(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc
GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam, khái niệm về phát triển du lịch cũng đã xuất hiện trong thập niên
1980 và luôn được xem là ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chỉ thị số 36/CT của Bộ Chính trị BCHTW Đảng ngày 25/06/1998 đã xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển du lịch chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường Đồng thời, trong “Báo cáo chính trị” tại đại hội Đảng VIII (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển du lịch
Trên thế giới, lý thuyết về phát triển du lịch xuất hiện vào khoảng giữa những năm 80 và chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Ủy ban thế giới về phát triển và Môi trường (WCED) năm 1987, theo đó “Phát triển du lịch được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau”
Trong lĩnh vực du lịch, ngay từ đầu thập niên 1990 các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về sự phát triển du lịch với mục đích đơn thuần kinh tế sẽ tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, đến các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng địa phương Hậu quả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch chính, vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “Phát triển du lịch” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài Ở Việt Nam, du lịch bền vững lần đầu tiên được nghiên cứu một cách có hệ thống trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (2000 - 2002) Một trong những kết quả quan trọng là lần đầu tiên khái niệm về du lịch bền vững đã được đưa ra, theo đó “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2020) Để thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2030 của LHQ, ngày 10/05/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 622/QĐ - TTg ban hành
“Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” Mục tiêu của kế hoạch nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bên vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thực hiện sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo mọi người dân được phát huy tiền năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững
Thành phố Phú Quốc là đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển đẹp đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch, tạo sự đa dạng cho các tour du lịch Ngoài ra, còn tạo cơ hội cho các dịch vụ du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển trên đảo Hiện tại, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư xây dựng rất nhiều cơ sở kinh doanh du lịch trên đảo, góp phần phát triển kinh tế cho thành phố đảo Số liệu thống kê về hiện trạng phát triển du lịch thành phố Phú Quốc giai đoạn 2015 - 2019 của Sở Du lịch Kiên Giang cho thấy lượng khách du lịch đến Kiên Giang tăng với tốc độ trung bình cả giai đoạn đạt 24,5%/năm Đây là tốc độ tăng trưởng về khách du lịch vào loại cao nhất so với những địa bàn trong điểm du lịch Thu nhập từ du lịch có tốc độ phát triển khá cao, theo đó tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016 - 2019 là 21,4%/năm Năm 2019 thu nhập từ du lịch đã trên 14.500 tỷ đã có đóng góp tích cực đến phát trển kinh tế - xã hội của địa phương Để thành phố Phú Quốc phát triển du lịch ngang tầm Châu Á, hình ảnh điểm đến du lịch an toàn, thân thiện trong suy nghĩ du khách sau khi đi du lịch, thì phải dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đề xuất một số hàm ý chính sách để phát triển du lịch thành phố Phú Quốc trong thời gian tới Để du lịch phát triển nhanh, Việt Nam đã xác định du lịch biển đảo là bước đột phá để phát triển kinh tế biển và là một trong những định hướng quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển đảo, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh Tuy nhiên, bên cạnh phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch đồng thời những tác động tiêu cực cũng diễn ra song song ảnh hưởng đến hệ sinh thái, làm suy thoái chất lượng tài nguyên, ô nhiễm môi trường, đe dọa đến sự tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên đặc hữu, thay đổi tập quán sinh hoạt tự nhiên của các loài, cho nên chúng ta cần một nền du lịch phát triển đúng hướng - một nền du lịch tốt cho đất nước hiện tại và còn bền lâu cho mai sau, đó chính là giải pháp tốt nhất cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng sinh học Đảo thành phố Phú Quốc còn gọi là Hòn Đảo Ngọc đã đuợc nhiều người trong và ngoài nước biết đến Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại đặt cho thành phố Phú Quốc cái tên trìu mến đó mà do chính vẻ đẹp kỳ bí, đầy quyến rũ của nó tạo thành Khi bước chân đến thành phố Phú Quốc, không ai không bị mê hoặc trước cảnh đẹp của hòn đảo này Theo các chuyên gia du lịch thế giới đánh giá thì có thể nói không hòn đảo nào trong khu vực châu Á nói chung, nước Việt Nam nói riêng có điều kiện tốt hơn thành phố Phú Quốc để phát triển du lịch sinh thái chất lượng cao Nếu Phuket được xem là hòn đảo thuộc khu vực châu Á nổi tiếng trên thế giới với những điều kiện tự nhiên không hơn, thậm chí kém hơn so với Phú Quốc thì không lý do gì thành phố Phú Quốc không thể phát triển từ bằng đến hơn Phuket Điều kiện là thế, vấn đề phát triển như thế nào để trong tương lai không xa có thể đuổi kịp Phuket nói riêng, cũng như các khu du lịch đảo trên thế giới nói chung Đây là mục tiêu lớn, để làm được điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển biển đảo Phú Quốc Vấn đề phát triển thành phố Phú Quốc đã và đang được Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và địa phương quan tâm tập trung mọi nguồn lực có thể nhằm giúp thành phố Phú Quốc phát triển đúng hướng và mục tiêu đến năm
2020 sẽ có thể trở thành Trung tâm du lịch của cả nước, đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực và thế giới
Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của doanh nghiệp du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005) Theo Bordas
(1994), doanh nghiệp du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch Để có năng lực cạnh tranh điểm đến và sự hài lòng du khách về chất lượng dịch vụ du lịch, doanh nghiệp du lịch cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức Nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh điểm đến cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Phú Quốc nói riêng, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở cấp độ doanh nghiệp du lịch
Từ nghiên cứu định lượng xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, kết hợp với phân tích thực trạng và nguyên nhân các nhân tố này, tác giả đề xuất hàm ý chính sách, nhóm giải pháp thực hiện từng giai đoạn, với các kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao phát triển du lịch tại thành phố Phú Quốc Tóm lại, luận án được thực hiện với mong muốn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại thành phố Phú Quốc Kết quả nghiên cứu sẽ là bộ tài liệu tham khảo, tư vấn có giá trị cho các cơ quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch của địa phương trong việc hoạch định chiến lược phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển du lịch của điểm đến Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, vận dụng vào quá trình quy hoạch và phát triển ngành du lịch của địa phương
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, tuy đã có nền tảng học thuật về phát triển du lịch được xây dựng bởi những nhà nghiên cứu đầu ngành, các nghiên cứu trên chủ yếu từ hướng tiếp cận cũng như đầu tư, xây dựng, chiến lược phát triển, phát triển kinh tế, cải thiện môi trường du lịch và hướng tiếp cận cầu là đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch, nhưng chưa xây dựng được khung nghiên cứu tổng quát cho tổng thể cung cầu trong phát triển du lịch, đây chính là khe hổng trong nghiên cứu mà tác giả nhận diện được và chọn là nghiên cứu cho mình Từ đó, có đề xuất hàm ý chính sách phát triển du lịch Nghiên cứu của luận án đã chọn là rất cần thiết, khả thi trước mắt trong bối cảnh phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và phát triển du lịch biển đảo thành phố Phú Quốc nói riêng Để đạt được mục tiêu mong muốn trên, thành phố Phú Quốc cần xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển đảo trong quá trình phát triển du lịch? Làm thế nào để phát huy được tối đa tiềm năng sẵn có mà không làm tổn hại đến môi trường sinh thái và môi trường văn hóa - xã hội? Để trả lời những câu hỏi trên, thành phố Phú Quốc đang phải đối diện với khó khăn rất lớn trong việc phát triển du lịch thành phố Phú Quốc cần phải giải quyết vấn đề một cách khoa học và khả thi Mặc dù, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện tại thành phố Phú Quốc như Dang Hoang Sa và Ying - Fang Huang (2014); Đinh Công Thành và cộng sự (2012), và Trương Minh Chuẩn (2011) nhưng chưa thể đánh giá một cách chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc trong giai đoạn hiện nay Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc” để làm luận án nghiên cứu.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, từ đó đề xuất hàm ý chính sách phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, nhằm đưa du lịch thành phố Phú Quốc phát triển du lịch hơn trong tương lai
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như đã nêu trên, đề tài có 04 mục tiêu cụ thể cần giải quyết như sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch thành phố Phú Quốc
- Mục tiêu 2: Tổng quan về lý thuyết phát triển du lịch và căn cứ xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại thành phố Phú Quốc
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc
- Mục tiêu 4: Hàm ý chính sách phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Câu hỏi 1: Thực trạng phát triển du lịch thành phố Phú Quốc giai đoạn 2015 -
- Câu hỏi 2: Thực trạng tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch ở thành phố Phú Quốc như thế nào?
- Câu hỏi 3: Các nhân tố ảnh hưởng có tác động như thế nào đến hình ảnh điểm đến, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và ở mức ý nghĩa bao nhiêu phần trăm?
- Câu hỏi 4: Những nhân tố nào của hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc trong thời gian tới?
- Câu hỏi 5: Những nhân tố nào của sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc trong thời gian tới?
- Câu hỏi 6: Những nhân tố nào của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch giúp các doanh nghiệp du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển du lịch thành phố Phú Quốc trong thời gian tới?
- Câu hỏi 7: Các hàm ý chính sách và định hướng thực hiện, kiến nghị nào giúp phát triển du lịch thành phố Phú Quốc trong thời gian tới?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng phân tích trong luận án là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là: Du khách nội địa là người Việt Nam đã từng đi du lịch tại các điểm đến ở thành phố Phú Quốc và du khách quốc tế đến tham quan, du lịch nghĩ dưỡng ở thành phố Phú Quốc Phỏng vấn các doanh nghiệp du lịch đang kinh doanh tại thành phố Phú Quốc
Về không gian: Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án giới hạn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên giang Tác giả tiến hành thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và cán bộ quản lý ở địa phương để chọn địa bàn khảo sát Sau khi được tư vấn, tác giả chọn địa bàn khảo sát là phường An Thới, phường Dương Đông, xã Dương Tơ, xã Hàm Ninh, xã Bãi Thơm, xã Cửa Cạn, xã Gành Dầu, xã Cửa Dương, xã Thổ Châu.
- Thời gian nghiên cứu hoàn thiện luận án tiến hành từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 10 năm 2021
- Thời gian nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2015 đến năm 2020 về tổng số du khách, thu nhập từ du lịch, tổng số cơ sở lưu trú, tổng số buồng
- Thời gian nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 12 năm 2018 đến tháng
1.4.3 Về nội dung nghiên cứu
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Về giới hạn nghiên cứu
Theo ý kiến của một số chuyên gia đề xuất về những địa bàn nghiên cứu trên có những đặc trưng về phát triển du lịch biển đảo; lượng du khách lớn; qui mô các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch khá lớn nên việc nên chọn các địa bàn này làm điểm khảo sát thì nghiên cứu sẽ mang tính đại diện cho tổng thể và các địa điểm nghiên cứu chính thức sẽ được chốt lại thông qua ý kiến của chuyên gia du lịch, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang và UBND thành phố Phú Quốc tại địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch thành phố Phú Quốc được phỏng vấn số lượng du khách nội địa và quốc tế, số lượng các doang nghiệp du lịch chỉ mang tính đại diện cho tổng thể, chưa phỏng vấn đạt số lượng mẫu khảo sát lớn do hạn chế về thời gian đến biển đảo và địa bàn khảo sát quá rộng
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch thành phố Phú Quốc chỉ tập trung hướng tiếp cận cung du lịch như tài nguyên du lịch, các chính sách, hệ thống dịch vụ du lịch; hướng tiếp cận cầu du lịch như khảo sát ý du khách nội địa và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hình ảnh du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc, nhằm thu hút thêm nhiều khách du lịch trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế thành phố Phú Quốc thông qua phát triển du lịch, giao lưu văn hóa với các địa phương pháp khác và thế giới
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch Phú Quốc chỉ nhằm đề xuất hàm ý chính sách và định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới Nghiên cứu không đề xuất các giải pháp cụ thể thực hiện phát triển du lịch thành phố Phú Quốc cho từng giai đoạn, vì các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch thành phố Phú Quốc là một nghiên cứu thực nghiệm mang tính khám phá, tính học thuật cao
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch là một đề tài còn rất mới tại Việt Nam, cả về học thuật và thực tiễn Vì vậy, nghiên cứu này khai thác những vấn đề lý luận liên quan đến phạm trù các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch và vận dụng vào thực tiễn nhằm phát triển du lịch biển đảo trong nước
- Nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị, làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo và cung cấp dữ liệu minh họa cho bài giảng của các học phần có liên quan
- Luận án đã hệ thống lại được các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch biển đảo của một số nước trên thế giới, nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể dựa trên tổng hợp của luận án để đề xuất những hướng nghiên cứu khác có liên quan đến phát triển du lịch biển đảo
- Qua tổng quan các mô hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch biển đảo trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững thì chưa có mô hình nào phù hợp với tất cả điểm đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc Vì vậy, căn cứ vào tình hình thực tế và tham vấn các chuyên gia để làm cơ sở xác định khung nghiên cứu Kết quả là luận án đã xây dựng được khung nghiên cứu phát triển du lịch thành phố Phú Quốc với 18 nhân tố ảnh hưởng, 67 tiêu chí đánh giá
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Mục tiêu của nghiên cứu này là để kiểm tra thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm hình ảnh điểm đến, sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh Giữa các khái niệm có quan hệ (tương quan) với nhau một cách có ý nghĩa và đạt giá trị phân biệt
- Căn cứ từ kết quả kiểm định mô hình, những phát hiện tìm thấy được thông qua quá trình phỏng vấn, nghiên cứu đã đế xuất một số hàm ý chính sách cụ thể nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến, nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thành phố Phú Quốc
- Luận án này đem lại một số ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức đoàn thể như hiệp hội du lịch ĐBSCL, hội du lịch các tỉnh thành vùng ĐBSCL, hội doanh nghiệp trẻ Cụ thể như dựa vào thực trạng về đánh giá sự hài lòng của du khách, để nâng cao được sự thích thú của điểm đến đối với du khách, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh chính sách liên tục đổi mới, học hỏi tiếp thu về những dịch vụ mới nhằm đảm bảo mang lại cho du khách nhiều thích thú đối với chất lượng dịch vụ du lịch tại thành phố Phú Quốc
- Kết quả nghiên cứu, sẽ góp phần nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại thành phố Phú Quốc, các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, luôn đổi mới hoạt động vui chơi giải trí để du khách có thể cảm nhận tốt hơn
- Cuối cùng, các hàm ý chính sách được đề xuất là nguồn tham khảo có ý nghĩa cho các công ty du lịch, các khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng, các điểm đến tham quan du lịch, để tăng lợi thế năng lực cạnh tranh được chứng minh là có tác động tích cực đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, góp phần vào phát triển du lịch thành phố Phú Quốc.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được cấu trúc, trình bày thành 5 chương:
Chương 1, Giới thiệu Trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như kết cấu của luận án
Chương 2, Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Mô tả cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện luận án nghiên cứu thông qua tổng quan liệu về hình ảnh điểm đến, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc của các công trình nghiên cứu trước đây Từ đó có cách tiếp cận đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, dựa trên các chỉ số đánh giá phát triển du lịch biển, đảo của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch và lữ hành (TTCI) Chương 3, Thiết kế nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất Phác thảo các thang đo lường, các khái niệm trong mô hình lý thuyết, thiết kế nghiên cứu và mô hình đề xuất cho luận án Thiết kế nghiên cứu bao gồm những nội dung: về khung mẫu, cỡ mẫu, quá trình thu thập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu Thêm vào đó nghiên cứu sơ bộ cũng được thảo luận ở chương này
Chương 4, Kết quả nghiên cứu và thảo luận Giới thiệu địa bàn nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, kiểm định Cronback’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), đánh giá sự phù hợp của mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), thảo luận kết quả nghiên cứu, phân tích cấu trúc đa nhóm
Chương 5, Kết luận và Hàm ý chính sách Tổng hợp những khám phá có ý nghĩa và kết luận về luận án nghiên cứu Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc Một số kiến nghị đối với các ngành chức năng: UBND thành phố Phú Quốc, Sở Du lịch Kiên Giang, Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Cuối cùng là nêu rõ những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1 Khái niệm về du lịch
Hiện nay hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ đơn thuần là đi du lịch nghỉ dưỡng, giải trí mà kết hợp du lịch với hợp tác kinh doanh, tìm kiếm các cơ hội mở rộng đầu tư, thị trường mới hay đi học tập, nghiên cứu khoa học Do điều kiện kinh tế, xã hội, không gian, thời gian, nên mỗi cá nhân đều có cách hiểu khác nhau về phát triển du lịch Chúng ta có thể tìm hiểu một vài khái niệm về du lịch:
Theo báo cáo của tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư Theo luật du lịch Việt Nam (2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Theo ông Hunziker và Kraff (Thụy
Sỹ, 1941) đã định nghĩa rằng: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển, dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ, hơn nữa họ sẽ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến (nghĩa là họ không có làm bất cứ việc gì nhằm mục đích tạo ra thu nhập tại nơi họ đi du lịch) Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ Theo Nell Lelper (1979) định nghĩa du lịch là một hệ thống bao gồm đến việc đi lại tùy thích và việc lưu trú tạm thời của những người đi xa khỏi nơi thường trú từ một đêm trở lên, ngoại trừ những chuyến đi có mục địch chính là kiếm tiền từ những địa điểm trên hành trình Còn Theo I I Pirogionic (1985) cho rằng: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa Theo tác giả nhận định Clusman (1930) cho rằng “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên” Theo Burkart và Medlik (1981) đưa ra định nghĩa du lịch là: “hiện tượng phát sinh từ các chuyến thăm tạm thời (hoặc lưu trú xa nhà) ngoài nơi cư ngụ bình thường cho bất kỳ lý do nào mà không phải là làm việc để nhận thù lao tại nơi đến thăm”
Với nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch, hiểu tóm gọn lại rằng: Du lịch là một dạng đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch này vừa có những đặc điểm của một ngành kinh tế, lại vừa mang những đặc điểm liên quan đến văn hóa xã hội Ngày nay, du lịch đang phát triển một cách vượt bậc, trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất
2.1.2 Khái niệm về khách du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam (2005) đã định nghĩa rằng: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du lịch được chia làm hai loại là: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch (du khách): Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm Theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
Theo báo cáo của tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization) định nghĩa: Khách du lịch quốc tế là những người có thời gian lưu trú ít nhất là một đêm nhưng không được quá một năm tại một quốc gia khác so với quốc gia thường trú của họ với nhiều mục đích khác nhau ngoài mục đích hoạt động để được trả lương ở nơi đến Theo luật du lịch Việt Nam (2005) tại điều 34 đã định nghĩa rằng: Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Theo tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization) định nghĩa: Khách du lịch nội địa là những người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời gian ít nhất là 24 giờ và không quá một năm với các mục đích có thể là giải trí, hội họp, thăm gia đình ngoài hoạt động làm việc để có được thu nhập ở nơi đến
Tóm lại, khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm
2.1.3 Khái niệm về tài nguyên du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam 2005 tại điều 13 định nghĩa rằng: Tài nguyên du lịch được chia làm hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác Theo ông Pirojnik (1985) định nghĩa: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép
Theo ông Pirojnik (1985), cho rằng tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Theo luật du lịch Việt Nam: 1) Địa hình: Đối với du lịch, địa hình thường gắn liền với cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó Đa số khách du lịch thường thích tìm đến các khu vực có nhiều phong cảnh đẹp nơi địa hình có sự đan xen giữa biển, rừng, sông, hồ, núi, đồng bằng, Tại nước ta, các khu cảnh quan nổi tiếng có sức thu hút lớn đối với khách như: Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, Nha Trang,… 2) Khí hậu: Thông thường những nơi có khí hậu ôn hòa sẽ thu hút nhiều du khách đến du lịch Nhưng mỗi loại hình du lịch sẽ thích hợp với những điều kiện khí hậu khác nhau và đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách khác nhau Khách du lịch nghỉ biển thường đến các vùng biển có khí hậu ấm áp, số ngày nắng và giờ nắng cao, độ ẩm không khí phù hợp Khách du lịch nghỉ mát thường đến các vùng đồi núi có nhiệt độ mát mẻ, không khí trong lành để được tự do thoải mái 3) Thực vật, động vật: Hệ động thực vật cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Khu vực nào có hệ động thực vật càng phong phú và càng quý hiếm thì có sức thu hút cao đối với các nhóm khách du lịch trẻ, khách du lịch thích khám phá tự nhiên Thông thường, khách du lịch có xu hướng tìm kiếm các hệ động thực vật không có tại nơi họ sinh sống hoặc các loài động thực vật có nguy cơ bị diệt chủng, đang được bảo tồn 4) Tài nguyên nước: Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông, suối, biển, Tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lưới giao thông đường thủy, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch câu cá, du lịch tham quan ngắm cảnh và lặn ngắm san hô 5) Vị trí địa lí: Vị trí địa lí tác động đến khả năng phát triển du lịch thông thường vị trí càng xa khu dân cư thì sẽ ít thu hút du khách hơn, khoảng cách xa sẽ làm cho du khách tốn nhiều thời gian hơn cho chuyến đi
Theo Nguồn luật du lịch Việt Nam, cho rằng tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến (1999), tài nguyên du lịch được chia làm 2 loại: 1) Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể (di sản văn hóa thế giới, di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, công trình đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật); 2) Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, sự kiện thể thao văn hóa)
Tóm lại, tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép
2.1.4 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Theo từ điển du lịch tiếng Đức của nhà xuất bản Berlin định nghĩa rằng: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn để mang đến sự hài lòng Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó Như vậy ta có thể hiểu sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình và vô hình để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch Theo luật du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch
Như vậy, điểm mấu chốt, quan trọng sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến là phải xây dựng trên chính những “cốt lõi” tài nguyên du lịch của điểm đó (Phạm Trung Lương, 2011) Theo đó, sản phẩm du lịch đặc thù điểm đến là những sản phẩm có yếu tố hấp dẫn, độc đáo, duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên tự nhiên và văn hóa cho một điểm đến du lịch Tính đạc thù của sản phẩm du lịch không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu của du khách mà sẽ góp phần tạo dựng, phát triển hình ảnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
2.1.5 Khái niệm về dịch vụ du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam tại điều 4 định nghĩa: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Dịch vụ du lịch bao gồm các dịch vụ sau: 1) Dịch vụ vận chuyển: Là các dịch vụ đưa đón du khách từ nơi cư trú của họ đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch với nhau hoặc trong phạm vi một điểm du lịch cụ thể Thông thường người ta sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau như: máy bay, xe ô tô, xe mô tô, tàu thủy,… để đưa đón du khách; 2) Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Là các dịch vụ được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi của du khách trong quá tình thực hiện chuyến đi du lịch Các du khách có thể lựa chọn một trong các cơ sở lưu trú phổ biến để nghỉ ngơi và ăn uống như: nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, khu resort,…; 3) Dịch vụ vui chơi giải trí: Là các dịch vụ được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của du khách nó bao gồm rất nhiều các dịch vụ khác nhau và được chia làm hai loại gồm: các dịch vụ liên quan đến thể thao (dịch vụ sân gôn, dịch vụ câu cá, dịch vụ thể thao mạo hiểm, dịch vụ bơi thuyền, dịch vụ leo núi, dịch vụ bãi biển và công viên giải trí,…) và Các dịch vụ liên quan đến vui chơi giải trí khác (dịch vụ lễ hội, dịch vụ sòng bạc, dịch vụ vũ trường,…); 4) Dịch vụ mua sắm: Đây cũng có thể xem là một hình thức giải trí đồng thời việc mua sắm sẽ giúp cho du khách có thêm những món quà lưu niệm mang về sau mỗi chuyến đi du lịch, các món quà lưu niệm mà du khách mua chủ yếu là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản của địa phương,…; 5) Các dịch vụ khác bao gồm các dịch trung gian như là dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm du lịch trọn gói, dịch vụ y tế, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…
Các đặc tính của dịch vụ du lịch, dịch vụ du lịch được xem như là một “sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác nhau như tính vô hình, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ, tính không đồng nhất, tính không thể cất giữ được Chính những đặc tính này đã làm cho dịch vụ du lịch trở nên rất khó định lượng được và không thể nhận dạng được bằng mắt thường, gồm các đặc tính (1) Tính vô hình của dịch vụ du lịch: vì dịch vụ du lịch không có hình dạng cụ thể nên ta không thể sờ mó, nhìn ngắm, cân đo đong đếm một cách cụ thể như đối với các sản phẩm hàng hóa hữu hình khác Tính vô hình của các loại dịch vụ thường không giống nhau Có nhiều dịch vụ tính vô hình gần như chiếm tuyệt đối trong khi các dịch vụ khác thì tính vô hình lại chiếm khá thấp ví dụ như: dịch vụ tư vấn du lịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch,… tính vô hình chiểm rất cao trong khi các dịch vụ như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ nhà hàng khách sạn,… thì tính vô hình lại chiếm khá thấp Vì vậy, khách hàng chỉ có thể cảm nhận được dịch vụ thông qua việc trực tiếp sử dụng dịch vụ; (2) Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch: vì dịch vụ du lịch không thể được cung cấp một cách đại trà và tập trung như các sản phẩm hàng hoá Do vậy, các nhà cung cấp khó có thể kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch theo một tiêu chuẩn nhất định Mặt khác, sự cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch lại chịu tác động mạnh bởi năng lực, kỹ năng, thái độ, sức khoẻ, sự nhiệt tình của những người trực tiếp cung cấp dịch vụ du lịch Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều về chất lượng dịch vụ du lịch Dịch vụ du lịch càng có nhiều người phục vụ thì càng khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng; (3) Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch: đối với các sản phẩm hàng hóa thông thường thì việc sản xuất và tiêu dùng có thể được chia làm hai giai đoạn rất cụ thể, trong khi đối với các sản phẩm dịch vụ thì việc này phải được diễn ra một cách đồng thời và cùng lúc với nhau Người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên Đối với một số các dịch vụ du lịch khách hàng phải có mặt một phần hoặc trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ Có thể nói, sự gắn liền của hai quá trình này làm cho dịch vụ trở nên hoàn tất; (4) Tính không thể cất trữ của dịch vụ du lịch: dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp
CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
2.2.1 Lý thuyết về cung du lịch
2.2.1.1 Khái niệm về cung du lịch
Theo Demi Kotsovos (2013), cung du lịch (Tourism supply) được định nghĩa là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ phục vụ ngành du lịch của một quốc gia Theo Vũ Mạnh Hà (2014) cho rằng, cung du lịch (Tourism supply) của một quốc gia hay một vùng được tính bằng tiền tệ, bao gồm giá trị các sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm nhằm đáp ứng cầu du lịch của du khách
2.2.1.2 Đặc điểm về cung du lịch
- Cung du lịch là cung tại chỗ:
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), đây là một đặc điểm riêng của ngành Du lịch Ngành
Du lịch thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ, do đó người ta không thể sản xuất trước các dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, rồi chất chúng vào kho để sau này bán ra Do đó, các sản phẩm và dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch chỉ được sản xuất từ từ theo sự tiêu thụ của khách hàng Chính vì vậy, khách quốc tế đến du lịch ở một quốc gia cũng đồng nghĩa quốc gia này xuất khẩu được tại chổ về sản phẩm du lịch Nói một cách khác, xuất khẩu du lịch là xuất khẩu tại chỗ Ngược lại, nếu dân cư của nước này lại đi du lịch nước ngoài, thì nước này nhập khẩu du lịch
- Ngành Du lịch là một yếu tố năng động của hệ thống kinh tế chung
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), để đáp ứng được cầu trọn vẹn về sản phẩm du lịch cho nhiều loại du khách khác nhau, ngành du lịch phải sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ của nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau trong hệ thống kinh tế chung Ở Tây Ban Nha, người ta đã thống kê được 74 lĩnh vực sản xuất khác nhau cung ứng cho ngành Du lịch: khách sạn, ăn uống, vận chuyển hàng không, vận chuyển đường sắt, bưu chính viễn thông, điện, nước,
- Ngành Du lịch là một yếu tố làm thay đổi hệ thống kinh tế chung
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), từ mối quan hệ trực tiếp của ngành Du lịch với các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế có thể rút ra nhận xét, du lịch góp phần làm thay đổi hoạt động của nền kinh tế, điều này có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với các nước đang phát triển Ở những nước này, trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc hạn chế trong ngoại thương, thì du lịch phát triển sẽ là yếu tố kích thích sự phục hồi các lĩnh vực sản xuất khác Tuy nhiên, một nước phát triển mạnh về du lịch cũng đồng nghĩa nền kinh tế nước này bị cột chặt và lệ thuộc vào du lịch Nền kinh tế nước này hoạt động trơn tru khi lượng cầu du lịch đến nước này vẫn tăng trưởng và cung du lịch không gặp khủng hoảng lớn Nhưng khi lượng cầu du lịch đến nước này suy giảm hoặc cung du lịch có khủng hoảng, ngay lập tức kéo theo sự khủng hoảng của toàn bộ nền kinh tế
Sự khủng hoảng về tài chính và tiền tệ rất nghiêm trọng của Thái Lan năm 1997 được châm ngòi nổ bằng sự khủng hoảng đột ngột trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc, trong đó phần lớn là kinh doanh địa ốc tại các khu du lịch nổi tiếng của Thái Lan, là một minh chứng cho sự lệ thuộc bất lợi của một nền kinh tế vào du lịch
Tóm lại, ngành Du lịch thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ, do đó người ta không thể sản xuất trước các dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, du lịch góp phần làm thay đổi hoạt động của nền kinh tế, điều này có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với các nước đang phát triển
2.2.1.3 Nh ữ ng y ế u t ố cơ bả n c ủ a cung du l ị ch
Cung du lịch của một quốc gia hoặc của một vùng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau đây:
- Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của một quốc gia hay của một vùng bao gồm những tài nguyên tự nhiên hấp dẫn du khách, lôi cuốn mạnh mẽ họ tới đó để du lịch, như yếu tố địa hình (núi đồi, sông suối, hang động và bãi biển) tạo ra cảnh quan kỳ thú; yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm của không khí, độ chiếu sáng của mặt trời, ) thích hợp với từng loại hình du lịch; hệ thực vật phong phú, độc đáo và các loài động vật (thú, chim, cá, côn trùng, ) đa dạng, điển hình cho từng vùng tạo ra sự tò mò, sự quyến rũ đối với du khách; những vùng hồ, bãi biển, nguồn nước (uống hoặc tắm), cũng lôi cuốn du khách đến tham quan và nghỉ ngơi,… Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia du lịch, là yếu tố cơ bản nhất tạo ra khả năng cung ứng du lịch của một quốc gia hoặc của một vùng Chính vì vậy, quy hoạch du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc quy hoạch nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên Một mặt, người ta chú ý khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên của một vùng để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của du khách về câu cá, săn bắn, chèo thuyền, nghiên cứu tự nhiên, chụp ảnh, vẽ phong cảnh, Mặt khác, trong quy hoạch du lịch, người ta rất chú ý tới việc bố trí địa điểm cho các công trình du lịch và dịch vụ Thông thường, hệ thống dịch vụ, thương mại (chẳng hạn như các siêu thị, sân gôn,…) càng gần với khách sạn, với các khu dân cư thì càng có nhiều người lui tới Trái lại, trong quy hoạch du lịch, người ta quy hoạch các khách sạn, các khu dân cư xa những khu vực mang nhiều nét đẹp của tự nhiên (như các rừng quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, bãi tắm biển, ) Tại những khu vực tự nhiên này, các ban quản lý tài nguyên có trách nhiệm kiểm soát và điều tiết lượng khách tới tham quan sao cho không vượt quá sức chứa của khu vực
Như vậy, du khách rất nhạy cảm với chất lượng của tài nguyên du lịch tự nhiên Nếu tài nguyên du lịch tự nhiên của một vùng không duy trì được tiêu chuẩn chất lượng cao thì sự suy giảm lượng du khách tới đó là điều không tránh khỏi
CUNG DU LỊCH Nguồn nhân lực
Cơ sở hạ tầng du lịch Vận chuyển và phương tiện
Tài nguyên du lịch Văn hóa - nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên tự nhiên
Hình 2.1: Các nhân tố cơ bản của cung du lịch
- Nguồn tài nguyên du lịch văn hoá - nhân văn
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), nguồn tài nguyên du lịch văn hoá - nhân văn của một vùng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đón tiếp du khách, có thể để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách Nguồn tài nguyên du lịch văn hoá - nhân văn bao gồm các yếu tố như lòng hiếu khách, phong tục dân tộc, di sản văn hoá, kiến trúc địa phương, lễ hội, ẩm thực, chợ địa phương, Các vùng, các quốc gia thường thu hút du khách bằng cách sử dụng kết hợp chúng thông qua việc tổ chức các Festival du lịch, các lễ hội kỷ niệm Khi nói tới nguồn tài nguyên du lịch văn hoá - nhân văn của một vùng, trước tiên phải nói tới lòng hiếu khách của các nhân viên hải quan, nhân viên du lịch và dân địa phương Cơ sở vật chất đẹp đẽ sẽ trở nên vô hồn nếu như du khách cảm thấy lạnh nhạt trong sự tiếp đón Chính vì vậy, những môn học về văn hoá giao tiếp cho sinh viên du lịch hoặc những buổi nói chuyện, toạ đàm với dân cư tại các khu du lịch hấp dẫn về vấn đề giao tiếp với du khách là điều hết sức cần thiết Bên cạnh đó, phải nói tới những di sản văn hoá, đặc biệt là những di sản văn hoá xếp hạng thế giới, như các di tích lịch sử và khảo cổ, kiến trúc truyền thống cùa địa phương, các công trình kỷ niệm lịch sử, có sức hấp dẫn đối với du khách
Như vậy, nguồn tài nguyên du lịch văn hoá - nhân văn giữ vai trò vô cùng quan trọng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách Đặc biệt là những di sản văn hoá, các di tích lịch sử và khảo cổ, kiến trúc truyền thống cùa địa phương
- Cơ sở hạ tầng du lịch
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), cơ sở hạ tầng du lịch của một quốc gia hoặc một vùng bao gồm các yếu tố sau đây có liên quan đến hoạt động du lịch: 1) Những công trình xây lắp ngầm như hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cáp điện và thông tin liên lạc ngầm, hệ thống dẫn khí ga, 2) Những công trình xây lắp nổi trên mặt đất như đường cao tốc, sân bay, đường bộ, đường ray tàu hoả, điểm đỗ ô tô, cảng biển, hệ thống chiếu sáng ban đêm, Cơ sở hạ tầng du lịch không chỉ quan trọng đối với ngành Du lịch, mà còn quan trọng đối với sự phát triển dài hạn nền kinh tế Vì vậy, chúng phải được quy hoạch và xây lắp theo quan điểm phát triển dài hạn Chẳng hạn, khi xây dựng đường cao tốc và sân bay phải tính tới tương lai sẽ mở rộng và nâng cấp, chi phí cho việc sửa đổi là nhỏ nhất trong tương lai Đối với đường ống cho các hệ thống ngầm, đường kính của chúng phải được thiết kế sao cho phù hợp với việc mở rộng hệ thống cung cấp nước, hộ thống bưu chính viễn thông, trong tương lai, tránh nạn "đào lên, lấp xuống" triền miên
Các khu nghỉ mát và các khách sạn là yếu tố quan trọng nhất trong cơ sở hạ tầng du lịch Chúng phải được quy hoạch và xây dựng sao cho hài hoà với cảnh quan tự nhiên, với kiến trúc địa phương Trong khung cảnh tự nhiên đó, những ngôi nhà sàn bình dị, những biệt thự nhiều mái kiểu Pháp lại phối cảnh tuyệt vời với tự nhiên và kiến trúc địa phương Trang bị nội thất phòng nghỉ rất cần thiết cho sinh hoạt của du khách Trong những buồng (phòng) thuộc khách sạn cao cấp, những vật dụng hiên đại như máy điều hoà không khí, máy hút bụi, bồn tắm nóng lạnh, là những thiết bị không thể thiếu Nhưng chúng quá đỗi quen thuộc với con người hiện đại trong sinh hoạt thường ngày, do đó không nhất thiết phải có chúng trong một số cơ sở lưu trú đặc thù khác như nhà nghỉ thanh niên, bãi định cư, Những phòng nghỉ được trang trí bằng những chất liệu giàu tính văn hoá bản địa thường tạo ra sự ngạc nhiên thú vị đối với du khách
Tóm lại, cơ sở hạ tầng du lịch không chỉ quan trọng đối với ngành Du lịch, mà còn quan trọng đối với sự phát triển dài hạn nền kinh tế Vì vậy, chúng phải được quy hoạch và xây lắp theo quan điểm phát triển dài hạn
- Các loại hình vận chuyển và phương tiện vận chuyến du khách
Theo Vũ Mạnh Hà (2014), trong du lịch, nên phân loại vận chuyển du khách theo phương tiện vận chuyển, bởi phương tiện vận chuyển du khách liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch và chi phí chuyến đi của du khách về theo phương tiện vận chuyển, có thể phân loại vận chuyển du khách như sau: vận chuyển bằng máy bay; vận chuyển bằng tàu, thuyền; vận chuyển bằng ô tô; vận chuyển bằng tàu hoả; vận chuyển bằng những phương tiện khác
Máy bay là phương tiện vận chuyển đường dài, được người tiêu dùng các nước phát triển ưa chuộng Trong du lịch quốc tế, máy bay thường là phương tiên vận chuyển du khách từ nơi xuất phát đến nơi đến hoặc từ vùng du lịch này đến vùng du lịch khác Các nhà quản lý ngành Du lịch của một quốc gia thường quan tâm tới nhiều vấn đề của ngành Hàng không có liên quan đến hoạt động du lịch: những tuyến bay mới từ các quốc gia khác đến quốc gia mình và ngược lại, tần suất chuyến bay mỗi tuyến, kích cỡ và chủng loại máy bay, chất lượng sân bay và chất lượng dịch vụ khách ra, vào sân bay, Ô tô thường được dùng để phục vụ du khách đi đường dài Với những tiện nghi như ghế ngồi có thể ngả xuống, máy điều hoà không khí, hệ thống giảm xóc, cửa sổ rộng,… ô tô không chỉ là phương tiên vận chuyển thuần tuý, mà còn là phương tiện vận chuyển du lịch rất hữu ích đối với du khách Ngồi trên ô tô, du khách có thể ngắm cảnh bên đường và nghe hướng dẫn viên thuyết minh về nhiều chủ đề liên quan đến từng địa phương vừa tới
CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.3.1 Cấu trúc mô hình lý thuyết về phát triển du lịch
2.3.1.1 C ấu trúc mô hình về phát triể n du l ị ch c ủ a H ồ Th ị Hương Lan, 2009
Thực hiện nghiên cứu đánh giá của du khách về du lịch biển ở Lăng Cô và Cảnh Dương - Thừa Thiên Huế Tác giả sử dụng phương pháp điều tra du khách thông qua bảng câu hỏi kết hợp với những dữ liệu thứ cấp thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau để phản ánh thực trạng đánh giá của du khách về du lịch biển ở Lăng Cô và Cảnh Dương trong thời gian qua Kết quả nghiên cứu chỉ ra những nhận xét của du khách về các yếu tố phát triển du lịch biển bao gồm: bãi biển đẹp; chất lượng dịch vụ cung ứng tốt; giá cả hợp lý; hoạt động du lịch biển độc đáo; giao thông đi lại thuận tiện; an ninh được đảm bảo và công tác quảng bá tốt Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch biển ở Lăng Cô và Cảnh Dương trong thời gian tới
Hình 2.3: Cấu trúc mô hình phát triển du lịch biển của Hồ Thị Hương Lan
Nguồn: Hồ Thị Hương Lan, 2009
2.3.1.2 C ấu trúc mô hình lý thuyế t v ề phát triể n du l ị ch c ủa Hua và cộ ng s ự , 2009
Nghiên cứu các yếu tố thành công quan trọng và kỳ vọng của khách hàng trong ngành du lịch: trường hợp nghiên cứu ngành du lịch Nghiên cứu xem xét dựa trên 5 yếu tố thành công trong ngành du lịch bao gồm:
- Nhân tố “Sự chuyên nghiệp của ngành du lịch” bao gồm: (1) Sự an toàn và an ninh cho khách du lịch; (2) Mức độ tiện nghi của phòng nghỉ; (3) Vệ sinh sạch sẽ; (4) địa điểm thuận tiện; (5) tốc độ cung ứng dịch vụ
- Nhân tố “Cơ quan chính phủ” bao gồm: (1) Khác biệt hóa thương hiệu mạnh;
(2) Đảm bảo an toàn và an ninh; (3) Giá trị tiền tệ khi quy đổi cho phòng nghỉ; (4) Mức độ tiện nghi phòng ngủ khách sạn; (5) Tốc độ cung ứng dịch vụ
- Nhân tố “Doanh nghiệp” bao gồm: (1) Khác biệt hóa thương hiệu mạnh; (2) Hệ thống trung tâm đặt phòng/bán hàng; (3) Phạm vi địa lý của mạng lưới khách sạn; (4) Giá trị tiền tệ khi quy đổi cho phòng nghỉ; (5) Mức độ tiện nghi phòng ngủ khách sạn
2.3.1.3 C ấu trúc mô hình lý thuyế t v ề phát triể n du l ị ch c ủa Ortigueira và Gomez -Selemeneva, 2011
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố thành công quan trọng của Cuba trong phát triển hình ảnh điểm đến du lịch Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố thành công quan trọng của Cuba trong phát triển hình ảnh điểm đến du lịch bao gồm: (1) Hệ thống chiêu thị của những sự kiện văn hóa (Systematic promotion of cultural events); (2) Nâng cao kiến thức của những nhà đại lý và điều hành tour (Advance knowledge of agents and tour operators); (3) Động lực du lịch (Tourist
Hài lòng về di ̣ch vụ
Ca ̣nh tranh giá cả
Hình ảnh điểm đến du li ̣ch
Giao thông đi lại thuận tiện
An ninh được đảm bảo
Công tác quảng bá tốt motivation); (4) Chất lượng giải trí (Quality leisure and recreation); (5) Sự thông cảm của cư dân địa phương (Receptivity of the residents); (6) Sự phong phú của văn hóa (Richness of culture); (7) Sự phong phú của các di sản (Richness of beritage); (8) Sự phong phú của lịch sử (Richness of history); (9) Sự bảo vệ các di sản (Protection of the beritage); (10) Những tuyền thống (Traditions); (11) Sự ổn định của chính sách, kinh tế và xã hội (Political, Scocial and Economic stability); (12) Thông tin (Communication);
(13) Bảo tồn các giá trị văn hóa (Conservation of cultural values); (14) Bảo vệ đa dạng sinh học (Protection of biodiversity); (15) Phong cảnh, tự nhiên và khí hậu (landscape, nature and climate); (16) Chi phí du lịch hàng không (Cost of air travel); (17) An ninh (Security)
Các nhân tố thành công trong phát triển du lịch điểm đến: (1) Hệ thống chiêu thị của những sự kiện văn hóa, (2) Nâng cao kiến thức của những nhà đại lý và điều hành tour, (3) Động lực du lịch, (4) Chất lượng giải trí, (5) Sự thông cảm của cư dân địa phương, (6) Sự phong phú của văn hóa, (7) Sự phong phú của các di sản, (8) Sự phong phú của lịch sử, (9) Sự bảo vệ các di sản, (10) Những tuyền thống, (11) Sự ổn định của chính sách, kinh tế và xã hội, (12) Thông tin, (13) Bảo tồn các giá trị văn hóa, (14) Bảo vệ đa dạng sinh học, (15) Phong cảnh, tự nhiên và khí hậu, (16) Chi phí du lịch hàng không, (17) An ninh
2.3.1.4 C ấu trúc mô hình lý thuyế t v ề phát triể n du l ị ch c ủ a Shan và Marn 2013
Chứng minh sự phát triển du lịch biển đảo tại Penang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí có tác động mạnh đến sự phát triển du lịch biển đảo của địa phương; (2) Hoạt động chiêu thị và marketing du lịch của doanh nghiệp, cơ sở du lịch có tác động tích cực đến sự phát triển du lịch biển đảo của địa phương; (3) Chất lượng dịch vụ; (4) Quy mô của sản phẩm/dịch vụ khác biệt; (5) Chính sách và quy hoạch du lịch; (6) Chiến lược liên kết và hoạt động ngành; (7) Kinh tế bền vững cho ngành du lịch
Hình 2.4: Cấu trúc mô hình phát triển du lịch biển đảo của Shan và Marn
2.3.1.5 C ấu trúc mô hình lý thuyế t v ề phát triể n du l ị ch c ủ a Wang và Ap, 2013
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách du lịch, trường hợp nghiên cứu tại Trung Quốc nhằm phát triển khung khái niệm mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách du lịch và minh họa khung với kinh nghiệm thực hiện chính sách du lịch ở cấp địa phương ở Trung Quốc Nghiên cứu tiến hành đánh giá sự hiểu biết về hoạch định và thực hiện chính sách du lịch rất quan trọng do tính chất đa dạng của du lịch và sự phức tạp trong quan hệ liên tổ chức và hoạch định chính sách hợp tác Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy rằng bốn yếu tố bao gồm: môi trường vĩ mô kinh tế và xã hội; thể chế; quan hệ liên tổ chức và cấu trúc phối hợp liên tổ chức; và các nhóm lợi ích có ảnh hưởng trong việc thực hiện chính sách du lịch Hơn nữa, nghiên cứu trường hợp ở Trung Quốc đã xác định vai trò của từng yếu tố về mặt ràng buộc và người hỗ trợ trong bối cảnh thế giới thực và làm phong phú khung khái niệm bằng cách minh họa mối quan hệ giữa các yếu tố Nghiên cứu này làm sáng tỏ các khái niệm và lý thuyết liên quan đến việc thực hiện chính sách du lịch và cũng giải quyết một số giải pháp có thể làm phong phú thêm tài liệu chính sách du lịch trong bối cảnh các nước châu Á và đang phát triển
Hình ảnh điểm đến
Hài lòng chất lượng dịch vụ
Chính sách và quy hoạch du lịch
Chiến lược liên kết và hoạt động ngành
Kinh tế bền vững cho ngành du lịch
Hình 2.5: Cấu trúc mô hình chính sách du lịch của Wang và Ap
2.3.1.6 C ấu trúc mô hình lý thuyế t v ề phát triể n du l ị ch c ủ a Rajesh, 2013
Nghiên cứu nhằm mục đích phát triển mô hình lý thuyết trung thành bằng cách sử dụng nhận thức du lịch, hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch Mô hình bao gồm bốn cấu trúc là: (1) Cấu trúc nhận thức du lịch đã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như danh lam thắng cảnh lịch sử và văn hóa, khả năng chi trả tại điểm đến, môi trường du lịch, thắng cảnh thiên nhiên; cơ sở hạ tầng và các hoạt động giải trí; (2) Xây dựng hình ảnh điểm đến bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cơ sở hạ tầng và thiết bị, danh lam thắng cảnh, danh lam thiên nhiên, điểm đến an toàn và sạch sẽ, thân thiện với cộng đồng địa phương, dịch vụ giá cả, khả năng chi trả; (3) Việc xây dựng sự hài lòng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: vui chơi giải trí, không khí tham quan tại các điểm đến, chỗ ở, thực phẩm, dịch vụ vận chuyển và mua sắm; (4) Việc xây dựng lòng trung thành đã bị ảnh hưởng bởi ý định quay lại, lời truyền miệng và giới thiệu cho những người xung quanh
Môi trường vĩ mô: Kinh tế và xã hội
Quan hệ và cấu trúc phối hợp liên tổ chức
Ca ̣nh tranh du li ̣ch
Hình 2.6: Cấu trúc mô hình lý thuyết trung thành của Rajesh
2.3.2 Cấu trúc mô hình lý thuyết đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch
2.3.2.1 Cấu trúc mô hình lý thuyết đánh giá chất lượng kỹ thuật/chức năng của Gronroos, 1984
Gronroos đưa ra ba tiêu chí: chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh, để đo lường chất lượng dịch vụ
Cái gì ? Thế nào ? Hình 2.7: Mô hình chất lượng kỹ thuật/chức năngcủa Gronroos
Kỳ vọng về dịch vụ
Chất lượng dịch vụ cảm nhận
Các hoạt động marketing truyền thống (quảng cáo, PR, xúc tiến bán) và các yếu tố bên ngoài
Chất lượng kỹ thuật Chất lượng chức năng
- Danh lam thắng cảnh địa phương
- Điểm tham quan lịch sử và văn hóa
- Giá cả và giá trị
- Sự kiện và hoạt động Ảnh hưởng đến việc bình luận (giới thiệu) cho người khác
Sự hài lòng của du khách
- Chất lượng kỹ thuật mô tả dịch vụ được cung cấp là gì và chất lượng mà khách hàng nhận được từ dịch vụ Chất lượng chức năng mô tả dịch vụ được cung cấp thế nào hay làm thế nào khách hàng nhận được kết quả chất lượng kỹ thuật Hình ảnh là nhân tố rất quan trọng, được xây dựng chủ yếu dựa trên chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng của dịch vụ Ngoài ra, còn một số nhân tố khác như truyền thống, chính sách giá, PR
2.3.2.2 Cấu trúc mô hình lý thuyết khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự, 1985
Mô hình chất lượng dịch vụ được xây dựng dựa trên phân tích các khoảng cách chất lượng dịch vụ
- Khoảng cách 1 (KC1): Khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳ vọng của khách hàng với kỳ vọng của khách hàng
- Khoảng cách 2 (KC2): Khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳ vọng của khách hàng với các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
- Khoảng cách 3 (KC3): Khoảng cách giữa tiêu chuẩn dịch vụ với dịch vụ thực tế cung cấp cho khách hàng
- Khoảng cách 4 (KC4): Khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế cung cấp và chất lượng dịch vụ đã thông tin tới khách hàng
- Khoảng cách 5 (KC5): Khoảng cách giữa dịch vụ khách hàng nhận được và kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ
Hình 2.8: Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự
Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985 Đến năm 1988, mô hình này được đặt tên là mô hình SERVQUAL, dùng để đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ và rút bớt 10 đặc tính (tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp cận, lịch sự, thông tin, tín nhiệm, an toàn, hiểu khách hàng, phương tiện hữu hình) chất lượng dịch vụ thành 5 đặc tính chất lượng dịch vụ (tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình)
Bộ thang đo gồm 2 phần, mỗi phần có 22 phát biểu Phần thứ nhất nhằm xác định kỳ vọng của khách hàng đối với loại dịch vụ của doanh nghiệp nói chung Nghĩa là không quan tâm đến một doanh nghiệp cụ thể nào, người được phỏng vấn cho biết mức độ mong muốn của họ đối với dịch vụ đó Phần thứ hai nhằm xác định cảm nhận của khách hàng đối với việc thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp khảo sát Nghĩa là căn cứ vào dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá Kết quả nghiên cứu nhằm nhận ra các khoảng cách giữa cảm nhận khách hàng về chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện và kỳ vọng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ đó
Cụ thể, theo mô hình SERVQUAL, chất lượng dịch vụ được xác định như sau:
Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng
Truyền miệng Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm quá khứ
Khách hàng Kỳ vọng về dịch vụ
Cung cấp dịch vụ KC4 Thị trường
Thông tin tới khách hàng KC3
Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ KC2
Nhận thức của công ty về kỳ vọng của khách hàng KC5
2.3.2.3 Cấu trúc mô hình lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng của Maraj Rehman Sofi và cộng sự, 2014
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.4.1 Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC)
Mục tiêu của chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch lả để đo lường, đánh giá các nhân tố và chính sách tạo nên sức hấp dẫn để phát triển ngành du lịch ở các nước khác nhau, nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành, giúp kinh tế quốc gia tăng trưởng và phát triển thịnh vượng
Vào năm 2004, Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) đã đưa ra 8 tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của 212 quốc gia Bao gồm: 1) Chỉ số nhân lực du lịch, 2) Chỉ số cạnh tranh giá, 3) Chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng, 4) Chỉ số môi trường,
5) Chỉ số về tiến bộ công nghệ, 6) Chỉ số về nguồn nhân lực, 7) Chỉ số về tính mở và
8) Chỉ số về phát triển xã hội Nhưng sau nhiều năm đưa vào thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch, thì các chỉ số đánh giá của WTO có một số bất cập Chính vì vậy WTTC đã xây dựng lại tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch để giúp cho ngành du lịch của các nước trên thế giới đánh giá các tiêu chí cụ thể hơn Các bộ chỉ số này bao gồm: (1) Luật pháp, chính sách về du lịch gồm 5 chỉ số (Quy định luật pháp và chính sách; Quy định về môi trường; An toàn và an ninh; Y tế và vệ sinh; ưu tiên phát triển du lịch) (2) Kết cấu hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch gồm 5 chỉ số (kết cấu hạ tầng giao thông đường hàng không; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng du lịch; kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực cạnh tranh về giá (3) Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực văn hóa và nhân lực gồm 3 chỉ số (chỉ số nguồn nhân lực, chỉ số nhận thức quốc gia về du lịch, nguồn lực tự nhiên và văn hóa)
.Chúng ta có thể thấy các chỉ số này có nhiều ưu điểm, giúp Chính phủ các quốc gia đánh giá tiềm năng và triển vọng ngành du lịch của mỗi quốc gia; là công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách tham gia vào phát triển du lịch tại điểm đến Các chỉ số này đo lường nhiều vấn đề liên quan, giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của du lịch trong nước và trên thế giới
2.4.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành (TTCI)
Mục tiêu là để đo lường tập hợp các yếu tố và đánh giá chính sách năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và kết nối với toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia
Hiện nay ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới, nó đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc tế Ngành du lịch đang tạo thêm việc làm cho người lao động, đóng vai trò hàng đầu trong xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập quốc dân, cải thiện cán cân thanh toán quốc gia, và giúp quốc gia phát triển thịnh vượng
Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành năm 2015 (TTCP) đã được phát triển để đo lường nhiều vấn đề liên quan đến quy định và kinh doanh du lịch được xác định để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Thông qua phân tích chi tiết từng tiêu chí, các doanh nghiệp và chính phủ có thể giải quyết những thách thức đối với sự tăng trưởng của ngành TTCI đã được hỗ trợ, cung cấp thông tin bởi 141 nền kinh tế trên thế giới, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Du lịch Thế giới & Hội đồng Du lịch (WTTC)
Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch làm cho ngành du lịch phát triển tốt hơn Nó dựa trên ba loại biến tạo điều kiện thúc đẩy tính cạnh tranh du lịch Đây là danh mục được tóm tắt thành ba tiểu nhóm:
Chỉ số: (1) khung pháp lý; (2) môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng; (3) con người, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa
Khung đo lường này được thiết lập gồm các chỉ số sau: 1) Quy tắc và quy định chính sách; 2) Môi trường bền vững; 3) An toàn và bảo mật; 4) Sức khỏe và vệ sinh;
5) Ưu tiên phát triển du lịch; 6) Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không; 7) Cơ sở hạ tầng giao thông mặt đất; 8) Cơ sở hạ tầng du lịch; 9) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; 10) Khả năng cạnh tranh về giá trong ngành du lịch; 11) Nhân lực; 12) Quan hệ với du lịch; 13) Tài nguyên thiên nhiên; 14) Tài nguyên văn hóa
Bên cạnh những bộ tiêu chí nghiên cứu trên, luận án cũng tham khảo thêm bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ của M Porter; năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Dwyer và Kim Năng lực cạnh tranh của Crouch và Ritchie đã đánh giá hoạt động của điểm đến bằng 4 chỉ tiêu: 1) Kết quả hoạt động kinh tế; 2) Tính bền vững; 3) Sự hài lòng của khách du lịch; 4) Hoạt động quản lý và sử dụng một số chỉ số để xác định khả năng cạnh tranh của điểm du lịch
CÁCH TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Theo Beerli và Martin (2004), hình ảnh điểm đến du lịch bao gồm 3 thành phần đó là: nguồn thông tin (Information Sources) bao gồm thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp; nhân tố cá nhân (Personal Factors) bao gồm động lực, kinh nghiệm đi du lịch, đặc điểm nhân khẩu học; nhận thức về hình ảnh điểm đến (Perceive destination image) bao gồm nhận thức hình ảnh, cảm tình về hình ảnh, tổng thể hình ảnh
Sự tác động nhận thức hình ảnh điểm của khách du lịch đến hình ảnh điểm đến du lịch cũng được nhiều nhà nghiên cứu xem xét như Stern và Krakover (1993); Sternquist (1985); Haahti (1986); Gartner và Hunt (1987); Calantone et al (1989); Gartner (1989); Ahmed (1991); Chon (1991); Chon (1992); Fakeye và Crompton (1991); Crompton et al (1992); Echtner và Ritchie (1993); Driscoll et al (1994); Dadgostar và Isotalo (1995); Muller (1995); Ahmed (1996); Opperman (1996);
Schroeder (1996); Baloglu (1997); Crouch và Ritchie (1999) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chứng minh nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch như Dann (1981); Iso-Ahola (1982); Beard và Raghep (1983); Tourism Canada (1989); Fisher và Price (1991); Loker và Perdue (1992); Shoemaker (1989); McIntosh và Goeldner (1990); Uysal và Hagan (1993) Mặt khác, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nguồn thông tin ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch như Stern và Krakover (1993); Tourism Canada (1989); Um và Crompton (1990); Gitelson và Crompton (1983); Hsiesh và O’Leary (1993); Gunn (1972); Gartner (1993) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng, cảm tình cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của điểm đến như Russel (1980); Russel et al (1989); Russel và Pratt (1980); Russel và Snodgrass (1993)
Theo Baloglu và McCleary (1999), nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra mô hình hình thành nên hình ảnh của điểm đến du lịch Mô hình nghiên cứu được xem xét, hình ảnh điểm đến du lịch bao gồm: nhận thức hình ảnh điểm đến du lịch; cảm đối với điểm đến du lịch; nguồn thông tin; đặc điểm nhân khẩu Echtner và JBrent Richie
(1991), nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường hình ảnh điểm đến du lịch Nghiên cứu chỉ ra các thuộc tính hình ảnh điểm đến du lịch là phong cảnh hoặc các điểm tham quan tự nhiên; chi phí hoặc mức giá; khí hậu; các kênh quảng bá du lịch; vui chơi giải trí; hoạt động thể thao; công viên quốc gia hay hoạt động hoang dã; cơ sở hạ tầng địa phương; giao thông; kiến trúc, nhà cửa; di tích lịch sử; bảo tàng; bãi biển; cơ sở mua sắm; cơ sở lưu trú; lễ hội; đường sạch sẽ; mức độ đô thị hóa; ổn định chính trị; cơ hội để nâng cao kiến thức; sự thân thiện của người dân; uy tín điểm đến du lịch Sonmez và Sriakaya (2002), nghiên cứu tiến hành đo lường hình ảnh điểm đến du lịch bao gồm các yếu tố sau: phong cách kiến trúc, lễ hội địa phương, danh lam thắng cảnh thiên nhiên, bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật, di sản văn hóa, sự thân thiện của người dân địa phương, nhà hàng chất lượng tốt, khách sạn dễ tìm, thực phẩm sạch sẽ, phong tục và lối sống, tiêu chuẩn sống, cơ sở hạ tầng, an toàn và an ninh, văn hóa, trung tâm mua sắm, khu bảo tồn thiên nhiên, thông tin du lịch, giá cả và giá trị so với số tiền đã bỏ ra
Như vậy, qua các tài liệu nghiên cứu trước đó liên quan đến hình ảnh điểm đến du lịch cho thấy, hình ảnh du lịch điểm đến là một điều kiện cần để hoạt động du lịch của địa phương có thể hình thành và phát triển Do đó, hình ảnh du lịch điểm đến sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương Tuy nhiên, thông qua lược khảo tài liệu, biết được có nhiều yếu tố tác động đến hình ảnh điểm đến du lịch Nhưng nhìn chung, thành phần chính của hình ảnh du lịch điểm đến bao gồm: nguồn thông tin, nhận thức về hình ảnh, đặc điểm cá nhân, cảm tình về hình ảnh Chính vì thế, trong nghiên cứu của luận án tác giả cũng sẽ xem xét những tác động của những thành phần này đến hình ảnh điểm đến và sự phát triển du lịch
2.5.2 Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch
Nghiên cứu chất lượng dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch cũng là một chủ đề nóng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ kết quả của việc đánh giá chất lượng dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch, sẽ có những định hướng cũng như cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch góp phần vào sự phát triển du lịch của địa phương Dang Hoang Sa và Ying - Fang Huang (2014) đã chứng minh chất lượng du lịch biển đảo thành phố Phú Quốc bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là phương tiện hữu hình và độ tin cậy Jussem et al (2014), sử dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman et al (1985) để đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách bao gồm 5 thành phần là: (1) Khả năng đáp ứng, (2) Độ tin cậy, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình Theo Tsitsiloni et al, (2012), đưa ra các tiêu chí được sử dụng để đo lường chất lượng dịch vụ ngành du lịch bao gồm: (1) Sự tiện lợi, (2) Ẩm thực, (3) Môi trường tự nhiên, (4) Môi trường đô thị, (5) Sự hiếu khách/thân thiện của người dân địa phương, (6) Nguồn thông tin, (7) Vui chơi, giải trí, (8) Phương tiện vận chuyển đến đảo, (9) Phương tiện vận chuyển tại địa phương
Theo Nguyễn Văn Mạnh và Lê Chí Công (2013), đã chứng minh chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố là: dịch vụ ăn uống, lưu trú, lữ hành; hệ thống giao thông và sự an toàn; con người; sự hấp dẫn của thành phố biển; hoạt động vui chơi, giải trí Theo Đinh Công Thành và cộng sự (2012), đã chứng minh chất lượng dịch vụ du lịch ở thành phố Phú Quốc chưa được đánh giá cao và các yếu tố như hệ thống giao thông; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp của nhân viên; yếu tố vệ sinh tại các điểm du lịch ở Phú Quốc,… cần phải tập trung cải thiện hơn nữa để du lịch Phú Quốc thật sự phát triển và là điểm đến du lịch thân thiện và chất lượng đối với thị trường du lịch trong và ngoài nước
Như vậy, qua các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ vừa được trình bày cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đo lường chất lượng dịch vụ thông qua các tiêu chí như: khả năng đáp ứng; độ tin cậy; năng lực phục vụ; sự đồng cảm; phương tiện hữu hình Điều này cho thấy, đây là một bộ thang đo tốt, đầy đủ và chi tiết để đo lượng chất lượng dịch vụ Chính vì thế, việc đo lượng chất lượng dịch vụ của du lịch biển đảo tại Phú Quốc cũng sẽ sử dụng bộ tiêu chí bao gồm: khả năng đáp ứng; độ tin cậy; năng lực phục vụ; sự đồng cảm; phương tiện hữu hình để đo lường
2.5.3 Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Cũng tương tự như yếu tố hình ảnh điểm đến du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, yếu tố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng là một yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Có nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thực hiện Theo Porter (2008) lập luận, mô hình kim cương thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố là: (1) Nhân tố điều kiện; (2) Chiến lược công ty, cấu trúc và sự cạnh tranh; (3) Chính phủ; (4) Điều kiện nhu cầu; (5) Ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan Đây cũng chính là các yếu tố thành phần của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Theo Chao et al (2015) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị tác động bởi 2 yếu tố:
(1) Yếu tố mạng lưới giá trị doanh nghiệp bao gồm: khả năng tài chính, sự sáng tạo của nhân viên, nguồn lực con người và làm việc tổ chức, hoạt động marketing của chuỗi cung ứng; (2) Yếu tố bên ngoài bao gồm: vốn, cấu trúc thị trường, công nghệ, lao động
Mặt khác, Theo Husain et al (2016), cũng thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 3 yếu tố và gián tiếp bởi 2 yếu tố gồm: (1) Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là sự sáng tạo của người lao động, quá trình học hỏi của tổ chức và quá trình đổi mới; (2) Các yếu tố tác động gián tiếp là mạng lưới tổ chức và hiệu quả của tiến trình đổi mới Tuy nhiên, Theo Zhao et al (2016) lại cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố chính là: (1) Nhà cung cấp; (2) Người bán; (3) Khả năng của đối thủ cạnh tranh; (4) Sự thay thế
Như vậy, thông qua lược khảo tài liệu và tình hình hoạt động thực tế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch cho thấy, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: thương hiệu, Marketing, nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ Chính vì thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy cho sự phát triển du lịch Nhận thấy được mối liên hệ này, tác giả cũng đề xuất đưa yếu tố năng lực cạnh tranh vào mô hình nghiên cứu, để xem xét sự tác động của năng lực cạnh tranh của công ty du lịch đến sự phát triển của doanh nghiệp du lịch
Từ phần lược khảo tài liệu, ta có bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch như sau:
Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Beerli và Martin (2004)
2 Nguồn lực tự nhiên và văn hóa Beerli và Martin (2004)
3 Sự thích thú của điểm đến Byon và Zhang (2009)
4 Môi trường xã hội Beerli và Martin (2004)
5 Hình ảnh điểm đến Prayag và Ryan (2012)
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự,
Sự tin cậy điểm đến
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Khả năng đáp ứng điểm đến
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012
Năng lực phục vụ điểm đến
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự,
Sự đồng cảm điểm đến Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải,
2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
11 Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
12 Thương hiệu Bharati và Chaudhury, 2009; Raymond và
13 Marketing Day, 1994; Martin et al, 2005
14 Nguồn vốn Humphrey và Shmitz, 2002; Ayyagaru et al,
Nguồn nhân lực Panigyrakis và Theodoridis, 2007; Capron và
Mitchell, 2009; 16Lichtenthaler, 2011; Uhlaner và Meijaard, 2004
16 Công nghệ Adeya, 2003; Brynjolfsson và Yang, 1996; Lal,
Năng lực cạnh tranh Panigyrakis và Theodoridis, 2007; Capron và
Mitchell, 2009; Lichtenthaler, 2011; Uhlaner và Meijaard, 2004
18 Phát triển du lịch Beh Yean Shan và Joel Tham Kah Marn, 2013;
Cheng-Lung Wu và Hsiao-Ming Chang, 2013; Kao, 1995; Dilek Turan, 2015; Khadarooa và Seetanah, 2008; Timur và Olali, 1988; Yihe Long, 2010
Nguồn: Tóm lượt từ các nghiên cứu trước đây, 2019
Bảng 2.2 Tổng hợp các biến quan sát thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
Nhân tố đo lường Nguồn
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Cơ sở mua sắm, đa dạng và chất lượng phục vụ du lịch
Khu vui chơi giải trí hoạt động cuộc sống ban đêm phục vụ du lịch Beerli và Martin (2004)
Khu ẩm thực đa dạng, đặc sản địa phương phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thể thao và nghỉ dưỡng tại khu du lịch Beerli và Martin (2004)
Nguồn lực tự nhiên và văn hóa
Phong cảnh đẹp, hữu tình, nên thơ thu hút đến tham quan Beerli và Martin (2004)
Nhiều di tích lịch sử tầm quốc gia và khu vực
Bãi biến sạch và tắm an toàn thu hút đến tham quan
Khu hệ động vật, thực vật phong phú và đa dạng Beerli và Martin (2004)
Sự thích thú của điểm đến
Cơ sở du lịch mang lại rất nhiều niềm vui đến cho du khách tham quan
Byon và Zhang (2009) Điểm du lịch mang lại nhiều thích thú, ấn tượng cho du khách đến tham quan Byon và Zhang (2009)
Khu du lịch mang lại nhiều hứng thú cho du khách đến trãi nghiệm
Có nhiều điểm du lịch mới trên đảo Byon và Zhang (2009)
Khu du lịch tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi du khách thưởng ngoạn Beerli và Martin (2004)
Khu du lịch tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khu thưởng ngoạn
Beerli và Martin (2004) Điểm du lịch có không khí trong lành và không quá ồn ào Beerli và Martin (2004)
Cơ sở du lịch tạo cảm giác tự do và không đeo bám bán hàng
Beerli và Martin (2004) Điểm du lịch tạo cảm giác yên tâm và không ép giá Beerli và Martin (2004)
Hình ảnh điểm đến Điểm tham quan văn hóa lịch sử thu hút du khách đến
Văn hóa phong phú đa dạng, đặc trưng vùng miền Prayag và Ryan (2012) Đảo nổi tiếng trong du lịch Prayag và Ryan (2012) Đảo có rẻ đẹp kỳ lạ Prayag và Ryan (2012)
Hệ thống giao thông thuận lợi cho du khách đi lại trên đảo
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Thông tin liên lạc kết nối thế giới tốt
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Dịch vụ y tế được đảm bảo, chăm sóc kịp thời
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Cơ sở hạ tầng của hệ thống nhà hàng, khách sạn đảm bảo tiêu chuẩn, sach sẽ
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Nguồn nhân lực phục vụ cho các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Sự tin cậy điểm đến
An ninh tại điểm du lịch được bảo đảm, an toàn
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014 Điều kiện vệ sinh môi trường đạt chuẩn chất lượng
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Dịch vụ ăn uống vệ sinh, sạch sẽ, chất lượng
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Tổ chức cung cấp dịch vụ thực hiện đúng cam kết với du khách
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014 Dịch vụ điểm du lịch bán đúng giá Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức
Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Khả năng đáp ứng điểm đến Điểm du lịch có rất nhiều dịch vụ vui chơi giải trí thỏa mãn du khách
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012 Ẩm thực địa phương ngon miệng, độc đáo
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012
Nhiều đặc sản để khách đến có thể mua về làm quà tặng
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012
Nhà hàng, khách sạn đáp ứng được nhu cầu của mọi du khách đến tham quan
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012
Năng lực phục vụ điểm đến
Kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực du lịch phong phú
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Thái độ phục vụ của nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch có ngoại ngữ giao tiếp tốt
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014;
Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Nhân viên du lịch đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012
Sự đồng cảm điểm đến
Nhân viên du lịch gần gũi với du khách Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức
Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Nhân viên du lịch luôn quan tấm đến du khách khi có nhu cầu
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Người dân địa phương mến khách, thân thiện
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ
Hài lòng về cơ sở vật chất của điểm du lịch
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
Hài lòng các dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014 Hài lòng khả năng phục vụ tại khu du lịch
Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014
KẾT LUẬN RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHE HỔNG CẦN NGHIÊN CỨU
2.6.1 Các kết luận cần được rút ra để làm nền tảng cho việc nghiên cứu
Trong các nghiên cứu gần đây về du lịch, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm và mô hình liên quan về phát triển du lịch hiệu quả Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, một số kết luận được rút ra cụ thể như sau:
- Nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu làm thế nào để cải thiện hình ảnh điểm đến, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ và cạnh tranh điểm đến có hiệu quả Cho nên, các kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố rất có ý nghĩa để luận án kế thừa và phát triển Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình về phát triển du lịch hiệu quả tại thành phố Phú Quốc
- Thông qua các nghiên cứu được lược khảo cho thấy, hầu hết các tác giả đều tập trung vào từng hướng tiếp cận riêng biệt chứ chưa có một khung nghiên cứu tổng quát về các yếu tố thuộc về cung - cầu du lịch và những nghiên cứu về hướng cung được xây dựng dựa vào nền tảng học thuật, chủ yếu bằng phương pháp định tính chứ chưa được được kiểm bằng phương pháp định lượng
- Hiện nay chưa có khung nghiên cứu tổng quát từ hướng cầu đến hướng cung để có thể phát huy khả năng, nguồn lực và lợi thế của mình để xây dựng và phát triển du lịch biển đảo Bên cạnh đó, các mô hình nghiên cứu về hướng cung dịch vụ đa phần là định tính chưa được kiểm định theo định lượng Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch là: 1) Hình ảnh điểm đến du lịch: là kết quả của nhiều nghiên cứu về các nhân tố, trong đó chủ yếu là cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nguồn lực tự nhiên và nhân văn, sự thích thú của điểm đến, môi trường xã hội và hình ảnh điểm đến 2) Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch: là kết quả của nhiều nghiên cứu về các nhân tố, trong đó chủ yếu là nhóm nhân tố khách quan và chủ quan 3) Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch: tập trung vào các yếu tố vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, marketing và thương hiệu
- Nếu xét về phương pháp phân tích, hầu hết các nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp định tính để đánh giá phát triển du lịch biển đảo như nghiên cứu chiến lược phát triển, cơ sở hạ tầng du lịch, nguồn thông tin, nền kinh tế địa phương, cộng đồng cư dân, tính thời vụ, quá trình hội nhập, vị trí địa lý và thu hút đầu tư Các nghiên cứu sử dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman et al (1985) để đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách bao gồm 5 thành phần là: (1) Khả năng đáp ứng; (2) Độ tin cậy; (3) Năng lực phục vụ; (4) Sự đồng cảm; (5) Phương tiện hữu hình Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến Việc ứng dụng các phương pháp định lượng từ hướng tiếp cận cung và từ hướng tiếp cận cầu để đo lường các chỉ tiêu như chất lượng dịch vụ du lịch, hình ảnh điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của các nghiên cứu này còn rất hạn chế
2.6.2 Khe hổng cho nghiên cứu và tính mới của luận án
- Từ các nghiên cứu trên cho thấy, tuy đã có nền tảng học thuật về phát triển du lịch được xây dựng bởi những nhà nghiên cứu đầu ngành, các nghiên cứu trên chủ yếu từ hướng tiếp cận cung như đầu tư, xây dựng, chiến lược phát triển, phát triển kinh tế, cải thiện môi trường du lịch và hướng tiếp cận cầu là đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch, nhưng chưa xây dựng được khung nghiên cứu tổng quát cho tổng thể cung cầu trong phát triển du lịch, để từ đó có đề xuất chính sách phát triển du lịch nên tập trung đầu tư vào cung và đầu tư vào cung
- Các nghiên cứu chỉ tiến hành thực hiện dựa trên nghiên cứu định tính đối với các yếu tố thuộc về cung, do đó chưa thể đánh giá một cách chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Từ những hướng tiếp cận trên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào liên quan đến xây dựng được mô hình tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển đảo thành phố Phú Quốc, đây chính là khe hổng trong nghiên cứu mà tác giả nhận diện được và chọn là nghiên cứu cho mình Nghiên cứu của luận án đã chọn là rất cần thiết, khả thi trước mắt trong bối cảnh phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và phát triển du lịch biển đảo thành phố Phú Quốc nói riêng
- Trong quá trình lược khảo tài liệu, tác giả nhận thấy trong nghiên cứu định tính, chưa thấy các tác giả thảo luận các thang đo lường các biến quan sát Các thang đo hầu hết được xây dựng dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đó Có vài nghiên cứu có lấy ý kiến của chuyên gia, nhưng cách làm còn đơn giản, chưa thảo luận sâu địa bàn nghiên cứu Dẫn đến kết quả còn hạn chế trong kết luận nghiên cửu Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả thảo luận các thang đo lường các biến quan sát qua hai bước, được thảo luận nhóm một cách chặt chẽ, dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của nghiên cứu có sẵn, sau đó lấy ý kiến của các chuyên gia, để xây dựng các thang đo chuẩn xác, phù hợp với thị trường Việt Nam, trường hợp cho phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc Điều này sẽ giải quyết được lỗ hổng trong các nghiên cửu trước đây
2.6.2 2 Tính mớ i c ủa đề tài
Qua lược khảo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển du lịch cho thấy, đây là một vấn đề cấp bách giúp du lịch tồn tại bền vững trong tương lai Tuy nhiên, các nghiên cứu được lược khảo chưa đề xuất mô hình nghiên cứu phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo Do đó, nghiên cứu của tác giả có một số tính mới so với các nghiên cứu trước đây:
- Về nội dung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được đánh giá trên 2 đối tượng, đối tượng cung (Doanh nghiệp/công ty cung cấp dịch vụ du lịch) và đối tượng cầu
(Khách du lịch) Các nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá thông qua cầu từ khách du lịch, do đó chưa khái quát được ở nguồn cung
- Về phương pháp thực hiện, các nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá từ một khía cạnh ảnh hưởng đến phát triển du lịch Do đó, phương pháp được sử dụng nhiều là hồi quy tuyến tính Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để xem xét mối quan hệ giữa phát triển du lịch và các yếu tố ảnh hưởng
- Hơn thế, du lịch thành phố Phú Quốc là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, hàng năm đóng góp vào GDP của nước ta rất nhiều Nhưng chưa có một nghiên cứu nào xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến phát triển du lịch nói chung, du lịch biển đảo trường hợp thành phố Phú Quốc nói riêng Chính vì thế, đây là một mô hình nghiên cứu mới tại một điểm đến du lịch
Tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến luận án về các vấn đề: (1) các lý thuyết về phát triểu du lịch biển đảo hiệu quả; (2) Lược khảo các mô hình cấu trúc mô hình hình ảnh điểm đến du lịch (Nguồn:
Beerli, A & Martin, J.D, 2004); Lược khảo mô hình cấu trúc mô hình phát triển du lịch biển đảo (Nguồn: Shan và Marn, 2013); Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ (Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985); Lược khảo các mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh điểm đến của (Ritchie & Crouch, 2000), mô hình năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ (Craigwell, 2007); (3) cách tiếp cận đo lường các nhân tố phát triển du lịch; (4) tóm tắt các kết quả nghiên cứu; (5) Cac nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Luận án có 18 nhân tố ảnh hưởng được rút ra làm cơ sở xác định hướng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận án Luận án cũng chỉ ra những đóng góp về lý luận và thực tiễn của các biến quan sát thuộc nhóm nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch của điểm đến.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa một số mô hình nước ngoài và trong nước cùng với thảo luận, phỏng vấn chuyên gia, các tiêu chí đánh giá cụ thể của 18 yếu tố ảnh hưởng, 67 tiêu chí đánh giá khung nghiên cứu phát triển du lịch biển đảo thành phố Phú Quốc được xác định như sau:
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là một trong những nhân tố có tác động đến hình ảnh điểm đến du lịch Cơ sở vật chất kĩ thuật địa phương được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kĩ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ Cơ sở vật chất kĩ thuật theo tác giả Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2015), Đặng Thị Thanh Loan và Bùi Thị Thanh (2014) bao gồm: cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, phương tiện vận chuyển, hệ thống giao thông và đường xá điểm đến, nhà vệ sinh, hệ thống các dịch vụ Thể hiện cả cơ sở hạ tầng chung và cơ sở vật chất phục vụ du lịch như: hạ tầng giao thông vận tải, khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí, mạng lưới thương mại, cửa hàng ẩm thực phục vụ du lịch (Beerli và Martin, 2004)
Nguồn lực tự nhiên và văn hóa: Các điều kiện tự nhiên luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người Chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất hấp dẫn để hình thành lợi thế cạnh tranh của các điểm đến kinh doanh du lịch (Mihalic, 2000) Tài nguyên về lịch sử văn hóa thể hiện các đặc điểm: Di tích lịch sử và khảo cổ; đặc tính nghệ thuật và kiến trúc; các yếu tố văn hóa là tài nguyên du lịch hấp dẫn, tạo nền tảng cho du lịch phát triển Các yếu tố về lịch sử, văn hóa nhân văn lâu đời; sự cảm thụ ấn tượng, sâu sắc, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của điểm đến du lịch; các di sản độc đáo, đẳng cấp có sức thu hút rất lớn đối với du khách (Murphy và cộng sự, 2000) Nguồn lực du lịch tự nhiên là cảnh quan thiên nhiên, điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thắng cảnh tự nhiên, các khu vườn chim, tài nguyên biển, sự trong sạch của môi trường sinh thái; mức độ phong phú, sự nổi tiếng, tính độc đáo, mới lạ của tài nguyên thiên nhiên; nơi hội tụ các di sản kỳ quan thiên nhiên, các vườn quốc gia, bãi biển đẹp được đánh giá là ưu thế vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, (Beerli và Martin, 2004)
Sự thích thú của điểm đến: Thể hiện bầu không khí tại điểm đến du lịch do người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch tạo ra, có thể làm cho khách du lịch cảm thấy thoải mãi, thư dãn, thích thú, phấn khích hoặc có thể làm khách du lịch khó chịu, chán nản, thất vọng, Có thể xác định theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người Việc du khách nhận ra các sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu, làm cho du khách có ý định đến tham quan là rất quan trọng đáp ứng được nhu cầu của du khách (Dwyer, Livaic, Mellor, 2003) Quan điểm chung nhất nhu cầu của du khách là mong muốn được đến vùng đất mới, một nơi khác so với nơi ở thường xuyên của mình để được tận hưởng, trải nghiệm những cảm giác mới lạ ở những địa điểm đó như tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn, mua sắm, giải trí thông qua các trò chơi, cải thiện sức khỏe, các dịch vụ, Sau những chuyến đi du lịch như vậy, giúp họ thỏa mãn nhu cầu đi tham quan, nghỉ dưỡng; giải tỏa được áp lực cuộc sống, phục hồi sức khỏe, để phục vụ cho công việc mới (Buhalis, 2004).Thể hiện những sản vật hay các hoạt động tạo nên sức thu hút khách du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, thái độ của người dân, an toàn, (Byon và Zhang, 2009)
Môi trường xã hội: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các môi trường văn hoá - xã hội khó có thể định lượng được vì phần lớn đó là: Những tác động của du lịch đến văn hóa xã hội được thể hiện trong việc góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng phần lớn đó là những tác động gián tiếp Hoạt động du lịch gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm Các tệ nạn lừa đảo, ép giá, chèo kéo, đeo bám ăn xin ở các điểm du lịch thường cao hơn so với những nơi khác (Phù Quốc Bảo, 2016) Để môi trường du lịch Phú Quốc là điểm du lịch tạo cảm giác dễ chịu, có không khí trong lành, tạo cảm giác tự do và tạo cảm giác yên tâm , việc kiểm soát những mặt tích cực này là một công việc khó khăn, bởi chúng không xảy ra một cách đột biến mà diễn biến trong một quá trình lâu dài: (1) Khách du lịch đến càng đông, lợi dụng khách đi du lịch nên bán hàng hóa trở nên cao giá, thậm chí bán giá cao gấp mấy lần giá thị trường làm cho người dân xung quanh khó khăn trong việc chi tiêu sinh hoạt hằng ngày; (2) Tiềm năng du lịch càng cao thì việc nhà nước sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng như xây dựng đường hai chiều trên đảo, sửa sang đường địa phương làm ảnh hưởng gây khó khăn cho ngân sách nhà nước; (3) Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ phụ thuộc vào ngành du lịch Tại các điểm du lịch cần khắc phục tình trạng chặt chém khách du lịch để họ cảm thấy an tâm hơn khi đi du lịch tại Phú Quốc Nên có những biện pháp xử phạt nghiêm minh các hành vi chèo kéo làm phiền khách du lịch trong lúc tham quan và vui chơi (Beerli và Martin, 2004)
Hình ảnh điểm đến: Là dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để hình thành nên sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Phú Quốc Phát triển sản phẩm du lịch cần nghiên cứu sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao, có tính đặc thù rõ nét, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh như: phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc địa phương, lễ hội truyền thống; du lịch biển gắn liền với văn hóa biển và ẩm thực biển; phát triển du lịch văn hóa gắn với các giai thoại, di tích lịch sử, gắn với các công trình kiến trúc; liên kết với các địa phương tạo nên sản phẩm du lịch vùng; nghiên cứu các loại hình du lịch mối; đa dạng hóa sản phẩm và loại hình du lịch để phù hợp với từng phân khúc thị trường khác nhau (Baidal, Sanchez, và Rebello,
2013) Hình ảnh điểm đến du lịch nổi tiếng Phú Quốc là do tài nguyên nhân văn có giá trị du lịch rất lớn là một hình thức tổ chức văn hóa đặc sắc, các hoạt động giải trí, sinh hoạt ngày, đêm (Hughes, 2000).; các sự kiện đặc biệt, các loại hình truyền thống mang sắc thái riêng được hoạt động theo mùa, thời vụ nhằm tăng lên đáng kể khi lượng du khách tìm kiếm trải nghiệm nhiều hơn so với loại hình du lịch không có hoạt động trước đó Phú Quốc là điểm tham quan văn hóa lịch sử thu hút du khách bởi vì có văn hóa đa dạng (Byon và Zhang, 2009)
Phương tiện hữu hình: Giao thông vận tải là điều kiện cần thiết trong quá trình phát triển du lịch Trong đó, mạng lưới giao thông đường bộ có vai trò hết sức quan trọng, tạo sự tiện nghi, đảm bảo mức độ an toàn và tiết kiệm cả về thời gian lẫn chi phí cho khách du lịch Nhân tố quan trọng cho sự phát triển thành công của du lịch Phú Quốc, bao gồm hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chăm sóc y tế, hệ thống cung cấp điện, nước, phải được đầu tư cơ sở vật chất đúng mức, cần thiết và có những quy hoạch xây dựng cụ thể, hợp lý nhằm phát huy các nguồn lực vật chất sẵn có, để có đủ khả năng đón nhận khách du lịch (Heraty, 1989; Gunn, 2002) Nâng cấp cải tạo, xây dựng thêm các nhà nghỉ, khách sạn, khu resort để có thể cung cấp chỗ ở tiện nghi và thoải mái cho du khách Mở thêm nhiều lớp dạy kỹ năng tiếng anh cho các nhân viên, tiếp viên phục vụ tại các nhà hàng khách sạn và những khu du lịch, thuê các chuyên gia, các diễn giả nổi tiếng có nhiều kinh nghiệm đào tạo về kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng làm việc cho các nhân viên trong các khu du lịch và nhà hàng, khách sạn (Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012)
Sự tin cậy của điểm đến: Du lịch biển đảo chỉ có thể phát triển trong điều kiện hòa bình, chế độ chính trị và an ninh du lịch Phú Quốc được bảo đảm xã hội ổn định
Du khách chỉ thích đến những đất nước, vùng và địa phương có chế độ chính trị ổn định và an ninh xã hội tốt khi đó họ sẽ có cảm giác yên tâm về tính mạng và tài sản của mình, thỏa sức tận hưởng và trải nghiệm các giá trị du lịch như sân bay, điểm vận chuyện tàu cao tốc an toàn Điều kiện vệ sinh môi trường tại thành phố Phú Quốc, dịch vụ ăn uống tại điểm du lịch Phú Quốc chất lượng tốt, các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch luôn thực hiện đúng cam kết, và bán đúng giá cho khách du lịch Tóm lại phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ du lịch đúng như những gì đã được giới thiệu trong quảng cáo để du khách không cảm thấy thất vọng khi đến với các địa điểm du lịch tại thành phố Phú Quốc (Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014)
Khả năng đáp ứng của điểm đến: Là các hoạt động phổ biến trong du lịch, được yêu cầu hỗ trợ, tạo ra các lợi ích kinh tế cho cộng đồng như cơ sở lưu trú, nhà hàng, bãi tắm, quầy lưu niệm, quầy bán hàng, các cơ sở kinh doanh mua bán, các điểm tham quan góp phần xây dựng hình ảnh ngày càng chuyên nghiệp, văn minh và thân thiện với du khách (Dwyer, 2010; Cooper,1998).Biển đảo du lịch Phú Quốc có rất nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực địa phương là cho du khách thưởng thức thấy ngon miệng, độc đáo Thành phố Phú Quốc có rất nhiều đặc sản để khách du lịch mua về lưu niệm và làm quà tặng như rượu Sim, nước nắm, tiêu, ngọc trai Nhiều nhà hàng, khách sạn tại thành phố Phú Quốc đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch (Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012)
Năng lực phục vụ của điểm đến: Năng lực phục vụ điểm đến thể hiện lên trình độ chuyên môn cũng như khả năng nghiệp vụ trong quá trình phục vụ khách hàng Nếu nhân viên có năng lực phục vụ cũng như trình độ chuyên môn tốt điều đó cũng góp phần khẳng định giá trị về chất lượng dịch vụ Một nhân viên có năng lực phục vụ tốt bao gồm một số yếu tố cơ bản: trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, thái độ và tác phong, khả năng ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực thể hiện như Sự thân thiện, lịch sự, vui vẻ, nhiệt tình của nhân viên cũng như người dân địa phương Khả năng giao tiếp, trình độ chuyên môn, xử lý tình huống, khả năng ngoại ngữ của nhân viên và hướng dẫn viên tại điểm du lịch thành phố Phú Quốc rất tốt (Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014; Tsitsiloni, M., et al, 2012; Đinh Công Thành và cộng sự, 2012)
Sự đồng cảm của điểm đến: Vận động tuyên truyền du khách và trong nhân dân để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở các nơi công cộng Cần có thêm nhiều thùng rác tuyến đường, các địa điểm tập trung đông du khách để người dân không vứt rác bừa bải và góp phần làm sạch đường phố Cần mở rộng tuyên truyền về luật giao thông trong nhân dân, kết hợp với nhà trường để giảng dạy luật giao thông cho học sinh để góp phần nâng cao ý thức của người dân khi tham giam gia giao thông, góp phần tạo nên một thành phố du lịch văn minh hơn, người dân địa phương thân thiện và mến khác (Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014)
Sự hài lòng của chất lượng dịch vụ: Khả năng phục vụ tại điểm du lịch thành phố Phú Quốc là đội ngũ nhân viên đang làm việc trực tiếp và gián tiếp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị và được xem là nhân tố đóng vai trò then chốt trong ngành du lịch, cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao Vì vậy, bất kỳ một điểm đến du lịch nào muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải thường xuyên đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, để từ đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho nhân viên Đây là điều cốt yếu nhằm tạo ra sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh cho điểm đến du lịch (Craigwell, 2007) Theo dõi thường xuyên mức độ hài lòng của du khách, hiểu được nhu cầu của du khách và phát triển sản phẩm tại điểm đến; tăng cường sức hấp dẫn của các nguồn tài nguyên cốt lõi và yếu tố thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng và hiệu quả của điểm đến, nhằm đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường, tránh thiếu sót trong quản lý mà không giải quyết được là hoạt động hợp tác giữa các nhà cung ứng dịch vụ, để đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ liên tục nhằm thực hiện tốt tất cả những vấn đề tại điểm đến, để đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, doanh nghiệp, khách du lịch và đồng thời giải quyết các mối quan hệ giữa chúng (Parasuraman et al, 1985; Lưu Thanh Đức Hải, 2012; Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang, 2014; Jussem, P M., et al., 2014)
Thương hiệu: Thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn, mong muốn được lựa chọn, tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp (Steven Pike và Stephen J.Page, 2014) Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp Chính những điều đó đã thôi thúc các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu (Bharati và Chaudhury, 2009; Raymond và Bergeron, 2008)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Môi trường kinh doanh tác động mạnh đến phát triển du lịch biển đảo bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: chính sách pháp luật, cạnh tranh, chính trị, xã hội, văn hóa nhưng các yếu tố này phụ thuộc phần lớn vào Đảng và Chính phủ, do đó để có thể đánh giá một cách chính xác về sự phát triển du lịch biển đảo thành phố Phú Quốc, nghiên cứu tiến hành tiếp cận dựa trên cách tiếp cận cung - cầu
- Tiếp cận từ cung: đây là cách tiếp cận thực tế đối với những nhà cung cấp dịch vụ như: cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí để hỗ trợ cho việc phân tích các vấn đề liên quan đến cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển đảo
- Tiếp cận từ cầu: cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào nhu cầu của du khách trong và ngoài nước để hỗ trợ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách đối với du lịch biển đảo
+ Chính sách tác động cung dịch vụ du lịch của Chính phủ và địa phương
+ Các chính sách hỗ trợ, hậu cần du lịch
Hình 3.1: Cách tiếp cận tổng quát Nguồn: Tác giả đề xuất, 2019
Hệ thống dịch vụ du lịch
+ Hệ thống cơ sở lưu trú
+ Hệ thống vui chơi giải trí
+ Hệ thống dịch vụ ăn uống
Phân tích tài nguyên du lịch biển đảo Phú Quốc
Vấn đề cung ứng dịch vụ du lịch biển đảo
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc
Vấn đề cầu dịch vụ du lịch biển đảo Ý kiến Du khách nội địa Ý kiến Du khách quốc tế
Các thành phần kinh tế, tổ chức phi chính phủ Ý kiến chuyên gia Ý kiến chuyên gia
NHÂN TỐ KHÁCH QUAN NHÂN TỐ CHỦ QUAN
3.2.2 Quy trình nghiên cứu Để có thể hoàn thành tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu để thực hiện đề tài như hình 3.2:
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất, năm 2019
Thảo luận nhóm với khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ và các chuyên gia
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỊNH LƯỢNG
NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ĐỊNH LƯỢNG
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Mã hóa – làm sạch dữ liệu Phân tích tần số
Kiểm định độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và tương quan biến tổng ≥ 0,3)
Phân tích nhân tố khám phá (Hệ số KMO ≥ 0,5) Phân tích nhân tố khẳng định
Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Hàm ý chính sách và kết luận, kiến nghị
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
Luận án lược khảo những nghiên cứu, các bảng báo cáo, các tài liệu có liên quan đến định nghĩa về phát triển du lịch Những lược khảo này được ứng dụng về nội dung, phương pháp để giải quyết các mục tiêu của luận án nhằm xác định những hàm ý chính sách phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc Ngoài ra, luận án tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp có liên quan đến thực trạng phát triển du lịch Cụ thể dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau: Các báo cáo, thống kê hàng năm của sở Du lịch Kiên Giang; số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc; số liệu thống kê Trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch Kiên Giang; số liệu thống kê Sở Kế hoạch và Đầu tư, số liệu thống kê Sở Công thương, số liệu thống kê Hiệp hội doanh nghiệp; các Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Các tài liệu khoa học, hội thảo, công trình nghiên cứu có liên quan của các Viện, Trường trong và ngoài nước
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia và điều tra bằng bảng hỏi khách du lịch nội địa và du khách quốc tế, điều tra các doanh nghiệp du lịch Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện như sau:
- Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc thảo luận nhóm Mục đích của thảo luận nhóm nhằm khám phá các biến quan sát đo lường, điều chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo các yếu tố này Phương thức thảo luận theo các nội dung của dàn bài thảo luận do chúng tôi soạn thảo, dựa trên tổng quan các tài liệu nghiên cứu; các tiêu chuẩn, tiêu chí của ngành du lịch Kết quả các cuộc thảo luận này là cơ sở để phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu Việc phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm đánh giá các phát biểu trong thang đo để sử dụng trong nghiên cứu định tính
Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ chính xác về nội dung của bảng câu hỏi nghiên cứu và định nghĩa của biến khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất Mục đích sử dụng phương pháp chuyên gia là để điều tra, đánh giá của các chuyên gia về các điểm đến du lịch ở thành phố Phú Quốc Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch để tìm ra hàm ý chính sách và giải pháp tối ưu Phương pháp chuyên gia rất phù hợp cho nghiên cứu này, không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình đánh giá kết quả, đề xuất các hàm ý chính sách thực hiện nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ khoa học Để sử dụng phương pháp chuyên gia có hiệu quả, luận án này quan tâm đến việc lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá về hình thức, kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn Việc phỏng vấn sâu do chúng tôi trực tiếp thực hiện theo dàn bài phỏng vấn do chúng tôi soạn thảo Đối tượng phỏng vấn sâu là một nhóm 10 chuyên gia - những người làm việc có liên quan đến ngành du lịch, là lãnh đạo các sở, cơ quan, ban ngành trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và vùng ĐBSCL Một nhóm 10 chuyên gia là cán bộ lãnh đạo, quản lý các Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Kiên Giang, Trường Kinh tế TP Hồ Chí Minh ; Một nhóm 10 chuyên gia là quản lý doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn đáp viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Qua trao đổi nhằm khám phá các biến quan sát đo lường, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch hiệu quả ở thành phố Phú Quốc và kết quả phân tích được tổng hợp, trên cơ sở đó, hiệu chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo các yếu tố này
Nội dung phỏng vấn sâu gồm bốn nội dung chính: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch hiệu quả ở thành phố Phú Quốc; (2) Lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và đo lường phát triển du lịch hiệu quả ở thành phố Phú Quốc; (3) Xây dựng khung nghiên cứu phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc; (4) Nghiên cứu điều tra qua bảng câu hỏi đối tượng nào để nghiên cứu định lượng
Cách thức tổ chức thực hiện: Phỏng vấn sâu được thực hiện bằng cách gặp trực tiếp đối tượng để phỏng vấn Tất cả các chuyên gia đều rất quan tâm, sẵn sàng ủng hộ, cung cấp thông tin, chia sẻ các quan điểm với các nội dung của phỏng vấn Những nội dung phỏng vấn được ghi chép đầy đủ và lưu trữ cẩn thận
Tác giả tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên gia để xác định, điều chỉnh, giới hạn phạm vi nghiên cứu và kiểm định, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các nhân tố được chọn khảo sát, thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 5/2018
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát giúp thang đo phù hợp hơn với thực tiễn của các điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Phú Quốc Nhóm thảo luận là những chuyên gia có độ tuổi từ 25 đến 65, tác giả lần lượt thực hiện 2 cuộc thảo luận với nội dung cụ thể như sau:
Trong cuộc thảo luận nhóm lần một, tác giả đã đưa ra các câu hỏi mở để làm rõ những vấn đề: Anh/Chị vui lòng cho biết quan điểm của bản thân về phát triển du lịch biển đảo, tại một điểm đến cụ thể? Phát triển du lịch của một điểm đến là biển đảo có ảnh hưởng đến lĩnh vực nào trong nền kinh tế và xã hội? Các tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá phát triển du lịch của một điểm đến? Anh/Chị vui lòng cho biết, chất lượng dịch vụ của du lịch được đánh giá qua những tiêu chí nào? Những nhân tố nào cần thiết để đánh giá được chất lượng dịch vụ tại một điểm đến du lịch biển đảo? Tác động của của những nhân tố đó đến hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo? Năng lực canh tranh của một doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch được đo lường thông qua những tiêu chí nào? Những yếu tố nào tác động trực tiếp đến khả năng hoạt động phục vụ của doanh nghiệp? Tác động của của những nhân tố đó đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Anh/Chị vui lòng cho biết hình ảnh của một điểm đến là biển đảo đối với khách du lịch được đo lượng thông những tiêu chí nào? Những yếu tố nào tác động đến hình ảnh điểm đến của du lịch biển đảo? Tác động của của những nhân tố đó đến sự trung thành của khách du lịch đối với điểm đến, bên dưới lý thuyết và một số nghiên cứu trước được tác giả tổng hợp, bao gồm: 1) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, 2) Sự thích thú của điểm đến, 3) Nguồn lực tự nhiên và văn hóa, 4) Sự thích thú của điểm đến, 5) Môi trường xã hội, 6) Hình ảnh điểm đến, 7) Phương tiện hữu hình, 8) Sự tin cậy của điểm đến,
9) Khả năng đáp ứng của điểm đến, 10) Năng lực phục vụ của điểm đến, 11) Sự đồng cảm của điểm đến, 12) Sự hài lòng chất lượng dịch vụ, 13) Thương hiệu, 14) Marketing, 15) Nguồn vốn, 16) Công nghệ, 17) Năng lực cạnh tranh, 18) Phát triển du lịch hiệu quả Ngoài các nhân tố trên, theo Anh/chị nhận thấy cần phải bổ sung thêm hay giảm bớt nhân tố nào để tốt hơn cho các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc
- K ế t qu ả thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
Kết quả thảo luận là 01 chuyên gia không đồng ý “Sự thích thú của điểm đến”, 01 chuyên gia không đồng ý “Nguồn nhân lực”, còn lại 28 chuyên gia đồng ý về 18 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc, đã được tác giả chắt lọc cẩn thận từ việc lấy ý kiến chuyên gia, quá trình nghiên cứu tài liệu (1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, 2 Sự thích thú của điểm đến, 3 Nguồn lực tự nhiên và văn hóa, 4 Sự thích thú của điểm đến, 5 Môi trường xã hội, 6 Hình ảnh điểm đến, 7 Phương tiên hữu hình, 8 Sự tin cậy của điểm đến, 9 Khả năng đáp ứng của điểm đến, 10 Năng lực phục vụ của điểm đến, 11 Sự đồng cảm của điểm đến, 12 Sự hài lòng chất lượng dịch vụ, 13 Thương hiệu, 14 Marketing, 15 Nguốn vốn, 16 Công nghệ, 17 Năng lực cạnh tranh, 18 Phát triển du lịch)
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu “Nghiên Cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc” Mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện ở hình 3.3:
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2019
Cơ sở hạ tầng phục vụ
Nguồn lực tự nhiên và DL
Sự thích thú của điểm đến
SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Phương tiện hữu hình của điểm đến
Năng lực phục vụ điểm đến
Khả năng đáp ứng điểm đến
Sự đồng cảm điểm đến
Sự tin cậy điểm đến
NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP
- Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu
Mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc đã được đề xuất dựa trên các phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm và xem xét kỹ lưỡng các mô hình cấu trúc mô hình hình ảnh điểm đến du lịch (Nguồn: Beerli, A & Martin, J.D, 2004); mô hình cấu trúc mô, hình phát triển du lịch biển đảo (Nguồn: Shan và Marn, 2013); Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ (Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985); các mô hình cạnh tranh điểm đến được phát triển bởi các nhà nghiên cứu du lịch, đặc biệt là Crouch và Ritchie
(2003), Craigwell (2007) và các lý thuyết có liên quan
- Để đánh giá thành công của quá trình thảo luận các nghiên cứu mô hình lý thuyết phát triển du lịch thành phố Phú Quốc điểm đến trước đó Tác giả đã bám sát mô hình gốc của Beerli, A & Martin, J.D, 2004; Shan và Marn, 2013; Parasuraman và cộng sự, 1985; Ritchie và Crouch, mô hình của Larry Dwyer và Chulwon Kim, kết hợp dựa trên ý kiến của các chuyên gia Kết quả là đã xây dựng được mô hình lý thuyết và kiểm định thực nghiệm mô hình đo lường phát triển du lịch thành phố Phú Quốc điểm đến tại Việt Nam, trường hợp điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc Qua đó, sẽ làm giàu thêm phần cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch hiệu quả điểm đến
Luận án đã trình bày cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết nghiên cứu về hình ảnh điểm đến, nghiên cứu về sự hài lòng chất lượng dịch vụ và nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, từ đó đưa ra các lý thuyết thỏa mãn điều kiện nghiên cứu về phát triển du lịch biển đảo hiệu quả; quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án Trong phương pháp phân tích số liệu bao gồm phần kiểm định Cronback’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc Nghiên cứu đã trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ gồm 18 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Phú Quốc với 67 biến quan sát Chương này cũng đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức và trình bày phương pháp xác định cho mô hình nghiên cứu hỗn hợp bao gồm một sự kết hợp của phương pháp định tính và định lượng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC
4.1.1 Sản phẩm du lịch thành phố Phú Quốc
4.1.1.1 Các s ả n ph ẩ m du l ị ch bi ể n hi ện đang khai thác
Trên chiều dài hơn 200 km đường bờ biển và trên hệ thống 143 đảo, đặc biệt là đảo Phú Quốc, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã phát hiện hàng chục bãi biển có khả năng khai thác phục vụ du lịch Phần lớn các bãi biển ở Kiên Giang có chất lượng tương đối cao (độ dốc, độ mịn, độ trong nước biển…), có điều kiện tiếp cận khá thuận lợi và có thể khai thác để phát triển du lịch quanh năm
Các bãi biển du lịch hiện đang khai thác trên đảo Phú Quốc: Bãi Bà Kèo (từ Dương Đông đến Cửa Lấp); Bãi Trường (từ Cửa Lấp đến Mũi Đất Đỏ); Bãi Đất Đỏ (từ mũi Đất Đỏ đến mũi Ông Bổn); Bãi Vòng (từ ấp Bãi Vòng đến mũi Mang Rắn); Bãi Thơm (từ cửa rạch Ông Diên đến cửa rạch Hòn Một); Bãi Cửa Cạn (từ rạch Cửa Cạn đến núi Gành Dầu); Bãi Gành Dầu (từ mũi Mũi Dương thuộc dãy núi Bãi Đại đến mũi Gành Dầu); Bãi Sao (từ mũi Bãi Sao cho đến mũi Bãi Khem); Bãi Dài (từ mũi Dó Trai đến mũi Móng Tay); Bãi Khem (từ mũi bãi Khem đến mũi bãi Xép); Bãi Dinh Cậu (Dương Đông); Bãi biển Dương Đông Đảo Phú Quốc còn gọi là đảo ngọc với một làng biển đảo đẹp như tranh với núi rừng bao quanh, có sông suối với nhiều hòn đảo lớn nhỏ,… nhiều nơi vẫn giữ được vẻ hoang sơ, nét đẹp truyền thống của làng chài, sự phong phú của những sinh vật sống động của biển cả
Thành phố Phú Quốc có 4 khu vực bãi biển có chất lượng cao, có khả năng khai thác du lịch cao cấp: Bãi Dài, Bãi Sao, Bãi Khem, bãi Đất Đỏ và xung quanh đảo còn có nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng như : bãi Dương Đông, bãi Trường, bãi Thơm, bãi Gành Dầu,…
Bãi Sao thuộc khu vực An Thới, dài khoảng 7 km, là một trong những bãi biển đẹp nhất của thành phố Phú Quốc với cát trắng lấp lánh, mịn, địa hình và lớp phủ thực vật đa dạng, hấp dẫn cảnh quan, không khí trong lành do những làn gió mát rượi từ biển khơi thổi vào đảm bảo cho hoạt động tắm biển và các hoạt động giải trí khác với sức chứa lớn Đây là bãi biển xếp loại 1, rất lý tưởng với việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển hấp dẫn du khách đặc biệt là khách quốc tế
Bãi Khem ở thành phố Phú Quốc là bãi tắm đẹp, chiều dài khoảng 4 km nổi tiếng cát trắng mịn như kem, mặt nước trong xanh, chen lẫn những bãi cát trắng thỉnh thoảng nhô ra biển là những ghềnh đá nhấp nhô còn vẻ hoang sơ và kỳ ảo
Bãi Khem mang hình vòng cung với một viền cát trắng nổi bật giữa màu xanh cây rừng và biển khơi lồng lộng Du khách đến đây có thể tắm biển, câu cá, bắt ốc và thưởng thức các đặc sản tại bãi Khem
Bãi Đất Đỏ là bãi biển khá đặc biệt, tuy không lớn lắm chỉ khoảng 2 km, địa hình tương đối bằng phẳng, đường đi vào bãi tắm này đặc biệt là nơi duy nhất trên đảo có đất màu đỏ, trên bãi biển có nhiều hàng dương xanh
Bãi Dài nằm ở phía tây Bắc Đảo thành phố Phú Quốc, là một trong những bãi biển sạch, đẹp và còn rất hoang sơ Bãi Dài có đường bờ biển dài khoảng 15 km, bắt đầu từ mũi Gành Dầu đến Rạch Cửu Cạn, là thiên đường của nắng vàng, nước mát và không gian tĩnh lặng du dương, đầy hoang sơ Từ bãi Dài có thể thấy xa xa hai đảo nhỏ đó là hòn Dăm và hòn Đồi Mồi Hiện nay tại bãi Dài mới xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao mang tầm quốc tế Du khách đến đây sẽ hiện ra trước mắt một không gian bao la, rộng lớn, cảnh đẹp và con người như hòa quyện vào nhau giữa trời và biển,… Tất cả sẽ mang lại cho du khách cảm giác thư thái, tĩnh lặng khi đến đây nghỉ dưỡng, du khách sẽ quên đi những lo toan của cuộc sống hằng ngày
Bãi Dương Đông tại thị trấn Dương Đông (kéo dài từ Dinh Cậu tới Dương Tơ), cùng với di tích nổi tiếng Dinh Cậu Đây là một bãi đá nổi, có làn nước xanh thẳm thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển
Bãi Trường là bãi biển dài nhất trên đảo thành phố Phú Quốc khoảng 16 km, từ Cửu Lấp đến mũi Đất Đỏ Tuy bãi biển này không rộng, hạt cát thô, có màu sẵm, nước biển lúc màu xanh lơ rồi lúc có màu ửng hồng, khi màu ngọc thạch khi màu thẫm do độ sâu cạn của bãi biển khác nhau, có nhiều loại rong biển, rạn dương với nhiều màu sắc rạng rỡ
Bãi Thơm là bãi biển khoảng 1 km, từ cửa rạch Ông Diên đến cửa rạch Hòn Một, nằm phía đông Bắc Đảo, với chất lượng nước không cao nhưng có chất lượng nước biển và cảnh quan đẹp với một số đảo ven bờ Nơi đây thích hợp cho hoạt động sinh thái và các hoạt động cắm trại, dã ngoại,…
Ngoài ra còn có nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Gềnh Gió, bãi Ông Lang, Bãi Vòng, Mũi Ông Đội, bãi Gành Dầu, Bãi Vũng Bàu,…
Bên cạnh những bãi tắm đẹp hấp dẫn còn có những quần đảo, hòn mà du khách thích khám phá: Quần đảo Thổ Chu, Quần đảo An Thới, Hòn Thơm, Hòn Dăm, Hòn Dừa, Hòn Rỏi,…
Quần đảo Thổ Chu là trung tâm quần đảo thành phố Phú Quốc, cách thành phố Phú Quốc 120 km, có nhiều bãi biển đẹp trong đó đẹp nhất là bãi Giếng Ngự nằm ở phía Tây Nam Du khách đến tham quan thắng cảnh bãi Ngự hiện ra trước mắt là biển, xa xa là hòn Khô và hai nhánh mũi vươn ra tận biển, hình thù như hai đầu rồng uống nước gọi là mũi cổ hay mũi rồng
Quần đảo An Thới nằm ở phía Nam đảo thành phố Phú Quốc với 21 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc phía Tây Nam Quần đảo này tạo ra một môi trường biển - đảo hấp dẫn phù hợp cho hoạt động bơi thuyền, câu cá Trong đó có Hòn Thơm nơi sầm uất của quần đảo An Thới và hàng loạt hòn đảo nối tiếp nhau Hệ sinh thái tại đây rất đa dạng là nơi lý tưởng để cho các du khách khám phá đại dương, biển xanh sóng vỗ vào ghềnh đá xám tạo ra những vùng trắng xóa cùng với những đồi núi nhấp nhô tạo nên khung cảnh hùng vĩ hấp dẫn, dễ bị cuốn hút Bên cạnh đó hòn Ghì Gầm là một hòn đảo nhỏ trong quần đảo An Thới, có thể phát triển cho hoạt động sinh thái biển do đảo có địa hình tương đối bằng phẳng và một số bãi tắm nhỏ Du khách đến đây có thể khám phá quần đảo này bằng các tour du lịch được bán hằng ngày tại các công ty ở đây, nhân viên phục vụ sẽ đưa du khách tham quan một vài đảo và lặn biển ngắm san hô, nước biển trong veo, cát trắng mịn, ở đây có khoảng 17 loại san hô cứng và mềm Một số đảo thuộc quần đảo An Thới: Hòn Thơm, Hòn Dăm Trong, Hòn Dừa, Hòn Ghì Gầm, Hòn Khô, Hòn Kim Quy, Hòn Mây Rút Ngoài, Hòn Mây Rút Trong, Hòn Móng Tay, Hòn Rỏi, Hòn Trang, Hòn Vang, Hòn Vông, Hòn Xưởng,…
4.1.1.2 Các s ả n ph ẩ m du l ị ch Di tích Lị ch s ử - Văn hóa và Lễ h ộ i
Thành phố Phú Quốc là mảnh đất lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử cả cha ông ta trong các thời kì dựng nước và giữ nước Đặc biệt là trong giai đoạn chống Pháp từ những năm 1950
KẾT QUẢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC
4.2.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu
4.2.1.1 Thông tin chung về đáp viên
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Phú Quốc được thực hiện thông qua 500 phiếu khảo sát khách du lịch thành phố Phú Quốc Tuy nhiên, sau khi tổng hợp lại số liệu đã thu thập được 478 phiếu khảo sát, một số phiếu khảo sát đã được lược bỏ vì không đáp ứng cho các thông tin cần thiết Theo đó, số lượng phiếu khảo sát đạt điều kiện sử dụng cho phân tích là 416 phiếu khảo sát hợp lệ thu được, các câu hỏi khách du lịch trả lời mang tính khách quan, trung thực Sau đó, dự liệu được làm sạch, mã hóa, nhập liệu vào Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Đặc điểm của khách du lịch qua mẫu điều tra được mô tả theo: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập và nghề nghiệp Bảng 4.2 thể hiện về thông tin chung của đáp viên
Giới tính, theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.2, không có nhiều sự chênh lệch về giới tính của đáp viên Cụ thể, giới tính nữ chiếm 51,9% và giới tính nam chiếm 48,1% Thực tế, cuộc sống hiện đại ngày càng áp lực cho con người, cho nên hoạt động du lịch dần dần trở thành một dịch vụ thiết yếu giúp cho con người giải tỏa căng thẳng Chính vì thế, nhu cầu du lịch không chỉ thiên về một phía giới tính nào
Trình độ học vấn, theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.2, trình độ học vấn ở mức dưới Trung học chuyên nghiệp chiếm 22,6%; trình độ học vấn ở mức Cao đẳng, Đại học chiếm 54,1%; trình độ học vấn ở mức Sau Đại học chiếm 23,3% Qua đây cho thấy, trình độ học vấn của đáp viên khá cao Thật vậy, khi xã hội càng phát triển đòi hỏi con người phải càng nâng cao trình độ để đáp ứng cho nhu cầu của công việc Hơn thế, khi trình độ học vấn càng cao sẽ càng tạo điều kiện giúp cho con người nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Khi thu nhập được nâng cao, việc đáp ứng nhu cầu đi du lịch giải tỏa căng thẳng càng được thực hiện dễ dàng hơn Do đó, trình độ học vấn của khách du lịch tại thành phố Phú Quốc ở mức khá cao Độ tuổi, theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.2, độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 1,2%; độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi chiếm 19,5%; độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm 28,5%; độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm 30,8%; độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 20% Theo đó, độ tuổi trên 26 tuổi chiếm phần lớn trong tỷ trọng tổng đáp viên Thật vậy, độ tuổi dưới 25 tuổi phần đông vẫn còn lệ thuộc nhiều tài chính từ gia đình, cho nên việc đi du lịch có phần hạn chế Ngược lại, độ tuổi trên 25 tuổi đã tạo được thu nhập và không còn phụ thuộc tài chính từ phía gia đình, cho nên việc đi du lịch không bị ràng buộc
Bảng 4.2: Thông tin chung về đáp viên
Tiêu chí Tần số Tỷ trọng
Dưới trung học chuyên nghiệp 94 22,6
Tình trạng hôn nhân Độc thân 163 39,2 Đã có gia đình 253 60,8
Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch tại thành phố Phú Quốc, 2019
Tình trạng hôn nhân, theo kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 4.2, tình trạng hôn nhân là độc thân chiếm 39,2% và tình trạng hôn nhân đã lập gia đình chiếm 60,8% Thật vậy, độ tuổi của đáp viên chủ yếu trên 25 tuổi, cho nên việc lập gia đình chiếm tỷ trọng lớn là hợp lý
Nghề nghiệp, theo kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 4.2, nghề nghiệp là cán bộ, viên chức chiếm 25,2%; nghề nghiệp là nhân viên kinh doanh chiếm 25,2%; nghề nghiệp là tự kinh doanh nghiếm 38,2%; nghề nghiệp khác chiếm 11,3% Với số liệu này cho thấy, không có nhiều chênh lệch về nghề nghiệp của khách du lịch tại thành phố Phú Quốc
Thu nhập, thu nhập mô tả khách du lịch nội địa theo VND đồng và theo doanh thu tháng, thu nhập mô tả khách du lịch quốc tế theo qui đổi đồng USD/VND và cũng theo doanh thu tháng Cụ thể theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.2, thu nhập ở mức dưới 3 triệu đồng chiếm 1,9%; thu nhập ở mức 3 đến 5 triệu đồng chiếm 5%; thu nhập ở mức từ 5 đến 10 triệu đồng chiếm 32%; thu nhập ở mức trên 10 triệu đồng chiếm 61,1% Thật vậy, khi điều kiện kinh tế nước ta ngày càng được cải thiện, thì nguồn thu nhập của người dân đã tăng lên đáng kể Chính vì thế, mức thu nhập của đáp viên khá cao
4.2 1.2 Thông tin về chuy ế n tham quan du l ị ch thành phố Phú Quố c
Thông tin về chuyến tham quan thành phố Phú Quốc của khách du lịch cũng được tác giả thu thập và thống kê thể hiện ở Bảng 4.3 Thông tin chuyến tham quan bao gồm: Mục đích du lịch, hình thức du lịch, đối tượng du lịch cùng, nguồn thông tin về điểm đến
Bảng 4.3: Thông tin chuyến tham quan thành phố Phú Quốc
Tiêu chí Tần số Tỷ trọng
Liên quan đến công việc 68 14,2
Tổng 451 100,0 Đối tượng du lịch cùng
Nguồn thông tin về điểm đến
Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch tại thành phố Phú Quốc, 2019
Mục đích du lịch, theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.3, mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm 66,1%; liên quan đến công việc chiếm 14,2%; thăm người thân chiếm 9,4%; khác chiếm 9,2% Thực tế, việc đi du lịch góp phần rất lớn trong việc giải tỏa áp lực cho con người về công việc và cuộc sống, do đó mục đích lớn nhất của việc đi du lịch là để tham quan, nghỉ dưỡng Mặt khác, hiện nay nhiều cơ quan thường kết hợp giữa việc du lịch và thực hiện công việc nhằm làm tăng hiệu quả, do đó mục đích của chuyến đi vì công việc cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ
Hình thức du lịch, theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.3, hình thức đi du lịch theo tour chiếm 37,5% và hình thức du lịch tự túc chiếm 62,5% Thực tế, hình thức du lịch theo tour thường được các cơ quan, công ty tổ chức để cùng nhau tham quan với số lượng lớn người tham gia, những địa điểm đến tham quan, khách sạn, điểm ăn uống đều được sắp xếp trước Trong khi đó, hình thức du lịch tự túc khách du lịch phải tự lo về khách sạn, chỗ ăn uống, nhưng khách du lịch được tự do lựa chọn điểm tham quan Chính vì thế, hình thức du lịch tự túc được phần lớn khách du lịch lựa chọn Đối tượng du lịch cùng, theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.3, du lịch một mình chiếm 21,1%; du lịch cùng người thân chiếm 41,6%; du lịch cùng đối tác chiếm 32,4%; cùng đối tượng khác chiếm 2,7% Qua đây cho thấy, khách du lịch có thể lựa chọn những đối tượng phù hợp để kết hợp du lịch hoặc đi một mình để trải nghiệm khám phá
Nguồn thông tin về điểm đến, theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 4.3, khách du lịch có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin về điểm đến thành phố Phú Quốc Cụ thể, nguồn thôn tin từ người thân chiếm 16,5%; từ công ty du lịch chiếm 34,5%; từ Internet chiếm 27,8%; từ báo, tạp chí chiếm 16,3%; từ nguồn khác chiếm 5,4% Phần lớn khách du lịch tiếp cận từ nguồn công ty du lịch và người thân, do đó hoạt động du lịch Phú Quốc cần nâng cao hơn trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến, để khách du lịch biến đến các hoạt động du lịch tại thành phố Phú Quốc
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Thông qua việc tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đó về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, mô hình nghiên cứu được đề xuất Bên cạnh đó, công tác phỏng vấn chuyên gia cũng được áp dụng để xây dựng cho các thang đo Theo mô hình nghiên cứu, có 12 bộ tiêu chí được sử dụng bao gồm: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; Nguồn lực tự nhiên và văn hóa; Sự thích thú của điểm đến; Môi trường xã hội; Hình ảnh điểm đến; Phương tiện hữu hình của điểm đến; sự tin cậy điểm đến; Khả năng đáp ứng của điểm đến; Năng lực phục vụ của điểm đến; Sự đồng cảm điểm đến; Sự hài lòng chất lượng dịch vụ; Phát triển du lịch thành phố Phú Quốc Các bộ tiêu chí vừa đề cập được đo lường thông qua thang đo likert 5 mức độ, từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, cho nên cần được kiểm định độ tin cậy của các bộ tiêu chí
4.2.2.1 Thang đo “Cơ s ở h ạ t ầ ng ph ụ c v ụ du l ị ch ”
Thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” được xây dựng với 4 biến quan sát, bao gồm: CSHT1, CSHT2, CSHT3, CSHT4 Bảng 4.4 thể hiện kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch”
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch”
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Trung bình phương sai nếu loại biến
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch tại thành phố Phú Quốc, 2019
Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” có giá trị là 0,760 > 0,6 cho nên thang đo đạt độ tin cậy và sử dụng được Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của từng biến quan sát đều có giá trị thấp hơn giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” (0,760), cho nên cả 04 biến quan sát đều được giữ lại để đo lường cho thang đo “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch”
4.2.2.2 Thang đo “ Ngu ồ n l ự c t ự nhiên và văn hóa”
Thang đo “Nguồn lực tự nhiên và văn hóa” được đo lường thông qua 4 biến quan sát, bao gồm: NGUONLUC1, NGUONLUC2, NGUONLUC3, NGUONLUC4 Bảng 4.5 thể hiện kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
“Nguồn lực tự nhiên và văn hóa”
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nguồn lực tự nhiên và văn hóa”
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Trung bình phương sai nếu loại biến
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 = 0,782
Hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 = 0,940
Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch tại thành phố Phú Quốc, 2019
Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Nguồn lực tự nhiên và văn hóa” cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 của thang đo “Nguồn lực tự nhiên và văn hóa” có giá trị là 0,782 > 0,6 cho nên thang đo đạt độ tin cậy và sử dụng được Tuy nhiên, biến NGUONLUC2 có hệ số tương quan biến tổng là 0,293 < 0,3 nên biến này sẽ bị loại để tiếp tục tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 của thang đo “Nguồn lực tự nhiên và văn hóa” có giá trị là 0,940 > 0,6 nên thang đo đạt độ tin cậy và sử dụng được biến NGUONLUC4 có giá trị 0,945 lớn hơn không nhiều nên giữ để đo lường cho thang đo “Nguồn lực tự nhiên và văn hóa” biến quan sát này Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3 Vì vậy, cả
03 biến quan sát đều được giữ lại để đo lường cho thang đo “Nguồn lực tự nhiên và văn hóa”
4.2.2.3 Thang đo “ S ự thích thú của điểm đế n ”
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến
Luận cứ giả thuyết về hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều đến phát triển du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận Bởi vì, hình ảnh điểm đến là dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để hình thành nên sản phẩm du lịch đặc trưng của phát triển du lịch
Giả thuyết nghiên cứu các nhân tố hình ảnh điểm đến gồm có các nhân tố nguồn lực tự nhiên và nhân hóa, sự thích thú của điểm đến, môi trường xã hội tác động cùng chiều đến sự trung thành của khách du lịch đối với hình ảnh điểm đến ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận
Kết quả nghiên cứu hình ảnh điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc cũng giống như kết quả nghiên cứu của Prayag và Ryan (2012) về hình ảnh điểm đến du lịch nổi tiếng là do tài nguyên nhân văn có giá trị du lịch rất lớn là một hình thức tổ chức văn hóa đặc sắc, các hoạt động giải trí, sinh hoạt ngày, đêm
Trong thục tế, kết quả này còn được giải thích thành phố Phú Quốc là địa điểm tham quan đẹp về danh tiếng biển đảo, văn hóa đa dạng thu hút du khách muốn tham quan Hiện nay các sản phẩm du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội tín ngưỡng dân gian đang tập trung khai thác, từng bước xây dựng thành sản phẩm du lịch nhằm làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch những sản phẩm làng nghề truyền thống, các sản vật địa phương để phục vụ du khách như: chó xoáy, ngọc trai và các đặc sản nổi tiếng như nước mắm, tiêu, rượu sim cũng từng bước được đưa vào các tour, tuyến du lịch và đã nhận được sự phản hồi tích cực của du khách
Thành phố Phú Quốc hiện có trên 60 di sản văn hóa truyền thống, cách mạng, 01 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 02 di tích được xếp hạng cấp tỉnh với các loại hình như lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt (Nhà tù Phú Quốc), di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Đình Nguyễn Trung Trực xã Gành Dầu), di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh (Dinh Cậu) Các di tích này hàng năm đều tổ chức lễ hội Các lễ hội truyền thống và lịch sử được tổ chức hàng năm như: Ngày giỗ các anh hùng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày - Khu Di tích cấp quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc 27/7; kỷ niệm ngày hy sinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; ngày vía Dinh Cậu; Đình thần Dương Đông; chùa Sùng Hưng Cổ Tự; ngày Chúa giáng sinh (Noel); Thủy Long Thánh Mẫu; Dinh Bà Lớn Tướng Lê Kim Định; các lễ hội Dinh thờ cá Ông, và các lễ hội tín ngưỡng dân gian khác,… Đây là các điểm đến thể hiện tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân trên thành phố đảo thành phố Phú Quốc Hằng năm, vào những ngày thu hút khá đông khách du lịch và nhân dân địa phương tham gia cầu lễ thần, vui chơi với các loại hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
Về tài nguyên thành phố Phú Quốc có nhiều bãi biển có thể khai thác phát triển du lịch tốt nhất và một số bãi nhỏ nằm rải rác ở một số hòn thuộc cụm đảo Nam An Thới Đặc điểm nổi bật của các bãi này là địa hình bờ dốc thoãi dần thích hợp nhất cho khai thác du lịch tắm biển và các hoạt động du lịch biển Các bãi phần lớn còn hoang sơ, chưa được đưa vào khai thác, cạnh các bãi chủ yếu là rừng thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái Bãi biển thành phố Phú Quốc đặc biệt đa dạng hình thành một số loại và màu sắc khác nhau tập trung ở các bãi biển như: Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Đất Đỏ, Bãi Ông Lang, Bãi Trường, Bãi Dài,…; Các hòn đảo xung quanh đảo thành phố Phú Quốc đã và đang được khai thác như Hòn Mây Rút Trong, hòn Mây Rút Ngoài, hòn Dông Ngang, Hòn Móng Tay, Hòn Một,… Các đảo nhỏ đều có bãi cát vàng nhưng nhỏ, đẹp Phần lớn các đảo còn hoang sơ chưa có người ở, tập trung nhất là trung tâm xã đảo Hòn Thơm
Bên cạnh đó, dịch vụ lặn ngắm san hô và cỏ biển cũng được du khách đặc biệt yêu thích Rạn san hô và thảm cỏ biển tập trung nhất ở quần đảo Nam An Thới, đặc biệt tập trung ở các đảo nhỏ hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Vong, hòn Gầm Ghì, đây là những khu vực thuộc vùng lõi, vùng được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy chế bảo tồn cỏ biển và san hô thành phố Phú Quốc, còn lại nằm rải rác ở các đảo nhỏ khác Đối với cỏ biển trải dài theo các bãi biển phía Đông từ quần đảo Nam An Thới đến Bắc đảo Nơi đây cũng ghi nhận loài đồi mồi đến vùng đất này đẻ trứng cũng như sự xuất hiện của Bò biển Dugong quý hiếm Trong các rạn san hô rất phong phú, các loại họ các mú (Serranidae) và cá bướm (Chaetontidae) cùng nhiều loài có giá trị kinh tế cao khác Ngoài ra, thành phố Phú Quốc còn rất đa dạng về sông ngòi và suối đã được phát triển thành những điểm du lịch lý thú như: Sông Dương Đông, Sông Cửa Cạn, Suối Tranh, Suối Đá Bàn, Suối Tiên,…
4.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ
Luận cứ giả thuyết về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tác động cùng chiều đến phát triển du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận Bởi vì, sự hài lòng của chất lượng dịch vụ là khả năng phục vụ tại điểm du lịch thành phố Phú Quốc là đội ngũ nhân viên đang làm việc trực tiếp và gián tiếp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị và được xem là nhân tố đóng vai trò then chốt trong ngành du lịch, cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao
Giả thuyết nghiên cứu các nhân tố sự hài lòng của chất lượng dịch vụ gồm có các nhân tố phương tiện hữu hình, sự tin cậy của điểm đến, khả năng đáp ứng của điểm đến, khả năng đáp ứng của điểm, năng lực phục vụ điểm đến, sự đồng cảm điểm đến tác động cùng chiều đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận
Kết quả nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng dịch vụ thành phố Phú Quốc cũng giống như kết quả nghiên cứu của Parasuraman et al (1985); Lưu Thanh Đức
Hải (2012); Dang Hoang Sa và Ying-Fang Huang (2014); Jussem, P M., et al.,
(2014) về chất lượng dịch vụ là do hiểu được nhu cầu của du khách và phát triển sản phẩm tại điểm đến; tăng cường sức hấp dẫn của các nguồn tài nguyên cốt lõi và yếu tố thu hút khách du lịch; nâng cao chất lượng và hiệu quả của điểm đến, nhằm đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường, tránh thiếu sót trong quản lý, thường xuyên hiểu mức độ hài lòng của du khách về điểm đến du lịch
Trong thục tế, kết quả này còn được giải thích du lịch thành phố Phú Quốc khách du lịch hài lòng về cơ sở vật chất, các dịch vụ vui chơi giải trí và khả năng phục vụ đáp ứng được yêu cầu điểm đến du lịch Hệ thống các cơ sở lưu trú ở thành phố Phú Quốc phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở địa bàn phường Dương Đông đã và đang phát triển theo xu hướng chung của cả nước, hướng đến hội nhập quốc tế và cạnh tranh được với các cơ sở lưu trú lớn của các tỉnh, thành phố trong khu vực Đến nay trên toàn thành phố có hơn 600 cơ sở lưu trú với hơn 12.000 phòng (trong đó có gần 150 nhà nghỉ bình dân), có 247 cơ sở có thông báo hoạt động vớ, trong đó có 56 khách sạn được xếp hạng - công nhận từ 1 đến 2 sao;
10 khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 4 sao; 5 khách sạn xếp hạng 5 sao và 104 cơ sở lưu trú đạt chuẩn phục vụ khách du lịch Hoạt động kinh doanh lữ hành từng bước phát triển Đến nay toàn thành phố có gần 100 doanh nghiệp du lịch, chi nhánh kinh doanh lữ hành trên địa bàn, trong đó có 75 doanh nghiệp du lịch có thông báo hoạt động và 06 doanh nghiệp du lịch có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Du lịch MICE được xác định là một trong các loại hình chính cần hướng đến phát triển tốt trong tương lai cùng du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa Loại hình này hiện nay được phát triển mạnh mẽ tại thành phố Phú Quốc do cơ sở hạ tầng trang thiết bị đáp ứng được những cuộc hội nghị, hội thảo lớn Do thị trường du lịch MICE là phân khúc rất tiềm năng mà thành phố Phú Quốc có thể khai thác và là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch thành phố Phú Quốc Vì vậy, cần có những phối hợp các ngành chuyên môn để xây dựng sản phẩm du lịch MICE hoàn chỉnh, đạt hiệu quả
Du lịch cộng đồng đang nhận được nhiều sự đồng thuận trong chiến lược phát triển du lịch ở thành phố Phú Quốc, tuy nhiên loại hình này chưa được áp dụng rộng rãi ở thành phố Phú Quốc
4.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh điểm đến du lịch