ký và những quan niệm khác nhau 1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của ký 11.1 Sự manh nha, định hình và phát triển
Sự xuất hiện và phát triển của ký ở Việt Nam
Ở nước ta, hoàn cảnh xã hội những năm nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX có nhiều biến động sâu sắc Chính trong giai đoạn được coi là đỉnh cao của văn học dân tộc thuộc ý thức hệ phong kiến này đã xuất hiện một số tác phẩm ký xuất sắc, tiêu biểu cho mảng văn xuôi giàu tính hiện thực ở nước ta Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, “thích ứng với một đối tượng phản ánh đa dạng và biến động như vậy, trong văn xuôi chữ Hán giai đoạn này xuất hiện một thể loại mới là ký sự” [97, tr.241] Có thể lấy ví dụ bằng tác phẩm Thượng kinh ký sự (in năm 1885) của Hải thượng Lãn ông
Lê Hữu Trác Tác phẩm này kể về chuyến đi của tác giả lên kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và Trịnh Sâm Ngoài việc thể hiện cái tâm thế coi khinh danh lợi, tác giả còn thể hiện một tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên tươi đẹp
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của báo chí đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống văn học, đặc biệt là đối với các thể ký Có thể khẳng định rằng báo chí đã tạo ra những điều kiện rất quan trọng cho ký phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn Không chỉ trên phương diện in ấn, đăng tải, truyền bá, báo chí đã thúc đẩy văn học hình thành những thể loại mới năng động hơn để bám sát cuộc sống ngày càng chặt chẽ và nhất là trong việc phản ánh hiện thực đang xảy ra ở cái thế trực tiếp Là những ghi chép còn tươi rói những chất liệu của đời sống thực, các thể ký - nhất là những thể loại xung kích như phóng sự văn học, tiểu phẩm, tạp văn, bút ký chính luận có thể giúp nhà văn có thể phản ánh toàn bộ sự phong phú đa dạng của đời sống thực đang phát triển - đặc biệt là trong một hoàn cảnh xã hội dưới chế độ thực dân phong kiến đầy rẫy mâu thuẫn như ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, những tác phẩm ký bằng Việt văn đã được mở đầu bằng những tác phẩm của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong các năm 1915, 1916, 1917 như các bài Luận về ăn ngon, Thằng người ngây cưỡi con ngựa hay và nhiều bài khác nữa đăng trong Đông dương tạp chí của nhà thi sĩ này Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc lại nêu ý kiến khẳng định tác phẩm “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (1876) đã mở đầu cho thể loại văn hồi ký, ký sự tiếng Việt” [140, tr.36] Tác giả Vương Trí Nhàn thì cho rằng phải đến thế kỷ XX thì các thể văn thuộc loại ký như bút ký, phóng sự, tuỳ bút, du ký “mới trở nên những thể tài độc lập và có sự phát triển liên tục trong nền văn học Việt Nam hiện đại” Ông nhắc lại một số tác phẩm được coi như “những bước khởi đầu còn mò mẫm của thể ký theo nghĩa hiện đại” đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng phần nào đã bị lãng quên như:
“1876: Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi ( Trương Vĩnh Ký)
1888: Như Tây nhật trình ( Trương Minh Ký) 1914: Hương Sơn hành trình ( Nguyễn Văn Vĩnh)
1918: Mười ngày ở Huế ( Phạm Quỳnh)
1919: Một tháng ở Nam Kỳ ( Phạm Quỳnh)
1921: Hãn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác)
1922: Pháp du hành trình nhật ký ( Phạm Quỳnh)” [132]
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của phóng sự gắn liền với sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX Những tên tuổi gắn liền với phóng sự văn học thời kỳ này cũng là tên tuổi của những nhà văn hiện thực xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Nguyễn Đình Lạp, Tam Lang
Vũ Đình Chí, Trọng Lang Trần Tán Cửu Ngay từ những thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, một loạt phóng sự đã tạo nên sự bùng nổ trong đời sống văn học và báo chí nước ta Do đặc điểm của tình hình thời bấy giờ, những phóng sự này đi theo những khuynh hướng khác nhau Có loại được viết ra để nhằm ca ngợi chế độ thực dân, xuyên tạc cách mạng tháng Mười Nga, xoá nhoà đấu tranh giai cấp bằng cách đề cao những kẻ đi “bảo hộ” Khuynh hướng thứ hai là những phóng sự viết theo lối giật gân hoặc tỏ thái độ hoài nghi bi quan trước hiện thực Bên cạnh đó còn có những phóng sự viết về cuộc sống của những con người bần cùng, đề cập đến những bất công trong xã hội nhưng lại không đề ra được biện pháp giải quyết hoặc chỉ đề ra những biện pháp cải lương Nhận xét về thể loại xung kích này, ngay từ năm 1942 Vũ Ngọc Phan đã cho rằng: “Lối văn này thật hoàn toàn mới ở nước ta, và cũng như ở các nước, nó là con đầu lòng của nghề viết báo” Ông khẳng định: “Những nhà viết báo nổi danh nhất hoàn cầu đều là những nhà báo đã nổi danh về phóng sự ( ) Những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó đều có cái chức vụ giúp cho người đời trong sự đào thải và cải cách” [137, tr.504]
Trong thời kỳ còn hoạt động ở nước ngoài đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nhà báo cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm ký xuất sắc, vạch trần bộ mặt tàn bạo của chủ nghĩa thực dân xâm lược, đồng thời góp phần thức tỉnh nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa Đó là những tác phẩm không chỉ phục vụ rất kịp thời và hiệu quả mục đích cách mạng mà còn đặt nền móng vững chắc cho các sáng tác văn học cách mạng Việt Nam sau này Đó là những tác phẩm “phong phú về thể tài, đa dạng về phong cách, bao quát không gian và thời gian rộng lớn, sâu sắc về nội dung, hấp dẫn về hình thức” được ký dưới nhiều bút danh khác nhau hoặc không ký tên nhưng đều nhằm một chủ đề duy nhất: “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” như sinh thời Người từng nói” {111, tr.5]
Trong nền văn học và báo chí cách mạng nước ta từ sau năm 1930 cũng đã xuất hiện những tác giả viết ký xuất sắc Do đặc điểm của tình hình lúc bấy giờ, những tác phẩm này đều tập trung vào các nhiệm vụ cách mạng là đánh đuổi kẻ thù dân tộc, giải phóng đất nước Trên các báo cách mạng thời kỳ này như Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng, Cứu Quốc, Lao Động thường xuyên xuất hiện những bài ký của các nhà báo Nguyễn Ái Quốc (và nhiều bút danh khác), Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hải Triều v.v
Hiện thực sôi động của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta đã tạo điều kiện cho văn học và báo chí thu về những mùa ký bộn bề Từ sau 1945, chúng ta đã có Truyện và ký sự của Trần Đăng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy
Tưởng, Ở rừng của Nam Cao, tuỳ bút của Nguyễn Tuân Trong thời kỳ chống Mỹ, ký đặc biệt phát triển trong cả văn học và báo chí Có thể nói thời kỳ này không có nhà văn nào ở nước ta lại không viết ký Bên cạnh những tác giả lớp trước như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên đã xuất hiện lớp tác giả mới với những tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng Đó là Nguyễn Thi với Ước mơ của đất, Người mẹ cầm súng; Trần Đình Vân với Sống như Anh; Nguyễn Trung Thành với Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đường chúng ta đi; Nguyễn Khải với Họ sống và chiến đấu, Tháng Ba ở Tây Nguyên; Hoàng Phủ Ngọc Tường với Rất nhiều ánh lửa; Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân với Miền đất lửa; Bùi Hiển với Trong gió cát, Trên đường lớn Một số tác phẩm ký của các nhà báo như
Lưu Quý Kỳ, Thép Mới, Hồng Hà, Phan Quang cũng góp phần làm cho ký trở thành vũ khí xung kích trong việc tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Sự phát triển mạnh mẽ của ký trong văn học và báo chí đã tạo cơ sở cho sự phát triển của lý luận thể loại Sau những cuộc tranh luận về ký mà chúng tôi đã nhắc ở trên, một số bài viết và công trình nghiên cứu tiếp tục được đăng tải, từng bước làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm Trong đó, công trình nghiên cứu Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức (xuất bản năm 1980) đã đề cập một cách khá toàn diện những thành tựu to lớn cả về thực tiễn sáng tạo tác phẩm và lý luận thể loại của văn học ký nước ta trong giai đoạn lịch sử quan trọng này
Thời kỳ đổi mới với những biến động sâu sắc trong đời sống kinh tế, xã hội đã tạo ra những điều kiện quan trọng cho sự bùng nổ của ký trong văn học và báo chí ở nước ta Sự bùng nổ đó đã thu hút sự quan tâm của những người làm công tác nghiên cứu, lý luận Trên báo chí thường xuyên xuất hiện những bài viết khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của tác phẩm ký văn học
Một số bài khác tập trung nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm đang được dư luận chú ý Trong lý luận báo chí cũng có nhiều bài viết về những vấn đề có liên quan đến tác phẩm ký văn học và ký báo chí.
Tình hình nghiên cứu ký ở Việt Nam 1 Một số quan niệm khác nhau
Ngay từ năm 1942, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã dành ba chương đầu quyển ba với hơn 170 trang trong bộ sách Nhà văn hiện đại của ông để bàn bạc về “các nhà viết bút ký” (Nguyễn Tuân, Phùng Tất Đắc), các nhà viết
“truyện ký và lịch sử ký sự” (Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất, Trần Thanh Mại, Nguyễn Triệu Luật, Trúc Khê), các nhà viết “phóng sự” (Vũ Đình Chí,
Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố) v.v Thông qua công việc này, tác giả đã khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của các tác phẩm ký trong việc phản ánh một hiện thực xã hội nhiều mâu thuẫn, khi “Hán học đã xế bóng và ánh sáng của Tây học đang tỏ rạng” [137, tr.414]
Trong tác phẩm Mấy vấn đề nguyên lý văn học xuất bản từ đầu những năm 60, nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Ngọc đã dành một chương để khảo sát “một số loại thuộc văn xuôi” mà ông gọi là “tản văn” Trong đó, ông đã gộp nhiều thể loại với nhau trong “ba thể chính” là đặc tả, tuỳ bút; bút ký, truyện ký, phóng sự; tạp văn và cho rằng “tính chất của các thể tản văn này không được các nhà văn tự định rõ; trên thực tế, những thể này cũng không có tính chất loại biệt rõ rệt” [114, tr.77]
Trong công trình nghiên cứu Những nguyên lý về lý luận văn học tập III xuất bản từ năm 1962, Hà Minh Đức đã dành chương thứ tư để khảo sát các thể tuỳ bút, bút ký, phóng sự và coi đó là “những hình thức văn xuôi được viết theo lối tự sự” [34, tr.147]
Trong cuốn sách “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” xuất bản năm 1970, chương V do nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai viết đã đề cập đến vấn đề “ký và giảng dạy ký” Trong đó, tác giả đã khảo sát một cách khá toàn diện về những vấn đề có liên quan đến ký với tư cách là một loại thể văn học như: mối quan hệ giữa truyện và ký; vấn đề hư cấu trong ký; vai trò của cái tôi tác giả trong tác phẩm ký; đặc trưng của ký; Ông xác định:
“Trong các loại ký, có loại nghiêng về tự sự, có loại nghiêng về trữ tình, có loại nghiêng về chính luận” [29, tr.63] Trên cơ sở đó, tác giả đã lần lượt khảo sát một số thể loại như ký sự, phóng sự, hồi ký, bút ký, nhật ký, tùy bút, truyện ký v.v và đi sâu vào những kỹ năng giảng dạy tác phẩm ký trong nhà trường Như vậy, đây là quan niệm đầu tiên ở nước ta sử dụng thuật ngữ
“ký” để chỉ một loại văn học bao gồm một số thể loại với những đặc điểm riêng biệt trong tương quan so sánh với các thể loại văn học khác
Những quan niệm nêu trên đã đóng góp tiếng nói lý luận cho những cuộc bàn bạc, tranh luận về ký ở thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 mà chúng tôi đã đề cập tới ở trên Cũng cần lưu ý thêm rằng trong những ý kiến tham gia bàn luận về ký thời kỳ này hầu hết là của các nhà văn trực tiếp tham gia viết ký như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Hoàng Phủ Ngọc Tường Cũng có thể coi những cuộc bàn luận này là hệ quả trực tiếp gắn với sự phát triển mạnh mẽ của các tác phẩm ký trong bối cảnh ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ ở thời điểm đó
Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những ý kiến bàn luận về ký qua một số vấn đề chủ yếu sau đây:
1.2.1.1 Về năng lực phản ánh hiện thực của ký văn học
Mặc dù trong cách sử dụng thuật ngữ có khác nhau, nhưng hầu hết các ý kiến nêu ra đều tập trung khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của các thể ký văn học với những ưu điểm cơ bản như : năng động, nhạy bén trước cái mới; phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp với sự xuất hiện của tác giả trong vai trò là nhân vật trần thuật Nhà thơ Xuân Diệu coi các thể ký văn học là những thể loại từ trong cuộc sống mà ra, mang theo tất cả sự mới mẻ và chất xanh tươi của cuộc đời Nguyễn Tuân lại đặc biệt lưu ý đến những khả năng diễn đạt đa dạng của ký Ông cho rằng không chỉ trong tiểu thuyết hay trong kịch mà trong ký cũng có đối thoại, độc thoại Không những thế, “ký có quyền dùng tất cả các cách của truyện, kịch, thơ, ca và cả các cách của điện ảnh, ca vũ, hội hoạ, điêu khắc nếu mình có tài” [108, tr.135]
Trong văn học, bên cạnh văn chương thẩm mỹ, sự góp mặt của các thể ký đã tạo ra sự phong phú, nhiều màu sắc và giàu tính hiện thực, tính chiến đấu Chính Gorki đã nhiều lần phải lên tiếng uốn nắn thái độ coi thường ký của một số nhà phê bình thời ấy Ông nói: “Bút ký xưa nay vẫn bị giới phê bình coi là một thể loại thấp kém trong văn học: nói chung đó là một quan niệm bất công và sai lầm” [48, tr.335] Bằng những kinh nghiệm phong phú của mình, Tô Hoài cho rằng ký là ghi chép nhưng ghi chép không phải là một công việc đơn giản ai cũng có thể làm được “Ghi chép cũng đòi hỏi vốn sống và tài năng như ở bất kỳ thể loại sáng tác nào khác” [108, tr.137] Ở nước ta trước đây cũng có quan niệm coi ký là “thể loại đàn em” so với các thể loại văn học khác và viết ký chỉ là công việc “tay trái” Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bày tỏ thái độ không tán thành trước hiện tượng đó: “Tôi thường gặp một cái nhìn thiếu tín nhiệm đối với thể ký Ở đây, ký chỉ được xem là một loại thủ công nghiệp mang tính chất gia công; thậm chí nó là phương tiện để các nhà văn của các thời đại “lấy ngắn nuôi dài”, nói chung ký là một sản phẩm văn học thứ cấp (sous littérature) Hiển nhiên đấy là những thành kiến vô lý” [36, tr.187]
Nói về năng lực phản ánh cuộc sống hiện thực của ký, trong khi vẫn lưu ý về “nhiệm vụ thông tin” của ký văn học, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn cho rằng chính nhiệm vụ này đã mở ra cho thể ký “một khả năng tháo vát hiếm có so với những thể loại văn xuôi khác” [108, tr.129] Ông nhấn mạnh:
“Cùng với cảm xúc văn học bút ký còn chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại trong cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” [108, tr.130] Theo ông, ký hoàn toàn có khả năng “vừa thực hiện sứ mệnh thông tin của mình, vừa phá rào thoát khỏi người thực việc thực để đạt đến những yêu cầu nghệ thuật khác” và “tất cả chỉ còn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của người viết” [108, tr.131,132]
Trong các công trình nghiên cứu lý luận mà chúng tôi đã nêu trên, tác phẩm của Nguyễn Lương Ngọc chưa thấy nói nhiều đến đặc điểm và năng lực phản ánh hiện thực của ký, nhưng trong công trình nghiên cứu Những nguyên lý về lý luận văn học của Hà Minh Đức khi đó đã nêu nhận xét: các thể văn xuôi như bút ký, tuỳ bút, phóng sự đã thể hiện rõ hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật “Yếu tố lịch sử bộc lộ ở tính chất phản ánh và và tái hiện chân thực những sự kiện trong đời sống Hiện thực trong các tác phẩm văn xuôi này gần gũi với chất hiện thực trong đời sống; nhưng điều đó không có nghĩa là các sự kiện lịch sử và hiện tượng xã hội được tái hiện đơn thuần mà được giải thích theo những quan điểm mỹ học nhất định, và được phản ánh thông qua những hình tượng nghệ thuật cụ thể” [34, tr.147]
Trên cơ sở xác định đặc điểm cơ bản của ký “là thể văn dùng để ghi lại sự việc, ý nghĩ, cảm xúc”, nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai nhấn mạnh: “Lịch sử văn học đã cho thấy là ký thường phát triển mạnh mẽ trong những thời kỳ mà xã hội có nhiều sự biến động Điều này cũng dễ hiểu, vì trong những thời kỳ đó bản sắc của cuộc sống, của con người bộc lộ một cách rõ rệt hơn mọi lúc khác” [29, tr.62] Ông cũng lưu ý đến vai trò của tác giả trong tác phẩm ký: “Ký mang tính chất xác thực, chất liệu của ký vốn đã có sẵn trong cuộc sống; vì vậy công việc lựa chọn lại là trách nhiệm rõ ràng của người viết ( )
Qua cái cách nhà văn lựa chọn, người ta đánh giá vốn sống và thế giới quan của nhà văn một cách chính xác cho nên nếu đọc truyện thường là người ta quên sự có mặt của tác giả; thì khi đọc ký người ta luôn luôn thấy vai trò của tác giả” [29, tr.62,63]
Tác phẩm ký văn học 2.1 Đặc trưng của ký văn học 2.1.1 Một loại văn học phản ánh người thật việc thật
Nguyên tắc điển hình hoá trong ký văn học
Ký văn học không nhằm vào miêu tả quá trình hình thành tính cách nhân vật trong tương quan với những hoàn cảnh điển hình Trên tinh thần tôn trọng những sự thật của đời sống, “tác phẩm ký văn học thường chú ý tới những trạng thái đạo đức - phong hoá xã hội được thể hiện thông qua những con người có thực, những cá nhân riêng lẻ trong đời sống Ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát” [56, tr.111]
Việc tái hiện những điển hình cá biệt của ký văn học còn có thể làm xuất hiện một tình trạng tạm gọi là “yếu tố phi logic” trong tác phẩm ký Điều này là bình thường vì trong bản thân đời sống chứa đựng vô vàn những điều bất ngờ không tuân theo một logic nào Đặc điểm này khác hẳn với nguyên tắc điển hình hoá trong truyện Nhưng chính việc biểu hiện những yếu tố ngẫu nhiên bất ngờ đó đã làm cho tác phẩm ký sinh động hơn, thật hơn
Như chúng tôi đã trình bày trong chương 1, mặc dù đều thống nhất trong việc khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của ký nhưng vẫn tồn tại những ý kiến không giống nhau khi xác định đặc trưng của loại văn học này
Theo GS TSKH Phương Lựu, trong cuộc gặp gỡ quốc tế các nhà viết ký ở Bu-ca-rét từ năm 1958, tác giả Đgiocđgiê đã nêu ý kiến cho rằng: “Sự lý giải mỹ học về khái niệm ký là chưa có hoặc không đấy đủ, hoặc không đúng”
Nhà nghiên cứu Xô-viết Rưbinxếp cũng cho rằng: “Về ký, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định được đặc trưng thể loại của nó” [157, tr.277] Nhà văn Tô Hoài từ nhiều năm trước đây cũng cho rằng: “Làm sao định nghĩa cố định được thế nào là một bút ký? Ký, cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn luôn mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái khuôn Cũng không có thể làm việc ấy được” [61, tr.33]
Vấn đề này vẫn tiếp tục được đề cập đến trong những năm sau Một số người nhìn thấy đặc trưng của ký ở tính tư liệu, ý kiến khác xác định đặc trưng của ký trong tính chính luận sắc sảo Hoàng Như Mai xác định đặc trưng chung của ký thể hiện ở mấy điểm: tính chất xác thực; không hư cấu; phản ánh nhanh nhạy cuộc sống; tác giả có thể xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm Trong cuốn Lý luận văn học xuất bản ở Liên Xô từ năm 1977, trên cơ sở coi “ký là một biến thể của loại tự sự”, tác giả N A Gulaep cho rằng đặc trưng của ký là ở tính tổng hợp về đối tượng mô tả: “Ký khác với các thể khác trong loại tự sự là ở tính tổng hợp trong những quan tâm của nó Ông đặc biệt nhấn mạnh khả năng “đưa ra một bức tranh khái quát toàn bộ cuộc sống bên ngoài” của ký và cho rằng “đặc trưng của ký không chỉ là sự bao quát rộng rãi các hiện tượng của cuộc sống mà còn chính ở cách tiếp cận khi mô tả các hiện tượng đó” [50, tr.264] Trong giáo trình Lý luận văn học tập II, GS TSKH
Phương Lựu xác định: “Trần thuật người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của ký văn học” [157, tr.284] Từ cách tiếp cận coi “ký là thể loại nằm giữa văn báo chí và văn học”, Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh đặc trưng quan trọng nhất của ký là ở sự “hợp nhất truyện và nghiên cứu” [60, tr.156] GS Hà Minh Đức coi đặc điểm mấu chốt xác định ranh giới của các thể ký văn học với các thể loại khác là ở chỗ ký “viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng được miêu tả Cái có thật này có lúc thuộc về khách thể và cũng có khi thuộc về chủ thể sáng tạo Ở hình thức nào tính xác thực của nó cũng phải được tôn trọng” [36, tr.191]
Như đã trình bày ở trên, các thể ký văn học vẫn chịu sự chi phối của đặc trưng hình tượng Mục đích của nó vẫn là nhằm xây dựng những hình tượng nghệ thuật tuy với phương pháp không hoàn toàn giống với những loại văn học khác Điều này được thể hiện ở việc lựa chọn những hình mẫu tiêu biểu, có thật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật Tất nhiên, việc lựa chọn này phải dựa trên quan niệm thẩm mỹ của tác giả - nhân vật trần thuật và ngay trong quá trình lựa chọn đó đã đem lại cho tác phẩm những chất liệu cơ bản giàu tính chất thẩm mỹ Hơn nữa, việc lựa chọn được những sự việc, hiện tượng, con người, tính cách điển hình khiến cho tác phẩm ký có được sức mạnh của sự thật Sức mạnh ấy lại được nhân lên thông qua năng lực biểu hiện cùng với những suy nghĩ, cảm xúc, liên tưởng của tác giả đã làm cho các tác phẩm ký văn học mặc dù viết về người thật, việc thật nhưng vẫn là một chỉnh thể thẩm mỹ, tác động trước hết vào tình cảm của công chúng
Trong bối cảnh của đời sống văn học và báo chí nước ta hiện nay, trên cơ sở xem xét mục đích, phương pháp và năng lực phản ánh hiện thực của ký văn học và trong tương quan so sánh giữa ký văn học với ký báo chí, chúng tôi cho rằng có thể xác định đặc trưng chung của các thể loại thuộc ký văn học là: Lựa chọn những sự thật của đời sống để xây dựng hình tượng nghệ thuật thông qua vai trò của nhân vật trần thuật
Các thể ký văn học 1.Bút ký
Trong các thể ký văn học, bút ký có một vị trí then chốt Nhiều tên tuổi lớn trong văn học thế giới và văn học nước ta gắn liền với thể loại này
Trước đây, trong khi nhấn mạnh cảm xúc trữ tình của bút ký, nhà thơ Phạm Hổ đã cho rằng “bút ký có thể xem như một thể loại nằm giữa hai thể truyện ngắn và thơ” [108, tr.135] Nhà văn Tô Hoài lại lưu ý đến mối quan hệ giữa những “con số” và “tình cảm” trong bút ký: “Ở bút ký, con số đằm thắm những tình cảm, còn tình cảm thì bao giờ cũng bắt nguồn từ những con số, con số bao giờ cũng là kết quả của những tìm kiếm chính xác và nghiêm túc”
[108, tr.137] Hoàng Trung Thông khẳng định: “Thể loại văn học này với sự phóng khoáng, rộng rãi và cơ động của nó, có thể giúp cho nhà văn ngay trong một bài vừa phản ánh hiện tại, vừa đi ngược dòng thời gian, vừa nói một điểm vừa ôm vào đó được nhiều chân trời của sự sống, vừa miêu tả, vừa suy nghĩ, biện luận vừa trữ tình, vừa châm biếm Đó là một thể loại văn học rất gần với báo chí vì tính thời sự của nó, nhưng cũng mang đầy đủ những đặc tính của văn học” [108, tr.129]
Theo tác giả Nguyễn Xuân Nam thì bút ký là một thể ký “nhằm ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe, thường là trong một chuyến đi” Trên cơ sở xác định bút ký là một thể loại “trung gian giữa ký và tuỳ bút”, ông cho rằng “bút ký ghi lại người thật, việc thật, nhưng thường ít hơn ký sự Bút ký cũng có những nhận xét, những suy nghĩ, những liên tưởng nhưng ít triền miên, phóng túng như tuỳ bút” Do những đặc điểm đó biến hoá tuỳ theo bút pháp của các nhà văn khác nhau nên “ranh giới của các thể bút ký, ký sự, tuỳ bút có khi không thật rạch ròi, nhất là trong một bài ngắn” [120, tr.89]
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học lại coi bút ký là một “thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn” nhưng nó khác truyện ngắn ở chỗ “không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực” Quan niệm này còn cho rằng: “Bút ký ghi lại những con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó Sức hấp dẫn, thuyết phục của bút ký tuỳ thuộc và tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu khám phá diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm khám phá ra những khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong các va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường” Cũng theo quan niệm này, “bút ký có thể thuộc về văn học và cũng có thể thuộc về báo chí tuỳ theo mức độ biểu hiện của cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng tính chất tác động của nó đối với công chúng” [56, tr.20]
Những quan niệm có liên quan tới bút ký cũng đã có sự điều chỉnh, phát triển cùng cùng với sự phát triển của bản thân thể loại này Theo tác giả Phương Lựu, bút ký thuộc nhóm các thể ký “phi cốt truyện theo kết cấu liên tưởng” Bút ký cũng tái hiện con người và sự việc một cách phong phú
“nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả”
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhấn mạnh đến bản lĩnh nghệ thuật của người viết bút ký: “Bút ký hoàn toàn có khả năng vừa thực hiện sứ mệnh thông tin của mình, vừa phá rào thoát khỏi người thực việc thực để đạt đến những yêu cầu nghệ thuật khác, như tính khái quát, tính hoành tráng v.v , Tất cả chỉ còn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của người viết ” [108, tr.131,132]
Những ý kiến nêu trên đã cho thấy những đặc điểm cơ bản của bút ký
Không chỉ phản ánh sự thật với những con người và số liệu cụ thể, chính xác, tác phẩm bút ký còn có thể biểu lộ cảm xúc trữ tình một cách mạnh mẽ và hiệu quả như nhận xét của GS TSKH Phương Lựu: “Bút ký, do đó, mang màu sắc trữ tình Những yếu tố trữ tình luôn luôn được xen kẽ với sự việc, chính vì thế rất dễ phát triển thành tuỳ bút” [157, tr.299,300] Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu thống nhất coi bút ký là một trong những thể loại tiêu biểu của ký văn học
Trong bút ký, chất suy nghĩ và tình cảm của chủ thể như một chất men
Hiện thực được lên men trong tác phẩm có thể đem lại cho công chúng những cách nhìn, cách cảm đa dạng, nhiều chiều Hơn nữa - như nhận xét của GS
Hà Minh Đức, “sự thật của đời sống ở những nét chắt lọc và tính chất tự nó cũng mang giá trị thẩm mỹ độc đáo và đặc biệt là phần đóng góp của người viết với những suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng phong phú và giàu tính nghệ thuật” [36, tr.186] Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả tâm trạng bế tắc của mình khi cảm xúc chưa đạt tới độ chín để làm cho sự thật được lên men: “Những sự kiện thật xô bồ trong hai cuốn sổ dày đã ghi hết đến trang cuối, nhưng chữ nghĩa thì cứ bò qua dưới mắt tôi như một bầy kiến, không hồi hộp, không vang động Tôi ngồi vào bàn, từng chốc lại đứng dậy” [196, tr.77] Nguyễn Tuân diễn đạt ý này theo cách của ông: “Có lúc viết văn tôi thấy trong lòng nhộn nhạo mà chữ bẹp dí trên giấy, cảnh tắc chữ như bị nghẹn thở Tôi bỏ đấy đi chơi Rồi lúc khác chữ cuồn cuộn lên, mình viết báo thù lại” [186]
Nguyễn Tuân là một trong số hiếm hoi những nhà văn gắn bó hết mình với ký và trau dồi cho nó trở thành một vũ khí nghệ thuật Ngay từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét về phong cách bút ký của Nguyễn Tuân: “Những nhà viết bút ký cứng cáp hơn cả là Nguyễn Tuân và Phùng Tất Đắc Họ Phùng viết những bài phiếm luận có tính cách bút ký như lối Tản Đà; còn họ Nguyễn viết những thiên tuỳ bút, vừa ngắn vừa dài, căn cứ vào những việc thiết thực và hơi giống cái lối của Phạm Đình Hổ nhưng không phải cái giọng trung hậu, đĩnh đạc như Phạm Đình Hổ”
Nhìn trên toàn bộ sáng tác của ông, Nguyễn Tuân thể hiện một phong cách văn xuôi độc đáo, ngang ngạnh, ưa nêu lên những nghịch lý, thích cười, thích phô diễn đến tận cùng những hiểu biết của mình và tạo ra một thế giới nghệ thuật gắn liền với bản sắc cá nhân độc đáo của chính ông Đặc biệt, ông rất chú trọng việc sử dụng ngôn từ “Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, “chữ nghĩa” được thổi hồn và do đó đã trở nên sống động khác thường, chính “chữ nghĩa” thần tình của tác giả đã tạo ra những trang ký văn học tuyệt bút” [60, tr.156] Nhà thơ Tố Hữu đã coi Nguyễn Tuân là “người thợ kim hoàn về chữ nghĩa” Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thì cho rằng: “Hình như nhà văn lão thành này đã rút được cái gì đó rất lõi cốt của độc thoại, hơn thế nữa, của dòng ý thức trong văn chương hiện đại thế giới gắn vào một lối nói tiếng Việt rất cổ truyền để làm nên văn phong của mình, một cảm quan riêng, âm hưởng riêng, tiết tấu riêng” [3, tr.193] Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên cũng nêu nhận xét: “Nguyễn Tuân là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, người mở ra những khả năng mới cho tiếng Việt” [95, tr.261] Quả là trong ký của
Nguyễn Tuân, chữ nghĩa được sử dụng một cách độc đáo với một bản sắc riêng biệt Chỉ lướt qua tên các bài viết trong tập Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi
[184] cũng đã thấy rất rõ đặc điểm này: Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội;
Cho giặc bay Mỹ nó ăn một cái tết ta; Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào; Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán ; Nó bê- năm-hai phố Khâm Thiên ; Đất cùng trời toàn cõi ta, từ đây sạch hẳn bóng nó v.v Trong số đó, chỉ riêng trong một bài Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào đã có hàng chục ví dụ rất sinh động về phong cách sử dụng chữ nghĩa độc đáo của Nguyễn Tuân Ông gọi những tấm ảnh phi công
Mỹ vừa bị ta bắt in thành hàng dài trên báo là “một lũ tù dây” Ông vào gặp tên thiếu tá phi công Mỹ Mích Kên đang nằm trong bệnh viện (mà ông cứ cương quyết gọi là nhà thương) với cái ý định thế nào cũng phải “quăng được vào giữa mặt thằng giặc bay kia một cái sự thực này: “Cả lò nhà mày, cả họ nhà mày, đúng là một bọn ăn cướp nhà nghề” Trong khi nói chuyện, Mích Kên xin ông một điếu thuốc lá Nhà văn “cắm một điếu thuốc Điện Biên vào mồm thằng giặc”, rồi ông “bật diêm châm vào mặt nó”, “đặt cái gạt tàn thuốc lá lên ngực nó đầy lông rậm dày như cái ức của một con thú dữ nào” Cuối cùng, ông kết luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa, thằng này là hung thần Bóng Tối kẻ thù số một của Ánh Sáng” v.v
Tác phẩm ký báo chí 3.1 Ký báo chí trong hệ thống thể loại báo chí 3.1.1.Về hệ thống thể loại báo chí
Các loại thể báo chí và mối quan hệ của chúng
Như đã trình bày ở trên, hệ thống thể loại báo chí ở nước ta bao gồm ba loại thể: thông tấn báo chí, chính luận báo chí và ký báo chí
Loại thể thông tấn báo chí bao gồm một số thể loại như tin, bài thông tấn, tường thuật, điều tra Đặc trưng nổi bật nhất thể hiện tính trội của loại thể này là chúng có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện thời sự Sự kiện được thông tin trong loại thể này có nhiều cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào tầm quan trọng của chúng Nhưng dù ở cấp độ nào thì các sự kiện đó cũng phải đáp ứng yêu cầu thời sự, tính xác thực và tính định hướng rõ rệt Với mục đích rõ ràng là ưu tiên cho nhiệm vụ thông tin sự kiện, các thể loại thông tấn báo chí cung cấp kịp thời cho công chúng những thông tin xác thực về sự kiện mới Trong loại thể này, tin được coi là thể loại hạt nhân
Loại thể chính luận báo chí gồm ba thể loại chủ yếu là bình luận, xã luận, chuyên luận và một số dạng hoặc biến thể khác như phiếm luận, nhàn đàm Ngay ở tên gọi cũng đã có thể nhận thấy những đặc điểm cơ bản của chúng là khả năng bàn luận, giải thích, bình giá các sự kiện Có thể coi thông tin lý lẽ là tính trội của các thể loại thuộc loại thể này Trong các tác phẩm thuộc chính luận báo chí, sự kiện chỉ là tiền đề Điều quan trọng hơn là việc đánh giá, cắt nghĩa nhằm định hướng dư luận, giúp công chúng hiểu biết về các vấn đề và sự kiện theo một quan điểm nhất định Bình luận đóng vai trò là thể loại hạt nhân của loại thể này
So với hai loại thể nêu trên, loại thể ký báo chí có phần năng động và linh hoạt hơn bởi khả năng kết hợp được những đặc điểm của cả bên trong và bên ngoài hệ thống thể loại báo chí Vẫn trên cơ sở của thông tin sự kiện và thông tin lý lẽ, các thể ký báo chí có phần sinh động hơn trong hình thức thể hiện Sự xuất hiện trực tiếp của tác giả với tư cách là nhân vật trần thuật và việc sử dụng ngôn từ, bút pháp, giọng điệu giàu chất văn học đã khiến cho các tác phẩm ký báo chí có những nét khá gần gũi với tác phẩm văn học Đó chính là lý do khiến cho các nhà nghiên cứu lý luận báo chí khi nói về loại thể báo chí này đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau (như: phản ánh, diễn tả, thông tin - nghệ thuật; chính luận- nghệ thuật; thông tấn- nghệ thuật, ký báo chí v.v ) Theo ý kiến của chúng tôi, ký báo chí bao gồm một số thể loại như phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóng viên cùng với một số dạng hoặc biến thể khác
Trong số đó, phóng sự được coi là thể loại hạt nhân
Hệ thống thể loại báo chí với những loại thể như trên cho thấy không thể chỉ coi thông tin sự kiện hay thông tin lý lẽ là đặc trưng của báo chí Mặc dù không có nhiệm vụ phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng thẩm mỹ và tác động vào tình cảm của công chúng như văn học nghệ thuật nhưng các tác phẩm báo chí vẫn có thể có khả năng thông tin thẩm mỹ nếu nó đề cập tới những sự thật tiêu biểu chứa đựng các yếu tố thẩm mỹ
Với sự hợp thành của ba loại thể thông tấn báo chí, chính luận báo chí và ký báo chí, hệ thống thể loại báo chí là phần ổn định trong các hình thức thông tin báo chí nói chung Xung quanh hệ thống thể loại này còn có hàng chục dạng bài thông tin phản ánh tuy vẫn là tác phẩm báo chí nhưng chưa đạt tới những tiêu chí ổn định của thể loại Những dạng này liên tục biến đổi cả về nội dung và hình thức Trong đó có những dạng gần gũi với loại tác phẩm thông tấn báo chí, có dạng gần với loại tác phẩm chính luận báo chí và có những dạng gần gũi với loại tác phẩm ký báo chí Trong quá trình vận động phát triển, sẽ có những dạng dần dần ổn định để gia nhập vào một loại thể nào đó trong hệ thống và cũng sẽ có những thể loại bị đào thải ra khỏi hệ thống do không còn đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn
Việc nhận diện các loại thể báo chí với những đặc trưng và tính chất như trên hiện nay vẫn còn những ý kiến khác nhau Ngay về tên gọi của các loại thể và vị trí của một số thể loại trong hệ thống này cũng chưa hoàn toàn thống nhất trong giới nghiên cứu lý luận báo chí Tuy nhiên, tất cả các quan niệm đã trình bày đều thống nhất khẳng định: việc nhận diện các thể loại báo chí thông qua hệ thống của nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nó trang bị một cách nhìn mang tính hệ thống trước một hiện thực bề bộn, đa dạng và luôn biến đổi một cách linh hoạt của các thể loại báo chí , tạo cơ sở cho công việc nghiên cứu, tìm hiểu và sáng tạo tác phẩm báo chí
Trong thực tế, một số thể loại báo chí là kết quả sự giao thoa giữa các thể loại và loại thể Bài thông tấn thể hiện tính chất giao thoa giữa tính chất của loại thể thông tấn báo chí và chính luận báo chí Trong một số trường hợp, có những bài thông tấn ngoài việc thông tin sự kiện một cách nhanh chóng, kịp thời còn phân tích, lý giải sự kiện một cách thoả đáng như một bài bình luận Phỏng vấn là một thể loại báo chí có thể kết hợp được những đặc điểm của cả ba nhóm thể loại Có những dạng bài phỏng vấn giàu chất thông tin về sự việc sự kiện, có dạng giàu tính chất lý lẽ và có dạng phỏng vấn lại thiên về việc tái tạo chân dung của con người nên rất gần với loại thể ký báo chí Trong trường hợp này, phỏng vấn đã giao thoa với ký chân dung để tạo thành một biến thể thường xuyên xuất hiện trên báo chí là hình thức “phỏng vấn chân dung” Ký chính luận là thể loại thể hiện khá sinh động những đặc điểm của ký báo chí và những đặc điểm của chính luận báo chí Tuy chỉ đề cập đến những sự việc và vấn đề nhỏ, đa dạng nhưng với khả năng vừa thông tin sự thật, vừa thông tin lý lẽ, đây là một trong những thể loại có sự phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới trên báo chí nước ta Phóng sự điều tra là một biến thể hình thành từ sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và điều tra Ngoài ra, phóng sự còn có thể kết hợp với ký chân dung hoặc với ký chính luận Do chỉ phản ánh về những sự kiện thời sự, thể loại ghi nhanh thể hiện tính chất giao thoa giữa ký báo chí với tính chất thông tin sự kiện của loại thể thông tấn báo chí Thể loại ký chân dung ngoài khả năng giao thoa với phóng sự và phỏng vấn còn có thể giao thoa với chân dung văn học v.v
Với những thể loại giao thoa như trên, có thể thấy rằng việc phân biệt một cách rạch ròi tính chất riêng biệt của các thể loại, các loại thể trước hết chỉ là một công việc có tính chất lý thuyết Trong sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí như báo in, phát thanh truyền hình, báo trực tuyến các hình thức thể loại đang có xu hướng giao thoa chuyển hoá lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ hơn Các chương trình phát thanh, truyền hình hiện đại thể hiện xu hướng quan trọng này bằng việc khẳng định sức tác động tổng hợp của toàn bộ chương trình đến với công chúng Ngay cả trên báo in, trước hết người ta dựa vào tính hiệu quả để đánh giá tác phẩm chứ không phải là những tiêu chí về phương diện thể loại Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa không cần phải khu biệt tính chất của các thể loại Những tác phẩm thể hiện sinh động các tiêu chí của thể loại hoặc kết hợp được ưu thế của các thể loại khác nhau vẫn được coi là những điểm tựa quan trọng tạo nên bản sắc của trang báo hoặc các chương trình phát thanh truyền hình
Một cách nhìn có tính hệ thống không có nghĩa là phủ nhận quá trình giao thoa, thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau giữa các thể loại, các dạng và kể cả các biến thể của chúng Thực tế của đời sống báo chí vẫn thường xuyên xuất hiện những tác phẩm có sự kết hợp, hoà trộn tính chất của nhiều thể loại khác nhau Đây là một hiện tượng bình thường, thậm chí còn là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thể loại báo chí để phản ánh kịp thời những cái mới một cách xác thực hơn, sinh động hơn
Đặc trưng của ký báo chí
Việc hình thành một loại thể ký báo chí trong hệ thống thể loại báo chí ở nước ta có nhiều nguyên nhân , trong đó nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ chính là ở nhu cầu của công chúng báo chí và ở ý muốn chủ quan của chính tác giả Đó là mong muốn phản ánh hiện thực một cách sinh động với những hình ảnh hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ hơn Các tác phẩm thuộc ký báo chí luôn có xu hướng vượt ra khỏi lối văn thông tấn Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác là quá trình giao thoa, thâm nhập, chuyển hoá giữa các thể loại báo chí và giữa báo chí với văn học luôn tồn tại như là một trong những động lực của quá trình phát triển Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định là tuy trong thực tế có nhiều tác phẩm đã kết hợp được một cách nhuần nhuyễn những phẩm chất của cả ký văn học và ký báo chí, nhưng điều đó không thể là lý do để xoá nhoà ranh giới của hai loại thể thuộc hai hệ thống thể loại khác nhau này
Trong hệ thống thể loại báo chí, so với hai loại thể thông tấn báo chí và chính luận báo chí, ký báo chí năng động hơn bởi khả năng kết hợp được những đặc điểm của cả bên trong và bên ngoài hệ thống thể loại báo chí Điều này được thể hiện trước hết trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực một cách mềm mại, đa dạng và linh hoạt Như đã trình bày ở trên, không chỉ phản ánh các sự việc, sự kiện, các thể ký báo chí luôn có xu hướng chú ý hơn đến con người và phản ánh từ góc độ con người Không chỉ trong ký chân dung mà ngay cả trong phóng sự, ký chính luận hay các thể thư phóng viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóng viên khía cạnh con người luôn được chú trọng
Trên phương diện hình thức, nhìn chung các thể ký báo chí mềm mại và sinh động hơn so với các thể thuộc những loại thể báo chí khác Trong đó, đặc điểm quan trọng nhất là sự xuất hiện trực tiếp của tác giả - nhân vật trần thuật với tư cách là nhân chứng khách quan và đáng tin cậy Chính nhân vật trần thuật với giọng điệu, bản sắc riêng biệt đã tạo ra một kênh giao tiếp linh hoạt đối với công chúng tiếp nhận Việc sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong các tác phẩm ký báo chí cũng là một trong những đặc điểm nổi bật khiến cho loại thể này có những nét gần gũi với ký văn học Có thể nói chính các tác phẩm ký báo chí đã góp phần quan trọng làm cho báo chí trở nên linh hoạt hơn bằng cách kết hợp những năng lực của văn học trong quá trình phản ánh một hiện thực đang vận động phát triển một cách năng động
So với các thể loại bên ngoài hệ thống thể loại báo chí, ký báo chí có ưu thế hơn trong khả năng thông tin thời sự và sự thích ứng năng động, nhanh nhạy trước cái mới Trong tương quan so sánh với ký văn học, ký báo chí có nhiều điểm khác biệt Đó là năng lực thông tin thời sự, là sự đa dạng của con người và sự việc được phản ánh Sự khác biệt còn được thể hiện ở tư thế của tác giả trước những sự thật và đặc biệt là ở phương thức tác động đến công chúng Ngay cả trong khi cùng đứng trước một sự thật, tác phẩm ký văn học và tác phẩm ký báo chí vẫn có những phương thức tiếp cận phản ánh khác nhau Các thể ký báo chí vẫn có mục đích, nhiệm vụ thông tin thời sự về những con người, sự kiện, sự việc, tình huống nổi bật trong đời sống và trước hết nhằm tác động vào nhận thức lý tính của công chúng như các thể loại báo chí nói chung
Như đã trình bày ở chương trước, trong tác phẩm ký văn học và ký báo chí đều có sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật trần thuật với vai trò liên kết, tổ chức toàn bộ những yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự tương đồng có tính hình thức Trong ký văn học, nhân vật trần thuật có nhiệm vụ xây dựng những hình tượng nghệ thuật bằng cách lựa chọn và phản ánh hiện thực thông qua quan niệm thẩm mỹ Trong khi đó, nhân vật trần thuật trong các tác phẩm ký báo chí lại có nhiệm vụ phản ánh về những người thật việc thật đáp ứng yêu cầu về tính thời sự, xác thực và định hướng Điều đó cho thấy nhân vật trần thuật trong ký báo chí không xuất phát từ một thái độ thẩm mỹ trong việc lựa chọn và phản ánh sự thật mà xuất phát trước hết từ một cái nhìn mang tính công dân Điều này có nguyên nhân gắn liền với những khác biệt về đặc trưng của văn học và đặc trưng của báo chí Sự khác biệt của ký báo chí so với ký văn học còn được thể hiện ở hàng loạt những yếu tố như hệ thống các thể loại, về việc sử dụng hư cấu nghệ thuật, về đối tượng phản ánh, về những liên tưởng, cảm xúc, chiêm nghiệm và kể cả ở tâm thế của tác giả trước sự thật
Các thể ký báo chí có thể trình bày sự thật một cách sinh động với ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu giàu chất văn học thông qua vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật Chính những yếu tố đó cùng với mức độ điển hình của sự thật mà tác phẩm đề cập tới đã khiến cho tác phẩm ký báo chí không chỉ dừng lại ở thông tin sự kiện, thông tin lý lẽ mà còn có thể đạt tới những phẩm chất văn học Việc thông tin thời sự gắn với bản sắc cá nhân của nhà báo đã trở thành một đặc điểm của các thể ký báo chí Nó đã giúp cho loại thể này trở nên sinh động bởi khả năng kết hợp được những ưu thế của báo chí và văn học Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của từng tác giả cụ thể
Trên cơ sở của những phân tích như trên, trong sự so sánh với các loại thể báo chí khác và so sánh với loại thể ký văn học, chúng tôi cho rằng có thể xác định đặc trưng của loại thể ký báo chí ở hai điểm cơ bản:
Thứ nhất: trong tác phẩm ký báo chí, tác giả xuất hiện trực tiếp với tư cách là nhân chứng khách quan để trần thuật về những người thật việc thật xác thực và đáp ứng yêu cầu thời sự
Thứ hai: tác phẩm ký báo chí sử dụng ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu sinh động, giàu chất văn học.
Các thể ký báo chí 1.Phóng sự
3.2.1.1 Vài nét về phóng sự trên báo chí cách mạng Việt Nam
Như đã trình bày ở chương trước, thể loại phóng sự xuất hiện có tính chất bùng nổ ở nước ta ngay từ những thập kỷ 20, 30 của thế kỷ XX Tuy nhiên, trong số đó chủ yếu là phóng sự văn học Các tác phẩm phóng sự báo chí xuất hiện ít hơn và thường chỉ đề cập đến những đề tài nhỏ như chuyện chợ búa, trộm cắp, lừa đảo vặt vãnh ở thành thị Trong tương quan so sánh với phóng sự văn học ở thời điểm này, lại bị đặt trong sự phân biệt có phần cực đoan giữa “nhà văn” và “nhà báo” nên nhìn chung phóng sự báo chí không được sự quan tâm của giới nghiên cứu và của chính các tác giả
Từ sau năm 1930, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng ta, trên các báo cách mạng xuất bản bí mật và công khai đã xuất hiện một số tác phẩm phóng sự tràn đầy tinh thần chiến đấu, góp phần đắc lực vào công tác tư tưởng, tuyên truyền và cổ vũ cho phong trào cách mạng, thúc đẩy quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập Qua từng bước thăng trầm của cách mạng Việt Nam, trên các báo Lao động, Nhành lúa, Tin tức, Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng,
Cứu quốc đã xuất hiện nhiều phóng sự mang tính chỉ đạo thiết thực cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống chính sách đô hộ của thực dân Pháp
Các lãnh tụ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và nhiều nhà báo khác của Đảng ta đã trực tiếp tham gia viết phóng sự Nhiều tác phẩm đã trở thành những bản cáo trạng hùng hồn lên án chế độ thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam một cách sắc bén
Từ sau cách mạng tháng Tám cho đến giữa thập kỷ 80, trên các báo chí cách mạng nước ta, phóng sự vẫn được coi là một trong những thể loại quan trọng bởi khả năng thông tin đa dạng, có chiều sâu và mang tính khuynh hướng rõ rệt Tuy nhiên, phải đến những năm đổi mới, phóng sự mới thực sự trở thành “cái ngòi nổ” châm ngòi cho sự bùng nổ của các thể ký trong văn học và báo chí Việt Nam
Theo ý kiến của tác giả Vũ Tuấn Anh, “trong thời kỳ đầu của đổi mới văn học, khi mà các thể loại văn xuôi đang tìm đường, thì thể phóng sự đóng một vai trò đột phá” [2, tr.492] Có thể nói chính ở thời điểm đặc biệt này, phóng sự văn học và phóng sự báo chí đã góp phần làm sống dậy một không khí dân chủ trong văn học và báo chí Việt Nam Thật khó có thể hình dung được diện mạo của nền văn học và báo chí đổi mới của chúng ta nếu thiếu sự đóng góp đầy hiệu quả của phóng sự Trên nhiều tờ báo Trung ương, báo ngành, báo địa phương, chuyên mục “Phóng sự” được duy trì đều đặn Trong các giải thưởng hàng năm của Hội nhà báo Việt Nam và nhiều Hội nhà báo các địa phương bao giờ cũng có sự góp mặt của các tác phẩm phóng sự Hiện nay trong làng báo nước ta cũng đã hình thành một đội ngũ những người viết phóng sự với bản lĩnh nghề nghiệp ngày càng vững vàng và có tính chuyên nghiệp
3.2.1.2 Đặc điểm của phóng sự
Trong lý luận báo chí ở nước ta, phóng sự là một thể loại được đặc biệt chú ý Trước khi vấn đề phân loại hệ thống báo chí được đặt ra, giáo trình lý luận báo chí của Trường Tuyên huấn Trung ương đã khẳng định: “phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có quá trình diễn biến, bằng phương pháp miêu tả, tự thuật, lại có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của người và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định” [81, tr.196]
Theo quan niệm của chúng tôi, phóng sự là thể loại hạt nhân của loại thể ký báo chí Nó có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học Thực tế của đời sống báo chí và kể cả đời sống văn học đã chứng tỏ rằng phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực
Với tư cách là một thể loại báo chí, phóng sự có nhiệm vụ trước hết là thông tin thời sự về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển, đồng thời trả lời những câu hỏi mà hiện thực đề ra, đáp ứng các yêu cầu chung đối với tác phẩm báo chí Tuy nhiên, tác giả vẫn có thể sử dụng kết hợp một lối thể hiện vừa là thông tin thời sự, vừa giàu chất văn học để nhằm tạo ra giọng điệu phong phú, linh hoạt Việc xuất hiện nhân vật trần thuật trực tiếp trong tác phẩm và việc sử dụng một bút pháp linh hoạt, sinh động là những đặc điểm quan trọng làm nên diện mạo của thể loại này trong hệ thống các thể loại báo chí
Về phương diện nội dung, đặc điểm nổi bật nhất của phóng sự là nó có khả năng phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống Bức tranh ấy vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực Những con số, sự kiện, tình huống, con người xác thực, thời sự được coi là nguyên liệu để xây dựng tác phẩm Một phóng sự hay nhất thiết phải có được những luận cứ tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh mẽ và phải cung cấp được những chi tiết sinh động mà bản thân người viết đã quan sát, thu thập được để công chúng có thể hình dung về vấn đề, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống một cách sống động như thể chính họ đang được trực tiếp chứng kiến Việc tái hiện những chi tiết một cách sinh động chính là một trong những thế mạnh của phóng sự so với các thể loại báo chí khác Chi tiết phải góp phần làm bật ra ấn tượng và khẳng định ấn tượng của người đọc
Trong phóng sự, sự tham gia của các nhân chứng trực tiếp và gián tiếp có thể tạo ra bản sắc riêng của từng tác phẩm cụ thể Trong đó tác giả là nhân chứng có vai trò quan trọng nhất Đó là người đã trực tiếp chứng kiến toàn bộ hoặc một phần sự kiện, có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ nội dung của tác phẩm
So với nhân chứng trong các thể loại báo chí khác như điều tra, ghi nhanh, ký chính luận, nhân chứng trong phóng sự có bản sắc hơn, được tái hiện sinh động hơn Tác giả có thể đặc tả diện mạo hay hành động, việc làm của họ Tất nhiên, điều quan trọng nhất mà các nhân chứng ấy đem lại là chất lượng của những thông tin trong ý kiến của họ
Tuy vẫn khẳng định tính chất báo chí của phóng sự, một số quan niệm cũng thừa nhận là vẫn có thể chấp nhận tính chất văn học như một trong những đặc điểm nổi bật của thể loại này Đặc điểm đó được thể hiện một cách toàn diện - từ kết cấu, bút pháp, ngôn từ và giọng điệu cho đến phương thức tiếp cận hiện thực một cách linh hoạt, sinh động trong tác phẩm Theo Giáo trình nghiệp vụ báo chí ở nước ta, “dù có những điểm khác biệt nhất định với văn học, phóng sự vẫn là một thể tài báo chí gần với văn học hơn cả” [76, tr
224] Quả là trong khi viết phóng sự, tác giả có thể sử dụng toàn bộ những cách thức cần thiết để tạo ra giọng điệu phong phú, linh hoạt nhằm phản ánh hiện thực vừa sinh động, vừa thể hiện được quan điểm, thái độ và kể cả nhân cách của chính mình trước hiện thực Phóng sự có thể có rất nhiều giọng điệu, thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau: nghiêm túc, sôi nổi, châm biếm , xót xa thương cảm v.v Điều đó giải thích vì sao lý luận báo chí nước ta trước đây rất chú ý tới những khả năng văn học của phóng sự Giáo trình nghiệp vụ báo chí của Khoa Báo chí Trường Tuyên huấn Trung ương từ năm
1977 đã khẳng định: “Phóng sự thông thường phản ánh sự thực bằng hình ảnh Ở đó, phẩm chất tinh thần của người, bộ mặt xã hội trên từng mặt thường được nổi lên rất rõ Bởi vậy, những phóng sự hay thường toát ra cả ý nghĩa mỹ học” [81, tr.193]
Mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí 4.1 Ký văn học và ký báo chí trong mối quan hệ giữa văn học và báo chí 4.1.1 Về mối quan hệ giữa văn học và báo chí
Sự giao thoa, thâm nhập, chuyển hoá giữa ký văn học và ký báo chí
Khẳng định sự khác biệt của ký văn học và ký báo chí không có nghĩa là phủ nhận quá trình giao thoa, thâm nhập và chuyển hoá giữa chúng Trong thực tế, ký văn học và ký báo chí có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên tác động qua lại với nhau Đó là một quy luật trong quá trình vận động phát triển của đời sống văn học và báo chí được biểu hiện trước hết ở việc phản ánh những sự thật sinh động của đời sống Cũng giống như người viết ký báo chí, tác giả ký văn học phải lăn xả vào cuộc sống đang vận động phát triển, trực tiếp lắng nghe hơi thở của cuộc sống ấy và lựa chọn trình bày những sự thật thông qua vai trò của cái tôi trần thuật
Trong những ngày rung chuyển của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, Giôn Rít - nhà văn, nhà báo Mỹ đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe một cách trung thực và cặn kẽ trong Mười ngày rung chuyển thế giới - một tác phẩm vừa giống như phóng sự, ký sự và có cả tính chất của nhật ký Có thể nói trong mấy trăm trang của cuốn sách này đầy ắp những sự việc được tác giả ghi chép cụ thể và chi tiết giống như trong một cuốn phim Đoạn trích sau đây diễn tả cái không khí sôi sục xung quanh điện Cremlanh trong cuộc chiến đấu sinh tử của quân đội cách mạng với kẻ thù: Ở Mạc Tư Khoa lại đánh nhau kịch liệt Bọn học sinh sỹ quan và bạch vệ chiếm đóng điện Crem-lanh, và trung tâm thành phố đang bị bộ đội của Uỷ ban quân sự cách mạng tứ phía vây đánh Pháo binh xô viết đặt ngay ở quảng trường Scô-bê-li-ép và từ đó bắn vào Viện Đu-ma thành phố, Cục Cảnh sát, và khách sạn Thủ đô Người ta đã đào bật lên những phiến đá lát đường Lô-véc-xkai-a và Ni-kít- xkai-a để đào chiến hào và dựng chiến luỹ Đạn súng máy quét như mưa vào các khu nhà ngân hàng lớn và các hãng buôn Đèn cũng chẳng có, điện thoại thì không Tư sản chui xuống các hầm ở [156, tr.283]
Chỉ trong một đoạn ngắn như vậy, tác giả đã dựng nên được một bức tranh dữ dội, phản ánh chính xác cái không khí khốc liệt trong những ngày nóng bỏng của cách mạng vĩ đại Trong Lời tựa viết cho lần xuất bản tác phẩm này cuối năm 1919, Lênin đã nói: “Tôi mong sẽ thấy tác phẩm này được phổ biến hàng triệu bản và được dịch ra đủ mọi thứ tiếng, vì tác phẩm đã trình bày một cách chân thật và sinh động lạ thường những sự biến vô cùng quan trọng để hiểu rõ cách mạng vô sản là gì, chuyên chính vô sản là gì” [91, tr.440, 441]
Chính do việc lựa chọn từ những điển hình có thật trong đời sống để xây dựng hình tượng nghệ thuật đã khiến cho các thể ký văn học có quan hệ với ký báo chí một cách tự nhiên Nói cách khác, chính quy luật phản ánh về những sự thật của đời sống đã tạo ra những nét tương đồng của hai loại ký, còn sự khác biệt giữa chúng chịu sự chi phối do những khác biệt về đặc trưng của văn học và báo chí
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều tác phẩm ký văn học không những thể hiện sinh động những phẩm chất văn học mà còn có khả năng đáp ứng được yêu cầu thời sự của báo chí và ngược lại, đã có không ít tác phẩm ký báo chí lại thể hiện được những phẩm chất văn học rất sinh động Có thể minh chứng cho điều này bằng những tác phẩm tạp văn của văn hào Lỗ Tấn như đã trình bày ở chương trên Trong nhiều tác phẩm của nhà báo Nguyễn Ái Quốc đã từng gây được ấn tượng sâu sắc với công chúng nước Pháp từ đầu thế kỷ
XX, về phương diện thể loại rất khó có thể chỉ ra đâu là tiểu phẩm, là ký chính luận hay ký chân dung ? Ngay trong giọng điệu cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa căm thù, phẫn nộ xót xa, thương cảm
Trong số các nhà báo viết tạp văn, tiểu phẩm ở nước ta, Ngô Tất Tố là một trong những cây bút hàng đầu Tạp văn, tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là những bằng chứng sinh động về sự giao thoa giữa báo chí và văn học Bằng việc phản ánh một cách kịp thời và sắc bén về những sự thật trong đời sống, tác phẩm của ông vừa có giá trị báo chí vừa có giá trị văn học Đó là mức độ điển hình của những sự việc và con người được đề cập và do những biện pháp nghệ thuật phong phú, linh hoạt với bút pháp châm biếm sắc sảo Với lòng yêu nước nồng nàn và sự gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được sự hậu thuẫn của các phong trào cách mạng, tạp văn, tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đã trở thành một vũ khí sắc bén chĩa vào kẻ thù và những đồi phong bại tục trong xã hội cũ Ông đã đề cập đến hàng loạt vấn đề điển hình của cái xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ Ngoài ra, còn có nhiều chân dung kẻ thù được ông phác hoạ theo lối biếm hoạ một cách thành công Theo GS Phan Cự Đệ, “văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là một phòng triển lãm những chân dung khác nhau của giai cấp thống trị và những kiểu người điển hình trong xã hội cũ”
Ký văn học phản ánh sự thật, mà trong bản thân sự thật đã chứa đựng những yếu tố thẩm mỹ Cuộc sống vốn vô cùng phong phú, nhiều khi tự nó sản sinh ra những con người, sự việc, hoàn cảnh, tình huống điển hình mà ngay cả một nhà văn giàu tưởng tượng nhất cũng không thể tưởng tượng ra được Nhà văn Nguyễn Khải đã có những nhận xét khá sắc sảo về vấn đề này:
“Làm sao mà tưởng tượng cho hết cái mà đời sống đã có thực ? Làm sao mà tạo ra được nhiều tình tiết mà đời sống đã tạo ra Thực tế là ông thầy của chúng ta, một ông thầy luôn luôn làm cho ta phải thất vọng và ghen tuông”
[37, tr.33] Nhà viết ký xuất sắc B Pôlêvôi ở Liên Xô trước đây cũng đã từng nói: “Cuộc sống chúng ta muôn hình muôn vẻ như thế, biết bao nhiêu sự việc xảy ra, thực sự cũng không cần thiết phải hư cấu thêm thắt tô vẽ gì thêm nữa
[157, tr.289] Từ những năm 60, nhà thơ Chế Lan Viên đã so sánh một cách đầy thuyết phục: Đã có Xêch-xpia nào nghĩ ra được một con mụ quái ác như Lệ Xuân? Có nhà sư hổ mang nào ở Thuỷ Hử lại giống Thích Tâm Châu được? Chưa bao giờ ai nghĩ ra được cái địa ngục nào hơn chuồng cọp ngoài Côn Đảo Và Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi, Út Tịch, Tạ Thị Kiều, Mori-xơn thực là những sáng tạo của lịch sử nhà nghệ sỹ thiên tài [157, tr.282]
Có thể lấy ví dụ bằng những lá thư của tập Từ tuyến đầu Tổ quốc đã từng gây xúc động mạnh mẽ không chỉ đối với nhân dân ta mà cả nhân loại
Những lá thư được viết từ trong lửa và máu ấy là những bằng chứng sinh động và hùng hồn về tội ác của đế quốc Mỹ và bọn tay sai gây ra trên nửa đất nước của chúng ta và tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những năm tháng khi đất nước ta còn bị chia cắt Những tội ác man rợ của kẻ thù và những chuyện kể về cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào miền Nam được kể lại qua những lá thư ấy tuy không có mục đích văn chương nhưng đã gây cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc Trong bão tố của cuộc chiến đấu một mất một còn chống giặc, trong gian khổ và tang tóc, đồng bào miền Nam chúng ta lúc nào cũng tỏ ra lạc quan, yêu đời, vững lòng tin ở sức mạnh của mình, vững lòng tin ở tương lai và ở thắng lợi cuối cùng Sức sống mãnh liệt mà Từ tuyến đầu Tổ quốc có được trước hết chính là ở cái sức mạnh của sự thật đau thương và hào hùng tràn đầy mỗi dòng chữ của nó
“Qua những bức thư giản dị của người thân gửi cho người thân, bạn đọc đã tìm được câu trả lời dứt khoát cho nhiều vấn đề lớn mà thời đại đang đặt ra trong tâm tư, tình cảm của mỗi chúng ta” [129, tr.3]
Sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt và những năm đầu của thời hậu chiến, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và chính trong bối cảnh này những sự thật bị quên lãng, những oan khuất bị chìm lấp đã dần dần được khám phá, phơi bày Những sự thật ấy đã trở thành nguồn đề tài vô cùng hấp dẫn, sinh động cho các tác phẩm ký văn học và ký báo chí Điều đó lý giải vì sao trong thời kỳ đổi mới, các thể loại năng động như bút ký, bút ký chính luận, tạp văn, tiểu phẩm và nhất là phóng sự lại được sử dụng nhiều hơn cả
Ký văn học và ký báo chí trong bối cảnh đổi mới hiện nay 1.Vài nét về nền văn học và báo chí đổi mới
4.2.1 Vài nét về nền văn học và báo chí đổi mới 4.2.1.1 Bối cảnh của nền văn học và báo chí nước ta hiện nay
Thế giới hiện đang có những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt, các vấn đề toàn cầu đang nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc hơn Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ nhưng vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới Tình trạng phân hoá giàu - nghèo, nạn ô nhiễm môi trường, các loại thiên tai, loại dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là vấn đề khủng bố quốc tế, vấn đề xung đột vũ trang cùng với nguy cơ chiến tranh hạt nhân luôn tồn tại tạo ra sự bất ổn định của một trật tự thế giới mới
Những thế lực phản động và thù địch vẫn đang tập trung chống phá chúng ta rất quyết liệt Chỉ riêng về phát thanh, hiện đang có tới 48 đài nước ngoài phát tiếng Việt vào Việt Nam - trong đó đặc biệt là đài Châu Á tự do (RFA) với những buổi phát thanh tới mười làn sóng chĩa vào ta mang theo những nội dung phản động, kích động, gây rối Điều đó cho thấy cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đang ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp hơn
Những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới đã mở ra sự phát triển mạnh mẽ và quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước Sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho văn học và báo chí ngày càng phát triển
Trong lĩnh vực văn học, những dấu hiệu đổi mới đã xuất hiện ngay từ đầu những năm 80 Bối cảnh mới với những tác động của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một trạng thái tinh thần xã hội mới, dần thay thế hệ giá trị văn hoá tinh thần ổn định mang tính cộng đồng trước đó Những biến đổi sâu sắc ấy đã tạo ra những cơ sở quan trọng cho toàn bộ nền văn học Việt Nam chuyển mình trên tất các phương diện Cách nhìn tập trung sâu hơn vào những mối quan hệ cá nhân với xã hội đã dần dần thay thế cách nhìn sử thi truyền thống Thể tài lịch sử - xã hội dần dần chuyển sang thể tài thế sự - đời tư, gắn liền với những tính cách cá nhân con người với đời sống nội tâm phong phú, trong những hoàn cảnh điển hình Tính chất giáo huấn trực tiếp đã được thay thế bằng lối tiếp cận đa chiều, đa diện Sự phân hoá phân cực một cách đa dạng, cách nhìn đa chiều và mang đậm dấu ấn cá nhân đã có những tác động trực tiếp vào đời sống văn học, thể hiện ở quan niệm sáng tác, đề tài, thể loại và kể cả trong thái độ tiếp nhận của công chúng Những đặc điểm quan trọng ấy đã tạo ra sự biến đổi của tất cả các thể loại văn học
Trong lĩnh vực sân khấu, sau một giai đoạn bùng phát mạnh mẽ với những tác phẩm gây được nhiều tiếng vang như Nhân danh công lý, Tôi và chúng ta, Mùa hè ở biển, Cuộc đời tôi, Mùa hạ cay đắng, Hồn Trương Ba da hàng thịt bước sang thập kỷ 90 sân khấu nước ta đã có phần lắng lại Đối với tiểu thuyết cũng có tình hình tương tự Sau một thời kỳ có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang như: Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Đám cưới không có giấy giá thú, Bến không chồng, Thân phận tình yêu, Ăn mày dĩ vãng , đến những năm cuối của thập kỷ 90 tiểu thuyết đã chững lại Tuy nhiên, một số thể loại có dung lượng ngắn gọn như truyện ngắn, thơ và một số thể ký văn học (như bút ký, ký sự, phóng sự văn học, tạp văn - tiểu phẩm ) thì vẫn có những bước phát triển rất mạnh mẽ
Riêng về báo chí, chúng ta đang sống trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của báo chí Việt Nam từ trước đến nay Báo chí đã tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng, chính trị và ngày càng và trở thành một lực đẩy sôi động, một vũ khí sắc bén trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với việc tham gia mạng thông tin điện tử toàn cầu và mở rộng diện phát sóng truyền hình và phát thanh tới một số nước trong khu vực và trên thế giới, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ đường lối đối ngoại và chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước ta Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, trình độ báo chí Việt Nam nhìn chung vẫn còn thấp
Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, hoạt động văn học và báo chí nước ta những năm qua còn cho thấy những thiếu sót, hạn chế và những tiêu cực, khuyết điểm đôi khi khá nghiêm trọng
Trong văn học, mặc dù đã có những chuyển biến trên nhiều phương diện - từ quan niệm nghệ thuật cho đến thể tài, thi pháp, thể loại với những thành quả đáng ghi nhận, đồng thời cũng đã xuất hiện không ít hạn chế, lệch lạc Trước hết là sự thiếu vắng những tác phẩm đặc sắc, thực sự có tầm cỡ để phản ánh hiện thực cách mạng hào hùng của dân tộc trong suốt nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc Trên phương diện thể loại cũng chưa có nhiều những dấu ấn đáng kể Bên cạnh đó là những biểu hiện lệch lạc và thái độ cực đoan trong quá trình đổi mới - trong đó có đổi mới văn học như tìm cách tuyệt đối hoá con người cá nhân, tô đậm những mặt tối của ý thức và bản năng con người, tuyệt đối hoá quyền lực của chủ thể sáng tạo v.v
Trong công tác nghiên cứu lý luận và phê bình văn học, đôi khi đã xuất hiện tình trạng cực đoan, thái quá trong những nhận xét và đánh giá nên đã tạo ra những căng thẳng không đáng có
Trong lĩnh vực báo chí, xu hướng thương mại hoá chưa được ngăn chặn và đẩy lùi; một số thông tin mơ hồ về quan điểm, đề cao một chiều tự do kinh doanh và văn hoá phương Tây; trong đấu tranh chống tiêu cực, một số báo, đài còn nhiều sai sót, trong đó có những sai sót nghiêm trọng do thiếu điều tra, nghiên cứu, thiếu khách quan, trung thực; vẫn còn hiện tượng thông tin kiểu “báo lá cải” và lối trình bày báo xa lạ với thẩm mỹ dân tộc, lối quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá; thông tin giật gân, câu khách, kích thích thị hiếu thấp hèn Bên cạnh đó, căn bệnh tự mãn đã xuất hiện trong một số nhà báo trẻ; đã có không ít phóng viên, biên tập viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật; xuất hiện tình trạng mất đoàn kết nội bộ trong một số cơ quan báo, gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của báo chí Những năm qua, việc giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, đề cao đạo lý và nhân cách Việt Nam, bảo tồn và phát huy văn hoá Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam thường chỉ được chú ý trong dịp các ngày kỷ niệm lớn, các ngày lễ hoặc các cuộc vận động chính trị Báo chí chưa nhiều nhưng nội dung thông tin thường trùng lặp, nghèo nàn do nhiều tin tức khai thác cùng một nguồn, xào xáo lại của nhau Các đài phát thanh truyền hình (nhất là các đài địa phương) dành quá nhiều thời lượng cho phim nước ngoài Báo thừa ở thành thị nhưng lại rất thiếu ở nông thôn là nơi hiện có khoảng trên 60 triệu người, chiếm 80% dân số cả nước Hệ thống phát thanh, truyền hình đã tăng diện phủ sóng nhưng chất lượng sóng còn hạn chế, điện và máy thu thanh, thu hình còn thiếu nhiều, nhất là ở những vùng sâu vùng xa
4.2.1.2 Sự bùng nổ của các tác phẩm ký
Riêng với các thể ký văn học và ký báo chí, sự chuyển biến đã được thể hiện một cách đầy ấn tượng ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới và vẫn đang phát triển mạnh mẽ cho tới hôm nay Với ưu thế của sự cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở những nét sinh động và tươi mới và ở cái thế trực tiếp với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, các thể ký đã tạo ra một kênh giao tiếp quan trọng, góp phần vào quá trình dân chủ hoá đời sống văn học và đời sống báo chí Những năm vừa qua, trong văn học và báo chí nước ta đã xuất hiện hàng loạt những tác phẩm bút ký, phóng sự, ký sự được viết ra với một tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và cảm hứng phê phán mạnh mẽ Nhiều cuộc thi ký có quy mô toàn quốc hoặc do các địa phương tổ chức đã thu hút nhiều nhà văn, nhà báo tham gia Trong danh mục giải thưởng hàng năm của Hội nhà văn, Hội nhà báo
Trung ương và các địa phương, tác phẩm ký thường có mặt ở những thứ hạng cao
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, đã có hàng loạt phóng sự, bút ký thu hút sự được quan tâm đặc biệt của công chúng Chỉ riêng trên báo
Văn nghệ, từ năm 1987 ký đã thực sự bùng nổ với những Trị An - nước và lửa
(số 18), Câu chuyện về một ông "vua lốp" (số 19), Họp mặt các tướng cá miền Đông (số 31), Cơn sốt vàng ở Hiệp Đức (số 33), Báo động về loại sách
"bung ra" (số 34), Đá nổi xôn xao (số 39), Làng giáo có gì vui ? (số 42)
Trong đó, Câu chuyện về một ông "vua lốp" (của Nhật Linh) đã được viết ra với một tinh thần thẳng thắn và thái độ dũng cảm Tác giả đã dám đứng ra phê phán, lên án thói sách nhiễu và những lề lối vô lý đã ràng buộc kìm hãm người lao động Những bất công oan trái tạo ra bi kịch của “ông vua lốp” đã trở thành hài kịch trong cách nhìn mới ở một thời điểm mới Năm 1988, ngay từ những số đầu tiên báo Văn nghệ đã có Cái đêm hôm ấy đêm gì? Trong bài bút ký này, Phùng Gia Lộc đã kể về những sự thật không thể tin nổi xảy ra ở quê anh - một xã miền trung du thuộc tỉnh Thanh Hoá ở đó, người dân đã phải ăn cám lợn cho đỡ đói vì thóc đã bị chính quyền địa phương tận thu để nộp cho Nhà nước Bài bút ký chân thành ấy đã đã làm dấy lên những cảm thông và cả sự phẫn nộ trước một sự thật đau lòng đang tồn tại ngay trong lòng chế độ tốt đẹp của chúng ta Tuy nhiên, trong bức tranh xám xịt ấy vẫn có một điểm sáng đáng trân trọng Trong phút tuyệt vọng, tác giả vẫn tin tưởng: “Đây không phải Đảng Đảng ta không làm thế! Đảng không chủ trương thế này!” [8, tr.15] Những năm tiếp sau đó, các tác phẩm ký vẫn tiếp tục phản ánh trực diện về những vô lý, bất công trong một xã hội đang từng bước đổi mới với những Lời khai của bị can, Người đàn bà quỳ, Thủ tục làm người còn sống v.v
Bên cạnh những tên tuổi quen thuộc đã xuất hiện một lớp tác giả bút ký, phóng sự xông xáo và năng động Ở đây chỉ xin điểm tên một vài cây bút (trên báo in ) được chú ý trong những năm đổi mới: Xuân Ba (Tiền Phong) Minh Chuyên (Thái Bình), Huỳnh Dũng Nhân, Vĩnh Quyền (Lao Động), Nguyễn Như Phong (An ninh thế giới), Phan Xi Păng (Thế giới mới), Binh Nguyên (Tuổi trẻ), Trường Kiên (Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh), Triệu Hải (Vũng Tàu ) Ngoài ra còn có rất nhiều tác giả với hàng trăm tác phẩm ký văn học và ký báo chí được đăng tải, phát sóng trên các báo, các đài Trung ương và các địa phương Nhiều tác phẩm trong số đó đã thực sự phát huy được sức mạnh, tạo ra dư luận xã hội Một số tác giả đã có những tập bút ký, phóng sự được dư luận chú ý như Xuân Ba với Mọi linh hồn đều được đưa tiễn (1993), Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (1995), Minh Chuyên với
Người lang thang không cô đơn (1993), Di hoạ chiến tranh (1997), Bút ký
Minh Chuyên (1998), Huỳnh Dũng Nhân với Ăn tết trong rừng chó sói
(1994), Ký sự xuyên Việt (1996), Tôi đi bán tôi (2001)
Sau sự bùng nổ đáng ghi nhận ở nửa cuối thập kỷ 80, các thể ký văn học và ký báo chí vẫn tiếp tục khẳng định sức mạnh trong việc phản ánh cuộc sống mới Nhiều cuộc thi ký - bao gồm cả ký văn học và ký báo chí ở Trung ương và các địa phương đã được tổ chức thường xuyên Riêng ở Hà Nội, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã tổ chức một cuộc thi viết với chủ đề “Hà Nội trên đường đổi mới” Cuộc thi được tổng kết năm 1991 với hơn ba trăm bài phóng sự, điều tra, bút ký phản ánh sinh động mọi mặt của Thủ đô trên con đường đổi mới - một cuộc đổi mới đầy khó khăn gian khổ, có cả sự phấn khởi quyết tâm lẫn những trắc trở, vấp váp và những mâu thuẫn mới nảy sinh Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu, những nhân tố mới, nhiều tác phẩm cũng đã thẳng thắn nêu lên những điều bất cập, những day dứt trăn trở Cuộc thi đã thu được nhiều thành công, góp phần khẳng định sức mạnh của các tác phẩm ký văn học và ký báo chí trong việc phản ánh một cuộc sống đang phát triển mạnh mẽ Hiện nay báo Hà Nội mới vẫn đang tiếp tục phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Cả nước cùng Thủ đô hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” Cuộc thi này sẽ sơ kết và tổ chức trao giải hàng năm và tổng kết vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (tháng 10-2010) Hà Nội còn là một trong những địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết về đề tài “người tốt việc tốt” Cuộc thi viết về đề tài