chéo
1.3 KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT RỦI RO QUY TRÌNH CHO VAY MỘT SỐ QUỐC GIA
1.3.1 Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro quy trình cho vay một số quốc gia 1.3.1.1 Canađa:
Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng của nước này được tập trung vào 4 bước: Lưu trữ thông tin tín dụng, phân tích và báo cáo tín dụng, quản lý tài đảm bảo, thu hồi nợ
Bộ phận tín dụng các ngân hàng ở Canada tập hợp, lưu trữ thông tin của các cá nhân hoặc tổ chức dưới dạng file và được cập nhật vào hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Phần mềm Equifax được sử dụng phổ biến để lưu trữ thông tin này nhờ vào tính ưu việt trong việc lưu trữ thông tin tín dụng và giá mua bản quyền cũng vừa phải Nhờ đó, các thông tin về khách hàng được tập hợp khá đầy đủ, tiện lợi
Bộ phận tín dụng dựa vào các thông tin của khách hàng được tập hợp trong hệ thống để phân tích, lập báo cáo tín dụng được làm đối với khách hàng trong nước và nước ngoài có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong vòng 30 năm Hệ thống dữ liệu thông tin giúp tạo báo cáo tín dụng một cách nhanh chóng bao gồm các loại báo cáo tín dụng như sau:
Báo cáo thông tin về khách hàng: cung cấp thông tin về tình hình tín dụng của một khách hàng cá nhân trong thời gian 6 năm bao gồm thông tin xác nhận cá nhân, nghề nghiệp, tình hình vay nợ, trả nợ và dư nợ hiện tại, tài sản thế chấp …
Các báo cáo thương mại cung cấp tình hình tín dụng của các công ty như đánh giá về tình hình tài chính, tình hình vay nợ, trả nợ, dư nợ hiện tại, tài sản thế chấp…
Báo cáo hàng tuần ghi nhận về sự thay đổi đối với các tài khoản của các khách hàng để cảnh báo những thay đổi bất thường của tiền trong tài khoản
Dựa vào các báo cáo này, nhà quản lý rủi ro có thể kiểm soát tình hình khách hàng và có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất ổn của khách hàng vay kịp thời
Thu hồi nợ: Nếu phát hiện ra các khoản vay có những dấu hiệu bất ổn như nêu trên các nhà quản trị tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ trước hạn
Hiện nay tại Việt Nam, đa số các ngân hàng chưa có chương trình lưu trữ thông tin tín dụng vào hệ thống thông tin nội bộ, mà hồ sơ khách hàng vay vốn được lưu ở hồ sơ bên ngoài Điều này gây bất cập lớn trong việc quản lý và truy cập thông tin của các khách hàng đã có quan hệ vay vốn với ngân hàng
1.3.1.2 Các nước Châu âu (Anh - Pháp - Ý – Đức):
Các nước này áp dụng mô hình đánh giá rủi ro dựa trên dữ liệu thị trường đang ngày một phổ biến là mô hình RAROC Đây là mô hình mà lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro so với vốn đầu tư Ý tưởng chủ yếu của mô hình này là thay bằng việc đánh giá luồng tiền thực sự hay hứa hẹn thu được từ một khoản vay (như lãi ròng và phí), nhân viên tín dụng cân đối thu nhập kỳ vọng từ khoản vay đó với rủi ro của nó Do vậy, sẽ chia thu từ khoản vay cho một thước đo rủi ro của tài sản (cho vay) chứ không phải cho tổng tài sản:
Thu nhập khoản vay trong vòng một năm
RAROC Rủi ro của khoản vay (tài sản) hoặc vốn đầu tư rủi ro
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng một số quốc gia
Bài học kinh nghiệm
M ột l à, lưu trữ thông tin về khách hàng có hệ thống
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam chưa chú trọng vào việc lưu trữ thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn trong hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng Điều này gây không ít khó khăn cho bộ phận tín dụng trong quá trình thẩm định, đề xuất, phê duyệt khoản vay và hệ lụy là dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thẩm định và phê duyệt khoản vay Do đó, nhà quản trị ngân hàng cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc lưu trữ thông tin khách hàng và xây dựng hệ thống thông tin khách hàng làm dữ liệu giúp bộ phận tín dụng nhanh chóng tra cứu trong trường hợp cần thiết
Hai là, định kỳ lập báo cáo về các thay đổi của khách hàng
Việc thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình trạng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng, nhằm kịp thời phát hiện sự bất ổn của khách hàng vay có khả năng ảnh hưởng đến việc thanh toán nợ vay cho ngân hàng, giúp ngân hàng có biện pháp xử lý nợ vay kịp thời, phù hợp Tuy nhiên, hầu hết tại các ngân hàng Việt Nam chỉ chú trọng vào khâu thẩm định và các bước trước giải ngân mà lơ là việc giám sát khách hàng sau giải ngân Do đó, cần nâng cao nhận thứ về tầm quan trọng của việc giám sát sau cho vay và định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng, nhân viên tín dụng phải lập báo cáo về sự thay đổi liên quan đến khách hàng vay vốn như: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản thế chấp, biến động của tài khoản khách hàng mở tại ngân hàng vay vốn…
Chương 1 là tập hợp các lý thuyết về rủi ro tín dụng, tác hại mà các rủi ro này có thể gây ra cho ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung Trên cơ sở đó phân tích sự cần thiết và tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng Đồng thời, chương này cũng nghiên cứu tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Trên cơ sở lý thuyết đó, chương này đưa ra các phương pháp kiểm soát rủi ro tín dụng cũng như đưa ra bức tranh tổng quát về các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng của một số quốc gia trên thế giới để có thể xem xét vận dụng cho các ngân hàng tại Việt Nam.
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHANVINA
Giới thiệu Ngân hàng liên doanh ShinhanVina
2.1.1 L ị ch s ử hình thành và phát tri ển
Kể từ khi thành lập cho đến tháng 9 năm 2009, Ngân hàng đã đổi tên 3 lần do thay đổi các đối tác góp vốn, chủ yếu từ các đối tác nước ngoài Tiền thân của ShinhanVina là FirstVina Bank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 10/NH-GP của ngân hàng Nhà Nước ngày 4 tháng 1 năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 triệu USD do 3 tổ chức hợp tác: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Korea First Bank và Công ty Daewoo Securities; trong đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chiếm 50% vốn góp, Korea First Bank chiếm 40% vốn góp và Công ty Daewoo Securities chiếm 10% vốn góp
Tháng 7 năm 1994, Ngân hàng FirstVina mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội
Tháng 12 năm 1999, KDIC mua lại phần vốn góp của Korea First Bank và trở thành một trong những chủ đầu tư của FirstVina Bank Tiếp đó, tháng 08 năm 2000 ngân hàng Shinhan Hàn Quốc mua lại phần hùn vốn của KDIC trở thành cổ đông của FirstVina Bank Năm sau vào tháng 01 năm 2001, FirstVina Bank đổi tên thành ChohungVina bank Tiếp đó, tháng 11 năm 2001 ngân hàng Shinhan Hàn Quốc mua lại 10% phần hùn vốn của Công ty Daewoo Securities và trở thành 1 trong 2 cổ đông chiếm 50% vốn góp của ChoHungVina Tháng 9 năm 2006, ChoHung Vina tiếp tục mở chi nhánh Bình Dương nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động
Tháng 5 năm 2006, ChoHungVina Bank đổi tên thành ShinhanVina Bank
Nhằm tăng quy mô hoạt động, Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên 30 triệu USD vào tháng 5 năm 2007; đồng thời khai trương chi nhánh Đồng Nai vào tháng 9 cùng năm
Vốn điều lệ của Ngân hàng không ngừng tăng lên 64 triệu USD vào tháng 8 năm 2008 và đạt 74,574 triệu USD vào tháng 1 năm 2009 Như vậy sau 16 năm hoạt động từ số vốn điều lệ ban đầu là 20 triệu USD, vốn điều lệ của ShinhanVina đã tăng lên hơn 74 triệu USD như hiện nay với sự góp vốn của hai cổ đông: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam góp 50% và tập đoàn Shinhan góp 50%
Với chiến lược phân khúc thị trường phục vụ đa số các khách hàng là cá nhân và công ty Hàn Quốc nên ShinhanVina không có mạng lưới rộng lớn như các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước ShinhanVina đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp và cá nhân Hàn Quốc tập trung chủ yếu ở tập trung chủ yếu ở tam giác phát triển kinh tế đông nam bộ là Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai Hiện nay Ngân hàng ShinhanVina có 1 Hội sở và 3 chi nhánh
Các chi nhánh của ShinhanVina hoạt động khá độc lập với Hội sở, các chi nhánh tự cân đối kế hoặc thu chi, báo cáo thuế, tuyển dụng, tổ chức nhân sự, hoạt động theo kế hoạch, chính sách của Hội đồng quản trị và theo sự chỉ đạo của ban Tổng giám đốc Cơ cấu tổ chúc tại Hội sở và các chi nhánh được thể hiện tại hình 2.1
Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân h àng ShinhanVina
Phòng Thanh Toán Quốc tế
Phòng Công nghệ Thông tin
Phòng Kiểm soát nội bộ
Bộ phận kiểm tra khoản vay
BP xử lý nợ xấu
Bộ phận tư vấn pháp luật
Các phòng ban chịu sự giám sát trực tiếp của Ban tổng giám đốc Trong đó: phòng dịch vụ tiền gửi, phòng kho quỹ, phòng tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, phòng Marketing, phòng quỹ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng Phòng kiểm soát nội có nhiệm vụ rà soát các hoạt động, bút toán, chứng từ của các phòng này nhằm đảm bảo việc tác nghiệp đúng pháp luật, đúng quy định nhà nước và đúng quy chế nội bộ của ShinhanVina
Ban tổng giám đốc bao gồm 1 Tổng giám đốc người Hàn quốc, 1 Phó tổng giám đốc người Việt Nam và 1 Phó tổng người Hàn quốc Các trưởng phòng là nhân viên người Việt Nam
Cơ cấu tổ chức nhân sự, các phòng ban tại các chi nhánh đơn giản hơn tại Hội sở Tại chi nhánh không có phòng công nghệ thông tin, phòng nguồn vốn, ban tư vấn pháp luật và ban thư ký Các phòng, ban này chỉ có tại Hội sở và chịu trách nhiệm chung đối với các chi nhánh Tại các chi nhánh, Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc người Hàn quốc và 1 Phó giám đốc người Việt Nam
2.1.3 Sản phẩm – dịch vụ của Ngân hàng ShinhanVina Đến tháng 6 năm 2009, Ngân hàng ShinhanVina đã triển khai hầu hết các dịch vụ của ngân hàng thương mại như:
- Huy động tiền gửi từ cá nhân hoặc tổ chức dưới hình thức: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm …
- Chuyển tiền trong nước, nước ngoài
- Thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, séc du lịch …
- Cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu …
Sản phẩm của ngân hàng bao gồm: Đối với các khách hàng cá nhân, ShinhanVina có các sản phẩm sau:
+ Sản phẩm tiền gửi + Sản phẩm tiền vay Đối với khách hàng là công ty, ShinhanVina có các sản phẩm sau:
+ Tiền gửi doanh nghiệp + Tín dụng doanh nghiệp + Thanh toán quốc tế + Sản phẩm tiền tệ
2.1.4 Kết quả hoạt động của Ngân hàng ShinhanVina từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009
Từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009, tổng tài sản của Ngân hàng liên tục tăng và đạt 4.983 tỷ đồng vào thời điểm 30/6/2009 Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng liên tục mở rộng thông qua việc tăng vốn điều lệ và mở thêm các chi nhánh Vốn huy động tại Ngân hàng tăng trưởng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào cuối năm 2007, với tốc độ gia tăng 176% so với thời điểm cuối năm 2006 Dư nợ tín dụng tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2008 với tốc độ tăng trung bình là 35% và đạt con số ấn tượng 3.535 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2008
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm 2006 đạt gần 101 tỷ đồng, con số này đã tăng nhanh qua các năm 2007, 2008 Sáu tháng đầu năm 2009 mặt dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song lợi nhuận đạt 106, 6 tỷ đồng (vượt 26% chỉ tiêu kế hoặch đề ra) Duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định như vậy, phần lớn nhờ vào việc phân khúc thị trường hợp lý, đối tượng phục vụ của ShinhanVina là các công ty Hàn Quốc đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam; mặt khác ShinhanVina đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
Các số liệu cụ thể về quy mô hoạt động của Ngân hàng trong khoản thời gian
2006 đến tháng 6/2009 của ngân hàng này như sau:
B ảng 2.1 : Qui mô ho ạt động của Ngân h àng ShinhanVina năm 2006, 2007,
2008 và 6 tháng năm 2009 ĐVT: Triệu đồng
Tốc độ tăng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6 tháng/ 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008, báo cáo nội bộ 6 tháng đầu năm 2009 của NH LD ShinhanVina
Hình 2.2: Bi ểu đồ tăng trưởng t ài s ản, vốn huy động, dư nợ cho vay, l ợi nhu ận trước thuế của Ngân h àng ShinhanVina
Tổng tài sản Vốn huy động
So sánh với Ngân hàng liên doanh IndoVina (cùng loại hình hoạt động nhưng ngân hàng này chủ yếu phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân Đài Loan và Trung Quốc), các số liệu về quy mô hoạt động của ngân hàng này như sau:
B ảng 2 2: Qui mô ho ạt động của Ngân h àng IndoVina năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng LD IndoVina
Tổng tài sản của Ngân hàng Indovina từng năm đều cao hơn gần gấp đôi ngân hàng ShinhanVina và tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2008 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về tài sản không đều qua các năm, cụ thể năm 2007 tốc độ tăng trưởng cao 165%, nhưng năm 2008 con số này chỉ đạt 106% Quy mô huy động vốn và dư nợ cho vay từng năm của ngân hàng Indovina cũng gần gấp đôi so với ShinhanVina Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế từng năm của ngân hàng này chỉ cao hơn 40% so với ShinhanVina Nguyên nhân của sự chênh lệch ít trong lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng IndoVina so với ShinhanVina là do IndoVina phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng chủ yếu phục vụ các đối tượng có vốn của Trung Quốc và Đài Loan như ChinaTrust, ChinFon Commercial Bank, Mega International Bank, HoLeong Viet Nam bank, United Overseas Bank, May Bank…
Số liệu về hiệu quả hoạt động của ShinhanVina được thể hiện tại bảng 2.3:
B ảng 2 3: Các ch ỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân h àng ShinhanVina năm
2006, 2007, 2008 và 6 tháng năm 2009 ĐVT: Triệu đồng
Tỷ lệ sinh lời trên thu nhập 49.42 47.96 43.78 42.06 97% 91%
Tỷ lệ sinh lời trên tài sản (ROA) 2.48 2.59 3.11 2.13 104% 120%
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 31.55 28.18 19.06 8.38 89% 68%
Tốc độ tăng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6 tháng/2009
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008, báo cáo nội bộ 6 tháng đầu năm 2009 của NH LD ShinhanVina
Từ năm 2006 đến tháng 6/2009, thu nhập của ngân hàng ShinhanVina không ngừng tăng trưởng, đặc biệt tăng nhanh vào năm 2008 (171% so với năm 2007), đạt
334 tỷ đồng Nguồn thu của ShinhanVina chủ yếu từ hoạt động tín dụng (đóng góp khoảng 70% vào thu nhập), dịch vụ (chiếm khoảng 15%) và hoạt động kinh doanh ngoại tệ (chiếm khoảng 15%) Với đặc thù là ngành dịch vụ, chỉ số sinh lời trên thu nhập đạt khá cao: gần 49% năm 2006 và giảm dần trong các năm kế tiếp Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt con số ấn tượng 31,55%, tuy nhiên chỉ số này giảm mạnh ở các năm tiếp theo và chỉ đạt 8,38% trong 6 tháng đầu năm 2009 Các chỉ số về hiệu quả hoạt động liên tục giảm cảnh báo Ngân hàng trước những khó khăn phải đối mặt do các ngân hàng thương mại trong nước ồ ạt mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch cộng thêm việc thành lập các chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đã tạo sức ép cạnh tranh lớn Đây cũng là xu hướng chung của ngành tài chính ngân hàng hiện nay
Mặt khác, ShinhanVina lại có thuận lợi về mặt cạnh tranh phục vụ các đối tượng là cá nhân và công ty Hàn Quốc vì trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh số lượng các ngân hàng Hàn Quốc hoạt động không nhiều, ngoài ngân hàng liên doanh ShinhanVina còn có: ngân hàng Shinhan 100% vốn nước ngoài, ngân hàng Woori, văn phòng đại diện ngân hàng Korea Exchange Bank, chi nhánh ngân hàng Korea Industrial Với việc không ngừng gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của các công ty Hàn Quốc, ShinhanVina đang xúc tiến mở thêm các phòng giao dịch ở Phú Mỹ Hưng (HCM), Mỹ Phước (Bình Dương) và Nhơn Trạch (Đồng Nai) trong năm 2009
Các số liệu về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng liên doanh IndoVina như sau:
B ảng 2.4: Các ch ỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân h àng IndoVina năm 2 006,
Tỷ lệ sinh lời trên thu nhập 42.68 52.41 49.72 123% 95%
Tỷ lệ sinh lời trên tài sản (ROA) 2.11 1.94 2.25 92% 116%
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 20.42 20.93 17.81 102% 85%
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng LD IndoVina
Thực trạng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng ShinhanVina
2.2.1 Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Shinhanvina 2.2.1.1 Quy trình cấp tín dụng
Tại ShinhanVina, quy trình cấp tín dụng được Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua dựa theo quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Trình tự các bước của quy trình cấp tín dụng tương tự như quy trình tín dụng cơ bản Để thực hiện các bước của quy trình cấp tín dụng, mỗi nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách một số hồ sơ vay của khách hàng từ khâu đầu đến khâu cuối của quy trình bao gồm:
Bước 1: Tư vấn khoản vay - Hướng dẫn hồ sơ vay
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì có thể gặp bất kỳ nhân viên tín dụng nào để nhận được sự tư vấn về khoản vay Khách hàng sẽ nói nhu cầu vay của mình cho nhân viên tín dụng, tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng vốn và đặc điểm của từng công ty mà nhân viên tín dụng sẽ tư vấn vay theo loại hình nào, tài sản thế chấp là gì và số tiền vay là bao nhiêu cho phù hợp
Sau khi khách hàng quyết định loại hình vay, số tiền vay, nhân viên tín dụng sẽ cung cấp các biểu mẫu cần lập, các chứng từ cần bổ sung để khách hàng chuẩn bị và gửi lại cho nhân viên tín dụng đó
Tại ShinhanVina, hồ sơ vay vốn cơ bản gồm:
Giấy đề nghị vay vốn (phụ lục đính kèm)
Thông tin về năng lực pháp lý của khách hàng: giấy phép đầu tư, mẫu dấu, điều lệ công ty, biên bản họp hội đồng quản trị, passport của người đại diện công ty…
Thông tin về tình hình tài chính của khách hàng: báo cáo tài chính năm trước (bắt buộc phải kiểm toán), báo cáo tài chính của quý, phương án kinh doanh (theo mẫu của ShinhanVina phụ lục đính kèm) đối với khoản vay trung, dài hạn cần bổ sung kế hoạch dòng tiền
Thông tin về tài sản thế chấp: giấy chứng nhận quyền sở hữu quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình, tờ khai hải quan, hóa đơn, hợp đồng mua bán…
Bước 2: Thẩm định tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp vay vốn
Sau khi nhận được bộ hồ sơ xin vay vốn của công ty, nhân viên tín dụng (cùng với trưởng phòng tín dụng nếu cần thiết) xuống công ty khảo sát tình hình thực tế hoạt động công ty và xem xét tình hình tài sản bảo đảm
Các tiêu chí cần chú ý khi khảo sát công ty là:
+ Trụ sở hoạt động của công ty có phù hợp việc đăng ký trên giấy phép đầu tư không
+ Số lượng máy móc, số lượng nhân viên, công nhân, tình hình sản xuất và sản lượng sản xuất của công ty Tuy nhiên, đối với các ngành nghề thương mại không có sản xuất thì chỉ có thể kiểm tra doanh thu của công ty thông qua chứng từ, hóa đơn mà công ty cung cấp
Bước 3: Lập tờ trình xét duyệt khoản vay
Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp và thông tin từ thực tế viếng thăm công ty, nhân viên tín dụng sẽ làm tờ trình đề xuất cho khoản vay, nội dung chính tờ trình như sau:
- Giới thiệu công ty: khái quát về tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề, vốn điều lệ, số giấy phép thành lập …
- Phân tích tình hình tài chính của công ty: phân tích các chỉ số tài chính của 3 nhóm: Nhóm chỉ tiêu thanh khỏan (Liquidity ratios), nhóm chỉ tiêu đòn bảy (Leverage ratios), nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios)
- Phân tích phương án kinh doanh, kế hoạch dòng tiền của công ty: phương án kinh doanh có hiệu quả và khả thi trong điều kiện hiện tại không
- Phân tích tình hình tài sản thế chấp: loại tài sản thế chấp, định giá giá trị tài sản thế chấp, tính khấu hao cho cả giai đoạn vay vốn của doanh nghiệp xem khi giá trị tài sản sụt giảm (do tính khấu hao), giá trị tài sản còn đủ đảm bảo khoản vay hay không
- Đưa ra các đề xuất: cho doanh nghiệp vay hoặc cho vay có kèm theo điều kiện, hoặc không cho vay
Trình t ự ph ê duy ệt tờ tr ình :
Tại Hội sở: Nhân viên tín dụng sẽ trình tờ trình hoàn chỉnh kèm theo các chứng từ cần thiết lên kiểm soát viên tín dụng xem xét phê duyệt Sau đó tiếp tục trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét, phê duyệt
Cuối cùng, tờ trình được trình lên Ban Tổng Giám đốc xem xét và phê duyệt cuối cùng Ban Tổng Giám đốc bao gồm: (2 )phó giám đốc và (1) Tổng giám đốc
Tại chi nhánh: Nhân viên tín dụng sẽ trình tờ trình hoàn chỉnh kèm theo các chứng từ cần thiết lên kiểm soát viên tín dụng xem xét phê duyệt Sau đó tiếp tục trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét, phê duyệt Tờ trình tiếp tục trình lên Giám đốc chi nhánh xem xét, phê duyệt Nếu khoản vay lớn hơn 100.000 USD, tờ trình sẽ phải gửi lên Hội sở để tái thẩm định và cho phán quyết cuối cùng Tại Hội sở, nhân viên phụ trách tái thẩm định lại hồ sơ vay chi nhánh sẽ tiếp nhận hồ sơ vay từ chi nhánh gửi lên và tiếp tục làm tờ trình trình lên các cấp đúng theo trình tự xét duyệt tờ trình tại Hội sở
Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng, đăng ký khoản vay trên hệ thống thông tin nội bộ của Ngân hàng
Đánh giá về chất lượng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng ShinhanVina
2.3.1 Kết quả đạt được trong công tác kiểm soát quy trình cho vay
Song song với tăng trưởng tín dụng, việc chú trọng vào kiểm soát rủi ro tín dụng tại ShinhanVina cũng được chú trọng và có những kết quả tích cực thể hiện qua bảng số liệu sau:
B ảng 2.1 1: Các chỉ tiêu v ề ch ấ t l ượng dư nợ tí n dụ ng tạ i Ngân hàng ShinhanVina ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6 tháng/2009
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 0.35 1.18 2.38 2.73
Tỷ lệ dự phòng/ Tổng dư nợ 0.15 0.06 0.10 0.07 Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản 15.68 18.49 29.01 31.05
Tỷ lệ dư nợ/ Tổng tài sản 63.41 63.64 71.78 75.56
Nguồn: Báo cáo hàng quý của NH LD ShinhanVina cho Ngân hàng Nhà Nước
Tỷ lệ nợ xấu tuy có gia tăng hàng năm song vẫn duy trì ở mức thấp hơn 3% Bên cạnh đó, ShinhanVina duy trì tỷ lệ nợ xấu khá thấp qua các năm (như đã phân tích ở mục 2.2.3) Tỷ lệ dự phòng so với tổng dư nợ duy trì ở mức rất thấp (dưới 0,2%) Để có kết quả tín dụng tốt như vậy là do việc phân khúc thị trường tốt, khách hàng vay tại ShinhanVina chủ yếu là công ty Hàn Quốc khá uy tín, có tình hình hoạt động kinh doanh khá tốt Ngoài ra, tài sản đảm bảo cho các khoản vay chặt chẽ, chủ yếu là quyền sử dụng đất và nhà xưởng Điều đó cho thấy việc quản lý rủi ro đã được chú trọng tại ShinhanVina nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động này
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng như sau:
* Áp d ụng mô h ình 5C: Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, tại ShinhanVina đã áp dụng mô hình 5C vào quá trình cấp tín dụng Việc chú trọng các chỉ tiêu của mô hình 5C: năng lực của người vay (Capacity), tư cách người vay (Character), bảo đảm tiền vay (Collateral), các điều kiện (Conditions), kiểm soát (Control) làm cho quá trình thẩm định hồ sơ vay tại ShinhanVina được chặt chẽ, thấu đáo nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng
*Áp d ụng phương pháp chấm điểm tín dụng:
Tại ShinhanVina, việc chấm điểm tín dụng dựa theo tiêu chí do ngân hàng tự thiết lập Việc chấm điểm tín dụng này được nhân viên tín dụng thực hiện khi làm tờ trình xét duyệt khoản vay Nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ vay sẽ lấy thông tin do khách hàng cung cấp đồng thời truy cập các nguồn thông tin khác qua Internet, Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước để thực hiện việc chấm điểm này Việc chấm điểm tín dụng sẽ được kiểm soát viên kiểm tra lại khi nhân viên tín dụng hoàn thành tờ trình xét duyệt khoản vay Ngân hàng chỉ xét duyệt cho vay đối với các khách hàng được xếp loại nhóm A, B, C, D Đối với các khách hàng nhóm D, Ngân hàng xem xét kỹ các điều kiện về sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tài sản thế chấp khi xét duyệt cho vay Chi tiết cụ thể các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng như sau:
B ảng 2.1 2: B ảng chấm điểm tín dụ ng doanh nghi ệp tại Ngân h àng ShinhanVina ĐVT:1.000 USD, %
Vốn tự có so với tài sản (1) 50% 10 30~50% 9 20~30% 8 20% 7 10% 6
Tổng nợ so với tài sản (2) 15% 5 15~30% 4 31~40% 3 41~50% 2 Trên 50% 1
Thu nhập ròng so với tổng tài sản (3) 50% 2.50 40% 2 30% 1.5 20% 1 10% 0.5
Thu nhập từ hoạt động so với doanh thu (4) Trên 8% 5 4~8% 4 1~4% 3 0~1% 2 Dưới 0% 1.5
Chi phí lãi suất so với doanh thu (5) Dưới 0% 5 Dưới 2% 4 Dưới 4% 3 Dưới 6% 2 Trên 10% 1.5
Chỉ số thanh toán nhanh (6) 50% 5 40% 4 30% 3 20% 2 10% 1
Chỉ số thanh toán hiện tại (7) 100% 5 80% 4 60% 3 40% 2 20% 1.5
Tốc độ phát triển doanh thu (8) 50% 5 40% 4 30% 3 20% 2 10% 1
Tốc độ phát triển tổng tài sản (9) 50% 2.5 30% 2 20% 1.5 10% 1 0% 0.5
Loại thị trường cạnh tranh Độc quyền 2.5 Ít cạnh tranh 2 Cạnh tranh trung bình 1.5 Cạnh tranh nhiều 1 Cạnh tranh gay gắt 0.5
Công nghệ Tối tân 2.5 Tốt 2 Trung bình 1.5 Kém 1 Không đáp ứng nhu cầu 0.5
Tỷ suất sinh lời (10) 5% 2.5 3% 2 2% 1.5 Trên 1% 1 Dưới 1% 0.5
Số năm làm việc 10 năm 5 7 năm 4 5 năm 3 3 năm 2 1 năm 1.5
Khả năng quản lý Tốt 2.5 Khá tốt 2 Trung bình 1.5 Kém 1 Không đạt 0.5
Lịch sử giao dịchThời gian có nợ quá hạn Không có 2.5 Trong vòng
Công ty mẹ Tập đoàn 5 Công ty có niêm yết 4 Công ty có đăng ký 3 1 cá nhân 2 Nhiều người góp vốn 1
Tổng tài sản 7,000 5 5,000 4 4,000 3 3,000 2 2,000 1.5 Doanh thu 10,000 2.5 8,000 2 6,000 1.5 4,000 1 3,000 0.5 Tổng vốn đầu tư 5,000 5 4,000 4 3,000 3 2,000 2 1,000 1.5
Sự phát triển vê quy mô
* Áp d ụng các chỉ số tài chính khi đánh giá t ình hình tài chính c ủa khác h hàng trong quá trình phân tích, xét duy ệt khoản vay:
Một trong những chỉ điều kiện quan trọng để xét duyệt khoản vay là tình hình tài chính của khách hàng xin vay Ngân hàng chỉ cho khách hàng vay khi đánh giá được khách hàng có khả năng thanh toán vốn, lãi cho ngân hàng khi đến hạn Muốn đáp ứng được điều đó đòi hỏi khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh tốt, phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận và khả thi
Ngoài ra, tài thế chấp bảo còn phải đảm bảo được khoản vay Dựa trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phương án kinh doanh do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng làm báo cáo tổng quát trong đó nhấn mạnh về tình hình tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính như đề cập tại mục 1.2.3.2 chương 1
Việc kết hợp áp dụng mô hình “5C”, chấm điểm tín dụng và phân tích các chỉ số tài chính giúp cho quá trình thẩm định hồ sơ vay được hiệu quả hơn, tránh các sai lầm trong việc đưa ra quyết định cho vay, giúp hạn chế được rủi ro không thu hồi vốn vay cho ngân hàng
* Áp d ụng việc p hân lo ại nợ theo Ngh ị định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 và Quy ết định 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2000 c ủa Ngân h àng Nhà Nước
Quy định này được áp dụng cho tất cả các ngân hàng Tại ShinhanVina , bộ phận theo dõi và xử lý nợ xấu có trách nhiệm phân tổng hợp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định này mỗi tháng Việc thường xuyên phân loại nợ và trích lập dự phòng giúp cho Ngân hàng sớm có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp tỷ lệ nợ xấu cao (trên 3%)
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân
Th ứ nhất , nhân sự thiếu ổn định
Trong những năm vừa qua, tại ShinhanVina có sự thay đổi lớn về nhân sự cả ở cấp quản lý lẫn nhân viên Nguyên nhân chính là do sự tổ chức nhân sự chưa hợp lý và cách thức hoạt động của Ngân hàng chưa hiệu quả Vì là ngân hàng liên doanh giữa một ngân hàng Thương Mại Cổ Phần trong nước và một tập đoàn tài chính Hàn Quốc, tổng giám đốc là người Hàn Quốc nên văn hóa của ngân hàng mang đậm tính chất Hàn Quốc, có sự phân biệt đối xử giữa cấp trên với cấp dưới Bên cạnh đó, do vốn góp 50% của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 50% của tập đoàn Shinhan Hàn Quốc nên việc bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong Hội đồng quản trị trong các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các bên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Cụ thể trong khoản thời gian từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nhân sự của phòng tín dụng tại Hội sở là 15 người Trong khoản thời gian này đã có 6 người nghỉ việc trong đó có 1 trưởng phòng, 3 kiểm soát viên cao cấp và 2 nhân viên Việc thay đổi nhân sự này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của phòng tín dụng, gây hoang mang trong nhân viên dẫn đến hiệu quả công việc không cao và để lại nhiều sơ suất trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong quá trình bàn giao hồ sơ
Th ứ hai, việc tổ chức nhân sự phòng tín dụng chưa đạt hiệu quả cao, thời gian phê duyệt hồ sơ của chi nhánh tại Hội sở kéo dài
Hiện nay, việc tổ chức nhân sự tại phòng tín dụng của Ngân hàng ShinhanVina theo mô hình tổ chức nhân sự cũ của Ngân hàng Ngoại Thương Hồ sơ vay được phân cho một nhân viên đảm trách từ khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm định, hoàn tất thủ tục công chứng thế chấp tài sản, giải ngân, theo dõi thu nợ đến hạn Việc tổ chức này tuy thuận lợi trong việc theo dõi hồ sơ vay nhưng chưa thể hiện tính chuyên nghiệp, dễ xảy ra sơ xuất mang tính chủ quan vì một nhân viên phải thực hiện nhiều bước trong quy trình tín dụng và thời gian xử lý hồ sơ chậm vì một nhân viên thường phụ trách nhiều hồ sơ Bên cạnh đó, việc bố trí một nhân viên phụ trách tất cả các khâu của quy trình tín dụng dễ dẫn đến tiêu cực trong công tác thẩm định hồ sơ vay, ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong Ngân hàng
Ngoài ra, thời gian phê duyệt hồ sơ của chi nhánh tại Hội sở kéo dài Sơ đồ phê duyệt hồ sơ vay vốn tại các chi nhánh ShinhanVina như sau:
Hình 2.5: Quy trình phê duy ệt hồ sơ tại chi nhánh Ngân h àng ShinhanVina
Nếu khoản vay lớn hơn 100.000 USD, hồ sơ sau khi được chi nhánh phê duyệt xong phải được trình lên Hội sở để tái thẩm định và phê duyệt Việc tái thẩm định tại Hội sở lại lặp lại công việc của Chi nhánh, chưa mang ý nghĩa thẩm định lại chứ không phải thẩm định ban đầu gây lãng nhiều thời gian, cản trở việc giải ngân
Thu thập thông tin từ khách hàng, thẩm định, làm tờ trình, đưa ra đề xuất về khoản vay
Kiểm tra lại thông tin, số liệu tờ trình, đưa ra đề xuất về khoản vay
Xem xét nội dung tờ trình, đưa đề xuất về khoản vay
Kiểm soát viên tín dụng
Ban giám đốc kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng Mặt khác, việc tái thẩm định chưa đạt hiệu quả trong vấn đề đánh giá lại khoản vay, tránh rủi ro trong quá trình cho vay và thu hồi vốn, ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng Ngoài ra, việc tái thẩm định khoản vay tại Hội sở thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần (thời gian xét duyệt tại chi nhánh thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, tổng cộng thời gian duyệt hồ sơ kéo dài từ 3 đến 5 tuần), làm chậm quá trình giải ngân cho khách hàng, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng
Quy trình tái thẩm định, phê duyệt hồ sơ của Chi nhánh tại Hội sở như sau:
Hình 2.6: Quy trình tái th ẩm định, ph ê duy ệt hồ sơ của Chi nhánh tại Hội sở
Sau khi nhận hồ sơ vay vốn của chi nhánh gửi lên, tiến hành làm lại tờ trình, đưa ra nhận định, đề xuất riêng của mình
Kiểm tra lại thông tin, số liệu tờ trình, đưa ra đề xuất về khoản vay
Xem xét tờ trình, đưa đề xuất về khoản vay
Nhân viên tín dụng Hội Sở
Kiểm soát viên tín dụng Hội sở
Trưởng phòng tín dụng Hội sở
Th ứ ba, buông lỏng trong việc tuân thủ quy trình tín dụng
Định hướng phát triển tại Ngân hàng ShinhanVina
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cánh cửa pháp lý của Việt Nam rộng mở cho các ngân hàng nước ngoài được hưởng những quy định thông thoáng hơn, đặc biệt là việc mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng có vốn nước ngoài đóng góp 100% tạo cho các ngân hàng trong nước, ngân hàng liên doanh đứng trước một sức ép về cạnh tranh, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình Trước bối cảnh đó, Ngân hàng ShinhanVina đưa ra những định hướng cho sự phát triển của mình như sau:
Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình hướng tới khách hàng và theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại Lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng
Đa dạng các sản phẩm của ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng bao gồm cả sản phẩm phục vụ cá nhân và doanh nghiệp Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới các khách hàng cá nhân
Mở rộng mạng lưới và các kênh hoạt động ngân hàng tại khu vực Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
Hoàn thiện internet banking tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng các tiện ích của ngân hàng
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao và hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hoá khách hàng
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng
Duy trì mức tăng trưởng tín dụng từ 20% đến 30% mỗi năm
Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc rà soát lại quy trình tín dụng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ
Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng thông qua các khóa học ngắn hạn
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự
Hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, tập trung phát triển các sản phẩm cho vay doanh nghiệp, tài trợ thương mại, bảo lãnh.
Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát quy trình cho vay tại Ngân hàng ShinhanVina
Trong thời gian qua, ngân hàng ShinhanVina đã chú trọng đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng thể hiện rõ nét qua phân loại nợ tại ngân hàng Tuy nhiên, việc kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng còn nhiều bất cập cần hoàn thiện Ngoài ra, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục trong một ngân hàng, để hoạt động của Ngân hàng hiệu quả và tăng trưởng bền vững thì nhất thiết không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng Ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro cho mình cần phải có một hệ thống giải pháp chủ động ngăn ngừa và hạn chế rủi ro Sự chủ động này được thể hiện ngay từ khi xây dựng chính sách cho vay, quy trình cho vay, thực hiện quy trình và kể cả các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn gian lận từ phía khách hàng cũng như đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro Sau đây là một số giải pháp có thể áp dụng cho ShinhanVina:
3.2.1 Sắp xếp lại nhân sự phòng tín dụng
3.2.1.1 Sắp xếp lại nhân sự
Hiện nay tại ShinhanVina, hồ sơ vay do một nhân viên thực hiện từ khâu nhận hồ sơ đến khâu giải ngân, lưu trữ giấy tờ tài sản thế chấp, thu hồi nợ đến hạn
Thời gian giải ngân vốn cho khách hàng chậm, thường kéo dài từ 3 đến 5 tuần (trường hợp phải trình lên Hội Sở phê duyệt) Với sự tăng trưởng không ngừng của dư nợ tín dụng, yêu cầu Ngân hàng phải có biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp trong khâu cấp tín dụng Cộng với sự cạnh tranh về chất lượng phục vụ của các ngân hàng khác trên thị trường, đòi hỏi việc tác nghiệp, giải quyết hồ sơ nhanh chóng và quản lý hồ sơ vay hết sức khoa học, hiệu quả Vì vậy, ShinhanVina cần cải thiện một số điểm của quy trình giải ngân:
Thứ nhất, phòng tín dụng nên tách thành 3 bộ phận chuyên trách các khâu khác nhau trong quy trình cho vay, bao gồm:
Bộ phận tiếp thị, tư vấn khách hàng, hướng dẫn hồ sơ vay Tại bộ phận này nên bố trí những nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, am hiểu các loại hình cho vay cũng như quy chế nội
Bộ phận thẩm định, làm tờ trình Đối với bộ phận này đòi hỏi nhân viên có khả năng phân tích nhạy bén, nắm bắt kịp thời diễn biến trên thị trường, có thể nhận định được các rủi ro của khoản vay
Bộ phận theo dõi khoản vay: công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký khoản vay trên mạng, thực hiện quy trình giải ngân, hoàn tất hồ sơ tài sản bảo đảm, đôn đốc khách hàng thanh toán vốn, lãi, thu lãi, vốn hàng tháng Yêu cầu nhân viên của bộ phận này có tính cẩn thận, tỉ mỉ, am hiểu các quy định về công chứng thế chấp tài sản đảm bảo
Tại chi nhánh, tùy theo số lượng nhân sự và số lượng hồ sơ vay để cân đối nhân sự cho hợp lý giữa 3 bộ phận theo giống mô hình tại Hội sở
Thứ hai, quy định rõ thời gian xử lý hồ sơ tại các khâu chuyên trách
Song song với việc sắp xếp nhân sự phòng tín dụng thành 3 bộ phận chuyên biệt để thực hiện các bước của quy trình tín dụng, việc xử lý công việc của từng bộ phận cũng được quy định và quản lý chặt chẽ về mặt thời gian theo trình tự được thay đổi lại như hình 3.1
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu lại nhân sự ph òng tín d ụng Ngân h àng
Thực hiện công tác tiếp xúc khách hàng, tiếp thị sản phẩm của ngân hàng, tư vấn, hướng dẫn hồ sơ vay, tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng
Nhận hồ sơ xin vay từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ, tiến hành xuống thẩm định công ty khách hàng, làm tờ trình báo cáo lên cấp trên
Xem xét tờ trình, đề xuất ý kiến
Xem xét tờ trình, phê duyệt khoản vay
Bộ phận tiếp thị, tư vấn, hướng dẫn hồ sơ vay
Bộ phận thẩm định, làm tờ trình
Bộ phận theo dõi khoản vay
Soạn thảo hợp đồng, hoàn tất thủ tục công chứng, đăng ký khoản vay, giải ngân, đôn đốc khách hàng, thu vốn, lãi đến hạn
Thông qua kiểm soát viên bộ phậnxem xét
Thông qua kiểm soát viên bộ phận xem xét
Theo cách sắp xếp nhân sự này, hồ sơ vay của khách hàng lần lượt được chuyển tiếp qua 3 bộ phận như đã đề cập Thời gian từ khi thụ lý hồ sơ vay đến khi giải ngân có thể rút ngắn trong vòng 7 ngày làm vi ệc đối với những hồ sơ xin vay vốn nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 USD (không cần Hội sở tái thẩm định) bao gồm: thời gian thẩm định hồ sơ tối đa 3 ngày làm việc, thời gian Trưởng phòng xem xét tờ trình tối đa 1 ngày, thời gian Giám đốc phê duyệt tờ trình tối đa 1 ngày và thời gian soạn thảo hợp đồng tín dụng, hoàn tất thủ tục công chứng cho tài sản thế chấp tối đa 2 ngày Đối với những hồ sơ xin vay vốn lớn hơn 100.000 USD (phải được Hội Sở tái thẩm định, phê duyệt), thời gian này tối đa 12 ngày làm vi ệc bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt tại chi nhánh tối đa 7 ngày và thời gian tái thẩm định, phê duyệt tại Hội sở tối đa là 5 ngày làm việc bao gồm tối 3 ngày để hoàn tất thủ tục tái thẩm định, Trưởng phòng tín dụng Hội sở xem xét tờ trình tối đa 1 ngày, Ban Tổng Giám Đốc phê duyệt tờ trình tối đa trong vòng 1 ngày Việc soạn thảo hợp đồng tín dụng, hoàn thành thủ tục công chứng cho tài sản thế chấp được thực hiện tại chi nhánh, Hội sở không thực hiện giai đoạn này
Với việc bố trí lại nhân sự phòng tín dụng theo hướng chia thành 3 bộ phận tác nghiệp từng mảng công việc riêng biệt thể hiện tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong việc xử lý hồ sơ vay Nhân sự từng bộ phận được bố trí đúng khả năng, sở trường nên phát huy tối đa hiệu quả xử lý công việc Khả năng tài chính cũng như tình hình kinh doanh của khách hàng được đánh giá chính xác hơn Hồ sơ công chứng và các thủ tục trước giải ngân được thực hiện chặt chẽ hơn, tránh những sai sót kỹ thuật
Việc theo dõi, giám sát khoản vay sau giải ngân được thực hiện sát sao hơn Do đó, rủi ro được kiểm soát chặt chẽ trong từng khâu của quá trình cấp tín dụng
3.2.1.2 Thành lập hội đồng tái thẩm định tại Hội Sở
Hiện nay, tại ShinhanVina hồ sơ vay từ chi nhánh chuyển lên sẽ được trưởng phòng tín dụng Hội sở phân công lại cho nhân viên phụ trách, nhân viên này đồng thời phải phụ trách các công ty của mình đảm trách Do đó, thời gian hoàn thành khâu tái thẩm định thường rất lâu và không hiệu quả Với số lượng khách phòng giao dịch mới, ShinhanVina nên thành lập hội đồng chuyên tái thẩm định hồ sơ chi nhánh Hội đồng sẽ chuyên xem xét, kiểm tra thông tin, kiểm tra các chỉ số tài chính, đưa ra nhận định, ý kiến ở góc độ cao hơn, cách đánh giá về khách hàng khách quan, tổng quát hơn Đồng thời, hội đồng này sẽ chú trọng đưa ra các rủi ro khi cấp tín dụng đối với các hồ sơ từ chi nhánh gửi lên cũng như đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra khi cho vay
3.2.2 Giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay
3.2.2.1 Nghiêm túc thực hiện trình tự các bước của quy trình cho vay Để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong quá trình cấp tín dụng, bên cạnh việc tổ chức lại nhân sự phòng tín dụng, bộ phận tín dụng cần phải tuyệt đối tuân thủ quy trình cho vay đã được Hội đồng quản trị thông qua Nhân viên tín dụng phải thực hiện trình tự từng bước của quy trình tín dụng, các cấp quản lý phải giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình tín dụng của nhân viên, kịp thời xử lý, nhắc nhở khi nhân viên chưa thực hiện đúng quy trình tín dụng Hạn chế xét duyệt các trường hợp giải ngân trước khi hoàn tất thủ tục công chứng thế chấp tài sản vì tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng Ngoài ra, lưu ý việc thực hiện và giám sát chặt chẽ các bước của quy trình tín dụng như sau:
- Giai đoạn tiếp thị, tư vấn, hướng dẫn hồ sơ vay cho khách hàng yêu cầu nhân viên cần nắm rõ các sản phẩm cho vay của ngân hàng cũng như quy trình cấp tín dụng và các loại giấy tờ cần thiết cho mỗi loại hình cho vay Giai đoạn này chỉ mang tính chất tiếp xúc với khách, chưa xuất hiện rủi ro
Kiến nghị
Để thuận lợi hơn trong hoạt động của ngân hàng liên doanh ShinhanVina, xin đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Một trong những thông tin được ngân hàng thương mại thường xuyên sử dụng là thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước Để thực hiện quản trị rủi ro tốt tại các ngân hàng thương mại đòi hỏi hệ thống thông tin này phải đầy đủ, cập nhật, chính xác Chất lượng thông tin càng chính xác thì rủi ro trong hoạt động tín dụng càng được hạn chế Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo
Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch
Song song với mục tiêu tăng trưởng tín dụng tại ShinhanVina cần áp dụng các giải pháp kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng Một trong những giải pháp quan trọng nhất là việc bố trí lại nhân lực của phòng tín dụng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý dữ liệu của tín dụng nói riêng và cả ngân hàng nói chung Bên cạnh đó, ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra Có như thế ShinhanVina mới có thể phát triển bền vững, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mở rộng mạng lưới của ngân hàng ra các địa bàn lân cận
Lĩnh vực tài chính – ngân hàng là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong các loại hình kinh doanh Thêm vào đó, hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn rủi ro vào bậc nhất trong tất cả các hoạt động của ngân hàng Vì vậy kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề nan giải và được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, việc kiểm soát rủi ro nói chung và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng cũng chỉ hạn chế được phần nào các rủi ro ở mức thấp nhất chứ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro
Trong bối cảnh chung đó, Ngân hàng ShinhanVina song song với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh trong thời gian gần đây, đã không thể tránh khỏi việc phát sinh nhiều rủi ro trong quy trình cấp tín dụng của mình Ý thức được tầm quan trọng trong việc kiểm soát quy trình cấp tín dụng, Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và đã cho kết quả khả quan thể hiện ở việc kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ (chiếm dưới 3%) Đây là một kết quả đáng kích lệ, song Ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong việc nâng cao chất lượng tín dụng như sự thiếu ổn định của đội ngũ nhân sự, việc bố trí nhân viên phòng tín dụng chưa được hợp lý, quy trình cho vay chưa được nghiêm túc tuân thủ, việc lưu trữ thông tin chưa chặt chẽ và khoa học Vì vậy để có một kết quả tốt hơn trong việc nâng cao chất lượng kiểm soát quy trình cho vay đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện triệt để các giải pháp đưa ra để khắc phục các hạn chế trên
Tiền gửi Ngân hàng NN 106,202 251,067 496,861
Dự phòng rủi ro tín dụng (5,960) (9,258) (56,890)
Tài sản cố định hữu hình 8,700 20,754 23,865
Giá trị khấu trừ lũy kế (16,140) (20,944) -26,307
Giá trị khấu trừ lũy kế (1,260) (1,652) -2,760
Các khoản lãi, phí phải thu 9,841 6,390 6,070
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 583,412 24,207 266,765
Tiền gửi khách hàng 1,651,291 2,901,594 3,038,703 Các khoản nợ khác 272,698 37,366 43,235
Các khoản lãi, phí phải trả 62,281 10,033 14,071 Các khoản phải trả khác 14,138 26,332 27,822
Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn 47,377 1,001 1,342
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 2,569,682 2,963,167 3,348,703 VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn và quỹ dự trữ Vốn điều lệ 320,000 445,330 1,030,626 Các quỹ dự trữ bắt buộc 39,859 146,472 205,083 Lợi nhuận để lại 117,996 80,326 132,498 Quỹ dự phòng chênh lệch tỷ giá hối đoái
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 477,855 672,128 1,368,207
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 3,047,537 3,635,295 4,716,910
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NH LD SHINHANVINA NĂM 2006, 2007,2008
Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác
Cho vay tạm ứng cho khách hàng
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Cho vay tạm ứng cho khách hàng
Thu nhập từ hoạt động
Doanh thu từ lãi suất 187,737 253,763 307,959
Chi phí trả lãi suất -69,388 -100,763 -142,704
Thu nhập từ lãi suất 118,349 153,000 165,255
Doanh thu từ phí và hoa hồng 29,044 32,210 45,672
Chi phí trả phí và hoa hồng -2,639 -6,154 -5,495
Thu nhập từ phí và hoa hồng 26,405 26,056 40,177
Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối 7,410 16,645 111,453
Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán 161 169 5,260
Tổng thu nhập từ hoạt động 153,220 196,239 334,847
Chi phí từ hoạt động
Chi phí về nhân sự -20,996 -30,723 -38,206
Các chi phí hoạt động khác -25,916 -31,102 -47,099
Tổng chi phí hoạt động -50,811 -66,964 -92,699
Lợi nhuận trước dự phòng tổn thất tín dụng 102,409 129,275 242,148
Dự phòng tổn thất tín dụng -1,444 -3,774 -45,661
Thuế thu nhập doanh nghiệp -25,241 -31,382 -49,891
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NH LD SHINHANVINA NĂM 2006, 2007, 2008
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
Các nhóm chỉ số được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:
- Nhóm chỉ tiêu thanh khỏan (Liquidity ratios)
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động (operation ratios)
- Nhóm chỉ tiêu đòn bảy (Leverage ratios)
- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios)
Nhóm ch ỉ ti êu thanh kho ản Chỉ tiêu thanh tóan nhanh hay tức thời (Quick ratio):
Chỉ tiêu thanh Các tài sản lưu động không kể hàng tồn kho tóan tức thời Nợ ngắn hạn
Rõ ràng là, nếu chỉ tiêu thanh tóan tức thời càng cao, thì khả năng chỉ trả nợ tức thời của doanh nghiệp càng lớn
Chỉ tiêu thanh tóan ngắn hạn (Current ratio):
Tài sản lưu động Chỉ tiêu thanh tóan ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu thanh tóan ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghịêp trong việc chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để trả các khỏan nợ ngắn hạn Để đảm bảo khả năng thanh tóan các khỏan nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này của doanh nghiệp cần phải lớn hơn
1, trừơng hợp < 1 hàm ý doanh nghiệp dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng
Chỉ tiêu thanh tóan ngắn hạn mới chỉ phản ánh tỷ lệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, mà chưa phản ánh được chênh lệch số tuyệt đối giữa chúng Để khắc phục nhược điểm này, người ta thừơng phân tích nó kết hợp với một chỉ tiêu nữa, đó là chỉ tiêu
“ Vốn lưu động ròng” Hay gọi tắt là “vốn lưu động”
Chỉ tiêu vốn lưu động ròng ( Net working capital):
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Như vậy, vốn lưu động ròng (hay vốn lưu động) là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, do đó, xét về quan hệ tín dụng thì vốn lưu động ròng chính là phần tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chất trung và dài hạn
Nhóm ch ỉ ti êu h ọat động:
Vòng quay hàng tồn kho (inventory turnover): Vòng quay hàng tồn kho là số vòng quay của doanh thu hàng năm trên hàng tồn kho bình quân, và được tính như sau:
Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân
So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể doanh nghiệp đã dự trữ một mức hàng tồn kho quá ít, điều này có thể là không tốt, bởi vì doanh nghiệp có thể không đủ hàng hóa cho họat động sản xuất kinh doanh hoặc sẽ mất khách hàng nếu hàng dự trữ không có sãn Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì cũng là không tốt, vì doanh nghiệp có thể mua quá mức và bị tồn kho nguyên vật liệu hay hàng hóa sản xuất ra mà không bán được
Kỳ thu nợ bình quân (Average collection period): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy số dư bình quân của tài khỏan phải thu (Average accounts receivable balance) chia cho doanh số bán chịu hàng ngày bình quân mà công ty phải chờ đợi kể từ khi bán hàng chịu cho đến khi thu được tiền
Tài khỏan phải thu bình quân
Kỳ thu nợ bình quân Doanh số bán chịu hàng ngày bình quân
Chỉ tiêu kỳ thu nợ bình quân phản ánh thời hạn tín dụng thương mại bình quân (bán chịu) mà doanh nghiệp đã cấp cho khách hàng là bao nhiêu ngày
Vòng quay tổng tài sản: (Total asset turover): vòng quay tổng tài sản là số vòng quay của doanh thu hàng năm trên tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp và được tính như sau:
Vòng quay tổng tài sản Tổng tài sản