1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gia Tăng Nguồn Lực Tài Chính Cho Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Lâm Đồng Theo Định Hướng Đến Năm 2020
Tác giả Nguyễn Thị Liên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - NHÂN TỐ CÓ TÍNH QUYẾT ĐỊNH CHO ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (0)
    • 1.1 Tổng quan về nguồn lực tài chính (9)
      • 1.1.1 Khái niệm, thành phần nguồn lực tài chính (9)
      • 1.1.2 Các nguồn lực tài chính (11)
    • 1.2 Vốn đầu tư phát triển (13)
    • 1.3 Môi trường đầu tư (14)
    • 1.4 Vai trò của vốn đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh teá (16)
    • 1.5 Tác động của nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển (19)
    • 1.6 Vai trò của vốn đầu tư trong phát triển kinh tế địa phương (19)
    • 1.7 Kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển ở một số địa phương (20)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2006 (0)
    • 2.1 Đặc điểm kinh tế – Xã hội tỉnh Lâm Đồng (30)
      • 2.1.1 Vũ trớ ủũa lyự (30)
      • 2.1.2 Nguồn lực và lợi thế phát triển (30)
    • 2.2 Tình hình phát triển kinh tế – Xã hội tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001- (32)
    • 2.3 Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006 (37)
      • 2.3.1 Vốn ngân sách nhà nước (38)
      • 2.3.2 Vốn huy động trong dân (39)
      • 2.3.3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (40)
      • 2.3.4 Voỏn tớn duùng (40)
      • 2.3.5 Vốn đầu tư nước ngoài (42)
      • 2.3.6 Vốn đầu tư của DN ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể (45)
    • 2.4 Những hạn chế và nguyên nhân trong huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển tại tỉnh Lâm Đồng (46)
      • 2.4.1 Những hạn chế (46)
      • 2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế (0)
  • CHƯƠNG III: GIA TĂNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2006 -2010,ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (0)
    • 3.1 Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng từ nay đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (54)
      • 3.1.1 Phương hướng chung (54)
      • 3.1.2 Các quan điểm phát triển (58)
    • 3.2 Các chỉ tiêu kế họach chủ yếu thời kỳ 2006 – 2010 (0)
      • 3.2.1 Veà kinh teá (59)
      • 3.2.2 Về xã hội (60)
    • 3.3 Mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính (60)
      • 3.3.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước (60)
      • 3.3.2 Sử dụng hợp lý vốn ngân sách nhà nước (61)
      • 3.3.3 Cơ chế và chính sách tài chính (61)
      • 3.3.4 Mục tiêu đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (63)
    • 3.4 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 (65)
      • 3.4.1 Vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu phát triển các doanh nghiệp (67)
      • 3.4.2 Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội (71)
    • 3.5 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển tại Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 (71)
      • 3.5.1 Giải pháp về vốn đầu tư nước ngoài (72)
      • 3.5.2 Huy động nguồn lực tài chính của các DN đầu tư chiều sâu, đổi mới coõng ngheọ, thieỏt bũ tieõn tieỏn (72)
      • 3.5.3 Gia tăng nguồn vốn thu hút từ nhà đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất, kinh doanh (74)
      • 3.5.4 Đầu tư vốn cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội (75)
      • 3.5.5 Các giải pháp đồng bộ (75)
    • Biểu 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng (32)
    • Biểu 2.2 Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006 (37)
    • Biểu 2.3 Kết quả huy động vốn của các NHTM (41)
    • Biểu 2.4 Tình hình sử dụng vốn của các NHTM (41)
    • Biểu 2.5:Bảng số liệu thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Giai đoạn 1998-2006) (43)
    • Biểu 2.6: Danh mục các dự án đầu tư vốn ODA tại tỉnh Lâm Đồng (44)
    • Biểu 2.7: Nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài Nhà Nước thời điểm 31/12/2005 (45)
    • Biểu 3.1: Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 … (65)
    • Biểu 3.2 Sơ bộ tính nhu cầu đầu tư ( giá hiện hành 2005) (67)

Nội dung

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH - NHÂN TỐ CÓ TÍNH QUYẾT ĐỊNH CHO ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

Tổng quan về nguồn lực tài chính

1.1.1 Khái niệm, thành phần nguồn lực tài chính:

Nguồn lực tài chính là một thành phần quan trọng của nguồn sức mạnh nhà nước có tác động chủ đạo trong trong toàn bộ sức mạnh của nhà nước

Nguồn tài chính thường được thể hiện dưới hình thức giá trị, số lượng của nguồn lực tài chính được thể hiện bằng tiền tệ, sự luân chuyển của nguồn lực này cũng được thể hiện bằng tiền tệ, phần tài chính được gọi là vốn tài chính

Nguồn lực tài chính là toàn bộ quá trình tạo ra tài chính được thể hiện dưới hình thức giá trị

Theo “kinh tế các nguồn lực tài chính” [8], nguồn lực tài chính có thể phân chia ra làm các loại như sau:

- Nguồn lực tài chính từ nền kinh tế nhà nước: Đó là toàn bộ nguồn lực tài chính trong NS của chính quyền các cấp thuộc hệ thống chính quyền nhà nước, bao gồm: NS xã, (phường, thị trấn), là nguồn lực tài chính cơ bản để nhà nước thực hiện chức năng của mình Nguồn lực này có tác động chủ đạo trong hoạt động kinh tế quốc dân Bắt nguồn từ sự phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân Có nghĩa là đem một phần giá trị sản phẩm thặng dư chuyển vào thu nhập tài chính nhà nước dưới hình thức : thuế, phí, lệ phí và các phương thức khác Nguồn lực tài chính này chủ yếu đầu tư cho các công trình trọng điểm của nhà nước và các khoản chi phí về hành chính, quốc phòng, ngoại giao, chi tiờu quõn sự,ù văn húa, giỏo dục, y tế, bảo hiểm xó hội, … đú là nguồn lực tài chính để nhà nước tiến hành hoạt động, thực hiện chức năng nhà nước

- Tổng nguồn lực tài chính trong NS cộng thêm phần vốn ngoài NS mà nhà nước cho phép các DN (quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi quỹ dự phòng, … ) và các đơn vị sự nghiệp (các quỹ chuyên dùng)

Những khoản này đều thuộc phạm vi sử dụng của vốn tài chính Trong những năm qua nhà nước đã có chính sách cho phép DN, đơn vị sự nghiệp phát huy được tính tự chủ trong các hoạt động SXKD và các hoạt động sự nghiệp

Nguồn vốn tài chính này được tăng rất nhanh, có nội dung tương đối phức tạp và là nguồn tài chính của nhà nước cho nên cần thiết phải quản lý một cách chặt chẽ, coi như một thành phần của nguồn lực tài chính nhà nước

- Nguồn lực tài chính chủ chốt kết hợp giữa tài chính với ngân hàng: cụ thể là sự vận động thu chi tài chính của vốn NSNN và sự vận động thu chi vốn vay, cho vay của ngân hàng, sự vận động thu chi tài chính các DNNN và các đơn vị sự nghiệp Tất cả các khoản thu này cùng tạo ra nguồn động lực tài chính để nhà nước sử dụng cho nhu cầu chung Trong đó: Vốn NS (kể cả vốn ngoài NS) giữ vai trò chủ đạo và vai trò kiểm soát tổng thể, tài chính DN là bước khởi đầu, chuyển biến và kết thúc sự vận động vốn, vốn cho vay có tác dụng cầu nối, điều tiết, thông thương, điều hòa và phân phối phù hợp

- Nguồn tổng lực tài chính toàn xã hội, trên cơ sở nguồn tài chính chủ chốt kết hợp giữa tài chính với ngân hàng cộng với nguồn tài chính các công nhân viên chức và dân cư, những của cải vật chất cùng những khoản tiền vốn có thể sử dụng của các DN, hợp tác xã, kinh tế cá thể Là nền móng để cho nguồn lực tài chính có thể tồn tại được và cũng là chuẩn mực thể hiện nguồn lực tài chính một nước mạnh hay yếu Việc luân chuyển vốn tài chính, vốn cho vay và vốn tài chính DN đều có điểm xuất phát là nguồn lực tài chính thực tế của người dân, để rồi lại chuyển về tay dân cư Dân nghèo, nhà nước càng nghèo hơn, tài chính tín dụng sẽ can kiệt Không ngừng tăng cường và bổ sung nguồn tổng lực tài chính tài chính toàn xã hội là mục tiêu cuối cùng và yêu cầu cao nhất để tăng thêm sức mạnh của nhà nước

- Nguồn tổng lực tài chính kết hợp giữa hai nguồn lực tài chính trong nước và ngoài nước: là nguồn lực tài chính kết hợp giữa hai nguồn tài chính trong nước và ngoài nước, tức là cộng lại những nguồn tài chính thu được từ nước ngoài dưới các hình thức khác nhau, kể các nguồn tài chính vay nước ngoài, gọi là vốn vay nước ngoài, liên doanh với các hình thức hợp tác quốc tế về buôn bán, tài chính ngân hàng Bao gồm cả cả nguồn tài chính thu được của nước ngoài bằng các biện pháp hoặc các hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế văn hoá và các cuộc viếng thăm quốc tế khác Nguồn lực tài chính này cũng chỉ được xem như là biện pháp hỗ trợ tạm thời vì nó không ổn định và mang tính lệ thuộc vào nước ngoài rất lớn, mặt khác nguồn vốn vay chẳng qua chỉ là khoản được chi trước về nguồn lực tài chính của thời kì sau, nên không thể sử dụng như nguồn lực tài chính chủ yếu được

Qua phân tích về năm loại nguồn lực tài chính trên cho thấy: nguồn lực tài chính có tính chất tài chính là chủ đạo, nguồn lực có tính chất tài chính và nguồn lực tài chính có tính chất ngân hàng là tổng thể nguồn lực tài chính mà nhà nước vẫn sử dụng thường xuyên Còn nguồn tổng lực toàn xã hội là nguồn lực tài chính có tính chất căn bản, nó liên quan đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của nhà nước Việc phân loại các nguồn lực tài chính như vậy cũng đã trực tiếp cho thấy rõ cơ cấu và sự phát triển của nguồn lực tài chính cũnh như cơ cấu và mối quan hệ lẫn nhau của nguồn lực tài chính

1.1.2 Các nguồn lực tài chính:

- Nguồn vốn từ NSNN : nước ta là một nước nông nghiệp, nên vốn từ NS cần đầu tư mạnh vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo giống cây trồng và vật nuôi theo từng vùng kinh tế nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng ; đầu tư vào thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, phòng chống bão lụt … tích lũy từ sản xuất nông nghiệp hiện nay còn thấp, cần đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch với quy mô và trình độ thích hợp với điều kiện nông nghiệp và nông thôn hiện nay

Dựa vào thế mạnh của từng vùng sẽ hình thành các khu kinh tế trọng điểm để sản xuất và chế biến sản phẩm mới từ nguồn nguyên liệu do sản xuất nông nghiệp cung cấp Đồng thời, NSNN phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng có sự kết hợp giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển tạo tiền đề cho đầu tư tư nhân

- Nguồn vốn tín dụng trong nước: đầu tư cho các DN thuộc các thành phần kinh tế để mở rộng quy mô XSKD đầu tư chiều sâu với đổi mới công nghệ, đầu tư để phục vụ cho các DN sản xuất sản phẩm và lưu chuyển hàng hóa trên thị trường xã hội

- Nguồn vốn huy động trong dân: bao gồm ngày công lao động tiền và các loại vật chất khác, nguồn vốn huy động này chủ yếu bố trí đầu tư tại chỗ cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của nông thôn, nhằm để phục vụ tốt cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo ra sự phấn khởi cho nhân dân thấy ngay được hiệu quả của việc đầu tư mà họ trực tiếp hoặc gián tiếp được thừa hưởng, để kích thích sự hăng hái này càng nhiều hơn

- Nguồn vốn nước ngoài: được hình thành chủ yếu từ hai nguồn chính sau:

+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, hướng thu hút vào hai ngành có kỹ thuật cao, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thu hút nhiều lao động đặc biệt vào các dự án đòi hỏi vốn lớn

Vốn đầu tư phát triển

Khác với các yếu tố tài nguyên và lao động, các loại tài sản như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và các loại nguyên vật liệu bán thành phẩm dùng cho sản xuất mặc dù cũng là những yếu tố đầu vào cần cho quá trình sản xuất , song bản thân chúng lại là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất trước đó Nói một cách khác, đó là những tài sản được sản xuất ra để nhằm sản xuất ra các loại hàng hoá khác, được gọi là tài sản sản xuất Để có được các tài sản sản xuất đó, cần phải tiến hành các hoạt động đầu tư đối với các loại tài sản như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, … thì hoạt động đầu tư đơn giản chỉ việc bỏ tiền ra để mua sắm chúng Để tạo ra các tài sản như máy móc, thiết bị, hay chuyền sản xuất hay cả một nhà máy … thì hoạt động đầu là một quá trình lâu dài và phức tạp hơn, đặc biệt là những nhà máy, công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, công nghệ hiện đại.Toàn bộ số tiền và giá trị của các tài sản được đưa vào đầu tư để tạo ra các tài sản sản xuất được gọi là vốn sản xuất

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân sau nhiều năm tích luỹ toàn bộ vốn cho hoạt động của nền kinh tế là rất lớn và rất đa dạng

Theo mục đích sử dụng, không chỉ có vốn sản xuất và trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ hàng hoá, mà còn bao gồm khối lượng đáng kể và phong phú các hệ thống hạ tầng, các công trình công cộng khác nhau phục vụ cho các nhu cầu kinh tế - xã hội trong nước

Theo hình thức tồn tại cụ thể của vốn, không chỉ có loại vốn tồn tại dưới các dạng vật thể (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công trình kiến trúc, …)

Mà còn bao gồm cả các loại vốn phi vật thể Đó là kết quả của các hoạt động đầu tư cần thiết cho hoạt động của nền kinh tế, nhưng sản phẩm của nó không tồn tại dưới dạng vật thể, mà tồn tại dưới dạng các phát minh, sáng chế, các giải pháp hữu ích hay đơn thuần chỉ là chỉ là những khoản đàu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngoài ra, vốn còn được tồn tại dưới các dạng tài sản chính (tiền, các loại cổ phiếu, trái phiếu, các loại công nợ khác,… ) Tiền là tài sản chính cần thiết đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra một cách bình thường, liên tục Còn các loại cổ phiếu , trái phiếu, công nợ khác là phương thức để di chuyển tiết kiệm thành đầu tư

Tóm lại, vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các tài sản nhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai

Từ tổng quan trên về vốn, luận văn có thể đưa ra khái niệm vốn đầu tư như sau: Vốn đầu tư là nguồn lực tài chính được huy động, sử dụng nhằm thực hiện các dự án SXKD, các dự án đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội.

Môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là vấn đề cốt lõi cho phát triển bền vững: Một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực cho DN – từ các DN nhỏ cho đến các công ty đa quốc gia – đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, và mở rộng hoạt động Vì thế nó đóng góp vai trò trung tâm đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo Tạo việc làm và cơ hội cho giới trẻ là điều thiết yếu để tạo ra một thế giới gắn bó, cân bằng và hoà bình hơn

Các DN tư nhân - từ nông dân và các DN nhỏ cho đến các công ty địa phương và đa quốc gia - đứng ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển Được động cơ tìm kiếm lợi thuận định hướng, chúng đầu tư vào những ý tưởng mới và cơ sở vật chất mới, nhằm tăng cường nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng Chúng tạo ra nhiều việc làm, mở ra cơ hội để phát huy tài năng và nâng cao vị thế của mình Chúng cung cấp những hàng hoá và dịch vụ cấn thiết để duy trì cuộc sống và cải thiện mức sống Chúng cũng là nguồn thu thuế chủ yếu, đóng góp vào công quỹ cho y tế, giáo dục và các dịch vụ khác Vì thế, DN là tác nhân trọng yếu trong công cuộc tăng trưởng và giảm đói nghèo

Sự đóng góp của DN cho xã hội chủ yếu do MTĐT quyết định - các yếu tố đặc thù địa phương sẽ định hình cơ hội và động lực để các DN đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng hoạt động Hành vi của nhà nước đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình MTĐT Mặc dù nhà nước có rất ít ảnh hưởng đến các yếu tố như điều kiện địa lý, nhưng lại có ảnh hưởng mang tính quyết định hơn nhiều đến mức độ đảm bảo các quyền về tài sản, các phương thức điều tiết và đánh thuế (cả thuế tại cửa khẩu lẫn trong nội địa), cung cấp CSHT, sự vận hành của thị trường lao động, tài chính là vấn đề có tính chất khái quát hơn công tác quản trị như chống tham nhũng, cải thiện những chính sách và hành vi của nhà nước liên quan đến địa hình MTĐT sẽ thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo

Thúc đẩy tăng trưởng, dân số ngày càng gia tăng thì tăng trưởng kinh tế là cơ chế bền vững duy nhất để nâng cao mức sống xã hội MTĐT tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc khuyến khích đầu tư và năng suất cao

Xoá đói giảm nghèo, có thể nhìn nhận vai trò thiết yếu của MTĐT đối với xoá đói giảm nghèo theo hai cách Thứ nhất, ở tổng thể, tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết với giảm nghèo Thứ hai, sự đóng góp đó có thể được nhìn nhận dưới góc độ rằng MTĐT tốt sẽ trực tiếp cải thiện cuộc sống của người daân

Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho toàn bộ xã hội Chính phủ có thể thiết kế sao cho những cải thiện MTĐT đó thậm chí còn

“vì người nghèo” hơn nữa, bằng cách nhằm vào những trở ngại ở nơi mà người nghèo sinh sống và đối với những hoạt động mà người nghèo hưởng lợi từ đó, vai trò của họ là người lao động, doanh nhân hay người tiêu dùng.

Vai trò của vốn đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh teá

Vốn là yếu tố có tính tiền đề và không thể thiếu được trong quá trình đầu tư để tạo sự tăng trưởng và phát triển Vốn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìa khoá của sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế, cụ thể: Đối với các đơn vị kinh tế: Vốn là một phạm trù tài chính, vốn kinh doanh của

DN được quan niệm như là khối lượng giá trị được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời Vốn là nhân tố cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của từng đơn vị kinh tế Như vậy, vốn còn được biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho một khối lượng tài sản nhất định Giữa vốn và tiền có mối quan hệ khác nhau, muốn có vốn thì phải có tiền, song có tiền thậm chí những khoản tiền lớn cũng không phải là vốn Tiền được gọi là vốn kinh doanh của DN khi đáp ứng những điều kiện như : phải đảm bảo bằng lượng tiền có thật, tiền phải được đảm bảo bằng mục đích sinh lời Vốn vừa là nhân tố đầu vào, đồng thời vừa là kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình đầu tư Vốn tồn tại với tư cách là nhân tố độc lập không thể thiếu được Vốn khi được đầu tư không thể mất đi mà phải được thu hồi về để đáp ứng cho chu kỳ kinh doanh sau, vốn luôn được bảo toàn và phát triển Đối với nền kinh tế: Ảnh hưởng khác nhau của đầu tư lên tăng trưởng kinh tế thông qua tổng cung thể hiện ở chỗ là: vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất Vốn được kết hợp với lao động và tài nguyên, thông qua quá trình sản xuất, sẽ tạo ra của cải vật chất trong xã hội Nhiều nghiên cứu đi đến kết luận vốn là nhân tố quan trọng tạo ra tăng trưởng kinh tế Vốn không chỉ đóng trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế với tư cách đầu vào của sản xuất (đóng góp về mặt lượng) mà còn đóng góp một cách gián tiếp thông qua việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật do các đầu tư mới mang lại, do lợi thế kinh tế nhờ quy mô lớn (tức là với một ngành, việc đầu tư mở rộng quy mô sẽ làm giảm chi phí sản xuất - do chuyên môn hoá… ) Đây là những đóng góp về vật “ chất” của đầu tư, tức là hiệu quả của nguồn kinh tế tăng cao

Mối quan hệ với cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư, nhưng vấn đề hình thành cơ cấu đầu tư là một vấn đề gây nhiều tranh cãi

Theo các nhà kinh thì nền kinh tế cần có một đầu tư hợp lý, để tạo ra một cơ cấu hợp lý Thuật ngữ hợp lý ở đây được hiểu là cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế là như thế nào đó để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững Nếu cơ cấu đầu tư không hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế không hợp lý, làm giảm năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế, đến lượt nó làm giảm tốc độ tăng trưởng Mặc dù đồng ý với nhau như vậy nhưng các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về các hình thức tạo ra một cơ cấu đầu tư, cũng như cơ cấu kinh tế “hợp lý”

Vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bổ và sử dụng chúng có hiệu quả, sẽ tác động lớn đến tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra việc làm, gia tăng xuất khẩu và tăng tích luỹ của nền kinh tế

Tính quan trọng đặc biệt của vốn thể hiện ở chỗ, thiếu nó những nguồn lao động, tài nguyên chỉ nằm dưới dạng tiềm năng Muốn khai thác các nguồn lực này, đòi hỏi các nền kinh tế luôn phải duy trì một tỷ lệ vốn đầu tư nhất ủũnh Để xem xét các tác động của vốn đối với tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng moâ hình Harrdod-Dormar

Theo mô hình Harrdod-Dormar, vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế của một đơn vị kịnh tế bất kỳ (công ty, ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế) được thể hiện bởi hàm sản xuất đơn giản:

Theo phửụng trỡnh Harrod Domar:

Tỷ Lệ đầu tư Mức tăng GDP =

Từ phương trình trên ta thấy, mức tăng GDP quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ vốn đầu tư Với hệ số ICOR nhất định, tỷ lệ vốn đầu tư tăng lên sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng và ngược lại Ở các nước đang phát triển, hệ số ICOR thường cao, vì vậy để tăng GDP cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn hơn gấp nhiều lần

Trong thức tế, quá trình gia tăng hoạt động đầu tư và gia tăng năng lực sản xuất mới do quá trình đầu tư tạo ra, là liên tục và đan xen nhau cùng tác động vào quá trình tăng trưởng kinh tế

Trong nội bộ nền kinh tế, việc so sánh hệ số ICOR giữa các ngành sẽ thấy được ngành nào có hiệu quả đầu tư cao.

Tác động của nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển

Nguồn lực tài chính là nguồn nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của một nước, huy động, phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính là vấn đề mang tính thời sự Trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn chế, việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính càng trở nên quan trọng hơn

Nguồn lực nói chung là có giới hạn, trong khi nhu cầu của nền kinh tế là rất to lớn Bởi vậy, cần phải ưu tiên vốn đầu tư cho những ngành, đơn vị kinh tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Phân phối vốn đầu tư cho từng ngành, từng đơn vị là nhằm gắn liền quá trình đầu tư vốn với quá trình tạo vốn cho nền kinh tế từ kết quả của quá trình đầu tư đó

Trong phân phối, sử dụng vốn đầu tư ưu tiên cho từng đối tượng, cần quán triệt quan điểm: chính sách đầu tư vốn phải được xây dựng nhằm gắn kết các bộ phận hợp thành của nền kinh tế, vậy có sự đồng bộ trong việc lập quy hoạch kinh tế-xã hội của từng vùng, từng ngành và phân phối vốn đầu tư theo một trật tự nhất định

Yêu cầu cụ thể của việc phân phối nguồn vốn đầu tư phát triển là: kết hợp giữa đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ, đầu tư từ NSNN và ngoài NSNN.

Vai trò của vốn đầu tư trong phát triển kinh tế địa phương

Vốn đầu tư có một vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế của một quốc gia nói chung Vốn đầu tư giúp xây dựng một nền kinh tế phát triển theo huớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giúp nước có một nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước có công nghệ khoa học và công nghệ hiện đại, chuyển một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp, công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp thành một nước sản xuất lớn, có cơ cấu công nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao ở các ngành kinh tế quốc dân

- Vốn đầu tư bao gồm cả nhân tố con người vì việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho cho sự phát triển nhanh và bền vững Để có thể sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tài chính thì cần phải có những con người sử dụng được công nghệ, làm chủ công nghệ và cải tiến được công nghệ

Cần có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh, đủ sức giải quyết các vấn đề đặt ra trong qúa trình vận hành nền kinh tế

- Phát triển KCHT có vai trò đặc biệt quan trọng đến tiến trình phát triển kinh tế, đây được xem là một trong những điều kiện cơ bản nhất Vì vậy, vấn đề tạo ra nguồn vốn và phân bổ, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả là điều kiện hàng đầu để phát triển kinh tế Vốn có thể huy động từ trong nước và ngoài nước Với mỗi loại đều cần các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng Trong hai loại nguồn vốn này, vốn từ nước ngoài là quan trọng, nhưng nguồn vốn từ trong nước lại là nhân tố quyết định

Tạo nguồn vốn là vấn đề cơ bản và cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đầu tư phát triển Tạo vốn và sử dụng vốn là vấn đề đặc biệt quan trọng; không có vốn thì không thể nói đến đầu phát triển Để có vốn đầu tư cần huy động nhiều nguồn vốn, mặt khác phải sử dụng vốn có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí.

Kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển ở một số địa phương

Trong thời đại kinh tế quốc gia hội nhập vào kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa đang mở ra Đó là điều kiện để các nền kinh tế rút ngắn con đường CHN mà không phải phát triển tuần tự như các nước phát triển TP Hồ

Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bình Dương là đại diện tiêu biểu trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương thuộc khu vực miền Nam và miền Trung của tổ quốc Bốn thành phố trên đã lựa chọn chiến lược vốn mà chủ yếu là thu hút vốn đầu tư và vay nước ngoài kết hợp với huy động nguồn vốn trong nước Dùng vốn nước ngoài để tạo ra những động lực ban đầu thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Tuy nhiên, để phát triển nhanh chóng và bền vững nền kinh tế, các tỉnh này đều coi trọng chiến lược huy động vốn trong nước Điều đó được thể hiện trong các chiến lược vốn sau đây:

- Đẩy mạnh tiết kiệm dành vốn cho phát triển sản xuất theo hướng CHN neàn kinh teỏ cuỷa tổnh

- Huy động mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trong các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển

- Khai thác và phát huy tốt nguồn vốn nhân lực thông qua việc nâng cao trình độ về khoa học, kỹ thuật cho đội ngũ lao động

Cùng với chiến lược tạo vốn chung như nêu trên các tỉnh trên còn có nhiều chiến lược tạo vốn thông qua những thế mạnh riêng của từng tỉnh

* Kinh nghiệm huy động vốn tại TP.Hồ Chí Minh Để phục vụ cho đầu tư phát triển TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều giải pháp để huy động vốn như:

-Huy động vốn thông qua họat động huy động vốn của các ngân hàng cổ phần Cụ thể tính từ đầu năm đến nay TPHCM vốn huy động của các ngân hàng cổ phần tăng 44,8%, các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động trên 258.557 tỷ đồng, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 119.546 tỷ đồng, tăng 40,3%

Các ngân hàng đã liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi linh hoạt kèm theo nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, nên đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi lớn trong daõn cử

-Thành lập qũy phát triển đô thị: thông qua qũy phát triển đô thị huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản trái phiếu đô thị thành phố HCM do HIFU phát hành theo uỷ nhiệm của UBND TP.HCM Qua 03 năm (2003-

2005) phát hành trái phiếu đô thị TPHCM, Thành phố đã huy động được 6.000 tỷ đồng, trong đó có 17 ngân hàng thương mại, 8 công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính tham gia mua Trái phiếu đô thị Tiếp theo sự thành công đó, Thành phố tiếp tục phát hành 2.000 tỷ đồng với 3 loại kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm trong năm 2006 thông qua các phương thức phát hành chính là đấu thầu và bảo lãnh phát hành

-Thúc đẩy tiến trình phát triển thị trường vốn và xã hội hóa đầu tư tại TP Hồ Chí Minh: Để tăng thu ngân sách, ngành tài chánh và thuế tập trung quản lý thu có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường phân cấp thu cho các quận, huyện; kiên quyết chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, nợ đọng thuế đấu giá quyền sử dụng đất, thành phố thực hiện nhiều phương thức đấu giá đất: đấu trọn gói (đất chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng) hoặc nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng rồi tiến hành tổ chức đấu giá Thành phố thực hiện giải ngân nhanh các dự án ODA đã được Chính phủ cam kết; nâng cao hiệu quả đầu tư theo hướng giảm thời gian đầu tư, tăng chất lượng công trình…

* Kinh nghiệm huy động vốn tại Đồng Nai

Thu hút vốn đầu tư thông qua hệ thống ngân hàng và mạng lưới các qũy tín dụng nhân dân: hệ thống ngân hàng Đồng Nai đã khơi tăng nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt là nguồn vốn dân cư nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nội lực trong tỉnh để phục vụ phát triển kinh tế cả nước nói chung và địa phương nói riêng Để huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư hệ thống NH đã đưa ra và thực hiện một số giải pháp chiến lược bền vững cùng nhiều biện pháp, hình thức huy động vốn đa dạng cụ thể thích hợp với đòi hỏi của thị trường và tâm lý người gửi trong đó giải pháp xuyên suốt là tổ chức tốt công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu, làm tốt công tác khách hàng từ tỉnh đến huyện, quán triệt đến từng nhân viên nhận thức về tầm quan trọng hàng đầu của công tác khơi tăng nguồn vốn tại chỗ, có tính quyết định đối với kết quả kinh doanh để cùng nhau phấn đấu làm tốt nhiệm vụ mục tiêu này

Huy động vốn FDI cho đầu tư phát triển tại tỉnh Đồng Nai

Tính đến 23/6/2007 Đồng Nai đã huy động thêm gần 270 triệu USD vốn FDI Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đồng Nai đã cấp phép đầu tư mới cho 30 dự án có vốn nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 108 triệu USD và cấp phép điều chỉnh tăng thêm vốn cho 33 dự án FDI khác với số vốn tăng thêm hơn

161 triệu USD Như vậy, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai từ đầu năm đến nay tăng thêm gần 270 triệu USD Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư FDI, Đồng Nai đã đầu tư 204 triệu USD xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở 19 khu công nghiệp tập trung đã được Chính phủ phê duyệt

Với phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", trong hơn 1 năm qua, tỉnh Đồng Nai thành lập các đoàn xúc tiến đầu tư nước ngoài phối hợp với đại sứ quán Việt Nam tại các nước và các doanh nghiệp FDI đang làm ăn có hiệu quả ở Đồng Nai trực tiếp đến các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xinhgapo, Hoa Kỳ quảng bá các điều kiện ưu đãi cho các tập đoàn kinh tế và các doanh nhân đến Đồng Nai đầu tư Ngoài ra, Đồng Nai tiếp tục bổ sung quỹ đất cho các khu công nghiệp, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tích cực đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư và xây dựng các dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người lao động cũng như các nhà đầu tư Đến nay, trên địa bàn Đồng Nai có 736 dự án FDI của 32 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 8,4 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó có gần 520 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với số vốn hơn 6,1 tỷ USD, thu hút gần 260.000 lao động

Phần lớn các dự án FDI đầu tư vào Đồng Nai thời gian qua thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm tới 96%), số còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ và sản xuaỏt noõng, laõm nghieọp

* Kinh nghiệm huy động vốn của Bình Dương

Hệ thống Ngân hàng Bình Dương đồng hành cùng doanh nghiệp:Với chủ trương “Trải thảm đỏ mời gọi đầu tư” của UBND tỉnh; với nhiều chương trình hành động, xúc tiến thương mại, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng thị trường tiềm năng Theo đà phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, hoạt động ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng, bơm vốn liên tục cho sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Tăng cường huy động vốn, giải ngân, đầu tư phát triển

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2006

Đặc điểm kinh tế – Xã hội tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây nguyên nằm sâu trong nội địa trên cao nguyên Di Linh-Lâm Viên (không có đường biên giới quốc gia) với độ cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển, có tọa độ địa lý từ 11012’ đến 11015‘ độ vĩ Bắc và từ 107015’ đến 108045’ độ kinh Đông với tổng diện tích tự nhiên 977.219,57 ha (chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước và chiếm 21,9% diện tích các tỉnh Tây Nguyên), dân số 1.178.712 người chiếm 27,51% dân số các tỉnh Taây Nguyeân

Phạm vi ranh giới của tỉnh Lâm Đồng:

- Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận

- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk

- Phía Tây-Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai

- Phía Nam-Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận

2.1.2 Nguồn lực và lợi thế phát triển

Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương nên Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi để liên kết kinh tế và thu hút đầu tư

Lâm Đồng tập trung nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bô xít (1,4 tỷ tấn) cao lanh (hơn 400 triệu tấn), Bentonit … để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng (hiện có hai dự án khai thác bôxít, sản xuất alumin và hydroxyt nhôm, nhôm oxýt với vốn đầu tư 750 triệu USD)

Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp Tại thị xã Bảo Lộc có khu công nghiệp Lộc Sơn diện tích 195 ha đã thu hút được 24 dự án với vốn đầu tư 265 tỷ đồng

Lâm Đồng có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện Hiện đã có nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi đang hoạt động Ngoài ra, có 54 điểm đã được quy hoạch xây dựng thủy điện với tổng công suất lắp máy 868 MW, 14 điểm đang lập dự án với công suất lắp máy 274 MW

Thị xã Bảo Lộc hiện là đô thị loại 4, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, xã hội cơ bảm đáp ứng được cho một đô thị tỉnh lỵ Thời gian qua thị xã đã được quy hoạch mở rộng không gian và tập trung đầu tư phát triển qũy nhà ở, hệ thống hạ tầng xã hội, từng bước trở thành một đô thị hiện đại

Biểu 2.1 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng

Tổng diện tích tự nhiên 976.479 976.479 976.479

Tỷ lệ so với DTTN 18,86 24,67 25,70

DT mặt nớc nuôi trồng TS 718 1.174 1.400 Đất khác trong nông nghiệp 3.943 350 3.409

Tỷ lệ so với DTTN 56,83 63,39 64,93

Tỷ lệ so với DTTN 1,49 2,17 2,59

Tỷ lệ so với DTTN 0,70 0,65 0,70

Tỷ lệ so với DTTN 22,12 9,24 6,20

Tình hình phát triển kinh tế – Xã hội tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-

-Các chỉ tiêu tổng hợp

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII; giai đọan 2001-2006 và măm 2006, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, của toàn dân, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,7%, cao hơn mức bình quân cả nước (7,5%) Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,2%, thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.453 tỷ đồng, đạt 107,7% kế hoạch và tăng 24,5% so với cùng kỳ Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 158 triệu USD, tăng 18,5% Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 18% Lượng khách du lịch du lịch đến Lâm Đồng đạt 1,8 triệu lượt khách, tăng 25% Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, tăng 8,8% Năm 2006 Lâm Đồng đã thu hút được 48 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 12.137 tỷ đồng Tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động còn hiệu lực tính đến 10/4/2007 là 84 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 305.079.148 USD

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian qua chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích…

Ngoài nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuy lượng vốn ODA chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, cải tạo, nâng cấp và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội; có một số dự án hạ tầng xã hội đã phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là các dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời kỳ 2001-2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp Năm 2005, tỷ trọng ngành nông-lâm- thủy chiếm 48,2%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 21,2% ngành dịch vụ chieỏm 30,6% trong GDP cuỷa tổnh

Nền kinh tế văn hóa nhiều thành phần tiếp tục phát triển, quan hệ sản xuất từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Trong 5 năm qua, tỷ lệ lệ đóng góp vào GDP của thành phần kinh tế nhà nước đạt 26,6%, kinh tế tập thể 2,4%, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 67,7%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,3%

Nhìn chung hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Một số doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, điều, tơ tằm … hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả

-Mức sống dân cư: Đến năm 2005 dân số trung bình tỉnh Lâm Đồng có 1.174.000 người, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều tiến bộ đã góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,95% năm 2000 xuống còn 1,62% năm 2005 Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay số lượng người di cư tự do nhập cư vào Lâm Đồng khá lớn, nên tỷ lệ tăng dân số chung của Lâm Đồng thời kỳ 2001-2005 còn rất cao, bình quaân 2,5%/naêm

Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 113.000 lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 22.600 lao động

Nhìn chung đời sống các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện; năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 6.1 triệu đồng Chương trình xóa đói giảm nghèo được toàn xã hội quan tâm, tỉ lệ hộ đói nghèo từ 13% năm 2000 xuống còn dưới 8% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 23,7%, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 27% năm 2001 xuống còn 20% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 55,1%

Tính đến tháng 10/2006 số hộ nghèo giảm 4.654 hộ, còn 53.634 hộ, chieỏm tyỷ leọ 21,44%

Giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.250 tỷ đồng, bằng 42,1 GDP, trong đó vốn ngân sách nhà nước (kể cả Trung ương, địa phương, tín dụng) chiếm 42,9%, vốn của các doanh nghiệp và của nhân dân 46,7%, vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA) 10,4%

Cơ cấu đầu tư đã chuyển hướng tăng nhanh tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tỷ trọng đầu tư cho ngành nông-lâm-thuỷ chiếm 19,7%; ngành công nghiệp 22,6%; ngành dịch vụ 21,5%; kết cấu hạ tầng 36,2%

Trong thời kỳ này nhờ đầu tư đúng hướng nên nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được nâng cấp như: quốc lộ 20, 27, 28, sân bay Liên Khương, đường cao tốc từ sân bay Liên Khương đến chân đèo Prenn, mở đường 723 đi Nha Trang; hệ thống đường nội thị ở thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, đường giao thông đến các khu du lịch, hoàn chỉnh nhiều tuyến đường liên huyện và giao thông nông thôn ở vùng sâu, vùng xa

Về thực hiện các chương trình kinh tế xã hội:

-Chương trình xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thực hiện chủ trương đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiể số, tỉnh đã tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tổng nguồn vốn đầu tư 277.004 triệu đồng với kết quả thực hiện như sau:

-Chương trình 135:Tổng số xã được đầu tư là 49 xã, vốn đầu tư 126.115 triệu đồng, đã thực hiện một số hạng mục quan trọng như: 536 km đường giao thông nông thôn, 307 phòng học, 7 trạm xá, 87 km đường điện hạ thế, 27 công trình thuỷ lợi nhỏ, 8 chợ, 6 côngt trình cấp nước sạch sinh hoạt Chương trình 135 của chính phủ được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng Kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trường học, trạm xá, nhà ở giáo viên, nước sạch sinh hoạt, thủy lợi nhỏ… phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn

Trình độ của cán bộ xã được nâng lên trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, góp phần giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương Tuy nhiên, thực hiện yêu cầu trương trình 135 là “xã có công trình, dân có việc làm để tăng thu nhập” còn hạn chế, công tác giám sát công trình của xã còn yếu, một số công trình chất lượng chưa cao

- Chương trình trung tâm cụm xã:

Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006

Biểu 2.2: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006 Đơn vị tính: Triệu đồng

6 Vốn đầu tư của DDNQD & HKDCT 5,159,497 39.00

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng

Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Lâm Đồng là một tỉnh thu không đủ bù chi, nhà nước phải rót một khoản NSNN không nhỏ để thực hiện các trương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như làm đường 723, nâng cấp sân bay Liên Khương, thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung củng cố và nâng cấp các tuyến đường trục chính của tỉnh; phát triển ngành điện, xây dựng đồng bộ các hệ thống lưới và trạm theo các mục tiêu phục vụ sản xuất và sinh họat, đền bù giải phóng mặt bằng ở các khu quy họach để kêu gọi các dự án đầu tư …

Quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn trên, bên cạnh những thuận lợi, cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng nhất định, cụ thể như sau:

2.3.1 Vốn ngân sách nhà nước

Huy động GDP vào ngân sách nhà nước trong thời kỳ 2001-2005 đạt tỷ lệ 15,4%, trong đó thu thuế và phí đạt 10% Tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 12,94%, trong đó thuế và phí tăng bình quân 20,7%/ năm

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2006 đạt 1.828 tỷ đồng, tăng gấp 5,028 lần so với năm 2001 Trong tổng thu ngân sách thời kỳ 2001-

2005, thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 16,7%, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 23,9%, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,3%, thu từ đất nhà chiếm 14,9%, các khoản thu khác chiếm 42,2%

Tổng chi ngân sách địa phương thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 12,76%/năm, trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm 33,7%, chi thường xuyên chieám 51,7%

Nhìn chung, nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh tăng khá, tuy nhiên nhu cầu chi của xã hội tăng nhanh làm cho ngân sách địa phương luôn khó khăn, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chưa đủ chi cho nhu cầu phát triển, vì vậy, hàng năm Trung ương phải trợ cấp ngân sách cho địa phương từ 30-35% tổng thu ngân sách địa phương

(Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước tỉnh Lâm Đồng từ năm 2001-2006 được thể hiện ở phụ lục 1)

2.3.2 Vốn huy động trong dân

Ngày 23/12/2003 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề án kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2003-2010 cho 19 công trình thủy lợi chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nâng diện tích tưới của 19 công trình được kiên cố hoá đạt 98% năng lực thiết kế, tổng diện tích tưới được tăng thêm 4.460 ha Tăng hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi Tăng khả năng cấp nước sinh hoạt cho nông thôn và các thị trấn, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Tổng cộng có 22 dự án được phê duyệt, với tổng mức vốn đầu tư 278,077 tỷ đồng Khối lượng thực hiện đến cuối năm 2004 là 107,6 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương 32,7 tỷ đồng, tín dụng ưu đãi 42,9 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 32 tỷ đồng cho kiên cố hoá 75,7 km kênh mương

Chương trình kiên cố hoá đường giao thông nông thôn được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng Đến nay đã nâng cấp được 44,37 km đường đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi với số vốn tín dụng đã vay là 25,750 tỷ đồng

Kế hoạch kiên cố hoá trường học 3 năm 2003-2005 là 1.843 phòng học, trong đó phòng học ca 3 là 965 phòng và 878 phòng học tạm Vốn bố trí các năm là 75.805 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách 62.150 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 13.655 triệu đồng để xây dựng 653 trường học

2.3.3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

Tính đến cuối năm 2005, Lâm Đồng có 1091 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số vốn SXKD là 218.359 triệu đồng Bình quân 200,3 triệu đồng /DN

Tổng lợi nhuận năm 2005 là 129.243 triệu đồng Điều này chứng tỏ khả năng tự đầu tư vốn của DNNN từ tích lũy tạo ra là rất hạn chế Trong khi nhu cầu vốn dùng cho đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ và cung ứng dịch vụ là rất lớn Trong sân chơi chung của WTO nếu chúng ta không kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ có giá trị thì sẽ không thể cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa

+ Tình hình huy động vốn:

Theo các báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng, tính đến cuối năm 2006, hoạt động tiền tệ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng và các TCTD trên địa bàn Lâm Đồng đạt được một số kết quả sau:

Nguồn vốn huy động của hệ thống các NHTM trên địa bàn đến cuối năm 2006 đạt 3.216 tỷ; tăng gần 2.132 tỷ, tăng hơn gấp 2,97 lần so với năm

2001, bình quân hàng năm tăng 25,5% (6 năm 2001-2006), tổng dư nợ của

NHTM cuối năm 2006 là 5.343 tỷ đồng

Biểu 2.3 KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM

Lâm Đồng từ năm 2001 đến năm 2006 (ĐVT: tỷ đồng, % )

Tieỏt kieọm, kyứ phieỏu Tỷ trọng/Tổng huy động Tỷ lệ tăng so năm trước Tiền gởi trung dài hạn -Tỷ trọng/Tổng huy động -Tỷ lệ tăng so năm trước

Huy động bình quân năm 995 1162 1538 1.727 2.699 2.695 Tốc độ tăng bình quân 41,7% 16,8% 32,4% 12,3% 21,5% 28,4% 25,5%

Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình tổ chức, cá nhân gửi tiền:

-Tiền gửi của dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác đến cuối năm 2006 là 2.157 tỷ đồng

Nguồn này quan trọng và chủ yếu nhất, chiếm gần 65,8% trong tổng nguồn vốn huy động

Biểu 2.4 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC NHTM

Lâm Đồng từ năm 2001 đến năm 2006 (ĐVT: tỷ đồng, % )

I Tổng DN toàn hệ thống 2,957 3,408 3,750 4,280 5.080 6.184

II Dư nợ của các NHTM 2,781 3,205 3,529 3,833 4.473 5.343

III Doanh soá cho vay 1,895 1,899 2,565 4,237 6.291 19,3%

IV Doanh số thu nợ 1,457 1,474 2,406 3,673 5.257 7.394

Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các NHTM đã góp một phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và cung cấp nguồn vốn tín dụng cho đầu tư phát triển kinh tế tại Lâm Đồng

+Tình hình sử dụng vốn:

Vốn tín dụng là một trong những nguồn vốn quan trọng tài trợ cho các nhu cầu đầu tư phát triển

Tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM toàn địa bàn tính đến cuối năm

2001 là 2.781 tỷ Cuối năm 2005 tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng trên toàn tỉnh tăng lên 4.473 tỷ, tăng 61% so với năm 2001, tăng bình quân 12,2 % năm Năm 2006 tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn là 5.343 tăng 19% so với năm 2005 Đây là mức tăng khá cao

2.3.5 Vốn đầu tư nước ngoài

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc cao nguyên cực Nam Trung bộ

Những hạn chế và nguyên nhân trong huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển tại tỉnh Lâm Đồng

Giai đoạn 2001-2006, tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 10.100.956 triệu đồng, trong đó đã chi cho đầu tư phát triển 3.423.527 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33,89% trong tổng chi NSNN Đây là tỷ lệ thấp so với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại Lâm Đồng

Ngành du lịch là một thế mạnh của tỉnh nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương Các hoạt động hiện nay mới khai thác các di tích và cảnh quan thiên nhiên sẵn có, sản phẩm còn trùng lắp và kém hấp dẫn, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiếp tục bị xuống cấp

Thế mạnh của Lâm Đồng là du lịch, nhưng dự án du lịch-dịch vụ chỉ có 03 dự án, trong đó có 02 dự án đi vào hoạt động, 01 dự án đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên chưa đóng góp nhiều cho ngành kinh tế động lực của tỉnh Đây là lĩnh vực thật sự cần thu hút đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của tỉnh, nhất là thành phố Đà Làt Đến nay Lâm Đồng vẫn là tỉnh nghèo và kém phát triển so với các tỉnh trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương Quy mô nền kinh tế còn nhỏ và phát triển chưa thực sự bền vững Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp

GDP bình quân đầu người thấp và không bền vững

Cơ cấu nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chưa chuyển dịch được theo hướng dịch vụ; chưa phát huy tốt lợi thế so sánh trong từng ngành, từng địa bàn

Tỷ lệ huy động vốn vào ngân sách nhà nước so với GDP còn thấp, bình quân thời kỳ 2001-2005 chỉ đạt 15,4%, trong đó thuế phí mới đạt 10% Tình trạng thất thu thuế, chậm nộp thuế vẫn còn xảy ra; thu chưa đủ chi, hàng năm trung ương vẫn phải hỗ trợ

Sản xuất nông nghiệp chưa phát triển toàn diện, còn mang tính tự phát do tác động của cơ chế thị trường Chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa cân đối với trồng trọt Công nghiệp chế biến sau thu hoạch còn chậm phát triển, tuy chất lượng sản phẩm có được nâng lên nhưng chưa cao, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu Hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng thấp, tình trạng phá rừng làm rẫy vẫn còn xảy ra nhưng việc phát hiện, xử lý chưa kịp thời và kiên quyeát

Công nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý hạn chế, chất lượng sản phẩm thấp nên khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường yếu

Ngành thương mại có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy tốt Thị trường nông thôn chậm phát triển, chưa mở rộng được mạng lưới thương mại đến vùng sâu, vùng sa Việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá có lợi thế so sánh của tỉnh còn hạn chế

Nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế, tỉ trọng đầu tư toàn xã hội cho ngành công nghiệp thấp; đầu tư cho dịch vụ du lịch có tăng, nhưng vẫn tập trung cho lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ; đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm nhưng chưa huy động tốt các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho các công trình hạ tầng nông thôn (thủy lợi phục vụ cho cây công nghiệp, giao thông nông thôn) Việc đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được chú ý nhưng hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư Đầu tư bên ngoài vào tỉnh tăng chậm, phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, mức đóng góp vào GDP và ngân sách không nhiều, những dự án lớn chưa được triển khai; trong khi đó công tác xúc tiến đầu tư chưa thường xuyên, chưa thực sự chủ động và tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, chậm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong qúa trình thực hiện, nhất là trong khâu bồi thường, tái định cư, tái định canh và giải toả, bàn giao mặt bằng để thi công

Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa khắc phục được tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài Kinh tế tập thể phát triển chậm, còn lúng túng cả về mô hình và phương thức hoạt động Kinh tế tư nhân vẫn còn gặp trở ngại trong việc tiếp cận thị trường vốn, thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan… Nhìn chung doanh nghiệp của các thành phần kinh tế trong tỉnh chưa đủ mạnh để vượt qua những thách thức về cạnh tranh và hội nhập với bên ngoài

Tốc độ tăng dân số còn cao, chủ yếu là tăng cơ học đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và mang tính tự phát; chất lượng nguồn nhân lực và tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, lao động thiếu việc làm còn nhiều Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc, số hộ thoát nghèo mới chỉ vượt qua ngưỡng của tiêu chí nghèo và chưa ổn định Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; Chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với các vùng khác chưa được thu hẹp mà còn giãn ra thêm; bên cạnh đó, trình độ mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được nâng cao, một bộ phận chưa cố gắng tự nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, còn có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước

Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ của địa phương trong thời gian qua mới tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Chất lượng các đề tài nghiên cứu và việc triển khai các kết quả nghiên cứu còn hạn chế, nhất là các đề tài nghiên cứu về đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế

Hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực dược phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa cao

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của một số ngành, địa phương còn yếu, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa thật chặt chẽ Công tác cải cách thủ tục hành chính triển khai chưa mạnh và thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tội phạm, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội chưa đạt hiệu quả cao

Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng thấp và chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, nguyên nhân cơ bản do thu nhập của dân cư trên địa bàn còn hàn chế Năm 2006 vốn huy động tại chỗ được 2.695 tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ đến cuối 2006 là 5.343 tỷ đồng, khả năng cân đối tại chỗ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chỉ đáp ứng được 50,44% dư nợ cho vay

Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2006 là 19,45%, so với năm 2005 là 16,7%, chỉ tăng được 2,75%, nguyên nhân chính là do các NHTM TW khống chế tỷ lệ tăng trưởng dư nợ; về tỷ lệ thực hiện bảo đảm tiền vay các ngân hàng thương mại TW không cho phép các chi nhánh cho vay không thế chấp bằng tài sản Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất nhất là trong việc đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, CSHT…

GIA TĂNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2006 -2010,ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng từ nay đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020

Tăng cường đòan kết, tạo sự đồng thuận trong xã hội; tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, khai thác tiềm năng, huy động tốt nguồn lực bên trong, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngòai để tạo bước đột phá và tăng tốc Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội theo hướng tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội có tính quyết định cho sự phát triển toàn diện của tỉnh Phát triển ngành du lịch-dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực; đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; phát triển các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu; phấn đấu tạo ra bước chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Tiếp tục đầu tư xây dựng các đô thị, đồng thời coi trọng đầu tư hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa Đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực xã hội để huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc nảy sinh ngay từ cơ sở, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Phấn đầu đến năm 2010 đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển; GDP đầu người đạt xấp xỉ mức bình quân cả nước Để thực hiện mục tiêu trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng sau nhiều lần thảo luận, cũng như qua tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học trong nước và quốc tế … đã thống nhất có nghị quyết đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ xem xét phê duyệt đề án mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc tỉnh Lâm Đồng hiện nay thành thành phố trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng với những lý do và cơ sở khoa học như sau:

Mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đọan mới Đối với thành phố Đà Lạt mở rộng:

Thành phố Đà Lạt sau khi được mở rộng sẽ có tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển thành trung tâm nghỉ dưỡng của quốc gia và quốc tế Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình khỏang 1.500 mét so với mực nước biển, có khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm, có hệ sinh thái tự nhiên và kiến trúc đa dạng phong phú, có rất nhiều lợi thế của một thành phố du lịch đặc thù

Qua gần 115 năm hình thành và phát triển, thành phố Đà Lạt không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn khá nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới Trên lĩnh vực du lịch, những năm qua Đà Lạt đã có sự phát triển nhanh chóng với hơn 60 khu, điểm du lịch sinh thái, cảnh quan và 679 cơ sở lưu trú với 7.826 phòng, 15.180 giường, trong đó có 42 khách sạn từ 1 đến 5 sao Năm 2006 Đà Lạt đã đón được 1.8 triệu lượt du khách, tăng 25,3% so với năm 2005

Với lợi thế về khí hậu, môi trường và cảnh quan thiên nhiên, Đà Lạt có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học Hiện có 4 trường Đại học, cao đẳng đào tạo đa ngành với trên 20.000 sinh viên của 30 tỉnh thành theo học; có Học viện Lục quân, nhiều trường trung học kinh tế-kỹ thuật và dạy nghề cho khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung; một số trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu khoa học về hạt nhân, sinh học, vắc xin, lâm sinh, nghiên cứu rau hoa của Trung ương và địa phương Để đáp ứng nhu cầu đầu tư các trường đại học trong nước và quốc tế, các trung tâm khoa học công nghệ, tỉnh Lâm Đồng đã quy họach tại vùng phụ cận thành phố Đà Lạt để xây dựng đô thị đại học trong tương lai

Về kiến trúc, cảnh quan đô thị, Đà Lạt có quỹ kiến trúc phong phú và độc đáo gồm hàng ngàn biệt thự kiểu dáng châu Âu và nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như dinh thự, trường học, kiến trúc công cộng Các công trình này là di sản kiến trúc cảnh quan hiếm có nằm trong khung cảnh thiên nhiên và khí hậu tuyệt vời đã biến Đà Lạt thành một “Pari thu nhỏ” Điều đó hấp dẫn không chỉ du khách và các nhà khoa học nước ngòai

Việc mở rộng thành phố Đà Lạt hiện nay ra các vùng phụ cận tạo cho thành phố có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động để phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Phú Hội-Đức Trọng, cụm công nghiệp Ka Đô-Đơn Dương, công nghiệp thủy điện Suối vàng, Đa Nhim, Đại Ninh), nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đến năm

2006, Đà Lạt và vùng phụ cận đã thu hút được 150 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 38.650 tỷ đồng; riêng trong lĩnh vực du lịch có 58 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 27.000 tỷ đồng, trong đó khu du lịch chuyên đề Hồ Tuyền Lâm có 25 dự án, vốn đăng ký hơn 4.500 tỷ đồng, khu du lịch Đan Kia-Suối Vàng vốn đăng ký 1,2 tỷ USD, dự án du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Biđoup-Núi Bà vốn đăng ký 300 triệu USD, Khu du lịch Cam ly-Măng Ling vốn đăng ký 800 tỷ đồng Nhiều dự án công nghiệp và du lịch nêu trên nằm trong vùng phụ cận thành phố Đà Lạt, thuộc các huyện xung quanh thành phố Vì vậy, Đà Lạt cần thiết phải mở rộng không gian ra các vùng phụ cận để khai thác có hiệu quả Đối với tỉnh Lâm Đồng mới:

Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương nên Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi để liên kết kinh tế và thu hút đầu tư

Lâm Đồng tập trung nhiều khóang sản có trữ lượng lớn như bô xít (1,4 tỷ tấn), cao lanh (hơn 400 triệu tấn), Bentonít … để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khóang sản, sản xuất vật liệu xây dựng (hiện có hai dự án khai thác bôxít, sản xuất alumin và hydroxyt nhôm, nhôm oxýt với vốn đầu tư 750 triệu USD)

Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp Tại thị xã Bảo Lộc có khu công nghiệp Lộc Sơn diện tích 195 ha đã thu hút được 24 dự án với số vốn đầu tư 265 tỷ đồng

Lâm Đồng có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện Hiện đã có nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi đang họat động Ngòai ra, có 54 điểm đã được quy họach xây dựng thủy điện với tổng công suất lắp máy 868 MW, trong đó nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 đang xây dựng (510 MW), 14 điểm đang lập dự án với công suất lắp máy 274 MW

Thị xã Bảo Lộc trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ, hiện nay là đô thị loại 4, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, xã hội cơ bản đáp ứng được cho một đô thị tỉnh lỵ Thời gian qua, thị xã đã được quy họach mở rộng không gian và tập trung đầu tư phát triển qũy nhà ở, hệ thống hạ tầng xã hội, từng bước trở thành một đô thị hiện đại

Vì vậy, yêu cầu mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngòai nước, tập trung nguồn lực để phát triển Đà Lạt trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu của cả nước và khu vực; đồng thời phát triển tỉnh Lâm Đồng mới với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, công nghiệp điện, công nghiệp chế biến nông lâm sản là tương xứng với vị thế, tiềm năng và yêu cầu phát triển của cả hai đơn vị hành chính mới; là yếu tố mang tính đột phá để hai đơn vị hành chính đủ điều kiện tăng tốc, phát triển bền vững

3.1.2 Các quan điểm phát triển:

Các chỉ tiêu kế họach chủ yếu thời kỳ 2006 – 2010

Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngòai Thực hiện công bằng xã hội trong trong phát triển giáo dục, y tế; chú ý công tác đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn Xây dựng khối đại đòan kết các dân tộc

3.2 Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu thời kỳ 2006-2010

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm 13 – 14%

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,5 – 16,5 triệu đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2005 và bằng 90 – 92% mức bình quấn cả nước Đến năm 2010, tỷ trọng nông–lâm nghiệp chiếm 36-38%, dịch vụ chiếm 36-38%, công nghiệp–xây dựng chiếm 26 % trong GDP

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 900-950 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 14-16%; trong đó địa phương phấn đấu đạt 700-800 triệu USD

Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 15-16%, trong đó huy động thuế và phí vào ngân sách đạt 12-13% so với GDP

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 tăng 3,2-3,3 lần so với thời kỳ 2001-2005 (tương đương 24-25 nghìn tỷ đồng); trong đó đầu tư cho nông-lâm thủy 20-21%, công nghiệp-xây dựng 25-26%, dịch vụ 26-27% và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 26-27%

Giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 7-8%, ngành công nghiệp-xây dựng 22-23%, ngành dịch vụ 20-21%

Dân số, lao động, đời sống:

- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,5-0,6% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 dưới 1,4% Quy mô dân số giữ mức 1,36 triệu người vào năm

- Tạo việc làm mới hàng năm cho 24.000-25.000 lao động

- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh còn dưới 14%; trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 30%

- Thực hiện tốt chớnh sỏch xó hội va ứcụng tỏc phũng chống tệ nạn xó hội

Y tế, chăm sót sức khỏe: Đến năm 2010, 100% có phòng khám khu vực, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ; tất cả các trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các lọai vắc xin; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20% Giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét hàng năm dưới 1/100.000 dân Có 80% dân số nông thôn được dùng nước sạch

Văn hóa thông tin: Đến 2010, có 50-55% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 55- 60% thôn, buôn, khu phố và 80% cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa Phủ sóng đài phát thanh truyền hình đến 100% số xã trong tỉnh

Về giáo dục đào tạo:

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007

- Đến năm 2010, huy động 65% số cháu đi học mẫu giáo; mỗi huyện có một trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm hướng nghiệp dạy nghề; 60% số huyện có ít nhất một cơ sở dạy nghề; 25% lao động xã hội trong tỉnh được qua đào tạo nghề.

Mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính

3.3.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước Để một nền kinh tế có thể phát triển được, yếu tố quan trọng là phải huy động được nguồn lực tài chính tài trợ cho các kế họach phát triển Để huy động được nguồn lực tài chính trong và ngoài nước thì bản thân các nhà khai thác và sử dụng vốn phải tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã thu hút được Để tạo được sức bật cho nền kinh tế, chúng ta không thể không đề cập đến việc thu hút nguồn vốn bên ngoài, kể cả hai hình thức ODA và FDI Tuy nhiên nguồn vốn này thường không có tính chất ổn định, để tránh tình trạng khủng hoảng do sự tháo chạy của các nhà đầu tư thì việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước là một giải pháp đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững Một khi chúng ta đã sử dụng tốt các nguồn lực tài chính trong nước thì việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của chúng ta để an tâm cho các quyết định đầu tư của họ vào nước ta là chuyeọn ủửụng nhieõn

3.3.2 Sử dụng hợp lý vốn ngân sách nhà nước

Vốn ngân sách Nhà nước được dùng để chi tiêu dùng cho xã hội và chi cho đầu tư phát triển Các khoản chi tiêu dùng xã hội không thể tính toán định lượng về mặt hiệu quả một cách rõ rệt do không thu hồi lại được Các khoản chi cho đầu tư phát triển thì lại ngược lại, sau một quá trình đầu tư, chúng được thu hồi lại với một hiệu quả rõ rệt Dưới sự chi phối của Luật Doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều bình đẳng, chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình Hiện nay chi cho đầu tư phát triển đang dần được gom về một đầu mối đó là việc Nhà nước đã thành lập tổng công ty quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước để quản lý các nguồn vốn đầu tư của NSNN đang sử dụng cho muùc ủớch kinh doanh

3.3.3 Cơ chế và chính sách tài chính

Tháng 11 năm 2006 nước ta đã gia nhập WTO Để thực hiện các cam kết về hội nhập, chúng ta cần nhanh chóng chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phải tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, sóa bỏ cơ chế tập trung, bao caáp

Tuy nhiên để đảm bảo qúa trình xây dựng CNXH, quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tài chính phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường

Tiếp tục hoàn thiện các công cụ tài chính, quan trọng nhất là phải đổi mới hệ thống thuế theo hướng đơn giản hóa; tăng dần tỷ trọng thuế trực thu; cải tiến quy trình thu thuế, bảo đảm sử dụng thuế như một công cụ có hiệu lực và hiệu quả cao Thực hiện tốt lộ trình giảm thuế theo quy định khi gia nhập WTO mà nước ta đã cam kết

Hoàn thiện cơ chế huy động, sử dụng vốn trong và ngoài nước

Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách Tiếp tục đổi mới cơ cấu chi và nâng cao hiệu quả chi

Lành mạnh hóa cơ cấu nợ nói riêng và quan hệ tài chính của DN nói chung, đặt biệt là các DNNN, áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các DN

Tích cực tác động điều chỉnh tài chính dân cư theo hướng nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, thay đổi cơ cấu tiêu dùng, nâng cao tỷ lệ bảo hiểm trong xã hội Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, các chuyên gia và nhân viên nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

3.3.4 Mục tiêu đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xét về cơ cấu vùng kinh tế, tại Lâm Đồng kinh tế trang trại là một nét đặc thù trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh, kinh tế trang trại được xây dựng với mô hình sản xuất hiện đại Kinh tế trang trại đã tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 8.000 lao động thường xuyên và khoảng 8.300 lao động thời vụ mỗi năm, là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Lâm Đồng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1.884 trang trại bao gồm chủ yếu là những trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng, nông lâm kết hợp Các loại hình trang trại góp phần vào chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra những vùng nông lâm nghiệp chuyên canh tập trung làm tăng nhanh khối lượng nông sản hàng hóa Nhất là đối với những trang trại phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp đã nâng cao hiệu qủa sử dụng đất trên mỗi đơn vị diện tích, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và nâng cao độ che phủ của rừng

Trong những năm qua, nguồn vốn sản xuất chủ yếu của các trang trại vẫn là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi Còn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là đầu tư bước đầu do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, trong khi đó, nguồn vốn của các trang trại còn thiếu, yếu và thậm chí là rất ít

Chính vì thiếu nguồn vốn để xây dựng những kế hoạch đầu tư dài hơi nên trong những năm qua rất nhiều trang trại hoạt động chưa hiệu quả cũng như chưa phát huy được ưu thế của loại hình kinh tế trang trại là kết hợp nhiều hình thức sản xuất Hơn nữa, việc phát triển kinh tế trang trại ở Lâm Đồng trong nhiều năm qua còn thiếu quy hoạch tổng thể và chưa xác định được mô hình phù hợp cho từng vùng riêng biệt Vì thế đã nảy sinh ra nhiều vấn đề như: hệ thống thủy lợi thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của một trang trại

Trong khi đó, đầu ra còn hạn chế nên việc đầu tư chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch hầu như không được mấy chủ trang trại chú ý đến Đây cũng chính là lý do vì sao nông sản của rất nhiều trang trại thiếu tính cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại được sản xuất với quy mô nhỏ

Kinh tế trang trại là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Lâm Đồng Để loại hình kinh tế đặc thù này phát triển ngang tầm với ưu thế vốn có của nó, không thể làm ngày một ngày hai mà phải xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài dựa trên thế mạnh của từng vùng Để kinh tế trang trại phát triển, Lâm Đồng đã kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực này trong thời gian tới Theo đó, cần sớm tiến hành rà soát qui hoạch tổng thể về đất sản xuất hiện nay nhằm tiếp tục có những chủ trương, chính sách đồng bộ về giải quyết đất đai, phát triển nghề rừng gắn với phát triển ngành nghề ở từng vùng

Về cơ cấu thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hàng hoá nhiều thành phần, coi đó là vấn đề chiến lược, làm thế nào để các thành phần kinh tế hợp thành mộc cơ cấu kinh tế trong sự phát triển; điều đó liên quan đến các chế độ, chính sách, luật pháp và sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách ưu đãi đặc biệt, thu hút đầu tư, tạo việc làm cần sớm tạo ra môi trường kinh tế-xã hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và bảo đảm sự phát triển đó đúng hướng Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cùng với việc đầu tư, hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, cần tổ chức lại sản xuất và xây dựng đội ngũ cán bộ am hiểu về kỹ thuật hướng dẫn cho đồng bào về vay vốn, áp dụng kỹ thuật sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường Trước hết, phải có chính sách để tăng cường và tổ chức lại lực lượng khuyến nông, khuyến lâm có mặt ở từng buôn làng, hướng dẫn, giúp đỡ những hộ khó khăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất biết làm ăn, vượt qua đói nghèo.

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020

Biểu 3.1: Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm

2010 Đơn vị tính: Tỉ đồng

1 Tổng đầu tư toàn xã hội

Tỷ lệ so với GDP % 40,07% 44,17% 46,13% 46,57% 46,49% 45,17% a Vốn do địa phương quản lý 2427,1 2952,5 3439,6 3971 4618,1 17408,3

Vốn đầu tư ngân sách NN Tỷ đồng 900 1100 1300 1450 1700 6450

% so với tổng mức đầu tư % 27,80% 28,33% 28,51% 27,61% 28,02% 28,05%

Vốn tín dụng ĐT phát triển

% so với tổng mức đầu tư % 3,58% 4,89% 4,39% 5,71% 5,77% 5,03%

Vốn đầu tư doanh nghiệp NN Tỷ đồng 100 120 150 200 250 820

% so với tổng mức đầu tư % 3,09% 3,09% 3,29% 3,81% 4,12% 3,57%

Dân cư và DN ngoài QD Tỷ đồng 950 1150 1350 1550 1800 6800

% so với tổng mức đầu tư % 29,35% 29,62% 29,61% 29,52% 29,66% 29,57% Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Tỷ đồng 361,1 392,5 439,6 471 518,1 2182,3

% so với tổng mức đầu tư % 11,16% 10,11% 9,64% 8,97% 8,54% 9,49% b.Voỏn do tr ửụng ẹT treõn địa bàn

Vốn đầu tư ngân sách NN Tỷ đồng 400 450 500 550 600 2500

% so với tổng mức đầu tư % 12,36% 11,59% 10,97% 10,47% 9,89% 10,87%

Vốn tín dụng ĐT phát triển

% so với tổng mức đầu tư % 6,49% 5,92% 7,02% 7,62% 7,42% 7,00%

Vốn đầu tư doanh nghiệp NN Tỷ đồng 200 250 300 330 400 1480

% so với tổng mức đầu tư % 6,18% 6,44% 6,58% 6,28% 6,59% 6,44%

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng

Tháng 10 năm 2006 Lâm Đồng đã có Đề án “Mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới” , Đề án nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đọan mới của tỉnh Lâm Đồng Tiến tới việc xây dựng Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch nghỉ dường, thành phố thông minh, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, hội thảo ngang tầm khu vực và tiến tới ngang tầm quốc tế Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu xã hội về dân số, lao động, đời sống, y tế, chăm sót sức khỏe,văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo…

Các chỉ tiêu định hướng phát triển của thành phố Đà Lạt trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đọan 2006-2010 đạt bình quân 16- 17%/năm; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành du lịch dịch vụ-công nghiệp Đến năm 2010 ngành du lịch-dịch vụ chiếm 52%, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 19%, ngành nông lâm nghiệp chiếm 29%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17-18 triệu đồng Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 năm đạt 7.000-7.500 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư tòan xã hội 5 năm khỏang 21-24 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm

Biểu 3.2 : Sơ bộ tính nhu cầu đầu tư ( giá hiện hành 2005) Đơn vị: - Số tiền : Tỷ đồng

Soỏ tieàn Tyỷ leọ(%)ọ Soỏ tieàn Tyỷ leọ(%) Soỏ tieàn

Tyû leọ(%) Toồng nhu caàu 14.000 100,0 28.000 100,0 55.000 100,0

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng

Thời kỳ 1996 - 2004 bình quân thu hút vốn đầu tư toàn xã hội được 1,2- 1,5 nghìn tỷ đồng/năm Trong thời gian tới, thời kỳ 2006 - 2010, phấn đấu với mức cao khoảng 3 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó vốn từ ngân sách, vốn của dân, của doanh nghiệp và vốn tín dụng đáp ứng khoảng 40 - 45% so với nhu cầu đầu tư Phần còn lại 55 – 60% nhu cầu cần huy động từ nhiều nguồn vốn khác gồm kêu gọi đầu tư nước ngoài FDI, ODA và nguồn vốn qua các dự án hợp tác với các tỉnh

Thời kỳ 2006 – 2020 để đạt được mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng Bố trí cơ cấu vốn đầu tư như sau : đầu tư cho ngành công nghiệp 28,6 %, ngành nông lâm ngư nghiệp 18,8%, ngành dịch vụ và kết cấu hạ tầng 52,8% tổng nhu cầu đầu tư

3.4.1 Vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu phát triển các doanh nghiệp

Hiện nay vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến ở các doanh nghiệp đang là một vấn đề bức xúc Hầu hết trình độ kỹ thuật trang thiết bị của các DN còn rất lạc hậu, từ đó dẫn đến năng suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu cũng như thời gian bảo trì, bảo dưỡng, giá thành của sản phẩm cao, tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp Để tồn tại được trong môi trường toàn cầu hóa đòi hỏi các DN phải giải quyết được vần đề vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, tạo ra được các sản phẩm hàng hoá với chất lượng, mẫu mã và giá cả cạnh tranh nhaát Đối với cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh việc sử dụng vốn tự có, vốn vay ngân hàng, cần xác định các phương thức thu hút vốn trong và ngoài nước một cách phù hợp Cụ thể: các doanh nghiệp nên áp dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty; doanh nghiệp cổ phần có thể lựa chọn khả năng phát hành thêm cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước Đối với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nước ngoài, cần chấp nhận kiểm toán quốc tế, thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để giúp phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; xác định Chiến lược kinh doanh 5 năm, 10 năm của doanh nghiệp; chủ động nâng cao tính minh bạch về tài chính, có định hướng kinh doanh rõ nét để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (FPI), từ các quỹ đầu tư

Một khía cạnh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp là việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư Đây là mục tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng tái tạo vốn cho chính doanh nghieọp

Nước ta đang trong giai đoạn đầu tư phát triển, nguồn thu NSNN còn hạn hẹp trong khi các lĩnh vực cần vốn cho đầu tư thì quá rộng do đó NSNN không đáp ứng được hết Đầu tư mang tính dàn trải Để có vốn cho phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, Nhà nước phải kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng hình thức góp vốn liên doanh, liên kết Việt Nam thường chỉ tham gia góp vốn bằng gía trị quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị hiện có, giá trị này thường chỉ chiếm 30 đến 40% giá trị của dự án liên doanh

Ngoài ra trình độ về chuyên môn cũng như kinh nghiệm về quản lý điều hành, kiểm soát hoạt động SXKD của các cán bộ bên phía Việt Nam làm việc trong các liên doanh còn hạn chế nên chưa phát huy được vai trò đối tác trong việc phối hợp làm việc với phía nước ngoài

Có thể kể đến các nguồn vốn sau:

Vốn đầu tư trực tiếp: FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, nó như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người Thông qua số liệu thống kê của 69 nước, các chuyên gia nước ngoài đã tìm thấy một số quy luật mang tính trung bình sau: nếu tăng 1% tỷ lệ FDI so với GDP, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 0,8%; cứ tăng tỷ lệ FDI so GDP được 1% thì GDP bình quân đầu người tăng tương ứng 0,3 - 0,4%

Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ đem lại hiệu quả cao Song phải thấy rằng, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA và các nước trong khu vực thực hiện đầy đủ cam kết về Khu vực đầu tư ASEAN (đối với Việt Nam thời hạn là

2013), các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện mở cửa tự do cho các nhà đầu tư ASEAN, hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản đầu tư bị xóa bỏ sẽ dẫn đến cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này và buộc chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để giữ mối tương quan với các nước khác trong khu vực

Vốn đầu tư gián tiếp: Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư gián tiếp FPI nói riêng có vai trò to lớn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, làm tăng ngoại tệ cho nền kinh tế và mang lại những tác động tích cực đối với cả những nước tiếp nhận vốn đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư Vai trò của đầu tư quốc tế đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc đến sự phát triển kinh tế ở những nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và các nước kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam Cần thúc đẩy sự phát triển của

TTCK, thơng qua TTCK để thu hút nguồn vốn FPI vì đây là kênh thu hút vốn tương đối hiệu quả và tỏ ra an toàn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài Mặt khác, tính thanh khoản của các chứng khoán là tương đối tốt nên tạo điều kiện cho các dòng vốn luân chuyển được nhanh chóng Các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch phải minh bạch thông tin để tạo được sự tin tưởng cho các nhà đầu tư

Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm: Qũy đầu tư mạo hiểm là một định chế tài chính trung gian, cung cấp nguồn vốn mạo hiểm và đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân vốn dĩ thiếu vốn và khao khát được đầu tư Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu vốn, trong khi sự tài trợ của bạn bè và người thân có hạn thì doanh nghiệp phải tìm tài trợ từ các nguồn khác Tiếp cận nguồn vốn tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào là điều khó khăn, yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như các quy định trong thẩm định khác đã không thể tạo cơ hội cho các công ty, đặc biệt khi người sáng lập công ty chỉ mới có ý tưởng là “tài sản” chính yếu Có 4 điểm chính tạo nên khoảng cách giữa ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tài sản thế chấp; ấn tượng không tốt do nhận định: quy mô nhỏ gắn liền với rủi ro; lãi suất thực tiền vay ngân hàng là khá cao; chi phí cho các khoản vay ngân hàng sẽ càng tăng do quá trình thẩm định Từ đó đẫn đến kết quả là: các ngân hàng dường như tỏ thái độ đối với DN vừa và nhỏ nên để họ tìm kiếm nguồn vốn đầu tư thay thế từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn mạo hiểm rất thích hợp cho các doanh nghiệp Dịch vụ Du lịch mới khởi sự tại Lâm Đồng Cần tạo cơ chế thông thoáng và tạo kênh rút vốn nhanh nhằm thu hút nguồn vốn này, do đặc điểm của nguồn vốn mạo hiểm chỉ đầu tư vào doanh nghiệp mới khởi sự và nhà đầu tư sẽ rút ra sau khoảng thời gian từ ba đến năm năm đầu tư tại doanh nghiệp

Vốn tăng cường cho DN: trong một sân chơi bình đẳng, các DNNN mất dần lợi thế về việc được sử dụng nguồn vốn NS và nguồn vốn tín dụng ưu đãi Để có thể tồn tại được, các DNNN cần phải tăng hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng tích lũy để dùng cho việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sự thiếu quan tâm của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dẫn đến sự khó khăn của các doanh nghiệp này trong quá trình vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị và mở rộng quy mô họat động sản xuất kinh doanh Cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề tài trợ vốn cho khu vực này Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nhà nước cần cung cấp vốn mồi để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này của tỉnh Lâm Đồng

3.4.2 Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng

Tổng diện tích tự nhiên 976.479 976.479 976.479

Tỷ lệ so với DTTN 18,86 24,67 25,70

DT mặt nớc nuôi trồng TS 718 1.174 1.400 Đất khác trong nông nghiệp 3.943 350 3.409

Tỷ lệ so với DTTN 56,83 63,39 64,93

Tỷ lệ so với DTTN 1,49 2,17 2,59

Tỷ lệ so với DTTN 0,70 0,65 0,70

Tỷ lệ so với DTTN 22,12 9,24 6,20

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006

-Các chỉ tiêu tổng hợp

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII; giai đọan 2001-2006 và măm 2006, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, của toàn dân, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,7%, cao hơn mức bình quân cả nước (7,5%) Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,2%, thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.453 tỷ đồng, đạt 107,7% kế hoạch và tăng 24,5% so với cùng kỳ Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 158 triệu USD, tăng 18,5% Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 18% Lượng khách du lịch du lịch đến Lâm Đồng đạt 1,8 triệu lượt khách, tăng 25% Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, tăng 8,8% Năm 2006 Lâm Đồng đã thu hút được 48 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 12.137 tỷ đồng Tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động còn hiệu lực tính đến 10/4/2007 là 84 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 305.079.148 USD

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian qua chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích…

Ngoài nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuy lượng vốn ODA chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, cải tạo, nâng cấp và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội; có một số dự án hạ tầng xã hội đã phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là các dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời kỳ 2001-2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp Năm 2005, tỷ trọng ngành nông-lâm- thủy chiếm 48,2%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 21,2% ngành dịch vụ chieỏm 30,6% trong GDP cuỷa tổnh

Nền kinh tế văn hóa nhiều thành phần tiếp tục phát triển, quan hệ sản xuất từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Trong 5 năm qua, tỷ lệ lệ đóng góp vào GDP của thành phần kinh tế nhà nước đạt 26,6%, kinh tế tập thể 2,4%, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 67,7%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,3%

Nhìn chung hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Một số doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, điều, tơ tằm … hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả

-Mức sống dân cư: Đến năm 2005 dân số trung bình tỉnh Lâm Đồng có 1.174.000 người, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều tiến bộ đã góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,95% năm 2000 xuống còn 1,62% năm 2005 Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay số lượng người di cư tự do nhập cư vào Lâm Đồng khá lớn, nên tỷ lệ tăng dân số chung của Lâm Đồng thời kỳ 2001-2005 còn rất cao, bình quaân 2,5%/naêm

Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 113.000 lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 22.600 lao động

Nhìn chung đời sống các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện; năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 6.1 triệu đồng Chương trình xóa đói giảm nghèo được toàn xã hội quan tâm, tỉ lệ hộ đói nghèo từ 13% năm 2000 xuống còn dưới 8% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 23,7%, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 27% năm 2001 xuống còn 20% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 55,1%

Tính đến tháng 10/2006 số hộ nghèo giảm 4.654 hộ, còn 53.634 hộ, chieỏm tyỷ leọ 21,44%

Giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.250 tỷ đồng, bằng 42,1 GDP, trong đó vốn ngân sách nhà nước (kể cả Trung ương, địa phương, tín dụng) chiếm 42,9%, vốn của các doanh nghiệp và của nhân dân 46,7%, vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA) 10,4%

Cơ cấu đầu tư đã chuyển hướng tăng nhanh tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tỷ trọng đầu tư cho ngành nông-lâm-thuỷ chiếm 19,7%; ngành công nghiệp 22,6%; ngành dịch vụ 21,5%; kết cấu hạ tầng 36,2%

Trong thời kỳ này nhờ đầu tư đúng hướng nên nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được nâng cấp như: quốc lộ 20, 27, 28, sân bay Liên Khương, đường cao tốc từ sân bay Liên Khương đến chân đèo Prenn, mở đường 723 đi Nha Trang; hệ thống đường nội thị ở thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, đường giao thông đến các khu du lịch, hoàn chỉnh nhiều tuyến đường liên huyện và giao thông nông thôn ở vùng sâu, vùng xa

Về thực hiện các chương trình kinh tế xã hội:

-Chương trình xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thực hiện chủ trương đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiể số, tỉnh đã tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tổng nguồn vốn đầu tư 277.004 triệu đồng với kết quả thực hiện như sau:

-Chương trình 135:Tổng số xã được đầu tư là 49 xã, vốn đầu tư 126.115 triệu đồng, đã thực hiện một số hạng mục quan trọng như: 536 km đường giao thông nông thôn, 307 phòng học, 7 trạm xá, 87 km đường điện hạ thế, 27 công trình thuỷ lợi nhỏ, 8 chợ, 6 côngt trình cấp nước sạch sinh hoạt Chương trình 135 của chính phủ được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng Kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trường học, trạm xá, nhà ở giáo viên, nước sạch sinh hoạt, thủy lợi nhỏ… phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn

Trình độ của cán bộ xã được nâng lên trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, góp phần giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương Tuy nhiên, thực hiện yêu cầu trương trình 135 là “xã có công trình, dân có việc làm để tăng thu nhập” còn hạn chế, công tác giám sát công trình của xã còn yếu, một số công trình chất lượng chưa cao

- Chương trình trung tâm cụm xã:

Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 Vốn đầu tư của DDNQD & HKDCT 5,159,497 39.00

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng

Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Lâm Đồng là một tỉnh thu không đủ bù chi, nhà nước phải rót một khoản NSNN không nhỏ để thực hiện các trương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như làm đường 723, nâng cấp sân bay Liên Khương, thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung củng cố và nâng cấp các tuyến đường trục chính của tỉnh; phát triển ngành điện, xây dựng đồng bộ các hệ thống lưới và trạm theo các mục tiêu phục vụ sản xuất và sinh họat, đền bù giải phóng mặt bằng ở các khu quy họach để kêu gọi các dự án đầu tư …

Quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn trên, bên cạnh những thuận lợi, cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng nhất định, cụ thể như sau:

2.3.1 Vốn ngân sách nhà nước

Huy động GDP vào ngân sách nhà nước trong thời kỳ 2001-2005 đạt tỷ lệ 15,4%, trong đó thu thuế và phí đạt 10% Tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 12,94%, trong đó thuế và phí tăng bình quân 20,7%/ năm

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2006 đạt 1.828 tỷ đồng, tăng gấp 5,028 lần so với năm 2001 Trong tổng thu ngân sách thời kỳ 2001-

2005, thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 16,7%, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 23,9%, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,3%, thu từ đất nhà chiếm 14,9%, các khoản thu khác chiếm 42,2%

Tổng chi ngân sách địa phương thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 12,76%/năm, trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm 33,7%, chi thường xuyên chieám 51,7%

Nhìn chung, nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh tăng khá, tuy nhiên nhu cầu chi của xã hội tăng nhanh làm cho ngân sách địa phương luôn khó khăn, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chưa đủ chi cho nhu cầu phát triển, vì vậy, hàng năm Trung ương phải trợ cấp ngân sách cho địa phương từ 30-35% tổng thu ngân sách địa phương

(Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước tỉnh Lâm Đồng từ năm 2001-2006 được thể hiện ở phụ lục 1)

2.3.2 Vốn huy động trong dân

Ngày 23/12/2003 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề án kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2003-2010 cho 19 công trình thủy lợi chủ yếu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nâng diện tích tưới của 19 công trình được kiên cố hoá đạt 98% năng lực thiết kế, tổng diện tích tưới được tăng thêm 4.460 ha Tăng hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi Tăng khả năng cấp nước sinh hoạt cho nông thôn và các thị trấn, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Tổng cộng có 22 dự án được phê duyệt, với tổng mức vốn đầu tư 278,077 tỷ đồng Khối lượng thực hiện đến cuối năm 2004 là 107,6 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương 32,7 tỷ đồng, tín dụng ưu đãi 42,9 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 32 tỷ đồng cho kiên cố hoá 75,7 km kênh mương

Chương trình kiên cố hoá đường giao thông nông thôn được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng Đến nay đã nâng cấp được 44,37 km đường đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi với số vốn tín dụng đã vay là 25,750 tỷ đồng

Kế hoạch kiên cố hoá trường học 3 năm 2003-2005 là 1.843 phòng học, trong đó phòng học ca 3 là 965 phòng và 878 phòng học tạm Vốn bố trí các năm là 75.805 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách 62.150 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 13.655 triệu đồng để xây dựng 653 trường học

2.3.3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

Tính đến cuối năm 2005, Lâm Đồng có 1091 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số vốn SXKD là 218.359 triệu đồng Bình quân 200,3 triệu đồng /DN

Tổng lợi nhuận năm 2005 là 129.243 triệu đồng Điều này chứng tỏ khả năng tự đầu tư vốn của DNNN từ tích lũy tạo ra là rất hạn chế Trong khi nhu cầu vốn dùng cho đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ và cung ứng dịch vụ là rất lớn Trong sân chơi chung của WTO nếu chúng ta không kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ có giá trị thì sẽ không thể cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa

+ Tình hình huy động vốn:

Theo các báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng, tính đến cuối năm 2006, hoạt động tiền tệ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng và các TCTD trên địa bàn Lâm Đồng đạt được một số kết quả sau:

Nguồn vốn huy động của hệ thống các NHTM trên địa bàn đến cuối năm 2006 đạt 3.216 tỷ; tăng gần 2.132 tỷ, tăng hơn gấp 2,97 lần so với năm

2001, bình quân hàng năm tăng 25,5% (6 năm 2001-2006), tổng dư nợ của

NHTM cuối năm 2006 là 5.343 tỷ đồng.

Kết quả huy động vốn của các NHTM

Lâm Đồng từ năm 2001 đến năm 2006 (ĐVT: tỷ đồng, % )

Tieỏt kieọm, kyứ phieỏu Tỷ trọng/Tổng huy động Tỷ lệ tăng so năm trước Tiền gởi trung dài hạn -Tỷ trọng/Tổng huy động -Tỷ lệ tăng so năm trước

Huy động bình quân năm 995 1162 1538 1.727 2.699 2.695 Tốc độ tăng bình quân 41,7% 16,8% 32,4% 12,3% 21,5% 28,4% 25,5%

Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình tổ chức, cá nhân gửi tiền:

-Tiền gửi của dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác đến cuối năm 2006 là 2.157 tỷ đồng

Nguồn này quan trọng và chủ yếu nhất, chiếm gần 65,8% trong tổng nguồn vốn huy động.

Tình hình sử dụng vốn của các NHTM

Lâm Đồng từ năm 2001 đến năm 2006 (ĐVT: tỷ đồng, % )

I Tổng DN toàn hệ thống 2,957 3,408 3,750 4,280 5.080 6.184

II Dư nợ của các NHTM 2,781 3,205 3,529 3,833 4.473 5.343

III Doanh soá cho vay 1,895 1,899 2,565 4,237 6.291 19,3%

IV Doanh số thu nợ 1,457 1,474 2,406 3,673 5.257 7.394

Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các NHTM đã góp một phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và cung cấp nguồn vốn tín dụng cho đầu tư phát triển kinh tế tại Lâm Đồng

+Tình hình sử dụng vốn:

Vốn tín dụng là một trong những nguồn vốn quan trọng tài trợ cho các nhu cầu đầu tư phát triển

Tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM toàn địa bàn tính đến cuối năm

2001 là 2.781 tỷ Cuối năm 2005 tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng trên toàn tỉnh tăng lên 4.473 tỷ, tăng 61% so với năm 2001, tăng bình quân 12,2 % năm Năm 2006 tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn là 5.343 tăng 19% so với năm 2005 Đây là mức tăng khá cao

2.3.5 Vốn đầu tư nước ngoài

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc cao nguyên cực Nam Trung bộ

Do địa hình đặc trưng của vùng cao nguyên nên hệ thống giao thông không thận lợi lại ở xa các trung tâm kinh tế, việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nên Đà Lạt đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch

Tính đến 31/12/2006 tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động còn hiệu lực là 84 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 305.079.148 USD trong đó có 73 dự án 100% vốn nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 220.524.443 USD; 08 dự án liên doanh, với tổng vốn đầu tư đăng ký 81.904.705 USD; 04 hợp đồng hợp tác kinh doanh, với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.850.000 USD

Tính đến hết năm 2006, các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã thực hiện vốn đầu tư đạt 161.808.351 USD, bằng 75% so với tổng vốn đầu tư đăng ký Riêng năm 2006, vốn đầu tư thực hiện đạt: 13.361.924 USD Chiếm 6% của tổng mức đầu tư toàn xã hội của tỉnh và tương đương với vốn đầu tư thực hiện năm 2005

Kết quả thực hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cao so với tổng vốn đầu tư đăng ký chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm, tin tưởng vào đường lối đổi mới của nhà nước Việt Nam nói chung và môi trường đầu tư luôn được cải thiện của tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

số liệu thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Giai đoạn 1998-2006)

STT Năm Số dự án Nộp ngân sách

Vốn đầu tư đăng ký

Biểu đồ thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Giai đọan 1998-2006)

V oỏn ủ aàu tử ủ aờn g k yự ( U SD )

Naêm Vốn đầu tư đăng ký (USD)

Năm 2006 tỉnh Lâm Đồng có 11 dự án được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là: 9.760.000 USD So với cùng kỳ năm 2005: số dự án được cấp GPĐT đạt 157%, số vốn đầu tư đăng ký đạt 139% (năm 2005 tỉnh

Lâm Đồng có 07 dự án được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng kyù: 7.000.000 USD) Đầu tư gián tiếp nước ngoài qua hình thức vốn viện trợ phát triển (ODA) đến 31/12/2006 có 9 dự án, vốn đầu tư là 39,316 triệu USD và 1.694.700 Euro; lĩnh vực đầu tư chủ yếu là giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, hạ tầng nông thôn và Hỗ trợ Chương trình phát triển Doanh nghiệp Chi tiết các dự án được thể hiện qua biểu sau:

Danh mục các dự án đầu tư vốn ODA tại tỉnh Lâm Đồng

Vốn huy động từ nguồn ODA năm 2006 ẹụn vũ tớnh: 1.000USD

TT Tên dự án Nhà tài trợ Mức vốn

1 Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn Ngân hàng thế giới 12.086

2 Dự án Giao thông nông thôn WB2 2.345

3 Dự án cải thiện điều kiện vệ sinh thành phố Đà Lạt Đan Mạch 18.357

4 Dự án Hạ tầng cơ sở Nông thôn dựa vào cộng đồng

5 Dự án Hỗ trợ Chương trình phát triển

Doanh nghieọp Thuùy ẹieồn (BSPS) 153

6 Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hòan cảnh khó khăn

7 Dự án Chăm sóc sức khỏe cho nhân daân

8 Dự án XD trường Kỹ thuật Đà Lạt 771

Nguồn:Sở kế họach Đầu tư tỉnh Lâm Đồng ẹụn vũ tớnh: Euro

TT Tên dự án Nhà tài trợ Mức vốn

1 Đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện II

Lâm Đồng Tay Ban Nha 1.652.000

Nguồn:Sở kế họach Đầu tư tỉnh Lâm Đồng

2.3.6 Vốn đầu tư của DN ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể

Giai đoạn 2001 đến 2005 đã có 973 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký là 3.045.979 triệu đồng.

Nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài Nhà Nước thời điểm 31/12/2005

STT Loại hình Số lượng doanh nghieọp

3 Công ty cổ phần không có vốn NN 32 420.515

4 Công ty cổ phần có vốn

5 Doanh nghiệp tập thể - HTX 56 365.264

Nguồn: Kết qủa điều tra doanh nghiệp năm 2005-Cục Thống kê Lâm Đồng (tr105+tr 47)

Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực cùng với sự thay đổi của hệ thống pháp luật về kinh doanh đã tạo ra những mặt tích cực thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào hoạt động SXKD, thể hiện ở một số mặt sau:

- Quyền tự do kinh doanh được thừa nhận, nhà đầu tư được quyền kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, được lực chọn hình thức đăng ký kinh doanh, quy mô đầu tư, từng bước khơi dậy, khuyến khích và cổ vũ được tinh thần kinh doanh, ý chí làm giàu cho mình và cho xã hội, củng cố và tăng thêm niềm tin của nhà đầu tư vào Nhà nước

- Phát huy đáng kể nội lực vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và cải thiện đời sống của người dân

- Đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ nhiều giấy phép và quy định của pháp luật không còn phù hợp, tạo ra bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng, nâng cao tính nhất quán, tính thống nhất, tính minh bạch và bình đẳng của hệ thống pháp luật veà kinh doanh…

2.4 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Giai đoạn 2001-2006, tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 10.100.956 triệu đồng, trong đó đã chi cho đầu tư phát triển 3.423.527 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33,89% trong tổng chi NSNN Đây là tỷ lệ thấp so với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại Lâm Đồng

Ngành du lịch là một thế mạnh của tỉnh nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương Các hoạt động hiện nay mới khai thác các di tích và cảnh quan thiên nhiên sẵn có, sản phẩm còn trùng lắp và kém hấp dẫn, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiếp tục bị xuống cấp

Thế mạnh của Lâm Đồng là du lịch, nhưng dự án du lịch-dịch vụ chỉ có 03 dự án, trong đó có 02 dự án đi vào hoạt động, 01 dự án đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên chưa đóng góp nhiều cho ngành kinh tế động lực của tỉnh Đây là lĩnh vực thật sự cần thu hút đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của tỉnh, nhất là thành phố Đà Làt Đến nay Lâm Đồng vẫn là tỉnh nghèo và kém phát triển so với các tỉnh trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương Quy mô nền kinh tế còn nhỏ và phát triển chưa thực sự bền vững Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp

GDP bình quân đầu người thấp và không bền vững

Cơ cấu nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chưa chuyển dịch được theo hướng dịch vụ; chưa phát huy tốt lợi thế so sánh trong từng ngành, từng địa bàn

Tỷ lệ huy động vốn vào ngân sách nhà nước so với GDP còn thấp, bình quân thời kỳ 2001-2005 chỉ đạt 15,4%, trong đó thuế phí mới đạt 10% Tình trạng thất thu thuế, chậm nộp thuế vẫn còn xảy ra; thu chưa đủ chi, hàng năm trung ương vẫn phải hỗ trợ

Sản xuất nông nghiệp chưa phát triển toàn diện, còn mang tính tự phát do tác động của cơ chế thị trường Chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa cân đối với trồng trọt Công nghiệp chế biến sau thu hoạch còn chậm phát triển, tuy chất lượng sản phẩm có được nâng lên nhưng chưa cao, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu Hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng thấp, tình trạng phá rừng làm rẫy vẫn còn xảy ra nhưng việc phát hiện, xử lý chưa kịp thời và kiên quyeát

Công nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý hạn chế, chất lượng sản phẩm thấp nên khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường yếu

Ngành thương mại có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy tốt Thị trường nông thôn chậm phát triển, chưa mở rộng được mạng lưới thương mại đến vùng sâu, vùng sa Việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá có lợi thế so sánh của tỉnh còn hạn chế

Nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế, tỉ trọng đầu tư toàn xã hội cho ngành công nghiệp thấp; đầu tư cho dịch vụ du lịch có tăng, nhưng vẫn tập trung cho lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ; đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm nhưng chưa huy động tốt các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho các công trình hạ tầng nông thôn (thủy lợi phục vụ cho cây công nghiệp, giao thông nông thôn) Việc đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được chú ý nhưng hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư Đầu tư bên ngoài vào tỉnh tăng chậm, phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, mức đóng góp vào GDP và ngân sách không nhiều, những dự án lớn chưa được triển khai; trong khi đó công tác xúc tiến đầu tư chưa thường xuyên, chưa thực sự chủ động và tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, chậm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong qúa trình thực hiện, nhất là trong khâu bồi thường, tái định cư, tái định canh và giải toả, bàn giao mặt bằng để thi công

Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa khắc phục được tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài Kinh tế tập thể phát triển chậm, còn lúng túng cả về mô hình và phương thức hoạt động Kinh tế tư nhân vẫn còn gặp trở ngại trong việc tiếp cận thị trường vốn, thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan… Nhìn chung doanh nghiệp của các thành phần kinh tế trong tỉnh chưa đủ mạnh để vượt qua những thách thức về cạnh tranh và hội nhập với bên ngoài

Tốc độ tăng dân số còn cao, chủ yếu là tăng cơ học đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và mang tính tự phát; chất lượng nguồn nhân lực và tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, lao động thiếu việc làm còn nhiều Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc, số hộ thoát nghèo mới chỉ vượt qua ngưỡng của tiêu chí nghèo và chưa ổn định Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; Chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với các vùng khác chưa được thu hẹp mà còn giãn ra thêm; bên cạnh đó, trình độ mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được nâng cao, một bộ phận chưa cố gắng tự nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, còn có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước

Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 …

2010 Đơn vị tính: Tỉ đồng

1 Tổng đầu tư toàn xã hội

Tỷ lệ so với GDP % 40,07% 44,17% 46,13% 46,57% 46,49% 45,17% a Vốn do địa phương quản lý 2427,1 2952,5 3439,6 3971 4618,1 17408,3

Vốn đầu tư ngân sách NN Tỷ đồng 900 1100 1300 1450 1700 6450

% so với tổng mức đầu tư % 27,80% 28,33% 28,51% 27,61% 28,02% 28,05%

Vốn tín dụng ĐT phát triển

% so với tổng mức đầu tư % 3,58% 4,89% 4,39% 5,71% 5,77% 5,03%

Vốn đầu tư doanh nghiệp NN Tỷ đồng 100 120 150 200 250 820

% so với tổng mức đầu tư % 3,09% 3,09% 3,29% 3,81% 4,12% 3,57%

Dân cư và DN ngoài QD Tỷ đồng 950 1150 1350 1550 1800 6800

% so với tổng mức đầu tư % 29,35% 29,62% 29,61% 29,52% 29,66% 29,57% Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Tỷ đồng 361,1 392,5 439,6 471 518,1 2182,3

% so với tổng mức đầu tư % 11,16% 10,11% 9,64% 8,97% 8,54% 9,49% b.Voỏn do tr ửụng ẹT treõn địa bàn

Vốn đầu tư ngân sách NN Tỷ đồng 400 450 500 550 600 2500

% so với tổng mức đầu tư % 12,36% 11,59% 10,97% 10,47% 9,89% 10,87%

Vốn tín dụng ĐT phát triển

% so với tổng mức đầu tư % 6,49% 5,92% 7,02% 7,62% 7,42% 7,00%

Vốn đầu tư doanh nghiệp NN Tỷ đồng 200 250 300 330 400 1480

% so với tổng mức đầu tư % 6,18% 6,44% 6,58% 6,28% 6,59% 6,44%

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng

Tháng 10 năm 2006 Lâm Đồng đã có Đề án “Mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới” , Đề án nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đọan mới của tỉnh Lâm Đồng Tiến tới việc xây dựng Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch nghỉ dường, thành phố thông minh, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, hội thảo ngang tầm khu vực và tiến tới ngang tầm quốc tế Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu xã hội về dân số, lao động, đời sống, y tế, chăm sót sức khỏe,văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo…

Các chỉ tiêu định hướng phát triển của thành phố Đà Lạt trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đọan 2006-2010 đạt bình quân 16- 17%/năm; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành du lịch dịch vụ-công nghiệp Đến năm 2010 ngành du lịch-dịch vụ chiếm 52%, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 19%, ngành nông lâm nghiệp chiếm 29%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17-18 triệu đồng Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 năm đạt 7.000-7.500 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư tòan xã hội 5 năm khỏang 21-24 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm

Sơ bộ tính nhu cầu đầu tư ( giá hiện hành 2005)

Đơn vị: - Số tiền : Tỷ đồng

Soỏ tieàn Tyỷ leọ(%)ọ Soỏ tieàn Tyỷ leọ(%) Soỏ tieàn

Tyû leọ(%) Toồng nhu caàu 14.000 100,0 28.000 100,0 55.000 100,0

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng

Thời kỳ 1996 - 2004 bình quân thu hút vốn đầu tư toàn xã hội được 1,2- 1,5 nghìn tỷ đồng/năm Trong thời gian tới, thời kỳ 2006 - 2010, phấn đấu với mức cao khoảng 3 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó vốn từ ngân sách, vốn của dân, của doanh nghiệp và vốn tín dụng đáp ứng khoảng 40 - 45% so với nhu cầu đầu tư Phần còn lại 55 – 60% nhu cầu cần huy động từ nhiều nguồn vốn khác gồm kêu gọi đầu tư nước ngoài FDI, ODA và nguồn vốn qua các dự án hợp tác với các tỉnh

Thời kỳ 2006 – 2020 để đạt được mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng Bố trí cơ cấu vốn đầu tư như sau : đầu tư cho ngành công nghiệp 28,6 %, ngành nông lâm ngư nghiệp 18,8%, ngành dịch vụ và kết cấu hạ tầng 52,8% tổng nhu cầu đầu tư

3.4.1 Vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu phát triển các doanh nghiệp

Hiện nay vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến ở các doanh nghiệp đang là một vấn đề bức xúc Hầu hết trình độ kỹ thuật trang thiết bị của các DN còn rất lạc hậu, từ đó dẫn đến năng suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu cũng như thời gian bảo trì, bảo dưỡng, giá thành của sản phẩm cao, tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp Để tồn tại được trong môi trường toàn cầu hóa đòi hỏi các DN phải giải quyết được vần đề vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, tạo ra được các sản phẩm hàng hoá với chất lượng, mẫu mã và giá cả cạnh tranh nhaát Đối với cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh việc sử dụng vốn tự có, vốn vay ngân hàng, cần xác định các phương thức thu hút vốn trong và ngoài nước một cách phù hợp Cụ thể: các doanh nghiệp nên áp dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty; doanh nghiệp cổ phần có thể lựa chọn khả năng phát hành thêm cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước Đối với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nước ngoài, cần chấp nhận kiểm toán quốc tế, thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để giúp phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; xác định Chiến lược kinh doanh 5 năm, 10 năm của doanh nghiệp; chủ động nâng cao tính minh bạch về tài chính, có định hướng kinh doanh rõ nét để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (FPI), từ các quỹ đầu tư

Một khía cạnh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp là việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư Đây là mục tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng tái tạo vốn cho chính doanh nghieọp

Nước ta đang trong giai đoạn đầu tư phát triển, nguồn thu NSNN còn hạn hẹp trong khi các lĩnh vực cần vốn cho đầu tư thì quá rộng do đó NSNN không đáp ứng được hết Đầu tư mang tính dàn trải Để có vốn cho phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, Nhà nước phải kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng hình thức góp vốn liên doanh, liên kết Việt Nam thường chỉ tham gia góp vốn bằng gía trị quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị hiện có, giá trị này thường chỉ chiếm 30 đến 40% giá trị của dự án liên doanh

Ngoài ra trình độ về chuyên môn cũng như kinh nghiệm về quản lý điều hành, kiểm soát hoạt động SXKD của các cán bộ bên phía Việt Nam làm việc trong các liên doanh còn hạn chế nên chưa phát huy được vai trò đối tác trong việc phối hợp làm việc với phía nước ngoài

Có thể kể đến các nguồn vốn sau:

Vốn đầu tư trực tiếp: FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, nó như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người Thông qua số liệu thống kê của 69 nước, các chuyên gia nước ngoài đã tìm thấy một số quy luật mang tính trung bình sau: nếu tăng 1% tỷ lệ FDI so với GDP, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 0,8%; cứ tăng tỷ lệ FDI so GDP được 1% thì GDP bình quân đầu người tăng tương ứng 0,3 - 0,4%

Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ đem lại hiệu quả cao Song phải thấy rằng, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA và các nước trong khu vực thực hiện đầy đủ cam kết về Khu vực đầu tư ASEAN (đối với Việt Nam thời hạn là

2013), các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện mở cửa tự do cho các nhà đầu tư ASEAN, hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản đầu tư bị xóa bỏ sẽ dẫn đến cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này và buộc chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để giữ mối tương quan với các nước khác trong khu vực

Vốn đầu tư gián tiếp: Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư gián tiếp FPI nói riêng có vai trò to lớn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, làm tăng ngoại tệ cho nền kinh tế và mang lại những tác động tích cực đối với cả những nước tiếp nhận vốn đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư Vai trò của đầu tư quốc tế đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc đến sự phát triển kinh tế ở những nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và các nước kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam Cần thúc đẩy sự phát triển của

TTCK, thơng qua TTCK để thu hút nguồn vốn FPI vì đây là kênh thu hút vốn tương đối hiệu quả và tỏ ra an toàn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài Mặt khác, tính thanh khoản của các chứng khoán là tương đối tốt nên tạo điều kiện cho các dòng vốn luân chuyển được nhanh chóng Các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch phải minh bạch thông tin để tạo được sự tin tưởng cho các nhà đầu tư

Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm: Qũy đầu tư mạo hiểm là một định chế tài chính trung gian, cung cấp nguồn vốn mạo hiểm và đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân vốn dĩ thiếu vốn và khao khát được đầu tư Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu vốn, trong khi sự tài trợ của bạn bè và người thân có hạn thì doanh nghiệp phải tìm tài trợ từ các nguồn khác Tiếp cận nguồn vốn tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào là điều khó khăn, yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như các quy định trong thẩm định khác đã không thể tạo cơ hội cho các công ty, đặc biệt khi người sáng lập công ty chỉ mới có ý tưởng là “tài sản” chính yếu Có 4 điểm chính tạo nên khoảng cách giữa ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tài sản thế chấp; ấn tượng không tốt do nhận định: quy mô nhỏ gắn liền với rủi ro; lãi suất thực tiền vay ngân hàng là khá cao; chi phí cho các khoản vay ngân hàng sẽ càng tăng do quá trình thẩm định Từ đó đẫn đến kết quả là: các ngân hàng dường như tỏ thái độ đối với DN vừa và nhỏ nên để họ tìm kiếm nguồn vốn đầu tư thay thế từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn mạo hiểm rất thích hợp cho các doanh nghiệp Dịch vụ Du lịch mới khởi sự tại Lâm Đồng Cần tạo cơ chế thông thoáng và tạo kênh rút vốn nhanh nhằm thu hút nguồn vốn này, do đặc điểm của nguồn vốn mạo hiểm chỉ đầu tư vào doanh nghiệp mới khởi sự và nhà đầu tư sẽ rút ra sau khoảng thời gian từ ba đến năm năm đầu tư tại doanh nghiệp

Vốn tăng cường cho DN: trong một sân chơi bình đẳng, các DNNN mất dần lợi thế về việc được sử dụng nguồn vốn NS và nguồn vốn tín dụng ưu đãi Để có thể tồn tại được, các DNNN cần phải tăng hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng tích lũy để dùng cho việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sự thiếu quan tâm của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dẫn đến sự khó khăn của các doanh nghiệp này trong quá trình vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị và mở rộng quy mô họat động sản xuất kinh doanh Cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề tài trợ vốn cho khu vực này Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nhà nước cần cung cấp vốn mồi để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này của tỉnh Lâm Đồng

3.4.2 Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội

Kế hoạch chương trình 134: hỗ trợ nhà ở 4.322 căn, vốn 25.932 triệu đồng; khai hoang đất sản xuất 462 ha, vốn 2.772 triệu đồng; giải quyết nước sạch sinh họat 9.116 triệu đồng bố trí cho các hạng mục 375 giếng đào, 100 bể chứa nước, sửa chữa và làm mới 28 công trình nước tập trung, 23 giếng khoan

Kế họach trợ cước, trợ giá là 9.778 triệu đồng (không tính hàng cấp không thu tieàn)

Nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo đã thực hiện là 204 tỷ, trong đó đầu tư để giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc là 115 tỷ, doanh số cho vay giảm nghèo là 134 tỷ, trong đó cho vay giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc là 35 tỷ

Ngày đăng: 05/12/2022, 09:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006 - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006 (Trang 32)
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006 - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006 (Trang 32)
2.3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2006 - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
2.3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2006 (Trang 37)
Biểu 2.2: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư tồn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006  - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
i ểu 2.2: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư tồn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006 (Trang 37)
Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư tồn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006  - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
i ểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư tồn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006 (Trang 38)
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình tổ chức, cá nhân gửi tiền: - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
c ấu nguồn vốn huy động theo loại hình tổ chức, cá nhân gửi tiền: (Trang 41)
-Tiền gửi của dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác đến cuối năm 2006 là 2.157 tỷ đồng - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
i ền gửi của dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác đến cuối năm 2006 là 2.157 tỷ đồng (Trang 41)
Biểu 2.5:Bảng số liệu thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Giai đọan 1998-2006)  - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
i ểu 2.5:Bảng số liệu thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Giai đọan 1998-2006) (Trang 43)
Đầu tư gián tiếp nước ngồi qua hình thức vốn viện trợ phát triển (ODA) đến 31/12/2006 có 9 dự án, vốn đầu tư là 39,316 triệu USD và 1.694.700 Euro;  lĩnh vực đầu tư chủ yếu là giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ mơi trường, hạ  tầng nông thôn và Hỗ trợ Ch - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
u tư gián tiếp nước ngồi qua hình thức vốn viện trợ phát triển (ODA) đến 31/12/2006 có 9 dự án, vốn đầu tư là 39,316 triệu USD và 1.694.700 Euro; lĩnh vực đầu tư chủ yếu là giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ mơi trường, hạ tầng nông thôn và Hỗ trợ Ch (Trang 44)
STT Loại hình Số lượng doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
o ại hình Số lượng doanh nghiệp (Trang 45)
Biểu 3.1: Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010  - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
i ểu 3.1: Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 (Trang 65)
TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH LÂM ĐỒNG - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 85)
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN - Luận văn thạc sĩ UEH gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế lâm đồng theo định hướng đến năm 2020
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w